Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

The Olympia Schools Ngữ văn 11_Bài 2_Thơ và thơ tượng

trưng

BÀI 2: THƠ VÀ THƠ TƯỢNG TRƯNG


NHỮNG KHÚC NHẠC TÂM HỒN
Nguyệt cầm (Xuân Diệu)
-------
I – CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (3 điểm): Xác định mạch tâm trạng chính xuyên suốt bài thơ? Hãy liệt kê những
điển tích, điển cố tác giả Xuân Diệu sử dụng trong bài thơ? Việc trích dẫn đó nhằm mục
đích gì? (ĐV1,2)
Mạch tâm trạng chính xuyên suốt bài thơ: buồn, u uất, cô đơn
Những điển tích, điển cổ tác giải Xuân Diệu sử dụng trong bài thơ:
+ Nương Tử: điển tích Vương Chiêu Quân
+ Tầm Dương: Bến Tầm Dương
Mục đích:
+ Thể hiện nỗi xúc động của bóng trăng và tiếng đàn bởi một câu chuyện buồn thương,
tuyệt vọng của một kiếp người( Vương Chiêu Quân).
+ Thể hiện rõ nỗi niềm của nhạc từ viên sỏi long lanh ở bến Tầm Dương. Nhạc đang
nhớ đến số kiếp bẽ bàng và chia sẻ mối hận lòng của người kỷ nữ ở bến Tầm Dương.
Câu 2 (3 điểm) : Nêu những hình ảnh thể hiện rõ nét đặc trưng của phong cách thơ tượng
trưng? Hãy đánh giá về tác dụng của việc xây dựng những hình ảnh có sự giao thoa của
nhiều giác quan? (ĐV4)
Hình ảnh: trăng, đàn, dây cung nguyệt lạnh, đêm thủy tinh, chiếc đảo, bốn bề ánh nhạc,
biển pha lê.
Đánh giá: Đêm thủy tinh trong suốt.
“ Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê”: thể hiện một không gian bao la mênh
mông, một không gian mà nhà thơ cảm thấy lẻ loi, cô đơn.
“ Giọt”: thể hiện một cảm giác buồn như giọt lệ rơi.
“ Trăng, đàn”: thể hiện một cảm giác lạnh
The Olympia Schools Ngữ văn 11_Bài 2_Thơ và thơ tượng
trưng

Câu 3 (2 điểm) : Từ bối cảnh của thơ Mới, hãy lí giải những lí do khiến cho nhà thơ cảm
thầy “chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”? Qua ngòi bút của Xuân Diệu, lí giải về tâm trạng
“buồn, sầu” chung của thế hệ các nhà thơ Mới? (ĐV2,4)
Lí do: cô đơn, không có ai để giãi bày, hiểu tâm trạng
Tâm trạng “buồn, sầu” chung của thế hệ các nhà thơ Mới qua ngòi bút của Xuân Diệu:
Khi thơ Mới mới ra đời, chúng chưa được mọi người công nhận. Bởi lẽ, nền văn
học đã quen với “ Thơ cũ”, những bài thơ có niêm luật chặt chẽ, cái “ tôi” được hòa vào
cái “ta” chung, thơ rất kiệm lời, kiệm ngôn, chú tâm vào những hình ảnh được chọn lọc
một cách kĩ càng. Nhưng đến thơ Mới, cái tôi đã phá bỏ mọi xiềng xích để thỏa sức thể
hiện mình, không còn những dòng thơ bị bó buộc bởi niêm luật, đó là dòng thơ được tràn
đầy cảm xúc. Thế nên khi mới ra đời, mọi người vẫn chưa quen với thơ Mới. Các nghệ sĩ
nằm trong tâm trạng buồn, sầu vì không ai hiểu mình.

Câu 4 (2 điểm): Lựa chọn 2 câu thơ và phân tích theo cách hiểu của con? Từ đó nhận xét
tinh thần thơ Mới được biểu hiện rõ nét qua bài thơ này như thế nào? (ĐV4,7)
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…
Sau ánh sáng và âm thanh thì cái lạnh, thuộc về lãnh vực xúc giác, là yếu tố thứ ba của
không gian dưới sự cảm nhận của nhà thơ. Cái lạnh cũng khiến trăng thêm tỏ, một cái
lạnh vô hạn, vô biên. tiếng “lạnh” được tách ra, giữa hai dấu phết, nhấn mạnh vào tính tột
cùng đến ghê rợn của cái lạnh giữa vũ trụ xâm nhập luôn vào tiếng đàn. Tiếp theo đó,
tiếng than “trời ơi” thốt lên như một tiếng kêu hoảng hốt bộc lộ sự kinh hãi xâm chiếm
nhà thơ

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:


Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người…
“ Long lanh tiếng sỏi”: có ánh sáng phản chiếu
Tiếng nhạc( trăng) vang lên mang mối hận lòng vì nhạc đang nhớ đến số phận bẽ bàng
và mối hận lòng của người kỷ nữ ở bến Tầm Dương.
Nhận xét tinh thần thơ Mới thể hiện qua bài thơ “ Nguyệt cầm”: tràn đầy cảm xúc, sự
giao thoa giữa các giác quan, tâm trạng buồn, sầu thể hiện xuyên suốt tác phẩm “ Nguyệt
cầm”
Văn bản: Nguyệt cầm (Xuân Diệu)
The Olympia Schools Ngữ văn 11_Bài 2_Thơ và thơ tượng
trưng

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,


Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;


Linh lung bóng sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,


Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người...

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê.


Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

II – TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thử giải mã bài thơ “Nguyệt cầm” (Xuân Diệu)
2. Nguyệt cầm – Bài thơ đặc sắc hấp dẫn nhất của Xuân Diệu

You might also like