Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA


1/ TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ? 
Toàn cầu hóa- là sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn
của nền kinh tế thế giới.
- Toàn cầu hóa là xu hướng làm mất đi tính biệt lập của các nền kinh tế quốc gia để
hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu.
a/ Toàn cầu hóa thị trường: là việc sáp nhập mang tính lịch sử của các thị trường
quốc gia riêng biệt và tách rời nhau. Đặc điểm:
- Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động mua bán quốc tế trở nên dễ
dàng hơn.
- Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ theo một số tiêu chuẩn toàn
cầu.
- Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng việc cung cấp các sản phẩm
cơ bản tương tự nhau.
b/ Toàn cầu hóa sản xuất: xu hướng của những công ty riêng lẻ tiến hành phân tán
các bộ phận trong quy trình sản xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để
khai thác lợi thế do sự khác biệt về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất.
- Các doanh nghiệp có thể: + hạ thấp toàn diện cơ cấu chi phí (chí phí nhân công, đất
đai, vốn)
+ cải tiến chất lượng/tính năng sản phẩm từ đó cho phép họ cạnh tranh một cách hiệu
quả hơn. (thuê những công ty nước ngoài sx vì họ luôn là những nhà cung cấp tốt nhất
TG trong lĩnh vực sx của họ)
2/ CÁC ĐỘNG LỰC CỦA TOÀN CẦU HÓA?
a/ Việc cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư: ( dòng chảy tự do của hàng
hóa, dịch vụ và vốn)
- Cho phép các doanh nghiệp xem xét thị trường của họ trên phạm vi toàn cầu chứ
không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia
- Cho phép các doanh nghiệp bố trí sản xuất ở địa điểm tối ưu cho hoạt động kinh
doanh. Ví dụ: một công ty có thể thiết kế sản phẩm tại một quốc gia, sản xuất các linh
kiện tại hai QG khác, lắp ráp sản phẩm ở một QG khác nữa, rồi xuất khẩu thành phẩm
đi khắp thế giới.
b/ Sự thay đổi công nghệ:
- Mạch vi xử lý và công nghệ viễn thông:
+ Mở ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng máy tính chi phí thấp và công suất
cao, cho phép tăng khối lượng xử lý thông tin của các cá nhân và doanh nghiệp vô
cùng to lớn.
+ Mạch vi xử lý – chi phí sản xuất giảm trong khi công suất tăng (định luật
Moore) 🡪 chi phí của các hoạt động truyền thông toàn cầu giảm mạnh, kéo giảm chi
phí điều phối và kiểm soát của tổ chức toàn cầu.
- Internet và mạng viễn thông mở rộng toàn cầu:
+ Giúp giảm bớt sức ép chi phí do sự khác biệt về không gian, thời gian và quy
mô lợi suất kinh tế.
+ Làm cho người mua và người bán gặp nhau dễ dàng hơn.
+ Cho phép các doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của họ trên toàn cầu; phối
hợp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu theo cách thức chưa từng có
trước đây.
- Công nghệ vận tải:
+ Sự ra đời của container, sự phát triển của máy bay phản lực dân dụng và máy
bay vận tải hàng hóa khổng lồ giúp đơn giản hóa việc chuyển tải hàng hóa từ phương
thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
+ Vận tải bằng container làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa đường
dài. (tiết kiệm thời gian và chi phí công nhân bốc xếp)
3. Sự thay đổi về nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cầu
 Bốn xu hướng quan trọng: 
 Sự thay đổi sản lượng và bức tranh thương mại thế giới
 Sự thay đổi bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Sự thay đổi bản chất công ty đa quốc gia
Sự thay đổi trật tự thế giới
4/ GIẢI THÍCH CÁC LUẬN CỨ CHÍNH (VÀ LIÊN HỆ BẰNG CHỨNG THỰC
TẾ ) TRONG CUỘC TRANH LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA
TOÀN CẦU HÓA.
a/ Việc làm và thu nhập:
- Việc hạ thấp hàng rào thương mại sẽ cho phép các doanh nghiệp di chuyển hoạt
động sản xuất sang những nước có mức lương thấp hơn rất nhiều 🡪 tỷ lệ thất nghiệp
cao hơn và mức sống thấp hơn ở chính quốc, thường là các nước phát triển.
- Sự gia tăng quá mạnh của lực lượng lao động toàn cầu khi kết hợp với việc mở rộng
thương mại quốc tế, sẽ kéo giảm mức tiền lương ở các quốc gia phát triển.
- VD: công ty sản sản xuất quần áo của Mỹ Harwood Industries đã đóng cửa các cơ sở
sản xuất tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công đến 9 USD một giờ, để di chuyển sản xuất
đến Honduras, nơi mà công nhân dệt may chỉ nhận 48 cent một giờ. Chính vì sự di
chuyển của các hoạt động sản xuất như thế này mà mức lương của người Mỹ tầng lớp
dưới đã giảm đi đáng kể trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua.
b/ Chính sách lao động và môi trường:
- Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ người lao động và môi trường sẽ làm
tăng đáng kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và đẩy họ vào thế bất lợi trong
quan hệ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu với những công ty đặt trụ sở tại các nước
đang phát triển vì các công ty đó không tuân theo những quy định như thế. Về lý
thuyết, các doanh nghiệp sẽ đối phó với sự bất lợi về chi phí này bằng cách di chuyển
cơ sở sản xuất của họ đến các QG không có những quy định khắt khe về bảo vệ người
lao động và môi trường hoặc dễ dãi trong khâu giám sát thực thi các quy định đó.
🡪 Thương mại tự do dẫn đến tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường và doanh nghiệp
của các QG phát triển bóc lột lao động của các QG kém phát triển.
- VD: Việc xả thải không qua xử lý của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của tập đoàn nhựa Formosa Plastics Group Đài
Loan đã hủy hoại môi trường sinh thái biển một số tỉnh miền Trung, gây ảnh hưởn đến
cuộc sống và việc làm của các ngư dân kiếm sống phụ thuộc vào việc đánh bắt.
c/ Chủ quyền quốc gia:
- Mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay
đã tạo ra sự thay đổi theo hướng giảm bớt quyền lực kinh tế của các chính phủ QG để
tập trung cho các tổ chức siêu QG 🡪 làm suy yếu chủ quyền QG và làm hạn chế khả
năng tự kiểm soát vận mệnh của QG đó.
- VD: WTO ra đời năm 1995 để giám sát hệ thống thương mại TG - được thành lập
theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. WTO giải quyết các tranh chấp
thương mại giữa 155 QG ký kết GATT. Cơ quan xử lý tranh chấp có thể đưa ra phán
quyết trên căn bản của luật lệ hiện hành để buộc một nước thành viên phải thay đổi
những chính sách thương mại vi phạm các quy định của GATT. Nếu thành viên vi
phạm từ chối tuân thủ luật lệ hiện hành, WTO sẽ cho phép các nước thành viên khác
áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại thích đáng đối với bên vi phạm.
d/ Đói nghèo trên thế giới:
- Khoảng cách giàu nghèo giữa các QG trên thế giới đã mở rộng thêm trong vòng 100
năm qua.
- VD: Năm 1870, thu nhập bình quân đầu người của 17 QG giàu nhất thế giới gấp 2,4
lần so với thu nhập bình quân đầu người của tất cả các QG còn lại. Năm 1990, khoảng
cách thu nhập giữa hai nhóm QG tương ứng này đã mở rộng đến 4,5 lần.

