Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CÂU 2 Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì?

Chúng ta cần làm gì


để khắc phục hậu quả đó?
* Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:
     Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên
nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi
trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ
sở vật chất,…).
    * Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân
số không hợp lí:
     - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia.
     - Điều chỉnh cơ cấu dân số.
     - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh
tế và các đơn vị hành chính.
     - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng
cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện
thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ…
CÂU 3 Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư
của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví
dụ của Việt Nam để minh hoạ.
Lời giải: * Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng dân số:

      - Mức độ sinh sản: Sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng
trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia. Để phát triển dân số bền
vững, cần có các biện pháp nhằm hạ mức độ sinh.
      - Mức độ tử vong: Mức độ tử vong là một yếu tố có tác động tới tỉ
lệ tăng dân số. Nếu mức độ tử vong thấp và sinh sản quá cao thì dân số
sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh
nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện biện pháp giảm
mức độ sinh.
      - Xuất cư và nhập cư: Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một vùng, của một quốc gia có
thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy cần phân bố dân cư hợp lí đảm bảo
sự cân giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng
kinh tế.
* Ví dụ Dân số ở Việt Nam tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm
dân số đã tăng 18 triệu (năm 1945) lên tới 82 triệu (năm 2004), tức tăng
gấp 4,5 lần.

CÂU 5

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa

Hỗ trợ giữa các cá thể trong nhóm Các cây dựa vào nhau nên chống
cây bạch đàn được gió bão:

Những cây sống theo nhóm chịu


đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi
nước tốt hơn những cây sống riêng
rẽ.

Các cây thông nhựa liền rễ nhau Các cây hỗ trợ nhau về mặt dinh
dưỡng, chịu hạn tốt hơn.

Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Giúp săn mồi tốt hơn, săn được con
mồi lớn và tự vệ tốt hơn.

Bồ nông xếp thành hàng hỗ trợ Bắt được nhiều cá hơn khi đi kiếm ăn
nhau kiếm mồi riêng rẽ.
Có những hình thức cạnh tranh nhau nào phổ biến, nêu nguyên nhân và
hiệuquả của các hình thức
CÂU TIẾP : Hãy nêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa
các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong
quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống,
giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định

  Nguyên nhân Hiệu quả

Cạnh tranh chỗ ở, Mật độ cá thể Điều chỉnh mật độ, số lượng cá thể ổn định.
ánh sáng, dinh lớn, môi
dưỡng trường không
cung cấp đủ
nguồn sống
cho mỗi cá thể

Tranh giành bạn Các con đực Chọn được cá thể mang gen quy định tính trạng tốt để
tình tranh giành
di truyền cho đời sau
bạn tình để
sinh sản.

Cá thể lớn ăn cá Thiếu thức ăn Giúp các cá thể lớn có thể vượt qua giai đoạn thiếu thức
thể bé
ăn,tập trung dinh dưỡng cho cá thể lớn phát triển nhanh.

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật: Khi cây mọc quá dày, các cá thể trong
quần thể đó có bộ rễ rất sát nhau và cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, các
cây nhỏ yếu hơn thường bị chết khi các cây lớn hơn phát triển mạnh,
chiếm lấy nhiều chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của các cây nhỏ.
Hiện tượng phát tán cá thể động vật ra khỏi quần thể: Khi cá thể động
vật đủ lớn sẽ phải tách ra khỏi quần thể để giảm bớt sự cạnh tranh trong
quần thể. Ví dụ: Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn
đến hình thành khu vực sinh sống riêng của từng cặp hổ, báo bố mẹ
CÂU 4: Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng
mạnh vào thời nào?
- Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng
trưởng đó?
Nhìn chung dân số thế giới tăng lên không ngừng, tăng mạnh nhất vào
thời hiện đại từ khoảng 1000 năm sau công nguyên ⟶ 2000 năm sau
công nguyên.
- Nhờ thành công trong các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học kỹ
thuật, y học… chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải
thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao -> dân
số gia tăng không ngừng.

CÂU 7Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn
giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong
đàn chim di cư,...
- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo
cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh
sống của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh
tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của
mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

CÂU 8:Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể:
- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác
được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm
sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh
kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
tốt hơn.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong
quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định.
Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và
đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.
CÂU 9 :Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện
mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại
cho quần thể những lợi ích gì
-Đàn bò rừng tập trung nhau biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần
thể, nhờ đó bò rừng cảnh giác với kẻ thù rình rập xung quanh và chống
lại chúng tốt hơn.
- Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích:
Việc tìm thức ăn, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm
ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích
thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo
cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp của con đực và con cái
dễ dàng hơn đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.
Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc
đẳng cấp trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể
thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể
trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy
của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức
mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.

BÀI 35 I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


1. Định nghĩa:
- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân
tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, hoặc qua lại
với sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và
những hoạt động của sinh vật.

2. Phân loại
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. được chia thành 2 nhóm:
* Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học
của môi trường quanh sinh vật.
* Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này
với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh
thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI


1. Giới hạn sinh thái
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất
định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không
tồn tại được.
Giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho
sinh vật sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động
sống của sinh vật.
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái của 1 loài là 1 không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân
tố sinh thái của môi trường nằm trong 1 giới hạn sinh thái cho phép loài
đó tồn tại và phát triển lâu dài.
- Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư
trú, còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.
+ Ổ sinh thái tầng cây, ổ sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái thời gian hoạt
động…
+ Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi … của mỗi loài
tạo nên ổ sinh thái khác nhau
+ Thời gian hoạt động kiếm mồi, sinh sản, … là ổ sinh thái về thời gian
sống của loài đó
- Việc phân hoá thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật
thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hoá còn
giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai,
đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và
đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới.
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ


1. Quan hệ hỗ trợ

Ví dụ:
Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng
chịu hạn tốt hơn.
Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.
- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho
quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường,
làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
2. Quan hệ cạnh tranh
- Nguyên nhân: Do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và
thiếu thức ăn.... - Các hình thức cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng
giữa các cá thể cùng một quần thể.
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc
ngược lại.
- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể
trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và khoảng không
gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

BÀI 38 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI


1. Trên thế giới
- Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người. Dân
số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về
phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi
thọ được nâng cao.
2. Ở Việt Nam
Năm 1945: 18 triệu người; 2004: 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần)
- Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên
nhân làm chất lượng môi trường giảm sút → ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
- Dân sốtăng cao đòi hỏi nhiều lương thực,thực phẩm, việc làm, bệnh
viện, trường học …; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống
bị ô nhiễm … → phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích
mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 → 2 con để nuôi dạy cho tốt

You might also like