Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

CHƯƠNG 3: BẤT THƯỜNG RĂNG

PHẦN A: RỐI LOẠN CẤU TRÚC RĂNG

I. Bất thường của men răng:


1. Khiếm khuyết phát triển men răng ( Developmental defects of enamel-DDE):
- Trong giai đoạn hình thành men, các nguyên bào men dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như
chấn thương, nhiễm trùng răng hoặc xương hàm, nhiễm trùng sơ sinh, suy dinh dưỡng trước và sau
sinh,..hay yếu tố bên trong như do di truyền,…dẫn đến khiếm khuyết phát triển của men răng. Những
khiếm khuyết này có thể là về mặt số lượng, chất lượng hoặc kết hợp cả hai.
+ Thiểu sản men (enamel hypoplasia ):

khiếm khuyết về số lượng. (Thiểu sản men là


khiếm khuyết do số lượng men kém hơn bình
thường (men mỏng), men không được hình thành
đầy đủ về bề dày, men mềm mỏng, dễ vỡ lộ lớp ngà
bên dưới. Tuỳ thuộc vào cường độ của yếu tố căn
nguyên, thời gian tác động và thời điểm xảy ra
trong quá trình phát triển của thân răng mà có
mức độ tổn thương khác nhau. Có thể nhẹ như một
rãnh cạn, một lõm nhỏ nông trên mặt răng hay
nặng hơn là những rãnh lớn, sâu theo hướng - Xử trí:
ngang vòng quanh thân răng, có thể khu trú ở một + Bảo vệ chống mòn
răng hay tất cả các răng. Răng bị ảnh hưởng có thể + Chống ê buốt
có những vùng đổi màu trắng đục, vàng, nâu bề + Phòng sâu răng và phục hồi thẩm mỹ
mặt gồ ghề, lỗ rỗ, có nhiều rãnh).

❖ Một số dạng đặc biệt của thiểu sản men


✓ Răng Turner (Turner’s tooth)

(Những chấn thương hay nhiễm trùng răng sữa ảnh hưởng trực tiếp
đến mầm răng vĩnh viễn đang phát triển dẫn đến việc hình thành
răng Turner, trên lâm sàng men răng bị đổi sang màu nâu nhẹ cho
tới các vệt lõm trên bề mặt thân răng).

✓ Răng nhiễm Fluor (Uống nước có hàm lượng Fluor hơn 1ppm trong
thời gian hình thành thân răng có thể dẫn đến thiểu sản hoặc men
calci hóa kém. Các dạng từ nhẹ đến trung bình biểu hiện lâm sàng
là những đốm trắng cho đến đổi màu răng nâu, trắng lốm đốm.
Dạng nặng men đổi màu, có rãnh, lỗ rỗ. Răng nhiễm Fluor đề kháng
với sâu răng nhưng kém thẩm mỹ.).

✓ Răng ở trẻ bị giang mai bẩm sinh: Trẻ bị giang mai bẩm sinh thường bị
thiếu sản răng cửa và răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn. Trên lâm sàng răng
cửa có bờ cắn khuyết hình chữ V giữa (răng cửa Hutchison), các răng cối
lớn có mặt nhai phân thùy hoặc nhiều khía gọi là răng cối quả dâu).
✓ Thiếu Vitamin v khoáng chất.

Bệnh còi xương, thiếu Vitamin D gây loãng xương, khiếm khuyết phát
triển trong xương và thiểu sản dạng vết trắng. Bệnh thiếu vitamin C cùng
với thiếu vitamin A hay thiếu phospho trong quá trình hình thành răng có
thể gây thiểu sản men. Những bất thường trong nhiễm sắc thể và những
bệnh lý di truyền cũng có thể dẫn đến lệch lạc trong tạo men. Trong
những trường hợp này, việc đánh giá lâm sàng tình trạng men quan trọng
hơn xác định nguyên nhân di truyền.

2. Sinh men bất toàn ( Amelogenis imperfecta-AI ):


- Sinh men bất toàn là thuật ngữ để chỉ một số tình trạng men răng bất thường có nguồn gốc di truyền (có
thể là di truyền kiểu liên kết nhiễm sắc thể X/tính trạng trội/tính trạng lặn nhiễm sắc thể thường) ảnh
hưởng đến sự hình thành men của cả bộ răng mà không liên quan đến những ảnh hưởng toàn thân. Bất
thường này có thể xảy ra trên răng sữa và răng vĩnh viễn, tỉ lệ 1:4000-1:14000 trẻ.
- Theo Winter và Brook sinh men bất toàn - Những ảnh hưởng và biến chứng của bất thường
được chia thành 4 dạng chính: về men răng:
Dạng thiểu sản Tăng nguy cơ sâu răng
Kém calci hoá Răng dễ mòn, vỡ vụn
Dạng chưa trưởng thành Ê buốt
Dạng chưa trưởng thành - thiểu sản Răng đổi màu
và răng bò mộng Thiếu thẩm mỹ.
- Điều trị:
+ Những bất thường men răng cần được điều trị sớm
+ Trường hợp nặng có thể sử dụng các mão làm sẵn để bảo vệ răng.

✓ Dạng thiểu sản (Hypoplastic AI)

(Bất thường xảy ra trong giai đoạn biệt hóa mô học, men
răng không hình thành đủ bề dày do nguyên bào men không
tiết chế đầy đủ khuôn men, răng có hình dạng nhỏ, không có
tiếp điểm do lớp men mỏng hoặc không có, do đó nhạy cảm
với nhiệt).
✓ Dạng Calci hóa kém (Hypocalcification AI)

(Bất thường xảy ra trong giai đoạn Calci hóa, men răng có bề
dày như bình thường nhưng mềm, dễ vỡ, dễ bị mòn, men đục,
bóng, có màu mật ong và dễ bị nhiễm màu).

✓ Dạng chưa trưởng thành (Hypomaturation AI):

(Bất thường xảy ra trong giai đoạn lắng đọng khuôn men lâm
sang, men có bề dày bình thường nhưng mềm, bong khỏi ngà
bên dưới, trên phim thấy men có độ cản quang tương tự như
ngà).
✓ Dạng chưa trưởng thành - thiểu sản và răng bò mộng
(Hypomaturation-hypoplastic AI with taurodontism):

(Ảnh hưởng cả giai đoạn biệt hóa và lắng đọng, là dạng hiếm
gặp nhất)
II. Bất thường của ngà răng.

