Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CẦU CHỦ ĐỘNG – VI SAI

A. Lý thuyết
I. Cầu chủ động
1. Nhiệm vụ
- Đỡ phần trọng lượng của ô tô phân bố lên nó và nhận các phản lực từ mặt đường tác
dụng lên ô tô thông qua bánh xe.
- Đảm nhận chức năng như hộp giảm tốc và phân phối công suất đến các bánh xe chủ
động.
- Nếu cầu chủ động là cầu dẫn hướng thì nó kết hợp với hệ thống lái để thực hiện việc
điều khiển hướng chuyển động của ô tô.
=> Lý thuyết sơ sài, chưa có hình ảnh minh họa, mức độ hoàn thiện cẩu
thả - cần bổ sung và xem lại kiến thức
2. Cấu tạo
- Gồm: Bộ truyền lực chính, vi sai, bán trục, vỏ cầu.
II. Vi sai
1. Nhiệm vụ
- Bảo đảm các bánh xe chủ động có thể quay với tốc độ khác nhau, truyền và phân phối
momen từ truyền lực chính đến các bánh xe.
2. Phân loại
- Vi sai bánh răng: côn (chủ yếu), trụ, trục vít – bánh vít.
- Vi sai cam.
=> Lý thuyết sơ sài, chưa có hình ảnh minh họa, mức độ hoàn thiện cẩu
thả - cần bổ sung và xem lại kiến thức
3. Cấu tạo
- Gồm: Bánh răng vành chậu, bánh răng bán trục, trục chữ thập, bánh răng vi sai, vỏ vi
sai, đệm tựa bánh răng, ống gài di trượt, nạng gài cưỡng bức.
4. Nguyên lý hoạt động
- Nhận lực từ bánh răng quả dứa => Bánh răng vành chậu => Vỏ bộ vi sai => Trục
bánh răng vi sai => Bánh răng vi sai => Bánh răng bán trục => Bán trục => Bánh xe
B. Chuẩn bị dụng cụ
II. Vi sai
- Vam tháo phớt dầu.
- Chìa vặn đai ốc điều chỉnh giữa bánh răng bán trục và vi sai.
- Dụng cụ thay thế mặt côn vòng bi bánh răng quả dứa.
- Dụng cụ thay thế phớt dầu bộ vi sai.
- Dụng cụ tháo vòng bi trước bánh răng quả dứa.
- Dụng cụ tháo và thay thế bích nối.
- Bộ dụng cụ tháo vòng bi bánh răng quả dứa và moayơ.
- Van tháo khớp.
- Dụng cụ thay thế vòng bi.
- Cờ lê cân lực.
- Thước lá.
- Đồng hồ so.
C. Quy trình tháo lắp
II. Vi sai
B1: Tháo bích nối.
B2: Tháo phớt dầu và vành chặn dầu.
B3: Tháo vòng bi phía trước và vòng đệm bi.
B4: Tháo vỏ vi sai và bánh răng vành chậu.
B5: Tháo vòng bi sau của bánh răng quả dứa.
B6: Tháo các vòng bi bán trục ra khỏi bộ vi sai.
B7: Tháo bánh răng vành chậu.
B8: Tháo vỏ vi sai.
CHƯA KÈM THEO HÌNH ẢNH MINH HỌA, KHÓ HIỂU, CHƯA CÓ ĐỐI TƯỢNG
THÁO LẮP CỤ THỂ
D. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng
1. Cầu chủ động
a. Thay dầu cầu: Khoảng 40.000km – 50.000km thay dầu 1 lần.
- Dụng cụ: Khẩu 19
- Quy trình:
B1: Tháo ốc, tiến hành thăm dầu và kiểm tra chất lượng của dầu cầu.
B2: Vặn ốc xả dầu ra và tiến hành xả sạch dầu cũ.
B3: Lắp ốc xả dầu vào.
B4: Cho dầu mới vào rồi lắp ốc lại.

2. Vi sai
- Tiếng kêu ồn ở vi sai khi xe chuyển động thẳng về trước có thể do sự ăn khớp
của các bánh răng hoặc thiếu dầu hộp số, chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh như sau:
+ Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bánh răng quả dứa (xe FR).
+ Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vòng bi bán trục.
+ Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và vành chậu (xe
FR).
+ Điều chỉnh khe hở ăn khớp giữa bánh răng bán trục và vi sai.
+ Kiểm tra và điều chỉnh sự ăn khớp của các răng bánh răng vành chậu (xe
FR).
- Tiếng kêu ồn khi quay vòng: do lỏng vòng bi trục cầu sau, do các bánh răng vi
sai, bán trục hoặc trục của bánh răng vi sai bị mòn hoặc hư hỏng.
- Ngoài ra, chúng ta kiểm tra: bu lông, vết nứt trên vỏ vi sai.

You might also like