Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

Mục Lục

Câu chuyện về sự thất bại của Nokia 5


1. Tổng quan về sự sáng tạo 8
1.1. Định nghĩa bao quát về sáng tạo 8
1.2. Có hai mức độ sáng tạo: 8
1.3. Các khái niệm 8
2. Sáng tạo cá nhân 10
2.1 Tính sáng tạo cá nhân là gì? 10
2.2 Đặc điểm của người có tính sáng tạo 11
2.3 Các yếu tố chi phối năng lực sáng tạo 12
3. Phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân 15
3.1 Phương pháp Tư duy hệ thống 15
3.2 Phương pháp Thử và Sai (Trial & Error) 16
3.3 Phương pháp Sơ đồ tư duy 17
3.4 Lướt mạng xã hội( Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok )mỗi ngày 19
3.5 Phương pháp Scamper 20
3.6 Phương pháp Brainstorming 24
3.7 Phương pháp thúc đẩy sáng tạo (DO IT) của Robert Olsen 28
Câu Chuyện – KFC 30
1. Câu Chuyện 30
2. Các ý rút ra 31
Câu chuyện COCA-COLA 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PAGE \* MERGEFORMAT 41
CHƯƠNG 3 : SÁNG TẠO

Câu chuyện về sự thất bại của Nokia

Nếu chúng ta có thể quay ngược thời gian  vào đầu những năm 2000 và tiến hành một cuộc
khảo sát trên thị trường điện thoại di động, bạn sẽ nhận được một số tiết lộ gây sốc. Một
công ty chỉ tranh giành 1% thị phần trong ngành công nghiệp smartphone ngày nay gần như
đồng nghĩa với cả thị trường điện thoại di động cách đây vài thập kỷ. Nghĩa là, vào khoảng
những năm 2000, Nokia đã thống trị thị trường điện thoại di động và Nokia giống như một
biểu tượng của điện thoại di động như Grab – biểu tượng của thị trường xe ôm công nghệ.
Nokia trở thành thương hiệu bán chạy nhất và là một cái tên quen thuộc trong vòng một thập
kỷ. Nokia phục vụ cho mọi thành phần trong xã hội bằng cách thiết kế các mẫu mã khác nhau
với giá cả đa dạng. Vào thời kỳ đỉnh cao, vào năm 2007, thị phần trên toàn thế giới của
Nokia là 49,4%, cao nhất trên thế giới. Nó hiểu rõ ngành công nghiệp di động và cho đến
ngày nay, không có công ty nào có thể đạt được những đỉnh cao thành công như vậy. Thời
điểm đó, Nokia là người dẫn đầu về sự đổi mới sáng tạo trong thời kỳ đầu của thị trường điện
thoại di động. Nhưng thời hoàng kim của thương hiệu sản xuất “điện thoại cục gạch” này đã
qua đi vào thời điểm xuất hiện điện thoại thông minh – smartphone. Doanh số bán hàng
của Nokia giảm đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán bộ phận điện thoại di
động của mình.
Vậy theo các bạn, làm thế nào mà một công ty thành công đến vậy lại có thể thất bại? Điều gì
đã dẫn đến sự thất bại của Nokia?

1
Nguyễn Hoàng Lan

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Hình 1: Nokia 1011
Sự sụp đổ của Nokia đã bắt đầu từ trước năm 2007. Nguyên nhân của sự sụp đổ bắt đầu từ
ban lãnh đạo cao nhất, kéo theo đó là sự sụp đổ hàng loạt giống như những quân cờ domino,
từng cái một, mọi thứ đều đi xuống.
Lộ trình thất bại của Nokia
Thay đổi trong Ban lãnh đạo hàng đầu: Năm 2006, Jorma Ollila được thay thế bởi Olli-Pekka
Kallasvuo làm Giám đốc điều hành. Ban lãnh đạo mới đã hợp nhất điện thoại thông
minh Nokia và các hoạt động điện thoại cơ bản, họ tập trung nhiều hơn vào điện thoại truyền
thống hơn 2là thử nghiệm công nghệ mới.

Sự xuất hiện của các công ty mới


Năm 2007, Apple bước vào cuộc chơi điện thoại thông minh và tung ra chiếc iPhone mang 
biểu tượng apple. Nokia từ chối coi Apple là mối đe dọa đối với doanh số bán hàng cao của
họ. Về cơ bản đội R&D Nokia cũng coi điện thoại Apple kém hơn vì chúng chạy trên công
nghệ 2G trong khi điện thoại di động của Nokia chạy trên công nghệ 3G.
Năm 2008, Google ra mắt Hệ điều hành (OS) Android. Vào thời điểm này, iOS của Apple đã
trở nên phổ biến và doanh số bán hàng của nó đang tăng đều đặn. Để giải quyết mối đe

2
Nguyễn Hoàng Lan
3

PAGE \* MERGEFORMAT 41
4
dọa, Nokia lẽ ra nên chuyển sang Android, những hãng đã không làm như vậy và tiếp tục sản
xuất điện thoại với hệ điều hành Symbian lỗi thời.

Lý do Nokia thất bại, ngoài lý do thường xuyên thay đổi cơ cấu quản lý, quá tự tin về sự dẫn
đầu chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ cũng như cách đưa ra quyết định chậm chạp từ các cấp
quản lý thì lý do chính gây ra sự thiệt hại to lớn này là Nokia không thích ứng được với sự
đổi mới sáng tạo: Mặc dù biết rằng có nhiều nhu cầu về phần mềm hơn là phần cứng,
nhưng Nokia vẫn mắc kẹt với cách làm cũ của họ và không thích ứng, không sáng tạo thêm
những cái mới để theo kịp với sự phát triển của môi trường công nghệ. Trong khi các công ty
như Samsung, Apple, HTC đang sản xuất điện thoại sử dụng phần mềm tân tiến,
thì Nokia vẫn tập trung vào điện thoại truyền thống. Nó đã cố gắng cạnh tranh bằng cách phát
hành N97 với hệ điều hành Symbian mới, nhưng đã quá muộn khi điện thoại Android và điện

4
Nguyễn Hoàng Lan

PAGE \* MERGEFORMAT 41
thoại Apple đã được thành lập. Kết quả là cho đến ngày nay, Nokia vẫn tồn tại, nhưng không
còn huy hoàng như trước đây.
1. Tổng quan về sự sáng tạo
1.1. Định nghĩa bao quát về sáng tạo
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về sáng tạo là gì, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là
thuật ngữ ám chỉ việc thực hiện các công việc cũ theo những tư duy và phương thức mới để
đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Hay nói cách khác, sáng tạo cũng có thể được hiểu là
việc thực hiện bất kỳ hoạt động nào đem lại sự mới mẻ và sự tiện ích cho con người. Sự tiện
ích này có thể là việc tăng năng suất công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Cùng
một việc, nếu chúng ta làm theo cách thông thường có thể mất một ngày nhưng khi áp dụng
tư duy sáng tạo có thể chỉ mất 1-2 giờ.
1.2. Có hai mức độ sáng tạo:5
– Mức độ 1: Cách mạng trong một lĩnh vực nào đó, làm thay đổi tận gốc các quan niệm của
một hệ thống, tri thức và sự vận dụng. Như sự phát hiện ra hình học phi Ơclit của
Lôbasepxki, lý thuyết nhóm của Galoa…
– Mức độ 2: Phát triển liên tục cái đã biết, mở rộng lĩnh vực ứng dụng. Như sự phát triển của
máy tính, của laser…
Đối với người học toán, có thể quan niệm sự sáng tạo đối với họ, nếu họ tự đương đầu với
những vấn đề mới đối với họ và họ tự mình tìm tòi độc lập những vấn đề đó, để tự mình thu
nhận được cái mới mà họ chưa từng biết. Như vậy một bài tập cũng được xem như là mang
yếu tố sáng tạo nếu các thao tác giải nó không bị những mệnh lệnh nào đó chi phối, tức là
người giải chưa biết thuật toán để giải và phải tiến hành tìm kiếm với những bước đi chưa
biết trước.
1.3. Các khái niệm
Lecne cho rằng: “Sự sáng tạo là quá trình con người xây dựng cái mới về chất bằng hành
động trí tuệ đặc biệt mà không thể xem như là hệ thống các thao tác hoặc hành động được mô
tả thật chính xác và được điều hành nghiêm ngặt”. [8, tr20].
Solso R.L quan niệm: “Sáng tạo là một hoạt động nhận thức mà nó đem lại một cách nhìn
nhận hay cách giải quyết mới mẻ đối với một vấn đề hay tình huống”.[12, tr.15]
Ngoài ra, Nhà kinh tế chính trị người Áo Schumpeter (1934) đã đưa ra định nghĩa: Sáng tạo
(creativity) là việc người lao động sử dụng các hoạt động nhận thức để đưa ra những ý tưởng
mới trong doanh nghiệp. Những ý tưởng này được người lao động hình thành thông qua quá
trình học tập, làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
5
Nguyễn Hoàng Lan

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Những ý tưởng của người lao động có thể xuất phát từ việc suy nghĩ làm sao để cải tiến công
việc và nâng cao năng suất đối với công việc cụ thể. Ngoài ra, khi đứng trước vấn đề mới
phát sinh, lần đầu xảy ra trong doanh nghiệp, người lao động đôi khi lại đưa ra được những ý
tưởng hoàn toàn mới để giải quyết vấn đề này. Tất cả những ví dụ trên cho thấy, sáng tạo đều
xuất phát từ suy nghĩ và ý tưởng của người lao động, đồng thời được người lao động hình
thành trong quá trình thực hiện và giải quyết các công việc cụ thể trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đồng quan điểm với nghiên cứu của Schumpeter (1934), nghiên cứu của Afuah
(2003) đã mở rộng khái niệm sáng tạo. Trong đó, sáng tạo là việc người lao động đưa ra
những ý tưởng mới lạ, hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải quyết vấn đề. Tính sáng tạo là
yếu tố đầu tiên và là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có được những phát minh mới và
từ đó là sự đổi mới. Tính sáng tạo là tiền đề cơ bản của những đổi mới trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, tính sáng tạo làm phát sinh những ý tưởng ban đầu, đồng thời giúp cải thiện ý
tưởng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Do đó, Afuah (2003) kết luận rằng, tính
sáng tạo là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là kết quả của sự sáng tạo
cá nhân và sáng tạo nhóm. Những doanh nghiệp có nhiều lao động sáng tạo sẽ giúp thúc đẩy
các doanh nghiệp đổi mới hơn các doanh nghiệp khác, qua đó thúc đẩy quá trình cải tiến sản
phẩm để nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường, cũng như thu hút thêm được các khách hàng
tiềm năng, giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thực ra sáng tạo không phải là điều gì quá cao siêu, nó có thế xuất phát từ những điều gần
gũi xung quanh chúng ta như thay đổi phương pháp học tập hiệu quả hơn, tận dụng các vật
dụng bỏ đi để sáng chế đồ dùng mới... Đây đều là những minh chứng giải thích cho sáng tạo
là gì.6

