Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 79

2.5.2.

Chủ đề 1: Thuyết tương đối hẹp


§1. Kiến thức trọng tâm
1. Phép biến đổi Galiléo – Hai tiên đề của Einstein
a. Phép biến đổi Galiléo
Một nguyên lý quan trọng trong cơ học Newton là nguyên lý tương đối Galiléo,
cũng gọi là nguyên lý tương đối cổ điển. Theo nguyên lý đó: “Mọi hiện tượng cơ học
diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính”
Như vậy để mô tả các hiện tượng cơ học, mọi hệ quy chiếu quán tính đều có giá
trị như nhau; mọi hệ quán tính đều bình đẳng, không hệ nào ưu tiên hơn hệ nào.
Nguyên lý tương đối Galiléo cũng có thể được phát biểu theo một cách khác:
“Không thể dùng các thí nghiệm cơ học trong nội bộ một hệ quán tính để xét xem
nó đứng yên hay chuyển động thẳng đều so với một hệ quy chiếu quán tính khác”.
Nếu ta dùng nhiều hệ quy chiếu khác nhau để xét chuyển động của một chất
điểm thì tọa độ của chất điểm ở các hệ đó sẽ có giá trị khác nhau. Quy tắc cho phép ta
suy ra tọa độ của chất điểm ở hệ này khi biết tọa độ của nó ở hệ khác gọi là phép biến
đổi tọa độ. Phép biến đổi tọa độ phù hợp với nguyên lý tương đối Galiléo gọi là phép
biến đổi Galiléo.
Chúng ta xét hai hệ tọa độ Descarter vuông góc gắn với hai hệ quy chiếu quán
tính. Hệ K coi là đứng yên, có gốc tọa độ O và các trục tọa độ Ox, Oy, Oz. Hệ K’
chuyển động so với hệ K, có gốc tọa độ O’ và các trục tọa độ O’x’, O’y’ và O’z’. Hệ
K’ chuyển động với vận tốc bằng theo chiều dương của trục Ox và tại thời điểm t =
0 thì hai hệ hoàn toàn trùng nhau hay O trùng với O’. Như vậy trục O’x’ luôn luôn
trùng với trục Ox, trục O’y’ luôn luôn song song với trục Oy và trục O’z’ luôn song
song với trục Oz (hình 1.1). Để tránh khỏi phải lặp lại, chúng ta quy ước từ nay trở về
sau sẽ dùng các tên gọi “hệ K” và “hệ K’ ” để chỉ các hệ được mô tả như trên.

13
z z'
y y'

V
(K ) ( K ')

O O' x x'
Hình 1.1

)11)

14
4.Tính
bấtiên trong
(22 từ (21bất
biến của định
luật II
Đối với hai hai hệ K và K’ như trên, phép biến đổi Galiléo có dạng
Newton, điều
x’ = x –Vt (1.1)
mà ta tạm
y’ = y thời thừa (1.2)
z’ = z nhận (1.3)
Hoặc: trong
x = x’+ Vt
y = y’
z = z’
Hai cách viết như trên gọi là phép biến đổi xuôi và phép biến đổi ngược. Chúng
có dạng toán học như nhau, điều đó có nghĩa là hai hệ tương đương nhau. Nếu xem K
là hệ đứng yên thì K’ chuyển động với vận tốc bằng +V; nếu xem K’ là đứng yên thì
K chuyển động với vận tốc bằng –V. Do đó các phép biến đổi ngược và xuôi chỉ khác
nhau dấu của vận tốc V.
Trong phép biến đổi Galiléo, chỉ có các công thức biến đổi tọa độ không gian,
không có công thức biến đổi thời gian, vì theo cơ học Newton chỉ có một thời gian duy
nhất, phổ biến và chung cho mọi hệ. Nếu muốn cho đầy đủ, ta có thể viết thêm công
thức biến đổi thời gian:
t = t’ (1.4)
Cơ học Newton cho rằng điều này là hiển nhiên và không cần nêu tường minh
thành một công thức.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện thực nghiệm như thí nghiệm giao
thoa ánh sáng của Michelson, thí nghiệm đo tốc độ ánh sáng của Fizue...cho thấy
nguyên lý tương đối Galiléo và phép biến đổi Galiléo không đúng trong một số trường
hợp và cần có một nghuyên lý tổng quát hơn để giải thích các sự kiện thực nghiệm
trên. Do đó, dựa trên những thành tựu của vật lý học đầu thế kỷ XX, Einstein đã đề ra
thuyết tương đối của mình. Thuyết tương đối Einstein được xây dựng dựa trên hai tiên
đề cơ bản, gọi là hai tiên đề Einstein.
b. Hai tiên đề của Einstein
+ Tiên đề thứ nhất:
Theo nguyên lý tương đối Galiléo, ta không thể dùng các thí nghiệm cơ học để
phát hiện ra chuyển động quán tính. Như vậy có hy vọng rằng sẽ có thể dùng các thí
nghiệm không phải cơ học để phát hiện ra chuyển động quán tính. Thí nghiệm
Michelson nhằm mục đích đó đã thất bại. Người ta cũng đã làm nhiều loại thí nghiệm
khác nữa nhằm phát hiện chuyển động quán tính nhưng cũng đã lần lượt thất bại. Do
đó người ta bắt buộc phải nghĩ đến sự mở rộng nguyên lý tương đối Galiléo, áp dụng
đối với mọi hiện tượng vật lý khác. Tiên đề thứ nhất của thuyết tương đối chính là sự

15
mở rộng nguyên lý tương đối Galiléo như vậy: “Mọi hiện tượng vật lý diễn ra như
nhau trong các hệ quy chiếu quán tính”
Nó còn được gọi là “Nguyên lý tương đối Einstein”. Có thể phát biểu nó dưới
những dạng khác:
 “Không thể dùng bất kỳ một thí nghiệm vật lý nào trong nội bộ một hệ quán tính
để xét xem nó đứng yên hay chuyển động thẳng đều so với một hệ quán tính
khác.”
 “Không thể dùng bất kỳ thí nghiệm vật lý nào để phát hiện chuyển động quán
tính.”
Nguyên lý tương đối Einstein là một tiên đề, ta không thể chứng minh được nó.
Ta chỉ có thể dựa vào thực nghiệm, dựa vào những hệ quả rút ra được từ nguyên lý đó
để thừa nhận nó mà không chứng minh.

+ Tiên đề thứ hai:


Thí nghiệm Michelson và hàng loạt thí nghiệm khác có liên quan đến đo tốc độ
ánh sáng đều dẫn đến kết luận về tính không đổi của tốc độ ánh sáng. Nếu thừa nhận
định lý cộng vận tốc cổ điển đối với vận tốc ánh sáng, ta không thể giải thích được kết
quả các thí nghiệm đó một cách nhất quán. Nếu thừa nhận rằng tốc độ ánh sáng là
không đổi, ta có thể giải thích được tất cả các thí nghiệm trên, nhưng bắt buộc phải
thay đổi một số khái niện cổ điển đã quen thuộc. Người ta chỉ có thể đo tốc độ ánh
sáng với độ chính xác nhất định. Hơn nữa các phép đo tốc độ ánh sáng cho tới nay đều
bắt tia sáng phải phản xạ trên gương phẳng hoặc khúc xạ qua một môi trường trong
suốt, do đó chỉ có thể cho được một giá trị trung bình của tốc độ ánh sáng mà không có
khả năng phát hiện sự sai khác về tốc độ khi truyền theo những chiều khác nhau. Vì
vậy, sự thừa nhận tính không đổi của tốc độ ánh sáng chỉ có tính chất của một tiên đề,
không chứng minh được.
Tiên đề đó có thể được phát biểu như sau: “Tốc độ ánh sáng trong chân không
là không đổi theo mọi phương và không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn
sáng.”

2. Phép biến đổi Lorentz


Chúng ta gọi biến cố là một sự việc bất kỳ nào đó xảy ra tại một vị trí xác định
và tại một thời điểm xác định. Mỗi biến cố được xác định bởi ba tọa độ không gian (x,
y. z) và thời điểm t. Vì lý do thuận tiện, ta đặt thời điểm xảy ra biến cố t là tọa độ thứ
tư. Như vậy mỗi biến cố được xác định bởi bốn tọa độ (x, y. z, t). Một quá trình là một
chuỗi biến cố nối tiếp nhau trong không gian và thời gian.

16
Giả sử một biến cố có tọa độ trong hệ K là (x, y, z, t) và hệ K’ là (x’, y’, z’, t’).
Các công thức biến đổi Galiléo (1.1) - (1.4) không thể dùng để xác định quan hệ giữa
các tọa độ trên, vì chúng mâu thuẫn với tiên đề thứ hai của Einstein. Trong thuyết
tương đối, vận tốc ánh sáng c không tuân theo định lý cộng vận tốc cổ điển rút ra từ
phép biến đổi Galiléo. Chúng ta phải tìm những công thức biến đổi khác, thay thế cho
các công thức Galiléo.
Theo nguyên lý tương đối các hệ K và K’ là hoàn toàn tương đương. Sự khác
nhau về hình thức duy nhất giữa chúng là ở chỗ tọa độ theo trục x của gốc O’ được
tính trong hệ K sẽ biến thiên theo quy luật:
xO’ = Vt (2.1)
Trong khi đó tọa độ theo trục x của gốc O được tính trong hệ K’ biến thiên theo
quy luật:
x’O = -Vt (2.2)
Có sự khác nhau này là do vận tốc tương đối của hệ K’ đối với hệ K hướng theo
chiều dương của trục x; trong khi đó vận tốc tương đối của hệ K đối với hệ K’ lại
hướng theo chiều âm của trục x’.
Dưới dạng tổng quát nhất các công thức biến đổi các tọa độ và thời gian từ hệ
K’ sang hệ K được viết như sau:

(2.3)

Để xác định dạng giải tích của các công thức biến đổi ta xét bất kỳ một trong
bốn công thức, ví dụ như công thức biến đổi tọa độ x. Lấy vi phân toàn phần của tọa
độ x’ trong (2.3), ta có:

(2.4)

Nếu dx, dy, dz, dt được chọn một cách tùy ý tại điểm (x1, y1, z1, t1) thì khi thế
giá trị của các đạo hàm tại điểm đã cho vào (2.4) ta được giá trị dx’1 nào đó của dx’.
Tuy nhiên, do tính đồng nhất của không gian và thời gian nên tại một điểm bất kì nào
khác (x2, y2, z2, t2) với cùng các giá trị dx, dy, dz, dt, ta phải tìm được cùng giá trị của
dx’ như điểm thứ nhất; tức là phải có dx’2 = dx’1 ; tương tự như vậy đối với dy’, dz’ và
dt’. Vì dx, dy, dz và dt được chọn hoàn toàn tùy ý nên đòi hỏi đã nêu chỉ có thể được

thực hiện trong trường hợp nếu các đạo hàm , vv… không phụ thuộc vào các

17
tọa độ, như vậy chúng phải là các hằng số. Từ đó suy ra các công thức biến đổi phải có
dạng tuyến tính như sau:
(2.5)
trong đó 1, 2 ,.. là các hằng số, dễ dàng suy ra được các công thức biến đổi y, z và t
đều có dạng tuyến tính tương tự như công thức biến đổi tọa độ x.
Với việc chọn các trục tọa độ đã chỉ trên hình 1; mặt phẳng y = 0 trùng với mặt
phẳng y’ = 0, còn mặt phẳng z = 0 trùng với mặt phẳng z’ = 0. Từ đó suy ra rằng,
chẳng hạn, các tọa độ y và y’ phải triệt tiêu đồng thời, độc lập với giá trị của các tọa độ
và của thời gian. Vì vậy y và y’ chỉ có thể được liên hệ với nhau bởi hệ thức dạng:
y = y’ (2.6)
Trong đó là một hằng số. Do sự tương đương của các hệ K và K’ nên hệ
thức ngược phải có dạng:
y’ = y
Nhân cả hai hệ thức với nhau ta được 2 =1 từ đó = +1 và = -1, dấu +
ứng với trục y và y’ cùng chiều, dấu – ngược chiều. Khi các trục cùng chiều ta có:
y’ = y (2.7)
Lập luận tương tự dẫn tới công thức:
z’ = z (2.8)
Ta chuyển sang tìm công thức biến đổi đối với tọa x và t. Từ (2.7) và (2.8) ta
thấy ngay các giá trị y’ và z’ không phụ thuộc vào x và t. Từ đó dễ dàng suy ngược lại
rằng các giá trị x và t không thể phụ thuộc vào y’ và z’. Vì hai hệ K và K’ tương đương
nhau nên ta suy ra rằng các giá trị x’ và t’ cũng không thể phụ thuộc vào y và z. Như
vậy, x’ và t’ chỉ có thể là hàm tuyến tính của x và t.
Gốc tọa độ O của hệ K có các tọa độ x = 0 trong hệ K và x’ = -Vt’ trong hệ K’,
do đó biểu thức (x’+ Vt’) phải triệt tiêu đồng thời với tọa độ x. Muốn thế phép biến đổi
tuyến tính phải có dạng :
(2.9)
trong đó là một hằng số.
Tương tự, gốc tọa độ O’ của hệ K’ có tọa độ x’ = 0 trong hệ K’ và x = Vt trong
hệ K , từ đó suy ra rằng:
(2.10)
Hệ số tỷ lệ trong cả hai trường hợp là như nhau vì sự tương đương của các hệ K
và K’.
Để tìm hệ số ta sử dụng nguyên lý bất biến của tốc độ ánh sáng. Giả sử tại
thời điểm t = t’ = 0 theo hướng của trục x và x’ có tín hiệu sáng được gởi đi từ OO’.

