Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Báo cáo về Linux

Người báo cáo: Trần Bá Châu

1. Hệ điều hành Linux là gì? .................................................................. 2


1.1 Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux ............................................................... 4
1.2 So sánh hệ điều hành Windows và Linux .............................................................. 5
1.3. Các phiên bản của hệ điều hành Linux ................................................................. 5
2. Các câu lệnh trong Linux ................................................................. 11
2.1 Di chuyển trỏ chuột ................................................................................................ 11
2.2 Thao tác với text ..................................................................................................... 12
2.3 Điều khiển Terminal .............................................................................................. 12
2.4 Một số câu lệnh chung ........................................................................................... 13
2.5. Các lệnh với file hay thư mục............................................................................... 15
2.6 Một số lệnh về thông tin của hệ thống .................................................................. 16
2.7 . Lệnh về thông tin mạng ....................................................................................... 17
2.8 Một số câu lệnh hữu dụng khác ........................................................................... 17
2.9 Các cách cài app trên Linux .................................................................................. 18
1. Hệ điều hành Linux là gì?
• Định nghĩa
Linux là một hệ điều hành máy tính được phát triển từ năm 1991 dựa trên hệ điều hành
Unix và viết bằng ngôn ngữ C.
Do Linux được phát hành miễn phí và có nhiều ưu điểm vượt trội nên Linux vẫn giữ vị trí
vững chắc trong lòng người dùng trước các ông lớn như Windows hay macOS.

• Cấu trúc hệ điều hành Linux


+ Kernel
Hay được gọi là phần Nhân vì đây là phần quan trọng nhất trong máy tính bởi chứa đựng
các module hay các thư viện để quản lý, giao tiếp giữa phần cứng máy tính và các ứng
dụng.
+ Shell
Shell là phần có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng
dụng yêu cầu, chuyển đến cho Kernel xử lý. Shell chính là cầu nối để kết nối Kernel và
Application, phiên dịch các lệnh từ Application gửi đến Kernel để thực thi.
Có các loại Shell như sau: sh (the Bourne Shell), bash(Bourne-again shell), csh (C shell),
ash (Almquist shell), tsh (TENEX C shell), zsh (Z shell).
+ Application
Đây là phần quen thuộc với chúng ta nhất, phần để người dùng cài đặt ứng dụng, chạy ứng
dụng để người dùng có thể phục vụ cho nhu cầu của mình.

• Công dụng của hệ điều hành Linux


Tương tự như các hệ điều hành khác, Linux cũng cấp môi trường trung gian để người dùng
có thể giao tiếp với phần cứng máy tính, thực hiện các công việc của mình.
Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng mã nguồn mở mà Linux đem lại nhiều sự thoải mái hơn cho
người dùng, đặc biệt các lập trình viên, nhà phát triển.
1.1 Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Linux
• Ưu điểm
+ Miễn phí và được hỗ trợ các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice.
+ Tính bảo mật cao.
+ Tính linh hoạt, người dùng có thể chỉnh sửa hệ điều hành để phù hợp với nhu cầu sử
dụng của mình.
+ Không lo sợ giật, lag, không chạy nổi,…trên các máy tính có cấu hình không cao.
• Nhược điểm
+ Các nhà phát triển phần mềm vẫn chưa để tâm đến hệ điều hành tiềm năng này nên số
lượng phần mềm được hỗ trợ vẫn còn hạn chế.
+ Một số nhà sản xuất không phát triển driver hỗ trợ nền tảng Linux.
1.2 So sánh hệ điều hành Windows và Linux

1.3. Các phiên bản của hệ điều hành Linux


• Ubuntu
Phiên bản phổ biến nhất của Linux được người dùng biết đến là Ubuntu. Phiên bản này
luôn cố gắng cải thiện để đem lại cho người dùng những ấn tượng tốt nhất khi trải nghiệm.
Đây là một nhánh của Debian Linux.
• Linux Mint
Linux Mint là phiên bản GNU/Linux phát triển dựa trên nền tảng Ubuntu.
Giao diện thân thiện người dùng là cụm từ thường được người dùng sử dụng khi nhắc đến
Linux Mint. Đây là sự kết hợp giữa Windows 7 và macOS X.
Không chỉ vậy, kho ứng dụng của phiên bản này cũng được khá đa dạng nhờ kế thừa từ
Ubuntu.

