Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

4.7 Tìm hiểu cách đọc tín hiệu cảm biến về PLC.....................................................

84

4.8 Tìm hiểu cách đếm xung tần số cao HSC trong PLC..........................................85

4.9 Cách thức giao tiếp giữa Module Modbus với biến tần và đồng hồ nhiệt thông
qua cổng giao tiếp RS485.............................................................................................88

4.10 Thiết kế màn hình điều khiển HMI..................................................................91

4
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾT XUẤT TINH DẦU BƠ

1.1 Trái Bơ ở Việt Nam

1.1.1 Lợi ích của trái bơ

Cây Bơ có tên khoa học là Persea americana và tên tiếng Anh là Avocado – là
một loại cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây bơ được trồng rộng rãi
tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăc Lăk, Gia Lai. ĐăkLăk là nơi trồng bơ phổ biến
nhất, hiện nay đã có diện tích bơ 7000ha, sản lượng quả bơ đạt trên 300.000 tấn / năm.

Ở nước ta quả bơ thường được dùng để ăn tươi và việc bán quả tươi mang lại
hiệu quả kinh tế chưa cao cho người trồng. Bơ có rất nhiều loại và ngon nhất là bơ Sáp
và bơ Tứ Quý, chúng có giá trị dinh dưỡng rất lớn phần lớn tập trung trong tinh dầu
của chúng, mặt khác quả bơ là loại quả có tỉ lệ dầu khá cao (15-30%). Dầu bơ cung
cấp các vitamin A, E, K, cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, rất
tốt cho da và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim cũng như các dạng ung thư phổ biến.
Mặt khác, dầu bơ được đánh giá là một trong những loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao,
tốt cho sức khoẻ hơn dầu hướng dương và dầu ô liu.

Hình 1.1 Hình ảnh trực quan về trái bơ


Bơ khi chín sẽ cho vị thơm dễ chịu, có vị béo và thanh, con người thường dùng
chúng để chế tạo ra nhiều món ăn, làm nước ép hay sinh tố để thanh lọc cơ thể, tuy
nhiên ăn bơ nhiều sẽ ngán và thời gian bảo quản bơ chín là không lâu nên bơ dung để
ăn chín là khá ít, người ta thường thu hoạch bơ để dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

5
1.1.2 Nhu cầu sử dụng tinh dầu bơ

Như đã nêu, thời gian bảo quản bơ chín là không lâu (khoản 1 tuần) do đó muốn
vận chuyển bơ đi xa để bán cho những nơi khác thì bơ phải hái khi chưa chín (bơ non
sẽ có vị chát và ít béo) điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của bơ. Thị trường tiêu
thụ bơ trái trong nước cũng khá cao tuy nhiên cũng khá bất ổn định nhất là khi đang
trong mùa bơ chín rộ làm cho giá cả bơ trái bất ổn và hay bị tụt giá. Nhu cầu xuất khẩu
bơ trái ra nước ngoài như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật, Mỹ cũng khá cao đem
lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao, tuy nhiên sự bất ổn định khi xuất khẩu thường xuyên
hay xảy ra ( nhất là ở thị trường Trung Quốc ) làm cho bơ bị ứ đọng gây ra hư hại
không bán được làm thiệt hại kinh tế cũng khá cao.

Nhược điểm khi dùng bơ trái là bảo quản không được lâu, do đó một trong những
phương pháp để đem lại hiệu quả kinh tế cao từ quả bơ là người ta đem đi chiết xuất
dầu bơ để bán, hàm lượng chất dinh dưỡng của bơ thường tập trung ở dạng nhủ dầu
nên việc dùng dầu bơ thay vì trái bơ cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe, mặt khác dầu
bơ có thể bảo quản được lâu mà không bị hư hại.

Dầu bơ là loại dầu được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam do chúng có nhiều
công dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên sản xuất dầu bơ ở Việt Nam còn hạn chế do
chủ yếu là sản xuất theo phương pháp thủ công đem lại năng xuất thấp. Việc sản xuất
tinh dầu bơ với năng suất cao là một nhu cầu khá cấp thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng
của người Việt cũng như là một biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.1.3 Đặc điểm và thành phần cơ bản của trái bơ

Tùy vào giống bơ mà bơ có những hình thù và kích thước khác nhau, thường thì
bơ có dạng như trái bầu, vỏ có màu xanh xẩm khi chín. Bơ có 3 thành phần chính là:
vỏ, thịt và hạt bơ.

Trong quả bơ, thịt bơ chứa hàm lượng dầu cao nhất, trong hạt và vỏ đều có dầu
nhưng hàm lượng rất ít và vì có độc tố nên người ta thường loại bỏ chúng. Về lí tưởng,

You might also like