Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của hành vi pháp luật của cá nhân. So
sánh hành vi pháp luật hợp pháp và hành vi pháp luật bất hợp pháp của cá nhân?
Cho ví dụ.
 Khái niệm hành vi pháp luật của cá nhân:
 Là hành vi được thực hiện bằng ý thức và ý chí, được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật và kéo theo đó là những hậu quả pháp lý.
 Là sự thống nhất của 2 mặt đối lập:
 Hành vi pháp luật hợp pháp (tuân thủ pháp luật). Ví dụ: Hành vi dừng đèn
đỏ khi tham gia giao thông
 Hành vi pháp luật không hợp pháp (không tuân thủ pháp luật). Ví dụ: Hành
vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông

 So sánh (KHÁC NHAU)


 Đặc điểm
Hành vi pháp luật
Hành vi pháp luật hợp pháp
bất hợp pháp
Làm hư hại đến mối
+ Mang ý nghĩa xã hội Củng cố các mối quan hệ xã hội
quan hệ xã hội
Nhận thức về nghĩa vụ, nhu cầu phù
Xuất phát từ vụ lợi,
+ Mang dấu hiệu tâm hợp với lợi ích xã hội → Xem xét lợi
ích kỷ hay vì hận
lý ích cá nhận, xã hội để thực hiện cho
thù, hiềm khích
phù hợp
+ Được quy định một Quy phạm cho phép hoặc quy phạm Quy phạm nghiêm
các rõ ràng bắt buộc cấm
Mục đích: Hạn chế,
+ Chịu sự kiểm soát Mục đích: Bảo vệ, giữ gìn, tạo điệu
phòng chống, triệt
của nhà nước kiện để thực hiện hành vi trên thực tế
tiêu hành vi
+ Dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến hậu quả Thuận lợi cho các chủ thể Trách nhiệm pháp lý
pháp lý
+ Đều là những hành vi của những chủ thể tương tự (cùng độ
tuổi, trình độ, sự hiểu biết, năng lực hành vi,…)
 So sánh + Được thực hiện trong môi trường pháp luật
(GIỐNG NHAU) + Có chức năng nhất định
+ Đều sử dụng những công cụ hạn chế để kiểm soát và điều
chỉnh hành vi con người (như Tòa án, công an,…)

 Bản chất xã hội của hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân: xuất phát từ những nhu
cầu, lợi ích lệch lạc của các chủ thể xã hội. Khi con người xuất hiện những nhu câu
cao nhưng không có đủ khả năng trong một điều kiện kinh tế xã hội như vậy làm cho
cá nhân rơi vào hành vi vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 2: Ông A đốt nhà hàng xóm. Hành vi của ông A có là hành vi bất hợp pháp
hay không? Tại sao?
 Trước hết, chúng ta phải xem xét rằng ông A có đầy đủ năng lực hành vi trong khi
thực hiện hành vi đốt nhà hàng xóm hay không?
 Sau đó, ta chia ra 2 trường hợp:
 Nếu ông A có đầy đủ năng lực hành vi thì hành vi đốt nhà hàng xóm của ông là
hành vi bất hợp pháp.
 Nếu ông A không có đủ năng lực hành vi thì là 1 trường hợp khác; Lúc này, hành
vi của ông A không được xem là hành vi bất hợp pháp cũng như không là hành vi
hợp pháp.