18
Nó tạo ra chớp sáng trên tấm chắn đặt tại điểm có tọa độ x trong hệ K và tọa độ x’
trong hệ K’. Sự kiện này (chớp sáng) được xác định bởi tọa độ x và thời điểm t trong
hệ K; được xác định bởi tọa độ x’ và thời điểm t’ trong hệ K’; hơn nữa x = ct, x’ = ct’.
Thế vào các giá trị của x và x’ vào các công thức (2.9), (2.10) ta được:

Nhân cả hai hệ thức với nhau, ta đi tới phương trình:

Từ đó:

(2.11)

Thế giá trị này vào (2.10) ta có:

(2.12)

Công thức (2.12) cho phép ta tìm giá trị x’ theo các giá trị đã biết x và t. Để
nhận được công thức cho phép tìm giá trị t’ theo các giá trị đã biết (x, t) ta khử tọa độ
x’ từ (2.9) và (2.10) và giải hệ thức nhận được đối với t’, kết quả ta có:

Phép thế giá trị (2.11) đối với dẫn đến công thức sau:

(2.13)

Tập hợp các công thức (2.7), (2.8), (2.12), (2.13) tạo thành (2.14) và được gọi là
công thức biến đổi Lorentz:

(2.14)

Việc chuyển từ các tọa độ thời gian được tính trong hệ K’ sang các tọa độ và
thời gian được tính trong hệ K (một cách ngắn gọn, việc chuyển từ hệ K’ sang hệ K)
được thực hiện bằng cách đổi dấu của V trong (2.14) dựa vào sự tương đương của các
hệ K và K’:

19
(2.15)

Dễ dàng hiểu rằng trong trường hợp các công thức biến đổi Lorentz
chuyển thành các công thức biến đổi Galiléo. Như vậy, các công thức biến đổi Galiléo
vẫn có giá trị đối với tốc độ nhỏ so với tốc độ ánh sáng trong chân không.
Khi V > c các biểu thức (2.14) và (2.15) đối với x, t, x’ và t’ trở thành ảo. Điều
này phù hợp với điều là chuyển động với vận tốc vượt quá vận tốc ánh sáng trong chân
không là không thể xảy ra. Không được sử dụng ngay cả hệ quy chiếu chuyển động
với tốc độ V = c, vì khi V = c các mẫu số trong công thức đối với x và t sẽ bằng không.
Các công thức biến đổi Lorentz có dạng đặc biệt đơn giản và đối xứng nếu
chúng không phải là x và t mà là x và ct, tức là các đại lượng có cùng thứ nguyên.
Trong trường hợp đó các công thức trong (2.14) và (2.15) thể hiện như sau:

(2.16)

(2.17)

Dễ dàng nhớ được các công thức (2.16) và (2.17) bằng cách chú ý rằng công
thức thứ nhất trong chúng khác các công thức cổ điển x = x’+ Vt’ và x’ = x - Vt bởi

sự có mặt ở mẫu số biểu thức đặt trưng cho công thức tương đối tính. Các

công thức sau cùng nhận được từ các công thức đầu tiên nếu lần lượt hoán vị các vị trí
của x’, x với ct’ và ct.
Các công thức biến đổi Lorentz đã được Lorentz rút ra từ trước, xuất phát từ giả
thuyết về phép co Lorentz. Theo cách giải thích của Lorentz, lượng t’≠ t xuất hiện
trong hệ K’ chỉ là một lượng có tính chất hình thức, được đưa vào để tiện cho việc tính
toán và không có ý nghĩa vật lý gì, Do đó các công thức biến đổi trên vẫn nằm trong
phạm vi lý thuyết cổ điển.
Trong thuyết tương đối, các công thức đó có nội dung vật lý quan trọng khác
hẳn. Các công thức biến đổi Lorentz chỉ có ý nghĩa khi V < c. Ở đây V là tốc độ của hệ
K’, tức là tốc độ của một hệ vật chất chuyển động. Điều đó có nghĩa là không có vật
vật chất nào chuyển động với tốc độ bằng hoặc lớn hơn tốc độ ánh sáng trong chân

20
không. Tốc độ ánh sáng trong chân không c là giới hạn tốc độ chuyển động của vật
chất. Trong lý thuyết cổ điển, không có giới hạn nào cho các tốc độ, và về nguyên tắc
thì tốc độ của các vật có thể có giá trị bất kỳ.
Theo các công thức Lorentz, không gian và thời gian gắn liền với nhau và gắn
liền với vật chất chuyển động. Mỗi hệ vật chất chuyển động có không gian và thời gian
của riêng nó; không có không gian tuyệt đối tách rời vật chất và cũng không có thời
gian phổ biến, duy nhất cho cả vũ trụ.
Khi thì các công thức Lorentz trở thành các công thức Galiléo. Như vậy
phép biến đổi Lorentz tổng quát hơn, và nó thừa nhận phép biến đổi Galiléo như một
trường hợp riêng, ứng với các tốc độ nhỏ so với tốc độ ánh sáng. Nói rộng ra, thuyết
tương đối Einstein là một thuyết có tính tổng quát hơn và thừa nhận cơ học Newton
như một trường hợp riêng ứng với các tốc độ nhỏ so với tốc độ ánh sáng.

3. Sự rút ngắn chiều dài


Xét một thanh AB không biến dạng nằm yên trong hệ K’, và có chiều dài song
song với trục x’ (hình 3.1).

21
y y'

(K ) ( K ') 
A B V

O O' x x'
Hình 3.1

)11)

22
4.Tính
bấtiên trong
(22 từ (21bất
biến của định
luật II
Chiều dài của thanh AB đo trong hệ K’ bằng:
Newton, điều
mà ta tạm (3.1)
l0 là chiều dài của thanh đo trong hệ tại đóthừa
thời thanh đứng yên, ta gọi nó là chiều dài riêng
của thanh. nhận
trong động. Muốn đo chiều dài của nó trong hệ
Trong hệ K, thanh AB đang chuyển
K, ta phải xác định các tọa độ xA, xB của hai đầu thanh tại cùng một thời điểm tA = tB,
và tương tự như trên, ta có thể xác định chiều dài thanh theo công thức:
(3.2)
Theo phép biến đổi Lorentz:

Vì tA = tB nên ta có:

Hay: (3.3)

Các kích thước của thanh vuông góc với phương chuyển động không bị thay
đổi, vì vậy đối với thể tích của thanh ta cũng viết được:

(3.4)

Như vậy, trong trường hợp tổng quát khi một vật chuyển động thì, kích thước

của nó theo phương chuyển động co lại theo tỷ lệ . Nói một cách khác,

khoảng cách không gian là một lượng tương đối, phụ thuộc hệ quy chiếu,
Xét hai thanh AB và CD có chiều dài A B
riêng l0 như nhau, và chuyển động tương đối 
với nhau dọc theo chiều dài của chúng (hình V
C D
3.2). Có thể xem CD đứng yên và AB chuyển

động với vận tốc , do đó AB bị co lại. Cũng V
Hình 3.2
có thể xem AB đứng yên và CD chuyển động
với vận tốc , do đó CD bị co lại. Hai cách
nói đó tương đương nhau.

23
Theo thuyết tương đối, mỗi hệ chuyển động có không gian và thời gian của
riêng nó. Khi đo chiều dài thanh AB trong không gian của nó, ta thấy chiều dài của nó
là l0, nhưng khi đo chiều dài của AB trong không gian của CD, ta thấy chiều dài của nó
là l < l0. Số đo nhỏ hơn không phải vì AB thực sự bị co lại mà là vì ta đã chuyển từ
không gian này sang không gian khác để đo nó; điều đó tương tự như sự chuyển hệ
đơn vị đo lường vậy. Vì vậy phép co Lorentz chỉ là một hiệu ứng động học. Đặt vấn đề
xem xét trong hai thanh AB và CD, thanh nào “thực sự bị co lại” là một việc vô nghĩa;
cũng tương tự như cách đặt vấn đề xem thanh nào “thực sự chuyển động”. Chuyển
động của một vật phải được xét bằng sự so sánh vị trí của nó đối với một vật khác
được xem là đứng yên. Cũng như vậy, sự co ngắn của một vật cũng phải được xét
bằng sự so sánh kích thước của nó với một vật được xem như đứng yên. Vì thế cũng
cần chú ý rằng cách nói “vật bị co lại” là một cách nói theo lối “cổ điển”, không mô tả
đúng thực chất của hiện tượng.

4. Sự chậm lại của thời gian trong hệ chuyển động


Xét một vật có kích thước rất nhỏ, xem như chất điểm, đứng yên trong hệ K’ và
có tọa độ x’. Trên vật đó xảy ra hai biến cố A, B vào những thời điểm t’A và t’B.
Khoảng thời gian giữa hai biến cố đo trong hệ K’ là:
(4.1)
Đó là khoảng thời gian đo trong hệ tại đó vật chứa các biến cố là đứng yên. Ta
gọi nó là khoảng thời gian riêng của hai biến cố.
Trong hệ K, ta có:

Vì trong hệ K’, hai biến cố cùng xảy ra tại một vị trí nên x’A = x’B và khoảng
thời gian giữa hai biến cố, đo trong hệ K là:

(4.2)

Khoảng thời gian riêng giữa giữa hai biến cố nhỏ hơn khoảng thời gian
đo trong hệ K. Nói cách khác, thời gian trong hệ chuyển động trôi chậm hơn thời gian

24
trong hệ đứng yên. Một đồng hồ đặt trong hệ chuyển động chạy chậm hơn một đồng
hồ đặt trong hệ đứng yên; và nói chung mọi quá trình trong hệ chuyển động đều diễn
ra chậm hơn các quá trình trong hệ đứng yên.
Cũng như sự co lại của chiều dài, sự chậm lại của thời gian là một hiệu ứng
động học. Khi xem hệ K là đứng yên thì thời gian ở hệ K’ bị chậm lại. Ngược lại, khi
xem hệ K’ là đứng yên thì thời gian ở hệ K bị chậm lại. Không thể đặt vấn đề xét xem
thời gian ở hệ K hay K’ “thực sự bị chậm lại”.
Chúng ta hãy xét một ví dụ minh họa sự chậm lại của thời gian. Ta biết rằng
Meson  được tạo thành trên thượng tầng khí quyển do va chạm của các hạt Proton và
Neutron cực nhanh. Thời gian sống trung bình của nó là 2,2.10 -8 s, sau đó nó tự phân
rã thành Meson  và Neutrino:

Meson  chuyển động với tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng V  0,99999999c.
Trong khoảng thời gian bằng 2,2.10-8 s nó đi được khoảng 6,5m và bị phân rã, không
còn tồn tại dưới dạng Meson nữa. Nhưng người ta đã quan sát được Meson  ở ngang
mặt biển và ở cả những hầm sâu dưới đất, tức là cách nơi sinh ra Meson  khoảng 40 –
50km. Lý thuyết cổ điển không thể giải thích được điều đó.
Theo thuyết tương đối, thời gian  = 2,2.10-8 s là thời gian riêng trong hệ gắn
với Meson (người ta đo thời gian tồn tại của các hạt cơ bản trong điều kiện các hạt
đứng yên). Hệ gắn với Meson  và hệ gắn với Trái Đất chuyển động tương đối với

nhau theo vận tốc V  0,99999999c, do đó . Nếu xét hiện tượng trong

hệ gắn với Trái Đất, thời gian sống trung bình của Meson là .

Trong khoảng thời gian đó Meson  di chuyển được một khoảng l0  46km. Nếu xét
hiện tượng trong hệ gắn với Meson  thì khoảng cách từ Meson  đến mặt đất co lại

chỉ còn . Cả hai cách xét hiện tượng đều giải thích được sự có mặt

của Meson  tại mặt đất.

5. Định lý cộng vận tốc


Xét một chất điểm M chuyển động bất kỳ, đang đi qua một điểm A bất kỳ trong
không gian.
Trong hệ K, tọa độ của điểm A là (x, y, z) và thời điểm khi M đi qua A là t. Vận
tốc của chất điểm tại A là với các thành phần:

25
(5.1)

Trong hệ K’, tọa độ của A là (x’, y’, z’) và thời điểm M đi qua A là t’. Vận tốc
của chất điểm trong hệ K’ khi nó đi qua A là với các thành phần:

(5.2)

Chúng ta cần tìm mối liên hệ giữa và


Lấy vi phân hai vế của các công thức biến đổi Lorentz:

(5.3)

(5.4)
(5.5)

(5.6)

Chia (5.3), (5.4), (5.5) cho (5.6), ta có:

Chia tử số và mẫu số ở vế phải các phương trình trên cho dt, ta có:

(5.7)

(5.8)

(5.9)

Các công thức trên biểu diễn định lý cộng vận tốc Einstein trong thuyết tương
đối, thay thế cho định lý cộng vận tốc cổ điển. Khi , chúng trở thành những công
thức cổ điển.

26
Từ (5.7), (5.8), (5.9) ta dễ dàng suy ra các công thức biến đổi tốc độ của chất
điểm khi chuyển từ hệ K sang K’ và ngược lại:

(5.10)

(5.11)

Nếu chuyển động diễn ra dọc theo trục x, ta có:

(5.12)

Vì hai hệ quán tính tương đương nhau nên ta có thể viết công thức biến đổi
ngược:

(5.13)

Theo công thức (5.10), khi v = c ta luôn có v’ = c với bất kỳ giá trị nào của V,
và khi v < c thì v’ < c. Vậy tốc độ ánh sáng không thay đổi trong mọi hệ và là tốc độ
giới hạn của vật chất chuyển động.

6. Các lượng bất biến trong thuyết tương đối – Khoảng


Tiên đề thứ nhất của Einstein nói lên tính tuyệt đối của các định luật vật lý.
Trong thuyết tương đối đã chứng minh được tính tương đối của khoảng cách không
gian và khoảng cách thời gian, là những lượng mà lý thuyết cổ điển xem là bất biến.
Nhưng nhiệm vụ quan trọng hơn của thuyết tương đối là tìm ra những lượng bất biến,
và tìm cách diễn tả tính bất biến của các định luật vật lý.
Cho đến nay, chúng ta đã tìm ra những lượng bất biến của thuyết tương đối là
tốc độ ánh sáng c, chiều dài riêng l0, thời gian riêng t0. Chúng ta hãy xét một lượng bất
biến quan trọng nữa là khoảng.
a. Định nghĩa và tính chất của khoảng
Xét hai biến cố A và B, khoảng cách không gian của chúng trong hệ K là:

27
Khoảng cách thời gian của chúng là:

Trong thuyết tương đối, người ta định nghĩa khoảng S giữa hai biến cố là đại
lượng xác định bằng:
(6.1)
Như vậy khái niệm khoảng là sự tổng quát hóa khái niệm khoảng cách không
gian và khoảng cách thời gian.
Khi chuyển sang hệ K’, khoảng S’ giữa hai biến cố A và B xác định bởi:

Theo phép biến đổi Lorentz, ta có:

Từ các công thức trên ta rút ra:

Vậy khoảng là một lượng bất biến:


S = invar (6.3)

b. Khoảng dạng thời gian (khoảng ảo) và biến cố có quan hệ nhân quả
Giả sử biến cố A là một phát súng nổ tại một điểm có tọa độ (xA, yA, zA) vào thời
điểm tA. Biến cố B là viên đạn trúng đích tại điểm có tọa độ (xB, yB, zB) vào thời điểm
tB. Đó là hai biến cố có quan hệ nhân quả; A là nguyên nhân và B là kết quả. Theo lý
thuyết cổ điển, để hai biến cố có quan hệ nhân quả thì nguyên nhân phải xảy ra trước
kết quả: tB > tA.
Khoảng cách không gian giữa hai biến cố trên là và
khoảng cách thời gian giữa chúng là t > 0. Gọi u là tốc độ trung bình của viên đạn.
Theo thuyết tương đối thì tốc độ đó phải nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân không.

