Các thời kỳ phát triển

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Các thời kỳ phát triển

Vào thời cổ đại, văn minh Nhật Bản lạc hậu hơn nhiều so với Trung Quốc và
Triều Tiên. Vì vậy, theo “dòng chảy văn minh”, các nền văn minh cao hơn là
Trung Quốc sẽ được truyền bá sang Nhật Bản và Nhật Bản tiếp nhận nền văn
minh đó. Lúc đầu, người Nhật tiếp nhận các nền văn minh khác một cách thụ
động và gián tiếp thông qua bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, từ khi hình thành
quốc gia rộng lớn – Vương quốc Yamato (khoảng thế kỷ IV–VII), đặc biệt là
thời Asuka, Thái tử Nhiếp chính Shotoku đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực
và chủ động tiếp nhận một cách trực tiếp nền văn minh Trung Quốc, đưa Nhật
Bản có bước tiến nhẩy vọt.
Vào thời kỳ bấy giờ, trong phạm vi mà người Nhật hiểu biết được thì văn minh
Tuỳ-Đường là văn minh nhất trong khu vực Đông Á. Vào thời Tuỳ-Đường, văn
minh Trung Hoa có sự kết hợp giữa nền văn minh đầy sức sống năng động phía
Bắc với nền văn minh hoa lệ phía Nam tạo nên nền văn minh rực rỡ mà không
quốc gia nào trong khu vực có thể so sánh được. Nền văn minh đó đã truyền bá
sang các nước Đông Á xung quanh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cao hơn
của nền văn minh ở khu vực này, trong đó có Nhật Bản.
Những người thức thời trong Triều đình và quý tộc Nhật Bản nhận thức được
rằng, Nhật Bản còn lạc hậu rất nhiều so với Trung Quốc và Triều Tiên, muốn trở
thành một vương quốc hùng mạnh, theo kịp các nước trong khu vực thì cần phải
chủ động học tập và học tập trực tiếp nền văn minh Trung Hoa.
Ngoài ra, do nhận thức được Phật giáo chứa đựng nhiều tri thức về thế giới, phù
hợp với tâm tính của người Nhật, nên Thái tử tích cực ủng hộ, cổ vũ việc tiếp
thu Phật giáo, cũng chủ yếu qua con đường Trung Quốc, xây dựng nền Phật
giáo Nhật Bản. Ông đã dùng địa vị và ảnh hưởng của mình để khuyến khích
Phật giáo. Với những cố gắng của ông, hàng trăm ngôi chùa được xây dựng
trong thời kỳ này. Trong đó, Horyuji – Pháp Long Tự (hoàn thành vào năm 607)
là một công trình tuyệt tác vào loại bậc nhất Nhật Bản và là ngôi chùa cổ nhất
thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.
Horyuji – Pháp Long Tự

Vào năm 600, Thái tử Shotoku đã cử đoàn đi sứ sang nhà Tùy với mục đích
thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời tìm hiểu và học tập văn minh Trung Hoa.
Có rất nhiều tăng lữ và lưu học sinh đi theo sứ đoàn Nhật Bản. Họ đi sang TQ
và ở lại đó nhiều năm để nghiên cứu Phật giáo cũng như học tập những thành
tựu văn minh TQ. Những người này sau đó về nước, có đóng góp tích cực vào
sự hình thành văn minh Nhật Bản.
Quá trình học, tập tiếp thu tri thức Trung Hoa được tiếp tục một cách mạnh mẽ
với tiến bộ mới là cuộc cải cách Taika năm 645. Cải cách Taika là sự tiếp thu
và áp dụng chế độ chính trị, luật lệnh, chế độ kinh tế… của Trung Quốc vào
Nhật Bản. Những biện pháp quan trọng nhất của cải cách này là xác định lại hệ
thống chính trị từ trưng ương đến địa phương, thực thi chế độ hộ tịch, ban hành
chế độ ban điền và chế độ tô thuế mới: tô, dung điệu. Việc tiến hành cải cách
Taika đã tạo ra một bước phát triển mới cho Nhật Bản.
Cải cách Taica đã cho phép Nhật Bản chuyển từ chế độ nô lệ sang chế độ
phong kiến.
Có thể khẳng định rằng: Nara là thời kỳ người Nhật thu nhập thành tựu của
Trung Quốc và sau đó Heian là giai đoạn lựa chọn và đồng hóa.
Thời kỳ Nara:
Đánh dấu bước phát triển mới đó là việc Triều đình dời kinh đô từ Asuka đến
Nara. Tại đây, Triều đình cho xây dựng kinh đô Heijo-kyo ở Nara nguy nga
tráng lệ, học theo kinh đô nhà Đường của Trung Quốc là kinh đô Trường An.
Trong thời Nara, mặc dầu tiếp nhận cơ cấu chính trị của nhà Đường nhưng
không phải rập khuôn theo Trung Quốc. Ở Nhật, ngoài Thiên Hoàng thì người
đứng đầu hệ thống quan lại là Thái chính Đại thần (Tajo Daijin), giúp việc cho
Thái chính Đại thần có Sadaijin (Tả đại thần) và Udaijin (Hữu đại thần). Cơ cấu
Triều đình có 8 bộ chứ không phải 6 bộ như Trung Quốc: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ
Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Quốc khố, Bộ Cung đình. Cơ cấu chính trị
này được tổ chức dựa trên đạo luật Taihoritsurei (Đại Bảo Luật lệnh), lấy Thiên
Hoàng làm trung tâm, xây dựng chế độ trung ương tập quyền theo kiểu Nhật
Bản. (Mặc dầu học theo chế độ chính trị nhà Đường ở Trung Hoa).
Một trong những biểu hiện rõ nhất về ảnh hưởng của Trung Hoa trong thời kỳ
này là việc xây dựng Heijo-kyo. Năm 710 triều đình đã dựa theo lối kiến trúc
kinh đô Trường An của nhà Đường để xây dựng kinh đô Nara rất lộng lẫy. Kinh
đô này được xây dựng theo mô-típ Trung Hoa như: lợp ngói màu xanh, dựng cột
màu đỏ, quét vôi tường màu trắng…, có thành, có thị. Đây là một kinh đô rất
đẹp và được ca ngợi trong thơ ca Nhật Bản thời kỳ đó “vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy
của nó như những bông hoa muôn màu”.

