Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


HỆ THỐNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KIẾN TRÚC MẠNG 5G

Mã lớp học: 129861


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đình Hân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Anh 20185431
Phạm Vân Anh 20185432
Hoàng Tú Linh 20185463
Vũ Minh Nguyệt 20185469
Nguyễn Đức Thiện 20173589
Vũ Văn Thìn 20185480

Hà Nội, tháng 1 năm 2022

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 5G ......................................................... 4
1.1. Mạng 5G là gì? ............................................................................................... 4
1.2. Ưu điểm của mạng 5G .................................................................................... 4
1.3. Một số tiêu chuẩn của mạng 5G ...................................................................... 5
1.4. Xu hướng dùng mạng 5G trong tương lai ........................................................ 7
1.5. Mạng 5G tại Việt Nam .................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC CƠ BẢN..................................................................... 9
2.1. Thành phần chính ............................................................................................ 9
2.1.1. Nhiệm vụ và cấu tạo cơ bản của mạng truy nhập vô tuyến (RAN) ......... 9
2.1.2. Nhiệm vụ và cấu tạo cơ bản của Mobile Core ...................................... 10
2.2. Radio Access Network (RAN) ...................................................................... 11
2.3. Mobile Core .................................................................................................. 16
2.3.1. 4G Mobile Core ................................................................................... 16
2.3.2. 5G Mobile Core ................................................................................... 17
2.4. Tính bảo mật và tính di động......................................................................... 19
2.5. Các tùy chọn triển khai ................................................................................. 21
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA RAN ................................................................... 23
4.1. Đường ống xử lý gói tin ................................................................................ 23
4.2. Tách RAN ..................................................................................................... 24
4.3. Software-Defined RAN................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 27

2
MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển mạng mẽ của công nghệ thông tin, cuộc sống
của con người ngày càng được cải thiện hơn. Trong những năm vừa qua, mạng
thông tin thế hệ thứ tư ra đời mạng lại cho người sử dụng nhiều tiện ích nhưng nó
cũng có một số nhược điểm như tốc độ truyền dữ liệu tối đa trong điều kiện lý
tưởng đạt tới 1-1,5 Gbit/s cho nên rất khó cho việc download các loại file dữ liệu
có dung lượng lớn hơn, tính mở của mạng chưa cao, khả năng tích hợp các mạng
khác chưa tốt,….chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Từ đó người ta bắt
đầu nghiên cưu mạng di động mới có tên gọi là hệ thống mạng di động thế hệ thứ
năm (5G). Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới
vạn vật kết nối Internet (IoT). Việc nghiên cứu công nghệ mới giúp ta nắm bắt
được xu hướng của các công nghệ hiện nay và cả trong tương lai. Vì vậy, trong
môn học Hệ thống và mạng máy tính, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu
kiến trúc mạng 5G”.
Qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đình
Hân đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong môn học. Do hạn chế về kiến thức
cũng như thời gian và kinh nghiệm, bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp của thầy để đề tài được
hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn và chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành
công!

Hà Nội, tháng 1 năm 2022

Nhóm sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh,

Phạm Vân Anh,

Hoàng Tú Linh,

Vũ Minh Nguyệt,

Nguyễn Đức Thiện,

Vũ Văn Thìn.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 5G
1.1. Mạng 5G là gì?

5G (Fifth Generation) hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với
nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi
nhanh chóng của mạng không dây. 5G được ra đời để kế thừa 4G, nhờ đó mà tốc
độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn. 5G sẽ mở ra những ứng
dụng hoàn mới và tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.
1.2. Ưu điểm của mạng 5G

Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều tiện ích và ứng
dụng rộng rãi trong tương lai. Sau đây sẽ là những ưu điểm nổi bật của 5G.
Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so
với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn.
Dưới đây là bảng so sánh giữa 4G và 5G:

Mạng 5G Mạng 4G

- Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể


đạt đến 10 Gbp/s thậm chí cao hơn,
ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ - Theo lý thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5
vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Gbp/s.
Tốc độ Mbp/s
- Nếu tải bộ phim 2 giờ sẽ mất
- Với tốc độ như thế này, người khoảng 7 - 8 phút.
dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ
chưa được 10 giây.

- Độ trễ (ping) có thể xuống tới 10


- Độ trễ là khoảng 30 ms hoặc có
ms, thậm chí là bằng không trong
thể cao hơn nếu trong điều kiện
điều kiện hoàn hảo.
không tốt.
Độ trễ - Độ trễ thấp giúp người chơi game
- Với điều kiện mạng không tốt,
đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập
bạn sẽ cảm nhận độ trễ rõ rệt trong
tức, người dùng sẽ cảm thấy độ trễ
khi chơi game hay lướt web.
thấp hơn rất nhiều so với 4G.

