Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á


KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: Mạng Máy Tính

TÊN BÀI TẬP LỚN: Chủ đề 15: Xây dựng Server cấp phát địa chỉ IP động
(DHCP) – 2 bít

Sinh viên thực hiện Lớp Khóa


Nguyễn Trọng
Quỳnh
Đỗ Tuấn Anh
DCCNTT12.10.3 12
Nguyễn Thế Bảo
Nguyễn Hoàng Nam
Phạm Đức Thắng

Bắc Ninh, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: Mạng Máy Tính

Nhóm: 10

TÊN (BÀI TẬP LỚN): : Chủ đề 15: Xây dựng Server cấp phát địa chỉ IP động
(DHCP) – 2 bít

STT Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Điểm bằng số Điểm bằng chữ
Nguyễn Trọng 20210773
1
Quỳnh
2 Đỗ Tuấn Anh 20210827

3 Nguyễn Thế Bảo 20210850


Nguyễn Hoàng 20210836
4
Nam
5 Phạm Đức Thắng 20210796

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Mục lục
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................................5
I.DHCP là gì?..................................................................................................................................5
II. Địa chỉ IP....................................................................................................................................9
III. Subnet Mask...........................................................................................................................12
IV. Switch......................................................................................................................................13
V. Yêu cầu của đề bài...................................................................................................................15
Chương 2. XÂY DỰNG SEVER CẤP PHÁT ĐỊA CHỈ IP ĐỘNG..................................................15
I.Số subnet sau khi chia:...............................................................................................................15
II. Hệ điều hành phía máy chủ....................................................................................................16
III.Cấu Hình dịch vụ DHCP cho máy chủ để cấp phát cho các máy trạm:............................17
Chương 3 :Kết quả..............................................................................................................................26
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, thời đợi của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông tin đang bùng nổ
trên toàn Thế Giới, các công ty, các tổ chức mọc lên cngayf càng nhiều, hoạt động của các công ty
ngày càng quy mô, đòi hỏi ngày càng nhiều về trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện
đại. Từ hệ thống quản lý, vận hành sản xuất, hoạch toán kinh tế, tất cả đều phải nhờ vào công cụ là
máy tính và hệ thống mạng máy tính, mới giúp con người có thể làm việc được nhanh chóng đồng
thời giúp lưu trữ dữ liệu được lâu dài.

Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy tính là không thể thiếu
cho một công ty, cũng như một tổ chức phi kinh tế nào khác. Không những thế đối với đời sống của
chúng ta bây giờ thì việc sử dụng máy tính và mạng máy tính cũng là một điều hết sức quan trọng.
Chính vì vậy mà hệ thống mạng máy tính được nghiên cứu và ra đời. Hệ thống mạng máy tính giúp
cho chúng ta có thể thực hiện công việc hiệu quả hơn rất nhiều lần, nó giúp cho con người có thể
chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với nhau một cách dễ dàng, nó cũng giúp chúng ta lưu trữ một lượng lớn
thông tin mà rất hiếm khi mất mát hoặc hư hỏng như khi lưu bằng giấy, giúp tìm kiếm thông tin
nhanh chóng và rất nhiều ứng dụng khác chưa kể đến việc nó giúp cho con người trong hoạt động
giải trí và thư giãn..

Vậy thì làm thế nào để thiết kế một mô hình mạng máy tính đảm bảo có khoa học, dễ vận hành
cũng như dễ thay sửa một khi có sự cố xảy ra? Đó là một yêu cầu lớn đối với những người thiết kế
mô hình mạng.

Bài này gồm hai phần chính đó là phần Khái niệm cơ bản và phần Xây dựng sever ấp phát địa
chỉ ip động.
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

I.DHCP là gì?
DHCP là gì?
DHCP được viết tắt từ cụm từ Dynamic Host Configuration Protocol (có nghĩa là
Giao thức cấu hình máy chủ). DHCP có nhiệm vụ giúp quản lý nhanh, tự động và tập trung
việc phân phối địa chỉ IP bên trong một mạng. Ngoài ra DHCP còn giúp đưa thông tin đến
các thiết bị hợp lý hơn cũng như việc cấu hình subnet mask hay cổng mặc định.
Cách thức hoạt động của DHCP

Được giải thích một cách ngắn gọn nhất về cách thức hoạt động của DHCP chính là
khi một thiết bị yêu cầu địa chỉ IP từ một router thì ngay sau đó router sẽ gán một địa chỉ IP
khả dụng cho phép thiết bị đó có thể giao tiếp trên mạng.

