Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI THẢO LUẬN 5

ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN – THỜI HIỆU


Câu 1: Theo anh/chị, yêu cầu của anh C có được chấp nhận không? Giải
thích.

-Yêu cầu của anh C không được chấp nhận.

-Vì:

+ Theo điểm c khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015: Phạm vi đại diện của
anh B – người đại diện theo ủy quyền là “Nội dung ủy quyền”.

· Nội dung ủy quyền: “Được quyền tìm người mua và quyết định giá bán”

->Anh B quyết định giá bán là 10 triệu đồng/m2 là đúng theo phạm vi đại diện
của mình dù anh B đã báo với bà A là 8 triệu đồng/m2.

+Anh B là người đại diện theo ủy quyền của bà A -> Mọi vấn đề nên trao đổi
với anh B chứ không phải yêu cầu bà A cho anh C mua với giá 8 triệu đồng/m2.

Câu 2: Tranh chấp của các bên giải quyết thế nào? Vì sao?

*Tranh chấp được giải quyết:

-Cách 1: Anh C phải theo đúng nghĩa vụ hợp đồng đã thỏa thuận với anh B tiếp
tục trả 10% số tiền 10 triệu đồng/m2 còn lại.

+Vì:

· Anh B đã thực hiện đúng phạm vi đại diện của mình theo điểm c khoản 1
Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 nên hợp đồng mua bán giữa anh B và anh C có
hiệu lực. Vì thế, anh C phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

-Cách 2: Anh C có thể thỏa thuận với bà A một hợp đồng mới

+Vì:

· Theo khoản 1 Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên ủy quyền phải báo bằng
văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp
đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường
hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm
dứt.”
->Bà A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh B nhưng phải thông
báo cho anh B và anh C bằng văn bản.

· Theo cách diễn giải khoản 1 Điều 569 của sách “Bình luận khoa học bộ
luật Dân sự 2015 tập 2”: “Quy định này vẫn chưa dự liệu hết được các hậu quả
xảy ra, bởi vì việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền chỉ làm chấm dứt tư cách của
bên được ủy quyền (anh B) khi tham gia giao dịch dân sự khi tham gia giao dịch
dân sự với bên thứ ba (anh C) còn hợp đồng với bên thứ ba (anh C) vẫn phát
sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên ủy quyền (bà A). Do đó, hợp đồng với
người thứ ba (anh C) vẫn có hiệu lực với người ủy quyền (bà A) vì người được
ủy quyền (anh B) là người thay mặt người ủy quyền (bà A) giao kết và thực
hiện hợp đồng. Việc chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền, như vậy không
ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng đã giao kết với bên thứ ba.”

->Anh C có thể tiếp tục hợp đồng với bà A hoặc hai bên thỏa thuận để hủy
bỏ hợp đồng mua bán ban đầu và lập hợp đồng mua bán với mức giá mới.

You might also like