4
- Quá nhiều thiết bị cố gắng sử
dụng mạng ở một nơi có thể gây
tắc nghẽn.
Kết nối gấp 10-100 lần số lượng
- Cơ sở hạ tầng mạng không thể
Hỗ trợ thiết bị kết nối cùng một lúc => Kết
đối phó với số lượng lớn thiết bị,
nối các thiết bị cá nhân người dùng
kết nối dẫn đến tốc độ dữ liệu chậm hơn
và giữa các thiết bị máy móc với
thiết bị và thời gian trễ để tải xuống lâu
nhau. Giảm thiểu tuyệt đối tình
hơn.
trạng gián đoạn giữa các thiết bị.
=> Khó kiểm soát được tình trạng
gián đoạn, chuyển mạng giữa các
thiết bị.

Những trở ngại của mạng 5G:


- Mạng 5G phải sử dụng sóng siêu âm với tần số cao nhưng chúng không thể
đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả
năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn mạng 5G. Do đó, vấn đề giải
quyết tình trạng này cho mạng 5G có thể là sử dụng những ăng-ten thu sóng.
- 5G là kẻ thù của thời lượng pin, các thiết bị chạy mạng 5G sẽ có tốc độ hao
pin nhanh hơn khi sử dụng 4G. Nhưng điều này cũng sẽ sớm được khắc
phục nhờ vào những cải tiến mới đến từ các nhà làm chip di động.
- Phát triển cơ sở hạ tầng cần chi phí cao. Các thiết bị cũ sẽ không hỗ trợ 5G
vì thế cần cần được thay thế để có thể sử dụng mạng 5G.

1.3. Một số tiêu chuẩn của mạng 5G

• Tốc độ dữ liệu đỉnh 5G

Các trạm phát sóng phải đáp ứng tốc độ tối thiểu cho tải xuống là 20 Gbps
và tải lên là 10 Gbps. Đây là tổng lượng băng thông có thể được xử lý bởi một cell
đơn. Về mặt lý thuyết, người dùng băng thông rộng không dây cố định có thể đạt
đến gần mức tốc độ này với 5G. Trên thực tế, dung lượng 20 Gbps này sẽ được
phân chia cho các người dùng trong phạm vi phủ sóng của cell đó.

• Mật độ kết nối 5G

Các trạm phát sóng 5G phải hỗ trợ cho ít nhất một triệu thiết bị kết nối trong
mỗi kilomet vuông. Con số này nghe có vẻ lớn, nhưng phần lớn trong số này là các
5
thiết bị Internet of Things (IoT) chứ không chỉ thiết bị của cá nhân người dùng.
Khi mọi đèn giao thông, bãi đậu xe, và phương tiện đều có kết nối mạng, chúng ta
sẽ thấy mật độ kết nối này cần thiết như thế nào.

• Tốc độ di chuyển trong 5G

Các trạm phát sóng 5G có thể hỗ trợ truy cập mạng cho mọi phương tiện di
chuyển trên đường, với tốc độ từ 0 km/h cho đến “phương tiện tốc độ cao tới 500
km/h”. Trong khi, với những khu vực mật độ dân cư dày đặc như đô thị hay trong
nhà sẽ không phải lo lắng gì về vấn đề tốc độ, nhưng với các khu vực ngoại ô, việc
hỗ trợ cho người dùng di chuyển với tốc độ cao là rất cần thiết.

• Hiệu quả năng lượng của 5G

Theo bản mô tả thông số kỹ thuật, giao diện vô tuyến 5G có mức tiêu thụ
năng lượng hiệu quả khi đang tải, nhưng khi không sử dụng, mức năng lượng tiêu
thụ cũng tụt về chế độ năng lượng thấp một cách nhanh chóng. Để làm được việc
này, bộ kiểm soát độ trễ sẽ được thiết lập ở mức độ lý tưởng chỉ 10ms – nghĩa là
một thiết bị 5G sẽ chuyển từ trạng thái tốc độ cao sang trạng thái tiết kiệm năng
lượng chỉ trong 10ms.

• Độ trễ của 5G

Trong những trường hợp lý tưởng, mạng lưới 5G sẽ mang đến cho người
dùng độ trễ tối đa chỉ 4ms, thấp hơn hẳn so với mức 20ms trong các cell LTE.
Thông số 5G cũng cho phép độ trễ thấp hơn nữa, chỉ 1ms cho việc truyền tin độ trễ
thấp siêu ổn định.

• Hiệu suất băng tần 5G

Thông số này cho biết, có bao nhiêu bit được truyền qua không khí trên mỗi
hertz băng tần. Tiêu chuẩn của 5G với 30 bit/Hz cho đường tải xuống và 15 bit/Hz
cho đường tải lên.

