Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

1.Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ.

*Khái niệm nghĩa của từ: là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị khi đựợc sử dụng. Trong
giao tiếp, từ chia thành nhiều loại theo các chức năng đảm nhiệm, nên nghĩa của từ phụ
thuộc các loại chức năng khác nhau.
Các thành phần nghĩa của từ bao gồm:
*Nghĩa sở chỉ( nghĩa biểu vật): là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng
mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
Ví dụ: Nghĩa biểu vật của từ “sủa” là để chỉ tiếng kêu của chó, từ này chỉ dùng cho loài
chó. Nghĩa biểu vật của từ “suy nghĩ”, “bâng khuâng” là chỉ hoạt động tinh thần của
người.
*Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Nếu nghĩa biểu
vật là sự ngôn ngữ hoá sự vật trong thế giới khách quan thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn
ngữ hoá khái niệm về sự vật. Vậy, nghĩa biểu niệm của từ là nội dung khái niệm về sự vật
hoặc hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu.
Nghĩa biểu niệm mang dấu ấn văn hoá của từng ngôn ngữ khác nhau, thể hiện cách nhìn
nhận khác nhau về sự vật, sự việc, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Bao gồm các
nét nghĩa (nghĩa vị), tức là các yếu tố ngữ nghĩa nhỏ hơn tạo thành. Các nét nghĩa này
một phần phản ánh các thuộc tính ngoài ngôn ngữ, một phần do cấu trúc ngôn ngữ qui
định.
Ví dụ: Trong tiếng Việt khái niệm lúa, thóc, gạo được phân biệt thành các nét nghĩa khác
nhau. Nghĩa biểu niệm của lúa là cây lương thực ở vùng Đông Nam Á trồng ở ruộng,
nương. Nét nghĩa của từ lúa khái quát hơn các nét nghĩa hình thành nên biểu niệm của từ
thóc. Nghĩa biểu niệm của từ gạo bao gồm những nét nghĩa khác với thóc và lúa. Trong
các nét nghĩa này có chứa các yếu tố văn minh văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Còn ở Pháp và trong tiếng Anh lúa, thóc, gạo không phân biệt các nét nghĩa này, từ
“riz” và “rice” được đánh dấu nét nghĩa chung là lương thực của các dân tộc Cận Đông .
*Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): là nét nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm của người nói và tác
động đến tình cảm người nghe. Mối quan hệ của từ với người sử dụng được gọi là nghĩa
sở dụng.
Ví dụ: Các từ ‘thâm sì’, ‘trắng dã’ của tiếng Việt không chỉ biểu thị sắc thái ‘đen’
hay ‘trắng’ mà còn biểu thị thái độ khinh bỉ, chê bai (khi nói về môi: ‘môi thâm sì’
hay về mắt: ‘mắt trắng dã’). 
*Nghĩa kết cấu (cấu trúc): là nghĩa ngữ pháp đánh dấu từ loại của từ, biểu thị ý nghĩa
chung của từ: Danh từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng.... Động từ chỉ hoạt động, trạng thái,
Tính từ chỉ tính chất, trạng thái vv...
- Nghĩa ngữ pháp quyết định khả năng kết hợp các từ với nhau thành câu.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, danh từ thường được kết hợp với từ chỉ số lượng và từ chỉ định,
có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ. “Những học sinh này (ấy )”.
Về chức vụ cú pháp, danh từ thường làm chủ ngữ, bỗ ngữ và đôi khi làm trạng ngữ. Dựa
vào ý nghĩa ngữ pháp, chúng ta có thể tạo lập quan hệ giữa các từ để tạo ra những đơn vị
lớn hơn.
*Nghĩa liên tưởng: Ngoài các ý nghĩa trên, mỗi từ do được sử dụng trong những ngôn
cảnh nhất định, xuất phát từ những ý nghĩa biểu vật và biểu niệm, chúng có thể kết hợp
những liên tưởng cá nhân tạo nên ý nghĩa liên tưởng.
Ví dụ: từ “chiều” thường gợi cảm giác buồn, từ “ra đi” thường gợi cảm giác xót thương,
chia cách vv...Nghĩa liên tưởng chưa được ngôn ngữ hoá trong hệ thống từ điển nhưng lại
chi phối nhiều trong cách dùng từ trong ngôn bản.
2. Phân tích các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ (ẩn dụ, hoán dụ), lấy dẫn
chứng minh họa trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Khái niệm phương thức biến đổi nghĩa của từ: là cách thức mà dựa vào đó có thể thực
hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng thêm nghĩa mới cho từ.