Kinh đô Nara

Thời kỳ Heian:
Từ năm 794, tức là sau khi dời kinh đô từ Nara về Heian (nay là Kyoto) thì
Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong thời cổ. Đây là thời kỳ
đạo Khổng và các ảnh hưởng của Trung Quốc phát triển tới đỉnh cao. Thời
kì Heian cũng được coi là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật hoàng,
đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và văn học.
Đây là thời kì nổi lên của các dòng họ quý tộc quân sự lớn như Fujiwara, Taira,
Minamoto,... thay nhau khống chế Thiên hoàng, dẫn đến xác lập chế độ phong
kiến quân sự Mạc phủ (Bakufu).
Thời phong kiến là một trong những thời kỳ phát triển quan trọng trong lích sử
thế giới nói chung. Đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ này là có một người đứng
đầu một nước với quyền lực tối cao. Chính vì vậy, lịch sử các quốc gia thời
phong kiến đã ghi nhận rất nhiều cuộc chiến tranh giành ngôi báu giữa các
dòng họ. Nhưng khác với điều này, Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử của
mình đều do một dòng họ trị vì, đó là dòng họ Thiên hoàng. Tuy nhiên, mặc dù
là dòng họ trị vì duy nhất, nhưng không phải lúc nào Thiên hoàng cũng là
người nắm thực quyền cai trị đất nước. Lịch sử Nhật Bản đã ghi nhận nhiều lần
dòng họ Thiên hoàng đánh mất quyền lực của mình vào tay dòng họ hay thế lực
chính trị khác.
Trong suốt thời kì Mạc phủ (1192-1867), Nhật Bản luôn tồn tại song song 2
chính quyền: chính quyền của Thiên hoàng (tại vị chỉ có hình thức) và chính
quyền Shogun (Tướng quân) nắm quyền cai trị đất nước.