• Debian
Với những người muốn máy tính mình mang tính ổn định cao hơn thì Debian là một lựa
chọn hàng đầu.
Debian dù luôn chạy những phần mềm cũ kỹ hơn so với các hệ điều hành hiện tại nhưng
điều đó cũng đồng nghĩa là các phần mềm đó đã trải qua thời gian thử lâu và được tin tưởng
sử dụng.

• Fedora
Với Fedora, người dùng được quyền tự do phát triển, thay đổi mọi thứ trong máy tính của
mình để “vừa ý” mình nhất. Đây là một phiên bản tốt cho lập trình viên bởi nó hỗ trợ sẵn
một số công cụ, nền tảng để lập trình.
Nếu như bạn muốn là những người mới nhất “thử nghiệm” phần mềm thì hãy lựa chọn
Fedora. Fedora còn lu cập nhật những những công nghệ mới như hệ thống tập tin mới, kỹ
thuật ảo hóa mới,...

• CentOS Linux
CentOS được phát triển nhờ cộng đồng. CentOS vận hành tốt và mượt mà trên các
mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,…
Các doanh nghiệp nên cân nhắc về CentOS nhờ tính ổn định và bảo mật nhiều cấp độ của
phiên bản này.

• OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise


Các phần mềm của OpenSUSE sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm hoàn toàn khác với những
phiên bản khác của Linux, rất chuyên nghiệp.
OpenSUSE sẽ đáp ứng dc nhu cầu của những bạn muốn vừa cập nhật liên tục các phần
mềm và vừa có tính ổn định cao vì những bản cập nhật mới nhất điều được kiểm tra rất kỹ
càng.
• Mageia Linux
Mageia là một nhánh của hệ điều hành Mandriva Linux và được phát hành đầu tiên vào
năm 2010. Khác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu của các hệ điều hành khác là Oracle hay
MySQL, Mageia Linux sử dụng MageriaDB.
Đồng nghĩa tốc độ của cơ sở dữ liệu cũng được tối ưu hóa hơn từ 3-5%.

• Slackware Linux
Sau 13 năm phát triển thì Slackware Linux đã trở thành phiên bản lâu đời nhất của Linux.
Slackware Linux nổi tiếng và được tin dùng qua thời gian nhờ tính gọn nhẹ, phù hợp với
máy tính có cấu hình thấp, phương thức tùy biến tối thiểu hóa cho các ứng dụng như KDE,
quá trình vài đặt đơn giản,…

• Puppy Linux
Đâu là phiên bản nhẹ nhất của Linux? Câu trả lời chung sẽ chính là Puppy Linux. Puppy
Linux chỉ nhẹ khoảng 300MB. Dù nhẹ nhưng Puppy Linux vẫn đảm bảo mượt mà trên
những ứng dụng cơ bản.
Puppy Linux sẽ phát huy hết tác dụng khi bạn biết cách tùy biến nó để phù hợp với nhu
cầu của cá nhân mình.
2. Các câu lệnh trong Linux
Ubuntu là một trong những phiên bản Linux phổ biến nhất. Vì vậy, hiện tại mình đang sử
dụng hệ điều hành này. Theo mình, Ubuntu có những ưu điểm như: nhẹ, ổn định, an toàn,
miễn phí và "nhanh". Từ "nhanh" ở đây mình đặt trong ngoặc kép vì nó không dùng để chỉ
tốc độ xử lý phần cứng. Mà bởi vì, Ubuntu cung cấp rất nhiều các câu lệnh sử dụng trên
Terminal giúp lập trình viên làm việc nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.
Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Ubuntu theo cách mà bạn đang dùng trên Windows
- với chuột và bàn phím. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu như bạn không biết về những câu lệnh
cơ bản, đơn giản mà lại hiệu quả sau đây.
Một số câu lệnh được bôi đen là những câu lệnh mình hay dùng và thấy hữu dụng.
Trước hết ta phải mở Terminal (phím tắt Ctrl + Alt + T)
Lúc này, Terminal sẽ hiện lên như sau:

2.1 Di chuyển trỏ chuột

• Ctrl + A: Di chuyển tới đầu dòng đang gõ.


