Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

第五课 汉字部首(一)

Bài 5 Bộ thủ chữ Hán (1)


 第一部分

(一)汉字部首简介 Giới thiệu bộ thủ chữ Hán

1. 什么是部首 Bộ thủ là gì

Vào thời Đông Hán, học giả Hứa Thận (许慎) biên tập nên bộ “Thuyết văn giải tự”
(《说文解字》), đây được coi là bộ tự điển đầu tiên của Trung Quốc. Trong “Thuyết văn
giải tự” Hứa Thận đã thu thập tổng cộng 9353 chữ Hán và chia thành 540 đơn vị gọi là
“bộ” (部), theo đó những chữ có chung thiên bàng được quy về một “bộ”, hay nói cách
khác mỗi một “bộ” sẽ là tập hợp của những chữ có chung một thiên bàng nhất định.
Thiên bàng chung của các chữ trong cùng một bộ được lấy làm chữ đứng đầu, có vai trò
đại diện cho bộ đó, gọi là “bộ thủ” (部首).

Ví dụ: các chữ 好、妈、姓、姐、奶… đều được xếp chung vào một bộ, lấy 女 làm
bộ thủ, hoặc như các chữ 密、㞧、岛、岘、幽… dù cho mỗi chữ có kết cấu khác nhau
như trên - dưới, trái - phải, trong – ngoài…, nhưng đều có chung thiên bàng “山” (sơn)
nên các chữ này đều là các chữ thuộc chung một “bộ”.
Bộ thủ là một yếu tố quan trọng của chữ Hán, được coi là bộ phận độc lập cấu tạo nên
chữ Hán, có tác dụng sắp xếp, phân loại và biên soạn tự điển tiếng Hán. Phần lớn các bộ
thủ là chữ được tạo theo phép tượng hình và đa phần được dùng làm bộ phận chỉ ý nghĩa
trong chữ. Việc nắm được các bộ thủ, không chỉ hỗ trợ cho việc tra cứu tự điển, từ điển
mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu ý nghĩa và sự biến đổi của chữ Hán.

2. 部首的演变 Diễn biến của bộ thủ chữ Hán

Chữ Hán với lịch sử phát triển lâu dài đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi về hình thể,
với hai giai đoạn chính là giai đoạn “Cổ văn tự” (古文字) gồm Giáp cốt văn, Kim văn,
Triện thư và giai đoạn “Kim văn tự” (今文字) gồm Lệ thư, Hành thư, Khải thư, Thảo thư.
Trong đó, Lệ thư được coi là thể chữ đánh dấu sự thay đổi lớn về hình thể chữ Hán, bắt
đầu từ giai đoạn này chữ Hán đã dần mất đi tính tượng hình và chuyển sang tính kí hiệu
hóa cao hơn. Cùng với sự biến đổi về hình thể chữ Hán thì bộ thủ cũng trải qua nhiều giai
đoạn thay đổi, cải biến về hình thể và số lượng. Hứa Thận lần đầu tiên đưa ra 540 bộ thủ
với mục đích biên soạn bộ “Thuyết văn giải tự”, các bộ tự điển đời sau trên cơ sở bộ thủ
của “Thuyết văn giải tự” đã không ngừng cải biến, điều chỉnh số lượng bộ thủ tùy theo
nhu cầu biên soạn của từng bộ sách công cụ. Trong đó, phải kể đến Cố Dã Vương (顾野
王) thời Nam Triều trong “Ngọc thiên”(《玉篇》)đã tiến hành lược bỏ một số bộ
trong “Thuyết văn giải tự” như bộ “哭”、“教”、“眉”、“后….và thay vào một
số bộ như bộ “父”、“喿”、“床”、“单”….., đồng thời tăng thêm 2 bộ, nâng
tổng số bộ thủ lên 542 bộ. Đây được coi là bộ tự điển theo thể Khải thư đầu tiên của
Trung Quốc còn lưu giữ được đến ngày nay và cũng là bộ tự điển có số lượng bộ thủ
nhiều nhất. Đến đời Minh, Mai Ưng Tộ (梅膺祚) trong “Tự hối” (《字汇》) đã giản
lược lại còn 214 bộ và sắp xếp theo thứ tự số lượng nét bút. Sau này, Bộ tự điển nổi tiếng
là “Khang Hi tự điển” (《康熙字典》) của học giả Trương Ngọc Thư (张玉书), Trần
Đình Kính (陈廷敬) đời nhà Thanh và các bộ “Từ hải”(《辞海》), “Từ nguyên”
(《辞源》)thời Dân quốc đều được biên soạn dựa trên 214 bộ của Mai Ưng Tộ.
Chính vì bộ “Khang Hi tự điển” có số lượng in ấn và tầm ảnh hưởng rất lớn, nên sau này
số lượng bộ thủ thường được biết đến với con số 214 bộ và được gọi là “Hệ thống bộ thủ
Khang Hi” (康熙部首体系). Đến năm 1983 trong “Dự thảo danh mục thống nhất bộ thủ
chữ Hán” (《汉字统一部首表(草案)》), Ủy ban ngôn ngữ văn tự quốc gia Trung
Quốc đã đưa ra danh mục 201 bộ thủ. Dự thảo này có tính ứng dụng cao và nhận được sự
đón nhận tích cực của giới học thuật. Trên cơ sở đó, ngày 01 tháng 05 năm 2009 Ủy ban
ngôn ngữ văn tự quốc gia và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành “Danh mục bộ thủ
chữ Hán” với 201 bộ thủ chính và 99 hình thức viết khác của một số bộ thủ chính. Danh
mục bộ thủ được sử dụng trong tài liệu này là căn cứ theo nội dung “Danh mục bộ thủ
chữ Hán” của Ủy ban ngôn ngữ văn tự quốc gia và Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2009.