1. Sinh ngà bất toàn (Dentinogenesis imperfecta)


- Là một đặc điểm di truyền có tính trội có nhiều dạng biểu hiện khác nhau, ảnh hưởng đến ngà răng của cả hệ
răng sữa và vĩnh viễn

- Chia làm 3 loại:

✓ Loại I: SNBT kết hợp sinh xương bất toàn (associated with osteogenesis imperfecta)

-
Khiếm khuyết di truyền trong hình thành collagen, làm cho xương xốp, giòn

- Răng sữa ảnh hưởng nhiều hơn răng vĩnh viễn

- Những đặc điểm khác bao gồm đa thấu quang quanh chóp, thân răng hình củ, buồng tủy bị bít kín, chân răng
ngắn, gãy và răng màu hổ phách trong suốt.

✓ Loại II: ngà óng ánh di truyền (hereditary opalescent dentin)

Intra oral photographs of Case B-III.2 (C: 3½ years; D: 7½ years)

- Răng sữa và vĩnh viễn bị ảnh hưởng như nhau.

- Đặc điểm tương tự loại 1 nhưng không kèm sinh xương bất toàn.

✓ Loại III: kiểu Brandywinc (răng vỏ sò)

- Là sinh ngà bất toàn kết hợp với sinh


ngà vỏ sò.

- Răng có dạng vỏ sò với thân răng hình


chuông.

- Chỉ xảy ra ở một nhóm riêng biệt ở


Maryland được gọi là nhóm người
Brandywinc.

- Không sử dụng các răng này làm trụ vì


chân răng dễ gãy.

Về vi thể: - Có ít ống ngà nhưng lớn và bất


thường, Hốc đường nối men-ngà phẵng chứ không uốn lượn kiểu vỏ sò.

- Hốc tủy hầu như hoàn toàn bị thay thế theo thời gian bởi ngà bất thường.
Các phát hiện nha khoa lâm sàng và chụp X - Quang ở các thành viên bị ảnh hưởng và được điều tra của gia
đình có DI.

- Điều trị:
+ Giữ răng càng lâu càng tốt
+ Tiên lượng giữ răng lâu dài kém.

2. Loạn sản ngà (Dentin dysplasia)


- Do di truyền tính trội ảnh hưởng đến ngà,
là một rối loạn hiếm gặp

- Chia thành 2 loại:

+ Loại ảnh hưởng chân răng

+ Loại ảnh hưởng thân răng.

a) Loại I hay loại ảnh hưởng đến chân răng (radicular type)
• Răng thường mất sớm do
chân răng ngắn, sang thương
viêm quanh chóp.
• Hình thái và màu sắc thân
răng bình thường
• Trên phim tia X, thấy có nhiều
thấu quang quanh chóp, chân
răng ngắn, không có hốc tủy.
b) Loại II hay loại ảnh hưởng đến thân răng (coronal type)
- Hiếm gặp hơn loại I, màu răng sữa thì
óng ánh nhưng răng vĩnh viễn thì bình
thường

- Buồng tủy răng vĩnh viễn thường rộng và


lấp đầy bởi những cầu ngà bất thường

- Mô học: men và lớp ngà kế cận bình


thường, lớp ngà sâu hơn cho thấy hình
dạng ống ngà bất thường, có những vùng
vô định hình, không ống ngà và tổ chức lạ thường.

- Điều trị: tìm cách giữ răng càng lâu càng tốt, tuy nhiên do chân ngắn và có sang thương quanh chóp nên khó
giữ răng.

3. Răng nhiễm Tetracyline


- Nhiễm sắc răng do nhiễm Tetracyline xảy ra trong thời kỳ sinh ngà và do phản
ứng của thuốc với tinh thể hydroxyapatite trong giai đoạn kháng hóa
- Khi dùng tetracyline trong giai đoạn răng đang phát triển ngà sẽ có màu xanh xám
hay vàng nâu
- Răng cửa bị ảnh hưởng nhiều hơn răng cối lớnĐiều trị: nhẹ tẩy trắng ( răng chỉ có
1 màu vàng/ trắng, nặng thì dán mặt/ phục hình

4. Rối loạn về huyết học (Erythroblastosis fetalis, thalassemia, thiếu máu tế bào hình liềm)
NN: bệnh erythroblastosis fetalis, thalassemia, thiếu máu tế bào hình liềm
BH: Các rối loạn huyết học ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và sự hiện diện của máu trong ống ngà làm
răng sậm màu đỏ nâu hay đen
Bệnh không tương hợp yếu tố Rh giữa máu mẹ và con (erythroblastosis fetalis) gây ra tình trạng giống như
vàng da và nhiễm sắc ngà.
5. Bệnh lúc nhỏ
- Những bệnh thông thường lúc nhỏ hay vàng da có thể làm ngà có màu
xanh xám hay vàng nâu

- Erythropoietic porphyria bẩm sinh là một rối loạn giảm nhiễm sắc thể
về chuyển hóa porphyrin, những răng này bị thâm nhiễm màu nâu tía sâu
trong ngà và phát huỳnh quang dưới ánh sán đèn tia cực tím

III. Loạn sản răng (odontodysplasia).

- Loạn sản răng còn gọi là sinh răng bất toàn,


răng bóng ma (ghost teeth)

- Triệu chứng chính là thân răng có hình dạng bất


thường, chân răng ngắn, răng không mọc hoặc
chậm mọc, xuất hiện các áp xe tự phát do thiểu
sản các thành phần cấu trúc

- Trên phim X, răng có độ cản quang thấp không


phân biệt được men và ngà, chân răng không phát
triển, thường thấy thấu quang quanh chóp
IV. Bất thường của Xê măng
- Bất thường liên quan đến Xê măng không thường gặp
- Các bất thường

+ Không có xê măng răng + Quá sản xê măng:


Tạo quá nhiều xê
Hội chứng Hypophostasia
măng so với số lượng
• Nồng độ phosphatase bình thường, chân
kiềm trong huyết thanh răng có vùng chóp to,
thấp dày, hình nút bấm,
• Xương xốp, dễ gãy thường gặp ở răng
• Không thành lập được xê hàm dưới, rất khó nhổ.
măng dẫn đến mất răng
cửa sớm.

