Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

TIỂU LUẬN VĂN HÓA VIỆT NAM


(Học kỳ III nhóm 2, năm học 2022- 2023)

Đề bài: SO SÁNH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ TRUYỀN THỐNG GIỮA
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Sinh viên thực hiện: A39060 – Nguyễn Thị Thanh Vân


A37947 – Vũ Thị Ngọc Lan
A41138 – Phạm Thị Thu Hà
A39071 – Trương Ngọc Trâm

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Tiến Khôi

HÀ NỘI - 2022

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………3
A. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở………………………………………………………4
1. Khái niệm về nhà ở…………………………………………………………...4
2. Tính chất về nhà ở…………………………………………………………….4
3. Vai trò của nhà ở……………………………………………………………...5
4. Chức năng của nhà ở……………………………………………………….....6
B. ĐẶC TRƯNG KHÔNG GIAN NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC……………………………………………………………………6
I. ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM …………………………………………………………………………7
1. Nguồn gốc nhà ở truyền thống Việt Nam……………………………………..7
2. Phân loại nhà ở truyền thống Việt Nam……………………………………….7
2.1. Nhà sàn……………………………………………………………………7
2.2. Nhà nền đất………………………………………………………………..8
II. ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
HÀN QUỐC…………………………………………………………………………11
1. Nguồn gốc nhà ở truyền thống Hàn Quốc……………………………………..11
2. Phân loại nhà ở truyền thống Hàn Quốc……………………………………….11
2.1. Nhà ở theo vùng miền……………………………………………………..11
2.2. Nhà ở theo địa vị…………………………………………………………..11
3. Cấu trúc nhà ở truyền thống Hàn Quốc ………………………………………..12
3.1. Địa hình xây dựng………………………………………………………….12
3.2. Cấu trúc cơ bản……………………………………………………………..13
3.3. Vật liệu xây dựng…………………………………………………………..14
C. SO SÁNH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG GIỮA HAI
NƯỚC…………………………………………………………………………………15
I. ĐIỂM GIỐNG NHAU…………………………………………………………..16

2
II. ĐIỂM KHÁC NHAU……………………………………………………………18
D. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN………………………………………………………21
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………21

LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, đối với bất kì dân tộc nào trên toàn thế giới, ba yếu tố ăn – mặc - ở là
những yếu tố quan trọng nhất trong cuộc sống. Từ thời kì đồ đá, con người đã bắt đầu
biết tận dụng những đồ vật thô sơ để làm nên một chỗ che nắng, che mưa. Trải qua hàng
trăm năm, con người đã ngày càng phát triển nên nhiều kiến trúc của một ngôi nhà từ
truyền thống đến hiện đại. Mỗi một không gian kiến trúc lại mang đến cho người xem và
gia chủ một phong cách riêng, một màu sắc riêng thể hiện được cái cốt cách và tinh thần
mà người chủ nhà hướng tới.
Không gian nhà ở truyền thống có lẽ cũng đã khá quen thuộc với mỗi chúng ta, phải
chăng căn nhà mà ta đang sống hay đã ở ngay từ những ngày còn ấu thơ đều mang một
nét rất riêng, với lối thiết kế truyền thống mà ông cha ta đã kì công tạo ra. Như các đất
nước khác trên thế giới,

3
A. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
1. Khái niệm về nhà ở.

- Tra cứu trong từ điển Tiếng Việt thì “nhà” được hiểu trong nghĩa nhà ở là
danh từ chỉ công trình xây dựng có mái, có tường vách được sử dụng làm
chỗ ở, thường cùng với gia đình.

- Còn theo quy định pháp luật thì nhà ở được định nghĩa như sau: Nhà ở là
công trình xây dựng với mục đích sử dụng là để ở và phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.

2. Tính chất của nhà ở.

- Phân loại theo mục đích sử dụng thì nhà ở bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà
chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư,
nhà ở xã hội. Cụ thể:

 Nhà ở riêng lẻ (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là
nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình,
tổ chức được xây dựng trên đất được ghi nhận có mục đích sử
dụng là đất ở (đất thổ cư).

 Nhà chung cư là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, có


nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ
thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư
được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử
dụng hỗn hợp cả để ở với kinh doanh.

 Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng nhằm các
mục đích: cho thuê, cho thuê mua hoặc bán theo cơ chế thị
trường.

 Nhà ở công vụ là nhà ở chỉ dành cho các đối tượng thuộc danh
sách đang làm việc hay thực hiện công việc, đảm nhiệm chức
vụ mà nhà nước giao cho được ưu tiên thuê để ở.

 Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở do Nhà nước hỗ trợ tái


định cư cho các cá nhân, hộ gia đình khi bị thu hồi giải phóng
mặt bằng.