Thời kì Edo:
Nước Nhật bước vào giai đoạn phát triển cao của chế độ phong kiến.
Thời kỳ này, trước áp lực xâm lược của các nước thực dân phương Tây, Nhật
Bản cũng thi hành chính sách đóng cửa, cấm đạo một cách tiêu cực, thụ động
như các nước phương Đông khác. Vào thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, những tín
đồ Kitô giáo bị hành hình và truyền bá đạo Kitô giáo bị cấm tại Nhật Bản.
Nhật Bản thi hành chính sách bế quan tỏa cảng (Sakoku) từ năm 1639 kéo dài
suốt 200 năm. Theo chính sách Tỏa quốc của Mạc phủ, các thương gia Nhật
không được ra nước ngoài, các thương nhân ngoại quốc cũng bị cấm tới Nhật
buôn bán (trừ người Hà Lan và người Trung Hoa). Việc nghiêm cấm đối ngoại
áp dụng nghiêm ngặt nhất với hai ngành ngoại thương và ngoại giao để hạn chế
các thế lực ngoại quốc.
Tuy Nhật Bản giới hạn nghiêm ngặt việc giao thương với người nước ngoài,
điều này không có nghĩa là ngoại thương hoàn toàn chấm dứt. Người Nhật vẫn
buôn bán với nhà Triều Tiên thông qua đảo Đối Mã, nhà Thanh qua Nam Tây
Chư Đảo và Hà Lan qua thương điếm Dejima (Xích Đảo), một hòn đảo nhân tạo
nằm ngoài khơi cảng Nagasaki. Nhờ sự tiếp xúc với người Hà Lan, các nghiên
cứu khoa học của phương Tây vẫn tiếp tục được tiếp thu trong thời kỳ này với
cái tên "Lan học" (rangaku), cho phép người Nhật học hỏi và làm theo phần lớn
các bước của Cách mạng khoa học và Cách mạng công nghiệp.
Thời kỳ Cận đại:
Càng về sau, chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ càng tỏ ra lỗi thời,
không đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng nâng cao của người dân. Dưới
sức ép của các nước phương Tây và các phòng trào đấu tranh trong nước
khoảng giữa TK XIX, Mạc phủ đã phải chấm dứt chính sách đóng cửa và năm
1867 phải trao trả lại quyền cai trị đất nước cho Thiên hoàng, chấm dứt 265 cầm
quyền của các tướng quân Tokugawa. Từ đó, Nhật Bản bước vào kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên trị vì của Thiên Hoàng Minh Trị nổi tiếng trong lịch sử Nhật
Bản.
 Cải cách Minh Trị đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
và cải cách sau năm 1945 đã mở ra một thời kỳ phát triển kinh tế cho Nhật Bản
mà người ta thường gọi là “sự phát triển thần kỳ”.
Chính nhà vua Minh Trị là người nhận ra sự lạc hậu và yếu kém của Nhật Bản
nên đã đứng ra lãnh đạo công cuộc cải cách đất nước. Phương châm mà Minh
Trị đề ra là “học hỏi phương Tây, tiến đến đuổi kịp phương Tây, vượt phương
Tây”. Để thực hiện, Minh Trị đã chủ động triển khai một loạt các cải cách trên
tất cả các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục và quốc phòng.
Một điều cần nhận thấy là để cho cuộc cải cách thành công, Minh Trị đã bắt
đầu từ cuộc cải cách trên bình diện hành chính thông qua việc xóa bỏ tình trạng
phân quyền, cát cứ và xóa bỏ những chướng ngại vật đối với việc thực thi công
cuộc cách tân đất nước. Thành quả trong vấn đề này là Minh Trị buộc các công
quốc phải trao trả lại quyền hành cho Thiên hoàng, thủ tiêu các đặc quyền, đặc
lợi của tầng lớp quí tộc, võ sĩ. Với những việc làm đó, Minh Trị là người đã
“khai tử” chế độ phong kiến tồn tại trên 1000 năm trên đất nước Nhật Bản và
mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên đưa đất nước Nhật Bản phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa và tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc
tế.
Sau thành công trong cải cách hành chính, Minh Trị tiến hành cuộc cải cách
trên bình diện kinh tế, quốc phòng và văn hóa, giáo dục. Trong lĩnh vực này
Minh Trị chủ trương tiếp thu những gì tinh hoa nhất từ các nước phương Tây và
không áp dụng rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào. Việc thực hiện chính sách đa
mô hình hóa đã giúp cho Nhật Bản gặt hái được thành công vượt ra ngoài sự
mong đợi. Sau cải cách, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển vượt bậc và vươn
lên vị trí đứng đầu ở châu Á.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Nhật Bản đã xây dựng được một đội quân chính
qui, hiện đại không những đủ sức đối trọng với các nước phương Tây mà còn
cho phép Nhật Bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài. Thắng lợi của
Nhật Bản trong 3 cuộc chiến tranh với Triều Tiên (1875 – 1876), với Trung
Quốc (1894 – 1895) và đối với Nga (1904 – 1905) là minh chứng hùng hồn cho
sức mạnh của Nhật Bản.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, Nhật Bản rất coi trọng việc tiếp thu văn minh
phương Tây và chính Minh Trị là người kết hợp một cách hài hòa giữa “Khoa