• Tốc độ dữ liệu 5G trong thế giới thực

Công suất đỉnh của mỗi cell 5G đến 20 Gbps. Dự thảo thông số kỹ thuật 5G
cũng thiết lập việc tăng tính ổn định thời gian bị gián đoạn khi di chuyển giữa các
cell 5G là 0ms – tức là kết nối luôn là tức thời, không bị ngắt quãng

6
1.4. Xu hướng dùng mạng 5G trong tương lai

Theo Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA) cho biết, tính đến
giữa tháng 8/2021 đã có tổng cộng 176 nhà khai thác di động tại 72 quốc gia/vùng
lãnh thổ triển khai mạng 5G thương mại trên toàn thế giới. Với xu hướng thời đại
công nghệ việc phủ sóng mạng 5G chỉ còn là điều tất yếu. Với mạng 5G sẽ phục
vụ tốt hơn nhu cầu từ người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống
Với 5G truyền phát video 8K vô cùng đơn giản, tải xuống dữ liệu lớn trong
nháy mắt và có độ trễ rất thấp.
Các phương tiện có thể liên lạc với nhau. Kết nối với hệ thống giao thông và
sử dụng cảm biến đồ vật để tránh tai nạn, thiết lập lộ trình di chuyển. 5G có thể là
chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn. Để chúng hoạt động
hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ
những chiếc xe khác hay hệ thống đường chỉ dẫn. Những điều này đòi hỏi một tốc
độ mạng nhanh, độ trễ thấp, nhiều băng thông và độ tin cậy cao.
Một điều mà tốc độ và băng thông của 5G thực sự có thể giúp ích là Internet
of Things (IoT). Tất cả mọi thiết bị, từ máy điều hòa nhiệt độ thông minh đến đèn
thông minh xuất hiện trong nhà, 5G sẽ cung cấp khả năng cần thiết để kết nối mọi
thứ dễ dàng
Chính vì sự ổn định có thể thay thế mạng wifi và tốc độ truy cập mạng
nhanh chóng nên mạng 5G đang được mong chờ mang đến ý nghĩa mới cho cuộc
sống, sinh hoạt và công việc của mọi người. Mạng 5G trong tương lai có thể ứng
dụng vào nhiều công việc như:
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoàn thiện hơn: Nhận tư vấn từ bác sĩ thông qua
công nghệ thực tế ảo. Theo dõi sức khỏe, theo dõi thời gian thực thông qua
thiết bị đeo thông minh, phẫu thuật từ xa…
- Cuộc sống trở nên tiện lợi hơn: Nhà cửa bao gồm các thiết bị trong nhà có
thể được điều khiển từ xa. Mọi người có thể dễ dàng quản lý mức tiêu thụ
điện năng và đảm bảo an ninh.
- Sản xuất thực phẩm năng suất cao: Nông dân có thể sử dụng công nghệ
phân tích dữ liệu, cảm biến từ xa và thiết bị bay không người lái để tăng thu
hoạch, giảm lượng nước và phân bón tiết kiệm tối đa chi phí.
- Giải trí thông minh: Các ứng dụng truyền thông, chơi game và điện thoại
thông minh với hình ảnh chân thực, sử dụng công nghệ thực tế ảo.
7
1.5. Mạng 5G tại Việt Nam

Trong năm 2020, Việt Nam chúng ta trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm
chủ thiết bị 5G.

Hiện tại, 2 doanh nghiệp lớn trong nước là Viettel và Vingroup dưới dự chỉ
đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất hợp tác phát triển 5G theo
chuẩn mở Open RAN. Vingroup tập trung làm phần vô tuyến - phần cứng, Viettel
tập trung làm phần xử lý tín hiệu - phần mềm và tích hợp thành sản phẩm thương
mại.

Mạng 5G dự kiến được chính thức thương mại hóa trong năm tới, sử dụng
các thiết bị sản xuất tại Việt Nam. Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 25%
dân số vào 2025. Hiện chưa rõ 5G sẽ được triển khai cụ thể vào giai đoạn nào năm
2022. Trước đó, cuối 2020, mạng 5G từng được dự định thương mại hóa giữa năm
nay nhưng hiện vẫn ở trạng thái thử nghiệm.

Năm 2021, mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước. Trong khi đó, mạng
5G đã được các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone thử nghiệm thương mại tại
16 tỉnh, thành phố.

Nhà mạng Viettel cho biết đã nghiên cứu thành công sản phẩm 5G hoàn
chỉnh. Công ty cũng đã triển khai thử nghiệm một cụm mạng 5G hoàn chỉnh trong
tháng 12.

Ngoài ra, người dùng được khuyến khích chuyển sang sử dụng smartphone
và mạng di động thế hệ mới như 4G, 5G, thay cho công nghệ di động cũ. Dự kiến
đến tháng 12/2022, chỉ còn 5% người dùng điện thoại phổ thông kết nối 2G.