CHƯƠNG 2: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Chương 2: Khái niệm của các vấn đề về hệ thống chính trị, kinh tế, pháp luật, các vấn
đề của bảo vệ tài sản và trách nhiệm doanh nghiệp, mức độ phát triển kinh tế trên thế
giới
1. Khái niệm hệ thống chính trị: là hệ thống chính quyền của quốc gia, có thể
đánh giá qua 2 tiêu chí: + Mức độ chính phủ chú trọng đến cá nhân hay tập thể
+ Mức độ dân chủ và chuyên chế
1/ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ, HỆ THỐNG CHÍNH
TRỊ DÂN CHỦ VÀ CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ: (không)
- Chủ nghĩa tập thể: một hệ thống chính trị chú trọng vào tính ưu việt của các mục
tiêu chung chứ không phải các mục tiêu cá nhân.
+ Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của XH.
- Chủ nghĩa cá nhân: nhấn mạnh rằng một cá nhân phải được tự do trong việc theo
đuổi chính kiến về kinh tế và chính trị của mình. Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn
đề chính:
+ Tự do cá nhân và tự thể hiện.
+ Lợi ích XH chỉ đạt được tốt nhất khi cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích
kinh tế của mình.
- Dân chủ: hệ thống chính trị theo đó chính phủ được người dân lựa chọn trực tiếp
hoặc qua các đại diện họ bầu ra
+ Dân chủ thuần túy: tất cả người dân đều tham gia trực tiếp vào quá trình ra
quyết định.
+ Dân chủ đại diện: hệ thống chính trị trong đó người dân định kỳ bầu những
cá nhân đại diện cho họ.
- Chuyên chế (Độc tài) : một dạng chính phủ theo đó một cá nhân hoặc đảng chính trị
kiểm soát toàn bộ cuộc sống của mọi người và ngăn cản các đảng đối lập. Đặc điểm:
+ Có quyền lực thông qua áp đặt.
+ Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp.
+ Sự tham gia hạn chế của người dân.
- Mối quan hệ: dân chủ 🡪 chủ nghĩa cá nhân, độc tài 🡪 chủ nghĩa tập thể.
2/ KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, KINH
TẾ CHỈ HUY VÀ KINH TẾ HỖN HỢP:
a. Kinh tế thị trường: hệ thống kinh tế trong đó sự tương tác giữa bên cung và cầu
xác định mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất.

- Đặc điểm:
+ Mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân sở hữu chứ không phải do nhà
nước quản lý.
+ Sản phẩm và dịch vụ do QG sản xuất ra không được bất kỳ ai lên kế hoạch.
+ Chính phủ khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng giữa các nhà SX tư
nhân bằng cách nghiêm cấm các nhà SX độc quyền và hạn chế kinh doanh theo kiểu
độc quyền thị trường.
+ Khuyến khích nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
+ Ngày nay không còn nền kinh tế thị trường thuần túy mà đó là nền thị trường
có bàn tay chính phủ can thiệt.
b/ Kinh tế tập trung: một hệ thống kinh tế trong đó chính phủ sẽ lên kế hoạch những
hàng hóa và dịch vụ mà QG sẽ sản xuất cũng như số lượng và giá bán các sản phẩm,
dịch vụ đó.
- Đặc điểm:
+ Mọi cơ sở kinh doanh đều do nhà nước quản lý vì nhà nước có thể chỉ đạo
trực tiếp những cơ sở này đầu tư vì lợi ích tốt nhất cho QG chứ không phải vì lợi ích
của các cá nhân.
+ Chính phủ lên kế hoạch những hàng hóa, dịch vụ mà QG sẽ SX cũng như số
lượng và giá bán của chúng.
+ Động lực và đổi mới không xuất hiện 🡪 các nền KT chỉ huy có xu hướng trì
trệ.
+ Nền kinh tế ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề và hầu như ngày nay không còn
được ad
c/ Kinh tế hỗn hợp: là sự kết hợp của hai hệ thống kinh tế thị trường và kt tập trung
- Trong nền kinh tế hỗn hợp: 
+ Một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực thuộc sở hữu
nhà nc
+ Chính phủ có xu hướng quốc hữu hóa những công ty có vấn đề nhưng lại có
vai trò quan trọng đối với lợi ích quốc gia
3/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT: Là những qui tắc hay luật lệ điều khiển hành vi mà
thông qua đó luật pháp được thực thi và các  vi phạm bị trừng phạt.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống PL
 Hệ thống chính trị
 Hệ thống kinh tế
 Lịch sử và  truyền thống
 Văn hóa
* Các hệ thống pháp lý của các quốc gia :
- Quyền sở hữu tài sản
- Luật về tính an toàn của sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm
- Luật về hợp đồng.
- Thuế 
- Luật điều chỉnh các nhà công ty nước ngoài.
a/ Quyền sở hữu tài sản: Về phương diện luật pháp, thuật ngữ quyền sở hữu là chỉ
một tài sản, qua đó một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý,
cũng chính là một tài sản mà họ sở hữu.
- Các QG khác nhau về mức độ bảo về quyền sở hữu tài sản.
- Quyền sở hữu có thể bị vi phạm tdo 2 loại hành động:
+ Hành động của cá nhân: hành động ăn cắp, sao chụp, tống tiền, và những
hành động tương tự của các cá nhân hay các nhóm người.
+ Hành động cửa quyền: là hành động xâm phạm quyền sở hữu phát sinh khi
chính trị gia, quan chức sử dụng quyền lực để kiếm thêm thu nhập (tịch thu, xung
công và tham nhũng).
* Khi quyền sở hữu không được bảo vệ tốt:
+ Làm giảm động lực kinh doanh của doanh nghiệp
+ Gia tăng chí phí cho doanh nghiệp ( dịch vụ bảo vệ, tiền hối lộ,..)
+ Hành vi hối lộ khiến doanh nghiệp chịu sự trừng phạt của chính phủ nước
nhà.
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ: sản phẩm của hoạt động trí tuệ như phần mềm
máy tính, kịch bản phim, bản tổng phổ âm nhạc hay công thức hóa học của loại thuốc
mới có thể được bảo vệ bởi: bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu.
- Cách ứng xử của các công ty kinh doanh quốc tế đối với những vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của họ:
+ Họ có thể vận động những chính phủ ký kết các thỏa thuận quốc tế nhằm bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ và sự thực thi của pháp luật 🡪 củng cố luật pháp quốc tế.
+ Các công ty có thể nộp đơn kiện.
+ Các công ty cũng có thể chọn cách rút khỏi quốc gia có nhiều vi phạm về quyền sở
hữu trí tuệ hay các thông tin hay được kiểm duyệt bởi các cơ quan chính phủ.
b/ Luật về an toàn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm: (slide c2)
- Luật về tính an toàn của sản phẩm:  quy định những tiêu chuẩn an toàn cụ thể mà
các sản phẩm phải đáp ứng.( nảy sinh trong quá trình KH sử dụng sp)
- Trách nhiệm đối với sản phẩm: liên quan đến trách nhiệm của công ty và các
thành viên trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho
người sử dụng.
+ Mỹ và các nước phương Tây: luật chặt chẽ hơn và trách nhiệm cao hơn
+ Các nước đang phát triển: yêu cầu thấp hơn.
 Quy định về An toàn sản phẩm và Trách nhiệm sản phẩm cao cũng gây nên
một số vấn đề cho doanh nghiệp
+ Chi phí cao cho việc đáp ứng yêu cầu
+ Đối mặt thường xuyên với các vụ kiện từ khách hàng
c/ Luật về hợp đồng: luật điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các
bên trong hợp đồng.
4/ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA QUỐC GIA VÀ HỢP ĐỒNG:
a/ Thông luật: là hệ thống luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được lập thành tập
hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng:
+ Thẩm phán có thể áp dụng các quy định pháp lý cho từng tình huống cụ thể.
( nhân tố truyền thống)
+ Các phán xét này trở thành án lệ cho các phán xét tiếp theo.( tiền lệ)
+ Luật có thể thay đổi dựa trên các án lệ này. (cách sd)
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng thường dài, rất chi tiết, trong đó mọi sự kiện ngẫu nhiên đều phải được
giải thích rõ ràng.
+ Tốn kém thời gian và chi phi cho dịch vụ tư vấn Luật
+ Ưu điểm: có tính linh hoạt cao và cho phép các thẩm phán diễn giải một tranh chấp
về hợp đồng theo tình huống phổ biến.
b/ Dân luật: một hệ thống luật dân sự dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập
tập hợp các chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.
- Đặc trưng: so với thông luật 
+ Có xu hướng ít thù địch hơn.
+ Thẩm phán kém linh hoạt hơn. (họ chỉ có quyền áp dụng luật thay vì diễn
giải luật như trong hệ thống thông luật)
- Đặc điểm của hợp đồng:
+ Hợp đồng có xu hướng ngắn gọn và kém chi tiết hơn nhiều
+ Ít tốn kém thời gian và tiền bạc cho việc soạn thảo, dịch vụ tư vấn pháp luật.
SO SÁNH :
Thông luật  Dân luật
Nguồn luật đồ sộ ( các tiền lệ án liên quan) Nguồn luật tinh gọn 
Có tính linh hoạt cao Cố định trong khuôn khổ
Thẩm phán và luật sư đóng vai trò diễn giải tạo ra Thẩm phán, luật sư thi hành
luật luật