Như ở các hộ gia đình hay các doanh nghiệp nhỏ thì router sẽ hoạt động như một máy
chủ DHCP nhưng ở các mạng lớn hơn thì DHCP như một máy chỉ ở vai trò là máy tính.

Cách thức hoạt động của DHCP còn được giải thích ở một cách khác thì khi một thiết
bị muốn kết nối với mạng thì nó sẽ gửi một yêu cầu tới máy chủ, yêu cầu này gọi là DHCP
DISCOVER. Sau khi yêu cầu này đến máy chủ DHCP thì ngay tại đó máy chủ sẽ tìm một
địa chỉ IP có thể sử dụng trên thiết bị đó tồi cung cấp cho thiết bị địa chỉ cùng với gói
DHCPOFFER

Khi nhận được IP thì thiết bị tiếp tục phản hồi lại máy chủ DHCP gói mang tên
DHCPREQUEST. Lúc này là lúc chấp nhận yêu cầu thì máy chủ sẽ gửi tin báo nhận (ACK)
để xác định thiết bị đó đã có IP, đồng thời xác định rõ thời gian sử dụng IP vừa cấp đến khi
có địa chỉ IP mới.
Những ưu và nhược điểm khi sử dụng DHCP
Ưu điểm của DHCP

Máy tính hay bất cứ thiết bị nào phải cấu hình đúng cách thì mới có thể kết nối với
mạng được. DHCP cho phép cấu hình tự động nên dễ dàng cho các thiết bị máy tính, điện
thoại, các thiết bị thông minh khác...có thể kết nối mạng nhanh.

Vì DHCP thực hiện theo kiểu gán địa chỉ IP nên sẽ không xảy ra trường hợp trùng
địa chỉ IP, vậy việc gán theo cách thủ công của IP tĩnh sẽ dễ dàng hơn và giúp hệ thống
mạng luôn hoạt động ổn định.

DHCP giúp quản lý mạng mạnh hơn vì các cài đặt mặc định và thiết lập tự động lấy
địa chỉ sẽ cho mọi thiết bị kết nối mạng đều có thể nhận được địa chỉ IP.

DHCP quản lý cả địa chỉ IP và các tham số TCP/IP trên cùng một màn hình như vậy
sẽ dễ dàng theo dõi các thông số và quản lý chúng qua các trạm.

Khi đánh tự động nhờ máy chủ DHCP giúp cho người quản lý quản lý có khoa học hơn và
không bị nhầm lẫn.

Ngoài ra người quản lý có thể thay đổi cấu hình và thông số của các địa chỉ IP giúp
việc nâng cấp cơ sở hạ tầng được dễ dàng hơn.

Một ưu điểm nữa là các thiết bị có thể di chuyển tự do từ mạng này sang mạng khác
và nhận địa chỉ IP tự động mới vì các thiết bị này có thể tự nhận IP.
Nhược điểm của DHCP

DHCP mang lại nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó cũng còn mặt hạn chế. Chẳng
hạn như việc ta không nên sử dụng địa chỉ IP động, địa chỉ IP thay đổi đối với các thiết bị cố
định và cần truy cập liên tục. Ví dụ như không nên sử dụng IP động cho các thiết bị máy in
ở các văn phòng.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi sử dụng DHCP, vẫn có một số hạn chế mà chúng ta
cần lưu ý. Không nên sử dụng địa chỉ IP động, địa chỉ IP thay đổi đối với các thiết bị cố định
và cần truy cập liên tục như máy in và file server.

