Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


--------o0o--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM
YẾT: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Hoàng Thái


Họ và tên : Đỗ Ngọc Phương
Lớp : QH 2018 – KTKT CLC2
Mã sinh viên : 18051089

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


--------o0o--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM
YẾT: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Hoàng Thái


Họ và tên : Đỗ Ngọc Phương
Lớp : QH 2018 – KTKT CLC2
Mã sinh viên : 18051089

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm
yết: Bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS. Nguyễn Hoàng Thái.

Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê được sử dụng trong bài
nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả nghiên cứu

Đỗ Ngọc Phương

3
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực trong học tập và
tìm hiểu của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè và hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại
học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp rất nhiều kiến thức chuyên môn hữu
ích trong suốt quá trình học tập, cũng như có những chia sẻ rất bổ ích qua các buổi định
hướng nghiên cứu trước đây để em có thêm kinh nghiệm khi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Hoàng Thái, người đã tận tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận từ những khâu nhỏ nhất.

Bên cạnh những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, song đề tài khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy
cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả nghiên cứu

Đỗ Ngọc Phương

4
NỘI DUNG

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................3


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................4
1. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................................10
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................10
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................13
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................13
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................14
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................15
1.5. Dự kiến đóng góp đề tài......................................................................................................15
1.6. Kết cấu của đề tài................................................................................................................16
2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM YẾT............17
2.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................................17
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp niêm yết..................................................................17
2.1.1.1. Khái niệm Công ty niêm yết.................................................................................17
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty niêm yết....................................................................19
2.1.1.3. Các quy định về niêm yết chứng khoán................................................................24
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hiện tượng hủy niêm yết................................................................30
2.1.2.1. Khái niệm hủy niêm yết........................................................................................30
2.1.2.2. Các hình thức hủy niêm yết..................................................................................31
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về chỉ số tài chính liên quan...............................................................38
2.1.3.1. Chỉ số lợi nhuận (Profitability ratio).....................................................................40
2.1.3.2. Chỉ số thanh toán (Liquidity ratio).......................................................................43
2.1.3.3. Chỉ số đòn bẩy (Leverage ratio)...........................................................................46
2.1.3.4. Chỉ số hiệu suất (Efficiency ratio)........................................................................47
2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết...................50
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................50

5
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước..........................................................................................53
2.3. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................................................55
3. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................57
3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................................57
3.2. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................................59
3.2.1. Suy giảm lợi ích của việc niêm yết..............................................................................59
3.2.2. Hiệu quả hoạt động......................................................................................................59
3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn........................................................................................................60
3.2.4. Tỷ suất sinh lời............................................................................................................61
3.2.5. Cấu trúc tài chính.........................................................................................................62
3.3. Mô hình nghiên cứu............................................................................................................64
3.3.1. Phương trình nghiên cứu.............................................................................................64
3.3.2. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................................65
3.4. Lấy mẫu và dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................65
3.4.1. Chọn mẫu.....................................................................................................................65
3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................68
4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................71
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................................71
4.2. Ma trận tương quan.............................................................................................................73
4.3. Kết quả hồi quy...................................................................................................................74
4.3.1. Quy trình lựa chọn mô hình phù hợp...........................................................................74
4.3.2. Khuyết tật mô hình......................................................................................................75
4.3.3. Thảo luận kết quả thực nghiệm....................................................................................77
5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................79
5.1. Kết luận...............................................................................................................................79
5.2. Kiến nghị............................................................................................................................80
5.2.1. Đối với doanh nghiệp..................................................................................................80
5.2.2. Đối với nhà đầu tư.......................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................83

6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nguyên nghĩa

HNX Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Unlisted Public Company


UPCOM Sàn giao dịch UPCOM
Market

TTCK Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán

CTCP Công ty cổ phần Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông

HĐQT Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị

IPO Initial Public Offering Phát hành lần đầu ra công chúng

The State Securities


SSC Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước
Commission Of Vietnam

SOX Sarbanes-Oxley Đạo luật Sarbanes-Oxley

Securities & Exchange


SEC Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ
Commission (US government)

NYSE New York Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán New York

7
Financial Security Law of
FSL Luật An ninh Tài chính của Pháp
France

PSE Prague Stock Exchange Thị trường chứng khoán Prague

Association of Southeast
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations

SALEGR Sale growth Tốc độ tăng trưởng doanh thu

MARGIN EBITDA Margin Hệ số biên lợi nhuận

IT Inventory turnover Vòng quay hàng tồn kho

FAT Fixed asset turnover Vòng quay tài sản cố định

TAT Total asset turnover Vòng quay tổng tài sản

Tỷ lệ tự tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng
ES Net asset ratio
tài sản)

FAS Fixed asset ratio Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản

ROA Return on asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROS Return on sale Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần

PC Profit to cost ratio Tỷ suất lợi nhuận gộp

8
DR Debt ratio Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Bảng/ Hình Tên

Bảng 1 Bảng tổng hợp dấu kỳ vọng của các biến độc lập

Bảng 2 Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp hủy niêm yết giai đoạn 2018 – 2021

Bảng 3 Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp kiểm soát giai đoạn 2018 – 2021

Bảng 4 Bảng tóm tắt các biến nghiên cứu

Bảng 5 Bảng thống kê mô tả

Bảng 6 Kết quả hồi quy

Bảng 7 Bảng kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hình 1 Quy trình nghiên cứu

Hình 2 Ma trận tương quan

9
1. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài 

Dù là một nền kinh tế còn khá non trẻ - thị trường chứng khoán Việt Nam được
hình thành và phát triển hơn 20 năm nhưng cũng đóng góp nhiều cho hoạt động kinh tế vĩ
mô của đất nước. Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, năm 2021 tiếp tục là một
năm đầy thách thức với đời sống kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, thị trường chứng
khoán lại ghi dấu một năm “thăng hoa” với các mốc kỷ lục mới được xác lập trên chặng
đường phát triển 21 năm. Dấu ấn lớn nhất phải kể đến, đó là VN-Index lần đầu tiên vượt
mốc 1.500 điểm (ngày 26/11) [1], đánh dấu “đỉnh lịch sử” về chỉ số trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, số tài khoản giao dịch mở mới cũng đạt kỷ lục, tính chung
11 tháng năm 2021, có hơn 1,3 triệu tài khoản mở mới toàn thị trường, lớn hơn số tài
khoản của bốn năm trước cộng lại [1]. Với sự “bùng nổ” về số tài khoản mở mới, thanh
khoản thị trường cũng tăng trưởng chưa từng có. Quy mô giao dịch thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay đã vượt Singapore, đứng thứ hai trong ASEAN, sau Thái Lan
[1]. Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào trong TOP thị trường mang lại suất sinh
lời cao trên thế giới [1]. Bên cạnh đó, nó được đánh giá là một trong 10 thị trường chứng
khoán có sức chống chịu với dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất trên thế giới [1]. Từ đó
ta thấy, thị trường này luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn của mọi thành phần kinh tế
trong xã hội, đặc biệt là những nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với
nguy cơ phá sản. Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng, giảm 13,4% về số doanh
nghiệp và giảm 27,9% về vốn đăng ký so với năm trước [2]. Vốn đăng ký bình quân một
doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm
trước [2]. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm
2,2% so với năm 2020) [2]. Hơn nữa, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

10
gần 55 nghìn doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48,1 nghìn doanh nghiệp ngừng
hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể, giảm 4,1% [2]. Bình quân một tháng có gần 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi
thị trường [2]. Chính vì vậy, những người quan tâm đến thị trường chứng khoán thế giới
nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đều có thể thấy rằng vấn đề về
khả năng hoạt động liên tục và hiện tượng hủy niêm yết đang có xu hướng gia tăng, do
đó, ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của các cổ đông và các nhà đầu tư tài chính.

Hủy niêm yết là quá trình cổ phiếu bị xóa khỏi nền tảng giao dịch mà cổ phiếu đó
đang hoạt động. Có hai loại hủy niêm yết. Thứ nhất, các doanh nghiệp buộc phải rời khỏi
thị trường chứng khoán lớn nếu không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường chứng
khoán, đây được gọi là hủy niêm yết bắt buộc. Ngoài ra, loại hủy bỏ niên yết thứ hai là
hủy niêm yết tự nguyện. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được hủy niêm yết khi
nhận được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Theo Quyết định số 299 năm 2016 của
Bộ tài chính, nếu Đại hội đồng cổ đông biểu quyết và đạt được ít nhất 51% số phiếu tán
thành của cổ đông thì quyết định hủy niêm yết có thể được thông qua (Bộ tài chính,
2016).

Việc rời sàn chứng khoán xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề
khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến thị trường chứng khoán rơi vào suy thoái kéo dài,
chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng, hay việc áp đặt
các chính sách tín dụng nghiêm ngặt, tất cả những yếu tố đó làm hạn chế dòng tiền vào
thị trường (Boot, Gopalan, & Thakor, 2008). Ngoài ra, theo một số chuyên gia tại Việt
Nam, yêu cầu công bố thông tin cũng đã tạo ra áp lực cho doanh nghiệp và điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến quy trình tuân thủ của các doanh nghiệp niêm yết. Thêm vào đó, các
quyết định kinh tế của các nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng đáng kể do sự chậm trễ và không
trung thực trong việc công bố thông tin của ban giám đốc về tình trạng tài chính, cũng
như tuân thủ các yêu cầu bắt buộc của pháp luật; hoặc sự thiếu trách nhiệm của các kiểm
toán viên độc lập trong việc đưa ra các ý kiến kiểm toán nhằm che đậy tình hình tài chính

11
của doanh nghiệp và rủi ro hủy niêm yết mà doanh nghiệp đang phải đối mặt (Sanger,
2000).

Dù một doanh nghiệp bị yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc hay tự nguyện huỷ niêm
yết đều có những ảnh hưởng to lớn đến những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phần tại các
doanh nghiệp này. Ảnh hưởng này được phản ánh chủ yếu ở sự giảm sút tính thanh khoản
và thay đổi giá trị của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết, cổ
phiếu đó hoặc sẽ bị mua lại bởi chính doanh nghiệp hoặc sẽ hoàn toàn mất đi tính thanh
khoản. Chính điểm này sẽ trực tiếp ảnh hưởng lên giá của cổ phiếu. Mặt khác, mục đích
chủ yếu của đa số các nhà đầu tư khi mua cổ phần tại các doanh nghiệp là lợi ích về mặt
tài chính, mà lợi ích tài chính của các nhà đầu tư chủ yếu đến từ sự thay đổi giá cổ phiếu.
Như vậy, ảnh hưởng của tin tức hủy niêm yết lên giá của cổ phiếu là một vấn đề đáng
được quan tâm. Dưới góc độ của một nhà đầu tư, những phân tích đó sẽ được sử dụng để
dự đoán ảnh hưởng của yêu cầu hủy niêm yết lên giá cổ phiếu. Dưới góc độ của doanh
nghiệp, khi đưa ra các quyết định hủy niêm yết tự nguyện, doanh nghiệp cần những phân
tích chuyên sâu để đánh giá những điểm được và mất khi quyết định hủy niêm yết trên thị
trường.

Qua đó, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quá
trình hủy niêm yết của doanh nghiệp: Eilnaz và Meziane (2013) chỉ ra rằng các công ty tự
nguyện hủy niêm yết khi họ không thể tăng vốn chủ sở hữu, cơ hội tăng trưởng và lợi
nhuận của họ thấp và họ sinh ra lợi nhuận âm. Ngược lại, một số công ty chuyển sang thị
trường chứng khoán lớn hơn và được quản lý chặt chẽ hơn để tăng xác suất lựa chọn huy
động vốn bên ngoài, tạo ra lợi nhuận dương và có tiềm năng tăng trưởng cao mặc dù điều
này dẫn đến chi phí quản lý cao hơn. Bên cạnh đó, M. Tutino và các cộng sự (2013) phát
hiện ra rằng các công ty có khả năng hủy niêm yết là những công ty có quy mô tương đối
nhỏ và hoạt động trong các lĩnh vực lâu đời với tốc độ tăng trưởng chậm được thể hiện
bằng tốc độ tăng việc làm. Hơn nữa, các công ty bị hủy niêm yết được đánh dấu bởi nhu
cầu vốn cao vì họ cho thấy đòn bẩy cao hơn so với mẫu kiểm soát. Andreas và các cộng

12
sự (2007) đã đưa ra tính hiệu quả của cơ chế quản trị của doanh nghiệp là yếu tố quyết
định chính đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán New York.

Cao Đinh Kiên (2014), đã tổng hợp tình hình hủy niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, đồng thời chỉ ra các tác động khác biệt của
tin tức hủy niêm yết (trong các giai đoạn khác nhau) đến giá cổ phiếu của các trường hợp
công ty hủy niêm yết bắt buộc và hủy niêm yết tự nguyện. Bài viết cũng đưa ra một số
bằng chứng về tính hiệu quả thị trường còn yếu ở Việt Nam do thiếu sự minh bạch về
thông tin.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp hủy niêm yết tăng nhanh trong những năm
gần đây đã làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, trách nhiệm dự báo, cảnh
báo và cung cấp thông tin về việc hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
còn rất mơ hồ, chưa có cơ chế, quy định cụ thể được ban hành. Thêm vào đó, có rất ít
công trình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hủy
niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và các nghiên
cứu đó chưa đi đến kết luận chung nhất. Điều này tạo ra khoảng trống nghiên cứu cần
được tiến hành.

Để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các
nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết: Bằng chứng từ các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” nhằm xác định những tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết và đề ra một số khuyến nghị giúp các
nhà đầu tư có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp.

13
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiện
tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng quan lý luận, hệ thống các bài nghiên cứu liên quan về hiện tượng
hủy niêm yết.

Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiện tượng hủy niêm yết của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Thứ ba, xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết và đo lường mức độ
tác động của từng nhân tố đến hiện tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng hủy bỏ niêm yết của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Hủy niêm yết là gì? Tình hình hủy niêm yết tại Việt Nam như thế nào
trong giai đoạn 2018 – 2021?

Câu hỏi 2: Nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết của các doanh
nghiệp niêm yết Việt nam? Mức độ tác động của các nhân tố đó đến hiện tượng hủy niêm
yết như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần đưa ra những kiến nghị gì để hạn chế hiện tượng hủy niêm yết của
các doanh nghiệp Việt Nam?

14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 

Đối tượng: Nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp hủy niêm yết và các doanh nghiệp niêm
yết kiểm soát trên sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2018 đến 2021.

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp:

Các tài liệu liên quan tới nhân tố tác động đến việc hủy niêm yết của các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam sẽ được thu thập từ các nguồn tài liệu
trong và ngoài nước, bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu, tham luận của các nhà
khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu về kinh tế.

Thu thập dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp hủy niêm yết và các doanh nghiệp
niêm yết kiểm soát trong 04 năm giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021.

Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: Các số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được phân
tích thông qua phần mềm Excel và Stata gồm có:

Phương pháp phân tích thống kê, mô tả: Tổng hợp các thông tin về các doanh
nghiệp hủy niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu, như số lượng doanh nghiệp hủy niêm
yết, ngành nghề, và các thông tin liên quan khác.

Phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng: Phân tích các
nhân tố tác động tới việc hủy niêm yết. Từ đó xây dựng mô hình để xác định mức độ tác

15
động của mỗi nhân tố. Sau đó, sử dụng phần mềm STATA để xử lý và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro hủy niêm yết.

1.5. Dự kiến đóng góp đề tài 

Về mặt lý luận:

Bài nghiên cứu kế thừa những nghiên cứu trước đó, giúp hỗ trợ lấp một phần
khoảng trống nghiên cứu, bổ sung vào đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiện
tượng hủy niêm yết của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Về mặt thực tiễn:

Với doanh nghiệp: Bài nghiên cứu giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về
các nhân tố tác động đến hiện tượng hủy niêm yết của công ty, căn cứ để đưa ra các giải
pháp, quyết định chính xác nhằm hạn chế hiện tượng hủy niêm yết.

Với các bên liên quan: Những thông tin đặc điểm về hiện tượng hủy niêm yết là
những thông tin chưa được xử lý, phân tích của công ty. Từ kết quả nghiên cứu, cung cấp
cho các bên liên quan như các nhà đầu tư những căn cứ để tìm hiểu về các doanh nghiệp
họ có ý định đầu tư, từ đó đánh giá, dự báo khả năng hoạt động của công ty để ra quyết
định dễ dàng hơn.

1.6. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 3: Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

16
2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ
SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG HỦY NIÊM YẾT

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp niêm yết

2.1.1.1. Khái niệm Công ty niêm yết

Căn cứ điểm b, Khoản 1 Điều 2 Quy chế Quản trị áp dụng cho các công ty niêm
yết, “Công ty niêm yết là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở
Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam.” 