28
(6.4)

Hay:
(6.5)
Thuyết tương đối không thừa nhận tác dụng tức thời. Theo thuyết tương đối, tác
dụng phải truyền từ vật này sang vật khác với một tốc độ hữu hạn nhỏ hơn hoặc bằng
tốc độ ánh sáng trong chân không. Do đó (6.5) chính là điều kiện cần có để hai biến cố
có thể có quan hệ nhân quả: khoảng cách không gian giữa hai bến cố phải nhỏ hơn
quãng đường mà ánh sáng truyền được trong khoảng thời gian giữa hai biến cố. Điều
kiện đó được thỏa mãn mới có thể có được một tín hiệu truyền tác dụng từ biến cố
nguyên nhân đến biến cố kết quả. Tín hiệu đó ở đây là viên đạn.
Do điều kiện (6.5), ta có:
(6.6)
Khoảng S ở đây là một lượng ảo. Như vậy muốn cho hai biến cố có quan hệ
nhân quả thì khoảng của chúng phải là một khoảng ảo.
Để đơn giản, ta chọn hệ K sao cho hai biến cố cùng xảy ra trên trục x, và giả sử
xB > xA, tức là .
Ta có:

(6.7)

Và:
(6.8)
Đưa tốc độ trung bình u theo (6.7) vào các công thức biến đổi Lorentz, ta viết
được:

Chúng ta đặt vấn đề: có thể tìm được một hệ K’ trong đó cả hai biến cố cùng
xảy ra ở một vị trí không? Nếu có một hệ như vậy thì x’ < 0 và theo (6.9) ta phải có:
V=u<c (6.11)

29
Điều kiện (6.11) có thể thỏa mãn được. Nếu chọn hệ K’ có tốc độ V sao cho u
< V < c, trong hệ đó x’ < 0 và x’B < x’A. Như vậy, đối với hai biến cố có quan hệ
nhân quả, vị trí không gian của chúng (bên trái, bên phải hoặc đằng trước, đằng sau…)
là tương đối và phụ thuộc hệ quy chiếu.
Khi điều kiện (6.11) được thỏa mãn, khoảng giữa hai biến cố trong hệ K’ là:
(6.12)
Biểu thức của khoảng ở đây chỉ còn chứa một số hạng, đó là số hạng thời gian.
Vì thế khoảng ảo còn được gọi là khoảng dạng thời gian.
Chúng ta đặt lại vấn đề: có thể tìm được một hệ K’ trong đó cả hai biến cố cùng
xảy ra một lúc không? Nếu có một hệ như vậy thì t’ = 0 và theo (26.10) ta phải có:
uV = c2 (6.13)
Vì V và u bao giờ cũng nhỏ hơn c, ta không thể chọn được hệ nào trong đó t’A =
t’B, và càng không thể chọn được hệ nào mà trong đó t’B < t’A. Như vậy trong mọi hệ
quy chiếu, biến cố nguyên nhân bao giờ cũng xảy ra trước biến cố kết quả. Đối với hai
biến cố có quan hệ nhân quả, vị trí thời gian của chúng (lúc trước, lúc sau) là tuyệt đối,
không phụ thuộc hệ quy chiếu. Điều đó phù hợp với quy luật nhân quả trong khoa học.

c. Khoảng dạng không gian (khoảng thực) và biến cố không có quan hệ


nhân quả
Giả sử biến cố A là một vụ nổ xảy ra trên Mặt Trời tại điểm có tọa độ (xA, yA, zA)
vào thời điểm tA. Biến cố B là một tâm bão xuất hiện trên Trái Đất tại một điểm có tọa
độ (xB, yB, zB) vào thời điểm tB = tA + 3 phút > tA.
Vì ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất mất khoảng 8 phút nên trong
trường hợp này ta có:

Theo thuyết tương đối, hai biến cố trên không thể có quan hệ nhân quả, khoảng
của chúng là một khoảng thực:
(6.15)
Chúng ta chọn hệ K sao cho hai biến cố cùng xảy ra trên trục x và giả sử xA >
xB, tức là x > 0. Ta có x > ct và:
(6.16)
Theo phép biến đổi Lorentz:

30
Chúng ta đặt vấn đề: có thể tìm được hệ K’ trong đó hai biến cố xảy ra tại cùng
một thời điểm hay không? Nếu có một hệ như vậy t’ = 0, và theo (6.18) ta phải có:

Hay:

(6.19)

Điều kiện (6.19) có thể được thỏa mãn. Nếu chọn hệ K’ sao cho , ta

còn có t’ < 0 tức là t’B < t’A. Trong hệ đó, biến cố B xảy ra trước biến cố A. Như vậy
đối với hai biến cố không có quan hệ nhân quả, vị trí thời gian của chúng là tương đối,
phụ thuộc hệ quy chiếu. Ta thấy rằng trong thuyết tương đối thì sự đồng thời có tính
tương đối. Hai biến cố là đồng thời trong hệ này có thể là không đồng thời trong hệ
khác.
Khi điều kiện (6.19) được thỏa mãn thì t’ = 0 và:
S’ = x’ (6.20)
Biểu thức của khoảng ở đây chỉ còn chứa một số hạng, là số hạng không gian.
Vì vậy khoảng thực còn được gọi là khoảng dạng không gian. Nếu khoảng giữa hai
biến cố là khoảng dạng không gian thì chúng không thể có quan hệ nhân quả.
Chúng ta đặt lại vấn đề: có thể tìm được hệ K’ trong đó cả hai biến cố cùng xảy ra tại
một vị trí không? Nếu có một hệ như vậy thì x’ = 0 và theo (6.17) ta phải có:
x = V.t (6.21)
Nhưng vì x > ct, nên điều kiện (6.21) không thể thỏa mãn được. Ta không
thể tìm được một hệ trong đó x’B = x’A. Đối với hai biến cố không có quan hệ nhân
quả, vị trí không gian của chúng là tuyệt đối, không phụ thuộc hệ quy chiếu.

7. Xung lượng tương đối tính


Các phương trình Newton là bất biến đối với các phép biến đổi Galiléo. Tuy
nhiên đối với phép biến đổi Lorentz chúng lại không bất biến. Cụ thể là định luật bảo
toàn xung lượng được suy ra từ các định luật Newton là không bất biến đối với các
biến đổi Lorentz. Để khẳng định điều này ta hãy khảo sát sự va chạm tuyệt đối không

31
đàn hồi của hai quả cầu giống nhau có cùng khối lượng m trong hệ K và K’ (xem hình
7.1).

y y’

(K) (K’)

2V 1  V 2 / c 2 
m   m
V V
O x x’
O’
1 2 1 2
Hình 7.1

Giả sử trong hệ K các quả cầu chuyển động ngược nhau dọc theo trục x với các
vận tốc có module như nhau, nhưng các hình chiếu lên trục x là:
vx1 = V
vx2 = -V
Trong đó là vận tốc tương đối của hệ K’ đối với hệ K.
Trong các điều kiện này, xung lượng toàn phần của hệ cả trước và sau va chạm
đều bằng không theo định luật bảo toàn xung lượng (đối với hệ K). Như vậy, sau va
chạm các quả cầu sẽ đứng yên:
ux1 = 0
ux2 = 0
Cũng xét quá trình trên trong hệ K’. Sử dụng công thức biến đổi vận tốc (5.7) ta
tìm được giá trị vận tốc các quả cầu trước va chạm và sau va chạm:

Xung lượng tổng cộng trước va chạm là ; xung lượng sau va chạm là

. Nếu thì xung lượng của hệ trước và sau va chạm thực tế là như nhau.
Tuy nhiên trong chuyển động của các quả cầu với tốc độ v lớn, sự khác nhau giữa
xung lượng đầu và cuối là rõ rệt.
Vậy nếu sử dụng biểu thức Newton đối với xung lượng ta đã đi tới kết luận: nếu
định luật bảo toàn xung lượng được nghiệm đúng trong trong hệ K thì nó bị vi phạm
trong hệ K’ và ngược lại (do các hệ K và K’ tương đương nhau). Một trong các định

32
luật cơ bản của cơ học, định luật bảo toàn xung lượng – theo cách diễn đạt của Newton
là không bất biến đối với các phép biến đổi Lorentz.
Ta thử tìm một biểu thức đối với xung lượng sao cho định luật bảo toàn xung
lượng là bất biến đối với các phép biến đổi Lorentz; khi đó với các tốc độ nhỏ
biểu thức tương đối tính đối với xung lượng cần phải chuyển thành biểu thức Newton:

(7.1)

Giả sử rằng biểu thức đối với xung lượng của hạt có khối lượng m có dạng:
(7.2)
trong đó là vận tốc của hạt, là tốc độ của hạt (module của ) còn f(v) là một hàm
nào đó của v và không có thứ nguyên. Với để biểu thức (7.2) chuyển được thành
biểu thức (7.1) thì hàm f(v) đối với các vận tốc đó phải bằng đơn vị, mặt khác vì v có
thể bé tùy ý nên dễ dàng suy ra điều kiện giải tích .
Ta xét sự va chạm tuyệt đối đàn hồi của 2 hạt như nhau có khối lượng m trong
hệ Kc của tâm quán tính của chúng. Trong hệ này xung lượng tổng cộng của chúng
bằng không. Do đó vận tốc của các hạt là như nhau về độ lớn và ngược hướng nhau
(hình 7.2.a). Theo các định luật bảo toàn năng lượng và xung lượng ta dễ dàng chứng
minh được vận tốc của các hạt sau va chạm có cùng độ lớn như trước va chạm, còn
hướng của các vận tốc ngược nhau (xem hình 7.2.a).
y

1
Kc 
1 1
1
2 2
O
2 x

(a ) 2 (b)
Hình 7.2

33
y' v 1
(K’) u
u
v 1
(a )
O’ 2 x'
ω

ω
2

1
(K) y
v-vận tốc K đối với K’  v-vận tốc K’ đối với K

1 (b)
O 2 v x
u
u
2 v
Hình 7.3
Ta chọn các trục tọa độ sao cho vận tốc của các hạt nằm trong mặt phẳng x, y và
được sắp xếp đối xứng qua trục x. Khi đó sự va chạm của các hạt trong hệ K c sẽ thể
hiện như trên hình 7.2.b.
Chuyển từ hệ Kc qua hệ K’ sao cho trong hệ này hạt 2 chuyển động song song
với trục y’. Trong hệ này sự va chạm thể hiện như trên hình 7.3.a. Các mũi tên biểu
diễn các vận tốc hoặc các thành phần của vận tốc theo các trục tọa độ, các module của
vận tốc hoặc thành phần tương ứng (nghĩa là các tốc độ) cũng được chỉ rõ bên cạnh
mũi tên.
Cuối cùng ta chuyển sang hệ quy chiếu K mà đối với hệ này hạt 1 chuyển động
song song với trục y (hình 7.3.b). Các giá trị v, u,  trên các hình 7.3.a và 7.3.b là như
nhau. Vì tính đối xứng của bài toán nên dễ dàng nhận thấy khi chuyển từ hệ K’ sang
hệ K thì vận tốc của các hạt có hướng và module như trên hình 7.3.b.
Ta đã xuất phát từ chỗ xung lượng tổng cộng của các hạt được bảo toàn khi va
chạm trong hệ Kc. Ta đòi hỏi rằng định luật bảo toàn xung lượng cũng phải được
nghiệm đúng cả trong hệ K.
Từ hình 3.3.b ta thấy thành phần xung lượng tổng cộng theo trục x của các hạt
vẫn không thay đổi. Theo công thức (7.2) sự bảo toàn thành phần theo trục y sẽ được
viết dưới dạng giải tích như sau:

(7.3)

34
Trong hệ K’, thành phần vận tốc ban đầu v’y theo trục y của hạt 2 bằng ω, còn
thành phần v’x theo trục x bằng 0.
Trong hệ K, thành phần vy theo trục y của vận tốc ban đầu của hạt 2 bằng u. Từ
cách chọn các hệ K và K’ dễ dàng suy ra vận tốc tương đối của các hệ K’ và K sẽ cùng
có module bằng v và có hướng như trên hình 7.3.b. Theo công thức thứ hai trong (5.8)
các đại lượng u và ω được liên hệ bởi hệ thức:

Thế giá trị này của u vào biểu thức (7.3)

(7.4)

Cho ω tiến đến không, có nghĩa là cả u tiến đến không và chuyển động gần như
chỉ xảy ra trên trục x. Khi đó v tiến đến tốc độ của hạt (chứ không chỉ đơn thuần là tốc
độ theo trục x hoặc x’) còn về hình thức có thể thay bằng v (bây giờ v ký hiệu

cho chính tốc độ của hạt); theo định nghĩa của nó. Trong trường hợp này
hệ thức (7.4) được viết lại:

Thay giá trị trên vào (7.2) ta thu được biểu thức tương đối tính đối với xung
lượng:

(7.5)

Từ công thức (4.2) suy ra rằng:

(7.6)

Từ (7.6) ta có thể biểu diễn (7.5) dưới dạng:

(7.7)

Ta chú ý rằng ở công thức (7.7) là chuyển dịch của hạt trong thời gian dt đối
với hệ quy chiếu mà xung lượng được xác định. Khoảng thời gian d được xác

35
định theo đồng hồ chuyển động cùng với hạt, nghĩa là thời gian riêng ứng với dịch
chuyển .
Khối lượng m tham gia vào công thức (7.5) là bất biến và do đó là đại lượng
không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
Từ (7.5) suy ra rằng sự phụ thuộc của xung lượng vào vận tốc là phức tạp hơn
điều được giả định trong cơ học Newton. Khi v c biểu thức (7.5) chuyển thành biểu
thức Newton :

8. Phương trình cơ bản của động lực học tương đối tính
Định luật Newton thứ hai nói rằng đạo hàm của xung lượng của hạt (chất điểm)

theo thời gian bằng lực tổng hợp tác dụng lên hạt; nhưng phương trình không

thể áp dụng được trong trường hợp tương đối tính nếu ta sử dụng xung lượng
vì nó không bất biến đối với phép biến đổi Lorentz. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng xung
lượng tương đối tính (7.5) thì phương trình của định luật II Newton bất biến đối với
phép biến đổi Lorentz. Như vậy biểu thức tương đối tính của định luật II Newton có
dạng:

(8.1)

Đây chính là phương trình cơ bản của động lực học tương đối tính. Dễ dàng
thấy rằng, phương trình viết dưới dạng này quay về phương trình cơ bản của động lực
học Newton khi tốc độ chuyển động của hạt rất bé so với tốc độ ánh sáng trong chân
không ( ).
Ta chú ý rằng cả xung lượng lẫn lực đều không phải là những đại lượng bất
biến. Các công thức biến đổi các thành phần của xung lượng và lực khi chuyển từ một
hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác sẽ thu được trong các
phần sau.
Một kết luận đáng ngạc nhiên có thể rút ra từ phương trình cơ bản của động lực
học tương đối tính là phương chiều vectơ gia tốc của hạt không trùng với phương
chiều của vectơ hợp lực tác dụng lên hạt. Để chứng tỏ điều này ta lấy đạo hàm theo
thời gian ở vế trái (8.1), ta được:

36
(8.2)

Như vậy, trong trường hợp tổng quát, vectơ gia tốc thực sự không song

song với vectơ lực . Vectơ gia tốc và vectơ lực chỉ có cùng phương, cùng chiều
trong hai trường hợp sau đây:
a. (lực vuông góc với vận tốc):
Trong trường hợp này module của vectơ vận tốc không thay đổi, tức là v =
conts cũng giống như trong chuyển động tròn đều. Như vậy đạo hàm thứ nhất ở vế trái
(8.2) bằng không và phương trình (8.2) có dạng:

Và do đó:

(8.3)

b. (lực song song với vận tốc):


Trong trường hợp này phương trình (8.2) có thể viết dưới dạng vô hướng:

Sau khi lấy đạo hàm theo thời gian ở vế trái của phương trình này ta được:

Và gia tốc có thể viết dưới dạng vectơ như sau:

(8.4)

Dễ dàng ta thấy rằng, nếu lực và vận tốc trong hai trường hợp có cùng độ
lớn thì lực vuông góc sẽ cho hạt một gia tốc lớn hơn là lực song song truyền cho.