Bởi DHCP sử dụng chủ yếu với các hộ gia đình hay văn phòng. Đối với các thiết bị
dùng trong văn phòng, như máy in thì việc việc gán chúng với các địa chỉ IP thay đổi không
mang tính thực tiễn. Lúc đó mỗi khi kết nối với máy tính khác thì máy in đó sẽ phải thường
xuyên cập nhật cài đặt để máy tính có thể kết nối với máy in.
Cũng giống như việc bạn điều khiến máy tính từ xa và cần có quyền truy cập thì bạn
phải có địa chỉ IP. Nếu như địa chỉ IP đó động thì những gì máy tính đã ghi lại sẽ không
chính xác được lâu. Vậy nên nếu trong trường hợp này thì bạn nên sử dụng IP tĩnh là phù
hợp hơn cả.
II. Địa chỉ IP.
1. Địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol) có nghĩa là giao thức Internet. IP là một địa
chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hiện nay đang sử dụng
để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức
Internet.
Địa chỉ IP là viết tắt của Internet Protocol

2. Địa chỉ IP dùng để làm gì?


Địa chỉ IP cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, giúp các
thiết bị trên mạng Internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau.

Ví dụ, nếu gửi một kiện hàng cho bạn bè ở nơi khác, bạn cần phải biết địa chỉ
chính xác để gửi đến. Lúc này, bạn cần phải ghi địa chỉ cụ thể bằng cách tra cứu trong
danh sách địa chỉ mà bạn có.

Quy trình gửi dữ liệu qua mạng cũng tương tự như như ví dụ trên. Tuy nhiên, thay
vì sử dụng danh sách địa chỉ để tìm địa chỉ, máy tính sẽ sử dụng các máy chủ DNS tìm
kiếm một tên máy để tìm địa chỉ IP của nó. Ví dụ, khi nhập một trang web vào trình
duyệt, như abc.com yêu cầu tải trang này được gửi đến các máy chủ DNS tìm kiếm tên
máy chủ (abc.com) để tìm địa chỉ IP tương ứng của nó. Nếu không có địa chỉ IP đính
kèm, máy tính sẽ không có “đầu mối” để tìm kiếm.

Địa chỉ IP cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng

3. Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP


Ưu điểm

- IP là giao thức kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị mạng qua Internet.
- IP giúp truy cập Internet dễ dàng hơn.

- Địa chỉ IP giúp người dùng có thể quản lý hệ thống mạng đơn giản và chặt chẽ.

- IP ra đời là một sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ mạng.

Nhược điểm

- Thông tin cá nhân dễ dàng bị khai thác nếu chẳng may bi ai đó xâm nhập và phá hoại.

- Hoạt động truy cập của người dùng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP.

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP

4. Các loại địa chỉ IP


Địa chỉ IP công cộng
Địa chỉ IP công cộng (hay còn gọi là IP Public) là địa chỉ mà nhà cung cấp dịch vụ
Internet sử dụng để chuyển đi các yêu cầu Internet đến một gia đình hoặc tổ chức cụ
thể. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay tổ chức sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết
nối Internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập mạng hay liên lạc trực tiếp
với máy tính của người dùng khác.
Địa chỉ IP cá nhân
Địa chỉ IP cá nhân (hay còn gọi là IP Private) là địa chỉ riêng sử dụng trong nội
bộ mạng Lan như mạng gia đình, nhà trường, công ty. Khác với IP Public, IP
Private không thể kết nối với mạng Internet mà chỉ có các thiết bị trong mạng mới có
thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến router. Địa chỉ IP riêng được bộ định
tuyến gán tự động hoặc bạn có thể tự thiết lập lại theo cách thủ công.
Địa chỉ IP tĩnh
IP Static (hay còn gọi là IP tĩnh), đây là địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người
hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt
một địa chỉ IP. Thông thường IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với một mục đích riêng
như máy chủ web, mail,… để nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn các
quá trình đó.
Địa chỉ IP động
Địa chỉ IP động (hay còn gọi là IP Dynamic) có nghĩa là địa chỉ IP của máy tính có thể
thay đổi. Nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thông
thường chỉ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên
kết nối sẽ được đổi thành các IP khác. Hành động cấp IP động của các ISP nhằm tiết
kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào
mạng Internet thì nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người sử dụng khác.