Nói cách khác, công ty niêm yết là một công ty công cộng mà trong đó cổ phiếu
được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức
phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải
chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước. Đồng thời với việc công ty phải công
bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động
vốn. Do đó, động lực để trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên
thị trường chứng khoán.

Căn cứ Khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định: “Niêm yết chứng
khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao
dịch cho chứng khoán niêm yết.”

Như vậy từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số ưu và nhược điểm
của công ty niêm yết như sau :

- Về ưu điểm:

17
Thứ nhất, nâng cao tính thanh khoản: Cổ phiếu đã niêm yết thường dễ dàng mua
đi, bán lại hay nói cách khác là dễ dàng giao dịch trực tiếp trên thị trường. Cho nên nhà
đầu tư không phải lo lắng về việc khó bán cổ phiếu để thu hồi vốn như các loại tài sản
đầu tư khác (vàng, bất động sản,…). Chính bởi vậy mà tính thanh khoản của những cổ
phiếu này cũng được xem là cao hơn so với những cổ phiếu chưa được niêm yết.

Thứ hai, tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Mặc dù không phải cổ phiếu của doanh
nghiệp nào cũng làm được điều này sau một khoảng thời gian niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Nhưng hầu như những công ty có nền tảng giá trị tốt (cả về mặt giá trị hữu
hình và giá trị vô hình), xét về dài hạn, giá cổ phiếu đều sẽ tăng so với mức giá tại thời
điểm trước khi niêm yết.

Thứ ba, mức độ uy tín – an toàn được nâng cao: Để được niêm yết chứng khoán,
các công ty phải đảm bảo đạt những yêu cầu về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, cơ cấu tổ chức,… Cho nên đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp đã niêm
yết sẽ hạn chế rủi ro, gia tăng cơ hội lợi nhuận vì hoạt động kinh doanh của các công ty
này khá ổn định, trên đà tăng trưởng.

Thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp bền vững: Khi công ty có cổ phiếu
được niêm yết tại sàn chứng khoán thì tức là công ty đó sẽ phải tuân thủ theo các chuẩn
mực quản trị công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Các
chuẩn mực này được xây dựng với chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị công ty.

- Về nhược điểm:

Khả năng tiếp cận thị trường vốn đại chúng cũng đi kèm với việc tăng cường giám
sát theo quy định, các nghĩa vụ báo cáo tài chính và hành chính cũng như các quy định về
quản trị công ty mà các công ty niêm yết phải tuân thủ.

18
Niêm yết chứng khoán cũng dẫn đến việc chủ sở hữu và những người sáng lập của
công ty ít kiểm soát hơn. Ngoài ra, có những chi phí đáng kể để tiến hành IPO (chưa kể
chi phí pháp lý, kế toán và tiếp thị liên tục để duy trì một công ty niêm yết).

Các công ty niêm yết phải đáp ứng các tiêu chuẩn báo cáo bắt buộc do Cơ quan
Chính phủ quy định và phải liên tục nộp báo cáo cho SSC. SSC đặt ra các yêu cầu báo
cáo nghiêm ngặt đối với các công ty niêm yết. Các yêu cầu này bao gồm việc công khai
báo cáo kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.

Các công ty cũng phải nộp báo cáo tài chính hàng quý và các báo cáo tình hình
hiện tại để báo cáo khi xảy ra một số sự kiện nhất định, chẳng hạn như bầu giám đốc mới
hoặc hoàn thành thương vụ mua lại. Ngoài ra, các cổ đông đủ điều kiện có quyền nhận
các tài liệu và thông báo cụ thể về các hoạt động kinh doanh của công ty.

Cuối cùng, một khi công ty niêm yết, công ty phải chịu trách nhiệm trước các cổ
đông của mình. Các cổ đông bầu ra một hội đồng quản trị thay mặt họ giám sát hoạt động
của công ty. Hơn nữa, một số hoạt động nhất định – chẳng hạn như sáp nhập và mua lại;
một số thay đổi và sửa đổi cấu trúc công ty… phải được đưa ra để nhận được sự chấp
thuận của cổ đông. Điều này có nghĩa là cổ đông có thể kiểm soát nhiều quyết định của
công ty một cách hiệu quả.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty niêm yết

Là một công ty cổ phần/ công ty đại chúng, công ty niêm yết trước hết có đầy đủ
các đặc điểm về cơ cấu tổ chức nội bộ theo quy định. Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm
2014 thiết kế hai mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP để các cổ đông khi thành lập công ty
này có quyền lựa chọn: 

(i) Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám
đốc; 

19
(ii) ĐHĐCĐ, HĐQT (bao gồm các thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ); Giám
đốc/Tổng giám đốc.

Như vậy, có thể nhận thấy, sự khác biệt căn bản giữa hai mô hình tổ chức thể hiện
qua việc có hay không sự tham gia của Ban kiểm soát hay Ban kiểm toán nội bộ và thành
viên độc lập.

Thứ nhất, mô hình tổ chức của CTCP có sự tham gia của Ban kiểm soát

Đối với ĐHĐCĐ, có thể nhận thấy, “một trong những đặc điểm của CTCP là quản
lý tập trung thông qua cơ cấu Hội đồng. Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối
quyền lực trong cơ cấu tổ chức là công việc nội bộ của các nhà đầu tư”. Còn theo quy
định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2014, ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết và đây chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của CTCP.
Về nguyên tắc, “cổ đông không có quyền biểu quyết thì không được tham dự Đại hội đó
là cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại”. Mặc dù vậy, ĐHĐCĐ lại không
thường xuyên hoạt động như HĐQT mà chỉ họp thường niên mỗi năm một lần. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì ĐHĐCĐ có thể họp bất thường.

Về HĐQT, có ý kiến cho rằng, “HĐQT là cơ quan quyền lực mang tính hạt nhân
trong CTCP”. Điều này thể hiện tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của HĐQT đối với
CTCP. Bởi lẽ, đây chính là cơ quan quản lý của CTCP và là cơ quan có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CTCP nếu không thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Trên thực tế, HĐQT là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì mọi
hoạt động của CTCP, nên quyền hạn của cơ quan này rất lớn. Theo quy định hiện nay,
HĐQT sẽ có từ 03 đến 11 thành viên và hoạt động trong nhiệm kỳ không quá 05 năm
nhưng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Do chịu trách
nhiệm quản lý điều hành mọi công việc quan trọng của CTCP, nên vai trò, khả năng,
trình độ hay đạo đức của từng thành viên HĐQT rất được đề cao. Về nguyên tắc, các
thành viên phải đáp ứng khá nhiều tiêu chuẩn và điều kiện để có thể trở thành thành viên

20
của HĐQT. Nhìn chung, nếu các thành viên HĐQT hoạt động cần mẫn và có tinh thần, ý
thức trách nhiệm cao với công việc thì công ty và các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu
số sẽ được hưởng lợi. Ngược lại, nếu như thành viên HĐQT cấu kết với nhau để chuyên
quyền, tư lợi thì sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại rất lớn cho công ty cũng như ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số. Chính vì vậy, hầu
hết các CTCP hiện nay đều quy định sự tham gia của Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát
hoạt động của các thành viên HĐQT.

Đối với Ban kiểm soát, có thể khẳng định, “trong các CTCP, đặc biệt là các công
ty đại chúng và công ty niêm yết, vai trò của Ban kiểm soát là hết sức quan trọng”. Bởi
đây là cơ quan chịu trách nhiệm thường xuyên giám sát mọi hoạt động của HĐQT và các
chức danh lãnh đạo khác của CTCP. Về nguyên tắc, “Ban kiểm soát là một cơ quan do
ĐHĐCĐ bầu ra, có số lượng từ 03 đến 05 thành viên, trong đó, có ít nhất một thành viên
là kế toán viên hoặc kiểm toán viên”. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Ban kiểm soát
chính là thực hiện các công việc liên quan đến việc giám sát hoạt động của HĐQT, Giám
đốc/Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành của CTCP. Chính vì vậy, Ban kiểm
soát phải được quyền tiếp cận mọi thông tin liên quan đến hoạt động của các chủ thể trên.
Mặt khác, sau khi đã xem xét, thẩm định các thông tin mà chủ yếu liên quan đến hoạt
động tài chính của công ty thì Ban kiểm soát phải có trách nhiệm lập các báo cáo thẩm
định và trình ĐHĐCĐ. Ngoài ra, “Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc
đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công
ty đạt được hiệu quả cao nhất… Thế nhưng, ở không ít các công ty, Ban kiểm soát chỉ
đóng vai trò hình thức, được chính HĐQT và các cổ đông lớn dựng lên cho có và hoàn
toàn bị vô hiệu hóa, thậm chí còn được xem là lực lượng hậu thuẫn, đứng sau, tiếp tay
cho HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc dấn sâu vào những hoạt động sai phạm, xâm phạm
lợi ích các cổ đông nhỏ lẻ”. Trên thực tế, không ít trường hợp HĐQT và Ban kiểm soát
phối hợp, liên kết với nhau để thao túng mọi quyền lực trong CTCP.

21
Đối với các chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc, về nguyên tắc, Giám đốc/Tổng
giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của CTCP và chịu sự giám
sát cũng như chịu trách nhiệm trước HĐQT. Luật Doanh nghiệp năm 2014 cho phép
HĐQT được quyền bổ nhiệm một thành viên trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám
đốc/Tổng giám đốc của CTCP. Ngoài ra, “Chủ tịch HĐQT có thể kiêm nhiệm Giám đốc
(Tổng giám đốc) công ty”. Nhiệm kỳ của Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là 05 năm nhưng
tương tự thành viên của HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại và
không bị hạn chế về số nhiệm kỳ. Về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc/Tổng
giám đốc liên quan đến việc quyết định công việc kinh doanh hằng ngày của CTCP mà
các công việc đó không cần phải có quyết định của HĐQT.

Có thể nói rằng, do bản chất “là loại hình công ty đối vốn, có tư cách pháp nhân,
CTCP được tổ chức quản lý theo cơ chế có sự tách biệt khá rõ ràng giữa quyền sở hữu và
quyền quản lý công ty. Quyền quản lý công ty không dàn trải, phân bổ cho các cổ đông
mà được tập trung ở bộ máy có tính “chuyên nghiệp”. Các cổ đông nắm quyền sở hữu
công ty, có quyền bầu ra bộ máy quản lý công ty nhưng bản thân mỗi cổ đông không phải
là người quản lý công ty”. Chính vì vậy, sự tham gia của Ban kiểm soát là rất cần thiết
đối với việc giám sát mọi hoạt động của HĐQT. Tuy nhiên, hoạt động với mô hình này
chỉ mới có thể giúp cho Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của HĐQT
chứ chưa có thể trực tiếp quản lý các thành viên của HĐQT như mô hình đang áp dụng ở
một số nước, như ở Cộng hòa liên bang Đức hiện nay. Vì vậy, quyền hạn của HĐQT rất
lớn và gần như chi phối mọi thiết chế quyền lực khác trong CTCP.

Thứ hai, mô hình tổ chức của CTCP có sự tham gia của Ban kiểm toán nội bộ và
thành viên độc lập.

So với Luật Doanh nghiệp năm 2005, “mô hình quản trị công ty này mới được
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định”. Cụ thể, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều
134 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, CTCP có mô hình tổ chức bao gồm các thiết chế:
ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc. Trong đó, HĐQT phải có hai loại thành viên

22
khác nhau đó là thành viên chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty (thành
viên điều hành); và thành viên độc lập. Ngoài ra, trong mô hình này, còn có sự tham gia
của Ban kiểm toán nội bộ và đây là cơ quan trực thuộc của HĐQT.

So với mô hình cơ cấu tổ chức truyền thống của CTCP bên trên thì đối với mô
hình tổ chức mới này, các vấn đề cơ bản như vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và các
quy định khác của các cơ quan ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc là tương tự
như nhau. Tuy vậy, sự khác biệt chỉ thể hiện khi trong cơ cấu tổ chức của HĐQT còn có
thêm sự tham gia của Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập. Cụ thể, về cơ bản,
nhiệm vụ và quyền hạn của các thiết chế này thể hiện như sau:

Về Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập, có thể thấy rằng, “mô hình quản trị
thứ hai này không có Ban kiểm soát mà thay vào đó là Ban kiểm toán nội bộ, thành viên
độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với việc
quản lý, điều hành công ty”. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định ít nhất
20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và các thành viên độc lập thực hiện
chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công
ty. Về tiêu chuẩn, điều kiện để có thể trở thành thành viên độc lập được quy định tại
khoản 2, Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, về nguyên tắc, thành viên
độc lập phải là những người không được nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong CTCP (ví dụ
Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc, Phó Giám đốc/Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng…). Vì có như vậy, thành viên độc lập mới không bị ảnh hưởng, chi phối bởi
những lợi ích từ việc đang nắm giữ các chức vụ, quyền hạn trong công ty.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định trường hợp công ty chỉ có một
người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là
người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì
Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một
người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc đương

23
nhiên là người đại diện theo pháp luật cho CTCP. Quy định về đại diện trên được áp dụng
cho cả hai mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP.

2.1.1.3. Các quy định về niêm yết chứng khoán

a. Các điều kiện niêm yết chứng khoán chung trên thị trường chứng khoán

Vốn điều lệ: Theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì mức vốn điều
lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ
kế toán.

Thời gian và kết quả hoạt động:

Yêu cầu hoạt động trên 01 năm dưới hình thức Công ty Cổ phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (trừ trường hợp Doanh nghiệp Nhà
nước cổ phần hoá gắn với niêm yết).

Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục trước thời điểm đăng ký niêm yết có
lãi, cùng với đó là điều kiện không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết thị trường
chứng khoán.

Công ty có yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán không thuộc trường hợp
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xoá án tích.

Cơ cấu cổ đông:

Đại Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua phương án phát hành và phương án sử


dụng vốn thu được từ thị trường chứng khoán.

Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty phát hành phải
được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trong trường hợp vốn

24
điều lệ của Công ty phát hành từ 1000 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ
phiếu có quyền biểu quyết của Công ty.

Trước khi Công ty chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các cổ
công lớn của Công ty phải tiến hành cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ
của Công ty phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Ngoài ra, sau
khi thực hiện đợt chào bán cổ phiếu Công ty có yêu cầu niêm yết phải có cam kết và thực
hiện niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Các điều kiện khác:

Công ty có yêu cầu niêm yết phải có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo
quy định của pháp luật.

Có công ty chứng khoán tư vấn về hồ sơ Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công


chúng (trừ trường hợp Công ty có yêu cầu niêm yết là Công ty Chứng khoán).

Công ty chứng khoán phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua của phiếu của
đợt chào bán.

Căn cứ Quyết định 639/QĐ-SGDHN, điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX):

- Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở
lên tính trên báo cáo kiểm toán.
- Thời gian và tình hình hoạt động của Công ty:

+ Công ty hoạt động ít nhất 01 năm dưới hình thức là Công ty Cổ Phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết.
+ Năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi.

25
+ Lợi nhuận của Công ty trong thời điểm gần nhất từ thời điểm đăng ký niêm yết đạt
ít nhất 5% trên số vốn. Ngoài ra, Công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm;
Không có lỗ luỹ kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết.
+ Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hay các vi phạm liên quan đến
vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
+ Công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm trong vòng 02
năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Cơ cấu cổ đông: có tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông
không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
- Về việc chuyển nhượng trong nội bộ Công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá
nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty phải nắm giữ 100% số cổ phiếu trong 06
tháng đầu và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo.
- Cổ phiếu đã giao dịch trên UPCOM tối thiểu 02 năm và được đại hội đồng cổ đông
thông qua việc niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ
phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Ngoài ra, cần có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu theo quy định của Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội.

Căn cứ Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM, điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE):

- Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 120 tỷ đồng
trở lên tính trên báo cáo kiểm toán.
- Thời gian và tình hình hoạt động của Công ty:

+ Công ty hoạt động ít nhất 02 năm dưới hình thức là Công ty Cổ Phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết.
+ 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi.

26
+ Lợi nhuận của Công ty trong thời điểm gần nhất từ thời điểm đăng ký niêm yết đạt
ít nhất 5% trên số vốn. Ngoài ra, Công ty không có nợ quá hạn trên 01 năm;
Không có lỗ luỹ kế tính tới thời điểm đăng ký niêm yết.
+ Công ty không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hay các vi phạm liên quan đến
vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
+ Công ty và người đại diện theo pháp luật không bị xử lý vi phạm trong vòng 02
năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm
trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Cơ cấu cổ đông: có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông
không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
- Công ty có yêu cầu niêm yết cần công khai mọi khoản nợ đối với thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám
đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.
- Về việc chuyển nhượng trong nội bộ Công ty được yêu cầu đối với các cổ đông cá
nhân, tổ chức và cổ đông lớn của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu
trong 06 tháng đầu và 50% số cổ phiếu trong 06 tháng tiếp theo (không tính số cổ
phiếu thuộc sở hữu Nhà nước).
- Cổ phiếu đã giao dịch trên UPCoM tối thiểu 02 năm và được đại hội đồng cổ đông
thông qua việc niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ
phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo
quy định của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom:

- Vốn điều lệ: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán trên 10 tỷ đồng
trở lên tính trên sổ kế toán.