*Ẩn dụ và hoán dụ:
Phương Ẩn dụ Hoán dụ
thức/ Đặc
điểm
Giống - Lấy tên gọi A của sự vật, hiện tượng (x) để gọi tên cho sự vật (y)
[A(x) chỉ y]
- Là một phần của cách suy nghĩ, hành động, nói năng bình thường
trong cuộc sống hàng ngày.

Khác - (x)-(y) có thuộc tính giống - (x)-(y) có liên hệ logic (bộ phận -
nhau dựa trên sự liên tưởng, toàn thể; nguyên liệu - sản phẩm, địa
so sánh. điểm - sự kiện diễn ra tại đó...)
- Nhận thức 1 sự vật nào đó trên - Sử dụng 1 thực thể để tượng trưng
cơ sở 1 sự vật khác, chức năng cho 1 cái khác, chức năng chính là
chính là để hiểu biết. quy chiếu.

*Ví dụ của ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh:


a. Quan hệ giữa tính chất cụ thể và tính chất trừu tượng: Lấy từ biểu thị tính chất cụ
thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Hoặc ẩn dụ chỉ mối quan hệ về hình thức – nội
dung.
Ví dụ: Từ “chín” chỉ hiện tượng vật lý cụ thể: chuối chín, lúa chín => khái niệm trừu
tượng: suy nghĩ chín muồi.
b. Dựa trên mối quan hệ chức năng:
Ví dụ:
+ Tiếng Việt: “Bến” trong bến xe, bến tàu có chức nắng giống với bến sông, bến đò, đó là
đầu mối giao thôngNhư vậy bến xe, bến tàu là kiểu chuyển nghĩa ẩn dụ chức năng.
+ Tiếng Anh: Head of school: Hiệu trưởng Người đứng đầu về mặt hành chính và giáo
dục của trường.
c. Ẩn dụ kết quả là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của sự vật đối với con
người.
Ví dụ:
+Trong tiếng Việt: Các từ “Sáng sủa”, “mờ mịt” trong sự kết hợp: “Tương lai sáng sủa”,
“triển vọng mờ mịt”, khi muốn nói về kết quả, kế hoạch, dự định nào đó của con người .
Ẩn dụ chỉ kết quả liên tưởng về cảm giác cũng được chuyển nghĩa tương tự.
Ví dụ: ẩn dụ dùng tên gọi những cảm giác thuộc giác quan để gọi tên những cảm giác
khác hay cảm giác trí tuệ, tình cảm qua sự liên tưởng, như chua cay, mặn ngọt, chát ...
“giọng nói chua chát”, “lời nói ngọt ngào”, “pha trò nhạt”, “lời nói chua cay”, “nụ cười
đắng cay”.
+Trong tiếng Anh: Từ Soft -> soft winter ( mùa đông ôn hòa )
d.Ẩn dụ do chuyển từ loại: Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển từ loại của một số
động từ có thể kéo theo hàng loạt ẩn dụ tu từ .
Ví dụ: Em đi như chiều đi .(1)
Gọi chim vườn bay hết .
Em về tựa mai về (2).
Rừng non xanh lộc biếc .
Em ở trời trưa ở ( 3)
Nắng sáng màu xanh che (4)
(Tình ca ban mai )
(1) ly biệt, (2) hội ngộ, (3) đợi chờ, (4) hy vọng, tin tưởng.
*Ví dụ hoán dụ ở tiếng Việt và tiếng Anh:
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ các bộ phận- toàn thể
- Lấy bộ phận thay cho toàn thể
Ví dụ:
+ Tiếng Việt: Chân, tay, mặt, miệng là những bộ phận cơ thể, được chuyển nghĩa trong :
“có chân trong hội”, “một tay cờ xuất sắc”, “đủ mặt anh tài”, “gia đình có ba miệng ăn”.
+ Tiếng Anh: Two heads are better than one (Hai cái đầu hơn một), She has got good ear
for music (Cô ấy có năng khiếu về âm nhạc)
-Lấy toàn thể thay cho bộ phận:
Ví dụ: xe trong “Anh Lâm dắt xe đi vào” có nghĩa là “cái xe đạp”.
b. Lấy quan hệ giữa không gian, địa điểm thay cho sự kiện xảy ra .
Ví dụ; Trận Điện Biên Phủ, Festival 2000.
c. Lấy quan hệ giữa nguyên liệu và thành phẩm để chỉ tên gọi
Ví dụ: Thau => hợp kim Đồng và Thiết, cái thau chỉ đồ vật được thành phẩm từ hợp kim
đó.
