Đ I Cương KST

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI CƯƠNG KÍ SINH TRÙNG

Mục tiêu học tập:


1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về KST
2. Phân tích được 4 đặc điểm của KST
3. Trình bày được phân loại và danh pháp dùng trong định loại KST
4. Phân tích được 6 ảnh hưởng chính của KST đối với cơ thể vật chủ
5. Phân tích được 4 đặc điểm của bệnh KST
1. Một số khái niệm cơ bản:
- KST: Là những sinh vật sống nhờ vào những những sinh vật khác đang sống, chiếm các chất của sinh vật
đó để sống và phát triển

- Ngoại KST: Là những KST chỉ sống ở mặt da hoặc các hốc tự nhiên của cơ thể vật chủ (VC) như các loại
tiết túc, Trichomonas vaginalis, Sarcoptes scabiei…

- Nội KST: Là những KST sống trong các tổ chức hoặc nội tạng của cơ thể VC như: Giun đũa, sán lá gan,
KST sốt rét...

- KST đơn ký: Là những KST chỉ sống trên 1 loại VC như: Trichuris trichiura chỉ kí sinh trên người.

- KST đa ký: Là những KST trong quá trình sống của chúng phải phát triển trên nhiều loại VC khác nhau
như Clonorchis sinensis.

- KST lạc chủ: Là những KST ký sinh trên những VC bất thường như: Giun đũa lợn có thể ký sinh ở người.
-
- KST vĩnh viễn: Là những KST toàn bộ cuộc đời hoặc 1 gian đoạn lâu dài phải sống nhờ vào VC như: các
loài giun, sán, đơn bào.

- KST tạm thời: Là những KST chỉ khi nào chiếm thức ăn mới bám vào VC, giai đoạn còn lại chủ yếu sống
trong thiên nhiên như: muỗi, ve, bọ chét, ruồi hút máu…→ đóng vai trò truyền bệnh.

- Vật chủ (VC): Sinh vật bị các sinh vật khác sống ký sinh.
+ VC chính: Là những VC mang KST ở thể trưởng thành hoặc giai đoạn sinh sản hữu tính.
+ VC phụ: Là những VC mang KST ở thể còn non hoặc giai đoạn không có sinh sản hữu tính.
+ Môi giới trung gian truyền bệnh: Là những sinh vật đóng vai trò truyền bệnh từ người này sang người
khác (có thể là VC hoặc không).

+ VC trung gian truyền bệnh: Là những VC làm trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác (là
VC của mầm bệnh).

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


- Chu kỳ: Là toàn bộ quá trình phát triển của KST từ khi là mầm sinh vật đầu tiên phát triển qua các giai
đoạn cho đến khi trưởng thành hoặc có khả năng sinh ra thế hệ tiếp theo.

- Phòng bệnh KST:


+ Xâm nhập vào cơ thể (đường vào):
+ Con đường mầm bệnh phát tán ra xung quanh:
+ Tác động vào ổ bệnh: bệnh nhân, có 2 cách:
• Điều trị hàng loạt: trong trường hợp bệnh có tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng cao
• Phát hiện và điều trị: đối với những bệnh có tỉ lệ nhiễm không cao (sán).

- Kiểu chu kỳ: có 5 kiểu chu kì:


+ 1: Toàn bộ chu kì được thực hiện trên vật chủ: Người ↔ Người. Ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, phụ
thuộc vào cách thức lây nhiễm.
VD: Trùng roi âm đạo; Giun kim (Từ người này sang người khác hoặc quay lại chính mình)
+ 2: (Thuộc nhóm KST tạm thời), chủ yếu thuộc nhóm truyền bệnh, phụ thuộc ngoại cảnh.
+ 3: Người ↔ Ngoại cảnh VD: Giun đũa: yêu cầu điều kiện nhiệt độ cao (28℃), độ ẩm > 80%
+ 4: Người ↔ Ngoại cảnh ↔ VCTG ↔ Người. Phụ thuộc vào ngoại cảnh và vật chủ trung gian
+ 5: Người ↔ VCTG VD: KST Sốt rét
- Loại chu kỳ:
+ Chu kỳ đơn giản: chỉ có 1 VC, thường phổ biến (do khả năng hoàn thành chu kỳ dễ)
+ Chu kỳ phức tạp: có 2 VC trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn do chỉ cần thiếu 1 khâu trong giai đoạn thì
không phát triển được → Khả năng hoàn thành chu kì khó.