6
Nguyễn Hoàng Lan

PAGE \* MERGEFORMAT 41
2. Sáng tạo cá nhân7
2.1 Tính sáng tạo cá nhân là gì?
Tính sáng tạo của cá nhân là khả năng phát triển và diễn đạt ý tưởng mới lạ của cá nhân để
giải quyết vấn đề. Có ba yếu tố được xác định là nền tảng để tính sáng tạo cá nhân trỗi dậy,
đó là:
-Sự thông thạo: Là am hiểu về kiến thức, quy trình, kỹ năng và kỹ thuật nghiệp vụ thành thạo
của một cá nhân.
Rõ ràng để tạo ra một phần mềm mới, các nhà lập trình phải am hiểu rất rõ về các kỹ thuật
lập trình cũng như cách thức và quy trình để tạo ra phần mềm. Những nhà soạn nhạc thiên tài
phải có kiến thức cực kì uyên bác về âm nhạc. Vì thế nếu chúng ta có càng nhiều kiến thức về
một lĩnh vực nào đó thì khả năng sáng tạo của chúng ta ở lĩnh vực đó càng cao. Vì thế có một
định nghĩa khác cho sự sáng tạo là “khả năng sắp xếp những thứ đã có sẵn theo một trật tự
mới”. Những nguyên liệu cho sự sáng tạo là các kiến thức có sẵn và những kiến thức này là
nền tảng cho lối tư duy của mỗi người. Kiến thức là nền tảng cho những ý tưởng mới. Tuy
nhiên, kiến thức chỉ là điều kiện cần để sáng tạo chứ chưa phải là tất cả. Hầu hết chúng ta đã
từng gặp những người có kiến thức sâu sắc nhưng vẫn chưa thể đưa ra một ý tưởng sáng tạo
nào. Những kiến thức đó chỉ ở trong đầu họ bởi họ chưa bao giờ nghĩ về chúng theo một
hướng mới. Như vậy, một điều quan trọng nữa để trở nên sáng tạo nằm ở những gì chúng ta
làm với kiến thức của mình, nói cách khác, đó chính là những kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Là cách thức tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt và sức
tưởng tượng của cá nhân. Những giải pháp mà họ suy nghĩ có khả năng vượt ra những
tư duy bình thường. Thuật ngữ này được mô tả là khả năng “suy nghĩ ra ngoài chiếc
hộp (thinking out of box)”, tức là những suy nghĩ vượt ra những lề thói thông thường
mà chúng ta gặp hàng ngày.
- Động cơ: Động cơ được hiểu là các yếu tố thôi thúc cá nhân tìm ra những giải pháp
sáng tạo. Nó quy định phương hướng, mục đích, cường độ của hoạt động, thể hiện ở
tinh thần say mê, tính tích cực hoạt động được tạo ra chủ yếu nhờ hứng thú, sự 8thỏa
mãn nhu cầu chiếm lĩnh ý tưởng mới, phức tạp và thách thức bằng chính hoạt động
sáng tạo.
Người Việt có câu “cái khó ló cái khôn”. Câu này mang ý nghĩa là khi chúng ta rơi vào hoàn
cảnh khó khăn thì chúng ta mới có động cơ tìm ra những ý tưởng để giải quyết những vấn đề
của mình. Động cơ có thể mang tính hướng nội hay hướng ngoại. Các yếu tố bên ngoài cá

7
Nguyễn Lê Xuân Hiền
8

PAGE \* MERGEFORMAT 41
nhân như sự thúc đẩy của môi trường, các phần thưởng hay các hình phạt chế tài là các yếu tố
có thể thúc đẩy cá nhân phát huy khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu
cũng chỉ ra những động cơ bên trong như niềm đam mê nội tại về lĩnh vực nào đó thì có ảnh
hưởng rất quan trọng đến sự sáng tạo. Điều này được chứng minh bởi Daniel Pink trong cuốn
sách Động lực 3.0. Con người tiến hóa từ Động lực 1.0 là động cơ sinh tồn lên động lực 2.0
là “cây gậy và củ cà rốt” – tức là động lực bên ngoài, và nay là động lực 3.0 – động lực nội
tại bên trong mỗi người. Ở thế kỷ 21, công việc ngày càng đòi hỏi sáng tạo nên các công ty
phải tạo cho người lao động tinh thần đam mê công việc mình đang làm.
⇨ Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy có thể học được sự sáng tạo từ việc phát
triển ba yếu tố: kiến thức, các kỹ năng tư duy sáng tạo và động lực.
Thứ nhất, chúng ta hiểu được để sáng tạo trong lĩnh vực gì thì trước hết phải am hiểu những
kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó. Cuối cùng, cái mà sáng tạo hướng đến là có thể vận
dụng kiến thức nhân loại để phục vụ cuộc sống một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hiểu
được nền tảng khoa học hiện tại thì chúng ta mới có thể đưa ra sáng kiến được.
Thứ 2, chúng ta cần rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo để có cách tiếp cận vấn đề một
cách linh hoạt, mềm dẻo và giàu trí tưởng tượng.
Thứ 3, chúng ta cần tự tạo động cơ, nhất là động cơ bên trong, và được tạo động cơ để thúc
đẩy sự sáng tạo trong môi trường học tập cũng như môi trường làm việc.

Tính sáng tạo là tiền đề cơ bản của những đổi mới tổ chức. Tính sáng tạo làm phát sinh
những ý tưởng ban đầu đồng thời giúp cải thiện ý tưởng trong quá trình phát triển.
Tính sáng tạo làm phát sinh những ý tưởng ban đầu đồng thời giúp cải thiện ý tưởng trong
quá trình phát triển. Trong thiên niên kỷ 21, các tổ chức muốn thành công cần phát triển sáng
kiến và sáng tạo một cách nghiêm túc hơn, chính vì vậy nhiều tổ chức hiện nay đang đầu tư
cho những “phòng thí nghiệm ý tưởng” để giải quyết nhiều vấn đề đổi mới tổ chức.
2.2 Đặc điểm của người có tính sáng tạo
- 9
Khát khao những trải nghiệm mới, phức tạp và tìm kiếm sự đa dạng trong tất cả các
khía cạnh của cuộc sống.
- Kiến thức uyên bác là cần thiết để nhận thấy những cơ hội mới hoặc giải thích các sự
kiện như những cơ hội đầy hứa hẹn. Trái ngược với niềm tin phổ biến, hầu hết những
người sáng tạo thành công không phải là thiên tài bỏ học, mà là các chuyên gia được
đào tạo trong lĩnh vực của họ. Hoặc dù không được đào tạo bài bản ở trường lớp thì

9
Nguyễn Lê Xuân Hiền

PAGE \* MERGEFORMAT 41
sự tìm tòi, khám phá, tự học cũng giúp họ có những kiến thức vững chắc, phong phú
trong lĩnh vực của mình.
- Chủ động và mức độ kiên trì cao, điều này cho phép họ khai thác các cơ hội mà họ
xác định. Trên tất cả, họ – những nhà sáng tạo hiệu quả – có định hướng cao và tràn
đầy năng lượng so với người khác.
- Nhạy cảm trong việc nhận thức khó khăn, những gì đã biết và chưa biết.
- Nhận ra những tiềm năng: Những người bình thường – những người không tin rằng
mình có thể sáng tạo, những người hay e ngại hoặc kháng cự lại tính sáng tạo hay
những suy nghĩ sáng tạo thường thích làm việc trong những giới hạn với những khả
năng hạn chế hơn. Những người sáng tạo thường thích quan sát nhiều hay thậm chí là
những khả năng vô hạn trong đa số các tình huống hay các thử thách.
2.3 Các yếu tố chi phối năng lực sáng tạo
"Sáng tạo như một cơ bắp, không phải là một năng lực được Chúa trời ban phát riêng cho
một vài người nhất định. Chúng ta có thể rèn luyện để sức sáng tạo được phát triển mỗi
ngày".
Quan điểm trên được Huân tước David Puttnam, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng
Anh cho Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện nhấn mạnh trong buổi giao lưu "Ngành
công nghiệp sáng tạo - Các cơ hội dành cho Việt Nam" do Hội đồng Anh và Câu lạc bộ
Doanh nhân Sáng tạo tổ chức sáng 30/1.
Bằng kinh nghiệm giảng dạy tại 4 quốc gia Úc, Singapore, New Zealand và Anh, Huân tước
David Puttnam cho biết, có 5 yếu tố chính cấu thành nên năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân
gồm: sự tập trung, trí tưởng tượng, sự phối hợp, sự kiên định và sức bật.
● Trí tưởng tượng
Sức mạnh của trí tưởng tượng là cho phép con người nhìn thấy những viễn cảnh xa xôi hơn
hơn sự thật đang diễn ra trước mắt. Trí tưởng tượng gợi mở cho mỗi cá nhân những ý tưởng
để cách tân trong công việc. Ví dụ: tưởng tượng các bộ phận của con cá để sáng tạo ra các vật
khác nhau áp dụng cho đời sống (vây cá: mái chèo, đuôi cá: bánh lái, vảy cá: ngói lợp nhà,
10
bong bóng cá: tàu ngầm…, đôi bàn tay: cái lược, đôi đũa, cái lọ, cái kéo…). Vì vậy theo
Huân tước, trí tưởng tượng là điều cốt lõi trong sáng tạo.
Hãy luyện tập mỗi ngày bằng cách giải phóng trí tưởng tượng của bản thân. Giống như cơ
bắp, khi chúng ta đều đặn luyện tập, thói quen tưởng tượng sẽ dần được hình thành và trở nên
mạnh mẽ.
● Sự kiên định
10
Nguyễn Lê Xuân Hiền