4
 Nhà ở xã hội là nhà ở mà Nhà nước dành cho các trường hợp
thuộc chính sách hỗ trợ (ví dụ như: người có công với cách
mạng, gia đình hộ nghèo, cận nghèo,…).

- Phân loại theo quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nhà ở được chia
làm nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Nhà ở riêng lẻ gồm: biệt thự, nhà cấp
I, nhà cấp II, nhà cấp III, nhà cấp IV, nhà tạm còn biệt thự thì được đánh
giá từ hạng 1 đến hạng 4.

Để xác định được “nhà ở” cần dựa vào những đặc điểm chính sau đây:

 Nhà ở là tài sản gắn liền với đất, có đặc điểm vị trí đặc biệt,
không thể tách rời, không thể di chuyển được, không thể trực
tiếp mang đi mua bán, trao đổi.

 Nhà ở có tính lâu dài, bền vững.

 Nhà ở là tài sản đặc biệt, có giá trị cao, giá trị nhà ở sẽ phụ
thuộc vào mức giá đất và mức xây dựng (mức độ bền vững và
kết cấu hạ tầng của nhà).

 Việc thực hiện các giao dịch đối với nhà ở cần tuân thủ theo
các quy định của pháp luật.

3. Vai trò của nhà ở.

- Nhà ở là công trình được xây dựng để con người ở, bảo vệ con người
trước những tác động xấu của thiên nhiên như bão lụt, mưa gió và phục
vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

- Nhà ở còn mang lại cho mọi người cảm giác thân thuộc, mọi người cùng
tụ họp, sum vầy. Nhà cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng
tư.

4. Chức năng của nhà ở.

Nhóm tác giả trường Đại học Xây Dựng Hà Nội cũng đã xác định được chức
năng của nhà ở như sau:

- Nghỉ ngơi tái tạo sức lao động

5
- Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý

- Giao tiếp xã hội

- Giáo dục con cái

- Kinh tế.

Từ 5 chức năng trên, diễn đạt tương ứng với 5 nhóm công năng sau:

- Nhóm công năng Nghỉ ngơi (thụ động): Đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản nhất
của con người như ăn, ngủ, vệ sinh… Đây là nhóm công năng không thể thiếu
trong bất cứ loại hình nhà ở nào, gồm: khu bếp, nơi ăn nội bộ, phòng ngủ, không
gian sinh hoạt cá nhân/góc nghỉ ngơi, ban công, lô gia, hành lang; sân trong/giếng
trời (diện tích nhỏ), phòng tắm – vệ sinh.
- Nhóm công năng Kinh tế: Bắt nguồn từ nhà ở dân gian truyền thống và được
triển khai tùy thuộc vào từng loại hình nhà ở, gồm: không gian thương mại – dịch
vụ, không gian sản xuất nhỏ, văn phòng làm việc.
- Nhóm công năng Giáo dục: Để thực hiện 3 loại hoạt động: 1) giáo dục con cái; 2)
tự đào tạo nâng cao kiến thức; 3) duy trì văn hóa gia đình theo kiểu truyền thống.
Nhóm công năng giáo dụcgồm: phòng/không gian nghiên cứu, thư viện, góc học
tập, phòng sinh hoạt chung, không gian thờ cúng tổ tiên và gia thần, phòng lưu
niệm gia đình.
- Nhóm công năng Giao tiếp đối ngoại: Phòng khách, phòng ăn chính (tiếp
khách), sân vườn, cổng ngõ, hiên nhà, tiền sảnh, hành lang công cộng.
- Nhóm công năng Phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ (nghỉ ngơi năng
động): Đây là những không gian quan trọng, đóng vai trò quyết định để đánh giá
mức độ tiện nghi của nhà ở. Ngoài các nhu cầu cơ bản và thiết yếu, nhà ở ngày
nay cần có thêm không gian cho các hoạt động nghỉ ngơi năng động (liên quan
đến văn hóa sử dụng thời gian rỗi), bao gồm: Hoạt động tâm linh “siêu cá thể”
(thiền, yoga), vật lý trị liệu, thể dục thẩm mỹ, thể thao (bơi lội, chạy bộ trong nhà),
trang điểm, cảm thụ tinh thần nơi chốn, hoạt động nghe nhìn, sáng tạo nghệ
thuật… Như vậy, chất lượng và tiện nghi nhà ở đặt ra 2 tiêu chí: 1) diện tích các
phòng chức năng cơ bản (liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu diện tích ở); 2) số lượng
các không gian để phát triển thể chất, trí tuệ và thụ hưởng văn hóa. Vì đáp ứng 2
tiêu chí này, nhà ở có xu hướng trở thành một tổ hợp đa chức năng mở rộng và
nâng cao. Nhóm công năng phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ gồm: không
gian tâm tinh “siêu cá thể”, không gian phát triển thể chất, không gian giải trí,
không gian sáng tạo nghệ thuật.

