CÁCH GIẢI BÀI TẬP môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 3: Anh/chị hãy so sánh và làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa dân chủ

xã hội chủ nghĩa với các nền dân chủ có trước trong lịch sử
1. Trước hết tối thiểu cũng phải so sánh được dân chủ XHCN với dân chủ tư
sản và dân chủ chủ nô
- Ví dụ khi các bạn nói ra một trong những đặc trưng của XHCN đó là mang bản
chất giai cấp công nhân thì cũng phải làm rõ dân chủ tư sản và dân chủ chủ nô nó
mang bản cấp giai cấp gì
- Hay là các bạn nói là nền dân chủ XHCN nó có cơ sở kinh tế là chế độ công
hữu. Vậy nền dân chủ tư sản và chủ nô thì nó có cơ sở kinh tế chính là chế độ tư hữu
mà còn gọi cách khác là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
- So sánh với dân chủ chủ nô và dân chủ tư sản (trọng tâm)
- Sự phát triển của dân chủ: có 4 ngoại hình, dân chủ đầu tiên không gắn với nhà
nước
2. Điểm giống nhau giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa với các nền dân chủ có trước
trong lịch sử
- Đã gọi là dân chủ thì quyền lực thuộc về người dân nhưng khác nhau ở chỗ người
dân ở đây là ai? Nếu như ở các nước XHCN thì người dân là nhân dân lao động là đại
đa số, còn ở các nước tư bản chủ nghĩa là người dân ở đây chính là giai cấp tư sản, tức
là nó sẽ ưu tiên phục vụ giai cấp tư sản
- Như vậy khi mà khai thác cái sự giống nhau thì nó nhỏ thôi, nói ngắn thôi: đã là dân
chủ dù là dân chủ XHCN hay là dù là dân chủ XHCN hay là dân chủ chủ nô nó đều
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân (đó là nét giống của nó) nhưng nó sẽ khác nhau
ở chỗ nó sẽ trả lời câu hỏi nhân dân ở đây là ai và những ai
- Đã là dân chủ thì dân chủ chủ nô hay là dân chủ tư sản hay là dân chủ XHCN nó đều
mang bản chất giai cấp (nhưng nó sẽ khác nhau ở chỗ giai cấp đó là giai cấp nào)
NOTES:
+Thật ra mà nói cái giống nhau rất là ít cho nên trong bài làm chỉ điểm qua một số và
phụ thuộc vào cách viết bài để nhấn mạnh sự giống nhau của nó, cần có ý lập luận kế
luận điều đó
+ Trước khi lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau nên nói về khái niệm, quan
niệm dân chủ (giới thiệu nó là gì), có thể giới thiệu ở giai đoạn mở đầu: dân chủ có
một quá trình phát triển từ thế này đến thế này? Bản thân dân chủ ra đời ở ý nào? Đến
chủ nghĩa Mác-Lenin quan niệm như thế? Đảng và Hồ Chí Minh quan niệm như vậy?
Khi nói lên dân chủ XHCN thì nó có đặc trưng, bản chất như thế này? Nó sẽ có sự
khác nhau về mặt bản chất so với các nền dân chủ trong lịch sử. Sau đây tôi sẽ đi vào
phân tích tập trung về sự giống nhau và khác nhau của nó
+ Phải có mở đầu, thân bài, kết luận
+ Kết luận: mặc dù vẫn cố một số điểm giống nhau nhất định nhưng mà nếu xét về
mặt bản chất thì dân chủ XHCN và các nền dân chủ khác trong lịch sử khác nhau về
mặt bản chất
NOTES: Phải có số liệu, ví dụ, khuyến khích trong quá trình làm bài chọn chỗ nào đó
có thế mạnh nhất, có nhiều số liệu nhất để chúng ta có thể kẻ một khung nhỏ để bài
làm nổi bật, không nên kẻ khung từ đầu đến cuối, viết một bài văn và lồng vào bài văn
có một cái khung so sánh nho nhỏ
3. Tìm ví dụ so sánh: dân chủ XNCH VN hiện nay với các nhà nước XHCN khác
trên thế giới (ví dụ như nhà nước XHCN Liên Xô một thời kỳ, Trung Quốc,…)

Câu 1: Hãy so sánh và làm rõ những điểm tương đối ổn định biến đổi khác biệt
của giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay và
giai cấp công nhân ở thời đại Các Mác-Ăngghen
Ở các nước phát triển, sự phát triển của giai cấp công nhân tỉ lệ thuận với sự phát triển
của kinh tế, lực lượng lao động bằng phương thức công nghiệp chiếm tỉ lệ cao ở mức
tuyệt đối ở những nước như là các nước G7 hay là những điểm tương đối ổn định,
biến đổi khác biệt
- Ngay cả nội dung em đưa ra đó cũng là một công lao: tức là ở các nước phát
triển các nước G7, cái việc mà nó lao động bằng phương thức công nghiệp tức là nó
đã dẫn đến cái mức coi như là tự động hóa hay là máy móc hóa hay là công nghệ hóa,
thì đó coi như là một điểm biến đổi của nó
- Sự phát triển của giai cấp công nhân cả về số lượng lẫn chất lượng nó đã tỷ lệ
thuận đến phát triển kinh tế, trình độ của công nhân càng cao thì số lượng công nhân
càng nhiều, nhiều nhà máy nhiều xí nghiệp mọc ra. Đương nhiên đây là sự biến đổi ở
thời đại Các Mác-Ănghen rõ ràng thì chưa có đặc điểm này. Đặc biệt cái việc lao động
bằng phương thức công nghiệp, gắn liền máy móc tỉ lệ lao động bằng phương thức
công nghiệp chiếm đa số, dẫn đến mức tuyệt đại đa số coi như cái điểm biến đổi,
chúng ta không thể gọi đó là khác biệt bởi vì ở thời đại Các Mác-Ăngghen nó vẫn có
nhưng là ở mức độ thấp.
