Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI
Nới lỏng định lượng - Tìm hiểu về chính sách tiền tệ
được các quốc gia sử dụng trong 10 năm trở lại đây

Giảng viên: Ths. Nguyễn Trần Khánh


Sinh viêm thực hiện: Lê Ngọc Trà My
MSV: 7123102040
Lớp: QLC12

HÀ NỘI - 2021
MỤC LỤC trang

MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

NỘI DUNG...............................................................................................................................1

1. Nới lỏng định lượng:.............................................................................................................1

1.1. Khái niệm: .............................................................................................................1

1.2. Phân tích khái niệm............................................................................1

1.3. Bản chất của nới lỏng định lượng:.........................................................................2

1.4. Ưu điểm của nới lỏng định lượng:.........................................................................2

1.5. Nhược điểm của nới lỏng định lượng:...................................................................3

1.5.1. Có thể dẫn đến lạm phát:.........................................................................3

1.5.2. Không mang đến các tác động mạnh mẽ:...............................................3

1.5.3. Một hậu quả tiêu cực khác là nới lỏng định lượng có thể làm giảm giá trị
đồng nội tệ.....................................................................................................................4

2.Tiền tệ thắt chặt:................................................................................................4


2.1.Khái niệm............................................................................................4
2.2.Ưu điểm của thắt chặt tiền tệ:..............................................................5
2.3.Nhược điểm của thắt chặt tiền tệ: .......................................................5
2.3.1.Tạo áp lực lên tăng trưởng, tạo sức ép lên việc làm và thu
nhập của người dân:...................................................................................5
2.3.2 Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:......................5
2.3.3 Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp:........................................5
2.3.4. Đồng tiền lên giá:..................................................................6
3.So sánh 2 công cụ nới lỏng định lượng và thắt chặt tiền tệ:.............................6
3.1.Giống nhau:.........................................................................................6
3.2.Khác nhau:...........................................................................................6
4.Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới sử dụng công cụ nớ
.................................................................i lỏng định lượng hay tiền tệ thắt chặt?
..............................................................................................................................6
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................8
MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, hiện nay các nền kinh tế trong thị trường thường xuyên
biến động. Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, chúng ta đã và đang phải đối mặt
với sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát kéo dài, đồng tiền mất giá cùng
với tác động lớn từ đại dịch COVID - 19, thiếu hụt xăng dầu do căng thẳng quân
sự giữa Nga và Ukraina. Đối mặt với những ảnh hưởng đó, để nhằm đối phó với
những suy thoái của nền kinh tế, Chính phủ đã đưa ra những chính sách phù
hợp tạo ra tác động lành mạnh giúp tăng trưởng, bình ổn nền kinh tế thị trường.
Một trong số đó là Nới lỏng định lượng.
NỘI DUNG

1. Nới lỏng định lượng:


1.1. Khái niệm:
Nới lỏng định lượng hay QE (Quantitative Easing) là việc Ngân hàng trung
ương bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua lại chứng khoán các loại từ Chính
phủ hoặc các ngân hàng thương mại. 
Nới lỏng định lượng là một chính sách tiền tệ độc đáo. Với cách thức thực hiện
phân bổ tiền tệ trong khắc phục kinh tế. Tạo ra các bước đột phá trên lợi ích
được thực hiện. Trong đó một ngân hàng trung ương thực hiện các hoạt động
trong thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng được thực hiện. Mang đến các biến đổi trong
sản xuất và tạo việc làm. Từ đó thúc đẩy tăng lên về thu nhập. Tính chất cung
cầu được thể hiện với một vòng tác động mang đến hiệu quả.
Thông qua cách thức thực hiện mua trái phiếu chính phủ hoặc các chứng khoán
khác trong thị trường. Là các khoản đầu tư vào nhu cầu chung của nền kinh tế.
Tạo ra việc làm, thu nhập và thúc đẩy các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng. Giúp tăng cung tiền và khuyến khích cho vay và đầu tư. Mang đến kết quả
trong giảm lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
1.2. Phân tích khái niệm.
Các nhu cầu nới lỏng diễn ra khi nhu cầu tiêu dùng và cả hoạt động sản xuất
không được thúc đẩy. Do không có thu nhập và không có tiền thực hiện cho mục
đích tiêu dùng. Người dân thực hiện tiết kiệm đối với số tiền còn lại. Khi mua
trái phiếu chính phủ, tức là thực hiện các khoản cho vay chính phủ. Giúp các
nhu cầu công nhà nước được thực hiện. Và mang đến các giao dịch hay hợp tác
tạo ra việc làm cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ đó thúc đẩy việc
làm và tạo ra thu nhập. Giúp các nhu cầu trên thực tế được đảm bảo. Và cán cân
cung cầu giúp duy trì các hoạt động hay giá cả trên thị trường.