III. Subnet Mask


Subnet mask là một số dạng 32 bit được tạo bằng cách đặt tất cả các host bit thành số
0 và đặt tất cả các network bit thành các số 1. Bằng cách này, subnet mask phân tách địa chỉ
IP thành địa chỉ mạng và địa chỉ host.
Địa chỉ “255” luôn được gán cho địa chỉ broadcast và địa chỉ “0” luôn được gán cho
địa chỉ mạng. Chúng không thể được chỉ định cho các host, vì chúng được dành riêng cho
những mục đích đặc biệt này.
Địa chỉ IP, subnet mask và gateway hoặc router bao gồm cấu trúc cơ bản — Giao
thức Internet — mà hầu hết các mạng sử dụng để tạo điều kiện giao tiếp giữa các thiết bị.
Khi các tổ chức cần thêm subnetworking, subnetting sẽ chia phần tử host của địa chỉ
IP thành một subnet. Mục tiêu của subnet mask chỉ đơn giản là để kích hoạt quá trình
subnetting. Từ “mask” được áp dụng vì subnet mask về cơ bản sử dụng số dạng 32bit của
chính nó để che địa chỉ IP.
IV. Switch
Một switch, trong bối cảnh của mạng là một thiết bị tốc độ cao nhận các gói dữ liệu
đến và chuyển hướng chúng đến đích của chúng trên mạng cục bộ (LAN). Vậy thiết bị
switch thông thường nằm ở tầng nào của mô hình OSI? Một chuyển mạch LAN hoạt động ở
tầng liên kết dữ liệu (Lớp 2) hoặc lớp mạng của mô hình OSI và, vì vậy nó có thể hỗ trợ tất
cả các loại giao thức gói.
Về cơ bản, thiết bị chuyển mạch switch là cảnh sát giao thông của một mạng cục bộ
đơn giản. Vậy switch được sử dụng khi nào?
Một switch trong mạng LAN dựa trên Ethernet đọc các gói dữ liệu TCP/IP đến chứa
thông tin đích khi chúng truyền vào một hoặc nhiều cổng đầu vào. Thông tin đích trong các
gói được sử dụng để xác định cổng đầu ra nào sẽ được sử dụng để gửi dữ liệu đến đích dự
định của nó.
Các switch tương tự với các hub, chỉ thông minh hơn. Một hub đơn giản kết nối tất
cả các nút trên mạng – giao tiếp cơ bản theo cách bất tiện với bất kỳ thiết bị nào cố gắng liên
lạc bất cứ lúc nào, dẫn đến nhiều xung đột. Mặt khác, một Switch tạo ra một đường hầm
điện tử giữa các cổng nguồn và đích cho một giây mà không có lưu lượng truy cập nào khác
có thể nhập vào. Điều này dẫn đến việc giao tiếp mà không có xung đột.
Các switch cũng tương tự như các router, nhưng một router có khả năng bổ sung để
chuyển tiếp các gói giữa các mạng khác nhau, trong khi một switch bị hạn chế đối với giao
tiếp node-to-node trên cùng một mạng.
Tác dụng và công dụng của Switch:

 Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các port của switch
 Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công (có thể đọc – ghi, nghe
– nói) cùng lúc.
 Không cần phải chia sẻ băng thông. Các port của switch sẽ quyết định băng thông
truyền đi như thế nào.
 Giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Frame sẽ được kiểm tra lỗi. Các gói tin tốt khi được nhận
sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
 Có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức ngưỡng nào đó.

