ÔN TẬP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề thi:
5,6 nhận định
Tình huống pháp lý nho nhỏ
Chương 1:
Câu 1: Không một hành vi sử dụng vũ lực nào giữa các quốc gia (các QG thành
viên LHQ) được thừa nhận là phù hợp với luật pháp quốc tế
- Sai. Điều 42, 51 HCLHQ: biện pháp của hội đồng Bảo an liên hợp quốc
- Một số hành vi sử dụng vũ lực, về pháp lý là không trái với nguyên tắc. …-> sử
dụng vũ lực hợp pháp vì được quyết định thông qua một nghị quyết của
HĐBA, áp dụng vô đúng hoàn cảnh trong Chương 7: Hành động trong trường
hợp hoà bình bị phá hoại -> tự vệ chính đáng giống trong BLHS
- Ví dụ Điều 42: sự kiện chiến tranh vùng vịnh 1992
- Trong QHQT có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, quốc gia bị tấn công
được LQT cho phép sử dụng vũ lực để tự vệ chính đáng cho đất nước mình
Câu 2: Không một hành vi can thiệp nào vào lãnh thổ một quốc gia khác được
thừa nhận là phù hợp với LQT
- Đây là nhận định sai
- Điều 39, 42 Hiến chương LHQ
- Hội đồng bảo an được giao chức năng gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, nên
bất kì hành vi nào mà hậu quả ảnh hưởng tới hoà bình an ninh quốc tế, hoặc có
cơ sở cho rằng quốc gia này xâm phạm quốc gia khác thì HĐBA sẽ can thiệp
vào. Biện pháp can thiệp là: nêu ở Điều 39 phi vũ trang và Điều 42: vũ trang
tùy từng vụ việc cụ thể
Câu 3: Các điều ước quốc tế đã được các bên ký thì phải được tôn trọng và thi
hành theo nguyên tắc Pacta sunt servanda (tôn trọng và tự nguyện thực hiện
cam kết quốc tế)
- Đây là nhận định sai
- Điều 26 Công ước Viên 1969 Mọi điều ước quốc tế đã có hiệu lực pháp luật
….
- Chỉ đặt ra khi ĐUQT có hiệu lực, còn có các trường hợp vô hiệu của ĐUQT thì
không yêu cầu (phải đáp ứng đầy đủ điều kiện để trở thành nguồn của ĐUQT)
Câu 4: Việc quốc gia ký kết, gia nhập các ĐUQT không ảnh hưởng đến pháp luật
của từng quốc gia vì đây là hai hệ thống pháp luật khác nhau
- Đây là nhận định sai
- khoản 1 Điều 6 Luật ĐUQT VN 2016
- Điều 27 Công ước Vienna 1969 -> hệ quả: việc 1 quốc gia đã tự nguyện kí kết
gia nhập ĐUQT thì phải thượng tôn điều ước quốc tế
- Khi các quốc gia tự nguyện ký kết ĐUQT thì quốc gia phải điều chỉnh luật
pháp của mình làm sao cho phù hợp với ĐUQT, trong trường hợp chưa kịp
điều chỉnh thì sẽ ưu tiên áp dụng ĐUQT
- Theo tinh thần của Công ước Viên: ĐUQT cao hơn Hiến pháp
- Theo tinh thần của Luật ĐUQT 2016: HP cao hơn ĐUQT
Chương 2: Nguồn của Luật quốc tế
Câu 1: Văn bản do các cơ quan, tổ chức của các quốc gia ký kết với nhau gọi là
Điều ước quốc tế
- Đây là nhận định sai
- điểm a khoản 2 Điều 1 Công ước Vien 1969
- Chủ thể kí kết ĐUQT là chủ thể của LQT bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế
liên chính phủ và vùng lãnh thổ đặc biệt thì mới cấu thành ĐUQT
- Văn bản ký kết được gọi chung là thỏa thuận quốc tế, VD: QH VN ký kết văn
bản với Nghị viện Pháp thì không phải là ĐUQT vì không phải là Chính phủ
của các nước kí kết với nhau. Vì vậy sẽ sử dụng Luật thỏa thuận quốc tế 2020
Câu 2: Điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc chính thức đối với các bên khi
được đại diện của các bên ký.
