Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 149

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo trình “Nhiệt động học và Vật lý phân tử” được giảng dạy cho
sinh viên ngành Vật lý – Khoa Vật lý và sinh viên ngành sư phạm Vật lý –
Khoa Sư phạm, trường Đại học Đà Lạt. Giáo trình trang bị cho sinh viên
các kiến thức cần thiết về nhiệt học và chuyển động nhiệt trong các hệ vĩ mô.
Trên cơ sở những kiến thức này sinh viên có thể hiểu được quy luật chuyển
động của các nguyên tử, phân tử bên trong các vật và nhờ đó giải thích được
các hiện tượng nhiệt của vật chất.
Giáo trình được tác giả biên soạn trên cơ sở tham khảo tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu và giáo trình của các trường đại học khác nhau cũng
như trên cơ sở những bài giảng qua nhiều năm giảng dạy cho sinh viên. Nội
dung gồm có 6 chương, trong đó:
Chương I: Mở đầu
Chương II: Nguyên lý I nhiệt động học
Chương III: Nguyên lý II Nhiệt động học
Chương IV: Chất khí
Chương V: Chất lỏng
Chương VI: Sự biến đổi pha của vật chất
Tác giả chân thành cảm ơn sự góp ý của các đồng nghiệp cũng như
các bạn sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Tác giả
MỤC LỤC
CHƢƠNG I .......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Nhiệt học .................................. 1
1.1.1. Đối tƣợng .......................................................................................... 1
1.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 1
1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 2
1.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................. 2
1.2.2. Áp suất .............................................................................................. 7
1.2.3. Thể tích.............................................................................................. 8
1.3. Sự nở vì nhiệt .......................................................................................... 8
1.3.1. Sự nở dài ........................................................................................... 8
1.3.2. Sự nở khối ......................................................................................... 9
1.3.3. Giải thích sự giãn nở vì nhiệt .......................................................... 10
1.3.4. Những ứng dụng về dãn nở nhiệt .................................................... 11
1.4. Các định luật thực nghiệm của chất khí ................................................ 11
1.4.1. Định luật Boyle – Mariotte (T = const) .......................................... 11
1.4.2. Định luật Charles và Gay – Lussac ................................................. 12
1.4.3. Giới hạn ứng dụng........................................................................... 13
1.5. Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng ..................................................... 13
1.5.1. Khí lý tƣởng .................................................................................... 13
1.5.2. Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng ............................................... 14
1.5.3. Định luật Dalton .............................................................................. 16
CHƢƠNG II ....................................................................................................... 17
NGUYÊN LÝ I NHIỆT ĐỘNG HỌC ............................................................... 17
2.1. Hệ nhiệt động ........................................................................................ 17
2.2. Nội năng ................................................................................................ 17
2.3. Công cơ học và nhiệt lƣợng .................................................................. 18
2.4. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học ....................................................... 22
2.4.1. Phát biểu .......................................................................................... 22
2.4.2. Hệ quả ............................................................................................. 22
2.4.3. Động cơ vĩnh cửu loại I .................................................................. 23
2.4.4. Ý nghĩa ............................................................................................ 24
2.5. Dùng nguyên lý I để khảo sát các quá trình cân bằng của khí lý tƣởng 24
2.5.1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng ..................................... 24
2.5.2. Nội năng khí lý tƣởng ..................................................................... 29
2.5.3. Quá trình đẳng tích.......................................................................... 35
2.5.4. Quá trình đẳng áp ............................................................................ 36
2.5.5. Quá trình đẳng nhiệt........................................................................ 38
2.5.6. Quá trình đoạn nhiệt........................................................................ 40
2.5.7. Quá trình đa biến ............................................................................. 44
2.6. Sự truyền nhiệt lƣợng ............................................................................ 47
2.6.1. Sự dẫn nhiệt .................................................................................... 47
2.6.2. Đối lƣu ............................................................................................ 50
2.6.3. Bức xạ ............................................................................................. 50
CHƢƠNG III ..................................................................................................... 52
NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG HỌC ............................................................. 52
3.1. Hạn chế của nguyên lý I nhiệt động học ............................................... 52
3.2. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch .................................... 53
3.2.1. Định nghĩa ....................................................................................... 53
3.2.2. Ví dụ................................................................................................ 54
3.2.3. Ý nghĩa ............................................................................................ 55
3.3. Nguyên lý II nhiệt động học.................................................................. 55
3.3.1. Máy nhiệt ........................................................................................ 56
3.3.2. Phát biểu nguyên lý II ..................................................................... 59
3.4. Chu trình Carnot và định lý Carnot ....................................................... 60
3.4.1. Chu trình Carnot thuận ................................................................... 60
3.4.2. Chu trình Carnot ngƣợc .................................................................. 63
3.4.3. Định lý Carnot................................................................................. 64
3.5. Các chu trình thực trong các động cơ nhiệt .......................................... 65
3.5.1. Chu trình Ốttô ................................................................................. 65
3.5.2. Chu trình Diesel .............................................................................. 67
3.6. Entropy .................................................................................................. 68
3.6.1. Khái niệm và định nghĩa entropy của một hệ nhiệt động ............... 68
3.6.2. Chiều diễn tiến của các quá trình nhiệt động và sự thay đổi của
entropy......................................................................................................... 70
3.6.3. Nguyên lý tăng entropy ................................................................... 73
3.6.4. Entropy của khí lý tƣởng................................................................. 74
3.7. Các hàm thế nhiệt động ......................................................................... 77
3.7.1. Hàm nội năng U .............................................................................. 78
3.7.2. Hàm năng lƣợng tự do F ................................................................. 79
3.7.3. Hàm enthalpy H .............................................................................. 80
3.7.4. Hàm thế nhiệt động Gibbs .............................................................. 80
3.7.5. Thế hóa học ..................................................................................... 81
3.7.6. Điều kiện cân bằng nhiệt động ........................................................ 82
3.7.7. Các hệ thức Maxwell ...................................................................... 83
CHƢƠNG IV ..................................................................................................... 85
KHÍ THỰC......................................................................................................... 85
4.1. Lực tƣơng tác phân tử ........................................................................... 85
4.2. Khí thực và phƣơng trình trạng thái của khí thực ................................. 86
4.2.1. Khí thực và khí lý tƣởng ................................................................. 86
4.2.2. Phƣơng trình Vanđecvan................................................................. 87
4.3. Đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm (Đƣờng đẳng nhiệt Andrews)............. 90
4.3.1. Thực nghiệm ................................................................................... 90
4.3.2. Trạng thái tới hạn và sự phân vùng................................................. 91
4.3.3. Ý nghĩa thực tiễn của họ đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan ................. 92
4.3.4. Xác định các thông số tới hạn ......................................................... 92
4.3.5. So sánh đƣờng đẳng nhiệt Ăngdriu và Vanđecvan ......................... 94
CHƢƠNG V ...................................................................................................... 96
CHẤT LỎNG ..................................................................................................... 96
5.1. Cấu tạo và chuyển động phân tử của chất lỏng ..................................... 96
5.1.1. Trạng thái lỏng của vật chất ............................................................ 96
5.1.2. Cấu tạo và chuyển động của phân tử chất lỏng .............................. 97
5.2. Các hiện tƣợng mặt ngoài của chất lỏng ............................................... 98
5.2.1. Áp suất phân tử ............................................................................... 98
5.2.2. Năng lƣợng mặt ngoài và sức căng mặt ngoài ................................ 99
5.2.3. Hiện tƣợng dính ƣớt và không dính ƣớt........................................ 104
5.3. Hiện tƣợng mao dẫn ............................................................................ 106
5.3.1. Áp suất dƣới mặt khum ................................................................. 106
5.3.2. Hiện tƣợng mao dẫn ...................................................................... 108
5.4. Áp suất thẩm thấu .................................................................................. 111
5.4.1. Dung dịch loãng .............................................................................. 111
5.4.2. Áp suất thẩm thấu ........................................................................... 111
5.4.3. Công thức Van- tơ- hốp (Van‟t Hoff) ............................................. 112
CHƢƠNG VI ................................................................................................... 114
SỰ BIẾN ĐỔI PHA CỦA VẬT CHẤT .......................................................... 114
6.1. Các pha của vật chất ............................................................................ 114
6.1.1. Định nghĩa pha của vật chất .......................................................... 114
6.1.2. Khái niệm về biến đổi pha ............................................................ 114
6.2. Đồ thị pha ............................................................................................ 115
6.3. Công thức Clapeyron – Clausius......................................................... 116
6.3.1. Khái niệm ẩn nhiệt biến đổi pha (hay nhiệt biến đổi pha) ............ 116
6.3.2. Công thức Clapeyron - Clausius ................................................... 117
6.4. Đồ thị pha tổng quát. Điểm ba ............................................................ 118
6.4.1. Đƣờng cong biến đổi pha .............................................................. 118
6.4.2. Điểm ba - Ý nghĩa của đồ thị pha tổng quát ................................. 119
6.5. Giải thích các hiện tƣợng biến đổi pha loại 1 bằng thuyết động học
phân tử .......................................................................................................... 120
6.5.1. Sự nóng chảy và đông đặc ............................................................ 120
6.5.2. Sự bay hơi ..................................................................................... 121
6.5.3. Trạng thái bão hoà ........................................................................ 121
6.5.4. Sự sôi............................................................................................. 122
BÀI TẬP CHƢƠNG I ..................................................................................... 123
BÀI TẬP CHƢƠNG II .................................................................................... 125
BÀI TẬP CHƢƠNG III ................................................................................... 131
BÀI TẬP CHƢƠNG IV .................................................................................. 137
BÀI TẬP CHƢƠNG V .................................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 141
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ số nở dài của một số chất ............................................................ 9


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế áp suất ..............................................3


Hình 1.2. ............................................................................................................4
Hình 1.3. Thể tích riêng của nƣớc là hàm của nhiệt độ ...................................10
Hình 1.4. Thế năng tƣơng tác giữa các phân tử ...............................................11
Hình 1.5. Họ đƣờng đẳng nhiệt ......................................................................12
Hình 2.1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng của một khối khí ..........25
Hình 2.2. Khí nén trong xylanh .......................................................................25
Hình 2.3. Công phụ thuộc vào quá trình ..........................................................26
Hình 2.4. Tính áp suất của khí lên thành bình .................................................31
Hình 2.5. Biểu diễn quá trình đẳng tích ...........................................................35
Hình 2.6. Biểu diễn quá trình đẳng áp .............................................................37
Hình 2.7. Biểu diễn quá trình đẳng nhiệt .........................................................39
Hình 2.8. Quá trình đoạn nhiệt ........................................................................43
Hình 2.9. Dẫn nhiệt xảy ra trên vật liệu khi có chênh lệch nhiệt độ ...............47
Hình 2.10. Sự dẫn nhiệt ...................................................................................48
Hình 3.1. Quá trình thuận nghịch ....................................................................53
Hình 3.2. Quá trình không thuận nghịch .........................................................54
Hình 3.3. Lƣu đồ của một động cơ nhiệt .........................................................57
Hình 3.4. Lƣu đồ của một máy lạnh ................................................................59
Hình 3.5. Chu trình Carnot thuận ....................................................................61
Hình 3.6. Chu trình Carnot ngƣợc ...................................................................63
Hình 3.7. Chu trình Ốttô ..................................................................................65
Hình 3.8. Chu trình Diesel ...............................................................................68
Hình 3.9. Chu trình thuận nghịch và không thuận nghịch...............................72
Hình 4.1. Lực tƣơng tác phân tử ......................................................................86
Hình 4.2. Mô hình tƣơng tác phân tử giữa lớp a và b gần thành bình .............88
Hình 4.3. Đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan (Đƣờng lý thuyết đối với khí thực).90
Hình 4.4. Đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm Ăngdriu ........................................ 90
Hình 4.5. So sánh đƣờng đẳng nhiệt Ăngdriu và Vanđecvan trong vùng nhiệt
độ T<TK .......................................................................................................... 95
Hình 5.1. Hình cầu tác dụng ........................................................................... 98
Hình 5.2. Lực căng mặt ngoài của chất lỏng trên mặt thoáng ...................... 101
Hình 5.3. Xác định độ lớn lực căng mặt ngoài ............................................. 101
Hình 5.4. Các lực tác dụng lên phân tử A tại bề mặt phân cách ................... 104
Hình 5.5. Áp suất dƣới mặt cong chất lỏng .................................................. 106
Hình 5.6. Mặt chất lỏng hình cầu .................................................................. 107
Hình 5.7. Hiện tƣợng mao dẫn ...................................................................... 108
Hình 5.8. Tính độ chênh lệch trong ống mao dẫn ........................................ 109
Hình 6.1. Các đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm của hơi bão hòa .................... 115
Hình 6.2. Đồ thị trong mặt phẳng T,V .......................................................... 116
Hình 6.3. Đồ thị p,V của các đƣờng đẳng nhiệt hơi bão hoà ........................ 117
Hình 6.4. Hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt ..................................................... 118
Hình 6.5. ........................................................................................................ 120
1

CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Nhiệt học

1.1.1. Đối tƣợng


Trong cơ học đã nghiên cứu dạng chuyển động cơ, đó là sự thay đổi vị trí
của các vật thể vĩ mô trong không gian. Nó không cần quan tâm đến các quá
trình xảy ra bên trong vật nhƣ vật nóng chảy, vật bay hơi, vật nóng lên khi ma
sát…, chƣa xét đến những quá trình liên quan đến cấu tạo của vật. Nhiệt học sẽ
nghiên cứu các quá trình này, nó liên quan đến một dạng chuyển động khác của
vật chất gọi là chuyển động nhiệt. Đối tƣợng nghiên cứu của nhiệt học chính là
chuyển động nhiệt. Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân
tử, nguyên tử xác định nhiệt độ của vật.
Ví dụ: Quá trình nóng chảy hoặc quá trình bốc hơi của các vật khi đƣợc
nung nóng, các quá trình này có liên quan đến dạng vận động xảy ra bên trong
vật: chuyển động nhiệt.

1.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


Có hai phƣơng pháp nghiên cứu chuyển động nhiệt:
 Phƣơng pháp thống kê (Ứng dụng trong vật lý phân tử): Phân tích
các quá trình xảy ra đối với từng phân tử, nguyên tử riêng biệt trên
quan điểm vi mô và dựa vào qui luật thống kê để tìm qui luật chung
cho cả tập hợp các phân tử, từ đó giải thích các tính chất của vật;
phƣơng pháp cho phép nhận thức một cách sâu sắc bản chất nhiệt
học.
 Phƣơng pháp nhiệt động (Ứng dụng trong phần nhiệt động lực
học):Nghiên cứu sự biến đổi năng lƣợng của vật từ dạng này sang
dạng khác trên quan điểm vĩ mô. Phƣơng pháp dựa trên hai nguyên lý
cơ bản của NĐH đƣợc rút ra từ thực nghiệm; từ đó nêu ra những tính
chất của vật trong các điều kiện khác nhau mà không cần chú ý đến
cấu tạo phân tử. Phƣơng pháp có điểm hạn chế là không giải thích sâu
bản chất của hiện tƣợng nhƣng trong nhiều vấn đề nó cho ta cách giải
quyết đơn giản, hiệu quả.
Hai phƣơng pháp này bổ sung cho nhau.
2

1.2. Các khái niệm cơ bản


Trạng thái của một hệ đƣợc xác định bởi các tính chất vật lý của hệ. Mỗi
tính chất vật lý lại đƣợc xác định bởi một đại lƣợng vật lý. Các đại lƣợng vật lý
này đƣợc gọi là các thông số trạng thái của hệ. Vậy thông số trạng thái là các
tính chất đặc trƣng của hệ.
Trạng thái của một vật đƣợc xác định bởi nhiều thông số trạng thái. Tuy
nhiên, chỉ có một số thông số độc lập với nhau, còn các thông số khác phụ
thuộc vào các thông số này. Những hệ thức giữa các thông số trạng thái của
một vật gọi là những phƣơng trình trạng thái của vật đó.
Ví dụ: Một chất khí ở một trạng thái nào đó đƣợc xác định bởi các thông
số trạng thái nhƣ: thể tích V của chất khí, áp suất p của nó và nhiệt độ T của
chất khí. Thực nghiệm chứng tỏ, trong ba thông số này chỉ có hai thông số độc
lập, nghĩa là giữa ba thông số có một mối liên hệ đựơc biểu diễn bởi phƣơng
trình trạng thái dƣới dạng tổng quát:
f  p, V,T  = 0 (1.1)

1.2.1. Nhiệt độ
Khái niệm nhiệt độ là một khái niệm mà ta có đƣợc khi cảm nhận mức
độ “nóng” hay “lạnh” của một vật. Ta nói rằng một vật có nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ của một vật khác bằng cách sờ tay ta cảm thấy vật này nóng hơn vật
kia. Dĩ nhiên khái niệm nhiệt độ mà ta đề cập nhƣ trên cũng còn rất mơ hồ và
không hoàn toàn xác định (Mùa lạnh các vật làm bằng sắt dƣờng nhƣ lạnh hơn
các vật làm từ gỗ mặc dù nhiệt độ của chúng nhƣ nhau. Nguyên nhân chỉ là do
sắt lấy nhiệt khỏi tay nhanh hơn gỗ). Tuy nhiên, có rất nhiều đại lƣợng vật lý
mô tả tính chất nào đó của vật chất mà ta có thể đo đạc được một cách định
lượng lại phụ thuộc nhiệt độ. Ví dụ: Chiều dài của một thanh kim loại trở nên
dài hơn khi nó ở nhiệt độ cao hơn và ngắn hơn khi nhiệt độ của nó thấp hơn, áp
suất của một chất khí trong một bình kín sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng, độ dẫn
điện của các chất cũng thay đổi cùng với nhiệt độ…
Vì vậy chúng ta có thể sử dụng bất kỳ tính chất nào đó có thể đo được
của hệ thống mà tính chất này biến thiên cùng nhiệt độ để đo nhiệt độ. Để có
thể định nghĩa nhiệt độ một cách định lƣợng, chúng ta cần có một thang đo
(còn gọi là giai đo) và gán cho thang đó các con số khác nhau ứng với các mức
độ nóng lạnh khác nhau. Dụng cụ để đo nhiệt độ gọi là nhiệt kế. Để xác định
nhiệt độ ngƣời ta dùng nhiệt kế. Nguyên tắc của nhiệt kế là dựa vào sự biến
thiên của một đại lƣợng nào đó (chiều dài, thể tích, độ dẫn điện...) khi đốt nóng
3

hoặc làm lạnh rồi suy ra nhiệt độ tƣơng ứng. Muốn đo đƣợc nhiệt độ ta phải
chế tạo nhiệt kế theo các thang nhiệt giai khác nhau
Ví dụ : Sau đây là một vài loại nhiệt kế khác nhau.

Hình 1.1. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế áp suất


 Sử dụng một chất lỏng nhƣ thủy ngân (Hg) hay là rƣợu ethanol chứa
trong một bầu thủy tinh kín có một đầu là một ống dài (Hình 1.1a).
Khi nhiệt kế thủy ngân bị làm nóng lên thì thủy ngân dãn nở và làm
cho chiều dài của cột thủy ngân trong ống tăng lên. Mức độ cao của
cột thủy ngân đƣợc dùng để chỉ nhiệt độ.
 Sử dụng một bình kim loại kín chứa một chất khí. Áp suất của chất
khí trong bình đƣợc đo bởi đồng hồ của áp kế (dụng cụ đo áp suất).
Vì thể tích chất khí trong bình không thay đổi nên khi chất khí bị
nóng lên hay bị lạnh đi thì áp suất của nó cũng thay đổi theo. Áp
suất của chất khí đƣợc đo bằng đồng hồ và mỗi vạch ứng với một
nhiệt độ xác định của chất khí (Hình 1.1b).
Nhiệt độ là một đại lƣợng có tính đặc biệt mà không đại lƣợng nào có (nhƣ
thời gian, khối lƣợng, trọng lƣợng…), đó là nhiệt độ không phải là đại lƣợng
cộng tính. Ví dụ: Một vật có nhiệt độ 300C + một vật có nhiệt độ 400C khác với
vật có nhiệt độ 700C; 0,5kg + 0,5kg = 1kg…
 Nguyên lý thứ 0 của nhiệt động lực học
Giả sử cho nhiệt nghiệm (vật thể T) tiếp xúc tốt với vật thể A. Hệ này
đƣợc đặt trong buồng cách nhiệt.
4

T
a A B

Thµnh c¸ch nhiÖt

T
b
A B

T
c
A B

Hình 1.2
a. Vật thể T và vật thể A cân bằng nhiệt
b. Vật thể T và vật thể B cân bằng nhiệt
c. Nếu có a và b thì A cân bằng nhiệt với B
Chỉ số trên nhiệt nghiệm thay đổi và sau một thời gian ổn định ở một
giá trị nào đó. Ta nói rằng giá trị cần đo ở vật A đã ổn định và hai vật ở
cân bằng nhiệt với nhau.
Bây giờ ta lại cho T tiếp xúc với vật B (hình b) và để hai vật cân bằng
nhiệt với nhau ở cùng một chỉ số nhƣ trƣờng hợp trên.
Cuối cùng ta cho vật A tiếp xúc với vật B (hình c). Câu hỏi đặt ra là
liệu hai vật A và B có cân bằng nhiệt không? Thực nghiệm thấy rằng
chúng cân bằng. Đó chính là nội dung của nguyên lý 0 nhiệt động lực
học: Nếu mỗi vật A và B đều cân bằng nhiệt với vật T thì chúng cân
bằng nhiệt với nhau.
Nguyên lý 0 được phát biểu như sau: Mỗi vật đều có một tính chất gọi
là nhiệt độ. Khi hai vật cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của chúng bằng
nhau.
Nguyên lý 0 đƣợc dùng trong phòng thí nghiệm. VD: Nếu ta muốn biết
chất lỏng ở hai cốc có cùng nhiệt độ hay không ta chỉ việc dùng nhiệt
kế để đo nhiệt độ từng cốc chứ không cần phải đem hai cốc cho tiếp xúc
vào nhau và xem chúng có cân bằng nhiệt hay không. Nếu nhiệt độ
chúng nhƣ nhau, ta có thể hoàn toàn chắc chắn chúng cân bằng nhiệt.
5

Sở dĩ nguyên lý trên đƣợc gọi là nguyên lý 0 vì mặc dù nó ra đời sau


khi có NLI và NLII nhƣng khái niệm nhiệt độ lại là cơ sở cho hai
nguyên lý.
Khi đo nhiệt độ ta phải cho nhiệt kế tiếp xúc với vật thể (hệ đang xét). Độ
nóng lạnh sẽ truyền từ vật sang nhiệt kế hoặc ngƣợc lại cho đến khi cân bằng.
Lúc cân bằng cũng là lúc ta đọc đƣợc số đo nhiệt độ.
Trong vật lý ngƣời ta sử dụng ba thang nhiệt độ khác nhau để chỉ số đo
của nhiệt độ.
a. Thang nhiệt độ Celsius (còn gọi là thang nhiệt độ bách phân)
Trong thang nhiệt độ này, nhiệt độ bắt đầu sự đóng băng của nƣớc tinh
khiết đƣợc quy ƣớc là 00 C (chữ C ký hiệu thang Celsius), còn nhiệt độ sôi của
nƣớc đƣợc gán cho giá trị 1000 C . Khoảng chênh lệch về độ cao L của cột thủy
ngân đƣợc chia làm 100 vạch và mỗi vạch ứng với 10 C trong thang nhiệt độ
Celsius. Chúng ta có thể mở rộng thang nhiệt độ Celsius để đo các nhiệt độ
khác. Các nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng của nƣớc là các nhiệt độ âm
còn các nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đóng băng của nƣớc là các nhiệt độ dương.
Vậy trong thang nhiệt độ Celsius các số đo nhiệt độ có thể là âm, bằng
không và dƣơng. Nhiệt độ thấp nhất trong thang Celsius là 273,150 C . Ngƣời ta
ký hiệu nhiệt độ trong thang Celsius là t  0 C  .

b. Thang nhiệt độ Kelvin (còn gọi là thang nhiệt độ tuyệt đối)


Trong thang nhiệt độ này, nhiệt độ của một vật đƣợc ký hiệu là T  K  .

Mối liên hệ giữa thang nhiệt độ Kelvin và thang nhiệt độ Celsius nhƣ
sau: T  K  = t  0 C   273.15

273.15 gọi là điểm ba của nƣớc, nhiệt độ điểm ba là nhiệt độ cân bằng giữa
nƣớc, nƣớc đá và hơi nƣớc, nhiệt độ nầy không phụ thuộc vào điều kiện áp suất
ngoài.
Để cho đơn giản và nếu không đòi hỏi độ chính xác cao ta có thể thay
273 cho 273.15, tức là:
T  K  = t  0 C   273 (1.2)

Nhƣ vậy nhiệt độ -273 0 C ứng với 0 K . Vậy trong thang nhiệt độ Kelvin
không có nhiệt độ âm, do đó thang nhiệt độ này còn đƣợc gọi là thang nhiệt độ
tuyệt đối.
6

Thang nhiệt độ Kelvin đƣợc sử dụng nhiều trong vật lý.


Ý nghĩa quan trọng của thang Kelvin là ở chỗ khi T = 0 K thì t = -
273.150C: Đây là nhiệt độ ứng với các phân tử đứng yên, không còn chuyển
động nhiệt, là điều không thể đạt tới. Vào năm 1992, vật lý đã tạo đƣợc nhiệt
độ thấp kỷ lục: T min = 2 10-9 K . Nhiệt độ có thể tăng vô hạn nhƣng không thể
hạ thấp vô hạn. Giới hạn của nhiệt độ thấp là 0K ứng với năng lƣợng thấp nhất
là “năng lƣợng không”.
c. Thang nhiệt độ Fahrenheit
Ở Hoa Kỳ và một số nƣớc khác, ngƣời ta sử dụng một thang nhiệt độ
khác để đo nhiệt độ trong cuộc sống hàng ngày. Thang nhiệt độ này đƣợc ký
hiệu là T  0 F .

Theo thang Fahrenheit, nhiệt độ đóng băng của nƣớc đƣợc gán cho giá trị
32 F còn nhiệt độ sôi của nƣớc đƣợc gán cho giá trị 212 0 F . Cả hai nhiệt độ này
0

ứng với áp suất bình thƣờng của khí quyển nhƣ ở thang Celsius và thang
Kelvin.
Nhƣ vậy, trong thang Fahrenheit khoảng nhiệt độ giữa nƣớc sôi và nƣớc
đóng băng là 212 0 F-32 0 F = 180 0 F . Từ đó, ta thấy một độ trong thang Fahrenheit
100 5
ứng với độ trong thang Celsius hay độ trong thang Celsius. Ngƣợc lại
180 9
9
một độ trong thang Celsius ứng với độ trong thang Fahrenheit.
5

Để chuyển từ nhiệt độ Celsius sang nhiệt độ Fahrenheit ta nhân nhiệt độ


Celsius t  0 C  với
9
sau đó cộng thêm 32 (vì nhiệt độ 00 C ứng với 32 0 F ), tức
5
là:

T  0 F   t  0 C   32
9
(1.3)
5

Ví dụ nhiệt độ phòng là 230 C thì ở thang Fahrenheit nhiệt độ là:

T  0 F    23  32  73.4 0 F
9
5

Để chuyển từ nhiệt độ Fahrenheit sang nhiệt độ Celsius, ta cũng làm


tƣơng tự và có công thức chuyển đổi:

t  0 C  = T  0 F  - 32 
5
(1.4)
9
7

1.2.2. Áp suất
Theo định nghĩa, áp suất p là một đại lƣợng vật lý có trị số bằng lực nén
vuông góc lên một đơn vị diện tích. Nếu gọi F là lực nén vuông góc lên một
diện tích S thì:
F
p= (1.5)
S
N
Trong hệ SI đơn vị của áp suất là hay còn gọi là Pascal (Pa).
m2

Ngoài ra, trong kỹ thuật ngƣời ta còn dùng các đơn vị sau để đo áp suất:
 Atmôtphe: Atmôtphe là áp suất của khí quyển trên trái đất ở điều
kiện bình thƣờng.
- Atmôtphe Vật lý (1 atm là áp suất khí quyển tại mặt đất ở 0 0C: là
áp suất gây nên bởi trọng lƣợng cột thủy ngân cao 760mm):
N
1atm = 1.01105
m2

- Atmôtphe Kỹ thuật (1at đƣợc định nghĩa bằng áp suất của 1 vật
N
nặng 1kg tạo ra trên diện tích 1cm2): 1at = 9.81 104
m2

Nhƣ vậy 1 atm = 1.033 at


 Milimét thủy ngân (mmHg) hay còn gọi là Tor: Bằng áp suất tạo
bởi trọng lƣợng cột thủy ngân cao 1mm.
1atm = 1.033at = 760mmHg  760Tor hay 1at = 736mmHg  736Tor

N
Bar: 1Bar = 105  105 Pa
m2

Áp suất của chất khí là đại lƣợng đặc trƣng cơ bản cho tính chất của khối
khí. Đối với khối khí đựng trong một bình chứa, áp suất khí là lực nén vuông
góc lên một đơn vị diện tích thành bình, lực này do sự va chạm giữa các phân
tử khí với thành bình mà nên. Thông qua việc do áp suất (bằng áp kế) ta không
những nhận biết sự có mặt của chất khí trong bình mà còn khảo sát đƣợc tính
chất của khí trong bình. Áp suất khí quyển ở điều kiện thƣờng có giá trị
1.033at.
8

Độ lớn của áp suất phụ thuộc hai yếu tố:


 Số va chạm của các phân tử trên mỗi đơn vị diện tích của thành
bình (tính trong 1 khoảng thời gian nhất định). Số va chạm này
phụ thuộc vào mật độ phân tử khí n. Ngoài ra, số va chạm này còn
phụ thuộc vào vận tốc các phân tử tức là phụ thuộc vào nhiệt độ
chất khí.
 Cƣờng độ va chạm của các phân tử chất khí lên thành bình. Cƣờng
độ va chạm này phụ thuộc vào vận tốc các phân tử tức là phụ
thuộc vào nhiệt độ chất khí. Nhiệt độ càng lớn, các phân tử chuyển
động càng nhanh do đó chúng va chạm vào thành bình càng mạnh
và ngƣợc lại.

1.2.3. Thể tích


Với chất lƣu (khí và lỏng), vì không có hình dạng xác định nên thể tích
của nó chính là thể tích của bình chứa. Chất khí lý tƣởng là chất khí không có
thể tích riêng vì các phân tử khí lý tƣởng đƣợc xem nhƣ là các chất điểm.
Trong hệ SI, đơn vị của thể tích V là m3 . Tuy nhiên, đôi khi ngƣời ta
cũng còn dùng lít (l) làm đơn vị đo thể tích.
1
1 l   m3 hay 1 m3 = 1000  l 
1000

1.3. Sự nở vì nhiệt

1.3.1. Sự nở dài
Giả sử một dây kim loại có chiều dài L và nhiệt độ T, thực nghiệm xác
nhận rằng nếu làm tăng nhiệt độ của dây lên T thì chiều dài của dây sẽ tăng
một lƣợng L và độ dài L phụ thuộc vào T theo hệ thức sau:
L  .L.T (1.6)
L 1

L T

Trong đó:
T : Độ tăng nhiệt độ (bằng hiệu nhiệt độ sau và trƣớc khi nung nóng).

 : Hệ số tỷ lệ đƣợc gọi là hệ số nở dài. Hệ số này cho biết sự thay đổi tỷ


đối chiều dài của dây khi làm tăng một đơn vị nhiệt độ, nó phụ thuộc vào bản
chất của vật liệu và khoảng nhiệt độ mà ta xét. Giá trị này thƣờng nhỏ.
9

Bảng 1.1. Hệ số nở dài của một số chất


 106 
Tên chất  0 
 C 

Băng (ở 0 0 C ) 51
Chì 29
Nhôm 23
Đồng thau 19
Đồng đỏ 17
Thép 11
Thủy tinh thƣờng 9
Thạch anh nóng chảy 0.5

1.3.2. Sự nở khối
Khi một vật rắn đƣợc nung nóng thì kích thƣớc cả ba chiều đều tăng dẫn
đến thể tích tăng lên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với chất lỏng và chất rắn.
Nếu thể tích của vật trƣớc khi nung nóng là V, khi tăng nhiệt độ của vật
một lƣợng T thì thể tích của vật tăng lên V :
V  .V.T (1.7)
V 1

V T

Trong đó:
 : Hệ số tỷ lệ đƣợc gọi là hệ số nở khối.