27
- Tình hình hoạt động của Công ty: năm liền trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu ra
công chúng Công ty có yêu cầu đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế
tính đến năm đăng ký chào bán.
- Ngoài ra, được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn
thu được.
- Sàn chứng khoán Upcom được đánh giá là sàn chứng khoán hỗ trợ cho các Công ty
chưa đủ điều kiện hoặc đã bị huỷ niêm yết trong quá trình hoạt động huy động vốn
nhanh và dài hạn, do đó, điều kiện để đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom
không quá chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhiều Công ty có nhu cầu đăng ký niêm yết trên
thị trường chứng khoán

b. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán tại sở Giao dịch chứng khoán

Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Sau
khi đã đáp ứng đủ điều kiện đăng ký niêm yết chứng khoán thì công ty nộp hồ sơ đăng ký
niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán tùy mục đích đăng ký niêm yết của
công ty.

Căn cứ Điều 57 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì tổ chức đăng ký niêm yết chứng
khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở giao dịch chứng khoán. Hồ sơ đăng ký
niêm yết cổ phiếu bao gồm:

- Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;


- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông kỳ gần nhất thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
- Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng
trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
- Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính;
- Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc
(Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và cam kết

28
của cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán
trưởng của công ty nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06
tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo;
- Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
- Giấy cam kết hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật
đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có);
- Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám
đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng;
- Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó
đã đăng ký, lưu ký tập trung;
- Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.

Sở giao dịch chứng khoán sau khi chấp thuận cho tổ chức đăng ký niêm yết phải
nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết.

Căn cứ Điều 58 Nghị định 58/2012/NĐ-CP, thủ tục đăng ký niêm yết như sau

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán
có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng
ký niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sở giao dịch chứng khoán hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký niêm yết chứng khoán
tại Quy chế niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.

c. Thay đổi đăng ký niêm yết Công ty niêm yết trong các trường hợp sau đây:

Công ty niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ
tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để
tăng vốn điều lệ;

Công ty niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;

29
Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giao dịch
chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp
cho Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán bao gồm: Giấy đề
nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết và các
tài liệu có liên quan; Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội
đồng cổ đông, thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển
đổi của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Thủ tục thực hiện thay đổi đăng
ký niêm yết thực hiện theo quy định tại Quy chế về niêm yết của Sở Giao dịch chứng
khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hiện tượng hủy niêm yết

2.1.2.1. Khái niệm hủy niêm yết

Hủy bỏ niêm yết là quá trình mà một chứng khoán bị xóa khỏi giao dịch mà nó
đang giao dịch. Một công ty có thể tự nguyện yêu cầu hủy bỏ niêm yết để trở thành một
doanh nghiệp tư nhân. Hay một cổ phiếu cụ thể có thể bị hủy bỏ khỏi sàn giao dịch vì
công ty phát hành cổ phiếu không phù hợp với yêu cầu niêm yết của sàn giao dịch. Trong
định nghĩa thương mại huỷ bỏ niêm yết là một một phần của tư duy kinh tế và cơ sở cho
vốn quy định thị trường. Nó có nghĩa là các công ty khi không thể phụ thuộc vào và tuân
theo các quy tắc của thị trường chứng khoán sẽ bị hủy bỏ niêm yết hoặc do chính công ty
tự nguyện hủy bỏ niêm yết điều này có nghĩa là công ty ngừng giao dịch chứng khoán và
cổ phiếu của họ bị ra khỏi thị trường chứng khoán. Việc hủy bỏ niêm yết được thực hiện
thông qua hai phương pháp: Phương pháp thứ nhất là công ty tự nguyện hủy bỏ niêm yết
đó chính là quyết định của đa số cổ đông đồng ý cho công ty hủy bỏ niêm yết. Phương
pháp thứ hai là quyết định của thị trường chứng khoán do hành đông của công ty đẫn đến
sự vi phạm các yêu cầu của thị trường chứng khoán (Constant Djama, 2012). Có hai hình
thức hủy niêm yết là: hủy niêm yết bắt buộc và hủy niêm yết tự nguyện. Theo quy định
về huỷ bỏ niêm yết chứng khoán của công ty đại chúng được trích theo quy định tại Điều

30
60 - Mục 1 - Chương V của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP do Thủ tướng ký ban hành
ngày 20/07/2012 thì hai hình thức hủy niêm yết này có những sự khác nhau cơ bản như:

2.1.2.2. Các hình thức hủy niêm yết

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chứng khoán bị hủy niêm yết nhưng tựu trung lại
có hai dạng là hủy niêm yết tự nguyện và hủy niêm yết bắt buộc.

a. Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc

Hủy niêm yết bắt buộc là trường hợp doanh nghiệp bị buộc phải hủy niêm yết
chứng khoán theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán khi rơi vào các trường hợp
bắt buộc hủy niêm yết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60
Nghị định 58/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định
60/2015/NĐ-CP), chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các
trường hợp sau:

Một là, công ty niêm yết chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm
yết quy định trong thời hạn 01 năm. Cụ thể, các điều kiện niêm yết chứng khoán được
quy định như sau:

 Đối với chứng khoán là cổ phiếu: Cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết nếu công ty niêm yết
không còn đáp ứng các điều kiện sau:

Tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Là công ty cổ phần có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo
giá trị ghi trên sổ kế toán. Bên cạnh đó, tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của
công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp
doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.

31
Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp
tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ
kế toán. Bên cạnh đó, tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít
nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà
nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (tại Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội).

 Đối với chứng khoán là trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị hủy
bỏ niêm yết nếu công ty niêm yết không còn đáp ứng các điều kiện sau:

Tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Là công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.Có ít nhất một trăm (100)
người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành.

Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp
tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ
kế toán.

 Đối với chứng khoán là chứng chỉ quỹ: Chứng chỉ quỹ sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu công
ty niêm yết không còn đáp ứng các điều kiện sau:

Là quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục hoặc công ty đầu tư
chứng khoán đại chúng.

Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ
đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không bao gồm nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định này không áp dụng đối với quỹ hoán đổi
danh mục.

32
Hai là, công ty niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh
doanh chính từ 01 năm trở lên.

Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh. Có thể là
do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu doanh
nghiệp, bị tạm ngừng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Điểm lưu ý
là, hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp niêm yết tạm dừng hoạt động phải là
hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Tiêu chí để Sở Giao dịch
chứng khoán quyết định hoạt động kinh doanh nào là hoạt động kinh doanh chính của
công ty niêm yết là dựa vào doanh thu. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại
doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty thì sẽ được xem là hoạt động kinh
doanh chính của công ty.

Ba là, công ty niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. Cụ thể, các trường hợp bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp
2014, bao gồm:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;


- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều
18 Luật doanh nghiệp 2014 thành lập;
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ
quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 Luật
Doanh nghiệp 2014 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể
từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Các trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành được
quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt. Ví dụ, Thông tư

33
36/2018/TT-BCT quy định về thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, Luật Các tổ chức tín
dụng về thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng…

Bốn là, cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời
hạn 12 tháng.

Đây là tình trạng công ty niêm yết không có bất kỳ cổ phiếu được trao đổi mua,
bán trong vòng 12 tháng. Việc cổ phiếu không có giao dịch hay chỉ giao dịch rất thấp
cũng một phần do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh không khả quan, nhà đầu tư thiếu
thông tin, cổ phiếu tự do chuyển nhượng ít hay do mức giá hiện tại khá cao khiến nhà đầu
tư ngần ngại.

Năm là, kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc
tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán
năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Kết quả sản xuất kinh doanh xác định căn cứ vào chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế”
hoặc “lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ” (đối với trường hợp tổ chức niêm yết
có công ty con). Trường hợp tổ chức niêm yết có các đơn vị kế toán trực thuộc, chỉ tiêu
“lợi nhuận sau thuế”, “lỗ lũy kế” căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ
chức niêm yết có công ty con, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ”, “lỗ
lũy kế” căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Việc kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp chứng tỏ
doanh nghiệp hoạt động yếu kém và kém minh bạch. Do đó, cần thiết phải đào thải khỏi
thị trường chứng khoán những doanh nghiệp yếu kém này. Đây là sự sàng lọc cần thiết để
nâng cao chất lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán, làm nền tảng cho thị trường phát
triển bền vững.

Sáu là, công ty niêm yết chấm dứt sự tồn tại hoặc không đáp ứng điều kiện
niêm yết do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản hoặc do tổ chức phát

34
hành thực hiện chào bán, phát hành từ 50% trở lên số lượng cổ phiếu đang lưu hành
để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác; công ty niêm yết không
đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng.

Khi công ty niêm yết không còn tồn tại hoặc khi công ty mới được hình thành sau
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể không đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết thì
cổ phiếu của công ty niêm yết/công ty mới hình thành sẽ bị hủy bỏ.

Điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập
được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 202/2015/TT-BTC. Trong đó,
điều kiện tối thiểu buộc các công ty này phải đáp ứng là có ROE dương. Còn đối với
công ty niêm yết thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại
doanh nghiệp khác thì điều kiện là “Công ty niêm yết được đăng ký niêm yết bổ sung số
cổ phiếu phát hành để hoán đổi khi có ROE sau khi hoán đổi đạt tối thiểu là 05%” theo
khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2015/TT-BTC.

Bảy là, trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức
phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn.

Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày mà khoản tiền gốc của trái phiếu, giá trị của
trái phiếu sẽ được thanh toán cho các nhà đầu tư, và nghĩa vụ trả trái phiếu của công ty sẽ
kết thúc. Khi nghĩa vụ các bên đã được thanh toán cho nhau, tức trái phiếu không còn tồn
tại thì việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu là điều tất yếu xảy ra.

Tám là, tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến
không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của
tổ chức niêm yết.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tổ chức kiểm toán không thể thu thập
được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của
công ty niêm yết.

35
Chín là, Công ty niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03
năm liên tiếp.

Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng giúp các đối tượng sử dụng (nhà đầu tư,
nhà quản lý thị trường chứng khoán…) có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính, triển
vọng về thu nhập, khả năng và trách nhiệm thanh toán của công ty, từ đó đưa ra quyết
định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào công ty. Do
đó, vi phạm nghĩa vụ chậm nộp báo cáo tài chính sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của
các đối tượng sử dụng, nhất là nhà đầu tư.

Mười là, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện
Công ty niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông
tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

Đây là một trong những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, ảnh
hưởng đến tính minh bạch và đe dọa sự ổn định của thị trường chứng khoán. Do đó, cần
thiết loại bỏ những công ty niêm yết này ra khỏi thị trường chứng khoán.

Cuối cùng, công ty niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin
và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được hướng dẫn tại Thông tư
155/2015/TT-BTC. Theo đó, việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời
theo quy định của pháp luật. Hoạt động này phải do người đại diện theo pháp luật của
công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Trên thực tế, vi phạm
phổ biến của các công ty niêm yết là chậm công bố thông tin báo cáo tài chính.

36
b. Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện

Hủy niêm yết tự nguyện là trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo đề nghị
của tổ chức niêm yết sau khi được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20
Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP), điều kiện để hủy niêm yết tự nguyện là:

Thứ nhất, quyết định hủy bỏ niêm yết được ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua theo
quy định pháp luật doanh nghiệp, trong đó phải được ít nhất 51% số phiếu biểu quyết
của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua. 

Theo đó, tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn được tính
toán trên cơ sở số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn của công
ty trong danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ hoặc danh sách cổ đông được gửi
phiếu biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Thứ hai, việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm, kể từ
ngày thực hiện niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán.

Theo đó, công ty niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02
năm kể từ ngày chứng khoán được niêm yết.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP, cổ phiếu của công ty
hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúngphải đăng ký giao dịch
trên hệ thống giao dịch UPCOM ngay sau khi hủy bỏ niêm yết. Quy định này áp dụng
cho chứng khoán bị hủy niêm yết, bao gồm cả trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, hủy
niêm yết tự nguyện và chứng khoán bị hủy niêm yết do công ty niêm yết sau khi sáp
nhập, hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết…

Kết luận:

37
Dù là hủy bỏ niêm yết bắt buộc hay hủy bỏ niêm yết tự nguyện thì kết quả của
hoạt động hủy niêm yết đều là chấm dứt hoạt động niêm yết và giao dịch chứng khoán
trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải lưu ý những trường hợp hủy niêm yết bắt buộc để
tránh rơi vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc. Đối với trường hợp hủy niêm yết tự nguyện,
việc rút lui khỏi thị trường chứng khoán là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh
nghiệp cũng cần có những phân tích, đánh giá những điểm được, mất và và đồng thời
xem xét những điều kiện để được hủy bỏ niêm yết trước khi đưa ra quyết định hủy niêm
yết trên thị trường.

Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp hủy niêm yết sẽ chuyển sang một sàn niêm
yết khác, uy tín hơn. Nguyên nhân chính của việc hàng loạt các công ty chuyển sàn xuất
phát từ mục đích tăng tính thanh khoản cổ phiếu, mở rộng kênh huy động vốn trung và
dài hạn theo yêu cầu của cổ đông chiến lược. Những năm gần đây có khá nhiều doanh
nghiệp chuyển từ sàn giao dịch HNX sang sàn HOSE lí giải mục đích của việc chuyển
sàn này có thể do quy định công bố thông tin và chuẩn mực quản trị điều hành trên
HOSE nghiêm ngặt hơn cũng là cơ hội gia tăng sự minh bạch và uy tín, qua đó doanh
nghiệp có thể cải thiện hình ảnh và củng cố vị thế của mình trong hoạt động cung cấp
dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư. Mặt khác việc xuất hiện của thị trường chứng khoán
phái sinh cũng có thể là một trong những động lực thúc đẩy việc chuyển sàn niêm yết
mới trên HOSE của các công ty chứng khoán. Để có thể tham gia vào thị trường phái sinh
buộc các công ty phải có nguồn lực tài chính vững mạnh nên việc niêm yết trên một sàn
chứng khoán có những quy định phù hợp là nhu cầu cần thiết để doanh nghiệp có thể huy
động thêm vốn. (Bùi Thao Ly, 2017). Theo một số chuyên gia đầu tư chứng khoán cho
rằng việc chuyển sàn chỉ mang tác động ngắn hạn đến giá cổ phiếu, còn về dài hạn giá cổ
phiếu sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kì vọng của nhà đầu tư đối với
triển vọng của chính doanh nghiệp.

38
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về chỉ số tài chính liên quan

Chỉ số tài chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của công
ty và được sử dụng cho mục đích so sánh. Chỉ số tài chính có thể cung cấp cho các chủ
doanh nghiệp và người quản lý một công cụ giá trị để đo lường tiến độ của họ so với mục
tiêu nội bộ đã xác định trước, so với một đối thủ cạnh tranh nhất định hoặc so với tổng
thể ngành họ đang hoạt động. Ngoài ra, theo dõi nhiều chỉ số khác nhau theo thời gian là
một cách để xác định xu hướng hoạt động trong giai đoạn đầu. Chỉ số tài chính cũng
được các chủ ngân hàng, nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích kinh doanh sử dụng để
đánh giá tình trạng tài chính của công ty.

Chỉ số tài chính là các tỉ lệ được tính bằng cách chia một số liệu tài chính/kinh
doanh này cho một số liệu khác. Chỉ số tài chính cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm
tra mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và đo lường mối quan hệ đó. Những chỉ số này
thường rất dễ tính toán và sử dụng. Chúng cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp thông
tin chi tiết về những vấn đề (cả tốt và xấu) đang diễn ra trong doanh nghiệp của họ. Hầu
như bất kỳ số liệu thống kê tài chính nào cũng có thể được so sánh bằng chỉ số. Tuy
nhiên, trên thực tế, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý chỉ cần quan tâm đến một bộ
chỉ số tài chính nhỏ để xác định yếu tố cần cải tiến.

Điều quan trọng cần lưu ý là các chỉ số tài chính biến động theo thời gian; chúng
chỉ có thể phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định (khi mà các số
liệu cơ bản đã có đầy đủ). Ngoài ra, các chỉ số tài chính có thể gây hiểu nhầm khi đứng
đơn lẻ, mặc dù chúng có thể khá giá trị đối với một doanh nghiệp khi theo dõi các chỉ số
theo thời gian hoặc sử dụng chúng làm cơ sở để so sánh với mục tiêu của công ty hoặc
tiêu chuẩn ngành.