• Ctrl + B: Di chuyển tới cuối dòng đang gõ.
• Ctrl + XX: Di chuyển giữa đầu dòng và vị trí hiện tại.
• Alt + F: Di chuyển sang phải một chữ.
• Alt + B: Di chuyển sang trái một chữ.
• Ctrl + F: Di chuyển sang phải một kí tự.
• Ctrl + B: Di chuyển sang trái một kí tự.
2.2 Thao tác với text

• Ctrl + U: Xóa phần text từ vị trí hiện tại đến đầu dòng.
• Ctrl + K: Xóa phần text từ vị trí hiện tại đến cuối dòng.
• Ctrl + W: Xóa từ phía trước vị trí hiện tại. (phần text sẽ được lưu vào clipbroad)
• Ctrl + Y: Dán phần text ở clipbroad.
• Atl + T: Đổi chỗ hai từ phía trước vị trí hiện tại.
• Alt + L: Viết thường chữ sau vị trí hiện tại.
• Alt + U: Viết hoa chữ sau vị trí hiện tại.
• Alt + C: Viết hoa đến cuối từ bắt đầu từ vị trí hiện tại.
• Alt + D: Xóa từ phía sau vị trí hiện tại.
• Alt + .: Hiện thị từ cuối của lệnh trước.
• Ctrl + T: Đổi chỗ hai kí tự trước vị trí hiện tại.
• Ctrl + Shift + C: Copy
• Ctrl + Shift + V: Paste
2.3 Điều khiển Terminal

• Ctrl + L: Xóa màn hình, giữ nguyên dòng hiện tại.


• Ctrl + S: Dừng tất cả output trên màn hình.
• Ctrl + Q: Resume output trên màn hình.
• Ctrl + C: Dừng lệnh hiện tại.
• Tab: Tự động hoàn thành tên file hoặc thư mục.
• Tab Tab: Hiện thị tất cả các khả năng có thể.
• Ctrl + Shift + W: Đóng Terminal hiện tại.
• Ctrl + Shift + Q: Đóng toàn bộ Terminal.
• Ctrl + Shift + T: mở 1 tab terminal mới.
2.4 Một số câu lệnh chung
• man <tên câu lệnh> : để xem mô tả về câu lệnh

• sudo (viết tắt của superuser do) : đứng trước các câu lệnh, cho phép bạn chạy câu
lệnh với quyền admin. Nhiều câu lệnh trong Terminal cần phải có sudo phía trước.
Khi dùng sudo, máy tính hiểu rằng bạn đang thực thi câu lệnh với quyền cao nhất,
đó là quyền root.
• Để thực thi được câu lệnh này, bạn bắt buộc phải nhập mật khẩu
• whoami : hiển thị username, trong trường hợp bạn sử dụng nhiều tài khoản bạn sẽ
cần quan tâm đến lệnh su
• ls (viết tắt của list): liệt kê tất cả các file tại thư mục đang đứng

ngoài ra ls –a sẽ liệt kê cho ta cả những thư mục ẩn (hidden files)

• echo "string" : echo như một lệnh print trong các ngôn ngữ lập trình, nó sẽ in ra một
đoạn string hay giá trị của một biến
• history : liệt kê các lệnh đã dùng trước đó

• passwd : thay đổi mật khẩu


• adduser : thêm user
• clear : Xóa toàn bộ hiển thị trên terminal
2.5. Các lệnh với file hay thư mục
• pwd (print working directory) : in ra đường dẫn đầy đủ của thư mục bạn đang đứng

• mkdir <tên thư mục> : tạo thư mục

• cp <tên tập tin> <tên thư mục> : dùng để copy một tập tin vào một thư mục

• cp -r <tên thư mục nguồn> <tên thư mục đích> : dùng để copy thư mục nguồn vào
thư mục đích

• mv (move) : Cách dùng lệnh này hệt như lệnh copy, giúp ta di chuyển file hay thư
mục
• rm (remove) : tương tự mv và cp, lệnh này để xóa file hay thư mục, đặc biệt lưu ý,
nếu bạn muốn xóa thư mục cú pháp là rm -rf tên_thư_mục

• cd (change directory) : lênh này giúp ta di chuyển ra vào các thư mục khác nhau

để quay về home ta chỉ ghi cd :

