tài nguyên nhăn văn (lễ hội-làng nghề)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức tại thành phố Đà
Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng
vào tháng 12 - tháng mà Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm. Festival Hoa
là dịp để thành phố trưng bày, triển lãm các loại rau, hoa, cây cảnh của địa
phương cũng như từ nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác
nhằm mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Festival Hoa còn là một hoạt động
tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, nhằm kêu gọi đầu tư vào ngành
trồng hoa Đà Lạt, cũng như quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa
và con người Đà Lạt. Đây là một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.[1]

Lần I - 2005[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Hoa Đà Lạt 2005 diễn ra từ ngày 10/12/2005 đến ngày 18/12/2005 (9
ngày).
Chủ đề: Đà Lạt - Điểm hẹn muôn sắc hoa.
Đây là Festival Hoa đầu tiên của thành phố, tiếp nối sau thành công của Lễ hội
Sắc hoa Đà Lạt 2004. Thành phố đón gần 80 nghìn du khách.[2]

Lần II - 2007[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Hoa Đà Lạt 2007 diễn ra từ ngày 15/12/2007 đến ngày 22/12/2007[3]
(8 ngày).
Chủ đề: Hoa Đà Lạt - Tôi yêu bạn.

Lần III - 2010[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Hoa Đà Lạt 2010 diễn ra từ ngày
01/01/2010 đến ngày 04/01/2010 (4 ngày).
Chủ đề: Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa.
Sự kiện này đã được Chính phủ đưa vào một
trong loạt những sự kiện tiêu biểu của Quốc gia
nhằm chào mừng Kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội.
Không gian hoa bên hồ Xuân
Hương, Festival năm 2010.
Lần IV - 2012[sửa | sửa mã nguồn]

Festival Hoa Đà Lạt 2012 diễn ra từ ngày 31/12/2011 đến ngày 03/01/2012[4]


(4 ngày).
Chủ đề: Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa.Sau 4
ngày lễ hội, Festival đã thu hút hơn 300 nghìn du
khách trong và ngoài nước đến tham dự.[5] Đêm khai mạc Festival Hoa
Đà Lạt 2012.
Lần V - 2013[sửa | sửa mã nguồn]
Festival Hoa Đà Lạt 2013 diễn ra từ ngày 28/12/2013 đến ngày 02/01/2014 (6
ngày).
Chủ đề: Tây Nguyên - Âm vang tiếng gọi đại ngàn.
Festival Hoa Đà Lạt 2013 là một trong chuỗi những sự kiện văn hóa quan
trọng của thành phố, các sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại Tây
Nguyên và thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng trong năm 2013 và 2014: Kỷ niệm
120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Tuần lễ văn hóa du lịch Lâm Đồng
2013, Công bố Năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, Festival Di
sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất tại Đà Lạt - Lâm Đồng 2013.

Lần VI - 2015[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Hoa Đà Lạt 2015 diễn ra từ ngày 29/12/2015 đến ngày 02/01/2016 (5
ngày).[6][7][8][9]
Chủ đề: Đà Lạt - Muôn màu sắc hoa.

Lần VII - 2017[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Đà Lạt lần thứ VII năm 2017 với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ
diệu từ đất lành” diễn ra từ ngày 22 tháng 12 đến 27 tháng 12 năm 2017.[10]
Festival hoa Đà Lạt năm 2017 có 15 chương trình chính và 14 chương trình
hưởng ứng, như: Đêm hội rượu vang Đà Lạt; không gian hoa; trưng bày triển
lãm hoa, cây cảnh quốc tế; phiên chợ rau, hoa; đêm hội tơ - trà… Lễ khai mạc
diễn ra lúc 20h ngày 23-12 tại quảng trường Lâm Viên, Thành phố Đà Lạt.
Festival hoa Đà Lạt năm 2017 diễn ra trong 5 ngày. Đặc biệt, trong khuôn khổ
của Festival hoa lần này có hai nội dung được bán vé là Tuần lễ thời trang áo
dài - lụa, và chương trình nghệ thuật thời trang duyên dáng Việt Nam.

