DMC Toan Tin

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1.

THỰC TRẠNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ĐMC, ĐTM

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống ĐTM. Từ năm 1969, việc phải
tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy mô lớn đã quy định trong Đạo luật về
chính sách môi trường quốc gia (The National Environmental Policy Act). Tiếp
đó, hệ thống này đã được giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á, ví dụ
như Úc (1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981)
và Pakistan (1983).

Các nỗ lực quốc tế để phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau và có thể chia theo 4 nhóm sau đây:

- Nhóm thứ nhất: Thừa nhận có tính pháp lý các văn bản quốc tế như hiệp
ước (Treaty), hiệp định (Conventions) và nghị định thư (Protocol). Rất
nhiều các hiệp ước, nghị định thư đã đề cập đến yêu cầu về ĐTM, ví dụ
như Hiệp định Espoo về ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét
(1991); Nghị định thư về BVMT đối với vùng Nam cực (1991); Hiệp ước
về đa dạng sinh học (1992); Hiệp định khung của Liên hiệp quốc về biến
đổi khí hậu (1992)…
- Nhóm thứ 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như
nghị quyết, khuyến nghị (recommendations) và bản tuyên bố
(declarations) của các tổ chức quốc tế;
- Nhóm thứ 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển. Các
tài liệu này được phát triển bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như
Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp các nước châu Âu (EU), Ngân
hàng Thế giới; Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC)…
- Nhóm thứ 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài.
Theo kinh nghiệm chung của quốc tế, ĐMC và ĐTM là một quá trình chính thức
được sử dụng để dự báo những hệ quả về môi trường (tích cực hay tiêu cực) của
một kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án trước khi quyết định thực hiện,
đồng thời đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức chấp nhận hoặc
để nghiên cứu giải pháp công nghệ mới. Mặc dù việc đánh giá có thể dẫn đến
các quyết định kinh tế khó khăn hoặc mối quan tâm/lo ngại về chính trị và xã

1
hội nhưng đánh giá tác động môi trường sẽ luôn bảo vệ môi trường bằng cách
cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiệu quả và bền vững.
3. Hệ thống pháp luật và hướng dẫn
Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo Luật
BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ
TN&MT đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm
2015 để thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011.
- Công cụ quy hoạch BVMT (QBM) được hình thành chính thức trong Luật
BVMT 2014;
- Đối tượng phải thực hiện ĐMC, ĐTM: đã được rà soát, điểu chỉnh cho
phù hợp với tình hình mới.
- Điều kiện đối với tổ chức thực hiện ĐMC, ĐTM: có đưa ra yêu cầu về
chứng chỉ tư vấn ĐMC, ĐTM.
- Nội dung chính của báo cáo ĐMC: bổ sung, lồng ghép nội dung về biến
đổi khí hậu trong ĐMC và đưa ra yêu cầu ĐMC cần khuyến cáo những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu khi thực hiện chiến lược/quy hoạch/kế
hoạch (CQK);
- Nội dung của ĐTM: bổ sung yêu cầu cần đánh giá sức khỏe cộng đồng
trong phạm vi của ĐTM.
- Về thẩm quyền thẩm định: bổ sung quy định việc ủy quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh cho Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định báo
cáo ĐTM;
- Cơ cấu, thành phần hội đồng thẩm định: bổ sung sung quy định phải có
30% số thành viên trong hội đồng thẩm định có chuyên môn về ĐMC,
ĐTM.
- Thời điểm lập báo cáo ĐTM: thực hiện song song với giai đoạn chuẩn bị
dự án (thực hiện sớm hơn so với Luật BVMT 2005 là song song với quá
trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án);
- Các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM: bổ sung thêm trường hợp “lập
lại báo cáo ĐTM theo đề nghị của chủ dự án”.