Câu hỏi 3: Sai lệch chuẩn mực pháp luật là gì? Cho ví dụ về hành vi sai lệch chuẩn
mực pháp luật? Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật?
 Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của các chủ thể xã hội (một cá nhân hay một
nhóm xã hội) có đầy đủ năng lực hành vi vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn
mực pháp luật. Ví dụ: Trường hợp đang tham gia giao thông, khi nhìn thấy đèn đỏ:
 Chuẩn mực pháp luật: Dừng đèn đỏ.
 Sai lệch chuẩn mực pháp luật: Vượt đèn đỏ.
 Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật:
 Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm hại: hành vi
sai lệch tích cực, hành vi sai lệch tiêu cực.
 Căn cứ vào thái độ, tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch: hành vi
sai lệch chủ động, hành vi sai lệch thụ động.
 Căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu trên trong 1 hành vi sai
lệch chuẩn mực pháp luật:
 Hành vi sai lệch chủ động – tích cực (Ví dụ: Có một thời gian, người Việt
Nam biểu tình khắp mọi nơi về các vấn đề ô nhiễm môi trường, về biển
Đông,… Hành vi biểu tình đó vốn sai, gây mất an ninh trật tự. Nhưng vì
biểu tình lan rộng, diễn ra ở rất nhiều địa phương trên cả nước đã thôi thúc
các nhà chức trách, cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng, hướng tới, hình
thành nên Luật biểu tình)
 Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực (Ví dụ: Hành vi của ông Đỗ Mạnh
Hùng, kẻ cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy. Hành vi của ông này là cố ý,
vi phạm vào tội quấy rối tình dục, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội)
 Hành vi sai lệch thụ động – tích cực (Ví dụ: Hành vi bán 100 USD của anh
Nguyễn Văn Cà Rê cho tiệm vàng Thảo Lực tại Cần Thơ)
 Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực (Ví dụ: Ở một số vùng quê tại Việt
Nam, người nông dân thường hay cắm điện để đặt bẫy chuột ngoài đồng.
Hành vi này vô tình gây ra những việc thương tâm, gây ra cái chết cho
những người ra thăm đồng do bị điện giật)
 Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật:
 Biện pháp tiếp cận thông tin: Tuyên truyền phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp
luật dựa vào hệ thống truyền thông như báo chí, đài truyền hình,…
 Biện pháp hình phạt: Các hình phạt cho các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Mang tính răng đe, giáo dục.
 Biện pháp tiếp cận y - sinh học: Các nhà khoa học có thể sàng lọc, nghiên cứu,
điều tra về các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Từ đó, con người điều chỉnh
hành vi cho phù hợp.

Câu hỏi 4: Trình bày đặc điểm của dư luận xã hội, truyền thông đại chúng.

Dư luận xã hội Truyền thông đại chúng


- Là một hiện tượng xã hội đặc
biệt biểu thị thái độ đánh giá,
phán xét của công chúng về
một vấn đề xã hội nào đó mà
họ dành cho nó sự quan tâm
nhất định.
- Chủ thể: bao gồm các cộng - Được hiểu chung là một quá trình có tính
đồng người bất kỳ; Ngoài ra, định hướng nhằm truyền đạt thông tin đại
có thể là tập hợp những người chúng tới những đối tượng mục tiêu đại
Khái
thuộc các giai cấp, thành phần chúng bằng các phương tiện truyền thông đại
niệm
khác nhau chúng để phục vụ mục đích đã đề ra.
- Khách thể: những vấn đề, sự - Truyền thông gồm 3 phần chính: nội dung,
kiện, hiện tượng, quá trình xã hình thức và mục tiêu.
hội có liên quan đến con
người, xã hội; Ngoài ra, có thể
có cá nhân (xét theo địa vị xã
hội của cá nhân) có lời nói,
hành động làm cho xã hội quan
tâm
- Truyền thông đại chúng bao gồm thông tin
đại chúng và phương tiện đại chúng:
- Tính khuynh hướng: nói lên
+ Thông tin đại chúng: là những thông tin
đánh giá của cộng đồng
được thu thập từ nhiều nguồn và được
- Tính lan truyền rất NHANH
truyền đến đại chúng. Nghĩa là những
- Tính bền vững tương đối và
Đặc thông tin này không dành cho một số ít
dễ biến đổi
điểm người mà dành cho cả cộng đồng người.
- Tính tương đối trong khả
Thông tin đại chúng mang tính tổng hợp
năng phản ánh thực tế xã hội
cao và độ tin cậy cao; được truyền đi một
(vì thông tin công chúng có
cách công khai, nhanh chóng, đều đặn.
được là không đầy đú)
+ Phương tiện truyền thông đại chúng: là
phương tiện truyền tải thông tin đại chúng
được sử dụng với quy mô đại chúng, phổ
biến về số lượng và rộng lớn về phạm vi
hoạt động. Phương tiện có mang tính đại
chúng hay không còn phụ thuộc vào trình
độ phát triển, chủ trương - chính sách của
quốc gia, khu vực đó. Ví dụ: Phương tiện
truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện
nay là truyền thanh, truyền hình, báo chí,
Internet,…
Tích cực:
- Ảnh hưởng đến tâm lý pháp
luật của con người
Tích cực:
- Vai trò to lớn trong hoạt động
- Khẳng định truyền thông là công cụ hữu
phổ biến, tuyên truyền, giáo
hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.
dục pháp luật, nâng cao ý thức
- Mang lại nguồn tri thức khổng lồ, cung cấp
pháp luật cho các chủ thể trong
các thông tin một cách nhanh chóng, đặc biệt
Vai xã hội
trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật
trò - Vai trò quan trọng trong hoạt
động xây dựng và áp dụng
pháp luật hiện nay
Tiêu cực: Tiêu cực:
- Sự lệch hướng của dư luận xã - Quan điểm sai lệch từ các nguồn tin trái
hội phép. 
- Nhiều nhóm, tổ chức xã hội - Tuyên truyền tư tưởng chống đối từ các
tự tạo dư luận phương tiện truyền thông.

