Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


NGÀNH TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC:KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: ĐỀ TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Tuấn


Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Thu
Lớp: FB012 MSSV:31221025764
Phòng học:B2-208 Buổi: Chiều t4

TP.HCM, ngày 4 tháng 1 năm 2023


Mục lục

1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích
kinh tế ......................................................................................................................................1
1.1 Lợi ích kinh tế .................................................................................................................1
1.2 Vai trò lợi ích kinh tế ......................................................................................................1
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.......................................................1

2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua..................................................2

3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay. .......................................................................3
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích
kinh tế
1.1 Lợi ích kinh tế
-Khái niệm: Để tồn tại và phát triển thì con người cần được thoả mãn các nhu cầu vật chất
cũng như nhu cầu tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của
mình có thể là lợi ích vật chất, có thể là lợi ích tinh thần có thể tùy bối cảnh mà quyết định
lợi ích vật chất hay là tinh thần
Ví dụ: Trong thời kì nạn đói 1945 thì con người cần nhu cầu về lương thực thực phẩm
nhưng ngược lại nền kinh tế ổn định và phát triển thì nhu cầu về tinh thần được chú trọng
hơn như nhu cầu về làm đẹp có thể thấy lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định thúc đẩy các
hoạt động kinh tế khác.
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của
con người.
Ví dụ: đánh bắt cá thì lợi ích kinh tế là hải sản mà ngư dân đánh bắt được
- Lợi ích kinh tế biểu hiện ở lợi nhuận tiền lương, tiền thu nhập, lợi tức
- Lợi ích kinh tế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
1.2 Vai trò lợi ích kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong phú và đa
dạng. Các hoạt động kinh tế này đều hướng tới lợi ích đôi bên . Như vậy, có thể khái quát
vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh:
- Thứ nhất lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế- xã hội
Ví dụ như sinh viên ra trường bắt đầu đi làm đều thôi thúc các bạn đi làm tích cực hay
không đều do tiền lương quyết định. Mức thu nhập càng cao thì mức độ thõa mãn nhu cầu
vật chất tinh thần mạnh mẽ. Vì vậy, mọi chủ thề kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu
nhập của mình. Thu nhập càng cao sinh viên sẽ có một tinh thần thoải mái tạo ra được nhiều
chất xám hơn, sáng tạo trong công việc, nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu thị yếu của
khách hàng giúp cho nền kinh tế tăng trưởng bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội.
- Thứ hai lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuộc vào địa vị của con
người trong hệ thống quan hệ sản xuất. Lợi ích kinh tế còn được thực hiện để tạo điều kiện
cho vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích kinh tế chính trị lợi ích kinh tế xã hội, lợi
ích văn hóa của các chủ thể. Như vậy mọi vận động của lịch sử dù dưới hình thức nào đều
hướng tới lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế.
Tóm lại, khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới
thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không
chính đáng, không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế -
xã hội.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
-Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Là phương thức và nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa
dịch vụ mà điều này phụ thuộc đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trình độ phát
triển càng cao thì nhu cầu thỏa mãn càng nhiều.
Ví dụ: Các trang mạng xã hội, những máy móc hiện đại đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong
quá trình sản xuất của con người.
-Địa vị chủ thể trong hệ thống quan hệ xã hội sản xuất
Quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò
của mỗi con người mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội. Vì

