C10 - T Dùng Trong NMĐ&TBA

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

PHẦN ĐIỆN TRONG

NMĐ & TBA

C10. TỰ DÙNG
TRONG NMĐ & TBA

1
GV: VŨ TUẤN QUỲNH
Email: vtq2012@gmail.com
31/03/2023
NỘI DUNG CHƯƠNG 10
10.1. KHÁI NIỆM CHUNG
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
1. Điện áp của hệ thống tự dùng
2. Cơ cấu tự dùng
3. Động cơ điện tự dùng
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
10.5. HTTD TRONG TBA
10.6. CHỌN MBA TỰ DÙNG
31/03/2023
HTTD: Hệ thống điện tự dùng 2
MBA
tự
dùng
trong
TBA

31/03/2023 3
10.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Để sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng các
NMĐ & TBA sử dụng 1 phần điện năng cho các cơ cấu
phục vụ các công tác, bảo đảm MPĐ và MBA có thể
làm việc được  Gọi là điện tự dùng của NMĐ & TBA.
Trong NMNĐ, điện tự dùng sử dụng để chuẩn bị và
đem nhiên liệu vào lò đốt, đưa nước vào nồi hơi, bơm
nước tuần hoàn, bơm nước ngưng, quạt gió, quạt
khói, thắp sáng, làm mát, tín hiệu, liên lạc, …; phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như dạng nhiên liệu, áp lực hơi,
loại và CS tua-bin, loại truyền động bơm cung cấp, …;
NMNĐ tua bin hơí khoảng (4  8)% tổng điện năng sản
NMNĐ tua bin khí chiếm (0,4  1,7)% xuất của NMĐ
31/03/2023 4
10.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Trong NMTĐ, điện tự dùng sử dụng để phục vụ cung
cấp nước, làm mát MPĐ, làm mát MBA, thắp sáng,
đóng mở van đập tràn, …; chiếm khoảng (0,5  2,0)%
tổng điện năng sản xuất, tùy thuộc vào CS của NMĐ.
Trong các TBA, điện tự dùng sử dụng để phục vụ
thắp sáng, điều hòa nhiệt độ, làm mát MBA, nạp bình
ắc-quy, tín hiệu, tự động, …; chiếm khoảng (0,2  1,0)%
tổng dung lượng, phụ thuộc vào loại và CS của TBA.
NMĐ & TBA chỉ làm việc bình thường và tận dụng tối
đa CS thiết kế trong điều kiện hệ thống điện tự dùng
(HTTD) có độ tin cậy cao và kinh tế.
31/03/2023 5
10.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Để cung cấp điện năng cho HTTD của NMĐ & TBA,
người ta thường dùng MBA giảm áp. Trong điều kiện
sự cố người ta dùng các nguồn năng lượng độc lập
như: bộ ắc-quy, MPĐ diesel, …
Để truyền động các máy công tác trong NMĐ & TBA,
người ta thường dùng các động cơ điện,
Tập hợp lưới điện, thiết bị phân phối, MBA giảm áp,
các máy công tác truyền động bằng động cơ điện,
nguồn năng lượng độc lập, hệ thống làm mát, hệ thống
điều khiển, tín hiệu, thắp sáng, … tạo thành HTTD của
NMĐ & TBA.
31/03/2023 6
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
1. Điện áp của hệ thống điện tự dùng (HTTD)
 Để cung cấp điện cho HTTD, có thể dùng các cấp
điện áp: 0,11 ; 0,22 ; 0,38 ; 0,5 ; 2,4 ; 3,0 ; 6,0 kV.
 NMĐ & TBA có công suất nhỏ thường dùng một
cấp điện áp 220/380V cho HTTD: thắp sáng, các
động cơ, tín hiệu, ….
 NMĐ & TBA có CS lớn có thể dùng nhiều cấp điện
áp như: cấp 220/380V dùng trong thắp sáng, điều
hòa nhiệt độ, làm mát, động cơ công suất nhỏ… ;
cấp điện áp cao hơn dùng để cung cấp điện năng

