QTNL-162-NGUYỄN TIỂU QUỲNH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II-TP.

HCM)
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Tiểu luận học phần Triết học Mác- Lênin


Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DUY VẬT
BIỆN CHỨNG

SV thực hiện: Nguyễn Tiểu Quỳnh


Mã số SV: 2153404040717
Số báo danh: …………….
Ngành: Quản trị nhân lực

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
- Về hình thức: ......................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Mở đầu: ...............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Nội dung: ............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Kết luận: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Tổng:
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DUY VẬT
BIỆN CHỨNG ................................................................................................................ 3
1.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng ...................... 3
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện ....................................................................................... 4
1.1.3. Nguyên tắc phát triển ...................................................................................... 4
1.1.4. Nguyên tắc lịch sử- cụ thể ............................................................................... 6
1.2. Tiếp cận ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh bằng góc
độ duy vật biện chứng ................................................................................................ 6
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ô nhiễm môi trường rác thải ...................................... 6
1.2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải ............................................... 7
1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải đến đời sống xã hội .................. 8
Chương 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY........................................................................................................ 10
2.1. Đặc điểm môi trường rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh ......................... 10
2.2. Nguyên nhân của ô nhiêm môi trường rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
.................................................................................................................................... 11
2.2.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 11
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 12
2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải đến đời sống xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 13
2.3.1. Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và cộng đồng ................................. 13
2.3.2. Ảnh hưởng đến cảnh quan ............................................................................. 14
2.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế .................................................................................. 14
2.3.4. Ảnh hưởng đến môi trường ........................................................................... 14
Chương 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 16
1.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền và giáo dục.................................................... 16
1.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và thực hiện xã hội hoá công tác
môi trường ................................................................................................................. 16
1.3. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước - pháp luật ............................................ 16
1.4. Nhóm về phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ ....................................... 17
1.5. Nhóm giải pháp văn hóa - phong tục tập quán - đạo đức ........................... 17
1.6. Nhóm giải pháp hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế ...................................... 18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 20
1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà internet và công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ,
đất nước ngày càng vươn tầm quốc tế thì cũng kéo theo những hệ lụy là tỉ lệ nguy cơ ô
nhiễm môi trường rác thải ngày càng tăng cao, đe dọa vô cùng nặng nề đến đời sống xã
hội của người dân nếu không được khắc phục kịp thời và đúng lúc. Trên mặt bằng chung
thì việc ô nhiễm môi trường rác thải khá trầm trọng ở các nước đang phát triển. Hiện nay
đây là vấn đề nóng hổi của toàn thế giới và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi
trường rác thải đã và đang gây ra những tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng và khó để kiểm
soát cho toàn nhân loại. Nó để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và
các loài sinh vật. Đặc biệt là khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đang tiến lên
con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng hơn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường rác thải ở đô thị diễn biến phức tạp
hơn.
Ở nước ta đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh -nơi có diện tích hơn hai triệu km2,
là 1 trong 2 thành phố tập trung đông dân cư nhất của Việt Nam. Tại đây, nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ, tập trung nhiều khu công nghiệp trọng điểm, khu dân cư, khu nghỉ
dưỡng, nơi giải trí, vui chơi vô cùng đông đúc. Cũng chính vì vậy mà nơi đây phát sinh,
tồn đọng rất nhiều vấn nạn môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường rác thải. Vấn nạn
này đã và đang đặt loài người cũng như người dân nơi đây trước sự sợ hãi, bị đe dọa
chính sự tồn tại của tự nhiên nói chung và con người nói riêng. Chính vì thế trong bài
tiểu luận triết học này, dưới góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng em xin đề cập đến một
số vấn đề gây bức xúc của ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí. Thông qua
đó, bài tiểu luận sẽ tìm hiểu về đặc điểm, nguyên nhân, ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trước tình hình thực tiễn trên, đưa
ra những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế những tác động xấu với môi trường.
Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay – tiếp cận từ góc độ duy vật biện chứng” làm đề tài tiểu luận kết
thúc học phần môn Triết học Mác – Lênin.
Mặc dù em đã cố gắng tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới làm quen
với hình thức viết tiểu luận, kiến thức về Triết học còn nhiều hạn chế của một sinh viên
2

