Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CUỘC THI VIẾT “MÀU CỜ DƯỚI ÁNH Số phách

BÌNH MINH” LẦN THỨ II (phần điền của Ban tổ


chức)
Chủ đề: Gìn giữ trời Hà Nội xanh, thủ đô ngàn năm văn
hiến anh hùng với khát vọng hòa bình và phát triển

Họ và tên tác giả


(đối với nhóm tác giả, ghi Nguyễn Thị Tươi
tên tác giả chính)

Email tác giả liên hệ nthituoi21@gmail.com

Số điện thoại tác giả liên


0387231655 Khoá: k66
hệ

Đoàn trường/Liên chi


Viện Dệt may- Da giầy và Thời trang
đoàn:

Chi bộ sinh viên


(đối với sinh viên đang là …………………………………………………………
Đảng viên)

Đề tài: Chiến công của thầy và trò Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội trong chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Đến đầu tháng 10 năm 1972, cục diện


chiến tranh Việt Nam có những chuyển biến quan
trọng. Ở miền Nam, quân và dân ta tiếp tục giành
thắng lợi lớn. Mỹ vừa phải triệt thoái các đơn vị
bộ binh, vừa phải “Mỹ hóa” trở lại bằng Không
quân và Hải quân để thực hiện chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh”. Chiến tranh kéo dài liên
lục đã làm tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế,
chính trị và xã hội của nước Mỹ. Tại Mỹ liên tục
diễn ra các cuộc biểu tình yêu cầu chính phủ chấm dứt chiến tranh
tại Việt Nam. Cuộc bầu cử
Mỹ sắp đến gần. Cuộc đàm
phán ở Paris dài gần bốn năm
vẫn chưa có hồi kết… Tất cả
những điều đó buộc Mỹ phải
thương lượng và chấp nhận
dự thảo “Hiệp định về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam” rằng cuối
tháng 3 năm 1973 Mỹ sẽ phải
rút quân về nước.

Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 11 năm 1972, Nickson được tái
cử Tổng thống nhiệm kì lần
thứ 2, sau khi thắng cử,
Nickson tiếp tục dây dưa và
không ký tắt và ký chính thức
vào bản Hiệp định mà các bên
đã thỏa thuận, muốn kết thúc
chiến tranh bằng sức mạnh
bom đạn. Mỹ thực hiện mưu
đồ đen tối qua việc chuẩn bị
kế hoạch tập kíc đường không chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải
Phòng và một số mục tiêu quan trọng trên miền Bắc, buộc ta phải
khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra tại Hội
nghị Paris.

Vào ngày 18 tháng 12 năm 1972, Nickson đã ra lệnh mở


cuộc tấn công lớn bằng “Pháo đài bay” B52 vào miền Bắc nước ta,
các phi công của Mỹ đều là những bộ đội tên lửa đã bắn rơi nhiều
máy bay các loại. Việc tìm hiểu các quy
luật hoạt động của máy bay B52, cách
đánh B52 đã được nghiên cứu từ trước.
Các phi công giỏi nhất về nghiệp vụ, có
bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao nhất của
Không quân Việt Nam được điều về đại
đội MiG đánh đêm của Trung đoàn 921,
Sư đoàn 371.

“Siêu pháo đài bay” B-52 (ảnh tư liệu)

Mig-21 xuất kích chặn đánh B-52 (ảnh tư liệu)


Trong những chiến sĩ phi công ngày ấy, hình ảnh chiếc Mig-
21 dưới sự điều khiển của một chiến sĩ phi công đã quả cảm biến
mình thành quả tên lửa thứ 3 lao thẳng chiếc B52 của Mỹ làm sáng
rực cả một vùng trời Tây Bắc- phi công cảm tử Vũ Xuân Thiều
”Đại bàng phát sáng trong đêm”.