Glass -> thủy tinh ( nguyên liệu ) -> cái cốc ( thành phẩm ).
d. Lấy quan hệ giữa các vật chứa và vật được chứa để chỉ tên gọi
Ví dụ:
+ “Nhà” công trình kiến trúc để ở, tức là vật chứa. Nhưng “một nhà sum họp” thì nhà chỉ
những người sống trong cái nhà ( vật chứa)
+ He drank three glasses (Anh ấy uống ba cốc nước)
e. Hoán dụ dựa vào quan hệ hoạt động và sản phẩm được tạo ra từ hoạt động đó.
Ví dụ: Chấm (hoạt động) Các chấm li ti; Nắm (hoạt động)  nắm cơm, nắm tay.
g. Hoán dụ dựa trên sự vật và màu sắc:
Ví dụ: màu---> màu da cam, rêu, da trời, nước biển, nâu.
3. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về phương thức cấu tạo từ.
*Khái niệm phương thức cấu tạo từ: tất cả các ngôn ngữ biến hình đều được cấu tạo
theo một số phương thức nhất định. Đối với những từ gốc là những từ có sẵn trong ngôn
ngữ, không thể giải thích lý do cấu tạo của chúng. Tuy nhiên, hầu hết các từ cấu tạo mới
đều theo cơ chế nhất định.
*Các phương thức cấu tạo từ:
Có thể phân tích 3 phương thức cấu tạo chính sau:
-Phương thức kết hợp phụ tố: cấu tạo những từ phái sinh.
Phân tích từ phái sinh trong ngôn ngữ biến hình, ta thấy các hình vị khác nhau.
Ví dụ: - infamous, worker, unknow, dislike,(tiếng Anh).
+ Phụ tố (tiền tố, hậu tố):
Những phần được in nghiêng trong các từ trên là các phụ tố (tiền tố, hậu tố) có nghĩa từ
vựng bổ sung và nghĩa ngữ pháp, được sử dụng để cấu tạo từ mới. Các tiền tố -un, in, dis,
mis, ir, il khi kết hợp vào căn tố có khả năng đảo ngược nghĩa của từ gốc (căn tố).
+Căn tố: phần còn lại trong các từ ấy, là hình vị mang nghĩa từ vựng có thể tồn tại độc
lập (từ đơn).
- Đây là phương thức cấu tạo từ điển hình của ngôn ngữ biến hình thái, tạo nên từ phái
sinh.
*Đặc trưng của phương thức phụ tố trong ngôn ngữ biến hình thái có khả năng chuyển
đổi – cấu tạo từ loại:
Cấu tạo danh từ:
+Cấu tạo từ động từ kết hợp hậu tố :ment (department...); -tion, ion (reception,
decision...); Danh từ chỉ người thêm hậu tố er, or, ist, ee (singer, employee…)
+Cấu tạo từ tính từ kết hợp hậu tố như: ty, ness, ce (difficulty, carefulness, confidence...)
Cấu tạo tính từ: Cấu tạo từ danh từ và động từ kết hợp các hậu tố: full, less, ous, tive,
able… (helpful, careless, dangerous, active, trainable...)
Cấu tạo động từ: Cấu tạo động từ kết hợp phụ tố vào danh từ: - en (encourage,
threaten....) Động từ có thể được cấu tạo bằng cách kết hợp phụ tố vào tính từ: - en, ise,
ize, fy (enlarge , widen modernize , industrialise ,purify....)
Cấu tạo trạng từ: Cấu tạo kết hợp phụ tố - ly vào tính từ: quickly, beautifully...
- Phương thức ghép: cấu tạo những từ ghép và từ phức.
Là cơ chế kết hợp các hình vị gốc có nghĩa từ vựng với nhau theo một trật tự nhất định để
tạo từ mới- từ ghép. Phương thức này thường tạo những từ ghép trong các ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt có 2 loại chính:
+Từ ghép đẳng lập: thường ghép các hình vị (từ tố) cùng loại, cùng phạm trù ngữ nghĩa,
hoặc trái nghĩa. Các hình vị này có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Ví dụ: mua bán, học hỏi,
ruộng vườn, vv…
+ Từ ghép chính phụ: thường có cấu trúc gồm một hình vị gốc kết hợp với hình vị phụ
nghĩa hoặc phân nghĩa. Ví dụ: xe hơi, máy bay, hoa hồng, nhà văn, nhà nông, bất lực
vv…
Trong ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga...) phương thức ghép tạo
thành những từ ghép và từ phức.
+ Từ ghép: Các căn tố độc lập kết hợp thành chỉnh thể, không chêm xen liên tố vào giữa
căn tố. Nghĩa của từ ghép là nghĩa kết hợp của các căn tố tạo thành. Ví dụ: mankind
(nhân loại), childhood (tuổi thơ).
