Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI 

MÔN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


(Dùng cho sinh viên Đại học Luật TPHCM)

HÃY CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Kinh tế - chính trị Mác – Lênin nghiên cứu quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối
hàng hóa trên thị trường. 
🡪 Sai. Nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng.
2. Mục đích của kinh tế - chính trị Mác Lênin là nghiên cứu các hiện tượng và quá
trình kinh tế trong PTSX TBCN. 
🡪 Đúng. Vì đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác Lênin là nghiên cứu quan hệ sản xuất từ
đó rút ra quy luật kinh tế.
3. Chỗ khác nhau chủ yếu nhất giữa hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường là
giá trị. Hàng hóa sức lao động tạo ra giá trị mới – giá trị thặng dư.
4. Nguồn gốc của giá trị hàng hoá và của giá trị thặng dư cơ bản là giống nhau. Sai. Nguồn
gốc của giá trị hàng hóa là thời gian mà người lao động bỏ ra để sản xuất hàng hóa (hao
phí lao động). Còn giá trị thặng dư có nguồn gốc từ sức lao động.
5. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá là quá trình lịch sử - tự nhiên?
6. Chi phí sản xuất TBCN và chi phí thực tế của xã hội để sản xuất hàng hoá có sự
khác nhau về chất và lượng.
Đúng. Vì chi phí sản xuất TBCN K=C+V phản ảnh hao phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản
xuất hàng hóa; chi phí thực tế xã hội W=C+V+m phản ảnh lượng giá trị hàng hóa và đầy
đủ các giai đoạn. Khác nhau về chất: phản ảnh… Khác nhau về lượng: W>K 1 lượng m.
7. Sự khác nhau chủ yếu của tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở
rộng theo chiều sâu đó là về quy mô sản xuất.
Sai. Khác về đối tượng tái sản xuất:Tái sản xuất theo chiều rộng là đầu vào tư liệu sản
xuất; tái sản xuất theo chiều sâu là nguồn nhân lực.
8. Tích luỹ tư bản và tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản là không khác nhau.
Sai. Vì:
- Quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản (tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản) là quá
trình khởi tạo ra hai yếu tố đầu tiên cho sự sản xuất kinh doanh là tư bản (vốn) và nhân
công.
- Tích luỹ tư bản là quá trình biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để
mở rộng sản xuất.
9. Sản xuất hàng hoá giản đơn là khởi điểm ra đời của sản xuất hàng hoá TBCN.
Sai vì là 2 hình thức sản xuất khác nhau.
10. Tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động là hoàn toàn khác nhau khi sản xuất hàng
hoá?
Đúng. Vì tăng cường độ lao động là phương pháp tạo ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài
độ dài ngày lao động trong khi thời gian lao động tất yếu và năng suất lao động không đổi.
Còn tăng năng suất lao động là phương pháp tạo ra giá trị thặng dư bằng cách tăng năng
suất lao động, rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong khi độ dài ngày lao động không
đổi.
11. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá chứa đựng khả năng khủng
hoảng sản xuất “thừa”.
Đúng. 
12. Tiền công thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
Sai vì nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ
tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
13. Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng quyết định đến đến p' và m'.
Đúng. Vì khi cung=cầu =>  giá cả=giá trị => p=m
Cung>cầu => giá cả<giá trị => p<m
Cung<cầu => giá cả>giá trị => p<m
Mà p’=p/K, m’=m/V
14. Giá cả cả thị trường xoay quanh giá trị của hàng hóa. Đúng. 
15. Khi xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá trị vẫn còn là cơ sở của giá cả sản xuất.
Đúng. 
16. Sự phân chia lợi nhuận giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp dựa
trên quá trình lưu thông của tư bản.
Đúng. Vì tư bản thương nghiệp là 1 bộ phận của tư bản chủ nghĩa được tác ra làm nhiệm
vụ lưu thông hàng hóa cho TBCN. Phần giá trị thặng dư của nhà TBCN nhường lại cho
nhà TBTT lưu thông hàng hóa tạo nên lợi nhuận thương nghiệp.
17. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào việc tuần hoàn tư bản.
Đúng. Vì p’ phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển tư bản. Mà tốc độ chu chuyển tư bản là số
vòng tuần hoàn của TB trong 1 năm.
18. Tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt. Đúng.
19. Nếu nhà tư bản trả công đúng giá trị sức lao động thì không có còn bóc lột giá trị
thặng dư.
Đúng. Vì giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm hết được gọi là giá trị thặng dư. 
20. Địa tô TBCN khác địa tô phong kiến. 
+ Điểm giống nhau, đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả
hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.
+ Điểm khác nhau:
*Về mặt chất, địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp: địa chủ
và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân: còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản
ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: địa chủ, nhà lư bản kinh doanh nông nghiệp và
công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp
làm thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
*Về mặt lượng, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân
tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là
một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng
dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
21. Tiền là hàng hoá đặc biệt? được tách ra làm vật ngang giá chung trong thế giới hàng
hóa.