Anh hùng phi công, liệt sỹ Vũ Xuân Thiều

“… Trải qua 2 đêm nặng nề, cái nặng nề của mọi người vì
phải đứng nhìn lửa bom, hết đợt này đến đợt khác rải xuống Hà Nội
và những vùng phụ cận, Rối sẽ còn chồng chất thêm những tội ác
như thế nào nữa- Đó là điều mà ai cũng lo lắng và căm giận. Con
nghĩ- bây giờ không phải là lúc lo lắng cho cái ngôi nhà thân yêu
của mình, cùng với…”

Bức thư tay còn đang dang dang dở ngày 21/12/1972 của Vũ
Xuân Thiều còn chưa kịp gửi, nỗi nặng nề tràn ngập tâm trí, bởi lẽ
gia đình, những người thân yêu của ông đang trong vùng B52 rải
thảm. Nhưng: “Bây giờ không phải là lúc lo lắng cho cái nhà thân
yêu của mình”. Lúc bấy giờ cuộc chiến bảo vệ Hà Nội đang đến hồi
quyết liệt.
Anh hùng Vũ Xuân Thiều sinh năm 1945 tại Nam Định, cư
trú tại phố Đặng Dung, Hà Nội. Ông là con thứ bảy trong gia đình
có 10 người con. Từng theo học tại trường Trung học phổ thông
Chu Văn An. Tháng 6/1965, khi đang học năm thứ 3 tại trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, ông trốn gia đình để nhập ngũ, sau khi được
tuyển chọn vào không quân, ông mới báo tin cho gia đình biết. Tình
yêu bầu trời và ước mơ trở thành phi công đến từ rất sớm, ngay từ
nhỏ ông thường gấp, vẽ máy bay và tham gia Câu lạc bộ mô hình
máy bay. Lần khám đầu tiên ông không trúng tuyển vì không chịu
nổi được “thử thách” ở phần quay tròn để kiểm tra tiền đình. Ông
vẫn không nản chí, về nhà ông kiên trì luyện quay tròn bằng cách
thức khá đặc biệt. Cứ chiều chiều. ông Thiều lại lên tầng nhà trên
cùng để luyện.. quay tròn, Và ở kì khám tuyển tiếp theo, ông Thiều
đã trúng tuyển phi công.Về nhà, ông khoe với cô em gái gần gũi
nhất: “ Thực ra anh cố chịu đựng, chứ lúc ra khỏi phòng kiểm tra,
phải chạy một mạch vào chỗ khuất, nôn thốc nôn tháo. May mà các
bác sĩ không phát hiện”. Vũ Xuân Thiều được Đại học Bách khoa
Hà Nội đặc cách xét tốt nghiệp và anh lên đường sang Liên Xô học
lái máy bay, Với niềm đam mê học tập và khát vọng mãnh liệt sớm
trở về bảo vệ bầu trời Tổ quốc, ông đã nhanh chóng nắm vững
chiến thuật, kĩ thuật chiến đấu, sử dụng tốt máy bay Mig-21…Năm
1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở
Liên Xô, phi công Vũ Xuân Thiều về nước và được biên chế về
Đoàn Không quân Sao Đỏ (E921) chuyên bay và chiến đấu ban
đêm.

Đêm 20/12/1972, đường bang sân bay Đa Phúc bị đánh hỏng


nặng, Vũ Xuân Thiều phải cất cánh trên đường lăn vừa mới sửa
xong. Sở chỉ huy dẫn ông về hướng Việt Trì- Phú Thọ. Khoảng 5
phút sau, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Gia Lâm,
được sở chỉ huy dẫn lên Mộc Châu. Cả hai phi công đều có nhiệm
vụ chặn máy bay B52 đang vào từ hướng Tây Bắc.
Sở chỉ huy dẫn dắt tốt nên cả hai đều nhìn thấy đèn hàng
hành của máy bay B52. Khi cách tốp máy bay B52 khoảng 7-8km
thì địch phát hiện cả 2 chiếc Mig-21. Lúc này tốp B52 đã tắt hết
đèn hàng hành. Do nhiễu quá dày đặc nên cả hai đều bị mất mục
tiêu, không phát hiện được B52. Sở chỉ huy dẫn cả hai về hạ cánh.
Khi Vũ Xuân Thiều hạ cánh cũng rất gian nan, hệ thống đèn hạ
cánh của sân bay chập chờn, anh phải bay vòng 3 lần mới hạ cánh
được.