Một Switch layer 2 đi kèm với các loại giao diện khác nhau như 10Mbps, 100Mbps,
1Gbps, 10Gbps… và nó cũng hỗ trợ giao tiếp full-duplex trên mỗi cổng của nó. Nó cũng tạo
điều kiện mở rộng mạng và kết nối với phần còn lại của mạng thông qua các cổng tốc độ cao
được gọi là các cổng uplink có thể được kết nối với các thiết bị chuyển mạch switch layer 2
khác hoặc các Switch layer 3 định tuyến.
Một switch hoạt động như một bộ điều khiển, cho phép các thiết bị nối mạng có thể nói
chuyện với nhau một cách hiệu quả. Thông qua chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn
lực, Switch máy tính tiết kiệm tiền của doanh nghiệp và tăng năng suất của nhân viên.
Ưu điểm của switch
 Dưới đây là ưu điểm của việc sử dụng Switch
 Nó giúp bạn giảm số lượng miền quảng bá.
 Hỗ trợ VLAN có thể giúp phân đoạn logic các cổng
 Các thiết bị chuyển mạch có thể sử dụng bảng CAM để ánh xạ Cổng đến MAC
Lợi ích hoặc lợi thế của thiết bị chuyển mạch switch
 Sau đây là những lợi ích hoặc ưu điểm của Thiết bị chuyển mạch :
 Chúng tăng băng thông khả dụng của mạng.
 Chúng giúp giảm khối lượng công việc trên các PC chủ riêng lẻ.
 Chúng làm tăng hiệu suất của mạng.
 Mạng sử dụng thiết bị chuyển mạch sẽ ít xung đột khung hơn. Điều này là do thực tế
là các thiết bị chuyển mạch tạo ra các miền xung đột cho mỗi kết nối.
 Các bộ chuyển mạch switch có thể được kết nối trực tiếp với máy trạm.
Nhược điểm của switch
 Sau đây là những nhược điểm của thiết bị chuyển mạch :
 Chúng đắt hơn so với cầu nối mạng.
 Các vấn đề về kết nối mạng rất khó được theo dõi thông qua bộ chuyển mạch mạng.
 Giao thông truyền hình có thể rắc rối.
 Nếu các thiết bị chuyển mạch đang ở chế độ không hoạt động, chúng rất dễ bị tấn
công bảo mật, ví dụ như giả mạo địa chỉ IP hoặc bắt giữ các khung ethernet.
 Thiết kế và cấu hình cao cấp là cần thiết để xử lý các gói đa phương.
 Mặc dù hạn chế phát sóng nhưng chúng không tốt bằng bộ định tuyến.
 Không tốt như một bộ định tuyến để hạn chế Phát sóng
 Giao tiếp giữa các VLAN yêu cầu định tuyến giữa các VLAN, nhưng ngày nay, có
rất nhiều thiết bị chuyển mạch Đa lớp có sẵn trên thị trường.
 Xử lý các gói Multicast đòi hỏi khá nhiều cấu hình và thiết kế phù hợp.
 Giảm số lượng miền quảng bá

V. Yêu cầu của đề bài


Chủ đề 15: Xây dựng Server cấp phát địa chỉ IP động ( DHCP):
Cho dải mạng có địa chỉ 192.168.0.0/24.
- Hãy mượn 2 bít ở phần host để chia dải mạng trên thành các
Subnet.
- Sử dụng một trong các Subnet đã chia ở trên để xây dựng hệ thống
mạng LAN đơn giản(không sử dụng route, switch thông minh)
theo mô hình máy trạm/máy chủ, cài đặt và cấu hình dịch vụ
DHCP cho máy chủ để cấp phát IP động cho các máy trạm.
- Yêu cầu:
1. Liệt kê các subnet sau khi chia?
2. Cài đặt Hệ điều hành phía máy chủ(Linux, Windows
Server)? Ưu và nhược điểm?
3. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP cho máy chủ để cấp phát
IP động cho các máy trạm?
4. Sử dụng subnet 3( đã chia) để làm IP cấp phát động cho các
máy trạm

Chương 2. XÂY DỰNG SEVER CẤP PHÁT ĐỊA CHỈ IP ĐỘNG


I.Số subnet sau khi chia:
- Số bit mượn: n = 2 => Số bit host m = 6
- Số Subnet 22 = 4
- Số Host =26 – 2 = 62
- Bước nhảy của mỗi Subnet = 28 -2 = 64
- Địa chỉ broadcast tính bằng cách đổi toàn bộ số 0 của phần host thành số 1.
Subnet 1 Subnet 2 Subnet 3 Subnet 4
Địa chỉ 192.168.0.0/26 192.168.0.64/26 192.168.0.128/26 192.168.0.192/26
mạng
Địa chỉ 192.168.0.1 192.168.0.65 192.168.0.129 192.168.0.193
host đầu
Địa chỉ 192.168.0.62 192.168.0.126 192.168.0.130 192.168.0.254
Host cuối
Địa chỉ 192.168.0.63 192.168.0.127 192.168.0.191 192.168.0.255
broadcast