- Sai
- Điều 12 công ước Viên 1969
- Để công nhận hiệu lực ràng buộc: quốc gia có thể thực hiện thông qua hành vi
khác nhau do các bên thoả thuận
- Hành vi dẫn tới hệ quả pháp lý ĐUQT ràng buộc với các quốc gia rất đa dạng :
ký, trao đổi văn kiện, phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận,... Thông thường là phê
chuẩn
Câu 3: Nếu pháp luật quốc gia có quy định trái với ĐUQT mà quốc gia đó là
thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của pháp luật quốc gia đó
Câu 4: Nội luật hoá các ĐUQT là cách thức bắt buộc để áp dụng các điều ước
quốc tế đối với các quốc gia thành viên của ĐUQT
- Phần thực hiện ĐUQT trong word: tuỳ từng quốc gia, miễn sao áp dụng đúng
ĐUQT, tôn trọng ĐUQT theo nguyên tắc Pacta sunt servanda
- Còn Việt Nam áp dụng: 2 cách theo khoản 2 Điều 6 ĐUQT 2016
Chương 3: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong LQT
Câu 1: Nội thuỷ và Lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển:
- Đây là nhận định đúng
- khoản 1 Điều 8 (nội thuỷ), điều 3 (lãnh hải) Công ước luật biển
- Điều 2 Công ước luật biển 1982
Câu 2: Biên giới quốc gia trên biển chính là đường cơ sở do quốc gia ven biển xác
định phù hợp với UNCLOS 1982
- Đây là nhận định sai
- biên giới quốc gia trên biển phải là ranh giới quốc gia ven biển, và nội thuỷ và
lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển -> biên giới quốc gia trên biển
sẽ nằm ở ranh giới phía ngoài của vùng lãnh hải
- Tất cả các vùng biển nằm bên ngoài nội thuỷ
Câu 3: Vùng trời trên đất liền và trên các vùng biển từ bờ biển đến hết vùng đặc
quyền kinh tế thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển
- Sai
- Vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia ven biển, nhưng trong vùng trời lại có 4
loại thì không phải tất cả đều thuộc chủ quyền quốc gia ven biển.
+ Vùng trời nội thuỷ, lãnh hải thuộc chủ quyền quốc gia ven biển
+ Vùng trời nằm bên ngoài lãnh hải: vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế không thuộc chủ quyền của bất kì quốc gia nào (Điều 58
Công ước Luật biển: tất cả các quốc gia đều tự do hàng không trên hai
vùng này), phương tiện bay không cần xin phép các quốc gia nào. Chỉ
thuộc chủ quyền quốc gia ven biển đối với tài nguyên thiên nhiên,
nghiên cứu khoa học, gìn giữ môi trường biển,... của vùng biển dưới
nước của hai vùng này.
-> Xác định lãnh thổ và biên giới quốc gia của VN.
Câu 4: Bất khả xâm phạm lãnh thổ và biên giới quốc gia là chế độ pháp lý đặc
trưng của lãnh thổ và biên giới quốc gia
- Đây là nhận định đúng
- Lãnh thổ và biên giới quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm: nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền,.. và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực,...
- “bất khả xâm phạm” xuất hiện nhiều trong các câu hỏi.
Chương 4: Dân cư trong Luật quốc tế
Câu 1: Công dân sẽ bị mất quốc tịch gốc khi định cư ở nước ngoài
- Sai
- Các đặc điểm của quan hệ quốc tịch: quốc tịch tồn tại trong trạng thái ổn định
và bền vững về không gian và thời gian
- Khi một người có quốc tịch thì cho dù cá nhân cư trú ở lãnh thổ nước khác thì
quốc tịch không đương nhiên bị mất đi
- Chỉ xảy ra trong một số quốc tịch: bị tước quốc tịch, xin thôi quốc tịch
Câu 2: Theo quy định của pháp luật VN, tước quốc tịch là một hình phạt áp
dụng đối với người phạm tội
- Sai
- Điều 31 Luật Quốc tịch VN, căn cứ BLHS thì trong hệ thống hình phạt không
có hình phạt tước quốc tịch, chỉ có tù có thời hạn, tù chung thân, trục xuất, phạt
tiền,...
- Chủ thể ra quyết định tước quốc tịch VN là Chủ tịch nước.
Câu 3: Công dân VN chỉ có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch VN
- Nhận định sai
- Luật Quốc tịch VN 2008 Điều 4 “trừ trường hợp luật này có quy định khác” ->
sẽ có trường hợp 1 cá nhân VN có cả 2 quốc tịch. Đó là trường hợp Điều 13,
khoản 3 Điều 23: hồi hương, khoản 2 Điều 37: quốc tịch của con nuôi người
nước ngoài, khoản 2 Điều 19
Câu 4: Chỉ có cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài mới có thẩm quyền tiến
hành bảo hộ công dân
- Sai
- Điều 6 Luật Quốc tịch VN 2008
- Bao gồm cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài (đại sứ quán, lãnh sự quán)
và cơ quan nhà nước trong nước (Bộ ngoại giao,...)
- Ví dụ vụ Libi có sự tham gia của Bộ giao thông vận tải
Câu 5: Bảo hộ công dân ở nước ngoài là hoạt động của Nhà nước nhằm giúp cho
công dân của mình không bị xét xử ở nước ngoài
- Sai
- Phạm vi và giới hạn hoạt động bảo hộ công dân nước ngoài: là bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp chính đáng, Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
- Khoản 3 Điều 17 HP2013
- Ví dụ vụ Minh Béo
Câu 6: Quyền tị nạn chính trị ở nước ngoài thuộc về những cá nhân bị truy nã vì
hành động phạm tội của họ tại nước mà họ là công dân
- sai
- Tuyên ngôn về quyền con người 1968 Điều 4,5 về tị nạn chính trị. Tuyên bố tị
nạn chính trị của LHQ, Công ước tị nạn chính trị
- Điều 48 HP 2013
- Đa phần là cá nhân có hoạt động chính trị nên mới bị tị nạn, cơ sở của quyền tị
nạn theo Luật Nhân quyền ra đời từ vấn đề nhân quyền, cần giúp đỡ cho những
cá nhân như thế để họ có nơi an toàn, nếu không họ sẽ bị trả thù, bị xét xử bất
bình đẳng đối với quốc gia mà tị nạn họ từ các lực lượng thù địch.