Trận đánh tối 20/12/1972 của phi công Vũ Xuân Thiều và


phi công Vũ Đình Rạng tuy không thể tiếp cận và tấn công được
máy bay B52, nhưng đã làm rối loạn đội hình máy bay B52 và tiêm
kích yểm hộ, làm giảm cường độ nhiễu. Sự xuất hiện của Mig-21
đã gây khó khăn cho kế hoạch ném bom của B52 đồng thời tạo điều
kiện cho các lực lượng phòng không của ta. Đêm đó được cho là
đêm tổn thất nặng nề nhất của Không quân Chiến lược Hoa Kỳ sau
3 ngày đêm tiến hành chiến dịch Linebacker II, các lực lượng
phòng không của ta đã bắn hạ 6 máy bay B52, bắn bị thương 1
chiếc B52 khác,

Trong bức thư ông gửi cho bố mẹ được viết vào ngày
22/05/1972 tại một sân bay bí mật có đoạn “Khi cuộc chiến tranh
đến giai đoạn tàn khốc nhất, Mỹ sẽ hủy diệt các thành phố, những
chiếc máy bay B52 sẽ được dung vào đêm nhiều hơn và đó sẽ là
thời cơ của chúng con… Cấp trên bảo với chúng con rằng: đừng
nghĩ đến những chiếc F4, hãy nghĩ đến những chiếc B52”.

Đêm ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân lập chiến công
đầu tiên cho Không quân khi bắn rơi 1 máy bay B52. Thành tích ấy
đã góp phần động viên cổ vũ niềm tin cho các phi công Mig-21 có
thể hạ gục “siêu pháo đài bay B52 bất khả xâm phạm” của đế quốc
Mỹ. Phi công Vũ Xuân Thiều rất nóng lòng được ra trận để lập
công với Tổ quốc. Trong buổi họp rút kinh nghiệm chiến đấu với
B52 diễn ra trung tuần tháng 12 năm 1972, ông đã nói: “Lần sau
khi phát hiện B52, cho tôi được xuất kích tiêu diệt, bắn B52 mà
không trúng tôi sẽ lao thẳng vào chúng”.

Buổi trưa ngày 28/12, phi công trẻ tuổi Hoàng Tam Hùng đã
hy sinh anh dũng sau khi bắn rơi hai chiếc máy bay Mỹ ngay trong
trận đầu xuất kích trên Mig-21, trở thành một trong những phi công
Việt Nam bắn rơi hai chiếc trong một trận không chiến. Đêm hôm
ấy. Vũ Xuân Thiều vào trận.

Hàng ngàn lượt máy bay đã thay nhau trút bom xuống Hà Nội

Theo tin tình báo, đêm 28 tháng 12, lúc 21 giờ 30 phút đến
23 giờ 50 phút, sẽ có 50 lần/ chiếc B52 vào đánh phá Hà Nội, Hải
Phòng. Bộ Tư lệnh không quân yêu cầu tất cả các sở chỉ huy và các
đơn vị trực tiếp chiến đấu tại sân bay Cẩm Thủy, phi công Đinh
Tôn trực ban chiến đấu ở sân bay Nội Bài đã sẵn sằng.

Lúc 21 giờ 28 phút, tốp B52 thứ hai rồi thứ ba xuất hiện ở
đông nam Pạc Xan 90km. Tại sở chỉ huy tiền phương, phó tư lệnh
Trần Mạnh nhận định đây là các tốp B52 đánh vào Hà Nội. Lúc 21
giờ 41 phút, Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh từ sân bay dã chiến
Cẩm Thủy, Thanh Hóa (người trực chỉ huy tại sân bay Cẩm Thủy là
đại tá, phi công Hoàng Biểu, một trong những phi công dày dặn
kinh nghiệm). Lúc 21 giờ 52 phút, Sở chỉ huy lệnh cho Vũ Xuân
Thiều vòng phải, bay hướng 360° để chặn đánh B52. Nhưng do
nhiễu quá nặng, Vũ Xuân Thiều vẫn chưa phát hiện được mục tiêu.
Lúc này, đồng chí Trần Xuân Mão đảm nhiệm dẫn đường trên
không, ông đã phát hiện chấm trắng đục giữa nền nhiễu và khẳng
định đó là B52, chúng đã đổi hướng bay ngược lên Sơn La rồi mới
vòng xuống đánh phá Hà Nội. Sở chỉ huy lập tức lệnh cho Vũ Xuân
Thiều vòng phải, bay hướng 90°, qua Sầm Nưa, lên hướng Bắc
đuổi theo tốp B52 đang bay về hướng Ná Sản, Sơn La.