B. ĐẶC TRƯNG KHÔNG GIAN NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA HAI NƯỚC.

6
I. ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
VIỆT NAM.
1. Nguồn gốc của nhà ở truyền thống Việt Nam.
- Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và
hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Từ đó, không gian kiến trúc nhà ở của người Việt chịu ảnh
hưởng sâu sắc, đậm nét của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và hình thành nên kiến trúc
bản địa.
- Đối với người Việt, nhà ở không chỉ là thứ che mưa, che nắng, mà còn là biểu trưng
của tinh thần gia tộc, là “đình miếu” của con cháu thờ phụng tổ tiên, là một hình thức
tư hữu tài sản có màu sắc tôn giáo.
- Nhà là hiện thân tuyệt vời của tư duy linh hoạt, tư duy thiết thực của cư dân đô thị
Việt: vừa dùng làm mục đích cư trú vừa dùng để kinh doanh sinh lời.
2. Phân loại nhà ở truyền thống Việt Nam.
2.1 Nhà sàn.

Hình 1. Hình ảnh nhà sàn Việt Nam


- Khái quát về nhà sàn:
 Nguồn gốc từ ngôi nhà sàn có từ thời văn hóa Đông Sơn (thế kỷ thứ
III).
 Kiểu nhà truyền thống từ xưa đến nay ở các vùng đồng bào dân tộc
hay sinh sống ở các vùng núi cao (trong nam có nhà Rôông của người
tây nguyên, ngoài bắc có nhà sàn của người mường, dao, thái...vv)

7
 Mỗi vùng miền sẽ có những điều kiện tự nhiên và văn hóa khác nhau.
Do vậy, đặc trưng nhà sàn cũng có nhiều điểm khác biệt (Ví dụ: nhà
sàn Tây Bắc, nhà sàn Nam Bộ, nhà sàn Tây nguyên)
- Chức năng của nhà sàn:
 Là không gian sinh hoạt, nơi ở và che nắng, che mưa cho con
người.
 Đối phó với hiện tượng ngập lũ ở cả đồng bằng và miền núi.
 Tránh thú dữ và ngăn chặn các loại côn trùng như ruồi, muỗi, rắn rết,

 Là không gian tiến hành các tập tục hoặc nghi lễ của mỗi dân tộc. Nổi
bật nhất là chức năng tổ chức lễ hội để truyền lại văn hóa cho các thế
hệ sau.
 Là không gian sinh hoạt cộng đồng của một buôn làng. Già làng sẽ tập
hợp các cư dân trong buôn làng tại đây để thông báo những điều quan 
trọng.
 Là nơi lưu trữ các hiện vật truyền thống của buôn làng hay dân tộc. Đó
là thể là các nhạc cụ (cồng, chiêng, trống đồng), sinh vật để dâng tế
hoặc các vật tặng thưởng, giấy khen.
- Đặc trưng về kiến trúc:
 Được xây dựng trên các cột với thiết kế chắc chắn theo một tỉ lệ
hợp lý
 Phía bên hông nhà sẽ có cầu thang (1-2) tùy theo nhu cầu sử dụng
 Nhà có 2 cửa đối xứng, chia làm nhiều phần. Bao gồm: hàng ba,
hai thông hành, chỗ trung tâm và các buồng phía trong. Khu vực
hàng ba sẽ có hai cửa sổ và ba chắn để ngăn cách giữa buồng với
gian chính.
 Phần mái thường có độ dốc lớn theo dạng từ 2, 3 hoặc 4 mái.

Hình 2. Nhà sàn phía Bắc Hình 3. Nhà sàn phía Nam
- Nguyên liệu xây dựng:
 Những loại vật liệu đơn sơ và có sẵn trong tự nhiên. phổ biến
nhất vẫn là các loại gỗ, tre (tre luồng, tre hóp đá) hoặc cây
song, mây,…

8
 Thường thấy nhất là mái làm bằng lá gồi, lá cỏ tranh hoặc lá
ngói âm dương.

2.2. Nhà nền đất.

- Khái quát về nhà nền đất:


 Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt
chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung.
 Những bức tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo
nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu
ứng xử chung của cả cộng đồng làng.
 Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của mỗi gia đình gồm có các
thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia
cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng…

Hình 4. Khuôn viên của nhà nền đất Việt Nam

- Khái quát về nhà nền đất:


