Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

HỌC PHẦN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

HỆ CHÍNH QUY CÁC KHOA NGOẠI NGỮ


NỘI DUNG CÁC KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC CƠ BẢN
CHƯƠNG 1
1. Ngôn ngữ: Hệ thống âm thanh, từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện
giao tiếp cho một cộng đồng.
2. Lời nói: Là sản phẩm của hoạt động nói năng, những văn bản, những diễn ngôn cụ thể
trong các tình huống cụ thể, được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể.
3. Tín hiệu: Thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta tri
giác được) và có giá trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể ấy.
4. Cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ: Mặt âm thanh/ vỏ ngữ âm của tín hiệu.
5. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ: Mặt nội dung/ nghĩa của tín hiệu.
6. Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu
ngôn ngữ không có mối quan hệ tự nhiên nội tại nào. Việc dùng âm này hay âm kia để biểu
thị ý nghĩa này hay ý nghĩa khác do cộng đồng xã hội quy ước.
7. Tính hình tuyến: Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau
tạo thành chuỗi theo chiều rộng của thời gian.
8. Tính cấu trúc 2 bậc:
Bậc 1: Các đơn vị tự thân không mang nghĩa.
Bậc 2: Những đơn vị mang nghĩa (do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau theo
những quy tắc nhất định).
9. Tính sản sinh: Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những
nguyên tắc đã được xác định, người sử dụng có thể tạo ra và hiểu được rất nhiều đơn vị, vô
số những câu mới mà trước đó có thể họ chưa từng nói hoặc chưa từng nghe thấy.
10. Tính đa trị của ngôn ngữ: Một vỏ âm thanh biểu thị nhiều nghĩa và ngược lại.
11. Tính di vị: Ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về mặt thời gian và
không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật, hiện tượng nào. Ngôn ngữ đại diện, thay
thế cho những cái được nó biểu hiện, gọi tên. Cái được biểu hiện của ngôn ngữ, dù bản tính
vật chất hay phi vật chất, hiện thực hay phi hiện thực đều không quan trọng, quan trọng là
sự tồn tại của chúng trong văn hoá - xã hội của cộng đồng.
1
12. Hệ thống: Một tổng thể các yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành
một thể thống nhất có tính phức hợp hơn.
13. Cấu trúc: Tổ chức bên trong của hệ thống, là mô hình bao gồm các mối quan hệ liên
kết giữa các bộ phận, các yếu tố của hệ thống với nhau.
14. Quan hệ tôn ti: Quan hệ của các đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau trong hệ thống
ngôn ngữ. Đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao hàm đơn vị ở cấp độ thấp hơn và ngược lại.
15. Quan hệ kết hợp: Quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi theo tuyến tính
(trục ngang/ trục thời gian) khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Trong quan hệ này, chỉ những
đơn vị đồng hạng (thuộc cùng một bậc, có chức năng ngôn ngữ như nhau) mới trực tiếp kết
hợp với nhau.
16. Quan hệ đối vị: Quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị đồng hạng khác
có thể thay thế được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu.
17. Chức năng miêu tả của ngôn ngữ: Tổ chức, phản ánh trải nghiệm của con người về
thế giới.
18. Chức năng xã hội của ngôn ngữ: Xác lập, duy trì và thông báo mối quan hệ người nói
với người nghe.
19. Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ: Biểu thị quan điểm, thái độ đối với trải nghiệm
đã qua của người nói.
20. Loại hình ngôn ngữ: Tập hợp/ nhóm các ngôn ngữ có chung đặc điểm về cấu trúc hình
thái hoặc cú pháp, cơ cấu âm vị.

You might also like