1
vậy không có lợi ích kiinh tế nằm ngoài quan hệ sản xuất mà nó là sản phẩm của quan hệ
sản xuất và trao đổi
-Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
Sự can thiệt của Nhà nước là yếu tố khách quan. Chính sách phân phối thu nhập sẽ làm thay
đổi thu nhập và các lợi ích kinh tế. Khi thu nhập càng cao thì mức độ thõa mãn các nhu cầu
vật chất các dịch vụ hàng hóa càng nhiều có nghĩa là lợi ích kinh tế và lợi ích các chủ thể
cùng thay đổi
-Hội nhập kinh tế thế giới
Nền kinh tế thị trường là hội nhập. Khi hội nhập các quốc gia có thể trao đổi các hàng hóa,
dịch vụ đầu tư kinh tế lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên lợi ích của các doanh
nghiệp, các hộ gia đình sẽ giảm xuống vì các mặt hàng nội địa sẽ không cạnh tranh lại bởi
các hàng hóa nước ngoài. Vì vậy đất nước có thể phát triển kinh tế nhanh hơn nhờ vào hội
nhập kinh tế nhưng cũng có thể đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài
nguyên,…
Ví dụ: Trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia các hoạt
động của các tổ chức như ASEAN, WTO, APEC,.. để thúc đẩy xu thế hòa bình, làm giảm
các nguy cơ chiến tranh, ổn định phát triển đát nước làm cho đất nước ngày một giàu mạnh
hơn.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua
Vai trò của Nhà nước
-Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tìm kiếm lợi ích của
các chủ thể kinh tế.
Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi giữ vững nền ổn định chính trị. Môi trường càng
thuận lợi các hoạt động kinh tế càng hiệu quả và không ngừng mở rộng hơn nữa. Giữ vững
ổn định chính trị là quan trọng nhất vì chỉ có khi như vậy mới tạo ra sức hút để các nhà đầu
tư quốc tế yên tâm làm ăn. Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng tạo
lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, đầu tư xây dựng
cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.
Dẫn chứng: Trong những năm 2019-2022 đất nước ta bị ảnh hưởng bởi dịch COVID 19,
nhà nước đã đưa ra các chính sách tiền tệ, an sinh xã hội, hỗ trợ những người thất nghiệp,
xây dựng bệnh viện dã chiến để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất từ dịch
COVID 19. Hoàn trả tiền nợ cho các công ty và tạm hoãn thanh toán tiền điện nước cho các
hộ gia đình và doanh nghiệp. Đặc biệt hỗ trợ những người lao động tự do, hộ kinh doanh,..
bị chịu những tác động nặng nề này.
-Điều hòa lợi ích kinh tế giữa cá nhân- doanh nghiệp
Nhà nước cần phải có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo
đảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường do mâu thuẫn kinh tế cạnh tranh
trong kinh tế sẽ dẫn đến phân hóa giàu nghèo dẫn đến căng thẳng đấu tranh giai cấp. Nhà
nước cần có những chính sách phân phối thu nhập như thuế thu nhập cá nhân. Thuế này
dành cho các đối tượng có thu nhập cao và thuế này được nộp vào nhà nước để Nhà nước
đầu tư vào các quỹ xã hội,... Ở mỗi giai đoạn phát triển, người dân phải đạt được mức sống
tối thiểu. Nhà nước cần thực hiện hiệu quả các chính sách, tạo điều kiện và các cơ hội tiếp
cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên thoát
nghèo bền vững,..
Dẫn chứng: Nhà nước đã có những quy định về thuế thu nhập nhằm giảm khoảng cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp. Tuy ảnh hưởng bởi dịch COVID nhưng thuế thu nhập cá nhân năm

2
2022 cả nước đạt 166.733 tỉ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 138% dự tính.
Trong 10 năm qua, số thu thuế TNCN đã tăng gấp 3,6 lần, đạt mức kỷ lục vào năm 2022.
-Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã
hội.
Lợi ích kinh tế được thực hiện qua kết quả phân phối thu nhập qua tiền lương, tiền công. Trả
công theo năng lực sẽ góp phần hài hòa kinh tế. Nhà nước phải tích cực chủ động công bằng
trong thu nhập. Nhà nước cần phải chăm sóc mọi người dân và người dân phải đạt được
mức sống tối thiểu đưa ra chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích người
dân làm giàu hợp pháp vì trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp
như buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, tham nhũng,.. tồn tại khá phổ biến. Để chống lại các
hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế trước hết phải có bộ
máy nhà nước chính liêm, có cơ chế kiểm soát thu nhập nhằm chống các hình thức thu nhập
bất hợp pháp bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế .Chính sách và quy định của Nhà nước sẽ
giúp người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách
nhiệm của mình, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng. Tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức hiểu biết về phân phối thu nhập cho các chủ thể kinh tế-
xã hội.
Dẫn chứng:Việc thực hiện những chính sách xã hội góp phần làm cho cuộc sống nhân dân
được cải thiện. Đời sống của mỗi cá nhân không ngừng được nâng lên, quyền và lợi ích
chính đáng được pháp luật bảo vệ. Tuy ảnh hưởng bởi dịch nhưng đời sống nhân dân vẫn
được bảo đảm ở mức cơ bản.
-Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế
Mâu thuẫn trong nền kinh tế là khách quan nếu không được giải quyết thì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới động lực kinh tế. Như mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao
động thì người lao động sẽ đứng lên biểu tình đập phá nhà máy. Các mâu thuẫn phát sinh
cần được giải quyết kịp thời các cơ quan Nhà nước phải thường xuyên quan tâm, phát hiện
các mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp để đối phó. Nếu có mâu thuẫn xảy ra lợi
ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động cần phải có tổ chức hòa giải kịp
thời nếu không được phải có trọng tài hoặc tòa án kinh tế điều quan trọng là phải bảo đảm
hài hòa các lợi ích hai bên.
Dẫn chứng: Trong những năm 2022 lực lượng quản lí thị trường đã kiểm tra xử lí 43989 vụ
vi phạm thu nộp ngân sách nhà nước 490 tỉ đồng. Do công tác phòng chống tuyên truyền
còn kém dẫn đến có nhiều trường hợp tham nhũng. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế -xã
hội trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Những biện pháp xử lí hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở
Việt Nam
-Một là, nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích trong việc giải quyết quan hệ lợi ích,
nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Nâng cao nhận thức của các chủ thể lợi ích để các chủ thể lợi ích xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của mình trong các quan hệ lợi ích, tránh xung đột lợi ích giữa các chủ thể. Cần
nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của sự thống nhất lợi ích. Lợi ích xã
hội có thể đạt được khi mỗi cá nhân cố gắng thực hiện tốt các lợi ích chính đáng của mình
thông qua việc tích cực học tập, lao động, rèn luyện, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
Muốn thực hiện tốt các mục tiêu phát triển- xã hội cần phải quan tâm đến mọi cá nhân mọi
đối tượng.