Lúc 21 giờ 58 phút, khi đến Sơn La, Vũ Xuân Thiều phát
hiện mục tiêu, ông lập tức báo cáo và tăng tốc độ bám sát. Trong
bầu trời tối đen, ra-đa bị nhiễu rất nặng nên rất khó phán đoán cự
ly.Khi đó ông đã rất bình tĩnh phán đoán cự ly bằng mắt, theo tín
hiệu đèn hàng hành của B52: “046 phát hiện quạ đen bên trái 40°
10km” và ép độ nghiêng lao vào bám sát địch. Lúc này tại sở chỉ
huy, Phó tư lệnh Trần Mạnh nhắc:”046 bật công tắc bắn cả loạt,
kiên quyết tiêu diệt địch!”. Phi công Vũ Xuân Thiều trả lời:”046
nghe rõ!”. Ông đã phóng cả hai quả tên lửa nhưng chưa hạ được nó.
Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B52 còn mang đầy bom
chưa ném.

Một phút sau, Sở chỉ huy hỏi:”046 công tác tốt không?”
nhưng không nghe thấy câu trả lời. Điện đàm liên tục tiếng gọi
:”Sông Mã gọi 046?” nhưng đều không thấy tín hiệu trả lời của
Thiều. Cả sở chỉ huy im lặng, hồi hộp chờ đợi tín hiệu trả lời của
Thiều, tất cả tim như ngừng đập. Phó Tư lệnh Trần Mạnh và Trần
Hanh đều hiểu có điều đó không bình thường nhưng rất phi thường
đã xảy ra. Cả hai người đều lóe lên ý nghĩ rằng, có thể do cự ly
phóng tên lửa quá gần, sau khi phóng hai quả tên lửa, máy bay của
Thiều đã lao thẳng vào chiếc B52.

Da thịt của người chiến sĩ cách mạng cùng xác chiếc B52,
những mảnh vỡ của chiếc Mig-21 đã hạ xuống vòng tay của Đất
mẹ. Khi ấy, Vũ Xuân Thiều mới vừa tròn 27. Trên bầu trời tối đen,
không ai nhìn thấy những giây phút cuối cùng của cuộc chiến quyết
tử đã diễn ra quyết liệt như thế nào, nhưng bất cứ ai đều cảm nhận
được sự khốc liệt và hơn hết chính là tinh thần cảm tử quyết tiêu
diệt B52 của chàng trai trẻ ấy.

Máy bay B52 cháy trên bầu trời miền Bắc ( ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, tài liệu của phía Mỹ không ghi nhận chiếc B52
này bị rơi. Mặt khác, họ cho rằng chiếc Mig-21 của phi công Vũ
Xuân Thiều đã bị bắn rơi trước khi kịp tiếp cận với B52, sau khi
hứng chịu ba tên lửa AIM-7 Sparrow từ 2 chiếc F-4D của Không
quân Mỹ- một trong những chiếc F-4 được điều khiển bởi thiếu tá
Harry McKee và Đại úy John Dubler.
Chính vì lẽ đó, sự hi sinh của phi công Vũ Xuân Thiều vẫn
là một ẩn số. Cho đến tháng 10/2002, câu chuyện về tinh thần cảm
tử của Vũ Xuân Thiều đã được giải mã. Nhân dịp sang Mỹ, một số
chuyên viên Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đến thăm Viện
Bảo tàng Không quân Mỹ tại Washington và tìm hiểu cuốn sách
“Không chiến trên bầu trời Bắc Việt”. Trong cuốn tài liệu có ghi rõ
về trận không chiến đêm ngày 28/12/1972, tác giả Istvan Toperczer
ghi lại lời kể một phi công Mỹ lái máy bay làm nhiệm vụ vệ tinh
cho chiếc B52D:

“Chiếc máy bay Mig-21 của không quân Bắc Việt lao vút
lên bầu trời. Khi phát hiện ra mục tiêu B52 và các máy bay tiêm
kích của Mỹ bảo vệ, chiếc Mig-21 đã mưu trí vượt qua hàng rào
bảo vệ và tiếp cận mục tiêu.

