Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ – NGUYỄN TUÂN


Nguyễn Tuân là một cây bút đặc biệt tài hoa. Ông đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam
nhiều kiệt tác.
I. Giới thiệu sơ lược:
Tác giả (1910 – 1987)
- Sinh ra trong một gia đình nho giáo.
- Là một cây bút đặc biệt tài hoa, uyên bác và thích chơi ngông.
- Thành công rực rỡ với thể loại tuỳ bút.
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
 Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp
Vang bóng một thời (1940):
- Tác phẩm đặc sắc tiêu biểu của Nguyễn Tuân trước CM tháng 8.
- Viết về những thú vui cầu kỳ, tao nhã, phong lưu của nho sĩ xưa.
- Nhân vật chính: những nho sĩ cuối mùa - những con người tài hoa, bất đắc chí luôn cố giữ
vẻ đẹp thiên lương, trong sáng và tự đối lập mình với xã hội phàm tục.
 Thể hiện sự nuối tiếc cái đẹp quá khứ và sự tự hào về những giá trị văn hoá của dân tộc.
Trước Cách mạng tháng 8, Nguyễn Tuân luôn đi tìm cái đẹp tài hoa, cái đẹp thời xa xưa. Ông
đã viết tiếp những trang sử cuối cùng của một lớp nhà nho cuối mùa chỉ còn vang bóng. Ta bắt
gặp những con người tài hoa với các thú chơi tao nhã như thả thơ.
3. Chữ người tử tù:
- Tên ban đầu: Dòng chữ cuối cùng (1938) – thể hiện một sự kết thúc
- Chữ người tử tù: Đặt cái đẹp bên cạnh cái xấu, cái ác nhằm thử thách chân giá trị của cái
đẹp và khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
- Tuyển in trong Vang bóng một thời (1940).
- Truyện ngắn nổi bật nhất
- Chữ - thư pháp: bộ môn nghệ thuật - một loại hình văn hoá cổ xưa - viết bằng chữ Hán – là
kết tinh tài năng, tâm huyết của người viết. Đó cũng là một trong những thú chơi tao nhã của
thi nhân xưa, uống trà, trồng hoa, ngắm trăng, viết chữ, … Chữ người tử tù là một trong
những tác phẩm đặc sắc thuộc mảng đề tài này. Đó là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện
toàn mỹ”
II. Phân tích:
1. Tình huống truyện:
a, Bối cảnh câu chuyện:
- Không gian: trại giam tỉnh Sơn Bối cảnh không gian đặc biệt: cái đẹp ra đời nơi tội ác
ngự trị
- Thời gian: những ngày còn lại của tử tù  Thời gian đặc biệt: khi con người đối mặt với cái
chết  con người có khí chất và vượt lên trên cả cái chết.
- Nhân vật: 3 nhân vật được đặt trong cuộc gặp gỡ kỳ lạ với mối quan hệ éo le, phức tạp.
 Góp phần xây dựng kịch tính cho tác phẩm.
b, Mối quan hệ giữa các nhân vật:
- Trên bình diện xã hội:
+ Huấn Cao: người tù, kẻ phiến loạn, người trực tiếp đối đầu với triều đình phong kiến.
+ Quản ngục: quan cai ngục, người nắm giữ luật pháp, người phục vụ cho triều đình
phong kiến.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