PAGE \* MERGEFORMAT 41
11
Để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần 1.000 giờ để luyện tập
công việc mình giỏi nhất. Song để trở thành một nhân vật kiệt xuất, bạn cần phải luyện tập
10.000 giờ cho công việc đó.
Theo David Puttnam, luyện tập là cách duy nhất để đưa một cá nhân bình thường trở thành
một người có năng lực sáng tạo mạnh mẽ.
"Những người giỏi nhất tôi từng làm việc cùng đều là những người làm việc chăm chỉ. Họ
kiên trì luyện tập để hoàn thiện ý tưởng sáng tạo của bản thân", David Puttnam chia sẻ.
● Sức bật
Nếu bạn chọn trở thành một con người sáng tạo, bạn sẽ luôn nhận được sự phán xét, đánh giá
từ phía cộng đồng, vì các ý tưởng của bạn thường đi quá những giới hạn, lẽ thường mà mọi
người hay chờ đợi.
"Vậy thì chúng ta phải luôn luôn biết chấp nhận những sự phán xét đó và vượt qua nó để
hoàn thiện ý tưởng sáng tạo của mình", Huân tước nói.
Theo ông, khi chúng ta nghe những lời chỉ trích thì chúng ta phải tỉnh táo nhận ra đâu là
những lời chỉ trích có ích.
Khi còn trẻ, Huân tước đã làm việc với người thầy mà ông vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ.
Trong quá trình làm việc, người thầy này luôn chỉ trích những tác phẩm Huân tước tạo ra.
Điều này đã tạo thành động lực để Davis Putnam liên tục rà soát lại các tác phẩm của mình và
tìm cách làm cho nó tốt hơn.
Một lời chỉ trích có ích là lời chỉ trích thúc đẩy bạn phải "đào đi đào lại ý tưởng của mình để
tự tìm ra khuyết điểm và tự cải thiện chúng".
● Sự tập trung
Yếu tố thứ tư tác động đến năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân chính là môi trường mà các cá
nhân đó làm việc.
Không phải lúc nào bạn cũng ở trong một môi trường làm việc lý tưởng, vì vậy theo David
Puttnam, mỗi cá nhân phải kiểm soát được khả năng tập trung của bản thân trong những môi
trường bất lợi về ánh sáng, âm thanh, không khí...
Nếu chúng ta không kiểm soát tốt sự thích ứng với môi trường làm việc, chúng ta sẽ không
có khả năng tập trung để tạo ra bất cứ thứ gì cả.
● Sự hợp tác
Huân tước cho rằng sức mạnh của năng lượng sáng tạo sẽ được tăng lên vượt trội khi chúng
ta kết hợp được sức sáng tạo của tất cả các cá nhân trong một tập thể.

11
Nguyễn Lê Xuân Hiền

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Điều này đòi hỏi khả năng lãnh đạo của người đứng đầu. Người lãnh đạo phải thống nhất
được tầm nhìn chung của tập thể và khơi gợi cho từng cá nhân vượt lên giới hạn suy nghĩ của
mình và kết hợp những ý tưởng nổi bật đó lại.
Trên hết, Huân tước nhấn mạnh: "Để làm được điều đó thì chúng ta phải có niềm tin vào điều
mình đang làm, một niềm tin thực sự có căn cứ. Nếu chúng ta không có được lòng tin 100%
vào bản thân mình thì đến một ngày nào đó chúng ta sẽ buộc mình phải chấp nhận phán xét
của người khác và nằm trong giới hạn mà mọi người đã vạch ra đó".12

12
Nguyễn Lê Xuân Hiền

PAGE \* MERGEFORMAT 41
13
3 Phương pháp thúc đẩy sáng tạo cá nhân
3.1 Phương pháp Tư duy hệ thống
Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc phát triển tri thức, giải quyết vấn đề bằng
phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này thường nghiên cứu từng phần riêng
lẻ rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Đó là cách tư duy tuyến tính. Cách tư duy tuyến tính này
đang ngày một trở nên không hiệu quả khi áp dụng cho các vấn đề hiện đại. Điều này là vì
hầu hết các vấn đề ngày nay đều có tương quan với nhau theo cách không tuân theo quy luật
tuyến tính. Phương thức để giải quyết các vấn đề hiện đại phải là cách tư duy hữu cơ và phi
tuyến, thường được đề cập đến như là phương pháp tư duy hệ thống.
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích truyền thống. Thay
vì chẻ nhỏ các vấn đề thành từng phần riêng biệt, nghiên cứu riêng lẻ và từ đó ra kết luận; tư
duy hệ thống đặt sự việc, hiện tượng trong mối tương quan lẫn nhau và mở rộng góc nhìn.
Cốt lõi chính là nhìn nhận vấn đề, hiện tượng một cách tổng thể, như một hệ thống. Nói cách
khác, tư duy hệ thống cung cấp một viễn cảnh mới và mạnh mẽ, một ngôn ngữ riêng và các
công cụ giúp làm rõ mối quan hệ giữa các phần của hệ thống, thay vì bản thân các bộ phận.
Đặc trưng của tư duy hệ thống làm cho nó rất có hiệu quả trong hầu hết các kiểu vấn đề khó
giải quyết nhất, nhất là những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp, những vấn đề phụ thuộc
rất nhiều vào quá khứ hay hành động của các yếu tố khác và những hành động bắt nguồn từ
sự phối hợp không hiệu quả giữa những yếu tố cấu thành.

14
Hình: Sự khác nhau giữa tư duy tuyến tính truyền thống và tư duy theo hệ thống

13
Bùi Thị Thu Hằng
14

PAGE \* MERGEFORMAT 41
3.2 Phương pháp Thử và Sai (Trial & Error)
Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy, phần lớn mọi
người khi có vấn đề thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ. Sau
khi phát hiện ra những “phép thử” đó sai, người giải tiến hành các phép thử khác.

Hình: Thử và sai: Phương pháp cổ điển


Nguyên tắc của phương pháp “Thử và Sai” là tuần tự thử triển khai các giả thuyết, loại bỏ
dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp tốt nhất. Phương pháp
này được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống khi đối diện với vấn đề mới phát sinh và cả
trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được thực hiện tuần tự qua một số bước và lặp
lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.15
- Bước 1 - Thử (Trial): Triển khai thử một giả thuyết được xem là có triển vọng.
- Bước 2 - Sai (Error): Sau khi thử triển khai giả thuyết đã chọn mà kết quả thu được không
như ý, hay không đạt mục tiêu đề ra, chuyển qua bước tiếp theo.
- Bước 3 - Phân tích: Phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai.
- Bước 4 - Sửa sai: Xây dựng một giả thuyết mới có khả năng đạt được kết quả, tránh những
cái sai của giả thuyết trước.
- Bước 5 - Lặp lại bước 1, và các bước tiếp theo với giả thuyết mới như một chu kỳ mới cho
đến khi đạt được mục tiêu.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là:
Ở một số khu vực, việc tạo ra hàng ngàn mẫu để thay đổi một yếu tố tại một thời điểm là
không hợp lý. Do đó, các phương pháp khác dựa trên kiến thức cụ thể thường được sử dụng
ngay bây giờ. Đối với điều này, bắt đầu nghiên cứu bản chất của sự vật, sự tương tác của các

15
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
yếu tố với nhau. Tính toán toán học, chứng minh khoa học, thí nghiệm và kinh nghiệm của
quá khứ bắt đầu được sử dụng.
Phương pháp thử và sai vẫn được sử dụng hoàn hảo trong công trình. Nhưng xây dựng một
chiếc xe theo cách này đã có vẻ ngớ ngẩn và không liên quan. Do đó, hiện nay, với trình độ
phát triển văn minh hiện nay, cần có các ngành khoa học chính xác để sử dụng các phương
pháp khác.
Thông thường, với phương pháp được đề cập, một nhiệm vụ có thể mô tả nhiều điều hoàn
toàn không đáng kể và không tính đến những điều quan trọng tiên nghiệm. Ví dụ, người phát
minh ra penicillin (một loại kháng sinh) lập luận rằng với phương pháp phù hợp, một loại
thuốc có thể được phát minh ra hai mươi năm trước. Điều này sẽ cứu một số lượng lớn cuộc
sống.
Với các nhiệm vụ phức tạp, thường có những tình huống khi bản thân câu hỏi nằm trong một
lĩnh vực kiến thức và giải pháp của nó hoàn toàn khác nhau.
Các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng chắc chắn rằng câu trả lời sẽ được tìm thấy ở tất
cả.
3.3 Phương pháp Sơ đồ tư duy
Một trong những công cụ để học tập và làm việc hiệu quả, đó là sơ đồ tư duy
(Mindmap) do tác giả Tony Buzan, người Anh, tìm ra từ những năm 1970. Tony Buzan sinh
năm 1942 tại Luân Đôn (Anh), là cha đẻ của phương pháp tư duy bằng sơ đồ tư duy. Tony
Buzan từng nhận bằng danh dự về Tâm lý học, văn chương Anh, Toán học và nhiều môn
khoa học tự nhiên của trường Đại học British Columbia năm 1964. Ông là người phát triển sơ
đồ tư duy và mang nó tiếp cận đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhằm gia tăng năng suất
16
làm việc, giúp chúng ta tư duy sáng tạo và hiệu quả hơn.

Tác giả Mind Map Tony Buzan


16
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
17
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Tony Buzan tập trung vào việc nhận biết nhiệm
vụ và tiềm năng của bộ não, từ đó định ra phương pháp suy nghĩ, học tập nhằm không ngừng
cải thiện não bộ, giúp chúng ta thông minh hơn, hiệu quả hơn trong cuộc sống và trong công
việc.
Ngày nay, sơ đồ tư duy đã trở thành công cụ học tập và làm việc hiệu quả của
hàng triệu người trên thế giới. Một điều đáng nói ở đây là, mọi người đều có khả năng lĩnh
hội và sử dụng thành công sơ đồ tư duy.
Vào năm 1975, các tác giả Joyce Wycoff, Michael J. Gelb và Barry Buzan...
đã cộng tác cùng Tony Buzan. Các tác giả trên đã cùng nhau tiếp tục phát triển và tìm cách
ứng dụng, để sơ đồ tư duy ngày càng trở thành một công cụ đặc biệt hữu ích, nhằm:
- Quản lý các kế hoạch công việc một cách hiệu quả.
- Động não để nảy sinh nhiều ý tưởng mới.
- Thảo luận khi làm việc đồng đội.
- Công cụ để giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Lập dàn ý để viết một quyển sách.
- Nâng cao kỹ năng học tập.
- Phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân...