2
- Thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM: bổ sung quy định “quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư dự án”
- Đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi
trường (BVMT) phục vụ giai đoạn vận hành dự án: chỉ thực hiện đối với
các dự án phức tạp về môi trường (cột 4, phụ lục II nghị định
18/2005/NĐ-CP), không áp dụng đối với tất cả các dự án như Luật bảo vệ
môi trường 2005.
- Khái niệm CBM được thay thế bằng KBM. Phương pháp tiếp cận vẫn giữ
nguyên, tiếp tục xem KBM như là một hình thức ĐTM đơn giản. Điểm
mới đối với công tác này là Chính phủ đã quy định danh mục gồm 12
nhóm đối tượng (dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) không
phải đăng ký KBM (đương nhiên cũng phải thực hiện ĐTM).
Hiện nay có nhiều khái niệm về quy hoạch đang được sử dụng tại Việt nam và
trên thế giới.
- Theo NĐ 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH thì: “Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận
chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý
trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và trên các vùng, lãnh thổ”.
- Theo FAO (2010) thì quy hoạch là một quá trình logic và hệ thống có liên
quan đến việc xây dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch.
- FAO (1998) cho rằng quy hoạch là sự phát triển các chiến lược thành các
biện pháp thực hiện cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc huy
động các công cụ chính sách; nguồn nhân lực, tài chính và khung thời
gian cho việc thực hiện. Như vậy, có thể hiểu: Quy hoạch là quá trình ra
quyết định về sự phát triển và sản phẩm của quá trình quy hoạch là các kế
hoạch phát triển và các giải pháp để thực hiện các kế hoạch này.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật đang có hiệu lực trên, các bộ ngành khác đã ban
hành các văn bản dưới đây:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2007
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11
năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu
lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

3
- Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng
01 năm 2011 về hướng dẫn thực hiện ĐMC cho đồ án quy hoạch xây
dựng, quy hoạch đô thị;
- Bộ Lao động – Thương binh xã hội và Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư
liên tịch số 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT ngày 05 tháng 9 năm
2012 hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm
sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội;
Thông tư số 35/TTLT BLĐTBXH-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010
hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở quản lý người
nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy;
- Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29 tháng
12 năm 2010 đưa ra mức phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường ở Trung ương và quy định lệ phí thẩm định báo cáo ĐTM ở cấp
địa phương tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 Tháng 10 năm
2006 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của. Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nay được thay thế
bằng Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014);
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số
09/2014/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2014 quy định một số nội
dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
4. Đánh giá môi trường chiến lược của các quy hoạch
Hệ thống các hướng dẫn về ĐMC tiếp tục được Bộ TN&MT phát triển theo
nhiều phương thức khác nhau. Đến nay, Bộ TN&MT đã ban hành 03 hướng dẫn
kỹ thuật chung về ĐMC (hướng dẫn kỹ thuật ĐMC chi tiết dưới hình thức báo
cáo riêng; hướng dẫn kỹ thuật ĐMC chi tiết dưới hình thức lồng ghép; hướng
dẫn kỹ thuật ĐMC rút gọn); 10 hướng dẫn kỹ thuật ĐMC cho các CQK phát
triển của các ngành, lĩnh vực:
- Quy hoạch khoáng sản;
- Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp vùng;
- Quy hoạch phát triển ngành điện;
- Quy hoạch phát triển khu công nghiệp;
4
- Quy hoạch phát triển đô thị;
- Quy hoạch phát triển thủy điện;
- Quy hoạch phát triển thép.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã xây dựng và phát hành 03 hướng dẫn nghiệp vụ ĐMC
(hướng dẫn đánh giá tác động đến đa dạng sinh học trong ĐMC; Hướng dẫn
đánh giá tác động sức khỏe trong ĐMC; Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định
ĐMC) và đã xây dựng, công bố 04 hướng dẫn kỹ thuật lồng ghép yếu tố BĐKH
trong các CQK bằng công cụ ĐMC bao gồm 01 hướng dẫn chung lồng ghép yếu
tố BĐKH trong các CQK bằng công cụ ĐMC và 03 hướng dẫn chuyên ngành
(hướng dẫn lồng ghép BĐKH trong các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế –
xã hội cấp tỉnh bằng công cụ ĐMC; hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH trong
các quy hoạch phát triển ngành giao thông đường bộ bằng công cụ ĐMC; hướng
dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH trong quy hoạch phát triển ngành điện bằng công
cụ ĐMC).

Trong giai đoạn Nghị định 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (từ 05/6/2011- đến
31/3/2015) và thời gian đầu của Nghị định 18/2015/NĐ-CP từ ngày 01/4/2015
đế nay), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện 14 dự án ĐMC thí điểm cho
các loại hình như: quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển
công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển khu kinh tế, chiến
lược phát triển giao thông vận tải ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, vùng, tỉnh
và huyện); tổ chức thẩm định 100 báo cáo ĐMC cho các CQK khác nhau trong
đó có 71 báo cáo ĐMC đã được Bộ TN&MT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về
kết quả thẩm định (xem Bảng 1).

