Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Ý nghĩa của triết lý âm dương trong ẩm thực Việt Nam


Triết lý âm dương có mặt trong hầu hết đời sống của người Việt Nam, trong đó
lĩnh vực ẩm thực là một trong những lĩnh vực được thể hiện rõ ràng nhất. Đất nước
ta có một nền ẩm thực vô cùng đặc sắc với vô vàn các món ngon không chỉ phong
phú về số lượng mà mỗi món ăn đều mang một sắc thái đặc trưng riêng của từng
vùng miền. Từ xưa, người Việt đã biết phối hợp hài hòa nguyên lí pha trộn gia vị
cùng với các nguyên liệu để tạo nên các món ăn đặc sắc mà còn tốt cho sức khỏe.
Đó cũng là triết lý âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt Nam.
Theo đó, khi chế biến món ăn người Việt sẽ tuân thủ luật âm dương bù trừ lẫn
nhau và đặc biệt trong việc ăn uống sẽ chú trọng đến: sự hài hòa âm dương trong
thức ăn, sự hài hòa âm dương trong cơ thể, sự hài hòa giữa con người với môi
trường tự nhiên. [1]
2. Sự cân bằng âm dương trong ẩm thực Việt
* Sự hài hòa âm dương trong thức ăn
- Người Việt phân biệt 5 mức âm dương của thức ăn theo ngũ hành, bao gồm: Hàn
(lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hỏa), Ôn (ấm, dương
ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình (trung tính, hành thổ). Trong đó,
gia vị là một phần không thể thiếu khi vừa làm món ăn trở nên hấp dẫn, thơm ngon
vừa kích thích vị giác và quan trọng là điều hòa âm dương hàn nhiệt của thức ăn.
Sách Hoàng Đế Nội Kinh có viết rằng: [2] “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ
súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí”, “ngũ cốc”
(lương thực), “ngũ xúc” (thịt cá) “ngũ quả” (các loại hoa quả), “ngũ thái” (các loại
rau củ ) và “ngũ vị” (các loại gia vị có mùi thơm, cay, nóng, chua, ngọt, mặn...)[2]
Tức là phải phối hợp ngũ hành, coi trọng về điều hòa ăn uống mới đem lại lợi ích
dài lâu cho sức khỏe. Như Hãi Thượng Lãn Ông có câu: “Dược bổ bất như thực
bồi” ( bồi dưỡng bằng thuốc vẫn không bằng ăn đúng ) vẫn đúng và vô cùng hữu
ích.
- Một số món ăn thường gặp như hột vịt lộn là vịt chưa thành hình bị mang đi
nấu,tức mang tính hàn – là âm vậy để cần trung hòa thì cần phải ăn với răm răm
mang tính nóng – là dương. Món thịt chó tính lạnh là âm, cho nên cần phải kết hợp
phải riềng, sả là dương, mực, bạch tuộc hay các loại hải sản là âm nên khi chế biến
cần dùng gừng mang tính dương và còn khử được mùi tanh. Âm dương là song
hành nếu dùng đúng cách thì sẽ tương hợp với nhau, chẳng hạn như canh chua cá,
vị chua mang tính âm nên phải thêm ngọt, cá kho nếu quá mặn thì phải thêm
đường, chè quá ngọt thì phải thêm muối để vị ngọt sâu hơn. Tóm lại, cần phải bù
trừ lẫn nhau để tạo ra món ăn tốt cho sức khỏe.

*Sự hài hòa âm dương trong cơ thể


- Ngoài các món ăn đã chế biến có sự hài hòa âm dương, người Việt còn sử dụng
thức ăn như như thuốc để phòng bệnh và chữa bệnh, điều hòa âm dương trong cơ
thế. Có câu nói “Y trị không bằng thực trị” nhằm cho rằng thuốc trị bệnh tuy hiệu
quả nhưng vẫn không bằng ăn uống dinh dưỡng một cách hợp lí và đề cao giá trị
nó mang lại. Chắn chắn rằng khi bị cảm lạnh, người ta sẽ ăn cháo và thêm vào tí
gừng, hạ đường huyết thì nên uống một ly nước đường, tụt huyết áp thì nên uống
các loại nước mang tính ấm như trà gừng. Tùy loại bệnh mà nên cho ăn hoặc uống
các loại thực phẩm khác nhau để cân bằng lại âm dương trong cơ thể.

Trà gừng cho người tụt huyết áp Cháo gừng giải cảm
*Sự hài hòa của con người với môi trường tự nhiên
- Tùy khí hậu của từng vùng miền mà cách nêm gia vị, món ăn để cân bằng âm
dương mỗi nơi khác nhau nhưng nhìn chung Việt Nam là quốc gia có kiểu khí hậu
mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính dương nên thức ăn thường mang
tính hàn. Nhưng không vì thế mà thiếu đi sự đa dạng đặc trưng về ẩm thực của
từng vùng miền. Người dân miền Bắc có khẩu vị mặn và đậm đà vì thời tiết lạnh ,
người miền Trung có khẩu vị cay nồng vì để chống lại cái lạnh của gió mùa, mưa
nhiều hay chống lại bão lũ, thiên tai và người miền Nam có khẩu vị thiên ngọt vì
nơi đây nóng ẩm quanh năm. Chính vì vậy cách mà người Việt ăn uống theo từng
vùng miền đã tạo nên sự cân bằng giữa con người với môi trường tự nhiên.

Một số món ăn đặc trưng ba miền Bắc, Trung, Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam
2. Sách Hoàng Đế Nội Kinh

You might also like