Lần VIII - 2019[sửa | sửa mã nguồn]


Festival Đà Lạt lần thứ VIII với chủ đề "Đà Lạt và Hoa" diễn ra từ ngày 20
đến 24 tháng 12 năm 2019 gồm lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật bế
mạc tổ chức tại Quảng trường Lâm Viên; không gian hoa ở khu vực hồ Xuân
Hương, một số tuyến phố trung tâm và 5 làng hoa của Đà Lạt; thử nghiệm
tuyến đường chiếu sáng nghệ thuật; chương trình giao lưu văn hóa nghệ
thuật Việt Nam – Hàn Quốc; trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế 2019;
hội chợ triển lãm thương mại quốc gia; lễ khai mạc Tuần văn hóa trà và tơ
lụa Bảo Lộc. Không chỉ riêng tại festival, thành phố ngập tràn sắc hoa sẽ kéo
dài đến hết Tết âm lịch[11]. Bên cạnh đó là sự xuất hiện đặc biệt của Hoa hậu
Thế giới 2013 – Megan Young. Cô sẽ tham gia vào một số hoạt động của lễ
hội cùng với Đại sứ Festival Hoa Đà Lạt 2019 – Lương Thùy Linh (Hoa hậu
Thế giới Việt Nam 2019, top 12 Hoa hậu Thế giới 2019). Ngoài ra trong đêm
khai mạc và bế mạc còn có sự xuất hiện của các ca sỹ Tóc Tiên, Cẩm Ly, Hồ
Trung Dũng,... và nhiều Hoa hậu, Á hậu như Đỗ Mỹ Linh, Nguyễn Hà Kiều
Loan, Nguyễn Tường San, Nguyễn Lâm Diễm Trang, Nguyễn Thúc Thùy
Tiên,...[12]

Lần IX - 2022sửasửa mã nguồn


Festival Hoa Đà Lạt 2022 diễn ra từ ngày 1/11/2022 đến ngày 31/12/2022. Sự
kiện được tổ chức trong 2 tháng, với chủ đề “Đà Lạt – Thành phố bốn mùa
hoa.

Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên


Cồng chiêng Tây Nguyên một loại hình văn hóa
trải dài suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình
văn hóa đặc sắc này là các dân tộc Tây Nguyên:
Bana, Xê Đăng, Mnông, Cơ Ho, Rơmăm, Ê Đê,
Gia Rai... Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm
hồn con người, diễn tả niềm vui nổi buồn trong
cuộc sống và gắn liền với cuộc sống trong lao động, sinh hoạt hằng ngày của
người dân Tây Nguyên.
Cồng chiêng Tây Nguyên có tiếng anh là gong. Về nguồn gốc cồng chiên có
thể là “hậu duệ” của đàn đá trước khi có sự xuất hiện của đồng thì người xưa
đã chế tác ra các nhạc cụ bằng đá, tre như đàn đá, cồng đá, chiên đá, tre…
Đến thời kì đồ đồng thì các nhạc cụ cồng chiêng đồng cũng theo đó mà ra đời.
Từ thuở sơ khai tiếng cồng chiên được xuất hiện trong tất cả các lễ hội trong
năm từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng
cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, xuống đồng, mừng lúa mới, hay trong
một số buổi nghe khan tiếng chiên dài hơn đời người, âm thanh khi ngân nga
sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với
tiếng lòng người như là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên hay kết nối các
thế hệ.
Cồng chiêng Tây Nguyên biểu hiện cho sự quyền lực và giàu có. Theo quan
niệm của người dân Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng điều ẩn
chứa một vị thần chiếc Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực vị thần đó càng cao.
Làng nghề truyền thống
1. Làng rượu vang Đa Thiện
Rượu vang Đà Lạt từ lâu đã trở thành cái tên
quen thuộc trong tiềm thức của người Việt
Nam được chế biến từ trái dâu tằm. Làng nghề
rượu vang ở Đà Lạt nổi tiếng có lẽ không đâu
khác là vùng Đa Thiện nằm ở phường 8 của
thành phố Đà Lạt. Nơi đây tập trung những
người làm rượu vang dâu ngon bậc nhất và
hầu như đều là những người nhiều tuổi, gắn bó với nghề đã vài chục năm. Với
họ, nguồn nguyên liệu không phải quyết định tất cả về chất lượng mà còn nằm
ở bí quyết chưng cất.Đến đây bạn sẽ có cơ hội trực tiếp tham quan trực tiếp
quá trình ủ mật dâu, chiết suất để làm nên những giọt rượu vang đặc trưng có
vị ngọt ngào xen lẫn vị chua nhẹ cùng hương thơm khi nhâm nhi những giọt
rượu vang tại làng nghề Đa Thiện cùng với gia đình và bạn bè thì thật tuyệt
vời.
2. Nghề làm gốm xã Pró
Tại Đà Lạt giờ người dân vẫn làm nghề gốm
được truyền từ thời ông cha để lại. Nổi bật
nhất phải kể đến làng K-răng-gọ chuyên sản
xuất gốm với các tác phẩm độc đáo, đẹp và
mang nét đặc trưng riêng không giống hàng
làm tràn lan trên thị trường. 
Du khách khi đến tham quan tại đây sẽ được
giới thiệu về quy trình sản xuất của nghề
gốm như: lấy đất, phơi đất, giã đất, sàng đất,
nhào đất, làm gốm mộc, phơi khô và đem nung. Nguyên liệu để làm gốm là
một loại đất sét được lấy từ hầm đất Trồm Ụ ở núi KLơl phải phơi từ 2 đến 3
nắng cho thật khô rồi cho vào cối giã thành bột. Sau đó đem trộn với nước và
dùng tay nhồi trộn đều cho thật nhuyễn, cho đến khi ánh lên màu đen bạc như
chì rồi nặn ra từng sản phẩm như nồi, bình, chén, tô, lu… đủ các kích cỡ. Sau
đó lấy cọng tre cuốn hình nặn lại, xoay phần phía trong phù hợp tùy chỉnh độ
dày mỏng. Sau khi nung ở nhiệt độ cao người làng Krăng-gọ lấy trái trám rừng
đánh bóng sáng hoàn thành sản phẩm hoàn thiện đẹp mỹ mãn.
Kết thúc hành trình trải nghiệm, du khách có thể mua cho mình bất kỳ các sản
phẩm gốm nào mà mình thấy ưng ý nhất để làm quà cho bạn bè, người thân
sau chuyến hành trình tham quan các làng nghề truyền thống.