+Từ phức: có cơ chế giống từ ghép nhưng có chêm xen liên tố vào giữa các căn tố độc
lập. Ví dụ: mother-in-law, commander-in-chief,
-Phương thức láy
Phương thức cấu tạo bằng cách lặp toàn bộ hay một bộ phận hình vị gốc để tạo từ mới.
Đặc trưng nghĩa của hình vị gốc trong từ láy là nghĩa từ vựng. Hình vị láy có đặc trưng
khái quát nghĩa, phân biệt nghĩa, bổ sung nghĩa.
Phương thức này tạo nên 2 loại từ láy chính:
+Láy hoàn toàn:
Tính từ: xa xa, xinh xinh (tạo cơ chế nghĩa giảm mức độ, tính chất…).
Động từ: đi đi, cười cười (tạo cơ chế nghĩa tăng hoạt động).
Danh từ: nhà nhà, người người (tạo cơ chế nghĩa chỉ số đông, số nhiều).
+Láy bộ phận:
Thường láy bộ phận ngữ âm của hình vị gốc, có 2 loại chính:
Láy âm đầu: Hình vị láy thường kết hợp sau có cơ chế nghĩa: phân biệt nghĩa (nhẹ nhõm,
dễ dàng...), bổ sung nghĩa (lạnh lùng, xinh xắn…), nghĩa khái quát (đất đai, chùa
chiền…)
Láy vần: bối rối, luẩn quẩn, lờ mờ, lung tung …
* Ghi chú: Các từ có hình thức láy như thướt tha, bâng khuâng, lác đác, thì thào, liú lo, ba
ba, cào cào, đu đủ… không thể xác định được hình vị gốc của chúng nên có thể xếp vào
loại từ đơn đa âm tiết có hình thức láy.
*Nghĩa vị và nghĩa tố:
- Nghĩa vị: mọi ý nghĩa của từ được gọi là một nghĩa vị, từ đơn nghĩa chỉ có một nghĩa
vị, từ đa nghĩa có nhiều nghĩa vị.
- Nghĩa tố: là nghĩa vị được chia ra thành những yếu tố nhỏ nhất, không thể chia nhỏ
hơn. Nghĩa tố là đơn vị nhỏ nhất của một đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ: từ “chân” có nghĩa vị thứ nhất gồm ba nghĩa tố: bộ phận cơ thể động vật; ở phía
dưới cùng; để đỡ cơ thể khi đứng im hay chuyển động.
-Một nghĩa vị có thể bao gồm nhiều nghĩa tố, nhưng một nghĩa tố có thể tham gia nhiều
nghĩa vị.
Ví dụ: Có thể miêu tả 2 từ chỉ người trong quan hệ gia đình như sau:
Vợ: phụ nữ- đã kết hôn- trong quan hệ với chồng.
Chồng: đàn ông- đã kết hôn- trong quan hệ với vợ.
-Các nghĩa tố của một nghĩa vị tổ chức theo một trật nhất định, có tính tôn ti (từ lớn tới
nhỏ). Những nghĩa tố đầu tiên thường nằm trong nhiều nghĩa vị khác nhau, nghĩa tố càng
về sau càng cụ thể.
Ví dụ: từ “chạy” ở nghĩa vị đầu tiên có các nghĩa tố được sắp xếp như sau: hoạt động,
dời chổ, bằng chân, tốc độ cao, hai chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.
Ở trường hơp này, nghĩa tố “hoạt động” xuất hiện ở nhiều nghĩa vị biểu thị hành động.
Còn nghĩa tố “dời chổ” chỉ xuất hiện trong các nghĩa vị của một số từ như đi, nhảy, bò,
lăn. Cứ thế, càng về sau, nghĩa tố càng bị thu hẹp.
4. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về âm tiết.
Khái niệm: Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong lời nói. Âm tiết có tính chất trọn
vẹn, được phát một hơi, nghe thành một tiếng.
Ví dụ: Hoa chi thơm lạ thơm lừng
Thơm cây thơm rễ, người trồng cũng thơm.
*Phân loại âm tiết:
- Theo cách kết thúc, có thể phân âm tiết thành 4 loại ( 2 loại chính):
+ Âm tiết mở, kết thúc bằng nguyên âm (ta).
+ Âm tiết nửa mở, kết thúc bằng bán nguyên âm (tôi).
+ Âm tiết đóng, kết thúc bằng âm sát (tát, toát).
+ Âm tiết nửa đóng, kết thúc bằng âm mũi (tan, măng).
