Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Suy nghĩ về con người và lẽ sống, nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Lẽ nào vay mà không trả


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Thật vậy, lí tưởng sống cao đẹp ấy đã trở thành bài ca cuộc đời của biết bao thế
hệ. “Sống là cho, chết cũng là cho”- ấy là khi con người đã đồng nhất giữa cái
tôi và cái ta, giữa riêng và chung, giữa cá nhân và đất nước. Và khi đọc “Mùa
xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, chúng ta mới hiểu được khát vọng sống rạo rực,
ước muốn được hòa nhập, cống hiến bất chấp sự vô hạn của thời gian, sự hữu
hạn của tuổi tác và đời người của một tâm hồn thi sĩ. Khát vọng ấy được thể
hiện qua khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Từ những cảm xúc vui mừng, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên
đất trời xứ Huế vào xuân, niềm tin tưởng và tự hảo về tương lai tươi sáng của
đất nước, Thanh Hải đã có những lời ước nguyện thật thiết tha, cảm động. Điệp
ngữ “ta làm” cùng với phép liệt kê những hình ảnh đẹp: bông hoa, con chim, nốt
trầm, nhà thơ đã thể hiện khát vọng chân thành, tha thiết cháy bỏng: được làm
con chim hót mang niềm vui đến cho mọi người; được làm một cành hoa tỏa
hương khoe sắc thắm tô đẹp cho cuộc sống và được làm một nốt trầm trong bản
hòa ca làm xao xuyến lòng người. Đặc biệt điệp từ “một” gợi lên vẻ đẹp bình dị,
tâm niệm chân thành của nhà thơ: giữa một mùa xuân rộng lớn của đất nước, tác
giả chỉ xin làm một tiếng chim, một bông hoa, một nốt trầm nhưng phải là “nốt
trầm xao xuyến” – nghĩa là Thanh Hải muốn mang đến một nét riêng, một phần
tinh túy dù là nhỏ bé của cuộc đời mình để đóng góp cho cuộc đời chung, cho
đất nước. Điều tâm niệm của tác giả được thể hiện qua cách xưng hô có sự thay
đổi từ đại từ “Tôi” sang “Ta” vừa tạo nên sắc thái trang trọng của một lời
nguyện ước, vừa nói lên điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà của
tất cả mọi người. Sau ước nguyện dâng tặng cho cuộc đời, nhà thơ đi tới khát
vọng cống hiến bền bỉ làm một "mùa xuân nho nhỏ" để góp phần làm đẹp cho
mùa xuân lớn của dân tộc.

“Ta làm con chim hót


Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Từ láy "nho nhỏ" thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà
thơ đồng thời gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để
góp cho mùa xuân đất nước.Tính từ " lặng lẽ" kết hợp với động từ “dâng” là
cách nói giản dị gợi một ước nguyện âm thầm lặng lẽ, khiêm tốn; dâng cho đời
một cách tự nguyện, không đòi hỏi sự đền đáp.. Điệp ngữ “Dù là” kết hợp với
cách nói hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” làm cho âm điệu thơ thêm tha
thiết, ý thơ thêm sâu sắc, nhấn mạnh. Nhà thơ Thanh Hai muốn quá trình cống
hiến của mỗi người là bền bị tử lúc chúng ta còn trẻ trung đầy nhiệt huyết hay
khi đã chín chắn, tóc đã điểm sương. Đây cũng là ước nguyện cống hiến không
ngừng nghỉ ở mọi thời điểm của cuộc đời.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Tóm lại, Với thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ đẹp giản dị, ngôn ngữ thơ trong
sáng giàu nhạc điệu, kết hợp linh hoạt các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, đoạn thơ
đã thể hiện thật xúc động ước nguyện dâng hiến chân thành của nhà thơ, muốn
góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của đất nước dân tộc. Đọc đoạn
thơ, ta thấy được khát vọng cao đẹp, lẽ sống cống hiến hi sinh của một trái tim
yêu tha thiết đất nước quê hương. tiếng lòng của Thanh Hải cũng chính là tiếng
lòng của triệu trái tim con người Việt Nam ta...

You might also like