Với chất rắn vô định hình, đẳng hƣớng thì:   3


Riêng đối với nƣớc, sự nở khối không tuân theo quy luật trên.
Từ hình 1.3 ta nhận thấy, tại 4 0 C thể tích riêng của nƣớc có giá trị bé
nhất. Nghĩa là khối lƣợng riêng sẽ lớn nhất. Ở tất cả các nhiệt độ khác, khối
lƣợng riêng của nƣớc đều nhỏ hơn giá trị cực đại này. Điều này có ý nghĩa rất
lớn trong thực tế: Khi trời lạnh, nƣớc đóng băng từ trên mặt dần xuống dƣới vì
nƣớc ở 4 0 C nặng nhất nên sẽ chìm xuống dƣới. Khi nhiệt độ xuống dƣới 4 0 C ,
nƣớc lạnh nhẹ hơn vẫn ở phía trên và dần đóng băng, nhờ băng dẫn nhiệt kém
nên nƣớc ở phía sâu không đóng băng nữa. Nhờ vậy, các sinh vật vẫn tồn tại
đƣợc ở dƣới băng.
10


V cm 3 / g 
1,0025

1,0020

1,0015

1,0010

1,0005
t  0 C
1,0000
2 4 6 8 10 12

Hình 1.3. Thể tích riêng của nước là hàm của nhiệt độ

1.3.3. Giải thích sự giãn nở vì nhiệt


Có thể giải thích sự giãn nở vì nhiệt bằng mô hình cấu tạo phân tử của
vật chất, mọi vật đều đƣợc cấu thành từ các nguyên tử và phân tử.
Xét cấu trúc phân tử chất rắn. Hầu hết các chất rắn đều tạo thành từ tinh
thể. Các tinh thể bao gồm các nguyên tử hoặc ion đƣợc gắn kết với nhau bởi
các mạng tinh thể. Các nguyên tử hoặc ion chiếm các vị trí xác định, tuần hoàn
trong không gian. Giữa các phân tử (nguyên tử hoặc ion) có lực liên kết phân tử
và nguyên tử. Thế năng tƣơng tác giữa chúng phụ thuộc vào khoảng cách và
tạo thành hố thế năng có dạng parabol không đối xứng.
Bình thƣờng, các nguyên tử dao động xung quanh vị trí cân bằng có năng
lƣợng thấp nhất ( E 0 ) trong hố thế năng, ứng với khoảng cách trung bình giữa
hai nguyên tử là R 0 . Khi nhiệt độ tăng, các nguyên tử có thêm năng lƣợng ( E1 )
nên dao động của chúng mạnh hơn, ứng với khoảng dao động a1a 2 quanh vị trí
cân bằng và khoảng cách giữa hai nguyên tử lúc này là R 1 . Ta có R1  R 0 , điều
này dẫn đến làm cho kích thƣớc của vật tăng lên, nghĩa là nó đã bị giãn nở khi
nhiệt độ tăng. Tƣơng tự, khi tăng thêm nhiệt độ, năng lƣợng tiếp tục tăng,
khoảng dao động giữa các nguyên tử lớn hơn (khoảng b1b2 ). Khi đó, khoảng
cách giữa các nguyên tử là R 2 ( R 2  R1 ). Nhƣ vậy, kích thƣớc vật rắn tiếp tục
tăng lên do khoảng cách giữa các nguyên tử tăng. Kết quả của sự giãn nở
khoảng cách giữa các nguyên tử do tăng nhiệt độ dẫn đến sự giãn nở vì nhiệt
của các vật rắn.
11

E(r)

R2

R1
R0

r
0

E2
b1 b2
E1
a1 a2
E0

Hình 1.4. Thế năng tương tác giữa các phân tử

1.3.4. Những ứng dụng về dãn nở nhiệt


Sự dãn nở nhiệt đóng vai trò quan trọng trong đời sống và trong kỹ thuật.
Trong xây dựng, để tránh sự phá hỏng do dãn nở nhiệt (gồm dãn nở dài
và dãn nở khối) khi làm các dụng cụ hoặc xây dựng công trình cần phải trừ một
khe gọi là khe dãn nở (nhƣ xây nhà, làm các đồ gỗ…)
Khi xây dựng cầu, ngƣời ta phải trừ các khe dãn nở trên lòng đƣờng. Đặc
biệt khi đặt ống trong nhà máy lọc dầu ngƣời ta phải chừa một vị trí gọi là “mắt
dãn nở”, để khi nhiệt độ tăng các ống không bị cong hoặc gãy.
Khi xây dựng đƣờng ray cho tàu hỏa, ngƣời ta cũng đặt các thanh ray
cách nhau một khe để chống sự dãn nở của các thanh ray khi tàu chạy hoặc khi
thời tiết thay đổi.
Trong y học, các vật liệu hàn răng cũng phải tính đến độ dãn nở của men
răng khi ăn các đồ nóng lạnh khác nhau.
1.4. Các định luật thực nghiệm của chất khí

1.4.1. Định luật Boyle – Mariotte (T = const)


Trong quá trình đẳng nhiệt (nhiệt độ không đổi), thể tích của một khối khí
xác định tỷ lệ nghịch với áp suất:
pV = const (1.8)
Giá trị của hằng số phụ thuộc vào khối lƣợng m, nhiệt độ T của khối khí.
Trong hệ trục tọa độ vuông góc OpV, quá trình biến đổi đẳng nhiệt là
một đƣờng Hypebol vuông góc gọi là đƣờng đẳng nhiệt. Ứng với các nhiệt độ
khác nhau ta đƣợc các đƣờng đẳng nhiệt khác nhau. Nhiệt độ càng cao, đƣờng
12

đẳng nhiệt càng xa điểm gốc. Tập hợp các đƣờng đẳng nhiệt tạo thành họ
đƣờng đẳng nhiệt.
p

T1 < T2 < T3

T3

T2

T1

O V

Hình 1.5. Họ đường đẳng nhiệt

1.4.2. Định luật Charles và Gay – Lussac


 Định luật Charles: Quá trình đẳng tích (V = const), thì áp suất tỷ
lệ với nhiệt độ:
p
= const (1.9)
T

 Định luật Gay – Lussac: Quá trình đẳng áp (p = const), thì thể tích
tỷ lệ với nhiệt độ:
V
= const (1.10)
T

Các phƣơng trình (1.9) và (1.10) có thể viết dƣới dạng:


p p V V
= 0 và = 0
T V=const T0 T p=const T0

Với T0 là nhiệt độ xác định, p 0 và V0 là áp suất và thể tích của khối khí ở
1
nhiệt độ T0 . Thƣờng chọn T0 = 273 K = . Khi đó:
a

p = p0aT (V = const) (1.11)

V = V0aT (p = const) (1.12)


a gọi là hệ số dãn nở nhiệt của chất khí.
13

1.4.3. Giới hạn ứng dụng


Các định luật thực nghiệm trên đây chỉ là các định luật gần đúng. Nó
đƣợc thiết lập cho các chất khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thông thƣờng của
phòng thí nghiệm ( p  1at , T  300K ). Nếu áp suất càng lớn và nhiệt độ càng nhỏ
thì các định luật trên càng sai lệch lớn.
Tuy nhiên, để việc nghiên cứu đƣợc đơn giản, ngƣời ta định nghĩa “khí
lý tƣởng là chất khí hoàn toàn tuân theo các định luật thực nghiệm trên”.
Thực nghiệm cho thấy phần lớn các chất khí ở điều kiện thƣờng có thể
coi là khí lý tƣởng.
Khi xét cấu tạo của các chất khí, ta sẽ thấy một chất khí đƣợc coi là khí
lý tƣởng nếu bỏ qua lực tƣơng tác giữa các phân tử và kích thƣớc của chúng.
1.5. Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng
Nhƣ chúng ta đã biết ở trên, trạng thái của một chất khí đƣợc xác định
bởi các thông số trạng thái của nó. Tuy nhiên, không phải tất cả các thông số
trạng thái đều độc lập với nhau. Thực nghiệm trên các chất khí chứng tỏ rằng
chỉ có một số thông số trạng thái là độc lập, số này đƣợc gọi là các thông số
độc lập, số còn lại phụ thuộc vào các thông số độc lập và gọi là các thông số
phụ thuộc.
Với một chất khí cho trƣớc, trạng thái của nó thƣờng đƣợc xác định bởi
ba thông số trạng thái sau: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ T. Thực nghiệm xác
nhận chỉ có hai trong ba thông số trên là độc lập, thông số còn lại là phụ thuộc.
Nói khác đi giữa ba thông số trên phải có một phƣơng trình liên hệ giữa chúng
với nhau. Phƣơng trình này đƣợc gọi là phương trình trạng thái.
Chúng ta hãy đề cập đến phƣơng trình trạng thái của khí lý tƣởng.

1.5.1. Khí lý tƣởng


Để nghiên cứu chất khí bằng con đƣờng lý thuyết, ngƣời ta đƣa ra một
“mô hình chất khí” gọi là mẫu khí lý tƣởng, đó là sự lý tƣởng hoá các khí thực
với những tính chất đặc trƣng chung của chúng. Mẫu khí lý tƣởng có những đặc
điểm sau đây:
 Khí lý tƣởng gồm một số rất lớn các phân tử có kích thƣớc rất nhỏ
so với khoảng cách giữa chúng, các phân tử khí chuyển động hỗn
loạn và không ngừng.
 Lực tƣơng tác giữa các phân tử chỉ trừ lúc va chạm là đáng kể, còn
thì rất nhỏ, có thể bỏ qua.
14

 Sự va chạm lẫn nhau giữa các phân tử khí hay va chạm giữa phân tử
khí với thành bình là hoàn toàn đàn hồi, tức là tuân theo định luật
bảo toàn động lƣợng và năng lƣợng.
Nhƣ vậy trên thực tế không tồn tại khí lý tƣởng. Tuy nhiên, khi một hệ
khí thực ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thƣờng thì có mật độ phân tử nhỏ
nên kích thƣớc phân tử rất nhỏ so với khoảng cách trung bình giữa các phân tử,
có thể coi gần đúng nhƣ hệ khí lý tƣởng.
1.5.2. Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng
Thực nghiệm cho thấy rằng chất khí (gần với khí lý tƣởng) tuân theo
phƣơng trình trạng thái sau đây:
M
pV  RT (1.13)

Trong đó:
M là khối lƣợng của chất khí mà ta đang xét, tính theo Kg.
 là khối lƣợng của một kilomol.

V là thể tích của khối khí đang xét, tính theo đơn vị m3.
J
R  8.31103 là hằng số gọi là hằng số khí lý tưởng.
kmol.K

T là nhiệt độ của khối khí theo thang nhiệt độ tuyệt đối (K).
M
là số lƣợng kmol của khối khí mà ta xét. Nếu ta gọi N là số phân tử

chứa trong khối khí đó, N A là số phân tử chứa trong một kmol khí ( N A gọi là
số Avogadro) thì:
M N.m N
= = (m là khối lƣợng của một phân tử khí)
μ N A .m N A

M N
Thay tỉ số = vào (1.13) ta có:
μ NA

N R
pV = .RT = N. .T
NA NA
15

Ta biết rằng số Avogadro N A , tức là số lƣợng phân tử chứa trong một


kmol của mọi chất khí đều nhƣ nhau và bằng 6.023 1026 phân tử /kmol do đó tỉ
R
số cũng là một hằng số và gọi là hằng số Boltzmann k B :
NA

R 8.3110  J/kmol.K 
3
J
kB = = = 1.38 10-23
N A 6.023 10 1/kmol 
26
K

Vậy phƣơng trình trạng thái của khí lý tƣởng còn có thể đƣợc biểu diễn
dƣới dạng khác nhƣ sau:
pV = N k BT (1.14)
M
Vì n  là số lƣợng kmol của khối khí mà ta xét nên còn có thể biểu

diễn phƣơng trình trạng thái dƣới dạng:
pV = n RT (1.15)
Các giá trị khác của R:
- Nếu p đo bằng atmôtphe thì:
m3 .at
R  0.0848
kmol.K
- Nếu xét 1 mol khí với thể tích đo bằng m3 và áp suất đo bằng N/m2 thì:
J
R  8.31
mol.K

- Nếu xét 1 mol khí với thể tích đo bằng lít và áp suất đo bằng atmôtphe
thì:
l.at
R  0.0848
mol.K

Khối lƣợng riêng của khí lý tƣởng: Gọi khối lƣợng riêng của khí khi
 3 thì M  
V  1m

 p
p.1  RT   
 RT

Thể tích riêng v của khí: là thể tích của một đơn vị khối lƣợng khí.
1 RT
Khi M  1kg thì v  
 p
16

1.5.3. Định luật Dalton


Hệ hỗn hợp gồm nhiều loại khí khác nhau có cùng nhiệt độ T đựng trong
bình thể tích V.
Gọi p1 , p2 ,..., pi là áp suất gây bởi từng loại khí, còn gọi là áp suất riêng
phần.
Thực nghiệm cho thấy áp suất của cả hỗn hợp: p  p1  p2  ...  pi
Định luật: Áp suất của hỗn hợp bằng tổng các áp suất riêng phần.
Gọi n i là số kmol của khí thứ i trong hỗn hợp, thì phƣơng trình trạng thái
cho mỗi khí nhƣ sau:
p1V  n1RT
p 2 V  n 2 RT
...................
pi V  n i RT

Nên  p1  p2  ...  pi  V   n1  n 2  ...  ni  RT

Nếu coi hỗn hợp là một khí đồng nhất phƣơng trình trạng thái hỗn hợp:
pV  nRT

Với n  n1  n 2  ...  ni là số kmol của hỗn hợp.


17

CHƢƠNG II
NGUYÊN LÝ I NHIỆT ĐỘNG HỌC

2.1. Hệ nhiệt động


Hệ nhiệt động là tập hợp các vật thể (hay nguyên tử, phân tử,…) giới hạn
trong một không gian xác định.
Ví dụ: Hệ khí giới hạn trong một bình chứa, hệ các thiên thể trong một
không gian nhất định của vũ trụ, cơ thể sinh vật cũng có thể coi nhƣ là một hệ
nhiệt động.
Có thể chia hệ nhiệt động thành:
 Hệ nhiệt động cô lập: Là hệ không tƣơng tác với bên ngoài, do vậy
không có sự trao đổi năng lƣợng và vật chất với môi trƣờng xung
quanh. Ví dụ: Nƣớc trong một phích kín, cách nhiệt tốt.
 Hệ nhiệt động kín: Là hệ không trao đổi vật chất mà chỉ trao đổi
năng lƣợng với môi trƣờng xung quanh. Ví dụ: Nƣớc trong một
phích kín, nhƣng phích cách nhiệt kém.
 Hệ nhiệt động mở: Là hệ có trao đổi cả vật chất và năng lƣợng với
môi trƣờng xung quanh. Trong sự tƣơng tác này, nói chung có sự
trao đổi công và nhiệt. Ví dụ: Một cốc nƣớc nóng để ngoài không
khí sẽ có trao đổi cả vật chất và năng lƣợng với không khí.
2.2. Nội năng
Khái niệm quan trọng nhất trong nhiệt động lực học là nội năng.
Vật chất luôn luôn vận động và năng lƣợng của một hệ là đại lƣợng xác
định mức độ vận động của vật chất ở trong hệ đó. Ở mỗi trạng thái hệ có các
dạng vận động xác định – tức là có năng lƣợng xác định. Khi trạng thái của hệ
thay đổi thì năng lƣợng của hệ thay đổi. Thực nghiệm cho thấy độ biến thiên
năng lƣợng của hệ trong một quá trình biến đổi chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và
trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào quá trình biến đổi. Nhƣ thế năng lƣợng
của hệ chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ và ta nói năng lƣợng là một hàm
trạng thái.
Năng lƣợng của một hệ gồm động năng ứng với chuyển động có hƣớng
của cả hệ, thế năng của hệ trong trƣờng lực và phần năng lƣợng ứng với vận
động bên trong hệ tức là nội năng của hệ:
18

W  Wñ  Wt  U (2.1)
Nội năng U là phần năng lƣợng ứng với các dạng vận động diễn ra bên
trong hệ, bao gồm:
 Động năng chuyển động hỗn loạn của các phân tử (chuyển động
tịnh tiến và quay).
 Thế năng gây bởi các lực tƣơng tác phân tử.
 Động năng và thế năng chuyển động dao động của các nguyên tử
trong phân tử.
 Năng lƣợng các vỏ điện tử của các nguyên tử và ion, năng lƣợng
trong hạt nhân nguyên tử.
Đối với khí lý tƣởng nội năng là tổng động năng chuyển động nhiệt của
các phân tử cấu tạo nên hệ.
Trong nhiệt động học, giả thiết rằng chuyển động có hƣớng của hệ không
đáng kể và hệ không đặt trong trƣờng lực nào, do đó năng lƣợng của hệ đúng
bằng nội năng của hệ. Nội năng U của hệ là một hàm trạng thái. Trong nhiệt
học, chú trọng đến độ biến thiên nội năng U khi hệ biến đổi từ trạng thái này
sang trạng thái khác. Thông thƣờng ngƣời ta giả thiết nội năng của hệ bằng
không ở nhiệt độ không tuyệt đối ( T  0K ).
2.3. Công cơ học và nhiệt lƣợng
Năng lƣợng của một hệ là đại lƣợng vật lý dùng để chỉ mức độ vận động
của hệ (động năng), mức độ tƣơng tác của hệ với môi trƣờng bên ngoài (thế
năng) và khả năng tƣơng tác lẫn nhau của các hạt tạo thành hệ (nội năng).
Thông thƣờng các đối tƣợng nghiên cứu xem là đứng yên và bỏ qua các trƣờng
ngoài nghĩa là động năng và thế năng của hệ bằng 0. Vậy năng lƣợng của hệ
chính là nội năng của hệ. Khi ở trạng thái xác định, nội năng U của hệ có giá trị
xác định. Khi trạng thái của hệ thay đổi thì U thay đổi theo. Xét sự biến đổi của
hệ bằng hai hình thức khác nhau: thực hiện công cơ học và truyền nhiệt lƣợng.
 Công: Theo cơ học, khi lực tác dụng lên hệ, lực đó xem nhƣ thực
hiện một công nếu có làm vật đó dịch chuyển. Giả thiết khối khí
đứng yên thì khái niệm công đối với chất khí đƣợc xác định: Lực tác
dụng lên chất khí đƣợc xem là thực hiện một công nếu làm thể tích
chất khí thay đổi. Vậy khái niệm công gắn liền với quá trình biến
đổi thể tích. Công mà hệ thực hiện đƣợc khi đi theo các quy trình
khác nhau là khác nhau nên công không những phụ thuộc vào trạng
19

thái đầu và trạng thái cuối mà còn phụ thuộc vào quy trình đƣờng đi
do đó công không phải là hàm của trạng thái mà là hàm của quá
trình.
A>0: Hệ nhận công (nghĩa là có một luồng năng lƣợng cơ học chảy
vào hệ thống).
A<0: Hệ sinh công (nghĩa là có một luồng năng lƣợng cơ học chảy
ra hệ thống).
A = 0: Hệ không sinh công.
Khi hai hệ tƣơng tác với nhau, hệ nào nhận công thì nội năng tăng,
hệ nào sinh công thì nội năng giảm. Vậy công là một hình thức trao
đổi năng lƣợng giữa hai hệ.
 Nhiệt lƣợng:
Nếu ta lấy một lon bia từ tủ lạnh ra và đặt lên bàn ăn thì nhiệt độ của
nó sẽ tăng lên – lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần tới khi nhiệt độ của
nó bằng nhiệt độ phòng. Cũng nhƣ vậy, nhiệt độ của một tách cà
phê nóng đặt trên đĩa sẽ hạ dần tới khi nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng.
Ta coi bia hay cà phê nhƣ một hệ (có nhiệt độ TS ) và phần liên quan
của nhà bếp là môi trƣờng của hệ (có nhiệt độ TE ). Ta nhận thấy
rằng, khi nhiệt độ TS  TE , thì TS phải thay đổi tới khi hệ nhiệt độ
bằng nhau. Một sự thay đổi về nhiệt độ nhƣ vậy là do có sự truyền
một dạng năng lƣợng giữa hệ và môi trƣờng. Năng lƣợng này là nội
năng hay nhiệt năng. Nội năng truyền đi đƣợc gọi là nhiệt lƣợng, ký
hiệu Q.
Nhiệt lƣợng có thể âm, dƣơng hoặc bằng không.
Q>0: Hệ nhận nhiệt từ bên ngoài (nội năng đƣợc chuyển từ môi
trƣờng xung quanh nó sang hệ).
Q<0: Hệ tỏa nhiệt ra bên ngoài (nội năng đƣợc chuyển từ hệ sang
môi trƣờng xung quanh nó).
Q = 0: Hệ và môi trƣờng không trao đổi nhiệt lƣợng.
20

M«i tr-êng TE

a TS

Q<0
TS > TE

M«i tr-êng TE

b TS

Q=0
TS = TE

M«i tr-êng TE

c TS

Q>0
TS < TE

Hình a: Nếu nhiệt độ của hệ cao hơn môi trƣờng thì nhiệt bị mất đi
từ hệ sang môi trƣờng đến khi cân bằng nhiệt đƣợc thiết lập nhƣ
hình b. TS  TE , nội năng đƣợc chuyển từ hệ sang môi trƣờng, Q<0.

Hình b: TS  TE , không có sự chuyển nội năng, Q=0, không đƣợc


giải phóng cũng chẳng đƣợc hấp thu.
Hình c: Nếu nhiệt độ của hệ thấp hơn của môi trƣờng, thì hệ hấp
thụ nhiệt tới khi cân bằng nhiệt đƣợc thiết lập. TS  TE , có sự chuyển
nhiệt từ môi trƣờng sang hệ, Q>0.
Nhƣ vậy nhiệt lƣợng là năng lƣợng đƣợc truyền giữa hệ và môi
trƣờng quanh nó khi nhiệt độ của chúng khác nhau.
Thực nghiệm chứng tỏ sự chuyển hóa giữa công và nhiệt luôn tuân theo
một hệ thức định lƣợng xác định. Năm 1845 Jun đã xác định đƣợc rằng cứ tốn
một công 4.186J thì sẽ tạo ra một nhiệt lƣợng 1Calo. Việc tìm ra sự tƣơng
đƣơng giữa nhiệt và công là một sự kiện quan trọng đối với khoa học và kỹ
thuật, nhất là đối với việc thiết lập định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lƣợng.
Cả nhiệt lƣợng và công đều có cùng đơn vị nhƣng sự truyền nhiệt lƣợng
và sự thực hiện công là hai hình thức truyền năng lƣợng khác nhau nên nhiệt và
công có những điểm khác nhau. Sự truyền nhiệt lƣợng là sự truyền cùng một
dạng năng lƣợng (năng lƣợng chuyển động hỗn loạn của các phân tử) từ nơi
21

này đến nơi khác và trực tiếp dẫn đến sự tăng nội năng của hệ đƣợc truyền
nhiệt lƣợng. Còn sự thực hiện công là sự truyền cùng một dạng năng lƣợng bất
kì nào đó (trừ sự truyền năng lƣợng chuyển động nhiệt) từ nơi này đến nơi khác
hoặc có thể là sự biến đổi giữa những dạng năng lƣợng khác nhau và trực tiếp
dẫn đến sự tăng một dạng năng lƣợng bất kì của hệ (động năng, thế năng, nội
năng,…)
Ta biết rằng năng lƣợng là đại lƣợng đặc trƣng cho sự chuyển động và
tƣơng tác của vật chất, chẳng hạn cơ năng đặc trƣng cho chuyển động cơ học,
nhiệt năng đặc trƣng cho chuyển động hỗn loạn của các phân tử, điện năng đặc
trƣng cho chuyển động của các hạt mang điện,...Vậy, nhiệt và công không phải
là những dạng năng lƣợng mà chỉ là những phần năng lƣợng đã đƣợc trao đổi
giữa các vật tƣơng tác với nhau.
Nhiệt và công chỉ xuất hiện khi có sự truyền hoặc biến đổi năng lƣợng
còn năng lƣợng thì luôn luôn tồn tại cùng vật chất. Chẳng hạn trong một hệ vật
chất thì bao giờ cũng có nội năng nói chung và có năng lƣợng chuyển động
nhiệt nói riêng. Chỉ khi nào năng lƣợng chuyển động nhiệt của hệ đƣợc truyền
cho hệ khác hoặc hệ nhận năng lƣợng chuyển động nhiệt của hệ khác thì mới
có nhiệt lƣợng tức là phần năng lƣợng chuyển động nhiệt vừa đƣợc trao đổi.
Nhƣ vậy cả nhiệt lƣợng và công mô tả quá trình trao đổi năng lƣợng giữa
hệ và môi trƣờng, chúng không mô tả năng lƣợng nội tại tích trữ trong hệ.
Chúng chỉ có nghĩa khi mô tả một sự chuyển năng lƣợng vào hệ hay ra khỏi hệ,
thêm vào hay bớt đi từ dự trữ nội năng của hệ. Vì vậy sẽ có nghĩa khi ta nói:
“trong 3 phút có 15J nhiệt lƣợng đã đƣợc chuyển từ môi trƣờng sang hệ” hoặc
“trong phút cuối cùng 12J công hệ nhận từ môi trƣờng”. Sẽ không có nghĩa khi
nói “hệ này chứa 450J nhiệt lƣợng” hoặc “hệ này chứa 385J công”.
Khái niệm “biến nhiệt thành công” không phải là tự biến đổi nhiệt năng
thành cơ năng mà ta cần hiểu đó là sự biến đổi cách truyền năng lƣợng dƣới
hình thức nhiệt sang cách truyền năng lƣợng dƣới hình thức công. Thí dụ: khi
đun nóng khí trong một xylanh có pittông ta đã truyền một phần năng lƣợng
chuyển động nhiệt có trong chất đốt cho chất khí, nghĩa là có sự truyền năng
lƣợng dƣới hình thức nhiệt. Sau đó nội năng của khí tăng lên sẽ đƣợc biến đổi
một phần thành cơ năng cho pittông và một phần thành nhiệt năng cho vỏ
xylanh và pittông (do sự ma sát giữa pittông và xylanh). Tất cả sự biến đổi
năng lƣợng này đều xảy ra dƣới hình thức công. Kết quả của hai quá trình trên
đƣợc gọi là sự biến nhiệt thành công. Ở đây không có sự biến đổi trực tiếp nào
22

từ nhiệt năng sang cơ năng mà phải đi qua khâu trung gian là từ nhiệt năng
sang nội năng và từ nội năng sang cơ năng.
Ta có thể tóm tắt những nhận xét trên bằng sơ đồ sau:

Sau này khi nghiên cứu nguyên lý 2 nhiệt động lực học ta sẽ thấy rõ ràng
không bao giờ có thể biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành cơ năng nhƣng ngƣợc
lại ta có thể biến đổi trực tiếp cơ năng thành nhiệt năng (ví dụ cọ sát 2 bàn tay
vào nhau).
2.4. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học

2.4.1. Phát biểu


Độ biến thiên năng lượng toàn phần W của hệ trong một quá trình biến
đổi vĩ mô có giá trị bằng tổng công A và nhiệt lượng Q mà hệ nhận được trong
quá trình đó:
W = A + Q (2.2)
Cơ năng của hệ không đổi ( Wñ  Wt  const ), do dó theo (2.1) thì:
W  U ( U là độ biến thiên nội năng) và (2.2) thành:

U = A + Q (2.3)
Nghĩa là trong một quá trình biến đổi, độ biến thiên nội năng của hệ có
giá trị bằng tổng của công và nhiệt mà hệ nhận đƣợc trong quá trình đó.

2.4.2. Hệ quả
a. Nếu hệ cô lập, tức hệ không trao đổi công và nhiệt với bên ngoài thì:
A = Q = 0 và do đó U = 0, U = const.
Vậy: Nội năng của hệ cô lập được bảo toàn.
Nếu hệ cô lập gồm hai vật chỉ trao đổi nhiệt với nhau. Ký hiệu Q 1 và Q2
là nhiệt mà vật 1 và 2 nhận đƣợc thì:
Q = Q1 + Q2 = 0  Q1 = -Q2
Nếu Q1 < 0 (vật 1 tỏa nhiệt) thì Q2 > 0 (vật 2 thu nhiệt) và ngƣợc lại.
23

Vậy trong một hệ cô lập gồm hai vật chỉ trao đổi nhiệt, nhiệt lƣợng do
vật này tỏa ra bằng nhiệt lƣợng mà vật kia thu vào.
b. Với quá trình kín (chu trình) không có sự thay đổi nội năng, khi đó theo (2.3)
A = - Q. Nếu A > 0 (hệ nhận công từ bên ngoài) thì Q < 0 (hệ tỏa nhiệt cho bên
ngoài). Nếu A < 0 (hệ sinh công cho bên ngoài) thì Q > 0 (hệ nhận nhiệt từ bên
ngoài). Về giá trị thì A = Q. Nhƣ vậy ta có thể phát biểu:
Trong một chu trình, công mà hệ nhận được có giá trị bằng nhiệt do hệ
tỏa ra bên ngoài hay công do hệ sinh ra có giá trị bằng nhiệt mà hệ nhận từ
bên ngoài.
Khi hệ thực hiện một quá trình biến đổi vô cùng nhỏ, biểu thức của
nguyên lý I có thể viết:
dU = A + Q (2.4)
Với dU là độ biến thiên nội năng của hệ (vi phân toàn phần) còn A và
Q là công và nhiệt của hệ nhận đƣợc trong quá trình biến đổi (vi phân không
hoàn chỉnh vì là các hàm của quá trình).

2.4.3. Động cơ vĩnh cửu loại I


Ta xét một động cơ nhiệt hoạt động theo một chu trình kín (tức là sau
một chu trình hệ lại quay trở về trạng thái ban đầu). Vậy kết thúc một chu trình
thì độ biến thiên nội năng của hệ ΔU = 0.
Theo nguyên lý I, ta có:
A=-Q
Nếu động cơ sinh công (A < 0) thì Q > 0 và ngƣợc lại: hệ phải nhận một
lƣợng nhiệt từ bên ngoài. Nói cách khác động cơ muốn sinh ra công thì nó phải
nhận năng lượng từ bên ngoài vào. Không thể có động cơ có thể sinh ra công
mà không cần nhận năng lƣợng vào.
Ngƣời ta gọi một động cơ có khả năng sinh ra công mà không cần nhận
năng lƣợng ở đầu vào là động cơ vĩnh cửu loại một.
Từ nguyên lý I có thể kết luận rằng không thể nào chế tạo đƣợc động cơ
vĩnh cửu loại một. Tuy thế, ở thế kỷ 17 nhiều kỹ sƣ ở Châu Âu đã mày mò để
cố gắng chế ra một động cơ có khả năng sinh công mà không cần nhận năng
lƣợng vào và dĩ nhiên kết quả mà họ thu đƣợc là vô vọng. Chỉ sau một thời
gian dài, qua các kinh nghiệm ngƣời ta nêu ra đƣợc nguyên lý I thì mọi cố gắng
chế tạo động cơ vĩnh cửu loại một mới chấm dứt.
24

2.4.4. Ý nghĩa
Nguyên lý I đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức tự nhiên cũng
nhƣ trong khoa học và kỹ thuật.
Nguyên lý I là một dạng của định luật Bảo Toàn và Biến Đổi Năng
Lƣợng: để hệ sinh công thì cần nhận nhiệt, công sinh ra đúng bằng nhiệt hệ
nhận Q.
Nguyên lý I phủ nhận sự tồn tại động cơ vĩnh cửu loại I: “Không thể chế
tạo đƣợc động cơ vĩnh cửu loại I”.
2.5. Dùng nguyên lý I để khảo sát các quá trình cân bằng của khí lý tƣởng

2.5.1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng


a. Định nghĩa
Trạng thái cân bằng của hệ là trạng thái không biến đổi theo thời gian
và tính bất biến đó không phụ thuộc các quá trình của ngoại vật.
Một trạng thái cân bằng đƣợc xác định bằng một số thông số nhiệt động
nào đấy. Nếu hệ là một khối khí nhất định, mỗi trạng thái cân bằng của nó đƣợc
xác định bằng hai trong ba thông số (p, V, T). Một hệ không tƣơng tác với
ngoại vật (không trao đổi công và nhiệt) bao giờ cũng tự chuyển tới trạng thái
cân bằng và trạng thái này tồn tại mãi. Trạng thái cân bằng bị phá vỡ khi chịu
tác động từ bên ngoài.
Quá trình cân bằng là một quá trình biến đổi gồm một chuỗi liên tiếp các
trạng thái cân bằng. Nhƣ vậy, quá trình cân bằng chỉ là một quá trình lý tƣởng,
không có trong thực tế. Vì trong quá trình biến đổi, hệ chuyển từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng tiếp theo thì trạng thái cân bằng trƣớc bị phá
hủy, nó thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu quá trình đƣợc thực hiện rất
chậm để có đủ thời gian thiết lập lại sự cân bằng mới của hệ thì quá trình đó
đƣợc gọi là quá trình cân bằng.
Khi các thông số p, V, T có những giá trị xác định thì trên đồ thì (p,V)
trạng thái cân bằng đƣợc biểu diễn bằng một điểm còn quá trình cân bằng là
một đƣờng cong liên tục.
25

pM M  TM 

pN N  TN 

VM VN V

Hình 2.1. Trạng thái cân bằng và quá trình cân bằng của một khối khí
b. Công trong quá trình cân bằng
Giả sử có một khối khí bị nén trong xylanh có pittông, khối khí đƣợc
biến đổi theo một quá trình cân bằng. Khi đó thể tích biến đổi từ V1 đến V2 .
Dƣới tác dụng của ngoại lực F, pittông dịch chuyển một đoạn dl.

dl

Hình 2.2. Khí nén trong xylanh


Công khối khí nhận đƣợc khi bị nén một đoạn nhỏ dl:
A  Fdl

Vế phải có dấu trừ vì khi nén khí thì dl < 0, khối khí nhận công nên
A  0 .

