Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Tổng hợp bản word

I. Khái niệm
Chủ nghĩa xã hội:
Từ thực tế lịch sử và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm “chủ
nghĩa xã hội” được nhận thức theo các góc độ sau đây:
Thứ nhất, đó là một trào lưu tư tưởng, lý luận chống lại áp bức, bất công và hướng tới
xã hội công bằng, bình đẳng dựa trên chế độ công hữu. Trào lưu này có hai trình độ là:
chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng trong lịch sử nhân loại
phản ánh những cuộc đấu tranh chống ách áp bức, bất công trong các xã hội có giai cấp
mong muốn có một xã hội không có tư hữu, không có bóc lột và xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, lao động, hòa bình nhưng bằng những biện pháp không thực tế.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong quá trình tự giải phóng, là cơ sở lý luận và phương pháp luận của các
Đảng Cộng sản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là một phong trào hoạt động thực tiễn của đời sống chính trị -
xã hội.
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội hiện thực, một mô hình xã hội tổ chức theo
những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa cộng sản:
Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do Mác và Ăngghen
xây dựng, sau đó được Lênin áp dụng và phát triển. Về mặt học thuyết, chủ nghĩa cộng
sản là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người
trong thế giới đó. Đây là một cấu trúc kinh tế - xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc
thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sỡ hữu chung và
điều khiển chúng đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.
Mác và Ăngghen cho rằng: “Chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội
loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản”.

II. Chủ nghĩa xã hội hiện thực


1. Hình thành chủ nghĩa xã hội 1917: CT, KT, VH, Công nghiệp nặng
- Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi (7/11/1917) dưới sự lãnh
đạo của đảng Bônsêvích mà người đứng đầu là V.I.Lênin. Đập tan bộ máy nhà nước của
Chính phủ tư sản lâm thời. Giành “Toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”.
- Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
- Dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến, lập
nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội không còn tình trạng
người bóc lột người.
- Mở ra con đường mới cho các dân tộc đang bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Mở
đầu một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
2. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt.
Kinh tế:
- Nền kinh tế vốn lạc hậu
- Bị thiệt hại nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Nội chiến gần 5 năm
- Chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về nền kinh tế.
Chính sách Cộng sản thời chiến (1918-1921):
- Quốc hữu hóa tài sản và tư liệu sản xuất quan trọng
- Hạn chế quan hệ hoàng hóa - tiền tệ
- Trưng thu lương thực thừa
- Thực hiện nghĩa vụ lao động (cưỡng bức)
→Chính sách này có thể cung cấp lương thực cho quân đội, tiền tuyến, cho công nhân và
nhân dân thành thị trong điều kiện nội chiến, lương thực cực kì khan hiếm.
Chính sách kinh tế mới NEP (3/1921, ĐH X ĐCS Nga):

Mục đích
NEP

Khắc phục tình trạng suy sụp kinh Học tập, kế thừa, phát huy, có
tế sau chiến tranh và ngăn chặn chọn lọc cở sở vật chất, khoa học
những nảy sinh tự phát của nền kĩ thuật, khoa học quản lí kinh tế
sản xuất hàng hóa nhỏ của tư bản chủ nghĩa
Khôi phục công
nghiệp nặng, tư
nhân hóa những xí
nghiệp nhỏ