37
9. Năng lượng tương đối tính
a. Động năng tương đối tính
Để tìm được biểu thức tương đối tính cho năng lượng của một hạt khối lượng m
chuyển động với vận tốc ta tiến hành như khi chứng minh định lý động năng trong
lý thuyết cơ học Newton. Ta nhân phương trình (8.1) với độ dịch chuyển của hạt
. Kết quả là ta được:

Vế phải của hệ thức này cho công dA thực hiện trên hạt trong thời gian dt. Dễ
thấy rằng công của tổng hợp lực làm tăng động năng của hạt; do đó vế trái của hệ thức
cần phải được giải thích như số gia động năng T của hạt trong thời gian dt. Như vậy:

Ta biến đổi biểu thức thu được bằng cách để ý rằng

Việc lấy tích phân hệ thức thu được cho:

(9.1)

Theo ý nghĩa của động năng nó phải triệt tiêu khi . Từ đây hằng số thu
được giá trị bằng . Do đó, biểu thức tương đối tính của động năng của hạt có
dạng:

(9.2)

38
Trong trường hợp các tốc độ nhỏ ( ) có thể biến đổi (9.2) như sau:

Ta đã đi tới biểu thức Newton đối với động năng của hạt. Đó chính là điều đã
được tiên đoán, bởi vì với các tốc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều thì toàn bộ
công thức của cơ học tương đối tính phải được chuyển thành các công thức tương ứng
của cơ học Newton.

b. Năng lượng tương đối tính


Ta hãy xét một hạt tự do (tức là hạt không chịu tác dụng của các ngoại lực)
chuyển động với vận tốc . Ta đã giải thích rằng hạt này có động năng xác định bởi
công thức (9.2). Tuy nhiên, ngoài động năng (9.2) ta còn có các cơ sở (xem dưới đây)
để viết cho hạt tự do năng lượng bổ sung bằng:
(9.3)
Như vậy, năng lượng toàn phần của hạt tự do được xác định bởi biểu thức:

Để ý đến (9.2) ta có:

(9.4)

Khi biểu thức (9.4) chuyển thành (9.3). Vì vậy người ta gọi là
năng lượng nghỉ. Năng lượng đó là nội năng của hạt không liên quan với sự chuyển
động của hạt xem như một toàn bộ. Các công thức (9.3) và (9.4) không chỉ đúng cho
hạt cơ bản mà còn đúng cho cả vật phức tạp gồm nhiều hạt. Năng lượng của vật đó
chứa, ngoài năng lượng tĩnh của các hạt tham gia vào thành phần của vật còn có cả
động năng của các hạt (gây nên bởi sự chuyển động của chúng đối với khối tâm của
vật) và năng lượng tương tác lẫn nhau của chúng . Thế năng của vật trong trường lực
ngoài không tham gia vào năng lượng tĩnh cũng như vào năng lượng toàn phần (9.4).
Ta chú ý rằng thuật ngữ “năng lượng toàn phần” trong cơ học tương đối tính có ý
nghĩa khác so với trong cơ học Newton. Trong cơ học Newton năng lượng toàn phần
là tổng động năng và thế năng của hạt. Trong cơ học tương đối tính người ta hiểu năng
lượng toàn phần là tổng động năng và năng lượng nghỉ của hạt.

39
Khử vận tốc trong các phương trình (7.5) và (9.4), ta thu được biểu thức
năng lượng toàn phần của hạt qua xung lượng :
(9.5)
Trong trường hợp khi có thể biểu diễn công thức này dưới dạng

Biểu thức thu được khác biểu thức Newton đối với động năng bởi
số hạng .
Ta chú ý rằng từ sự so sánh các biểu thức (7.5) và (9.4) ta rút ra công thức:

(9.6)

Ta hãy tìm hiểu xem tại sao cần bổ sung cho hạt tự do năng lượng (9.3) chứ
không chỉ động năng (9.2). Năng lượng, về ý nghĩa của nó, phải là một đại lượng
được bảo toàn. Việc xem xét tương ứng chứng tỏ rằng khi các hạt va chạm, tổng (theo
hạt) các biểu thức có dạng (9.4) được bảo toàn, trong khi tổng các biểu thức (9.2)
không được bảo toàn. Không thể thỏa mãn đòi hỏi về sự bảo toàn năng lượng trong
mọi hệ quy chiếu quán tính nếu không tính đến năng lượng nghỉ (9.3) trong năng
lượng toàn phần.
Ngoài ra, từ biểu thức (9.5) đối với năng lượng và xung lượng có thể tạo nên
một bất biến, tức là một đại lượng không thay đổi qua các biến đổi Lorentz. Thật vậy,
từ công thức (9.5) suy ra rằng:

(9.7)

(Ta nhớ lại rằng khối lượng m và tốc độ ánh sáng trong chân không là những
đại lượng bất biến). Các thí nghiệm trên các hạt nhanh xác nhận tính bất biến của đại
lượng (9.7). Nếu hiểu E trong (9.7) là động năng (9.2) thì biểu thức (9.7) không còn
đúng nữa.
Ta còn thu được một biểu thức nữa đối với năng lượng. Thế (4.2) vào công thức
(9.4) ta được biểu thức:

(9.8)

Ta sử dụng công thức này cho phần sau.

10. Công thức biến đổi của năng lượng và xung lượng
Năng lượng toàn phần và xung lượng không phải là những bất biến. Thật
vậy, cả hai đại lượng đều phụ thuộc vào vận tốc của vật, còn vận tốc trong các hệ quy

40
chiếu khác nhau có giá trị không như nhau. Ta tìm hiểu xem năng lượng và xung
lượng được biến đổi như thế nào khi chuyển từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ
quy chiếu quán tính khác.
Ta hãy xét một dịch chuyển nguyên tố của một hạt nào đó. Giả sử trong hệ quy
chiếu K dịch chuyển đó được thực hiện trong thời gian dt, còn các thành phần của dịch
chuyển bằng dx, dy, dz. Trong hệ K’ cũng chính dịch chuyển này thực hiện trong thời
gian dt’, còn các thành phần của nó bằng dx’, dy’, dz’. Theo công thức (5.7) giữa các
khoảng thời gian và các thành phần của dịch chuyển có các hệ thức:

Ta nhân các công thức này với khối lượng m của hạt, sau đó chia cho thời gian
riêng d của hạt tương ứng với các khoảng thời gian dt và dt’ (ta nhớ lại rằng khối
lượng và thời gian riêng là những đại lượng bất biến, tức là có giá trị như nhau trong
cả hai hệ). Kết quả là ta được:

(10.1)

Theo (9.6) ta có Theo (9.8) ta có

. Để ý đến điều đó có thể biểu diễn các công thức (10.1) dưới

dạng:

(10.2)

Ta đã thu được các công thức theo đó xung lượng và năng lượng của hạt bị biến
đổi khi chuyển từ hệ K sang hệ K’. Các công thức chuyển từ hệ K’ sang hệ K có dạng:

41
(10.3)

11. Công thức biến đổi của hợp lực tác dụng lên chất điểm
Trong hệ quy chiếu quán tính K ta xét chuyển động của một hạt (chất điểm) có
xung lượng , vận tốc và chịu tác dụng của lực tổng hợp . Theo
định luật II Newton, ta có:

(11.1)

Trong hệ K’, hạt có xung lượng là , vận tốc và chịu tác dụng của lực tổng
hợp . Theo định luật II Newton, ta có:

(11.2)

Lấy vi phân hai vế của ba phương trình biến đổi xung lượng trong (10.2), ta có:

(11.3)

Lấy vi phân hai vế phương trình biến đổi thời gian trong (2.14), ta có:

Chia hai vế các phương trình trong (11.3) cho dt’, ta thu được:

Dễ dàng nhận thấy đại lượng trong (11.5) chính là công suất của lực

trong hệ K:

42
(11.6)

Thế (11.1), (11.2), (11.4) và (11.6) vào (11.5), ta rút ra được các công thức biến
đổi của lực khi chuyển từ hệ K sang hệ K’:

(11.7)

Để nhận được các công thức biến đổi ngược ta chỉ cần đổi dấu đứng trước V và
hoán đổi các đại lượng tương ứng với nhau:

(11.8)

12. Bất biến năng-xung lượng của hệ hạt


Cho tới nay ta đã xét chuyển động của một hạt. Nếu ta có một hệ nhiều hạt,
trong trường hợp tổng quát các hạt tương tác với nhau một cách phức tạp. Ngoài năng
lượng riêng biệt của từng hạt, còn có năng lượng tương tác giữa các hạt mà nhiều khi
ta không xác định được. Vì thế trong trường hợp tổng quát ta không thể tìm được biểu
thức liên hệ giữa năng lượng và xung lượng của cả hệ với năng lượng và xung lượng
của từng hạt. Tuy nhiên trong một số trường hợp riêng ta có thể thực hiện được điều
đó.
Sau đây ta sẽ xét hai trường hợp đơn giản nhưng thường xảy ra trong thực tế:
Trường hợp hệ gồm các hạt nhưng không tương tác với nhau (Ví dụ: trường
hợp chất khí lý tưởng). Năng lượng và xung lượng của từng hạt không phụ thuộc vào
trạng thái các hạt khác. Vì thế năng lượng và xung lượng của hệ có tính chất cộng
được.
Trường hợp hệ gồm các hạt cách xa nhau và chuyển động rất nhanh (Ví dụ:
trường hợp tương tác của các hạt cơ bản). Năng lượng của các hạt rất lớn, do đó khi
các hạt cách xa nhau, năng lượng tương tác của chúng không đáng kể vì vậy năng
lượng và xung lượng của hệ cũng có tính cộng được.
Trong hai trường hợp trên, Năng lượng E và xung lượng của hệ tạo ra một
lượng bất biến tương đối tính trong các hệ quán tính tương tự như của một hạt riêng lẻ:

(12.1)

43
Thật vậy; xét một hệ gồm N hạt mà năng – xung lượng của nó có cộng tính (ví
dụ như hai trường hợp trên). Trong hệ quy chiếu K, hệ hạt này có năng lượng E và
xung lượng . Trong hệ quy chiếu K’, hệ hạt có năng lượng E và xung lượng :

Đối với một hạt riêng lẻ trong hệ hạt, theo (10.3) ta có:

(12.2)

Lấy tổng theo chỉ số i hai vế của (12.2), ta có ngay công thức biến đổi năng –
xung lượng của cả hệ hạt:

(12.3)

Thế (12.3) vào vế trái của (12.1), ta có:

(12.4)

(12.4) chính là cách viết khác của (12.1). Như vậy ta đã chứng minh được
(12.1)

13. Công thức biến đổi trường điện từ


Tương tự như vectơ lực, các vectơ điện trường và từ trường cũng không bất
biến. Trường điện từ trong các hệ quy chiếu khác nhau hoàn toàn không giống nhau.
Dễ dàng nhận thấy điều đó qua một ví dụ đơn giản: một điện tích điểm q được treo cố
định vào sợi dây cách điện trên trần một toa xe lửa đang chuyển động. Người quan sát
dưới mặt đất (xem như hệ K) sẽ thấy có cả điện trường và từ trường (vì điện tích q
chuyển động), còn người quan sát trên toa tàu (cùng chuyển động với điện tích q, xem
như hệ K’) sẽ chỉ thấy điện trường!

44
Như vậy ta cần tìm phép biến đổi đối với trường điện từ khi chuyển từ hệ quy
chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác. Cho đến tiết này, phép biến đổi
mới nhất mà ta tìm được là phép biến đổi của lực. Mặt khác trường điện từ tác dụng
lực Lorentz lên điện tích chuyển động bên trong nó cho nên ta sẽ thử tìm cách từ các
công thức biến đổi lực Lorentz tác dụng lên điện tích mà rút ra các công thức biến đổi
của trường điện từ.
Giả sử trong hệ K tồn tại điện trường và từ trường

, trong hệ K’ tồn tại điện trường và từ trường và

. Ta xét một điện tích điểm đang chuyển động với vận tốc trong hệ
K và trong hệ K’.
Trước tiên, ta cần chú ý rằng thực nghiệm chứng tỏ trong mọi quá trình vật lý
mà ta đã biết điện tích luôn được bảo toàn và bất biến trong các hệ quy chiếu khác
nhau, do đó lực Lorentz tác dụng lên điện tích trong hệ K và K’ lần lượt là:

Hai phương trình trên tương đương với 6 phương trình đại số:

Áp dụng công thức biến đổi lực cho (13.3); đồng thời sử dụng các công thức
biến đổi vận tốc (5.7), (5.8); ta có:

45
Phương trình (13.4) trong trường hợp tổng quát phải luôn được nghiệm đúng tại
mọi điểm trong không gian và tại mọi thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào chuyển
động của điện tích, không phụ thuộc việc trường điện từ có biến đổi theo thời gian hay
không. Để thỏa mãn điều kiện trên thì các thừa số trong ngoặc bắt buộc phải bằng
Không, từ đó ta rút ra:

(13.5)

Áp dụng (5.8) cho (13.2); đồng thời sử dụng (11.7), (11.8); ta có:

Tương tự (13.4), ta rút ra được:

(13.6)

Áp dụng (5.8) cho (13.1); đồng thời sử dụng (11.7), (11.8); ta có:

46
Tương tự (13.4), các thừa số trong dấu ngoặc cong phải bằng không, ta rút ra
được:

(13.7)

(13.5), (13.6) và (13.7) tập hợp thành các công thức biến đổi trường điện từ khi
chuyển từ hệ quy chiếu K sang hệ quy chiếu K’ và ngược lại:

Nếu dùng ký hiệu để chỉ các thành phần song song với vận tốc của hệ K’
(nghĩa là thành phần x) và ký hiệu để chỉ các thành phần vuông góc với (nghĩa là
thành phần y và z) các công thức biến đổi trên có thể viết dưới dạng vectơ như sau:

47
Với các tốc độ ta có thể xem gần đúng , các công thức trên

được đơn giản đi rất nhiều:

14. Các bất biến của trường điện từ


Từ các công thức biến đổi của điện trường và từ trường, ta dễ dàng chứng minh
được rằng khi chuyển từ một hệ quán tính này sang một hệ quán tính khác, có hai
lượng sau đây không thay đổi giá trị và được gọi là các bất biến của trường điện từ:
= invar (14.1)
= invar (14.2)
Người ta chứng minh được rằng hai bất biến I 1, I2 là duy nhất và độc lập với
nhau. Các bất biến khác của trường điện từ đầu có thể được rút ra từ I1 và I2 .
Vì các công thức biến đổi của điện trường và từ trường được viết cho một điểm
cụ thể, và một thời điểm cụ thể nên các bất biến nói trên cũng được viết cho một điểm
và thời điểm cụ thể. Từ các bất biến trên ta dễ dàng suy ra một số hệ quả như sau:
1. Nếu trong một hệ nào đó (tức là I1 > 0) và (tức là I2 = 0),
ta có thể chọn được một hệ khác trong đó không có điện trường, chỉ có từ
trường.
2. Nếu trong một hệ nào đó (tức là I1 < 0) và (tức là I2 = 0),
ta có thể chọn được một hệ khác trong đó không có từ trường, chỉ có điện
trường.