*Đặc điểm của âm tiết:
- Có tính độc lập cao:
Âm tiết tiếng Việt độc lập, không bị nhược hóa, nối âm hoặc biến dạng trong lời nói.
Khác với âm tiết của các ngôn ngữ Ấn Âu, âm tiết nào cũng mang một âm điệu và có cấu
trúc ổn định. Ranh giới giữa các âm tiết sẽ được tách bạch rõ ràng trong lời nói.
Ví dụ: Ao / thu/ lạnh/ lẽo/ nước/ trong/ veo.
- Ranh giới của âm tiết trùng với hình vị:
Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị. Do vậy, đa số âm tiết
tiếng Việt đều có nghĩa và hoạt động như từ đơn.
Ví dụ: nông dân, nông sản. Các hình vị cá lãm, đười ươi, bồ kết,… có hai âm tiết là
trường hợp hiếm. Nhưng các từ này không được phân giới thành hai âm tiết và hình vị
không trùng nhau.
- Có một cấu trúc chặt chẽ:
Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt bao gồm 5 thành phần:

Phân biệt chức năng của từng thành tố tạo nên âm


tiết tiếng Việt:
+ Phụ âm đầu luôn đứng đầu âm tiết: Trong tiếng Việt có 21 phụ âm đứng đầu âm tiết,
chức năng tạo âm sắc cho âm tiết. Có 4 phương thức cấu âm chính của phụ âm: phương
thức tắc, phương thức xác, phương thức tắc -xác và phương thức rung.
+ Âm đệm: bán âm, đặc trưng giống nguyên âm, chức năng làm thay đổi âm sắc của âm
tiết lúc mở đầu.
+ Âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm, là hạt nhân của âm tiết, chức năng quy định
âm sắc chủ yếu của âm tiết.
+Âm cuối: phụ âm hoặc bán nguyên âm (6 phụ âm, 2 bán nguyên âm). Chức năng của âm
cuối là cơ sở để phân chia thành các loại hình âm tiết để phân bố thanh điệu.
+ Thanh điệu: là yếu tố siêu đọan tính có chức năng khu biệt âm tiết về cao độ, tác động
vào âm sắc của nguyên âm làm âm chính, có giá trị phân biệt nghĩa và nhận diện từ.
Thanh điệu gồm: thanh ngang, huyền, sắc, hỏi, nặng, ngã.
Năm thành phần tạo nên âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất luôn có tính cố định,
không thay đổi được. Trong năm thành phần này, trường hợp âm đầu và âm cuối có thể
vắng mặt.
Ví dụ: An, anh, em ... (âm đầu không có)
          Ta, Đa, Đê ...( âm cuối không có).
* Phân giải các bộ phân siêu âm đoạn của âm tiết tiếng Việt: Căn cứ vào cấu trúc có
láy phụ âm đầu và láy vần.
Ví dụ: lang thang, vón vén .... để cảm nhận đường phân giới giữa phụ âm đầu và vần.
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc lưỡng phân.

* Các tầng bậc trong cấu tạo âm tiết:

- Khi phân tích âm đoạn cả tiếng Việt, ta thấy bộ phận thanh điệu- yếu tố siêu âm đoạn-
gắn chặt mọi âm tiết, số lượng thanh điệu được thừa nhận trong âm tiết.
5. Phương thức ngữ pháp là gì? Có bao nhiêu phương thức ngữ pháp phổ biến trong
các ngôn ngữ? Hãy trình bày các phương thức ngữ pháp thường gặp trong ngoại
ngữ mà anh chị biết.
*Khái niệm phương thức ngữ pháp: là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện
ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
-Trong tiếng Anh ý nghĩa số nhiều của danh từ được thể hiện bằng phụ tố s, es, v.v Ví dụ:
student (s) , box (es)
-Trong Tiếng Việt, ngoài phương thức phổ biến kết hợp hư từ “các, những” với thực từ,
(danh từ) còn sử dụng phép lặp để thể hiện số nhiều như: người người, nhà nhà, đời đời....
Có thể phân loại các phương thức ngữ pháp thành 2 nhóm:
-Nhóm thứ nhất: Ngôn ngữ bao gồm các phương thức tổng hợp tính: phụ tố, biến dạng
chính tố, thay chính tố, trọng âm.
-Nhóm thứ hai: Ngôn ngữ bao gồm các phương thức phân tích tính: phương thức lặp,
trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Theo phương thức này các bộ phận mang ý nghĩa từ vựng và
bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp dùng các phương thức ngữ pháp này được gọi là ngôn
ngữ phân tích tính hoặc ngôn ngữ đơn lập.