Có lẽ cách tốt nhất để các chủ doanh nghiệp sử dụng các chỉ số tài chính hiệu quả
là tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên. Dữ liệu thô được sử
dụng để tính chỉ số phải được ghi lại trên một biểu mẫu đặc biệt hàng tháng. Sau đó, các

39
chỉ số có liên quan sẽ được tính toán, xem xét và lưu lại để so sánh trong tương lai. Việc
xác định cần tính toán chỉ số tài chính nào phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, độ tuổi
của doanh nghiệp, thời điểm trong chu kỳ kinh doanh và bất kỳ thông tin cụ thể cần thiết
nào khác. Nói chung, các chỉ số tài chính có thể được chia thành bốn loại chính: Chỉ số
lợi nhuận (profitability ratio); khả năng thanh khoản (liquidity); chỉ số đòn bẩy
(leverage); và chỉ số hoạt động hoặc hiệu quả.

2.1.3.1. Chỉ số lợi nhuận (Profitability ratio)

Chỉ số lợi nhuận cung cấp thông tin về hiệu suất quản lý trong việc sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân quyết định thành lập doanh nghiệp riêng
nhằm kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng hoặc các khoản
đầu tư rủi ro thấp (nhưng sinh lời ít) khác. Nếu chỉ số lợi nhuận chứng minh điều này
không xảy ra - tức họ sẽ không kiếm được nhiều tiền hơn, đặc biệt là khi một doanh
nghiệp đã qua giai đoạn startup - thì các doanh nhân quan tâm đến lợi nhuận có thể bán đi
doanh nghiệp và tái đầu tư tiền vào các hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, điều quan
trọng cần lưu ý là có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận, bao gồm cả
những biến động về giá cả, khối lượng hoặc chi phí, cũng như việc mua tài sản hoặc vay
tiền. Dưới đây là một số chỉ số tài chính cụ thể trong nhóm chỉ số lợi nhuận, cùng với
cách tính toán và ý nghĩa của chúng đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc người quản
lý.

a. Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profitability)

Chỉ số tài chính này đo lường lợi nhuận trên doanh thu mà công ty đang đạt được.
Đây có thể là một dấu hiệu của hiệu quả sản xuất, hoặc hiệu quả tiếp thị.

Lợi nhuận gộp(Gross Profits)


Tỷ suất lợi nhuận gộp =
Doanh thu thuần (Net Sales)

b. Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net profitability)

40
Chỉ số tài chính này đo lường khả năng sinh lời tổng thể hoặc lợi nhuận thuần (lãi
ròng hoặc lỗ ròng) của một công ty. Một tỷ suất lợi nhuận gộp cao kết hợp với tỷ suất lợi
nhuận thuần thấp có thể cho thấy một vấn đề với chi phí hoạt động gián tiếp hoặc các yếu
tố ngoài kinh doanh, chẳng hạn như chi phí lãi vay. Nói chung, tỷ suất lợi nhuận thuần
cho thấy hiệu quả của quản lý. Mặc dù mức tỷ suất tối ưu phụ thuộc vào loại hình kinh
doanh nhưng chỉ số này có thể dùng để so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Lợi nhuậnthuần (Net Income)


Tỷ suất lợi nhuận thuần =
Doanh thu thuần (Net Sales)

c. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on assets)

Chỉ số tài chính này cho biết mức độ hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng
tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tài sản - ROA rất thấp thường cho thấy việc kém hiệu quả
trong quản lý, trong khi chỉ ROA cao có nghĩa là quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ số này
có thể bị bóp méo do khấu hao hoặc bất kỳ chi phí phát sinh nào.

Lợi nhuậnthuần ( Net Income)


Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) =
Tổng tài sản(Total Assets)

d. Lợi tức đầu tư (Return on investment)

Lợi tức đầu tư - hay hiểu đơn giản là tỷ số lợi nhuận trên đầu tư (ROI) là chỉ số tài
chính cho biết công ty đang sử dụng vốn cổ phần đầu tư của mình như thế nào. Do
phương pháp đòn bẩy, chỉ số đo lường này thường sẽ cao hơn chỉ số lợi nhuận trên tài
sản. Chỉ số ROI được coi là một trong những chỉ số sinh lời tốt nhất. Nó cũng là một chỉ
số tốt để so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình trong ngành. Các
chuyên gia cho rằng, một công ty thường cần chỉ số ROI ít nhất ở mức 10-14% để có thể
tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nếu chỉ số này quá thấp, nó có thể cho thấy hiệu suất
quản lý đang rất kém hoặc cách tiếp cận kinh doanh có tính bảo thủ cao. Mặt khác, ROI
cao có thể cho thấy việc quản lý đang hoạt động tốt hoặc công ty không đủ vốn.

41
Lợi nhuậnthuần (Net Income)
Lợi tức đầu tư (ROI) =
Vốnchủ sở hữu(Owners ' Equity)

Theo quan điểm của nhà đầu tư, chỉ số ROI này đo lường mức lãi (hoặc lỗ) đạt
được bằng cách đặt khoản đầu tư trong một khoảng thời gian xác định.

(+¿−Giá cổ phiếuthay đổi)


Lợi tức đầu tư (ROI) =
Giá cổ phiếu đã trả

e. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ROS (Return on sales)

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này chính là biên lợi nhuận thuần
(Profit Margin), thường được dùng để so sánh giữa các công ty cùng nghành với tỷ số
bình quân của toàn ngành tương ứng.

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ


ROS =
DOanh thu trong kỳ

f. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on equity)

Tỷ suất này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ
sở hữu trong kỳ. Đây là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu
và dễ so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề với quy mô khác nhau, giữa các
doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau.

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ


ROE =
Vốnchủ sở hữu bình quân trong kỳ

g. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (Earnings per share - EPS)

Chỉ số tài chính này chỉ ra lợi nhuận của một công ty trên một cổ phiếu cơ bản
(không tính cổ phiếu ưu đãi). Nó là chỉ số hữu ích trong việc so sánh thêm với giá thị
trường của cổ phiếu.

42
Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) =
Số lượngcổ phiếu đang lưu hành

h. Chỉ số vòng quay tổng tài sản (Total asset turnover)

Chỉ số tài chính này đo lường khả năng sử dụng tài sản của công ty để tạo doanh
thu. Mặc dù mức lý tưởng cho tỷ lệ này rất đa dạng, nhưng nếu chỉ số quá thấp có nghĩa
là công ty duy trì rất nhiều tài sản hoặc chưa sử dụng tài sản tốt, ngược lại nếu chỉ số cao
có nghĩa là tài sản đã được sử dụng để tạo ra doanh số tốt.

Doanh thu thuần


Chỉ số vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản

i. Vòng quay tài sản cố định (Fixed asset turnover rate)

Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định được các nhà đầu tư phân tích, xem xét, đánh giá
để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản cố định của mình
để tạo ra doanh thu như thế nào và mang đến hiệu quả gì. Chỉ số vòng quay tài sản cố
định cho doanh nghiệp biết được khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản cố
định. chỉ số vòng quay TSCĐ tập trung chủ yếu vào tài sản cố định vì đây là loại tài sản
chiếm tỉ trọng lớn trong doanh nghiệp nên đây là một “thước đo” mà các chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm để đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó được đo lường bằng công thức sau:

Doanh thu thuần


Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định

2.1.3.2. Chỉ số thanh toán (Liquidity ratio)

Chỉ số thanh toán (hay còn gọi là chỉ số thanh khoản) thể hiện khả năng thanh toán
các nghĩa vụ tài chính hiện tại của công ty. Nói cách khác, nhóm chỉ số này liên quan đến
sự sẵn có về tiền mặt và các tài sản khác để trang trải các khoản phải trả, nợ ngắn hạn và
các khoản nợ khác. Tất cả các doanh nghiệp đều yêu cầu phải có một mức độ thanh

43
khoản nhất định để thanh toán hóa đơn đúng hạn, mặc dù các công ty mới thành lập và
tuổi đời còn trẻ thì khả năng thanh khoản không cao. Trong các công ty đã hoạt động
nhiều năm, mức thanh khoản thấp có thể cho thấy sự yếu kém trong quản lý hoặc công ty
đang cần thêm vốn. Khả năng thanh toán của bất kỳ công ty cũng có thể thay đổi do tính
thời vụ, thời điểm bán hàng và tình hình nền kinh tế chung. Nhưng chỉ số thanh toán có
thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ các giới hạn tài chính hữu ích để giúp họ điều
chỉnh việc vay nợ và chi tiêu. Một số chỉ số phổ biến trong nhóm chỉ số thanh khoản bao
gồm:

a. Chỉ số thanh toán hiện tại (Current ratio)

Chỉ số tài chính này đo lường khả năng của một công ty thanh toán các nghĩa vụ
ngắn hạn của mình. "Hiện tại" thường được định nghĩa là trong vòng một năm. Mặc dù
chỉ số hiện tại lý tưởng phần nào phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, nhưng nguyên tắc
chung là chỉ số này nên ở mức tối thiểu là 2.0. Chỉ số thanh toán hiện tại thấp hơn có
nghĩa là công ty có thể không thanh toán đúng hạn, trong khi chỉ số cao hơn có nghĩa là
công ty có đủ lượng tiền mặt hoặc đầu tư an toàn có thể được sử dụng tốt hơn trong kinh
doanh.

Tài sản hiện tại (Current Assets)


Chỉ số thanh toán hiện tại =
Nợ ngắn hạn(Current Liabilities)

b. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio/Acid test)

Chỉ số tài chính này cung cấp thông tin rõ ràng và chặt chẽ hơn về khả năng thanh
toán cho các nghĩa vụ hiện tại của công ty. Chỉ số này lí tưởng nhất nên là 1.0. Nếu chỉ số
cao hơn, thì có thể là công ty đang giữ quá nhiều tiền mặt trong tay hoặc kém hiệu quả
trong việc thu về các khoản phải thu. Ngược lại nếu chỉ số thấp hơn, nó có thể chỉ ra rằng
công ty phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của
mình.

44
Tài sản thanh khoản nhanh(Quick Assets)
Chỉ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn(Current Liabilities)

c. Chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản (Cash to total assets)

Chỉ số tài chính này đo lường phần tài sản của công ty được nắm giữ bằng tiền mặt
hoặc chứng khoán ngắn hạn. Mặc dù chỉ số tiền mặt cao có thể chỉ ra một mức độ an toàn
nhất định nào đó theo quan điểm của chủ nợ nhưng số tiền dư thừa có thể được xem là
không hiệu quả.

Tiềnmặt (Cash)
Chỉ số tiền mặt trên tổng tài sản =
Tổngtài sản(Total asset )

d. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover ratio)

Chỉ số tài chính này đo lường doanh thu hàng năm của các khoản phải thu. Một
chỉ số cao phản ánh khoảng thời gian giữa lúc bán hàng và lúc thu được tiền là ngắn,
trong khi chỉ số này thấp có nghĩa là công ty mất nhiều thời gian để thu được tiền của
khách hàng. Tùy theo từng mùa, chỉ số này cũng có thể thay đổi. Do đó, chỉ số vòng quay
các khoản phải thu là chỉ số hữu ích nhất trong việc xác định ý nghĩa các thay đổi và xu
hướng.

Doanhthu thuần
Chỉ số vòng quay các khoản phải thu =
Tổng các khoản phảithu

e. Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu (Days' receivables ratio)

Chỉ số tài chính này đo lường bình quân số ngày mà các khoản phải thu chưa được
thanh toán. Chỉ số này phải bằng hoặc thấp hơn số dư trong thẻ tín dụng của công ty. Các
chỉ số tài chính khác cũng có thể được chuyển đổi thành ngày, chẳng hạn như chỉ số giá
bán trên các khoản phải trả.

365
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải thu =
Vòngquay các khoản phải thu

45
f. Chỉ số chi phí bán hàng trên các khoản phải trả (Cost of sales to payables)

Chỉ số tài chính này đo lường doanh thu hàng năm của các khoản phải trả. Một chỉ
số thấp hơn có xu hướng biểu thị hiệu suất kinh doanh tốt, mặc dù chỉ số này phải gần với
tiêu chuẩn của ngành.

Chỉ số chi phí bán hàng trên khoản phải trả =


Chi phí bán hàng
Các khoản thươngmại phải trả(Trade Payables)

g. Chỉ số vòng quay tiền mặt (Cash turnover)

(Vốn lưu động ròng = tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn)

Chỉ số tài chính này phản ánh khả năng tài chính của công ty để thực hiện các hoạt
động hiện tại, hiệu quả của vốn lưu động và mức độ bảo hộ cho chính chủ nợ. Chỉ số
doanh thu tiền mặt cao có thể khiến công ty dễ bị ảnh hưởng xấu bởi chủ nợ, trong khi
chỉ số thấp có thể cho thấy việc sử dụng vốn lưu động không hiệu quả. Nói chung, doanh
số bán hàng lớn gấp 5-6 lần vốn lưu động là cần thiết để duy trì dòng tiền và tài chính bán
hàng dương.

Doanh thu thuần


Chỉ số vòng quay tiền mặt =
ròng( Net Working Capital)

2.1.3.3. Chỉ số đòn bẩy (Leverage ratio)

Chỉ số đòn bẩy xem xét mức độ phụ thuộc của một công ty vào các khoản vay để
có tiền tài trợ cho các hoạt động của mình. Do đó, chỉ số tài chính nhóm này đặc biệt
được các chủ ngân hàng và nhà đầu tư theo dõi sát sao. Hầu hết các chỉ số đòn bẩy so
sánh tài sản hoặc giá trị ròng với các khoản nợ phải trả. Chỉ số đòn bẩy cao có thể làm
tăng rủi ro và làm suy thoái khả năng kinh doanh của công ty, nhưng cùng với rủi ro cao
hơn này là tiềm năng cho lợi nhuận cũng cao hơn. Một số phép đo chính của đòn bẩy bao
gồm:

46
a. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to equity ratio)

Chỉ số tài chính này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ
sở hữu (tức vốn của nhà đầu tư). Một công ty thường được coi là an toàn hơn nếu công ty
có chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp - tức là tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn - mặc dù chỉ
số rất thấp có thể cho thấy một sự thận trọng quá mức. Nói chung, tổng nợ nên bằng 50 -
80% vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả
Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

b. Chỉ số nợ (Debt ratio)

Chỉ số tài chính này đo lường phần vốn của công ty có được bằng cách đi vay. Chỉ
số nợ lớn hơn 1,0 có nghĩa là công ty đang có giá trị ròng âm và có thể được coi là phá
sản (technically bankrupt). Tỷ lệ này cũng tương tự và có thể dễ dàng chuyển đổi thành
chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Nợ vay
Chỉ số nợ =
Tổngtài sản

c. Chỉ số giá trị cố định (Fixed to worth ratio)

Chỉ số tài chính này cho biết số vốn chủ sở hữu đã được đầu tư vào tài sản cố định,
tức là nhà máy và thiết bị. Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ các tài sản hữu hình (tài sản
vật chất như tiền mặt, hàng tồn kho, bất động sản, nhà máy và thiết bị) mới được tính vào
trong công thức trên và chúng được khấu hao ít hơn. Các chủ nợ thường thích chỉ số này
càng thấp càng tốt, nhưng việc cho thuê các tài sản quy mô lớn có thể làm giảm giá trị
của tài sản.

Tài sản cố định thuần(Net ¿ Assets)


Chỉ số giá trị cố định =
Giá trị hữu hình thuần(Tangible Net Worth)

47
d. Hệ số thanh toán lãi vay (Interest coverage)

Chỉ số tài chính này cho biết khả năng một công ty có thể xử lý các khoản thanh
toán lãi suất của mình. Nói chung, chỉ số thanh toán lãi vay cao hơn có nghĩa là doanh
nghiệp nhỏ có thể nhận thêm nợ. Chỉ số này thường được các chủ ngân hàng và các chủ
nợ khác theo dõi chặt chẽ và sát sao.

