TIỂU LUẬN VỀ TRIẾT LÝ TRONG HỘI HỌA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Đề tài: Triết học trong hội hoạ.

A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.

Với sự phát triển không ngừng của thế giới ngày nay mọi sự vật, hiện tượng đều có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó nghệ thuật hội hoạ và triết học cũng không hề
tách biệt. Từ những tư tưởng triết học của platon về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng
tiện nghiệm của Thượng Đế. Triết học hội hoạ còn là sự kết hợp giữa tư duy phương
Đông và phương Tây, nó mang lại một sự mới lạ trong lối tư duy về hội hoạ triết học.
Nhưng chúng vẫn cần phải giữ nét riêng của bản thân, không bị lấn áp bởi bất cứ tư duy
nào.

Nguyễn Đại Giang là một hoạ sĩ tiêu biểu đứng giữa lối suy nghĩ phương Tây và
phương Đông. Ông là một hoạ sĩ phương Đông giữa trời Tây, nhưng tranh của ông vẫn
mang đậm nét phương Đông, có một cái nhìn mới lạ về nghệ thuật hội hoạ. Năm 1996 ba
năm sau kể từ khi những ý tưởng đầu tiên về đảo ngược được phác thảo, đảo ngược của
họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã được viện bản quyền Mỹ công nhận. Phản ánh một cách
sinh động những bước tiến của ông trong nghệ thuật . Vì vậy nhóm em chọn đề tài “Tư
tưởng Phương Đông và tính triết học trong tranh Đảo ngược”.

2. Đối tượng nghiên cứu.

2.1. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu tính triết học trong hội hoạ của Nguyễn Đại Giang nhằm nâng cao vốn
hiểu biết về bản thân. Biết cảm thụ triết học hội hoạ một cách sâu sắc nhất có thể, tìm ra
1
những chân lí trong tính triết học đó và bền vững vận dụng các kiến thức đó vào sáng tác,
học tập và cuộc sống thông qua đó khám phá, định hướng và vững tin trên con đường
nghệ thuật hay sáng tác, sáng tạo của mình.

"Upsidedownism" là vạn vật thay đổi, cái khởi đầu và tận cùng giống nhau. Trong
tranh đảo ngược có sự thay đổi rất lớn ở vị trí mắt, mũi, miệng, tay chân, đằng trước ra
đằng sau, cái bên ngoài thành cái bên trong, cái bên trong ra cái bên ngoài, cái trên biến
thành cái dưới, cái to biến thành cái nhỏ… Tuy thay đổi như vậy nhưng vẫn là con người
ấy, không thể nào là một người khác. Các sự vật được đảo ngược trong tranh dạy con
người ta cách sống nhìn mọi thứ theo cái nhìn khác đi, sẽ thấy cuộc sống đẹp hơn, nhân
văn hơn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

Điều tra, khảo sát và thu thập tổng hợp thông tin về Nguyễn Đại Giang và tác phẩm
liên quan đến đề tài.

So sánh, phân tích, tổng hợp các vấn đề được rút ra trên cơ sở các nguồn tư liệu.

Đưa ra các nhận biết về triết học hội hoạ trong tranh Đảo ngược của Nguyễn Đại
Giang.

3. Phạm vi nghiên cứu.

Tìm kiếm tư liệu, sử dụng thông tin, phân tích, so sánh làn rõ từ những giá trị lịch
sử.

Thẩm định, đánh giá, xem xét, so sánh tác phẩm nghệ thuật của Nguyễn Đại Giang
qua phương pháp nghệ thuật học.

Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, chắc lọc giá trị tiêu biểu
hình thành qua các tác phẩm.