3. “偏旁”与“部首”的关系 Mối quan hệ giữa “Thiên bàng” và “Bộ thủ”

“Thiên bàng” và “Bộ thủ” cùng là những thành phần cấu tạo nên chữ Hán, nhưng thực
sự chúng là những khái niệm ở hai bình diện khác nhau. “Thiên bàng” là những bộ phận
cấu tạo nên hợp thể tự, bao gồm hai loại là hình bàng (bộ phận biểu ý của chữ) và thanh
bàng (bộ phận biểu âm của chữ). Còn “Bộ thủ” là một thuật ngữ được dùng trong biên
soạn tự điển, được nhắc đến với tư cách là chữ đại diện cho tất cả các chữ còn lại trong
bộ, đa phần có tác dụng quy loại về ý nghĩa cho các chữ trong cùng một bộ. Tuy nhiên,
giữa bộ thủ và thiên bàng cũng có mối quan hệ nhất định. Có nhiều chữ Hán có cùng
chung thiên bàng, những thiên bàng chung trong các chữ này được gọi là bộ thủ. Như vậy,
bộ thủ đều là thiên bàng, nhưng thiên bàng không nhất định sẽ là bộ thủ, mỗi một chữ chỉ
có một bộ thủ, nhưng có thể có nhiều thiên bàng, số lượng của thiên bàng lớn hơn số
lượng của bộ thủ rất nhiều.
Ví dụ: chữ “帐” gồm 2 thiên bàng là hình bàng “巾” và thanh bàng “长”, nhưng chỉ
có “巾” làm bộ thủ của chữ.

(二) 汉字部首详解(一) Giải thích các Bộ thủ chữ Hán(1)

1.  /yī/ (Nhất)


 Ý nghĩa (Khi độc lập thành chữ): (số) một
 Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến con số,
tuy nhiên có một số chữ trong hình thể bắt đầu bằng nét
ngang nhưng khó quy vào bộ thủ nào nên được xếp vào bộ
“nhất”
 Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ:
+ Bên trên: 天、下……
+ Bên dưới: 上……

2.  /ɡǔn/ (cổn)


 Nghĩa gốc là đường thẳng đứng, trên thông xuống dưới
 Không thể độc lập tạo chữ;
 Một số chữ có hình thể bắt đầu bằng nét sổ, nhưng khó
xác định bộ thủ cũng được quy vào bộ “cổn”
 Ví dụ: 中、丰、书 ……

3.  /piě/ (phiệt)

丿
 Thường chỉ làm nét bút
 Không thể độc lập thành chữ
 Một số chữ có hình thể bắt đầu bằng nét phẩy, nhưng khó
xác định bộ thủ cũng được quy vào bộ “phiệt”
 Ví dụ: 九、长、久、乃、失 ……

4.  /zhǔ/ (chú)


 Thường chỉ làm nét bút
 Không thể độc lập thành chữ
 Một số chữ có hình thể bắt đầu bằng nét chấm, nhưng khó
xác định bộ thủ cũng được quy vào bộ “chú”
 Ví dụ: 卞、主、头、丸、丹 ……
5.  /zhé/ (gập)


 Thường chỉ làm nét bút
 Không thể độc lập thành chữ
 Một số chữ bắt đầu bằng nét gập (bao gồm ),
nhưng khó xác định bộ thủ cũng được quy vào bộ “gập”
VD: 乡、发 ……

6.  /shí/ (Thập)


 Ý nghĩa (khi độc lập thành chữ): (số) mười
 Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến nhiều,
đủ đầy…
 Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ:
+ Bên trên: 卖……
+ Bên dưới: 千……
+ Bên phải: 什……
+ Bên trái: 博……

7.  /hǎn/ (hãn)


 Ý nghĩa (khi độc lập thành chữ, đọc /chǎng/(xưởng)):
nhà máy, công xưởng
Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến vách
núi, nhà cửa…
Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ: Phía trên bên trái
(trong kết cấu trái trên bao phải dưới) 原、厚……
Chú ý: ⺁/yè/(后、斤…) cũng được quy vào chung với
bộ hãn 厂

8.  /fānɡ/ (phương)


 Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến khu
vực, vật đựng hoặc các vật đựng hình vuông…
 Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ: bên ngoài (trong kết
cấu trái bao phải) 医、区……

9.  /bǔ/ (bốc)


 Ý nghĩa (khi độc lập thành chữ): bói, quẻ bói
 Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến gieo
quẻ, xem bói…
 Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ:
+ Bên phải: 外……
+ Bên dưới: 卡……
10.  /jiōnɡ/ (quynh)


 Khi làm hình bàng thường biểu thị ý liên quan đến biên
giới, phạm vi, khu vực…
 Vị trí thường gặp khi đứng trong chữ: bên ngoài (trong kết
cấu trên bao dưới) 网、周……

 第二部分 练习
I.临写部首的笔顺

You might also like