 Ngôi nhà Việt truyền thống được sắp xếp trong một bối cảnh sinh hoạt
chung của làng, nó vừa riêng lại vừa chung.
 Những bức tường ngăn cách giữa đường đi, giữa nhà này nhà kia tạo
nên thế khép kín cho mỗi gia đình, nhưng lại được mở ra trong kiểu
ứng xử chung của cả cộng đồng làng.
 Trong khuôn viên nhà ở truyền thống của mỗi gia đình gồm có các
thành phần sau: nhà chính, nhà phụ, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi gia
cầm, gia súc, sân phơi, hàng rào, cổng…

9
- Bố cục: có 2 kiểu điển hình
 Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà
phụ thường là bếp)
 Bố cục hình chữ Môn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên
có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà
bếp)
 Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán)
nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ
nhị, chữ công …

Hình 5 Hình 6
- Đặc trưng về kiến trúc nhà nền đất:
 Thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên)
và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)... và
thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ
 Nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia
đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái,
không mấy nhà có số gian chẵn.
 Thường là: phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh
hệ cột quân đẳng hướng; nhà 3 gian; nhà 5 gian hay nhà 3
gian 2 chái; nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái; nhà 9 gian hay
nhà 7 gian 2 chái.
 Hệ thống xương chính của ngôi nhà thường làm bằng gỗ được
ăn mộng với nhau một cách chắc chắn với loại mộng én, hay
mộng đuôi cá.
- Chức năng:
 Gian giữa thờ cúng tổ tiên và tiếp khách
 Hai gian bên ngăn thành không gian ngủ của chủ nhà, nơi ở
con gái và để đồ đạc.
 Ở đầu hồi có một cửa đi ra gian bếp nấu
 Gác xép bằng gỗ, nơi để ngũ cốc và chỗ ngủ của con trai lớn
chưa cưới vợ.
- Nguyên liệu xây dựng:

10
 Xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như:
lá, tranh, tre, gỗ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không
nung, bùn trộn rơm,... phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh
tế của từng gia đình.  
 Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa
‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’.
 Mái lợp ngói âm dương hay lá tre, phên nứa.
 Hàng rào chung quanh bằng cây xén tỉa, hoặc xây bằng gạch,
đá ong.

II. ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
HÀN QUỐC

1. Nguồn gốc nhà truyền thống Hàn Quốc


Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc có tên gọi là Hanok (Hàn ốc). Qua nghiên cứu,
người ta cho rằng kiểu nhà này được thiết kế và xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 14 của
thời Joseon, và cho đến cuối thời đại Joseon thì kiến trúc Hanok truyền thống đã được
xem là hoàn chỉnh.
2. Phân loại nhà truyền thống Hàn Quốc.
2.1.Theo vùng miền.
- Vùng phía Bắc có khí hậu lạnh thì các phòng được xây thành cụm khít với nhau
nhằm chặn dòng chảy của gió giúp ngôi nhà giữ được nhiệt độ ấm cúng. Nhà có hình chữ
U hoặc hình vuông.
- Vùng phía Nam có khí hậu mùa hè nóng bức thì Hanok được làm theo kiểu hình
chữ nhất ㅡ hoặc hình chữ L để lưu thông gió giúp làm mát ngôi nhà. Ngoài ra, Hanok ở
miền Nam thường có sàn gỗ và sử dụng khá nhiều cửa sổ.
- Vùng miền Trung thì có hình dáng giống kí tự #, một loại kiến trúc kết hợp giữa
miền Bắc và miền Nam giúp ngôi nhà vừa có không gian ấm cúng để sinh hoạt vào mùa
đông dài vừa có nơi thoáng mát để đón gió vào mùa hè.
2.2. Theo địa vị.              
Cấu trúc và thiết kế của Hanok cũng khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội mà họ sở
hữu. Thời kỳ tiền hiện đại, ở Hàn Quốc có 2 trường phái kiến trúc chính, phụ thuộc vào
quy mô xây dựng của từng tầng lớp xã hội khác nhau. Bạn sẽ tìm thấy sự đa dạng của
Hanoks của giới thượng lưu được gọi là Yangban và tầng lớp trung lưu được gọi là
Jungin. Sự khác biệt giữa cấu trúc của những Hanok này nằm ở chức năng của nó, cùng
với việc sử dụng Giwa và tính thẩm mỹ của chúng.
-   Tầng lớp Yangban-lưỡng ban (tầng lớp trên), trung nhân (tầng lớp giữa) và
dân thường thành thị thường có Giwa 기와 (mái nhà lát gạch).