Quả tên lửa thứ nhất phóng đi, rồi quả tên lửa thứ hai, chiếc
B52 bị thương nhẹ chỉ tròng trành vài giây rồi vẫn gắng gượng lao
đến vị trí cắt bom. Khi khói vàng vừa nhà ra thì chớp nhoáng chiếc
Mig-21 lao như một mũi tên vào chiếc B52 Mỹ. Cả hai khối sắt
thép cùng nổ tung trên bầu trời…”

Như vậy, nhận định của đồng chí Trần Mạnh và Trần Hanh
về sự hi sinh dũng cảm của phi công Vũ Xuân Thiều đã được khẳng
định. Khi bám sát B52 ở cự ly quà gần để phóng tên lửa, đối mặt
với sống- chết. người lính quả cảm ấy đã quên đi hạnh phúc của
bản thân, hạ quyết tâm tiêu diệt địch, cùng với chiếc Mig-21 biến
thành “quả tên lửa thứ ba” lao vào "Pháo đài bay.
Chiếc máy bay B52D bị Thượng úy Vũ Xuân Thiều bắn hạ
đêm ngày 28/12/1972 trên bầu trời Sơn La là chiếc máy bay B52
thứ hai bị Không quân nhân dân Việt Nam bắn hạ và là chiếc pháo
đài bay cuối cùng của Mỹ bị bắn rơi trong trận chiến Điện Biên Phủ
trên không năm 1972. Ông là phi công thứ hai tiêu diệt được B52
của Không quân Mỹ trong chiến dịch tập kích, phi công Vũ Xuân
Thiều đã góp phần xứng đáng vào Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên
Phủ trên không” lịch sử.

Bên xác máy bay địch (ảnh tư liệu)


Nụ cười của cô nữ dân quân bên cạnh xác máy
bay kẻ thù (ảnh tư liệu)

Tổng kết lại, trong khoảng thời gian 11 ngày và 12 đêm, Mỹ


đã cho xuất kích 663 lần chiếc B52 (riêng Hà Nội 417 chiếc) và gần
2000 lần chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật các loại, rút hơn một
vạn tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác trên miền
Bắc. Nhưng kết quả, Mỹ đã phải trả cái giá rất đắt: 81 máy bay bị
bắn rơi, trong đó có 34 chiếc “Siêu pháo đài bay” B52 (16 chiếc rơi
tại chỗ) và hàng chục phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. 18% máy bay
B52 của Mỹ bị tổn thất trong tổng số máy bay B52 Mỹ có ở Đông
Nam Á. Tổn thất này là quá lớn, buộc Tổng thống Nickson phải
tuyên bố ngừng ném bom từ Bắc Vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp
Chính phủ ta tại Paris bàn việc kí Hiệp định.
Hà Quang Hưng- đồng đội cùng đoàn bay Mig-21 khóa 3
nói về ông rằng: “Đấy là một con người trí thức, dáng dấp rất “trai
Hà Nội”, sống hòa đồng, hiền hậu, thông minh. Một con người
sống bằng nội tâm. Tư cách thì vừa như thanh niên thành phố lại
như thanh niên huyện.”

Trần Ngọc Nhuận- người cùng học Đại học Bách khoa, cùng
nhập ngũ và cùng bay với Vũ Xuân Thiều trong nhiều năm kể từ
ngày bay năm đầu tiên của đời bay: “Thiều là một trong số ít phi
công chiến đấu có dáng dấp thư sinh lnhất. Thầy I-va-nốp giáo viên
bay trên loại máy bay Mig-21 là người khá cục cằn, hay chửi mắng
học viên, nhưng lại luôn ưu ái, quý mến anh chàng học viên trắng
trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ chịu này. Về ý thức kỉ luật, tinh thần học
tập, rèn luyện thì Thiều cũng luôn là người gương mẫu. Ngược lại
với vẻ về ngoài ấy thì tính cách của Thiều lại là người rất có bản
lĩnh, khá lì. Trong thực hành các bài bay huấn luyện xạ kích, Thiều
thường xử lý khá táo bạo, quyết liệt, kết quả luôn đạt điểm tối ưu.”