3. Làng nghề làm nhẫn bạc giữa núi rừng cao Nguyên

Người Churu được biết đến như một tộc


người thiểu số sinh sống tại tỉnh Lâm
Đồng. Tộc người này có một nghề truyền
thống độc đáo từ lâu đời mà ít ai biết đến.
Đó là nghề làm nhẫn bạc, một làng nghề
hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến thú vị
trong tour tham quan các địa điểm du lịch.
Từ thành phố Đà Lạt, theo con đường của
quốc lộ 20, du khách sẽ được đến với một Nhẫn bạc của người Churu
(ảnh sưu tầm)
làng quê mang tên Ma Đanh thuộc xã Tu
Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng –
Nơi tạo ra những chiếc nhẫn bạc tinh xảo của người Churu.Đặc biệt, những
chiếc nhẫn làm ra tại đây lại mang hai tên dành cho đối tượng sử dụng cũng
khác nhau. Cụ thể, chiếc nhẫn mang tên “Srí K’may” dành cho nữ giới, còn
“Srí L’cay” dành cho nam giới.

Mỗi chiếc nhẫn đều chứa đựng biết bao tâm


huyết và sự dụng tâm của nghệ nhân. Công
đoạn làm ra những chiếc nhẫn này khá phức
tạp và chứa nhiều điều ly kỳ. Nguyên liệu
chính để làm ra nhẫn chính là sáp ong loại
tốt nhất, đất sét và một số nguyên liệu khác.
Đất sét cũng phải lấy ở một nơi bí mật trong
rừng, chỉ nghệ nhân mới biết. Củi đốt là
một loại cây rừng có tên kasiu, nếu đốt “Srí K’may”- nhẫn cho nữ giới (phải)
bằng các loại củi khác, nhẫn sẽ bị nứt, và “Srí L’cay” – nhẫn cho nam giới
gãy. Tuy công đoạn làm nhẫn rất phức (trái) (ảnh sưu tầm)
tạp và nghề làm nhẫn không mang lại
nhiều kinh tế cho người Churu nhưng nghệ nhân làm nhẫn vẫn không bỏ nghề
vì theo họ, chiếc nhẫn bạc luôn đem lại nhiều niềm vui, may mắn cho người
sử dụng. Chiếc nhẫn được xem như một món quà thể hiện lời chúc phúc để
người Churu tặng nhau trong các dịp lễ Tết và hội hè. Còn đối với các cặp trai
gái người Churu, nhẫn bạc Srí K’may, Srí L’cay lại như một tín vật thiêng
liêng thể hiện lời thề chung thủy. Họ tặng nhẫn cho nhau để tỏ tình, trao nhẫn
cho nhau trong lễ cưới dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình.

You might also like