48
3. Nếu trong một hệ nào đó có điện trường và tứ trường không vuông góc với
nhau (tức là I2 ≠ 0) thì trong mọi hệ khác cũng có điện trường và từ trường
không vuông góc với nhau.
4. Nếu trong một hệ nào đó chỉ có điện trường (I1 < 0 và I2 = 0) hoặc chỉ có từ
trường (I1 > 0 và I2 = 0), nói chung trong các hệ khác có cả điện trường và
từ trường vuông góc với nhau (trừ trường hợp điện trường hoặc từ trường
chỉ hướng theo một phương và hệ ta chọn lại chuyển động theo phương đó)
5. Nếu trong một hệ nào đó có trường điện từ là sóng phẳng (tức là và
, do đó E = cB và I1 = I2 = 0) thì trong mọi hệ khác cũng có
trường điện từ là sóng phẳng. Nói cách khác, khái niệm sóng phẳng là khái
niệm bất biến tương đối tính.
Chú ý rằng các hệ quả trên được áp dụng cho từng điểm và thời điểm xác định.

15. Hiệu ứng Doppler đối với trường điện từ


a. Hiệu ứng Doppler tương đối tính
Thành phần điện trường và thành phần từ trường của một sóng phẳng điện từ
đơn sắc có thể được biểu diễn trong hệ K hoặc K’ bằng:

trong đó là véctơ sóng trong các hệ K và K’, về module thì

; là các bán kính véctơ xác định vị trí của điểm mà ta quan sát

trường điện từ.


Các công thức biến đổi trường điện từ (13.8) và (13.9) cho thấy điện từ trường
trong các HQC K và K’ luôn dao động cùng pha với nhau. Như vậy pha dao động của
sóng điện từ phẳng là một lượng bất biến tương đối tính (có giá trị như nhau trong các
HQC)
Ta viết được:

Hay:
(15.1)

49
y


(K ) k

Giả sử có một nguồn sóng điện từ phẳng đơn sắc đặt  V
O x
tại gốc tọa độ O’ của hệ K’, nó phát ra sóng điện từ phẳng
Hình 15.1
có tần số trong hệ K’. Trong hệ K, nguồn sóng này
chuyển động với vận tốc trên trục Ox và theo chiều
dương (xem lại định nghĩa các hệ K và K’) và sóng điện từ
phẳng phát ra có tần số (hình 15.1).
Xét một tia sóng bất kỳ truyển trong mặt phẳng Oxy.
góc giữa Véctơ sóng với vận tốc của nguồn, hay góc )11)
giữa hướng truyền sóng và hướng chuyển động của
nguồn trong hệ K là . Dễ dàng thấy  cũng chính là góc
giữa và trục Ox.
Áp dụng phương trình (15.1) cho một điểm bất kỳ
trên hướng truyền sóng nói trên, ta có:

4.Tính

bấtiên trong
(22 từ (21bất
50 biến của định
luật II
mà ta tạm
thời thừa
nhận
trong
(15.2)
Áp dụng phép biến đổi Lorentz vào (15.2), ta có:

Phương trình trên phải được nghiệm đúng với bất kỳ giá trị nào của x’, y’, t’. để
thỏa mãn điều kiện trên thì các biểu thức trong ngoặc phải đồng thời bằng Không, từ
đó ta thu được:

(15.3)

(15.4)

(15.5)
(15.6)
Từ (15.4) ta suy ra:

(15.7)

(15.8)

51
(15.8) chính là công thức của hiệu ứng Doppler tương đối tính, nó cho biết sự
thay đổi tần số của sóng điện từ khi nguồn sóng chuyển động đối với người quan sát
(gắn liền với hệ K).
Nếu và chỉ tính gần đúng bậc nhất thì (15.8) trở thành:

(15.9)

(15.9) chính là công thức của hiệu ứng Doppler cổ điển đối với sóng âm.

b. Hiệu ứng Doppler ngang:


Nếu tốc độ V của nguồn không quà nhỏ so với tốc độ ánh sáng c thì ta phải tính
gần đúng bậc hai. Khi đó có sự khác nhau quan trọng giữa hiệu ứng Doppler cổ điển
của sóng âm và hiệu ứng Doppler tương đối tính của sóng điện từ
Đối với sóng điện từ, khi (nguồn sóng chuyển động vuông góc với phương
quan sát hay phương truyền sóng) thì:

(15.10)

Đối với sóng âm, khi thì theo (15.9) ta có . Như vậy ở sóng điện

từ có hiệu ứng Doppler ngang. Số hạng bổ chính rất nhỏ và rất khó phát hiện

được. Năm 1938, hiệu ứng Doppler ngang đã được xác nhận bởi thực nghiệm.

c. Ứng dụng của hiệu ứng Doppler tương đối tính:


Hiệu ứng Doppler có ứng dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là
trong thiên văn học.
Khi nguồn phát sóng điện từ đi ra xa máy thu thì tần số của sóng ghi bởi máy
thu sẽ bị giảm, quang phổ vạch phát xạ sẽ dịch chuyển về phía đỏ (phía có tần số thấp
hơn). Năm 1929, nhà thiên văn học Hubble (người Mỹ) đã dựa vào sự dịch chuyển về
phía đỏ của quang phổ phát xạ của các sao ngoài Ngân Hà mà phát hiện ra rằng các
ngôi sao đang di chuyển ra xa chúng ta, tốc độ ra xa tỉ lệ thuận với khoảng cách đến
Trái Đất. Từ đó đã dẫn đến giả thuyết là vũ trụ đang trong giai đoạn nở ra, điều này
cũng phù hợp với kết quả tính toán bằng lý thuyết của Friedmann (năm 1922) trên cơ
sở thuyết tương đối rộng.
Những vật chuyển động khi phản xạ sóng điện từ (phát từ các Radar hay máy
phát Laser) cũng tạo ra hiệu ứng Doppler. Do đó, dựa vào tần số của sóng phản xạ,
người ta đó được tốc độ và hướng chuyển động của các vật thể ấy.

52
Hiệu ứng Doppler còn tạo nên sự mở rộng vạch quang phổ. Nguyên tử của một
số nguyên tố hóa học bị kích thích, khi đứng yên phát ra bức xạ có tần số xác định.
Nhiều nguyên từ đứng yên bức xạ tạo nên trong máy quang phổ một vạch quang phổ
mảnh, ứng với một tần số xác định .Nếu các nguyên tử bức xạ tham gia chuyển
động nhiệt hỗn loạn thì tại một thời điểm nào đó có những nguyên tử lại gần máy thu,
lại có những nguyên tử đi ra xa. Do hiệu ứng Doppler nên bức xạ của các nguyên tử lại
gần được ghi với tần số cao hơn và bức xạ của nguyện tử ra xa được ghi với tần số
cao hơn . Kết quả là vạch quang phổ được mở rộng ra. Bề rộng của vạch quang phổ
phụ thuộc vào nhiệt độ của khí nguyên tử bức xạ. Như vậy, đo được bề rộng của vạch
quang phổ sẽ tính được nhiệt độ của khối khí.

§2. Bài tập ví dụ


[Bài 1].Một thanh chuyển động dọc theo một cái thước với vận tốc không đổi nào đó.
Nếu cố định đồng thời vị trí của hai đầu thanh này trong hệ quy chiếu gắn với
thước thì hiệu số các số đọc trên thước là x1 = 4,0m. Nếu cố định đồng thời vị
trí hai đầu thanh trong hệ quy chiếu gắn với thanh thì hiệu số các số đọc cũng
trên thước này là x2 = 9,0m. Tìm chiều dài riêng của thanh và vận tốc của nó
so với cái thước.
Hướng dẫn giải:
(1) Đọc đầu trái thanh trong hệ quy chiếu gắn với thước (t1)
(2) Đọc đầu phải thanh trong hệ quy chiếu gắn với thước (t2 = t1)

Ta có:

Trong hệ quy chiếu gắn với thanh, thước chuyển động ngược chiều với tốc độ v.

Ta có:

[Bài 2].Hai thanh có cùng chiều dài riêng l0 chuyển động song song với một trục
chung và đến gặp nhau. Trong hệ quy chiếu gắn với một trong hai thanh,
khoảng thời gian giữa hai lần trùng nhau của các đầu bên trái và các đầu bên

53
phải của các thanh là t. Tìm vận tốc của thanh này trong hệ quy chiếu gắn với
thanh kia.
Hướng dẫn giải:

Ta có:

[Bài 3].Một ngọn đèn chuyển động với vận tốc v’ = v y’


dọc theo trục y’ của một hệ K’. Hệ K’ lại dịch
chuyển đối với hệ K với vận tốc V = v0 theo chiều
dương của trục x. Các trục x và x’ của hai hệ
trùng nhau, các trục y và y’ song song với nhau.
Tìm quãng đường mà ngọn đèn đi được trong hệ
K ở trạng thái cháy sáng nếu thời gian riêng của sự cháy sáng là 0.
Hướng dẫn giải:
Vận tốc của đèn trong hệ K:

Thời gian tồn tại của đèn trong K’

Thời gian tồn tại của đèn trong K:

[Bài 4].Sự lệch hướng của ánh sáng – Hiện tượng tinh sai. Giả sử trong hệ quy
chiếu K có một tia sáng truyền trong mặt phẳng Oxy, góc giữa hướng truyền

54
sáng và trục Ox là  (hình vẽ). Trong hệ quy chiếu K’, góc giữa hướng truyền
sáng và trục O’x’ là ’. Tìm mối liên hệ giữa  và ’.
Hướng dẫn giải:
y
Ta có thể xem đường truyền của tia sáng là quỹ đạo
của một chất điểm chuyển động thẳng đều với tốc độ
c. Các hình chiếu của véctơ vận tốc lên các trục tọa độ
(K )
trong hệ quy chiếu K là:

O x
(1)

Áp dụng các công thức cộng vận tốc để chuyển sang hệ K’:

(2)

(2) cho thấy trong hệ quy chiếu K’ tia sáng vẫn truyền trong mặt phẳng O’x’y’ vì
. Mặt khác ta lại có:

(3)

Thế (3) vào (2), ta thu được:

(4)

(5)

Từ (4) và (5) dễ dàng nhận thấy là hướng truyền của tia sáng không còn như trong hệ
K nữa, tia sáng đã bị lệch đi. Vì các hệ quy chiếu K và K’ tương đương nhau nên ta có
các công thức biến đổi ngược:

55
(6)

Biểu thức (6) mô tả chính xác hiện tượng tinh sai đã được phát hiện vào cuối thế kỷ
19. Hệ quy chiếu Trái Đất được xem gần đúng là hệ K, còn hệ quy chiếu của ngôi sao
được xem gần đúng là hệ K’ vì thời gian quan sát rất ngắn. Khi ánh sáng ở trên thiên

đỉnh thì còn vì tốc độ chuyển động của Trái Đất nhỏ hơn c rất nhiều

lần, ta lại thu được .

[Bài 5].HQC K’ (O’x’y’z’) chuyển động với vận tốc không đổi dọc theo trục O’x’
(O’x’ trùng với Ox; O’y’ song song Oy; O’z’ song song Oz) đối với HQC K
(Oxyz). Tìm gia tốc a’ và vận tốc u’ của một hạt trong HQC K’ nếu trong hệ K
nó chuyển động với gia tốc a và vận tốc u dọc theo một đường thẳng:
1. Song song với .
2. Vuông góc với .
3. Nằm trong mặt phẳng xOy và có phương lập với một góc .
Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

Ta có:

b)

56
c)
Xét trường hợp tổng quát:

Thay vào, ta thu được:

[Bài 6].Xuất phát từ Trái Đất, một tên lửa vũ trụ được tưởng tượng, chuyển động với
gia tốc a’ = 10g, gia tốc này là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính tức
thời được gắn với tên lửa. Quá trình tăng tốc kéo dài trong  = 1 năm theo thời
gian trên Trái Đất.
1. Tìm vận tốc cuối cùng của tên lửa.
2. Tính quãng đường mà nó đi được trong thời gian đó.
3. Tìm thời gian tăng tốc 0 trong hệ quy chiếu gắn với tên lửa.
Hướng dẫn giải:
a) Xét trong hệ quy chiếu có vận tốc bằng vận tốc tức thời của tên lửa

57
Ta có:

Đặt sin u =

b) Ta có:

Xét ;

c)

Xét ;

58
[Bài 7].Một neutron có động năng T = 2m0c2 trong đó m0 là khối lượng của nó, bay tới
một neutron khác đang đứng yên. Xác định:
a. Tổng động năng của hai neutron và xung lượng của mỗi neutron trong hệ
quy chiếu khối tâm của hai hạt.
b. Vận tốc khối tâm của hệ hạt.
Hướng dẫn giải:
Hệ quy chiếu khối tâm: hệ quy chiếu mà tổng động lượng bằng không.

a) Ta có:

Tổng động năng hai hạt: T*=2K*

b) Trong hệ quy chiếu khối tâm, ta có:

Ta có:

59
* Chú ý: Việc khảo sát chuyển động của điện tích trong điện trường và từ trường có ý
nghĩa thực tiễn lớn. Vì electron dễ đạt được tốc độ lớn, nên việc khảo sát chuyển động
của nó với tốc độ lớn trong điện trường và từ trường có thể kiểm nghiệm được các
biểu thức tương đối tính với độ chính xác cao. Các phương trình tương đối tính của
chuyển động của các hạt trong điện trường và từ trường hiện nay đã trở thành những
phương trình cơ bản để thiết kế máy gia tốc hiện đại.
Phương trình chuyển động của điện tích gồm một phương trình xung lượng và một
phương trình năng lượng

Trong đó là xung lượng tương đối tính, là vận tốc, là năng

lượng toàn phần của điện tích và là lực Lorentz tác dụng lên điện tích. Sau đây ta sẽ
xét một số trường hợp hay gặp trong khoa học và kỹ thuật.