đang học tập và nghiên cứu trong nhà trường nên chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong cô chủ nhiệm bộ môn góp ý bổ sung để em có thể hoàn thiện thêm
kiến thức của mình. Bên cạnh đó ,em xin cảm ơn cô Hoàng Thị Thu Huyền-giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn Triết học đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu
luận này.
Em xin cảm ơn!
3

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ DUY VẬT BIỆN
CHỨNG

1.1. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
1.1.1. Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ
quan
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút ra nguyên
tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động
chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch,
mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất
hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không sẽ gây ra
những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng
đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó
không có. Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng, phải xuất phát từ chính bản
thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có của nó.
Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm
thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố
con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính
sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư
tưởng, coi trọng giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng
nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong
điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc giữ
gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa
nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học. Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách
quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải quyết đúng
đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích
4

xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi
trong nhận thức và hành động của mình.
1.1.2. Nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát
thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và
thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ
của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối
liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng
hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác” .
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức
mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối
liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải,
không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các
mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp
ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).

1.1.3. Nguyên tắc phát triển


Nguyên lí về phát triển:
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Như vậy, phát triển là vận động nhưng
không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi
lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly
5

chúng thì không thể có phát triển. Do vậy, ở phương Tây trước Kant chưa có quan niệm
về phát triển, vì trước đó người ta mới chỉ suy tư về không gian mà chưa đặt vấn đề suy
tư sâu về thời gian. Còn ở phương Đông với văn hóa coi trọng truyền thống, mà Nho
giáo là điển hình, thì quan niệm phát triển không hẳn hướng về tương lai mà thường
hướng về quá khứ. Một xã hội lý tưởng không phải là xã hội sẽ có mà là đã có. Như vậy,
nếu người phương Tây xem vật chất vận động trong thời gian tuyến tính, thì người
phương Đông lại xem vật chất vận động trong thời gian tuần hoàn. Xét từ cách tiếp cận
phương Tây thì phương Đông không có khái niệm “phát triển”, mà chỉ có khái niệm
“tăng trưởng”. Cần phân biệt hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến hóa và
tiến bộ. Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ và thường là sự biến
đổi hình thức của tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Thuyết tiến hóa tập trung giải
thích khả năng sống sót và thích ứng của cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Trong khi đó, khái niệm tiến bộ đề cập đến sự phát triển có giá trị tích cực. Tiến bộ là
một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn so với thời điểm ban đầu. Trong tiến bộ, khái niệm phát triển đã được
lượng hóa thành tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các
lĩnh vực của đời sống con người...
Tính chất của sự phát triển
+ Tính khách quan: vì nguồn gốc sự phát triển chính là bản thân sự vật, hiện
tượng, chứ không phải do tác động từbên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích,
ý muốn chủ quan của con người.
+Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
+Tính kế thừa: sự vật mới ra đời bao giờ cũng mang trong nó những yếu tố của
sự vật cũ.
+ Tính đa dạng, phong phú mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không
giống nhau. Vì nó còn phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện
tác động lên sự phát triển đó…
Nội dung của nguyên tắc phát triển:
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp nhận thức được rằng, muốn nắm được
bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự giác tuân thủ nguyên
tắc phát triển, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu:
6

Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng
biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được
khuynh hướng phát triển trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương
pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện
cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu
cần “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (...), trong sự biến đổi
của nó”.

1.1.4. Nguyên tắc lịch sử- cụ thể


Cần phải xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng luôn
trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể để thấy được từng
mối liên hệ, từng vai trò, vị trí của các mối liên hệ đó để chúng ta có những biện pháp cụ
thể, không sử dụng biện pháp chung chung để áp dụng cho tất cả đối tượng. Tùy vào
từng đối tượng sẽ có những chức năng, đối tượng, vai trò và vị trí khác nhau để sử dụng
những phương pháp phù hợp nhất. Khi vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể cần phải
chống lại những giáo điều, những quan điểm ngụy biện mà đồng nhất các sự vật, hiện
tượng lại với nhau.
1.2. Tiếp cận ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh bằng góc
độ duy vật biện chứng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ô nhiễm môi trường rác thải
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biển đổi
nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trưởng như đất, mước, không
khi...vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể( đẫn đến biến dạng hoặc chết
hàng loạt) và con người( ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khoė, thậm chí cả chết người ).
Rác thải hay còn gọi là chất thải được hiểu đơn giản là những vật, những chất mà con
7