 Vị thế và hoàn cảnh đối nghịch


- Trên bình diện nghệ thuật:
+ Huấn Cao: có tài viết chữ đẹp, có tâm hướng tới một nghệ thuật hoàn mĩ.
+ Quản ngục: ngưỡng mộ cái Tài, cái Đẹp, sùng bái nét chữ của Huấn Cao.
Là những người tri âm, tri kỷ, cùng yêu quý và trân trọng những giá trị đích thực của cái
Đẹp.
 Cái đẹp có tác dụng kì diệu, nó xóa nhòa mọi khoảng cách và là cầu nối con người tiến lại
gần nhau.
c, Tình huống lựa chọn:
- Huấn Cao sau khi hiểu căn nguyên sự biệt đãi: + Giữ nguyên thái độ.
+ Thay đổi thái độ và cho chữ.
 Chọn cách ứng xử thứ hai, tô đậm vẻ đẹp nhân cách: Độ lượng, thấu hiểu giá trị của cái
đẹp.
- Quản ngục khi biết Huấn Cao được biệt giam ở nhà lao do mình quản lý:
+ Thực thi bổn phận  chà đạp cái Tài, cái Đẹp.
+ Bất chấp phép tắc, nguy hiểm biệt đãi cái Đẹp, trân trọng Huấn Cao giữ
trọn tấc lòng tri kỷ.
 Sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ cái Đẹp.
 Tình huống truyện độc đáo góp phần tô đậm vẻ đẹp nhân cách của Huấn Cao và Quản
ngục, đặt cái Đẹp trong sự thử thách nhằm khẳng định giá trị của nó, đồng thời tạo kịch tính
cho tác phẩm.
3. Hình tượng nhân vật:
a. Nhân vật Huấn Cao
- Được xây dựng từ hình mẫu của Cao Bá Quát.
* Tài hoa, nghệ sĩ.
- Nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp.
- Mong ước cháy bỏng của Quản Ngục: có chữ của Huấn Cao – xem như là báu vật ở đời.
 Giới thiệu gián tiếp kiến kì thanh bất kiến kì hình
- Qua cảnh cho chữ  Miêu tả trực tiếp
- Quan niệm nét chữ là hoài bão tung hoành của cả một đời người.
 Mẫu hình nghệ sĩ hướng tới cái đẹp Chân – thiện – mỹ.
* Người anh hùng khí phách, hiên ngang:
- Trước khi đến trại giam là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa (đứng đầu bọn phản nghịch,
ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn). Nổi tiếng về tài bẻ khoá vượt ngục (Văn võ đều
toàn tài).
- Anh hùng thất thế - ung dung, kiêu hãnh, bình thản, điềm tĩnh.
- Ngông nghênh, ngang tàng, khinh bạc, không sợ cường quyền, xem nhẹ cái chết. (Hành
động dỗ gông, thái độ khinh bạc đến điều với viên quản ngục, thản nhiên nhận rượu thịt như
một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình)
* Thiên lương trong sáng:
- Chỉ tặng chữ cho người tri âm.
- Không vì tiền bạc, cường quyền mà đánh mất giá trị của cái Đẹp
- Dồn hết tâm lực để sáng tạo ra cái Đẹp trong hoàn cảnh éo le.
- Hết lòng yêu quý và mong muốn sáng tạo, lưu truyền cái Đẹp.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

- Cảm động vì tấm lòng của viên Quản ngục, xem Quản ngục là tri kỉ, đưa ra lời khuyên chân
thành, sâu sắc.
Bao dung, độ lượng, trọng nghĩa khí và yêu quý người lương thiện.
 Nghệ sĩ chân chính.
Thống nhất giữa cái Tài và cái Tâm.
Bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách  nguồn sáng xua đi bóng tối của lao tù.
 Huấn Cao là một nhân vật lãng mạn tiến bộ, được lý tưởng hoá và là hiện thân của
Nguyễn Tuân.
b, Quản ngục
- Luôn day dứt vì đã chọn lầm nghề, sống cô đơn, không bầu bạn, không tri kỉ và là kẻ bị cầm
tù ngay trong chính hoàn cảnh sống của mình  bi kịch
- Có một tâm hồn nghệ sĩ, có sở nguyện cao đẹp: chơi chữ.
- Biết trọng người tài, đề cao nhân cách của con người. (biệt nhỡn liên tài).
- Viên Quản Ngục đã đọc vỡ nghĩa thánh hiền nên xót xa trước nghịch lý: một tài năng bị
hủy diệt. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son một cây đèn đế leo lét rọi vào một
khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”
- Có lòng dũng cảm và yêu cái đẹp đến say mê, bất chấp nguy hiểm biệt đãi Huấn Cao với
mong muốn ông Huấn đỡ cực trong nhưng ngày cuối cùng còn lại.  Quyết định nhân đức ấy
khiến con người bỗng trở nên lớn lao lạ thường, diện mạo của ông Quản vì thế cũng tươi đẹp
rạng rõ hẳn lên Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đây,
giờ chỉ còn mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
- Cũng do xót xa trước cái đẹp bị hủy diệt nên ông quyết tâm cầu xin cho kỳ được nét chữ
của Huấn Cao.
- Chân thành, cung kính lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao.
- Có thiên lương, khao khát vươn tới cái Đẹp (không sáng tạo ra cái Đẹp nhưng biết thưởng
thức và lưu giữ cái Đẹp).
 Tự do về nhân thân nhưng bị cầm tù về nhân cách.
 Cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người, không phải tất cả mọi người đều xấu, trong mỗi
con người bên cạnh phần xấu, vẫn còn có phần thiên lương, phần tốt. Và có những lúc cái đẹp
lại có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ ngay trong môi trường của cái xấu, cái ác.
 Một mảnh hồn khác của Nguyễn Tuân.
4. “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
- Lý do cho chữ: đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ.
- Thời gian: đêm cuối cùng của người tử tù ở trại giam tỉnh Sơn
- Không gian: buồng giam tử từ chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu
- Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, tạo không khí cổ xưa.
- Thủ pháp đối lập
* Hoàn cảnh địa điểm cho chữ xưa nay chưa từng có:
- Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc. - Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt
- Tấm lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ - Tường
- đầy mạng nhện
Mùi thơm ở chậu mực - Đất bừa bãi phân chuột,
phân gián …
 Cái trong sáng, cao thượng  Cái xấu xa, tàn bạo
 Thiên lương  Sự dã man của nhà tù.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