Chương 5: Luật ngoại giao và lãnh sự
Câu 1: Các cơ quan đại diện của nhà nước ở nước ngoài gọi là đại sứ quán
- Đây là nhận định sai
- Công ước viên 1961, 1963, luật cơ quan đại diện ngoại giao VN 2009
- Nêu khái niệm
- Vì ngoài đại sứ quán còn có các cơ quan đại diện ngoại giao khác như lãnh sự
quán
Câu 2: Khi người đứng đầu cơ quan đại diện của nước ngoài bị nước tiếp nhận
tuyên bố là “người không được hoan nghênh” (persona non grata) thì cơ quan
đại diện đó bị chấm dứt hoạt động
- Sai
- Công ước viên 1961 1963
- tuyên bố này chỉ dành cho những cá nhân, thành viên làm việc trong các cơ
quan đại diện
- Hệ quả: làm chấm dứt tư cách thành viên cơ quan đại diện của một cá nhân chứ
không đương nhiên làm chấm dứt hoạt động của người làm trong cơ quan đại
diện nơi người đó công tác.
- Việc chấm dứt hoạt động có thể trong trường hợp: theo thỏa thuận, quyết định
đơn phương của nước cử
Câu 3: Cơ quan đại diện ngoại giao có chức năng tương tự nhưng đầy đủ hơn so
với chức năng của cơ quan đại diện lãnh sự
- Đúng
- Vì chức năng của cơ quan lãnh sự đều được cơ quan ngoại giao thực hiện được
nên là có chức năng tương tự -> Điều 3
- Cơ quan đại diện có chức năng đầy đủ hơn -> Điều 3 Điều 5, điều luật giải
thích “khu vực lãnh sự”
- Liên hệ Luật cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tại VN 2009
Câu 4: Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của một cơ quan đại
diện nước ngoài tại nước tiếp nhận là ngang bằng nhau
- Sai
Câu 5: Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự được hưởng ngang bằng nhau
các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận
- Sai
- Về cơ bản chức năng là tương tự nhau
- Tuy nhiên nếu so sánh ở cấp độ cụ thể và chi tiết: viên chức ngoại giao được
hưởng quyền cao hơn, ví dụ: quyền xét xử miễn trừ về hình sự, (Điều 29 Viên
1961) -> Viên chức lãnh sự vẫn có thể bị bắt, bị tạm giam nếu vi phạm nghiêm
trọng (Điều 41 Viên 1963)
Chương 6:
Câu 1: Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình là nghĩa vụ bắt
buộc đối với mọi quốc gia
- Đúng
- Trong mọi trường hợp các quốc gia phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình ->
nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- Hoặc liên hệ nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực: Điều 51 Hiến chương
Câu 2: Thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế được áp dụng
phổ biến nhất trong thực tiễn
- Sai
- Vì đây là biện pháp nhiều ưu thế nhất
- Có sự linh hoạt về thời gian và địa điểm: lợi ích của biện pháp này mang lại
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp: về VN là bên liên quan, đặc biệt là lãnh thổ
biên giới (VN Thái Lan về phân định ranh giới biển của Vịnh Thái Lan,
Campuchia, Biển đông)
- Trong các hiệp định song phương mà VN kí với nước ngoài: đa số VN kí kết
thỏa thuận bằng biện pháp hoà bình.
Câu 3: Sau khi áp dụng biện pháp thương lượng mà không giải quyết được tranh
chấp thì tranh chấp đó sẽ do Toà án Công lý Quốc tế giải quyết (ICJ)
- Tuyên bố về các nguyên tắc : quyền thỏa thuận lựa chọn các biện pháp hoà
bình
- Sai ở chỗ không phải bất kì nào cũng đương nhiên do ICJ thụ lý giải quyết
- ICJ chỉ có thẩm quyền giải quyết khi có đầy đủ các căn cứ, điều kiện theo quy
chế Tòa án Công lý Quốc tế.
Câu 4: Toà án Công lý Quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các chủ
thể của luật quốc tế
- Sai
- Điều 34 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế: chỉ có các quốc gia mới là bên đương
sự trước Tòa
Câu 5: Điều kiện cần để Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) thụ lý một vụ tranh chấp
là phải được các bên tranh chấp chấp thuận thẩm quyền của toà án này.
- Đúng
- Điều 36 khoản 2 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế 1945
- Các bên phải có sự đồng thuận, nhất trí cho ICJ thụ lý giải quyết vụ việc
- Tranh chấp phát sinh rồi, các bên không muốn ICJ thụ lý thì có thể thoả thuận
ký kết một điều ước.

You might also like