Vì quá trình cân bằng nên ngoại lực F luôn bằng lực do khối khí tác động
lên pittông. Gọi p là áp suất của khí lên pittông và S là diện tích của pittông thì:
F  pS

Vậy A  pSdl  pdV


Trong đó: dV  Sdl là độ biến thiên thể tích của khối khí.
V2

Vậy: A   A    pdV (2.5)


V1

Nén khí A  0 , khối khí nhận công.


26

Dãn khí A  0 , khối khí sinh công.


Diễn tả cách biểu diễn công trên đồ thị:
p p
2 1
p2 p1
A>0 A<0

p1 1 p2 2

O V O V
V2 V1 V1 V2

p
1
b
a
c
2

V1 V2 V

Hình 2.3. Công phụ thuộc vào quá trình


Nếu khối khí giãn nở, thể tích của khối khí tăng, do đó công mà khối khí
nhận đƣơc tính theo (2.3) có giá trị âm, nghĩa là khối khí đã sinh công. Giá sử
quá trình giãn từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 theo đƣờng 1a2, công mà khối khí
sinh ra có giá trị tuyệt đối bằng diện tích 1a2V2 V1 .
Từ trạng thái 1, khối khí cũng có thể biến đổi đến trạng thái 2 theo một
con đƣờng khác, ví dụ 1b2. Rõ ràng công khối khí sinh ra trong hai quá trình
này là khác nhau. Điều này chứng tỏ công là một hàm của quá trình.
Nếu quá trình tiến hành theo một đƣờng cong kín (theo chu trình) 1b2c1,
khi trở về trạng thái ban đầu thì công toàn phần do khối khí sinh ra có giá trị
tuyệt đối bằng diện tích 1b2c1. Nếu khối khí biến đổi theo chu trình ngƣợc lại,
tức là 1c2b1 thì nó sẽ nhận công có giá trị bằng diện tích 1c2b1.
Rõ ràng là công mà hệ thống thực hiện được khi đi theo các đường đi
khác nhau là khác nhau.
Ta có thể kết luận rằng công do hệ thống thực hiện không những phụ
thuộc vào các trạng thái đầu và cuối mà cũng còn phụ thuộc vào các trạng thái
trung gian, tức là phụ thuộc vào đường đi.
27

Để tính công thực hiện trong chu trình, ta xét chu trình có dạng nhƣ hình
vẽ:

Quá trình giãn đƣợc biểu diễn bằng đƣờng cong BCD. Công A1 mà tác
nhân thực hiện lên ngoại vật trong quá trình giãn đƣợc biểu diễn bằng diện tích
BCDGH. Công A1 < 0.
Quá trình nén đƣợc biểu diễn bằng đƣờng cong DEB. Công A2 mà tác
nhân nhận của ngoại vật đƣợc biểu diễn bằng diện tích DEBHG. Công A2 > 0.
Vậy công A mà tác nhân thực hiện (hoặc nhận vào) trong chu trình là:
A=A1+A2
và đƣợc biểu diễn bởi hiệu số các diện tích nói trên, tức là bằng hình giới
hạn bởi đƣờng khép kín BCDEB. Trong trƣờng hợp chu trình biểu diễn trên thì
công A < 0.
Nếu chu trình đƣợc tiến hành thuận chiều kim đồng hồ thì công trong
chu trình là âm. Điều đó có nghĩa là sau khi thực hiện chu trình, tác nhân đã
sinh công A cho ngoại vật.

Nếu chu trình đƣợc tiến hành ngƣợc chiều kim đồng hồ thì công trong
chu trình dƣơng, tức là tác nhân đã nhận công của ngoại vật.
28

c. Nhiệt dung
Nhiệt dung riêng c (gọi tắt là nhiệt dung) của một chất là lƣợng nhiệt cần
thiết để truyền cho một đơn vị khối lƣợng của chất đó để làm cho nó nóng lên
thêm một độ:
Q
c hayQ  M.cdT (2.6)
M.dT

J cal
Đơn vị: hoặc 0
kg.K g. C

Trong đó: m là khối lƣợng của vật, Q là nhiệt lƣợng truyền cho vật
trong một quá trình cân bằng nào đó, dT là độ biến thiên nhiệt độ của vật trong
quá trình đó.
Nhiệt dung của một hệ trong quá trình biến đổi phụ thuộc vào quá trình
và chiều diễn biến của quá trình đó. Vì vậy, nhiệt dung có thể thay đổi từ 
đến  . Nhiệt dung riêng chỉ có một giá trị xác định nếu hệ nhận nhiệt trong
các điều kiện xác định.
Ngoài nhiệt dung riêng, ngƣời ta còn sử dụng nhiệt dung phân tử (hay
còn gọi là nhiệt dung mol). Nhiệt dung phân tử (ký hiệu bằng chữ C) là lƣợng
nhiệt cần thiết để làm cho một kmol chất đó nóng lên thêm một độ:
C  .c (2.7)
 là khối lƣợng của một kmol chất đó.

J
Đơn vị :
mol.K
Thế (2.7) vào (2.6) ta đƣợc:
C M
Q  M. dT  C.dT (2.8)
 

Quá trình đẳng nhiệt : T  const  T  0  C  


Đoạn nhiệt: Q  0  C  0
Với chất khí, ngƣời ta phân biệt hai loại nhiệt dung: nhiệt dung mol đẳng
tích Cv và nhiệt dung mol đẳng áp Cp ứng với hai quá trình nung nóng đẳng
tích và nung nóng đẳng áp.
29

d. Nhiệt chuyển trạng thái (Nhiệt chuyển pha)


Thông thƣờng khi nhận nhiệt lƣợng thì nhiệt độ của hệ tăng nhƣng trong
thực tế có khi hệ nhận nhiệt lƣợng nhƣng nhiệt độ của hệ không tăng. Vậy
trong trƣờng hợp này, năng lƣợng nhiệt đi đâu? Câu trả lời sẽ là: Năng lƣợng
nhiệt sẽ làm thay đổi hoàn toàn trạng thái của hệ (Ví dụ: Rắn thành lỏng, lỏng
thành hơi…). Các quá trình này đƣợc gọi là quá trình chuyển pha hoặc quá
trình chuyển trạng thái. Vậy:
Nhiệt lượng cần thiết làm chuyển pha hoàn toàn một đơn vị khối lượng
gọi là nhiệt chuyển pha riêng, gọi tắt là nhiệt chuyển pha hoặc nhiệt chuyển
trạng thái.
Nếu gọi Q là nhiệt lƣợng cần thiết làm chuyển pha hoàn toàn một khối
lƣợng m chất nào đó thì:
Q  L.m (2.9)
Trong đó: L là nhiệt chuyển pha riêng.
Nhiệt chuyển pha có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của quá trình chuyển pha. Nếu quá trình chuyển pha từ rắn sang lỏng thì nhiệt
chuyển pha gọi là nhiệt nóng chảy. Nếu quá trình chuyển pha từ lỏng sang rắn
thì nhiệt chuyển pha gọi là nhiệt kết tinh. Nếu quá trình chuyển pha từ lỏng
biến thành hơi thì nhiệt chuyển pha gọi là nhiệt hóa hơi và nếu quá trình chuyển
pha từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng thì nhiệt chuyển pha gọi là nhiệt
ngƣng tụ.

2.5.2. Nội năng khí lý tƣởng


a. Thuyết động học phân tử
Thuyết này đóng vai trò quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu đƣợc các
tính chất vĩ mô của vật chất dựa trên hiểu biết về cấu trúc nguyên tử hoặc phân
tử của vật chất. Dựa trên những hiểu biết này mà ngƣời ta có thể chế tạo đƣợc
thép chịu đƣợc cƣờng độ lực lớn, các chất thủy tinh có tính chất quang học đặc
biệt hoặc vật liệu bán dẫn cho công nghệ vi điện tử…
Nội dung của thuyết động học phân tử:
 Các chất cấu tạo bởi một số rất lớn những hạt có kích thƣớc rất nhỏ
gọi là phân tử.
Phân tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất còn giữ đƣợc tính chất hóa
học của các chất này. Phân tử lại có thể bao gồm nhiều hạt đơn giản
30

hơn đó là các nguyên tử. Nguyên tử gồm các điện tử và hạt nhân.
Các hạt nhân lại gồm các proton và nơtron.Các proton và nơtron lại
đƣợc cấu tạo từ các hạt “quack”,…Kích thƣớc phân tử hết sức nhỏ
(vào khoảng 10-8cm). Số phân tử, nguyên tử trong một thể tích nhất
định lại rất lớn. Ví dụ 1cm3 nƣớc có khoảng 3,3.1022 phân tử.
 Các phân tử cấu tạo nên các chất chuyển động hỗn loạn và không
ngừng.
Năm 1827, Brown đã quan sát bằng kính hiển vi sự chuyển động
hỗn loạn và không ngừng của các hạt rất nhỏ trong chất lỏng. Các
hạt này đƣợc gọi là hạt Brown và chuyển động của chúng gọi là
đƣợc gọi là chuyển động Brown (hình vẽ). Quỹ đạo của hạt Brown
là một đƣờng gấp khúc.

Hiện tƣợng khuếch tán cũng chứng minh sự chuyển động hỗn loạn
và không ngừng của các phân tử. Khuếch tán trong không khí xảy ra
nhanh hơn trong chất lỏng còn khuếch tán trong chất rắn (ví dụ vàng
và chì ép vào nhau) xảy ra rất chậm so với trƣờng hợp chất khí và
chất lỏng.
 Các phân tử tƣơng tác với nhau bằng các lƣc hút và lực đẩy.
 Chuyển động và tƣơng tác của các phân tử tuân theo các định luật
cơ học Newton.
Thuyết động học phân tử không những giải thích đƣợc các hiện tƣợng
nhiệt của các chất nhƣ khuếch tán, truyền nhiệt, dẫn nhiệt, bay hơi, ngƣng
tụ,…mà còn là cơ sở để nghiên cứu về các quá trình biến đổi trạng thái của
khí.
b. Áp suất của khí lý tƣởng lên thành bình
31

v
vy

m
vx

v
vy

vx m

Hình 2.4. Tính áp suất của khí lên thành bình


Xét một chất khí chứa trong một thể tích V. Các phân tử khí trong bình
chuyển động hỗn loạn và va đập vào thành bình. Ở hình trên giả sử phân tử có
vận tốc v và va đập hoàn toàn đàn hồi với thành bình nên khi bật trở lại vận tốc
của phân tử cũng vẫn là v .
Nhƣ thấy rõ trong hình vẽ rõ ràng là thành phần v y của vận tốc không
thay đổi cả về độ lớn, phƣơng và chiều, còn thành phần v x tuy không thay đổi
về độ lớn và phƣơng nhƣng đổi chiều do đó động lƣợng px đã thay đổi một
lƣợng là:
px  mvx   mvx   2mvx

Cần lƣu ý rằng chỉ có thành phần v x (vuông góc với thành bình) là gây ra
áp suất của khí lên thành bình mà thôi.
Ta xét một diện tích S của thành bình và tính số lần va chạm của các
phân tử lên diện tích S trong một khoảng thời gian t . Rõ ràng số phân tử có
thể va chạm với thành bình S trong khoảng thời gian t là số phân tử nằm
trong thể tích của một hình trụ có đáy là S và có chiều cao là vx t . Thể
tích đó là V  vx St . Nếu ta gọi mật độ phân tử (số phân tử chứa trong một
đơn vị thể tích) của chất khí là n 0 thì số phân tử nằm trong hình trụ là
n0 V  n0 vx St .

NA
n0 
V
32

Đến đây, ta tạm giả thiết là các phân tử khí có cùng vận tốc như nhau là
v . Giả thiết này tất nhiên là không đúng nhƣng nó giúp chúng ta tính toán đƣợc
rõ ràng hơn và sau này chúng ta sẽ hiệu chỉnh lại điều này cho đúng với tình
hình thực tế.
Do số phân tử nằm trong hình trụ có thể chuyển động theo hai chiều: một
số chuyển động đến va chạm với thành bình trong khi một số khác lại
chuyển động theo chiều ngƣợc lại, đi ra xa khỏi thành bình nên ta có thể giả
thiết rằng chỉ có một nửa số phân tử trong hình trụ va chạm với tiết diện S mà
1
ta đang xét. Số phân tử va chạm với tiết diện S do đó bằng n 0 vx St . Sau
2
khi va chạm với thành bình , động lƣợng của mỗi phân tử thay đổi một lƣợng
là px  2mvx , do đó tổng động lƣợng của tất cả các phân tử va chạm với thành
bình đã thay đổi một lƣợng là:
1
px   px  n 0 vx St  2mvx   mn 0 v2x St
2

Theo định luật II Newton, sự thay đổi động lƣợng px trong khoảng thời
gian t sẽ truyền cho thành bình một lực Fx , tức là:
px
 Fx
t

hay Fx  mn0 v2x S


Áp suất mà chất khí tác dụng lên thành bình, theo định nghĩa bằng lực
nén vuông góc tác dụng lên một đơn vị diện tích tức là:
Fx
p  mn 0 v2x
S

Bây giờ ta hiệu chỉnh lại giả thiết về vận tốc của các phân tử. Nhƣ đã nói
v x không thể là nhƣ nhau cho mọi phân tử của chất khí. Tuy nhiên, ta có thể
phân chia các phân tử khí thành từng nhóm có cùng giá trị v x nhƣ nhau và cộng
lại sự đóng góp của từng nhóm phân tử đó vào biểu thức của áp suất. Kết quả
cuối cùng là chúng ta có thể thay thế v2x trong phƣơng trình trên bằng một giá
trị trung bình nào đó mà ta ký hiệu là v2x .

Vậy: p  mn0 v2x (2.10)

Ngoài ra, ta có công thức: v2  v2x  v2y  vz2


33

Do chuyển động hoàn toàn có tính đẳng hƣớng nên:


v2x  v2y  vz2

Do đó: v2  v2x  v2y  vz2  3v2x


1
hay: v2x  v2
3
Thay vào biểu thức của (2.10), ta tìm đƣợc:
1
p  mn 0 v2 (2.11)
3
Phƣơng trình (2.11) biểu diễn áp suất mà chất khí gây nên ở thành bình.
Nó là phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử.
c. Nội năng khí lý tƣởng
2 1
(2.11) có thể viết: p  n 0  mv2 
3 2 
1
Trong đó: mv2  Wd là giá trị trung bình của động năng phân tử.
2
2
Vậy p  n 0 Wd
3
Theo phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng (đối với 1 mol khí):
2
pV  RT  n 0 Wd V  RT
3

Trong đó: n 0 V là số phân tử trong 1mol, chính là số Avôgađrô N A


2
Vậy: N A Wd  RT
3
3 R
Suy ra: Wd  T
2 NA

R J
Mà:  k B  1,38 
NA K

3
Vậy: Wd  k BT (2.12)
2
Biểu thức trên của động năng trung bình của phân tử đƣợc thiết lập cho
các phân tử khí có cấu tạo đơn nguyên tử.
34

i
Trong trƣờng hợp tổng quát: Wñ  k BT (2.13)
2

i đƣợc gọi là bậc tự do của phân tử: Là số tọa độ xác định các khả năng
chuyển động của phân tử trong không gian. Cụ thể:
 Phân tử đơn nguyên tử: 3 tọa độ X, Y, Z
Z xác định 3 tọa độ tịnh tiến  i = 3

 Phân tử lƣỡng nguyên tử (phân Z


tử gồm 2 nguyên tử nhƣ H2, 
O2, N2): 3 tọa độ tịnh tiến (X,
Y, Z) + 2 bậc quay ( ,  )  i
=5
Y

X

 Phân tử đa nguyên tử (phân tử



có 3 nguyên tử trở lên nhƣ Z

H2O, NH3): 3 tọa độ tịnh tiến 


(X, Y, Z) + 3 bậc quay ( , , 
)i=6
Y

X

Phân bố đều cho các bậc tự do (Định lý Maxwell): Động năng trung bình
của các phân tử đƣợc phân bố đều cho các bậc tự do của phân tử.
Nhƣ chúng ta đã biết, nội năng U của một chất khí gồm động năng và thế
năng của các phân tử khí. Với chất khí lý tƣởng, do các phân tử khí không
tƣơng tác với nhau nên chất khí lý tƣởng không có thế năng. Vì vậy nội năng
của khí lý tưởng chỉ là động năng của các phân tử.
35

Từ định nghĩa trên, nếu gọi N A là số phân tử chứa trong 1mol và động
1
năng trung bình của một phân tử là mv2 thì ta có thể biểu diễn nội năng của
2
1mol khí lý tƣởng bằng:
i i
U  NA Wñ  NA k BT  RT (2.14)
2 2

Đối với một khối khí lý tƣởng có khối lƣợng M thì nội năng:
Mi
U RT (2.15)
 2

Vậy nội năng của một khối khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của
khối khí đó. Điều này nói lên ý nghĩa vật lý của khái niệm nhiệt độ: Nhiệt độ là
một thông số vật lý vĩ mô phản ánh mức độ chuyển động của các phân tử cấu
tạo nên các chất. Vật càng nóng thì mức độ chuyển động của các phân tử càng
mạnh và ngƣợc lại vật càng lạnh thì chuyển động của các phân tử càng yếu.
1 1 N 1 2
p  mn 0 v2  m A v2  v
3 3 V 3V
RT
p
V
1  2 RT 3RT
v   vcqp  v2 
3V V 

Gọi là vận tốc căn quân phƣơng hay vận tốc toàn phƣơng trung bình.
Vận tốc đặc trƣng cho chuyển động nhiệt của một số rất lớn phân tử chất khí,
bằng căn bậc hai của trung bình bình phƣơng các vận tốc.
2.5.3. Quá trình đẳng tích
Là quá trình trong đó thể tích của hệ không đổi: V = const
p

p2 2

p1 1

2'

O V V
Hình 2.5. Biểu diễn quá trình đẳng tích
36

Trên đồ thị (p, V), quá trình đẳng tích đƣợc biểu diễn bằng một đoạn
thẳng song song với trục tung Op (nhƣ hình vẽ). Đoạn 1 – 2 biểu diễn quá trình
hơ nóng đẳng tích, đoạn 1  2' biểu diễn quá trình làm lạnh đẳng tích.
Theo định luật Gay – Luytxac, trong quá trình đẳng tích thì:
p p p
 const nghĩa là 1  2
T T1 T2

V2

Vì V = const nên dV = 0, do đó: A    pdV  0 (2.16)


V1

Nhiệt lƣợng khối khí nhận đƣợc (theo 2.8):


T
M 2
M M
Q   Q  Cv  dT  Cv  T2  T1   CvT (2.17)
 T1
 

Cv là nhiệt dung mol đẳng tích của khí.

T  T2  T1

U  A  Q  Q nghĩa là trong quá trình đẳng tích nhiệt trao đổi đúng bằng
độ biến thiên nội năng của không khí.

Độ biến thiên nội năng của khí lý tƣởng:


Mi
U  Q  RT (2.18)
 2

So sánh (2.18) và (2.17) ta tìm đƣợc nhiệt dung mol đẳng tích của khí lý
tƣởng:
i
Cv  R (2.19)
2

2.5.4. Quá trình đẳng áp


Là quá trình trong đó áp suất của khối khí không đổi: p = const.
37

2' 1 2
p

O V'2 V1 V2 V

Hình 2.6. Biểu diễn quá trình đẳng áp


Trên đồ thị (p, V), quá trình đẳng áp đƣợc biểu diễn bằng một đoạn thẳng
song song với trục hoành OV (nhƣ hình vẽ). Đoạn 1 – 2 biểu diễn quá trình
giãn đẳng áp, đoạn 1  2' biểu diễn quá trình làm nén đẳng áp.
Theo định luật Gay – Luytxac ta có phƣơng trình của quá trình đẳng áp:
V V V
 const nghĩa là: 1  2
T T1 T2

V2

Công của khối khí: A    pdV  p  V1  V2  (2.20)


V1

Nếu quá trình giãn đẳng áp (tức V1  V2 ) thì A < 0 (sinh công). Nếu quá
trình nén đẳng áp ( V1  V'2 ) thì A > 0 (nhận công).
Nhiệt của khối khí:
T
M 2
M M
Q   Q  Cp  dT  Cp  T2  T1   CpT (2.21)
 T1
 

C p là nhiệt dung mol đẳng áp của khí.

Theo nguyên lý I:
M
U  A  Q  p  V1  V2   C T
 p
(2.22)

Vì nội năng của khí lý tƣởng chỉ phụ thuộc nhiệt độ nên trong quá trình
đẳng áp, nội năng của khí lý tƣởng cũng đƣợc tính theo công thức (2.18):
Mi
U  RT nên (2.22) trở thành:
 2

Mi M
RT  p  V1  V2   CpT (2.23)
 2 
38

M
Từ phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng: pV  RT đối với quá trình

đẳng áp ta có:
M M
p  V1  V2   R  T1  T2   p  V1  V2    RT thay vào (2.23):
 

Mi M M
RT   RT  CpT
 2  

M
Chia cả hai vế cho RT ta đƣợc:

i Cp Cp i  2
 1   
2 R R 2

i2
 Cp  R (2.24)
2

Từ (2.24) và (2.19):
i2 i
Cp  Cv  R R  R (2.25)
2 2

Công thức (2.25) đƣợc gọi là hệ thức Maye.


i2
Cp R
i2
Tỷ số  2   (2.26)
Cv i i
R
2

Gọi là hệ số Poisson (hay gọi là chỉ số đoạn nhiệt).


Tỉ số giữa nhiệt dung riêng đẳng áp và nhiệt dung riêng đẳng tích γ chỉ
phụ thuộc vào số bậc tự do i của các phân tử cấu tạo nên chất khí.
Từ (2.25) ta thấy Cp  Cv . Điều này là hiển nhiên vì đối với quá trình
đằng tích, nội năng chỉ làm tăng nhiệt độ của hệ. Còn đối với quá trình đẳng áp,
nội năng còn cần dùng để thực hiện công ra ngoài sao cho áp suất khí không
đổi.

2.5.5. Quá trình đẳng nhiệt


Là quá trình có nhiệt độ không thay đổi (T = const).
39

2'

p1 1

p2 2

O V1 V2 V

Hình 2.7. Biểu diễn quá trình đẳng nhiệt


Theo định luật Boyle – Mariot, phƣơng trình của quá trình đẳng nhiệt:
pV  const nghĩa là: p1V1  p2 V2 (2.27)
Quá trình đẳng nhiệt đƣợc biểu diễn bằng một đoạn hypecbol (hình 2.7).
Đoạn 1 – 2 ứng với quá trình dãn đẳng nhiệt, đoạn 1  2' ứng với quá trình nén
đẳng nhiệt.
Công của khối khí trong quá trình đẳng nhiệt:
V2

A    pdV
V1

M RT
Mà theo phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng: p  . nên:
 V
V
M 2
dV
A   RT 
 V1
V

M M V
A RT  ln V1  ln V2   RT ln 1 (2.28)
  V2

V1 p2
Từ (2.27): p1V1  p2 V2  
V2 p1

M p
Vậy (2.28) cũng có thể viết: A  RT ln 2 (2.28‟)
 p1

Trong quá trình đẳng nhiệt, nội năng của khí lý tƣởng bằng 0: U  0 (vì
nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ)
Theo nguyên lý I: U  A  Q  0  Q  A
M p M p
Vậy Q   RT ln 2  RT ln 1 (2.29)
 p1  p2
40

Nếu A > 0 thì Q < 0 và ngƣợc lại. Vậy trong quá trình nén đẳng nhiệt,
khối khí nhận công và tỏa nhiệt, còn trong quá trình dãn đẳng nhiệt thì khối khí
sinh công và nhận nhiệt.
Vậy trong quá trình đẳng nhiệt, nếu hệ nhận công thì phải toả nhiệt.
Ngƣợc lại,
hệ mà sinh công thì phải nhận nhiệt. Quá trình này đòi hỏi công thực hiện và
nhiệt trao
đổi phải bằng nhau. Muốn quá trình là đẳng nhiệt thì thành dẫn nhiệt phải lý
tƣởng.
Trong thực tế không có loại thành bình nào nhƣ thế nên quá trình xảy ra càng
chậm thì
càng gần đúng là quá trình đẳng nhiệt.

2.5.6. Quá trình đoạn nhiệt


Là quá trình trong đó hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài:
Q  0  Q  0  (2.30)

Mi
U  A  RT (2.31)
 2

Mi
Hoặc dU  A  RdT (2.31‟)
 2

i
Ta biết: A  pdV và Cv  R nên (2.31‟) trở thành:
2

M
 pdV  C dT (2.31‟‟)
 v

M RT
Theo phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng: p  thay vào (2.31‟‟) ta
 V
đƣợc:
M RT M dV
 dV  CvdT  RT  CvdT
 V  V

dT R dV
  0 (2.32)
T Cv V
41

R C p  Cv
Biết     1 . Tích phân (2.32) ta đƣợc:
Cv Cv

 dT R dV  dT dV
     const       1   const
T Cv V  T V

 ln T     1 ln V  const

 ln T.V  1
  const
Do đó: TV1  const (2.33)
Phƣơng trình (2.33) cho mối liên hệ giữa T và V trong quá trình đoạn
nhiệt.
 Tìm mối liên hệ giữa p và V
Mi
dU  A  RdT
 2

i
Ta biết: A  pdV và Cv  R nên (2.31‟) trở thành:
2
M
 pdV  C dT
 v

p M
 dV  dT
Cv 
M
(2.34) Từ phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng: pV  RT , lấy vi phân

ta đƣợc:
M
pdV  Vdp  RdT

M pdV  Vdp
 dT  (2.35)
 R

Từ (2.35) và (2.34) suy ra:


pdV  Vdp p
 dV
R Cv

pdV  Vdp p
Mà Cp  Cv  R nên  dV
C p  Cv Cv
42

 pCvdV  VCvdp   pCp  pCv dV  


 pCvdV  VCvdp+pCpdV  pCvdV  0

 VCvdp+pCpdV  0

dp  C p  dV
 +  0
p  Cv  V

Cp dp dV
Biết   nên + 0
Cv p V

Lấy tích phân ta đƣợc:


ln p   ln V  const

Hay pV  const (2.36)


Phƣơng trình (2.36) cho mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đoạn
nhiệt.
 Tìm mối liên hệ giữa p và T
Từ (2.36): pV  const ta có thể viết:

p V 
p1V  p2 V hay 1   2 
1
 
2 (2.37)
p2  V1 

p1 V V 1 p
 ln   ln 2  ln 2  ln 1 (2.38)
p2 V1 V1  p2

M RT
Từ phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng khí: p  thế vào (2.37) ta
 V
đƣợc:
 
M RT1  V2  V2  T V V 
   1 2  2 
 V1 M RT2  V1  T2 V1  V1 
1
T V 
 1  2  (2.39)
T2  V1 

T1 V
 ln     1 ln 2 (2.40)
T2 V1

Thế (2.38) vào (2.40) ta đƣợc:


T1    1 p1 T 1    p2
 ln  ln  ln 1  ln
T2  p2 T2  p1
43

1
T p 
Hay 1  2
T2 p1
1

Hay Tp   const (2.41)


p
2'

p1 1

p2 2

O V1 V2 V

Hình 2.8. Quá trình đoạn nhiệt


Trên đồ thị (p, V), quá trình đoạn nhiệt đƣợc biểu diễn bằng một đoạn
đƣờng cong tuân theo phƣơng trình pV  const . Đoạn 1 – 2 ứng với quá trình
giãn đoạn nhiệt, đoạn 1 – 2‟ là quá trình nén đoạn nhiệt. Ta thấy đƣờng đoạn
nhiệt dốc hơn đƣờng đẳng nhiệt. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: Trong quá
trình đoạn nhiệt ( Q  0 ), độ biến thiên nội năng đúng bằng công của khối khí.
Mi
Khi nén đoạn nhiệt, khối khí nhận công: A  0 , dU  A  RdT nên dU  0 ,
 2
do đó dT  0 , nghĩa là nhiệt độ của khối khí tăng lên, vì vậy đƣờng đoạn nhiệt
đi lên nhanh hơn đƣờng đằng nhiệt. Còn khi giãn đoạn nhiệt: A  0 ,
Mi
dU  A  RdT nên dU  0 , do đó dT  0 , nghĩa là nhiệt độ của khối khí
 2
giảm và đƣờng đoạn nhiệt đi xuống nhanh hơn đƣờng đằng nhiệt.
Công của khối khí:
V2

A    pdV
V1

p1V1
pV  const nên pV   p1V1  p  , thay p vào A ta đƣợc:
V
V2 V
p V 2
dV
A    1 1 dV   p1V1  
V1
V V1
V
44

V2
p1V1 1 p1V1
A V   V21  V11 
 1 V1
 1

1
p1V1  V2  
A    1 (2.42)
  1  V1  

Hoặc pV  const nên p1V1  p2 V2


 1
V  p V  p2 V2
 2   2  2   thế vào (2.42) ta đƣợc:
 V1  p1  V1  p1 V1

p1V1  p2 V2 
A   1
  1  p1 V1 

p2 V2  p1V1
A (2.43)
 1

Hoặc áp dụng phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng đối với trạng thái 1:
M
p1V1  RT1 thế vào (2.42):

1
M RT1  V2  
A    1 (2.44)
   1  V1  

Trong thực tế, quá trình đoạn nhiệt có thể đƣợc thực hiện nếu ta cho quá
trình xảy ra rất nhanh sao cho trong thời gian đó nhiệt chƣa kịp truyền ra môi
trƣờng. Quá trình nén khí trong bơm xe đạp chính là quá trình nén đoạn nhiệt.
1 1
1 1 T V  T V 
T1V1  T2 V2  1  2   2  2 
T2  V1  T1  V1 

M RT1  T1  
A     1
   1  T2  

M RT1  T2  M R
A   1   T2  T1 
   1  T1     1
(2.45)

2.5.7. Quá trình đa biến


Muốn thực hiện đƣợc hai quá trình đẳng nhiệt và đoạn nhiệt thì hoặc là
thành bình phải dẫn nhiệt lý tƣởng (đẳng nhiệt) hoặc là cách nhiệt lý tƣởng
(đoạn nhiệt). Điều đó trong thực tế không thể có mà các quá trình thực là những
quá trình trung gian giữa quá trình đẳng nhiệt và quá trình đoạn nhiệt. Một
45

trong những quá trình trung gian này là quá trình đa biến, đó là quá trình mà
nhiệt dung riêng c của hệ không đổi trong suốt quá trình.
Tìm phƣơng trình:
dU  Aa  Qa  Qa  dU  Aa

Qa , Aa : là nhiệt và công mà hệ trao đổi với môi trƣờng ngoài trong quá trình
đa biến.
M
Qa  CadT Ca: nhiệt dung trong quá trình đa biến.

Aa  pdV

M
dU  CV dT

M M M M  dV 
CadT  CV dT  pdV  Ca  CV  p  
     dT a

M RT
Từ pttt khí lý tƣởng ta có: p 
 V

M M M RT  dV 
Ca  C V   
   V  dT a
RT  dV   dV  Ca  CV V
 Ca  C V      
V  dT a  dT a R T

 dV  Ca  CV V
  
 dT a Cp  CV T
Hay
 dV  Ca  CV dT
  
 V a C p  CV T
V2 T2
dV C  C dT
V V  Cap  CVV 
T1
T
1

Ca  CV

V C C T C C T T  C p  CV
Lấy tích phân:  ln 2  a V ln 2   a V ln 1  ln  1 
V1 Cp  CV T1 Cp  CV T2  T2 
Ca  CV

V2  T1  C p  CV
  
V1  T2 
Ca CV Ca CV
Hay  V1  T1   V2  T2 
 
Cp CV Cp CV

Ca  CV
Tổng quát V  T  C C  const
p V
46

 pV
Vì là khí lý tƣởng nên: T 
M R
Ca CV CV Ca
Vậy V  pV  C C  V  pV  C C  const
p V p V

C p  CV
Lũy thừa hai vế bậc ta đƣợc:
C V  Ca
C p  CV

V CV Ca pV  const
Cp CV Cp Ca
1
CV Ca CV Ca
Hay pV  const  pV  const

C p  Ca
Đặt n  chỉ số đa biến
C V  Ca

Vậy phƣơng trình của quá trình đa biến là: pVn  const (2.46)
Tƣơng tự:
TVn1  const (2.47)
1-n
Tp n
 const (2.48)
Khảo sát Ca theo n:
Cp
n
Cp  Ca nCV  Cp CV n
n  Ca   CV  CV
CV  Ca n 1 n 1 n 1

 Khi n = 0 thì pV0  const  p  const : là một quá trình đẳng áp, trong
quá trình này Ca  CV .