Ban hành chính sách Phát triển quan hệ


thuế nông nghiệp Nội dung của hàng hóa tiền tệ
NEP

Khuyến khích nước


ngoài vào đầu tư

→ Thực chất chính sách này là thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do
Nhà nước quản lí trong quá trình xây dựng CNXH.
Chính trị-xã hội:
- Hội đồng Dân ủy đã ra Sắc luật “Về việc tách nhà thờ khỏi nhà nước, tách trường học
khỏi nhà thờ” và chỉ thị “Về việc thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân Cộng hòa
XHCN Xô viết Liên Bang Nga”.
- Đảng và Nhà nước Nga đã ưu tiên cho phát triển giáo dục phổ thông, bảo đảm cho tất cả
người cần lao của Nga được hưởng “nền giáo dục phổ thông đầy đủ và miễn phí”; được
đảm bảo quyền ngôn luận, báo chí và tụ họp cũng như tự do tôn giáo.
- Xác lập hệ thống chính sách xã hội, bảo đảm cho người lao động, mọi người dân được
hưởng những thành quả chính đáng của Cách mạng T10, từng bước nâng cao chất lượng
cuộc sống, tạo động lực để họ yên tâm lao độn, cống hiến.
- Để tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ Quốc, vai trò lãnh đạo tập trung thống nhất Đảng,
sự quản lí của nhà nước Xô viết được đặt lên hàng đầu; tập hợp, huy động mọi tiềm lực
vật chất và tinh thần, động viên cao nhất tinh thần cách mạng của quần chúng công nông,
bảo về vững chắc thành quả cách mạng, Tổ chức XHCN.
- Về đối ngoại, ngay từ khi ra đời, Nhà nước Xô viết đã xây dựng “Sắc luật hòa bình” -
văn kiện đầu tiên trong lịch sử về chính sách đối ngoại, thể hiện rõ nguyên tắc dân chủ và
quyền tự quyết của các đan tộc trong quan hệ quốc tế cũng như thái độ dứt khoát của
người cộng sản đối với việc phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Văn hóa:
- V.I Lê nin cũng trực tiếp soạn thảo “Đề cương về cách mạng văn hóa” trong tình cảnh
khó khăn lớn nhất của cách mạng văn hóa ở nước Nga là rất nhiều dân tộc ít người, có
hơn 90% dân cư không biết chữ và chống phá quyết liệt của kẻ thù.
- Đảng và Nhà nước Xô viết đã thi hành mọi biện pháp nhằm nâng cao trình độ văn hóa
của nhân dân, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ công nhân, cán bộ kĩ thuật phục vụ công
nghiệp hóa XHCN.
Sự ra đời của các hệ thống xã hội chủ nghĩa, các giai đoạn phát triển
1. Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng Sản ở nhiều nước châu Âu và châu
Á đã lãnh đạo quần chúng nhân dân cùng với Hồng quân Liên Xô thành lập mặt trận
chống phát xít. Chính sự lớn mạnh của Đảng Cộng Sản trong thời kì chiến tranh là cơ sở
để khi chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, Đảng Cộng Sản nhiều nước tổ chức đấu tranh vũ
trang giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. Trong thời gian 5 năm (từ
năm 1944 đến năm 1949) đã có 11 nước ở châu Âu, châu Á giành được chính quyền và đi
lên chủ nghĩa xã hội. Có được thành tựu này là nhờ Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng ba
phương thức.
Phương thức thứ nhất chủ yếu dựa vào lực lượng vũ trang của nhân dân nước
mình, xây dựng các căn cứ địa cách mạng, khi thời cơ đến đã lãnh đạo nhân dân đứng lên
giành chính quyền như: Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư (1944), nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (1945), Cộng hòa Nhân dân Anbani (1946) và Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (1949).
Phương thức thứ hai chủ yếu dựa vào Hồng quân Liên Xô giải phóng đồng thời
phối hợp vũ trang của nhân dân nước mình như Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1945),
Bungari (19460, Rummani (1948), Hunggari và Tiệp Khắc (1946),…
Phương thức thứ ba hoàn toàn do Hồng quân Liên Xô giải phóng và dưới sự giúp
đỡ của Liên Xô để đi lên con đường chủ nghĩa xã hội như Cộng hòa Dân chủ Đức
(10/1949).
Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nước mở rộng ra
nhiều nước ở châu Âu và châu Á; với thắng lợi của cách mạng dân chủ ở Cuba năm
1959, phong trào 26 tháng 7 do Phiden Castrô lãnh đạo, nước Cộng hòa Cuba chuyển
sang chủ nghĩa xã hội. Như vậy chủ nghĩa xã hội đã mở rộng đến châu Mỹ Latin. Những
nước này về hình thái đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tư tưởng chỉ đạo. Về chính trị
hình thành phe chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu, về quân sự ở châu Âu hình thành
tổ chức thông qua Hiệp ước Vacsava. Về quan hệ kinh tế, đó là những nước có chung một
kiểu cơ sở kinh tế - xã hội, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và thông qua các hiệp ước
song phương, Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cộng đồng thị
trường thế giới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống tồn tại song song
với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
Năm 1960, tại Mátxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước
trên thế giới đã tuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội
loài người”.
2. Các giai đoạn phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa :
Cách mạng tháng 10 Nga đã mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, là thời đại đang diễn ra cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện chủ
nghĩa xã hội.
Lênin khẳng định, tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại, song có
thể chia thời đại từ Cách mạng Tháng Mười tới nay thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn I: Từ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tới kết thúc Chiến tranh thế
giới lần thứ hai năm 1945 (Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành
trên phạm vi một số nước như Liên Xô, Mông Cổ …)
Cuộc Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử đưa nhân
dân lao động từ những người nô lệ làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước.
Giai đoạn II : Từ sau năm 1945 tới đầu những năm 1970 (Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã
hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh
vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản
động quốc tế.
Mặt khác, những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ
nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong
các nước tư bản chủ nghĩa, đã động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh
giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 thế kỷ XX, khoảng 100 quốc gia giành được
độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau.
Bên cạnh những kết quả đó, trong giai đoạn này, trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế đã có những bất hoà.
Đây là giai đoạn cơ bản nhất biểu hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện
thực. Chủ nghĩa xã hội hiện thực trở thành hệ thống trên phạm vi toàn thế giới và đạt
nhiều thành tựu rực rỡ mang lại hòa bình độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.
Giai đoạn III : Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1991 (Đây là giai
đoạn khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội).
Nguyên nhân: Trong giai đoạn này, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý tới
công tác xây dựng Đảng, nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ cộng sản. Một số cá nhân
mắc vào tệ sùng bái cá nhân, kiêu ngạo cộng sản, không đánh giá đúng những thay đổi