11
Hình 7. Nhà của tầng lớp lưỡng ban
- Tầng lớp thấp, dân thường thì lại có Choga 초가 (mái nhà tết bằng rơm).

Hình 8. Nhà của tầng lớp dân thường

3. Cấu trúc nhà truyền thống Hàn Quốc.


3.1.  Địa hình xây dựng
Theo truyền thống, nơi cư trú của người dân Hàn Quốc thường được chọn dựa trên
phong thuỷ. Thuật phong thuỷ đã dạy rằng con người sẽ không thể phát triển đúng đắn cả
về trí tuệ và tình cảm cũng như sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có sự hỗ
trợ của thiên nhiên. Khi lựa chọn một địa điểm để xây dựng nhà cửa, người ta có khuynh
hướng xem xét ý nghĩa đặc biệt của môi trường tự nhiên xung quanh. Các nguồn năng
lượng tiêu cực và tích cực (Âm - Dương) phải được đưa vào cân đối. Tiêu chí lựa chọn
một địa điểm tốt để xây dựng là nơi đó có quang cảnh phù hợp giữa "núi và nước". Nhà
cổ Hanok được xây ở những vị trí có đồi hoặc núi để chắn gió lạnh ở phía sau, và có dòng
suối hoặc sông chảy qua phía trước để dễ dàng tiếp cận với nguồn nước. Bên cạnh đó một
công trình kiến trúc cần có vị trí cố định quay mặt về hướng nam (để đón ánh sáng mặt
trời nhiều nhất có thể).

12
Hình 9. Địa hình xây dựng

3.2. Cấu trúc cơ bản

Đặc trưng trong cấu trúc của Hanok là việc phân chia rất nghiêm khắc
không gian sinh hoạt của nam giới và nữ giới. Cấu trúc nhà Hanok truyền thống
của người Hàn Quốc gồm 4 khu: khu nhà chính, khu nhà dành cho khách, khu biệt
lập và không gian mở.
 Khu nhà chính - Gọi là Bon Dang: Là nơi chủ gia đình sinh sống
và nằm ngay trung tâm ngôi nhà. Nó bao gồm phòng khách,
phòng ngủ và nhà bếp. Phòng khách chính là nơi quan trọng nhất
của nhà Hanok và là không gian dành cho người phụ nữ chủ gia
đình sinh sống, sinh con và đến lúc mất đi. Khu nhà chính cũng
là nơi phụ trách quần áo và thực phẩm cho cả gia đình.
 Khu nhà dành cho khách - Gọi là Sarangchae: Đây là nơi dành
cho người thân hay khách đến chơi nghỉ ngơi, được chia thành
phòng Dae cheong và Sarang bang. Đôi khi chủ nhà cũng sống
trong khu vực này.
 Không gian mở - Gọi là Haeng Rang chae: Trong nhà Hanok cổ
xưa của người Hàn Quốc luôn có những không gian mở tươi
xanh, trong lành. Không gian mở được bố trí ở khu vực gần cửa
cổng ra vào. Có rất nhiều loại cây trồng ở đây để tạo không gian
hoà hợp với thiên nhiên cho ngôi nhà.
 Nhà biệt lập - Gọi là An chae: Ở một số gia đình thượng lưu thời
xưa còn có thêm một nhà biệt lập nằm ở phía sau khu nhà chính.
Nếu dành cho người con gái chưa lấy chồng sống thì gọi là
Chodang, cho người con trai chưa cưới vợ sống thì gọi là
Seodang.
13
Hình 10. Cấu trúc cơ bản của Hanok

3.3. Nguyên vật liệu xây dựng

Nhà truyền thống của Hàn Quốc từ vật liệu xây dựng cho đến cấu trúc chủ yếu đều
từ thiên nhiên và mang yếu tố Âm - Dương. Nhà truyền thống được xây dựng mà không
cần sử dụng chiếc đinh vít vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ, 80% nguyên liệu làm
Hanok từ thiên nhiên như đất sét , đất nung và gỗ.
Một ngôi nhà truyền thống tiêu biểu gồm có : nền móng, cột, xà ngang, tường, cửa, mái
hiên, mái nhà, …
Các vật liệu chủ yếu cấu tạo nên ngôi nhà gồm có:
 Đá: dùng để làm móng cho ngôi nhà, thường thì người ta xây nền móng nhà
cao hơn mặt đất.
 Đất sét: bọc bên ngoài để giữ nhiệt, tránh hơi nóng của mùa hè và khí lạnh
mùa đông. Vì vậy mà người ta dùng đất sét để xây tường.
 Gỗ: dùng để làm cột, xà ngang, cửa, sàn nhà, mái hiên,…
 Giấy Hanji: Một loại giấy truyền thống ở Hàn Quốc. Nó được sử dụng trong
nhà và cửa sổ sau khi nó đã được chống thấm bằng dầu đậu. Chi tiết nhỏ này
làm cho những chiếc Hanok này thoáng khí và trông vô cùng đẹp mắt. dùng
để làm cửa, sàn nhà.
 Rơm: mái nhà, tường của những ngôi nhà Hanok của người thường và tầng
lớp thấp.