8
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC CƠ BẢN
2.1. Thành phần chính

Mọi mạng di động (Cenllular Access Network) gồm 2 thành phần chính
được mô tả trong hình 1:

− RAN (Radio Access Network)


− Mobile Core (Lõi di động)

Hình 1: Kiến trúc cơ bản của mạng di động


2.1.1. Nhiệm vụ và cấu tạo cơ bản của mạng truy nhập vô tuyến (RAN)
• Nhiệm vụ của RAN:
− Quản lý phổ vô tuyến
− Đảm bảo nó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của mọi thiết
bị của người dùng (UE – User Equipment)

• Cấu tạo của RAN: là một tập hợp phân tán các trạm gốc (Base Stations).
Tên của các trạm gốc này trong mạng 5G là gNodeB hay gNB.
Trong RAN bao gồm 3 phần:

− UEs (thiết bị người dùng)


− Các Base Station
− Backhaul Network

9
Backhaul Network là thuật ngữ chỉ kết nối giữa mạng trung tâm (mạng trục,
mạng lõi) với các mạng từ xa (mạng con). Nói một cách tổng quát thì Backhaul
network chính là phần liên kết trong một mạng lưới có phân cấp. Tại đây, phần
Backhaul Network chịu trách nhiệm kết nối các Base Station thực hiện phát sóng
RAN với phần Mobile Core.
Tại hình tiếp theo (Hình 2), ta thấy Base Station gồm 2 thành phần:

− Analog component: phát sóng vô tuyến


− Digital component: được mô tả bởi một cặp bộ xử lý là Mobile Core
Control Plane và Mobile User Plane

Hình 2: Thành phần cấu tạo của Base Station


2.1.2. Nhiệm vụ và cấu tạo cơ bản của Mobile Core
• Moblie Core là một tập hợp chức năng phục vụ được tích hợp trực tiếp vào
các Base Station để thực hiện các mục đích sau:
− Cung cấp kết nối Internet cho cả dịch vụ dữ liệu và dịch vụ thoại
− Tiếp đến là đảm bảo các kết nối đạt được chất lượng dịch vụ như yều
cầu
− Theo dõi tính di động của người dùng và thiết bị để đảm bảo dịch vụ
sẽ thông suốt liên tục, không bị gián đoạn (chi tiết các hoạt động ở
phần dưới)
− Theo dõi mức độ sử dụng của người dùng đăng ký để lập hóa đơn và
tính phí

10
• Mobile Core gồm 2 phần:
− Mobile Core Control Plane: mặt phẳng điều khiển (viết tắt là CP)
− Mobile Core User Plane: mặt phẳng dữ liệu (viết tắt là UP)
2.2. Radio Access Network (RAN)

Tại phần này, chúng ta sẽ đi chi tiết vào cách thức hoạt động của mạng vô
tuyến (RAN).

• Bước 1 - Ở giai đoạn bắt đầu kết nối: Khi UE hoạt động, mỗi Base Station
sẽ thiết lập một kênh không dây dành riêng cho nó. Kênh này gọi là bearer
service. Bearer hàm ý là mang chứa dữ liệu trong đó. Kênh này được giải
phóng khi UE không hoạt động trong một khoảng thời gian định trước (Hình
3).

Hình 3: Base Station phát hiện (và kết nối với) các UE đang hoạt động

• Bước 2 - kết nối từ UE tới CP: mỗi Base Station thiết lập kết nối giữa
Mobile Core Control Plane (tầng điều khiển) với UE, chuyển tiếp lưu lượng
dữ CP và UE. Lưu lượng dữ liệu này cho phép xác thực UE, đăng ký và theo
dõi tính di động của UE (Hình 4).

11
Hình 4: Base Station thiết lập kết nối với Control Plane giữa mỗi UE và
Mobile Core

• Bước 3 - kết nối giữa UE và UP: với mỗi UE hoạt động, Base Station thiết
lập các đường hầm (tunnels) giữa UE và Mobile Core User Plane tương ứng
để chuyển các lưu lượng dữ liệu như: voice traffic, streaming multimedia
traffic …(Hình 5)
Nói thêm một chút về các đường hầm trong mạng máy tính. Giao thức
đường hầm (Tunneling Protocol) là một giao thức truyền thông cho phép di chuyển
dữ liệu từ mạng này sang mạng khác. Nó liên quan đến việc cho phép các thông tin
liên lạc mạng riêng được gửi qua một mạng công cộng (chẳng hạn như Internet)
thông qua một quá trình gọi là đóng gói. Quá trình đóng gói này nhằm che dấu
thông tin và bảo mật dữ liệu khi nó được chuyển qua các mạng công cộng.

12
Hình 5: Base Station thiết lập một hoặc nhiều đường hầm giữa mỗi UE và
User Plane của Mobile Core

• Bước 4 - giao thức truyền tin giữa UE với CP; và giữa UE với UP: Base
Station chuyển tiếp tất cả các gói tin của CP và UP, giữa Mobile Core và UE
thông qua đường hầm. (Hình 6)
Các gói này được đào hầm qua SCTP / IP và GTP / UDP / IP, tương ứng.
SCTP (Stream Control Transport Protocol) là một phương tiện truyền tải đáng tin
cậy thay thế cho TCP, được điều chỉnh để mang thông tin điều khiển cho các dịch
vụ thoại. GTP (một từ viết tắt tương ứng với (General Packet Radio Service)
Tunneling Protocol) là một giao thức đường hầm dành riêng cho 3GPP được thiết
kế để chạy qua UDP.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng kết nối giữa RAN và Mobile Core là dựa trên IP.
Đây được coi là một trong những thay đổi chính giữa 3G và 4G. Trước 4G, nội bộ
của mạng di động là dựa trên mạch (circuit-based), điều này không có gì đáng ngạc
nhiên vì nguồn gốc của nó là mạng thoại. SCTP (Stream Control Transport
Protocol) over IP (SCTP/IP) thay thế choTCP – mang thông tin tín hiệu điều khiển
cho các dịch vụ thoại.