 Khi n = 1 thì pV  const : là một quá trình đẳng nhiệt. Nhiệt dung
của hệ Ca   ; do nhiệt dung của hệ lớn nên nhiệt độ hệ T = const.

 Khi n   thì pV  const : là quá trình đoạn nhiệt. Nhiệt dung của hệ
Ca = 0.
 Khi n = ± ∞ ⇒ Ca = CV: quá trình đa biến trở thành một quá trình
đẳng tích.
Công:
dU  A a  Qa  A a  dU  Qa
M M M
A a  CV dT  CadT   CV  Ca  dT
  
47

2 T
M 2 M
Aa   Aa   CV  Ca   dT   CV  Ca  T
1
 T1 
(2.49)
C p  Ca C p  Ca C p  Ca  C V  C V R  C V  Ca
n  C V  Ca   
C V  Ca n n n
Mặt khác
R
 C V  Ca 
n 1
M R M R
Aa  T   T2  T1 
 n 1  n 1 (2.50)
1
Aa   p2 V2  p1V1 
n 1 (2.51)
2.6. Sự truyền nhiệt lƣợng
Thông thƣờng có ba cách truyền nhiệt lƣợng giữa hệ và môi trƣờng xung
quanh. Đó là: Dẫn nhiệt, đối lƣu và bức xạ.

2.6.1. Sự dẫn nhiệt


Đốt một đầu của một thanh kim loại trên ngọn lửa, sau một thời gian ta
thấy đầu kia của thanh kim loại cũng nóng. Đó là sự dẫn nhiệt bởi vì năng
lƣợng đƣợc truyền từ ngọn lửa qua thanh kim loại từ đầu này tới đầu kia.
Nó luôn luôn diễn ra từ vùng nhiệt độ cao hơn tới vùng nhiệt độ thấp hơn
và giúp cân bằng lại sự khác biệt nhiệt độ. Theo định luật bảo toàn năng lƣợng,
nếu nhiệt năng không bị chuyển thành dạng khác, thì trong suốt quá trình này,
nhiệt năng sẽ không bị mất đi.

Hình 2.9. Dẫn nhiệt xảy ra trên vật liệu khi có chênh lệch nhiệt độ
Giải thích: Các nguyên tử cấu tạo nên vật nhận nhận năng lƣợng từ ngọn
lửa và dao động mạnh lên. Các dao dộng này truyền năng lƣợng từ nguyên tử
48

này qua nguyên tử khác thông qua va chạm. Các va chạm này truyền liên tiếp
cho đến nguyên tử cuối cùng nhận năng lƣợng. Bằng cách đó vùng có nhiệt độ
cao mở rộng dần dọc theo thanh kim loại và nhiệt lƣợng truyền đến đầu kia của
thanh kim loại.
Xét một tấm dẫn nhiệt có tiết diện S, chiều dày L, nhiệt độ hai mặt là TH
và TC .

Nhiệt lƣợng truyền từ một bình điều nhiệt ở nhiệt độ TH tới một bình
điều nhiệt lạnh hơn ở nhiệt độ TC qua tấm dẫn có độ dày L và độ dẫn nhiệt k.

TH

Q L

TC

Hình 2.10. Sự dẫn nhiệt


Tốc độ truyền nhiệt H (Số lƣợng nhiệt truyền qua tấm trong một đơn vị
thời gian t):
Q T  TC
H  kS H
t L

Nhiệt trở là đại lƣợng cản trở sự dẫn nhiệt, giá trị nhiệt trở càng lớn thì
độ dẫn nhiệt càng kém:
L
R
k

Chú ý: R là tính chất thuộc về một tấm có độ dày định trƣớc chứ không
phải cho vật liệu.
TH  TC
Vậy H  S (2.52)
R

Nếu có nhiều tấm dẫn nhiệt ghép với nhau và có nhiệt trở khác nhau thì:
TH  TC
HS (2.53)
R
49

Dẫn nhiệt diễn ra trong tất cả các dạng của vật chất, tức chất rắn, chất
lỏng, khí và plasma. Trong các chất rắn, đó là do sự kết hợp của dao động của
các phân tử trong cấu trúc tinh thể và vận chuyển năng lƣợng của điện tử tự do.
Trong các chất khí và chất lỏng, dẫn nhiệt là do sự va chạm và khuếch tán của
các phân tử trong chuyển động ngẫu nhiên của chúng.
Định luật Fourier là định luật cơ bản cho hiện tƣợng dẫn nhiệt, nói rằng:
Mật độ dòng nhiệt chảy qua một vật liệu trong một đơn vị thời gian tỷ lệ
thuận với trái dấu của gradien nhiệt độ theo chiều dòng nhiệt và với diện
tích vuông góc với dòng nhiệt
Có thể biểu diễn toán học cho định luật này ở dạng tích phân hoặc dạng
vi phân.
Dạng vi phân
Trong biểu diễn ở dạng vi phân, thông lƣợng nhiệt (nhiệt năng chảy qua
một đơn vị diện tích bề mặt vuông góc với dòng chảy, trong một đơn vị thời
gian) địa phƣơng, q , bằng với tích của độ dẫn nhiệt, k, và trái dấu của gradien
nhiệt độ, T .
q  k.T (2.54)
−2
q là thông lƣợng nhiệt địa phƣơng, đo bằng W.m

k là độ dẫn nhiệt của vật liệu, đo bằng W.m−1.K−1,


−1
T là gradien nhiệt độ, đo bằng K.m .

Dạng tích phân


Tích phân phƣơng trình ứng với dạng vi phân của định luật Fourier, trên
diện tích bề mặt của vật liệu S, thu đƣợc dạng tích phân của định luật này:
Q
  k  T.dA (2.55)
t S

Q
là nhiệt năng đƣợc truyền tải trong một đơn vị thời gian.
t

dA là véctơ đơn vị diện tích.

Định luật này là cơ sở để xây dựng phƣơng trình nhiệt. Định luật Ohm là
dạng tƣơng ứng của định luật Fourier cho trƣờng hợp dẫn điện.
50

2.6.2. Đối lƣu


Đối lƣu là sự trao đổi nhiệt bằng các dòng vật chất chuyển động (chất
lỏng, chất khí hay plasma), xảy ra khi có chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng của
chất lƣu.
Dòng đối lƣu có thể chảy nhờ lực đẩy Ácsimét, khi chênh lệch nhiệt độ
kéo theo chênh lệch mật độ của chất lƣu trong trƣờng lực hấp dẫn; hoặc có thể
bị cƣỡng bức bằng một dòng chảy do ngoại lực tác động nhƣ bơm.
Các phân tử chất lƣu khi đun nóng nhận nhiệt lƣợng và bị dãn nở, khối
lƣợng riêng trở nên bé hơn bình thƣờng (do thể tích tăng), do đó phần nóng
đƣợc chuyển lên phía trên do lực đẩy thủy tĩnh, chất lƣu ở xung quanh; phần
lạnh chìm xuống dƣới để thế vào chất lƣu nóng vừa dâng lên, quá trình liên tục
nhƣ vậy tạo thành dòng đối lƣu mang nhiệt lƣợng từ vùng này sang vùng khác.
Trong tự nhiên, hiện tƣợng đối lƣu trên bề mặt Trái Đất tạo ra các dòng
biển nóng và lạnh chảy, các cơn gió biển, các dòng khí nóng và lạnh tạo nên
xoáy lốc,... Trong vũ trụ, plasma chảy thành dòng trong một số ngân hà và tinh
vân. Gió thổi là hiện tƣợng đối lƣu của khí quyển. Nƣớc trong ấm đƣợc sôi đều
khi đun nhờ có đối lƣu giữa phần nƣớc ở đáy bình và phần trên mặt thoáng.
Đối lƣu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và các hiện tƣợng thiên
nhiên nhỏ: thay đổi thời tiết, điều hòa nhiệt độ trái đất, áp thấp nhiệt đới.

2.6.3. Bức xạ
Năng lƣợng mặt trời đƣợc chở đến chúng ta nhờ sóng điện từ truyền qua
khoảng không gian vũ trụ gần nhƣ chân không. Nếu ta đứng gần một ngọn lửa
trại hay một lò sƣởi mở, ta cảm thấy ấm cũng do quá trình nhƣ vậy. Tất cả các
các vật phát ra bức xạ điện từ ấy vì một điều đơn giản là nhiệt độ của nó cao
hơn không độ tuyệt đối và tất cả các vật liệu đều hấp thụ một số bức xạ nào đó
từ các vật khác rơi vào nó. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất vào khoảng 300K
là do tại nhiệt độ đó Trái Đất bức xạ năng lƣợng vào không gian với cùng một
tốc độ nhƣ năng lƣợng bức xạ mà nó nhận đƣợc từ mặt trời. Nếu nhiệt độ của
trái đất thay đổi đột ngột do một điều kì diệu nào đó từ 300K tới 280K hay
320K thì nó sẽ nhanh chóng nóng lên hay lạnh xuống 300K, để khôi phục lại sự
cân bằng đáng yêu này của nó.
Khi ta đứng dƣới ánh sáng chói chang của Mặt Trời, Mặt Trời lại sƣởi
ấm ta vì da và quần áo hấp thụ ánh sáng. Các nghiên cứu chứng tỏ rằng áo
khoác màu đen của ngƣời Bedoun hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn áo màu
trắng, tới mức nhiệt độ cua nó cao hơn tới 6 0C so với nhiệt độ áo màu trắng.
51

Vậy thì tại sao, một số ngƣời muốn tránh sự nung nóng để có thể tồn tại ở
những vùng sa mạc khắc nghiệt lại mặc áo màu đen?
Áo khoác đen nóng hơn làm ấm không khí bên trong áo. Không khí này
dâng lên cao và ra ngoài qua các lỗ của vải, trong khi không khí bên ngoài bị
hút vào qua lỗ hổng ở dƣới áo khoác. Vì thế áo vải đen làm tăng thêm luồng
không khí lƣu thông dƣới áo khoác làm cho ngƣời Bedoun không nóng hơn
ngƣời mặc áo trắng chút nào. Trên thực tế, điều đó có lẽ làm cho họ cảm thấy
dễ chịu hơn: họ có môt luồng gió liên tục qua thân thể.
Vậy: Sự truyền nhiệt bằng bức xạ là sự trao đổi nhiệt đƣợc thực hiện
bằng cách phát hoặc hấp thụ bức xạ nhiệt.
Quá trình truyền nhiệt bằng bức xạ đƣợc thực hiện qua hai quá trình:
 Năng lƣợng vật bức xạ đƣợc phát ra dƣới dạng sóng điện từ (bức xạ
nhiệt)
 Năng lƣợng bức xạ nhiệt đƣợc hấp thụ và biến đổi thành năng lƣợng
vật thu.
Kết quả là một dòng nhiệt đƣợc truyền từ vật phát đến vật thu.
52

CHƢƠNG III
NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG HỌC

3.1. Hạn chế của nguyên lý I nhiệt động học


Mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên đều tuân theo định luật bảo toàn và
chuyển hóa năng lƣợng. Tuy nhiên có những hiện tƣợng tuân theo định luật bào
toàn và chuyển hóa năng lƣợng nhƣng lại không xảy ra trong thực tế.
 Nguyên lý I chƣa cho biết chiều diễn biến của quá trình nhiệt.
Để minh họa điều này, ta xét ví dụ có một hệ cô lập gồm một vật
nóng và một vật lạnh tiếp xúc nhau. Khi đó, theo nguyên lý I, nhiệt
lƣợng truyền từ vật nóng sang vật lạnh hay vật lạnh sang vật nóng là
nhƣ nhau, chỉ cần đảm bảo định lƣợng phần nhiệt lƣợng vật nhận
bằng nhiệt lƣợng vật tỏa. Trong thực tế quá trình truyền nhiệt từ vật
lạnh sang vật nóng là không thể xảy ra.
 Nguyên lý I chƣa nêu đƣợc sự khác biệt giữa nhiệt lƣợng Q và công
A. Bởi vì theo nguyên lý I thì công và nhiệt lƣợng là hoàn toàn
tƣơng đƣơng, có thể chuyển hóa lẫn nhau, song trong thực tế công
có thể biến thành nhiệt lƣợng một cách tự nhiên, hoàn toàn, nhƣng
nhiệt lƣợng không thể tự nhiên biến thành công và nếu dùng động
cơ nhiệt để biến nhiệt lƣợng thành công thì cũng không chuyển
đƣợc hoàn toàn nhiệt lƣợng thành công.
Ví dụ: Cho một vật rơi từ trên cao xuống thì khi chạm đất, toàn bộ
công của lực hấp dẫn biến thành nhiệt năng, quá trình này xảy ra
một cách tự nhiên, hoàn toàn. Quá trình ngƣợc lại là vật lại tự thu
năng lƣợng từ mặt đất, biến thành công chống lực hấp dẫn để bay
lên cao thì không bao giờ xảy ra.
 Nguyên lý I chƣa đề cập đến chất lƣợng của nhiệt. Nhƣng trong
thực tế thấy rằng nhiệt lƣợng lấy từ nguồn có nhiệt độ càng cao thì
sẽ sinh ra công càng lớn, tức là nhiệt lƣợng của nguồn có nhiệt độ
càng cao thì càng có chất lƣợng cao hơn.
Các hạn chế của nguyên lý I sẽ đƣợc khắc phục bổ sung bằng nguyên lý
II.
53

3.2. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch


3.2.1. Định nghĩa
Quá trình thuận nghịch là quá trình biến đổi của hệ từ trạng thái 1 sang
trạng thái 2 và ngược lại từ trạng thái 2 sang trạng thái 1 qua tất cả các trạng
thái trung gian mà quá trình thuận đã đi qua.
Với định nghĩa trên rõ ràng quá trình thuận nghịch phải là một quá trình
diễn ra rất chậm sao cho khi chuyển từ một trạng thái trung gian này sang một
trạng thái trung gian khác rất gần nó thì hệ phải ở trạng thái gần nhƣ cân bằng
(gọi là giả cân bằng). Ví dụ sự truyền nhiệt giữa hai vật có nhiệt độ rất gần
nhau nghĩa là nhiệt độ của chúng chỉ khác nhau một chút xíu có thể coi nhƣ là
một quá trình thuận nghịch. Vì vậy ta có thể coi một quá trình thuận nghịch là
một chuỗi của các quá trình cân bằng.
Nếu biểu diễn trên giản đồ trạng thái quá trình thuận nghịch thì đồ thị
của quá trình thuận và đồ thị của quá trình nghịch sẽ trùng nhau. Công và nhiệt
hệ nhận đƣợc trong quá trình nghịch bằng và ngƣợc dấu với công và nhiệt hệ
cấp cho bên ngoài trong quá trình thuận.

2
V
O

Hình 3.1. Quá trình thuận nghịch


Nhƣ thế đối với quá trình thuận nghịch, khi hệ trở về trạng thái ban đầu
thì môi trƣờng xung quanh không thể xảy ra một biến đổi nào.
Quá trình thuận nghịch là quá trình biến đổi đƣợc theo hai chiều: chiều
thuận và chiều nghịch. Quá trình cân bằng (đã xét) cũng là một quá trình thuận
nghịch, nhƣng quá trình thuận nghịch không nhất thiết phải là quá trình cân
bằng vì trong định nghĩa của quá trình thuận nghịch không bắt buộc trạng thái
trung gian phải là trạng thái cân bằng.
Quá trình thuận nghịch là qúa trình lý tƣởng khó có thể xảy ra trên thực
tế, tuy vậy có thể coi quá trình nén hoặc giãn khí đoạn nhiệt (hoặc đẳng nhiệt)
khối khí trong xi lanh diễn ra vô cùng chậm là một quá trình thuận nghịch.
54

Trong thực tế hàng ngày ta thấy hàng loạt các quá trình mà chỉ diễn ra
theo mộtchiều mà không xảy ra theo chiều ngƣợc lại: ngƣời lớn lên rồi chết,
quả trứng rơi bị vỡ nát, nƣớc hoa khuếch tán ra môi trƣờng xung quanh,…) đó
là những quá trình không thuận nghịch.
Quá trình không thuận nghịch là quá trình khi tiến hành theo chiều
nghịch, hệ không qua đầy đủ các trạng thái trung gian như trong quá trình
thuận .

O V

Hình 3.2. Quá trình không thuận nghịch


Đối với quá trình không thuận nghịch, công và nhiệt hệ nhận đƣợc từ bên
ngoài trong quá trình nghịch không bằng công và nhiệt hệ cấp cho bên ngoài
trong quá trình thuận. Nhƣ vậy trong quá trình không thuận nghịch khi hệ trở
về trạng thái ban đầu thì môi trƣờng xung quanh bị biến đổi.
Quá trình không thuận nghịch là quá trình thực tế xảy ra.
3.2.2. Ví dụ
Các quá trình sau là các quá trình không thuận nghịch:
 Quá trình truyền nhiệt: nhiệt chỉ có thể truyền tự phát từ chỗ nóng sang
chỗ lạnh hơn, mà không có quá trình tự phát ngƣợc lại.
 Quá trình khuyết tán: nếu mật độ khối lƣợng không đồng đều thì do
khuyết tán sẽ đƣa hệ đến trạng thái đồng đều một cách tự phát mà không
có quá trình ngƣợc tự phát.
 Quá trình ma sát: có thể biến công thành nhiệt bằng một quá trình ma sát
nhƣng không có quá trình ngƣợc lại để biến đổi nhiệt thành công.
Ba quá trình trên là ba quá trình không thuận nghịch tiêu biểu; từ đó để
có quá trình thuận nghịch thì cần loại trừ ma sát, không cho nhiệt truyền tự
phát, tránh khuyết tán đồng đều áp suất; để thỏa yêu cầu đó thì quá trình phải
55

diễn ra rất chậm và nếu có trao đổi nhiệt thì nhiệt độ của các phần tiếp xúc phải
bằng nhau; về nguyên tắc chỉ có hai quá trình có thể là thuận nghịch là:
 Quá trình đẳng nhiệt.
 Quá trình đoạn nhiệt.
Một chu trình thuận nghịch đơn giản là gồm hai quá trình đẳng nhiệt và hai
quá trình đoạn nhiệt: chu trình Carnot mà ta xét ở phần sau.
Sự quan trọng của quá trình thuận nghịch:
Quá trình thuận nghịch là quá trình lý tƣởng khó xảy ra. Tuy vậy nó là
một quá trình tối ƣu về công và nhiệt, chu trình của một động cơ gồm các quá
trình thuận nghịch là một chu trình tối ƣu, có hiệu suất biến đổi lớn nhất.
Thí dụ: Xét một con lắc dao động không ma sát và nhiệt độ của nó bằng nhiệt
độ của môi trƣờng. Trong nửa chu kỳ đầu con lắc đi đƣợc quãng đƣờng từ vị trí
1 đến vị trí 2 và trong nửa chu kỳ sau, con lắc lại đi đoạn đƣờng ngƣợc lại từ 2
về 1. Sau quá trình thuận và quá trình nghịch, công của trọng lực sinh ra bằng
không. Kết quả là môi trƣờng xung quanh không bị biến đổi.

3.2.3. Ý nghĩa
Ta thấy quá trình thuận nghịch là lý tƣởng, không có trong thực tế. Trong
thực tế chỉ xảy ra quá trình không thuận nghịch. Điều này chứng tỏ chiều biến
đổi của các quá trình tự nhiên là tiến tới trạng thái cân bằng. Khi hệ đã ở trạng
thái cân bằng thì không thể tự phát xảy ra quá trình đƣa hệ tới trạng thái không
cân bằng.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu các quá trình thuận nghịch rất quan trọng
trong việc thiết lập biểu thức định lƣợng của nguyên lý II. So với quá trình
không thuận nghịch, quá trình thuận nghịch lợi nhất về phƣơng diện công và
nhiệt. Vì thế trong việc chế tạo động cơ nhiệt, kỹ thuật chế tạo máy để nó hoạt
động theo các quá trình càng gần với quá trình thuận nghịch sẽ có hiệu suất
càng cao.
3.3. Nguyên lý II nhiệt động học
Để phát biểu nguyên lý II, ta xét đến các máy nhiệt.
56

3.3.1. Máy nhiệt


Máy nhiệt là một hệ hoạt động tuần hoàn biến đổi công thành nhiệt hoặc
ngƣợc lại.
Hệ biến công thành nhiệt ⇔ máy làm lạnh: tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ...
Hệ biến nhiệt thành công ⇔ động cơ nhiệt: máy hơi nƣớc...
Đặc điểm: Máy nhiệt có các đặc điểm sau.
 Tác nhân: chất vận chuyển trung gian để biến nhiệt thành công hoặc
công thành nhiệt. Ví dụ : với máy hơi nƣớc: hơi nƣớc là tác nhân.
 Nguồn nhiệt: khi máy hoạt động, tác nhân trao đổi nhiệt với các vật có
nhiệt độ khác nhau:
Vật nhiệt độ cao (T1): nguồn nóng.
Vật nhiệt độ thấp (T2): nguồn lạnh.
 Chu trình: tác nhân biến đổi theo chu trình; sau một chu trình nó trở lại
trạng thái ban đầu.
Có hai loại máy nhiệt:
a. Động cơ nhiệt
Là loại máy nhiệt biến nhiệt thành công.
Ví dụ về động cơ nhiệt có thể gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Một tuôc bin hơi nƣớc lấy nhiệt của hơi nƣớc đƣợc đun nóng để làm quay tuôc
bin của một máy phát điện, các xe ôtô lấy năng lƣợng nhiệt của nhiên liệu bị
đốt cháy để biến thành công cơ học làm cho xe chuyển động …
Thông thƣờng, một động cơ nhiệt hoạt động với hai nguồn nhiệt gọi là
nguồn nóng và nguồn lạnh. Ví dụ nguồn nóng là lò nung và nguồn lạnh là bình
ngƣng hơi trong một động cơ hơi nƣớc. Các nguồn nhiệt đƣợc coi là rất lớn, do
đó nhiệt độ của chúng coi nhƣ không đổi trong quá trình động cơ nhiệt làm
việc.
Bên trong động cơ nhiệt có chứa một thực thể nào đó của vật chất làm
nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng, ví dụ các phân tử không khí khô và khí cháy
của nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, hơi nƣớc trong động cơ hơi nƣớc.
Các thực thể này gọi là tác nhân (phần tử làm việc). Nguồn nóng và nguồn lạnh
đƣợc coi nhƣ là các phần tử bên ngoài đối với tác nhân. Hệ nhiệt động ở đây
chính là hệ các tác nhân. Trong quá trình làm việc của động cơ nhiệt, tác nhân
57

nhận một lƣợng nhiệt Q1 từ nguồn nóng, hoạt động và sinh ra công A và truyền
cho nguồn lạnh một lƣợng nhiệt dƣ thừa Q 2 . Giống nhƣ đã làm khi nghiên cứu
nguyên lý I, ở đây ta cũng quy ƣớc dấu của nhiệt lƣợng và công trao đổi trong
một chu trình làm việc của động cơ nhiệt nhƣ sau: nhiệt lƣợng đƣợc xem là
dƣơng nếu nó đƣợc truyền từ một nguồn nhiệt cho tác nhân và ngƣợc lại đƣợc
xem là âm nếu đƣợc truyền từ tác nhân cho nguồn nhiệt. Với quy ƣớc về dấu
của nhiệt lƣợng nhƣ trên thì Q1  0 còn Q2  0 . Về công: Nếu hệ sinh công thì
A < 0 còn nếu hệ nhận công thì A > 0 .

Để biểu diễn sự biến đổi của năng lƣợng trong một động cơ nhiệt thì
thuận tiện hơn cả là sử dụng một lưu đồ. Hình 3.3 trình bày lƣu đồ của một
động cơ nhiệt.

T1

Q1

Q2

T2

Hình 3.3. Lưu đồ của một động cơ nhiệt


Trong lƣu đồ này ta thấy có hai nguồn nhiệt: nguồn nóng có nhiệt độ T1
và nguồn lạnh có nhiệt độ T2 ( T2  T1 ). Tác nhân trong động cơ nhiệt sẽ nhận từ
nguồn nóng một nhiệt lƣợng là Q1 . Một phần của lƣợng nhiệt này đƣợc động cơ
nhiệt chuyển thành công cơ học A do động cơ sản ra, phần nhiệt lƣợng dƣ thừa
Q 2 đƣợc tác nhân nhả cho nguồn lạnh .

Cần lƣu ý là ở đây hệ nhiệt động chỉ là hệ bao gồm các tác nhân còn
nguồn nóng và nguồn lạnh không trực thuộc hệ hay là đƣợc coi là "môi trường
xung quanh" đối với hệ.
Ngƣời ta định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt là tỷ số giữa công thực
hiện đƣợc trong chu trình (cái ta thu đƣợc) và lƣợng nhiệt hấp thụ trong chu
trình ấy (cái ta phải mất tiền để có), tức là:
A
η=
Q1
58

Nhiệt thực sự nhận vào:


Q = Q1 - Q2

Vì động cơ thực hiện chu trình nên U = 0 . Theo nguyên lý I: Công sinh
ra bằng nhiệt thực sự nhận vào. Vậy A = Q1 - Q2

Cuối cùng, hiệu suất của động cơ nhiệt:


A Q1 - Q2 Q
η=   1 2 (3.1)
Q1 Q1 Q1

Nếu Q2  0 thì η = 1 nhƣ vậy động cơ hoạt động mà chỉ tiếp xúc một
nguồn nhiệt, điều này không thể xảy ra.
Các bằng chứng thực nghiệm xác nhận rằng không thể nào chế tạo đƣợc
một động cơ nhiệt mà động cơ này biến đổi hoàn toàn lƣợng nhiệt mà nó nhận
vào thành công cơ học, nói khác đi không thể nào chế tạo đƣợc một động cơ
nhiệt có hiệu suất 100%. Trong các động cơ nhiệt việc chuyển một phần nhiệt
lƣợng dƣ thừa cho nguồn lạnh là một điều bắt buộc.
Các động cơ nhiệt gây ô nhiễm môi trƣờng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tiếng ồn; “ô nhiễm nhiệt”,…
b. Máy lạnh
Là loại máy nhiệt tiêu thụ công để chuyển nhiệt từ một nguồn lạnh sang
nguồn nóng, kết quả là nguồn lạnh càng lúc càng lạnh thêm.
Một động cơ nhiệt lấy nhiệt từ một nguồn nóng và nhả một phần nhiệt
cho một nguồn lạnh sau khi đã sản ra một công cơ học nào đó, nghĩa là một
động cơ nhiệt tạo ra một công cơ học ở đầu ra. Một máy lạnh làm việc hoàn
toàn ngƣợc lại. Nó lấy nhiệt từ một nguồn lạnh (tức là các vật nằm trong buồng
lạnh của một tủ lạnh) và nhả nhiệt cho một nguồn nóng hơn (tức môi trƣờng
không khí xung quanh) nhƣng máy lạnh đòi hỏi một công cơ học ở đầu vào.
Nhƣ vậy máy làm nhiệm vụ chuyển nhiệt lƣợng từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi
có nhiệt độ cao đƣợc gọi là máy làm lạnh.
Cần lƣu ý rằng trong máy lạnh, nhiệt đƣợc truyền từ vật lạnh sang vật
nóng nhƣng đó không phải là một quá trình diễn tiến một cách tự nhiên mà đó
là một quá trình có sự can thiệp từ bên ngoài: ta phải đƣa một công cơ học vào
hệ thì khi đó mới có quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng hơn.
59

Một ví dụ của máy làm lạnh là tủ lạnh dùng trong gia đình. Nguồn lạnh
T2 là buồng lạnh dùng để đựng thức ăn. Nguồn nóng là căn phòng nơi để tủ
lạnh. Công mà tủ lạnh nhận đƣợc là công do môtơ nén khí. Ngoài ra các máy
điều hòa nhiệt độ cũng thuộc loại các máy làm lạnh.
Theo nhƣ quy ƣớc của chúng ta thì trong trƣờng hợp này hệ nhận công A
từ bên ngoài nên A  0 và nhận nhiệt lƣợng Q 2 từ nguồn lạnh nên Q2  0 còn
Q1 là lƣợng nhiệt mà hệ nhả cho nguồn nóng nên Q1  0 .

T1

Q1

Q2

T2

Hình 3.4. Lưu đồ của một máy lạnh


Hệ số làm lạnh K của máy lạnh đƣợc định nghĩa:
Q2 Q2
k=  (3.2)
A Q1  Q2

Nếu không cần A thì k → ∞, tức là nhiệt tự phát truyền từ vật lạnh sang
vật nóng, điều nầy không thể xảy ra.
Hệ số làm lạnh càng cao máy lạnh càng tốt. Đối với tủ lạnh trong gia đình
k  5 , máy điều hòa nhiệt độ k  2  3 .

Chất frêôn thoát ra từ các máy làm lạnh phá huỷ tầng ôzôn, gây hiệu ứng
nhà kính.
3.3.2. Phát biểu nguyên lý II
Nguyên lý II đƣợc rút ra từ thực nghiệm nghiên cứu các quá trình xảy ra
trong tự nhiên. Có nhiều cách phát biểu nguyên lý II, ở đây ta nêu hai cách
phát biểu điển hình:
Phát biểu của Clausius:
Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn.
60

Quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng hơn đòi hỏi phải có tác
dụng bên ngoài, tức là môi trƣờng xung quanh bị biến đổi. Ta có cách phát biểu
khác của Clausius:
Không thể thực hiện được một quá trình mà kết quả duy nhất là truyền
năng lượng dưới dạng nhiệt từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn mà không để lại
dấu vết gì ở môi trường xung quanh.
Phát biểu của Thomson:
Không thể chế tạo được một máy hoạt động tuần hoàn biến đổi liên tục
nhiệt thành công mà không để lại dấu vết gì ở môi trường xung quanh.
Những máy này gọi là động cơ vĩnh cửu loại 2. Nhƣ vậy phát biểu của
Thomson có thể nêu cách khác:
Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại 2.
Về mặt năng lƣợng động cơ vĩnh cửu loại 2 không mâu thuẫn với nguyên
lý I nhƣng diễn biến này không xảy ra trong thực tế.
Nhƣ vậy, hai cách phát biểu là hoàn toàn tƣơng đƣơng nhau, thực chất là
khẳng định cùng một định luật. Nếu vi phạm cái này, tự khắc sẽ vi phạm cái
kia.
Tóm lại từ nguyên lý II của nhiệt động học ta thấy rằng công có thể biến
hoàn toàn thành nhiệt nhƣ trong các quá trình có sự tham gia của ma sát, của độ
nhớt chất lỏng nhƣng ngƣợc lại nhiệt chỉ có thể biến một phần của nó thành
công cơ học, phần còn lại của nhiệt phải bỏ đi dƣới dạng hao phí cho môi
trƣờng xung quanh làm cho môi trƣờng (nguồn lạnh) nóng lên.
Nguyên lý II khẳng định trong tự nhiên chỉ tồn tại các quá trình không
thuận nghịch: chất khí luôn luôn chuyển động từ nơi có áp suất cao sang nơi có
áp suất thấp, hai chất khí (hay hai chất lỏng) có mật độ khác nhau bao giờ cũng
có xu hƣớng hòa trộn vào nhau chứ không có quá trình ngƣợc lại tách từ một
hỗn hợp ra thành hai chất riêng biệt.
3.4. Chu trình Carnot và định lý Carnot
3.4.1. Chu trình Carnot thuận
Các máy nhiệt đều hoạt động theo những chu trình. Chu trình có lợi nhất
là chu trình Carnot.
61

Chu trình thuận nghịch đơn giản nhất có khả năng sinh công gồm hai quá
trình đẳng nhiệt thuận nghịch và hai quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch do
Carnot tìm ra gọi là chu trình Carnot.
Chu trình Carnot gồm: 2 quá trình đẳng nhiệt thuận – nghịch và 2 quá
trình đoạn nhiệt thuận nghịch kế tiếp nhau.