1
Hoặc ngân hàng trung ương mua chứng khoán khác trên thị trường. Cũng tương
tự khi tìm kiếm các cơ hội cho đầu tư và lợi nhuận được tìm kiếm. Doanh
nghiệp có khả năng thúc đẩy tài chính thực hiện chính sách phù hợp trên sản
xuất. Đảm bảo cho các nhu cầu trên khả năng thực tế của người tiêu dùng. Từ đó
cải thiện thị trường và điều chỉnh lại các giá trị kinh tế.
Khi các ngân hàng thực hiện các hoạt động này. Họ hướng đến các lợi ích lớn
hơn cho người vay. Giúp họ có cơ hội đầu tư hay kinh doanh để cải thiện nền
kinh tế. Các khoản vay được thực hiện nhiều hơn, lãi suất thấp. Đảm bảo người
tiêu dùng có khả năng trong chi tiêu, phục vụ nhu cầu. Bên cạnh các doanh
nghiệp tìm kiếm được vị thế nguồn cung. Các ý nghĩa được thực hiện trong
mong muốn thúc đẩy các đa dạng giao dịch hơn. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát
triển, giá cả và giá trị phản ánh với nhu cầu ngày càng cao.
1.3. Bản chất của nới lỏng định lượng:
Các ngân hàng trung ương tăng cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ và
các chứng khoán khác. Việc tăng cung tiền cũng có tác động tương tự như tăng
cung của bất kì tài sản nào khác. Khi các cung tiền được phản ánh ở các nhu cầu
và khả năng cao hơn. Nó làm giảm chi phí của tiền, mở ra các cơ hội đáp ứng
nhu cầu hiệu quả hơn. Nới lỏng định lượng làm tăng cung tiền bằng cách mua
tài sản bằng lượng dự trữ ngân hàng mới được tạo ra. Để cung cấp thêm thanh
khoản cho các ngân hàng.
Chi phí tiền thấp hơn đồng nghĩa với lãi suất thấp hơn. Khi đó các ngân hàng có
thể thực hiện mục đích cho vay với các tiêu chuẩn thấp hơn. Chiến lược này
được sử dụng khi lãi suất gần bằng 0. Khi đó, các ngân hàng trung ương có ít
công cụ để tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bởi các nhu cầu vay vốn ngày càng
nhiều, và những khó khăn trong tìm kiếm lợi nhuận hay thu nhập vân chưa được
khắc phục kịp thời. Khoản đầu tư có lợi nhuận không đáng kể do giá trị tiền
phản ánh thấp. Khả năng trả nợ càng khó khăn. Lúc đó ngân hàng trung ương sẽ
tìm cách tăng lưu hoạt có hạn định bằng cách mua vào trái phiếu dài hạn để mở
rộng tầm hiệu quả.
1.4. Ưu điểm của nới lỏng định lượng:
Dễ cho các ngành nghề thương mại dễ hoạt động hơn.
Khi lãi suất ngắn hạn ở mức hoặc gần bằng không. Thì các hoạt động thị trường
mở thông thường nhằm tác động tới lãi suất không còn hiệu quả. Thay vào đó,
ngân hàng trung ương có thể nhắm tới việc mua một số lượng tài sản nhất định.
Vừa đảm bảo cho các khả thi trong thực hiện nghĩa vụ của các bên liên quan.
Vừa mang đến các lợi ích tác động trực tiếp nên nhu cầu và khả năng của họ.
Khi ngân hàng trung ương mua trái phiếu của các ngân hàng tư thì sẽ đẩy giá trị
trái phiếu tăng lên. Bởi các tiềm năng được nhìn nhận thoáng hơn. Nhà đầu tư
2
khác cũng có nhu cầu tập chung lên các trái phiếu. Khi đó các giá trị nhận về để
thực hiện sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi. Trong khi lợi nhuận (yield) sẽ
giảm, cùng lúc lượng tiền cơ sở sẽ lớn hơn. Các khoản vốn huy động được giúp
doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh, khắc phục rủi ro. Phương thức này
khác cách thức kích thích thường dùng như mua bán công trái ngắn hạn để giữ
lãi suất ở tầm kiểm soát.
Gia tăng lưu hoạt có khả năng giữ lạm phát ở mức hữu ích. Điều phối cũng như
cân đối tốt các yếu tố giá cả hay giá trị. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì
phương thức này đã giúp giảm thiểu tác động xấu trong cuộc Khủng hoảng tài
chính tháng 8 năm 2007.
Nếu việc nới lỏng định lượng mất đi tính hiệu quả. Chính phủ có thể sử dụng
chính sách tài khóa để tiếp tục mở rộng cung tiền. Khi các trái phiếu phát hành
được mua nhanh chóng. Chính phủ có thể sử dụng trong các hoạt động đầu tư
công. Thông qua các hợp tác và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thúc đẩy các yếu tố việc làm, lợi nhuận hay thu nhập được cải thiện. Các hoạt
động bắt buộc phải được tiến hành nhằm tác động vào nền kinh tế. Tìm kiếm các
mục đích ổn định, tăng trưởng.
Trên thực tế, nới lỏng định lượng thậm chí có thể làm mờ ranh giới giữa chính
sách tài chính và tiền tệ. Bởi các ý nghĩa được thực hiện trong chính sách có thể
phản ánh các mục đích sử dụng khác của nguồn ngân sách. Trong khi thực tế
phải sử dụng vào cải thiện kinh tế. Nếu tài sản được mua bao gồm trái phiếu
chính phủ dài hạn được phát hành để tài trợ cho chi tiêu thâm hụt ngược chu kì.
Thì các hoạt động dài hạn có thể làm thay đổi mục tiêu đã đặt ra với nền kinh tế.
Khoảng thời gian dài, các chính sách không được đảm bảo thực hiện hiệu quả.
1.5. Nhược điểm của nới lỏng định lượng:
1.5.1. Có thể dẫn đến lạm phát:
Nếu các ngân hàng trung ương tăng cung tiền thì có thể gây ra lạm phát. Khi mà
các dòng tiền được sử dụng lớn trong các hoạt động. Càng tăng cung tiền, lạm
phát càng có nguy cơ xảy ra nhanh hơn. Bởi tiền nhiều dẫn đến nhu cầu tăng
cao. Thúc đẩy bên cung tăng giá tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Do đó các giá trị
phản ánh trong các giai đoạn đều tăng. Trong trường hợp xấu nhất, ngân hàng
trung ương sử dụng nới lỏng định lượng có thể gây ra lạm phát mà không tăng
trưởng kinh tế. Khi chưa cải thiện được nền kinh tế thì các giá trị dòng tiền đã
bất ổn định. Dẫn tới một giai đoạn được gọi là lạm phát đình đốn.
1.5.2. Không mang đến các tác động mạnh mẽ:
Mặc dù hầu hết các ngân hàng trung ương được tạo ra bởi chính phủ của đất
nước họ. Nhằm thực hiện một số vai trò giám sát theo quy định. Tuy nhiên các
ngân hàng khác có vai trò và lợi ích độc lập. Ngân hàng trung ương không thể
3
buộc các ngân hàng tăng cường cho vay hoặc buộc người dân phải đi vay và đầu
tư. Do đó trong hoạt động của mình, các khoản cho vay không thể đáp ứng được
hết những nhu cầu. Cũng như nhiều nhà đầu tư còn lo ngại với những hệ quả thị
trường. Cho nên các thúc đẩy vay vốn hay đầu tư vẫn không mang đến hiệu quả
tuyệt đối.
Nếu nguồn cung tiền tăng không chảy qua ngân hàng vào nền kinh tế. Nới lỏng
định lượng có thể không mạng lại hiệu quả ngoại trừ việc dẫn tới chi tiêu thâm
hụt của chính phủ. Khi các hiệu quả trong thực hiện chi tiêu chính phủ không
hiệu quả.
1.5.3. Một hậu quả tiêu cực khác là nới lỏng định lượng có thể làm giảm giá trị
đồng nội tệ.
Đây cũng là hệ quả được phản ánh với lạm phát. Đối với các nhà sản xuất, điều
này có thể giúp kích thích tăng trưởng. Vì hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn trên thị
trường toàn cầu. Các nhu cầu vẫn được thúc đẩy mạnh và lợi nhuận tìm về bằng
đồng nội tệ lớn. Tuy nhiên, giá trị nội tệ giảm làm cho hàng hóa và dịch vụ nhập
khẩu đắt hơn. Các nhu cầu khác trong hàng nhập khẩu khó khăn. Khi các yếu tố
này tăng giá, một số ngành hay lĩnh vực có thể làm tăng chi phí sản xuất và mức