13
Hình 6: Control Plane từ Base Station đến Mobile Core (và từ Base Station tới
Base Station khác) được truyền qua SCTP / IP và User Plane được truyền qua GTP
/ UDP / IP.

• Bước 5 - khi UE di chuyển giữa các trạm gốc: các dữ liệu truyền trực tiếp
theo liên kết station – to – station (trạm với trạm). Các gói tin được chuyển
đi và giao thức trong station – to – station hoàn toàn giống với giao thức của
Base Staion với Mobile Core ở CP là SCTP/IP, ở UP là GTP over UDP/TP
(Hình 7).

Hình 7: Các Base Station hợp tác để thực hiện chuyển giao UE

14
• Bước 6 - cân bằng tải và truyền đa điểm tới các UE: tức là UE đứng cùng
lúc trong phạm vi truyền sóng của trạm gốc (ví dụ là 2 trạm), thì 2 trạm đó
có thể truyền dữ liệu tới UE cùng lúc chứ không chỉ đơn thuần là 1 trạm
truyền dữ liệu (Hình 8).
Theo hướng Internet-to-UE, nó phân mảnh các gói IP gửi đi thành các phân
đoạn lớp vật lý và lập lịch để truyền qua phổ vô tuyến có sẵn. Với hướng UE-to-
Internet, nó tập hợp các phân đoạn lớp vật lý thành các gói IP và chuyển tiếp chúng
(qua đường hầm GTP / UDP / IP) tới User Plane của Mobile Core.
Ngoài ra, dựa trên các quan sát về chất lượng kênh không dây và các chính
sách cho mỗi thuê bao, nó quyết định xem có nên:
(a) chuyển tiếp các gói gửi đi trực tiếp đến UE hay không,
(b) chuyển tiếp gián tiếp các gói tới UE thông qua một trạm gốc lân cận
(c) hay sử dụng nhiều con đường để tiếp cận UE. Trường hợp thứ ba có tùy
chọn trải rộng tải trọng vật lý trên nhiều Base Station hoặc trên nhiều tần số sóng
của một trạm gốc (bao gồm cả Wi-Fi).

Hình 8: Base Staion hợp tác để thực hiện truyền đa điểm tới các UE

15
2.3. Mobile Core

Chúng ta sẽ nói về Mobile Core của cả mạng 4G và 5G để từ đó thấy được


điểm khác biệt và cải tiến của mạng 5G soi với mạng 4G.
2.3.1. 4G Mobile Core
4G Mobile Core còn được biết tới với các tên Evoled Packet Core (EPC)
gồm 5 thành phần chính:

• MME (Mobility Management Entity): theo dõi và quản lý di chuyển của UE


trong toàn bộ RAN kể cả khi UE không hoạt động.
• HSS (Home Subcriber Server): cơ sở dữ liệu chứa tất cả các thông tin liên
quan đến UE được đăng ký.
• PCRF (Policy and Charging Rules Function): theo dõi và quản lý các quyền
(policy), và ghi lại dữ liệu thanh toán tương ứng với lưu lượng của thuê bao
• SGW (Serving Gatewway): chuyển tiếp các gói IP đến và đi từ RAN.

Cố định Mobile Core (bao gồm các dữ liệu về phần điều khiển (CP) và UP
của bearer service) vào một UE có khả năng di động - liên quan đến việc chuyển
giao từ trạm gốc này sang trạm gốc khác.

• PDW(Packet Gateway): cơ bản là một bộ định tuyến IP, kết nối Mobile với
Internet. Hỗ trợ các chức năng liên quan đến quyền truy cập, định hình lưu
lượng và tính phí.

SGW và PGW thường được kết hợp vào 1 thiết bị duy nhất là S/PGW.

Hình 9: Thành phần của 4G Mobile Core


16
2.3.2. 5G Mobile Core
5G Mobile Core hay còn có tên gọi là NG-core: là tập hợp các chức năng để
thiết kế một hệ thống trên cơ sở dịch vụ vi mô (microservice-based system).
Động lực chính của một microservices dựa trên kiến trúc là phân vùng một
ứng dụng phần mềm nguyên khối lớn và phức tạp thành đa các mô-đun khép kín
nhỏ hơn (được gọi là microservices), trong đó mỗi microservice có thể được thiết
kế, xây dựng và thử nghiệm riêng lẻ. Do đó, khi một ứng dụng phải được mở rộng
dựa trên khối lượng công việc, chỉ các dịch vụ nhỏ cụ thể bị ảnh hưởng bởi khối
lượng công việc được chia tỷ lệ thay vì toàn bộ ứng dụng.