Hình 3.5. Chu trình Carnot thuận


a. Quá trình từ A đến B
Áp suất giảm từ pA đến pB, đồng thời thể tích tăng từ VA đến VB và nhiệt
độ không đổi. Đây là quá trình giản nở khí đẳng nhiệt ở nhiệt độ T 1. Trong quá
trình này hệ nhận nhiệt lƣợng từ bên ngoài là Q1.
b. Quá trình từ B đến C
Áp suất tiếp tục giảm từ pB đến pC và thể tích tiếp tục tăng từ VB đến VC
một cách chậm hơn. Đây là quá trình giãn nở khí đoạn nhiệt. Hệ không nhận
nhiệt lƣợng bên ngoài nên nhiệt độ của nó giảm xuống từ T1 ở B đến T2 ở C.
c. Quá trình từ C đến D
Áp suất bắt đầu tăng chậm từ pC đến pD và thể tích của hệ giảm mạnh từ
VC đến VD. Quá trình này nhiệt độ của hệ không thay đổi nên đây là quá trình
nén khí đẳng nhiệt ở nhiệt độ T2. Trong quá trình này, nhiệt lƣợng của hệ tỏa ra
cho môi trƣờng là Q2.
d. Quá trình từ D đến A
62

Áp suất bắt tăng mạnh từ pD đến pA còn thể tích thì giảm rất chậm từ VD
đến VA. Đây là quá trình nén khí đoạn nhiệt, hệ không nhận nhiệt lƣợng từ bên
ngoài, nhiệt độ của hệ tăng từ nhiệt độ T2 ở D đến nhiệt độ T1 ở A.
Cứ nhƣ vậy tiếp tục các quá trình lặp lại từ đầu tạo thành chu trình
Carnot. Nếu gọi Q1 là nhiệt lƣợng hệ nhận đƣợc từ nguồn nóng có nhiệt độ T 1.
Q2 là nhiệt lƣợng tỏa ra cho nguồn lạnh có nhiệt độ T2, thì hiệu suất của chu
trình Carnot :
Q1 - Q 2 Q
ηC = =1- 2
Q1 Q1

Trong đó:
M V
Q1  RT1 ln B
 VA

M V
Q2  RT2 ln D
 VC

M V
RT2 ln C
Q  VD
ηC = 1  2  1 
Q1 M V
RT1 ln B
 VA

VC
T2 ln
VD
C  1 
VB
T1 ln
VA

Quá trình B đến C và quá trình D đến A là quá trình đoạn nhiệt nên:
T1VB1  T2VC1

T1VA1  T2VD1

Chia 2 phƣơng tình cho nhau ta đƣợc:


1 1
T1VB1  T2 VC1 V  V 
1 1
 B   C 
T1VA  T2 VD  VA   VD 

VB VC
Hay 
VA VD
63

VC V
T2 ln T2 ln C
VD VD
Vậy C  1   1
V V
T1 ln B T1 ln C
VA VD

T2
C  1  (3.3)
T1

Nhƣ vậy, hiệu suất của chu trình Carnot chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của
nguồn nóng và nguồn lạnh mà thôi.
3.4.2. Chu trình Carnot ngƣợc

Hình 3.6. Chu trình Carnot ngược


Chu trình gồm hai quá trình đẳng nhiệt thuận nghịch và hai quá trình
đoạn nhiệt thuận nghịch mà tác nhân biến đổi theo chiều ngƣợc: ngƣợc chiều
kim đồng hồ.
Chu trình Cacnô ngƣợc là chu trình của máy làm lạnh.
Trong chu trình tác nhân nhận của nguồn lạnh (T2) một nhiệt lƣợng Q2
đồng thời nhận công A để chuyển Q2 từ nguồn lạnh lên nguồn nóng (T1) tại đó
nó nhả cho nguồn nóng một nhiệt lƣợng Q1.
Q2
Hệ số làm lạnh : k =
A

Theo nguyên lý I trong một chu trình: U = 0  A = -Q


Nhiệt thực sự nhận vào: Q  Q2  Q1  A  Q1  Q2
Q2
Vậy k =
Q1  Q2
64

M V M V M V M V
Q1  RT1 ln 1  Q1  RT1 ln 1   RT1 ln 1  RT1 ln 4
 V4  V4  V4  V1

M V
Q2  RT2 ln 3
 V2

Với quá trình đoạn nhiệt 14 và 32:


T1V11  T2V21

T1V41  T2V31
1 1
V  V  V4 V3
 4   3  hay 
 V1   V2  V1 V2

M V M V
RT2 ln 3 RT2 ln 3
Q2  V2  V2
k=  
Q1  Q2 M RT ln V4  M RT ln V3 M RT ln V3  M RT ln V3
 V1   V2 
1 2 1 2
V2 V2
T2
k=
T1  T2

3.4.3. Định lý Carnot


Hiệu suất của tất cả các động cơ thuận nghịch chạy theo chu trình
Carnot với cùng nguồn nóng và nguồn lạnh đều bằng nhau và không phụ thuộc
vào tác nhân cũng như cách chế tạo máy. Hiệu suất của động cơ không thuận
nghịch nhỏ hơn hiệu suất của động cơ thuận nghịch.

Từ định lý Carnot, ta rút ra một số nhận xét quan trọng sau:


 Nhiệt không thể biến đổi hoàn toàn thành công: ta biết hiệu suất lớn nhất
T2
là của động cơ chạy theo chu trình Carnot thuận nghịch C  1  , T2
T1
không thể bằng 0 và T1 không thể bằng  và nhƣ vậy C không thể
bằng 1 hay C < 1  A < Q tức là công mà hệ sinh ra luôn nhỏ hơn
nhiệt lƣợng mà nó nhận vào.
 Hiệu suất động cơ nhiệt càng cao nếu nhiệt độ nguồn nóng T1 càng cao
nhiệt độ nguồn lạnh T2 càng thấp. Trong thực tế, thƣờng thì T2 là nhiệt
độ môi trƣờng tự do. Vì vậy để tăng C ta phải tăng T1. Với cùng nhiệt
lƣợng nhận vào Q1, C càng lớn nếu T1 càng lớn. Điều này có nghĩa
65

nhiệt lƣợng lấy từ vật có nhiệt độ cao có “chất lƣợng” cao hơn nhiệt
lƣợng lấy từ vật có nhiệt độ thấp hơn.
 Muốn tăng hiệu suất động cơ nhiệt phải chế tạo sao cho nó càng gần
thuận nghịch càng tốt. Muốn vậy phải giảm mất mát do truyền nhiệt và
ma sát trong hệ.
3.5. Các chu trình thực trong các động cơ nhiệt
Các động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot theo nhƣ ở phần trƣớc
sẽ đạt hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên chu trình Carnot chỉ là một chu trình lý
tƣởng rất khó thực hiện đƣợc trong thực tế. Thật vậy, để thực hiện đƣợc hai quá
trình đẳng nhiệt trong chu trình Carnot thì hai quá trình đó phải diễn ra rất
chậm sao cho hệ luôn luôn ở điều kiện cân bằng nhiệt và điều này không thích
hợp và không có ý nghĩa thực tiễn trong khi chế tạo các động cơ nhiệt.
Trong thực tế, các động cơ nhiệt hoạt động theo một trong hai chu trình
sau. Đó là chu trình Ốttô và chu trình Diesel.
3.5.1. Chu trình Ốttô
Các động cơ đốt trong (xe ôtô con, xe gắn máy…) thƣờng hoạt động theo
chu trình Ốttô nhƣ đƣợc trình bày ở hình 3.7.
p

Tc
c
Q1
Q=0 Td
b d
Tb Q2
A

a
Q=0
Ta
V
O
Vb = Vc Va = Vd

Hình 3.7. Chu trình Ốttô


Tại điểm a thì hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí đã đƣợc đƣa vào xy
lanh. Hỗn hợp khí đƣợc nén đoạn nhiệt đến điểm b và sau đó đƣợc đốt cháy.
Một lƣợng nhiệt Q1 đƣợc đƣa vào hệ thống trong giai đoạn bc (đẳng tích) từ
năng lƣợng của nhiên liệu bị đốt cháy. Tiếp đó hệ đƣợc làm dãn nở đoạn nhiệt
đến điểm d. Lúc này hỗn hợp khí đƣợc làm lạnh và nhiệt độ hạ xuống bằng
nhiệt độ môi trƣờng xung quanh trong đoạn da. Trong giai đoạn này một lƣợng
nhiệt Q 2 đƣợc động cơ nhả ra cho môi trƣờng xung quanh. Trong thực tế,
66

lƣợng khí đƣợc động cơ thải bỏ ra ngoài và không quay trở lại động cơ nữa, tuy
nhiên một hỗn hợp không khí và nhiên liệu mới lại đƣợc đƣa vào động cơ vì
vậy ta có thể coi đây là một chu trình kín.
Tóm lại chu trình Ốttô gồm hai quá trình đoạn nhiệt và hai quá trình đẳng
tích.
Chúng ta hãy tính hiệu suất của động cơ hoạt động theo chu trình Ốttô.
Vì các quá trình b → c và d → a là các quá trình đẳng tích nên trong các
quá trình đó hệ không sinh công và các lƣợng nhiệt Q1 và Q 2 đƣợc tính:
M M
Q1  CV T1  CV  Tc  Tb   0
 

M M
Q2  CV T2  CV  Ta  Td   0
 

Hiệu suất của động cơ:


M
CV  Ta  Td 
Q2 
ηO = 1   1
M
Q1 CV  Tc  Tb 

M
CV  Td  Ta 
ηO = 1 
  T  Tb    Td  Ta 
 c
M
CV  Tc  Tb   Tc  Tb 

Tc  Tb  Ta  Td
ηO = (3.4)
Tc  Tb

Mặt khác vì các quá trình a → b và c → d là các quá trình đoạn nhiệt nên
ta có các phƣơng trình:
 1
Ta Va  Tb Vb
1

 1 1
Td Va  Tc Vb

Giả sử Va  rVb (r là hệ số nén tức là tỷ số các thể tích cuối và đầu) nên:

Ta  rVb  1  Tb Vb1



Td  rVb   Tc Vb
1 1

T r  T 1

Chia hai vế các phƣơng trình trên cho Vb1 ta đƣợc:  a 1 b (3.5)

Td r  Tc
67

Thế (3.5) vào (3.4) ta đƣợc:

Td r 1  Ta r 1  Ta  Td  Td  Ta   r  1  r  1
1 1

ηO =  
Td r 1  Ta r 1  Td  Ta  r 1 r 1

1
ηO = 1- 1 (3.6)
r
Biểu thức trên chứng tỏ hiệu suất của động cơ luôn luôn nhỏ hơn 1. Với
hệ số nén r = 8 và   1.4 (  của không khí) thì hiệu suất ηO = 0,56 hay 56%.
Hiệu suất của động cơ có thể tăng lên bằng cách tăng hệ số nén r. Tuy nhiên
việc này sẽ kéo theo sự tăng của nhiệt độ ở giai đoạn cuối của quá trình nén
đoạn nhiệt a → b làm cho hỗn hợp không khí + nhiên liệu tự phát nổ sớm và có
thể gây ra hỏng động cơ. Hệ số nén cực đại r vào khoảng 10. Hệ số nén cao hơn
có thể đƣợc sử dụng với các nhiên liệu có pha thêm các chất phụ gia chống nổ.
Các tính toán trên đã bỏ qua tất cả ma sát, chuyển động xoáy, sự mất mát
nhiệt ở thành xy lanh … do đó hiệu suất thực tế của các động cơ đốt trong
thƣờng thấp hơn chỉ vào khoảng 35%.
3.5.2. Chu trình Diesel
Hoạt động của động cơ diesel cũng tƣơng tự nhƣ hoạt động của động
cơ đốt trong. Điểm khác biệt quan trọng nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình
nén đoạn nhiệt thì trong xy lanh chƣa có nhiên liệu. Chỉ trƣớc thời điểm động
cơ sinh công một chút ít thì nhiên liệu mới đƣợc bơm vào xy lanh với tốc độ
bơm rất nhanh sao cho áp suất trong xy lanh gần nhƣ không thay đổi trong giai
đoạn đầu của quá trình sinh công. Do nhiệt độ cao trong quá trình nén đoạn
nhiệt nên nhiên liệu đƣợc đốt cháy một cách tự động khi nó đƣợc phun vào,
do đó động cơ diesel không cần bộ phận đánh lửa.
Chu trình Diesel gồm hai quá trình đoạn nhiệt, một quá trình đẳng áp và
một quá trình đẳng tích. Chu trình bắt đầu tại điểm a. Không khí đƣợc nén đoạn
nhiệt tới điểm b, đƣợc nung nóng đẳng áp tới điểm c (trong giai đoạn bc nhiên
liệu đƣợc phun rất nhanh vào xy lanh và tự động đƣợc đốt cháy). Sau đó hệ
đƣợc dãn nở đoạn nhiệt đến điểm d và đƣợc làm lạnh đẳng tích cho đến điểm a
và kết thúc chu trình.
68

p
Q1

b c Tc
Tb
Q=0
Td
d
Q2
A

a
Q=0
Ta
V
O
Vb Va = Vd

Hình 3.8. Chu trình Diesel


Vì rằng trong động cơ Diesel không có mặt nhiên liệu trong giai đoạn nén
đoạn nhiệt nên sự đánh lửa sớm không xuất hiện và do đó hệ số nén r lớn
hơn rất nhiều so với động cơ đốt trong. Điều này làm tăng đáng kể hiệu
suất của động cơ. Trong thực tế, ở các động cơ diesel giá trị của r từ 10
đến 20 và với  = 1.4 thì hiệu suất lý thuyết của động cơ diesel vào
khoảng từ 65% đến 70%. Cũng nhƣ động cơ đốt trong hiệu suất thực tế
của động cơ diesel thấp hơn giá trị trên. Các động cơ diesel có hiệu suất
cao hơn động cơ đốt trong và cũng thƣờng nặng hơn và khó khởi động
hơn. Động cơ diesel không cần bộ chế hòa khí (Caburator: là một dụng
cụ dùng để trộn không khí với nhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp và cung
cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn
cơ học) cũng nhƣ bộ phận đánh lửa nhƣng hệ thống bơm nhiên liệu đòi
hỏi trình độ chế tạo cơ khí chính xác khá cao.
3.6. Entropy
Ta thấy rằng mỗi một nguyên lý của nhiệt động lực học đều liên tƣởng
đến một đại lƣợng nhiệt động riêng. Ở nguyên lý 0, đại lƣợng đó là nhiệt độ. Ở
nguyên lý I, đại lƣợng đó là nội năng. Còn ở nguyên lý II, nhƣ sau này ta sẽ
thấy, đại lƣợng đặc trƣng đƣợc gọi là entropy.
3.6.1. Khái niệm và định nghĩa entropy của một hệ nhiệt động
Khi đi sâu phân tích sự diễn tiến tự nhiên của các quá trình nhiệt động ta
thấy rằng các quá trình đó bao giờ cũng diễn tiến theo xu hƣớng sao cho tính vô
69

trật tự hay tính ngẫu nhiên ở trạng thái cuối bao giờ cũng lớn hơn tính vô trật
tự của trạng thái đầu.
Chúng ta hãy xét một quá trình dãn nở đẳng nhiệt rất nhỏ của chất khí lý
tƣởng. Trong quá trình này, chúng ta phải cung cấp cho hệ một lƣợng nhiệt vô
cùng bé Q để làm cho thể tích của hệ dãn nở thêm một lƣợng là dV mà vẫn
giữ nguyên ở nhiệt độ T. Vì rằng nội năng của khí chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
của nó nên trong quá trình này nội năng của khí không thay đổi ( dU  0 ). Theo
nguyên lý I ta có:
dU  A  Q  0  Q  A  pdV

M
Từ phƣơng trình trạng thái của khí lý tƣởng pV  RT ta suy ra:

M RT
p Hay từ đó:
 V

M dV
Q  pdV  RT
 V

dV  Q
Hay 
V MR T
dV Q
Nói cách khác tỷ lệ với đại lƣợng .
V T

Khi dãn nở, thể tích của chất khí tăng thêm một lƣợng là dV và do đó thể
tích ở trạng thái cuối là (V + dV). Các phân tử khí chuyển động trong một
không gian lớn hơn do đó tính vô trật tự của chúng được tăng lên vì độ không
chính xác về vị trí và vận tốc của từng phân tử càng lớn hơn. Rõ ràng, ta có thể
dV
chọn đại lƣợng làm đại lƣợng mô tả sự thay đổi của tính vô trật tự của các
V
Q
phân tử ở một trạng thái và ta thấy nó tỷ lệ với .
T

Ngƣời ta định nghĩa sự thay đổi dS của entropy trong quá trình dãn nở
đẳng nhiệt ở trên bằng biểu thức:
Q
dS  (3.7)
T

Vì quá trình đẳng nhiệt là một quá trình thuận nghịch nên ta có thể mở
rộng định nghĩa trên cho một quá trình thuận nghịch bất kỳ. Ngƣời ta gọi độ
biến thiên S của entropy khi hệ chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 trong
một quá trình đẳng nhiệt là :
70

Q
S  S2  S1  (cho quá trình thuận nghịch và đẳng nhiệt) (3.8)
T

Định nghĩa (3.8) chỉ áp dụng cho quá trình thuận nghịch và đẳng nhiệt
mà không áp dụng đƣợc cho một quá trình thuận nghịch trong đó có sự thay đổi
của nhiệt độ. Tuy nhiên, ta có thể mở rộng (3.8) cho quá trình thuận nghịch
trong đó có sự thay đổi của nhiệt độ với lập luận sau đây : ta chia nhiệt lƣợng Q
mà hệ hấp thụ thành những khoảng nhiệt lƣợng vô cùng bé Q1 , Q2 , … Qi ,
…, Qn sao cho trong những khoảng đó thì nhiệt độ có thể coi nhƣ không đổi
và áp dụng (3.8) để tính sự thay đổi của entropy trong các khoảng đó, tức là ta
Q1 Q 2
có , , … sau đó ta cộng tất cả các sự thay đổi entropy lại thì ta sẽ đƣợc
T1 T2
n
Qi
sự thay đổi của entropy của toàn bộ quá trình, tức là 
i 1 Ti
, hay tổng quát hơn

ta có:
Q
2
S  S2  S1   (cho quá trình thuận nghịch bất kỳ) (3.9)
1
T

Định nghĩa (3.9) rõ ràng là định nghĩa tổng quát hơn so với định nghĩa
(3.8). Thật vậy, áp dụng (3.9) vào quá trình đẳng nhiệt (T = const) thì từ (3.9) ta
lại thu đƣợc (3.8).
3.6.2.Chiều diễn tiến của các quá trình nhiệt động và sự thay đổi của
entropy
Để thấy rõ sự liên hệ giữa chiều diễn tiến của các quá trình nhiệt động và
sự thay đổi của entropy, ta xét hai động cơ nhiệt.
Một động cơ nhiệt hoạt động theo một chu trình kín bất kỳ trong đó có
thể có các quá trình không thuận nghịch. Hiệu suất η của động cơ đƣợc xác
định bởi (3.1):
Q2
η = 1
Q1

Một động cơ nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot, tức là chu trình chỉ
gồm các quá trình thuận nghịch. Hiệu suất của động cơ C đƣợc xác định từ
(3.3):
T2
C  1 
T1
71

Vì rằng động cơ hoạt động theo chu trình Carnot có hiệu suất lớn nhất
nên ta có bất đẳng thức sau:
  C

Dấu = nếu động cơ nhiệt hoạt động theo các quá trình thuận nghịch còn
dấu < nếu động cơ nhiệt hoạt động theo các chu trình không thuận nghịch.
Bất đẳng thức trên có dạng cụ thể sau:
Q2 T Q T
1  1 2   2   2
Q1 T1 Q1 T1

Q2 T2 Q Q Q Q
hay   1  2  1  2 0
Q1 T1 T1 T2 T1 T2

Vì Q2  0 nên  Q2  Q2 do đó bất đẳng thức trên có thể viết lại dƣới


dạng:
Q1 Q2
 0
T1 T2

 Dấu = ứng với quá trình thuận nghịch.


 Dấu < ứng với quá trình không thuận nghịch.
Trƣờng hợp hệ trao đổi không phải chỉ với hai nguồn nhiệt mà với nhiều
nguồn nhiệt thì:
Q1 Q2 Qn n
Qi
T1

T2
 ... 
Tn
 0 hay 
i 1 Ti
0

Tổng quát hơn ta có thể viết:


Q
 T
0

Nếu hệ làm việc theo một chu trình khép kín thì:
Q
 T
 0 (Dấu  chỉ tích phân lấy theo vòng kín) (3.10 )
72

c (ktn)

a (tn)
1 2

b (tn)

Hình 3.9. Chu trình thuận nghịch và không thuận nghịch


Hình trên trình bày hai chu trình kín: 1  a  2  b  1 là chu trình thuận
nghịch (tn) và đƣợc biểu diễn bằng đƣờng khép kín liền nét còn chu trình
1  c  2  b  1 là chu trình không thuận nghịch (ktn) đƣợc biểu diễn có một
phần 1  c  2 là đƣờng đứt nét. Khi chuyển hệ từ trạng thái đầu 1 sang trạng
thái cuối 2 ta có thể đi theo đƣờng thuận nghịch 1  a  2 hoặc cũng có thể đi
theo đƣờng không thuận nghịch 1  c  2 .
Trƣớc tiên , ta xét trƣờng hợp hệ làm việc theo chu trình thuận nghịch.
Trong trƣờng hợp này, từ (3.10) ta có:
Q
 T
0

Q Q
hay 
1a 2
 
T 2b1 T
0 (3.11)

Q Q
nhƣng  T
2b1
 
1b2
T
(vì đổi cận tích phân thì tích phân đổi

dấu)
nên (3.11) trở thành:
Q Q Q Q

1a 2
T
  
1b2
T
0 
1a 2
T
  
1b2
T

Phƣơng trình trên chứng tỏ rằng trong các quá trình thuận nghịch thì khi
Q
2
chuyển hệ từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 thì tích phân 
1
T
chỉ phụ thuộc vào

các trạng thái đầu và cuối mà không phụ thuộc vào đƣờng đi. Ta nhớ lại là hàm
thế năng và nội năng cũng có tính chất nhƣ vậy. Do đó, nếu ta đƣa vào một
73

hàm S là một hàm chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ sao cho độ biến thiên
của nó đƣợc định nghĩa bởi:
Q
2
S  S2  S1   (3.12)
1
T

và S đƣợc gọi là entropy của hệ.


Nhƣ vậy, ta thấy rõ entropy S là một hàm trạng thái. Ở một trạng thái
xác định thì entropy của hệ chỉ có một giá trị xác định.
Lƣu ý là định nghĩa (3.12) chỉ là định nghĩa vi sai của entropy, nó chỉ
xác định sự biến thiên của entropy S chứ không xác định chính hàm S. Tuy
nhiên, cũng giống nhƣ trƣớc đây ta đã làm đối với nội năng và thế năng, ta có
thể gán cho một trạng thái nào đó của hệ giá trị entropy S = 0 (thƣờng giá trị S
= 0 đƣợc gán cho trạng thái của hệ ở 00 K ) và sau đó áp dụng định nghĩa vi sai
(3.12) để định nghĩa entropy ở các trạng thái khác. Vì S không phụ thuộc
dạng của đƣờng đi (thuận nghịch) mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối
nên cách định nghĩa entropy nhƣ trên của chúng ta đảm bảo cho ở mỗi trạng
thái thì hệ chỉ có một giá trị entropy S duy nhất.
3.6.3. Nguyên lý tăng entropy
Ta hãy xét một chu trình không thuận nghịch gồm hai đƣờng đi 1  c  2
và 2  b  1.
Từ (3.12) ta thấy trong trƣờng hợp này:
Q
 T
0

Q Q Q
Nhƣng     
T 1c2 T 2b1 T
0
(ktn) (tn)

Q Q
Hay 
1c2
T
  
1b2
T
0
(ktn) (tn)

Q Q
Hay 
1c2
T
  
1b2
T
(ktn) (tn)

Theo (3.12) thì:


74

Q
S  S2  S1  
1b2
T
(3.13)
(tn)

Q
Nên suy ra: 
1c2
T
 S (3.14)
(ktn)

Kết hợp (3.13) và (3.14) ta có thể viết bất đẳng thức sau đây cho một quá
trình nhiệt động bất kỳ:
Q
2
S   (3.15)
1
T

Dấu = ứng với quá trình thuận nghịch còn dấu > ứng với quá trình không
thuận nghịch.
Nếu hệ là một hệ cô lập về nhiệt ( Q = 0) thì từ (3.15) ta suy ra:
S  0 (3.16)
Từ đó, ta có thể kết luận: các quá trình nhiệt động xảy ra trong một hệ cô
lập không thể làm giảm entropy của hệ. Nếu quá trình đó là quá trình thuận
nghịch thì entropy không thay đổi ( S  0 ) còn nếu là quá trình không thuận
nghịch thì entropy tăng ( S  0 ).
Vì rằng tất cả các quá trình tự nhiên đều là các quá trình không thuận
nghịch nên trong các quá trình đó entropy luôn luôn tăng. Vậy ta có thể phát
biểu nguyên lý II nhiệt động học dƣới dạng sau :
" Trong một hệ cô lập thì các quá trình tự nhiên xảy ra theo chiều tăng
của entropy”.
“Một hệ ở trạng thái cân bằng lúc Entropi của hệ cực đại”.
Biểu thức (3.16) chính là biểu thức định lƣợng biểu diễn nguyên lý II
nhiệt động học.
3.6.4. Entropy của khí lý tƣởng
Giả sử tính S của một khối khí lý tƣởng trong một quá trình biến đổi
cân bằng từ trạng thái 1 ( p1 , V1 , T1 ) sang trạng thái 2 ( p2 , V2 , T2 ).

a. Quá trình đoạn nhiệt ( Q  0 )


Q
S   0 (3.17)
T
75

Tức là S = const.
Do đó quá trình đoạn nhiệt cũng là quá trình đẳng entropy.
b. Quá trình đẳng nhiệt (T = const)
Q Q
S    (3.18)
T T

c. Quá trình bất kỳ


Theo nguyên lý thứ nhất: Q  dU  A trong đó A  pdV , ta có:
Q  dU  pdV

Mặt khác:
M M RT M M dV
dU  CvdT, p  nên Q  CvdT  RT
  V   V

Q M 2 T V
dT M 2 dV
S    Cv 
T  V1 V
 R
T  T1

M T M V
S  Cv ln 2  R ln 2 (3.19)
 T1  V1

Nếu lấy thông số p và V thì:


M p M V
S  Cv ln 2  Cp ln 2
 p1  V1

3.6.5. Ý nghĩa vật lý của entropy


a. Entropy là đại lƣợng chỉ hƣớng thời gian
Giả sử có một hệ cô lập với môi trƣờng. Hệ này có thể ở hai trạng thái
gọi là A và B với cùng một năng lƣợng. Nếu hệ đang ở trạng thái A thì sau đó
liệu nó có tự phát chuyển đến trạng thái B không? Ngƣợc lại, nếu nó đang ở
trạng thái B thì có thể tự phát chuyển đến trạng thái A hay không? Dựa vào
khái niệm entropi ta có thể trả lời câu hỏi đó. Nguyên lý II nhiệt động học nói
rằng:
Một hệ cô lập chỉ có thể thay đổi trạng thái theo hướng hoặc entropi
tăng hoặc entropi giữ không đổi. Không thể xảy ra quá trình entropi giảm.
Entropi giữ nguyên không đổi chỉ với quá trình thuận nghịch. Không có
một quá trình nào trong tự nhiên là hoàn toàn thuận nghịch, do đó tất cả các quá
trình tụ phát đều diễn ra theo chiều tăng entropi.
76

Trong thực tế có thể chúng ta sẽ tìm thấy hệ đặc biệt nào đó mà quá trình
tự phát lại là quá trình giảm entropi. Nhƣng chắc chắn rằng entropi của môi
trƣờng của hệ phải tăng một lƣợng lớn hơn sự giảm entropi của hệ.
Cuối cùng ta có thể tổng kết ý của hai nguyên lý I và II nhiệt động học
nhƣ sau:
 Năng lƣợng của vũ trụ giữ không đổi.
 Entropi cuả vũ trụ luôn luôn tăng.
b. Entropy là thƣớc đo mức độ hỗn độn của nguyên tử
Entropi cũng liên quan tới sự hỗn độn của hệ. Sự hỗn độn của vũ trụ với
thời gian ngày càng tăng. Cả sự hỗn độn và entropi đều tăng với thời gian làm
cho ta liên tƣởng tới sự liên quan giữa chúng với nhau.
Ví dụ 1: Bình khí có thể tích không đổi đƣợc tăng nhiệt độ khi nhận nhiệt
Q
2
từ bên ngoài. Thì công thức S  S2  S1   cho ta biết rằng ở quá trình này
1
T
entropi tăng lên. Do đó sự hỗn độn cũng tăng lên.
Ví dụ 2: Quá trình dãn nở khí vào chân không: entropi tăng. Sự hỗn độn
của nguyên tử cũng tăng vì ở trạng thái mới vị trí trong không gian tăng lên so
với trƣớc.
Ngƣời đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa entropi và sự hỗn độn là
Boltzmann (1844 – 1906) với biểu thức:
S  k B ln W

S: entropi của hệ.


k B : hằng số Boltzmann

W: độ đo mức độ hỗn độn của hệ.