+ Răng cứng khớp: do xê măng và ngà dính vào xương


ổ răng. ⚫ Xử trí: sau khi đã đánh giá qua nhiều yếu tố
⚫ Định Nghĩa: Khi cement răng bị dính vào xương, và + Răng cứng khớp là răng sữa hay răng vĩnh viễn.
dây chằng nha chu mất bám dính sẽ làm răng dính + Thời điểm/tuổi lúc chẩn đoán.
khớp. + Giới tính của bệnh nhân.
⚫ Nguyên nhân chưa rõ. + Vị trí của răng bị ảnh hưởnh.
⚫ Cơ chế: Thiếu hụt dây + Đường cười của bệnh nhân.
chằng nha chu.
⚫ Ảnh hưởng
+ Trồi răng đối diện.
+ Sai khớp cắn, tăng tỉ lệ cắn
hở bên và cắn chéo.
+ Chèn ép răng vĩnh viễn phía
dưới.
⚫ Lâm sàng:
+ Xảy ra ở mọi độ tuổi, tỉ lệ cao ở trẻ 8-9 tuổi.
+ Xuất hiện nhiều ở răng cối sữa.
+ Hình ảnh X quang, không xuất hiện dây chằng nha
chu.
V. Bất thường của tủy răng
1. Tủy calci hóa
- Đây là hiện tượng khá thường gặp khi tích tuổi
mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Sự calci hóa có thể:
+ Khuếch tán (thu hẹp dần ống tủy ): lắng đọng
khoáng hóa tìm thấy điển hình trong ống tủy
và thường song song với mạch máu
+ Khu trú (sạn tủy): thường thấy trong buồng
tủy. Gồm loại dính nếu chúng dính vào thành
ngà và loại tự do nếu chúng được bao quanh
bởi mô tủy
- Điều trị: Tủy calci hóa không có dấu hiệu lâm
sàng và không cần điều trị. Sẽ là vấn đề trong
trường hợp điều trị nội nha.
2. Nội tiêu
- Sự tiêu ngót thành ngà của tủy có thể là
một phần của phản ứng viêm tủy hoặc
không có nguyên nhân
- Nội tiêu xảy ra do hủy cốt bào và hủy
ngà bào hoạt hóa trên mặt trong của
chân hay thân răng
- Nội tiêu thường chỉ xảy ra ở một răng,
có thể ở bất kỳ răng nào
- Điều trị: thực hiện nội nha trước khi
thủng
- Đôi khi quá trình nội tiêu có thể dừng lại
tự nhiên không rõ nguyên nhân

3. Ngoại tiêu
- Ngoại tiêu là tiêu ngót từ mặt ngoài, có thể là kết quả của một
bệnh lý lân cận như sang thương, viêm mạn tính, nang, u lành
hay u ác, chấn thương, răng đang chỉnh hình, cấy lại răng, cấy
chuyển răng, răng ngầm, …
- Hoại tử dây chằng nha chu khởi phát sự tiêu ngót răng.
- Ngoại tiêu không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến một
hay nhiều răng.
PHẦN B: DỊ DẠNG RĂNG

I. Dị dạng về kích thước


1. Răng lớn ( Macrodontia, megadontia, megalodontia ) 2. Răng nhỏ ( Microdontia )
: là những răng có kích thước lớn hơn bình thường và
thường ít gặp hơn răng nhỏ. Răng lớn có thể xuất hiện
ở 1 răng, 1 vài răng hoặc thậm chí là toàn bộ răng,
thường gặp ở răng cửa giữa và răng khôn hàm dưới,
ở bệnh nhân phì đại nửa người (hemihy pertrophy).
Răng lớn có thể đơn thuần là các thành phần của răng
đều lớn hơn bình thường hoặc kết hợp với những bất
thường khác.
a. Răng lớn toàn thể (True generalized macrodontia ) - Răng nhỏ toàn thể (generalized microdontia): là
- Là trường hợp tất cả các trường hợp tất cả
răng đều lớn, rất hiếm các răng đều nhỏ
gặp ( thấy ở những người hơn bình thường .
to lớn do phì đại tuyến yên
).

b. Răng lớn tương đối ( Relative generalized - Răng nhỏ toàn thể tương đối: khi răng có kích
macrodontia ) thước không nhỏ
nhưng do xương
- Là khi các răng hơi
hàm quá to, dẫn
lớn hoặc kích thước bình
đến các răng mọc
thường nhưng do xương hàm
thưa, hở kẽ .
quá nhỏ dẫn đến chen chúc,
răng mọc bất thường do thiếu
khoảng.

c. Răng lớn riêng biệt: Trường hợp 1 hay 1 vài răng nhỏ (focal/localized
microdontia)
- là trường hợp 1 hay vài - Hình dạng răng này
răng lớn. Tình trạng này thương cũng thay
tương đối hiếm và thường đổi với kích thước
là các răng sau hàm dưới . nhỏ đi.
- Xử trí: - Thường gặp ở răng
+ Tạo hình lại. cửa bên hàm trên
+ Nhổ răng sau đó chỉnh nha với thân răng hình nón hoặc hình chêm (tỉ lệ
để chỉnh sửa khoảng trống nếu 3,8%, một bên 2,4%, hay bên 1,4%).
cần. - Răng nhỏ thường gặp kế tiếp là răng là răng
+ Phục hồi bằng cầu răng, khôn hàm trên, sau đó là các răng dư cũng
Implant. thường nhỏ.
- Nguyên nhân: thường do di truyền hoặc do môi
trường: hội chứng Down , loại sản ngoại bì, hội
chứng Goldenhar ( teo nửa bên mặt –
hemifacial microsomia).
II. Dị dạng về hình thái:

1. Răng sinh đôi (Germination) Hình ảnh răng cửa giữa hàm trên sinh đôi
- Răng sinh đôi là kết quả tạo thành hai răng từ một
men. Kết quả điển hình là sự tách ra một phần, với
hình dạng của hai thân răng cùng một ống tủy chân
răng. Thỉnh thoảng tách ra hoàn toàn thành hai
răng giống hệt nhau.
- Bệnh căn có thể do chấn thương, nguyên nhân thực
sự chưa rõ. Trường hợp hiếm gặp, nếu có thường ở
vùng răng cửa sữa hàm trên. Số lượng răng trên
cung hàm vẫn đủ.
- Răng sinh đôi là kết quả tạo thành hai răng từ một
men.
- Kết quả điển hình là sự tách ra một phần, với hình
dạng của hai thân răng cùng một ống tủy chân
răng. Thỉnh thoảng tách ra hoàn toàn thành hai
răng giống hệt nhau.
- Bệnh căn có thể do chấn thương, nguyên nhân thực
sự chưa rõ. Trường hợp hiếm gặp, nếu có thường ở
vùng răng cửa sữa hàm trên. Số lượng răng trên
cung hàm vẫn đủ.