1. Giai cấp công nhân hiện nay trên thế giới có gắn bó mật thiết với các tầng
lớp còn lại trong xã hội không? Hay chỉ có mỗi Việt Nam mình mới gắn bó mật
thiết
- Ở bên các nước tư bản, cái câu chuyện nông nghiệp và tư nghiệp nó có mối
quan hệ. Bởi vì nông nghiệp nó có sự tác động qua lại với công nghiệp. Nó cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp hoạt động. Đương nhiên ở các nước tư bản nông dân và
công dân nó cũng có mối liên hệ nhưng nếu nói rằng nó chặt chẽ ở Việt Nam thì có
thể nói là mức độ nó không bằng, nhưng chúng ta không thể phủ nhận mối liên hệ của

Mối liên hệ giai cấp công nhân với các loại giai cấp khác trong xã hội tư bản phát triển
hay là trên thế giới hiện nay nó có mối liên hệ nhưng tùy theo đặc thù, văn hoá của
mỗi xã hội mà mối liên hệ đó có thể chặt chẽ hoặc ở mức bình thường thui. Còn ở
Việt Nam do chúng ta là nước thuộc địa bị Pháp xâm lược, cho nên giai cấp công nhân
và nông dân nó có mục tiêu đấu tranh chung. Thêm một mối liên hệ nữa là giai cấp
công nhân ở Việt Nam đều có nguồn gốc xuất thân từ nông dân, riêng đặc điểm này ở
các nước dương như nó không có hoặc chỉ ở một bộ phận nhỏ
NOTES: Ở trên các nước hiện nay ví dụ như Trung Quốc hay là các nước quá độ đi
lên CNXH, công nhân và nông dân chắc chắn là có mối liên hệ với nhau, nó phải liên
minh với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Chịu khó sưu tầm số liệu: tỷ lệ công dân và nông dân trên thế giới hiện nay hay
là ở các nước tư bản (bằng con đường tham khảo, sưu tầm,…)
NOTES: Phải có số liệu, ví dụ, khuyến khích trong quá trình làm bài chọn chỗ nào đó
có thế mạnh nhất, có nhiều số liệu nhất để chúng ta có thể kẻ một khung nhỏ để bài
làm nổi bật, không nên kẻ khung từ đầu đến cuối, viết một bài văn và lồng vào bài văn
có một cái khung so sánh nho nhỏ
VD: Vẽ sơ đồ, biểu đồ: giai cấp công nhân ở VN tỷ lệ chiếm bao nhiêu phần trăm, giai
cấp công nhân ở Mỹ tỷ lệ chiếm bao nhiêu phần tram?
Sau đây tôi sẽ có bảng so sánh tỉ lệ giai cấp công nhân so với các giai cấp khác trong
xã hội: tôi chọn ba xã hội Việt Nam, Trung Quốc, BỈ
Nhìn vào biểu đồ tôi thấy Việt Nam cao hơn…
- Tra GG: Sự phát triển công nhân qua từng giai đoạn, sử dụng biểu đồ,…
2. Tiền đề, vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới ở thời Các Mác-
Ăngghen nó thể hiện như thế nào và ở giai cấp công nhân hiện nay nó thể hiện
như thế nào?