Trong cách tiếp cận microservice, mỗi dịch vụ hoạt động độc lập, nghĩa là
có thể hoạt động và không thành công (trong trường hợp có lỗi) mà không ảnh
hưởng đến các dịch vụ khác. Microservices cho phép khôi phục nhanh hơn (thường
trong hàng trăm mili giây) vì chỉ các dịch vụ bị lỗi cần được phục hồi, trái ngược
với toàn bộ quá trình. Đây cũng là lý do khiến Mobile Core của 5G lại nhiều chức
năng tới vậy.

Hình 10: Chuyển sang kiến trúc microservices

Để thấy được điểm giống và khác giữa 4G và 5G Mobile Core, các chức
năng này được chia thành 3 nhóm chính:

17
• Nhóm 1: chạy trên CP, có chức năng tương tự như EPC
− AMF (Core Access and Mobility Management Function): tương tự
MME của EPC. Quảy lý kết nối và khả năng tiếp cận; tính di động, xác
thực và định vị UE
− SMF (Session Management Function): tương tự một phần MME và
phần kiểm soát của PGW trên EPC. Quản lý từng phiên hoạt động của
UE (từ khi bắt đầu kết nối tới khi ngắt kết nối là 1 phiên); gồm cấp phát
IP, chọn chức năng UP liên quan; kiểm soát chất lượng dịch vụ và các
khía cạnh định tuyến UP.
− PCF (Policy Control Function): gần tương tự PCRF của EPC. Quản lý
quyền mà các chức năng CP được thực thi
− UDM (Unified Data Management): bao gồm một phần chức năng trong
HSS của EPC. Quản lý định danh của người dùng bao gồm cả các thông
tin xác thực.
− AUSF (Authentication Server Function): bao gồm một phần chức năng
trong HSS của EPC. Về cơ bản nó là một máy chủ xác thực.

• Nhóm 2: cũng chạy trên CP nhưng là phần mới so với EPC (EPC chưa có
phần này)
− SDSF (Structured Data Storage Network Function): lưu dữ liệu có cấu
trúc trên hệ thống dịch vụ vi mô.
− UDSF (Unstructured Data Storage Network Function): lưu dữ liệu phi
cấu trúc có thể triển khai ở dạng “Key/ Value Store” trên hệ thống dịch
vụ vi mô.
− NEF (Network Exposure Function): hiển thị các khả năng có thể chọn
để sử dụng dịch vụ từ bên thứ ba, có thể được thực hiện bởi “API
Server” trên hệ thống dịch vụ vi mô.
− NRF (NF(network function) Repository Function): công cụ để khám
phá các dịch vụ có sẵn, có thể được thực hiện bởi “Discovery Service”
trên hệ thống dịch vụ vi mô.
− NSSF (Network Slicing Selector Function): công cụ để chia mạng phục
vụ một UE nhất định (sử dụng SDN – Software Defined Network để
thực hiện công việc này).

18
• Nhóm 3: bao gồm một chức năng thành phần chạy trên UP
− UPF (User Plane Function): chuyển tiếp lưu lượng giữa RAN và
Internet (tương ứng với S/PGW hay PGW + SGW trong EPC); thực thi
chính sách, chặn hợp đảm bảo lưu lượng sử dụng và chính sách về chất
lượng dịch vụ

Hình 11: Thành phần của 5G Mobile Core


2.4. Tính bảo mật và tính di động

• Tính bảo mật

Tính bảo mật được thiết lập dựa trên hai giả định tin cậy sau:

− Mỗi Base Station được kết nối với Mobile core bằng một mạng riêng an
toàn.
− Mỗi UE có một thẻ sim do nhà mạng cung cấp, thẻ này nhận dạng duy nhất
mỗi người dùng qua số điện thoại và thiết lập các thông số vô tuyến cần thiết
để giai tiếp với các Base station của nhà mạng đó, thẻ sim cũng bao gồm
một khóa bí mật mà UE dùng để xác thực chính nó.

Dưới đây là sơ đồ trình tự kết nối mỗi UE:

19
Hình 12: Sơ đồ trình tự kết nối mỗi thiết bị người dùng
(1) Khi một UE hoạt động lần đầu tiên, nó sẽ giao tiếp với Base Station gần đó qua
một liên kết vô tuyến tạm thời (liên kết này chưa được xác thực).

(2) Base Station chuyển tiếp yêu cầu đến Core-CP qua đường hầm hiện có và
Core-CP (cụ thể là MME trong 4G và AMF trong 5G) khởi tạo giao thức xác thực
với UE.

(3) Khi UE và Core-CP đã xác thực được danh tính của nhau, Core-CP sẽ thông
báo cho các thành phần khác về các thông số mà chúng sẽ cần để phục vụ UE, bao
gồm:

(3a) Hướng dẫn Core-UP khởi tạo user plane ( ví dụ gán địa chỉ IP cho UE)

(3b) Hướng dẫn Base station thiết lập một kênh được mã hóa tới UE.