[Bài 8].Một hạt có khối lượng m0, tại thời điểm t = 0 bắt đầu chuyển động dưới tác
dụng của một lực F không đổi. Tìm sự phụ thuộc theo thời gian t của vận tốc
và quãng đường mà hạt đi được.
Hướng dẫn giải:
Theo định luật II Newton, ta có:

60
Đổi biến số tích phân:

t = 0,

[Bài 9].Tính gia tốc của một electron tương đối tính chuyển động dọc theo một điện
trường đều E tại thời điểm mà động năng của nó bằng T.
Hướng dẫn giải:
Theo định luật II Newton, ta có:

Do electron chuyển động dọc theo nên:

Năng lượng toàn phần của electron:

[Bài 10]. Một proton tương đối tính, tại thời điểm t = 0 bay với vận tốc v0 trong miền
có điện trường đều E theo phương ngang, sao cho v0  E. Tìm sự phụ thuộc
theo thời gian t của:
1. Góc  giữa vận tốc tức thời v và v0.
2. Hình chiếu vx của v lên hướng chuyển động ban đầu.
Hướng dẫn giải:

61
a) Theo định luật II Newton, ta có:

b)

[Bài 11]. Chuyển động của điện tích trong điện trường đều không đổi. Khảo sát
chuyển động của một electron trong điện trường đều không đổi.
Hướng dẫn giải:
Để đơn giản, ta xét một điện trường đều không đổi hướng y

theo chiều dương trục y, và chọn điều kiện ban đầu sao E
cho khi t = 0 thì điện tích e nằm ở gốc tọa độ và có xung
lượng ban đầu hướng theo chiều dương trục x 
p0
(hình vẽ). Rõ ràng trong điều kiện đó điện tích chỉ chuyển
động trong mặt phẳng Oxy. O x

)11)
62
Phương trình ĐL II Newton ở đây trở thành:

Lấy tích phân các phương trình trên:

Do đó:

Năng lượng của điện tích bằng:


Ở thời điểm t = 0, năng lượng của điện tích là:
4.Tính

Do đó:
bấtiên trong (22 từ
(21bất biến của
định luật II
Ta thành lập được các phương trình: Newton, điều mà
ta tạm thời thừa
nhận
trong

Lấy tích phân các phương trình trên và chú ý các điều kiện ban đầu, ta có:

Đặt: Ta viết lại các phương trình trên thành:


.

Từ đó ta rút ra:

63
Thế vào phương trình chuyển động y, ta có phương trình quỹ đạo của điện tích:

Quỹ đạo của điện tích là một đường xích.


2
O O
Đối với trường hợp u << c thì p  mu và W  mc .

Các hàm mũ ở vế phải của phương trình quỹ đạo có thể khai triển thành chuỗi:

Do đó, phương trình quỹ đạo trở thành:

Quỹ đạo của điện tích là một đường Parapol như đã biết trong lý thuyết điện động

lực học cổ điển.

[Bài 12].
Chuyển động của điện tích trong từ trường đều không đổi. Khảo sát

chuyển động của một electron trong từ trường đều không đổi theo thời gian.

Hướng dẫn giải:

Vì lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc của điện tích, phương trình chuyển động

của điện tích có dạng:

z
Chọn phương của từ trường làm trục z, do đó chỉ có một thành phần B = B

64
O
Phương trình số hai cho ta: W = W = const

Từ trường không làm thay đổi năng lượng của điện tích như ta đã biết.

phương trình số một chiếu xuống các trục tọa độ trở thành:

Hay:

Lấy tích phân theo thời gian hai lần phương trình thứ ba, ta có:
z
Trong đó u là vận tốc của hạt theo phương z

Đặt , nhân pương trình thứ hai với số ảo i và cộng từng vế với phương trình

thứ nhất, ta được:

Hay:

Do đó:

Trong đó A là một hằng số phức


-i
0 0
Đặt A = u e , trong đó u là một hằng số thực. Ta có:

Tách phần thực và phần ảo:

65
Từ hai phương trình trên ta rút ra:

0
Vậy u mà ta đã chọn ở trên chính là vận tốc của hạt trên mặt phẳng Oxy, tức là thành

phần vuông góc với phương của trường.

Lấy tích phân theo thời gian, ta có:

Như vậy chuyển động của hạt theo các phương x và y là chuyển động điều hòa với tần
0
số góc bằng  và pha ban đầu bằng . Khử t khỏi các phương trình nói trên, ta rút ra

phương trình quỹ đạo của hạt trên mặt phẳng Oxy:

z
Như vậy, nếu điện tích chuyển động với u = 0 thì nó sẽ chuyển động trên mặt

phẳng Oxy theo một quỹ đạo là đường tròn, bán kính bằng R và tần số góc của
0 z
chuyển động là  . Nếu điện tích chuyển động với u ≠ 0 thì quỹ đạo của nó là một

đường xoắn ốc.


0
Trong trường hợp cổ điển, tần số góc  không phụ thuộc tốc độ của điện tích. Trong
0
trường hợp tương đối tính, rõ ràng tần số góc  phụ thuộc năng lượng của điện tích
0
tức là phụ thuộc tốc độ của điện tích, tốc độ càng lớn thì  càng nhỏ.
0
Kết quả rút ra ở trên có giá trị lớn trong kỹ thuật các máy gia tốc. Công thức của 

làm cơ sở cho việc thiết kế các máy Cyclotron. Khi hạt còn chuyển động

66
chậm, tần số góc của nó có giá trị gần như không đổi ,bằng tần số Cyclotron như đã

biết trong điện động lực học cổ điển; vì vậy tần số của điện trường tăng tốc giữ nguyên
0
giá trị không đổi. Nhưng khi hạt đã có tốc độ khá lớn, tần số góc  của nó có giá trị

tương đối tính biến thiên theo tốc độ của hạt , vì vậy tần số của điện trường tăng tốc

cũng phải biến thiên theo tần số của hạt. Máy Cyclotron có tần số điện trường biến

thiên đồng bộ với tần số của hạt gọi là máy Synchrotron.

[Bài 13]. Một hạt có khối lượng m bay tới một hạt nhân đang đứng yên, có khối lượng
M, gây ra một phản ứng thu năng lượng. Chứng minh rằng trong trường hợp
phi tương đối tính, động năng ngưỡng (cực tiểu) để phản ứng này có thể xảy

ra, được xác định bởi biểu thức: trong đó Q là năng lượng

của phản ứng.


Hướng dẫn giải:
Sơ đồ mô tả quá trình xảy ra hiện tượng:
Năng lượng của phản ứng:
Theo định luật bảo toàn năng lượng:

Xét trong HQC khối tâm, ta có:

Theo định luật bảo toàn năng lượng (trong HQC khối tâm):

(1)

Theo định luật bảo toàn động lượng (trong HQC khối tâm):
(2)
Thay (2) vào (1) ta thu được:

Tmin khi p1 = p2 = 0, chú ý Q < 0, ta thu được:

67
[Bài 14]. Một hạt tương đối tính có khối lượng m do va chạm với một hạt đứng yên có
khối lượng M gây ra phản ứng sinh hạt mới: , trong đó
vế bên phải ghi khối lượng của các hạt được sinh ra. Dùng sự bất biến của
đại lượng , chứng minh rằng động năng ngưỡng (cực tiểu) của hạt
m đối với phản ứng này được xác định bởi biểu thức:

Hướng dẫn giải:


Áp dụng hệ thức bất biến năng - xung lượng cho HQC phòng thí nghiệm và HQC khối
tâm (của hệ các hạt tương tác với nhau), ta có: (chú ý là pG = 0)
(1)
Chú ý:

và

Thay vào (1) và thu gọn, ta được:

(2)

Theo định luật bảo toàn động lượng (xét trong HQC khối tâm):

Như vậy K1 và K2 bằng không tại cùng thời điểm, khi đó từ (2) ta dễ dàng nhận thấy T
sẽ đạt giá trị nhỏ nhất Tmin .

[Bài 15]. Trường điện từ của điện tích chuyển động quán tính. Trong HQC phòng
thí nghiệm K, một hạt mang điện tích q chuyển động thẳng đều với vận tốc
tương đối tính . Xác định điện từ trường do hạt mang điện này tạo ra trong
HQC K.
Hướng dẫn giải:
Trong hệ K’ gắn với hạt mang điện, iện tích điểm q cố định tại gốc tọa độ O’. Trường
điện từ trong hệ quy chiếu K’ là:

68
(1)

(2)
Ta chuyển sang hệ quy chiếu K, trong hệ này điện tích q chuyển động thẳng đều theo
chiều dương của trục x với vận tốc . Thế (1) vào công thức biến đổi trường điện từ,
ta có:

(3)

Thế các công thức biến đổi tọa độ trong vào (3):

(4)

69
Trong hệ K, tọa độ của điện tích q là (Vt; 0; 0) hay . Gọi là bán kính
Véctơ vẽ từ điện tích điểm q đến điểm mà ta xác định trường điện từ, ta có:
(5)

Gọi  là góc giữa và trục Ox: ; ta có:

(6)

Thế (5) và (6) vào (4):

(7)

Thế (2) vào các công thức biến đổi từ trường:

(8)

Thế (7) vào (8) với chú ý :

(9)

Như vậy trường điện từ trong hệ quy chiếu K là:

(10)

Khi thì trường điện từ lại chuyển về dạng quen thuộc:

70
Đối với khoảng cách R cho trước, tăng theo hoặc giảm theo .

Nó đạt giá trị cực đại khi , khi đó :

(11)

đạt cực tiểu khi , khi đó :

(12)

Ta cũng nhận thấy rằng nếu V tăng thì tăng còn giảm.
Với tốc độ gần tốc độ ánh sáng, mẫu số trong (10) tiến đến Không trong một khoảng

hẹp của  xung quanh các giá trị . Độ rộng của khoảng đó có bậc:

(13)

Như vậy, trường điện từ ở khoảng cách cho trước của một điện tích chuyển động
nhanh sẽ mạnh lên hẳn trong khoảng góc hẹp . Độ rộng của khoảng đó giảm xuống
khi tốc độ chuyển động của điện tích tăng lên.

[Bài 16]. Trong HQC K có một sóng điện từ tần số  đập vuông góc lên một gương.
Gương chuyển động về phía ngược lại so với sóng điện từ với vận tốc tương
đối tính v. Tìm tần số sóng điện từ sau khi phản xạ nếu:
a. xét trong HQC K’ gắn với gương.
b. xét trong hệ K.
Hướng dẫn giải:
a. Chọn HQC K’ gắn với gương đang chuyển động với vận tốc
Trong HQC K’ gắn với gương thì tần số sóng điện từ không thay đổi khi phản xạ: f’ 1 =
f’2
Áp dụng biểu thức của hiệu ứng Doppler, ta có:

b. Áp dụng biểu thức của hiệu ứng Doppler, ta có:

71
§3. Bài tập vận dụng kiến thức
[Bài 17]. Một hình tam giác vuông cân đứng yên trong một hệ quy chiếu K, có diện
tích bằng S. Tìm diện tích của hình tam giác này và các góc của nó trong một
hệ quy chiếu K’ chuyển động so với hệ K với vận tốc 0,8c theo phương song
song với cạnh huyền của tam giác.
Đáp số: S’ = 0,6S ; một góc bằng 620 và hai góc còn lại bằng 590
[Bài 18]. Trong hệ quy chiếu K, hạt meson  chuyển động với tốc độ 0,99c và bay
được một khoảng l = 3km từ nơi sinh ra đến nơi nó phân rã. Hãy xác định:
1. Thời gian sống riêng của hạt meson này.
2. Quãng đường mà hạt meson bay được trong hệ K theo “cách nhìn của
riêng nó”

Đáp số: ;

[Bài 19]. Hai thanh có cùng chiều dài riêng


l0, chuyển động song song với một
trục chung x và đến gặp nhau với
vận tốc tương đối v. Trên cả hai
đầu của mỗi thanh có đặt những đồng hồ đồng bộ với nhau, A với B và A’ với
B’. Giả sử người ta lấy gốc thời gian trong các hệ quy chiếu gắn với mỗi
thanh là lúc mà đồng hồ B ngang hang với đồng hồ A. Hãy xác định:
1. Số chỉ trên các đồng hồ B và B’ khi chúng đối diện nhau.
2. Số chỉ trên các đồng hồ A và A’ khi chúng đối diện nhau.

Đáp số: ; ; ;

[Bài 20]. Trên giản đồ không – thời gian, người ta biểu


diễn ba biến cố A, B và C xảy ra trong một hệ
quy chiếu quán tính nào đó. Dùng tính bất
biến của khoảng để tìm:
1. Khoảng thời gian riêng giữa các biến cố A
và B.

72
2. Khoảng cách riêng giữa các biến cố A và C.
Đáp số: 13,3ns ; 4m
[Bài 21]. Một thanh mỏng AB, đứng yên trong hệ quy chiếu K’, có chiều dài riêng l0
và tạo với trục x’ một góc ’. Hệ K’ chuyển động với vận tốc tương đối tính
v dọc theo kính ảnh MN, đứng yên trong hệ K. Tại thời điểm thanh đi qua
trước kính ảnh thì có một chớp sáng ngắn sao cho mặt đầu song ánh sáng
song song với mặt kính ảnh. Tìm:
1. Độ dài l của ảnh trên mặt kính ảnh.
2. Giá trị của ’ sao cho chiều dài ảnh bằng không hoặc cực đại.
[Bài 22]. Thanh AB được định hướng song song với trục x’ của hệ quy chiếu K’ và
chuyển động trong hệ này với vận tốc v’ dọc theo trục y’ của hệ. Hệ K’ lại
chuyển động với vận tốc V so với hệ K như hình vẽ. Tìm góc  giữa thanh và
trục x trong hệ quy chiếu K.

Đáp số:

[Bài 23]. Một hệ K’ chuyển động với vận tốc không đổi V đối với hệ K. Tìm gia tốc
của một hạt trong hệ K’ nếu trong hệ K hạt chuyển động với vận tốc v và gia
tốc a, theo một đường thẳng:
1. Cùng phương với V.
2. Vuông góc với V.
[Bài 24]. Trong một môi trường chuyển động với vận tốc không đổi so với hệ
quy chiếu quán tính K, một sóng điện từ phẳng được truyền đi. Tìm vận tốc
của sóng này trong hệ K, nếu chiết suất của môi trường là n và hướng truyền
sóng trùng với hướng chuyển động của môi trường.

Đáp số:

[Bài 25]. Tốc độ ánh sáng trong chất lỏng đứng yên là c/n với c là tốc độ ánh sáng
trong chân không và n là chiết suất chất lỏng. Người ta thấy rằng tốc độ ánh
sáng u (đối với phòng thí nghiệm) trong một dòng chất lỏng chuyển động với
vận tốc v (đối với phòng thí nghiệm) có thể biểu diễn dưới dạng:

Trong đó k là hệ số kéo theo.