2. Đặc điểm KST (4)


2.1. Đặc điểm về hình thể:
- Hình dạng và kích thước
+ Khác nhau tùy theo loài
VD: nhóm sán gồm có sán dây và sán lá
Sán dây Sán lá
Kích thước Sán dây lợn (Sán dây có kích thước lớn): 8m Sán lá phổi (Sán lá có kích thước nhỏ): vài mm
Hình thể Hình dẹt, dài, chia thành nhiều đốt Hình bầu dục, không chia đốt.

+ Trong cùng 1 loài, ở các giai đoạn phát triển khác nhau, đôi khi hình dạng và kích thước cũng rất khác nhau
VD: Sán lá ruột trưởng thành → Trứng → ẤT lông → ẤT đuôi → Nang ẤT → Con trưởng thành => Hình
dạng giữa con trưởng thành và ẤT ở các giai đoạn rất khác nhau
Kích thước dao động rất lớn tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kì: sán dây lợn trưởng thành - 8m;
ấu trùng sán dây lợn – vài mm.
2.2. Đặc điểm về cấu tạo cơ quan:
- Các cơ quan không cần thiết cho đời sống ký sinh thoái hóa hoặc mất đi hoàn toàn

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


VD: Sán lá sống ở những nơi trong cơ thể đã có sẵn thức nguồn thức ăn chọn lọc → Không cần có bộ máy
tiêu hóa hoàn chỉnh → Ống tiêu hóa đơn giản, không có đường thải bã, lỗ hậu môn

- Các cơ quan cần thiết cho đời sống ký sinh rất phát triển:
+ Tìm kiếm VC: chủ động hướng tới vật chủ
VD: ÂT Giun móc có hướng động đặc biệt để tìm vật chủ. Muỗi dựa vào chênh lệch CO2 để tìm vật chủ,

+ Cơ quan bám:
VD: Sán dây bò có 4 giác mút. Giun tóc có phần đầu mảnh, may vào niêm mạc manh tràng.
+ Cơ quan chiếm thức ăn:
VD: vòi muỗi có những tuyến tiết ra chất chống đông máu → dễ chiếm thức ăn
+ Cơ quan sinh sản: phát triển
VD: Sán lá: Tinh hoàn và buồng trứng chiếm phần lớn cơ thể
2.3. Đặc điểm về sinh sản:
KST không chỉ có cơ quan sinh sản phát triển mà hình thức sinh sản cũng rất phong phú:
- Mỗi loài KST có các hình thức sinh sản khác nhau
- Có những loài KST trong chu kì phát triển của nó, tùy theo từng giai đoạn mà có các hình thức sinh sản
khác nhau.
Các hình thức sinh sản:
Sinh sản hữu tính:
- Hình thức đơn tính: có con đực, con cái riêng biệt. Đại diện là nhóm giun.
- Hình thức lưỡng tính:
Đại diện là nhóm sán (sán dây và sán lá): Đa số sán sinh sản theo hình thức này. Trên 1 cá thể sán bao gồm
cả cơ quan sinh dục cái và đực. Chúng có thể thực hiện việc giao phối chéo giữa 2 bộ phận sinh dục đực và
cái cùng có trên cơ thể 1 con sán.
- Hình thức tiếp hợp:
Đại diện là trùng lông: không có con đực, con cái. Có 2 cá thể riêng biệt hình thành cầu nối tiếp hợp. Qua
cầu nối này, nhân của 2 cá thể này trộn lại với nhau rồi mới phân chia. Sau khi sinh sản theo hình thức này,
từ 2 cá thể ban đầu sẽ tạo ra 2 cá thể mới có bộ NST mới. Khi môi trường sống thay đổi, chúng sẽ sinh sản
theo hình thức tiếp hợp để tạo ra những dòng tế bào mới có bộ NST mới, thích nghi với môi trường mới.

Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản đơn giản nhất, không cần đực cái, gồm:
- Trực phân (phân đôi theo chiều ngang hoặc dọc): chân giả, trùng lông, trùng roi.
- Tạo thể phân liệt: bào tử trùng, mảnh trùng → Sinh sản nhân lên theo cấp số nhân (KST sốt rét)
Sinh sản phôi tử sinh: Là trường hợp ấu trùng cũng có khả năng sinh sản. VD: ấu trùng sán lá có dạng bọc,
bên trong bọc có nhiều ấu trùng
Sinh sản đa phôi: Từ 1 trứng có thể sinh sản thành nhiều ấu trùng. VD: sán lá.
2.4. Đặc điểm về sinh tồn:
+ Điều kiện thời tiết, khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm) thổ nhưỡng quyết định sự có mặt, mật độ, sự lan tràn của
loài KST nào đó:
- KST có kiểu chu kì: Người  Ngoại cảnh, việc phụ thuộc vào ngoại cảnh là đương nhiên.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


- KST có kiểu chu kì: Người  VC, chu kì vẫn phụ thuộc vào ngoại cảnh.
VD: KST sốt rét P.falciparum, nhiệt độ môi trường > 160C mới có khả năng sinh sản hữu tính trong cơ
thể muỗi
+ Phụ thuộc vào mối quan hệ với các loài sinh vật khác trong môi trường
VD: bọ gậy của muỗi Mansonia cần phải có rễ bèo để cắm ống thở mà sống
+ Loại chu kỳ:
- Phức tạp: khó tồn tại và phát triển vì chu kỳ có nhiều khâu, khó thực hiện nên bệnh ít phổ biến
- Đơn giản: dễ thực hiện và hoàn thiện chu kỳ → dễ tồn tại, nhân lên, dễ truyền bệnh, gây bệnh phổ biến
=> Tác động vào 1 giai đoạn nào đó của chu kỳ để mầm bệnh không thể phát triển và lan truyền được.
+ Tuổi thọ KST: mỗi loài KST có tuổi thọ riêng: giun kim có tuổi thọ chừng 2 tháng, giun đũa chừng 1 năm.
Vì vậy 1 số bệnh không bị tái nhiễm sẽ tự động khỏi do đó cần có những biện pháp phòng chống tái nhiễm.
+ VC trung gian: thiếu thì KST chết vì không hoàn thành được chu kỳ.

3. Phân loại và dnah pháp dùng trong định loại ký sinh trùng
Phân loại: Ký sinh trùng gồm 2 giới:
- Giới động vật: có 2 ngành
+ Ngành đa bào (giun sán, tiết túc)
+ Ngành đơn bào
- Giới thực vật: nấm kí sinh
Danh pháp:
- Tên khoa học thường bao gồm 2 chữ đại diện cho giống và loài.
- Tên giống viết trước, viết hoa.
- Tên loài viết sau, viết thường.
- Tên khoa học của KST phải in nghiêng, nếu viết tắt chỉ được phép viết tắt tên giống, sau chữ viết tắt phải
có dấu chấm.
VD: Plasmodium vivax – P. Vivax
4. Phân tích 6 ảnh hưởng của KST với cơ thể VC:
4.1. Chiếm sinh chất của cơ thể VC:
+ Muốn sống và phát triển KST phải chiếm thức ăn của VC. Thức ăn của KST có thể là những chất mà cơ thể
VC hấp thu, tiêu hóa và đồng hóa (máu) hoặc chưa được đồng hóa (thức ăn trong ruột non).
+ Lượng sinh chất bị tiêu hao phụ thuộc vào:
- Kích thước, độ lớn của KST: KST kích thước càng lớn → Chiếm sinh chất càng nhiều.
VD: giun đũa và sán dây trưởng thành đều kí sinh ở ruột non. Triệu chứng còi xương, suy dinh dưỡng do
giun đũa chỉ biểu hiện ở trẻ em, còn do sán dây trưởng thành biểu hiện ở mọi lứa tuổi vì sán dây có
kích thước rất lớn so với giun đũa.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