Những phương thức thường gặp trong ngoại ngữ đang học:
*Phương thức phụ tố:
- Phụ tố vừa có thể bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố nhằm tạo nên một từ mới vừa
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ.
- Dùng cả tiền tố, trung tố, hậu tố.
Ví dụ: từ gốc “forget” là động từ có quên, khi kết hợp với tiền tố “in” (không) và hậu tố
“able” (có thể) cho ra một từ mới inforgettable (không thể quên được).
-Hậu tố thường biểu hiện nghĩa ngữ pháp sau:
+ Số phức: book-s; box-es,..
+ Giống của danh từ và tính từ.
+ Cấp so sánh tính từ: clod-er; big-est.
-Ngôi, số, thì của động từ: want-s ( ngôi thứ 3, số ít, thì hiện tại), work-ed ( thì Qk).
-Sở hữu: tiếng Latinh
-Tiền tố: phụ tố đứng trước chính tố) un, im, in, dis, mis ( thêm vào trước danh từ, tính từ,
hoặc động từ).
Ví dụ: unemloyment (N), disappear (V),..
*Phương thức biến dạng chính tố:
-Biến đổi một phần hình thức ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
+Man  -> men  , foot ->feet  , tooth -> teeth( DT số nhiều );
+Fly->flew, break->broke , leave->left, lose->lost ( ĐT thời quá khứ)...
*Phương thức thay chính tố:
-Phương thức thay đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp.
-Thường dùng để biểu hiện:
+Ngôi, số, thì, thể của động từ: (to) be, -> am (hiện tại, ngôi I, số ít), was (quá khứ, số ít),
were (quá khứ, số nhiều).
-Các hình thái của đại từ nhân xưng: I-me, he-him, she-her ( danh cách- đối cách).
-Cách so sánh tính từ: good -> better, bad -> worse
*Phương thức trọng âm:
-Khi trọng âm dùng để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp thì được xem là phương thứ ngữ
pháp.
Ví dụ: import(n), import(v), export (n), export(v), ....Các từ trên đây  được phát âm nhấn
mạnh các âm tiết đầu, thể hiện ý nghĩa từ vựng là Danh từ, ở âm tiết cuối là Động từ.
Phương thức lặp( phương thức láy )
-Lặp là phương thức ngữ pháp láy toàn bộ hay một bộ phận hình thức ngữ âm của chính
tố để tạo nên từ mới hoặc dạng thức mới của từ.
-Lặp toàn bộ danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số nhiều .
Ví dụ: so –so (tàm tạm ), tiptop ( đỉnh cao)
*Phương thức ngữ điệu:
-Phương thức này thường dùng để thay đổi chức năng thông báo của câu, hay diễn tả thái
độ, tình cảm của người nói.
Ví dụ: She loves tom! ->Là câu trần thuật, được đọc bằng cách hạ giọng.
She loves Tom? ->Được đọc bằng cách lên giọng.
*Phương thức hư từ:
-Hư từ là những từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
- Hư từ “ The”  đứng trước danh từ chỉ số nhiều, xác định danh từ .
 - Hư từ “These” đứng trước danh từ có chức năng ngữ pháp xác định, chỉ định danh từ
đó.
6. Phương thức ngữ pháp là gì? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp có
trong tiếng Việt.
*Khái niệm phương thức ngữ pháp: là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện
ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
-Trong tiếng Anh ý nghĩa số nhiều của danh từ được thể hiện bằng phụ tố s, es, v.v. Ví
dụ: student (s) , box (es)
-Trong Tiếng Việt, ngoài phương thức phổ biến kết hợp hư từ “các, những” với thực từ,
(danh từ) còn sử dụng phép lặp để thể hiện số nhiều như: người người, nhà nhà, đời đời....
Có thể phân loại các phương thức ngữ pháp thành 2 nhóm:
-Nhóm thứ nhất: Ngôn ngữ bao gồm các phương thức tổng hợp tính: phụ tố, biến dạng
chính tố, thay chính tố, trọng âm.
-Nhóm thứ hai: Ngôn ngữ bao gồm các phương thức phân tích tính: phương thức lặp,
trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. Theo phương thức này các bộ phận mang ý nghĩa từ vựng và
bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp dùng các phương thức ngữ pháp này được gọi là ngôn
ngữ phân tích tính hoặc ngôn ngữ đơn lập.
*Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Việt:
-Phương thức lặp ( phương thức láy):
 Lặp là phương thức ngữ pháp láy toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để
tạo nên từ mới hoặc dạng thức mới của từ. Tiếng Việt là ngôn ngữ thường sử dụng
phương thức ngữ pháp này. Lặp toàn bộ danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số
nhiều.