73
a. Năm 1851,Fizeau làm thí nghiệm với dòng nước (n = 4/3) và đo được k =
0,44. Từ công thức cộng vận tốc của thuyết tương đối, hãy xác định lại giá
trị của k.
b. Nếu sử dụng nguồn sáng đơn sắc có bước sóng  và sự phụ thuộc của chiết

suất chất lỏng vào bước sóng ánh sáng theo quy luật (a và b

là các hệ số phụ thuộc vào loại chất lỏng) thì hệ số k bằng bao nhiêu?
Xem rằng và khi

Đáp số: a. ; b.

[Bài 26]. Một hạt có khối lượng m0 chuyển động dọc theo trục x của hệ K, theo quy
luật , trong đó a là một hằng số còn c là tốc độ ánh sáng, t là
thời gian. Tìm lực tác dụng lên hạt trong hệ quy chiếu này.

Đáp số:

[Bài 27]. Xét một hạt khối lượng m chịu tác dụng của một lực không đổi F trong HQC
phòng thí nghiệm hướng theo chiều dương của trục Ox. Gọi t là thời gian
trong HQC đứng yên. Gọi t0 là thời gian được chỉ bởi đồng hồ của hạt. Ban
đầu hạt đứng yên tại gốc toạ độ (t = t0 = 0, x = 0). Hãy tính:
1. Gia tốc a của hạt đối với HQC phòng thí nghiệm.
2. Vận tốc v(t) của hạt tại thời điểm t trong HQC phòng thí nghiệm.
3. Gia tốc riêng a’ của hạt.
4. Vận tốc v(t0) của hạt tại thời điểm đồng hồ của hạt chỉ t0.

Đáp số: a. ; b. ;

c. ; d.

[Bài 28]. Một electron bắt đầu chuyển động trong một điện trường đều có cường độ E
= 10kV/cm. Sau bao lâu từ khi bắt đầu chuyển động thì động năng của
electron bằng năng lượng nghỉ của nó.

Đáp số:

74
[Bài 29]. Một hạt mang điện tương đối tính có khối lượng m0 và điện tích e chuyển
động trên một đường tròn bán kính  trong một từ trường đều có cảm ứng từ
B. Tìm vận tốc và gia tốc của hạt này.

Đáp số: và

[Bài 30]. Động năng của một proton bay tới proton khác đứng yên phải có giá trị bao
nhiêu để động năng tổng cộng của chúng trong hệ quy chiếu khối tâm có
cùng giá trị với động năng tổng cộng của hai proton có các động năng T =
25GeV chuyển động đến gặp nhau.

Đáp số:

[Bài 31]. Một hạt có khối lượng m0 và động năng T bay tới một hạt đứng yên có cùng
khối lượng. Tìm khối lượng và vận tốc của hạt duy nhất được tạo thành sau
va chạm.

Đáp số: và

[Bài 32]. Một positron có động năng T = 750keV bay tới một electron tự do đứng
nghỉ, do sự hủy, hai lượng tử  có cùng năng lượng xuất hiện. Xác định góc
giữa hướng chuyển động của các lượng tử .

Đáp số:

[Bài 33]. Trong HQC phòng thí nghiệm có hai hạt giống nhau, khối lượng m, chuyển
động ngược chiều nhau với cùng tốc độ u đến va chạm với nhau. Sau va
chạm chúng dính vào nhau (va chạm mềm) và tạo thành một hạt mới có khối
lượng M. Tính M.

Đáp số:

[Bài 34]. Một hạt đứng yên có khối lượng m0 bị phân rã thành ba hạt có khối lượng m 1,
m2 và m3. Tìm năng lượng toàn phần lớn nhất mà hạt m1 có thể có được.

Đáp số:

75
[Bài 35]. Một hạt meson  có động lượng va chạm với một proton, khối lượng

đang đứng yên. Va chạm là đàn hồi. Hãy tìm:


1. Vận tốc khối tâm của hệ hai hạt.
2. Năng lượng toàn phần của hệ trong HQC khối tâm.
3. Động lượng của hạt meson  trong HQC khối tâm.
[Bài 36]. Một nguồn sáng chuyển động với vận tốc v so với một máy thu. Chứng minh
rằng khi thì sự biến thiên tương đối của tần số ánh sáng là

, trong đó  là góc giữa phương chuyển động của nguồn và

đường quan sát.


[Bài 37]. Một trong những vạch quang phổ phát ra bởi các ion He + bị kích thích, có
bước sóng  = 410mm. Tìm sự dịch chuyển Doppler của vạch này nếu người
ta quan sát nó dưới góc  = 300 tới chùm ion chuyển động với động năng T =
10MeV.

Đáp số:

[Bài 38]. Khi quan sát vạch quang phổ có  = 0,59m theo các hướng kẻ từ các mép
đối diện của một đĩa Mặt trời tới xích đạo của nó, người ta đã phát hiện sự
khác biệt về bước sóng là  = 8,0pm. Tìm chu kỳ quay của Mặt trời xung
quanh trục riêng của nó.

Đáp số:

[Bài 39]. Hiệu ứng Doppler cho phép khám phá các sao đôi ở xa nhau đến mức không
thể phân biệt được chúng bằng kính thiên văn. Những vạch quang phổ của
các sao đôi đó trở thành vạch kép một cách tuần hoàn, từ đó có thể giả thiết
rằng nguồn là hai ngôi sao quay xung quanh khối tâm của chúng. Giả thiết
rằng khối lượng hai ngôi sao là như nhau. Tìm khoảng cách giữa hai ngôi
sao và các khối lượng của chúng nếu sự tách cực đại của vạch quang phổ có

giá trị và cứ sau T = 30 ngày nó lại xảy ra một lần.

Đáp số:

[Bài 40]. Một sóng điện từ phẳng có tần số 0 đập vuông góc lên một mặt gương
chuyển động theo chiều ngược lại, với vận tốc tương đối tính v. Dùng biểu

76
thức của hiệu ứng Doppler, tìm tần số của sóng phản xạ. Xét riêng trường
hợp .

Đáp số:

§4 . Bài tập nâng cao và sáng tạo


[Bài 41]. Một vật thể siêu sáng trông như thế nào?
Một vật có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng? Câu trả lời là
‘Không’ nếu vật đó chuyển động trong chân không. Nhưng câu trả lời có thể
là ‘Có’ nếu ta xét ánh sáng truyền trong một môi trường truyền sáng đặc có
chiết suất , trong đó là tốc độ ánh sáng trong môi trường này, và là
tốc độ ánh sáng trong chân không.
Ta gọi một vật thể là siêu sáng nếu , trong đó là vận tốc của vật
thể đó. Một trong những vật thể siêu sáng được biết đến nhiều là một hạt
mang điện tạo ra bức xạ Cherenkov.
Trong bài toán này, ta sẽ xết một vật thể siêu sáng chuyển động với vận tốc
không đổi trong một môi trường truyền quang không gây tiêu tán năng

lượng. là vận tốc ánh sáng trong môi trường này.

Để đơn giản, ta sử dụng kí hiệu và góc được xác định bởi

và .

Bài 1. Sự bức xạ của hạt siêu sáng


Trong hình 1, một hạt siêu sáng đang chuyển động dọc theo trục với vận tốc

không đổi .

Một quan sát viên M đang đứng ở khoảng cách so với trục .

Ta chọn điểm gần quan sát viên nhất làm gốc tọa độ O của trục . Thời điểm

khi hạt đi qua vị trí được lấy làm gốc thời gian .

77
1. Giả sử ánh sáng phát ra tại thời điểm trước đó được quan sát thấy ở thời

điểm . Viết biểu thức của theo và .

2. Tại thời điểm , quan sát viên thấy hạt ở vị trí . Xác định vị trí biểu

kiến và thời điểm quan sát cho lần xuất hiện này theo và .

3. Xác định vị trí biểu kiến của hạt tại thời điểm bât kì theo và .

4. Tính vận tốc biểu kiến của hạt tại thời điểm bất kì theo và .

5. Tính vận tốc biểu kiến cho lần xuất hiện đầu tiên của hạt.

6. Tính vận tốc biểu kiến của hạt khi nó các gốc tọa độ O một khoảng rất

xa. Tính ra kết quả theo và .

7. Vẽ phác đồ thị của vận tốc biểu kiến theo thời gian , chỉ ra giá trị tiệm
cận của vận tốc biểu kiến.
8. Vận tốc biểu kiến có thể vượt quá giá trị tốc độ ánh sáng trong chân không

hay không?

Bài 2. Vật là một đoạn thẳng bức xạ


Xét một thanh thẳng, bức xạ ánh sáng đang chuyển động dọc theo trục .
Chiều dài của thanh trong hệ quy chiếu gắn với vật là L.
Phần 2A. Dịch chuyển song song
Trong phần này, xét một thanh thẳng đang bức xạ chuyển động dọc theo trục

như hình 2.

78
1. Xác định khoảng thời gian để quan sát thấy toàn bộ thanh kể từ lúc bắt đầu
thấy một đầu của nó. Tính ra kết quả theo và .

2. Xác định chiều dài biểu kiến của vật tại thời điểm quan sát thấy vật lần đầu
tiên. Tính ra kết quả theo và .

Phần B. Dịch chuyển vuông góc


Trong phần này, ta xét thanh thẳng đang bức xạ, vuông góc với trục . Thanh

chuyển động theo hướng vuông góc với trục như hình 3. Quan sát viên đang

đứng ở gốc tọa độ của trục ( ). Thanh nhận trục làm trục đối xứng.

1. Chứng minh rằng tại thời điểm bất kì, dạng biểu kiến của thanh là một
elip hoặc một phần của elip.
2. Tìm các đại lượng sau theo và .

3. Xác định vị trí tâm đối xứng của elip tại thời điểm theo và .

79
4. Xác định chiều dài các bán trục của elip tại thời điểm t theo và .

[Bài 42]. Quan sát một thanh cứng chuyển động

Tình huống vật lý


Một camera với kính thu sáng tại , đặt cách trục x một khoảng D, chụp
ảnh của một thanh cứng bằng cách mở cửa sổ thu sáng trong khoảng thời gian
rất ngắn. Trên thanh có các vạch chia độ cho thấy chiều dài của thanh, khi
xem ảnh chụp thanh từ camera. Trong một bức ảnh mà thanh đứng yên, chiều
dài của nó là L. Trong bài toán này, ta xét thanh chuyển động với vận tốc
không đổi dọc theo trục x.

1. Liên hệ cơ sở
Một bức ảnh được chụp bởi camera cho thấy vị trí nào đó trên thanh.

a. Xác định vị trí thực x của điểm mà máy ảnh thu được tại thời điểm chụp
ảnh theo , D, L, và tốc độ ánh sáng . Sử dụng các đại

lượng và nếu chúng giúp bạn làm đơn giản kết quả.

b. Biểu thị theo x, D, L, và c.

Lưu ý: Vị trí thực là vị trí trong hệ quy chiếu camera đứng yên.
2. Chiều dài biểu kiến của thanh
Camera chụp ảnh tại thời điểm vị trí thực của tâm thanh cứng có toạ độ .

80
a. Tính theo các đại lượng đã cho trên đây, chiều dài biểu kiến của thanh
hiện trên ảnh chụp.
b. Chọn đáp án đúng về sự thay đổi chiều dài biểu kiến của thanh theo thời
gian:
+ Tăng đến giá trị cực đại rồi giảm. + Giảm đến giá trị cực tiểu rồi tăng.
+ Luôn giảm. + Luôn tăng
3. Bức ảnh đối xứng
Một bức ảnh cho thấy hai đầu của thanh cách đều máy ảnh.
a. Xác định chiều dài biểu kiến của thanh trong bức ảnh này.
b. Vị trí thực của trung điểm của thanh nằm ở đâu khi chụp bức ảnh này?
c. Bức ảnh cho thấy trung điểm của thanh nằm ở đâu?
4. Những bức ảnh được chụp rất sớm và rất trễ
Máy ảnh chụp một bức ảnh khi thanh ở rất xa và đang tiến lại gần máy ảnh
và một bức ảnh khác, khi thanh đang rời xa máy ảnh ở khoảng cách lớn.
Chiều dài biểu kiến của thanh trong các bức ảnh là 1,00 m và 3,00 m.
a. Khẳng định nào sau đây đúng?
 Chiều dài biểu kiến trong bức ảnh của thanh đang tiến lại máy ảnh là 1
m và trong bức ảnh còn lại, nó dài 3 m.
 Chiều dài biểu kiến trong bức ảnh của thanh đang tiến lại máy ảnh là 3
m và trong bức ảnh còn lại, nó dài 1 m.
b. Xác định vận tốc .

c. Xác định chiều dài của thanh khi nó đứng yên.


d. Xác định chiều dài biểu kiến của thanh trong bức ảnh đối xứng.

[Bài 43]. Một hạt tích điện q > 0 chuyển động tương đối tính trong một điện trường
đều thuộc mặt phẳng Oxy. Lúc t = 0, hạt đi qua gốc tọa độ với
động lượng . Khối lượng của hạt là m0.
1. Viết phương trình chuyển động và vẽ phác quỹ đạo của hạt.

2. Xác định vận tốc của hạt tại thời điểm

Đáp số: a. ;

81
b.

[Bài 44]. Một tên lửa tương đối tính phụt một luồng khí có vận tốc không tương đối
tính u, không đổi so với tên lửa. Tìm sự phụ thuộc của vận tốc tên lửa vào
khối lượng của nó nếu ban đầu khối lượng là m0.

Đáp số:

[Bài 45]. Một chùm hạt tương đối tính với động năng T đập lên một cái bia hấp thụ.
Cường độ dòng điện trong chùm là I, điện tích và khối lượng của các hạt là e
và m. Tìm áp suất do chùm hạt tác dụng lên bia và công suất được cung cấp
trên bia.

Đáp số: và

[Bài 46]. Một quả cầu chuyển động với vận tốc tương đối tính v trong một chất khí, có
chứa n hạt chuyển động chậm trong một đơn vị thể tích, mỗi hạt có khối
lượng m. Tìm áp suất p của chất khí tác dụng lên một phần tử bề mặt của quả
cầu, vuông góc với vận tốc của nó, nếu các hạt va chạm đàn hồi với nhau.
Chứng minh rằng áp suất này là như nhau trong cả hệ quy chiếu gắn với quả
cầu và cả trong hệ quy chiếu gắn với chất khí.

Đáp số:

[Bài 47]. Một hạt tương đối tính có khối lượng nghỉ m 1 (hạt đạn) bay đến va chạm với
hạt có khối lượng nghỉ m2 đứng yên (hạt bia) trong phòng thí nghiệm.
a. Nếu hạt mới có khối lượng nghỉ M được tạo thành do va chạm dẫn tới sự
hủy hạt đạn và hạt bia thì động năng của hạt đạn là bao nhiêu? Hãy xác
định giá trị khả dĩ của M.
b. Tốc độ của hạt mới tạo thành là bao nhiêu nếu xét trong HQc phòng thí
nghiệm?
c. Giả sử hạt mới (trong câu a) phân rã thành hai hạt đồng nhất. Quan sát
trong phòng thí nghiệm thì mỗi hạt có năng lượng E và góc  so với hướng
bay của hạt tới. Hỏi khối lượng nghỉ của mỗi hạt này bằng bao nhiêu?