người không sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh như : Thức ăn thừa, bao bì
ni lông, phế liệu, giấy, đồ đạc, nội thất không sử dụng nữa,…
Tương tự các quốc gia đang phát triển và trong khu vực, các nguồn phát sinh rác
thải ở Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình,
khu thương mại dịch vụ, công sở và khu vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt
động sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Rác thải được coi như là thảm họa. Những năm trởi
lại đây, rác thải ngày càng khó phân hủy, rất phức tạp trong quá trình xử lí như các đồ
gia dụng nhựa, túi ni lông đã và đang tăng nhanh. Đây được coi là một trong những vấn
đề gây nhức nhói, thách thức đối với công tác xử lý rác thải ở thành phố này. Sự thiếu
phân loại từng loại rác, cùng với vấn đề của chất hữu cơ và độ ẩm cao khiên cho việc tái
chế chất thải hỗn hợp thành nguyên liệu thô hoặc thành năng lượng trở nên khó khăn,
điều này phần nào giải thích được tại sao các bãi rác thải tập trung có lượng rác chưa
được xử lý với tỉ lệ cao. Người ta ước tính rằng khối lượng chất thải rắn của đô thị trên
đầu người sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 15 năm tới, đó là một tỷ lệ sẽ đưa thành phố này
đứng trước sự đe dọa. Điều này đòi hỏi phải có biện pháp quản lý chất thải thích hợp
ngay lập tức khi những khó khăn hay thách thức về vấn đề chất thải ra môi trường vẫn
có thể kiểm soát được. Thành phố cũng dự định phát triển một kế hoạch tập trung vào
vấn đề tái chế và xử lý chất thải với hy vọng sẽ tho gom và xử lý tới 90% chất thải rắn
tại các thành phố, cùng với đó là tái chế hoặc tái sử dụng 85% của chất thải rắn đế sản
xuất năng lượng hoặc phân bón hữu cơ trong tương lai. Tuy nhiên điều đó chỉ dừng lên
trong suy nghĩ, thực tế ô nhiễm môi trường rác thải ở nơi đây đã và đang vô cùng trầm
trọng, tiêu cực.

1.2.2. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường rác thải


Dưới góc độ duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức và ý thức cũng tác
động ngược lại vật chất. Đây là mối quan hệ hai chiều vì thế con người ta có thể hiểu
được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường rác thải theo khía cạnh về ý thức xã hội.
Vấn đề ô nhiễm rác thải hiện nay chưa được các gia đình cũng như cá nhân quan tâm
đúng mức, chưa được chú trọng nhiều. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng, có quan niệm
cái gì không xài được, sử dụng được nữa thì vứt đi thay vì tái sử dụng. Tâm lý của con
người nghĩ rằng việc phân loại rác thải là trách nhiệm, công việc của các đơn vị vận
8

chuyển, xử lí, quản lý rác thải thực hiện. Tuy nhiên, với số lượng rác thải khổng lồ như
hiện nay thì việc thu gom rác hàng ngày cũng như việc phân loại chúng càng khó khăn
và phức tạp hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Ý thức của con người là một yếu tố vô cùng
quan trọng, quyết định đến hành vi bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải
tại nguồn. Thói quen của nhiều người là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa,
vật dụng hỏng, rác vô cơ hay hữu cơ, chất thải y tế hay đồ nhựa… đều được bỏ chung
mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đ
tái chế, tái sử dụng và phục vụ, có ích cho cuộc sống chúng ta.
Không những thế, đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh là cũng chính là nguyên
nhân làm cho ô nhiễm môi trường rác thải ngày càng trầm trọng hơn hay nói cách khác
rác thải là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả. Như chúng ta đã biết, mối
quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt động của con người.
Trong quá trình nhận định tư tưởng, lối tư duy về mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên, về cơ bản các học thuyết Triết học đã dần thừa nhận ít nhiều mối quan hệ hòa
hợp, có sự tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên trong quá trình hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, do nhận thức về giá trị của môi trường cũng như hiểu biết về phát
triển bền vững, con người đã và đang đánh đổi môi trường lấy sự phát triển của khoa
học.