2
Minh chứng bằng tác phẩm của tác giả biểu thị sự đánh giá thẩm định, có tính khoa
học hơn,…

4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Dù trong nghệ thuật, tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng với Nguyễn Đại Giang, tranh
đảo ngược đến như một sự khai sáng sau một quá trình tìm tòi, trăn trở, đau đáu với sáng
tạo nghệ thuật, giữa miếng cơm manh áo để tồn tại, giữa không gian nghệ thuật rộng mở
nhưng cạnh tranh khốc liệt nơi xứ người: "Lúc ở Việt Nam tôi vẽ hiện thực. Học ở Liên
Xô nên tôi vẽ hết sức cơ bản về hiện thực. Nhưng đến Mỹ thì thấy, mình phải thay đổi.
Bất cứ giáo nào mình phải tìm ra tiếng nói của mình thì mới tồn tại được ở nước Mỹ.
Những văn nghệ sĩ mà không có được tiếng nói riêng, cứ na ná, thì anh sẽ bị lãng quên,
trong im lặng. Có một khoảnh khắc lóe lên: sao cuộc đời mình thế này? Thế thì mình vẽ
cuộc đời mình xem thế nào? Và đồng thời, sợ nhất là mình chủ quan, nên thực nghiệm
xem ở bên ngoài cuộc đời khách quan. Một hôm, lúc tôi đi làm ở Mỹ, nhìn thấy một
người đàn bà, còn trẻ, hơn 30 tuổi, bế một đứa con còn bé. Ngoài trời tuyết bay. Cô cầm
một cái biển bằng carton đề "Không thuốc, không tiền, không thức ăn gì. Hãy giúp đỡ
tôi." Tôi sững người. Tôi không tin được tại sao lại có cảnh ấy! Và sau đó tôi ngộ ra là,
cuộc đời là như thế. Vấn đề là cách nhìn, và mình diễn ra hiện thực bằng một phương tiện
của nghệ thuật. Mục đích không có nghĩa là nhắc lại những đau buồn của con người. Mà
mục đích là qua con người nâng lên một tầng nữa để sống."

Và bởi thế, là Đảo ngược Nguyễn Đại Giang, bởi có những yêu cầu, hình thức khắt
khe về nghệ thuật thể hiện, bởi có một tư tưởng nhất quán trong việc tìm về với những
giá trị cốt lõi của nghệ thuật: "Nghệ thuật đảo ngược là tôi vẽ cuộc đời tôi. Cuộc đời tôi
có lúc lên có lúc xuống. Một phần nữa là tôi nhìn xã hội bên ngoài, cụ thể là xã hội Mỹ,
một xã hội cực kỳ giàu có mà vẫn có người ăn xin ở ngoài đường. Khi tôi nhìn cảnh ấy và
liên hệ với mình, thì mới thấy là cái đời sống đảo ngược này không phải ở nước Mỹ,
không phải ở Việt Nam mà toàn thế giới. Cuộc đời này ai cũng thế, luôn song hành, lẫn
lộn nhau. Và do đó mới sinh ra chủ nghĩa đảo ngược.

5. Kết cấu của tiểu luận.

3
Tiểu luận gồm có 4 phần:

A. Mở đầu.

1.Lý do chọn đề bài.

2.Đối tượng và mục đích nghiên cứu.

3.Phương pháp nghiên cứu.

4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

5.Kết cấu của tiểu luận.

B. Nội dung.

Chương 1: Giới thiệu triết học và hội họa.

1.Giới thiệu triết học.

2.Các vấn đề cơ bản của triết học.

3.Hội họa là gì?

Chương 2: Tìm hiểu về triết học trong hội họa.

1. Vài nét về nghệ sĩ Nguyễn Đại Giang

2. Tư tưởng Phương Đông và tính triết học trong tranh “Đảo ngược”.

C. Kết luận.

D. Danh mục tài liệu tham khảo.

4
B. Phần nội dung.

Chương I: Khái quát về triết học.


1.Khái niệm về triết học.

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người,
thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới qua, những vấn đề có kết nối với chân
lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với
những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở
tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào
tính duy lý trong việc lập luận.

Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại
(philosophia), có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”. Sự ra đời của các thuật ngữ
“triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một “nhà triết
học” được hiểu theo nghĩa tương phản với một “kẻ ngụy biện”. Những “kẻ ngụy biện”
hay “những người nghĩ mình thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển,
được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật
hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các “triết gia” là
“những người yêu thích sự thông thái” và do đó không sử dụng sự thông thái của mình
với mục đích chính là kiếm tiền.

5
2.Các vấn đề cơ bản của triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa
vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản về việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải
quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát
triển lâu dài và phức tạp của triết học .

Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức, thẩm mỹ. Các
vấn đề cơ bản của triết học là:

– Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
– Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết
luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng sai?
Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
– Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận
thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức
thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không?
– Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế
nào là "phi giá trị") Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng?
Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên?
Hạnh phúc là gì?
– Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì?