Ví dụ: Nhà (số ít) ---> nhà nhà ( số nhiều ) - Lặp toàn bộ động từ để biểu thị hoạt động
được lặp lại nhiều lần .
Ví dụ ; đi đi lại lại, cười cười, nói nói.... - Lặp tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính
chất, trạng thái .
-Phương thức hư từ:
Hư từ là những từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Việt, phương
thức hư từ là phương thức ngữ pháp chủ yếu được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
trong lời nói.
Ví dụ : Trong ngữ đoạn “ Các sinh viên ấy” “đã làm rồi” Những hư từ “ các, ấy” được kết
hợp với danh từ ( thực từ) “sinh viên” biểu thị số nhiều (Các) và các ý nghĩa chỉ định
(ấy); “đã, rồi”, hư từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp hoàn thành, hiện thực .
-Phương thức trật tự từ:
Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong
câu . Trong tiếng Việt, trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ cũng như chức năng
của từ, đóng vai trò ngữ pháp biểu thị một ý nghĩa nhất định trong câu. Chẳng hạn Chủ
ngữ thể hiện chủ thể của hoạt động, bổ ngữ chỉ đối tượng hoạt động .
Ví dụ: Lan nhìn thấy Bắc
        CN                    BN        
       Bắc nhìn thấy Lan
        CN                     BN
Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ hoàn toàn cố định một cách tuyệt đối .
Chẳng hạn trong tiếng Việt, chủ ngữ thường ở trước vị trí vị ngữ nhưng đôi khi nó đứng
sau vị ngữ
Ví dụ:  Từ đằng cuối đường,  xuất hiện   một chiếc xe máy.
          Trạng ngữ               vị ngữ          chủ ngữ
-Phương thức ngữ điệu:
 Phương thức ngữ điệu thường được sử dụng để biểu thị các nghĩa tình thái của câu như
nghi vấn, tường thuật, cảm thán... Trong các ngôn ngữ có thanh điệu như tiếng Việt câu
không có ngữ điệu lên giọng rõ như trên đây. Để thể hiện phương thức ngữ pháp này,
người ta dùng hư từ hay đại từ nghi vấn để biểu thị ý nghĩa, đồng thời cách phát âm nhấn
mạnh ở điểm cần biểu thi ý nghĩa .
Ví dụ; Em đi à ? Em có đi không ? Em ở đấy à ?
Kéo dài phát âm để biểu thị ý nghĩa “phủ định”.
Ví dụ: Vâng..âng..âng…, anh giỏi…ỏi…ỏi..
7. Phạm trù ngữ pháp là gì? Hãy xác định trong ngoại ngữ bạn học có những phạm
trù ngữ pháp nào?
*Khái niệm phạm trù ngữ pháp: Là thể thống nhất của những ý nghiã ngữ pháp, được
thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một phạm
trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất định, đối lập với các dạng thức
thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại.
*Các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Anh:
- Phạm trù số:
+ Trong danh từ: thể hiện sự phân biệt về số lượng các sự vật được danh từ gọi tên.
VD: Man: người đàn ông, một sự vật trong lớp sự vật được gọi là “đàn ông”
     Men: những người đàn ông, một tập hợp sự vật trong lớp sự vật “đàn ông”
+ Trong động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hành động, trạng thái diễn ra ở động từ với
một hay nhiều sự vật. Số của động từ phải phù hợp với số của danh từ hay đại từ làm chủ
ngữ. VD: These pens are green (số nhiều – số nhiều – số nhiều)
- Phạm trù cách: là phạm trù biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ
khác trong cụm từ và câu.
VD: Trong tiếng anh (chỉ có danh từ mới có phạm trù cách). Bao gồm 2 cách:
the teacher (giáo viên – cách chung)
the teacher’s (của giáo viên – sở hữu cách)
- Phạm trù ngôi: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể
hành động. Chủ thể của hành động nói ở động từ có thể là: ngôi 1 – người nói, ngôi 2 –
người nghe, ngôi 3 – người hay vật không tham gia đối thoại.
VD: Trong tiếng Anh ngôi của động từ được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp
sau:
+ Thể hiện bằng phụ tố: He/She reads book (phụ tố -s chỉ ngôi 3 số ít)
+ Thể hiện bằng trợ động từ to be (động từ đã hư hóa). Mang các ngôi khác nhau, trợ
động từ phải thay đổi căn tố: I am teaching (“am” ngôi 1 số ít)
- Phạm trù thời: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với
thời điểm phát ngôn hoặc một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói
a. Thời tuyệt đối: khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát
ngôn.