Bảng 1. Số lượng báo cáo ĐMC được Bộ TNMT thẩm định từ 05/6/2011
đến 15/9/2015

Số lượng báo cáo ĐMC đã Số lượng báo cáo ĐMC đã


TT Năm
được thẩm định được báo cáo TTCP
1 2011 8 16 (bao gồm từ năm 2010)
2 2012 28 17
3 2013 16 10
4 2014 33 20
5 2015 15 8
Tổng
  100 71
cộng

5
Bảng 2:  Mối quan hệ giữa số lượng cán bộ và ĐMC, ĐTM được thẩm định
tại các bộ/ngành từ 05/6/2011 đến 10/9/2014

Báo cáo ĐMC Báo cáo ĐTM


Số cán bộ
TT Danh sách các Bộ QLNN về ĐMC đã ĐTM
ĐMC đã ĐTM đã
môi trường thẩm định báo cáo tiếp nhận đã phê
duyệt
1. Bộ Công Thương 18 7 – 1 1
Bộ Giao thông vận
2. 13 0 0 72 65
tải
Bộ Nông nghiệp &
3. 12 5 1 24 19
PTNT
Bộ Thông tin và
4. 1 0 0 3 2
TT
5. Bộ Xây dựng 10 0 0 1 0
6. Bộ Y tế 12 0 0 11 7

Hình 1. Số lượng ĐMC/ĐTM được thực hiện từ 5/6/2011 đến 10/9/2014 tại
các Bộ, ngành
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa số lượng cán bộ quản lý nhà nước về môi
trường và số lượng ĐTM được thẩm định, phân tích tương quan đơn giản được
thực hiện.

6
Hình 2. Mối tương quan giữa số cán bộ quản lý nhà nước về môi trường và
ĐMC/ ĐTM
Đối với thực hiện ĐTM, nhận thức của Chủ dự án về sự tuân thủ quá trình chuẩn
bị các báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư đã được cải thiện đáng kể từ khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009
và sau này được thay thế bởi Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11
năm 2103 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Trước đây, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện báo cáo ĐTM. Sau
khi có chế tài xử phạt, số lượng doanh nghiệp và các Chủ dự án không thực hiện
và trình báo ĐTM giảm đáng kể.

5. Đánh giá nhận xét


ĐTM và cả ĐMC là một trong những công cụ bảo vệ môi trường được sử dụng
ở Việt Nam, tuy nhiên do các ĐTM và ĐMC được thực hiện theo khuôn mẫu
của quy định về nội dung và hình thức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TNMT) đây là yêu cầu cần làm theo quy định của tất cả các quốc gia, tổ chức
quốc tế nhưng lại hạn chế về thời gian, nguồn lực chuyên gia, nên thiếu tính
nghiên cứu sáng tạo, ít vấn đề khoa học mới được nêu trong từng tập báo cáo, kể
cả các báo cáo cho các dự án lớn Bộ TNMT thẩm định.
- Về ĐMC, trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống
văn bản pháp luật về ĐMC quy định về quy trình, thủ tục, yêu cầu lập và
thẩm định ĐMC. Các văn bản pháp luật cũng đã được điều chỉnh, bổ sung
kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống cơ quan quản lý môi
trường được thiết lập từ cấp Trung ương đến địa phương, điều này tạo
7
điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ về ĐMC, ĐTM, CBM, ĐBM và
sau ĐTM.
- Các dự án ĐMC thí điểm với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các
nhà tài trợ quốc tế và sự tham gia của các cơ quan tư vấn, chuyên gia
trong nước đều có chất lượng tốt và đã chứng minh được hiệu quả của
ĐMC đối với quá trình lập CQK. ĐMC thí điểm cho Quy hoạch phát triển
Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, Quy hoạch phát triển lưu vực
thủy điện lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Quy hoạch phát triển kinh tế –
xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội
huyện Côn Đảo, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú
Quốc… đã cho thấy ĐMC được thực hiện có hiệu quả và đã có những
đóng góp tính cực trong việc phát hiện, dự báo các tác động môi trường
của CQK; góp phần chỉnh sửa, hoàn thiện CQK theo định hướng phát
triển bền vững. Thông qua việc lập ĐMC và các phiên họp của các Hội
đồng thẩm định ĐMC đã có rất nhiều ý kiến quan trọng, có tác động điều
chỉnh nhiều Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Bắc Cạn, Thanh
Hóa, Quảng Trị, thành phố Đà Nẵng, Tây Ninh; Quy hoạch lựa chọn địa
điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Quy hoạch phát triển ngành thủy
sản… Lãnh đạo các đơn vị lập CQK, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành
phố, lãnh đạo các Sở được phân công xây dựng Quy hoạch đã nhận thức
rõ hơn về tác động của ĐMC và đã điều chỉnh các Quy hoạch trước khi
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chất lượng và hiệu quả của các báo cáo ĐMC khác nhau, phụ thuộc vào
năng lực của cơ quan lập CQK, cơ quan tư vấn ĐMC, kinh phí thực hiện
ĐMC, tổ chức thực hiện ĐMC, sự gắn kết giữa thực hiện CQK và ĐMC.
Một số ĐMC không đạt yêu cầu, mang tính lý thuyết và có giá trị như là
một điều kiện đơn thuần cho việc phê duyệt CQK.
- Quan điểm và nhận thức về ĐMC của một số cơ quan có liên quan còn
hạn chế; một số cơ quan lập CQK chưa thật thực sự tuân thủ các yêu cầu
thực hiện ĐMC trong quá trình lập, thẩm định CQK; coi việc thực hiện
ĐMC như thủ tục bắt buộc; chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng, tác
dụng của ĐMC như một công cụ để xem xét các vấn đề môi trường của
CQK và hoàn thiện CQK. Từ đó, các cơ quan lập CQK còn tiếp thu một
cách rất hạn chế các đề xuất, kiến nghị của ĐMC đối với CQK. Một số cơ
quan thẩm định CQK chưa sử dụng có hiệu quả các kết quả, kiến nghị của
ĐMC trong quá trình thẩm định CQK.