Thời kỳ triết học Hy lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm nhánh
của triết học là siêu hình học, lôgic, nhận thức luận, luân lý học và mỹ học. Tuy nhiên đối
tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí
tượng học và thiên văn học. Bắt đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển
triết học theo hướng phân tích, tức là, phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để
nghiên cứu. Triết học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tây.

6
Các nền triết học khác không phải luôn luôn phân chia, hoặc nghiên cứu theo cách
của người Hy Lạp. Triết học Ấn Độ có nhiều điểm tương tự như triết học phương Tây.
Trước thế kỷ thứ 19, trong ngôn ngữ của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Trung
Quốc không có từ "triết học" mặc dù nền triết học của các nước này đã phát triển từ lâu
rồi. Đặc biệt là các nhà triết học Trung Hoa sử dụng các phạm trù hoàn toàn khác người
Hy Lạp. Các định nghĩa không dựa trên các đặc điểm chung mà thường có tính ẩn dụ và
để chỉ một vài đối tượng cùng một lúc… Biên giới giữa các phạm trù không rõ ràng như
trong triết học phương Tây.

3.Hội họa là gì?

Hội họa là một phạm trù thuộc ngành mỹ thuật (bên cạnh đồ họa nghệ thuật và điêu
khắc). Hiểu một cách đơn giản, hội họa là vẽ tranh. Đó là sự sắp xếp (bố cục) các hình
khối, đường nét, màu sắc, kết cấu v.v... trên bề mặt hai chiều (giấy hoặc vải) để tạo ra
một hình ảnh mang tính thẩm mỹ sử dụng cọ bút và màu vẽ. Người thực hiện công việc
này là họa sĩ; một tác phẩm hội họa/tranh vẽ chủ yếu bày tỏ ý tưởng, cảm xúc, thị yếu về
cái đẹp dựa trên kĩ thuật vẽ tranh của họa sĩ. Ba thể loại hội họa thường thấy là chân
dung, phong cảnh và tĩnh vật.

Chương II: Tìm hiểu về triết học trong hội họa.


1.Vài nét về cuộc đời của họa sỹ Nguyễn Đại Giang.

Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông học Cao đẳng Mỹ thuật Công
nghiệp Hà Nội, sau đó tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Liên Xô năm 1974.
Hiện nay ông sống tại Mỹ, làm nghề cơ khí nhưng không ngừng niềm say mê hội họa của
mình.

7
Suốt từ 1993 đến nay, ông luôn có các triển lãm cá nhân cũng như triển lãm nhóm
tại Mỹ, Thụy Ðiển, Anh, Tây Ban Nha. Năm 2009, ông có triển lãm tại Đức Minh
Gallery (thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1996, tranh của ông đoạt giải “CD Mỹ thuật Hiện
đại nhất” (The Best Contemporary Art CD Rom), tại New York.

Những mốc thời gian đáng nhớ trong hoạt động mỹ thuật của Nguyễn Đại Giang
với Upsidedownism:

Năm 2009 – giải thưởng Fall Expo 2009, Infinitive Art Gallery, Seatle, WA (Mỹ),
tranh Upsidedown được đưa vào sách Creative Genius, tủ sách Master of today, London,

Năm 2006: Triển lãm tại Energy Gallery(Canada), từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 1
tháng 11.

Năm 2005: 24 tháng 9, chân dung của Dalai Lama (được vẽ bởi họa sĩ Nguyễn Đại
Giang với Nghệ thuật Upsidedown được cung cấp cho Datlai Latma tại Trung tâm
Manhattan (New York).

Năm 2004: Liên hoan nghệ thuật quốc tế tại London.

Năm 2003: Triển lãm tại Amsterdam Whitney International Fine Art, ở New York,
tháng 9.

Năm 2001: Giành giải thưởng Bộ sưu tập nghệ thuật di động " Who's who in the
West".

Năm 2000 nghệ sĩ và nhà thiết kế xuất sắc của thế kỷ 20.

Từ năm 1999: Đại Giang Nguyễn được coi là một nghệ sĩ xuất sắc và đã được
IBC công nhận tại Cambridge, Anh.
8
Năm 1999: Là nghệ sĩ được chọn cho cuốn sách "Who's who in the world 2000-
2001".

Năm 1998 – tiểu sử được đưa vào sách Who’s who in the world.