Thunhập trước lãi vay và thuế (EBIT )


Hệ số thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay (Interest Expense)

2.1.3.4. Chỉ số hiệu suất (Efficiency ratio)

Bằng cách đánh giá việc sử dụng tín dụng, hàng tồn kho và tài sản của công ty, các
chỉ số hiệu suất có thể giúp các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý tiến hành kinh
doanh tốt hơn. Nhóm chỉ số tài chính này có thể cho thấy mức độ nhanh chóng của một
công ty trong việc thu tiền từ các khoản bán chịu của mình hoặc thời gian cần để hàng tồn
kho có thể chuyển đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Thông tin này có thể giúp
nhà quản lý quyết định xem các điều khoản tín dụng của công ty có phù hợp hay không
và liệu các nỗ lực mua của công ty có được xử lý một cách hiệu quả hay không. Sau đây
là một số chỉ số tài chính chính trong nhóm chỉ số hiệu suất:

a. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)

Chỉ số tài chính này cho thấy mức độ hiệu quả của công ty trong vấn đề quản lý
sản xuất, lưu kho và phân phối sản phẩm cũng như giúp xem xét doanh số bán hàng của
công ty. Chỉ số cao hơn - hơn sáu hoặc bảy lần mỗi năm - thường được cho là tốt hơn,
mặc dù số vòng quay hàng tồn kho rất cao có thể phản ánh một lựa chọn hẹp và có thể
mất doanh thu. Mặt khác, chỉ số vòng quay hàng tồn kho hàng năm thấp có nghĩa là công
ty đang phải trả tiền để giữ một lượng hàng tồn kho lớn và có thể bị quá tải hoặc bị quá
hạn hàng hóa.

48
Giá vốn hàng bán(Cost of goods sold)
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân giátrị hàng tồn kho( Average Inventory )

b. Chỉ số thời gian hàng tồn kho (Inventory holding period)

Chỉ số tài chính này cho biết trung bình số ngày giữa thời gian hoàn thành sản
phẩm và thời gian bán được hàng.

365
Chỉ số thời gian hàng tồn kho =
Vòngquay hàng tồn kho hàng năm

c. Chỉ số hàng tồn kho trên tài sản (Inventory to assets ratio)

Chỉ số tài chính này cho thấy phần tài sản gắn liền với hàng tồn kho. Nói chung,
chỉ số này thấp hơn được coi là tốt hơn.

Hàngtồn kho
Chỉ số hàng tồn kho trên tài sản =
Tổng tài sản

d. Chỉ số vòng quay khoản phải thu (Accounts receivable turnover)

Chỉ số tài chính này đưa ra thước đo tốc độ các khoản doanh thu bán chịu được
chuyển thành tiền mặt. Ngoài ra, sự đối ứng của tỷ lệ này cũng biểu thị phần doanh thu
bán chịu chưa được thanh toán trong năm tại một thời điểm cụ thể.

Doanh thu thuần


Chỉ số vòng quay khoản phải thu =
Trung bình các khoản phải thu

e. Thời gian thu nợ (Collection period)

Chỉ số tài chính này đo lường số ngày trung bình các khoản phải thu của công ty
chưa được thanh toán, tính từ ngày bán chịu đến ngày thu được tiền.

365
Thời gian thu nợ =
Chỉ số vòng quay khoản phải thu

49
Kết luận:

Chỉ số tài chính có thể là một công cụ quan trọng cho các chủ doanh nghiệp và các
nhà quản lý để đo lường sự tăng trưởng kinh doanh trong quá trình tiến tới mục tiêu của
công ty, cũng như hướng tới cạnh tranh với các công ty lớn hơn. Phân tích chỉ số tài
chính thường xuyên theo thời gian cũng có thể giúp các doanh nghiệp nhìn thấy và thích
nghi được với các xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, còn
một lý do nữa mà các chủ doanh nghiệp cần phải hiểu về chỉ số tài chính. Đó là vì chỉ số
tài chính cung cấp một trong những thức đo lường chính cho sự thành công của công ty
từ quan điểm của các chủ ngân hàng, nhà đầu tư và nhà phân tích kinh doanh. Thông
thường, khả năng vay nợ hoặc vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp nhỏ sẽ phụ thuộc
vào chỉ số tài chính của công ty.

Mặc dù sử dụng các chỉ số tài chính có rất nhiều ưu điểm nhưng các nhà quản lý
doanh nghiệp nhỏ vẫn nên biết những hạn chế của chỉ số tài chính và tiếp cận việc phân
tích chỉ số một cách thận trọng. Một mình chỉ số tài chính không thể đưa ra toàn bộ thông
tin cần thiết cho các quyết định kinh doanh. Nhưng các quyết định được đưa ra mà không
xem xét đến chỉ số tài chính sẽ là các quyết định chưa được nghiên cứu kỹ càng và không
tận dụng hết được thông tin có sẵn.

2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Tiếp cận thị trường tài chính bằng cách niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch
chứng khoán được coi là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng
thành của doanh nghiệp (Hermalin & Weibach, 2003). Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, trên thị trường tài chính đã có một hiện tượng đảo ngược đó là việc hủy niêm yết của
các công ty đại chúng. Theo Michelsen và Klein (2018), trong một nghiên cứu về việc

50
hủy niêm yết ở Đức, số lượng các công ty chọn hủy niêm yết đã tăng lên nhanh chóng
trong những năm gần đây.

Nhằm điều tra nguyên nhân của hiện tượng hủy niêm yết, các nghiên cứu trước
đây đã đề xuất một số giải thích bao gồm định giá thấp (Maupin và cộng sự, 1984), vấn
đề liên quan đến dòng tiền tự do (Jensen, 1986), quản trị doanh nghiệp (Lehn và Poulsen,
1989), và chi phí cao hơn liên quan đến việc tiết lộ công khai theo yêu cầu của Đạo luật
SOX (Engel và cộng sự, 2007; Gleason và cộng sự, 2007). Đặc biệt, các vấn đề về kế
toán, bao gồm các vụ bê bối kế toán và báo cáo tài chính sai sự thật, đã khiến SEC đưa ra
hàng chục vụ gian lận chống lại các công ty có trụ sở tại Trung Quốc kể từ năm 2010
(Chen và cộng sự, 2013).

Gang Hu và các cộng sự (2018) đã tiến hành kiểm tra mức độ ảnh hưởng của việc
định giá thấp liên quan đến các vấn đề kế toán và gian lận tài chính ảnh hưởng đến quyết
định hủy niêm yết của ADRs Trung Quốc. Sau đó, nhóm nghiên cứu xem xét các chính
sách kinh tế và thay đổi quy định của chính phủ Trung Quốc có liên quan như thế nào đến
quyết định hủy niêm yết của ADRs. Nhóm đưa ra lý do tại sao các ADR Trung Quốc
chọn xóa khỏi thị trường Hoa Kỳ, mặc dù thực tế là niêm yết ở Hoa Kỳ coi là cao cấp và
có uy tín. (i) các công ty Trung Quốc có mức định giá thấp hơn tương đối, dòng tiền tự
do cao hơn hoặc tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao hơn và khả năng hiển thị tài chính thấp hơn,
khi so sánh với các công ty có cùng quy mô và cùng ngành trên thị trường. Nó gây ra bởi
các vấn đề kế toán và gian lận tài chính của các công ty Trung Quốc khác và có nhiều khả
năng hủy niêm yết và chuyển sang tư nhân. (ii) nhóm nghiên cứu cho rằng làn sóng tuyên
bố hủy niêm yết của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi các chính sách kinh tế và
thay đổi quy định của chính phủ Trung Quốc.

Andreas và các cộng sự, 2008 đã tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa khả năng bị
hủy niêm yết bắt buộc khỏi sàn chứng khoán New York (NYSE) và ban giám đốc, đặc
điểm sở hữu của công ty. Để đạt được mục tiêu này, các tác giả đã so sánh 161 công ty
đã bị hủy niêm yết trên NYSE từ năm 1998 đến năm 2004 với một tập hợp các công ty

51
kiểm soát phù hợp với quy mô và ngành. Qua đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khả
năng bị hủy niêm yết liên quan đến đặc điểm quản trị của một công ty. Nói cách khác, khi
các công ty có sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn một cách thường xuyên sẽ làm
tăng nguy cơ bị hủy niêm yết. Bên cạnh đó, nếu cổ đông lớn trong doanh nghiệp là các tổ
chức trong và ngoài nước cũng góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
và từ đó tránh nguy cơ hủy niêm yết, bởi các tổ chức thường hoạt động chuyên nghiệp
trên nhiều lĩnh vực, và họ có các nguồn lực về cả tài chính và con người, từ đó tăng
cường chức năng giám sát, quản lý, và đưa ra các quyết định kịp thời, giúp hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp được cải thiện.

Isabelle và Stephanie, 2011 tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng
một bộ dữ liệu bao gồm 140 công ty Pháp, trong đó 70 công ty đã bị hủy niêm yết tự
nguyện qua BOSO và 70 công ty kiểm soát phù hợp với ngành giai đoạn 1997-2006.
Phân tích đơn biến và hồi quy logistic chỉ ra rằng: khi lợi ích của việc niêm yết giảm do
thanh khoản kém hoặc số lượng nhà phân tích quan sát một cổ phiếu giảm đi, công ty tốt
hơn nên chuyển thành doanh nghiệp tư nhân. Hơn nữa, các đặc điểm vốn có của các công
ty bị hủy niêm yết (tức là hiệu suất, đòn bẩy và rủi ro được đo lường bằng hệ số beta)
dường như là các yếu tố thúc đẩy quan trọng của việc hủy niêm yết. Việc thông qua Luật
An ninh Tài chính của Pháp (FSL) đã củng cố tác động của những đặc điểm này đối với
quyết định tư nhân hóa. Các công ty trưởng thành có hoạt động yếu kém và không bị ràng
buộc về mặt tài chính bởi nợ sẽ quyết định chuyển sang tư nhân vì họ không còn đủ khả
năng để đăng ký niêm yết nữa. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố thúc
đẩy hủy niêm yết khác nhau tùy theo danh tính của cổ đông kiểm soát.

Tutino và các cộng sự, 2013 kiểm tra các nhân tố tác động tới quá trình hủy niêm
yết ở Ý. Nhóm tác giả đã thu thập 53 công ty hủy niêm yết và 106 công ty kiểm soát
trong giai đoạn 2001-2011 và phân tích mô hình hồi quy đơn biến và đa biến. Phát hiện
rằng các công ty có khả năng hủy niêm yết là những công ty có quy mô tương đối nhỏ và
hoạt động trong các lĩnh vực lâu đời với tốc độ tăng trưởng chậm được thể hiện bằng tốc

52
độ tăng việc làm. Hơn nữa, các công ty bị hủy niêm yết được đánh dấu bởi nhu cầu vốn
cao vì họ cho thấy đòn bẩy cao hơn so với mẫu kiểm soát.

Zuzana và Jan 2011, sử dụng dữ liệu về các công ty đã niêm yết và hủy niêm yết
trong giai đoạn 1993 – 2004 ở cộng hòa Séc để điều tra các yếu tố quyết định việc hủy
niêm yết. Kết quả ước tính chỉ ra rằng tồn tại một số yếu tố mà dựa vào đó có thể xác
định các công ty sẽ bị hủy niêm yết ngay cả trước khi việc hủy niêm yết thực sự diễn ra.
Hầu hết các yếu tố quyết định đến việc hủy niêm yết đều có liên quan đến thời kỳ tiền tư
nhân hóa và thời kỳ tư nhân hóa. Điều này cho thấy rằng có thể ngăn chặn việc hủy niêm
yết nếu các yếu tố này đã được tính đến khi quyết định công ty nào sẽ niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán để giao dịch công khai sau khi cổ phần hóa hàng loạt. Dựa trên sự
phát triển chung của PSE, nhóm tác giả phỏng đoán rằng việc hủy niêm yết lớn không chỉ
giúp điều chỉnh quyết định kém cỏi của các cơ quan tư nhân hóa bằng cách làm sạch thị
trường cổ phiếu không phù hợp, mà còn gửi đi một tín hiệu liên quan đến hoạt động của
toàn thị trường. Về lâu dài, việc làm sạch đã có tác động tích cực vì thị trường trở nên
minh bạch hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc hủy niêm yết dường như đã có tác động
tiêu cực đến sự phát triển của giá cả và quy mô của thị trường.

Eilnaz và Meziane (2013) phân tích các động cơ và định giá thị trường của các
hình thức hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng các
công ty tự nguyện hủy niêm yết để cân bằng lại đòn bẩy của họ hơn là để tài trợ cho các
cơ hội tăng trưởng của họ. Trong suốt thời gian hoạt động công khai, tỷ lệ đòn bẩy của họ
vẫn rất cao, họ không thể huy động vốn chủ sở hữu, và khả năng sinh lời, cơ hội tăng
trưởng và khối lượng giao dịch của họ giảm đáng kể. Giá cổ phiếu của họ giảm đáng kể
vào và trước ngày công bố. Những kết quả này được duy trì ngay cả sau khi kiểm soát
các tác động của cơ quan, thông tin bất cân xứng, và tính thanh khoản, đồng thời gợi ý
rằng các công ty hủy niêm yết tự nguyện khi họ không được hưởng lợi từ việc niêm yết.
Nói cách khác, các công ty tự nguyện hủy niêm yết khi họ không thể tăng vốn chủ sở
hữu, cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận của họ thấp và họ sinh ra lợi nhuận âm. Ngược lại,

53
một số công ty chuyển sang thị trường chứng khoán lớn hơn và được quản lý chặt chẽ
hơn để tăng xác suất lựa chọn huy động vốn bên ngoài, tạo ra lợi nhuận dương và có tiềm
năng tăng trưởng cao mặc dù điều này dẫn đến chi phí quản lý cao hơn.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Mặc dù việc hủy niêm yết và các chủ đề liên quan của nó đã được các học giả trên
thế giới thảo luận và nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu về hiện tượng này ở Việt Nam
còn rất khan hiếm, chưa đầy đủ và chỉ được thực hiện bởi một số ít nhà nghiên cứu.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng mục tiêu chính để các doanh nghiệp niêm
yết trên TTCK là tiếp cận các nguồn vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường. Nói cách khác,
huy động vốn là động lực chính để các doanh nghiệp lên sàn, qua đó doanh nghiệp có thể
cân bằng cấu trúc vốn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng cổ phiếu hủy niêm
yết trên sàn chứng khoán Việt Nam ngày một tăng lên, từ năm 2013, số lượng cổ phiếu
hủy niêm yết đều trên 30 mã. Bên cạnh những trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, những
trường hợp hủy niêm yết tự nguyện tăng đáng kể. Chính vì thế, Lê và Huỳnh 2016 nghiên
cứu việc huỷ niêm yết tự nguyện của các doanh nghiệp cũng như phân tích đánh giá các
nguyên nhân tác động đến việc huỷ niêm yết tự nguyện, qua đó giúp các nhà quản trị
doanh nghiệp có thêm góc nhìn về bài toán lợi ích và chi phí khi niêm yết trên sàn cũng
như đưa ra các biện pháp quản trị các công ty niêm yết một cách hiệu quả hơn.

Cao Đinh Kiên (2014), đã tổng hợp tình hình hủy niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, đồng thời chỉ ra các tác động khác biệt của
tin tức hủy niêm yết (trong các giai đoạn khác nhau) đến giá cổ phiếu của các trường hợp
công ty hủy niêm yết bắt buộc và hủy niêm yết tự nguyện. Bài viết cũng đưa ra một số
bằng chứng về tính hiệu quả thị trường còn yếu ở Việt Nam do thiếu sự minh bạch về
thông tin.

54
Phạm và Nguyên (2018), chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch trên HNX và HOSE bị hủy niêm yết bắt buộc là do
hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Cụ thể, 70,5% doanh nghiệp hủy niêm yết buộc
phải hủy niêm yết do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ. Nói cách khác, kết quả hoạt động
không khả quan được coi là mấu chốt chính buộc các doanh nghiệp phải hủy niêm yết.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về tổng số lượng hủy
niêm yết bắt buộc, các thông tin chung về các doanh nghiệp hủy niêm yết và nguyên nhân
dẫn đến việc hủy niêm yết của các doanh nghiệp đó.