Cách thức xây dựng như sau; đầu tiên người ta tạo khung và dựng cột gỗ rồi làm gạch từ
hỗn hợp đất và cỏ để trát vào khung. Sàn nhà được làm bằng đất cứng hoặc đá ở dưới, rồi
trải một lớp giấy Hanji đã đánh bóng với dầu đậu. Giấy Hanji còn được sử dụng để dán

14
lên tường, mắc vào trong khung của cửa trượt và các xương sườn ngang của cửa sổ. Ưu
điểm của loại giấy này là không thấm nước, ánh sáng có thể lọt qua khiến cho ngôi nhà
đẹp hơn và thoáng khí hơn.Còn về các phòng thì hơi thấp, tương đối nhỏ không có nhiều
cửa sổ hay cửa ra vào vì để tối đa hóa nhiệt độ của hệ thống sưởi ndol vào mùa đông.
Riêng đất sét và rơm thì người ta chủ yếu dùng để làm mái nhà. Ở những ngôi nhà tầng
lớp đại chủ, người ta thường làm bằng ngói, ngói được làm từ đất sét nên mái nhà k
phẳng mà có độ dốc nhất định. Kích thước của ngói sẽ ảnh hưởng đến góc của mái nhà và
các góc được xác định bởi điều kiện thời tiết của từng vùng nhất định. Hình dạng và kích
thước khác nhau được sử dụng cho mỗi chỗ khác nhau của mái nhà. Những đường cong
của mái ngói cho thấy sự độc đáo trong kiến trúc Hàn Quốc. Còn ở những ngôi nhà của
tầng lớp thường dân thì đa phần người ta lợp mái tranh - loại mái nhà được làm bằng các
bó rơm bên chặt lại với nhau, rơm có công dụng điều hòa khí hậu. Vào mùa hè, rơm có
tác dụng cản sức nóng vì không hấp thụ nhiệt. Vì vậy mà giữ được sự mát mẻ cho ngôi
nhà. Vào mùa đông cản được khí lạnh bên ngoài nên mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà.
Ngoài ra rơm lại không thấm nước và dễ dàng mua, giá thành rẻ.

3.4. Không gian bên trong nhà truyền thống Hàn Quốc.

-  Nội thất: Nội thất và cách bày trí nội thất trong các ngôi nhà cổ Hàn Quốc có
nhiều ảnh hưởng và sự tương đồng với Nhật Bản, thiên về sự tinh tế, nhẹ nhàng,
chủ yếu dùng gỗ và đá thiên nhiên là nguyên liệu chính. Thiết kế nội thất nhà
Hanok của Hàn Quốc sẽ mang đặc trưng có thể lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên,
hài hòa với không gian. Trong một phòng cơ bản của Hanok chỉ có một vài vật
dụng bằng gỗ đơn giản, một bức tranh phong cảnh nhỏ vẽ bằng mực nước và vài
thứ đồ gốm. 

- Một thiết kế đặc biệt trong nội thất của Hanok: Sử dụng hệ thống sàn lót Maru
kết hợp hệ thống sưởi ấm Ondol. Ondol (온돌) hay còn gọi là (gudeul 구들) là hệ
thống sưởi ấm chạy dưới sàn sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp từ đốt củi gỗ để làm ấm
sàn nhà. Phần chính của hệ thống ondol là một bếp đốt gọi là agungi ( 아궁이) đưa
khói và hơi nóng thông bên dưới sàn phòng cần sưởi rồi thoát ra ngoài qua một ống
khói ở phía tường đối diện. Sàn phòng được sưởi bên dưới có các trụ hoặc vách đá
nâng đỡ, bên trên là các tấm đá, lớp đất sét và lớp chống thấm chẳng hạn giấy phủ
dầu. Có thể gọi đây là mối quan hệ kiến trúc dộc đáo và là hệ thống điều hòa tự
nhiên. Lối kiến trúc sáng tạo và khoa học kết hợp giữa Ondol và Maru tạo cho ngôi
nhà truyền thống Hàn Quốc một không gian sống thoải mái, giúp gia chủ giữ ấm
trong mùa đông khắc nghiệt và mát mẻ, thư thái trong cả mùa hè.

15
Hình 11. Hệ thống sưởi ấm Ondol

- Nghệ thuật trang trí: Người Hàn Quốc thích trang trí đơn giản hơn là sự tô vẽ
khoa trương, sặc sỡ và đặc biệt ưa chuộng những họa tiết tự nhiên như những
đường vân và màu sắc tự nhiên trên thớ gỗ.Khi tính đơn giản được ưu tiên trong sơ
đồ thiết kế nội thất kiểu Hàn Quốc thì việc lựa chọn màu sắc không thiên về tính
sặc sỡ mà là các màu cơ bản như: trắng, vàng nhạt, xanh lơ, bạc, be, xám, nâu…
hoàn toàn giúp chúng phù hợp với mọi chất liệu nội thất và bất cứ không gian
phòng nào.