Hình ảnh một sơ đồ tư duy

17
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
18
Ngày nay, phương pháp đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Với tính ứng
dụng thực tế cao, phương pháp sơ đồ tư duy đã được đông đảo sinh viên, và mọi người đón
nhận.
Ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc
Sơ đồ Tư duy là công cụ sáng tạo, tổ chức và tư duy hiệu quả nhất trong thời
đại chúng ta. Nó sẽ cải thiện đáng kể mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của bạn.
Trong phần này, khi bàn về ứng dụng của sơ đồ tư duy, bạn sẽ thấy sơ đồ tư duy sẽ giải
phóng bạn khỏi lối mòn tư duy trong cách làm việc và giúp bạn giải quyết vấn đề, tiết kiệm
thời gian, sáng tạo hơn, làm sáng tỏ mọi tình huống, lên kế hoạch đúng, giao tiếp tốt, có cái
nhìn tổng thể trong mọi tình huống, nhớ lâu, tổ chức tốt công việc .v.v. Được áp dụng cho bất
kỳ mục tiêu hay vấn đề kinh doanh nào, Sơ đồ Tư duy sẽ giúp bạn:
- Suy nghĩ rõ ràng, sáng tạo, độc đáo
- Tự tin đưa ra quyết định dứt khoát
- Thuyết phục, thương lượng, trình bày hiệu quả
- Xây dựng các chiến lược, kế hoạch chặt chẽ và có khả năng sinh lợi cao
Nói chung, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn khai mở những khả năng sáng tạo và trở thành
người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc.

3.4 Lướt mạng xã hội(Pinterest, Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok )mỗi ngày
Mạng xã hội chính là nguồn cảm hứng của bạn đấy. Bằng việc dành ra 15 phút mỗi ngày lướt
những kênh này, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng hay ho cho nội dung mình đang
viết. Hãy lưu trữ, ghi chép lại những ý tưởng, bài viết, hình ảnh, clip mà bạn thấy thú vị. Sẽ
có lúc bạn cần dùng đến chúng. Tuy nhiên, việc chọn lọc những trang, kênh, group hay để
theo dõi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt trend, hóng tin thú vị. Vì có thể, bạn
sẽ lãng phí thời gian vào những tin tức nhảm, lá cải.
Mạng xã hội tiktok khá phát triển, có mặt lợi và hại......

18
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
19
3.5 Phương pháp Scamper

Sau đây là một số gợi ý với rất nhiều phương pháp ĐMST khác nhau như Tập kích não
(brainstorming), bản đồ tư duy (mindmap), Sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats), phương pháp
sáng tạo TRIZ, và đặc biệt là SCAMPER – một phương pháp tư duy sáng tạo của Alex
Osborn. Phương pháp này cũng được Bob Eberle sắp xếp lại thành một bản ghi nhớ có hệ
thống. Michael Mikalko, một sĩ quan tình báo Hoa Kỳ và trưởng một một nhóm dự án của
NATO từng vận dụng SCAMPER để phát triển thành các trò chơi tư duy vào mục đích huấn
luyện, xây dựng “kho ý tưởng” và các giải pháp sáng tạo cho các tập đoàn lớn trên thế giới
như DuPont, GE, Kodak, GM, Exxon, Microsoft, AT&T,…
Vậy SCAMPER là gì?
SCAMPER là 1 kỹ năng tư duy tổng hợp .Đó là 1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc
lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc.
19
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo
cách tư duy bên lề vấn đề. SCAMPER trở thành một công cụ tra cứu về cách thức tư duy
sáng tạo, điều đó có thể giúp con người thay đổi những sản phẩm có sẵn hoặc tạo ra một sản
phẩm mới. SCAMPER là 1 từ ghép và là cụm từ viết tắt từ các chữ cái đầu tiên bằng tiếng
Anh của 7 nội dung sau đây:

20
Substitute/Thay thế: câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể thay thế những nguyên vật liệu,
phương pháp, địa điểm, quy trình… nào khác để cải tiến sản phẩm dịch vụ của công ty mình
hay không? Trong thời gian giãn cách xã hội, tôi tin rằng chữ S này đã được vận dụng rất
nhiều. Ví dụ như khi chúng ta thiếu nguyên liệu làm khẩu trang y tế, vải kháng khuẩn là
nguyên liệu thay thế tuyệt vời nhất. Giải cứu thanh long ư? Chuyện nhỏ, ABC Bakery đã
dùng thanh long làm nguyên liệu thay thế cách làm bánh mì truyền thống để tạo ra sản phẩm
bánh mì thanh long mới.

Combine/Kết hợp: kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có
nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Ví dụ như sự kết hợp tạo ra các combo thức ăn nhanh giữa
Mcdonald's và Coca, sản phẩm One Side Fits All, quần áo unisex không phân biệt giới tính,
nước uống đa vitamin. Một chiếc điện thoại nghe nói thông thường sẽ trở nên thông minh
nhờ sự kết hợp các tính năng khác như nghe nhạc, chụp ảnh, định vị, ví điện tử… Chiếc nón
thông thường sẽ có tính năng phòng chống dịch nhờ sự kết hợp tấm che giọt bắn, các loại
nước tinh lọc tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch bệnh là sự kết hợp của nhiều loại trái
cây và thảo dược …

20
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Adapt/Thích nghi: chuyển đổi cho phù hợp, hiệu quả hơn hiện tại, sự vay mượn ý tưởng cho
tính năng và tác dụng hay công dụng sản phẩm/dịch vụ hiện tại được sử dụng trong một
trường hợp khác. Vd: cây ATM gạo (xem hình 3) là vay mượn ý tưởng từ các chiếc máy rút
tiền ATM, tinh dầu tràm và tinh thể muối tiêu diệt được vi khuẩn là ý tưởng tạo cảm hứng
cho Miti sáng tạo ra chiếc khẩu trang 3 lớp đặc biệt.

21
Modify or Maximize, Minimize/Điều chỉnh hoặc tối đa hóa tối thiểu hóa: có thể điều
chỉnh, thay đổi hình dáng và kích thước hay màu sắc, bổ sung những tính năng khác để tăng
22
thêm giá trị cho sản phẩm. Ví dụ như kích cỡ khổng lồ hay tí hon của lon nước ngọt đã tạo
ra sự thích thú cho người tiêu dùng, đồng hồ thông minh thực chất là chiếc máy tính thu nhỏ
đeo trên cổ tay.

21
Bùi Thị Thu Hằng
22

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác: tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ
thông thường hoặc tái sử dụng các vật bỏ đi vào những việc khác. Startup đặc biệt của 2
chàng trai Việt với thương hiệu Rens sản xuất loại giày sneaker chống thấm nước, kháng
khuẩn và khử mùi từ rác thải đầu tiên trên thế giới. Mỗi đôi giày được làm từ bã của 21 ly cà
phê và 6 chai nhựa 500ml . Các bạn có biết sô đa hay Coca ngoài việc là thức uống thông
thường còn có thể dùng làm chất tẩy rửa siêu hạng và thân thiện với môi trường. Các nhà
máy may hàng thời trang và giày hoàn toàn có thể chuyển sang sản xuất đồ bảo hộ và khẩu
trang vì các mặt hàng này đang có nhu cầu rất cao thay vì trông chờ vào việc gia công các
đơn hàng thời trang mà chắc chắn là nhu cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian tới.
Eliminate/Loại bỏ: loại bỏ bớt một số tính năng không cần thiết hoặc lãng phí trong quy
trình để sản phẩm đơn giản và giá thành rẻ hơn, thậm chí tạo ra sản phẩm mới ưu việt hơn.
Một số các tập toàn hàng đầu như Nike và Costco thường làm việc trực tiếp với nhà cung cấp
để thiết kế lại sản phẩm, phân tích từng bước của quá trình sản xuất nhằm loại bỏ tất cả
những lãng phí trong quy trình để tiết giảm chi phí. Việc loại bỏ hộp vỏ thuốc đã giúp cho
Walmart chứa nhiều hộp thuốc trong thùng khi chuyên chở, đồng nghĩa với việc giảm giá bán
cho người tiêu dùng. Vé máy bay giá rẻ nhờ loại bỏ hết suất ăn nước uống. Nhờ loại bỏ
đường mà người ta tạo ra các loại nước uống dành riêng cho người ăn kiêng, hoặc đem sẵn ly
theo khi mua nước uống sẽ được giảm giá… là một số ví dụ khi áp dụng chữ E vào việc tạo
ra các ý tưởng mới.
23
Rearrange or Reverse/Đảo ngược: tái cấu trúc hay đảo ngược trình tự cung cấp dịch vụ
hay quy trình sản phẩm cũng giúp các bạn thoát ra khỏi lối mòn trong tư duy với các sản
24
phẩm thế mạnh của mình. Nền tảng kinh doanh trực tuyến lên ngôi khi đảo ngược lại toàn

23
Bùi Thị Thu Hằng
24
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
bộ hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong hoàn cảnh người ta không thể đến các cửa
hàng, siêu thị để trực tiếp mua sắm. Nếu như trước đây, việc lựa chọn mua xong những món
hàng rồi mới trả tiền thì bây giờ, họ có thể thanh toán ngay trước khi được nhận hàng. Thuê
bao của điện thoại trả trước đang chiếm ưu thế so với thuê bao trả sau vì có quá nhiều những
ưu đãi vượt trội.
Uber và Grab đã sắp xếp lại cách thức tìm kiếm gọi xe taxi thông thường bằng nền tảng công
nghệ quá tiện dụng của họ. Câu chuyện cạnh tranh nhiều tập của 2 nhãn hiệu thức uống đình
đám khi đưa ra hai thông điệp hoàn toàn trái ngược nhau trên cùng một con phố vẫn đang bất
phân thắng bại. Đúng hay sai, có lẽ người tiêu dùng cũng sẽ rất khó quyết định? Chỉ cần biết
rằng ở tầm cỡ thế giới, thông điệp trái chiều của hai nhãn hàng này đều mang lại hiệu quả và
có dụng ý riêng.
Nếu Milo chọn slogan "Nhà vô địch làm từ Milo", thì Ovaltine với slogan trái ngược "Chẳng
cần vô địch, chỉ cần con thích", kèm theo hình ảnh người mẹ đang chỉ tay về phía "đối thủ".
Cụ thể, ngay sau khi Milo ra mắt chiến dịch "Nhà vô địch" thì Ovaltine cũng tung một loạt ấn
phẩm ngầm đá xoáy vào thông điệp của đối thủ. Chưa dừng ở đó, Ovaltine còn dùng ngay
màu chủ đạo của Milo và tổ chức "tổng tấn công" trên các mặt trận kỹ thuật số lẫn marketing
thương hiệu.

3.6 Phương pháp Brainstorming

PAGE \* MERGEFORMAT 41
25
Brainstorming: (Tập kích não): Đây là một phương pháp xuất sắc dùng để phát triển nhiều
giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn
đề, và rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được
nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng
tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất
của vấn đề. Trong "tập kích não" thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách
(nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. số lượng người tham gia nhiều
sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc
nhìn khác nhau bởi các trình độ khác nhau của mỗi người.
Các đặc điểm chính khi sử dụng tập kích não:
a) Định nghĩa vấn đề một cách thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của
1 lời giải. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hoá với môi trường và loại bỏ các nhiễu
loạn.
b) Tập trung vào vấn đề. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng
buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các
từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết. (thường có thể viết lên giấy
hoặc bảng tất cả)
c) Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong
lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị
gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi tập kích não
d) Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý
kiến
26
e) Hãy đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực
tiễn hay ý kiến hoàn toàn lạ lẫm sáng tạo.
Các bước tiến hành:
a) Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư kí (để ghi lại tất cả ý
kiến) (cả hai công việc có thể do cùng 1 người tiến hành)
b) Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo
về đề tài sẽ được tìm hiểu.
c) Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm
• Người đầu nhóm có quyền điều khiển buổi làm việc.