(3c) Cấp cho UE khóa đối xứng nó sẽ cần để sử dụng kênh được mã hóa với
base station . Khóa đối xứng được mã hóa bằng khóa công khai của UE (vì
vậy chỉ UE mới có thể giải mã bằng khóa bí mật của nó).

(4) Sau khi hoàn tất, UE có thể sử dụng kênh User Plane end-to-end thông qua
Core-UP.

Chú ý: Kênh được thiết lập giữa UE và Core-CP ở (2) vẫn khả dụng và được Core-
CP sử dụng để gửi các hướng dẫn điều khiển bổ sung đến UE trong suốt phiên làm
việc.

• Tính di động
20
Hỗ trợ cho tính di động bây giờ có thể được hiểu là quá trình thực hiện lại
một hoặc nhiều bước ở sơ đồ kết nối UE trên.
Liên kết chưa được xác thực được chỉ ra ở (1) cho phép UE được biết đến
với tất cả các Base Station trong phạm vi, các Base Station giao tiếp trực tiếp với
nhau để đưa ra quyết định bàn giao.
Sau khi được thực hiện, quyết định sau đó được thông báo đến Mobile Core,
kích hoạt lại các chức năng thiết lập được chỉ ra bởi (3).
User Plane của Mobile Core đệm dữ liệu trong quá trình chuyển giao, tránh
các gói tin bị rớt và phải truyền lại từ đầu sau đó.
Bất kỳ UE nào không hoạt động trong một khoảng thời gian cũng sẽ mất
phiên của nó, với một phiên mới được thiết lập và địa chỉ IP mới được chỉ định khi
UE hoạt động trở lại.
2.5. Các tùy chọn triển khai

Với 4G RAN / EPC đã được triển khai và 5G RAN / NG-Core mới đang đc
triển khai, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề chuyển đổi từ 4G sang 5G. 3GPP
(3GPP là tổ chức chuẩn hóa các tiêu chuẩn công nghệ thông tin di động) chính
thức đưa ra nhiều tùy chọn triển khai, có thể tóm tắt như sau:

- 4G độc lập / 5G độc lập


- Không độc lập (4G + 5G RAN) qua EPC của 4G
- Không độc lập (4G + 5G RAN) trên NG-Core của 5G

21
Hình 13: Các tùy chọn triển khai
Lựa chọn thứ hai trong số ba lựa chọn trên, thường được gọi là “NSA”, liên
quan đến các trạm gốc 5G được triển khai cùng với các trạm gốc 4G hiện có ở một
khu vực địa lý nhất định để cung cấp tốc độ dữ liệu và tăng dung lượng. Trong
NSA, điều khiển User Plane và 4G Mobile Core sử dụng các trạm gốc 4G, còn các
trạm gốc 5G chỉ được sử dụng để truyền lưu lượng người dùng. Cuối cùng, các nhà
khai thác dự kiến sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang 5G bằng cách triển khai NG
Core và kết nối các trạm gốc 5G của họ với nó để hoạt động Độc lập (SA). Hoạt
động của NSA và SA được minh họa như hình trên.

22
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỦA RAN
Các miêu tả về RAN trong chương trước tập trung vào chức năng, gần như
không đề cập đến cấu trúc bên trong của RAN. Chương này sẽ tìm hiểu chi tiết cấu
tạo bên trong, và giải thích cách thức RAN biến đổi trong 5G. Điều này liên quan
đến việc miêu tả các giai đoạn xử lý gói tin, cách phân tách, phân phối và thực hiện
các giai đoạn này.
4.1. Đường ống xử lý gói tin

Hình bên dưới cho thấy cách thức xử lý gói tin thực hiện bởi trạm phát sóng.
Các giai đoạn này được quy định bởi tiêu chuẩn 3GPP. Chú ý rằng trạm phát song
đang được miêu tả như một đường ống (chạy từ trái qua phải).

Hình 14: Đường ống xử lý gói tin


Các giai đoạn được miêu tả như sau:
• RRC (Radio Resource Control – Điều khiển tài nguyên song Radio): Chịu
trách nhiệm điều khiển kết nối giữa thiết bị người dùng và trạm phát song
và chuyển giao qua lại kết nối đó giữa các trạm.
• PDCP (Packet Data Convergene Protocol – Giao thức hội tụ gói tin): Chịu
trách nhiệm nén và giải nén các IP header, mã hoá và bảo vệ tính toàn vẹn,
đưa ra quyết định chuyển tiếp giữa các trạm (gửi gói tin trực tiếp cho người
dùng hay chuyển tiếp gói tin sang trạm khác).
• RLC (Radio Link Control – Điều khiển liên kết Radio):
Chịu trách nhiệm phân mảnh và tập hợp, bao gồm truyền/nhận các phân
đoạn đáng tin cậy.

