NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I ĐỊA 12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I ĐỊA 12

1. TRẮC NGHIỆM
Bài 2.Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa xã hội của vị trí địa lí – đặc điểm của 5 bộ phận hợp thành
vùng biển.
Bài 6,7,13: Nhớ được đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, ĐB Sông Hồng, đọc được át lát về
các dạng địa hình.
Bài 8. Tác động của Biển Đông đến khí hậu, tài nguyên biển
Bài 9,10
- Nguyên nhân nào làm thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Biểu hiện, nguyên nhân các thành phần tự nhiên khác: địa hình, đất đai
Bài 11,12.
- Nguyên nhân sự phân hóa.
- Biểu hiện đai nhiệt đới, cận nhiên đới.
- Đặc điểm kihs hậu của Miên tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Miền nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Đọc át lát các trang: 6-7, 8-9, 10, 13,14.,25.
- Nhận xét bảng số liệu, biểu đồ.
2. Tự Luận:
-Kĩ năng: Tính toán, nhận xét.
-Kiến thức bài 9 thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Sông
Hồng?
A.Đất chuyên dùng,thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai.
B.Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai vùng tương đương nhau.
C.Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng cao nhất ở cả hai đồng bằng.
D. Đất lâm nghiệp ở hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
PHÂN II. TỰ LUẬN ( 3,0Đ)
Câu 1.Cho bảng số liệu sau
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG NĂM 2019TAIJ MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Địa điểm
Hà Nội 18,0 22,4 22,6 27,5 28,2 31,6 31,4 29,9 29,5 26,7 23,5 19,6
Cà Mau 27,0 27,4 28,6 29,9 29,9 28,5 28,2 27,6 27,9 27,9 27,8 26,5
Tính nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt của hai địa điểm trên.
Câu 2. Tại sao ở Bắc Bộ mùa khô không sâu sắc như ở Nam Bộ?
Câu 3.Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực ở
nước ta như thế nào?

ĐÁP ÁN
Câu Nội dung Điểm
1 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT CÁC ĐỊA ĐIỂM 1,0đ
1,0đ Đơn vị: 0C
ĐỊA ĐIÊM HÀ NỘI CÀ MAU
Nhiệt độ trung bình năm 25,9 28,1
Biên độ nhiệt năm 13,4 3,4
( Tính đúng mỗi nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm mỗi ý được 0,25đ
Câu 2 Bắc Bộ có mùa khô không sâu sắc như ở Nam Bộ vì 1,0đ
1,0đ - Bắc Bộ
+ Mùa khô có gió mùa đông bắc hoạt động, nhiệt độ thấp hạn chế bốc 0,25
hơi.
+ Cùng với hoạt động frông tạo nhiễu động gây mưa. 0,25
- Nam Bộ
+ Chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc khô nóng ít mưa. 0,25
+Nền nhiệt cao, bốc hơi lớn. 0,25
Câu 3 Trong chế độ khí hậu 1,0đ
1,0đ - Miền Bắc chia làm 2 mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, ẩm 0,25
mưa nhiều.
- Miền Nam chia làm hai mùa mưa – khô rõ rệt. 0,25
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập nhau 0,5
về mùa mưa và mùa khô. Tây Nguyên mưa vào hạ -thu, đồng bàng ven
biển Trung Trung Bộ mưa vào Thu Đông.

CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI KÌ I ĐỊA 12- 2021

1.Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương nên
A.thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
B.thiên nhiên khác hẳn với các nước cùng vĩ độ.
C.nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
D.tiếp giáp vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng.
2.Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là
A.vùng tiếp giáp lãnh hải.
B.vùng nội thủy.
C.vùng đặc quyền kinh tế.
D.vùnglãnh hải.
3.Nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương làm cho nước ta
A.thuận lợi chung sống hòa bình với các nước trong khu vực.
B.dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực.
C.trở thành cửa ngỏ thông ra biển của các nước trong khu vực.
D.có nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước trong khu vực.
4.Trong vùng núi Đông Bắc, những đỉnh núi cao trên 2000m thường tập trung
A. dọc theo biên giới Việt – Trung.
B.trên các cánh cung lớn.
C.ở thượng nguồn sông Gâm.
D.ở thượng nguồn sông Chảy.
5.Đây là đặc điểm cơ bản của các cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
A.chạy theo hướng vòng cung.
B.là các cao nguyên xếp tầng.
C.bề mặt bằng phẳng rộng lớn.
D.cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi.
6.Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là
A.cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
B. thấp và bằng phẳng.
C.có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D.bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
7.Nhận định chưa chính xác về biển Đông là
A.có tính chất nhiệt đới gió mùa.
B.giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
C.vùng biển rộng, tương đối kín.
D.nhiệt độ nước biển thấp.
8.Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thành phần thiên nhiên nào của nước ta?
A.Sinh vật.
B.Địa hình.
C.Khí hậu.
D.Cảnh quan ven biển.
9.Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
A.Hệ sinh thái ven biển đa dạng.
B.Nhiều tài nguyên hải sản có giá trị cao.
C.Thiên tai biển gây nhiều thiệt hại.
D.Tài nguyên than có trữ lượng lớn.
10.Đất feralít ở nước ta thường chua vì
A.Có sự tích tụ nhiều ôxít sắt, ôxít nhôm.
B.mưa nhiều, rửa trôi các badơ dễ tan.
C.quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
D.thời gian hình thành đất ngắn.
11.Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời hàng năm lớn vì
A.nằm trong vùng nội chí tuyến.
B.lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
C.nằm trong khu vực tác động của gió mùa.
D.giáp vùng biển có diện tích lớn
12.Nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của
A.gió mậu dịch.
B.gió mùa Tây Nam.
C.gió mùa Đông Bắc.
D.gió phơn Tây Nam.
13.Nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong đai nhiệt đới gió mùa là
A.đất phù sa.
B. đất feralit.
C. đất feralit có mùn.
D. đất mùn.
14.Sự thay đổi hệ sinh thái rừng theo độ cao chủ yếu là do
A. sự thay đổi của chế độ nhiệt, ẩm.
B.sự thay đổi loại đất.
C.sự thay đổi độ ẩm.
D.sự thay đổi lượng mưa.
15.Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên
là 
A.mưa vào thu - đông.
B.mưa vào hạ - thu.
C. có một mùa khô sâu sắc.
D.về mùa hạ có gió Tây khô nóng.
16.Dựa vào át lát địa lí Việt Nam, trang 6 -7. Vùng có nhiều đảo ven bờ nhất của nước ta là
A.Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B.Bắc Trung Bộ.
C.Đông Nam Bộ.
D.Đồng Bằng Sông Cửu Long.
17.Dựa vào át lát địa lí Việt Nam, trang 8. Hồng Ngọc và Rạng Đông là hai mỏ dầu khí lớn của nước ta
thuộc bể trầm tích
A.Sông Hồng.
B.Thổ Chu – Mã Lai.
C.Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn.
18.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, cho biết các loại khoáng sản bôxit,
môlipđen, đá axit, asen tập trung chủ yếu ở vùng núi nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết khu vực nào tập trung nhiều đầm lầy, ô trũng nhất ở nước
ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
20.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét nào sau đây đúng về địa hình ven biển vùng Bắc
Trung Bộ?
A. Có nhiều cồn cát, đầm phá.
B. Diện tích rừng ngập mặn lớn.
C.Thềm lục địa rộng và nông.
D.Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
21.Dựa vào atlat địa lí Việt Nam, cho biết đỉnh Tây Côn Lĩnh thuộc vùng núi nào sau đây?
A.Trường Sơn Bắc.
B.Tây Bắc.
C.Trường Sơn Nam.
D.Đông Bắc.
22. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trực thuộc
A.Thành phố Hồ Chí Minh.
B.Thành phố Hải Phòng.
C.Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
D.Tỉnh Cà Mau.
23.Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào
A. tháng IX.
B. tháng VIII.
C. tháng X.
D. tháng XII.
24.Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây là đúng về chế độ gió ở trạm khí tượng
thành phố Hồ Chí Minh?
A.Gió tháng 1 hoạt động mạnh nhất.
B.Gió hoạt động đều trong cả năm.
C.Gió tháng 7 hoạt động mạnh nhất.
D.gió Tây khô nóng hoạt động mạnh.
25.Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Sông Lô thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau
đây?
A. Sông Hồng.
B.Sông Thái Bình.
C. Sông Mã.
D. Sông Cả.
26.Dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng chảy theo hướng nào sau đây?
A.Tây bắc – đông nam.
B.Tây nam- đông bắc.
C.Đông bắc – tây nam.
D.Đông nam – Tây Bắc.
27.Cho bảng số liệu về lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm một số địa điểm.

Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội 1676 989 + 687
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Càng vào nam lượng mưa càng tăng.
B. Càng vào nam cân bằng ẩm càng tăng.
C. Càng vào nam lượng mưa càng giảm.
D . Càng vào nam lượng bốc hơi càng tăng
28.Cho biểu đồ : CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2018
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng Sông
Hồng?
A.Đất chuyên dùng,thổ cư ở cả hai vùng đều chiếm tỉ trọng thứ hai.
B.Tỉ trọng đất lâm nghiệp ở cả hai vùng tương đương nhau.
C.Đất nông nghiệp đều chiếm tỉ trọng cao nhất ở cả hai đồng bằng.
D. Đất lâm nghiệp ở hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

You might also like