Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

VACCIN VÀ HUYẾT THANH MIỄN DỊCH

MỤC TIÊU
1. NÊU NGUYÊN LÝ VÀ MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA VIỆC SỬ DỤNG VACCINE
VÀ HUYẾT THANH.
2. TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACCINE VÀ HUYẾT THANH.
3. NÊU ỨNG DỤNG CỦA VACCINE VÀ HUYẾT THANH TRONG PHÒNG VÀ
ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆN NAY.
VACCIN
VACCIN

• Việc sử dụng vaccine để phòng bệnh đã được bắt đầu cách đây hơn 200 năm với
phương pháp chủng đậu bò để phòng bệnh đậu mùa của E. Jenner (1749-1823). Ông
thử nghiệm phương pháp này vào năm 1796 và chính thức công bố vào năm 1798
• Tuy nhiên, phải gần một thế kỷ sau, nhờ những cống hiến xuất sắc của L. Pasteur
(1822-1895) về phương pháp tạo miễn dịch chủ động phòng chống nhiều bệnh
nhiễm trùng, đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vaccine được hiểu
biết đầy đủ và tạo nên những hiệu quả to lớn.
• Tiêm chủng phòng bệnh đã trở thành một trong những nét nổi bật nhất của cuộc đấu
tranh chống các bệnh truyền nhiễm ở thế kỷ XX.
NGUYÊN LÝ

• Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ VSV gây
bệnh hoặc VSV có cấu trúc kháng nguyên giống VSV gây bệnh, đã được bào
chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng đáp ứng
miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh (tùy loại vaccine mà có thể có miễn
dịch dịch thể hoặc/và miễn dịch qua trung gian tế bào).
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VACCINE

1.Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng


2.Đối tượng tiêm chủng
3.Thời gian tiêm chủng
4.Liều lượng và đường đưa vaccine vào cơ thể.
5.Các phản ứng phụ do tiêm chủng
6.Bảo quản vaccine
TIÊU CHUẨN CỦA VACCINE
1. An toàn
Vô trùng: vaccine không lẫn các vi sinh vật khác.
Thuần khiết: không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra
các phản ứng phụ.
Không độc: vaccine sản xuất ra, khi tiêm cho súc vật một liều lớn gấp 10-100
lần bình thường vẫn không gây tác hại.

2. Hiệu lực
Đánh giá trên động vật thí nghiệm
Đánh giá trên thực địa
CÁC LOẠI VACCINE

1. Vaccin giải độc tố


2. Vaccin chết
3. Vaccin sống giảm độc lực
4. Vaccin chiết tách
5. Vaccin tái tổ hợp
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm
2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng áp dụng
như sau:
STT Tuổi của trẻ Vaccine sử dụng

Sơ sinh -Tiêm vaccine Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh
-Tiêm vaccine BCG Phòng bệnh lao

02 tháng -Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi
1 (vaccine 5 trong 1)
-Uống vaccine bại liệt lần 1

03 tháng -Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B- Hib mũi 2
-Uống vaccine bại liệt lần 2

04 tháng -Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3
-Uống vaccine bại liệt lần 3

09 tháng -Tiêm vaccine sởi mũi 1

18 tháng -Tiêm vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4


-Tiêm vaccine sởi – rubella (MR)

Từ 12 tháng -Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 1


tuổi -Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 2
(hai tuần sau mũi 1)
-Vaccine Viêm não Nhật Bản mũi 3
(một năm sau mũi 2)

Từ 2 đến 5 -Vaccine Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao)


tuổi (lần 2 sau lần một 2 tuần)

Từ 3 đến 10 -Vaccine Thương hàn tiêm 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)
tuổi
HUYẾT THANH

Nguyên lý sử dụng
- Dùng huyết thanh là đưa vào cơ thể một loại kháng thể sẵn có của người hay
động vật, làm cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây
bệnh.
- Nguồn kháng thể: có thể bào chế từ động vật hoặc từ người.
NGUYÊN TẮC SỬ DUNG HUYẾT THANH

1.Đối tượng sử dụng huyết thanh


2.Liều lượng và đường đưa huyết thanh vào cơ thể.
3.Các phản ứng phụ do sử dụng huyết thanh
4.Sử dụng vaccine và kháng sinh phối hợp

You might also like