31/03/2023
cho các thiết bị, động cơ có CS lớn hơn 50 kW. 7
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
2. Cơ cấu tự dùng
 Theo mức độ quan trọng, chia cơ cấu tự dùng
thành 02 loại: quan trọng và không quan trọng.
 Cơ cấu tự dùng quan trọng là các cơ cấu khi
ngừng làm việc, dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng
làm giảm năng suất hay làm ngừng các tổ máy
chính của NMĐ & TBA, như:
• Bơm tuần hoàn chính và bơm làm mát sự cố, các cơ cấu
điều khiển và bảo vệ cho lò phản ứng hạt nhân;
• Bơm tuần hoàn nước, bơm nước ngưng tụ, bơm dầu của
tua-bin hơi, bơm tiếp nước cho lò hơi, quạt khói, quạt gió,
bơm cấp nhiên liệu, bơm hơi nước phụ;
31/03/2023 8
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
2. Cơ cấu tự dùng
 Cơ cấu tự dùng quan trọng (tt)
• Bơm dầu áp lực của các bộ điều tốc, bơm dầu của hệ
thống bôi trơn ổ trục và ổ chắn của tổ máy phát, bơm làm
mát MPĐ, một số máy nén khí, …
 Cơ cấu tự dùng không quan trọng là các cơ cấu
khi chúng ngừng làm việc trong một thời gian nào
đó không làm giảm điện năng của NMĐ phát ra hay
điện năng truyền tải, phân phối của TBA.