trong chính sách của chủ nghĩa tư bản. Ở không ít nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà
nước trở nên quan liêu, vi phạm những quyền dân chủ của nhân dân. Trong xây dựng
kinh tế chủ quan, nóng vội, lạc hậu. Trong lĩnh vực xã hội: thực hiện bao cấp tràn lan,
không kích thích được tính tích cực cá nhân.
Những sai lầm kéo dài đã hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, dẫn tới tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nhiều nước, buộc các nước phải cải cách đổi mới.
Trong quá trình cải cách đổi mới, nhiều Đảng Cộng Sản mắc những sai lầm mang
tính nguyên tắc. Do vậy những thế lực thù địch đã tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm 80 của thế kỷ XX.
Giai đoạn IV : Giai đoạn từ đầu những năm 1991 tới nay. (Giai đoạn hiện nay, chủ
nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào)
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm cho
nhiều nước dân tộc chủ nghĩa đã định hướng lên chủ nghĩa xã hội, nhưng giờ đây mất chỗ
dựa về vật chất và tinh thần, các lực lượng phản động giành lại chính quyền và đưa đất
nước theo con đường khác.
Khó khăn hiện nay là: Những thế lực phản động quốc tế đang tìm mọi cách để xoá
bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại
Để vượt qua khó khăn đó, đòi hỏi các nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải
khắc phục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt khác,
không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, để nâng cao sức
mạnh mọi mặt của đất nước.
Thời đại ngày nay: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và
thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng
tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến
tới chủ nghĩa xã hội” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX)
Nguyên nhân khủng hoảng – sụp đổ
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do nhiều nguyên
nhân
1. Nguyên nhân sâu xa
Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp
thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ ( Mô hình đó đã có những phù hợp
nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn
cầu hóa. Không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các
quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình
trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa)
- Kinh tế, khiếm khuyết và hạn chế của mô hình cũ là đã không chú trọng đầy đủ
tới đặc điểm kinh tế hàng hóa và quy luật giá trị, tới cơ cấu đa dạng của sản
phẩm hàng hóa có chất lượng và giá trị cao để cạnh tranh. Tài sản, nguyên
vật liệu và các nguồn lực, kể cả con người bị lãng phí rất lớn. Kĩ thuật công
nghệ chậm đổi mới, bị lạc hậu.
- Chính trị, hạn chế của mô hình này biểu hiện ở chỗ hệ thống tổ chức và bộ máy
cồng kềnh, nhiều tầng nấc, dễ dẫn tới tình trạng quan liêu hóa, xa rời thực
tiễn, xa dân, kém hiệu quả, không phân biệt rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ và
phương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức khác
trong hệ thống tổ chức chính trị, dẫn tới sự chồng chéo dẫm chân lên nhau.
Nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm. Quyền làm chủ của người lao động, sự
tham gia của quần chúng vào hoạt động quản lí Nhà nước và đời sống chính trị -
xã hội nói chung còn bị hạn chế và ít tác dụng do tính chất dân chủ hình thức,
quan liêu, tham nhũng gây nên
- Văn hóa – xã hội và đời sống tinh thần, những khiếm khuyết của mô hình cũ
biểu hiện ở sự vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, sự thiếu nghiêm
minh trong việc thực thi pháp luật, thiếu dân chủ và công bằng xã hội. Tính
hình thức và bệnh giáo điều đã làm cho công tác giáo dục hệ tư tưởng và ý thức xã
hội xa rời thực tế cuộc sống. Lí luận tách rời thực tiễn
Những thiếu sót, khuyết tật lâu ngày chậm được khắc phục, sửa chữa càng làm cho
các nước xã hội chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát
triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng trượt dài
từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội.
2. Nguyên nhân trực tiếp
Sau này khi tiến hành cải tổ, cải cách, những người lãnh đạo ở Liên Xô và Đông Âu
lại liên tiếp phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng về bước đi, nội dung, phương pháp,
trong đó điều chủ yếu là buông lỏng chuyên chính vô sản, hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, hiện thực dân chủ hóa, công khai hóa cao
độ, mơ hồ về chính trị, giai cấp; bị các thế lực phản động, đế quốc lợi dụng tiến công chủ
nghĩa xã hội
Trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm rất
nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức
Có thể thấy sai lầm của cải tổ biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau:
- Thứ nhất, sự dao động về tư tưởng, lập trường chính trị dẫn tới mất phương
hướng chính trị và từ bỏ nguyên tắc ở những thời điểm bước ngoặt, chấp nhận đa
nguyên hệ tư tưởng và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận tập trung
dân chủ là nguyên tắc cốt tử của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
làm cho Đảng không còn là một tổ chức chính trị cầm quyền mà trở thành một câu
lạc bộ bàn suông. Nhà nước không còn quyền lực điều hành và không kiểm soát
nổi tình hình đất nước. Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước,
thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà
họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản.
- Thứ hai, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải
cách chính trị. Khi cải cách kinh tế tiến triển thì không kịp thời tiến hành cải cách
chính trị. Đến khi cải cách kinh tế gặp khó khăn thì lại chuyển trọng tâm sang cải
cách chính trị.
- Thứ ba, phiêu lưu mạo hiểm trong chính sách, bước đi và biện pháp cải tổ. Đó
là tăng tốc kinh tế - kĩ thuật thời kì đầu, cấm bia rượu… là những tính toán chủ
quan duy ý chí gây rối loạn kinh tế, mất ổn định xã hội. Cải tổ chính trị không dựa
trên thực trạng kinh tế, tiến hành “dân chủ công khai” một cách mơ hồ, mở đường
cho các thế lực phản động tấn công vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội, thao túng xã
hội, kích động, mị dân, lừa bịp quần chúng.
Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh
chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử hơn 70
năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội.
Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của
quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội
- Thứ tư, không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình ngày một xấu đi
nghiêm trọng về đời sống vật chất, tinh thần tối thiểu của quần chúng, gây nên sự
thờ ơ về chính trị, thậm chí chống lại công cuộc cải tổ. Mất cơ sở xã hội và bị phân
liệt về tổ chức nên Đảng đã mất sức chiến đấu và mất vai trò lãnh đạo.
- Thứ năm, các quan điểm mơ hồ, hữu khuynh, xét lại xung quanh vấn đế “tư
duy chính trị mới”, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách mạng, tuyệt đối hóa lợi
ích toàn cầu nhân loại, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo mảnh đất thuận lợi cho
âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc

Thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực


Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời kì phát triển rực rỡ và đạt
được những thành tựu to lớn sau đây:
- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã
hội, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
đất nước, quản lý xã hội
- Đi cùng với việc xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, chủ nghĩa xã hội còn thiết
lập một quan hệ quốc tế bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc
- Chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ đảm bảo quyền làm chủ trên thực tế của nhân
dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa, mà hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào
lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên
toàn thế giới
Bên cạnh đó, trong khoảng giữa những năm 50 và 60 của thế kỉ XX mặc dù phải trải
qua chiến tranh thế giới thứ II , chịu hậu quả nặng nề nhưng các nước xã hội chủ nghĩa
nhờ bản chất chế độ xã hội tốt đẹp lại động viên được tinh thần hăng say của nhân dân
lao động nên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế:
- Trong vòng 20 năm đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa
đạt được mức trung bình trên 7%/năm
Không những trên lĩnh vực kinh tế mà ở lĩnh vực văn hoá, khoa học công nghệ các
nước xã hội chủ nghĩa cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng tự hào:
- Trình độ học vấn của người dân các nước xã hội chủ nghĩa tương đối cao và
đồng đều
- Liên Xô luôn là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, chinh phục vũ trụ
Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống
chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dan tộc và thời đại quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập đã góp phần làm phát triển mạnh mẽ phong
trào giải phóng dân tộc
Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình
thế giới.
Chủ nghĩa xã hội đã cổ vũ nhân dân lao động ở các nước phương Tây đấu tranh đòi
quyền dân sinh, dân chủ, khiến giai cấp tư sản phải nhượng bộ.