VD:
+ Thì quá khứ, cho hành động xảy ra trước thời điểm phát ngôn - I met her yesterday (Tôi
gặp cô ấy hôm qua)
+ Thì hiện tại, cho biết hành động đang diễn ra ngay trong thời điểm phát ngôn – I smell
something burning (Tôi ngửi thấy có cái gì đang cháy)
+ Thì tương lai, cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn – I guest he’ll come
back (Tôi đoán anh ta sẽ quay lại)
b. Thời tương đối: biểu thị quan hệ giữa hành động với một thời điểm nhất định nêu ra
trong lời nói.
VD: I thought he would come (Tôi đã nghĩ rằng anh ta sẽ tới) - Thì tương lai của động từ
“come” là tương lai trong quá khứ, biểu thị mối quan hệ của hành động mà động từ biểu
thị với hành động là “thought” (đã tưởng)
Phạm trù thể:
-Là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian của hoạt động với tính chất
là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn ....
Ví dụ: Thể tiếp diễn: He is speaking. (Ông ấy đang nói)
Phạm trù này còn được thể hiện bằng thực từ hoặc hư từ.
Những ngôn ngữ có phạm trù thể thường phân biệt 2 thể:
– Thể không hoàn thành: Dùng để biểu thị những hành động, hoạt động hay trạng thái
đang diễn ra trong thời gian (có thể ở thời hiện tại, quá khứ hoặc tương lai). Ví dụ: tiếng
anh, động từ “write" (viết)
– Thể hoàn thành: Dùng để biểu thị những hành động hay hoạt động đã kết thúc hay đã
cho ta biết kết quả (có thể trong quá khứ, ở hiện tại hoặc trong tương lai). VD: động từ
'written" (viết)
Phạm trù thức:
-Là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và
người nói. Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức mệnh lệnh, thức giả định,
thức điều kiện, thức tường thuật.
Phạm trù thức thường phân biệt 3 thức:
– Thức tường thuật: Biểu thị mối quan hệ khách quan, trung hoà của người nói với nội
dung câu nói. Thức này của động từ không có dạng thức biểu thị riêng, trùng với dạng
thức biểu thị ngôi và thời của động từ. VD: want (muốn), advise (khuyên), agree (đồng
ý), invite (mời)
-Thức mệnh lệnh: Biểu thị mối quan hệ chủ quan của người nói với nội dung câu nói.
Nêu lên yêu cầu hay mệnh lệnh thực hiện hành động của người nói đối với người nghe.
Thể hiện bằng những dạng thức riêng của động từ. Vd: "Tell", "ask", "order"
-Thức điều kiện hay giả định: Biểu thị mối quan hệ chủ quan của người nói đối với nội
dung câu nói, nhằm nêu đánh giá chủ quan của người nói đối với khả năng xảy ra hành
động hay sự kiện được đề cập tới trong câu nói. Thể hiện bằng cấu tạo hình thái của động
từ. VD: tiếng Anh, thức điều kiện động từ 'can' (có thể) could be would
Phạm trù dạng:
-Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa người hoạt động với chủ ngữ
và bổ ngữ trực tiếp của động từ ấy.
- Thông thường, các ngôn ngữ phân biệt hai dạng của động từ:
*Dạng chủ động của động từ: Được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp đồng thời là chủ thể
hay tác nhân của hành động, còn bổ ngữ là điểm hướng tới của hành động.
Ví dụ: “The teacher called Nam” (Thầy giáo đã gọi Nam), thì “the teacher” (thầy giáo)
vừa là chủ ngữ ngữ pháp vừa là tác nhân của hành động, nên động từ ‘call’ (gọi) có dạng
chủ động (called).
*Dạng bị động của động từ: Được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp và chủ thể của hành
động không trùng nhau: chủ ngữ ngữ pháp là đối tượng chịu tác động của hành động do
một chủ thể khác gây ra.
Ví dụ:  Trong ví dụ ở trên, nếu ta muốn thể hiện chủ ngữ ngữ pháp (Nam) là đối tượng
chịu sự tác động của hành động do chủ thể (teacher) gây ra thì ta có thể biến đổi động từ
‘call’ sang dạng bị động: “Nam was called by the teacher” (Nam đã được thầy giáo gọi).
- Ngoài hai ‘dạng’ trên, người ta còn nói tới dạng phản thân của động từ. Dạng phản thân
được sử dụng trong những tình huống, khi chủ thể gây ra hành động đồng thời cũng là
chủ thể chịu sự tác động của chính hành động đó.

You might also like