31/03/2023 9
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
3. Động cơ điện (ĐC) tự dùng
 Để kéo các cơ cấu tự dùng, chủ yếu dùng các ĐC,
vì ĐC có tính bảo đảm cao, giá không đắt, vận hành
đơn giản, việc tự động hóa quá trình công nghệ
trong NMĐ & TBA được dễ dàng, nhanh chóng, …
 Các ĐC phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
• Kiểu ĐC và các đặc tính làm việc của nó được chọn đúng
theo các đặc tính và điều kiện làm việc của cơ cấu ấy.
• Công suất ĐC phải đủ để cho cơ cấu làm việc với toàn bộ
năng suất.
• ĐC phải có khả năng điều chỉnh tốc độ quay trong giới
hạn nhất định.
31/03/2023 10
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
3. Động cơ điện (ĐC) tự dùng
 Các ĐC phải thỏa mãn các yêu cầu sau: (tt)
• Hình dáng, cấu tạo và phương pháp làm mát của ĐC phải
phù hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi bẩn của môi
trường xung quanh.
• Moment điện từ trên trục ĐC phải bảo đảm để khởi động
cơ cấu và tăng nó đến tốc độ quay toàn phần, khi đó các
ĐC không được phát nóng quá giới hạn cho phép do
dòng điện khởi động ngay cả trường hợp trước đó đã
phát nóng do làm việc lâu dài với phụ tải toàn phần.
• Khởi động đơn giản, kết cấu bảo đảm, thuận tiện khi phục
vụ, giá thành hạ và kinh tế trong làm việc.
31/03/2023 11
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
3. Động cơ điện (ĐC) tự dùng
 Do tính bảo đảm làm việc cao, rẻ, cấu tạo đơn giản
nên động cơ không đồng bộ có rôto lồng sóc được
dùng rộng rãi để truyền động các cơ cấu tự dùng.
 Động cơ không đồng bộ rôto dây quấn ít được
dùng trong hệ thống tự dùng.
 Động cơ đồng bộ do khó điều chỉnh tốc độ quay
của cơ cấu làm việc nếu không có thiết bị trung
gian và vì có máy kích từ với vành góp là những
phần tử không bảo đảm nên động cơ đồng bộ ít
được dùng trong hệ thống tự dùng. Tuy nhiên khi
31/03/2023 sử dụng sẽ được lợi điểm là hiệu suất cao …  12
10.2. CƠ CẤU ĐIỆN TỰ DÙNG
3. Động cơ điện (ĐC) tự dùng
 …  cao hơn ĐCKĐB và ĐCĐB có khả năng kích
từ cưỡng bức làm tăng tính ổn định làm việc của
ĐC tự dùng khi có sự cố làm giảm điện áp.
 Đối với ĐC một chiều trong HT tự dùng chỉ dùng
cho NMĐ đốt than để kéo máy cấp than bột vì máy
này yêu cầu phải điều chỉnh năng suất trong diện
rộng và dùng để kéo bơm dầu dự phòng của tua-
bin (kéo các cơ cấu có công suất bé). Sở dĩ như
vậy là do ĐC một chiều đắt hơn, cần phải có nguồn
cung cấp điện DC, có vành góp đòi hỏi thường
31/03/2023 xuyên chăm sóc, ít bảo đảm trong vận hành. 13
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
1. Khái niệm
 Trong NMNĐ thành phần máy công tác của HT tự
dùng và CS của chúng phụ thuộc nhiều yếu tố: loại
nhiên liệu, công suất tổ máy và nhà máy, loại tua-
bin, thông số hơi ban đầu, HT cung cấp nước, …
 Máy công tác và ĐC tương ứng chia thành 02 loại:
a) Những máy công tác bảo đảm sự làm việc của lò hơi,
tua-bin như máy nghiền than, máy bơm dầu đen, quạt hút
khói, quạt gió cấp một, bơm cung cấp, bơm tuần hoàn,
bơm nước ngưng, bơm dầu hệ thống bôi trơn và làm kín,
máy bơm và hệ thống làm mát MPĐ – MBA tăng áp, …
31/03/2023 14
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
1. Khái niệm
 Máy công tác và ĐC tương ứng chia thành 02 loại:
b) Những máy công tác làm nhiệm vụ chung, các máy này
liên quan đến những hoạt động chung của NMĐ – phục
vụ sản xuất như: cần trục, bơm của hệ thống xử lý nước,
máy nén khí của máy cắt, … Ngoài ra còn có thiết bị nạp
điện ắc-quy, thông gió, điều hòa nhiệt độ, thắp sáng nhà
máy–phân xưởng– bảo vệ.
 Trong các NMNĐ, phụ tải lớn nhất là các ĐC có CS
lớn hơn 50 kW và có thể làm việc kinh tế ở điện áp
từ 2,4  6 kV. Các ĐC công suất nhỏ hơn và các
31/03/2023 phụ tải điện khác nối vào cấp điện áp 220/380 V. 15
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
1. Khái niệm
 Điện áp tự dùng được biến đổi từ cấp điện áp MPĐ
(10,5 ; 13,8 ; 15,8 ; 18 ; 20 ; 24 kV) xuống điện áp tự
dùng bậc một 2,4  6 kV. Tiếp theo một phần phụ
tải sử dụng cấp điện áp tự dùng bậc hai 220/380 V.
 Để bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện có thể phân
đoạn HT tự dùng cho phù hợp với sơ đồ cơ – nhiệt
– điện của nhà máy. Những nhà máy nối theo sơ đồ
khối thì sơ đồ tự dùng sẽ được phân đoạn theo số
khối để bảo đảm tính độc lập cao của chúng.
31/03/2023 16
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
2. Cung cấp điện cho trang thiết bị điện của NMNĐ
 Hiện nay trang thiết bị tự dùng thông thường được
cung cấp từ các MPĐ chính của NMĐ. Tính bảo
đảm cung cấp điện cho trang thiết bị tự dùng từ
các MPĐ được thực hiện nhờ các biện pháp sau:
a) Cung cấp điện tự dùng ít nhất phải từ hai MBA hay
hai đường dây. Cắt một trong các nguồn cung cấp
cho tự dùng (MBA hay đường dây) không thể làm
ngưng cung cấp điện dù chỉ một phần của tự dùng.
Nguồn cung cấp dự trữ cho trang thiết bị tự dùng
được phân thành hai hình thức dự trữ: kín và rõ.
31/03/2023 17
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
2. Cung cấp điện cho trang thiết bị điện của NMNĐ
a) Cung cấp điện tự dùng … dự trữ: kín và rõ (tt)
• Khi dự trữ kín, CS của mỗi nguồn cung cấp (NCC) phải
chọn sao cho bảo đảm đồng thời cung cấp điện cho
các phụ tải điện của chính bản thân và các phụ tải điện
của nguồn bị cắt. Trường hợp này các NCC tự dùng
bình thường chỉ làm việc khoảng một nửa khả năng tải.
• Khi dự trữ rõ sẽ đặt NCC dự phòng, bình thường nguồn
dự phòng không làm việc. Nguồn dự trữ này có CS có
thể thay thế cho NCC chính bất kỳ đang làm việc.
b) Sử dụng tự động đóng nguồn dự trữ (TĐD) khi cắt
sự cố nguồn làm việc. 18
31/03/2023
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
2. Cung cấp điện cho trang thiết bị điện của NMNĐ
c) Phân đoạn TG tự dùng, số lượng phân đoạn TG tự
dùng lấy bằng số lò hơi. Trong đó các ĐC của mỗi lò
nối vào cùng một phân đoạn TG, điều đó cho phép
điều chỉnh các TBĐ của một phân đoạn TG tự dùng
trong thời gian sửa chữa lò.
d) Phân đoạn HTTG chính của các NMĐ bằng MC, do
đó sự cố trên một phân đoạn nào đó của HTTG chỉ
làm mất một nguồn tự dùng. Các phụ tải điện của
NCC bị sự cố được tiếp tục cung cấp điện nhờ tự
động chuyển sang NCC dự trữ.
31/03/2023 19
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
2. Cung cấp điện cho trang thiết bị điện của NMNĐ
e) Sử dụng rơ-le tác động nhanh để cắt ngắn mạch, do
đó việc giảm điện áp trên thanh góp tự dùng chỉ xảy
ra trong thời gian ngắn và tạo điều kiện dễ dàng cho
việc tự khởi động các ĐC chưa bị giảm hoàn toàn.
f) Dùng tự động điều chỉnh kích từ cho các MPĐ để
duy trì điện áp dư khi ngắn mạch ở mức cao nhất và
phục hồi nhanh chóng điện áp bình thường sau khi
cắt ngắn mạch.