Câu hỏi 5: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.


 GIỐNG NHAU: Đều liên quan đến một vấn đề xã hội nào đó có thể có thật, không có
thật hoặc có một phần của sự thật
 KHÁC NHAU: 
Dư luận xã hội Tin đồn

Vấn đề xã hội được bàn luận được cơ quan chức Vấn đề xã hội được bàn luận còn
năng có thẩm quyền xác minh, làm rõ hoặc thông mơ hồ, không được một cơ quan
báo,… qua hệ thống truyền thông đại chúng. Sau chức năng có thẩm quyền nào đưa
đó, công chúng tiếp nhận thông tin từ cơ quan ra phát ngôn mà công chúng vẫn
chức năng rồi công chúng bình luận về nó bình luận về nó

Mục đích: Thường mang ý đồ xấu,


Mục đích: Làm sáng tỏ các vấn đề, hiện tượng
bày tỏ thái độ của mình
Câu hỏi 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa truyền thông đại chúng và dư
luận xã hội?
 Thứ nhất, truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội.
Tư tưởng của C.Mác về vai trò của ý thức trong đời sống xã hội được lấy làm cơ sở
cho việc nghiên cứu sự tác động của truyền thông đại chúng đối với dư luận xã hội.
C.Mác chỉ ra rằng: lý luận có thể trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần
chúng. Chính C.Mác cũng nói: sản phẩm của truyền thông đại chúng là dư luận xã hội.
Thực tiễn hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy trong các vấn
đề được báo chí đưa ra công luận dẫn tới sự tranh luận của quần chúng, nghĩa là các
thông tin đó trở thành điểm khởi đầu cho sự đánh giá của dư luận xã hội, đều có các tính
chất: l) nó phản ánh được lợi ích xã hội; 2) nó có tính cấp bách; 3) nó tạo nên sự tranh
luận.
 Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho truyền thông đại chúng.
Đầu tiên, truyền thông đại chúng phản ánh về một vấn đề nào đó biến nó từ cái ít
được biết đến thành vấn đề mang tính xã hội. Khi công chúng hình thành thái độ của họ
với vấn đề xã hội đó nó lại trở thành một “sự kiện”. Từ đó các phương tiện truyền thông
có thể xây dựng các nội dung về phản ánh, đánh giá của dư luận xã hội về “sự kiện”.
Cách mà các phương tiện truyền thông đại chúng đã đăng tải là hành động tiếp nối như
một kỹ thuật truyền thông để giữ cho chủ thể không bị cạn nguồn thông tin.

Câu hỏi 7: Tại sao trong một số trường hợp, dư luận xã hội có sức mạnh hơn cả
pháp luật? Cho ví dụ liên hệ thực tiễn?
Vì ý thức xã hội tồn tại trong những bộ phận và những hình thái khác nhau. Những
bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội, dư luận xã hội,..., những hình thái chủ
yếu của ý thức xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức,…
Trước khi có sự xuất hiện nhà nước và pháp luật cùng với đó là ý thức pháp luật thì
những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại
chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng,… đặc biệt là
dư luận xã hội. Dư luận xã hội tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến sự hình thành và phát
triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản
ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong
đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự
kiện, hiện tượng này đưa tới kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong
các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Nói cách khác dư luận xã hội tác động
mạnh mẽ đến pháp luật. Pháp luật có thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội là
phụ thuộc một phần vào sự phản ánh của dư luận xã hội và đôi khi sự phản ánh này có
thể phù hợp hoặc không phù hợp với thực tại xã hội và pháp luật hiện hành. Nên trong
một số trường hợp, dư luận xã hội có sức mạnh hơn cả pháp luật.
Ví dụ: Một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trái với đạo
đức pháp luật nhưng lẫn trốn trước cơ quan chức năng, dư luận xã hội biết đến và đã lên
án mạnh mẽ, gây ra sức ép về tinh thần cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của
người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức người này không chịu đựng được sức
ép về sự phản ánh của dư luận xã hội và đã tự đến cơ quan chức năng để đầu thú.

You might also like