25
Bùi Thị Thu Hằng
26
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
• không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá hay phê bình hay
"xía mũi" vào ý kiến hay giải đáp của thành viên khác
• Xác minh rằng không có câu trả lời nào là sai!
• Thu thập lại tất cả câu trả lời ngoại trừ nó đã được lập lại.
• Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
d) Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến trả
lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể
công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kì một ý
kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích
e) Sau khi kết thúc tập kích, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu
ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
• Kiếm những câu ý trùng lặp hay tương tự
• Nhóm các câu trả lời có sự tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lý
• Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp
• Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung
Ví dụ:
Một ví dụ đơn giản dùng tập kích não là vấn đề "thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng"
(ATM -Automated Teller Machine).Thành viên mời tham dự buổi tập kích não có thể bao
gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1 nhân viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết
kế phần mềm, một người không có gửi tiền trong nhà băăng.Câu hỏi chính được cô lập lại
thành: "Thao tác nào máy chuyển ngân có thể phục vụ được cho khách hàng?" (hay máy
chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?)
Sau khi tập kích thì các ý kiến đã được thu thập về máy ATM được đặt trong hình vẽ sau:

PAGE \* MERGEFORMAT 41
27
Sau khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo "góc nhìn" của người dùng
máy. Như vậy một số ý kiến như là "khám máy từ xa", "nâng cấp cho máy từ xa" hay "bảo trì
máy" chỉ dùng cho người kĩ sư bảo trì.

Nếu đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng
máy:

Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính
năng chính của một ATM mà tiến hành.
3.7 Phương pháp thúc đẩy sáng tạo (DO IT) của Robert Olsen
Quá trình sáng tạo cá nhân để thúc đẩy tư duy sáng tạo cá nhân của Robert Olsen (DO
IT):
DO IT, là một quy trình sáng tạo được Robert W Olsen nghĩ ra trong cuốn sách “The art of
Creative thinking”, là một quá trình có cấu trúc về sự sáng tạo. Sử dụng DO IT đảm bảo rằng
bạn thực hiện các nền tảng cơ bản giúp bạn tận dụng tối đa các công cụ sáng tạo. DO IT là
28
một từ viết tắt của:
● D: Define problem (Xác định vấn đề)

27
Bùi Thị Thu Hằng
28
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
● O: Open mind and apply creative techniques (Mở rộng tâm trí và áp dụng các kỹ thuật
sáng tạo)
● I: Identify best solution (Xác định giải pháp tốt nhất)
● T : Transform (Thực hiện)
- Define Problem:
Trong giai đoạn này, bạn áp dụng một số kỹ thuật để đảm bảo rằng bạn đang đặt câu hỏi
đúng. Bước này tập trung vào việc phân tích vấn đề để đảm bảo rằng câu hỏi chính xác đang
được hỏi. Làm thế nào bạn có thể làm điều này:
Hãy kiểm tra là bạn đang giải quyết vấn đề chứ không phải các triệu chứng của vấn đề. Để
làm điều này, hãy tự hỏi bản thân tại sao vấn đề vẫn cứ tồn tại và lặp đi lặp lại cho đến khi
bạn tìm ra gốc rễ của nó.
Đặt ra giới hạn của vấn đề. Đề ra các mục tiêu mà bạn phải đạt được và các ràng buộc mà bạn
đang vận hành.
Khi một vấn đề có vẻ rất lớn, hãy chia nó thành các phần nhỏ hơn.
Hãy tóm tắt vấn đề dưới dạng súc tích nhất có thể.
- Open Mind:
29
Tại giai đoạn này, bạn áp dụng các kỹ thuật sáng tạo để tạo ra càng nhiều câu trả lời càng tốt
cho các câu hỏi bạn đang hỏi. Ở giai đoạn này, bạn không đánh giá các câu trả lời.
Khi bạn biết vấn đề mà bạn muốn giải quyết, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tạo ra các giải pháp
khả thi. Thật hấp dẫn khi chỉ chấp nhận ý tưởng hay đầu tiên mà bạn bắt gặp. Nếu bạn làm
điều này, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều giải pháp thậm chí còn tốt hơn.
Ở giai đoạn DO IT này, chúng ta không quan tâm đến việc đánh giá các ý tưởng. Thay vào
đó, chúng ta đang cố gắng tạo ra càng nhiều ý tưởng khác nhau càng tốt. Ngay cả những ý
tưởng tồi cũng có thể là mầm mống của những ý tưởng tốt.
Trong khi bạn đang đưa ra các giải pháp, hãy nhớ rằng những người khác sẽ có quan điểm
khác về vấn đề và hầu như chắc chắn sẽ rất đáng để hỏi ý kiến của đồng nghiệp như một phần
của quá trình này.
- Identify best solution:
Chỉ ở giai đoạn này, bạn mới chọn lọc những ý tưởng tốt nhất mà bạn đã tạo ra. Ngoài ra, bạn
có thể kiểm tra và phát triển một số ý tưởng dưới dạng chi tiết hơn trước khi chọn một ý
tưởng.

29

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Phần Kỹ thuật ra quyết định của Công cụ Tư duy( The Decision Making Techniques section
of Mind Tools) giải thích một loạt các kỹ thuật ra quyết định tuyệt vời. Decision Tree
Analysis và Force Field Analysis thường rất hữu ích. Những kỹ thuật này sẽ giúp bạn lựa
chọn giữa các giải pháp có sẵn. Khi bạn đang lựa chọn một giải pháp, hãy đừng quên mục
tiêu của riêng bạn hoặc tổ chức của bạn.
- Transform:
Giai đoạn cuối cùng là lập Kế hoạch hành động để thực hiện giải pháp. Nếu không có sự thực
hiện, sự sáng tạo của bạn là vô nghĩa.
Sau khi xác định được vấn đề và tạo ra một giải pháp cho nó, giai đoạn cuối cùng là thực hiện
giải pháp này. Điều này không chỉ liên quan đến việc phát triển một sản phẩm đáng tin cậy từ
ý tưởng của bạn, mà còn liên quan đến việc tiếp thị và kinh doanh. Điều này có thể mất rất
nhiều thời gian và năng lượng.
30
Nhiều người rất sáng tạo đã thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ vui vẻ khi tạo ra các sản
phẩm và dịch vụ mới có thể đi trước nhiều năm so với những gì hiện có trên thị trường. Sau
đó, họ sẽ thất bại trong việc phát triển chúng, và nhìn người khác kiếm tiền từ ý tưởng vài
năm sau đó.
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi ý tưởng là phát triển Kế hoạch hành động cho
việc chuyển đổi. Điều này có thể dẫn đến việc tạo ra Kế hoạch kinh doanh hoặc Tiếp thị. Một
khi bạn đã làm điều này, thì việc thực hiện bắt đầu!

30
Bùi Thị Thu Hằng

PAGE \* MERGEFORMAT 41
31
Câu Chuyện – KFC
1. Câu Chuyện
Cuộc đời nhiều biến động vì bố mất và bị đuổi việc 4 lần.
Khi vừa lên 6 tuổi, cha của Harland Sanders qua đời nên ông phải tự lập và cùng với mẹ
chăm sóc cho hai người em nhỏ. Cuộc sống khốn khó khiến ông phải bỏ học từ năm 16 tuổi
và bắt đầu với cuộc sống mưu sinh. Ông xin vào làm việc và liên tục bị đuổi việc 4 lần trong
vòng 1 năm. Trong cuộc đời của mình, Harland Sanders trải qua vô số nghề khác nhau, từ
bán bảo hiểm, lính cứu hỏa, điều hành tàu hơi nước, bán lốp xe đến luật sư. Tuy nhiên,
Harland bị sa thải nhiều đến nỗi vợ của ông, Josephine, cũng quyết định rời bỏ ông.
Đến năm 18 tuổi, ông gặp người phụ nữ của đời mình và quyết định kết hôn. Tưởng chừng
sau khi lập gia đình, cuộc sống của ông và vợ sẽ sang trang mới, nhưng chỉ 2 năm sau, vợ
ông đề nghị ly hôn và giành quyền nuôi con.
Vượt qua bi kịch khó khăn liên tiếp, Harland Sanders tiếp tục xin làm việc tại một quán café,
vừa nấu ăn vừa kiêm luôn rửa chén, từ đấy, ông tìm thấy niềm đam mê của mình qua công
việc nấu nướng, nó giúp ông thôi thúc nảy sinh ra các ý tưởng chế biến những món ăn nhanh
với nhiều loại nước sốt hoàn hảo phục vụ các khách hàng dừng chân ở trạm xăng nơi ông
đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Khi ấy, vì chưa có nhà hàng nên những vị khách
phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng. Ngay sau đó, ông đã tạo ra “món ăn thay thế
bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi đó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật,
bảy ngày trong một tuần”.
32
Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thì đến năm 1950, do sự sụt giảm nghiêm trọng của nền
kinh tế lúc bấy giờ khiến Harland Sanders phải bán lại toàn bộ tài sản ở Corbin với số tiền chỉ
vừa đủ để đóng thuế và gia tài duy nhất còn lại chỉ là tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội!
Khởi nghiệp ở tuổi 65 và trở thành tỷ phú ở tuổi 88
Ở tuổi 65, trong khi người ta dành thời gian nghỉ ngơi, tịnh dưỡng thì Harland Sanders lại
chọn con đường khởi nghiệp sau nhiều lần thất bại. Ngồi dưới gốc cây định viết di chúc,
nhưng ông lại viết ra được những dự định mình sẽ làm, chính tư tưởng đó đã giúp ông xây
dựng nên một đế chế KFC vững mạnh như hôm nay. Ông nhận ra rằng, dù mất tất cả nhưng
một điều duy nhất ông có thể làm tốt hơn nhiều người khác đó chính là nấu ăn.
Harland Sanders đã dùng toàn bộ tiền trợ cấp để tạo ra công thức chế biến gà rán và những
gói gia vị đặc biệt, ông rong ruổi khắp nơi và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, gõ cửa từng nhà để
bán công thức chế biến gà rán cho các chủ cửa hàng trên toàn bộ nước Mỹ.