Năm 1997: Thắng cuộc Cuộc thi Quốc tế Nghệ sĩ Tài năng nhất, và đạt giải ba tại
Stockholm, Thụy Điển.

9
Năm 1996: Giành được Nghệ thuật đương đại hay nhất CD ROM- Bộ sưu tập
Juried 1996 tại New York.
Năm 1994: Thắng giải thưởng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Washington.
Tư tưởng của ông gắn liền với tư tưởng triết học phương Đông. Với tư tưởng tất cả
vì tình yêu quê Hương đất nước, tất cả đam mê và cống hiến của ông đều không ngoài
mục đích đưa văn hóa Việt Nam gần hơn với bạn bè thế giới. Nói như vậy để thấy tư
tưởng triết học phương Đông hoa văn dân tộc đã được thể hiện một cách hết sức tinh tế
bởi ông, họa sĩ đã tiếp tục khai thác, sử dụng để lồng ghép các tư tưởng đó trong những
sáng tác của mình. Ông là người có sức ảnh hưởng lớn đến tư duy triết học trong tranh
“đảo ngược”, một con người mang đậm nét riêng của bản thân và sự tư duy theo phương
Đông. Hình thành nên lối tư duy phương Đông lồng ghép trong các bức tranh “đảo
ngược” độc đáo, mang tính triết học và nghệ thuật cao.
2.Tư tưởng Phương Đông và tính triết học trong tranh “Đảo Ngược”.

Khi Upsidedownism ra đời nó đã giải quyết được vấn đề bế tắc của cả một thời kỳ
dài khi nền hội họa thế giới vẫn đang xoay chuyển, oằn mình và chưa có những trường
phái mới được công nhận. Năm 1996 ba năm sau kể từ khi những ý tưởng đầu tiên về đảo
ngược được phác thảo, đảo ngược của họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã được viện bản quyền
Mỹ công nhận. Đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của ông với nghệ thuật.

Với tư tưởng tất cả vì tình yêu quê hương đất nước, tất cả đam mê và cống hiến của
ông đều không ngoài mục đích đưa văn hóa Việt Nam gần hơn với bạn bè thế giới. Liên
hệ với các tư liệu hình vẽ cổ trên bãi đá Sa Pa cũng như tranh vẽ cổ ở đồng bằng sông
cửu long thế kỷ 17, hay trên mặt trống đồng, đàn chim Lạc bay ngược chiều kim đồng hồ,
các họa tiết chạy tròn khi đứng đối diện sẽ thấy ngược… đó chính là những nét cơ bản
mà họa sĩ đã nghiên cứu, tìm hiểu để biết cách vận dụng những tinh hoa dân tộc vào
trong tranh của mình. Nói như vậy để thấy tư tưởng triết học phương Đông và tính triết
học trong họa tiết, hoa văn dân tộc đã được thể hiện một cách hết sức tinh tế bởi cha ông
ta, và ngày nay họa sĩ đã tiếp tục khai thác, sử dụng để lồng ghép các tư tưởng đó trong
những sáng tác của mình.

10
NGUYỄN ĐẠI GIANG – Chơi tam cúc. 2009. Sơn dầu

Ngoài ra tranh đảo ngược còn thể hiện tư tưởng của sự tự do sáng tạo, phá bỏ những
quy tắc, dám thay đổi và chấp nhận thay đổi dựa trên hiện thực hiện hữu. Sự bao dung,
tính thiền và tư tưởng phật giáo cũng được vận dụng đầy tinh tế. Tranh của Nguyễn Đại
Giang luôn tươi sáng, mộng mơ, dí dỏm và hướng thiện, bản chất con người luôn có lòng
trắc ẩn, sự toan tính, mưu cầu cái đẹp. Đối với nhiều người nếu lần đầu xem tranh đảo
ngược sẽ có nhiều cảm xúc hoặc thích thú, khoái chí, có thể là sợ hãi, sốc, lùi ra xa, thậm
chí là giận dữ bỏ đi… tuy nhiên đó là cảm xúc thật của mỗi con người khác nhau khi
đứng trước các tác phẩm thuộc đảo ngược.

