Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trên chuyến tàu xe hỏa, tôi tựa mình vào khung cửa sổ, đôi lúc tôi

ngoái đầu lại phía sau, những tòa nhà chọc trời, những chung cư đồ sộ
đang dần rời khỏi tầm nhìn của tôi, tôi thở nhẹ lấy trong túi ra một viên
socola Mỹ nhét vào miệng, cái ngọt đắng của viên kẹo khiến tôi cảm
thấy dễ chịu. Đây là quà anh người yêu chuẩn bị cho tôi, anh bảo với tôi
mấy đứa con nít ở vùng cao thích mấy cái này lắm nên anh mang hẳn
cho tôi 3 hộp, một hộp hình trái tim dành riêng cho tôi và hai hộp còn lại
dành cho lũ trẻ.
Đây là lần đầu tiên tôi dám bước chân ra khỏi vùng an toàn của bản
thân, tôi học sư phạm. Vừa tốt nghiệp xong tôi liền được nhận thực tập ở
một trường cấp hai trọng điểm của thành phố song trong quảng thời gian
dạy học đứng lớp tôi nhận ra bọn trẻ ở đây không thiếu thốn thứ gì, có
những đứa vì ôn thi vào những trường cấp 3 chất lượng mà không ngại
ngần bán mình cho thời gian, sách vở và những bài toán nơi đây không
khiến tôi ngột ngạt mà khiến tôi thấy đau lòng cho các em. Tôi nhớ đến
những ngày tháng chỉ còn là một đứa học sinh, lúc ấy gia đình tôi còn
khó nhưng tôi vẫn cùng anh chị rong chơi lắm nào là đi bắn chim, trộm
xoài, nghịch bùn cái nào cũng có mà giờ thời thế thay đổi nên con người
chúng ta hẳn cũng phải thay đổi để hợp với thời thế. Tôi từng nghĩ có lẽ
tôi sẽ “bán mình” cho thành phố này. Tôi sẽ dùng hết cái tâm của một
người thầy đồ vẽ lên cho các em một trang kiến thức nhưng có một ngày
tôi lại bén duyên với cái vùng núi xa ấy. Tôi nhớ mãi khoảng khắc thầy
Tùng đi vào phòng đi vào phòng hiệu bộ nói với tôi :
“Này Nhi này, em xem thử có thích hít thở gió trời không đăng ký vào
đơn nguyện vọng đi làm giáo viên vùng sâu đi em”
Tôi cười đùa đáp : “Được thì cho em một chân, chứ em ngấy cảnh xe cộ
tấp nập lắm rồi”
“Ay.. anh nói thật, trường này gửi cho trường mình chắc phải gần một
hai năm này rồi, xin giáo viên xung phong tình nguyện đi dạy chữ cho
các bạn nhỏ vùng sâu nhưng vẫn chưa có ai dám đi, nếu được thì em đi
đi, em còn trẻ, còn lửa của thanh niên chứ trường mình chưa ai tình
nguyện xung phong cả!”
Tôi nhìn anh Tùng với vẻ gượng gạo rồi kéo người tới lấy tờ đơn xin
giáo viên của trường, tôi đọc một lát lại rồi hỏi : “Ơ anh, ở vùng này còn
chưa có điện á?”
“Chưa mà, nước mình còn nhiều tỉnh chưa có điện chán, nhưng trường
chắc cũng có đấy, đi được thì đi, không thì thôi vậy”
Tôi nghĩ một lát, ấy vậy mà cái tay lại điền tên cùng chức vụ của mình
vào lúc nào không hay. Anh Tùng đập vai tôi cười khà khà nói : “Anh là
anh thấy sức trẻ của em lớn lắm đấy, trước giờ mấy ai dám đăng ký như
em lắm, lần này ráng hoàn thành tốt công việc ha”
Tôi cười nhưng lòng vẫn đầy nghi hoặc.
KÉTTTTTTT
Chuyến tàu cũng dừng lại, tôi giật mình bừng tỉnh trong quá khứ bước
xuống giữa những đồi núi chập chùng. Từ xa xa tôi đã nhìn thấy có
người ăn mặc rất lịch sự trong những bộ đồ cũ kỹ đang cầm cờ vẫy tay
với tôi. Tôi đoán không lầm đó là người của trường mà tôi nhận công
tác.
Tôi kéo vali đi tới, một bác với mái tóc bạc nhanh tay đón lấy, cười niềm
nở với tôi.
“Cô...cô là cô giáo Nhi ở thành phố mà đúng không?”
Tôi mỉm cười gật đầu nhẹ với bác. Bác tiếp lời tôi:
“Tôi biết ngay mà, nhìn cô từ xa là tôi đã thấy khí chất của một người
giáo rồi, cảm ơn, cảm ơn cô Nhi đã không ngại đường xá xa xôi mà về
với làng tôi nhé”
“Dạ, bác đây là ...” Tôi nheo mắt nhìn bác. Bác bỏ vali tôi xuống, lau đôi
bàn tay vào sau áo rồi bắt lấy tay tôi chân thành nói :
“Dạ dạ cô giáo, tôi là hiệu trưởng của trường ta, lâu lắm rồi chúng tôi
mới đón giáo viên mới nên mong cô giáo giúp đỡ nhiều hơn nhé”
Tôi gật đầu mỉm cười, nhìn bác tôi bỗng nhớ đến ông tôi, ông cũng hiền
và chân chất như vậy.
Tôi đi theo bác đến trường. Tôi đã chuẩn bị tâm lý sẵn về những trường
học vùng cao nhưng nơi đây vẫn khiến tôi cảm thấy bất ngờ, hình ảnh
còn hơn những gì tôi tưởng tượng. Ngôi trường là một ngôi nhà gạch thu
nhỏ với vỏn vẹn một lớp học và vài phòng lẻ, tôi bất ngờ bước vào lớp
học. Bàn ghế bụi bặm, cơ sở vật chất rất kém rất nhiều so với trường ở
thành phố. Bảng đen cũng không được nhám mà rất cũ. Bác thấy sắc mặt
của tôi hình như đoán ra được tâm tình liền nói:
“Cô giáo đừng nhìn vậy mà chê trách chúng tôi nhé, chúng tôi cố gắng
lắm rồi nhưng dân trên này ăn còn chưa đủ no chứ đừng nói đến chuyện
đi học, ấy mà cô giáo không biết đâu trường tôi vầy là còn ổn hơn
trường ở buôn khác đấy nhé” Nghe xong tôi chỉ biết cười gượng gạo vừa
sợ mà lại vừa thương tôi bèn nói : “Dạ, con chuẩn bị tâm lý sẵn rồi nếu
được mai con vào dạy cho các cháu luôn”
Bác vội nói : “Thế thì tốt quá, bây giờ cô giáo về phòng nghỉ ngơi mai
tôi gọi các trò đến nghe giảng ạ” Tôi cười gật đầu, theo Bác đi ra sau
trường đó là một ngôi nhà gạch cho các giáo viên công tác.

You might also like