31
Huỳnh Quốc Đang
32

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Colonel Sanders chất một chiếc nồi áp suất và hỗn hợp gia vị đặc biệt của mình lên xe và đi
tiếp thị tại một loạt các nhà hàng, nhưng rất ít nhà hàng thấy hứng thú. Dù vậy, ông ấy không
từ bỏ ý định, và tiếp tục gieo những hạt giống, ngủ lại trên xe hết đêm này qua đêm khác.
Với 1009 lần bị từ chối và 1009 lần rơi vào cảm giác hụt hẫng, thất vọng nhưng người đàn
ông này chưa bao giờ có ý định từ bỏ niềm đam mê của mình. Và chỉ sau lần thứ 1009, ông
mới nhận được cái gật đầu đầu tiên, như ngọn lửa âm ỉ cháy, đến năm 1964, ông đã có hơn
600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu gà rán của mình.
Bên cạnh sự thành công của chuỗi cửa hàng gà rán KFC, Harland Sanders còn là Đại sứ của
KFC – Kentucky Fried Chicken Corporation và được xếp là một trong hai người nổi tiếng
được nhận diện nhiều nhất trên thế giới.
Ngày nay, hệ thống KFC là nhà hàng phục vụ gà rán thành công và nổi tiếng nhất thế giới với
hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia.
2. Các ý rút ra
Qua câu chuyện trên thì mọi người nghĩ nó có liên quan gì đến sáng tạo không?
Bạn có rút ra được bài học gì không?
33
Đầu tiên là các món ăn về gà nó đã có từ rất lâu và món gà chiên, gà rán thì nó cũng quá là
bình thường, ai cũng có thể làm nhưng tại sao ông Harland Sanders lại được nhắc nhiều đến
thế?
Vì KFC họ đã làm khác đi theo hướng làm mới những việc đã cũ, thay vì làm gà theo các
cách truyền thống thì ông đã tạo ra công thức chiên gà riêng, đi kèm với các loại nước chấm
đặc biệt làm tăng thêm độ ngon và mới lạ của món gà rán và là thức ăn nhanh được nhiều
người yêu thích vì vừa ngon vừa tiện lợi. Ông đã áp dụng sự sáng tạo trong công thức nấu
ăn của mình để nâng cấp món gà lên một tầm cao mới.
Thứ hai thay vì ông phải tự mở nhà hàng và thực hiện hàng loạt các phương pháp quảng cáo,
vận hành như truyền thống thì ông lại làm theo cách khác hiệu quả hơn.
Ý tưởng ở đây là ông sẽ truyền công thức bí mật để làm món gà rán cho các nhà hàng, và họ
phải trả công một phần trăm doanh thu nhất định như là tiền bản quyền. Đây được coi là ví dụ
đầu tiên trên thế giới về mô hình kinh doanh “nhượng quyền”.
Ông đã sáng tạo trong mô hình kinh doanh, hai từ nhượng quyền vào thời điểm đó còn rất
mới lạ và có rất ít doanh nghiệp áp dụng nếu không muốn nói là hầu như không có doanh
nghiệp nào áp dụng mô hình đó.
Vậy các bạn nghĩ ông có khó khăn nào trong sự sáng tạo của mình không?
Câu trả lời đương nhiên là có và có rất nhiều là đằng khác.
33
Huỳnh Quốc Đang

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Đầu tiên ý tưởng về công thức gà rán mới của ông nghe có vẻ hay khi nó đã thành công, còn
lúc mới lóe lên ý tưởng đó thì chưa có điều gì chắc rằng nó sẽ thành công nên việc đầu tư
nguồn lực, chi phí vào ý tưởng công thức gà rán mới sẽ rất rủi ro cho ông, nếu nó không
thành công thì ở độ tuổi hơn 60 thì có thể xem như ông sẽ mất trắng
Từ đó liên hệ đến các doanh nghiệp: mặc dù có nhiều ý tưởng sáng tạo mới nhưng có rất
nhiều rủi ro khi họ thực thi, nếu không kiểm soát được các nguồn lực thì dẫn đến phá sản là
chuyện thường tình vì vậy rất ý doanh nghiệp dám thực thi sự sáng tạo nhưng nếu đã chấp
nhận thực thi thì khi thành công họ sẽ có được rất nhiều quả ngọt => đúng như câu người
thành công luôn có lối đi riêng.
Thứ hai: khi ông đã thực thi ý tưởng của mình thì thử thách tiếp theo của ông là làm sao
thuyết phục để bán được công thức gà rán và làm cách nào để khách hàng có thể chấp nhận
34
món gà rán mới toanh này => đó là thử thách của sự sáng tạo về tiếp cận và chinh phục thị
trường.
Có nhiều doanh nghiệp đã có những sáng tạo rất đột phá, từ thiết bị điện tử đến các hãng tiêu
dùng nhưng có mấy thương hiệu thành công? Ý tưởng họ hay nhưng họ cần phải thuyết phục
được người khác sử dụng sản phẩm của họ, khách hàng phải hiểu được công dụng của sản
phẩm họ phải tìm cách đưa sản phẩm ra thị trường chứ dù sản phẩm có hay, có tiện lợi như
thế nào đi nữa nhưng nó mãi chỉ ở trong kho thì đó cũng chỉ là sản phẩm chết.

34
Huỳnh Quốc Đang

PAGE \* MERGEFORMAT 41
35
Câu chuyện COCA-COLA
Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company) là một doanh nghiệp về đồ uống và là nhà
sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ.
Coca-Cola (thường được nói tắt là Coca) cũng là một thương hiệu nước ngọt có ga chứa nước
carbon dioxide bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-Cola được điều chế bởi
dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích ban đầu là trở thành một loại biệt
dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại
thuốc uống này, và bằng những chiến thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở
thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX. 

SỰ SÁNG TẠO CỦA NƯỚC NGỌT CÓ


GA COCA-COLA
36
Coca-Cola luôn là một trong những chuẩn
mực về sáng tạo, nhưng điều ít biết là Coca-
Cola chỉ có vài chiến dịch quảng cáo toàn cầu
trong hơn 10 năm qua. Đến trước năm
2004,Coca-Cola sa vào việc tùy biến quá
nhiều nhận dạng hình ảnh ở các quốc gia – vì
vậy từ 2005,Coca-Cola quyết định tung ra
những “global campaign” và phủ sóng ý
tưởng sáng tạo mới lên tất cả vật phẩm có hệ
thống nhận diện thương hiệu: thiết bị cách nhiệt (cooler), bảng hiệu, ly tách, dù đứng (tại các
điểm bán), hệ thống xe tải … Mỗi global campaign này cách nhau khoảng 5-10 năm, là
khoảng thời gian khấu hao hết và thay thế những vật dụng này.
Đa phần những chiến dịch về Coca-Cola chúng ta hay thấy trên mạng thường thuộc về những
đối tác đóng chai, có phạm vi gói gọn trong một khu vực nhất định. Trong thập kỷ qua,Coca-
Cola đã tung ra 3 chiến dịch quảng cáo toàn cầu: The Coke Side of Life (2006), Open
Happiness (2009) và Taste The Feeling (2016).

 “THE COKE SIDE OF LIFE”

35
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Chiến dịch “The Coke Side of Life” được Coca-Cola tung ra vào năm 2006 với nỗ lực sửa
chữa nhận thức sai lầm về thương hiệu và nhằm thúc đẩy tăng doanh số đang trên đà sụt
giảm.
Những quảng cáo nổi bật trong chiến dịch có thể kể đến như Video Game – nói về một thanh
niên đã giúp đỡ mọi người bằng những hành động nhỏ của mình sau khi mua một chai Coke
từ cửa hàng tạp hóa, Happiness Factory – diễn tả khung cảnh hệt như một dây chuyền sản
xuất ở bên trong máy bán nước tự động của Coca-Cola hay Bird’s Nest – đồng hành cùng
Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008.

37
“THE COKE SIDE OF LIFE”
Thông qua những quảng cáo này, công ty muốn nhắc mọi người nhớ về lý do đơn giản khiến
họ yêu thích thương hiệu Coca-Cola. Chúng ta sống trong một thế giới mà mỗi ngày đều phải
chọn lựa và The Coke Side of Life đã khuyến khích mọi người đưa ra những lựa chọn tích
cực. Chiến dịch đã khơi gợi mọi người thoát khỏi sự gò bó, giúp họ lắng nghe trái tim mình
và có một cuộc sống đầy màu sắc.
Không phủ nhận chiến dịch đã thành công ở việc thúc đẩy doanh số và thị phần, nhưng nó
không làm được điều quan trọng nhất: tạo ra một nhận diện thống nhất cho Coke, đặc biệt tại
các điểm bán.
David Butler, Phó chủ tịch về Thiết kế của Coke vào thời điểm đó hồi tưởng lại:
“Chúng tôi quá mê ý tưởng này đến mức sẵn sàng làm vài điều điên rồ: tạo ra một loạt những
yếu tố thương hiệu (branding elements) – hoa, nốt nhạc, cá, bướm – đang bùng nổ ra khỏi
chai Coke. Khả năng là vô tận. Chúng tôi nghĩ là mình nên sáng tạo hết mức với sự nhận diện
của thương hiệu, kể cả việc chấp nhận vài điều mạo hiểm: tạo ra một bảng màu sắc để tôn

36
37
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
vinh màu đỏ biểu tượng của Coca-Cola và không sử dụng phông chữ Spencerian script để tạo
ra vài điều bất ngờ. Chúng tôi giới thiệu hệ thống nhận diện mới qua một chiến dịch quảng
cáo toàn cầu. Thương hiệu sẽ có một sự khởi đầu mới và chúng tôi cực kỳ phấn chấn. Nhưng
tôi đã lầm.”
“Tôi đứng trước một cửa hàng tiện lợi nhỏ, trong thời tiết buổi sáng nóng và ẩm ướt và nhìn
vào một bảng hiệu của Coca- Cola. Nó không thể nhận diện được ngoài phạm vi hơn 10 bước
chân. Và tệ hơn, đó là một tác phẩm của tôi.”
Đó cũng là động lực thúc đẩy Coke ra mắt chiến dịch Open Happiness vào 2009, chỉ 3 năm
sau “The Coke Side of Life” ra mắt, chấp nhận thay thế hàng loạt các vật phẩm thương hiệu.