Vậy W là số cách khác nhau mà các nguyên tử của hệ có thể sắp xếp mà
không làm thay đổi trạng thái vĩ mô của hệ.
W đƣợc gọi là xác suất nhiệt động lực học.
Nguyên lý thứ hai cho ta thấy nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn
sang vật nóng hơn và entropi của một hệ cô lập không giảm. Nói một cách
khác, hệ đó biến đổi không thuận nghịch từ trạng thái không cân bằng đến trạng
thái cân bằng, và khi cân bằng rồi (entropy cực đại) thì hệ không thể tự động
trở lại các trạng thái không cân bằng trƣớc đƣợc nữa. Theo quan điểm động học
77

thì entropi là thƣớc đo mức độ hỗn loạn của các phân tử trong hệ. Các quá trình
tự nhiên thƣờng xảy ra theo chiều tăng entropi tức là tăng sự hỗn độn.
Ví dụ: Nƣớc đá có thể tự tan ra thành nƣớc nhƣng nƣớc đá đã tan thì
không thể tự đông đặc thành nƣớc đá đƣợc. Đó là do nƣớc đá tan là tăng sự hỗn
độn vì tinh thể nƣớc đá là một cấu trúc có trật tự hơn cấu trúc của nƣớc lỏng,
entropi của một hệ trong quá trình này tăng lên.
Từ công thức Bôndơman, ta có thể coi nguyên lý thứ hai NĐLH nhƣ một
quy luật thống kê, nguyên lý này chỉ đúng với một tập hợp rất lớn các hạt.
Thí dụ: Nếu chỉ xét riêng sự biến đổi nhiệt năng thành cơ năng thì ta phải
lấy một phần nhiệt năng của một nguồn nóng nào đó truyền cho tác nhân để
biến thành nội năng của tác nhân và sau đó một phần nội năng đƣợc tăng thêm
mới chuyển sang dạng cơ năng (còn một phần nội năng khác vừa đƣợc tăng
thêm lại chuyển về dạng nhiệt năng truyền cho nguồn lạnh). Tuy nhiên điều
nhận xét này không ứng dụng cho một số ít phân tử. Thí dụ nhƣ chuyển động
của các hạt Braonơ không tuân theo nguyên lý thứ hai. Một hạt Brown rất bé
(nhƣng vẫn lớn hơn nhhiều so với phân tử) nằm trong chất lỏng nào đó ở một
thời điểm chỉ có một số không lớn phân tử chất lỏng đến đập vào nó và có thể
làm hạt Braonơ dịch chuyển kể cả sự dịch chuyển lên cao. Rõ ràng trong
trƣờng hợp này một phần nhiệt năng của chất lỏng đã trực tiếp và hoàn toàn
biến thành cơ năng của hạt Braonơ mà không kéo theo một quá trình nào khác.
Nhƣ vậy ta thấy rằng nguyên lý thứ hai chỉ áp dụng cho hệ vĩ mô gồm
một số rất lớn các hạt trong đó ảnh hƣởng của các thăng giáng có thể bỏ qua
đƣợc.
3.7. Các hàm thế nhiệt động
Hàm thế nhiệt động là một hàm trạng thái (tức là ở một trạng thái thì hàm
có một giá trị hoàn toàn xác định ứng với trạng thái đó) mà độ biến thiên của
nó trong những điều kiện xác định thì bằng công hoặc nhiệt lượng mà hệ đã
trao đổi với xung quanh.
Vì hàm thế nhiệt động là hàm trạng thái nên vi phân của nó là vi phân toàn
phần.
Trong toán, chúng ta đã biết rằng vi phân toàn phần của hàm hai biến f(x,
y) đƣợc xác định bởi biểu thức sau :
df = P (x,y)dx + Q (x,y)dy (3.20)
trong đó
78

 f   f 
P  x, y     ;Q  x, y    
 x  y  y x

Các thế nhiệt động mà ta định nghĩa nhƣ trên rõ ràng có thứ nguyên là
năng lƣợng (vì nhiệt và công đều có thứ nguyên là năng lƣợng).
Tùy theo cách chọn các thông số trạng thái nào làm biến độc lập mà dạng
của hàm thế nhiệt động sẽ khác nhau. Sau đây là các hàm thế nhiệt động quan
trọng nhất.
Khi biết một trong các hàm thế nhiệt động thì bằng cách lấy đạo hàm
riêng của thế nhiệt động ta có thể tính đƣợc các đại lƣợng nhiệt động đặc trƣng
cho trạng thái của hệ.
Ở đây ngƣời ta coi Entropi S của hệ nhƣ là một thông số trạng thái hệ.
Và trạng thái hệ đƣợc xác định bởi 4 thông số nhiệt động S, p, V, T. Trong 4
thông số nầy ngƣời ta chia thành hai cặp thông số liên hợp : (S - T) và (V - p).
Từ đó ngƣời ta xây dựng 4 hàm đặc trƣng nhƣ sau:
3.7.1. Hàm nội năng U
Ta đã biết nội năng U của hệ là một hàm trạng thái.
Theo nguyên lý I của nhiệt động học, ta có :
dU  Q  A

Lƣu ý rằng công thức này chỉ đúng cho quá trình thuận nghịch vì trong
Q
quá trình này thì dS  , do đó ta có Q  TdS .
T

hay dU =TdS – pdV (đối với quá trình thuận nghịch)


Từ công thức trên ta thấy nội năng U là hàm của hai biến độc lập S, V, tức
là :
U = U(S, V)
U U
Vậy dU    dS    dV
 S V  V S

U
Suy ra T    (3.21)
 S V

 U 
p    (3.22)
 V S
79

Do đó, nếu một biến đổi mà thể tích và Entropi của hệ đƣợc giữ không
đổi V = const, S = const thì dU = 0 ⇒ U = const.
Trong biến đổi đẳng tích - đẳng Entropi nội năng hệ đƣợc giữ không đổi.
3.7.2. Hàm năng lƣợng tự do F
Nếu ta chọn hai biến độc lập là nhiệt độ T và thể tích V thì hàm thế nhiệt
động không phải là hàm nội năng U mà là một hàm thế nhiệt động khác gọi là
hàm năng lượng tự do F.
Hàm năng lƣợng tự do F đƣợc xác định bởi:
F = U – TS = F(T, V)
hay dF = dU – TdS – SdT
dF = (TdS – pdV) – TdS –SdT = -SdT – pdV
Từ đó, thấy rằng F là hàm của hai biến độc lập T và V. Biết hàm năng
lƣợng tự do F, ta có thể tìm đƣợc :
 F 
S    (3.23)
 T V

 F 
P    (3.24)
 V T

Từ dF = (TdS – pdV) – TdS –SdT = -SdT – pdV, ta suy ra trong một quá
trình thuận nghịch vừa đẳng tích vừa đẳng nhiệt thì hàm năng lƣợng tự do F
của hệ không thay đổi ( F  0 ).
Nếu quá trình là không thuận nghịch thì khi kết hợp nguyên lý I:
dU  Q  A  Q  pdV

và nguyên lý II:
Q  TdS

ta có một biểu thức chung cho cả hai quá trình thuận nghịch và không
thuận nghịch:
dU  TdS  pdV

(dấu = ứng với quá trình thuận nghịch, dấu < ứng với quá trình không
thuận nghịch). Trong quá trình không thuận nghịch mà T = const, V = const thì
biểu thức trên có thể viết dƣới dạng sau :
dU  d  TS  pdV  0
80

hay d  U  TS  0

hay dF  0 (3.25)
Từ đó, ta suy ra rằng đối với quá trình không thuận nghịch đẳng tích đẳng
nhiệt thì hệ sẽ diễn tiến theo chiều sao cho năng lượng tự do của nó giảm dần
và trạng thái cân bằng của hệ sẽ đạt được khi năng lượng tự do F là cực tiểu.
3.7.3. Hàm enthalpy H
Hàm enthalpy H là một hàm trạng thái đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
H = U + pV
Vi phân toàn phần của nó đối với một quá trình thuận nghịch :
dH = dU + pdV +Vdp = (TdS – pdV) + pdV +Vdp = TdS + Vdp
Từ đó , thấy rõ hàm enthalpy là hàm của hai biến độc lập S và p:
H = H(S, p)
Suy ra :
 H 
T  (3.26)
 S p

 H 
V  (3.27)
 p S

Ngoài ra, từ dH = dU + pdV +Vdp = (TdS – pdV) + pdV +Vdp = TdS +


Vdp
ta thấy trong một quá trình thuận nghịch đẳng áp thì độ biến thiên của
enthalpy bằng nhiệt lƣợng mà hệ trao đổi, tức là:
dH  TdS  Q (3.28)
Vì vậy mà hàm enthalpy còn có tên gọi là hàm nhiệt.
3.7.4. Hàm thế nhiệt động Gibbs
Hàm thế nhiệt động Gibbs là một hàm trạng thái của hai biến độc lập T và
p:
G = G(T, p)
Nó đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
G = U + pV – TS
81

Vi phân toàn phần của nó đối với một quá trình thuận nghịch :
dG = dU +pdV + Vdp – TdS – SdT
= (TdS – pdV) + pdV + Vdp – TdS – SdT
= -SdT + Vdp
Ta thấy G là hàm của hai biến độc lập T và p.
Biết đƣợc dạng của hàm Gibbs, ta có thể tìm đƣợc :
 G 
S    (3.29)
 T p

 G 
V  (3.30)
 p T

Trong quá trình vừa đẳng nhiệt đẳng áp thì dU  TdS  pdV có dạng :
dU  d  TS  d  pV 

hay d  U  pV  TS  0

hay dG  0 (3.31)
Vậy trong quá trình không thuận nghịch xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và
áp suất không thay đổi thì hệ sẽ diễn tiến theo chiều sao cho hàm thế nhiệt
động Gibbs của nó giảm dần và hệ sẽ ở trạng thái cân bằng khi hàm Gibbs là
cực tiểu.
3.7.5. Thế hóa học
Các hàm thế nhiệt động U, F, H, G là các hàm trạng thái đƣợc định nghĩa
trong điều kiện số hạt của hệ không thay đổi. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp
sự biến đổi trạng thái của hệ không chỉ xảy ra với sự thay đổi của các thông số
trạng thái mà còn xảy ra ngay cả khi số lượng phân tử của hệ thay đổi. Ví dụ ta
hãy xét một hệ gồm chất lỏng và hơi bão hòa của nó. Các phân tử chất lỏng có
thể chuyển thành hơi bão hòa và ngƣợc lại. Các hệ thực hiện phản ứng hóa học
cũng là những hệ có số hạt thay đổi. Các hệ nhƣ vậy đƣợc gọi là hệ có số hạt
thay đổi hay hệ nhiều pha.
Ta biết rằng khi số hạt N của hệ thay đổi thì nội năng của hệ cũng sẽ thay
đổi theo. Sự thay đổi nội năng U sẽ kéo theo sự thay đổi của các hàm thế nhiệt
động khác.
82

Tóm lại, khi số hạt N của hệ thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của các
hàm thế nhiệt động.
Trong trƣờng hợp nhƣ vậy thì sự biến thiên của các hàm thế nhiệt động sẽ
đƣợc biểu diễn bởi các phƣơng trình sau :
dU  TdS - pdV+ idN i
i

dF  SdT - pdV+idN i
i

dH  TdS +Vdp+ idN i


i

dG  SdT +Vdp+ idN i


i

Trong các phƣơng trình trên  i gọi là thế hóa học của loại hạt thứ i của hệ
(giả sử hệ gồm nhiều loại hạt). Vật lý thống kê chỉ ra rằng thế hóa học có quan
hệ với năng lƣợng của mỗi hạt.
Từ các phƣơng trình trên, ta suy ra:
 U   F   H   G 
i    
  N 
  
 N 
 
 N 
 (3.32)
 N i S,V  i T,V  i S,p  i T,p

3.7.6. Điều kiện cân bằng nhiệt động


Nhờ các hàm thế nhiệt động ngƣời ta có thể tìm đƣợc các điều kiện cân
bằng nhiệt động. Để đơn giản , ta hãy xét một hệ gồm có chất lỏng và hơi bão
hòa của nó. Hệ nhƣ vậy gọi là hệ hai pha gồm pha lỏng và pha hơi. Từ đƣờng
đẳng nhiệt Andrew ta thấy ngay một số điều kiện để cho hai pha cân bằng
nhiệt động với nhau: (cần phải phân biệt cân bằng nhiệt và cân bằng nhiệt
động)
p1 = p2
Nhƣ vậy khi có sự cân bằng nhiệt động của hai pha thì áp suất và nhiệt độ
của hai pha phải cân bằng. Để ý đến dG = -SdT + Vdp
ta thấy trong trƣờng hợp này thế nhiệt động Gibbs không thay đổi, tức là
dG = 0.
Mặt khác, từ dG  SdT +Vdp+idN i khi cho T = const và p = const ta
i

suy ra :
dG  1dN1  2dN 2  0
83

trong đó chỉ số 1 ứng với pha lỏng còn chỉ số 2 ứng với pha hơi.
Vì rằng khi hệ ở trạng thái cân bằng thì số hạt từ pha này chuyển sang pha
kia phải bằng nhau về trị tuyệt đối, tức là :
dN1 = - dN2
nên ta suy ra :
1 -2  dN1  0
Hay 1 -2  0
Các điều kiện cân bằng của hệ hai pha:
p1 = p2 Là điều kiện cân bằng cơ học của hai pha
T1 = T2 Biểu hiện yêu cầu sự cân bằng về năng lƣợng trao đổi
1  2 Chứng tỏ rằng khi hệ hai pha ở trạng thái cân bằng thì không
những số hạt đi vào và đi ra khỏi một pha nào đó phải bằng nhau mà cả năng
lƣợng trung bình mang bởi các hạt cũng phải bằng nhau.
Tƣơng tự, đối với hệ nhiều pha thì các điều kiện cân bằng của hệ là:
p1 = p2 =. . . = pi = . . .
T1 = T2 = . . . = Ti = . . .
1 =2  ...  i  ...

3.7.7. Các hệ thức Maxwell


Dựa vào tính chất của vi phân toàn phần của hàm nhiều biến ta có thể thiết
lập đƣợc các biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lƣợng nhiệt động của
hệ. Các hệ thức này đƣợc gọi là các hệ thức Maxwell.
Giả sử nếu ta có hàm hai biến f(x,y) thì vi phân toàn phần cùa nó là:
df(x,y) = P(x,y)dx + Q(x,y)dy
trong đó
 f   f 
P  x, y     ;Q  x, y    
 x  y  y x

Từ đó ta có:
 2f P Q
  (3.33)
xy y x
84

U U
 Từ T    và p    
 S  V  V S

nên suy ra :
 T   p 
     (3.34)
 V S  S  V

H  H 
 Từ T    và V   
 S  p  p S

suy ra:
 T   V 
 p    S  (3.35)
 S  p

F   F 
 Từ S     và p    
 T  V  V T

suy ra:
 S   p 
    (3.36)
 V T  T  V

G   G 
 Từ S     và V   
 T  p  p T

 S  V
suy ra:       (3.37)
 p T  T  p

Gọi là các hệ thức Maxwell. Chúng cho ta biết mối quan hệ giữa các đại
lƣợng nhiệt động trong các quá trình nhiệt động khác nhau.
85

CHƢƠNG IV
KHÍ THỰC

Ở các chƣơng trƣớc ta đã khảo sát các quá trình biến đổi của khí lý tƣởng
là loại khí mà các phân tử của nó đƣợc coi là :
 Không có kích thƣớc.
 Không tƣơng tác nhau trừ khi va chạm nhau.
 Loại khí này tuân theo hoàn toàn chính xác hai định luật thực nghiệm
Boyle - Mariotte và Gay - Lussac.
Đối với các khí thực nhƣ khí: H2 ; O2 ; CO2...không hoàn toàn diễn ra
nhƣ vậy.
Ở điều kiện thƣờng chúng nghiệm đúng hai định luật thực nghiệm,
nhƣng ở áp suất cao hoặc ở nhiệt độ thấp thì không nghiệm đúng, để lí giải ta
xét:
4.1. Lực tƣơng tác phân tử
Các phân tử đƣợc cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân
mang điện tích dƣơng và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt
nhân.
Do tƣơng tác giữa các điện tích nên giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy.
Các lực này phụ thuộc và khoảng cách r giữa chúng.
Để đơn giản, xét hai phân tử A và B cách nhau một khoảng r. Phân tử A
vừa hút phân tử B với một lực f2 (âm) lại vừa đẩy phân tử B với một lực f1
(dƣơng).

Khi các phân tử ở gần nhau (tức r nhỏ), lực đẩy f1 chiếm ƣu thế: f1  f 2 .
Khi các phân tử ở xa nhau (tức r lớn), lực hút f 2 chiếm ƣu thế: f1  f 2 .

Lực tổng hợp tƣơng tác giữa hai phân tử: f  r  = f1 + f 2 .


86

Hình 4.1. Lực tương tác phân tử


Lực tổng hợp này có dạng parabol không đối xứng và cắt trục hoành tại r0
( r0  3.1010 m : cỡ khoảng cách phân tử trong chất lỏng và chất rắn). Ứng với r0 ,
lực tƣơng tác tổng hợp f bằng không. Tại vị trí này các phân tử ở trạng thái cân
bằng. Hình vẽ còn cho thấy:
r = r0 thì f = 0

r < r0 thì lực đẩy chiếm ƣu thế, vì vậy lực tổng hợp f > 0.

r > r0 thì lực hút chiếm ƣu thế, vì vậy lực tổng hợp f < 0.

4.2. Khí thực và phƣơng trình trạng thái của khí thực

4.2.1. Khí thực và khí lý tƣởng


Phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng đối với 1mol khí:
pV  RT (4.1)
Phƣơng trình này có thể áp dụng cho khí thực ở điều kiện bình thƣờng khi
khoảng cách giữa các phân tử r  10r0  3.109 m , tại đây lực tƣơng tác giữa các
phân tử
f  r  0 và thể tích của các phân tử khí bằng cỡ 10 lần thể tích của cả khối khí.
-3

Tuy nhiên, khi nén khí hoặc hạ nhiệt độ thì thể tích khối khí giảm, làm cho
khoảng cách giữa các phân tử gần nhau hơn, lúc đó f  r   0 , đồng thời thể tích
riêng của phân tử (v) chiếm phần đáng kể so với thể tích (V) của cả khối khí.
87

Vậy phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng không thể áp dụng cho khí thực
với mọi giới hạn của p và T. Do đó, cần phải thiết lập phƣơng trình trạng thái
của khí thực.

4.2.2. Phƣơng trình Vanđecvan


Nhƣ đã phân tích, nguyên nhân để khí thực không thỏa mãn phƣơng trình
trạng thái khí lý tƣởng có liên quan đến tƣơng tác phân tử và thể tích phân tử.
Từ đó để tìm phƣơng trình trạng thái khí thực, ngƣời ta hiệu chỉnh (về mặt lý
thuyết) hai đại lƣợng áp suất và thể tích khối khí.
a. Các hằng số hiệu chính a và b
Với khí lý tƣởng: Kích thƣớc phân tử không đáng kể và coi các phân tử
nhƣ những chất điểm. Tức là chúng không chiếm một khoảng không gian nào.
Vì vậy, thể tích dành cho chuyển động tự do của các phân tử chính là thể tích
(V) của bình chứa.
Với khí thực: Kích thƣớc các phân tử không thể bỏ qua, mỗi phân tử
chiếm một khoảng không gian nào đó.
Thực nghiệm cho thấy: Ở áp suất 500 at thì thể tích riêng (v) của phân tử
V
chiếm thể tích của bình chứa. Nhƣ vậy, thể tích chuyển động tự do của phân
2
tử sẽ nhỏ hơn thể tích của bình chứa.
Gọi V là thể tích chuyển động tự do của các phân tử, Vt là thể tích bình
chứa thì:
V  Vt - b (4.2)

m3
b gọi là hằng số hiệu chính về thể tích đƣợc gọi là cộng tích. Đơn vị:
kmol

1 
b = 4N A  πd3  (4.3)
6 

Trong đó: d là đƣờng kính phân tử; N A : Số Avôgađrô


Với khí lý tƣởng, áp suất đo đƣợc trên thành bình mô tả đúng trạng thái
chuyển động nhiệt của các phân tử.
Với khí thực, tồn tại lực tƣơng tác giữa các phân tử, nhƣng tổng hợp lực
tác dụng lên các phân tử trong lòng khối khí bị triệt tiêu nên nó không gây ảnh
hƣởng đến chuyển động của các phân tử.
88

Chia một khối khí thành nhiều lớp. Khi phân tử ở lớp ngoài cùng (sát
thành bình) va chạm vào thành bình (gây ra áp suất p) thì lúc đó chúng lại bị
các phân tử ở lớp bên trong kéo lại (vì có lực tƣơng tác giữa các phân tử): So
với trƣờng hợp khí lý tƣởng, lực do các phân tử khí thực tác dụng vào thành
bình sẽ nhỏ hơn, do đó áp suất khí thực nhỏ hơn áp suất khí lý tƣởng.

Hình 4.2. Mô hình tương tác phân tử giữa lớp a và b gần thành bình
Gọi p t là áp suất khí thực và p là áp suất khí lý tƣởng thì:

p  p t + pi (4.4)

p i là số hiệu chính khí thực và khí lý tƣởng và đƣợc gọi là nội áp.

a
pi  (4.5)
Vt2

Nm 4
a là hệ số tỷ lệ, phụ thuộc vào bản chất của từng chất khí. Đơn vị:
kmol2

b. Phƣơng trình Vanđecvan


Thế (4.5) vào (4.4) ta đƣợc:
a
p  pt + (4.6)
Vt2

Thế (4.2) và (4.6) vào (4.1) ta đƣợc:


 a 
pV  RT   p t + 2   Vt - b   RT (4.7)
 Vt 

Bỏ các chỉ số t nhƣng hiểu rằng p, V là áp suất và thể tích của khí thực, ta
đƣợc phƣơng trình trạng thái sau:
89

 a 
 p  2   V - b   RT (4.8)
 V 

Phƣơng trình này do Vanđecvan thiết lập năm 1873 gọi là phƣơng trình
Vanđecvan.
Phƣơng trình Vanđecvan khác phƣơng trình trạng thái khí lý tƣởng ở chỗ
có thêm hai thành phần hiệu chính:
 Một do phân tử có thể tích b.
 Hai do các phân tử hút nhau a.
Đối với m kg khí thực thể tích v:
m 
v VV v
 m

 m2 a  m  m
 p   v - b   RT
 2 v2     

c. Đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan

Từ phƣơng trình:  p  2   V - b   RT suy ra:


a
 V 

aV ab
pV  pb    RT
V2 V2
a
 p  V  b   RT  V  b
V2
RT a
p  2 (4.9)
 V  b V
Nếu giữ T không đổi và biểu diễn sự phụ thuộc của p theo V trong hệ trục
OpV ta đƣợc một đƣờng cong gọi là đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan. Ứng với các
T khác nhau, các đƣờng đẳng nhiệt sẽ khác nhau. Tập hợp các đƣờng này gọi là
họ đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan.
90

Hình 4.3. Đường đẳng nhiệt Vanđecvan (Đường lý thuyết đối với khí thực)
Lúc T  TK , đƣờng đẳng nhiệt có dạng gần giống nhƣ đƣờng đẳng nhiệt
của khí lý tƣởng.
Lúc T  TK , đƣờng đẳng nhiệt rất khác với đƣờng đẳng nhiệt của khí lý
tƣởng. Nó có một đoạn lồi lõm.
Lúc T  TK , đƣờng đẳng nhiệt có điểm uốn tại K.

4.3. Đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm (Đƣờng đẳng nhiệt Andrews)

4.3.1. Thực nghiệm


Năm 1866 Andrews làm thí nghiệm: Lấy 1 Kmol khí CO2 có nhiệt độ tới
hạn TK  304K nén đẳng nhiệt tại những nhiệt độ xác định để nghiên cứu sự phụ
RT a
thuộc của p và V theo phƣơng trình p   2 . Kết quả: Andrews đã vẽ
 V  b V
đƣợc một họ đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm Andrews.

Hình 4.4. Đường đẳng nhiệt thực nghiệm Ăngdriu


91

Lúc đầu, nhiệt độ của CO2 nhỏ hơn TK , Andrews nhận thấy:
 Thoạt tiên, khi nén khí thì áp suất tăng, thể tích giảm; trên đƣờng đẳng
nhiệt quá trình này biểu diễn bởi đoạn AB.
 Đến một áp suất p B xác định (ứng với thể tích VB ), nếu tiếp tục nén khí,
áp suất giữ nguyên và quá trình hóa lỏng bắt đầu. Càng giảm thể tích,
CO2 hóa lỏng càng nhiều và lúc V  VC , tòan bộ CO2 đã hóa lỏng. Quá
trình này trên đồ thị biểu diễn một trạng thái hỗn hợp: CO2 tồn tại vừa ở
thể lỏng, vừa ở thể hơi. Hơi CO2 lúc này gọi là hơi bão hòa. p B gọi là áp
suất hơi bão hòa ở nhiệt độ đã cho.
 Khi toàn bộ khí đã hóa lỏng, khí tiếp tục nén thì thể tích CO2 giảm ít (do
chất lỏng khó nén). Biểu diễn bằng đoạn CD.
Nếu nén khí đẳng nhiệt ở những nhiệt độ càng gần nhiệt độ TK thì áp suất
hơi bão hòa càng tăng và đoạn nằm ngang BC càng ngắn lại.
Khi T  TK , nếu nén khí đẳng nhiệt thì đoạn BC thu về một điểm đó chính
là điểm uốn K ứng với một trạng thái đặc biệt của CO2 đƣợc gọi là trạng thái
tới hạn. Ứng với trạng thái tới hạn (tại K) có các thông số ( TK , VK , pK ) gọi là
nhiệt độ, thể tích và áp suất tới hạn.
Khi T  TK , nếu nén đẳng nhiệt thì khí không hóa lỏng đƣợc và đƣờng
đẳng nhiệt có dạng Hyperbol.

4.3.2. Trạng thái tới hạn và sự phân vùng


Từ hình vẽ 4.4, nếu nối tất cả đầu các đoạn nằm ngang trên các đƣờng
đẳng nhiệt thực nghiệm với điểm K ta sẽ thu đƣợc một đƣờng cong dạng hình
chuông QKR. Hình chuông và đƣờng đẳng nhiệt tới hạn TK chia mặt phẳng
pOV làm 4 vùng:
Vùng 1: Ứng với trạng thái T  TK , đƣợc giới hạn bằng đƣờng đẳng nhiệt
TK . Tại đây không thể làm khí hóa lỏng bằng cách nén khí đẳng nhiệt, gọi là
vùng khí.
Vùng 2: Ứng với trạng thái T  TK , đƣợc giới hạn bằng nửa hình chuông
KR và nửa đƣờng đẳng nhiệt TK . Trong vùng này có thể nén khí theo quá trình
đẳng nhiệt làm cho khí hóa lỏng đƣợc, gọi là vùng hơi.
92

Vùng 3: Ứng với trạng thái hỗn hợp, chứa cả hơi bão hòa và chất lỏng
đƣợc giới hạn bởi hình chuông QKR, gọi là vùng hỗn hợp (vùng trung gian).
Vùng 4: Ứng với trạng thái lỏng, đƣợc giới hạn bằng nửa hình chuông QK
và đƣờng đẳng nhiệt TK . Tại đây chứa hoàn toàn chất khí hóa lỏng, gọi là vùng
lỏng.
Chú ý: Với mỗi loại khí khác nhau ta có một đƣờng đẳng nhiệt TK khác
nhau. Trạng thái tới hạn mang đặc trƣng thuộc cả 4 vùng trên.

4.3.3. Ý nghĩa thực tiễn của họ đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan


Sau khi nghiên cứu đƣờng cong thực nghiệm Ăngdriu ta có thể thấy ý
nghĩa thực tiễn có thể suy ra từ họ đƣờng đẳng nhiệt Vanđecvan nhƣ sau:
 Trong vùng nhiệt độ cao ( T  TK ), dù nén khí ở áp suất cao cũng không
hóa lỏng khí đƣợc. Nếu muốn hóa lỏng khí cần phải hạ nhiệt độ của
khối khí xuống dƣới nhiệt độ tới hạn của nó ( T  TK ).

 Áp suất cực đại của hơi bão hòa không thể lớn hơn áp suất tới hạn p K
(vì p K ứng với TK ).
 Thể tích của một chất khí ở trạng thái lỏng không thể lớn hơn thể tích
tới hạn VK (vì chất lỏng ở trạng thái tới hạn có thể trực tiếp chuyển
thành khí mà không cần qua trạng thái trung gian.

4.3.4. Xác định các thông số tới hạn


Trạng thái tới hạn: trên biểu đô, ở trạng thái tới hạn K là giao điểm
chung của 3 miền: hơi, khí và lỏng. Từ đó ở trạng thái đặc biệt nầy CO2 có thể
coi là lỏng, vừa là hơi hoặc là khí; nghĩa là trạng thái mà mọi sự khác biệt giữa
chất lỏng, hơi và khí không còn nữa (nhiệt hóa hơi bằng 0; suất căng mặt ngoài
bằng 0..).
Dựa vào phƣơng trình Vanđecvan ta có thể xác định các thông số tới hạn.
Các thông số trạng thái ứng với điểm K đƣợc gọi là thông số tới hạn:
pK,VK,TK.
Điểm K nằm trên đƣờng đẳng nhiệt nên các thông số tới hạn phải thỏa
mãn phƣơng trình Vanđecvan:
RT a
p  2
 V  b V
93

Và đạo hàm bậc nhất và bậc hai của p theo V phải bằng 0:
dp RT 2a RT 2a
  3 0  3 (4.10)
 V  b V  V  b
2 2
dV V

d2p 2RT 6a 2RT 6a


  4 0  4 (4.11)
 V  b V  V  b V
2 3 3
dV

Lấy (4.11) chia (4.10) ta đƣợc:

 V  b
2
2RT 6a V3
.  .
 V  b
3
RT V 4 2a

2 3
 
 V  b V
 2V  3V  3b

 VK  3b (4.12)
Từ (4.10) suy ra:

2a  V  b 
2

TK 
RV3

Thế VK  3b vào T ta đƣợc:

2a  3b  b 
2
8ab 2
TK  
R  3b 
3
27Rb3

8a
TK  (4.13)
27Rb

Thế VK , TK vào p ta đƣợc:


8a
R
a
p K  27Rb 
 3b  b   3b 2
8aR a
 pK  2
 2
54Rb 9b
8a a
 pK  2
 2
54b 9b
a
 pK  (4.14)
27b 2
94

Vậy các thông số tới hạn là:


VK  3b

8a
TK 
27Rb
a
pK 
27b 2

a, b phụ thuộc vào từng loại khí nên ứng với mỗi loại khí có một điểm K
khác nhau, tƣơng ứng với một nhiệt độ TK khác nhau.
3
Tại trạng thái tới hạn, ta có: pK VK  RTK : Phƣơng trình này rất khác so
8
với pttt khí lý tƣởng.

4.3.5. So sánh đƣờng đẳng nhiệt Ăngdriu và Vanđecvan


Xét họ đƣờng đẳng nhiệt Ăngdriu và Vanđecvan ta thấy:
 Ở nhiệt độ T  TK , đƣờng đẳng nhiệt lý thuyết và thực nghiệm đều phù
hợp với nhau, chúng là các đƣờng Hyperbol giống với đƣờng đẳng
nhiệt của khí lý tƣởng.
 Với mỗi loại khí, ta có một đƣờng đẳng nhiệt tới hạn TK và có một
điểm uốn K. Tiếp tuyến tại điểm uốn song song với trục hoành.
 Ở các nhiệt độ T  TK , đƣờng đẳng nhiệt lý thuyết có đoạn lồi, lõm (có
giá trị cực đại tại b và cực tiểu tại c), còn đƣờng đẳng nhiệt thực
nghiệm có đoạn nằm ngang. Vậy phƣơng trình Vanđecvan chƣa mô tả
đƣợc những trạng thái trung gian mà thực nghiệm phát hiện đựơc.
Tóm lại: Hai họ đƣờng đẳng nhiệt lý thuyết và thực nghiệm khá phù hợp
nhau, điều nầy chứng tỏ phƣơng trình Vandecvan có thể áp dụng đƣợc cho một
giới hạn rộng của nhiệt độ và áp suất khí thực.
95

Hình 4.5. So sánh đường đẳng nhiệt Ăngdriu và Vanđecvan trong vùng nhiệt
độ T < TK

 Ở đƣờng đẳng nhiệt lý thuyết, khi nén đến p  pHBH (áp suất hơi bão
hào tại B) mà khí vẫn chƣa hóa lỏng. Nếu tiếp tục nén thì áp suất sẽ
tăng lên (đoạn Bb). Trạng thái này gọi là hơi quá bão hòa và hiện
tƣợng này gọi là hiện tƣợng chậm hóa lỏng. Ngƣợc lại, khi giãn nở
khí đẳng nhiệt từ trạng thái lỏng tới áp suất p  pHBH (tại C) mà chất
lỏng vẫn chƣa bốc hơi, nếu tiếp tục giãn, áp suất chất lỏng tiếp tục
giảm xuống. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là hiện tƣợng chậm bay hơi
(đoạn Cc). Trạng thái này gọi là gần bền.
 Các trạng thái ứng với đoạn bc không quan sát đƣợc, đó là trạng thái
khi áp suất tăng thì thể tích tăng theo. Đây là trạng thái hoàn toàn
không bền.
Tóm lại, phƣơng trình Vanđecvan đã mô tả đƣợc tính chất của chất khí,
hơi, lỏng, đặc biệt là các trạng thái gần bền của vật chất (Đoạn Bb và Cc).
Phƣơng trình này mô tả đƣợc tính chịu nén của chất lỏng. Nó giải thích đƣợc
trạng thái tới hạn của các chất tại điểm K.
96

CHƢƠNG V
CHẤT LỎNG

5.1. Cấu tạo và chuyển động phân tử của chất lỏng

5.1.1. Trạng thái lỏng của vật chất


Từ trạng thái khí nếu làm lạnh thì nó chuyển sang trạng thái lỏng, nếu
tiếp tục làm lạnh nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Vì vậy có thể nói trạng thái
lỏng là trạng thái trung gian giữa trạng thái khí và trạng thái rắn.
Tùy thuộc nhiệt độ và áp suất mà chất lỏng có tính chất gần với chất khí
hoặc chất rắn. Ở gần nhiệt độ tới hạn chất lỏng có nhiều tính chất giống với
chất khí. Ở nhiệt độ gần đông đặc, chất lỏng có nhiều tính chất giống chất rắn.
Tuy nhiên ở trạng thái bình thƣờng, chất lỏng có nhiều tính chất khác chất khí
và chất rắn.
Xét về mặt vĩ mô, chất lỏng và chất khí có nhiều điểm giống nhau nhƣ:
Chúng có hình dạng của bình chứa và có thể áp dụng phƣơng trình trạng thái
Vanđecvan cho 1kmol chất khí hoặc chất lỏng. Tuy nhiên, sự khác nhau cũng
thể hiện rõ: Thể tích chất khí có thể chiếm vô hạn, còn thể tích chất lỏng là hữu
hạn. Khối lƣợng riêng của chất lỏng lớn hơn rất nhiều so với khối lƣợng riêng
của chất khí.
Ví dụ: Khối lƣợng riêng của nƣớc ở 00C: 999.8425 kg/m3, của không khí
1.293 kg/m3.
Sự giống nhau giữa chất lỏng và chất rắn: Thể tích của chúng khác nhau
rất ít, cùng chịu nén và chịu kéo dãn.
Sự khác nhau giữa chất lỏng và chất rắn: Chất lỏng có thể chảy thành lớp
còn chất rắn có hình dạng xác định. Chất lỏng có tính đẳng hƣớng còn chất rắn
có tính dị hƣớng.
Giải thích:
Trong chất khí, khoảng cách giữa các phân tử rất lớn nên các phân tử khí
luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. Động năng trung bình chuyển
động tịnh tiến của các phân tử chất khí lớn, do đó các phân tử khí có thể dễ
dàng bay khắp nơi để chiếm thể tích bình chứa. Do vậy, hiện tƣợng khuếch tán
trong chất khí xảy ra nhanh. Trong chất rắn, các nguyên tử và phân tử sắp xếp
thành mạng tinh thể có trật tự, vững chắc. Các phân tử trong chất rắn không
97

chuyển động tự do mà chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng, do đó chất rắn
có thể tích và hình dạng xác định, chịu kéo dãn và chịu nén. Do đó, hiện tƣợng
khuếch tán trong chất rắn xảy ra chậm.
Trong chất lỏng, các phân tử ở khá gần nhau, lực tƣơng tác giữa chúng
tƣơng đối lớn, do đó chúng không chuyển động tự do nhƣ trong chất khí mà
dao động xung quanh vị trí cân bằng. Nhƣng khác chất rắn, các phân tử chất
lỏng có thể từ vị trí cân bằng này chuyển sang vị trí cân bằng khác với khoảng
dịch chuyển bằng cỡ kích thƣớc phân tử. Do vậy, chất lỏng có thể tích xác định
nhƣng dễ dàng truợt thành lớp và hiện tƣợng khuếch tán xảy ra tƣơng đối
chậm.
Tính chất trên của chất lỏng có liên quan đến cấu tạo phân tử và chuyển
động phân tử của chất lỏng.