Trung tướng, Anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát, người
bạn thân thiết của anh hùng Vũ Xuân Thiều đã viết: “Vào những
ngày ấy, hành động điên cuồng dùng B52 ném bom rải thảm lên
các thành phố, làng xóm của ta đã làm các phi công chúng tôi sôi
sục căm thù. Ai cũng mong bắn hạ được B52, nhất là các phi công
bay đêm. Trong các buổi quân sự dân chủ bàn cách đánh B52 của
đại đội, không ít các phi công trong đó có Vũ Xuân Thiều không
ngần ngại tuyên bố: Nếu bắn hết 2 quả tên lửa mà B52 không rơi
thì sẽ có ngay quả tên lửa thứ ba. Tôi hiểu “quả tên lửa thứ ba” ấy
là gì. Đó là cả một chiếc MiG-21 nặng gần 10 tấn và một trái tim
cháy bỏng căm thù quân xâm lược. Rất khó để đưa ra lời khuyên
khác cho bộ đội lúc đó, bởi chính tôi cũng có suy nghĩ ấy.”
Bao năm đã qua, căn gác xưa ở số 21 phố Đặng Dung, Hà
Nội của gia đình ông vẫn còn khá nguyên vẹn, tất cả di vật ông để
lại đều được người thân nâng niu gìn giữ. Đại tá Vũ Xuân Thăng,
anh trai thứ hai của Vũ Xuân Thiều ngậm ngùi: “Chú Thiều nhà tôi
lúc hy sinh mới 27 tuổi đầu, chưa kịp lập gia đình. Nhưng chú ấy đã
có bạn gái…” Người bạn gái của ông là một thiếu nữ Hà thành tài
sắc tên là Hoa. Tình yêu giữa họ nảy nở và ngày càng nồng thắm.
Một thời gian sau, Hoa sang Liên Xô học tập, từ đó họ không bao
giờ còn gặp lại được nhau. Nguyễn Xuân Phong, phi công cùng
đoàn bay năm đầu tiên với Vũ Xuân Thiều kể :” Thiều rất hay nhận
được thư với phong bì màu xanh, trên đó ghi còng chữ “Em gửi cho
anh/ Chiếc phong bì màu xanh/ Màu ước mơ hy vọng…”. Ông
Thăng còn cho biết: “Chú ấy viết thư cho Hoa, chỉ dùng loại giấy
pơ-luya màu xanh đẹp nhất được mua hồi ấy… Thiều còn ép khô
những lá thông hái ở căn cứ đóng tại Sóc Sơn gửi sang Liên Xô
tặng Hoa.”

“Đây là ba thứ đại diện cho cuộc đời của chú Thiều: máy
bay Mig-21 là sự nghiệp, cuộc sống bị cướp đi bởi máy bay B52 và
đại bàng đá là món quà của tình yêu”. Bà Hoa đã tìm mua được một
bức tượng con đại bàng trắng tạc bằng loại đá đặc biệt, có thể phát
sáng ban đêm gửi về tặng ông Thiều. Bức tượng ấy có ý nghĩa như
một lời chúc cho ông và chiếc Mig-21 sẽ như một con đại bàng
dũng mãnh hạ gục những chiếc “Pháo đài bay” B52 của Mỹ.

Vũ Xuân Thiều đã nằm ở mảnh đất Sơn La từ năm 1972. Và


rồi rừng núi cũng không giữ người phi công quả cảm được mãi.
Cũng đến lúc ông phải về xuôi, nơi ấy có người mẹ già, có các anh
chị em, bè bạn,… đang ngày đêm mong ngóng đợi chờ… Năm
1995, Vũ Xuân Thiều được đón từ Sơn La về Hà Nội.
Vậy là một phi công tiêm kích đã xếp lại đôi cánh bay của
mình trong trận không chiến để bảo vệ cho bầu trời và mặt đất được
yên bình. Vậy là trong đội hình bay đã vắng bóng một đôi cánh đại
bàng. Vậy là đồng chí đồng đội mất đi một người bạn chiến đấu.
Vậy là gia đình mất đi một người thân. Vậy là một người yêu đã
mất người yêu. Chiến tranh đã tàn nhẫn chia cắt lứa đôi đang độ
yêu nhau đằm thắm nhất... Anh đã về nơi vĩnh hằng, về với hư vô
trong sự tiếc thương của bao người…