31/03/2023 20
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
3. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMNĐ
Sơ đồ nguyên lý HT
tự dùng NMNĐ từ
HTTG điện áp MPĐ
(dự trữ kín) 4
MCpđ
1) MBA làm việc bậc 1
(10,5  24 kV/ 2,4  6 kV) RL 1
TĐD
2) MBA làm việc bậc 2 (2,4
 6 kV/ 0,23 – 0,4 kV) 2,4  6 kV
3) MBA dự trữ bậc 2 MCpđ
4) Thanh góp điện áp MPĐ
Đ Đ Đ Đ 5
10,5  24 kV
6
5) ĐC công suất lớn có
2 3 2 2 3 2
điện áp 2,4  6 kV 7 7
6) ĐD từ dự trữ bên cạnh
(như: MPĐ diesel) 0,23 – 0,4 kV
7) Đường dây dự trữ 0,23
– 0,4 kV Đ Đ Đ Đ
31/03/2023 21
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
3. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMNĐ
Sơ đồ nguyên lý HT
tự dùng NMNĐ từ
HTTG điện áp MPĐ
MCpđ
(dự trữ rõ) 5
1) MBA làm việc bậc 1
(10,5  24 kV/ 2,4  6 kV) 1 3 1
2) MBA làm việc bậc 2 (2,4
 6 kV/ 0,23 – 0,4 kV)
3) MBA dự trữ bậc 1 (10,5 2,4  6 kV
 24 kV/ 2,4  6 kV)
4) MBA dự trữ bậc 2 (2,4  Đ Đ Đ Đ 6
6 kV/ 0,23 – 0,4 kV)
5) Thanh góp điện áp MPĐ 2 4 2
7 7
6) ĐC công suất lớn có
điện áp 2,4  6 kV 0,23 – 0,4 kV
7) Đường dây từ dự trữ
bên cạnh 0,23 – 0,4 kV Đ Đ 22
31/03/2023
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
3. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMNĐ
Sơ đồ nguyên lý 4
một phần HT tự
dùng NMNĐ
B1
1) MBA làm việc bậc 1
(10,5 ; 13,8 ; 15,8 ; 18 ; 1
20 ; 24 kV/ 2,4  6 kV)
2,4  6 kV
2) MBA làm việc bậc 2 (2,4
 6 kV/ 0,23 - 0,4 kV)
3) MBA dự trữ bậc 2 Đ Đ Đ Đ 5
4) Đường dây cung cấp 6
dự trữ 2,4  6 kV
2 3 2 2 3 2
5) ĐC công suất lớn có
7 7
điện áp 2,4  6 kV
6) Đường dây từ khối bên
cạnh 0,23 – 0,4 kV
7) Đường dây dự trữ 0,23
– 0,4 kV Đ Đ Đ Đ
31/03/2023 23
10.3. HTTD TRONG NMNĐ
3. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMNĐ
Slide 23, giới thiệu sơ đồ nguyên lý điện tự dùng của một khối
MPĐ – MBA có CS: 300MW trong NMNĐ ngưng hơi:
 MBA tự dùng B1 có cuộn thứ cấp phân chia nhằm hạn chế dòng
ngắn mạch trong thiết bị phân phối, được nối vào giữa đoạn
MPĐ – MBA tăng áp và lưới điện tự dùng trung áp 2,4  6 kV.
 TG 2,4  6 kV phân thành 2 phân đoạn, nối với các ĐC công tác
có CS lớn và MBA bậc hai 2,4  6 kV/ 0,23 - 0,4 kV. MBA tự dùng
dự trữ được nối từ phân đoạn của khối bên cạnh.
 Trong NMĐ nối theo sơ đồ khối các MBA tự dùng được chọn có
CS giống nhau và phần phụ tải chung của các khối được phân
bố đều giữa các phân đoạn tự dùng. Khi làm việc bình thường
HT tự dùng được CCĐ từ MPĐ qua MBA làm việc, trong quá
trình khởi động hoặc dừng khối MPĐ thì CCĐ bằng MBA dự trữ.
 Trong NMĐ có nhiều tổ MPĐ người ta dùng 2 MBA dự trữ.
31/03/2023 24
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
1. Khái niệm
 Lượng điện tự dùng của NMTĐ rất bé so với NMNĐ
cùng công suất. Thành phần máy công tác và các
thiết bị phụ của HT tự dùng NMTĐ phụ thuộc loại
nhà máy, khí hậu trong vùng, hệ thống kỹ thuật cung
cấp nước, hệ thống kích thích MPĐ và các yếu tố
khác, có thể chia ra thành hai phần như sau:
• Máy công tác và thiết bị phụ phục vụ cho khởi động,
làm việc và dừng MPĐ như: bơm dầu HT điều chỉnh
tua-bin, bôi trơn MPĐ, bơm tiếp nước, đóng mở van