- Số lượng KST kí sinh: Số lượng KST kí sinh lớn → Lượng sinh chất bị chiếm nhiều và ngược lại.
VD: giun đường ruột.
- Loại sinh chất KST chiếm
VD: Giun móc/mỏ: máu → Thiếu máu → Hậu quả nghiêm trọng.
Giun đũa: dưỡng chất (thức ăn) ở ruột non → Ảnh hưởng ít hơn.
- Cách chiếm thức ăn của KST
VD: Giun tóc: thiếu máu nhẹ nếu nhiễm số lượng lớn
Giun móc/mỏ: thiếu máu nặng do cách chiếm thức ăn lãng phí, ít khi ăn ở 1 vị trí.
- Khả năng phục hồi của cơ thể.
VD: biểu hiện suy dinh dưỡng do giun đữa chỉ thể hiện ở trẻ em, không thể hiện ở người trưởng thành.
4.2. Gây độc cho cơ thể VC
+ Trong thời gian kí sinh trên cơ thể VC, KST tiết ra nhiều chất gây độc cho cơ thể VC
VD: Giun đũa tiết ra Ascaron làm cơ thể VC bị nhiễm độc nặng → hội chứng Loefler.
Giun móc tiết ra chất có thể làm ức chế cơ quan tạo máu của cơ thể VC.
+ KST chuyển hóa những chất bình thường không độc thành những chất độc hại cho VC.
VD: KST sốt rét chuyển hóa hemoglobin thành hemorozoin.
4.3. Gây tắc cơ học:
+ Gây tắc cơ học tại vị trí ký sinh hoặc di chuyển đến nơi khác gây tắc nghẽn dẫn đến những tai biến nguy
hiểm. Phụ thuộc vào kích thước – vị trí KS và số lượng – tập trung KST
VD: Sán dây chỉ có 1 con nhưng cũng có thể gây tắc ruột do có kích thước lớn. Giun đũa gây tắc ruột với
số lượng nhiều, hoặc có thể di chuyển lên gan gây tắc ống mật chủ
+ Một số KST có khả năng tập trung với nhau thành một khối.
VD: Giun chỉ có kích thước nhỏ nhưng chúng thường tập trung với nhau thành từng búi → gây tắc mạch
bạch huyết.
4.4. Gây chấn thương:
+ KST phải bám vào một số bộ phận và vị trí của cơ thể VC tạo nên những chấn thương tại vị trí đó
VD: Giun tóc dùng đầu nhỏ như sợi chỉ cắm sâu chắc vào niêm mạc ruột.
Giun móc dùng móc để ngoặm sâu vào thành tá tràng.
Ghẻ đào thành hầm, rãnh trong da.
+ Mức độ chấn thương phụ thuộc vào loại KST và những viêm nhiễm kết hợp với chấn thương.
+ Tổn thương có thể chỉ do đơn thuần KST gây ra hoặc cũng có thể do phối hợp với các loại khác (hiện tượng
bội nhiễm các vi khuẩn khác).
VD: Ổ apxe đại tràng do amip + HIV -> ung thư đại tràng.
4.5. Gây kích thích:
+ Do chấn thương: gây kích thích các thần kinh xung quanh

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


VD: Giun kim cái bò ra mép kẽ hậu môn đẻ trứng → Móc vào niêm mạc đại tràng gây chấn thương → Kích
thích thần kinh giao cảm tăng nhu động ruột → Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần
+ Do độc tố của KST tác động lên hệ thần kinh
VD: Sốt rét: mỗi khi hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt sẽ giải phóng các độc tố → Rối loạn trung tâm vận mạch
+ Do chèn ép
VD: Bệnh nhân nhiễm nang ấu trùng sán dây lợn ở não → Chèn ép não → Bệnh nhân méo miệng, liệt nửa
người,...
4.6. Tác hại do vận chuyển mầm bệnh:
+ KST có thể vận chuyển mầm bệnh từ bên ngoài vào cơ thể VC trong quá trình xâm nhập: virus, vi khuẩn…
VD: Ấu trùng giun móc giai đoạn III khi xâm nhập vào cơ thể có thể mang theo vi khuẩn than, lao gây bệnh
cho VC.
+ KST có thể vận chuyển mầm bệnh từ cơ quan này sang cơ quan khác trong cơ thể VC.
VD: Giun đũa chui lên ống mật mang theo các vi khuẩn đường ruột (vd: E.coli) -> gián tiếp gây apxe gan.