II. Hệ điều hành phía máy chủ


Về phía máy chủ chúng em dùng máy chủ hệ điều hành Windows Server 2016 được
cài đặt ở Phần mềm tạo ra máy ảo VMWare Workstation
Ưu Điểm và Nhược Điểm:
Ưu điểm của hệ điều hành windows
- Hệ điều hành Windows rất phổ biến và có khả năng tương thích cao: Vốn là một nền
tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết
các nhà sản xuất đều đầu tư xây dựng phần mềm cũng như sản xuất phần cứng hỗ trợ cho hệ
điều hành Windows.
- Dễ sử dụng: Dù cho ra đời nhiều phiên bản nhưng các phiên bản sau luôn có tính kế
thừa các phiên bản tiền nhiệm, nên người dùng dễ làm quen khi sử dụng lần đầu.
- Bảo mật: Nếu so về khả năng bảo mật toàn diện thì Windows vẫn chưa được đánh
giá cao bằng các hệ điều hành Linux, Mac OS. Tuy nhiên, nhà phát triển Microsoft luôn có
những gói nâng cấp và miễn phí cập nhật, nhằm có thể vá các lỗ hỏng bảo mật. Điều này
giúp đảm bảo tính ổn định tối ưu cho thiết bị.
- Phong phú ứng dụng: Bởi hầu hết các ứng dụng đều viết dựa trên nền tảng tương
thích với hệ điều hành Windows, nên ứng dụng của nó phong phú hơn so với các hệ điều
hành khác.
- Hỗ trợ màn hình cảm ứng: Mặc dù hệ điều hành Windows 7 có hỗ trợ cảm ứng
nhưng phải đến phiên bản Windows 8 trở lên thì nó mới hoàn thiện, và hỗ trợ tốt cho những
thiết bị có màn hình cảm ứng.
- Hỗ trợ phần lớn các game trên thế giới: Vì lượng người dùng Windows quá lớn nên
hầu hết các nhà phát triển game đều xây dựng trò chơi tương thích với hệ điều hành này.
Nhược điểm:
- Là mục tiêu của tin tặc, hacker
- Số lượng người dùng lớn cũng giống như con dao hai lưỡi. Nó vừa là thị trường thu
hút các nhà phát triển ứng dụng, phần mềm; vừa là mục tiêu chính của hacker. Vì vậy, phần
lớn virus, phần mềm mã độc hay gián điệp đều được viết để có thể dễ dàng hoạt động
trên hệ điều hành Windows.
- Nhiều bản Windows lậu
- Sử dụng các bản Windows lậu cũng là một trong những hình thức dễ bị mã độc xâm
nhập máy tính.
III.Cấu Hình dịch vụ DHCP cho máy chủ để cấp phát cho các máy
trạm:
Bước 1:
- Nhấn chuột phải vào biểu tượng máy tính chọn Open Network and Sharing Center
- Chọn Ethenet
-Chọn Properties

- Chọn Internet protocol version 4


- Nhập địa chỉ máy chủ
IP address: 192.168.0.1
Subnet mask: Tự động
Defaut gateway: 192.168.0.1
DNS sever: 192.168.0.1

- Nhấn ok
Bước 2:
- Mở Sever Manager lên.

- Chọn Tools

- Bấm chọn DHCP


- Chọn Ipv4
- Chuột phải vào Ipv4 chọn New Scope

- Đặt tên cho Scope


- Tiếp theo chúng ta cần nhập dãy địa chỉ bắt đầu và kết thúc
Dạy địa chỉ bắt đầu: 192.168.0.129
Dãy địa chỉ kết thúc: 192.168.0.130

- Dãy địa chỉ muốn ngoại lệ. Ví dụ muốn đặt là làm địa chỉ của máy in,…
- Thời gian để địa chỉ còn dùng được.

- Cứ Next đến khi hiện Router thì nhập địa chỉ Defaut Gateway ban đầu nhập.
Defaut Gateway: 192.168.0.1 xong nhấn Add.
- Cứ nhân next đến hết.

Bước 3:
- Sang máy chúng t muốn làm máy trạm gõ ipconfig /all
- Tương tự với máy tiếp theo

- Về phía máy chủ


Chương 3 :Kết quả
Phía máy chủ:

Phía máy chạm:


Phía máy chạm:
Tài Liệu Tham khảo
DHCP:
https://www.totolink.vn/article/111-dhcp-la-gi-tim-hieu-ve-dhcp.html
Địa chỉ IP:
https://www.thegioididong.com/hoi-dap/cach-xem-dia-chi-ip-cua-dien-thoai-android-iphone-don-
gian-1315253 - hmenuid1
Ưu nhược điểm của hệ điều hành:
https://hostingviet.vn/he-dieu-hanh-windows

You might also like