Bài học kinh nghiệm


a. Việt Nam
Việt Nam đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. (Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả
hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam)
Qua gần 25 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn
kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng
của đổi mới đất nước.
Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghê nghiệp, văn
hóa, tôn giáo, xã hội... các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà
Nhà nước không với tay tới, như từ thiện, cứu trợ người nghèo...
- Hoạt động đối ngoại: của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần
giữ vững môi trường hòa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với
hơn 180 nước trong tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc; tăng cường tình
hữu nghị với Trung Quốc, 3 nước Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa
khác, quan hệ đầy đủ với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G8).
Tham gia và đóng góp tích cực vào các tổ chức và diễn đàn khu vực và thế giới:
ASEAN, APEC, ASEM, WTO. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn
vốn FDI, ODA. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được khẳng định
và nâng cao. Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc, tháng 7-2008 và tháng 10-2009 đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích vực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt
Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong tỏa,
cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt
Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180
nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng
lãnh thổ.
Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế
và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ
quốc và cuộc sống yên lành của nhân dân. Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, không
ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường
quốc tế đã phát huy vai trò to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Công cuộc xây dựng,
chỉnh đốn Đảng đã góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức gánh vác
được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc ta giao phó. Những thành tựu đó đã làm cho sức mạnh
tổng hợp của đất nước được tăng lên nhiều, vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng được nâng cao.
- Kinh tế: Ngày nay, trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, công cuộc đổi
mới của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn giành được những thành tựu
ngoạn mục trên tất cả các phương diện. Nền kinh tế liên tục đạt nhịp độ tăng
trưởng khá cao với tốc độ tăng GDP khoảng 7,5% - 8% và có sự phát triển
toàn diện. Từ một nước phi nhập khẩu lương thực, đến nay đã trở thành nước xuất
khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy
mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tiến bộ. Năm 2014, tỷ trọng giá trị nông -
lâm - ngư nghiệp trong GDP chỉ còn 18,12%, công nghiệp và xây dựng đã chiếm
38,5%, dịch vụ 43,38%; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình
quân đầu người đã đạt khoảng 1960 USD; tuổi thọ trung bình là 73,2; chỉ số HDI
liên tục tăng vững chắc. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được những tiến bộ to
lớn, được Liên hợp quốc xếp vị trí đứng đầu thế giới và đánh giá cao về những nỗ
lực phấn đấu đạt nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Nền nông nghiệp đã phát triển nhanh và vững chắc, từ một nước thiếu lương thực
đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới và năm 2014 xuất khẩu gạo có thể
đạt 6,32 triệu tấn.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của
các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước
được tổ chức lại, đổi mới. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có
hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển
khá đa dạng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao,
là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .
- Văn hóa – xã hội: Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng có những
tiến bộ nhất định về mặt xã hội như giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6% (năm
2014). Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng
được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước
10 năm với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng
định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi
mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành
trên những nét cơ bản”.
Đó là những yếu tố quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi
mới nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
b. Trung Quốc
Trung Quốc với sức năng động sáng tạo tư năm 1978 tiến hành công cuộc cải cách
mở cửa, đem lại những thành tích thật lớn lao. Đó là một sự thật.
Các đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đã chủ động tổng kết những bài học kinh
nghiệm thành công cũng như không thành công trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô, Ðông Âu và những kinh nghiệm của chính mình, tích cực tìm tòi mô hình về lý luận
và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nỗ lực khai phá mô hình và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của các đảng này mang tính đột phá, được thể hiện trước hết trong việc sử
dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Trung Quốc xác định mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nhiều đảng cộng
sản, công nhân trên thế giới đánh giá cao sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội
của Trung Quốc và Việt Nam, coi đây là sự bổ sung độc đáo về lý luận của chủ nghĩa xã
hội, đóng góp thiết thực vào việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phát triển lý luận chủ
nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Những thành tựu cải cách, đổi mới của các nước
xã hội chủ nghĩa là một minh chứng sinh động cho sức sống và khả năng tự đổi mới của
chủ nghĩa xã hội.
Nhờ vậy, công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc nhiều
năm qua đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, góp phần to lớn vào việc củng cố
vai trò và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, làm cho các nước xã hội chủ
nghĩa ngày càng trở thành những chủ thể quan trọng của quan hệ quốc tế trong thế giới
đương đại.
- Chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây
dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại,
đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự
can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô,
gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung,
đặt biệt là ở cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các