Nguyễn và Đào (2017) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hủy niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của họ đã sử dụng dữ liệu của
246 doanh nghiệp hủy niêm yết trong giai đoạn từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2016. Kết
quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các yếu tố sau: tổng tài sản, tăng trưởng doanh thu,
trình độ học vấn của thành viên hội đồng quản trị, số cuộc họp hội đồng quản trị, sử dụng
các công ty kiểm toán nổi tiếng và số vốn sở hữu nhà nước và vốn sở hữu nước ngoài có
ảnh hưởng tiêu cực đến xác suất hủy niêm yết của các công ty. Ngược lại, tỷ lệ đòn bẩy,
giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu và cổ đông tổ chức ảnh hưởng tích cực đến rủi ro hủy
niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Một nghiên cứu gần đây của Phùng và Nguyễn 2020, đã tiến hành nghiên cứu
nhằm đánh giá khả năng vi phạm giả định hoạt động liên tục của các công ty bị hủy niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Dựa vào dữ liệu từ 80 công ty bị hủy niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 2012-2015, tác giả đưa ra ngưỡng thích
hợp cho thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, cơ
quan quản lý và kiểm toán viên trong việc đánh giá khả năng vi phạm giả định hoạt động
liên tục của doanh nghiệp, làm minh bạch thông tin báo cáo tài chính và góp phần có
được vị thế bền vững trong thời kỳ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

55
2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Như chúng ta thấy, dù là hủy bỏ niêm yết bắt buộc hay hủy bỏ niêm yết tự nguyện
thì kết quả của hoạt động hủy niêm yết đều là chấm dứt hoạt động niêm yết, giao dịch
chứng khoán trên thị trường và gây ảnh hưởng ít nhiều đến các bên liên quan. Có thể nói,
việc xác định các nhận tố ảnh hưởng đến việc hủy niêm yết là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ,
nó giúp doanh nghiệp cần phải lưu ý những dấu hiệu về tình hình hoạt động của họ để
tránh bị hủy niêm yết bắt buộc. Đối với trường hợp hủy niêm yết tự nguyện, việc rút lui
khỏi thị trường chứng khoán là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng
cần có những phân tích, đánh giá những điểm được, mất và và đồng thời xem xét những
điều kiện để được hủy bỏ niêm yết trước khi đưa ra quyết định hủy niêm yết trên thị
trường.

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quá trình hủy
niêm yết của doanh nghiệp: Eilnaz và Meziane (2013) chỉ ra rằng các công ty tự nguyện
hủy niêm yết khi họ không thể tăng vốn chủ sở hữu, cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận của
họ thấp và họ sinh ra lợi nhuận âm. Ngược lại, một số công ty chuyển sang thị trường
chứng khoán lớn hơn và được quản lý chặt chẽ hơn để tăng xác suất lựa chọn huy động
vốn bên ngoài, tạo ra lợi nhuận dương và có tiềm năng tăng trưởng cao mặc dù điều này
dẫn đến chi phí quản lý cao hơn. Bên cạnh đó, M. Tutino và các cộng sự (2013) phát hiện
ra rằng các công ty có khả năng hủy niêm yết là những công ty có quy mô tương đối nhỏ
và hoạt động trong các lĩnh vực lâu đời với tốc độ tăng trưởng chậm được thể hiện bằng
tốc độ tăng việc làm. Hơn nữa, các công ty bị hủy niêm yết được đánh dấu bởi nhu cầu
vốn cao vì họ cho thấy đòn bẩy cao hơn so với mẫu kiểm soát. Andreas và các cộng sự
(2007) đã đưa ra tính hiệu quả của cơ chế quản trị của doanh nghiệp là yếu tố quyết định
chính đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên sàn NYSE .

Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như Lê và
Huỳnh 2016, nghiên cứu việc huỷ niêm yết tự nguyện của các doanh nghiệp cũng như
phân tích đánh giá các nguyên nhân tác động đến việc huỷ niêm yết tự nguyện, qua đó

56
giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thêm góc nhìn về bài toán lợi ích và chi phí khi
niêm yết trên sàn cũng như đưa ra các biện pháp quản trị các công ty niêm yết một cách
hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp hủy niêm yết tăng nhanh trong những năm
gần đây đã làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, trách nhiệm dự báo, cảnh
báo và cung cấp thông tin về việc hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
còn rất mơ hồ, chưa có cơ chế, quy định cụ thể được ban hành. Thêm vào đó, có rất ít
công trình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hủy
niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và các nghiên
cứu đó chưa đi đến kết luận chung nhất. Điều này tạo ra khoảng trống nghiên cứu cần
được tiến hành.

Để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các
nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết: Bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” nhằm xác định những tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết và đề ra một số khuyến nghị giúp các nhà đầu
tư có cái nhìn bao quát, toàn diện hơn trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp.

57
3. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 1: Quy trình nghiên cứu

(1) Xác định vấn (2) Tổng quan (3) Xây dựng giả
đề nghiên cứu nghiên cứu thuyết nghiên cứu

(6) Giải thích và


(5) Thu thập, xử lý (4) Xây dựng mô
thảo luận kết quả
và phân tích dữ liệu hình nghiên cứu
nghiên cứu

(7) Đề xuất các


khuyến nghị

Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu, ở bước này tác giả lựa chọn vấn đề mình
quan tâm, sau đó xác định vấn đề cơ bản cần được giải quyết từ vấn đề nghiên cứu này.
Cụ thể trong bài nghiên cứu này, vấn đề cần nghiên cứu được xác định là các nhân tố ảnh
hưởng đến hiện tượng hủy niêm yết

Bước 2: Tổng quan nghiên cứu

58
Căn cứ vào những nghiên cứu trước đó, tác giả phân tích và xác định những
nghiên cứu trước đó đã thực hiện được cái gì, như thế nào, tìm ra những khoảng trống
nghiên cứu để từ đó đánh giá và định hướng cho bài nghiên cứu của mình.

Bước 3:  Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trong nước
và nước ngoài có liên quan nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng hủy
niêm yết.

Bước 4:  Xây dựng mô hình nghiên cứu

Dựa vào trên các lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan ở trên, tác giả
xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 5: Thu thập, xử lý, phân tích số liệu

Bước tiếp theo là thu thập, xử lý số liệu. Tại bước này, tác giả sẽ xác định các loại
dữ liệu cần thu thập, phương pháp thu thập các dữ liệu đó và đảm bảo tính tin cậy và khả
thi trong quá trình thu thập dữ liệu. Sau khi thu thập, tác giả tiến hành xử lý và phân tích
các dữ liệu thu thập được.

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi thu thập, xử lý dữ liệu, tác giả sẽ kiểm định những nhân tố tác động đến
hiện tượng hủy niêm yết để đưa ra những đánh giá, thảo luận xung quanh các kết quả tìm
được.

Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị

Dựa vào kết quả phân tích cùng với những nhận xét đi kèm, tác giả sẽ đề xuất
những khuyến nghị hợp lý với công ty, các bên liên quan và phù hợp với thực trạng thực
tế.

59
3.2. Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Suy giảm lợi ích của việc niêm yết

Giả thuyết về lợi ích niêm yết giảm dần dựa trên lý thuyết các giai đoạn vòng đời
công ty của Burghof (2003), điều này nghĩa là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn
tăng trưởng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc niêm yết hơn những doanh nghiệp trong
giai đoạn trưởng thành. Theo Bharath và Dittmar (2010), việc niêm yết cổ phiếu công
khai là hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài ra, Isabelle và
Stephanie (2011) giả định rằng các công ty có nhiều khả năng chuyển sang tư nhân hơn
nếu chúng có triển vọng tăng trưởng thấp hơn. Hay như Kim và Lyn (1991) sử dụng tốc
độ tăng trưởng doanh thu làm đại lượng cho triển vọng tăng trưởng và đưa ra mối quan
hệ nghịch biến giữa tốc độ tăng doanh trưởng doanh thu và quyết định tư nhân hóa.

Bên cạnh đó, Tutino và cộng sự (2013) tiến hành đo lường lợi ích niêm yết giảm
dần thông qua tốc độ tăng trưởng doanh thu và hệ số biên lợi nhuận. Từ đó, phát hiện
rằng các công ty có khả năng hủy niêm yết là những công ty có quy mô tương đối nhỏ và
hoạt động trong các lĩnh vực lâu đời với tốc độ tăng trưởng chậm.

Dựa trên các quan điểm trên, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết: 

H1: Suy giảm lợi ích niêm yết có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro hủy niêm yết

3.2.2. Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động là khả năng đạt được kết quả hoạt động khi tiêu thụ các yếu tố
đầu vào trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực hoạt động không tốt có
thể đưa doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hoặc bị hủy niêm yết bắt buộc khỏi sàn
chứng khoán thậm chí là có nguy cơ rơi vào phá sản. Chính vì vậy, Chao và Zeng (2005)
coi hiệu quả hoạt động là một trong nhân tố quan trọng trong phân tích rủi ro của doanh
nghiệp. Gang Fu và các cộng sự (2012) đã đưa ra các chỉ tiêu thường được sử dụng để đo

60
lường hiệu quả hoạt động bao gồm: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định
và vòng quay tổng tài sản. 

Nếu doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho (IT) cao, tức họ đã đẩy mạnh việc
tiêu thụ hàng hóa, góp phần giải quyết hàng tồn kho rất tốt. Ngược lại, nếu hàng hóa tồn
đọng quá nhiều và kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp tăng các khoản chi phí như: Lưu kho,
bảo quản kho và kể cả chi phí cơ hội do đầu tư vào khoản tồn kho cũng như họ không
bán được hàng. Đây là nguyên nhân không tạo được dòng tiền để trả nợ dẫn đến tăng rủi
ro.

Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (FAT) được các nhà phân tích sử dụng để đo lường
hiệu suất hoạt động của công ty. Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định cao hơn cho thấy rằng
một công ty đã sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra doanh
thu.

Khả năng hoạt động phụ thuộc vào sức mạnh của tốc độ luân chuyển tài sản, hoạt
động tài sản, quản lý tài sản và các yếu tố khác. Khả năng hoạt động mạnh có thể góp
phần tăng khả năng sinh lời, từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán tốt và
giảm rủi ro tài chính. Giá trị của vòng quay tổng tài sản (TAT) càng cao càng cho thấy
công ty đang kinh doanh hiệu quả, một đồng tài sản bỏ ra đang tạo được nhiều doanh thu
hơn. 

Hơn nữa, Isabelle và Stephanie (2011) chỉ ra các đặc điểm vốn có của các công ty
bị hủy niêm yết (hiệu quả hoạt động kém) dường như là các yếu tố thúc đẩy quan trọng
của việc hủy niêm yết.

Dựa trên các quan điểm trên, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết: 

H2: Hiệu quả hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro hủy niêm yết

61
3.2.3. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động,
sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả có thể khiến
doanh nghiệp gặp rủi ro tài chính hoặc bị hủy niêm yết bắt buộc khỏi sàn chứng khoán.
Do đó, đây được coi là một trong những nội dung quan trọng trong phân tích rủi ro của
doanh nghiệp. Gang Fu và các cộng sự (2012) đã đưa ra các chỉ tiêu thường được sử
dụng để đo lường cơ cấu nguồn vốn bao gồm: tỷ lệ tự tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản) và TSCĐ trên tổng tài sản.

Khi tỷ lệ tự tài trợ cao tương đương với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp thì khả năng
trả nợ của công ty dễ dàng được đảm bảo và các chủ nợ sẽ an toàn hơn, rủi ro tài chính
của công ty sẽ giảm. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ số tự tài trợ, tức là họ tăng vốn chủ sở
hữu, điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như giúp
họ dễ dàng thanh toán các khoản nợ, góp phần cải thiện rủi ro tài chính hay rủi ro bị hủy
niêm yết.

Tài sản cố định là một trong những nhân tố quan trọng của doanh nghiệp và được
xem là khoản thế chấp được doanh nghiệp đưa ra khi đi vay. Tỷ lệ tài sản cố định trong
tổng tài sản càng cao thì khoản nợ của chủ nợ càng an toàn, có thể bảo vệ hiệu quả lợi ích
của các chủ nợ, để giảm rủi ro tài chính.

Thêm vào đó, Tutino và các cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng các công ty bị hủy niêm
yết được đánh dấu bởi nhu cầu vốn cao vì họ cho thấy đòn bẩy cao hơn so với mẫu kiểm
soát. Tức là nguồn tài trợ chính của các doanh nghiệp hủy niêm yết đến từ vay nợ, do đó,
vốn chủ sở hữu rất thấp.

Dựa trên các quan điểm trên, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết: 

H3: Cơ cấu nguồn vốn có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro hủy niêm yết.

62
3.2.4. Tỷ suất sinh lời

Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa từ một số tác giả nghiên cứu về rủi ro tài chính,
như: Bathory (1984), Gang và cộng sự (2012), Vu (2017) và Long (2020). Các chỉ tiêu về
khả năng sinh lời gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và
tỷ suất lợi nhuận gộp. Được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong việc
tạo ra lợi nhuận. Khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng lớn thì sẽ có nhiều khả năng
thanh toán các khoản nợ và do đó sẽ làm giảm thiểu khả năng có rủi ro phá sản của doanh
nghiệp. Mặt khác, tỷ suất sinh lời âm cho thấy việc kinh doanh bị thua lỗ chứng tỏ doanh
nghiệp hoạt động yếu kém. Do đó, cần thiết phải đào thải khỏi thị trường chứng khoán
đối với những doanh nghiệp niêm yết yếu kém này.

Theo Leuz và cộng sự (2008), nhiều công ty có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc
vì các nhà quản lý muốn che giấu triển vọng tương lai kém hoặc khó khăn tài chính.
Thomsen và Vinten (2007) cho rằng các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả (tức là tỷ
suất sinh lời thấp) có nhiều khả năng bị hủy niêm yết hơn, vì họ phá sản hoặc vì họ trở
thành mục tiêu tái cơ cấu. Hơn nữa, Isabelle và Stephanie (2011) chỉ ra rằng các công ty
có hiệu quả hoạt động yếu kém (đo lường bằng tỷ suất sinh lời) sẽ chọn chuyển sang tư
nhân vì rủi ro phá sản làm tăng chi phí tài chính.

Dựa trên các quan điểm trên, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết: 

H4: Tỷ suất sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro hủy niêm yết

3.2.5. Cấu trúc tài chính

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đóng vai trò quyết định trực tiếp tới lợi ích của các
đơn vị tài chính, người đi vay và cả quyền được vay. Dựa vào tỷ lệ nợ trên vốn mà
các tổ chức cho vay có thể thẩm định khoản vay nhanh chóng. Giúp các nhà đầu tư,
nhà phân tích hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và giúp họ xác định
xem khoản đầu tư vào doanh nghiệp có thật sự phù hợp hay không. MacKay và

63
Phillips (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính được (đo bằng hệ số nợ
vay trên tổng tài sản) đến rủi ro tài chính. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ vay càng cao thì
tức là công ty càng có đòn bẩy tài chính cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi
ro tài chính càng lớn. Nếu không kiểm soát tốt được rủi ro tài chính có thể dẫn tới
phá sản hoặc bị hủy niêm yết bắt buộc.

Bharath và Dittmar (2010) chỉ ra tỷ lệ đòn bẩy cao cung cấp các rào cản tài
chính và giảm xác suất được niêm yết. Do đó, các công ty bị hủy niêm yết có tỷ lệ
nợ vay cao hơn, thậm chí rất lớn so với các công ty niêm yết.

Dựa trên các quan điểm trên, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết: 

H5: Cấu trúc tài chính có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro hủy niêm yết

Bảng 1: Bảng tổng hợp dấu kỳ vọng của các biến độc lập

Biến độc lập Giả thuyết Dấu kỳ vọng

Suy giảm lợi ích Suy giảm lợi ích niêm yết có mối quan hệ
niêm yết ngược chiều với rủi ro hủy niêm yết -

Hiệu quả hoạt động có mối quan hệ ngược


Hiệu quả hoạt động
chiều với rủi ro hủy niêm yết -

Cơ cấu nguồn vốn có mối quan hệ ngược


Cơ cấu nguồn vốn
chiều với rủi ro hủy niêm yết -

Tỷ suất sinh lời có mối quan hệ ngược chiều
Tỷ suất sinh lời
với rủi ro hủy niêm yết -

64
Cấu trúc tài chính có mối quan hệ cùng chiều
Cấu trúc tài chính
với rủi ro hủy niêm yết +

3.3. Mô hình nghiên cứu

3.3.1. Phương trình nghiên cứu

Phương trình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lược khảo lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan trình bày trên. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét tác động của
sự suy giảm lợi ích niêm yết, hiệu quả hoạt động, cơ cấu nguồn vốn, tỷ suất sinh lời, cấu
trúc tài chính đói với hiện tượng hủy niêm yết. Phương trình nghiên cứu được thiết lập
như sau:

Control = β0 + β1 SALEGR + β2 MARGIN+ β3 IT + β4 FAT + β5 TAT +β6 ES + β7 FAS +


β8 ROA + β9 ROS+ β10 PC + β11 DR + ui (1)

Trong đó:

Biến phụ thuộc: Biến giả ‘1’ và ‘0’ được tạo ra nhằm phân loại các công ty bị hủy
niêm yết và công ty niêm yết.

Các biến độc lập bao gồm:

SALEGR : Tốc độ tăng trưởng doanh thu


MARGI : Hệ số biên lợi nhuận
N : Vòng quay hàng tồn kho
IT : Vòng quay tài sản cố định
FAT : Vòng quay tổng tài sản
TAT : Tỷ lệ tự tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản)
ES : Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản
FAS : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

65
ROA : Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần
ROS : Tỷ suất lợi nhuận gộp
PC : Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
DR

β là cơ sở để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiện tượng hủy niêm yết.