C/ Luật tôn giáo


Luật dựa vào các điều răn dạy của tôn giáo
 Luật Hồi giáo thực ra là các tiêu chuẩn đạo đức điểu chỉnh các hành vi trong
đời sống hằng ngày
 Cách xếp loại này còn chưa thống nhất
 Các quốc gia theo đạo Hồi có hệ thống luật pha trộn giữa hệ thống thông luật
hoặc luật dân sự với luật hồi giáo
-Ví dụ: hệ thống ngân hàng hồi giáo
5. mức độ phát triển kinh tế trên thế giới (slide)
5/ LỢI ÍCH, CHI PHÍ VÀ RỦI RO KHI KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG
QUỐC TẾ DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CHÍNH TRỊ 🡪 SỨC HẤP
DẪN TỔNG THỂ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:
a/ Lợi ích:
- Các QG với hệ thống KT tự do trong đó quyền sở hữu được bảo hộ thường đạt được
tăng trưởng kinh tế cao hơn các nền KT chỉ huy hoặc những nơi mà việc bảo hộ quyền
sở hữu còn lỏng lẻo.
- Theo đó, hệ thống kinh tế, cơ chế quyền sở hữu và quy mô thị trường (về mặt dân
số) của một QG có thể cấu thành các chỉ số khá chính xác về lợi ích lâu dài của việc
kinh doanh ở nước đó.
- Ngược lại, những nơi quyền sở hữu không được thực thi nghiêm túc và tham nhũng
tràn lan thì thường có mức độ phát triển kinh tế thấp 🡪 giảm lợi ích kinh doanh.
b/ Chi phí:
- Về mặt chính trị: một công ty có thể sẽ phải hối lộ các lực lượng chính trị có quyền
lực ở một QG trước khi được chính phủ đồng ý cấp phép kinh doanh. Tình trạng hối
lộ ở các nước chuyên chế khép kín lớn hơn rất nhiều so với các XH dân chủ cởi mở.
- Về mặt kinh tế: liên quan đến mức độ tinh vi của một nền KT. Việc kinh doanh có
thể sẽ tốn kém hơn ở các thị trường tương đối sơ khai hoặc kém phát triển do thiếu cơ
sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ.
- Về mặt pháp luật: 
+ Chi phí kinh doanh sẽ cao hơn ở các nước mà luật và quy định tại địa phương
đặt ra các tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn sản phẩm, an toàn tại nơi làm việc, ô
nhiễm môi trường và các yếu tố tương tự. (vì việc tuân thủ các quy định đó khá tốn
kém).
+ Chi phí kinh doanh cao cũng gắn liền với các nước thiếu các đạo luật lâu đời
nhằm điều tiết thông lệ kinh doanh. 
+ Khi luật địa phương không đủ sức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì có thể dẫn
tới việc công ty nước ngoài bị đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và suy giảm doanh thu.
c/ Rủi ro:
- Rủi ro chính trị: khả năng các lực lượng chính trị có thể mang tới những thay đổi
mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một QG và có thể có những ảnh hưởng trái
chiều tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định.
+ Có xu hướng cao hơn ở các nước bất ổn và rối loạn trật tự xã hội hoặc những
nơi mà bản chất tiềm tàng của XH dễ gây ra bất ổn.
- Rủi ro kinh tế: khả năng một số sự kiện, bao gồm quản lý KT yếu kém, có thể mang
tới những thay đổi mạnh mẽ với môi trường kinh doanh của một QG và có thể có
những ảnh hưởng trái chiều tới lợi nhuận và mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định.
+RRKT không hoàn toàn tách biệt so với RRCT – Quản lý KT yếu kém có thể
sẽ khiến bất ổn XH và kéo theo đó là RRCT gia tăng.
+ Chỉ số thể hiện rõ sự yếu kém trong quản lý KT thường là: tỷ lệ lạm phát và
các khoản nợ của doanh nghiệp và chính phủ.
- Rủi ro luật pháp: khả năng các đối tác thương mại theo chủ nghĩa cơ hội phá vỡ các
điều khoản hợp đồng hoặc tướt đoạt quyền sở hữu trí tuệ.
+ Khi RRLP ở một QG dâng cao thì các công ty nước ngoài sẽ do dự khi ký
hợp đồng dài hạn hoặc thỏa thuận liên doanh với các công ty ở nước đó.
d/ Sức hấp dẫn tổng thể: của một QG với vai trò là thị trường hoặc điểm đến đầu tư
đối với công ty đa QG phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi
hoạt động ở nước đó.
- Nếu các yếu tố khác là như nhau, QG sẽ hấp dẫn hơn nếu QG đó có thể chế chính trị
dân chủ, nền KT thị trường, và hệ thống pháp lý mạnh để bảo vệ quyền sở hữu tài sản
và hạn chế tham nhũng.