5. Phân tích 4 đặc điểm của bệnh KST (4):


5.1. Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng:
Nhiều loài KST có chu kì phát triển phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và được thúc đẩy bởi các thói quen,
tập tục trong đời sống -> Các yếu tố tự nhiên (khí hậu, địa lý) và xã hội (kinh tế, văn hóa,...) ảnh hưởng đến sự
xuất hiện và mức độ phổ biến của bệnh KST.
VD:
- Giun đũa:
+ Cần điều kiện khí hậu nóng ẩm, oxy -> Châu Á phổ biến nhất, trong khi châu Âu thì gần như không
có. Ở VN thì miền Bắc sẽ phổ biến nhất, miền Nam: tỷ lệ thấp hơn do triều cường -> trứng giun ngập
trong nước -> chết. => Phòng tránh bằng sử dụng hố xí nước.
+ Thói quen canh tác: bón phân tươi cho hoa màu -> vùng đồng bằng, nông dân tỷ lệ nhiễm cao.
-> Loại bỏ thói quen bón phân tươi để phòng tránh
- Giun kim phát triển không phụ thuộc ngoại cảnh, chỉ phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh cá nhân -> Có ở mọi
nơi, phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh thấp kém -> Nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân để phòng tránh.
5.2. Bệnh KST có thời hạn nhất định:
KST là những sinh vật nên chúng có tuổi thọ riêng do đó bệnh KST cũng có thời hạn nhất định phụ thuộc
vào thời hạn sống của KST. Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh KST trong những thời gian rất dài hoặc
do người bệnh bị tái nhiễm liên tục.
VD:
- Giun kim sống được khoảng 2 tháng nhưng khả năng tái nhiễm rất cao và khả năng lây nhiễm tập thể

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


-> Nhiễm bệnh kéo dài. Do đó cần điều trị trong thời gian dài, kết hợp với phòng chống tái nhiễm, điều trị
hàng loạt cho tập thể.
- Giun đũa: tuổi thọ 1-1,5 năm -> Về lý thuyết có thể tự hết nếu không bị tái nhiễm
5.3. Diễn biến lâu dài:
Bệnh KST thường có diễn biến lâu dài nhiều tháng, nhiều năm khác với các bệnh nhiễm trùng cấp tính sởi,
thủy đậu… do đặc trưng về chu kì cũng như khả năng gây bệnh của loài KST.
VD: Giun chỉ có tuổi thọ 10 năm diễn biến bệnh gồm 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ ủ bênh (5-7 năm): Không có triệu chứng rõ ràng. Khó phát hiện.
+ Thời kỳ phát bệnh (nhiều năm): mới có biểu hiện rõ ràng: viêm bạch huyết, phù voi, tiến triển từng đợt
-> là thời kỳ có thể tác động điều trị, có thể hồi phục
+ Thời kỳ tiềm tàng: chỉ tới nếu không có điều trị thích hợp ở thời kì phát bệnh và thời gian đủ lâu -> Điều
trị nhưng không hồi phục
5.4. Diễn biến thầm lặng:
Quá trình KST sống bám vào VC thường gây ra những tác hại dần dần, không bộc phát và cấp tính như các
bệnh nhiễm khuẩn. Nên diễn biến của bệnh KST là âm thầm, lặng lẽ nhưng vẫn luôn gây ra những tác hại
ngấm ngầm. Đôi khi cũng có thể gây ra diễn biến cấp tính thậm chí ác tính.

VD: Bệnh lỵ amip do Entamoeba histolytica gây ra diễn biến qua 4 thời kỳ:
- Thời kỳ ủ bệnh: Diễn biến thầm lặng trong thời gian tương đối dài.
- Thời kỳ khởi phát: Triệu chứng không đặc hiệu.
- Thời kỳ toàn phát: Biểu hiện bằng hội chứng lỵ cấp.
- Giai đoạn mạn tính.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7

You might also like