5.1.2. Cấu tạo và chuyển động của phân tử chất lỏng


Cấu trúc chất lỏng mang những dáng dấp của trạng thái khí và rắn. Tùy
theo áp suất và nhiệt độ mà chất lỏng có các tính chất gần chất khí hoặc chất
rắn.
Ở gần điểm tới hạn (trạng thái mà ở đó vật chất vừa ở trạng thái lỏng vừa
ở trạng thái khí), sự khác nhau giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí là không
đáng kể. Lúc này chất lỏng có thể coi là chất khí đậm đặc. Khi qua trạng thái
tới hạn này, chất lỏng liên tục chuyển thành chất khí. Nhƣ vậy tính chất chuyển
động của các phân tử chất lỏng giống nhƣ chuyển động hỗn loạn của các phân
tử khí. Tuy nhiên, trong chất lỏng các phân tử nằm sát nhau nên lực tƣơng tác
mạnh hơn, các phân tử chất lỏng không thể chuyển động tự do nhƣ các phân tử
chất khí đƣợc. Mỗi phân tử chất lỏng, trong một khoảng thời gian nào đó, thực
hiện các dao động xung quanh vị trí cân bằng. Chuyển động của nó lúc này
giống nhƣ dao động của các nguyên tử ở các nút mạng tinh thể của vật rắn. Tuy
nhiên, thời gian dao động của các phân tử chất lỏng quanh vị trí cân bằng
không lớn lắm và nó dịch chuyển sang vị trí cân bằng mới, dao động xung
quanh vị trí cân bằng mới này.
Thời gian phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng phụ thuộc nhiệt
độ theo biểu thức:


  0 exp (4.1)
kT
98

Với  là thời gian dao động trung bình của phân tử quanh một vị trí cân
bằng; o là chu kỳ dao động trung bình của phân tử xung quanh vị trí cân bằng;
Wđ là động năng chuyển động nhiệt của phân tử.
Ví dụ với nƣớc ở nhiệt độ thƣờng (T = 300K) thì o =10-13s do đó  =10-11s
; nghĩa là trung bình cứ dao động khoảng 100 chu kỳ xung quanh vị trí cân
bằng, phân tử nƣớc lại di chuyển chỗ khác.
5.2. Các hiện tƣợng mặt ngoài của chất lỏng
5.2.1. Áp suất phân tử
Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng khá nhỏ so với trong chất khí, vì
vậy lực hút phân tử đóng vai trò đáng kể. Tuy nhiên, vì lực hút phân tử giảm
nhanh theo khoảng cách nên chỉ những phân tử cách nhau một khoảng nhỏ hơn
2r vào cỡ 10-9m mới tác dụng lên nhau. Lấy phân tử làm tâm, vẽ một hình cầu
bán kính r thì phân tử tại tâm chỉ tƣơng tác với các phân tử nằm trong hình cầu.
Hình cầu này đƣợc gọi là hình cầu tác dụng (Hình vẽ).

Hình 5.1. Hình cầu tác dụng


Đối với phân tử nằm sâu trong khối chất lỏng (Hình vẽ), hình cầu tác
dụng nằm hoàn toàn trong chất lỏng, lực tác dụng lên phân tử này về mọi phía
bù trừ nhau. Đối với các phân tử nằm ở lớp mặt ngoài (bề dày < 10 -9m), hình
cầu tác dụng không nằm hoàn toàn trong chất lỏng, lúc đó các lực tác dụng lên
mỗi phân tử đó không bù trừ nhau và phân tử chịu tác dụng một lực tổng hợp
hƣớng vào trong chất lỏng. Lực này ép lên phần chất lỏng phía trong và gây
nên một áp suất gọi là áp suất phân tử.
Áp suất phân tử không đo đƣợc vì nó luôn hƣớng vào trong lòng chất
lỏng theo phƣơng pháp tuyến, không tác dụng lên thành bình và các vật nhúng
trong chất lỏng.
99

Áp suất phân tử có giá trị rất lớn; một cách gần đúng ta có thể tính đƣợc áp
a
suất phân tử bằng lý thuyết theo công thức pi  . Kết quả:
V2

 Đối với nƣớc: pi ≈ 11000 atm.


 Đối với rƣợu etylic: pi ≈ 2400 atm.
Dù áp suất phân tử rất lớn nhƣng nó không thể nén các phân tử lỏng sít
lại đƣợc
vì khi khoảng cách 2 phân tử nhỏ hơn r0 thì lại xuất hiện lực tƣơng tác đẩy cũng
rất lớn. Điều nầy cũng giải thích tại sao chất lỏng rất khó nén, để nén đƣợc chất
lỏng thì áp suất ngoài đặt lên nó phải tƣơng đƣơng với áp suất phân tử.
Do áp suất phân tử nén lên mặt thoáng của chất lỏng gây nên sự co lại
mặt ngoài của nó, sao cho diện tích mặt ngoài của chất lỏng là bé nhất. Cùng
một thể tích, mặt ngoài nhỏ nhất sẽ là mặt cầu vì vậy các giọt chất lỏng thƣờng
có dạng hình cầu.

5.2.2. Năng lƣợng mặt ngoài và sức căng mặt ngoài


a. Năng lƣợng mặt ngoài
Nếu giả thiết rằng nhiệt độ chất lỏng đồng đều thì các phân tử ở trong
lòng cũng nhƣ các phân tử ở mặt ngoài có cùng động năng của chuyển động
nhiệt. Nhƣng các phân tử ở mặt ngoài bị các phân tử trong lòng chất lỏng tác
dụng lực hút do đó nó còn có thêm thế năng do lực hút. Muốn đƣa một phân tử
trong lòng chất lỏng ra mặt ngoài cần phải thực hiện một công để thắng sức hút
phân tử. Công đó làm tăng thế năng của phân tử và do đó các phân tử ở lớp mặt
ngoài có thế năng lớn hơn các phân tử trong lòng chất lỏng. Kết quả là các phân
tử ở lớp mặt ngoài có năng lƣợng lớn hơn các phân tử ở trong lòng chất lỏng.
Phần năng lượng lớn hơn này được gọi là năng lượng mặt ngoài của
chất lỏng.
Năng lƣợng mặt ngoài tỷ lệ với diện tích mặt ngoài của chất lỏng.
E  S
E   S

Hệ số tỷ lệ  đƣợc gọi là hệ số sức căng mặt ngoài.


Trong cơ học ta biết rằng một hệ sẽ ở trạng thái cân bằng khi thế năng
của nó cực tiểu. Vì vậy xu hƣớng giảm thế năng xuống cực tiểu của chất lỏng là
100

co lại sao cho diện tích mặt ngoài là nhỏ nhất. Do đó khi chất lỏng không chịu
tác dụng của ngoại lực thì khối chất lỏng có dạng hình cầu.
Ví dụ: Lấy một khung dây kim loại nhúng vào nƣớc xà phòng, khi lấy
khung ra ta đƣợc một màng xà phòng bao phủ toàn bộ khung dây. Đặt vào
trong màng một vòng chỉ. Lực căng mặt ngoài tác dụng vào các điểm trên vòng
chỉ ở cả hai phía là nhƣ nhau nên vòng chỉ giữ nguyên hình dạng nhƣ khi ta
mới đặt vào.

Vòng chỉ giữ nguyên dạng ban đầu Vòng chỉ bị kéo thành vòng tròn
Khi làm thủng màng xà phòng ở phía trong vòng chỉ, lực căng mặt ngoài
ở phía trong bị mất đi, chỉ còn lực căng mặt ngoài ở phía ngoài vòng chỉ, các
lực này kéo vòng chỉ căng thành vòng tròn. Mặt khác, từ biểu thức: E  S , ta
thấy E giảm khi S giảm. Trong các hình có chu vi bằng nhau thì hình tròn
có diện tích lớn nhất. Mặt khác, do độ giảm diện tích của màng bằng độ tăng
diện tích của vòng chỉ, nên diện tích của màng giảm đi một lƣợng nhiều nhất
khi vòng chỉ có dạng hình tròn.
b. Lực căng mặt ngoài
Thực tế, lực hút giữa các phân tử không chỉ gây nên áp suất phân tử mà
còn gây nên một lực tác dụng lên đƣờng phân cách chất lỏng với bình chứa gọi
là lực căng mặt ngoài.
Ví dụ: Xét các phân tử nằm ở đƣờng phân cách giữa chất lỏng với chất
khí.
101

Hình 5.2. Lực căng mặt ngoài của chất lỏng trên mặt thoáng
Phân tử A có lực tác dụng tổng hợp theo phƣơng nằm ngang bằng nhau:
F ng  0 . Vì lực tác dụng trong hình tròn có bán kính không đổi là nhƣ nhau.

Phân tử B nằm trên đƣờng biên giới với mặt thoáng của chất lỏng và chất
khí, đồng thời tiếp xúc với thành bình, nên sự phân bố lực hút của các phân tử
xung quanh phân tử B không đều nhau. Do vậy, lực tổng hợp theo phƣơng
ngang tác động vào phân tử B khác 0: F ng  0.

Nếu xét tất cả các phân tử nằm trên đƣờng biên giới thì ta thấy chúng sẽ
chịu một lực tiếp tuyến với mặt chất lỏng và hƣớng vuông góc với đƣờng biên
giới căng mặt ngoài
Như vậy, tổng lực tác dụng lên các phân tử nằm ở đường biên giới gọi là
lực căng mặt ngoài của chất lỏng.
Dƣới tác dụng của lực căng mặt ngoài các chất lỏng có xu hƣớng co mặt
ngoài lại.
Trên một khung dây có đặt một thanh cứng, trƣợt đƣợc, có độ dài l.
Nhúng khung dây vào nƣớc xà phòng, sức căng mặt ngoài làm cho màng xà
phòng bao phủ khung dây và thanh l bị co lại. Để chống lại sự co đó, cần tác
dụng một ngoại lực F đúng bằng lực căng mặt ngoài để giữ thanh l không
chuyển động.

Hình 5.3. Xác định độ lớn lực căng mặt ngoài


102

Giả sử màng xà phòng làm thanh l dịch chuyển một đoạn x và ngoại lực
F kéo thanh l trở về vị trí ban đầu thì công thực hiện: A = F.x
Công này làm tăng diện tích mặt ngoài lên một lƣợng: S = 2l x (hệ số 2
là do màng xã phòng có 2 mặt ngoài, một mặt ở trên, một mặt ỏ dƣới).
Năng lƣợng mặt ngoài của màng đƣợc tăng thêm E , đúng bằng công
mà ngoại lực thực hiện để làm tăng diện tích của màng thêm một lựơng bằng
S :

A = E  S    2l x   F.x

F = 2 l (4.2)
2l là chiều dài đƣờng biên giới.
Trƣờng hợp chất lỏng chỉ có một mặt ngoài với l là chiều dài đƣờng biên
giới thì biểu thức lực căng mặt ngoài có dạng:
F = l

N
 gọi là hệ số sức căng mặt ngoài của chất lỏng, đơn vị , phụ thuộc vào
m
bản chất của từng chất lỏng và phụ thuộc vào môi trƣờng xung quanh ngăn
cách chất lỏng.
 Với một chất lỏng cho trƣớc,  giảm khi nhiệt độ tăng. Ta có thể
dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích điều đó. Khi nhiệt độ
tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng do đó lực hút giữa chúng
yếu đi. Mặt khác, khi nhiệt độ tăng, lực liên kết giữa các phân tử
cũng yếu đi do các phân tử chuyển động hỗn loạn nhanh lên.
Nguyên nhân trên làm cho  giảm.

 Nhiều chất hòa tan vào chất lỏng làm thay đổi  của chất lỏng. Ví
dụ: dung dịch nƣớc xà phòng có  nhỏ hơn nƣớc nguyên chất. dung
dịch nƣớc muối, đƣờng có  lớn hơn nƣớc nguyên chất.
 Nhiều hiện tƣợng đặc biệt của chất lỏng là do tác dụng của lực căng
mặt ngoài. Ví dụ: sự tạo thành bong bong nƣớc, sự tạo thành giọt
khi chất lỏng chảy qua lỗ nhỏ…
Khi có bọt khí trong lòng chất lỏng, các bọt khí này sẽ nổi lên trên mặt.
Tới mặt chất lỏng, bọt khí sẽ đội một lớp chất lỏng có dạng khum. Lực căng
103

mặt ngoài đã giữ cho bọt khí không vỡ ra. Độ bền của nó không lâu, phụ thuộc
vào độ nhớt và lực căng mặt ngoài.
Trong các ống khá nhỏ, đặt thẳng đứng, chất lỏng không chảy ra thành
dòng mà chảy từng giọt một. Nguyên nhân là do: dƣới tác dụng của trọng
lƣợng, khối chất lỏng có xu hƣớng chảy xuống dƣới. Nhƣng khi chảy ra khỏi
ống nó bị lực căng mặt ngoài giữ tạo thành một giọt. Giọt này phồng to dần và
bị thắt ở chỗ miệng ống. Khi trọng lƣợng giọt chất lỏng đủ lớn để có thể thắng
đƣợc lực căng mặt ngoài thì giọt chất lỏng đứt ra và rơi xuống. Với một ống có
bán kính cho trƣớc và với một chất lỏng nhất định, trọng lƣợng của giọt chất
lỏng không đổi. Chính vì điều đó trong y học ngƣời ta có thể lấy các giọt thuốc
làm đơn vị liều lƣợng.
Khi ống khá nhỏ và áp suất của chất lỏng không đủ lớn thì chất lỏng
không thể chảy ra khỏi ống đƣợc. Điều này giải thích tại sao nƣớc mƣa không
thể chảy qua các lỗ rất nhỏ của vải bạt, ô…

c. Liên hệ giữa năng lƣợng mặt ngoài và sức căng mặt ngoài
Ta có: A = E  S
A E
Suy ra   = (4.3)
S S

Vậy sức căng mặt ngoài chính là năng lƣợng cần thiết để tạo ra một đơn
J
vị diện tích mặt chất lỏng. Đơn vị .
m2

Nhƣ vậy, mặt ngoài của chất lỏng có dự trữ một năng lƣợng nào đó gọi
là năng lƣợng mặt ngoài.
104

5.2.3. Hiện tƣợng dính ƣớt và không dính ƣớt


Thông thƣờng chất lỏng chứa trong bình, dạng mặt thoáng của nó cong
lên hoặc lõm xuống. Vậy nguyên nhân gây nên dạng mặt cong này là gì?
Xét một phân tử A nằm trên mặt phân cách giữ 3 môi trƣờng: Rắn (1),
lỏng (2) và khí (3).

Hình 5.4. Các lực tác dụng lên phân tử A tại bề mặt phân cách
Phân tử A đồng thời chịu tác dụng của 3 lực: F1 hƣớng theo phƣơng
ngang do các phần tử lỏng trên bề mặt thoáng hút phân tử A. F1 tỷ lệ với sức
căng mặt ngoài giữa chất lỏng và chất khí (  2 3 ). Lực F2 theo phƣơng thẳng
đứng có chiều hƣớng xuống dƣới do các phân tử chất lỏng trên mặt biên giữa
chất rắn và chất lỏng hút phân tử A. F2 tỷ lệ với sức căng mặt ngoài giữa chất
lỏng và chất rắn (  2 1 ). Lực F3 theo phƣơng thẳng đứng có chiều hƣớng lên trên
do các phân tử chất rắn ở mặt giữa chất rắn và chất khí hút phân tử A. F3 tỷ lệ
với sức căng mặt ngoài giữa chất rắn và chất khí (  1 3 ).
Tổng hợp của 3 lực này sẽ xảy ra các trƣờng hợp:
 Nếu  21  13 thì phân tử A sẽ đứng yên không dịch chuyển. Nó
không tách khỏi thành bình đƣợc vì còn chịu lực tác dụng của các
phân tử trong lòng chất lỏng. Lúc này mặt thoáng của chất lỏng sẽ là
mặt phẳng.
 Nếu  21  13 thì phân tử A bị kéo lên trên làm cho mặt thoáng của
chất lỏng ở cạnh thành bình chứa dâng lên, đồng thời ở giữa bình
chứa bị lõm xuống. Trƣờng hợp này đƣợc gọi là chất lỏng làm ƣớt
chất rắn. Góc  đƣợc tạo thành có độ lớn bằng góc tiếp tuyến với
mặt cong tại A và thành bình chứa (tính về phía chất lỏng) đƣợc gọi
là góc bờ (góc mép).
105

 Nếu  21  13 thì phân tử A bị kéo xuống làm cho mặt thoáng của
chất lỏng cong lên. Trƣờng hợp này đƣợc gọi là chất lỏng không
làm ƣớt chất rắn.
Tóm lại: Mặt thoáng của chất lỏng trong bình chứa lồi lên hay lõm xuống
là do chất lỏng không làm ƣớt hay làm ƣớt chất rắn. Điều này phụ thuộc vào
bản chất của ba môi trƣờng: Rắn, lỏng và khí. Một chất lỏng có thể làm ƣớt
chất rắn này nhƣng không làm ƣớt chất rắn khác. Cùng một chất lỏng khi đựng
trong các bình chứa khác nhau thì cũng có hiện tƣợng dính ƣớt khác nhau và
ngƣợc lại.
Hiện tƣợng làm ƣớt và không làm ƣớt đƣợc ứng dụng nhiều trong khoa
học kỹ thuật và trong đời sống. Ví dụ: Trong đời sống, chế tạo áo mƣa cần phải
sử dụng nguyên liệu không bị nƣớc làm ƣớt nhƣ vải cao su, chế tạo ngòi bút
phải sử dụng nguyên liệu sao cho mực viết phải làm ƣớt ngòi bút. Trong kỹ
thuật ngƣời ta sử dụng tính chất làm ƣớt và không làm ƣớt để lọc quặng...
Giải thích một số hiện tƣợng thực tế:
 Một kim khâu dính dầu thả nhẹ nhàng trên mặt nƣớc sẽ nổi trên mặt
nƣớc tuy rằng trọng lƣợng riêng của kim khâu lớn hơn trọng lƣợng
riêng của nƣớc.Đó là vì kim khâu dính dầu nên không bị nƣớc làm
ƣớt. Mặt nƣớc ở chỗ tiếp giáp với kim khâu có dạng cong. Lực căng
mặt ngoài xuất hiện dọc theo đƣờng tiếp giáp giữa kim khâu và mặt
cong của nƣớc có tác dụng kéo kim khâu lên phía trên. Nếu trọng
lƣợng của kim khâu cân bằng với tổng hợp lực của lực căng mặt
ngoài và lực đẩy Acsimet tác dụng lên kim khâu thì kim khâu nổi
đƣợc trên mặt nƣớc.
 Một vật rắn có thể bị chìm dƣới mặt chất lỏng mặc dù trọng lƣợng
riêng của nó nhỏ hơn trọng lƣợng riêng của chất lỏng. Chất lỏng làm
ƣớt vật rắn lực căng mặt ngoài sẽ hƣớng xuống dƣới và kéo chìm
vật rắn xuống dƣới mặt chất lỏng cho đến khi lực căng mặt ngoài và
trọng lực của vật rắn cân bằng với lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
 Hiện tƣợng dính ƣớt hay không dính ƣớt đƣợc áp dụng trong ngành
khai thác quặng. Quặng đƣợc khai thác từ dƣới đất lên còn lẫn với
cả bẩn quặng. Để tách quặng ra khỏi bẩn quặng ngƣời ta làm nhƣ
sau: Đổ hỗn hợp gồm cả quặng và bẩn quặng đã đƣợc nghiền nhỏ
vào trong một bể nƣớc có pha chất dầu làm ƣớt quặng nhƣng không
ƣớt bẩn quặng. Phóng một luồng bọt khí vào trong chất lỏng đó. Đối
106

với những hạt quặng đã bị chất lỏng làm ƣớt thì các phân tử chất
lỏng ngăn cản không cho các bọt khí bám vào. Còn đối với các hạt
tạp chất không bị làm ƣớt thì sẽ bị các bọt khí dính vào. Khi trọng
lƣợng của hạt đủ nhỏ thì do lực đẩy Acsimet, bọt khí kéo theo các
hạt bẩn quặng nổi lên trên. Kết quả tạp chất nổi lên trên còn quặng
lắng xuống dƣới.
5.3. Hiện tƣợng mao dẫn

5.3.1. Áp suất dƣới mặt khum


Do hiện tƣợng làm ƣớt và không làm ƣớt mà hình dạng của mặt ngoài
chất lỏng đựng trong bình thƣờng có dạng mặt khum. Tùy thuộc chất lỏng làm
ƣớt hay không làm ƣớt thành bình mà mặt khum lõm xuống hoặc lồi lên. Do đó
phần chất lỏng dƣới mặt khum sẽ chịu thêm một áp lực gọi là áp suất phụ.

Hình a Hình b
Hình 5.5. p suất dưới mặt cong chất lỏng
Nếu là mặt lồi (mặt chất lỏng cong lên nhƣ hình b), lực căng ép phần
chất lỏng phía dƣới, gây nên áp suất phụ p hƣớng từ trên xuống dƣới. Áp suất
phụ cùng chiều với áp suất phân tử.
Nếu là mặt lõm (mặt chất lỏng lõm xuống nhƣ hình a), áp suất phụ p
hƣớng lên trên. Áp suất phụ ngƣợc chiều với áp suất phân tử.
Nhƣ vậy, áp suất phụ đóng góp phần nào đó tạo nên dạng của mặt cong
chất lỏng.
Bây giờ ta xác định áp suất phụ trong các trƣờng hợp sau:
a. Mặt cong chất lỏng có dạng hình cầu
107

p

R + dR

Hình 5.6. Mặt chất lỏng hình cầu


Xét giọt chất lỏng hình cầu, bán kính R. Năng lƣợng mặt ngoài của mặt
cầu là:
E =  S =  4πR 2

Nếu làm tăng bán kính giọt nƣớc một khoảng dR thì năng lƣợng mặt
ngoài tăng thêm là:
dE =  8πRdR

Khi đó áp suất phụ p có xu hƣớng chống lại sự gia tăng bề mặt chất lỏng
nên cần tốn một công dA để chống lại áp suất phụ p hƣớng vào trong lòng chất
lỏng là:
dA =  p.S dR  p4πR 2dR

Công này đúng bằng năng lƣợng mặt ngoài:


dA = dE  p4πR 2dR =  8πRdR

2
p= (4.4)
R

Vậy, áp suất phụ dƣới mặt cong tỷ lệ nghịch với bán kính của mặt cong
đó.
Trƣờng hợp mặt phẳng ( R   ) thì áp suất phụ bằng không.
b. Mặt cong chất lỏng có dạng bất kỳ
 1 1 
Áp suất phụ: p =     (4.5)
 R1 R 2 

Với p là áp suất phụ tại điểm xét trên mặt khum; R1 và R2 là bán kính
cong của hai tiếp tuyến vuông góc bất kỳ tại điểm xét (giao tuyến của mặt cong
108

với hai mặt phẳng vuông góc chứa pháp tuyến với mặt khum tại điểm đang
xét).
Nhƣ vậy áp suất phụ phụ thuộc vào bản chất chất lỏng và bán kính cong
R.
Các trƣờng hợp riêng:
2
 Mặt chất lỏng là hình cầu ( R = R1 = R 2 ) thì: p = .
R

 Mặt chất lỏng có dạng hình trụ (một trong hai bán kính cong là  ). Ví

dụ: R1  , R 2  R thì: p = (4.6)
R

5.3.2. Hiện tƣợng mao dẫn


a. Hiện tƣợng
Khi cắm một ống có tiết diện nhỏ vào chậu đựng chất lỏng, ta nhận thấy
mực chất lỏng trong ống dâng lên hay tụt xuống tùy theo chất lỏng làm ƣớt hay
không làm ƣớt thành ống, ống này đƣợc gọi là ống mao dẫn.
Vậy, hiện tƣợng chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong các ống tiết diện
nhỏ gọi là hiện tƣợng mao dẫn.

Hình 5.7. Hiện tượng mao dẫn


b. Giải thích
Do hiện tƣợng làm ƣớt và không làm ƣớt bề mặt ống, nên mặt chất lỏng
2
trong ống mao dẫn bị cong đi. Biết rằng, áp suất phụ dƣới mặt cong là: p = .
R

Trong trƣờng hợp chất lỏng làm ƣớt bề mặt ống thì mặt thoáng của chất
lỏng sẽ lõm xuống. Nếu bình chứa có đƣờng kính lớn, thì độ cong này không
109

đáng kể. Nhƣng trong ống mao dẫn, do có bán kính bé nên độ cong của bề mặt
chất lỏng rất lớn. Vì áp suất phụ trên mặt cong tỷ lệ nghịch với bán kính cong,
nên trong ống mao dẫn áp suất phụ lớn hơn trong bình và hƣớng lên trên, làm
cho mực chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn.
Trong trƣờng hợp chất lỏng không làm ƣớt bề mặt ống thì hiện tƣợng
xảy ra tƣơng tự, nhƣng áp suất phụ hƣớng xuống dƣới nên mức chất lỏng trong
ống bị hạ xuống so với bên ngoài.
c. Tính độ chênh lệch của mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với mức
chất lỏng bên ngoài
Giả sử chất lỏng làm ƣớt bề mặt ống, R là đƣờng kính chỏm cầu tiết diện
cong, h là độ chênh lệch của mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với mức chất
lỏng bên ngoài, θ là góc bờ.
Áp suất của cột chất lỏng chiều cao h nén xuống:
p1 = ρgh

ρ là khối lƣợng riêng của chất lỏng.

Hình 5.8. Tính độ chênh lệch trong ống mao dẫn


2
Áp suất phụ dƣới mặt cong: p 2 =
R

Ở trạng thái cân bằng, áp suất phụ cân bằng với áp suất của cột chất lỏng
nên:
2 2
p1 = p2  ρgh = h= (4.7)
R Rρg

r
Gọi r là bán kính của ống mao dẫn, r = Rcosθ  R =
cosθ

Thay R vào (4.7) ta đƣợc:


110

2 cosθ
h= (4.8)
rρg

Xét công thức (4.8) ta thấy, dấu của cosθ sẽ cho giá trị h dƣơng (cột chất
lỏng dâng lên) hay âm (cột chất lỏng hạ xuống) trong ống mao quản.
π
Nếu 0  θ  thì cosθ > 0, h > 0 , khi đó chất lỏng dâng lên trong ống mao
2
dẫn. Chất lỏng làm ƣớt chất rắn.
π
Nếu  θ  π thì cosθ < 0, h < 0 , khi đó chất lỏng hạ xuống trong ống mao
2
dẫn. Chất lỏng không làm ƣớt chất rắn.
Với θ = 00 và θ = 1800 thì cosθ = 1 nên công thức (4.8) trở thành:
2
h= (4.9)
rρg

d. Ứng dụng hiện tƣợng mao dẫn để giải thích một số hiện tƣợng trong tự
nhiên và trong kỹ thuật
Hiện tƣợng mao dẫn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong
kỹ thuật. Chẳng hạn nhƣ các chất xốp có khả năng hút chất lỏng vì các khe hẹp
trong chất xốp có vai trò nhƣ những ống mao dẫn (nhƣ giấy thấm, bấc đèn, sợi
vải…).
Trong thế giới thực vật, nhờ các ống mao dẫn là các mạch nhựa nhỏ mà
cây cối có thể vận chuyển nƣớc và các chất dinh dƣỡng.
Trong đất, các ống mao dẫn là các khe hẹp giữa các “hạt đất”, đóng vai
trò điều hòa độ ẩm và nhờ đó cây cối có thể hút nƣớc từ rất sâu trong lòng đất.
Đất càng xốp, nƣớc càng chóng bay hơi và đất càng mịn càng giữ đƣợc độ ẩm
lâu. Dựa trên cơ sở đó, ngƣời nông dân thƣờng phải cày bừa, vun xới để khơi
thông các ống mao dẫn giữa không khí và mặt đất, tạo điều kiện cho cây hút
nƣớc (hoặc giữ nƣớc) đƣợc thuận lợi.
Nếu trong ống mao dẫn xuất hiện những bọt khí , thì những bọt khí này
sẽ ảnh hƣởng lên sự chuyển động của chất lỏng trong. Muốn cho chất lỏng
chuyển động thì phải tạo ra một áp suất để thắng áp suất phụ (gây nên do bọt
khí có dạng mặt cong). Ống càng nhỏ thì ap suất phụ càng lớn, do đó phải có áp
suất lớn mới làm cho chất lỏng chảy đƣợc. Nếu áp suất không đủ thì bọt khí
làm tắc ống. Trong đời sống hàng ngày, khi tiêm, truyền vào máu cần lƣu ý
không cho bọt khí lọt vào làm tắc máu.
111

Các phi công, các nhà du hành vũ trụ bay lên cao, nơi có áp suất thấp nên
máu dễ bị bị sôi và những bọt khí bốc ra từ máu rất nguy hiểm.
5.4. Áp suất thẩm thấu
5.4.1. Dung dịch loãng
Dung dịch: khi chất rắn hòa tan trong chất lỏng thành một môi trƣờng
đồng nhất đƣợc gọi là dung dịch.
Ví dụ: Đƣờng + nƣớc → dung dịch đƣờng.
Chất lỏng đƣợc gọi là dung môi, chất rắn đƣợc gọi là chất hòa tan.
Thông thƣờng dung dịch không là một hỗn hợp vì trong quá trình hòa tan
thì dung môi và chất hòa tan tƣơng tác nhau. Tuy vậy trƣờng hợp lƣợng chất
hòa tan là ít thì có thể bỏ qua tƣơng tác giữa dung môi và chất hòa tan, ta có
dung dịch loãng là hỗn hợp đồng nhất.
Ngƣời ta cho rằng đối với dung dịch loãng, có thể coi tập hợp các phân
tử chất hòa tan trong dung dịch nhƣ là “khí”, nó cũng tác dụng lên thành bình 1
áp suất nhƣ áp suất riêng phần của mỗi khí trong hỗn hợp.

5.4.2. Áp suất thẩm thấu


Tƣơng tự động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí, động năng tịnh
tiến trung bình của 1 phân tử chất hòa tan:
3
Wd  k BT
2

Áp suất do các phân tử nầy gây nên trên thành bình cũng đƣợc tính theo
công thức :
2 2 3
p n0 Wd  n0 k BT  n0 k BT
3 3 2

n0: Số phân tử hoà tan trong một đơn vị thể tích.


p : Áp suất riêng phần của chất hoà tan trong dung dịch.
Khi các phân tử chất hoà tan chuyển động va chạm vào thành bình gây ra
một áp suất p. Mặt khác khi chúng chuyển động đến mặt ngoài của dung
dịch, không xuyên qua mà bị bật trở lại. Do đó chúng cũng gây lên mặt
2
ngoài một áp suất p có giá trị: p  n0 Wd . Chính áp suất này là nguyên nhân
3
gây ra hiện tƣợng thẩm thấu nên đƣợc gọi là áp suất thẩm thấu.
Để hiểu thế nào là hiện tƣợng thẩm thấu ta xét thí dụ sau đây:
112

Nhúng một ống chứa dung dịch nƣớc đƣờng vào trong một chậu nƣớc
nguyên chất, phần trên ống là một ống nhỏ dài để phát hiện sự biến đổi độ
cao mức dung dịch, phía dƣới ống có miệng rộng đƣợc bịt kín bởi một màng
bán thấm chỉ cho nƣớc ngấm qua còn đƣờng thì không.
Nếu lúc đầu mực dung dịch trong ống và mực nƣớc trong chậu đƣợc để
ngang nhau thì sau một thời gian ta thấy mực dung dịch trong ống dâng lên
đến một độ cao nào đó thì dừng lại. Phân tích nƣớc trong chậu không thấy
có đƣờng. Điều đó có nghĩa là nƣớc đã thấm qua màng vào ống trong khi
đƣờng không thấm đƣợc ra ngoài.
Nhƣ vậy hiện tƣợng thẩm thấu là hiện tƣợng dung môi di chuyển từ nơi
có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
Ở trong chậu chỉ toàn các phân tử nƣớc nên số phân tử nƣớc trong chậu
do chuyển động hỗn loạn đập vào mặt ngoài màng bàn thấm nhiều hơn so
với số các phân tử nƣớc của dung dịch đập vào phía trong màng bán thấm
(một phần của mặt trong màng đã bị các phân tử đƣờng chiếm). Do đó các
phân tử nƣớc từ chậu đi vào ống sẽ nhiều hơn so với số phân tử nƣớc từ ống
đi ra chậu. Kết quả là sau một thời gian, mực nƣớc đƣờng trong ống sẽ dâng
lên làm tăng áp suất thủy tĩnh. Nhƣng khi áp suất thủy tĩnh tăng thì số phân
tử nƣớc từ ống bị ép quay trở lại chậu tăng lên. Khi áp suất thủy tĩnh đạt đến
một giá trị nào đó thì số phân tử nƣớc chuyển động qua màng theo hai
hƣớng sẽ bằng nhau. Trạng thái cân bằng nhƣ vậy gọi là cân bằng thẩm
thấu. Từ đấy ta rút ra kết luận: áp suất thuỷ tĩnh của cột dung dịch dâng cao
thêm bằng áp suất riêng phần của chất hoà tan trong dung dịch đó tức là
bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch.