“OPEN HAPPINESS”
David Butler chia sẻ về cách tiếp cận của chiến dịch Open Happiness: “Chúng tôi cần một hệ
thống nhận diện đủ linh hoạt để có thể được triển khai qua những vật dụng trưng bày hỗ trợ
38
bán hàng (point-of-sale signage) trong những tiệm tạp hóa nhỏ ở Trung Quốc cũng như ở
màn hình chiếu phim tại Super Bowl, nơi có đông đảo khán giả tại Mĩ. Nó phải có khả năng
được địa phương hóa từ Jakarta đến Johannesburg (Nam Phi) mà vẫn tiếp tục củng cố giá trị
thương hiệu bằng những yếu tố cố định như phông chữ Spencerian, màu đỏ Coca-Cola và các
slogan quảng cáo.”
Coke tìm đến hãng thiết kế Attik với yêu cầu thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu
toàn cầu với yếu tố quan trọng nhất: đơn giản.
“Mục tiêu quan trọng nhất là đem lại sự đơn giản trong ngôn ngữ, cách sử dụng táo bạo mẫu
chai biểu tượng, màu đỏ và phông chữ phẳng… Cốt lõi của thương hiệu cần phải có giá trị
vượt thời gian.” – James Sommerville, sáng lập Attik và là người trực tiếp thực hiện dự án
nhớ lại.
Kết quả rất ấn tượng, với phong cách tối thiểu hóa và đặt trọng tâm vào những tài sản thương
hiệu trường tồn (dáng chai và lon, phông chữ, dải băng) – Open Happiness thật sự đã dung
hòa được yếu tố truyền thống và hiện đại. Hiệu ứng đến ngay lập tức: về sáng tạo, chiến dịch
được vinh danh tại Cannes Lions với giải Design Grand Prix đầu tiên của Coke trong khi về
kinh doanh, Coke đạt được 18 quý (4.5 năm) tăng trưởng liên tục.

38
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
“OPEN HAPPINESS”
39
“TASTE THE FEELING” – CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO MỚI NHẤT CỦA COCA-
COLA
Mới đây, Coca-Cola đã tung ra một chiến dịch quảng cáo đồ sộ mang tên “Taste the Feeling”
thay thế cho chiến dịch 7 năm “Open Happiness”, nhằm thay đổi câu chuyện xung quanh
nước ngọt có ga. Chiến dịch mới này đánh dấu một sự chuyển đổi trong chiến lược marketing
khi lần đầu tiên, Coca-Cola sử dụng một thương hiệu duy nhất cho Coca-Cola, Diet Coke,
Coca-Cola Zero và Coca-Cola Life.
Chiến dịch “Taste the Feeling” là một phần trong nỗ lực khởi động lại hình ảnh thương hiệu,
trước bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng lo lắng về ảnh hưởng của nước ngọt có ga
đến sức khỏe, kéo theo đó lượng nước ngọt bán ra đã giảm năm thứ 10 liên tiếp tại Mỹ, trong
đó Coca-Cola bị ảnh hưởng chính khi doanh thu liên tục giảm từ năm 2013 đến nay.
Nhìn nhận chiến dịch dưới góc độ của một chuyên gia, ông Adam Padilla – CEO của công ty
tư vấn Brandfire chia sẻ: “Nếu bạn không làm trong ngành công nghiệp này, có thể bạn sẽ
thấy sự chuyển đổi từ “Open Happiness” sang “Taste the Feeling” chẳng có gì lớn lao, nhưng
nó thật sự là một bước chuyển khôn ngoan đối với Coca-Cola. “Open Happiness” thành công
trong việc khiến người tiêu dùng “feel something”, nhưng nó xuất phát từ sản phẩm thực tế
chứa đựng trong lon, trong chai. ‘Open Happiness’ có thể nói đến nhiều điều bất ngờ khi bạn
bắt đầu bất kỳ một việc nào đó. Nhưng khi nhắc đến “Taste the Feeling”, bạn sẽ có một sự
kết nối mạnh mẽ về cảm xúc với Coke, và tận hưởng đúng nghĩa mùi vị của sự hạnh phúc.”
Nhận định trên cũng thống nhất với những gì De Quinto (Giám đốc Marketing của Coca-
Cola) nói về chiến lược thương hiệu mới. “Chúng tôi muốn giúp mọi người nhớ về lý do tại

39
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
sao họ yêu quý sản phẩm của Coca-Cola giống như cái cách mà họ yêu thương hiệu của nó
vậy.” Trích lời phát biểu của de Quinto, “Chúng tôi khiến cho từng khoảnh khắc đơn giản
mỗi ngày đều trở nên đặc biệt hơn.”
Tuy nhiên, việc hướng trọng tâm vào sản phẩm cũng đặt thương hiệu trong một tình thế khó
khăn. Khi Coca-Cola cố gắng lôi sự chú ý trở về sản phẩm, nhiều người sẽ tìm kiếm các sản
phẩm khác có lợi hơn cho sức khỏe, điều đã gây nhiều tranh cãi về thương hiệu trong những
năm qua. Đó là quan điểm của Geoff Cook, đồng sáng lập công ty xây dựng chiến lược
thương hiệu quốc tế Base Design. “Vị trí của Coca-Cola là một trong số các trường hợp đặc
biệt mà tôi đã từng gặp từ trước tới nay: thương hiệu được tôn sùng còn sản phẩm thì ngày
40
càng bị tẩy chay. Các chiến lược thương hiệu có thể làm chệch hướng khỏi những vấn đề
nghiêm trọng khác, nhưng về cơ bản đã có một sự thay đổi theo hướng sống lành mạnh hơn.
Và cho đến khi họ tích cực thay đổi sản phẩm và thay đổi cách nhìn của công chúng về sản
phẩm thì ý tưởng xây dựng thương hiệu mới sẽ hoàn toàn thành công.”

“TASTE THE FEELING”

40
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
41

41
Nguyễn Lệ Hà

PAGE \* MERGEFORMAT 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 5 yếu tố chi phối năng lực sáng tạo. (2015, January 31). Doanh Nhân Sài Gòn. Retrieved

February 25, 2022, from https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/5-yeu-to-chi-phoi-

nang-luc-sang-tao-1060285.html

2. Sáng tạo là gì? Thành phần, các cấp độ sáng tạo. (2021, July 31).

https://lytuong.net/sang-tao-la-gi/?fbclid=IwAR0V0ZiAfSYduLGyByVx-

qsVghZgzVl6EeCOjQiRaZC3PDUw57zkCB5n9-I

3. Brainstorm là gì? Thông tin [ĐẦY ĐỦ] từ A đến Z về “động não”. (2019, November 4).

Timviec365.vn. Retrieved February 26, 2022, from

https://timviec365.vn/blog/brainstorm-la-gi-new6581.html

4. Cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả. (n.d.). https://www.ptcn.me/cach-su-dung-mang-xa-

hoi-hieu-qua/?

fbclid=IwAR0r3_1ec62fFFit7AHQT2zVXbQ35zeiyZ6hrhdvBRhPTC_BrNE7sTOBZ68

5. SCAMPER LÀ GÌ? CÁCH TÌM Ý TƯỞNG MỚI CHỈ VỚI VÀI CHỮ CÁI.  Lâm Vĩ. (2021,

06 26). https://www.huongnghiepaau.com/scamper-la-gi?

fbclid=IwAR21Fy1CHwU9vvgR-D8NQpJPc61Q9HpfSrbzeOtBImzZ-sADYQANwF6-

U3s

6. Phương pháp học tập hiệu quả bằng sơ đồ tư duy (mindmap). (2022, 02 26).

https://123job.vn/bai-viet/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua-bang-so-do-tu-duy-mindmap-

1552.html?fbclid=IwAR0TAM3-

q_ilgrJpTkgMOkHAczXxBZchHyAFxQBYWF73eeolJJ-hALK_RK0

7. SƠ ĐỒ TƯ DUY - PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐỘT PHÁ VÀ HIỆU QUẢ. (2020, 06 15).

https://amslink.edu.vn/thu-vien-1/so-do-tu-duy-phuong-phap-hoc-dot-pha-va-hieu-

qua.html?

fbclid=IwAR3g96xdbBl9ykhilP3NL5QoODvl1vE3x5HHyfNo0ZJ8SJxnLDscUiF0f78

PAGE \* MERGEFORMAT 41
8. TÌM GIẢI PHÁP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ SAI (Trial &Error). (n.d.).

https://phamngocanh.com/blog/tim-giai-phap-bang-phuong-phap-thu-va-sai-trial-error/?

fbclid=IwAR21Fy1CHwU9vvgR-D8NQpJPc61Q9HpfSrbzeOtBImzZ-sADYQANwF6-

U3s

9. Võ, N. Q., & Trần, V. T. (n.d.). Các Phương Pháp Suy Luận và Sáng Tạo. Chương 7: Bài

VI: DOIT. https://kilopad.com/ky-nang-song-c68/cac-phuong-phap-suy-luan-va-sang-tao-

b2775/chuong-7-bai-vi-doit

10. Trung, H.Ngọc. (2021, May 9). Vì Sao Nokia Thất Bại? Bài Học Rút Ra Từ Sự Thất Bại

Của Nokia. Https://Vietnamonlineacademy.Vn. https://vietnamonlineacademy.vn/bai-

viet/vi-sao-nokia-that-bai-bai-hoc-rut-ra-tu-su-that-bai-cua-nokia-78

11. ketnoiviec.net. (n.d.). Sáng tạo là gì? Quy trình 5 bước sáng tạo để khai phá ý tưởng mới.

https://ketnoiviec.net/bai-viet/sang-tao-la-gi-quy-trinh-5-buoc-sang-tao-de-khai-pha-y-

tuong-moi-842#:~:text=1.,qu%E1%BA%A3%20c%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c

%20cao%20h%C6%A1n. 