31/03/2023
của HT cấp nước, HT quạt gió làm mát MBA tăng áp, …
25
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
1. Khái niệm
• Máy công tác và TB phụ không liên quan trực tiếp đến
MPĐ nhưng cần thiết cho làm việc của NMĐ như: bơm
tiêu nước, bơm cứu hỏa, máy nén của TB bơm dầu, cần
trục để lắp ráp và sửa chữa MPĐ, TB nâng cửa van đập
nước, quạt gió, TB nạp điện cho ắc-quy, thắp sáng, …
 Trong NMTĐ thường dùng các ĐCKĐB kiểu lồng
sóc. Nguồn cung cấp cho hệ thống tự dùng là các
MPĐ và hệ thống điện. Để cung cấp điện cho hệ
thống điều khiển, bảo vệ rơ-le, áptômát và liên lạc
người ta dùng các bộ ắc-quy. 26
31/03/2023
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
2. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMTĐ
Sơ đồ NL về HT tự dùng
NMTĐ CS vừa
1) HT tự dùng của NMTĐ có MCpđ
08 MPĐ, CS mỗi máy 82,5 330 kV

MW, nối theo sơ đồ khối


mở rộng 02 MPĐ/01 MBA
200MVA
tăng áp 200 MVA, điện áp
13,8/330 kV.
2) Có 04 MBA tự dùng CS
mỗi máy 1000 kVA, điện
áp 13,8/0,23-0,4 kV nối 2 x 82,5MW
1MVA
vào 04 phân đoạn tự
0,23/0,4 kV
dùng 220/380V Các phân
đoạn này liên hệ với a a
nhau qua các áptômát 27
31/03/2023
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
2. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMTĐ
Sơ đồ NL về HT tự dùng NMTĐ CS lớn, hộ TT xa NMĐ