2. Răng dung hợp (Fusion) - Răng sinh đôi hay răng dung hợp thường xảy ra ở
các răng cửa-nanh hệ răng sữa nên đôi khi không
- Răng dung hợp là sự dính hai mầm răng đang phát
phân biệt được
triển, hình thành một cấu trúc răng lớn. Quá trình
- Thuật ngữ “double formations”, “joined teeth”,
hợp nhất này liên quan suốt chiều dài hoăc có thể
“fused teeth” dung để chỉ cả hai hiện tượng này
liên quan một phần chân răng. Ống tủy có thể riêng
biệt hoặc chung.
- Nguyên nhân chưa rõ, có thể do chấn
thương.Thường gặp ở hệ răng sữa. Số răng còn lại
thiếu một răng. Tuy nhiên, không thể phân biệt
được sự dung hợp một răng bình thường và một
răng dư với răng sinh đôi, khi đó số răng còn lại vẫn
đủ.
- Ảnh hưởng: Douth teeth dẫn đến những vấn đề lâm
sang như sâu răng, chậm mọc, cản trở sự mọc răng
thay thế, thẩm mỹ. Ngoài ra, còn liên quan đến hiện
tượng thiếu răng vĩnh viễn.
3. Răng đồng triền (Concrescence)
- Răng đồng triển là hình thức dung hợp hai răng
cạnh nhau ở phần xê măng khi răng đa hình thành.
- Xảy ra trước hoặc sau khi mọc, liên quan đến chấn
thương hoặc răng chen chúc.
- Răng đồng triển thường gặp nhất là răng cối lớn
hàm trên thứ 2 và thứ 3.
- Xử trí: Bất thường này không ảnh hưởng gì, trừ khi
một trong hai răng phài nhổ. Khi đó cần tiểu phẫu
để tách hai răng ra để giữ răng còn lại.
4. Răng trong răng (Dens invaginatus) - Xử trí:
- ĐN: là một bất thường trong quá trình phát triển ◆ Điều trị tủy răng, nội nha
răng khi lớp biểu mô men tăng sinh bị gấp vào trong ◆ Phức tạp ( Khám lâm sàng kết hợp cận
nhú trung mô. Biểu mô này vẫn hoạt động sinh lâm sàng )
men, cảm ứng trung mô sinh ngà. Sau cùng hình
thành một khối giống răng bên trong, thông ra môi
trường miệng bằng một lỗ phía trong răng
- NN: chưa rõ.
- Biểu hiện:
◆ Thường gặp ở răng cửa bên vĩnh viễn hàm trên,
cũng có thấy ở những răng trước khác. Nguyên
nhân chưa rõ.
◆ Răng trong răng là bất thường ít gặp, thể hiện
bằng một hố lưỡi sâu quá mức, có khi đến tận
chóp răng.
- Ảnh hưởng:
◆ Răng trong răng thuận lợi cho sự tích tụ mảng
bám, vi khuẩn dễ sâu răng. Lớp men lót bên
trong không hoàn toàn, có thể có thông nối
giữa hố trung tâm và tủy. Dẫn đến hoại tử tủy
rất sớm, chỉ thời gian ngắn sau khi mọc thậm
chí trước khi răng đóng chóp
◆ Điều trị tủy cho răng trong răng rất phức tạp,
cần kết hợp lâm sang và chụp phim chuẩn đoán
sớm để phòng ngừa.
5. Nhô răng (Dens evaginatus)

- Nhô răng là một bất thường phát triển, được định nghĩa là một núm, một phần lồi ra từ bề mặt răng.
Thường gặp ở răng cối nhỏ như là một múi dư giữa mặt nhai (núm phụ mặt nhai), hoặc ở cigulum răng
trước (múi Talon/ Talon cusp).
- Ảnh hưởng: Nhô răng nhanh chóng bị gãy hoặc mòn đi, làm lộ sừng tủy bên dưới, có thể dẫn đến bệnh
lý tủy quanh chóp ở trẻ không sâu răng. Thường xảy ra trước khi răng phát triển đầy đủ, chưa đóng góp.
- Xử trí:

+ Mài dần dần phần nhô này để kích thích tạo ngày thứ cấp.

+ Che phủ chỗ ngày lộ bằng vật liệu dán

✓ Núm phụ mặt nhai: thường gặp ở răng cối nhỏ dưới và thường
đối xứng 2 bên hàm. Ở người Việt Nam, tỉ lệ ở răng cối nhỏ dưới thứ 2
cao hơn hẳn so với răng cối nhỏ dưới thứ nhất. Khi có bệnh lý tủy răng,
bề mặt núm luôn bị mòn.
+ Hình dạng: Núm có thể nhẵn hay có rãnh, có đáy rộng hoặc có gỡ viền
(Lau).
+ Cấu trúc mô học: núm cấu tạo do men ngà và chứa 1 khu trung tâm
trong có thể có sừng tủy hay không. Sự hiện diện của tủy là yếu tố chính
gây bệnh lý tủy.
+ Đặc điểm bệnh lý của sự nhiễm trùng tủy là làm tủy hoại tử âm thầm;
do đó cần phát hiện sớm và theo dõi mức độ sống của tủy để kịp thời.

Là múi phụ có dạng tròn, phát triển từ rãnh trung tâm mặt nhai hoặc là
gờ trong múi ngoài các răng cối lớn và răng cối nhỏ vĩnh viễn. Múi phụ
đặc biệt hay xuất hiện ở răng cối nhỏ hàm dưới. Thành phần bao gồm
cả men răng, ngà, buồng tủy lồi lên. Những răng này dễ bị lộ tủy sau chấn thương, mòn răng, hoặc là
sau khi mài sửa soạn cùi răng
✓ Múi Talon: múi dư ở cigulum răng trước
thường không có hại

Múi Talon là múi phụ gặp ở mặt trong răng


trước, tạo ra phần cigulum rất to. Tỷ lệ gặp
nhiều ở răng cửa vĩnh viễn hàm trên. Múi
Talon dễ gây ảnh hưởng đến khớp cắn, đồng
thời rãnh tạo do múi dễ gây sâu răng.

✓ Múi Carabelli: Là múi phụ nằm ở phía dưới mặt trong


răng cối hàm trên, thường gặp nhất là răng 6, đôi lúc thấy ở
răng 7 và răng cối sữa, đối xứng hai bên. Chủ yếu gặp ở người
da trắng, ít gặp ở người châu Á. Giữa múi Carabelli và mặt trong
của răng luôn luôn có 1 rãnh khá sâu. Rãnh này thường được
chứng minh là dễ sâu và dễ nhiễm màu. Khi bệnh nhân vệ sinh
kém hoặc chế độ ăn nhiều đường thì khuyến cáo nên chỉ định
trám phòng ngừa.

