Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài chữa buổi 5

A. NLXH “Uố ng nướ c nhớ nguồ n”

1. Mở đoạn
Giới thiệu về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” => Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Từ khóa:
+ “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không
có sự sống.
+ “Uống nước”: là hành động chỉ việc hưởng thụ một thành quả, một kết quả của công việc nào
đó.
+ “Nguồn”: là nơi bắt nguồn của dòng nước, có thể hiểu là từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn
của thành quả mà mình hưởng được.
+ “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng.
- Cả câu
+ Nghĩa đen: Thiên nhiên ban tặng cho con người nước, con người phải ghi nhớ, biết ơn
+ Nghĩa bóng: Khuyên răn chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết ơn công lao người tạo ra
thành quả đó cho mình, phải biết tri ân, trân trọng những người đã giúp đỡ mình.
=> Câu tục ngữ là một cách nói hình ảnh để chỉ lòng biết ơn

b. Tại sao cần phải uống nước nhớ nguồn?


- Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp, nền tảng đạo đức con người trong xã hội.
- Các thành quả không tự có mà được tạo dựng từ bàn tay lao động của con người.
(Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta,
chúng ta cần phải biết ơn cha mẹ. Ngoài xã hội, các thành quả có được đều do lớp người đi trước
tạo nên, hi sinh cả xương máu, chúng ta phải biết ơn những người thầm lặng hi sinh ấy….)

c. Biểu hiện của “Uống nước nhớ nguồn”


- Trân trọng những giá trị mà thế hệ trước tạo ra; kính trọng vầ biết ơn công ơn nuôi dưỡng, dạy
dỗ của bố mẹ và thầy cô
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc.
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

d. Ý nghĩa
- Đối với cá nhân: Lòng biết ơn tạo nên những con người có đức tính tốt đẹp, lối sống đẹp, lành
mạnh, đón nhận được nhiều sự yêu thương
- Đối với xã hội: Tạo nên một xã hội văn minh, gắn kết chặt chẽ bởi sự tri ân cho người sau dành
cho người, không một ai bị lãng quên

e. Phản đề:
- Phê phán những người có lối sống vô ơn, bội bạc
- Nhưng “Uống nước nhớ nguồn” không đồng nghĩa với hành vi lười biếng, ỷ lại vào sự giúp đỡ
của người khác cho mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết lao động

f. Liên hệ bản thân


Đối với bản thân em, đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì em đã hiểu rõ được tầm
quan trọng của việc phải “uống nước nhớ nguồn”, vì thế em đã biết trân trọng, tri ân đối với
những người xung quanh và tích cực rèn luyện bản thân để tiếp tục góp phần xây dựng thêm
nhiều giá trị cho thế hệ mai sau.

3. Kết đọan
Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.

B. Triế t lý về bà & bế p lử a + NLVH tình bà chá u

Câu 1: Mạch cảm xúc của “Bếp lửa” theo trình tự thười giann, từ những tưởng nhớ về bà trong
quá khứ đến sự suy ngẫm về bà trong hiện tại

Câu 2: Trong đoạn thơ trên, từ “nhóm” trong hai câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”, “Nhóm
nồi xôi gạ mới sẻ chung vui” là nghĩa gốc; chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt lên để
nấu nướng hoặc sưởi ấm.

Còn từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”, “Nhóm dậy cả
những tâm tình tuổi nhỏ” là nghĩa chuyển. Có thể hiểu “nhóm” ở đây là khơi dậy hay gợi lên
niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người. Cách nói
chuyển nghĩa như thế có tác dụng tăng sức gợi cảm cho hình ảnh thơ, đồng thời nhấn mạnh sự
thiêng liêng, sâu sắc trong tình cảm của hai bà cháu. Bà không chỉ nhóm lên ngọn lửa mà còn
khơi lên niềm hi vọng và sức sống cho tương lai của cháu.