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA 


1/ CÁC KHÁI NIỆM:
- VĂN HÓA là hệ thống giá trị và các chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người
và khi nhìn tổng thể thì nó cấu thành nên cuộc sống.
- GIÁ TRỊ là những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một cộng đồng người tin
là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn.
+ Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực XH hình thành và điều
chỉnh, tạo thành nền tảng của VH.
- CHUẨN MỰC là những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử
phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Chuẩn mực bao gồm
+ Lề thói: lệ thường của cuộc sống hằng ngày.
+ Tập tục: những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận hành XH và các hoạt
động XH.
- Xã hội – một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực  
2/ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT VỀ VHXH, VÀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ NÀY ĐẾN KINH DOANH
QUỐC TẾ:
- Các yếu tố quyết định VH:
+ Cấu trúc XH
+ Tôn giáo
+ Giáo dục
+ Ngôn ngữ
+ Triết lý chính trị và kinh tế
a/ CẤU TRÚC XH: là việc tổ chức cơ bản của một XH.
- Hai yếu tố quan trọng giúp giải thích sự khác biệt VH: (1) mức độ nhìn nhận cá nhân
là đơn vị cơ bản của tổ chức XH trong tương quan so với tập thể; (2) mức độ XH phân
tầng thành các giai cấp hay đẳng cấp.
* Phân tích:
(1) CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ:
* Tại nhiều XH phương Tây, cá nhân là nhân tố cơ bản của cơ cấu XH.
+ Chú trọng hiệu suất cá nhân 🡪 sự năng động của nền KT Mỹ phần lớn xuất
phát từ chủ nghĩa cá nhân.
+ Mức độ cao của tố chất kinh doanh.
+ Thành tích cá nhân là phổ biến
 Tích cực: Ý kiến cá nhân, có sự độc lập sáng tajpp trong việc đưa ra các ý
tưởng..
+ Nhưng gây ra sự thiếu trung thành và thất bại trong việc tiếp thu các kiến
thức đặc trưng đối với một công ty của nhân viên cấp quản lý.
+ Gây khó dễ cho việc xây dưng đội ngũ bên trong một tổ chức để thực hiện
các nhiệm vụ tập thể.
🡪 Chú trọng chủ nghĩa cá nhân khiến chi phí kinh doanh tăng lên do hiệu ứng tiêu cực
đối với sự ổn định của nhân viên cấp quản lý và tinh thần hợp tác.
*Trong nhiều XH Châu Á, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu trúc XH.
+ Không khuyến khích chuyển đổi công việc giữa các công ty.
+ Khuyến khích hệ thống công việc trọn đời.
+ Dẫn đến sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề kinh doanh.
 Tích cực: Tạo áp lực, ngăn nhảy việc
+ Nhưng có thể hạn chế sự sáng tạo và sáng kiến cá nhân 🡪 thiếu ý tưởng kinh
doanh, thiếu sự năng động, sáng tạo
(2) SỰ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
- Mọi XH đều bị phân tầng theo một cơ sở thứ bậc thành các thành phần trong XH
hoặc các tầng lớp XH. Cần xem xét 2 yếu tố: Sự dịch chuyển giữa các tầng lớp XH và
Tầm quan trọng gắn với tầng lớp XH trong các bối cảnh kinh doanh.
- Sự dịch chuyển XH là phạm vi mà các cá nhân có thể di chuyển khỏi một tầng lớp
XH mà từ đó họ được sinh ra.
+ Hệ thống đẳng cấp: hệ thống phân tầng khép kín trong đó vị trí XH được
xác định bởi gia đình mà từ đó một người được sinh ra. Thay đổi vị trí thường là
không thể trong suốt cuộc đời của một cá nhân.
+ Hệ thống giai cấp là một dạng phân tầng mở. Vị trí một người có được khi
ra đời có thể thay đổi qua thành công hoặc may mắn. ( đời cha mẹ giai cấp bình dân->
giàu -> cho con học ở môi trường thích hợp -> đổi giai cấp cho con)
- Tầm quan trọng:
+ Ý thức giai cấp: điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng nhận thức
bản thân dựa trên xuất thân giai cấp, và điều này định hình các mối quan hệ của họ với
thành viên của các tầng lớp khác
+ Ảnh hưởng đến KDQT: Mối quan hệ đối kháng giữa ban quản lý và các
tầng lớp lao động, và hậu quả là sự thiếu hợp tác và tình trạng gián đoạn công nghiệp
triền miên có xu hướng làm gia tăng chi phí sản xuất ở các QG có đặc thù phân chia
giai cấp sâu sắc 🡪 gây khó khăn trong việc tạo lập lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế
toàn cầu cho các công ty đặt tại các nước này.
+ hậu quả: sự thiếu hợp tác và tình trạng gián đoạn cộng nghiệp triền miên, có xu
hướng làm gia tăng chi phí sx ở các quốc gia.
b/ TÔN GIÁO: chủ yếu phân tích về hệ quả kinh tế của các tôn giáo lớn
- CƠ ĐỐC GIÁO: Tên gọi chung của tất cả tôn giáo thờ chúa Jesus: công giáo, chính
thống giáo và tin lành( Mỹ và các nước Châu Âu)
Đây là tôn giáo được thực hành rộng rãi nhất trên thế giới, khoảng 20% người dân trên
thế giới tự nhận mình là Kitô hữu.
Max Weber năm 1904 đã lập luận rằng 
+ sự lao động chăm chỉ, việc tạo ra của cải và sự tiết chế là tiền đề phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
+ Tự do về tôn giáo dẫn đến tự do trong theo đuổi các lợi ích cá nhân, đó là động lực
cho kinh tế tư bản phát triển.
Ngoài ra, Tin Lành cũng ít lễ nghi, lễ hội tôn giáo hơn so với Công giáo, giúp tiết
kiệm nguồn lực xã hội.
- HỒI GIÁO: tôn giáo lớn thứ 2 thế giới khởi nguồn từ năm 610 sau công nguyên khi
Muhammad bắt đầu đi truyền đạo. ( hơn 35 nước ở bò tây bắc cPhi, Trung Đông,
Trung Quốc, Malaysia ở miền Viễn Đông.
+ Nguyên tắc trung tâm của đạo Hồi là có một Thiên Chúa toàn năng thực sự.
(thánh allah)
+Lối sống chi phối trọn vẹn toàn bộ đời sống của một  người Hồi giáo
+Được giới truyền thông phương Tây đánh đồng với các chiến binh, những kẻ
khủng bố và những cuộc bạo động
 Tuy nhiên, Hồi giáo dạy về hòa bình, sự công bằng và lòng khoan dung 
+ Ủng hộ kinh doanh tự do và việc thu lợi nhuận hợp pháp thông qua trao đổi
và thương mại. -> kd ràng buộc nhau bởi chữ tín.
+ Con người không sở hữu tài sản, mà là người được ủy thác. Vì vậy họ được
quyền thu lợi nhuận từ tài sản và nhắc nhở sử dụng một cách chính đáng, có lợi cho xã
hội và thận trọng.
+ Dễ chấp nhận các DN quốc tế chừng nào họ cư xử phù hợp với đạo đức Hồi
giáo
+ Cấm việc chi trả hay nhận lãi suất, thứ bị coi là cho vay nặng lãi.
- ẤN ĐỘ GIÁO: có khoảng 750 triệu tín đồ, đa số sinh sống trên tiểu lục Ấn Độ.
Khởi nguồn từ Thung lũng Indus ở Ấn Đô hơn 4000 năm trước.
+ Tập trung vào tầm quan trọng của việc đạt được sự phát triển về tâm linh mà
có thể yêu cầu tự thân chối bỏ vật chất và thể chất.
+ Người Ấn Độ giáo được đánh giá bởi những thành tựu về tinh thần hơn là
những thành tựu về vật chất.
+ Thăng tiến và tiếp nhận những trách nhiệm mới có lẽ không quan trọng, hoặc
có lẽ không khả thi vì lý do đẳng cấp XH của nhân viên.
- Hệ quả kinh tế: + Kìm chế hoạt động kd ( vì tập trung tìm kiếm khổ hạnh)
+ mqh giữa người – người bị giới hạn bởi đẳng cấp.
- PHẬT GIÁO: Được sáng lập ở Ấn Độ vào thế kỉ thứ 6 TCN bởi Siddhartha
Gautama- hoàng tử Ấn Độ
+Khoảng 350 triệu tín đồ đa số ở Trung và Đông Nam Á, Trung Quốc , Hàn và
Nhật
+ Nhấn mạnh đến sự phát triển tâm linh và kiếp sau hơn là việc đạt được những
thành tựu ở thế giới đang sống.
+ Không coi trọng việc tạo ra của cải và hành vi kinh doanh.
+ Không ủng hộ hệ thống đẳng cấp, mỗi cá nhân có khả năng dịch chuyển tầng
lớp và có thể làm việc với những người đến từ các tầng lớp khác nhau. -> những con
người kd có chừng mực ( không kd bằng mọi giá)
- NHO GIÁO: khởi nguồn từ Thế kỉ IV TCN bởi Khổng Tử, là hệ tư tưởng chính
thống ở TQ
+ Dạy về tầm quan trọng của việc cứu rỗi linh hồn bản thân thông qua hành
động đúng đắn.
+ Đạo đức cao, hành vi có đạo đức và lòng trung thành với người khác được
coi trọng.
+ 3 giá trị trung tâm của hệ tư tưởng Nho giáo – lòng trung thành, nghĩa vụ
tương hổ, và sự trung thực – có thể dẫn đến việc giảm chi phí kinh doanh ở những XH
Nho giáo.
c/ NGÔN NGỮ: là một trong những đặc điểm cơ bản định hình một nền VH
- Gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không lời (biểu hiện khuôn mặt, không gian cá
nhân, cử chỉ tay...)
- Các quốc gia có nhiều hơn 1 ngôn ngữ thường có nhiều hơn 1 nền văn hóa
- Ảnh hưởng đến KDQT:
+ Hiểu biết về ngôn ngữ địa phương mang lại nhiều lợi ích, giúp xây dựng một
mối quan hệ tốt và tạo tiền đề cho việc hợp tác kinh doanh.
+ Việc thất bại khi giải mã các dấu hiệu không lời của một nền VH khác có thể
dẫn đến sai lầm trong giao tiếp 🡪 những ảnh hưởng không đáng có trong kinh doanh.
d/ GIÁO DỤC: chính quy là phương thức mà qua đó các cá nhân tiếp thu nhiều kỹ
năng từ ngôn ngữ, nhận thức, tới toán học không thể thiếu trong XH hiện đại.
- Quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh của một QG.
VD: sự thành công thời hậu chiến của Nhật Bản có thể được giải thích bởi hệ thống
giáo dục ưu việt.
- Mức độ phổ cập GD chung có thể là một chỉ số hữu hiệu để xác định những loại sản
phẩm nào có thể bán tại QG đó và tư liệu quảng cáo nào nên được sử dụng.
VD: một nước có hơn 70% dân số bị mù chữ thì ít có khả năng là thị trường hứa hẹn
của các loại sách bán chạy.
3/ PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA ĐẾN LỢI THỂ CẠNH TRANH
VÀ CHI PHÍ CỦA MỘT QG:
- Mâu thuẫn về giai cấp giữa người lao động và quản lý trong các XH ý thức mạnh mẽ
về giai cấp hay việc luật Hồi giáo cấm chi trả lãi suất có thể làm tăng chi phí hoạt
động kinh doanh của DN.
- Đối với kinh doanh quốc tế, sự kết nối giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh là quan
trọng vì 2 lý do:
+ Nó cho thấy những nước nào có khả năng tạo ra các đối thủ cạnh tranh đáng
gờm nhất.
+ Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn các QG để đặt cơ sở SX và
KD.
4. Các khía cạnh của văn hóa theo Hofstede: ( Sự khác biệt trong slide)
 Khoảng cách quyền lực (Power distance)- cách thức một xã hội đối mặt với
thực tế rằng mọi người là bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ
 Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism versus collectivism)-
mối quan hệ giữa cá nhân và đồng loại 
 Né tránh rủi ro (Uncertainty avoidance)– mức độ mà các thành viên của các
nền văn hóa khác nhau thích nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp
nhận các yếu tố không chắc chắn 
 Nam tính và nữ tính (Masculinity versus femininity)– mối quan hệ giữa giới
tính và vị trí công việc
CHƯƠNG 4: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1/ TÓM LƯỢC CÁC HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, VAI TRÒ
CỦA CHÍNH PHỦ TRONG MỖI HỌC THUYẾT ĐÓ VÀ GIẢI THÍCH VỀ
HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN GIỮA CÁC QUỐC GIA:
 Các học thuyết thương mại:
 Chủ nghĩa trọng thương
 Học thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối
 Học thuyết lợi thế so sánh tương đối
 Học thuyết Heckscher – Ohlin
 Học thuyết về vòng đời sản phẩm
 Học thuyết Thương Mại mới
 Học thuyết Lợi thế cạnh tranh của Michael Porter