12. Mr. Luân. (2018, March 1). Khái niệm sáng tạo. Https://Luanvanaz.Com.

https://luanvanaz.com/khai-niem-sang-tao.html 

13. Kỹ năng tư duy sáng tạo và các phương pháp rèn luyện hiệu quả. (2019, February 16).

Https://Dangvikiet.Com. https://dangvikiet.com/ky-nang-tu-duy-sang-tao-va-cac-phuong-

phap-ren-luyen-hieu-qua/#:~:text=Lecne%20cho%20r%E1%BA%B1ng%3A

%20%E2%80%9CS%E1%BB%B1%20s%C3%A1ng,%C4%91%C6%B0%E1%BB

%A3c%20%C4%91i%E1%BB%81u%20h%C3%A0nh%20nghi%C3%AAm%20ng

%E1%BA%B7t.%E2%80%9D 

14. Long, N. Chi. (2021, November 6). Hiểu đúng về đổi mới và sáng tạo.

Https://Tapchicongthuong.Vn. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hieu-dung-ve-doi-

moi-va-sang-tao-84761.htm

PAGE \* MERGEFORMAT 41
15. COKE ĐÃ KHUẤY ĐỘNG THẾ GIỚI BẰNG SÁNG TẠO RA SAO TRONG THẬP KỶ

QUA? (2016, 01 30). https://wecreate.life/2016/01/30/coke-da-khuay-dong-the-gioi-bang-

sang-tao-ra-sao-trong-thap-ky-qua-2/?

fbclid=IwAR320hn_Lgrf8CKKVnu7VhLdEu3J0J18nZNws0prJgRuuFjcDSCmMQYxbV

PHỤ LỤC
CÁC CÂU HỎI ĐẶT TRONG LÚC THUYẾT TRÌNH

Nguyễn Lê Xuân Hiền

1. Tính sáng tạo cá nhân rất quan trọng trong doanh nghiệp, đời sống, xã hội, vậy theo
bạn cần có yếu tố nào để tính sáng tạo cá nhân trỗi dậy?
2. Theo như bạn thì người có tính sáng tạo sẽ có những đặc điểm nào?
3. Theo như các bạn nghĩ có các yếu tố nào chi phối năng lực sáng tạo?
4. Bạn có từng tưởng tượng để sáng tạo chưa, bạn có thể kể cho mình một chuyện tưởng
tượng của bạn mà nó được áp dụng trong tương lai?
5. Bạn đã từng có các ý tưởng và bị phán xét hay không được sự đồng tình của mọi
người, lúc đó bạn sẽ vẫn tiếp tục thực hiện hay dừng lại theo ý kiến của mọi người?

Bùi Thị Thu Hằng

1. Bạn đã từng sử dụng Phương pháp  sơ đồ tư duy trong việc học hay trong công việc
chưa ? và bạn thấy lợi ích hay hiệu quả mà phương pháp  này mang lại như thế nào?
2. Mạng Xã Hội  mang lại cho bạn những mặt tích cực nào cũng như hạn chế nào?
3. Các bạn có thể giới thiệu 1 số kênh youtube hay fanpage giúp chúng ta học hỏi nhiều
cái bổ ích .
4. Các bạn hãy nêu 1 số VD về 1 số thông điệp đối lập nhau của các công ty hay nhãn 

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CỦA CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI CUỐI BUỔI

PAGE \* MERGEFORMAT 41
1. Thanh Thúy - Nhóm 6: Trong một doanh nghiệp, việc sáng tạo có những rủi ro/thách
thức cơ bản nào hay không? Trong 3 yếu tố được xác định là nền tảng để tính sáng tạo
trỗi dậy: Sự thông thạo, kỹ năng tư duy sáng tạo, động cơ. Yếu tố nào là quan trọng
nhất? Vì sao? - XUÂN HIỀN TRẢ LỜI

Trong một doanh nghiệp, việc sáng tạo có những rủi ro/thách thức cơ bản như: Thời gian,
vốn, các ý kiến trái chiều từ dư luận, rủi ro cao khi tung ra thị trường.
Trong 3 yếu tố được xác định là nền tảng để tính sáng tạo trỗi dậy: Sự thông thạo, kỹ
năng tư duy sáng tạo, động cơ. Yếu tố nào cũng quan trọng và đóng vai trò then chốt
không thể thiếu. 
Nếu thiếu sự thông thạo thì bạn sẽ không nắm vững được kiến thức cơ bản đủ để bạn sáng
tạo những điều mới hơn một cách hoàn chỉnh. Như vậy sự sáng tạo có trỗi dậy cũng dễ bị
vụt tắt.
Kỹ năng tư duy sáng tạo là một yếu tố quan trọng không kém. Nếu bạn không có kỹ năng
tư duy sáng tạo thì bạn khó có thể triển khai được ý tưởng sáng tạo một cách dễ dàng và
có thể dẫn đến ngõ cụt.
Cuối cùng là yếu tố động cơ. Khi bạn thiếu động cơ bạn sẽ dễ dàng bị hụt chí, không có
đủ động lực để tiếp tục việc sáng tạo.

2. Cẩm Vy - Nhóm 8: Trong phần đặc điểm của người có tính sáng tạo, nhóm có nêu về “
nhận ra những tiềm năng”. Vậy theo nhóm bạn “ Làm thế nào để nhận ra tiềm năng của
bạn? - XUÂN HIỀN TRẢ LỜI 

Đầu tiên: Bạn hãy suy nghĩ về Bản thân 


Thứ hai: Thách thức Bẫy Suy nghĩ Thông thường
Thứ ba: Ý thức về các Mục tiêu Cụ thể
Thứ tư: Cải thiện Lối Suy nghĩ
Cuối cùng: Bền gan Trước Nghịch cảnh

3. Thanh Tuyền- Nhóm 7: theo bạn khi đang là sinh viên thì mình có thể làm những gì để
phát triển tính sáng tạo của bản thân. - XUÂN HIỀN TRẢ LỜI

Bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản ở trường và những kiến thức bên ngoài xa
hội để có một nền tảng vững chắc trong phát triển sáng tạo. Tham gia workshop hay học

PAGE \* MERGEFORMAT 41
thêm các khóa học về tư duy hoặc tham gia câu lạc bộ, đi làm thêm để thêm nhiều kiến
thức phong phú và sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn. Thường xuyên đặt mục tiêu cho
bản thân để có nhiều động lực phấn đấu phát triển.

4. Kiều Oanh - Nhóm 4: Làm thế nào để doanh nghiệp tuyển dụng được nhân viên có khả
năng sáng tạo cao? - LỆ HÀ TRẢ LỜI

Thật ra, việc sáng tạo còn đòi hỏi ở quá trình làm việc, trong thời gian làm việc sẽ phát
sinh ra những ý tưởng mới, và những ý tưởng này được mọi người ủng hộ, phát triển ý
tưởng và đạt được những thành công trong sản phẩm, doanh nghiệp thì được coi là có tính
sáng tạo. Nên việc để biết được nhân viên có tính sáng tạo hay không chúng ta còn cần
phải phân loại

+Nhân viên mới ra trường đi làm lần đầu: thì xem về những hoạt động mà họ đã làm
trong môi trường đại học, vì họ chưa có kinh nghiệm trong công việc lâu dài nên việc này
cần có thời gian tìm hiểu xem họ có tính sáng tạo hay không

+ nhân viên đã đi làm:xem những thành tích mà họ đã đạt được, hoặc đưa ra tình huống
trong cách phỏng vấn để xem khả năng sáng tạo, xử lý công việc của họ như thế nào

5. Ngọc Tú - Nhóm 7: Có quan điểm cho rằng: khi sáng tạo thì phải chấp nhận rủi ro và tốc
độ. nhóm bạn có đồng ý với quan điểm trên không? Làm sao để đo lường được mức độ rủi ro
mà việc sáng tạo gây ra?-LỆ HÀ TRẢ LỜI

Nhóm đồng ý với ý kiến của bạn

Khi bắt đầu với công việc kinh doanh, không riêng gì trong việc sáng tạo, mà có kinh
doanh có nghĩa là đã có rủi ro, rủi ro ít hay nhiều còn phụ thuộc vào cách làm việc, thời
gian, nhân lực, điều kiện môi trường,.... vì vậy trong kinh doanh luôn luôn có phần hạn
chế rủi ro và cách xử lý các rủi ro. Nếu viêch sáng tạo đem đến những rủi ro mà đã nằm
trong danh sách liệt kê tgjf doanh nghiệp sẽ dễ tự chủ hơn trong việc xử lý, ngược lại thì

PAGE \* MERGEFORMAT 41
doanh nghiệp sẽ phải đưa ra những cách xử lý khác hơn. Mình nghĩ đây là cách mà các
doanh nghiệp hay làm để hạn chế rủi ro về mọi mặt.

6. Câu hỏi của Thầy: Sáng tạo và đổi mới khác nhau như thế nào? ĐANG TRẢ LỜI

7. Minh Phúc - Nhóm 4: Theo nhóm bạn thì điều gì đang cản trở đến khả năng tư duy sáng
tạo của con người? (hang)

8. Cho mình hỏi tại sao những người sáng tạo thì lại hay bị đối mặt với sự phủ nhận và từ
chối từ người khác? Đó có thể xem là điều đã cản trở sáng tạo ở nhiều người hay không?
( Huế Trân- Nhóm 7) - ĐANG TRẢ LỜI

9. Thanh Ngân-Nhóm 3: Trong các phương pháp sáng tạo, phương pháp nào mang lại tính
ứng dụng cao ? Vì sao? 

10. Uyên Nhi nhóm 4 - Trong 1 doanh nghiệp, việc sáng tạo có đi kèm với điều  gì hay
không? hay chỉ cần sáng tạo đã đủ đạt thành công rồi?-LỆ HÀ TRẢ LỜI

Trong doanh nghiệp, mình nghĩ sáng tạo cần đi kèm với nhiều thứ như đổi mới, phù hợp
với điều kiện thị trường người tiêu dùng thì mới mang lại thành công cao. Sáng tạo là tốt
nhưng sáng tạo không thì không đủ, chưa kể việc sáng tạo sẽ mang lại rủi ro chứ không
thành công như mong muốn. 

Chính vì thế, mà trong kinh doanh người lãnh đạo phải biết cách kết hợp và sáng tạo, đổi
mới đúng lúc để bùng nổ sản phẩm doanh nghiệp ra thị trường và được mọi người ưa
dùng.

11. Kim Ngân nhóm 3: Những người sáng tạo khi họ tạo ra một sản phẩm nào đó hữu ích thì
lại được cấp bằng sáng chế. Như vậy thì sáng tạo và sáng chế có gì khác nhau ?  

12. Thanh Tâm - Nhóm 5: Chỉ riêng sáng tạo thôi thì chưa đủ không phải lúc nào cũng thành
công trong kinh doanh, vậy thành công còn phụ thuộc vào yếu tố nào khác. Theo nhóm bạn
thì yếu tố khác là yếu tố nào? - LỆ HÀ TRẢ LỜI

PAGE \* MERGEFORMAT 41
Câu hỏi này cũng giống như bạn Uyên Nhi, chỉ riêng sáng tạo thì thì chưa bao giờ gọi là
đủ đổi với một doanh nghiệp cần đứng vững trên thị trường. Mà thành công của doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên trong nội bộ và bên ngoài. Tác động như
người lãnh đạo, nhân viên, việc sáng tạo kết hợp với đổi mới,... yếu tố bên ngoài như sở
thích khách hàng, sự ưa chuộng ngoài thị trường,.... vì vậy, một doanh nghiệp muốn thành
công thì phải kết hợp rất nhiều yếu tố và đặc biệt là hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh.

PAGE \* MERGEFORMAT 41

You might also like