23
• MAC (Media access control – Điều khiển truy cập media):
Chịu trách nhiệm buffering, ghép kênh và phân kênh, bao gồm cả sắp xếp
các quyết định về việc gói tin nào được truyền khi nào theo thời gian thực.
• PHY (Physical Layer – Tầng vật lý): Chịu trách nhiệm mã hoá và module
hoá.

2 giai đoạn cuối là D/A Conversion và RF front-end nằm ngoài phạm vi


nghiên cứu của bài báo cáo này.

Có thể dễ dàng nhìn ra rằng với hình trên, các giai đoạn được thực hiện từ
trái qua phải. Tuy nhiên trong thực tế, Scheduler (sắp xếp) trong MAC thực hiện
một vòng lặp, đọc dữ liệu từ RLC và sắp xếp việc truyền dữ liệu tới PHY. Đặc
biệt, bởi vì Scheduler cũng xác định số lượng byte được truyền đến người dùng
trong suốt mỗi lần lặp, nó cũng phải lấy ra một đoạn dữ liệu có số lượng byte
tương ứng từ hang đợi.

4.2. Tách RAN

Bước tiếp theo là hiểu cách các chức năng ở phần trên được phân vùng giữa
các thành phần vật lý, do đó, phân chia giữa các vùng tập trung và phân tán. Trước
đây áp dụng không phân chia, toàn bộ các thành phần trong hình 15 đều chạy trên
một trạm phát. Sau đó, tiêu chuẩn 3GPP đã được mở rộng để cho phép nhiều điểm
phân tách.

Hình 15: Tách RAN


Kết quả của việc mở rộng cấu hình RAN được mô tả trong hình bên trên.
Một CU chạy trên cloud phục vụ nhiều DU, mỗi DU lại phục vụ nhiều RU. Hơn
nữa, RRC (trong CU) chỉ chịu trách nhiệm cấu hình xấp xỉ thời gian thực và điều

24
khiển việc đưa ra quyết định, trong khi Scheduler trong MAC chịu trách nhiệm sắp
xếp các quyết định theo thời gian thực.

Hình 16: Tách RAN

Bởi vì việc sắp xếp quyết định trong truyền radio thực hiện bởi MAC theo
thời gian thực, DU cần có độ trễ thấp với mỗi RU mà nó quản lý (dưới 1ms). Một
cách cấu hình quen thuộc là đặt DU và RU trong cùng một tháp mạng. Nhưng vì
RU tương ứng với một mạng nhỏ, nhiều RU có thể trải rộng trên một khu vực địa
lý, cho nên 1 DU có thể phục vụ nhiều RU.
Cũng chú ý rằng việc tách RAN làm thay đổi bản chất của Backhaul
Network, trong 4G có nhiệm vụ kết nối trạm gốc với Mobile Core. Với tách RAN,
có nhiều các kết nối hơn và được miêu tả như sau:
− Kết nối RU-DU được gọi là Fronthaul
− Kết nối DU-CU được gọi là Midhaul
− Kết nối CU-Mobile Core được gọi là Backhaul

4.3. Software-Defined RAN

Tiếp theo sẽ mô tả cách RAN được thực hiện theo các nguyên tắc SDN, dẫn
đến một SD-RAN. Thông tin chi tiết chính về kiến trúc được thể hiện trong Hình
17, trong đó RRC được phân chia thành hai thành phần phụ: thành phần bên trái
cung cấp cách tuân thủ 3GPP để RAN giao tiếp với mặt phẳng điều khiển của

25
Mobile Core, trong khi thành phần ở bên phải mở một API lập trình mới để thực
hiện quyền kiểm soát dựa trên phần mềm đối với đường ống triển khai mặt phẳng
người dùng RAN.

Hình 17
Cụ thể hơn, thành phần con bên trái chỉ đơn giản là chuyển tiếp các gói điều
khiển giữa Mobile Core và PDCP, cung cấp một đường dẫn qua đó Mobile Core có
thể giao tiếp với UE cho các mục đích điều khiển, trong khi thành phần con bên
phải triển khai lõi của Chức năng điều khiển của RRC. Thành phần này thường
được gọi là Bộ điều khiển thông minh RAN (RIC) trong tài liệu kiến trúc O-RAN,
vì vậy chúng tôi áp dụng thuật ngữ này. Bộ định lượng “Thời gian gần thực” cho
biết RIC là một phần của vòng điều khiển 10-100ms được thực hiện trong CU, trái
ngược với vòng điều khiển ~ 1ms được yêu cầu bởi bộ lập lịch MAC chạy trong
DU.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sasha Sirotkin, 5G Radio Access Network Architecture: The Dark Side of
5G. John Wiley & Sons, Inc., 111 River Street, Hoboken, NJ 07030, USA:
Wiley-IEEE Press, 2021
2. 5G Architecture White Paper, 5G PPP Architecture Working Group: View
on 5G Architecture, Version 3.0. June 2019
3. Larry Peterson and Oguz Sunay, 5G Mobile Networks: A Systems Approach.
(https://5g.systemsapproach.org/index.html)

27

You might also like