giá tiêu dùng. [ 1, tr9]
2. Tiền tệ thắt chặt:
2.1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ thắt chặt trong tiếng Anh là Tight Monetary Policy.
Chính sách tiền tệ thắt chặt bao gồm một loạt các hành động được ngân hàng
trung ương thực hiện nhằm làm chậm lại nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng,
hạn chế chi tiêu trong một nền kinh tế đang tăng tốc quá nhanh hay kiềm chế
lạm phát đang leo thang.
Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất ngắn
hạn thông qua thay đổi chính sách đối với lãi suất chiết khấu (đối với Mỹ thì là
lãi suất quĩ liên bang). Lãi suất tăng làm chi phí vay tăng, khiến cho việc đi vay
trở nên kém hấp dẫn. Ngân hàng trung ương cũng có thể thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt bằng các nghiệp vụ thị trường mở.
Lãi suất quĩ liên bang được nhiều nền kinh tế trên thế giới sử dụng làm lãi suất
cơ bản. Lãi suất quĩ liên bang tăng sẽ kéo theo lãi suất đi vay tăng trong toàn bộ
nền kinh tế.
Lãi suất tăng làm cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn hơn do các khoản thanh
toán lãi vay cũng tăng theo, bao gồm mọi hình thức vay nợ như khoản vay cá
nhân, thế chấp và lãi suất trên thẻ tín dụng. Việc tăng lãi suất cũng làm cho việc
tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, vì lãi suất tiết kiệm cũng tăng theo. 
4
Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể được sử dụng phối hợp với chính sách tài
khóa thặt chặt, được các cơ quan lập pháp và chính phủ ban hàng bằng cách tăng
thuế hoặc cắt giảm chi tiêu chính phủ. [ 2, tr9]
2.2. Ưu điểm của thắt chặt tiền tệ:
Trong môi trường chính sách tiền tệ thắt chặt, việc giảm cung tiền có thể giúp
kìm hãm đáng kể hoặc ngăn chặn lạm phát đang leo thang.
Làm chậm nền kinh tế đang tăng trưởng quá cao khiến đồng tiền mất giá.
Làm tăng giá trị của của đồng nội tệ
2.3. Nhược điểm của thắt chặt tiền tệ:
2.3.1. Tạo áp lực lên tăng trưởng, tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người
dân:
Quyết định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí
vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để
phát triển, có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
2.3.2. Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:
Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho
những cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Cuộc đua này sẽ khiến nhiều người
bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền
gửi tăng cao.
Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra khó mà
đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Ở
đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần chi
phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà
tăng thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực
hiện. Việc doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không
phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng
thay thế trên thị trường
Không thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu thông
hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì
người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá. Còn trong tình huống thứ
hai, đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể
chuyển phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn
đến thua lỗ, và giảm quy mô kinh doanh.
2.3.3. Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp:

