Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Tìm hiểu về Arduino


1. Arduino là gì
Arduino là nền tảng mã nguồn hay là nền tảng vi mạch thiết kế có chức năng tạo tính liên kết
và tương tác với nhau giữa các ứng dụng điện tử được con người xây dựng
Arduino còn được sử dụng để thay thế các công cụ chuyện nạp code cho người lập trình giúp
các dự án điện tử trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Một Arduino sẽ bao gồm phần cứng là
Open – source hardware và phần mềm là Open – source softwave.
2. Cấu tạo

ATmega328 Microcontroller là vi điều khiển thuộc họ megaAVR, do hãng Atmel sản xuất.

ICSP pin viết tắt của In Circuit Serial Programming. Đó là chân lập trình nối tiếp cho phép
người lập trình sử dụng một vài phương thức có sẵn trong firmware của Arduino.

Power LED Indicator báo nguồn của Arduino. Đèn sáng thì có nguồn, đèn tắt thì mất nguồn.

Digital I/O pins là những chân có giá trị nhị phân: HIGH (1) hoặc LOW (0). Có các chân từ
D0 đến D13. Một số chân có thể xuất xung PWM là ~D3, ~ D5, ~ D6, ~ D9, ~ D10, ~ D11.

TX and RX LED’s báo có luồng dữ liệu truyền (Transmit – TX) và nhận (Receive –


RX) của Arduino qua cổng nối tiếp (Serial) với các thiết bị khác.

AREF (Analog Reference) pin là chân cấp điện áp tham chiếu từ bên ngoài cho Arduino.

Reset button để reset lại board mạch Arduino.

USB cho phép kết nối với máy tính, thường dùng nạp mã code từ máy tính sang board mạch
Arduino.

Crystal Oscillator là thạch anh, có tần số 16MHz.

Voltage Regulator là mạch ổn áp chuyển đổi nguồn vào thành 5V cấp cho Arduino.

GND là chân ground, có hiệu điện thế 0V.


Vin là nguồn đầu vào của board mạch Arduino.

Analog Pins là các chân xử lý tín hiệu Analog khi kết nối với các thiết bị khác. Có các chân
được đánh số từ A0 đến A5.

Power Button kết nối với nguồn cấp cho Arduino.

II. Tìm hiểu về RGB


1. Đèn led RGB là gì
LED RGB là sự kết hợp của 3 cường độ ánh sáng đến từ 3 nguồn ánh sáng cơ bản là đỏ (Red),
xanh lá (Green) và xanh dương (Blue), mang lại hiệu quả thay đổi màu sắc nhanh chóng.
Dèn led có màu ánh sáng đa sắc với khả năng thay đổi màu sắc linh hoạt. Sản phẩm được sử
dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có mặt hầu hết tại các sân khấu, sự kiện trong
nhà và ngoài trời, các quán bar, quán karaoke, …
2. Đặc điểm, cấu tạo
led RGB được thiết kế gồm 4 chân, trong đó có 1 chân dương chung và 3 chân âm dành cho
từng màu riêng biệt. Do đó, màu sắc sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc điều khiển các chân led.
Người ta thường sử dụng xung công nghệ điều khiển PWM để trộn ba màu chính và thu được
nhiều màu khác nhau.
Cực dương chung (Anode) và cực âm riêng (Cathode) được ngăn cách bằng một tinh thể làm
từ vật liệu bán dẫn.
1.2. Đặc điểm ánh sáng của led RGB
1.2.1. Thời gian phối màu
Các màu có thể sáng theo tuần tự thời gian, không nhất thiết cả 3 màu cùng sáng một lúc.
Để biểu diễn cường độ ánh sáng của từng màu người ta sẽ sử dụng phương pháp thay đổi độ
rộng của xung. Điều này giúp việc sản xuất chế tạo đèn LED màu RGB tiết kiệm chi phí hơn
và đấu mạch điện cũng trở nên đơn giản hơn.
1.2.2. Góc mở sáng
Sự phối hợp giữa các màu sẽ không bị phát hiện ra nếu như ghép 3 điểm lại gần với nhau.
Điều này được lý giải bởi khi ta lại gần nguồn sáng, góc nhìn rộng và mắt thường có thể phân
biệt được từng chi tiết nhỏ.
Trường hợp ở khoảng cách xa hoặc nguồn sáng bị che chắn bởi các vật liệu mờ như mica,
kính thì các điểm gần sẽ thành một điểm, không thể phân biệt bằng mắt thường.

III. Sơ đồ mạch điện


IV. Code

int redPin = 11;

int greenPin = 10;

int bluePin = 9;

void setup(){

pinMode(redPin, OUTPUT);

pinMode(greenPin, OUTPUT);

pinMode(bluePin, OUTPUT);

void loop(){

// call the function to change the colors of LED randomly.

colorRGB(255,255,0);

delay(1000);

colorRGB(0,255,255);
delay(1000);

colorRGB(255,0,255);

delay(1000);

void colorRGB(int red, int green, int blue){

analogWrite(redPin,constrain(red,0,255));

analogWrite(greenPin,constrain(green,0,255));

analogWrite(bluePin,constrain(blue,0,255));
}

You might also like