8
- Số lượng các chuyên gia có đủ năng lực tham gia các Hội đồng thẩm định
ĐMC còn ít.
- Phương thức thẩm định ĐMC chủ yếu thông qua tổ chức phiên họp Hội
đồng thẩm định; chưa có điều kiện tổ chức các hoạt động hỗ trợ thẩm định
như khảo sát thực địa, lấy ý kiến tham vấn các cơ quan liên quan,…
- Số lượng các cơ quan, chuyên gia tư vấn có đủ năng lực thực hiện tốt
ĐMC còn chưa nhiều; chưa có đủ số lượng cơ quan, chuyên gia tư vấn về
ĐMC cho nhiều ngành, lĩnh vực đặc thù. Một số cơ quan tư vấn lập ĐMC
không có khả năng chỉnh sửa, bổ sung báo cáo ĐMC theo yêu cầu của
Hội đồng thẩm định.
- Tổ chức thực hiện ĐMC đôi lúc chưa tốt: Nhiều ĐMC được thực hiện sau
khi dự thảo CQK đã được soạn thảo, không đảm bảo nguyên tắc ĐMC
thực hiện đồng thời/song song với quá trình lập CQK. Do vậy, hiệu quả
của ĐMC đối với quá trình lập CQK bị hạn chế. Mặt khác, các đề xuất,
kiến nghị của ĐMC ít được cơ quan lập CQK tiếp thu đầy đủ. Trong một
số trường hợp, cơ quan lập CQK và ĐMC không tiến hành tham vấn trong
quá trình thực hiện ĐMC. Vì vậy, sự tham gia của các cơ quan liên quan
và cộng đồng trong quá trình lập ĐMC còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất
lượng và hiệu quả của ĐMC đối với CQK.
- Thông tin, dữ liệu cho lập ĐMC còn thiếu.
Trong khi đó tại nhiều quốc gia, ĐTM và ĐMC được quan niệm không chỉ là
công cụ pháp lý cần phải thực hiện cho dự án hoặc chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch mà còn là các nghiên cứu khoa học về tác động đến môi trường tự nhiên,
sức khỏe và xã hội (kể cả văn hóa, dân tộc, khảo cổ…). Theo quan điểm đó,
ngoài báo cáo ĐMC cần phải soạn thảo theo đúng quy định của các Chính phủ
về ‘environmental impact statement – EIS (báo cáo tác động môi trường), “tác
động môi trường” đã và đang là lĩnh vực nghiên cứu khoa học nghiêm túc thu
hút nhiều viện, trường đại học, nhà khoa học tham gia.