1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải đến đời sống xã hội
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định mối
quan hệ nhân quả dựa trên góc độ duy vật biện chứng. Do tính phổ biến của mối liên hệ
nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả hay nói cách khách là ảnh
hưởng của nó và ngược lại. Thực tế là vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải gây ảnh hưởng
rất trầm trọng đến sức khoẻ con người nói chung và người dân ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố đang phải đối mặt với thực trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô
nhiễm môi trường sinh thái. Vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải cũng ít nhiều ảnh hưởng
đến các loại tài nguyên từ đất, nước, khoáng sản, rừng, sinh vật… cũng như các loại môi
trường đất, nước, không khí,... Với tốc độ thải rác như hiện nay, môi trường đại dương
xung quanh được dự báo là sẽ không còn cá vào năm 2050. Những hoạt động đó đã gây
tác động xấu đến môi trường sống tiêu biểu như làm ô nhiễm các loại môi trường khác,
9

phá hoại tài nguyên rừng, làm mất đi sự đa dạng sinh học của tự nhiên, suy thoái đất đai,
phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm mất đi mỹ quan du lịch, ảnh hưởng đất nông nghiệp,
cũng ảnh hưởng rất lớn đế ngành du lịch, kinh tế.
10

Chương 2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm môi trường rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng ô nhiễm môi trường rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang
dấy lên từng hồi chuông báo động đỏ. Dù đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường, nâng
cao công tác thu gom, xử lý rác thải và tuyên truyền nâng cao, giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho người dân nhưng vấn đề này vẫn chưa thực sự được quan tâm, quản lý
nghiêm ngặt bởi chính quyền. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường
thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 9.400 tấn rác thài sinh hoạt,
trong đó hơn 1.500 tấn là rác thải nhựa, chỉ sau chất thải hữu cơ, mỗi năm còn tăng thêm
10%. Cụ thể hơn, chất thải rắn xây dựng khoảng 1.500 tấn/ngày, khoảng 350-400
tấn/ngày chất thải nguy hại, khoảng 21,4 tấn/ngày chất thải y tế. Hơn thế nữa, rác thải từ
các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp không được xử lí triệt để, gọn gàng đã tác
động rất lớn đến cảnh quan đô thị và môi trường tự nhiên. Rác thải chưa đượ xử lý bị
vứt xuống sông, kênh, ao hồ làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ra mùi hôi khó chịu, dòng
nước bị ô nhiễm, hệ sinh thái dưới nước gánh chịu hậu quả nặng nề. Các khu dân cư tập
trung đông, các khu chợ, công viên… rác thải bị vứt tràn lan, lung tung, bừa bãi. Bên
cạnh rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, các khu dân cư, một nguồn rác thải rất đáng
để bận tâm nữa là rác thải phát sinh từ các khu công nghiệp, xí nghiệp. Trong số này, có
đến 80% rác thải được xử lý theo công nghệ lạc hậu là chôn lấp. Đặc biệt là trong tình
hình dịch bệnh diễn phức tạp, các bệnh viện điều trị, cách ly người nhiễm COVID-19 trên
địa bàn thành phố và hơn 2.000 điểm phong tỏa khác ở các quận huyện phát sinh lượng rác
thải hằng ngày rất lớn, rất đáng kể. Theo Sở Tài nguyên và môi trường, năng suất xử lý rác
thải liên quan đến COVID-19 hiện nay trên địa bàn TP.HCM khoảng 49 tấn/ngày. Cũng vì
thế mà nhiều người quay lại thói quen sử dụng đồ dùng một lần đã khiến lượng rác thải
nhựa tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây
Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng mật độ dân số cao, Thành
phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của chất thải rắn sinh
hoạt gây áp lực lớn lên môi trường. Tỷ lệ tăng chất thải rắn sinh hoạt của nơi đây khoảng
11