Sự ra đi của phi công Vũ Xuân Thiều nói riêng, cũng như


những người anh hùng đã anh dũng xả thân cứu nước nói chung là
một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ sau này về tinh thần yêu nước,
quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh. Họ là những tấm gương sáng mà
các lớp thế hệ sau này, đặc biệt là thế hệ trẻ cần noi theo. Họ đã ra
đi mãi mãi nhưng những gì họ đã cống hiến cho cách mạng, cho đất
nước, cho cuộc đời sẽ mãi còn lưu lại trong sử sách và trong trái
tim hàng triệu nhân dân Việt Nam, họ là những ngôi sao sáng mãi
không bao giờ vụt tắt.

Trong những năm 1965-1975, nghe theo tiếng gọi thiêng


liêng của Tổ quốc và hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, gần 300
cán bộ và 2700 sinh viên lần lượt lên đường nhập ngũ.

“Ra đi chỉ một lời thề

Chiến thắng giặc Mỹ mới về Bách khoa.”


Cùng với Vũ Xuân Thiều, tháng 4 năm 1965, 10 chàng trai-
10 sinh viên của trường có lệnh nhập ngũ vào Quân chủng Phòng
Không- Quân để được đi đào tạo thành những người lái máy bay-
những phi công tiêm kích chiến đấu. 10 chàng trai đó là:

Vũ Xuân Thiều- sinh viên năm thứ ba

Trần Ngọc Nhuận- sinh viên năm thứ ba

Nguyên Phú Đức- sinh viên năm thứ hai

Đặng Xây- sinh viên năm thứ hai

Trần Thông Hào- sinh viên năm thứ nhất

Hoàng Quốc Dũng- sinh viên năm thứ nhất

Doãn Thắng- sinh viên năm thứ nhất

Phạm Văn Vịnh- sinh viên năm thứ nhất


Nguyễn Văn Phúc- sinh viên năm thứ hai

Nguyễn Tiến Sâm- sinh viên năm thứ nhất

Trong số 10 sinh viên này, có Vũ Xuân Thiều và Nguyên


Phú Đức là cùng học lớp Vô tuyến Điện thuộc khoa Điện, Hiệu
trưởng trường Đại học Bách khoa thời bấy giờ là thầy Hoàng Xuân
Tùy, Bí thư Đảng ủy là thầy Bùi Nguyên Cát đã tổ chức chiêu đãi
bữa cơm thân mật, gặp 10 sinh viên của mình để động viên và chia
tay các trò trước khi sang Liên Xô học tập. Số lượng sinh viên của
trường Đại học Bách khoa nhập ngũ không phải là ít, nhưng số
“xếp bút nghiên theo việc đao cung” hơn nữa lại là những người sẽ
trở thành phi công- những người lính canh trời thì chỉ có đợt này là
đợt đầu tiên và là đợt rầm rộ nhất.

Hình ảnh lớp sinh viên “Xếp bút nghiêng” ra trận (ảnh tư liệu)

Và 7 năm sau đó, một trong số 10 chàng trai sinh viên ấy đã


lập lên kì tích: bắn rơi “Siêu pháo đài bay” B52 của Mỹ và anh
dung hi sinh. Chàng trai ấy chính là sinh viên Vũ Xuân Thiều- sinh
viên lớp Vô tuyến Điện.
Nam 1994, Vũ Xuân Thiều đã được truy tặng danh hiệu
“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.”