a/ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG: Xh tại Anh vào thế kỉ 16, là một học thuyết
kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằng các QG nên khuyến khích xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu.
- Nội dung:
+ Gắn liền của cải với quyền lực chính trị
+ Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc – là những trụ cột chính cho sự
thịnh vượng của QG.
+ Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được thặng dư trong cán cân thương
mại.
+ Coi thương mại như một trò chơi có tổng lợi ích bằng không – lợi nhuận của nước
này đồng nghĩa với tổn thất của nước khác.
- Vai trò của chính phủ: hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi các biện pháp thuế quan
và hạn ngạch, trong khi tài trợ cho việc xuất khẩu.
Vd: Trung Quốc ( là quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương mới – trang 228 giáo trình)
b/ LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI: xuất hiện từ tk 17 trong quyển sách “The Wealth of
Nations”. Là một QG có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một sản phẩm khi QG này có
thể sản xuất hiệu quả hơn bất kỳ QG nào khác.
- Adam Smith cho rằng các quốc gia nên chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng
hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy những hàng hóa khác được
sản xuất tại các QG khác. (Vai trò chính phủ)
- Thương mại là một trò chơi có tổng dương.
c/ LỢI THẾ SO SÁNH: (trong quyển sách “ cá nguyên lý của kinh tế chính trị”
năm 1817)
- Theo học thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn có ý nghĩa khi một QG
chuyên môn hóa trong sản xuất những hàng hóa mà họ sản xuất hiệu quả nhất và mua
những hàng hóa mà họ sản xuất kém hiệu quả hơn so với quốc gia khác hoặc ngay cả
nếu quốc gia đó mua từ những quốc gia khác các hàng hóa mà bản thân họ có thể sản
xuất hiệu quả hơn. 
- Sản lượng toàn cầu tiềm năng trong điều kiện thương mại tự do sẽ lớn hơn so với
điều kiện thương mại bị hạn chế 🡪 người dân tại các quốc gia có thể tiêu dùng nhiều
hơn khi tự do TM và thương mại là một trò chơi có tổng dương.
- Vai trò của chính phủ: tiến hành mở cửa kinh tế và theo đuổi thương mại tự do để
thu được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
d/ HỌC THUYẾT HECKSCHER – OHLIN: xh vào thế kỉ thứ 20. Nhấn mạnh
rằng lợi thế so sánh hình thành từ những khác biệt QG về mức độ sẵn có của các yếu
tố sản xuất.
- Mức độ sẵn có của các YTSX là mức độ dồi dào tài nguyên của một QG như đất đai,
lao đông và vốn. YTSX càng dồi dào thì chi phí SX càng thấp.
- Các QG sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều các YTSX dồi dào tại địa
phương và nhập khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều YTSX khan hiếm tại địa
phương.
- Học thuyết vấp phải nghịch lý Leontief.
- Học thuyết dễ tiếp cận nhưng không giải thích các hiện tượng kinh tế tốt bằng 
thuyết lợi thế so sánh.
- Tuy nhiên học thuyết này có giá trị dự báo hơn nếu yếu tố công nghệ được đưa vào
xem xét.
e/ HỌC THUYẾT VỀ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM: Được Raymond Vernon đưa ra
vào giữa thập niên 1960. Theo ông, sản phẩm khi ra đời sẽ đi theo tuần tự 3 giai đoạn.
Ở mỗi giai đoạn, sản phẩm sẽ được sản xuất tại một quốc gia nhất định.
- Khi các sản phẩm đã chín muồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản xuất tối ưu sẽ thay
đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy và xu hướng thương mại.
 Một ngành công nghiệp sẽ khởi phát tại Mỹ, các công ty Mỹ sản xuất cho thị
trường trong nước và xuất sang các nước phát triển khác.
 Nhu cầu ở các nước phát triển gia tăng, các công ty xây dựng nhà máy ở các
nước phát triển khác để đáp ứng nhu cầu, và xuất sang các nước đang phát
triển.
 Các công ty di chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển, và xuất ngược
trở lại thị trường Mỹ
- Ít phù hợp với ngày nay.
f/ HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI: bắt đầu nổi lên từ thập kỉ 70 của tk 20.
(slide) Học thuyết thương mại mới giải thích lợi thế của một quốc gia trong một ngành
dựa trên tính kinh tế theo quy mô.
- Việc đạt được lợi thế theo quy mô kinh tế - hiện tượng giảm chi phí trên một đơn vị
sản xuất nhờ sản lượng đầu ra lớn – có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại QT.
- Học thuyết này nêu ra 2 điểm quan trọng:
 Cũng theo học thuyết này, thương mại giúp mở rộng thị trường, từ đó
giúp nhiều nhà sản xuất đạt được tính kinh tế theo quy mô hơn, giúp tăng tính
đa dạng của sản phẩm => người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
 Ví dụ: trong ngành ô tô: Mỹ là nhà tiên phong, Nhật nổi tiếng với ô tô tiết kiệm
nhiên liệu, Đức sản xuất xe ô tô chất lượng cao, Ý xuất khẩu xe hơi thể thao.
+ Những ngành sản xuất mà sản lượng đầu ra đòi hỏi đạt tính kinh tế theo quy
mô phải có tỉ trọng nhu cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới, thị trường toàn cầu chỉ có
thể hỗ trợ cho một số ít doanh nghiệp 🡪 cần trở thành QG tiên phong.
- Ý nghĩa:
+ QG có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khi không có lợi thế từ nguồn lực
hay công nghệ. Cụ thể, một QG có thể trở thành nước xuất khẩu chính cho một mặt
hàng nếu nó là QG đầu tiên sản xuất sản phẩm đó.
+ Chính phủ nên xem xét bảo hộ các công ty và ngành trong giai đoạn đầu đưa
ra sản phẩm và những ngành CN đòi hỏi tính kinh tế theo quy mô.
g/ Học thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter
 Michael Porter (1990) giải thích sự thành công của một số quốc gia trong một
số ngành dựa trên mô hình kim cương, phân tích các cụm công nghiệp.
 Nhận dạng 4 nhóm yếu tố:
1. Nguồn lực
2. Điều kiện về nhu cầu
3. Công nghiệp hỗ trợ
4. Chiến lược, cấu trúc công ty và cạnh tranh 
*Yếu tố nguồn lực
 Các yếu tố này bao gồm
+ Yếu tố cơ bản: vốn, tài nguyên, lao động
+ Yếu tố cao cấp: bí quyết công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao
 Có thể dẫn đến sức mạnh cạnh tranh
Ví dụ: vùng Bắc Ý có nguồn đất sét trắng rất tốt -> phát triển công nghiệp làm
gạch men trang trí
 Sự thiếu hụt nguồn lực cũng có thể dẫn đến sự phát triển của một ngành.
* Yếu tố cầu  
 Những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của thị trường trong nước có thể gây áp lực
lên các nhà sản xuất, buộc họ phải không ngừng cải tiến để nâng cao vị thế
cạnh tranh
Ví dụ: người Ý có gu thẩm mỹ rất cao, họ đòi hỏi khắt khe đối với những sản
phẩm trang trí => các công ty gạch men Ý sản xuất các sản phẩm có tính thẩm mỹ
rất cao.
*Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ giúp cho các công ty trong
ngành dễ dàng có được các yếu tố đầu vào- đầu ra.
+ Áp lực những công ty này lên các công ty trong ngành cũng kích thích quá
trình đổi mới. 
+ Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất máy in của Đức có tính cạnh tranh nhờ
vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất máy làm giấy, ngành sản xuất giấy
và mực in của quốc gia này.
*Chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp và Cạnh tranh
+ Cách thức các công ty được thành lập, vận hành có vai trò rất quan trọng
trong việc tạo dựng tính cạnh tranh cho ngành
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành cũng là yếu tố thúc đẩy khả năng cạnh
tranh của các công ty trong ngành nói chung.
Ví dụ: các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đều nằm tập trung ở thung lũng
Silicon hay các công ty gạch men hàng đầu của Ý đều nằm ở thành phố Sassuolo.
2/ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA CHÍNH
PHỦ:
a/ Thuế quan: gồm thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu làm tăng chi
phí hàng nhập khẩu so với hàng nội địa .
- Gồm 2 loại chính:
+ Thuế tuyệt đối: áp dụng một mức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập
khẩu.
+ Thuế theo giá trị: áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập
khẩu.
Vd: thuế mt ở VN là 4k/1 lít xăng dầu
- Điểm quan trọng hiểu về thuế: ai chịu thuế và ai hưởng lợi.
+ Chính phủ và nhà sản xuất nội địa hưởng lợi vì thuế giúp tăng nguồn thu cho
chính phủ và thuế tạo ra một sự bảo hộ nhất định cho các nhà SX nội địa.
+ Người tiêu dùng chịu thiệt vì họ phải trả nhiều hơn cho một số mặt hàng
nhập khẩu.
- Tác động của thuế nhập khẩu:
+ Hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng thông qua bảo vệ các
NSX trong nước khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và làm tăng giá hàng hóa
trong nước.
+ Hạn chế hiệu quả chung của nền KT thế giới do xảy ra tình trạng sử dụng
không hiệu quả các tài nguyên.
- Tác động của thuế xuất khẩu:
+ Tăng doanh thu cho chính phủ.
+ Giảm xuất khẩu từ một khu vực, thường do những nguyên nhân chính trị.
b/ Tài trợ: là khoản trợ cấp chính phủ dành cho NSX nội địa
- Giúp NSX nội địa: cạnh tranh với hàng ngoại nhập và giành lợi thế trên thị trường
xuất khẩu.
- Trợ cấp của chính phủ thông thường có được từ nguồn thu thuế đánh vào cá nhân và
doanh nghiệp.
Vd: Chính phủ tài trợ cho các DN trong nước để đối đầu với sự canh tranh không công