học kỹ thuật phương Tây với văn hóa truyền thống của Nhật Bản”. Sự kết hợp
một cách nhuần nhuyễn giữa cái tinh hoa về khoa học công nghệ với cái tinh
hoa về văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách của con người Nhật
Bản. Thành công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được thể hiện qua việc, Nhật
Bản đã đào tạo ra được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Để có được thành công này, chính phủ Minh Trị, một mặt mời các chuyên gia,
cố vấn nước ngoài sang làm việc tại Nhật Bản, nhưng đồng thời một mặt khác
lại gửi sinh viên ra nước ngoài học tập.
Theo số liệu thống kê thì trong thời kỳ Minh Trị có khoảng 3000 chuyên gia
nước ngoài sang làm việc tại Nhật và có 11248 lưu học sinh của Nhật Bản sang
nước ngoài học tập .
Lĩnh vực mà Nhật Bản ưu tiên học tập là công nghệ và kỹ thuật. Theo đó, liên
quan đến các lĩnh vực công nghiệp, Nhật Bản thuê nhiều chuyên gia nước ngoài
nhất. Tính tổng thể mà nói, chuyên gia nước ngoài làm việc ở Bộ Công nghiệp
chiếm 1/3 tổng số chuyên gia ở Nhật Bản. Các chuyên gia người Anh chiếm đến
60%.
Giáo dục cũng là lĩnh vực được ưu tiên thuê chuyên gia. Bộ Giáo dục chủ yếu
thuê chuyên gia giảng dạy ở các ngành khoa học tự nhiên, y học và ngôn ngữ
học. Ở Bộ này, các chuyên gia người Đức chiếm 37,2%, Anh: 22,5%, Mỹ:
20,1%, Pháp: 13%.
Cục Khai khẩn Hokkaido thuê nhiều chuyên gia Mỹ trong các ngành khai
khoáng, xây dựng đường sá và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có các
chuyên gia Đức giúp xây dựng nhà máy bia. Bộ Tài chính chủ yếu thuê các
chuyên gia Anh và Pháp giúp đỡ kiến thức tài chính cận đại.
 Như vậy, không phải Nhật thuê chuyên gia một cách ồ ạt mà họ có sự lựa
chọn các quốc gia có trình độ tiên tiến nhất về lĩnh vực vực nào thì thuê chuyên
gia về lĩnh vực đó. Có như vậy, Nhật mới sớm nắm bắt được những kiến thức
tiên tiến nhất để học tập, mới có thể “đi tắt đón đầu”, tiến kịp các nước tiên tiến
nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc mời các chuyên gia nước ngoài đến cố vấn, chỉ đạo, giảng dạy
có tác dụng to lớn trong việc tiếp thu những kiến thức tiên tiến thế giới nhưng
đó vẫn chỉ tiếp xúc một cách gián tiếp và không phải là biện pháp lâu dài. Chính
quyền Meiji còn chủ trương gửi học sinh ra nước ngoài lưu học mới có khả
năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật phương Tây một cách trực tiếp và sâu sắc,
và đó là chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong
công cuộc xây dựng nền khoa học, văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ và tiên
tiến.
Ngay năm 1869, các nhà lãnh đạo chính quyền mới thấy rằng để nhanh chóng
tiếp thu khoa học, kỹ thuật, chế độ và luật pháp phương Tây, cần phải khẩn cấp
việc cử các học sinh có năng lực sang các nước phương Tây lưu học. Chính phủ
Meiji đã tiến hành tuyển chọn và sử dụng ngân sách của nhà nước gửi các học
sinh ưu tú ra nước ngoài học tập. Năm 1871, chính phủ Meiji sửa đổi và ban
hành Quy chế về lưu học sinh (Kaigai Ryugakusei Kisoku). Theo đó, việc tuyển
chọn phải tiến hành một cách tự do, dựa vào năng lực của học sinh và việc gửi
học sinh đó đến học nước nào, trường nào, ngành nào là do chính phủ quyết
định. Ngay từ lúc đó, chính quyền Meiji đã biết lựa chọn các nước có ngành học
nổi tiếng nhất ở các trường đại học Âu-Mỹ để gửi lưu học sinh của mình đến đó
học tập... Chính phủ quy định: Học về máy móc, thương nghiệp, tài chính-tiền
tệ, đóng tàu, gia súc, hoạt động từ thiện thì học ở các trường tốt của Anh; học về
luật, luật quốc tế, động vật học và thực vật học thì học ở các trường đại học có
tiếng của Pháp; học về triết học, chính trị học và y học thì học ở các trường của
Đức; học về bưu chính, công nghệ, nông học, gia súc, thương mại, khai khoáng
thì học ở Mỹ…
Ngoài ra, để nâng cao tinh thần dân tộc, các lưu học sinh hưởng học bổng từ
ngân sách chính phủ, trước lúc ra đi đều đến viếng đền thờ của Shinto, làm lễ
dâng rượu thần, thề nguyện quyết tâm học tập và trở về nước phục vụ Tổ Quốc.
Nhờ chủ trương và phương cách học tập nền văn minh phương Tây một cách
đúng đắn, cụ thể mà trong vòng 30 năm Nhật Bản đã duy tân thành công, trở
thành một nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến, ngang hàng với các cường quốc trên
thế giới.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản sớm học tập Hoa Kỳ, nước có
nền kinh tế và khoa học kĩ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới.

You might also like