- Múi Bolk: hiếm gặp hơn, ở mặt ngoài răng cối lớn thứ nhất hay thứ hai trên => không ảnh hưởng
chức năng của răng

6. Răng bò mộng ( Taurodontism)


Răng bất thường này tương tự như răng bò và những động vật có
móng khác nên được gọi là răng bò mộng

- Răng bò mộng có thể gặp riêng rẽ di truyền theo gia đình hoặc kết
hợp trong một số hội chứng ( Down, Klinefelter)

Ảnh hưởng: Răng bò mộng có thân răng kéo dài hoặc vùng chia chân
di truyền về phía chóp, làm buồng tủy dài ra. Răng không có triệu
chứng, phát hiện tình cờ trên phim X, tia X hoặc khi nhổ răng

Xử trí: Không cần điều trị

7. Hạt trai men( Enamel pearl)


-ĐN: Là phần lắng đọng men ở một vị trí bất thường, đa số
là ở mặt ngoài chân răng mặc dù chúng có thể tìm thấy nằm vùi
trong ngà răng.

-Hình dạng: Hạt trai men thỉnh thoảng có thể thấy trên chân răng.
Chúng xuất hiện ở vùng chia chân của các răng nhiều chân, nhưng
cũng có thể trên các răng cối một chân. Thường gặp ở răng cối
lớn hàm trên nhiều hơn răng cối lớn hàm dưới.

- Cấu trúc mô học: Những lắng đọng này đôi lúc có ngà răng đỡ
nhưng hiếm khi có sừng tủy. Rối loạn phát triền men răng này có
thể phát hiện được trên phim tia X. Nói chung chúng không biểu
hiện gì đáng kể, từ khi nằm trong vùng nha chu viêm. Khi đó, có
thể góp phần lan rộng túi nha chu do dây chằng nha chu không
bám vào được và khó vệ sinh.

- Xử trí:
+ Tiểu phẫu loại bỏ
+ Không tái phát
8. Chân răng cong ( Răng gập khúc)
- Chân răng cong là một bất thường hay gặp ở chân răng làm
cho chân răng cong hơn bình thường về bất kì hướng nào
thường xảy ra đối với cả răng trước và răng sau.
- Răng gập khúc là trường hợp chân răng cong quá mức tạo
thành một góc với phần còn lại của răng.
- Uốn cong ở chân răng có thể do một chấn thương gây ra.
Chân răng cong gây khó khăn trong nhổ răng và điều trị nội
nha
- Xử trí:

+ Không cần điều trị

+ Trường hợp răng bị bệnh lý, phải nhổ hoặc điều trị nội nha phải
hết sức cẩn trọng, thao tác nhẹ nhàng

III. Dị dạng ở chân răng


1. Bất thường về chiều dài chân răng 2. Bất thường về số lượng chân răng
- Là một bất thường - Chân răng dư: thường gặp ở răng nanh,
làm cho chân răng dài răng cối nhỏ và răng cối lớn, ít thấy ở
hoặc ngắn hơn bình nhóm răng cửa.
thường, xảy ra ở bất kì
răng nào.

- Số chân răng ít hơn bình thường có thể


gặp trong một số trường hợp răng cối lớn
hàm trên có 2 chân, răng cối lớn hàm dưới
có 1 chân (thường ở răng cối lớn thứ 3 hàm
dưới).

- Ghi nhận số lượng chân răng rất quan


trọng khi nhổ răng hay điều trị nội nha
PHẦN III: CÁC BẤT THƯỜNG RĂNG KHÁC

I. Bất thường về số lượng răng:

- Số lượng răng bình thường là: 20 hệ răng sữa ở - Nguyên nhân của bất thường này là do yếu tố di
trẻ em và 32 hệ răng vĩnh viễn ở người trưởng truyền, hậu quả của những rối loạn trong giai đoạn
thành. khởi đầu hoặc giai đoạn lá răng (sự gián đoạn của
lá răng, lá răng hoạt động quá mức, ngoại bì phôi
- Bất thường về số lượng răng bao gồm:
không hình thành được lá răng) trong quá trình
• Thừa răng (Hyperdontia). phát triển răng.
• Thiếu răng (Hypodontia).
• Không răng (Anodontia).

a. Có một hoặc vài răng dư (supernumerrary teeth)


- ĐN: là tăng một hay nhiều răng
- NN: Chưa rõ nguyên nhân hình thành nhưng có mối liên hệ
giữa các hội chứng
- ĐĐ:

+ Răng thừa có thể có hình dạng

• Bình thường (supplemental)


• Nhỏ hơn bình thường hoặc bất thường về hình dáng
(rudimentary)

Răng hình nón


Răng hình củ
Răng hình dạng giống như răng cối

Răng dư có thể có hình dạng giải phẫu tương tự răng tương ứng
bình thường như răng cửa bên hàm trên thứ 2, răng cối nhỏ hàm
dưới thứ 3; hoặc có hình dạng và kích thước khác thường như ở kẽ giữa có thể có 1 hoặc 2 răng dư,
thường có hình hạt gạo hoặc hình nón, nhỏ hơn răng bình thường.
Thừa
răng + Thường gặp nhất là vị trí đường giữa hàm trên, răng cối lớn thứ 4, răng dư ở mặt ngoài hay trong
của răng cối lớn.
+ Có thể thấy ở cả 2 hệ răng nhưng tỷ lệ gặp ở răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa, hàm trên nhiều
hơn hàm dưới, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ nam : nữ là 2:1).