- Về tiền đề, vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới ở thời Các Mác-
Ăngghen nó mới nêu ra lý luận, trong thời đại đó giai cấp công nhân chưa giành được
chính quyền về tay mình, vẫn đang là xã hội tư bản CN nhưng mà trong xã hội hiện
nay một số nước giai cấp công nhân đã giành được chính quyền và nó đã bắt tay xây
dựng tiền đề đó
- Nói đến tiền đề, vật chất, kỹ thuật là nói đến sự phát triển kinh tế nói chung và
nền đại công nghiệp. Hay nói cách khác khi nói đến tiền đề, vật chất, kỹ thuật là đề
cập đến cái sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mà lực lượng sản xuất trong thời đại
Các Mác-Ăngghen nó vẫn ở trình độ thấp mà chính vì vậy các ông mới đưa ra cái lý
luận về giai cấp công nhân phải làm sứ mệnh như thế như thế. Nhưng trong thời đại
hiện nay chúng ta thấy rằng giai cấp công nhân đã giành được chính quyền về tay
mình ở một số nước và ở một số nước giai cấp công nhân chưa giành được chính
quyền về tay mình thì vẫn tiếp tục công việc đấu tranh, và nếu nó hoàn thành công
việc đấu tranh của nó á thì nó có thể tận dụng cái thành tựu của chủ nghĩa tư bản để
đẩy nhanh xây dựng tiền đề đó. Cho nên ở trong thời đại Các Mác-Ăngghen tiền đề,
vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới là nó mới chỉ dừng lại trong lý luận
nhưng trong thực tiễn chưa thể hiện. Trong giai đoạn hiện nay tiền đề, vật chất, kỹ
thuật nó có bắt đầu được xây dựng ở các nước như là VN, Trung Quốc,…
BT3: Tại sao nói nhà nước XHCN là nhà nước không còn nguyên nghĩa, chỉ còn
1 nửa nhà nước và nhà nước tự tiêu vong (có mặt trong hệ thống thi)
 Giải thích được 3 ý
1.Tại sao nhà nước XHCN là nhà nước không còn nguyên nghĩa
2.Nó chỉ còn 1 nửa nhà nước là như thế nào và tại sao
3.Chúng ta hiểu nhà nước tự tiêu vong như thế nào, cơ sở nào nói rằng đó là nhà
nước tự tiêu vong
 Giải thích tử ngữ:
- Nguyên nghĩa tức là cái nghĩa đầy đủ của nó, vậy là khi chúng ta nói nó
không còn nguyên nghĩa tức là nó mất đi một số. Nhà nước nguyên nghĩa là
nhà nước được hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó. Vậy nhà nước đầy đủ là nhà
nước như thế nào? Nhà nước phải có những chức năng của nó. VD Nhà
nước sinh ra, tồn tại và phát triển nó có đầy đủ các chức năng của nó: chức
năng giai cấp và chức năng xã hội. Nhưng đến một lúc nào đó sự phát triển
của nhà nước nó đạt đến một trình độ nào đó và gắn với những tiêu chí nào
đó nhà nước không còn nguyên nghĩa nữa, tức là một hoặc một số chức
năng của nó đã mất đi
- Nhà nước ra đời nó có 2 chức năng cơ bản, đó là chức năng trấn áp giai cấp:
khi mà nhà nước còn giai cấp đối kháng nhưng đến một trình độ nào đó, khi
mà thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì hình dung là giai cấp
đối kháng nó không còn nữa. Vậy thì nếu giai cấp đối kháng không còn
nữa, lúc bấy giờ chức năng trấn áp giai cấp của nhà nước mất đi. Nhà nước
sinh ra có 2 chức năng, nó mất đi một tức là nó không còn nguyên nghĩa, nó
còn một nửa cho nên người ta gọi là một nửa nhà nước; sẽ tiến tới quá trình
tự tiêu vong mà lúc bấy giờ nó chỉ là một cơ quan tổ chức quản lý xã hội mà
thôi.
 ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI:
- Chúng ta căn cứ vào chức năng của nhà nước ở trong giáo trình có giải
thích
- Đặc biệt là căn cứ vào chỗ bản chất kinh tế nhà nước nó sẽ có cơ sở để trả
lời câu hỏi này: tức là khi nhà nước thiết lập chế độ công hữu, thì nó có thể
tiến tới tự tiêu vong (tức là giai cấp đối kháng nó không còn nữa)
- Nguyên nhân nào làm cho nhà nước ra đời mà nguyên nhân đó không tồn
tại nữa nhà nước sẽ tự tiêu vong (nguyên nhân làm cho nhà nước xuất hiện
là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa, tức là trong xã hội có giai cấp
đối kháng, nếu đến một trình độ nào đó giai cấp đối kháng nó mất đi không
còn mâu thuẫn giai cấp đối kháng nữa nguyên nhân nhà nước ra đời nó mất
đi, nhà nước tự tiêu vong)

You might also like