3.3.2. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên sự tham khảo các nghiên cứu có liên quan và sự phù hợp dữ liệu, tác giả
tiếp cận nghiên cứu với mô hình hồi quy Logistic nhị phân để xác định nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro hủy niêm yết tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

Hồi quy Binary Logistic là mô hình phổ biến trong nghiên cứu dùng để ước
lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Đặc trưng của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc
chỉ có hai giá trị: 0 và 1. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với
dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, dễ thấy nhất là khi biến phụ
thuộc chỉ có hai biểu hiện thì không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối
chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ có phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực thống
kê của các kiểm định trong phép hồi quy thông thường.

3.4. Lấy mẫu và dữ liệu nghiên cứu

3.4.1. Chọn mẫu

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Với phương pháp này, tác
giả đã lựa chọn cách lấy mẫu phi xác suất, là sự lựa chọn mẫu phụ thuộc vào đặc tính của
tổng thể và nhu cầu của điều tra. Với cách thức này một vài cá thể của tổng thể có cơ hội
cao hơn được lựa chọn làm mẫu điều tra, trong khi đó những cá thể khác lại không có cơ
hội cao.

66
Đối với phạm vi nghiên cứu thời gian, tác giả đã thu thập số liệu doanh nghiệp hủy
niêm yết trong 4 năm gần nhất từ năm 2018 đến năm 2021.

Đối với phạm vi nghiên cứu không gian, tác giả chọn 11 ngành trong tổng số 20
ngành kinh tế được niêm yết trên 3 sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam là HOSE,
HNX và UPCOM. Trong 11 ngành (Bán buôn; Bán lẻ; Công nghệ và thông tin; Dịch vụ
chuyên môn; khoa học và công nghệ; Dịch vụ hỗ trợ và xử lý rác thải; Khai khoáng; Sản
xuất; Tiện ích; Vận tải và kho bãi; Xây dựng và bất động sản), tác giả tiếp tục chọn được
184 công ty hủy niêm yết. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, qua các năm trong
giai đoạn nghiên cứu có những công ty bị hủy niêm yết trong giai đoạn này mà báo cáo
không đầy đủ, rõ ràng do đó, tác giả nghiên cứu đã loại ra khỏi mẫu nghiên cứu. Cuối
cùng, số mẫu còn lại mà tác giả đã thu thập được là 142 doanh nghiệp hủy niêm yết,
trong đó tỷ lệ các ngành như sau:

Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp hủy niêm yết theo ngành 2018 – 2021

STT Ngành Số lượng Tỷ lệ

1 Bán buôn 11 8%

2 Bán lẻ 4 3%

3 Công nghệ và thông tin 3 2%

4 Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ 6 4%

5 Dịch vụ hỗ trợ và xử lý rác thải 11 8%

67
6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2 1%

7 Khai khoáng 8 6%

8 Sản xuất 45 32%

9 Tiện ích 3 2%

10 Vận tải và kho bãi 17 12%

11 Xây dựng và bất động sản 32 23%

 TỔNG CỘNG 142 100%

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

Với 142 công ty hủy niêm yết trong giai đoạn 2018 – 2021, tác giả tiến hành thu
thập thêm các doanh nghiệp kiểm soát với tỷ lệ 1:2. Cụ thể, những doanh nghiệp này vẫn
đang niêm yết, có cùng ngành và cùng quy mô với doanh nghiệp hủy niêm yết. Để tìm
được các doanh nghiệp kiểm soát này tác giả tiến hành như sau: Ví dụ, tại năm t, doanh
nghiệp A hủy niêm yết, tác giả sẽ chọn 2 doanh nghiệp kiểm soát có cùng ngành, quy mô
về tài sản (+/- 30%) với doan nghiệp hủy niêm yết A từ năm t – 3 đến năm t – 1.

Dưới đây là bảng mô tả số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp niêm yết được phân
chia theo từng ngành như sau:

Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp kiểm soát theo ngành giai đoạn 2018 – 2021

68
STT Ngành Số lượng Tỷ lệ

1 Bán buôn 22 8%

2 Bán lẻ 8 3%

3 Công nghệ và thông tin 6 2%

4 Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ 12 4%

5 Dịch vụ hỗ trợ và xử lý rác thải 22 8%

6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4 1%

7 Khai khoáng 16 6%

8 Sản xuất 90 32%

9 Tiện ích 6 2%

10 Vận tải và kho bãi 34 12%

11 Xây dựng và bất động sản 64 23%

 TỔNG CỘNG 284 100%

69
Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

Từ đó, tổng cộng thu được là 426 doanh nghiệp, tương ứng là 426 quan sát.

3.4.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dựa vào giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu liên quan đến biến phụ thuộc
(Biến giả ‘1’ và ‘0’ được tạo ra nhằm phân loại các công ty bị hủy niêm yết và công ty
niêm yết) và biến độc lập (Tốc độ tăng trưởng doanh thu; Hệ số biên lợi nhuận; Vòng
quay hàng tồn kho; Vòng quay tài sản cố định; Vòng quay tổng tài sản; Tỷ lệ tự tài trợ;
Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản; ROA; ROS; Tỷ suất lợi nhuận gộp; Tỷ lệ nợ trên tổng tài
sản) được thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 426 công
ty được công khai trên sàn giao dịch trong giai đoạn 2018 – 2021.

Để có được biến phụ thuộc, tác giả tiến hành thu thập các doanh nghiệp hủy niêm
yết và các doanh nghiệp kiểm soát (đang niêm yết). Cụ thể, những doanh nghiệp kiểm
soát vẫn đang niêm yết, có cùng ngành và cùng quy mô với doanh nghiệp hủy niêm yết.
Đây được coi là một biến giả, nếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết nhận giá trị “1”, ngược
lại nếu doanh nghiệp đang niêm yết nhận giá trị “0” .

Đối với các biến độc lập còn lại, như tốc độ tăng trưởng doanh thu; Hệ số biên lợi
nhuận; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay tài sản cố định; Vòng quay tổng tài sản; Tỷ
lệ tự tài trợ; Tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản; ROA; ROS; Tỷ suất lợi nhuận gộp; Tỷ lệ nợ
trên tổng tài sản tác giả đã thu thập từ báo cáo tài chính của công ty. Từ các chỉ tiêu đó
tác giả đã thu thập các số liệu về tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố
định, giá trị khấu hao, nợ ngắn han, nợ dài hạn, tổng nợ vay và thuê tài chính, vốn chủ sở
hữu, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí lãi vay, chi phí thuế và lợi nhuận sau
thuế của các công ty. Sau khi thu thập được các số liệu, dựa vào công thức tính theo các
nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tính toán các số liệu.

70
Các khái niệm và cách đo lường các biến trong phương trình nghiên cứu (1) được
tóm tắt qua bảng 4 dưới đây:

Bảng 4: Bảng tóm tắt các biến nghiên cứu

Biến Khái niệm Cách đo lường

Biến phụ thuộc

CONTRO CONTROL = 1 nếu công ty bị hủy niêm yết,


Biến giả
L ngược lại có giá trị 0

Biến độc lập

Tốc độ tăng trưởng


SALEGR (Doanh thu thuần t-3/ Doanh thu thuần t-1) – 1
doanh thu

MARGIN Hệ số biên lợi nhuận EBITDAt-1/ Doanh thu thuần t-1

Vòng quay hàng tồn


IT Giá vốn hàng bán t-1/ Hàng tồn kho t-1
kho

Vòng quay tài sản cố


FAT Doanh thu thuần t-1 / Tài sản cố định t-1
định

TAT Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần t-1 / Tổng tài sản t-1

71
ES Tỷ lệ tự tài trợ Vốn chủ sở hữu t-1 / Tổng tài sản t-1

Tỷ lệ TSCĐ trên tổng


FAS Tài sản cố định t-1 / Tổng tài sản t-1
tài sản

Tỷ suất sinh lời trên


ROA Lợi nhuận sau thuế t-1 / Tổng tài sản t-1
tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên


ROS Lợi nhuận sau thuế t-1 / Doanh thu thuần t-1
doanh thu thuần

PC Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp t-1 / Doanh thu thuần t-1

Tỷ lệ nợ vay trên tổng


DR Tổng nợ vay và thuê tài chính t-1 / Tổng tài sản t-1
tài sản

72
4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả

Các số liệu thống kê về các chỉ số tài chính được mô tả trong Bảng 5, bao gồm: giá
trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.

Bảng 5: Bảng thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

SALEGR 426 0.185244 0.692788 -1 1.729325


MARGIN 426 -0.40753 0.509014 -1.51915 0.041146
IT 426 7.670845 5.725293 0.002574 18
FAT 426 6.22208 5.855296 0 18.39604
TAT 426 1.052163 1.026524 0 8.112162
ES 426 0.465754 0.388816 -3.80388 0.999412
FAS 426 0.233342 0.231333 0 0.959524
ROA 426 0.028606 0.070547 -0.1182 0.159445
ROS 426 0.017991 0.11395 -0.23855 0.180985
PC 426 0.160412 0.136247 -0.0812 0.478699

DR 426 0.510828 0.280585 0.000588 1.647516

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

Từ bảng 5 cho thấy, giá trị trung bình của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là 0.18. Ngoài
ra, giá trị tỷ lệ tăng trưởng lớn nhất là 1.73 và giá trị nhỏ nhất là -1. Điều này cho thấy, tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu dao động rất lớn. Bởi lẽ, trong bộ số liệu bao gồm cả những
doanh nghiệp niêm yết và những doanh nghiệp đã hủy niêm yết nên tốc độ tăng trưởng
doanh thu có những biến động rất lớn. Những doanh nghiệp hủy niêm yết thì có hiện

73
tượng tụt giảm doanh thu đáng kể, cho thấy sự kém hiệu quả trong kinh doanh dẫn đến tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu âm. Chỉ số biên lợi nhuận (EBITDA) có giá trị trung bình là -
0.41, giá trị lớn nhất đạt 0.04 và giá trị nhỏ nhất là -1.52.

Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm: vòng quay
hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản có giá trị trung bình
lần lượt là 7.67; 6.22 và 1.05. Đa phần chỉ số vòng quay hàng tồn kho của các doanh
nghiệp hủy niêm yết khá thấp có nghĩa là công ty đang phải trả tiền để giữ một lượng
hàng tồn kho lớn và có thể bị quá tải hoặc bị quá hạn hàng hóa. Vòng quay tổng tài sản
lớn nhất đạt 18 vòng và nhỏ nhất bằng 0. Tương tự vỏng quay tài sản cố định lớn nhất 8
vòng và nhỏ nhất bằng 0. Thật vậy, khi thu thập số liệu một số doanh nghiệp có doanh
thu thuần bằng 0 nên khi tính vòng quay tổng tài sản hoặc TSCĐ (Doanh thu thuần/ Tổng
tài sản hoặc TSCĐ) sẽ đạt giá trị 0.

Các chỉ tiêu khi đo lường cơ cấu vốn bao gồm: tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ TSCĐ trên
tổng tài sản. Đối với tỷ lệ tự tài trợ giá trị dao động khá lớn cụ thể giá trị lớn nhất đạt 0.99
và giá trị nhỏ nhất là -3.8. Điều này cho thấy, một số doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn
chưa hiệu quả, một số doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu và không vay nợ, một số
khác lại vay nợ quá nhiều trong khi vốn chủ sở hữu âm. Còn tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản
đạt giá trị trung bình là 0.23, giá trị lớn nhất là 0.96 và giá trị nhỏ nhất bằng 0. Thật vậy,
trong các doanh nghiệp mà tác giá thu thập, có những doanh nghiệp thuộc các ngành bán
buôn, bán lẻ họ gần như không có TSCĐ mà chỉ có hàng tồn kho. Ngược lại, những
doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng và bất động sản thì họ TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản.

Với ba thước đo tỷ suất lợi nhuận của công ty (ROA, ROE và PC) có giá trị tối đa
lần lượt là 15%; 18% và 47%, giá trị thấp nhất là -11%; -23% và -8%. Điều này cho
thấy mẫu quan sát của tác rất đa dạng, giúp đánh giá chính xác ảnh hưởng của các chỉ số
tài chính này đến rủi ro hủy niêm yết.

74
Đối với tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản có giá trị lớn nhất là 1.65 và giá trị nhỏ nhất
tiệm cận 0. Ngoài ra, giá trị trung bình của tỷ lệ này đạt 0.51

4.2. Ma trận tương quan

Hình 2: Ma trận tương quan

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

Hình 2 cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, một mặt
là giữa các biến độc lập với nhau. Nói chung, mối tương quan cao được kỳ vọng giữa các
biến phụ thuộc và độc lập trong khi mối tương quan thấp được kỳ vọng giữa các biến độc
lập. Theo Gujarati (2004), hệ số tương quan giữa hai biến độc lập trên 0.80 được coi là
quá mức và do đó cần có một số biện pháp nhất định để khắc phục sự bất thường đó trong

75
dữ liệu. Từ bảng này có thể thấy rằng tất cả các hệ số tương quan giữa các biến độc lập
đều dưới 0.80. Điều này chỉ ra rằng không có khả năng xảy ra đa cộng tuyến mặc dù cần
kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) để xác nhận giả
định. Kết quả thấy rằng các biến độc lập MARGIN; IT; TAT; ES; ROA, ROS, PC có
tương quan nghịch với biến phụ thuộc CONTROL và các biến độc lập SALEGR, FAT,
FAS, DR có tương quan thuận với biến phụ thuộc CONTROL. Giữa các biến độc lập,
biến ES tìm thấy mối tương quan nghịch đối với biến DR với hệ số là 0.7403 đây cũng là
hệ số tương quan tuyệt đối cao nhất nhưng không vượt quá 0.8. Như vậy, khả năng xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến là thấp.

4.3. Kết quả hồi quy

4.3.1. Quy trình lựa chọn mô hình phù hợp

Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hủy niêm yết tại các doanh nghiệp niêm
yết Việt Nam. Dựa trên sự tham khảo các nghiên cứu có liên quan và sự phù hợp dữ liệu,
tác giả tiếp cận nghiên cứu với mô hình hồi quy Logistic nhị phân.

Hồi quy Binary Logistic là mô hình phổ biến trong nghiên cứu dùng để ước
lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra. Đặc trưng của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc
chỉ có hai giá trị: 0 và 1. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với
dạng hồi quy thông thường vì nó sẽ vi phạm các giả định, dễ thấy nhất là khi biến phụ
thuộc chỉ có hai biểu hiện thì không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối
chuẩn, mà thay vào đó nó sẽ có phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực thống
kê của các kiểm định trong phép hồi quy thông thường.

Bằng việc sử dụng phần mền định lượng Stata 15 để hồi quy bộ dữ liệu với biến phụ
thuộc là biến nhị phân có giá trị “1” cho doanh nghiệp hủy niêm yết; giá trị “0” cho
doanh nghiệp niêm yết, và 11 biến độc lập tác giả đưa ra bảng kết quả hồi quy sau đây:

76
Bảng 6: Kết quả hồi quy

Biến Coef. Std. Err. t P>t

SALEGR 0.313446 0.208764 1.5 0.133

MARGIN -0.86872 0.370258 -2.35 0.019**

IT -0.040218 0.022064 -1.82 0.068*

FAT 0.030199 0.024232 1.25 0.213

TAT -0.30043 0.163534 -1.84 0.066*

ES 1.010952 0.634121 1.59 0.111

FAS 0.93636 0.694944 1.35 0.178

ROA -9.92772 3.446249 -2.88 0.004***

ROS -3.22807 1.930769 -1.67 0.095*

PC 1.052944 1.148537 0.92 0.359

DR 2.11573 0.785413 2.69 0.007***

_cons -2.33415 0.806661 -2.89 0.004***

77
Ghi chú: *,**,*** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy mức ý nghĩa thống kê của các nhân tố tác động
đến hiện tượng hủy niêm yết là khác nhau. Tại mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5%, 10% ở
mô hình hồi quy logistic: có 2 biến có ý nghĩa ở mức 1%, 1 biến có ý nghĩa ở mức 5% và
3 biến có ý nghĩa ở mức 10%.

4.3.2. Khuyết tật mô hình

Để tăng độ tin cậy và phù hợp của mô hình, nghiên cứu thực hiện kiểm định các
khuyết tật của mô hình. Cụ thể nghiên cứu kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng việc
sử dụng phần mền Stata 15: hệ số VIF (Variance Inflation Factor) để kiểm định hiện
tượng đa công tuyến

Bảng 7: Bảng kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Biến VIF 1/VIF

SALEGR 1.7 0.589034

MARGIN 3.8 0.263212

IT 3.19 0.313172

FAT 2.96 0.337499

78
TAT 3.01 0.332029

ES 2.91 0.34422

FAS 3.72 0.268458

ROA 4.65 0.214884

ROS 3.83 0.260908

PC 3.74 0.267615

DR 3.8 0.263385

Mean VIF 3.39

Nguồn: Kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu.