+ Răng dư có thể mọc bình thường hay mọc ngầm, mọc nghiêng lệch…

- Ảnh hưởng như cản trở mọc răng các răng bình thường, gây lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm
mỹ, khó vệ sinh nên dễ sâu răng hay tiêu gót răng, hình thành nang do răng…
- Lâm sàng và chẩn đoán: Khi thấy răng dư mọc ở cung hàm, trên lâm sàng chẩn đoán bằng
cách đếm số lượng răng và hỏi tiền sử, trên phim tia X cần phân biệt răng dư với những sang
thương cản quang khác như u răng, viêm xương xơ hóa tại chỗ, u xương.
- Hiện tượng răng hậu vĩnh viễn xảy ra khi răng dư ngầm lộ ra sau khi răng vĩnh viễn mất.
- Điều trị:

+ Chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng, chỉ có 7-20& răng thừa không biến chứng.
+ Mục tiêu điều trị: loại bỏ răng thừa.
+ Không cần điều trị cho tình trạng thiếu 1 răng duy nhất
+ Khi mất nhiêu răng: phục hình (Therapeutic) là cần thiế
+ Một số trường hợp thiếu răng: Chỉnh nha có thể điều trị phục hồi cho bệnh nhân
b. Nhiều răng dư (multiple supernumerary teeth)
- Thường gặp trong các hội chứng loạn sản đòn
sọ, hội chứng Gardner (u xương hàm, răng dư
và đa polyp ác tính ở ruột), khe hở môi- hàm
ếch.
- Nhiều răng dư trên phim X-quang của bé trai 11
tuổi tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
(Quảng Ninh)
- Xử trí: Nhổ răng dư

- ĐN: Xảy ra khi không có một hoặc vài răng do


bất sản (tooth agenesis), là một đặc điểm
thường gặp trong dân số hiện đại. Trong đó,
thiếu một hoặc hai răng vĩnh viễn là dạng nhẹ
nhất và thường gặp nhất (chiếm 83% các thể
thiếu răng). Được xem như là một trong những
xu hướng tiến hóa của con người.
- NN: Bất sản răng có liên quan đến yếu tố môi
tường nhưng đa số trường hợp là do nguồn gốc
gen, thường các cá thể thiếu răng có họ hàng
với nhau.
- Phân loại: Theo Dhanrajani (2002) phân loại
thiếu răng theo các mức độ:
+ Nhẹ đến trung bình thiếu 2-5 răng
+ Nặng: ≧6 răng kể cả răng khôn
+ Oligodontia: thiếu nhiều răng, thường
Thiếu liên quan đến hội chứng loạn sản ngoại
răng bì.
- Đặc điểm: Thiếu răng vĩnh viễn tương đối
thường gặp, tỉ lệ 3,5-6,5%, thay đổi theo chủng
tộc (người da đen châu Phi và thổ dân châu Úc
là 1%, người Nhật là 30%). Thiếu răng ở nữ nhiều
gấp 1,37 lần so với nam giới. Răng thường thiếu
nhất theo thứ tự là răng khôn, răng cối nhỏ thứ
hai hàm dưới, răng của bên hàm trên, răng cối
nhỏ thứ hai hàm trên.
- Lâm sàng và chẩn đoán: Thiếu răng cần phân biệt
với răng mọc trễ, răng ngầm, răng đã nhổ dựa
vào tiền sử và phim tia X của bệnh nhân để xác
định.
- Thiếu răng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức
năng và tâm lý.
Hình 12

Hình 9

Hình 9-10-11-12: Bệnh nhân nữ, 13 tuổi bị thiếu nhiều răng, khám ngoài miệng cho thấy thiểu sản hàm
trên và hàm dưới nhô ra (hình 9); thấy còn lại vài răng sữa sẫm màu cùng 1 răng nanh vĩnh viễn, thấy
giảm chiều cao sóng hàm (hình 10); X-quang sọ bên cho thấy chiều cao hàm trên và hàm dưới giảm,
mất hầu hết các răng vĩnh viễn (hình 13), phim chụp X-quang cho thấy có tình trạng tiêu xương ổ răng,
mất hoàn hoàn các răng trừ hai răng vĩnh viễn ở hàm trên và 1 răng nanh, răng sữa (52,53,62,71) (hình
12).

- Định nghĩa: Không có răng trên toàn bộ cung hàm


mà không liên quan đến phẫu thuật hoặc tai nạn.
- Nguyên nhân do di truyền, liên quan đến hội chứng
loạn sản ngoại bì (là tình trạng di truyền tính lặn
liên kết nhiễm sắc thể X, làm cho bệnh nhân thiểu
sản hay bất sản các cấu trú chư tóc, móng, da,
tuyến mồ hôi, răng).
- Phân loại:
• Không răng thật sự là khi hoàn toàn không có
Không răng nào trên cung hàm, trên phim tia X không cho
răng thấy mầm răng ngầm. Nguyên nhân do di truyền,
liên quan đến hội chứng loạn sản ngoại bì (là tình
trạng di truyền tính lặn liên kết nhiễm sắc thể X, làm
cho bệnh nhân thiểu sản hay bất sản các cấu trú như
tóc, móng, da, tuyến mồ hôi, răng).
• Không răng giả tạo là trường hợp không thấy
răng trên cung hàm, nhưng có nhiều răng ngầm. Bất
thường này thường kết hợp một trong số rối loạn nội
tiết như nhược giáp, loạn sản đòn sọ.
- Xử trí: Implant, cầu răng sứ
II. Bất thường về vị trí 1. Răng thưa (Spacing)
2. Răng chen chúc (Crowding)
3. Răng xoay (Rotation)
4. Răng sai chỗ, lạc chỗ (Malposition)
5. Răng đổi chỗ, chuyển vị (Transposition)
6. Răng ngầm (Impaction)
1. Răng thưa, hở kẽ
- NN: Răng thưa thường do cung hàm tương đối rộng so với
kích thuớc răng nên dư khoảng, các răng mọc thưa ra.
Những trường hợp khác gây thưa răng như mất răng sớm,
thiếu răng, răng ngầm, thẳng môi bám thấp.
- Đặc điểm: Hiện tượng răng thưa thường gặp nhất là ở vùng
răng trước của hệ răng sữa. Ngoài ra, có trường hợp răng
mọc lên bình thường nhưng theo thời gian vùng răng trước
thưa dần, đưa ra trước do tật đẩy lưỡi. Hoặc khi bị bệnh nha
chu, tiêu xương nhiều dễ bị di chuyển do lực từ các mô lân
cận, răng bị thưa ra.
- Ảnh hưởng của răng thưa, hở kẽ:
+ Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
+Cấu trúc hàm răng làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
+ Gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm dẫn đến tình trạng sai
lệch khớp cắn, về lâu dài gây biến chứng biến dạng khung xương
+ Gây nhiều bệnh lý răng miệng khác: sâu răng, viêm nha chu,..
+ Gây hiện tượng mất thêm răng.
- Xử trí:
+ Trám răng thưa, hở kẽ
+ Chỉnh nha
+ Bọc răng sứ.