5%, nhưng trong 8 tháng năm 2020 đã tăng gần 10%, dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên
đến 13.000 tấn/ngày. Đặc biệt, ngày càng xuất hiện nhiều loại rác thải sinh hoạt cồng
kềnh, khó xử lí như nội thất như bàn, ghế salon, giường, tủ... Sau khi hư hỏng bị các gia
đình vứt bừa bãi trên các con đường, khiến việc thu gom rác trở nên khó khăn hơn. Với
quy mô dân số xấp xi 9 triệu người (bao gồm cả dân nhập cư, vãng lai), thành phố đã và
đang hàng ngày, hàng giờ gánh trên vai trách nhiệm xử lý trên dưới 10.000 tấn rác thải.
Đáng chú ý là quá trình phân loại rác thải tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn, trong
khi các đơn vị thu gom rác thải lại chưa thật sự phát huy hết trách nhiệm và vai trò của
mình. Sự bất đồng trong quy trình ban đầu là các hộ gia đình, người dân đã phân loại rác
từ đầu nguồn nhưng các đơn vị vận chuyển và xử lí lại gom chung chúng lại với nhau.
Sự thiếu thống nhất và đồng bộ từ nguồn phát thải, đơn vị thu gom xử lý đến việc siết
chặt các quy định của cơ quan quản lý nhà nước đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát,
quá trình thu gom và xử lý gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí.
Tóm lại, dù đã có nhiều biện pháp để phục hồi cũng như bảo vệ môi trường nhưng
thực tế đã cho thấy những thử thách, bất cập từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý rác
là một bài toán khó, vấn đề đáng bận tâm và gây nhức nhói, đau đầu của thành phố suốt
nhiều năm qua vẫn chưa có lời giải đáp, tháo gỡ.

2.2. Nguyên nhân của ô nhiêm môi trường rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do các yếu tố bên ngoài tác động đến môi trường, đó là những tác động tự
nhiên của thiên nhiên và của sự phát triển kinh tế-xã hội. Nước ta nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng với tốc độ đô
thị hóa, công nghiệp hóa, đầu tư phát triển làm kéo theo nhiều áp lực tác động đến môi
trường sống của con người. Thực tế thì khi nền kinh tế vẫn chủ yếu bị kích thích bởi việc
khai thác tài nguyên, việc mọc lên ồ ạt của các nhà máy, xí nghiệp nhưng lại thiếu chú ý
đến vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải, trái lại với các quy luật của tự nhiên. Bên cạnh
đó, sự tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước cùng làm cho tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh bị sụt giảm, chi phí đầu tư cho bảo vệ
môi trường bị cắt giảm và ít được đề cao, chú trọng. Không những thế, hiện tượng biến
đổi khí hậu hay các hiện tượng thời tiết như mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,.. có sự diễn
12

biến khôn lường, khó đoán định trước, khác so với dự báo đã làm phức tạp hóa, nghiêm
trọng hóa các vấn đề về ô nhiễm môi trường rác thải.
Như chúng ta đều biết, rác thải là một sản phẩm tất yếu và không thể thiếu của
con người trong quá trình sống. Vậy nên, dân số càng đông đúc thì rác thải ra ngoài môi
trường cũng càng nhiều. Không những vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã
hội hiện nay thì các nguồn phát sinh rác thải cũng rất phong phú, đa dạng. Từ đó, rác sẽ
xuất hiện ngày càng đáng kể. Những nguồn phát sinh cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến ô nhiễm môi trường rác thải ở thành phố này.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan


Do sự tác động của con người hay nói cách khác đây là nguyên nhân nhân tạo, do
con người gây ra.
Ý thức của cá nhân, người dân
Nguyên nhân cốt yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường rác thải là ý thức của người
dân còn chưa thực sự tốt có phần tiêu cực, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác
thải. Thói quen sử dụng đồ nhựa 1 lần đã và đang khiến cho lượng rác thải ngày càng
tăng cao. Nhiều người có ý thức kém còn vứt rác bừa bãi, vứt rác nơi công cộng,họ tiện
tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường phố, sông, hồ, cống, rãnh,… khiến cho rác thải
lộn xộn, tràn lan, làm khó khăn hơn trong quá trình thu gom, xử lý. Đặc biệt, người dân
chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn, đa số người dân hiện nay vẫn thường vứt chung
các loại rác thải nhựa,các loại rác vô cơ hay hữu cơ khác.
Hệ thống xử lý rác thải nhựa còn kém, chưa thực sự hiện đại và số lượng ít
Hệ thống xử lý rác thải ở thành phố Hồ còn lạc hậu, hiệu suất kém, máy móc
không đủ để xử lí lượng rác thải thải ra hàng ngày của người dân. Vì cơ sở hạ tầng tiếp
nhận và xử lý rác còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn
rất hạn chế, chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để.
Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chính quyền thành phố
Chính quyền không thắt chặt, nghiêm ngặt trong việc sử dụng và xử lý rác
thải.Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với việc xử lý
rác thải, thiếu hụt hệ thống, bộ phận quản lý rác thải. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó
13

Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, lượng
rác thải thu gom được ở đô thị chỉ khoảng 85,5%.
Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế làm cho nhiều khu công nghiệp ồ ạt
mọc lên . Cũng do việc xây dựng quá dồn dập nên có phần không đảm bảo trong công
tác quản lý của chính quyền, nhiều khu công nghiệp không được xây dựng hệ thống xử
lý rác thải đúng quy định. Nguyên nhân chủ yếu đó là các khu công nghiệp ở nước ta sử
dụng công nghệ sản xuất lạc hậu , không đủ chi phí để nâng cao hệ thống xử lý các rác
thải.
Những hạn chế, nhược điểm, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng
có liên quan
Nước ta có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm điều chỉnh,
khắc phục hành vi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế. Dù là
vậy, các văn bản này vẫn còn chưa được hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, thiếu chi tiết,
tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi,
bổ sung. Làm hạn chế tính hiệu quả về việc chỉnh đốn hành vi của các cá nhân, tổ chức,
các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường cũng như khắc phục ô nhiễm môi
trường rác thải.
2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải đến đời sống xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và cộng đồng
Những hạt vi nhựa từ chất thải vào trong nước, đất, không khí, thực phẩm ... và
khi con người tiếp xúc với vi nhựa và ăn phải chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như mất cân bằng nội tiết
tố, bệnh đường hô hấp, bệnh thần kinh… Ngoài ra, khi đốt rác thải nhựa sẽ sinh ra chất
dioxin, fura… gây khó thở, rối loạn tiêu hóa và tăng khả năng ung thư ... Khu tập trung
rác thải là nơi thu hút, phát sinh và phát triển của chuột, muỗi gây ra nhiều bệnh tật cho
người và vật nuôi, lây lan trong gia đình và tác hại lớn là nguồn bệnh. Rác thải không
được thu gom, ứ đọng trong môi trường, lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của những
người xung quanh.
14

2.3.2. Ảnh hưởng đến cảnh quan


Người dân vứt rác thải một cách vô ý thức, bừa bãi,lung tung, lộn xộn, không
được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý gọn gàng,…để lại những hình ảnh làm ảnh
hưởng rất đến vẻ mỹ quan đô thị, ảnh hưởng không tốt đến ngành du lịch thành phố và
đặc biệt là tác động xấu đến cảm thụ thẩm mỹ của nhiều thế hệ người dân thành phố.

2.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế


Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng
suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng
môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất.
Ô nhiễm môi trường rác thải sẽ khiến cho người tốn nhiều chi phí trong việc chữa
các căn bệnh liên quan, ảnh hưởng đến các hoạt động nông sản và thuỷ sản. Đặc biệt gây
ra thiệt hại rất lớn cho ngành du lịch, không những thế còn tốn chi phí rất cao để cải thiện
môi trường.

2.3.4. Ảnh hưởng đến môi trường


Trong thành phần rác thải sinh hoạt, hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại
rác hữu cơ gây hôi thối khi bị phân hủy, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường
không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường. Rác thải nhựa rất khó phân huỷ nên
khi xử lý chúng bằng cách chôn lấp sẽ tồn tại rất lâu dưới lòng đất. Khi đó nó sẽ bị phân
rã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, làm đất không giữ được nước, ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây. Còn với những rác thải nhựa do bị vứt hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa
xuống cống, sông, hồ, sông… sẽ làm thu hẹp diện tích; gây cản trở các dòng chảy, tắc
cống rãnh thoát nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của người dân.
Hậu quả là hệ sinh thái của nước trong ao hồ bị phá hủy. Thêm vào đó, khí hậu
nóng ẩm và lượng mưa dồi dào là điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu chất thải hữu
cơ, đẩy nhanh quá trình lên men và phát sinh mùi khó chịu cho người xung quanh.
Chất thải y tế rất độc hại tác động xấu, tiêu cực tới tất cả các mặt của môi trường,
bao gồm là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý chất thải y tế không đúng
phương pháp, quy trình nghiêm ngặt có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên,
15

dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm
cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
16

Chương 3
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RÁC THẢI TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền và giáo dục


Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục để cải thiện, nâng cao ý thức, tư duy và
trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội, từ đó tạo sự
chuyển biến tích cực và nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường,
trách nhiệm xã hội của nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trong việc gìn giữ và
bảo vệ môi trường, để cho người dân có ý thức tự giác về vai trò, vị trí, trách nhiệm và
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tác hại của ô nhiễm môi trường rác thải. Bên
cạnh đó, nâng cao, tăng cường việc phân rác tại nguồn cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức.