500 kV 220 kV

630MVA

10 630 kVA
MVA

0,23 – 0,4 kV
3  10 kV
31/03/2023 28
10.4. HTTD TRONG NMTĐ
2. Sơ đồ CCĐ cho trang thiết bị điện của NMTĐ
Sơ đồ NL về HT tự dùng NMTĐ CS lớn, hộ TT xa NMĐ
1) SĐ tự dùng NMTĐ có 8 MPĐ, CS máy 240 MVA, nối theo sơ đồ
khối mở rộng hai 2 MPĐ/01 MBA tăng áp 630 MW, điện áp 15,7 /
220 kV và 15,7 / 500 kV; dùng 2 MBATN có điện áp định mức
500 / 220 / 24 kV để liên lạc giữa hai cấp điện áp 220 – 500 kV.
2) Khi CCĐ cho HT tự dùng người ta đặt 4 MBA 630 kVA, điện áp
15,7 / 0,23 – 0,4 kV CCĐ cho các động cơ của MPĐ, 4 MBA tự
dùng dự trữ có công suất tương đưong với MBA làm việc, điện
áp 3 10 / 0,23 – 0,4 kV; hai MBA 24 / 3  10 kV, CS mỗi máy 10
MW, nối vào cuộn dây thứ ba của MBATN liên lạc. Các MBA bậc
hai phục vụ cho tự dùng chung và MBA dự trữ của MPĐ được
nối vào lưới 3  10 kV
31/03/2023 29
10.5. HTTD CỦA TBA
 Tại các TBA nhỏ và trung bình không có nhân viên
trực nhật thường xuyên thì không tốn điện năng tự
dùng, ở các trạm này chỉ có điện thắp sáng dùng
trong khi kiểm tra và sửa chữa.
 Tại các TBA khu vực lớn, các phụ tải tự dùng có
thể là điện thắp sáng, quạt làm mát MBA động lực,
máy nạp và phụ nạp cho tổ ắc-quy, HT dầu xưởng
sửa chữa, HT nén lò xo đóng MC, thông gió trong
nhà, cung cấp nước, sưởi, …. CS tự dùng của các
TBA (tùy loại) khoảng 250  2000 kW.
 Nếu tại TBA có đặt MBĐB thì có thêm phần tiêu thụ
điện cho các cơ cấu tự dùng của máy bù.
31/03/2023 30
10.5. HTTD CỦA TBA

Sử dụng ĐC để tạo lực nén lò xo đóng trong MC


31/03/2023 31
10.5. HTTD CỦA TBA
35 kV và cao hơn
Tại các TBA, điện áp
thứ cấp 220÷380V tự
6  10 kV
dùng (thường chỉ để
thắp sáng) được cung
cấp trực tiếp từ thanh
góp thứ cấp của TBA.
Tại các TBA lớn hay
0,23 ÷
đặt hai MBA tự dùng 0,4 kV
nối vào hai phân đoạn
khác nhau (Hình b)
31/03/2023
Hình a Hình b 32
10.5. HTTD CỦA TBA
Sơ đồ HT điện tự dùng
một TBA 110/22 kV

A A
U< kWh , kWh , U<
kVArh kVArh

V V
200A 200A

10A
4A

16A

4A

200A

20A

63A

63A

10A

10A
6A

200A

Dự Còi CS Còi Bộ Phòng MC Máy Bộ CS , CS , CS, Dự Dự


phòng tín khẩn tín OL điều 22 nạp lọc sưởi sưởi sưởi phòng …… phòng
hiệu cấp hiệu TC hành kV ắc- dầu
MC DCL DNĐ
quy 171
31/03/2023 33
MBA
tự
dùng
trong
TBA

31/03/2023 34
10.6. CHỌN MBA TỰ DÙNG
Công suất định mức MBA tự dùng hay dòng định
mức đường dây cung cấp cho tự dùng cần phải chọn
sao cho bảo đảm cung cấp điện đầy đủ cho phụ tải
lâu dài lớn nhất.
Các động cơ điện được phân bố trên các phân
đoạn thanh góp tự dùng phù hợp với sơ đồ tự dùng.
 Khi dự phòng kín, phụ tải cực đại của MBA hay
đường dây xác định theo điều kiện cắt sự cố
một trong các MBA hay một trong các đường
dây.
31/03/2023 35
10.6. CHỌN MBA TỰ DÙNG
 Khi đặt dự phòng rõ, phụ tải cực đại của MBA
hay đường dây xác định theo công thức:

k đt  (k pt Pđm ĐC ) k nc ΣPđm ĐC
Smax  
ηĐC cos ĐC cos ĐC
Smax : phụ tải cực đại của máy biến áp hay đường dây
PđmĐ : công suất định mức của động cơ điện
kđt : hệ số đồng thời
k đt k pt
kpt : hệ số phụ tải k nc 
knc : hệ số nhu cầu  ĐC
cosĐ : hệ số công suất trung bình của động cơ điện
ĐC : hiệu suất trung bình của động cơ điện
31/03/2023 36
10.7. BÀI TẬP
Trình bày hiểu biết về điện tự dùng
a) Tổng quan về điện tự dùng trong NMĐ và TBA?
b) Vẽ sơ đồ và giải thích về mạch điện tự dùng trong
nhà máy điện (nhiệt điện và thuỷ điện) và TBA
(220/110/22 kV và 110/22kV).

31/03/2023 37
38

31/03/2023

You might also like