Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

*THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM NĂM 2010-2011:

1. Năm 2010
a. Bối cảnh chung

-Tỷ giá USD/VNĐ năm 2010 là vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch
định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như giới đầu tư khi nó liên tục có những
diễn biến bất thường, gây nên những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Ngoài sự tăng lên của
giá vàng thì những bất ổn nội tại về kinh tế vĩ mô như thâm hụt thương mại ngày
càng tăng trong khi dự trữ ngoại hối khá mỏng, lạm phát tăng lên mức hai con số
(chỉ số giá tiêu dùng trong 11 tháng năm 2010 tăng 9,58% so với tháng 12/2009 và
tăng 11,09% so với cùng kỳ năm 2009 – nguồn GSO, vượt xa mức dự báo là 7-8%)
là nguyên nhân chính đẩy tỷ giá USD tăng cao. Những bất ổn diễn ra liên tục và
ngày càng tăng cao đã làm suy giảm niềm tin của người dân vào giá trị của VNĐ
cũng như làm suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng giải quyết các bất ổn
đó của các cơ quan hữu quan. Chính vì niềm tin bị giảm sút nên khi giá vàng tăng
đẩy giá USD tăng thì tâm lý đổ xô mua các tài sản này khiến cho VNĐ ngày càng
trở nên mất giá. Diễn biến tỷ giá USD trên thị trường năm 2010 có thể được chia
thành ba giai đoạn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa tỷ giá trên thị trường tự do và
trên thị trường chính thức.

*Biểu đồ: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2010


b. Chính sách tác động của

- Giai đoạn 1: Quý 1 năm 2010: Giá USD trên TTTD giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá
chính thức.
            Sau khi NHNN thực thi nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường ngoại hối
cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên TTTD đã dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, chênh lệch tỷ
giá trên TTTD và chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1000 VND/USD giao dịch
cho đến những ngày đầu tháng 2. Ngày 10/2,  NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3%
từ 17.941 lên mức 18.544 đồng/USD. Động thái này của NHNN vào những ngày giáp
Tết, thời điểm nguồn cung ngoại tệ thường dồi dào đã giúp cho giá USD trên TTTD
tiếp tục giảm xuống và sát với tỷ giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý 1 năm
2010.
Nguyên nhân: Do nguồn cung ngoại tệ trong giai đoạn này khá dồi dào nhưng tỷ giá
mua USD của các NHTM đã tăng nhanh trong tháng 3, và gần như tiệm cận sát với tỷ
giá bán (được đặt ở mức trần 19.100 VND/USD). Diễn biến này được cho là bắt nguồn
từ việc các doanh nghiệp có nguồn thu xuất khẩu có xu hướng găm giữ USD để sử dụng
khi cần thiết, bởi nếu gửi vào ngân hàng thì lãi suất rất thấp (tại thời điểm đó là 1% cho
các tổ chức kinh tế), trong khi lo lắng có thể khó tiếp cận USD hoặc rủi ro tỷ giá khi có
nhu cầu trong tương lai.
      Và do lãi suất cho vay bằng VND khá cao (14-18%) trong khi lãi suất cho vay bằng
USD lại ở mức thấp (6-7,5%), nên đã dẫn đến một hiện tượng đó là các doanh nghiệp
thay vì vay bằng VND lại chuyển sang vay bằng USD với lãi suất thấp hơn và kỳ vọng tỷ
giá ổn định hơn. Diễn biến này trên thị trường tiền tệ được cho là đã gây ra căng thẳng
cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong các quý còn lại của năm 2010 khi các doanh
nghiệp đến hạn phải trả tín dụng ngoại tệ cho ngân hàng.