2. Răng chen chúc (crowding teeth)


- Nguyên nhân: Khi cung hàm nhỏ tương đối so với kích thước các
răng, do thiếu khoảng nên các răng mọc chen chúc, nghiêng lệch.
- Đặc điểm:
• Thường các răng có thứ tự mọc sau cùng bị nghiêng lệch do
bắt đầu mọc khi các răng khác đã mọc đủ chỗ trên cung
hàm.
• Do đó, răng nanh hàm trên thường lệch ngoài hoặc xô lệch
răng cửa bên về khẩu cái, răng cối nhỏ thứ 2 hàm dưới
thường nghiêng về phía lưỡi. Ngoài ra, vùng răng trước hàm
dưới cũng thường bị chen chúc do là răng một chân, nhỏ nên
dễ bị xoay, xô lệch khi thiếu chỗ.
• Răng chen chúc thường gặp ở hệ răng vĩnh viễn hơn. Trường
hợp vùng răng trước hàm dưới vĩnh viễn chen chúc, đa số là
răng cửa giữa xoay với cạnh gần quay về phía lưỡi.
• Các răng sữa nếu chen chúc thì thường chỉ là chen chúc nhẹ
ở vùng răng cửa hàm dưới. Khi đó, răng cửa bên thường xoay
(86% trường hợp chen chúc răng sữa) với cạnh xa quay về
phía lưỡi. Tuy nhiên nếu có chen chúc ở bộ răng sữa là dấu
hiệu dự báo thiếu khoảng trầm trọng ở hệ răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng của răng mọc chen chúc:
• Khó vệ sinh răng, lâu ngày dẫn đến hình thành cao răng, dễ
gây sâu răng và các bệnh lý: viêm nha chu, viêm nướu, chảy
máu chân răng, …
• Hoạt động của khớp cắn và các chức năng nhai của răng.
• Khi chức năng nhai nghiền thức ăn không được đảm bảo,
nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự tiêu hóa thức ăn của dạ
dày.
• Gây mất thẩm mỹ về mặt mỹ quan. Chính điều đó sẽ khiến
người bị có cảm giác tự ti khi giao tiếp.
- Xử trí:
• Phẫu thuật chỉnh nha.
• Bọc răng sứ.

3. Răng xoay (rotation teeth)


- Nguyên nhân: Răng có thể bị xoay quanh trục nhiều hay ít
do những tác động xảy ra khi mầm răng đang hình thành,
răng đang mọc hoặc khi đã mọc trên cung hàm. Nếu chấn
thương tác động lên mầm răng, răng mới mọc lên đã xoay.
Đôi khi răng có thể tự xoay trở lại đúng vị trí do tác động của
môi, má, lưỡi.
- Đặc điểm:
• Răng một chân dễ bị xoay hơn răng nhiều chân.
• Răng đã mọc trên cung hàm có thể bị xoay khi mất răng
kế cận. Có thể gặp những trường hợp răng cối nhỏ thứ 2
xoay ngang hoàn toàn do mất răng cối lớn thứ 1 sớm.
• Một số trường hợp răng khôn hàm dưới mọc khi cung
răng đã ổn định, đẩy các răng về phía gần làm cho các
răng cửa dưới xoay nhẹ.
- Ảnh hưởng của răng xoay:
• Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
• Khó vệ sinh răng, dễ gây các bệnh lý: sâu răng, viêm nha
chu
- Xử trí:
• Có thể tự xoay trở lại đúng vị trí do tác động môi, má, lưỡi
• Chỉnh nha
4. Răng sai chỗ, lạc chỗ (Malposition teeth)
- Định nghĩa: Là răng mọc ở xa vị trí bình thường.
- Trường hợp răng mọc ở: khẩu cái, ngược lên hốc mũi, nhô ra
da, cành đứng xương hàm, …
- Răng sai chỗ thường gặp là răng nanh hàm trên.
- Xử trí:
• Nhổ răng
• Chỉnh nha
5. Răng đổi chỗ, chuyển vị (Tooth transposition)
- ĐN: Chỉ trường hợp răng vĩnh viễn kề nhau đổi vị trí cho
nhau.
- Đặc điểm: Thường xảy ra hàm trên và kết hợp các bất thường
khác như: thiếu răng, còn răng sữa, răng cửa bên hình chêm.
Răng nanh thường gặp nhiều trong hiện tượng này.
- Nguyên nhân: chấn thương răng, còn răng sữa, thay đổi vị
trí mầm răng, bất thường gen
- Một số dạng chuyển vị thường gặp:
• Răng nanh- răng cối nhỏ 1
- Xử trí: Chỉnh nha, nhổ một hay hai
• Răng nanh- răng cửa bên
răng đã dịch chuyển
• Răng nhanh- răng cối lớn 1
• Răng cửa giữa- răng cửa bên
6. Răng ngầm (Impaction)

Nguyên nhân

Răng khôn hàm dưới Biến chứng


Răng ngầm thường gặp

Răng khôn hàm trên Điều trị

Nguyên nhân
Răng nanh hàm trên
Điều trị
Răng cối nhỏ

Răng dư

- Định nghĩa: răng ngừng mọc do cản trở vật lý trên lộ trình
mọc, mọc nghiêng lệch, mọc kẹt do cản trở, cứng khớp. Răng
ngầm thường gặp là: răng khôn hàm dưới, răng khôn hàm
trên, răng nanh hàm trên, răng cối nhỏ và răng dư
- Răng khôn hàm dưới ngầm:
+ Nguyên nhân do thiếu
chỗ mọc, góc độ răng, có cản
- Răng nanh hàm trên ngầm:
trở trên đường mọc răng,
+ Có 2 giả thuyết:
răng khoáng hóa chậm.
Về hướng dẫn: các yếu tố như thiếu
+ Biến chứng: sâu răng,
răng cửa bên, răng dư, chuyển vị răng,
viêm quanh thân răng, vấn đề
những nguyên nhân khác cản trợ làm
nha chu (viêm nướu, viêm
răng không mọc được nên ngầm
xương ổ), ảnh hưởng răng cối
Về gen: răng nanh ngầm kết hợp với
lớn 2, nguy cơ gãy xương
bất thường về kích thước, hình thái, số
hàm, ảnh hưởng khớp thái
lượng, vị trí,
dương hàm.
+ Điều trị: tùy trường hợp, có thể
+ Điều trị: tiểu phẫu loại bỏ răng ngầm ngoại trừ răng ngầm quá
phẫu thuật bộc lộ, chỉnh hình đưa về vị
thấp trong xương hàm.
trí bình thường
III. Bất thường về mọc răng

Mọc răng là quá trình răng di chuyển qua xương ổ Một số tính trạng toàn thân và yếu tố tại chỗ có thể
vào hốc miệng ảnh hưởng đến sự mọc răng, gây ra những xáo trộn:

Chia làm 3 giai đoạn: • Mọc răng sớm


• Mọc răng muộn
- Dịch chuyển trước mọc
• Răng Cứng khớp (Ankylosis)
- Mọc tiền chức năng
• Răng mọc nghiêng lệch (Etopic eruption)
- Dịch chuyển sau mọc.