Câu 3: Câu thơ “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” là kiểu câu cảm thán về mục đích nói, bởi
nó có dấu chấm than và thán từ “Ôi”.
Câu 4: Tình cảm bà cháu được nhắc đến trong khổ thơ 6, tác phẩm “Bếp lửa”

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

1. Mở đoạn: Nêu khái uát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích

2. Thân đoạn:

LĐ1: Tình cảm bà cháu được nhắc đến trong đoạn thơ trên thể hiện qua sự yêu thương, quan
tâm của bà dành cho cháu

- Dù vất vả nhất bà vẫn luôn là người nhóm lên ngọn lửa yêu thương ấm áp trong gia đình. Nhà
thơ đã gói ghém cả cuộc đời bà bằng một câu thơ với nghệ thuật đảo ngữ “Lận đận đời bà biết
mấy nắng mưa”. Bốn chữ “lận đận đời bà” với cụm tù “biết mấy nắng mưa” đã gợi ra sự dài dặc
của thời gian, sự vất vả, gian truân, nhọc nhằn, khổ cực, chênh vênh của một đời người. Bà đã
kiên cường vượt qua mọi “mưa nắng” cuộc đời để trở thành chỗ dựa cho con cháu.

- Từ “nhóm” được lặp lại nhiều lần nhằm khẳng định, không ai khác chính là bà đã làm nhen và
thổi bùng ngọn lửa tình yêu thương trong lòng cháu.

+ Khi “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”, là bà đang dạy cháu về tình yêu thương ruột thịt, tình
yêu thương trong gia đình.

+ Khi nhóm “khoai sắn ngọt bùi” là giúp cháu hiểu về tình nghĩa làng xóm, về tình yêu hương dù
là mảnh đất nghèo.

+ Khi bà “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”, cháu học được từ bà tấm lòng rộng mở, luôn
biết chia sẻ với mọi người xung quanh.

- Không chỉ nhóm lên ngọn lửa ấm nồng và sáng mãi trong lòng mọi người, bà còn chăm sóc,
dạy dỗ, bồi đắp ở cháu một tấm lòng nhân hậu và ước mơ, lẽ sống.

- Người bà mang một sức mạnh kì diệu, đã nuôi lớn tâm hồn cháu với biết bao tình cảm, nghĩa
tình cao đẹp, ươm mầm và chắp cánh cho người mơ bay cao, bay xa của cháu.
LĐ2: Tình cảm bà cháu còn được thể hiện thông qua những suy ngẫm về bà của người cháu

- Dù cháu đang đi học xa nhưng chưa bao giờ chấu quên đi những công ơn của bà, vẫn luôn nhớ
về hình ảnh người bà tảo tần, chịu thương chịu khó

- Câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

+ Câu thơ ngắn nhưng đã khái quát những suy nghĩ và tình cảm của cháu dành cho bếp lửa gắn
liền với hình ảnh người bà. Bà là người giữ lửa, nhóm lửa, truyền lửa và cũng là người bồi đắp
yêu thương, hoài bão cho cháu. Cháu đã trưởng thành, đã bay xa, đã không còn được bên cạnh
bà nhưng bà và bếp lửa mãi mãi là một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu và mất đi trong
cuộc đời cháu.

- Bà mãi luôn là người quan trọng nhất trong cuộc đời cháu, là nguồi thắp sáng tương lai của
cháu và là người cháu luôn biết ơn, nhớ về

LĐ3: Nghệ thuật thể hiện tình cảm bà cháu trong đoạn trích

+ Đoạn thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa phương thức biểu cảm với miêu tả, tự sự

+ Lời thơ có tính triết lí sâu sắc

+ Phép đảo ngữ và điệp từ được sử dụng rất hiệu quả làm tăng thêm xúc cảm cho bài thơ và biểu
lộ cảm xúc của tác giả chân thực, rõ nét hơn

3. Kết đoạn: Khái quát lại ý nghĩa của đoạn trích

You might also like