    - Giai đoạn 2:  Quý 2 năm 2010: Giá USD tự do và USD tại các NHTM giảm và rời
mốc trần tỷ giá theo quy định của NHNN.
        Thị trường ngoại hối của Việt Nam đã có những chuyển biến khá tích cực trong
tháng 4 sau một thời gian dài căng thẳng. Từ chỗ mất cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay
các NHTM đã bắt đầu tự cân đối được cung cầu ngoại tệ và thậm chí bán ngoại tệ cho
NHNN. Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt, nhu cầu mua ngoại tệ
được đáp ứng đủ. Chính vì vậy mà giá USD trên TTTD liên tục giảm ngay từ đầu tháng
4, từ mức 19.300-19.330 xuống còn 18.950-18.970 tại thời điểm cuối tháng 4; Sau đó
tiếp tục ổn định ở mức dưới 19.000 cho đến hết tuần 3 tháng 6. Song song với giá USD
trên TTTD, giá USD tại các NHTM cũng giảm liên tục rời xa mức trần tỷ giá, theo đó
giá USD giảm từ 19.050-19.100 xuống còn 18.950-19.010, và dao động quanh mức
18.950-18.990 vào thời điểm cuối quý 2. Diễn biến tỷ giá USD giảm liên tục trong quý
2 được cho là do lượng cung USD tăng mạnh, trong khi cầu USD không biến động
nhiều.
Nguyên nhân:
Về cung USD: Trong giai đoạn này lượng cung USD tăng mạnh trên thị trường
chủ yếu là lượng cung ảo bắt nguồn từ một chênh lệch lãi suất bằng VND và USD quá
cao, cộng thêm với việc tỷ giá tại NHTM lại tương đối ổn định nên đã dẫn đến một thực
tế là các doanh nghiệp đi vay bằng USD rồi chuyển sang VND. động thái này đã hình
thành nên một lượng cung USD ảo trên thị trường ngoại hối khiến cho tỷ giá USD giảm
mạnh trong quý 2. Một yếu tố nữa góp phần tăng nguồn cung USD trên thị trường là do
các chính sách và biện pháp hành chính liên quan đến quản lý thị trường ngoại tệ của
NHNN trong quý 1 (như kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ...). Bên cạnh đó, luồng vốn giải ngân FDI,
luồng vốn đầu tư gián tiếp, và ODA giải ngân trong quý 1 năm 2010 tăng cao hơn so với
cùng kì năm trước cũng làm cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng thêm.
            Về cầu USD: Trong khi lượng cung ảo USD tăng mạnh thì cầu USD không có
nhiều biến động. Diễn biến này xuất phát sau khi NHNN cho phép thực hiện cho vay
ngắn hạn theo lãi suất thỏa thuận, lãi suất huy động  VND có xu hướng tăng cao dao
động quanh mức 10-10,49%, thậm chí lên tới 11,5-11,99% khiến cho người dân có xu
hướng gửi tiết kiệm VND, hoạt động đầu cơ vào USD và vàng giảm, làm giảm cầu USD
trên thị trường. Thêm vào đó, việc chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, lãi suất tiết
kiệm bằng vàng tại các NHTM gần như 0%, cộng với một lượng vàng khá lớn tại các
NHTM đã khiến cho giá vàng trong nước có xu hướng giảm (thậm chí thấp hơn giá vàng
thế giới) khiến cho hoạt động đầu tư vào vàng suy giảm. điều này góp phần giảm sức ép
đối với cầu USD do nhu cầu nhập khẩu vàng thấp.

-Giai đoạn 3:  Quý 3 năm 2010: Giá USD tự do biến động mạnh vượt giá USD trên thị
trường chính thức. NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân LNH tăng thêm 2% vào
ngày 18/8/2010. Sau một thời gian ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng tăng mạnh
bắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục tăng trong tháng 8 khi đạt mức
19.300-19.330 vào ngày 17/8- một ngày trước khi NHNN bất ngờ điều chỉnh tỷ giá bình
quân LNH lên mức 1 USD=18.932 VND, tương đương với việc VND giảm 2%. Như
vậy, trong vòng chưa đầy một năm NHNN đã 3 lần điều chỉnh tăng tỷ giá LNH.
Nguyên nhân:
    +  Thứ nhất, có thể đây là thời điểm đáo hạn các khoản tín dụng ngoại tệ mà các
DN đã vay trong những tháng đầu năm dẫn đến nhu cầu mua USD trả nợ tăng.
    +  Thứ hai, do nhu cầu nhập khẩu cuối năm thường tăng cao nên các doanh nghiệp
có xu hướng gom mua USD đề phòng trường hợp khan hiếm ngoại tệ.
+ Thứ ba, từ giữa tháng 6, NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ,
hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước đã sản
xuất được. Chính vì vậy, nhà nhập khẩu thuộc diện bị hạn chế có thể đã tìm cách gom
ngoại tệ nhằm tránh khó khăn khi tiếp cận vốn trong tương lai, khiến cho cầu USD tăng
lên.
+Thứ tư, lãi suất USD có xu hướng tăng lên, trong khi NHNN đang yêu cầu các
NHTM đồng thuận giảm lãi suất VND khiến cho người dân có tâm lý lựa chọn nắm giữ
USD, dẫn đến cầu USD tăng lên.
+ Thứ năm, các báo cáo kinh tế thế giới gần đây cho thấy nền kinh tế toàn cầu
chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng và ổn định khiến cho USD tăng giá trên thị trường
thế giới do đây vẫn là kênh trú ẩn an toàn.
-Giai đoạn 4: Quí 4 năm 2010:  Tỷ giá TTTD vượt mốc 20.000. Sau khi NHNN điều
chỉnh tỷ giá LNH vào ngày 18/8, giá USD trên TTTD dao động khá ổn định quanh mức
19.500. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, USD trên TTTD lại bắt đầu bước vào một đợt tăng
giá mới và kéo dài cho đến tận cuối tháng 10. Giá USD trên TTTD liên tục tăng mạnh và
vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Mặc dù các NHTM vẫn niêm yết giá USD là 19.490-
19.500, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều phải chịu thêm một mức phụ phí khiến cho
mức giá thực tế phải trả cũng gần như mức giá trên TTTD. Diễn biến này cho thấy cung
cầu trên thị trường ngoại hối đang có dấu hiệu căng thẳng thực sự chứ không phải là cân
bằng hay mua ròng ngoại tệ như công bố ngày 8/10 của NHNN.
       Tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21.000 trong tháng 11/2010 song song với việc
giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lập kỉ lục đà tăng giá mạnh của USD trong tuần
cuối tháng 10 được tiếp nối trong những ngày đầu của tháng 11 bằng việc chạm mốc
21.000 vào ngày 4/11. Biến động này đã đẩy chênh lệch giữa giá USD trên TTTD và giá
trần theo quy định của NHNN đã lên đến 1.300-1.500VND/1USD giao dịch trong tuần
đầu tiên của tháng 11.
Nguyên nhân:  Động thái của NHNN tiếp tục cho phép một số DN nhập vàng không hạn
chế thời gian có thể khiến cho giá vàng trong nước sát với giá thế giới, nhưng nó khó có
thể khiến cho thị trường ngoại tệ giảm nhiệt bởi vì các doanh nghiệp có giấy phép nhập
khẩu vàng sẽ phải gom USD để nhập.
           Những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ không thể giải quyết chỉ bằng thông
điệp sẽ cung ngoại tệ,  mà  chính là số lượng ngoại tệ mà NHNN có thể cung ra bao
nhiêu khi mà lượng dự trữ ngoại hối hiện nay là khá mỏng.
            Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu hướng tăng cao
đã khiến cho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ thay vì VND cũng khiến cho thị
trường ngoại tệ nóng hơn bao giờ hết.

   Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010 cũng là
nguyên nhân tăng sức ép tới tỷ giá cho dù các nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại năm
2010 có tăng mạnh.
       Như vậy, sự biến động mạnh với nhiều trạng thái khác nhau của USD trong năm
2010 đã gây nên bất ổn cho nền kinh tế đồng thời khiến cho các mất cân đối vĩ mô như
tình trạng nhập siêu, lạm phát... ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Cụ
thể, lạm phát không thể đạt mục tiêu khi lên tới 2 con số trong năm 2010, còn thâm hụt
thương mại trong 11 tháng năm 2010 (nếu loại bỏ xuất khẩu vàng ước tính khoảng 2,8 tỷ
USD) cũng lên tới 13,6 tỷ (tương đương với 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu), vượt mục
tiêu 13,5 tỷ USD nhập siêu cho cả năm 2010.

     

2. Năm 2011
a. Bối cảnh chung
Năm 2011 là năm thị trường ngoại hối trong nước có dấu hiệu căng thẳng, nguyên
nhân chính là do lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh, nhập siêu ở mức cao, tâm lý găm dữ
ngoại tệ của người dân và DN khá trầm trọng dẫn đến các nguồn ngoại tệ không tập trung
vào hệ thống ngân hàng, tình trạng đô la hóa trở nên phổ biến.
b. Chính sách tác động

- Trong những ngày đầu năm 2011( tháng 1), do chênh lệch giá vàng trong nước và
thế giới tiếp tục tăng cao đã đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng lên mức 21.000.
Trước sức ép liên tục về phá giá VND, nhưng NHNN vẫn tiếp tục kiềm giữ duy trì tỷ giá
bình quân liên ngân hàng ở mức 18.932, trong khi các NHTM niêm yết tỷ giá tại mức trần
19.500. Diễn biến này khiến cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do
được đẩy lên tới 1.500-1.600VND (tương đương khoảng 8% so với tỷ giá chính thức).
Trên thị trường xuất hiện sự kỳ vọng của giới đầu cơ về khả năng NHTW sẽ tiến hành phá
giá VNĐ.
- Từ dịp gần tết Nguyên Đán đến đầu tháng 3/2011, đúng như dự đoán và kỳ vọng
của thị trường, NHTW không thể tiếp tục duy trì tỷ giá mà đã tuyên bố mức phá giá cao
nhất trong lịch sử (9,3%) vào ngày 10/02/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693
VNĐ/USD và giảm biên độ xuống còn +/-1%.Đầu tháng 03/2011, NHTW đã siết chặt các
hoạt động trên thị trường tự do, áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ và do
đó mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ và lãi suất VNĐ lúc đó đã lên
kịch trần 14%. Đồng thời, NHTW cũng tuyên bố là đã mua được thêm 3 tỷ cho dự trữ
ngoại hối. Các chính sách trên của NHTW được kỳ vọng sẽ giúp cho VND xích lại gần
hơn với giá trị thực và có thể giúp loại trừ được phần nào tình trạng “tồn tại 2 tỷ giá với
mức chênh lệch quá lớn” trong thời gian khá dài, từ đó giúp khơi thông nguồn cung ngoại
tệ cho các NHTM. Hành động này của NHTW còn giúp làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ
ngoại hối đang khá mỏng trong ngắn hạn. Không những thế, sự điều chỉnh tỷ giá khá
mạnh tay của NHNN lần này sẽ có thể đưa đến những tác động tích cực đến xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Chính Phủ đã ban hành và thực thi nghị quyết 11, tổng cầu của nền kinh tế
suy giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm và cung cầu ngoại tệ cải thiện hơn.

- Từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 08/2011,trước những bất ổn của thị trường
ngoại hối tự do do tác động của tâm lý và hiện tượng đầu cơ làm giá của các đại lý thu đổi
ngoại tệ, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ với sự phối hợp của
công an và quản lý thị trường. Đây là biện pháp đầu tiên nằm trong gói các biện pháp mà
NHNN đưa ra nhằm thực hiện tốt nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm bình ổn thị trường
ngoại hối, tăng niềm tin vào giá trị VND và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Thông tin này đã khiến cho thị trường ngoại hối tự do ngừng giao dịch ngay trong ngày
7/3/2011 (phiên đầu tuần thứ 2 của tháng 3) làm nhiều người có nhu cầu giao dịch ngoại
tệ ngỡ ngàng. Thông tin về các biện pháp kiểm soát chặt thị trường vàng của NHNN được
kỳ vọng sẽ tránh được tình trạng đầu cơ vàng, vốn được coi nguyên nhân chính gây nên
những bất ổn của thị trường vàng cũng như liên thông tới thị trường ngoại tệ tự do như
trong thời gian trước đây. Thêm vào đó, nó có thể giúp loại bỏ tình trạng găm giữ, tích trữ
vàng trong dân, phục hồi niềm tin vào VNĐ. Trong quý II, NHNN tiếp tục ban hành các
văn bản pháp lý nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng USD hóa nền kinh
tế và hướng tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam khi áp trần lãi suất huy
động USD là 3% (thông tư 09 ngày 9/4) và sau đó là 2% (thông tư 14 ngày 2/6); quyết
định 750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 4% lên 6% (ngày 9/4)
và sau đó tăng lên 7% (ngày 1/6). Với các biện pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay
bằng ngoại tệ này của NHNN đã giúp khơi thông nguồn ngoại tệ do người dân nhận thấy
nắm giữ USD không có lợi bằng VND nên có xu hướng bán USD để gửi tiết kiệm bằng
VND, giúp tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Do đó trong quý II, các
NHTM liên tiếp giảm tỷ giá mua và bán xuống dưới mốc trần tỷ giá (+1%) theo quy định
của NHNN, thậm chí có thời điểm gần sát với giá sàn, dao động quanh 20.500-20.700.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, tỷ giá của các NHTM rời khỏi mốc trần của
NHNN. Cùng với diễn biến trên thị trường chính thức, tỷ giá trên thị trường tự do
cũng tiếp tục suy giảm, biến động tương đối cùng chiều với tỷ giá bình quân liên ngân
hàng và tỷ giá niêm yết tại các NHTM. Sự ổn định trên các thị trường ngoại tệ được kéo
dài cho đến đầu tháng 8/2011 khi mà sự tăng giá kỷ lục của giá vàng thế giới đẩy giá vàng
trong nước tăng cao, đã khiến cho giá USD tại các ngân hàng cũng như trên thị trường tự
do tăng lên sát trần quy định của NHNN.
- Từ tháng 08/2011 đến cuối năm 2011, đầu quý 4, thị trường tiếp tục diễn biến căng
thẳng, NHTW đã điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt và thực hiện các biện pháp bình ổn
thị trường. Theo đó tỷ giá USD/VND sẽ được điều chỉnh không quá 1% kể từ ngày
7/9/2011 cho đến hết năm. Thị trường ngoại tệ ổn định và có những chuyển biến tích cực
vào cuối năm.Ngoài ra, diễn biến thuận lợi của cán cân thương mại, cán cân tổng thể
trong năm 2011, đặc biệt trong những tháng cuối năm đã hỗ trợ khá đắc lực cho những
cam kết của NHNN. Không những thế, những quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ
thị trường vàng đã khiến cho biến động của thị trường này không còn gây nhiều tác động
tiêu cực đến thị trường ngoại tệ tự do như trước đây.

You might also like