11
Tại sao chúng ta thấy tính thiện và sự bao dung trong những bức tranh đảo ngược
tĩnh lặng và trầm tư. Thường ngày chúng ta có câu “Bệnh từ miệng mà vào, Họa từ
miệng mà ra” ý nói bệnh do ăn uống, do thực phẩm, do thói quen mà vào, họa do miệng
nói mà ra, nhìn từ góc độ cơ thể học thì miệng nằm gần cằm và dưới mũi, nhưng đảo
ngược lại đặt miệng lên trán hay những vị trí khác, vì sao? Lại có câu uốn lưỡi bảy lần
trước khi nói, hay vắt tay lên trán mà nghĩ… thì với việc hoán đổi vị trí miệng lên trên
trán ý nghĩ sâu xa của họa sĩ với thông điệp đặt miệng gần với não để tư duy thấu đáo, để
làm việc cẩn trọng và bớt bệnh, bớt họa. Lại đến cái mũi, thực tế mũi người hướng xuống
dưới, nhưng với đảo ngược lại vẽ hướng lên trên, để làm gì, để có thể hít thở không khí từ
trên cao, hưởng thụ tinh hoa của trời đất. Hay đôi mắt như tưởng mình ở trên cao nhìn
mọi việc thấu đáo, tự coi mình cao ngạo, họa sĩ lại đặt xuống dưới để anh bớt ngạo mạn,
nhìn mọi vật bình đẳng hơn. Tại sao phần thân không đặt dưới phần đầu mà lại đặt ngang,
đi theo chiều Đông sang Tây hoặc ngược lại… bản thân họa sĩ giải thích, khi vẽ nếu
thông thường bố cục dọc chủ thể trong tranh như đứng đối diện người xem, nhưng khi đặt
ngang họa sĩ đã bay vào trong tranh và tự do trong không gian đó chứ không phải chỉ
đứng đối diện với nhân vật trong tranh.

12
NGUYỄN ĐẠI GIANG – Buổi chiều vàng

Liên hệ rộng ra chúng ta thấy rằng mọi thứ đang bị đảo lộn thật không thể chấp
nhận được, mọi thứ đều trở thành vô lý. Trong phật giáo biểu tượng sắc sắc, không không
là đang nói đến tính không, người tu đạo vẫn còn ngu muội cố chấp thì không thành
chính quả. Nói đến đây ta càng thấy sự sâu sắc và tính bao dung trong tư tưởng của
Upsidedownism. Họa sĩ đã dám vứt bỏ cái cũ, cố hữu của bản tính con người, sự thuận
của mắt để đưa ra một cái nhìn mới dựa vào thực tế để thay đổi mà không làm mất đi bản
chất của một thực thể. Sự tự do này đã khơi dậy sự sáng tạo vô cùng, mở rộng ra chiều
sâu của tâm hồn mà theo Thượng tọa Thích Trí Hoằng chùa Pháp Nguyên ở bang Texas
gọi đó là chiều kích tâm linh.

13
Tranh Phat Giáo Dao Nguoc 5( Tranh: Cõi Phật A Di Đà)

Triết học Vô Ngã và Vô Thường của Phật Giáo đã ảnh hưởng mạnh trong những
bức tranh Phật của Nguyễn Đại Giang. Triết lý Vô Ngã chủ trương không có một cái Ngã
thường hữu, không chấp vào một hình thể cố định. Từ triết lý này, họa sĩ đã tự do đảo
ngược thứ tự của cơ thể con người cũng như sự vật. Con mắt không cần ở vị trí phía trên
và miệng không cần ở vị trí phía dưới; đầu không cần ở trên cổ; và tay chân không nhất
thiết ở vị trí cố định. Sự tự do này đã mở ra một chân trời mới để họa sĩ diễn tả chiều sâu
của tâm hồn, chiều kích tâm linh. Triết lý Vô Thường chủ trương mọi vật thay đổi không
ngừng, những mâu thuẩn có mặt cùng lúc trong mọi sự vật. Trong hạnh phúc có mặt của
đau khổ và trong đau khổ có mầm mống của hạnh phúc. Họa sĩ đã đưa triết lý này vào
trong tranh để diễn tả những mâu thuẩn của cuộc sống.