1.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và thực hiện xã hội hoá công tác môi
trường
Nâng cao nhận thức: Đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo liên quan đến thương hiệu
sản phẩm gây hại cho môi trường, việc này sẽ gây ra áp lực của người tiêu dùng lên sản
phẩm. Áp lực này không chỉ đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà còn làm
cho người tiêu dùng e ngại khi sử dụng. Tăng cường, chú trọng hơn về thông tin chất
lượng môi trường trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng để nâng cao
trách nhiệm bảo vệ môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường rác thải. Cần đưa
ra các số liệu thực trạng ô nhiễm môi trường rác thải thường xuyên, các thông số môi
trường trong niên giám của thành phố để thuận tiện hơn trong việc theo dõi, đánh giá và
nhắc nhở người dân có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Vận động tuyên truyền,
nâng cao ý thức của con người về tác hại của sử dụng túi những vật dụng làm bằng
nhựa, khuyến khích người dân vứt rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi và chủ
động phân loại rác thải trước khi vứt, bỏ đi.

1.3. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước - pháp luật


17

Cần chú trọng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ ở thành phố. Kiện toàn bộ
máy tổ chức của hệ thống quản lý đến các quận huyện cụ thể. Công tác đào tạo cần phải
quan tâm việc đảm bảo cân đối tỷ lệ cán bộ chuyên môn về lĩnh vực môi trường, cán bộ
quản lý môi trường, cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ
và nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên môn trong quản lý môi trừơng, phân công và
phân trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Tăng phí thuế và hệ thống phải kiểm soát chặt chẽ
việc sản xuất sản phẩm liên quan đến đồ nhựa. Nhà nước nên hạn chế với việc nhập
khẩu rác thải từ nước ngoài về tái sử dụng. Đặt ra các quy định, nguyên tắc về việc
từng cá nhân, các hộ gia đình, khu công nghiệp, chủ nguồn rác thải phải trả phí dịch vụ
tháo rã, thu gom chất thải rắn kềnh càng từ đầu nguồn vận chuyển đến nơi xử lý rác thải.

1.4. Nhóm về phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ


Với thời đại ngày nay, khi các thiết bị máy móc càng tiên tiến, hiện đại thì việc
khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải phải dựa vào những thành tựu khoa học
công nghệ. Trong quá trình nghiên cứu cần phải vừa nghiên cứu, phân tích chuyên sâu,
nhưng cũng cần phải có sự kết hợp với các bộ môn khoa học thuộc chuyên ngành tài
nguyên môi trường.Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ cũng như khắc phục ô nhiễm môi trường
rác thải là vấn đề rất phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã
hội.Chính vì thế, cần phải có sự nghiên cứu kết hợp không chỉ các ngành khoa học mà
còn cần kết hợp với các ngành ngoài chuyên ngành tài nguyên môi trường.

1.5. Nhóm giải pháp văn hóa - phong tục tập quán - đạo đức
Từ lâu, vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải trở thành vấn đề nóng hổi, bức xúc
cho toàn bộ xã hội nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Dù có nhiều biện
pháp khác nhau đã được đưa ra, tuy nhiên biện pháp văn hóa, phong tục tập quán, đạo
đức vẫn chưa được đề cao, chú trọng. Do đó cần chú ý, quan tâm xây dựng, nâng cao lối
sống văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường bằng việc cải thiện, làm mới suy nghĩ,
tư duy, lối ứng xử, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đối với môi trường. Xã hội hoá
trong việc bảo vệ môi trường rác thải với nhiều tầng lớp tham gia, không phân biệt địa
vị với nhiều cá nhân, tổ chức tham gia sẽ có chuyển biến tốt trong việc bảo vệ và cải
thiện ô nhiễm môi trường rác thải.
18