Những họa tiết được trang trí nhiều trên giấy dán tường là ánh chớp vs hoa phong
lan, bên cạnh đó còn có hoa cúc, cá chép, chim, mây, rùa, bướm…

Hình 12,13. Bố cục và hoa văn trang trí của một ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc

C. SO SÁNH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG GIỮA


HAI NƯỚC

I. ĐIỂM GIỐNG NHAU

16
1.1. Sống hoà hợp với thiên nhiên và cây cỏ.

 Ở vùng đồng bằng quanh nhà đều có cây cỏ, hàng rào dâm bụt có nhiều ở vùng Bắc Bộ.
Việt Nam cùng với luỹ tre làng tạo ra nét riêng của nông thôn nước ta. Nông thôn Hàn
Quốc cũng tương tự như vậy, hoa Mu-kung (giống hoa dâm bụt ở Việt Nam) cũng được
trồng rất nhiều quanh nhà và cung chính là quốc hoa của Hàn Quốc. Cây tre Hàn Quốc
tuy không mọc dày thành luỹ như ở nước ta nhưng cũng không phải là ít.

       1.2. Nhà đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh ánh nắng mùa hè và
gió lạnh mùa đông và làm hình chữ L hoặc chữ U.

- Nhà làm theo hình chữ L hoặc chữ U, giữa có sân, đây là phối cảnh chung ngôi
nhà truyền thống Hàn Quốc. Nhà ở Việt Nam cũng tương tự như vậy. Một ngôi nhà
thường có ba gian, hai chái cộng với nhà ngang tạo thành chữ L, trước nhà có một cái
sân. Ở vùng sơn cước, nhà Hàn Quốc và Hàn Quốc đều coi trọng vị trí địa lí và phong
thủy nên thường tựa lưng vào núi, quay hướng Nam hoặc Đông Nam, xung quanh nhiều
cây cối.

- Ngoài ra cách thức kiến trúc của nhà Việt Nam và Hàn Quốc cũng có rất
nhiều điểm tương đồng, thể hiện rõ qua cách liên kết các chi tiết trong ngôi nhà
hoặc đồ gỗ bằng mộng giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ động,
linh hoạt. Và ngay cả việc dùng ngói âm dương viên sấp viên ngửa để lợp mái nhà
cũng khá giống nhau.

Hình 14. Nhà truyền thống Việt Nam

17
Hình 15. Cấu trúc nhà hình chữ L Hình 16. Cấu trúc nhà hình chữ U

1.3. Coi trọng việc chọn đất làm nhà và tuân thủ nhiều nguyên tắc âm dương ngũ
hành.

- Do cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa nhận thức về âm dương ngũ hành và xem
đó là nguyên lý vận hành của tự nhiên nên thuật phong thủy vốn có cơ sở từ nhận thức
âm dương ngũ hành đã chi phối sâu sắc kiến trúc và văn hóa nhà ở của cư dân Hàn Quốc
và Việt Nam.

- Hai nguyên lý cơ bản của phong thủy là sinh khí luận và cảm ứng luận. Sinh khí
luận cho rằng khí âm dương kết hợp tạo nên vạn vật. Khí đi vào đất làm sinh sôi và nuôi
dưỡng vạn vật gọi là sinh khí do đó đất thường được xem là mẹ. Sinh khí đi theo mạch
ngưng tụ ở nơi nào thì nơi đó sẽ là đất tốt. Nếu dựng nhà ở ở nơi đất tốt thì người sống
trong nhà ở khu đất đó hay con cháu của người có mồ mả táng ở khu đất đó sẽ nhận được
nhiều điều tốt đẹp. Điều này là theo nguyên lý cảm ứng luận trong thuật phong thủy.
Theo đó việc có hay không sinh khí ở nơi đất ở nơi đất ở hay nơi táng mồ mả sẽ do quan
hệ cảm ứng mà tác động đem đến hung kiết, họa phúc cho chủ nhân hoặc con cháu của
người nằm trong mồ mả ở khu đất đó. Quan niệm này là tương đồng ở Hàn Quốc và Việt
Nam nên trong lĩnh vực nhà ở cư dân của hai quốc gia đều coi trọng việc chọn đất làm
nhà và tuân thủ nhiều nguyên tắc âm dương ngũ hành trong việc tạo dựng không gian
trong nhà hoặc khuôn viên của nhà ở.

II. ĐIỂM KHÁC NHAU

2.1. Kiến trúc bên ngoài

 - Do khu vực cư trú của người Việt Nam chủ yếu là vùng sông nước và khí hậu
nhiệt đới nóng, ẩm nên ngôi nhà của Việt Nam chủ yếu là nhà sàn để ứng phó với ngập
lụt, lũ rừng và tránh côn trùng, thú dữ.