c/ Hạn ngạch nhập khẩu: biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng một loại hàng hóa
có thể nhập khẩu vào một nước, thường được thực thi bằng cách cấp phép nhập khẩu
cho một nhóm các cá nhân hay doanh nghiệp.
- Thuế theo hạn ngạch: mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm trong hạn
ngạch sẽ thấp hơn mức áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch.
- Lợi tức từ hạn ngạch: phần lợi tức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả tạo bởi
hạn ngạch nhập khẩu    
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER): hạn ngạch thương mại được đặt ra bởi nước
xuất khẩu, thường theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Cả hạn ngạch và VER đều đem lại lợi ích cho NSX nội địa thông qua hạn chế khả
năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu và gây thiệt cho người tiêu dùng khi làm tăng
giá nội địa của các mặt hàng nhập khẩu.
Vd: sd hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ cho mía đường VN
 Nhật xk ô tô sang Mỹ có sự hạn chế vì sợ Mỹ trả đũa thương mại
d/ Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa: yêu cầu tỷ lệ cụ thể nhất định của hàng hóa
phải được sản xuất trong nước.
- Mang lại lợi ích cho NSX nội địa và tăng giá hàng hóa nhập khẩu 🡪 người tiêu dùng
thiệt.( tăng giá hàng cho người tiêu dùng)
e/ Các biện pháp hành chính: quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó
khăn cho hàng hóa nhập khẩu vào một QG. 
- Làm hạn chế sự lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu tốt của NTD.
Vd: Nhật không nhập khẩu hoa Tulip
Việt Nam  là Văn hóa phẩm ( sách, vở..) 
f/ Chính sách chống bán phá giá: các chính sách được thiết kế để trừng phạt các DN
nước ngoài tham gia vào việc bán phá giá và do đó bảo vệ các NSX nội địa từ sự cạnh
tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài
- Bán phá giá là hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp hơn chi
phí sản xuất hay mức giá thị trường ‘hợp lý’
+ Giúp DN xả hàng dư thừa tại thị trường nước ngoài.
+ Có thể là hành vi thôn tính khi các NSX sử dụng lợi nhuận từ thị trường
trong nước để trợ giá ở thị trường nước ngoài nhằm loại các đối thủ cạnh tranh ra khỏi
thị trường và sau đó tăng giá.
Vd: Cá da trơn của VN qua Mỹ
3/ LẬP LUẬN CHÍNH BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ:
- Có 2 lập luận chính:
+ Lập luận chính trị: bảo vệ lợi ích của một số nhóm trong nước (thường là các
NSX) trong khi hy sinh lợi ích của nhóm khác (thường là NTD).
+ Lập luận kinh tế: thúc đẩy sự giàu có của QG 🡪 làm lợi cho cả NSX và NTD
* LẬP LUẬN CHÍNH TRỊ:
- Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp: lý do chính trị phổ biến nhất đối với
hạn chế thương mại. 
- An ninh QG: bảo vệ các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng với an ninh QG –
các ngành CN liên quan đến quốc phòng (hàng không vũ trụ, công nghệ điện tử tiên
tiến hay vật liệu bán dẫn...)  vd: Vn bảo vệ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Biện pháp trả đũa đối với sự cạnh tranh thiếu công bằng từ phía nước ngoài – khi
chính phủ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng biện pháp trả đũa sẽ giúp mở cửa thị trường
nước ngoài. Vd: Mỹ trả đũa TQ
+ Nếu chính phủ nước ngoài không chịu nhượng bộ, căng thẳng có thể leo
thang và các rào cản thương mại mới có thể mọc lên.
+ Chiến lược đầy rủi ro.
- Bảo vệ người tiêu dùng: khỏi những sản phẩm không an toàn bằng cách hạn chế
nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu những sản phẩm đó.
- Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại: một chính phủ có thể trao các điều
kiện thương mại ưu đãi cho QG mà họ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
+ Chính sách thương mại có thể được sử dụng để trừng phạt các QG hiếu
chiến.
- Bảo vệ nhân quyền ở nước xuất khẩu: các chính phủ đôi khi sử dụng chính sách
thương mại để cố gắng cải thiện chính sách về nhân quyền ở các nước đối tác thương
mại.
+ Vd: Mỹ áp dụng cấm vận đối với Myanmar vì thực trạng nhân quyền ở nước
này.
* LẬP LUẬN KINH TẾ:
- Lập luận về nền công nghiệp non trẻ - những ngành CN mới tại các QG đang phát
triển phải được bảo hộ tạm thời khỏi sự cạnh tranh quốc tế (bằng thuế/hạn ngạch/ trợ
cấp) nhằm giúp các ngành này đạt đến một vị thế có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp của các QG phát triển trên thị trường toàn cầu.
- Chính sách thương mại chiến lược – chính sách của chính phủ nhằm mục đích cải
thiện vị thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp nội địa trên thị
trường toàn cầu.
+ Chính phủ giúp các DN nội địa có được lợi thế người dẫn đầu.

