Làng gốm sử10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Làng gốm 

Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương): Đây là một trong những làng
gốm sứ xuất hiện sớm nhất cho đến hiện nay, nhưng đáng tiếc rằng cho đến ngày nay làng gốm
này đã suy tàn và thất truyền. Khi tìm được những loại gốm sứ của vùng này là từ xác con tàu đắm
đã được trục với ở vùng biển Cù Lao Chàm, bên cạnh đó trong những bảo tang của một số nước
Châu Âu vẫn còn lưu giữ một số hiện vật của làng gốm này với đỉnh cao là nghệ thuật vẽ tay cũng
như nhiều dòng men quý như lớp men ngọc, men nâu, men trắng… nhưng phổ biến nhất vẫn là loại
men trắng trong kết hợp với màu xanh, vàng, đỏ nâu, xanh lục…. Qua đó, có thể thấy rằng, từ xa
xưa Việt Nam chúng ta đã vang danh trên thế giới về một loại sản phẩm gốm chất lượng và đã xuất
khẩu ra bên ngoài lãnh thổ.
Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội): Là làng gốm nằm bên cạnh sông Hồng, cách
trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành
làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Trong quá khứ làng gốm Bát Tràng là
một gò đất cao gần cạnh sông rất thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông đi lại. Theo những câu
chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng được hình thành trước khi có ghi lại
trong sử sách do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được các kỹ thuật làm
gốm của người dân nơi đây và truyền lại cho người dân tại nước ta. Trải qua thời gian, đến nay
làng nghề Bát Tràng vẫn giữ được những dòng men cổ và những sản phẩm được sản xuất theo
phương pháp thủ công. Từ chất liệu là đất sét trắng cùng với đôi bàn tay khéo léo đã tạo ra những
sản phẩm chất lượng, tinh xảo và đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt. Hiện nay, tại Bát Tràng có hơn
600 cơ sở sản xuất và chủ yếu là các hộ gia đình trong làng.
https://www.youtube.com/watch?v=Z5VHUW5oUe4
Làng gốm Phù Lãng: Quá trình hình thành và phát triển cùng với làng Bát Tràng, nhưng những
sản phẩm của gốm Phù Lãng chủ yếu là đồ gia dụng, vãi, chum từ chất liệu đất sét đỏ và được tạo
hình trên bàn xoay. Trong những năm gần đây, làng gốm Phù Lãng đã được phát triển lại nhờ vào
những nghê nhân sinh ra từ làng quyết tâm thay đổi và gây dựng lại danh tiếng đã bị mai một, tuy
những mẫu mã của gốm Phù Lãng không được đa dạng như gốm Bát Tràng song cũng đã có
những bước tiến khá quan trọng và đã dần khôi phục những giá trị truyền thống kết hợp những kỹ
thuật hiện đại nhằm mang đến gốm Phù Lãng sự tươi mới và thoát khỏi sự suy thoái.
Làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh): Phát triển cùng giai đoạn với làng Bát Tràng, làng Phù Lãng và cũng
nổi tiếng với những sản phẩm gốm mộc phủ men da lươn và chủ yếu là lu, chậu sành,… Những sản
phẩm của gốm Thổ Hà có những đặc điểm khá tương đồng với gốm Phù Lãng nhưng cho đến bây
giờ làng gốm Phù Lãng đã không còn và suy tàn.
Làng gốm Phước Tích (Thừa Thiên-Huế): Tên xã Phong Hòa xưa là xã Phong Lâu (do ở bên bờ
sông Ô Lâu). Làng Phước Tích tiện cho việc thông thương bằng đường thủy để khai thác nguyên liệu và
chở sản phẩm gốm đi bán. Quanh làng không có đất sét và rất hiếm củi, nhưng theo các gia phả và ký
ức người già thì suốt từ đời Minh Mạng đến đời Khải Định, hàng tháng làng phải dâng nộp triều đình Huế
30 chiếc “om ngự” làm nồi nấu cơm cho vua, ăn xong vứt bỏ. Do đó làng được đặc ân đi các nơi khai
thác những gì cần cho nghề: vào rừng ở truông Đôộc (Đôộc: gốm) (nay thuộc Mỹ Xuyên cùng xã) lấy củi,
sang cồn Gióng (nay xã Hải Chánh) sau sang Dương Khánh (nay xã Hải Dương) huyện Hải Lăng, Quảng
Trị lấy đất sét. Sản phẩm truyền thống “độc Phước Tích” có lu (chum), ghè, thạp, thống, om (niêu), bùng
binh (ống tiết kiệm), tu huýt (còi) và ông táo nung chín thành sành, không có thấm nước. Những sản
phẩm trên được chở bán từ Nghệ An vào đến Nam Bộ. Các sản phẩm gốm không tráng men như lọ
hoa...cũng đã được bán sang Nhật Bản và được sử dụng trân trọng trong các buổi tiệc trà của Nhật.
Theo thời gian làng gốm này đã suy tàn, hiện nay, Trong những năm gần đây, các nhà chức trách
khôi phục lại theo hướng sản xuất Mỹ nghệ nhưng chưa mang lại nhiều thành công.

Làng gốm Thanh Hà (Hội An – Quảng Nam): Với nguyên liệu khá đặc biệt, khi hầu hết những sản
phẩm của làng gốm Thanh Hà cho ra màu đỏ cam, nhẹ và xốp với tạo sản phẩm bằng khuôn và
trang trí bằng hình thức khắc lộng trên từng sản phẩm của gốm Thanh Hà, và ngày nay, khi bạn có
dịp đến với Quảng Nam và tham quan làng gốm thì sẽ thấy những sản phẩm chủ yếu như đèn,
tranh và tượng trang trí,…
Làng gốm Cây Mai (Thành phố Hồ Chí Minh): Gốm Cây Mai có nhiều nét đặc trưng riêng và có
sự kết hợp giữa các màu sắc xanh coban, xanh rêu, nâu da lươn trên nhiều loại sản phẩm. Là dòng
gốm được du nhập vào Việt Nam do những người Hoa di cư đến. Cho đến nay, gốm Cây Mai đã
không còn tồn tại nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp chúng ở những bức tường ở một số chùa của quận
5, 6.
Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh (Bình Dương): Là sự kế thừa của gốm Cây Mai với
những sản phẩm đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ. Gốm Lái Thiêu ngày nay đã không còn tồn tại mà thay
vào đó là sự phát triển theo quy mô công nghiệp và xu hướng thị trường. Vậy nên, những dấu tích
xưa cũ của làng gốm Lái Thiêu đã không còn.

You might also like