1.6. Nhóm giải pháp hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế
Bảo vệ môi trường rác thải không chỉ là trách nhiệm của mỗi người dân ở thành
phố Hồ Chí Minh hay mỗi địa phương, khu vực, quốc gia nào riêng rẽ mà nó mang tính
chất cộng đồng, toàn cầu. Do vậy, cần phải có những kế hoạch, chiến lược hợp tác với
các vùng lân cận để tăng tính hiệu quả, mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ môi trường.
19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua bài tiểu luận trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiêm môi trường
rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Những
ảnh hưởng của nó đến môi trường và con người là rất lớn, đối với mỹ quan cũng như sức
khỏe cộng đồng. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây coi đây là một vấn đề
nhức nhói nhưng vẫn chưa có những giải pháp khắc phục nào thực sự hiệu quả, đòi hỏi
sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý cũng như kĩ thuật công nghệ vì một
thành phố xanh-sạch-đẹp. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải bảo vệ môi trường song Nhà
nước không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham
gia của người dân. Hợp sức củng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết.
Vấn đề ô nhiễm môi trường rác thải trên địa bàn thành phố nói chung và của kênh
Ba Bò nói riêng và ở Việt Nam nói chung không phải là mới nổi lên gần đây hay xa lạ
gì với chúng ta. Dù các cơ quan chức năng Nhà nước cũng có nhưng kế hoạch, giải pháp
để cải thiện tình trạng này nhưng vẫn không mấy khách quan. Một câu hỏi khó có lời
giải đáp đã được đặt ra cho chúng ta là tại sao cho đến nay tình trạng này không những
không được cải thiện mà ngày càng xấu hơn. Trước tình hình thực tiễn ấy, làm sao có
những biện pháp thực sự hiểu quả cho vấn đề này là một vấn đề nan giải cho Nhà nước
cũng như người dân. Chính vì vậy phải dùng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để buộc
người dân và các khu công nghiệp, xí nghiệp vào khuôn khổ, hạn chế để hạn chế thấp
nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường rác thải. Hiệu quả nhất vẫn là phải đánh vào kinh
tế. Đi đôi với điều đó là đánh vào ý thức người dân để hạn chế đến mức tối thiểu lượng
rác thải. Tóm lại nguyên dẫn đến ô nhiễm môi trường rác thải vẫn là do ý thức kém của
con người trong việc hiểu, ý thức về trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo
vệ môi trường- ngôi nhà chung.
20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Leenin, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
2. “trungtamytequancairang.com: BÀI TUYÊN TRUYỀN GIẢM THIỂU RÁC THẢI
NHỰA” ,
http://www.trungtamytequancairang.com/tin-tuc/cac-to-chuc/doan tncshcm/bai-tuyen-
truyen-giam-thieu-rac-thai-nhua.html, truy cập ngày 31/12/2021.
3. “moitruongcaogiaquy.vn: Thực trạng rác thải ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay” ,
https://moitruongcaogiaquy.vn/thuc-trang-rac-thai-o-khu-vuc-thanh-pho-ho-chi-minh-
hien-nay/, truy cập ngày 30/12/2021.
4. “sentayho.com.vn: Rác thải là gì? Khái niệm rác thải đầy đủ, Chi tiết nhất” ,
https://sentayho.com.vn/rac-la-gi.html, truy cập ngày 30/12/2021.
5. “woimacorporation.com: NGẬP TRONG RÁC THẢI – VẤN ĐỀ ĐANG DIỄN RA Ở
VIỆT NAM” ,
https://woimacorporation.com/ngap-trong-rac-thai-van-de-dang-dien-ra-o-viet-nam/,
truy cập ngày 01/01/2022.
6. Chấn Đức, “danviet.vn: TP.HCM: Xử lý chất thải rắn tại nguồn, còn nhiều thách thức”
,
https://danviet.vn/tphcm-xu-ly-chat-thai-ran-tai-nguon-con-nhieu-thach-thuc-
20210104142718834.htm, truy cập ngày 01/01/2022.
7. Lâm Thị Hồng Thắm (2013), QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY, Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng.
8. Trang Nhung, “climatejusticeonline.org: Ô nhiễm rác thải nhựa là gì? Tác hại của
chúng đến môi trường và con người?” ,
http://climatejusticeonline.org/o-nhiem-rac-thai-nhua/, truy cập ngày 01/01/2022.
21

You might also like