14
Trong thời gian gần đây, Tư tưởng phương Đông còn thể hiện ngày càng mạnh mẽ
hơn sáng tạo trong Upsidedownism đã trở thành “Super Upsidedownis”, Siêu đảo ngược
bất hủ. Trước đây Upsidedownism mới chỉ vẽ với hai chiều Đông – Tây, nhưng cho đến
nay điều đó đã trở thành quá khứ, Upsidedownism đã vẽ với không chỉ hai chiều mà vẽ
với bốn phương, tám hướng, vẽ để đi vào trái tim của người thưởng ngoạn. Nếu phương
Tây có nhà thờ và tiếng chuông ngân vang thì phương Đông có đạo Phật với tiếng
chuông ngân vọng.Tiếng chuông của phương Tây với tháp chuông rất cao và khi đánh thì
tiếng chuông dội xuống đỉnh đầu, theo phương đứng. Phương Đông thì khi đánh chuông
cách đánh theo phương ngang, có thể dùng dùi, dùng búa nhưng tiếng chuông đánh
ngang sẽ vang xa hơn, rộng hơn và dễ đi vào trái tim mọi người hơn. Đó là triết lý mà
Upsidedownism đề cập đến. Ngoài ra nếu xét về mặt tự nhiên trái đất có bốn hướng,
Đông, Bắc, Tây, Nam. Phía Bắc thì có Bắc cực, Phía Nam có Nam cực, chỉ có phía Đông
sang Tây là mênh mông, rộng lớn, cây mọc theo chiều thẳng đứng cũng chỉ có tầm, núi
cao đến mấy cũng không vượt được mây, chỉ có chiều dài là vạn trượng, như dãy Trường
Sơn, như biển Đông hay Thái Bình Dương mênh mông.

Như vậy qua những phân tích trên ta có thể thấy trong tranh Upsidedownism mang
nặng Triết lý phương Đông, đề cao dân tộc tính, hướng thiện và luôn lạc quan.

15
C. Kết luận
Triết học phương Đông kế thừa các truyền thống lớn bắt nguồn từ hoặc đã phổ biến tại
Ấn Độ và Trung Quốc cổ. Các nhà triết học phương Đông chính yếu gồm Kapila,
Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni, Akshapada Gotama, Nagarjuna, Khổng Tử, Lão Tử,
Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti,
Sankara, Ramanuja,...

Trong thời gian gần đây, tư tưởng phương Đông còn thể hiện ngày càng mạnh mẽ hơn
sáng tạo trong Upsidedownism Siêu Đảo Ngược bất hủ. Trước đây Upsidedownism mới
chỉ về với hai chiều Đông Tây, nhưng cho đến nay điều đó đã trở thành quá khứ.

Các sự vật được đảo ngược trong tranh dạy con người ta cách sống nhìn mọi thứ theo
cái nhìn khác đi, sẽ thấy cuộc sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

"Lý luận của "Upsidedownism" là vạn vật thay đổi, cái khởi đầu và tận cùng giống nhau.
Trong tranh đảo ngược có sự thay đổi rất lớn ở vị trí mắt, mũi, miệng, tay chân, đằng
trước ra đằng sau, cái bên ngoài thành cái bên trong, cái bên trong ra cái bên ngoài, cái
trên biến thành cái dưới, cái to biến thành cái nhỏ…

Trong đó có tư tưởng của hoạ sĩ Lê Đại Giang gắn liền với tư tưởng triết học phương
Đông. Với tư tưởng tất cả vì tình yêu quê Hương đất nước, tất cả đam mê và cống hiến
của ông đều không ngoài mục đích đưa văn hóa Việt Nam gần hơn với bạn bè thế giới.
Nói như vậy để thấy tư tưởng triết học phương Đông hoa văn dân tộc đã được thể hiện
một cách hết sức tinh tế bởi ông, họa sĩ đã tiếp tục khai thác, sử dụng để lồng ghép các tư
tưởng đó trong những sáng tác của mình. Ông là người có sức ảnh hưởng lớn đến tư duy
triết học trong tranh “đảo ngược”, một con người mang đậm nét riêng của bản thân và sự
tư duy theo phương Đông. Hình thành nên lối tư duy phương Đông lồng ghép trong các
bức tranh “đảo ngược” độc đáo, mang tính triết học và nghệ thuật cao.
16
D. Tài liệu tham khảo.
(1) Họa sĩ Việt Nam wordpress: “ Tiểu sử Nguyễn Đại Giang”.

(2) Tạp chí mỹ thuật: “Tư tưởng phương Đông và tính triết học trong tranh đảo ngược”
24/12/2018.

17

You might also like