CHƯƠNG 5: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 


1. Khái niệm FDI
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là việc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào
một cơ sở mới để sản xuất hay buôn bán tại nước ngoài.
 FDI có thể diễn ra dưới các hình thức:
 Đầu tư mới (greenfield investments) - Thành lập một hoạt động hoàn
toàn mới ở nước ngoài
 Mua lại hoặc sáp nhập (acquisitions or mergers=M&A) với các doanh
nghiệp hiện có ở nước ngoài. – vd : Thái Lan mua lại Big C từ Pháp
 Dòng vốn FDI (flow) - Lượng FDI thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định
+Dòng vốn FDI ra (Outflows) là các dòng vốn FDI ra khỏi một quốc gia
+Dòng vốn FDI vào (Inflows) là các dòng vốn FDI đi vào một quốc gia
 Tổng vốn tích lũy FDI (stock) - Tổng giá trị tích lũy của tài sản do doanh
nghiệp nước ngoài sở hữu ở một thời điểm nhất định
2. XU HƯỚNG CỦA FDI
 Cả dòng vốn và tổng vốn tích lũy của FDI đều tăng trong 30 năm qua

+ Phần lớn FDI vẫn là dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản và
EU
 Tuy nhiên, các điểm đến đầu tư khác đang nổi lên: Nam Á, Đông Á và Đông
Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc ; Mỹ La-tinh
 Sự tăng trưởng FDI là do:
+ Lo sợ chủ nghĩa bảo hộ: Muốn tránh các rào cản thương mại  như thuế quan
+Các thay đổi về chính trị và kinh tế: Nới lỏng quy định, tư nhân hóa, giảm bớt các
rào cản về FDI (kể cả các nước không tham gia)
+ Các hiệp ước đầu tư song và đa phương mới: Được ký kết để tạo thuận lợi cho đầu

+ Toàn cầu hóa kinh tế thế giới: Nhiều công ty hiện nay luôn hướng ra thị trường thế
giới và  cần gần gũi hơn với khách hàng của mình
3. Các công ty muốn mua lại công ty có sẵn vì:
Hầu hết vốn đầu tư sang các quốc gia khác là dưới hình thức sáp nhập và mua lại
(M&A) chứ không phải là đầu tư mới
- Sáp nhập và mua lại có thể thực hiện nhanh chóng hơn so với đầu tư mới
- Để một công ty có được tài sản mong muốn, sáp nhập và mua lại sẽ dễ dàng và ít rủi
ro hơn so với xây dựng từ đầu
- Các công ty tin rằng họ có thể tăng hiệu quả của doanh nghiệp được mua lại bằng
việc chuyển giao vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý
I/Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các lý thuyết này giải thích các
mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào?  ( học thêm)
- Có 3 nhóm lý thuyết về đầu từ trực tiếp nước ngoài:
A/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao FDI ưu hơn xuất khẩu và nhượng quyền:
- Xuất khẩu (exporting) - Sản xuất hàng hoá trong nước rồi vận chuyển chúng đến
các nước tiếp nhận để bán
+ Xuất khẩu có thể bị giới hạn bởi chi phí vận chuyển và rào cản thương mại
+ FDI có thể là một giải pháp với các rào cản thương mại đã bị đặt ra trên thực
tế hoặc có thể sẽ bị đặt ra trong tương lai, ví dụ như thuế nhập khẩu, hạn ngạch...
- Cấp phép (licensing) – Cho phép cho một tổ chức nước ngoài sản xuất và bán các
sản phẩm của mình để đổi lấy một khoản phí là tiền bản quyền trên mỗi đơn vị hàng
hóa mà tổ chức nước ngoài bán được
 Lý thuyết nội bộ hóa(còn gọi là Lý thuyết không hoàn hảo của thị trường) - so
với FDI, Cấp phép kém hấp dẫn hơn.
+ Công ty có thể để mất bí quyết công nghệ có giá trị vào tay đối thủ cạnh
tranh tiềm năng ở nước ngoài.
+ Công ty khó kiểm soát được việc sản xuất, tiếp thị và chiến lược ở nước
ngoài.
+ Lợi thế cạnh tranh của công ty có thể dựa vào sự quản lý, tiếp thị, và khả
năng sản xuất của mình.