 Cảnh cho chữ, cho cái Đẹp lại diễn ra trong buồng giam nhơ bẩn, tối tăm, chật
chội.(Cái đẹp được sáng tạo ở chốn nhơ bẩn, thiên lương cao cả lại xuất hiện trong môi
trường tội ác)
* Tư thế của người cho chữ và nhận chữ xưa nay chưa từng có:
Huấn Cao Quản ngục
- Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đậm tô nét chữ - Khúm núm
- Đỡ viên Quản ngục đứng dậy - Cảm động rơi nước mắt

Tù nhân >< Ngục quan


người ban phát cái đẹp >< người lưu giữ cái đẹp
răn dạy ngục quan >< vái lạy tù nhân.
 Trật tự kỷ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn, người tù được tôn kính, sùng bái.
- Người tù toả sáng như một huyền thoại, dồn hết tâm lực vào nét chữ, nhà tù không thể
“giam cầm” khát vọng và tinh thần sáng tạo cái Đẹp. Người tù - người tự do, sống hết mình vì
cái Đẹp.
* Ý nghĩa của cảnh cho chữ:
- Khẳng định sự vươn lên, sự thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối.
- Cái Đẹp chiến thắng cái ác, cái xấu.
- Cái Đẹp có thể nảy sinh trong hoàn cảnh tối tăm, chật chội, nơi tội ác ngự trị nhưng không
thể sống chung với cái ác. Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái tốt.
* Ý nghĩa của lời khuyên:
- Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương, thiên lương là gốc của cái đẹp, là lối sống văn hoá.
- Viên Quản ngục: cúi mình  tôn vinh giá trị nhân cách (không cúi đầu trước cái xấu, cái ác
mà là cái tốt, cái đẹp)
 Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá con người  Thể hiện niềm tin sâu sắc vào giá trị của bản
tính tự nhiên của con người.
5. Nghệ thuật:
- Dùng nhiều từ Hán Việt, từ cổ  Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm.
- Bút pháp tạo hình đặc sắc: cảnh cho chữ
- Tình huống truyện độc đáo, đặt các nhân vật trong hoàn cảnh gặp gỡ hết sức éo le để từ đó
tô đậm kịch tính của tác phẩm và bộc lộ quan điểm duy mĩ của nhà văn.
- Khắc hoạ nội tâm và tính cách nhân vật tinh tế, tài tình.
- Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo.
- Thủ pháp tương phản, đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái cao cả - cái thấp hèn, cái thiện – cái
ác, cái đẹp – cái xấu, …).
 Nét hiện đại.
 Thế giới nghệ thuật đầy ấn tượng, phục chế cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại.
III. Tổng kết:
- Thông qua vẻ đẹp kì vĩ của người tử tù, Nguyễn Tuân khẳng định cái Đẹp sẽ chiến thắng
và cứu vớt con người, là nhịp cầu nối con người lại gần nhau. (Cái đẹp cứu rỗi thế giới -
Đoxtôiepxki).
- Thể hiện thái độ trân trọng đối với các giá trị văn hoá truyền thống  Đó là biểu hiện của
tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

You might also like