Theo Freund, Wilson & Sa (2006), chỉ số VIF của các biến nhỏ hơn 10 thì mô hình
không xuất hiện hiện tượng đa công tuyến.

Kết quả từ bảng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ta thấy hệ số VIF lớn nhất
bằng 3.83 ( <10 ) nên mô hình nghiên cứu không mắc khuyết tật đa cộng tuyến.

4.3.3. Thảo luận kết quả thực nghiệm

Theo kết quả hồi quy trình bày trong bảng trên, biến MARGIN có ý nghĩa thống
kê tại mức ý nghĩa (5%) và có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc CONTROL. Do
đó, phù hợp với giả thuyết tác giả đưa ra. Isabelle và Stephanie (2011) đã đưa kết luận
rằng các công ty có nhiều khả năng chuyển sang tư nhân hơn nếu chúng có biên lợi nhuận

79
thấp hơn. Hay như Tutino (2013) chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa biên lợi nhuận
(MARGIN) và hiện tượng hủy niêm yết.

Biến IT có ý nghĩa thống kê tại mức 10% và có quan hệ ngược chiều với biến phụ
thuộc CONTROL, do đó phù hợp với giả thuyết đưa ra. Nếu doanh nghiệp có vòng quay
hàng tồn kho (IT) cao, tức họ đã đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, góp phần giải quyết
hàng tồn kho rất tốt. Ngược lại, nếu hàng hóa tồn đọng quá nhiều và kéo dài sẽ làm cho
doanh nghiệp tăng các khoản chi phí như: Lưu kho, bảo quản kho và kể cả chi phí cơ hội
do đầu tư vào khoản tồn kho cũng như họ không bán được hàng. Đây là nguyên nhân
không tạo được dòng tiền để trả nợ dẫn đến tăng rủi ro. Chính vì vậy, vòng quay hàng tồn
kho (IT) càng lớn thì giảm rủi ro hủy niêm yết

Bên cạnh đó, biến TAT có ý nghĩa thống kê tại mức 10% và có quan hệ nghịch
chiều với biến phụ thuộc CONTROL. Có nghĩa là giá trị của vòng quay tổng tài sản
(TAT) càng cao càng cho thấy công ty đang kinh doanh hiệu quả, một đồng tài sản bỏ ra
đang tạo được nhiều doanh thu hơn, giảm thiểu các khả năng rủi ro liên quan đến tài
chính và hủy niêm yết. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà tác giả đưa ra.
Hơn nữa, Gang Fu và các cộng sự (2012) đã chỉ ra khả năng hoạt động phụ thuộc vào sức
mạnh của tốc độ luân chuyển tài sản, hoạt động tài sản, quản lý tài sản và các yếu tố
khác. Khả năng hoạt động mạnh có thể góp phần tăng khả năng sinh lời, từ đó đảm bảo
cho doanh nghiệp khả năng thanh toán tốt và giảm rủi ro tài chính, cũng như rủi ro hủy
niêm yết

Cũng như giả thuyết tác giả nghiên cứu đưa ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) có tương
quan nghịch với biến phụ thuộc CONTROL lần lượt tại mức ý nghĩa 1%, 10%. Thật vậy,
tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
càng lớn thì sẽ có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ và do đó sẽ làm giảm thiểu
khả năng có rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Mặt khác, tỷ suất sinh lời âm cho thấy việc
kinh doanh bị thua lỗ chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động yếu kém. Do đó, cần thiết phải

80
đào thải khỏi thị trường chứng khoán đối với những doanh nghiệp niêm yết yếu kém này.
Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Thomsen và Vinten (2007), họ cho rằng các
doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả (tức là tỷ suất sinh lời thấp) có nhiều khả năng bị
hủy niêm yết hơn, vì họ phá sản hoặc vì họ trở thành mục tiêu tái cơ cấu.

Biến DR có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và có quan hệ thuận chiều với
biến phụ thuộc, phù hợp với kỳ vọng của tác giả đề ra. Điều này nghĩa là tỷ lệ nợ vay trên
tổng tài sản càng lớn thì khả năng hủy niêm yết càng cao. MacKay và Phillips (2005) đã
nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính được (đo bằng hệ số nợ vay trên tổng tài
sản) đến rủi ro tài chính. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ vay càng cao đồng nghĩa với việc
rủi ro tài chính càng lớn. Nếu không kiểm soát tốt được rủi ro tài chính có thể dẫn
tới phá sản hoặc bị hủy niêm yết bắt buộc. Hay Bharath và Dittmar (2010) chỉ ra tỷ
lệ đòn bẩy cao cung cấp các rào cản tài chính và giảm xác suất được niêm yết. Do
đó, các công ty bị hủy niêm yết có tỷ lệ nợ vay cao hơn, thậm chí rất lớn so với các
công ty niêm yết.

81
5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Bài nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố tác động đến hiện tượng hủy niêm yết, bằng
chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên
cứu sử dụng dữ liệu ở mười một nhóm ngành kinh tế trong giai đoạn năm 2018 – 2021
của các công ty hủy niêm yết trên 3 sàn giao dịch HNX, HOSE, UPCOM. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra biến biên lợi nhuận (MARGIN), vòng quay hàng tồn kho (IT), vòng quay tổng
tài sản (TAT), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên doanh thu
thuần (ROS) có ý nghĩa thống kê và có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc
(CONTROL). Bên cạnh đó, biến tỷ lệ nợ vay (DR) có ý nghĩa thống kê và có quan hệ
thuận chiều với biến phụ thuộc (CONTROL). Trong khi đó, các biến SALEGR, FAT,
FAS, ES, PC được cho là không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu này có một số đóng góp về cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. Đầu
tiên, trước đó nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiện
tượng hủy niêm yết; với điều này nghiên cứu mở rộng tài liệu bằng cách điều tra xem liệu
sự suy giảm lợi ích của niêm yết, hiệu quả hoạt động, cấu trúc nguồn vốn, tỷ suất sinh lời
và cấu trúc tài chính có thể giải thích hiện tượng hủy niêm yết. Do đó, nó đóng góp vào
kiến thức lý thuyết bằng cách cung cấp một bức tranh đầy đủ về ảnh hưởng của các chỉ
tiêu tài chính đến hiện tượng hủy niêm yết. Chủ đề này trước đây ở Việt Nam cực kì ít,
nghiên cứu đã đóng góp vào quan điểm lý thuyết bằng cách cung cấp một cái nhìn sâu
sắc về mối quan hệ này trong một thị trường mới nổi. Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu
nhằm đề xuất các dự báo khả năng hoạt động của công ty để ra quyết định dễ dàng hơn,
tránh rủi ro hủy niêm yết.

Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu của tác giả lựa chọn là 426
doanh nghiệp (bao gồm những doanh nghiệp hủy niêm yết và doanh nghiệp niêm yết
82
kiểm soát với tỷ lệ 1:2), nên cần mở rộng thêm mẫu (tỷ lệ 1:3) để kết quả nghiên cứu
phán ánh chính xác hơn cho phạm vi tổng thể. Bên cạnh đó, kết quả về các nhân tố tác
động đến hiện tượng hủy niêm yết chưa toàn diện, bởi lẽ tác giả chỉ sử dụng những thông
tin tài chính để đánh giá. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường ảnh hưởng của của
các thông tin phi tài chính đến hiện tượng hủy niêm yết, cụ thể là các thông tin về hội
đồng quản trị, đặc điểm ban giám đốc hay các chính sách pháp luật, quy định liên quan
trực tiếp đến công ty.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với doanh nghiệp

Niêm yết trên sàn chứng khoán là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khi niêm yết lên sàn, doanh nghiệp mong muốn tiếp cận thêm một kênh huy động vốn,
tạo sự minh bạch đối với cổ đông, khuyếch trương tên tuổi, tạo thanh khoản cho cổ phiếu
và qua đó gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi lợi ích của việc niêm yết
không còn được bảo đảm hoặc khi doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
niêm yết thì vấn đề hủy niêm yết chứng khoán tất yếu sẽ được đặt ra. Để hạn chế tình
trạng này tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

a. Hủy niêm yết tự nguyện

Đối với trường hợp hủy niêm yết tự nguyện, việc rút lui khỏi thị trường chứng
khoán là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần có những phân tích,
đánh giá những điểm được, mất và và đồng thời xem xét những điều kiện để được hủy bỏ
niêm yết trước khi đưa ra quyết định hủy niêm yết trên thị trường.

b. Hủy niêm yết bắt buộc

Doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và tuân thủ các điều kiện niêm yết:

83
Luôn đáp ứng được các điều kiện niêm yết theo quy định về: vốn điều lệ, người
nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Tránh ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm
trở lên. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh
thu của công ty thì sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các báo cáo, phân tích
tài chính, dự báo và đưa ra phương án hoạt động kinh doanh hợp lý. Để tránh bị thua lỗ
trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp

Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp
luật, hạn chế tình trạng chậm nộp báo cáo tài chính trong ba năm liên tiếp

5.2.2. Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư chúng ta nên theo dõi, bám sát mọi thông tin về cổ phiếu và
doanh nghiệp đó thì việc nhận ra các dấu hiệu có vấn đề của công ty là điều đơn giản, bởi
thông tin được cung cấp liên tục. Báo cáo tài chính được cung cấp sau các quý. Vậy nên
nhà đầu tư hãy tỉnh táo để phân tích xem doanh nghiệp này đang có vấn đề gì, có khả
năng bị hủy niêm yết hay không. Tuy nhiên, có không ít trường hợp các cổ phiếu trước
thời điểm hủy niêm yết còn xảy ra hiện tượng tăng giá vì có những thông tin đồn đoán về
việc có nhà đầu tư mới sẽ tái cấu trúc, được công ty lớn thâu tóm. Điều này khiến cho nhà
đầu tư lao đao. Chính vì thế, cần am hiểu về công ty, cũng như biết phân tích chuyên sâu.

Nếu như nhận thấy cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết do những lỗi từ phía
công ty thì chúng ta nên bán ngay và luôn thời điểm đó bởi khi tình hình kinh doanh
không tốt, doanh nghiệp có thể đối diện với những nguy cơ phá sản nên tính thanh khoản
cổ phiếu đó thường sẽ thấp. Chỉ những cổ phiếu có triển vọng phục hồi mới có thể bán đi
nhanh chóng.

84
Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu bị hủy niêm yết thì cần đánh giá khả năng
phục hồi của nó. Tuy nhiên, việc đánh giá về khả năng phục hồi của 1 cổ phiếu bị hủy
niêm yết là cực kỳ khó, đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kiến thức cũng như nắm rõ các
thông tin nội bộ. Trước hết nhà đầu tư hãy dựa trên nguyên nhân bị hủy niêm yết của
công ty, để xem nguyên nhân có là gì, sau đó dựa vào đó có thể đánh giá được cơ bản các
khả năng phục hồi của cổ phiếu đó. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi thì nếu không thể
bán chúng ta có thể lựa chọn nắm giữ. Bởi cũng có rất nhiều cổ phiếu sau khi bị hủy niêm
yết đã phục hồi rất tốt dựa trên các dự án đầu tư mới, việc tái cấu trúc hay dựa trên sự
lãnh đạo của người mới.

Cách tốt nhất là không bao giờ mua vào cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết khi
nhận thấy các dấu hiệu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ nặng nề triền miên
(có thể biết được bằng cách phân tích báo cáo tài chính) hoặc cổ phiếu bị Sở Giao dịch
Chứng khoán đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật
thông tin về doanh nghiệp và lưu ý trong quá trình giao dịch để tránh rủi ro trên.

85
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thăng hoa thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí con số sự kiện, Tổng cục
Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ISSN 2734 -9144
2. Thông cáo báo chí tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2021, Tổng cục
Thống kê
3. Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo của các doanh nghiệp hủy
niêm yết và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2018-2021.
4. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Báo cáo của các doanh nghiệp hủy niêm yết
và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021.
5. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC (2007), Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các
công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán
6. Luật số 54/2019/QH14, Luật chứng khoán 2019
7. Luật số: 68/2014/QH13, Luật doanh nghiệp 2014
8. Quyết định 639/QĐ-SGDHN (2016), Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội
9. Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM (2018), Quy chế niêm yết tại Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh
10. Nghị định 58/2012/NĐ-CP (2012), Hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng
khoán sửa đổi
11. Thông tư 202/2015/TT-BTC (2015), Hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên sở
giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
12. Thông tư 155/2015/TT-BTC (2015), Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
13. Nghị định 60/2015/NĐ-CP (2015), sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn
luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi

86
14. Nguyễn Thị Nga (2018), Phân tích rủi ro phá sản trong các công ty bất động sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
15. DANG, Hang Thu, PHAN, Duong Thuy, NGUYEN, Ha Thi, HOANG, Le Hong
Thi (2020), Factors Affecting Financial Risk: Evidence from Listed Enterprises in
Vietnam, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol 7 Issue 9,
11-18
16. Võ Minh Long (2020), Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính - Nghiên
cứu doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HSX), Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
15(2), 88-100
17. Gang Fu, Weilan Fu and Dan Liu (2012), Empirical study on financial risk factors:
Capital structure, operation ability, profitability, and solvency - evidence from
listed companies in China, E3 Journal of Business Management and Economics
Vol. 3(5), 0173-0178
18. Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Trí Tri, Đinh Ngọc Tú, Hoàng Trọng Hiệp, Nguyễn
Đình Hoàng Uyên (2015), Đánh giá rủi ro gian lận báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, 74-94
19. Vijitha Gunarathna (2016), How does Financial Leverage Affect Financial Risk?
An Empirical Study in Sri Lanka, Amity Journal of Finance, 57-66
20. PGS, TS. Lê Thị Tuyết Hoa và Huỳnh Cảng Siêu (2016), Hủy niêm yết tự nguyện
của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí tài chính
tiền tệ số 13(454).
21. Phùng Anh Thư và Nguyễn Vĩnh Khương (2020), Giả định hoạt động liên tục của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí khoa học và
công nghệ, Vol 29 No.5
22. Cao Đinh Kiên (2014), Ảnh hưởng của tin tức hủy niêm yết lên giá cổ phiếu tại
Việt Nam

87
23. In Tae Hwang, Sun Min Kang, Shun Ji Jin (2014), A delisting prediction model
based on nonfinancial information, Asia-Pacific Journal of Accounting &
Economics, 328-347
24. Xiaonong Z., Sakthi M., Henry H. H., (2012), Governance and earnings
management implications of the Chinese delisting regulation, Nankai Business
Review International, Vol. 3 Issue 2, 108-127
25. Eilnaz K. P. and Meziane L. (2013), Why Do Companies Delist Voluntarily from
the Stock Market? Discussion paper series of Birmingham Business School,
University House, Birmingham, B15 2TT, UK
26. M. Tutino, I. C. Panetta, E. Laghi Key (2013), Factors in Delisting Process in
Italy: Empirical Evidence, GSTF, Journal on Business Review (GBR) Vol.2 No.4.
27. Burghof, H.P., Schilling, D.(2003), Going private also corporate governance-
transaction. Betr forsch prax BFuP, Vol .55, 117-136
28. Robert Cressy, Hisham Farag (2014), Stairway to heaven or gateway to hell? A
competing risks analysis of delisting from Hong Kong's Growth Enterprise
Market, International Review of Financial Analysis 36 (2014) 195-205
29. Susan Chaplinsky, Latha Ramchand (2012), What drives delistings of foreign
firms from U.S. Exchanges, Journal of International Financial Markets,
Institutions & Money 22 (2012) 1126-1148
30. Wolfgang Besslera, Fred R. Kaenb, Philipp Kurmann, Jan Zimmermanna (2012),
The listing and delisting of German firms on NYSE and NASDAQ: Were there
any benefits, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money 22
(2012), 1024-1053
31. Emanuele Bajo, Massimiliano Barbi, Marco Bigelli David Hillier (2013), The role
of institutional investors in pubic - to - private transactions, Journal of Banking &
Finance 37 (2013) 4327- 4336

88
32. Andreas Charitou, Christodoulos Louca, Nikos Vafeas (2007), Boards, ownership
structure, and involuntary delisting from NYSE, Journal of Accounting and Public
Policy 26 (2007) 249–262
33. Isabelle Martinez , Stephanie Serve (2011) The delisting decision: The case of
buyout offer with squeeze - out, International Review of Law and Economics 31
(2011) 228-239
34. Rekha Pillai, Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2018), On the relationship between
corporate governance and firm performance: Evidence from GCC countries,
Research in International Business and Finance 44 (2018) 394 – 410

89

You might also like