B/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao các doanh nghiệp trong cùng một ngành lại
thực hiện FDI tại cùng thời điểm và địa điểm: ( đọc thêm)
- Lý thuyết Hành vi chiến lược- Dòng chảy FDI là sự phản ánh về tình hình cạnh
tranh chiến lược giữa các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu (theo chân đối thủ
cạnh tranh)
+ Cạnh tranh đa điểm - Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp gặp nhau tại các thị
trường khác nhau trong khu vực, thị trường trong nước, hoặc các ngành công nghiệp  
+ Lý thuyết Chu kỳ sống sản phẩm – Doanh nghiệp tiến hành FDI ở các giai
đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm 
C/Nhóm lý thuyết giải thích tại sao lý do và khuynh hướng đầu tưu trực tiếp
nước ngoài:
- Mô hình chiết trung - điều quan trọng là phải xem xét:
+ Lợi thế vị trí chuyên biệt của quốc gia– Lợi thế có được từ việc sử dụng
nguồn lực hay tài sản gắn với một địa điểm cụ thể và lợi thế mà doanh nghiệp thấy có
giá trị để kết hợp với các tài sản riêng của mình.
VD: TNTN như dầu mỏ và các khoáng sản khác có đặc tính nằm ở những địa điểm
nhất định nên FDI sẽ được thực hiện bới các công ty dầu mỏ để khai thác nguồn tài
nguyên của quốc gia có giá trị.
+Ngoại ứng (Hiệu ứng học tập) – Sự lan tỏa kiến thức xảy ra khi các công ty
trong cùng một ngành hoạt động tại cùng một khu vực.
VD: các công ty máy tính và bán dẫn đầu tư tại vùng thung lũng Silicon để tìm hiểu
và sử dụng các kiến thức mới có giá trị trước khi chúng được áp dụng ở nơi khác, do
đó đem lại lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

II/Phân tích lợi ích, chi phí của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp
của nước chủ nhà và nước sở tại 
A. Đối với nước sở tại:
 Lợi ích:
1.Tác động chuyển nguồn lực: FDI đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước sở
tại bằng việc cung cấp nguồn lực về vốn,công nghệ,và quản lí không sẵn có => thúc
đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
2.Ảnh hưởng việc làm: FDI mang việc làm tới nước sở tại 
3.Ảnh hưởng cán cân thanh toán: FDI là sự thay thế cho việc nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ.Ảnh hưởng này có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của nước sở
tại.Do đó nước nhận đầu tư đỡ phải nhập khẩu mà còn có thể đem xuất khẩu nữa;
 4. Ảnh hưởng tới cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: Đầu tư mới sẽ làm tăng      
mức độ cạnh tranh trên thị trường, kéo theo sự giảm giá và cải thiện lợi ích cho người
tiêu dùng.Có thể dẫn đến việc tăng năng suất, đổi mới sản phẩm và công đoạn sản
xuất, tăng trưởng kinh tế cao hơn 
 Chi phí:
1.Các ảnh hưởng bất lợi của FDI tới cạnh tranh trong nước nhận đầu tư (trở
thành kinh tế kiểm soát thị trường nội địa):
-  Các công ty con của công ty đa quốc gia nước ngoài có thể có sức mạnh kinh tế lớn
hơn đối thủ cạnh tranh bản địa, vì họ có thể là một bộ phận của một tổ chức quốc tế
lớn hơn 
Vd: Nước lọc ABC của Đà Nẵng bị chiếm thị phần và biến mất của khi các công ty
giải khát nước ngoài vào chiếm thị phần: dasani, coca, Aqua của pepsi.
 2. Ảnh hưởng bất lợi lên cán cân thanh toán:
- Khi một công ty con nước ngoài nhập khẩu một số lượng đáng kể các yếu tố đầu vào
từ nước ngoài thì sẽ làm phát sinh một khoản ghi nợ vào tài khoản vãng lai của cán
cân thanh toán của nước chủ nhà
 3. Mất nhận thức về chủ quyền và quyền tự chủ quốc gia:
- Các quyết định ảnh hưởng tới nước chủ nhà sẽ được đề ra bởi công ty mẹ tại nước
ngoài mà không có cam kết thực sự cho nước chủ nhà, hoặc tại một nơi mà chính phủ
nước chủ nhà không thể kiểm soát được 
 4. Chi phí về môi trường: Các công ty nước ngoài mang các công nghệ đã lạc hậu
vào nước chủ nhà, gây tình trạng ô nhiễm môi trường.

   B. Đối với nước chủ nhà (nước đi đầu tư):


 Lợi ích:
- Ảnh hưởng tích cực lên tài khoản vốn trong cán cân thanh toán của nước đầu tư từ
dòng chảy vào của thu nhập từ nước ngoài 
- Hiệu ứng việc làm từ việc đầu tư ra nước ngoài
- Các lợi ích từ việc học được các kỹ năng có giá trị từ các thị trường nước ngoài mà
sau đó có thể chuyển về chính quốc 
 Chi phí:
- Cán cân thanh toán của nước đầu tư có thể phải chịu áp lực khi:
+ Gia tăng các dòng vốn ra cần thiết để thực hiện FDI ban đầu.
     + Nếu mục đích của FDI là để giúp thị trường nước nhận đầu tư thoát khỏi tình
trạng sản xuất chi phí thấp.
   + Nếu FDI là giải pháp thay thế cho xuất khẩu trực tiếp.
- Lao động trong nước có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu FDI là một giải pháp thay
thế cho sản xuất trong nước.
+ Tuy nhiên, lý thuyết thương mại quốc tế chỉ ra rằng các lo ngại của nước đầu
tư về tác động kinh tế tiêu cực của việc sản xuất tại nước ngoài (offshore production,
tức là FDI được thực hiện để phục vụ thị trường nước nhận đầu tư) có thể không có
giá trị
     + Có thể kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm tại chính quốc bằng cách
giải phóng các nguồn lực để chuyên môn hóa vào các lĩnh vực mà chính quốc có lợi
thế so sánh.
5.VAI TRÒ CUA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI FDI
-  Chính phủ có thể khuyến khích đầu tư ra nước ngoài: Các chương trình bảo hiểm
của Chính phủ hỗ trợ đối phó với các rủi ro chính khi đầu tư ra nước ngoài
-  Chính phủ có thể hạn chế đầu tư ra nước ngoài: Hạn chế dòng FDI ra nước ngoài,
đặt ra các quy định về thuế, hoặc ngăn cấm hoàn toàn FDI
-   Chính phủ có thể khuyến khích dòng FDI vào nước mình: Cung cấp ưu đãi cho các
công ty nước ngoài để đầu tư vào nước mình
+ Thu lợi ích từ việc chuyển giao nguồn lực và hiệu ứng việc làm do
FDI mang lại, và thu hút dòng FDI có khả năng đi sang các nước nhận đầu tư tiềm
năng khác
-  Chính phủ có thể hạn chế dòng FDI vào nước mình: Đặt ra các hạn chế về quyền sở
hữu và yêu cầu về kết quả hoạt động

You might also like