9
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tăng cường công tác ĐMC
Tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả pháp
luật, chính sách trong thực tiễn.
Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về QHMT,
ĐMC, ĐTM, KBM và sau ĐTM; Trên cơ sở cân nhắc và tính toán thoả đáng các
nhân tố kinh tế, xã hội, nhân văn nhằm tạo ra cơ sở pháp lý và môi trường thuận
lợi cho hoạt động QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM; Cần có sự phân công, phân cấp
hợp lý chức năng, nhiệm vụ BVMT giữa các ngành, các cấp và các địa phương;
Hình thành cơ chế phối hợp hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường liên
ngành, liên vùng và những vấn đề môi trường trọng điểm.
2. Đối với Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ lập CQK nghiêm túc thực
hiện các quy định pháp luật về ĐMC để làm cơ sở tối ưu hóa nội dung của CQK
và làm căn cứ phê duyệt CQK.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thẩm định báo cáo ĐTM để giảm thiểu các tác động tiêu cực
đến môi trường của các dự án đầu tư.
Kiên quyết không phê duyệt các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của
mình khi dự án chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc chưa được đăng ký bản
CBK.
Khi xem xét, quyết định phê duyệt dự án đầu tư phải bảo đảm các điều kiện để
các yêu cầu về BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án được
thực thi.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc tăng cường kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện các quy định về công tác sau ĐTM và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm các quy định về công tác sau ĐTM theo quy định pháp luật
đối với các dự án do mình phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Báo cáo kịp thời cho Bộ TN&MT các trường hợp vượt thẩm quyền xử lý để
phối hợp giải quyết;
Chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các dự án triển khai trên địa bàn địa phương mình
đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và đã đi vào vận hành sau ngày 01 tháng 7

10
năm 2006 nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận về việc
đã thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường khẩn trương lập hồ sơ đề nghị
kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường gửi cơ quan có
thẩm quyền để được kiểm tra, xác nhận theo quy định của pháp.
Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc
việc đăng ký và kiểm tra việc thực hiện bản CBM theo các quy định pháp luật
hiện hành.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc thực hiện nghiêm túc chế
độ báo cáo định kỳ về công tác thẩm định báo cáo ĐMC; thẩm định và phê
duyệt báo cáo ĐTM; công tác sau ĐTM; đăng ký bản KBM theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ
và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ
TN&MT để được hướng dẫn.
3. Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tiếp tục năng cao năng lực ĐMC, ĐTM, KBM cho các bộ, ngành và địa phương
để thực hiện có chất lượng cao các yêu cầu tại Luật BVMT; Chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để thực hiện thành công các nội dung về QHMT.
Đẩy mạnh sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong
công tác bảo vệ và quản lý môi trường.
Tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật chuyên
ngành về ĐMC, ĐTM, KBM; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường và hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường.
Nghiên cứu xác lập các chỉ thị (indicators) và chỉ số (indexes) trong các báo cáo
ĐTM/ĐMC để xác định các tác động của dự án hoặc CQK một cách định lượng.
Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM tổng hợp,
ĐTM xuyên biên giới; Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quá trình lập
CQK và ĐMC.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐMC cho các
cơ quan hoạch định chính sách, ra quyết định về CQK và cộng đồng; tăng cường
sự hợp tác của các cơ quan có liên quan đối với công tác ĐMC và thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng trong quá trình lập ĐMC.
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn
QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM.

11
Thành lập hệ thống thông tin và dữ liệu về QHMT, ĐMC, ĐTM, KBM để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc lập và thẩm định, quản lý.
Nghiên cứu hình thành tạp chí khoa học chuyên ngành về đánh giá tác động nói
chung và ĐMC, ĐTM nói riêng..

12
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

ĐMC và những công cụ đánh giá môi trường khác là những công cụ được sử
dụng để đảm bảo rằng các quyết định phát triển phải tính đến và giảm thiểu đến
mức có thể các tác động tiêu cực đến môi trường. Tiếp cận theo nguyên tắc này
và những kinh nghiệm quốc tế, công tác ĐMC, ĐTM của Việt Nam trong thời
gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng như đã đề cập trong Báo cáo.

Tuy nhiên công tác ĐMC cũng như ĐTM hiện nay cũng cón nhiều khó khăn và
bất cập như đã nêu trên.

Với sự quan tâm cơ quan quản lý nhà nước, sự đồng thuận của xã hội trong công
tác bảo vệ môi trường, trong thời gian tới ĐMC sẽ tiếp tục phát huy được những
thành tựu đã đạt được, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bất cập và cùng hướng
tới mục tiêu thiên niên kỷ của Đất nước.

2. Kiến nghị
Báo cáo tiểu luận còn nhiều thiếu sót hạn chế, kính mong quý thầy cô và học
viên đóng góp ý kiến để báo cáo được hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn./.

13

You might also like