22. Cặp phạm trù lao động cụ thể và lao động trừu tượng biểu hiện thành cặp phạm trù lao
động tư nhân và lao động xã hội .
23. Có hàng hoá sức lao động tất yếu có bóc lột giá trị thặng dư có đúng không. Sai. Hàng
hóa sức lao động thặng dư mới có bóc lột giá trị thặng dư.
24. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản là hoàn toàn khác nhau.
Sai. Vì:
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô của tư bản
cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau:
Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm tăng quy mô
của tư bản cá biệt, đồng thời kìm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung
tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy
mô của tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp mối
quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng
quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản
ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng
tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
25. Hàng hoá sức lao động được coi là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư tư bản. Đúng
26. Lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức cho vay và địa tô TBCN đều có nguồn gốc là giá trị
thặng dư. Đúng.
27. Giá trị thị trường của hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp có sự giống và khác nhau
28. Thiết lập chế độ sở hữu công cộng và sở hữu tập thể về TLSX là mục đích của xây
dựng QHSX mới. Sai
29. Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua tất cả những gì có trong CNTB 
30. Việc mua bán nô lệ trước đây và mua bán sức lao động là không khác nhau. Sai. Vì
mua bán nô lệ trước đây thì người nô lệ không được tự do về thân thể.
31. Công thức chung của tư bản: T-H-T' có mâu thuẫn với lý luận giá trị. Đúng. 
32. Thị trường sức lao động là một bộ phận đặc biệt của thị trường hàng hoá? Đúng. Vì tạo
ra giá trị mới.
33. Nếu không có tích luỹ nguyên thuỷ, CNTB không ra đời. Sự phát triển của kinh tế
hàng hóa là điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản nhưng chỉ có nền kinh
tế hàng hóa thôi thì chưa đủ. Muốn có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cần phải có
quá trình chuẩn bị lâu dài gọi là quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản.
34. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản được diễn tả là: giá trị thặng dư vừa sinh ra
trong lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông. 
35. Việc phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa to lớn đối
với sự hình thành giá trị hàng hoá. Đúng. Vì là nguyên nhân
36. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị sang sản phẩm
mới.
Sai. Vì tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị, máy móc
được sử dụng trong một thời gian dài, hao mòn dần qua nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị
của nó được chuyển từng phần vào sản phẩm.
37. Nhà tư bản muốn kéo dài, còn công nhân muốn rút ngắn thời gian của ngày lao
động.
Đúng. Vì nhà tư bản muốn tạo ra nhiều giá trị thặng dư nên muốn kéo dài thời gian ngày
lao động, còn công nhân muốn rút ngắn thời gian ngày lao động để có thêm thời gian tài
sản xuất sức lao động.
38. Trong CNTB, tiền lương và lợi nhuận có mâu thuẫn với nhau.
Sai. Vì lợi nhuận tăng thì tiền lương tăng.
39. Căn cứ vào ý nghĩa của việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản bất biến và tư bản
khả biến là dựa vào bản chất của tư bản. Đúng.
40. Giá trị thặng dư (m) và lợi nhuận (p) là một.
Sai. Vì p là biến tướng của giá trị thặng dư.
41. Tỷ suất giá trị thặng dư (m') và tỷ suất lợi nhuận (p') chỉ có khác nhau về lượng. Sai.
42. Tăng NSLĐ và tăng cường độ lao động giống nhau và khác nhau cũng đều làm tăng
thời gian lao động
 43. Cạnh tranh giữa các ngành làm hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân (p') và
lợi nhuận bình quân (p).
Đúng. Vì cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển.
44. Khi đã hình thành (p') và (p) cạnh tranh giữa các ngành vẫn tiếp diễn.
Đúng. Vì quá trình sản xuất hàng hóa gần như không có giới hạn mà cạnh tranh là sự ganh
đua giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất hàng hóa.
45. Sản xuất và tiêu dùng có quan hệ biện chứng với nhau.
Đúng. Sản xuất quyết định tiêu dùng:
- Sản xuất tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho tiêu dùng.
- Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng.
- Sản xuất cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng.
Tiêu dùng tác động trở lại sản xuất:
- Tiêu dùng trực tiếp cũng là sản xuất.
- Tiêu dùng tạo ra nhu cầu sản xuất mới.
- Tiêu dùng là mục đích là điểm cuối của sản xuất.
46. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là
xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
Đúng. Vì:
Trong  cơ  cấu  kinh  tế  thì  cơ  cấu  ngành  là  bộ  phận  có  tầm  quan  trọng đặc biệt, là
bộ xương của cơ cấu kinh tế. 
47. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ diễn ra quá trình phân công lại lao động xã
hội. 
48. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tạo ra nguồn vốn lớn, nhất là nguồn
vốn từ nước ngoài.
49. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong các tiền đề quan trọng là đào
tạo nguồn nhân lực. 
50. Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại được coi là một tiền đề quan trọng
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
51. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp hoá nông nghiệp là ứng dụng
tiến bộ khoa học- công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn. 
52. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và kinh tế thị trường nói chung có
những đặc điểm giống nhau
53. Kinh tế thị trường định hướng XHCN khác về chất so với kinh tế thị trường ở các
nước TBCN
54. Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
55. Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập cá
nhân
56. Các quan hệ phân phối thu nhập vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử. 
57. Trong CNTB, tiền công là giá cả sức lao động chứ không phải là giá cả lao động.
Đúng. Tiền công biểu hiện thành giá cả lao động.
58. Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi
hàng hoá.
Đúng. Trải qua 3 hình thái.
59. Trong 5 chức năng của tiền, thì chức năng nào cũng phải là tiền vàng?
Sai. Có thể là tiền giấy nhưng phương tiện cất trữ phải là tiền vàng.
60. Các thành phần kinh tế trong TKQĐ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. 
61. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành đều hình thành nên giá trị
thị trường
62. Nguyên nhân chủ yếu nhất, trực tiếp nhất của toàn cầu hoá kinh tế là do sự phát
triển của LLSX.
Đúng. Vì động lực của "toàn cầu hóa" là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực
lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh.
63. Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá là đặc điểm của riêng nước ta 
64. Điều kiện ra đời và điều kiện tồn tại của sản xuất hàng hoá chỉ là một 
65. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư do sản xuất
tạo ra
66. Địa tô TBCN là 1 phần giá trị thặng dư nằm ngoài lợi nhuận bình quân. Đúng
67. Lợi nhuận bình quân (p) và lợi nhuận độc quyền có chung về nguồn gốc
68. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá
cả sản xuất
68. Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật
giá cả sản xuất
69. CNTB độc quyền xác lập vị trí thống trị nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh 
70. Độc quyền do cạnh tranh sinh ra, đối lập với cạnh tranh nhưng không thủ tiêu được
cạnh tranh
71. Lý luận lợi nhuận bình quân chỉ ra: toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấp
công nhân. Toàn bộ khối lượng giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra được giai cấp
tư sản chia nhau. 
72. Quy luật chung của tích luỹ tư bản cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Đúng. Vì Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
73. Tự do cạnh tranh phát triển đến một mức độ nhất định tất yếu sinh ra độc quyền
73. Nguyên nhân xuất hiện CNTB độc quyền nhà nước là do sự cạnh tranh khốc liệt
74. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá thực chất là một
75. Xuất khẩu tư bản là do trong nước có “tư bản thừa”
76. Kinh tế hàng hóa chỉ ra đời và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định.
77. Có quan điểm cho rằng, nói học thuyết giá trị hay học thuyết giá trị – lao động đều là
cách nói đúng.
78. Thời gian lao động xã hội cần thiết biểu hiện bằng tiền thì gọi là giá cả thị trường.
79. Bản chất của tiền thể hiện ở các chức năng của nó.
80. Khi tiền làm chức năng phương tiện thanh toán thì tín dụng có điều kiện phát triển,
nhờ đó không gian kinh tế cũng được mở rộng.
81. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
82. Trong thực tế, cung và cầu tiền không bao giờ cân bằng. Đúng.
83. Xuất khẩu tư bản luôn luôn là đặc trưng của Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
84. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đế quốc nhà nước, nền kinh tế có xu hướng chuyền
từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
85. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản
đế quốc.
86. Lý luận lợi nhuận, lợi tức, địa tô mang lại nhiều gợi ý quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế ở Việt Nam.
88. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành để kiếm nơi đầu tư có lợi
nhất đã làm xuất hiện lợi nhuận bình quân
89. Tốc độ chu chuyển của tư bản chậm sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận.
90. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là mối quan hệ của nội dung và hình
thức
91. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là một tất yếu kinh tế.
92. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản cố định
và tư bản lưu động. Đúng
93. Để tư bản tuần hoàn liên tục thì mỗi bộ phận của tư bản phải có mặt ở một trong ba
giai đoạn của quá trình tuần hoàn
94. Xét đến cùng, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản qua hai giai đoạn là sản
xuất và lưu thông
95. Cấu tạo hữu cơ tăng lên tác động trực tiếp đến nạn thất nghiệp
96. Sản xuất giá trị thặng dư là vấn đề kinh tế chung của nhiều phương thức sản xuất
97. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của Chủ nghĩa tư bản
98. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản phải gắn liền với sự chuyển hóa của sức lao
động thành hàng hóa. Đúng. Vì
99. Giá trị và giá trị thặng dư chỉ do lao động của con người tạo ra.

You might also like