3
-Hai là, hoàn thiện chính sách về sở hữu, phân phối và tổ chức thực hiện tốt các chính sách
trên thực tế để giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam
trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh,
có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp trong một số lĩnh vực.
-Ba là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách tiền lương, kết hợp thực hiện tốt chính sách
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Nhà nước cần thực hiện tốt chính sách như an sinh xã hội, phúc lợi xã hội trong toàn xã hội,
nhất là đối với các đối tượng còn nhiều khó khăn .Thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm
nghèo, các chính sách thực hiện nâng cao đời sống đối với những người có công với cách
mạng, đảm bảo cho họ được hưởng thụ như đời sống vật chất, y tế, giáo dục, hưởng thụ các
giá trị văn hóa - xã hội khác.
-Bốn là, thực hiện các giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn những hành
vi tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Nhà nước cần phải mạnh tay trừng phạt những hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng tài sản công, phát huy tốt trách nhiệm giải trình, thực
hiện tốt các biện pháp công khai tài chính, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức, viên chức. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm tội tham ô, tham nhũng,
lãng phí, buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng kém chất lượng... đây là những hành vi phá
hoại nghiêm trọng các quan hệ lợi ích, gây tổn hại tới cả lợi ích chủ nghĩa và các mục tiêu
của lợi ích xã hội.
-Năm là, khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình đồng thời bảo đảm lợi
ích xã hội.
Khuyến khích mỗi cá nhân tích cực vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất - kinh doanh,
lập nghiệp bằng nhiều cách nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho sự phát triển. Bằng các
biện pháp giáo dục - đào tạo, tuyên truyền, các hoạt động thực tiễn phong phú để thỏa mãn
các nhu cầu, lợi ích của bản thân, trước hết cần có sự cố gắng, rèn luyện, cần cù, vượt khó
vươn lên, tích cực lao động, đóng góp cho xã hội; đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, vi
phạm các lợi ích chính đáng của bản thân từ các chủ thể khác; loại bỏ tư tưởng tự mãn, ỷ lại;
có cái nhìn tích cực về các vấn đề của xã hội, tìm ra những cơ hội cho sự phát triển của mỗi
cá nhân.
Bên cạnh những tích cực việc giải quyết quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng có
những hạn chế nhất định là
-Một là nhân danh lợi ích xã hội để vi phạm lợi ích cá nhân đó là những hiện tượng tham ô,
tham nhũng, lãng phí, trong rất nhiều lĩnh vực của xã hội, nhất là trong sở hữu, quản lý tài
sản của Nhà nước, lĩnh vực đất đai, xây dựng.
-Hai là đề cao lợi ích cá nhân không chính đáng gây ra những tổn hại cho sự phát triển xã
hội vẫn có xu hướng phức tạp. Hiện tượng buôn lậu, trốn thuế của nhiều cá nhân, doanh
nghiệp; các hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng; thực phẩm “bẩn, lấn chiếm lòng
đường, vỉa hè, hành lang an toàn, không gian công cộng... đang làm cho lợi ích xã hội mà
Nhà nước là đại diện bị những tổn hại rất lớn
-Thứ ba, lợi ích xã hội chưa được thực hiện một cách phổ quát vẫn còn tồn tại những biểu
hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi lợi ích cá nhân chính đáng, chưa được chú ý một cách
đúng mức như khoảng cách giàu nghèo, mức sống của dân ở các vùng cao còn thấp còn
nhiều hộ gia đình còn khó khăn.

4
Tổng kết

Trong những năm vừa qua nhà nước đã đưa ra những chính sách để giúp đất nước bảo đảm
trong nền kinh tế. Tuy ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng vẫn cải thiện đời sống nhân dân một
cách bảo đảm. Hài hòa giữa các chủ thể kinh tế đầu tư xây dựng cầu cống đường xá để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Qua những phân tích trên, ta có thể thấy lợi ích kinh tế là động
lực của hoạt động kinh tế điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển của đất nước ta.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hành vi tham nhũng, mua bán trái phép ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế, nhà nước cũng đã có những chính sách, biện pháp răng đe khuyến khích mọi
người làm giàu hợp pháp.

5
Tài liệu tham khảo
- http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-giai-quyet-hai-
hoa-quan-he-giua-loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-truong-o-
viet-nam-hien-nay.html
- https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-ha-noi/kinh-te-chinh-tri/mot-
so-quan-he-loi-ich-kinh-te-co-ban-trong-nen-kinh-te-thi-
truong/19286054?fbclid=IwAR1Km58bYQI2_LfXqUbEI-
jIYhVxc_mcqxsqW90JNRYs6j1Ih6W6qR8j2J4

You might also like