5
Các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà nước
đang cho "hy sinh" các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống lạm
phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư.
2.3.4. Đồng tiền lên giá:
Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu. Hậu quả
chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm
sức cạnh tranh.
3. So sánh 2 công cụ nới lỏng định lượng và thắt chặt tiền tệ:
3.1. Giống nhau:
Thứ nhất, hai công cụ trên đều có tác dụng giúp bình ổn nền kinh tế.
Thứ hai, thực hiện trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách.
Thứ ba, có 2 công cụ được sử dụng chính để thực hiện đó là thuế và chi tiêu của
chính phủ.
Thứ tư, 2 công cụ được sử dụng khi kinh tế có dấu hiệu bất ổn nhằm khắc phục
những thất bại của thị trường.
Cuối cùng, cả 2 công cụ đều do chính phủ ban hành và thực hiện.
3.2. Khác nhau:
Nới lỏng định lượng được thực hiện theo nguyên tắc: Để tăng nhu cầu và tăng
trưởng kinh tế, chính phủ sẽ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu (dẫn đến thâm hụt
ngân sách cao hơn).
Thắt chặt tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc: Để giảm nhu cầu và giảm lạm
phát, chính phủ có thể tăng thuế suất và cắt giảm chi tiêu (dẫn đến thâm hụt
ngân sách nhỏ hơn). [ 3, tr9]
4. Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới sử dụng công
cụ nới lỏng định lượng hay tiền tệ thắt chặt?
Từ sau năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã có
những dấu hiệu bước vào giai đoạn thoái trào. Tuy nhiên, từ năm 2015 trở lại
đây, những tín hiệu tiêu cực về nền kinh tế thế giới đang lấn át những tín hiệu
lạc quan có thể gây nguy hiểm cho sự phục hồi vốn còn chậm chạp trên thế giới:
sự sụp đổ của thị trường bất động sản và nợ nước ngoài, sự tan rã của liên minh
Châu Âu, vai trò ngày càng mờ nhạt và suy giảm kinh tế Mỹ trong nền kinh tế,
chính trị khu vực, mối đe dọa với sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa cực hữu…
Trong bối cảnh này, không thể phủ nhận việc các Ngân hàng Trung ương
(NHTW) sẽ có khả năng tiếp tục phải đối mặt với những vòng xoáy tài chính
mới. Vấn đề đặt ra không phải là việc các nước xử lý đổ vỡ như thế nào mà là
6
việc xây dựng cơ chế phòng ngừa và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng. Đặc
biệt, những vấn đề trọng tâm cần điều chỉnh đối với NHTW các nước chưa khi
nào được xem xét một cách kỹ lưỡng và được coi trọng như hiện nay.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 bắt nguồn từ sự đổ vỡ các khoản cho
vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ đã nhanh chóng lan
truyền sang các tổ chức tài chính và nhóm tài sản khác, lan tỏa và phủ bóng đen
lên hầu hết các quốc gia. Đây được coi là đợt suy thoái kinh tế kéo dài và
nghiêm trọng nhất kể từ “đại khủng hoảng” thập niên 1930. Những ngân hàng
khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh
tế trước đây: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG… lần lượt bị
trục trặc, các ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ cũng nhanh chóng rơi vào vòng
xoáy của cuộc khủng hoảng. Thanh khoản cạn kiệt, lãi suất tăng cao, tâm lý lo
sợ hạn chế tiêu dùng của người dân kéo theo tình trạng khó khăn cho các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất, khiến khủng hoảng từng bước lan rộng từ thị trường
tài chính sang thị trường sản xuất, kéo theo tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Không chỉ kéo lùi sự phát triển của đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ, cơn lốc tài
chính này còn kéo theo vòng xoáy khủng hoảng nợ công, bắt đầu từ Hy Lạp, mở
đầu cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống trong khu vực sử dụng đồng
tiền chung châu Âu. Hàng loạt quốc gia như Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Bồ Đào
Nha… rơi vào tình trạng nợ nần, đình đốn, tăng trưởng suy giảm ở hầu hết các
nền kinh tế.
Khủng hoảng tài chính 2008 như một cơn lốc xoáy mạnh mẽ để lại nhiều dư
chấn nặng nề. Ngoài những nguyên nhân bề nổi như việc lạm dụng đòn bẩy tài
chính, cấp tín dụng dưới chuẩn tràn lan, sử dụng quá nhiều công cụ tài chính rắc
rối hay bong bóng tài chính, bất động sản, sự kém hiệu quả trong vận hành của
cơ chế và bộ máy giám sát cũng như công cụ quản trị rủi ro của các thành viên
tham gia thị trường cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của hệ thống tài
chính. Điều này khiến cả thế giới thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của NHTW
các nước trước, trong và sau khủng hoảng.
*LỊCH SỬ CÁC SỰ KIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN
TRÊN TOÀN CẦU
Trong lịch sử, đã có rất nhiều thời điểm các chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng
lớn tới nhiều nền kinh tế trên toàn toàn cầu, một vài ví dụ có thể kể tới: 
Giai đoạn Đại suy thoái năm 1929 – 1939: Việc cấp tín dụng lỏng lẻo tại Mỹ
dẫn đến tình trạng vay nợ để đầu cơ chứng khoán. Và khi xảy ra tình trạng vỡ
bong bóng, thị trường sụt giảm mạnh gây nên tình trạng hỗn loạn, nợ nần và phá
sản hàng loạt.