• touch : tạo file mới

• grep : tìm kiếm một đoạn text trong một file hay thư mục
• Ngoài ra, sử dụng unzip để giải nén file zip : unzip <tên file>
2.6 Một số lệnh về thông tin của hệ thống
• df (disk free) : lệnh này cho phép hiển thị thông tin về ổ đĩa (có thể sử dụng df -h)
• du (disk usage) : hiển thị kích thước của tất cả các file nằm trong thư mục đang đứng
nếu không truyền vào tên thư mục (có thể sử dụng du -h )
• free (hay free -h) : hiển thị dung lượng đã sử dụng và chưa sử dụng của ổ đĩa
• htop : cũng là một cách để kiểm tra tài nguyên hệ thống
• top (table of processes) : Hiển thị thông tin các tiến trình và thông tin ram, cpu,...
Bấm q để quit, còn nhiều thủ thuật khác với lệnh top bạn có thể tìm hiểu thêm
• uname -a : Hiển thị một vài thông tin cơ bản của hệ thống
• lsb_release -a : Hiển thị thông tin về hệ thống linux
• ps aux hay ps aux | less : Hiển thị các tiến trình
• pkill <process PID> : kill một tiến trình sử dụng id của nó
2.7 . Lệnh về thông tin mạng
• ss : kiểm tra thông tin về socket
• ss -s : hiển thị tổng số socket
• ss -l : hiển thị mọi cổng mở
• ss -pl : kiểm tra tên tiến trình sử dụng socket mở
• ss -t -a : hiển thị mọi socket TCP
• ss -u -a : hiển thị mọi socket UDP
• ping <domain address> : gửi các gói tin đến địa chỉ domain (hay ip) để tính tốc độ
request (thường dùng để check xem có bị lỗi đường truyền không)

• curl hay wget : tải file từ trên internet khi có link


• netstat : đưa ra các thống kê bao gồm socket và các bảng định tuyến (netstat -s,
netstat -p)
2.8 Một số câu lệnh hữu dụng khác
• whereis <packagename> : để tìm vị trí lưu trữ một package nào đó
• sudo shutdown -h now : tắt máy ngay lập tức
• sudo reboot : khởi động lại máy
• poweroff : Tắt máy
• sudo hdparm -I /dev/sda : kiểm tra thông tin phần cứng
• sudo apt install <packagename> hay sudo apt-get install <packagename>: Cài đặt
package
2.9 Các cách cài app trên Linux
Cài đặt Online
• wget:
Bạn có thể sử dụng lệnh wget để tải xuống nội dung từ internet

• apt-get hoặc apt


Đây là một trong những lệnh quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất của
Ubuntu hoạt động với Ubuntu Advanced Packaging Tool (APT); bạn có thể sử dụng “-apt-
get” hoặc “-apt” này để cài đặt hoặc gỡ bỏ các gói hoặc bạn có thể thực hiện các tác vụ bảo
trì khác. “apt” yêu cầu đặc quyền sudo để thực hiện thành công lệnh.
Cú pháp được nêu dưới đây sẽ giúp bạn cài đặt gói cần thiết:
$ sudo apt install [packagename]

Hoặc bạn có thể gỡ bỏ gói bằng cách thực hiện lệnh dưới đây:
$ sudo apt remove [packagename]
Bonus:
Trong quá trình cài đặt và gỡ phần mềm trên Ubuntu, việc sinh ra rác là điều không tránh
khỏi. Để bỏ đi những thứ không cần thiết:
− Mở Terminal
− Gõ lệnh: sudo apt-get autoremove (và nhập mật khẩu)
− Gõ lệnh: sudo apt-get autoclean (và nhập mật khẩu nếu cần thiết)
Cài đặt offline
Cài đặt Offline nghĩa là: bạn đã tải về gói phần mềm rồi. Bây giờ ta chỉ việc cài đặt chúng
thôi, nên việc này không cần thiết phải có mạng Internet.
Các gói phần mềm thường có đuôi là: .deb, .rpm, .bin và dạng nén tarball (.tar, .tar.gz,
.tgz,...)
• Cài đặt file .deb
− Cài đặt loại này cực kì đơn giản, bạn chỉ cần click vào là tự nó sẽ cài đặt - sử dụng
Ubuntu Software Center.
• Cài đặt file .rpm
− Mình sẽ chuyển file .rpm thành file .deb để làm giống như trên:
− Mở Terminal
− Cài đặt gói alien với câu lệnh: sudo apt-get install alien
− Convert file từ .rpm thành .deb với câu lệnh: sudo alien -k filename.rpm
− Sau bước trên bạn đã có một tệp tin là filename.deb, tiếp tục click vào để cài đặt.
• Cài đặt file .bin
− Đầu tiên lưu file .bin tới Desktop. Mở Terminal:
− Di chuyển đến thư mục chứa file: cd Desktop (đây chỉ là ví dụ, thực tế bạn có thể
đặt file ở thư mục khác)
− Thêm quyền cho file: sudo chmod +x filename.bin
− Cài đặt: ./filename.bin
− Sau đó chương trình sẽ cài đặt trong Terminal!

You might also like