cấp, của công luận, của quốc hội, của hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức
xã hội, tinh giản bộ máy và biên chế…
- Kinh tế: Sau gần 30 năm cải cách, mở cửa và hiện đại hóa, Trung Quốc đã đạt
được thành tựu mang tính lịch sử, kinh tế tăng trưởng nhanh chóng với mức độ
bình quân mỗi năm 9,6%. GDP của Trung Quốc năm 2013 đạt 9300 tỷ USD, đứng
thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
Trung Quốc ngày nay là "công xưởng của thế giới", là thị trường tiêu thụ khổng lồ
với hơn 1,36 tỉ người, chiếm khoảng 22,5% dân số thế giới. Kinh tế Trung Quốc đã trở
thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Tổ chức các
nước phát triển đã xác nhận không thể bỏ qua nhân tố Trung Quốc trong việc hoạch định
các chiến lược kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế liên tục phát triển trong điều kiện chính trị
ổn định, an ninh quốc gia được giữ vững là thắng lợi to lớn mà Trung Quốc giành được
trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay.
- Hoạt động đối ngoại: Trung Quốc đã gia nhập WTO và Trung Quốc phải bắt
đầu một cuộc cạnh tranh. Các chuyên gia kinh tế thế giới đang tính tới năm 2020
“Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thương mại lớn thứ hai trên thế giới, chiếm
khoảng 10% tỷ phần xuất khẩu của thế giới, chỉ sau Mỹ (nước chiếm khoảng 12%)
và vượt xa Nhật (nước chiếm khoảng 5% xuất khẩu thế giới). Trung Quốc sẽ
chiếm 40% mức tăng nhập khẩu dự kiến của các nước đang phát triển… Trung
Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2020, chiếm 8%
sản lượng toàn thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, là nước sẽ chiếm 19% nền kinh tế toàn
cầu”.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, Trung Quốc còn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực
quân sự-an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ.
- Quân sự: 25 năm qua, chi phí quân sự Trung Quốc tăng gấp 20 lần. Trung
Quốc đã sản xuất được các loại vũ khí chiến đấu hiện đại như: máy bay chiến
đấu J-10, xe tăng thế hệ mới nhất, tàu khu trục hải quân, tên lửa đạn đạo xuyên lục
địa và tên lửa hành trình, sánh ngang với khả năng những loại vũ khí này của
phương Tây. Quân giải phóng Trung Quốc có 2,3 triệu người, là đội quân lớn
nhất thế giới hiện nay, đang không ngừng đổi mới tư duy lý luận, cơ cấu tổ chức,
nâng cao khả năng tác chiến trên biển, trên đất liền và vào không gian vũ trụ.
- Khoa học công nghệ: Trung Quốc đạt được sự phát triển vượt bật trong lĩnh vực
này. Nổi bật là sự kiện tháng 9 năm 2008, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu
7 - tàu vũ trụ có người lái thứ ba của nước này, đưa ba nhà du hành vũ trụ lên quỹ
đạo và thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài khoảng không vũ trụ đầu tiên của Trung
Quốc. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sau Liên
Xô (trước đây) và Mỹ không những phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên
quỹ đạo mà còn đưa con người bước ra ngoài khoảng không ở quỹ đạo cách trái
đất hàng trăm km.
- Văn hóa – xã hội: Sự phát triển vượt bậc về kinh tế đã kéo theo các thành tựu
khác về văn hoá - xã hội
 Về dân số: Khi cải cách bắt đầu, Trung Quốc có số dân lớn nhất thế giới,
963 triệu người. Hiện dù vẫn là một nước đông dân nhất thế giới với 1,36 tỷ
dân (thống kê năm 2013), nhưng nước này đã kiểm soát được tỷ lệ tăng dân
số ở mức 0,5% hiện nay từ 1,2% năm 1978 nhờ vào chính sách một con
 Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề đều
phát triển nhanh. Quy mô giáo dục bậc cao liên tục mở rộng. Năm 1978,
Trung Quốc có 9 người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ cao học. Năm
2007, con số này đã tăng lên 311.839.
 Về tuổi thọ: Tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc đã tăng mạnh từ
40 tuổi trong thập niên 1950 lên 72 tuổi hiện nay. Trong đó có gần 30.000
người sống trên 100 tuổi.
Những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong cuộc cải cách kinh tế
đã chứng tỏ sự đúng đắn của việc Đảng Cộng sản Trung Quốc trở về những vấn đề cơ
bản của cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng kinh tế sẽ là yếu tố quyết định cuối
cùng của một chế độ xã hội. Nói cho cùng, tính ưu việt của một phương thức sản xuất
tương ứng với một chế độ tiến bộ sẽ được chứng minh bởi hiệu quả sản xuất và tính công
bằng, văn minh của chế độ phân phối xã hội.
c. Cu-ba
Cùng với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, Cu-ba vẫn vững vàng trước mọi
thử thách. Sự đứng vững, trưởng thành và ngày càng phát triển của xã hội xã hội chủ
nghĩa ở Cu-ba trước sức ép của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch càng chứng tỏ
ưu thế vượt trội của chủ nghĩa xã hội.
Công cuộc chuyển đổi đang thực sự tạo ra triển vọng mới cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân Cu-ba. Chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng, chủ nghĩa xã hội trên đất
nước Cu-ba tiếp tục là một hiện thực, nhưng đó là một hiện thực đang đương đầu với
nhiều thách thức.
Chủ nghĩa xã hội đã đem đến cho nhân dân có quyền làm chủ vận mệnh của đất
nước, làm chủ bản thân, quyền tự do công dân, quyền bình đẳng dân tộc. Nhân dân
Cu-ba được hưởng chế độ chăm sóc y tế miễn phí và một nền giáo dục ưu việt. Bình
quân 180 người dân có một bác sĩ chăm sóc, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là 6,2‰. Đến
cuối những năm 1990 trong nước có 37 trường đại học và gần 9 500 trường phổ thông cơ
sở, bình quân cứ 100 người lao động có 7 người tốt nghiệp đại học và 13 người có trình
độ trung cấp kỹ thuật. Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
Cu-ba, chiếm 66% tổng số chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc gia, 30% tổng số cán
bộ nghiên cứu khoa học, 60% tổng số sinh viên các trường đại học và cao đẳng (3). Mặc
dù kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng Chính phủ Cu-ba vẫn dành 11,4% GDP cho
giáo dục và 17,6% GDP cho y tế.
d. Bắc Triều Tiên:
Từ đầu tháng 7-2002, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên công bố một loạt cải
cách kinh tế như: chấm dứt chế độ tem phiếu, các xí nghiệp phải tự hoạch toán kinh
tế ..., chính phủ chấm dứt bao cấp tiền nhà và các dịch vụ công cộng, bù lại công
chức được tăng lương gấp 15 - 20 lần so với mức lương lúc đó. Cải cách theo hướng
thị trường, Triều Tiên đột phá vào lĩnh vực giá, lương, tiền và cơ chế phân phối. Đến
tháng 9-2003, Triều Tiên đã quyết định thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp, giao
đất cho nông dân trồng giống cây có năng suất cao; xoá bỏ bao cấp, giao quyền tự chủ
kinh doanh cho các xí nghiệp công nghiệp; sửa đổi luật đầu tư nhằm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài; phát triển một số khu công nghiệp, đặc khu kinh tế…