Các sinh viên trong nhóm 10 người cùng nhập ngũ ấy đã


chiến đấu ngoan cường trong chiến tranh, đã bắn hạ máy bay của
lực lượng Không quân Mỹ, góp phần giữ yên bầu trời đất Việt. Khi
rời khỏi đội ngũ phi công, họ đã tiếp tục học tập và gặt hái được rất
nhiều thành công, đảm nhận những cương vị trọng trách của các tổ
chức ngoài quân đội: ông Nguyên Phú Đức từng giữ cương vị Phó
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam; ông Nguyễn Tiến
Sâm từng giữ chức Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải, Cục trưởng
Cục hàng không dân dụng Việt Nam; ông Đặng Xây từng đảm
nhận cương vị Giám đốc Công ty bao bì xuất nhập khẩu; ông Trần
Ngọc Nhuận về công tác ở Viện Chiến lược Bộ giao thông vận tải;
ông Doãn Thắng từng giữ chức Tham Tán công sứ Đại sứ quán
Việt Nam tại Nga và chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng
hòa Séc. Ông Trần Thông Hào từng giữ chức vụ Hiệu trưởng
trường Không quân Nha Trang, Hiệu trưởng trường Trung Cao
Không quân, rồi về Cục Khoa học Công nghệ Môi trường Bộ Quốc
Phòng; ông Hoàng Quốc Dũng là Trưởng khoa Phòng không
Không quân ở Học viện quân sự cấp cao…

Cựu sinh viên Nguyễn Đức Chiêu- chàng trai sinh viên năm
thứ 2 Khoa Luyện kim, tham gia vào Bộ tư lệnh phòng không, trực
tiếp bắn rơi B52 tại Hồ Ngọc Hà, tham gia chương trình đánh lửa
tên lửa Strike của Mỹ chia sẻ: “Áp dụng kiến thức học từ trường
vào thực tế, sinh viên Bách Khoa dùng kiến thức khoa học kỹ thuật
để đánh chiến tranh điện tử của Mỹ ở miền Bắc. Không quân Mỹ
đánh vào miền Bắc, dùng thiết bị gây nhiễu rãnh đạn, thời gian đầu
2 trung đoàn Hà Nội đều bị mất điều khiển không thể bắn rơi máy
bay Mỹ, tên lửa phòng lên một là rơi xuống đất. hai là vượt tầm
không thể lái được trúng mục tiêu. Chúng tôi cùng chuyên gia Nga
tìm cách chống nhiễu, nó sinh ra cái gì mình đều tìm cách để chống
lại” .

Đại học Bách khoa Hà Nội đã góp công lao rất lớn trong
những năm tháng chiến tranh, nhất là trong giai đoạn 1965-1967 và
đặc biệt là năm 1972. Khi 2 lần cuộc ném bom của Mỹ lên miền
Bắc, cùng với các chuyên gia, kỹ thuật viên, tập thể gồm một số
nhà giáo, nhà khoa học của Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành
công phương pháp và tổ chức triển khai rà, phá bom từ tính và thủy
lôi từ trường. Qua đó làm thất bại âm mưu của địch hòng ngăn chặn
đường tếp tế của quân ta. Những công trình khoa học của sinh viên
Bách khoa Hà Nội đã góp phần tô đậm thêm dấu ấn của trí tuệ- trái
tim- lòng dũng cảm của con người Bách khoa.

Ngày nay, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác
và phát triển, song, bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất
ổn, những diễn biến phức tạp. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn ngày một gay gắt, chủ nghĩa dân tộc, các thách thức an ninh phi
truyền thống… ngày một gia tăng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của toàn Đảng, toàn dân bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đã và
đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn,
thách thức.
Tiếp thu truyền thống đầy tự hào của cha anh, kế thừa và
phát huy tinh thần quyết liệt, dấn thân vì dân tộc, thế hệ thầy và trò
trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức những hoạt động tri
ân, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm
của các giảng viên, cán bộ và sinh viên về lòng yêu nước, chủ nghĩa
anh hung cách mạng dân tộc. Qua đó, góp phần củng cố hạ tầng cơ
sở tinh thần những con người Bách khoa, đảm bảo sự phát triển bền
vững của nhà trường.

Đoàn đại biểu và cựu chiến binh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang

Là một sinh viên Bách khoa, một công dân nước Việt Nam,
mỗi chúng ta đều cần cảm thấy tự hào vì truyền thống lịch sử vẻ
vang- công lao to lớn của thầy và trò trong cuộc chiến thắng Hà
Nội- Điện Biên Phủ trên không. Tuy hòa bình đã trở lại, nhưng
chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày, trang
bị cho bản thân một hành trang vững chãi. Từ đó có thể cống hiến
nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. Phát huy ý chí tự lực, tự
cường, đoàn kết nhất, gương mẫu và luôn hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tham gia các hoạt động
của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ngày một vững mạnh.

You might also like