7
Sự kiện khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997: Bắt nguồn từ chính sách tiền
tệ của Thái Lan khi quốc gia này xoá bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD.
Dẫn đến việc đồng Baht Thái mất giá trị và tạo hiệu ứng dây chuyền lên nhiều
thị trường tài chính khắp khu vực châu Á.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008: Xuất phát từ sự đổ vỡ bong
bóng nhà đất tại Mỹ. Kéo theo một loạt sự kiện nợ tín dụng gia tăng, hệ thống
tài chính sụp đổ và đã lan rộng ra quy mô toàn cầu.
Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED trong năm 2022: Được Ngân hàng Trung
ương Mỹ đưa ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng kỷ lục dưới tác động của cuộc
xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với nhu cầu gia tăng thời kỳ hậu Covid. [4,
tr9]
KẾT LUẬN
Trong gia đoạn 10 năm gần nhất trở lại đây (từ năm 2011-2021), đa số các nước
có nền kinh tế lớn và phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản ... đều lựa chọn sử
dụng công cụ nới lỏng định lượng để bình ổn thị trường, đưa nền kinh tế tăng
trưởng lành mạnh. Ngay cả trong thời kì đại dịch COVID - 19, Chính phủ Việt
Nam ta cũng lựa chọn chính sách nới lỏng định lượng tuy nhiên cũng cần linh
hoạt chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]https://kinhtevimo.vn/noi-long-dinh-luong-la-gi-ban-chat-va-nhuoc-
diem-cua-noi-long-dinh-luong/

[2] https://vietnambiz.vn/chinh-sach-tien-te-that-chat-tight-monetary-
policy-la-gi-20191119100514527.htm

[3] https://topkinhdoanh.com/chinh-sach-tai-khoa-that-chat/

[4] http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/khung-hoang-va-suy-thoai-
kinh-te-thay-doi-cach-tiep-can-ve-vai-tro-cua-ngan-hang-trung-uong-2/

You might also like