3. Triển vọng, tương lai và định hướng CNCS


Khái niệm: Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do Mác
và Ăngghen xây dựng, sau đó được Lênin áp dụng và phát triển. Về mặt học thuyết, chủ
nghĩa cộng sản là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của
con người trong thế giới đó. Đây là một cấu trúc kinh tế - xã hội và hệ tư tưởng chính trị
ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sỡ
hữu chung và điều khiển chúng đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung.
Mác và Ăngghen cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội
loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản.
Định hướng: Quốc gia đạt đến hình thái chủ nghĩa cộng sản là quốc gia phát triển
vượt bậc, là nơi mà quyền dân chủ được thể hiện cao nhất – nơi mà đời sống không phải
lo lắng về công việc, nơi ở, phúc lợi xã hội, tất cả sẽ được đối đãi tốt nhất, làm và hưởng
theo năng lực, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định
trong cả hai lĩnh vực chính trị và kinh tế, là xã hội phồn vinh, hạnh phúc, không còn bóc
lột, áp bức, bất công
Thực tế:
Thực tiễn của đời sống quốc tế những năm qua luôn cho thấy, mũi tiến công ý thức
hệ trực diện nhất và khốc liệt nhất, không chỉ nhằm vào các nước XHCN đang tổn tại và
những người đang hướng theo con đường XHCN, mà còn nhằm ngăn chặn, triệt tiêu hoàn
toàn tư tưởng XHCN trên thế giới. Cuộc tiến công này nhằm một mục tiêu tống quát là
loại bỏ, tiêu diệt hoàn toàn CNXH như một hình thái ý thức và như một hệ thống xã hội
thê' giới, bảo đảm sự toàn thắng “vĩnh viễn” của CNTB trong cuộc chiến ý thức hệ.
Có thể nói cuộc khủng hoảng và sụp đổ CNXH cuối những năm 80 đẩu những
năm 90 của thê' kỷ XX đã khiến cho phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tê'
bước vào một thời kỳ khó khàn, phức tạp. Dù vậy thì Trung Qụốc, Việt Nam và một số
nước khác vẫn giương cao ngọn cờ CNXH và giành được những thành tựu vĩ đại mà thê'
giới phải thừa nhận. Và điếu đó cho thê' giới biết rằng: CNXH khoa học vẫn có sức sống
mãnh liệt” Đây cũng chính là minh chứng sinh động cho thấy, thế giới sẽ còn nhiều đổi
thay, song CNXH sẽ không ngừng thích ứng để phát triển đi lên.
Triển vọng:
Trong thế giới hiện nay vẫn đang tồn tại “áp bức” dân tộc, áp bức giai cấp, bất
bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo lớn... thì khát vọng đấu tranh giải phóng con người
khỏi những áp bức đó và hướng tới sự tự do, bình đẳng, công bằng vẫn luôn hiện hữu và
cháy bỏng ở mọi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển xã hội theo học thuyết khoa học được
Mác – Lênin chỉ rõ, sự vận động phát triển của xã hội loài người là sự thay thế của các
hình thái lánh tế - xã hội. Một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn hình thái kinh tê - xã
hội TBCN sẽ thay thế, đó là hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa và giai đoạn
đâu, giai đoạn thấp của hình thái kinh tế Cộng sản chủ nghĩa đó là CNXH.
Sự xuất hiện và phát triển của CNXH hiện thực không những mở ra cho thê' giới
một thời kỳ phát triển mới, một kiểu quan hệ quốc tế mới, xác lập trong thực tiễn những
yếu tố dân chủ XHCN đích thực; mà còn định vị lại địa vị của CNTB trong đời sống quan
hệ quốc tế, quan trọng hơn, CNXH trở thành biểu tượng, tấm gương và hậu thuẫn quan
trọng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới giành được thắng lợi.
Những thành tựu đạt được của CNXH trong thế kỷ XX cho thấy, trong một thời
gian không dài với những líu việt và cách mạng của mình, CNXH đã tạo nên những “kỳ
tích” trong sự phát triển của thế giới. cho dù hiện nay CNXH đang gặp những khó khăn,
song những gì CNXH hiện thực đã đóng góp cho nhân loại vẫn được ghi nhận và là cơ sở
niểm tin vể những thành công mới của CNXH trong tương lai dù phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức, nhưng bằng cách làm phù hợp, sự kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định con đường CNXH; kiên định vai trò
lãnh đạo và các nguyên tắc xây dựng Đảng mác xít; luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia - dân tộc các nước XHCN đang có thêm sinh lực mới thông qua cải cách, đổi mới để
tiếp tục phát triển đi lên. Sự kiên định trụ vững và từng bước đi vào ổn định phát triển với
nhiều thành tựu to lớn mà các nước XHCN hiện nay đạt được đã khiến loài người không
mất đi niềm hy vọng vào tương lai của CNXH.
Tương lai:
Quá trình vận động phát triển của CNXH không bằng phẳng mà thăng trầm phức
tạp, đan xen giữa cao trào và thoái trào, thuận lợi và khó khăn, thành công và thất bại.