82
Đáp số: a. ;

b.

[Bài 48]. Trong một số nghiên cứu hạt nhân, người ta cần gia tốc các hạt tích điện
(proton, deuton, electron, các ion…) để các hạt đó có năng lượng đủ lớn gây
ra phản ứng hạt nhân. Một trong các thiết bị gia tốc hạt là máy cyclotron
(hình vẽ). cyclotron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại được cắt làm hai
phần theo đường kính, gọi là các cực D. Cả hệ thống được đặt trong từ
trường đều không đổi có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng của các
cực. Hai cực này được nối với nguồn điện xoay chiều tần số cao để tạo ra
một điện trường xoay chiều ở khe giữa của chúng. Hạt mang điện cần gia tốc
được tạo thành ở tâm của hai cực, đi vào các cực D rỗng và chuyển động
trong đó theo quỹ đạo tròn với tốc độ không đổi. Hạt chỉ được gia tốc mỗi
khi đi qua khe giữa các cực D nếu chiều chuyển động phù hợp với chiều của
điện trường. Để có sự cộng hưởng đó, tần số góc chuyển động tròn của hạt
phải bằng tần số góc của điện trường xoay chiều. Kết quả là hạt chuyển động
theo đường xoắn ốc và được lái ra ngoài qua cửa sổ W bởi bộ phận lái L. Do
tần số góc chuyển động tròn phụ thuộc vào tốc độ nên sự cộng hưởng bị phá
vỡ. Để không xảy ra sự mất đồng bộ pha trong cyclotron, người ta có thể
thay đổi tần số của điện trường xoay chiều mà vẫn giữ từ trường không đổi.
Khi đó ta có máy gia tốc phasotron.
a. Nếu dùng phasotron để gia tốc deuton thì cần thay đổi tần số của điện
trường theo thời gian như thế nào? Biết rằng cứ sau mỗi vòng quay, hạt
nhận được năng lượng trung bình là .
b. Để động năng của hạt đạt đến 200MeV thì tần số của điện trường thay đổi
bao nhiêu phần trăm? Bỏ qua động năng ban đầu của hạt. Cho biết năng
lượng nghỉ của deuton là E0 = 1876MeV.

83
Đáp số: ; b.
[Bài 49]. Synchrophasotron là máy gia tốc hạt năng lượng cao, trong đó từ trường B(t)
và tần số góc (t) của điện áp xoay chiều đặt vào máy biến thiên đồng bộ
theo thời gian t.
1. Hãy tìm biểu thức liên hệ giữa (t) và B(t) để hạt được gia tốc chuyển động
trên quỹ đạo ổn định với bán kính R không thay đổi.
2. Quỹ đạo ổn định gồm các nửa đường tròn và đoạn thẳng. Trên các đoạn
đường cong, do tác dụng của từ trường, các hạt chuyển động tròn với bán
kính R = 33m. Bán kính này được giữ nguyên trong suốt quá trình tăng tốc.
Trên các đoạn đường thẳng, hạt được gia tốc bởi điện trường. Tổng chiều
dài quỹ đạo là L = 208m. Các hạt proton (năng lượng nghỉ E 0 = 938MeV)
bắt đầu tăng tốc với động năng ban đầu 9MeV. Sau quá trình tăng tốc,
chúng có năng lượng 10GeV. Cho biết trong quá trình tăng tốc, tốc độ tăng

trung bình của từ trường là . Hãy xác định:

a. Giá trị ban đầu và giá trị cuối của tần số f của điện áp xoay chiều. Giả
thiết độ tăng năng lượng của hạt sau mỗi vòng quay là rất nhỏ.
b. Khoảng thời gian t tổng cộng để tăng tốc.
c. Độ tăng năng lượng trung bình E sau mỗi vòng quay.
d. Số vòng quay và tổng chiều dài đường đi của proton trong quá trình này.
Bỏ qua ảnh hưởng của điện trường xoáy do sự thay đổi từ trường tạo ra.

Đáp số: 1.

84
2. a. và ; b. ;

c.

[Bài 50]. Xét sự va chạm của hạt pion với proton p đứng yên trong HQC phòng thí
nghiệm, sinh ra hai hạt và . Phản ứng được viết dưới dạng:

1. Hãy tính động năng ngưỡng của pion để phản ứng trên có thể xảy ra.
2. Trong một thí nghiệm, các pion có động lượng 2,5.103MeV/c. Người ta
quan sát thấy các hạt có động lượng 0,6.103MeV/c và hướng chuyển
động của chúng lập góc 450 so với hướng chuyển động của các pion.
a. Tính tốc độ của khối tâm hai hạt trong HQC phòng thí nghiệm.
b. Tính động lượng của hạt K0 trong HQC phòng thí nghiệm và trong HQC
khối tâm.

Cho biết , , ,

Chú thích:
 là hạt  – meson (gọi là pion) mang điện tích âm, là hạt K – meson

(gọi là kaon) không mang điện tích, hạt (gọi là hạt lambda) không mang
điện tích.
 Theo thuyết tương đối hẹp, khi chuyển từ HQc quán tính này sang HQC

quán tính khác, các đại lượng biến đổi giống như các đại lượng

Đáp số: a. ,
b. , c.

[Bài 51]. Hạt omega mang điện tích âm được sinh ra trong phản ứng:

ở đây, là các meson lần lượt mang điện tích âm, dương và trung
hòa (gọi là các kaon), p là proton.

85
a. Dựa trên phép biến đổi Lorentz đối với vận tốc, hãy dẫn ra phép biến đổi
Lorentz với xung lượng và năng lượng:

Trong đó và là các đại lượng xét trong HQC S và S’. Hệ S’


chuyển động thẳng đều với vận tốc V theo chiều dương của trục x trong hệ S’.
b. Xác định xung lượng tối thiểu của hạt trong HQC phòng thí nghiệm để
phản ứng nói trên xảy ra, nếu hạt proton đứng yên trong phòng thí nghiệm.
c. Giả thiết rằng hạt được sinh ra trong phản ứng này khi hạt có xung
lượng tối thiểu. Hãy tính xác suất hạt đi được 3cm trong HQC phòng
thí nghiệm trước khi nó phân rã, biết rằng thời gian sống riêng của nó là
.
Cho biết khối lượng của và p (theo đơn vị MeV/c 2) lần lượt là
494,494, 498, 1675, và 938. Bỏ qua mọi tương tác của hạt .
Đáp số: b.
[Bài 52]. Hạt tương đối tính
Trong thuyết tương đối hẹp, hệ thức giữa năng lượng E và xung lượng p của
ah5t tự do có khối lượng nghỉ m0 là:
Khi hạt như vậy chịu tác dụng của lực thế, năng lượng toàn phần của hạt tức
là tổng của và thế năng được bảo toàn. Nếu năng lượng của hạt
rất lớn. Có thể không cần để ý đến khối lượng nghỉ của hạt (hạt như thế gọi là
hạt siêu tương đối tính).
1. Xét chuyển động một chiều của một hạt có năng lượng rất lớn (mà ta có thể
bỏ qua khối lượng nghỉ), chịu tác dụng của lực hút xuyên tâm có độ lớn
không đổi f. Cho rằng ở thời điểm t = 0 hạt nằm tại tâm của trường lực và
có xung lượng ban đầu là p0. Mô tả chuyển động của hạt bằng cách vẽ hai
đồ thị x – t và xung lượng p – x, ít nhất là trong 1 chu kỳ chuyển động của
hạt. Ghi rõ chiều diễn biến trên đồ thị p – x bằng dấu mũi tên. Có thể trong
lúc chuyển động có một khoảng thời gian mà hạt không phải là siêu tương
đối tính, song ta bỏ qua phần đó.

86
2. Một hạt meson cấu tạo từ hai hạt quark. Khối lượng nghỉ của meson bằng
tổng năng lượng của hệ hai hạt quark chia cho c 2. Xét mô hình một chiều
của hạt meson đứng yên, trong đó hai hạt quark chuyển động theo trục x và
hút nhau bằng một lực không đổi f. Cho rằng chúng có thể chui qua nhau
một cách tự do. Khi phân tích chuyển động của hạt quark có năng lượng
lớn, khối lượng nghỉ của quark có thể bỏ qua. ở thời điểm t = 0, hai hạt
quark đều ở điểm x = 0. Hãy trình bày chuyển động của hai hạt quark bằng
đồ thị rên giản đồ (x, t) và (p, x). Xác định toạ độ của các “điểm lùi” theo
M và f, ghi rõ chiều diễn biến trên giản đồ (p, x) và xác định khoảng cách
tối đa giữa hai hạt quark.
3. HQC dùng trong phần 2 gọi là HQC S; HQC gắn với phòng thí nghiệm gọi
là S’, chuyển động theo chiều âm của trục x với tốc độ không đổi v = 0,6c.
Toạ độ của hai HQC được chọn sao cho ở thời điểm t’ = t = 0 thì toạ độ x =
0 của hệ S trùng với điểm x’ = 0 của hệ S’. Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển
động của hai hạt quark trên giản đồ (x’;t’). Xác định toạ độ của điểm lùi
theo M, f, c và xác định khoảng cách tối đa giữa hai hạt quark trong HQC
S’ gắn với phòng thí nghiệm.
[Bài 53]. Khối lượng neutrino và phân huỷ neutron
Một nơtron tự do có khối lượng đang đứng yên trong hệ quy chiếu phòng
thí nghiệm, phân huỷ thành ba hạt không tương tác với nhau: một proton, một
electron và một phản-neutrino. Khối lượng nghĩ của proton là , trong khi

khối lượng nghĩ của phản neutrino được cho là khác không và nhỏ hơn rất

nhiều so với khối lượng nghĩ của electron. Tốc độ ánh sáng trong chân

không là . Giá trị bằng số của các khối lượng trên được cho:

. Tất cả các

năng lượng và vận tốc đều được tính theo hệ quy chiếu phòng thí nghiệm. Gọi
là năng lượng toàn phần của electron sau phân huỷ. Tính giá trị cực đại

của và tốc độ của phản neutrino khi . Các kết quả tính

87
theo khối lượng nghĩ của các hạt và tốc độ ánh sáng. Cho biết ,

tính và đến 3 chữ số có nghĩa.

[Bài 54]. Một nguồn phát ra các tín hiệu điện từ với tần số
riêng 0 = 3.1010rad/s chuyển động với vận tốc
không đổi v = 0,8c dọc theo một đường thẳng cách
một quan sát viên P đứng yên một khoảng l. Tìm
tần số của tín hiệu mà quan sát viên nhận được tại
thời điểm:
a. Nguồn ở điểm O.
b. Quan sát viên nhìn thấy nguồn ở điểm O.

Đáp số: a. ; b.

[Bài 55]. Một chùm electron hẹp đi qua ngay sát một
mặt gương kim loại, trên đó người ta kẻ
một cách tử có chu kỳ d = 20m. Các
electron chuyển động với tốc độ gần bằng
c, theo phương vuông góc với các vạch của
cách tử. Khi đó người ta quan sát được một bức xạ khả kiến có dạng một dải
màu biến thiên phụ thuộc vào góc quan sát .
a. Giải thích hiện tượng này.
b. Tìm bước sóng của bức xạ quan sát được với  = 450.

Đáp số:

[Bài 56]. Một chất khí gồm những nguyên tử có khối lượng m được đặt ở trạng thái
cân bằng nhiệt độ T. Cho 0 là tần số riêng của ánh sáng do các nguyên tử
bức xạ.
a. Chứng minh rằng sự phân bố phổ của ánh sáng bức xạ được xác định bằng
công thức:

(I0 là cường độ phổ ứng với tần số 0, )

88
b. Tìm bề rộng tương đối của vạch phổ đã cho, tức là bề rộng giữa các

tần số mà đối với chúng .

Đáp số:

[Bài 57]. Sự lệch của tia sáng do chuyển động của gương
Sự phản xạ của ánh sáng trên bề mặt của một gương chuyển động tương đối
tính không phải là mới trong lý thuyết. Einstein đã thảo luận về tình huống
này và sử dụng phép biến đổi Lorentz để định lượng sự phản xạ bởi một
gương chuyển động với vận tốc . Tuy nhiên, kết quả này có thể được rút ra
nhờ một phương pháp tương đối đơn giản. Xét quá trình phản xạ trong hình
3.1, trong đó gương phẳng M chuyển động với vận tốc , trong đó là
véc-tơ đơn vị của trục x, được quan sát trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm
F. Gương tạo một góc so với vận tốc ( như trong hình 3.1). Mặt

phẳng gương có pháp tuyến . Chùm sáng có góc tới và góc phản xạ , là
góc hợp bởi pháp tuyến với chùm tới 1 và chùm phản xạ 1’ trong hệ quy chiếu
phòng thí nghiệm F.

Có thể chứng minh rằng (1)

Bài A. Gương Einstein

89
Cách đây khoảng 1 thế kỉ, Einstein rút ra định luật phản xạ của một sóng điện
từ trên bề mặt của một gương chuyển động với vận tốc không đổi ,
xem hình 3.2. Bằng cách áp dụng phép biến đổi Lorentz để rút ra kết quả
trong hệ quy chiếu gắn với gương, Einstein chứng minh được

(2)

Không sử dụng phép biến đổi Lorentz, sử dụng phương trình (1) để chứng
minh đẳng thức này.

Bài B. Sự dịch chuyển tần số


Trong trường hợp giống như bài 3A, nếu chùm sáng tới là chùm đồng nhất
đến M với tần số f, tính tần số f’ của chùm sáng sau khi phản xạ trên bề mặt
gương. Nếu và như trong hình 3.2, tìm phần trăm độ lệch

của tần số so với tần số của chùm sáng tới.

Bài C. Phương trình chuyển động của gương

90
Hình 3.3 cho thấy vị trí của gương tại thời điểm và . Khi người quan sát
chuyển động sang trái, gương chuyển động tương đối sang phải. Tia sáng 1
đến gương tại điểm ở thời điểm và phản xạ thành tia 1’. Tia sáng 2 đến

gương tại điểm ở thời điểm và phản xạ thành tia 2’. Do đó, là mặt sóng

của tia sáng đến tại thời điểm . Các nguyên tử tại điểm này bị kích thích bởi

sóng đến và bắt đầu bức xạ sóng thứ cấp. Tác động của mặt sóng ngừng

lại tại thời điểm khi mặt sóng va vào điểm . Nửa đường trong trong hình vẽ

minh họa mặt sóng của sóng thứ cấp tại thời điểm .

Dựa vào hình 3.3 cho hiện tường truyền sóng hoặc sử dụng phương pháp
khác, rút ra phương trình (1).

91

You might also like