Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

N/V Vũ Nương

Tất cả mọi thứ trên thế gian này theo thời gian sẽ bị bào mòn và băng hoại
chỉ có duy nhất nghệ thuật, mình nó không thừa nhận cái chết. Có những tác phẩm
dù trải qua bao thế kỉ, qua sự thử thách của dòng đời, nó vẫn còn nguyên vẹn sức
sống của mình. Truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là một tác phẩm như
thế. Đọc tác phẩm này, người đọc không khỏi xúc động trước vẻ đẹp và số phận bi
thảm của Vũ Nương
Nguyễn Dữ đc bt đến là một nhà văn xuất sắc của văn học trung đại VN.
Ông học rộng tài cao, chỉ làm quan một năm rồi về sống ẩn dật, chăm sóc mẹ già
và sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, có lẽ thành công nhất
phải kể đến "Truyền kỳ mạn lục". Áng văn được người đọc đánh giá là "thiên cổ
kì bút". Dựa vào cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” cùng với ngòi bút sáng tạo
của tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn đồng cảm với cuộc đời và cái
chết thương tâm của Vũ Nương, qua đó nói lên số phận của người phụ nữ khi phải
sống trong xã hội phong kiến bất công đầy oan trái, đồng thời ca ngợi những phẩm
chất tốt đẹp của người con gái trong biết bao những chà đạp và tàn nhẫn ấy.
Trong mở đầu tp, tác giả đã có lời gthieu bao quát về VN:"tính đã thùy mị
nết na lại thêm tư dung tốt đẹp" tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo.
Nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng
hội tụ đầy đủ cả công dung ngôn hạnh và cũng bởi cảm mến dung hạnh của nàng
nên Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Nhà văn Nguyễn Dữ đã
khéo léo gợi mở vẻ đẹp của Vũ Nương qua thái độ của Trương Sinh, từ đó góp
phần làm hoàn thiện hơn vẻ đẹp của cô. Nhưng ngày từ đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ
đã xây dựng giữa 2 nhân vật này có một sự cách bức. Nếu Vũ Nương xinh đẹp, nết
na, đức hạnh thì Trương Sinh lại ít học, đa nghi, hay ghen, luôn phòng ngừa vợ
quá sức. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương không xuất phái từ một tình yêu đích thực,
bất đồng về giai cấp. Với sự cách bức như vậy thì hẳn rằng cuộc sống của Vũ
Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy những phẩm
chất tốt đẹp của nàng được bộc lộ.
Trước tiên, VN là người phụ nữ hiền thục, có n` phẩm chất tốt đẹp và luôn
khao khát có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Mặc dù con nhà kẻ khó, lấy chồng
dù không có tình yêu, cuộc hôn nhân chỉ mang tính chất mua bán, nhưng VN hết
lòng vun vén hạnh phúc gia đình, hiểu đc tính đa nghi của chồng, nàng luôn giữ
gìn khuôn phép ko để vợ chồng phải dẫn đến thất hòa. Nàng là người biết nhen
nhóm, giữ gìn và vun đắp tình cảm gia đình. Ước mơ về một gia đình đầm ấm ngỡ
là vĩnh viễn nhưng thật mong manh, ngắn ngủi khi chiến tranh xảy ra. Trương
Sinh phải ra trận bởi tuy con nhà hào phú nhưng vô học nên phải đi lính buổi đầu.
Vũ Nương rất mực yêu thương chồng. Ngày tiễn TS lên đường, nàng rót chén
rượu đầy như tấm lòng tình cảm nồng ấm chân tình của nàng, nàng giãi bày lòng
mình với TS bằng những lời thiết tha, ân tình : "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng
dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang
theo hai chữ bình yên."Vũ Nương trọng hạnh phúc gia đình hơn công danh phù
phiếm, nàng chỉ mong chồng bình an trở về thế là đủ rồi. Đọc đến đây, người đọc
ko khỏi xúc động trước khao khát, ước mơ bình dị của Vũ Nương. Đằng sau niềm
khao khát ước mơ ấy là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra
ngoài cám dỗ vật chất tầm thưởng "vinh hoa phú quý”. Yêu thương chồng, nàng
mong mỏi ngày chàng bình yên trở về bởi hơn hết trong lòng nàng cái khát khao
lớn nhất là được hưởng thú vui “nghi gia nghi thất”, vợ chồng sum họp, con cái
đầy đàn. Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận, tỉnh cảm của nàng luôn hướng về
Trương Sinh. Tác giả đã diễn tả thật tinh tế chân thực nỗi niềm nhớ nhung, mong
mỏi kín đáo, âm thầm mà da diết của Vũ Nương, mỗi khi bướm lượn đầy vườn,
mây che kín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào vơi được. Vừa
thương chồng, nhớ chồng, vừa thương xót cho mình ngày đêm phải đối mặt với
nỗi cỗ đơn. Nàng đã gửi gắm trọn vẹn nỗi nhớ thương chồng qua cái bóng trên bức
vách. Nàng mượn cái bóng để vơi bớt nỗi nhớ nhung đằng đẵng. Cái bóng đời
thường giản dị nhưng là tất cả tình yêu đối với chồng là khao khát, thú vui nghi gia
nghi thất. Chồng ở biên thùy, mình nàng với con thơ, khoảng cách xa xôi cách trở,
việc tạo ra cái bóng thể hiện một tình yêu trọn vẹn với chồng, con và gia đình.
Không chỉ thế Vũ Nương con thay chồng làm tròn bổn phận của ngươi con, người
vợ, người mẹ, thay chồng gánh vác toàn bộ công việc lúc chàng vắng nhà. Cùng
với tình yêu thương chồng con, Vũ Nương con là một người con dâu hiếu thảo.
Nàng đã hóa giải được những định kiến trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu
phức tạp của người xưa. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu
đáo. Khi bà ốm nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần vật và lấy lời ngon ngọt
khuyên lơn để bà vơi đi nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời
thương xót ma chay, tế lễ cẩn thận như với cha mẹ ruột của mình. Cái tình đó đã
cảm hóa cả trời xanh nên trước lúc lâm chung, người mẹ đã trăng trối những lời
yêu thương trân trọng với con dâu :"Sau này trời xét lòng lành...như con đã chẳng
phụ mẹ." Tấm lòng thơm thảo của Vũ Nương được ghi nhận trọn vẹn trong lời kể
của nhà văn, đó là minh chứng rằng Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Với
con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Chi tiết chỉ cái bóng trên tường cũng
chỉ xuất phát từ tấm lòng của người mẹ để con lớn lên vơi bớt đi sự thiếu vắng tình
cảm của người cha. Qua đó cho thấy N Dữ đã dành cho n/v một thái độ yêu mến,
trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng ng` phụ nữ
vs đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
Mặc dù VN đã làm tròn bổn phận của mội người phụ nữ, người vợ, người
mẹ, người con ở cương vị nào nàng cũng làm rất hoàn hảo. Nàng đúng là người
phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đánh được hưởng hạnh phúc nhưng đau
lòng thay, hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng. Nàng đã từng lo toan tất cả,
một lòng một dạ thủy chung chờ chồng, bao nhiêu vất vả khó nhọc khi chồng vắng
nhà đều một mình nàng gánh vác. Vậy mà tất cả đều bị phủ nhận một cách phũ
phàng. Ngày Trương Sinh trở về nhưng tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng
khi Trương Sinh trở về cũng là lúc bi kịch của cuộc đời nàng xảy ra. Chỉ vì một lời
ngây thơ của con trẻ đã phá hủy tất cả những gì mà Vũ Nương vun đắp, giữ gìn:
hạnh phúc tan vỡ, địa vị trong gia đình đều bị khước từ. Với bản tính hay ghen
cộng thêm tính gia trưởng thất học, Trương Sinh đã một mực đinh ninh là vợ hư,
đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã mắng nhiếc
nàng và đánh đuổi đi, bỏ ngoài tai n~ lời phân trần của vợ và n~ ng` xung quanh.
Quả thực, “hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng
mong manh, ngắn ngủi. Dù nàng đã tận tụy hi sinh, vất vả để vẹn tròn phận vợ
hiền dâu thảo nhưng VN ko thể nào vượt qua nổi bức tường của chế độ nam quyền
độc đoán, bất công, tàn bạo. Một cn` trong trắng như VN, nhân phẩm lại bị xúc
phạm nặng nề bởi nỗi oan thất tiết buộc nàng phải tìm đến cái chết để giải oan cho
mình. Cái chết của VN chính là bi kịch đau thương, là lời tố cáo đanh thép về 1
xhpk bất công, vô lý, đã cướp đi quyền sống, quyền đc hưởng thụ hạnh phúc của
ng` phụ nữ.
Tuy nhiên, với lòng yêu thương cn`, Ndữ ko muốn 1 cn` trong sạch cao
đẹp như VN phải chết oan khuất. = sự sáng tạo của mình, tác giả đã mượn yếu tố
kỳ ảo trong thể loại truyền kỳ để đưa VN trở về rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên
bạch nhật vs vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa "VN hiện về trên chiếc kiệu hoa giữa
dòng sông, sau đó là 50 cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông". Tuy đc sống đầy đủ ,
sung sướng dưới thủy cung nàng luôn khao khát hạnh phúc nơi trần thế . Lẽ ra
nàng có quyền căm thù nơi trần thế đã đẩy nàng vào cái chết đầy oan khuất nhưng
trái tim nàng ko 1 chút oán hận mà vẫn nhân hậu hậu vị tha. Càng xót xa hơn khi
nàng nói lời từ biệt "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian đc nx"
Âm dương đã cách trở đôi đường, hạnh phúc vỡ tan khó lòng hàn gắn lại được.
Ước mơ mãi là kì ảo, hiện thực vẫn quá đau lòng. Kết thúc câu truyện bị đát này là
một khoảng vắng mênh mông mờ mịt. Đằng sau yếu tố hoang đường, câu truyện
về nàng Vũ Nương mang đậm tính chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân
đạo.Yếu tố kỳ ảo đã lm hoàn thiện hơn vẻ đẹp của VN.
Việc vận dụng linh hoạt các loại hình đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo đã góp phần lm nên thành công cho tp và
thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cùng tầm tư tưởng lớn của tác giả.
N Dữ đã xây dựng đc cốt truyện thể hiện hiện thực xh xưa, tạo đc t/h đơn giản mà
đặc sắc lm nổi bật đc tính bi kịch trong cuộc đời ng` phụ nữ xưa. Qua truyện ta
thấy nổi bật lên là tấm lòng nhân đạo cao cả. Đó là sự đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của
ng` phụ nữ, ở đây chính là Vũ Nương. Vũ Nương mang những nét đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam.
Tóm lại, CNCGNX của ND đã giúp người đọc cảm nhận được những nét
đẹp tâm hồn ở nhân vật Vũ Nương.Hình tượng n/v VN là hiện thân của lòng vị
tha, và bi kịch cuộc đời nàng cx là bi kịch của ng` phụ nữ VN trong chế độ pk tàn
ác, ã xh dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ. Và qua câu chuyện ng` đọc
càng cảm thấy giá trị cuộc sống của ng` phụ nữ trong xh ngày nay. Họ đang phấn
đấu vươn lên lm chủ cuộc đời, lm chủ số phận và họ đáng đc tôn trọng, sống bình
đẳng như nam giới.

You might also like