Buổi thảo luận thứ năm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Buổi thảo luận thứ năm: Quy định chung về thừa kế

Khái quát nội dung án lệ số 26/2018/AL: Người để lại di sản thừa kế


là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày
30/8/1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự 2015
đang có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt
đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh
Thừa kế ngày 30/8/1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản được xác định theo
quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu
chia di sản không?
Về thời hiệu yêu cầu chia tài sản thì Bộ luật dân sự của Campuchia có
quy định ở Điều 1248 về thời gian chấp nhận hoặc từ bỏ thừa kế đó là:
1. Người thừa kế phải có sự chấp nhận đơn giản hoặc chấp nhận có giới
hạn hoặc từ bỏ quyền thừa kế trong vòng 3 tháng kể từ ngày biết được
việc thừa kế của mình đã phát sinh. Tuy nhiên thời gian này có thể kéo dài
thêm theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người thừa kế có quyền điều tra tài sản thừa kế của mình trước khi
chấp nhận hay từ bỏ.
Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Căn cứ vào Điều 623 BLDS 2015, thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở
Việt Nam có ba loại:
- Thời hiệu chia di sản quy định tại khoản 1 Điều 623 của BLDS năm
2015
- Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền
thừa kế của người khác được quy định tại khoản 2 Điều 623 của BLDS
năm 2015
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại được quy định tại khoản 3 Điều 623 của BLDS
năm 2015.
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào
của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Theo khoản 1 điều 611 của BLDS 2015 về thời điểm mở thừa kế: “Thời
điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác
định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này” và cụ T mất năm 1972 nên
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
Đoạn [7] trong nhận định của Án lệ số 26/2018/AL đã cho câu trả lời:
“Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa
án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định
thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ
quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ
luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di
sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015
cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục
không? Vì sao?
Về cơ sở văn bản: mặc dù theo quy định tại khoản 1 điều 688 BLDS
2015 chỉ áp dụng đối với giáo dịch dân sự nhưng về vấn đề thừa kế theo
Pháp lệnh còn bỏ ngõ nhưng thực tế thì việc áp dụng thời hiệu của BLDS
2015 sẽ được tòa án hiểu là bao gồm thừa kế theo pháp lệnh dựa trên tinh
thần của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 và Nghị quyết số
1037/2006/NQ-UBTVQH11 về giao dịch dân sự nhà ở thì cả 2 nghị quyết
đều quy định thời hiệu được yêu cầu chia di sản, thừa kế nhà ở đã được
xem là giao dịch dân sự cho dù đây không phải là thừa kế theo di chúc mà
là thừa kế theo Pháp lệnh.
Việc áp dụng thời hiệu trên trong Án lệ 26/2018/AL là thuyết phục vì
thời điểm khởi kiện là 02/11/2010 thì phải áp dụng điều 165 BLDS 2005
để giải quyết, nếu vậy thì đã vượt qua thời hiệu khởi kiện cho di sản của
cụ T và vấn đề không được giải quyết triệt để, mâu thuẫn vẫn còn có thể
dẫn tới những hệ lụy xấu. Để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, Tòa
quyết định áp dụng hiệu lực hồi tố vào án lệ để giải quyết việc tranh chấp
về di sản của cụ T
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015
cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa
kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết
phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015
cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế
năm 1990 được công bố chưa có cơ sở văn bản.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế
yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động
sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”. BLDS lấy thời hiệu 30 năm bắt đầu kể
từ thời điểm mở thừa kế và không hề đề cập đến thừa kế mở trước khi ban
hành Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 thì có áp dụng thời điểm bắt đầu
là kể từ thời điểm mở thừa kế hay kể từ ngày công bố Pháp lệnh trên. Tuy
việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm
1990 được công bố chưa có cơ sở văn bản nhưng nó thuyết phục. Nội
dung Án lệ là sự kết hợp giữa BLDS 2015 và khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh
thừa kế 1990. Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di
sản thừa kế từ ngày Pháp lệnh thừa kế năm 1990 công bố ngày 10/9/1990.
Với quy định trên thời hiệu chia di sản thừa kế vẫn còn, được Tòa án kéo
dài thêm nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa
kế
Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.
Án lệ số 26/2018/AL làm chậm thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm khi áp
dụng BLDS 2015 cho cả thừa kế theo pháp luật cho dù người để lại di sản
chết trước khi có Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 thì không lấy thời
điểm mở thừa kế làm thời điểm bắt đầu mà lấy từ thời điểm Pháp lệnh
Thừa kế được công bố để tính thời điểm bắt đầu. Như vậy, án lệ giúp
quyền lợi của người thừa kế được đảm bảo, mở ra cơ hội cho người dân
được tiếp cận với công lý vì thời hiệu kéo dài thì tòa án sẽ giải quyết được
nhiều tranh chấp như vậy, khi mâu thuẫn được giải quyết thì người dân sẽ
không phải dùng cách hình thức khác như bạo lực để giải quyết vấn đề,
bảo đảm trật tự xã hội.

You might also like