- Còn ở hàn quốc cũng có nhà sàn nhưng đa phần sàn nhà của một ngôi nhà
truyền thống Hanok thường cách mặt đất 3-5 bậc thang hoặc xây cách mặt đất cao để đặt
hệ thống sưởi sàn Ondol bên dưới, giúp sưởi ấm vào mùa đông giá rét.

18
Hình 17. Nhà truyền thống Hàn Quốc

- Tuy kiến trúc của cả Việt Nam và HQ đều là kiến trúc mở nhưng về mặt cấu trúc
tiêu chuẩn của một ngôi nhà nhưng :

 Việt Nam là nhà cao cửa rộng để tạo không gian thoáng mát, hòa hợp
với tự nhiên
 Hàn Quốc là nhà hơi thấp, các phòng tương đối nhỏ và không có nhiều
cửa sổ hay cửa ra vào để tránh cái lạnh vào mùa đông.

2.2. Kiến trúc bên trong

- Bố cục không gian nội thất trong ngôi nhà truyền thống Việt và Hàn cũng có
không ít những điểm khác biệt:

- Không gian nội thất ở ngôi nhà Việt thường mang tính cộng đồng: ít ngăn ra
thành từng phòng, và vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà Việt( gian giữa) là nơi đặt bàn
thờ gia tiên.

19
Hình 18. Bố cục nhà truyền thống Việt Nam

- Không gian nội thất trong ngôi nhà Hàn mang tính tách biệt: được phân thành
từng phòng riêng biệt dành cho các sinh hoạt và đối tượng khác nhau, khu vực thờ tự
được bố trí trong 1 ngôi nhà biệt lập với nhà chính

Hình 19. Bố cục nhà truyền thống Hàn Quốc

2.3. Tiện nghi sinh hoạt

Trong số các tiện nghi sinh hoạt truyền thống, người Hàn trực tiếp ngủ trên
sàn nhà và nhiều sinh hoạt khác cũng diễn ra trên sàn nhà. Họ ngồi hoặc quỳ trực tiếp
trên sàn, do vậy không có giường ghế mà thay vào đó là nệm. Trong khi đó ông cha ta,
gường ghế hay chõng tre là yếu tố rất quen thuộc.

20
D. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

1.1. Không gian kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
Những đặc điểm kiến trúc nhà ở Việt Nam mang giá trị truyền thống:
 Giản dị, mộc mạc đầy thanh thoát. Con người Việt Nam hầu hết là người
dân lao động với bản tính vốn rất thật hà và lương thiện, có lối sống vô cùng
giản dị. Nhà ở của người dân Việt Nam là nơi nương chân nghỉ ngơi, thư
giãn sau 1 ngày dài làm việc. Cấu trúc nhà ở chỉ đơn sơ, mộc mạc, không
cầu kì, phung phí, xa xỉ.
 Bố cục hài hòa cân xứng. Lấy sự hài hòa, cân xứng làm nền tảng cấu trúc
truyền thống trong thiết kế nhà ở. 
 Là sự kết hợp hài hòa của vẻ đẹp truyền thống với cảnh quan.
 Vẻ đẹp từ màu sắc và tính dân gian

1.2. Không gian kiến trúc nhà ở truyền thống Hàn Quốc
 Gần như không thay đổi từ thời Tam Quốc cho tới cuối Triều đại Joseon
(1392-1910)
 Nhà Hanok là một phát minh thể hiện sự thông minh, sáng tạo của người
dân từ xa xưa.
 Không chỉ xuất sắc về mặt thẩm mỹ, Hanok còn được tạo ra để con người
sống hòa hợp với thiên nhiên.
 Tính đơn giản được ưu tiên trong sơ đồ thiết kế nội thất kiểu Hàn Quốc thì
việc lựa chọn màu sắc không thiên về tính sặc sỡ mà là các màu cơ bản.

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khái niệm về nhà ở. Truy xuất từ : Nhà ở là gì? Quyền sở hữu và sử dụng
nhà ở tại Việt Nam? (luatduonggia.vn)
2. Chức năng của nhà ở. Truy xuất từ: Mô hình “Tháp công năng” trong Kiến
trúc nhà ở - Tạp chí Kiến Trúc (tapchikientruc.com.vn)
3. Không gian kiến trúc nhà ở Hàn Quốc. Truy xuất từ:
https://123docz.net//document/4882768-van-hoa-cu-tru-han-quoc.htm
4. Nhà ở truyền thống Hàn Quốc. Truy xuất từ: https://korealink.edu.vn/van-
hoa-han-quoc/news/hanok-ngoi-nha-truyen-thong-cua-nguoi-han-quoc.html
5.

21

You might also like