Mỗi lần thoái trào, thất bại tạm thời, CNXH lại “thai nghén” cho sự phát triển tiến bộ cao
hơn, đấy đủ và toàn diện hơn vể chất. Đó cũng là phù hợp với quy luật phát triển khách
quan của xã hội
Với tất cả các yếu tố cơ bẳn đang làm nên đặc điểm của thế giới đương đại và tác
dộng tới triển vọng của chủ nghĩa xã hội có một nét chung là đang biến chuyển với tốc độ
nhanh, độ bất định cao. Khoảng hơn 30 năm tới sẽ là khoảng thời gian tiềm tang nhiều
khả năng, nhiều hướng vận động khác nhau và tương lai của chủ nghĩa xã hội theo đó mà
có nhiều “kịch bản”.
Kịch bản đầu tiên, sẽ có những bước tiến mới đầy tính đột phá cả về thực tiễn và
lý luận từ những nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sẽ xuất hiện
thêm nhiều thành tựu nhận thức và hành động của nhân loại trên con đường tìm kiếm một
kiểu phát triển mới, cao hơn; sẽ có thể có một sự tập hợp lực lượng đất tranh vì tiến bộ;
sẽ có sự tích hợp mới những tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội cho sự ra đời của một xã
hội mới, theo đó tương lai này sẽ có nhiều bước khả quan.
Kịch bản thứ hai, chủ nghĩa xã hội tiếp tục phát triển trong khó khan, thử thách
nhưng sẽ “già dặn hơn” khi trải qua những sự trả giá tiếp theo. Sẽ có một sự “lột xác” đầy
đau đơn với không ít những bi kịch dân tộc, nhưng lại là dấu hiệu trưởng thành của “một
phong trào hiện thực”. Sự lệch hướng và sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa có thể vẫn tiếp
tục diễn ra ở một vài nước. Đây cũng là một sự phát triển nhưng là “cái được” trong sự
mất mát, là sự trưởng thành của phong trào thông qua những thất bại. Song cũng có thể
có những sự gia nhập mới vào quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những sự trùng hợp mục tiêu và lợi ích trên nhiều mặt giữa chủ nghĩa xã hội và các lực
lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, ổn định, hợp tác, vì sự phát triển bền
vững, hài hoà giữa kinh tế xã hội, văn hoá và môi trường, vì tiến bộ và công bằng xã hội
rất có thể tạo nên những gặp gỡ và đột phá mới trong giai đoạn phát triển.
Kịch bản thứ ba,…. Bổ sung sau
Kết luận:
Thách thức đối với CNXH trong thời gian tới vẫn còn rất nhiểu, như mô hình phát
triển vẫn thiếu tính bền vững, chưa thực sự đủ khả năng thuyết phục toàn nhân loại; tình
trạng tha hóa, suy thoái của một bộ phận không nhỏ đảng viên cộng sản ở các nước
XHCN làm suy giảm niềm tin trong xã hội; các thê lực thù địch, phản động vẫn tiếp tục
tấn công nhằm xóa bỏ CNXH... Nhưng với những gì đã diễn ra trong thực tiễn thời gian
qua và những nội dung luận giải ở trên cho phép chúng ta tin tưởng rằng những người
cộng sản ở các nước XHCN sẽ chê ngự và vượt qua được các thách thức, thích ứng kịp
thời với những vận động của thê giới đương đại để tiếp tục theo đuổi mục tiêu con đường
của mình. Cho dù số lượng các nước đang xây dựng XHCN hiện nay còn khá khiêm tốn,
nhưng từ những kết quả đạt được trong quá trình cải cách, đổi mới, các nước XHCN đã
chứng tỏ đường lối đúng đắn, phù hợp quy luật, đã tạo ra những sức mạnh vật chất, tinh
thán, khẳng định được giá trị CNXH trong đời sống thế giới đương đại, đổng thời bảo
đảm cho CNXH phục hổi, phát triển mạnh mẽ, có sức thuyết phục và khả năng cạnh
tranh, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều hoạt động của thế giới.
Tuy nhiên, “cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xầy dựng CNXH là kiến tạo một
kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hế đơn giản, dễ dàng”. Vì thế “Đảng lãnh đạo
và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và để ra quyết sách, không chỉ
xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dần tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo
kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại”; “và điều hết sức quan trọng là phải
luôn kiên định và vững vàng trên nển tảng tư tưởng lý luận vể chủ nghĩa Mác - Lênin -
học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động”. Sự
kiên định, vững vàng ấy phải trên cơ sở “tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh
thẩn phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ
nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực
mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”.
Thê giới luôn vận động và sẽ còn nhiếu đổi thay, chặng đường phía trước sẽ còn rất nhiếu
gian nan, thử thách và biến đổi khó lường, song một thực tế tất yếu không thể phủ nhận,
đó là: Chủ nghĩa xã hội - tương lai của thê giới

You might also like