1. Mọc răng sớm:


✓ Định nghĩa: Răng xuất hiện khi trẻ mới sinh hay ✓ Ảnh hưởng:
thời gian ngắn sau sinh (Natal teeth: Răng mọc - Ảnh hưởng tới việc cho con bú (do trẻ có thể vô
có thể là răng sữa mọc sớm hoặc răng dư). tình cắn khi đang bú).
✓ Nguyên nhân: - Tổn thương lưỡi.
- Răng sữa mất sớm là một nguyên nhân thường - Nguy cơ hít phải răng vào phổi và đường thở nếu
gặp dẫn đến răng vĩnh viễn mọc sớm. răng bị gãy.
- Tất cả răng sữa và vĩnh viễn đều mọc sớm trên ✓ Xử trí:
một cá thể cho thấy rối loạn nội tiết tiềm ẩn như - Việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào triệu chứng, tuổi
cường tuyến giáp. tác, sức khoẻ và mức độ nghiêm trọng của từng
trẻ.
- Có thể không cần điều trị.
- Một số trường hợp khác răng mọc sớm có thể
bị lung lay do chân răng chưa phát triển hoàn
thiện. Sau đó răng có thể bị loại bỏ. Điều này
được thực hiện để giảm nguy cơ trẻ hít phải
răng vào đường thở.
- Có thể nhổ răng hoặc làm nhẵn các cạnh của
răng để ngăn ngừa tổn thương lưỡi.

2. Mọc răng muộn:


✓ Định nghĩa: Mọc răng muộn là tình trạng mọc
răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ bắt
đầu mọc răng khi đến tháng thứ 6 và đến khoảng
2,5 tuổi là sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Nếu
ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc
gọi là mọc răng muộn.

Tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng
không tốt về sau: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh
viễn mọc lệch…

✓ Nguyên nhân: Tại chỗ hay toàn thân.


- Tất cả răng sữa mọc trễ có thể do: Rối loạn nội
tiết, nhược tuyến giáp, chứng ngu đần, bệnh còi
xương, những bệnh toàn thân trầm trọng
- Tất cả răng vĩnh viễn mọc trễ do: Răng sữa tồn
tại lâu trong một số tình trạng rối loạn nội tiết,
di truyền, thiếu răng một phần hay toàn bộ, một
số nguyên nhân tại chỗ: răng sữa bị cứng khớp,
răng dư, nướu xơ hóa, u hay nang làm cho răng
không mọc được, chấn thương.
✓ Xử trí: - Để trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động.
- Thay đổi thói quen hàng ngày - Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ: Cung đầy đủ chất
- Bổ sung Vitamin D 400 UI/ngày đối với trẻ dưới 1 đạm (nhất là đạm động vật) trong quá trình ăn
tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức dặm của trẻ, ngoài sữa cần bổ sung thêm sữa
dưới 600 ml/ngày. chua hoặc phô mai.
- Tập cho trẻ ăn uống theo thời gian biểu và tránh
ăn vặt.

3. Răng cứng khớp (Ankylosis):


- Do xê măng chân răng bị dính vào xương và mất bám dính vào dây
chằng nha chu (khoảng 7 -14 % ở bộ răng sữa)
- Các răng cối sữa thường bị cứng khớp
- Răng cứng khớp thường dẫn đến:
+ Mất chiều dài cung răng
+ Trồi răng đối diện
+ Ngăn cản sự mọc răng thay thế

Xử trí:
- Đặt một mão răng để răng đối diện không trồi
- Răng sữa cứng khớp cần theo dõi cẩn thận và nhổ răng nếu nó tồn
tại quá lâu, ngăn cản răng thay thế mọc

4. Răng mọc nghiêng lệch (Etopic Eruption):

- Là bất thường của một răng vĩnh viễn khi


răng không mọc theo hướng bình thường
- Ảnh hưởng:
+ Răng bị ảnh hướng nhất là răng cối lớn hàm
trên, răng nanh hàm trên và răng cửa bên
hàm dưới.
+ Răng mọc lệch có thể làm răng sữa tiêu
chân sớm.
- Mọc kẹt (“hold” type etopic eruption):
+ Răng cối lớn kẹt vào thân răng kế cận. Răng
đang mọc tạo áp lực làm tiêu phần thân và
chân phía xa của răng kế cận.
+ Răng cối thứ nhất hàm trên thường kẹt vào
thân răng cối sữa thứ hai. Nhưng 2/3 trường
hợp có thể tự điều chỉnh “nhảy” ra để mọc
lên (“jump” type etopic eruption)
+ Trên lâm sàng, thường gặp ở trẻ có răng
khôn hàm dưới mọc kẹt vướng thân răng cối
lớn thứ 2 → Gây tiêu phần cổ răng, kết hợp
sâu răng nhanh chóng do nhồi nhét thức ăn,
khó làm sạch dễ gây viêm tủy.
- Xử trí:
+ Bọc răng sứ.
+ Phẫu thuật chỉnh hình.
+ Niềng răng bằng mắc cài kim loại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bệnh học răng – Đại học Y Dược TPHCM, 2011.
2. Nội nha lâm sàng. Bùi Quế Dương
3. Giáo trình bệnh học răng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
4. Chữa răng và nội nha Đại học Y Hà Nội
5. Sách giải phẫu răng Hoàng Tử Hùng, ScienceDirect.com
6. Giáo trình Bệnh học răng của đại học y dược thành phố (2011)
7. Oral & maxillofacial pathology, pigure 2-40, 41, 42, 43, 44, 45, 46.
8. Giải phẫu răng ứng dụng - Trần Ngọc Quảng Phi.
9. Oral and Maxillofacial Pathology
10. Dental Arcade
11. https://nhasiupdate.com/cac-bat-thuong-ve-hinh-dang-rang/
12. https://www.slideshare.net/nationwin/hinh-anh-bat-thuong-rang-phan-1
13. https://nhasiupdate.com/cac-bat-thuong-ve-giai-phau-rang-p2/
14. https://pocketdentistry.com
15. https://www.ncbi.nlm.nih.gov
16. https://Wikipedia.com

You might also like