5.4.3. Công thức Van- tơ- hốp (Van’t Hoff)


Dựa vào sự giống nhau giữa dung dịch loãng và khí lý tƣởng. Vantơhốp
đã tính áp suất thẩm thấu theo phƣơng trình Clapeyron của khí lý tƣởng:
M
RT
M  1M
pthV  RT  pth   RT
 V  V

Công thức đƣợc gọi là công thức Vantơhốp; chỉ áp dụng đƣợc cho dung
dịch loãng và chất hòa tan không bị phân ly trong dung dịch.
Hiện tƣợng thẩm thấu đóng vai trò quan trong trong các quá trình có liên
quan đến sự trao đổi chất của các cơ thể sống (động vật và thực vật). Nhờ hiện
tƣợng thẩm thấu mà nƣớc thấm đƣợc lên các cành cây ở trên cao, cành hoa cắm
113

trong lọ...quá trình giữ nồng độ dung dịch trong tế bào ở một giá trị xác định
cũng do hiện tƣợng thẩm thấu qua các màng bán thẩm trong vỏ các tế bào. Ví
dụ: khi ngƣời ta lao động nhiều, nƣớc thải ra khỏi cơ thể nhiều và do đó nồng
độ dung dịch trong các tế bào tăng lên. Ngƣời ta thấy khát nƣớc và khi uống
nƣớc, nƣớc sẽ thẩm thấu vào các tế bào để duy trì nồng độ nhƣ cũ.
114

CHƢƠNG VI
SỰ BIẾN ĐỔI PHA CỦA VẬT CHẤT

6.1. Các pha của vật chất


6.1.1. Định nghĩa pha của vật chất
Tập hợp tất cả những phần của một hệ nhiệt động có cấu trúc phân tử nhƣ
nhau và có những tính chất hoàn toàn giống nhau đƣợc gọi là pha của vật chất.
Ví dụ: một bình kín đựng nƣớc và ở trên là hỗn hợp của không khí với hơi
nƣớc là một hệ hai pha: pha lỏng và pha khí.
Các pha của vật chất không phải chỉ là những trạng thái vật chất khác
nhau (rắn, lỏng, khí) mà còn có thể là những biến thể tinh thể khác nhau của
một chất rắn nào đó. Ví dụ kim cƣơng và than chì là những pha rắn khác nhau
của than chì.
6.1.2. Khái niệm về biến đổi pha
Khi làm thay đổi nhiệt độ hoăc áp suất của một pha chất thì có thể gây ra
sự biến đổi pha.
Ví dụ: Khi nung nóng nƣớc đá ở áp suất 1atm tới một nhiệt độ xác định
0
0 C thì nƣớc đá đột ngột biến đổi sang nƣớc với những tính chất hoàn toàn
khác nƣớc đá.
Có 2 loại biến đổi pha:
Biến đổi pha loại 1: Là loại biến đổi pha có kèm theo sự nhận hoặc truyền
nhiệt.
Ví dụ: Nóng chảy, hoá hơi,… hoặc sự chuyển từ biến thể tinh thể này
sang biến thể tinh thể khác, chẳng hạn từ sắt α sang sắt γ .
Biến đổi pha loại 2: Là loại biến đổi pha không kèm theo sự nhận hoặc
truyền nhiệt. Biến đổi pha loại 2 chỉ xảy ra đối với chất rắn. Trƣờng hợp ngoại
lệ duy nhất là sự biến đổi pha của Hêli lỏng.
Sự biến đổi pha luôn xảy ra ở một nhiệt độ xác định ứng với một áp suất
nhất định. Ví dụ: Nƣớc đá nóng chảy thành nƣớc ở nhiệt độ 00C ứng với áp suất
760mmHg. Trong quá trình này, nƣớc đá và nƣớc đồng thời tồn tại và tiếp xúc
nhau. Nhiệt độ của hai pha đƣợc giữ không đổi ở 0 0C cho đến khi toàn bộ nƣớc
đá biến đổi thành nƣớc mặc dù khi đó ta tiếp tục truyền nhiệt lƣợng cho nƣớc.
Nếu không có tác dụng của ngoại vật thì hai pha sẽ đồng thời tồn tại mãi mãi ở
cùng một nhiệt độ. Ta nói có sự cân bằng nhiệt giữa hai pha.
115

Nếu nhiệt độ lớn hơn hay nhỏ hơn nhiệt độ biến đổi pha thì chỉ có thể tồn
tại một trong hai pha. Ví dụ: Ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ thấp hơn 00C thì
chỉ có thể có nƣớc đá và ở nhiệt độ cao hơn 00C thì chỉ có thể có nƣớc.
6.2. Đồ thị pha
Bất kỳ một sự biến đổi pha nào cũng có thể biểu thị bằng một đồ thị pha.
Đƣờng cong S nối liền tất cả các điểm trên đồ thị ứng với những giá trị của áp
suất và nhiệt độ xảy ra biến đổi pha đƣợc gọi là đƣờng cong biến đổi pha.
Đƣờng cong này chia mặt phẳng của đồ thị thành hai miền, mỗi miền là ứng
với một trạng thái duy nhất của vật chất còn các điểm ở ngay trên đƣờng cong
ứng với hệ gồm các trạng thái đồng thời tồn tại.
Đồ thị pha không chỉ đƣợc biểu diễn bằng các toạ độ p,T mà cũng có thể
biểu diễn bằng các toạ độ p,V hay T,V.Chẳng hạn khi nghiên cứu đƣờng đẳng
nhiệt Vanderwalls, ta đã khảo sát đồ thị pha trong mặt phẳng p,V.

Hình 6.1. Các đường đẳng nhiệt thực nghiệm của hơi bão hòa
Hình 6.1 cho ta các đƣờng đẳng nhiệt thực nghiệm của hơi bão hoà. Nối
các đầu mút của các đƣờng đẳng nhiệt của hơi bão hoà ta sẽ đƣợc đƣờng cong
S biểu thị sự biến đổi pha. Đƣờng này chia mặt phẳng p,V thành ba miền: miền
phía trái ứng với một pha là pha lỏng; miền giữa ứng với hai pha cùng song
song tồn tại: hơi bão hoà và chất lỏng; miền phía phải ứng một pha là pha hơi.
116

Xét đồ thị trong mặt phẳng T,V (hình 6.2):

Hình 6.2. Đồ thị trong mặt phẳng T,V


Giả sử ta có một khối lƣợng xác đinh các chất hơi với thể tích và nhiệt độ
ứng với điểm A trên đồ thị. Nếu nén hơi một cách đẳng nhiệt thì điểm đặc
trƣng cho trạng thái sẽ dịch chuyển về phía song song trục V. Tới một thể tích
xác định Vh ứng với điểm B bắt đầu xác định hệ hai pha: hơi bão hoà và chất
lỏng. Nếu tiếp tục nén thêm thì khối lƣợng chất lỏng của hệ tăng dần và khối
lƣợng hơi bão hoà giảm đi. Khi đạt tới thể tích Vt ứng với điểm D thì toàn bộ
vật chất ở trạng thái lỏng. Nếu nén hơi một cách đẳng nhiệt nhƣng ứng với
những nhiệt độ khác nhau ta sẽ đƣợc một dãy đoạn song song BD. Nối các đầu
mút của các đoạn này ta đƣợc đƣờng cong S có đỉnh ứng với nhiệt độ tới hạn
Tk.
6.3. Công thức Clapeyron – Clausius
6.3.1. Khái niệm ẩn nhiệt biến đổi pha (hay nhiệt biến đổi pha)
Đối với sự biến đổi pha loại 1, khi vật chất chuyển từ pha này sang pha
khác thì luôn luôn kèm theo sự nhận nhiệt hay truyền nhiệt. Nhiệt lƣợng mà hệ
nhận vào hoặc truyền cho ngoại vật, ứng với một đơn vị khối lƣợng vật chất khi
chuyển pha đƣợc gọi là nhiệt biến đổi pha.
Ví dụ: Nhiệt lƣợng mà một đơn vị khối lƣợng vật chất cần nhận vào để
chuyển từ pha lỏng sang pha hơi gọi là nhiệt hoá hơi; từ pha rắn sang pha lỏng
gọi là nhiệt nóng chảy.
Theo nguyên lý thứ nhất NĐLH, nhiệt lƣợng q12 dùng để chuyển từ pha 1
đến pha 2 đƣợc tính:
q12 = dU + pdV
Vì sự biến đổi pha xảy ra ở áp suất p không đổi nên:
117

q12 = d(U + pV) = dH = H2 - H1


với H = U + pV là hệ số nhiệt hay còn gọi là enthalpy của hệ.
Khi hệ chuyển từ pha 1 sang pha 2 rồi từ pha 2 trở về pha 1 thì:
q12 + q21 = dH = 0
Suy ra q12 = -q21 nghĩa là nếu khi chuyển từ pha 1 sang pha 2, chẳng hạn
hệ nhận nhiệt bao nhiêu thì khi chuyển pha ngƣợc lại hệ truyền nhiệt đi bấy
nhiêu.
Ta quy ƣớc: nhiệt hệ nhận vào là dƣơng và nhiệt hệ truyền đi là âm.
6.3.2. Công thức Clapeyron - Clausius
Xét một khối lƣợng (chẳng hạn là 1kg hay 1kmol) của một chất nào đó
thực hiện một chu trình Carnot „rất hẹp‟. Đó là chu trình abcd đƣợc biểu diễn
trên đồ thị p,V của các đƣờng đẳng nhiệt hơi bão hoà (hình 6.3). Chất chuyển
từ pha 1 (pha lỏng, điểm a) sang pha 2 (pha hơi, điểm b) ở nhiệt độ T, áp suất p
không đổi. Sau đó lại từ pha 2 (điểm c) trở về pha 1 (điểm d) ở nhiệt độ T - dT,
áp suất p – dp.

Hình 6.3. Đồ thị p,V của các đường đẳng nhiệt hơi bão hoà
Theo nguyên lý thứ hai NĐLH, hiệu suất của chu trình Carnot bằng:
A T1  T2
 
Q1 Q1
Vận dụng vào trƣờng hợp trên, ta có:
dA  V2  V1  dp dT
 
q12 q12 T
dT
hay  V2  V1  dp  q12 T
(6.1)
118

trong đó q12 là nhiệt hoá hơi (tức nhiệt lƣợng cần thu vào để biến đổi 1kg
hay 1kmol từ pha lỏng sang pha hơi).
Từ (6.1) suy ra:
dp q12
 (6.2)
dT T  V2  V1 
Công thức (6.2) đƣợc gọi là công thức Clapeyron - Claudius nêu lên mối
liên hệ giữa các thông số trạng thái hay nói đúng hơn mối liên hệ giữa độ biến
thiên của p và T và đƣợc gọi là công thức Clapeyron - Claudius.
Công thức Clapeyron - Claudius cũng ứng dụng đƣợc với tất cả những
biến đổi pha loại 1 khác. Công thức này không ứng dụng đƣợc đối với những
biến đổi pha loại 2 vì trong trƣờng hợp này không có sự trao đổi nhiệt nghĩa là
q12 = 0.
6.4. Đồ thị pha tổng quát. Điểm ba
6.4.1. Đƣờng cong biến đổi pha
Xét một hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt gồm hai pha: pha lỏng và pha hơi
bão hoà (Hình 6.4). Khi cho hệ truyền nhiệt ra ngoài, nhiệt độ của hệ giảm. Để
cho hệ lại ở trạng thái cân bằng nhiệt mới thì áp suất của hệ giảm. Điểm đặc
trƣng cho trạng thái cân bằng nhiệt mới của hệ trên đồ thị p,T sẽ dịch chuyển
về phía dƣới. Tập hợp tất cả những điểm ứng với trạng thái cân bằng nhiệt giữa
pha lỏng và pha hơi bão hoà trên đồ thị p, T tạo nên đƣờng ngƣng tụ (hay
đƣờng hoá hơi) KB.

D L

Hình 6.4. Hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt

Đƣờng hoá hơi KB kết thúc ở phía trên tại điểm K, đó là điểm ứng với
trạng thái tới hạn có áp suất pk, nhiệt độ Tk. Trên nhiệt độ tới hạn Tk không có
sự hoá lỏng khí. Mặt khác, đƣờng cong hoá hơi phải tận cùng ở phía dƣới tại
119

điểm B ứng với giai đoạn kết tinh của vật chất. Lúc này hệ ở trạng thái cân
bằng nhiệt giữa ba trạng thái của chất: rắn, lỏng và hơi bão hoà.
Bây giờ ta truyền nhiệt lƣợng cho hệ thì sẽ gây ra sự biến đổi pha từ chất
rắn kết tinh sang chất lỏng, nghĩa là sẽ gây ra hiện tƣợng nóng chảy. Nếu tăng
áp suất thì nhiệt độ nóng chảy sẽ tăng lên. Do đó điểm nóng chảy (tức là điểm
đặc trƣng cho sự cân bằng nhiệt giữa pha rắn và pha lỏng) sẽ dịch chuyển lên
trên tạo nên đƣờng nóng chảy BL (hay đƣờng đông đặc). Thực nghiệm cho biết
đƣờng nóng chảy có dạng gần nhƣ đƣờng thẳng. Đƣờng nóng chảy có độ
dp dp
nghiêng tuỳ thuộc vào dấu của . Nếu  0 thì đƣờng nóng chảy lệch về
dT dT
dp
phía bên phải của đƣờng thẳng đứng. Ngƣợc lại, nếu  0 thì đƣờng nóng
dT
chảy lệch về phía trái của đƣờng thẳng đứng.
Đƣờng cong BD là đƣờng thăng hoa. Nó là quỹ tích các điểm ứng với sự
cân bằng giữa trạng thái rắn và hơi bão hoà.
6.4.2. Điểm ba - Ý nghĩa của đồ thị pha tổng quát
Điểm ba là điểm ứng với sự cân bằng của cả ba trạng thái của vật chất:
rắn, lỏng và hơi bão hoà.
Ứng với mỗi chất xác định chỉ có thể có một điểm ba do đó nhiệt độ và
áp suất ứng với điểm này cũng có giá trị duy nhất.
Các đƣờng cong biến đổi pha chia mặt phẳng p,T thành 3 miền. Bất kì
một điểm nào trong các miền này cũng chỉ đặc trƣng cho một pha duy nhất của
vật chất. Nếu không thay đổi những điều kiện bên ngoài thì pha vật chất ứng
với mỗi điểm trong các miền sẽ tồn tại mãi mãi. Mỗi điểm nằm trên các đƣờng
phân giới giữa các miền đặc trƣng cho sự cân bằng nhiệt của hai của vật chất.
Riêng điểm ba đặc trƣng cho sự cân bằng nhiệt của cả ba pha.
Nếu biết đồ thị pha của một chất thì có thể nói trƣớc vật chất sẽ tồn tại ở
trạng thái nào ứng với những áp suất và nhiệt độ nhất định, cũng nhƣ có thể nói
trƣớc sẽ xảy ra những biến đổi pha nhƣ thế nào trong các quá trình khác nhau.
Thí dụ: Nếu vật chất biến đổi từ trạng thái ứng với điểm 1 đến trạng thái
ứng với điểm 2 một cách đẳng áp thì trạng thái vật chất sẽ lần lƣợt đặc trƣng
bởi các điểm trên đoạn thẳng nằm ngang 1-2, tức là sẽ xảy ra các biến đổi pha
hteo trình tự rắn - lỏng - hơi.
120

Hình 6.5
Nếu trạng thái xuất phát ứng với điểm 3 và cũng biến đổi một cách đẳng
áp đến trạng thái ứng với điểm 4 thì trình tự xảy ra biến đổi pha sẽ khác
trƣớc: tinh thể trực tiếp biến đổi thành hơi, không qua sự biến đổi thành pha
lỏng.
6.5. Giải thích các hiện tƣợng biến đổi pha loại 1 bằng thuyết động học
phân tử
6.5.1. Sự nóng chảy và đông đặc
Các hạt cấu tạo nên chất rắn kết tinh dao động xung quanh vị trí cân
bằng. Đó là kết quả của hai tác dụng trái ngƣợc nhau: chuyển động nhiệt của
các hạt có tác dụng tách xa các hạt ra, còn lực tƣơng tác có tác dụng liên kết các
hạt buộc chúng nằm ở vị trí cân bằng. Hai tác dụng này song song tồn tại.
Khi đến nhiệt độ nóng chảy, tác dụng thứ nhất xấp xỉ lớn hơn tác dụng
thứ hai thì bắt đầu có hiện tƣợng vật rắn nóng chảy tức là các tinh thể bị phá
vỡ. Các hạt không dao động chung quanh vị trí cân bằng nhƣ trƣớc nữa mà
thỉnh thoảng lại thay đổi vị trí cân bằng nghĩa là ta có cấu trúc phân tử của chất
lỏng.
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của hệ (gồm cả pha rắn và pha
lỏng) không thay đổi mặc dù ta vẫn cung cấp nhiệt lƣợng.
Nhiệt lƣợng cần để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lƣợng của
một chất ở một nhiệt độ không đổi đƣợc gọi là nhiệt nóng chảy riêng hay là
nhiệt nóng chảy, kí hiệu là L. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là J/kg hay kJ/kg,
ngoài ra còn dùng các đơn vị ngoài hệ SI nhƣ cal/g hay cal/kg hoặc kcal/kg.
Đối với sự đông đặc, ta cũng có thể giải thích tƣơng tự vì đó là sự biến
đổi pha theo chiều ngƣợc với sự nóng chảy. Nhiệt độ đông đặc cũng bằng nhiệt
121

độ nóng chảy và cũng không đổi trong suốt quá trình đông đặc mặc dù hệ
truyền nhiệt lƣợng cho ngoại vật.
6.5.2. Sự bay hơi
Hiện tƣợng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng tạo
thành hơi đƣợc gọi là sự bay hơi.
Hiện tƣợng bay hơi đƣợc giải thích nhƣ sau. Ở một nhiệt độ xác định, các
phân tử của chất lỏng có động năng khác nhau. Vì thế ở lớp mặt ngoài khối
chất lỏng có những phân tử có động năng đủ lớn (lớn hơn động năng trung
bình) nên chúng có thể thắng lực hút của các phân tử chất lỏng ở gần chúng mà
thoát ra khỏi khối chất lỏng, tạo thành hơi của chất đó ở bên trên mặt thoáng.
Mỗi phân tử đã bay ra khỏi khối chất lỏng do chuyển động hỗn loạn ở
phần hơi nằm bên trên khối lỏng lại có thể quay trở vào khối lỏng, đó là sự
ngƣng tụ trở lại của hơi, nó làm giảm tốc độ bay hơi.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
 Độ chênh lệch giữa số phân tử bay ra và bay vào qua diện tích của
mặt thoáng trong cùng một đơn vị thời gian. Độ chênh lệch này
càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn tức bay hơi càng nhanh và
ngƣợc lại.
 Diện tích của mặt thoáng. Nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, độ
chênh lệch về số phân tử bay ra khỏi và bay trở vào chất lỏng càng
lớn do đó sự bay hơi càng nhanh.
 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu nhiệt độ càng cao thì
tốc độ bay hơi càng nhanh.
6.5.3. Trạng thái bão hoà
Nếu sự bay hơi xảy ra trong một bình kín, mật độ phân tử chất hơi trên
mặt thoáng tăng dần cho tới một giá trị nào đó thì số phân tử bay ra khỏi và bay
trở vào chất lỏng qua mặt thoáng trong một thời gian sẽ bằng nhau. Lúc đó
nồng độ chất hơi không tăng nữa và đƣợc giữ không đổi, ta có sự cân bằng
động giữa chất lỏng và chất hơi và gọi là trạng thái bão hoà. Chất hơi ứng với
trạng thái này gọi là hơi bão hoà.
Một số đặc tính của hơi bão hoà:
 Ở một nhiệt độ không đổi, áp suất hơi bão hoà po của một chất nhất
định có giá trị nhất định.
 Khi nhiệt độ tăng, áp suất hơi bão hoà của một chất cũng tăng.
 Áp suất hơi bão hoà của một chất không phụ thuộc thể tích chứa
hơi bão hoà.
122

6.5.4. Sự sôi
Sự sôi của chất lỏng là quá trình biến đổi từ pha lỏng sang pha hơi bằng
sự tạo ra và lớn lên của các bọt hơi ở trong lòng chất lỏng. Các bọt hơi này vỡ
ra ở mặt thoáng chất lỏng để cho hơi trong các bọt thoát ra ngoài.
Vậy sự sôi khác với sự bay hơi ở chỗ pha lỏng chuyển sang pha hơi
không chỉ xảy ra trên mặt thoáng mà ngay cả trong lòng pha lỏng.
Ta hãy xét xem đến nhiệt độ nào thì chất lỏng sôi. Để chất lỏng có thể sôi
thì trong lòng chất lỏng phải có những bọt hơi. Điều kiện tồn tại của bọt hơi là
áp suất hơi và áp suất của khí có trong bọt hơi phải cân bằng với áp suất bên
ngoài tác dụng lên bọt hơi.
Các áp suất bên trong bọt gồm có: áp suất hơi bão hoà của chất lỏng p bh,
áp suất của các khí khác (nếu có) hoà tan trong chất lỏng p‟. Các áp suất bên
ngoài gồm có: áp suất khí quyển nén trên mặt thoáng chất lỏng H, áp suất thuỷ
tĩnh của cột chất lỏng ρgh (trong đó ρ là khối lƣợng riêng của chất lỏng, g là gia
2
tốc trọng trƣờng và h là độ sâu của bọt hơi) và áp suất phụ gây ra do mặt
R
cầu của bọt.
Điều kiện tồn tại của bọt hơi đƣợc viết nhƣ sau:
2
pbh  p '  H  gh 
R
2
Khi sôi thì bọt khá lớn nên có giá trị nhỏ, mặt khác độ sâu của bọt h
R
cũng không lớn cho nên áp suất thuỷ tĩnh ρgh cũng nhỏ so với H, còn áp suất
không khí p‟ có trong bọt cũng không lớn. Vì vậy ta có thể viết:
pbh  H (6.3)
Khi đạt điều kiện (6.3) thì bọt hơi không bị bóp vỡ trong lòng khối lỏng,
nó đi lên mặt thoáng nhờ lực đẩy Acsimet và vỡ tung ra ở đó, rồi tống hơi ra
ngoài.
Căn cứ vào điều kiện (6.3) ta có thể rút ra định luật cơ bản về sự sôi:
Dƣới áp suất ngoài xác định H, một chất lỏng sôi ở nhiệt độ ts ứng với áp suất
hơi bão hoà pbh của nó bằng áp suất ngoài H.
Khi sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi, do đó ngƣời ta gọi t s là
nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc vào áp suất ngoài H.
123

BÀI TẬP CHƢƠNG I

Bài 1: Một loại nhiệt giai Z mà điểm nƣớc đá đang tan là - 50Z và điểm hơi
nƣớc đang sôi là 1050Z đo ở điều kiện chuẩn. Hỏi:
a. Khi nhiệt giai Celsius biến thiên 600C thì nhiệt giai Z biến thiên bao
nhiêu?
b. Nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius là 600C thì nhiệt độ trong nhiệt giai Z là
bao nhiêu?
c. Tại nhiệt độ nào thì số chỉ trên hai nhiệt giai bằng nhau?
Bài 2: Một loại nhiệt giai Z mà điểm nƣớc đá đang tan là - 140Z và điểm hơi
nƣớc đang sôi là 650Z. Hỏi:
a. Độ biến thiên nhiệt độ trong nhiệt giai Z ứng với độ biến thiên 53 0F là
bao nhiêu?
b. Nhiệt độ trong giai Fahrenheit ứng với nhiệt độ -980Z là bao nhiêu?
Bài 3: Trong một bình thể tích V chứa 14g khí Nitơ và 7g khí Hydrô ở nhiệt
độ t = 100C và áp suất p = 106 Pa. Tìm khối lƣợng của 1kmol hỗn hợp và thể
tích của bình.
Bài 4: Một chất khí có khối lƣợng m = 1g, ở nhiệt độ t = 270C, có áp suất
p = 0,5at và thể tích V = 1,8 lít. Hỏi khí đó là khí gì ?
Bài 5: Tại nhiệt độ bao nhiêu thì số đọc trên nhiệt giai Fahrenheit:
a. Gấp 2 lần số đọc trên nhiệt giai Celsius.
b. Bằng 1/2 lần số đọc trên nhiệt giai Celsius.
Bài 6: Một lỗ tròn trên một tấm gƣơng có đƣờng kính 2,725 cm tại 00C. Hỏi
đƣờng kính của lỗ là bao nhiêu khi nhiệt độ của tấm tăng lên 100 0C. Biết
  9.106 / 0 C .

Bài 7: Một tàu chở 9785 galông dầu diesel đến nơi giao hàng có nhiệt độ thấp
hơn nơi xuất phát là 410F, biết hệ số giãn nở khối của dầu diesel là 9,5.10 -4/0C.
Tính số dầu diesel cần phải giao?
Bài 8: Có 40 khí ôxy chiếm thể tích 3l áp suất 10atm.
a. Tính nhiệt độ của khối khí.
124

b. Cho khối khí dãn nở đẳng áp đến thể tích 4l. Hỏi nhiệt độ của khối khí
sau khi dãn nở.
Bài 9: Có 10g khí hydro ở áp suất 8,2atm đựng trong một bình có thể tích 20l.
a. Tính nhiệt độ của khối khí.
b. Hơ nóng đẳng tích khối khí này đến áp suất của nó bằng 9atm. Tính nhiệt
độ của khối khí sau khi hơ nóng.
Bài 10: Một cửa sổ thủy tinh có kích thƣớc chính xác 20x30 cm ở nhiệt độ
100C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ của nó là 400C.
Bài 11: Một quả lắc đồng hồ có chu kỳ 0,5s và chỉ giờ đúng ở 20 0C, nếu đồng
hồ đƣợc dùng ở nơi khí hậu có nhiệt độ trung bình 300C thì phải hiệu chỉnh thời
gian chỉ của đồng hồ một lƣợng là bao nhiêu sau 30 ngày? Biết   0,7.106 / 0 C .
Bài 12: Giả thiết rằng trên nhiệt giai X, nƣớc sôi ở nhiệt độ -53,50X và đóng
băng tại -1700X. Vậy tại nhiệt độ 340K sẽ là bao nhiêu trên nhiệt giai X.
Bài 13: Tìm độ biến thiên thể tích của một hình cầu nhôm bán kính 10 cm khi
nó đƣợc nung nóng từ 100C đến 1000C. Biết   23.106 / 0 C .
Bài 14: Tìm độ biến thiên thể tích của một hình lập phƣơng bằng nhôm cạnh 5
cm khi nó đƣợc nung nóng từ 100C đến 600C. Biết   23.106 / 0 C .
125

BÀI TẬP CHƢƠNG II

Bài 1: Một lƣợng khí đơn nguyên tử nhất định chứa trong xilanh có pittông có
thể dịch chuyển đƣợc. Khí có thể tích và áp suất là 0,01 m3 và 100 kPa ở nhiệt
độ 300K. Sau đó khí đƣợc làm lạnh ở áp suất không đổi đến thể tích 0,006 m3.
Vẽ đồ thị để chỉ ra sự thay đổi này. Tìm:
a. Nhiệt độ cuối của khí.
b. Công sinh ra.
c. Số mol khí.
d. Độ biến thiên nội năng.
e. Lƣợng nhiệt trao đổi.
Bài 2: Một khối khí tiến hành các quá trình từ A đến B nhƣ hình vẽ. Tính công
mà khối khí thực hiện trong các quá trình a, b, c.

p (Pa)
A a
40
30 b
c
20
10 B

0 1 2 3 4 V(m 3 )

Bài 3: Tỉ số nén trong một động cơ diesel là 15/1, tức là không khí trong xy
lanh đƣợc nén sao cho thể tích bằng 1/15 thể tích ban đầu. Nếu áp suất và nhiệt
độ ban đầu tƣơng ứng là 1,01.105Pa và 270C, hãy xác định áp suất và nhiệt độ
sau khi nén. Có thể xem rằng không khí là một hỗn hợp của hai chất khí lƣỡng
nguyên tử là ôxy và nitơ và là khí lý tƣởng với  = 1,40.
Bài 4: Hình vẽ trình bày giản đồ pV của một chu trình. Giả sử quá trình bắt đầu
tại điểm a và đi theo chiều ngƣợc kim đồng hồ từ a  b và sau đó từ b  a.
Cho biết công toàn phần trong suốt chu trình là A = 500J.
a. Tại sao công A là dƣơng.
b. Tìm sự thay đổi của nội năng của hệ và lƣợng nhiệt trao đổi trong chu
trình.
126

pb 2

1
pa

Va Vb

Bài 5: Một chất khí lý tƣởng ở áp suất ban đầu p 0 cho giãn nở tự do theo quá
trình đoạn nhiệt (không thực hiện công ngoài) tới thể tích cuối cùng bằng 3 lần
thể tích ban đầu. Tính:
a. Áp suất của chất khí sau khi giãn nở tự do.
b. Sau đó khí đƣợc nén đoạn nhiệt chậm trở lại thể tích ban đầu. Áp suất
của khí sau khi nén là 31/3p0. Xác định chất khí này là đơn nguyên tử,
lƣỡng nguyên tử hay đa nguyên tử.
c. Động năng trung bình của một phân tử khí ở trạng thái cuối thay đổi thế
nào so với trạng thái đầu.
Bài 6: Một máy nhiệt chuyển 1 mol khí lý tƣởng đơn nguyên tử theo chu trình
nhƣ hình vẽ:

Với T1  300K,T2  600K,T3  455K


Tính:
a. Nhiệt lƣợng, độ biến thiên nội năng và công thực hiện ở mỗi quá trình và
toàn chu trình.
b. Nếu tại điểm 1 có áp suất p1  1atm . Hãy tìm áp suất và thể tích ở các
điểm 2 và 3.
Bài 7: Tìm nhiệt dung riêng đẳng tích của một chất khí đa nguyên tử, biết rằng
khối lƣợng riêng của khối khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn là 7,95.10 -4/cm3.
127

Bài 8: Tìm nhiệt dung riêng đẳng áp của một chất nếu biết khối lƣợng của
1kmol khí đó là 30kg/kmol và hệ số poisson là 1,4.
Bài 9: Trong một ngôi nhà Mặt Trời, năng lƣợng của Mặt Trời đƣợc trữ trong
các thùng chứa nƣớc. Trong thời gian năm ngày đầy mây của mùa đông cần 106
kcal để duy trì nhiệt độ trong nhà 220C. Giả thiết rằng, nƣớc trong thùng là
500C và nƣớc có khối lƣợng riêng 103kg/m3, hỏi cần dùng bao nhiêu nƣớc.
Bài 10: Tính nhiệt lƣợng tối thiểu cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 130g
bạc ban đầu ở 150C. Biết nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1235K, nhiệt nóng chảy
105.103 J/kg, nhiệt dung riêng 236J/kg.K.
Bài 11: 1kg không khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 1,5atm đƣợc dãn đoạn nhiệt
đến áp suất 1atm. Hỏi:
a. Thể tích không khí tăng bao nhiêu lần?
b. Nhiệt độ của không khí sau khi dãn?
c. Công do không khí sinh ra sau khi dãn nở?
Bài 12: Nếu nhiệt lƣợng cần thiết để nâng nhiệt độ của một khối lƣợng m của
nƣớc từ 680 F tới 780 F bằng một cách nào đó đƣợc biến đổi thành động năng
chuyển động tịnh tiến của nƣớc thì tốc độ của nƣớc sẽ là bao nhiêu?
Bài 13: Nhiệt dung riêng của một chất thay đổi theo nhiệt độ theo quy luật
c  0,20  0,14T  0,023T2 với T tính theo C và c tính theo cal/g. C. Tìm nhiệt
0 0

lƣợng cần thiết để nâng nhiệt độ của 2g chất đó từ 50C tới 150C.
Bài 14: Một phích cách nhiệt chứa 130 cm3 cà phê nóng ở nhiệt độ 800C. Bỏ
vào 12g đá ở nhiệt độ tan để làm lạnh cà phê. Cà phê sẽ lạnh đi bao nhiêu độ
khi nƣớc đá tan hết. Coi cà phê nhƣ nƣớc nguyên chất.
Biết c  4186J / kg.K,   3,33.105 J / kg .
Bài 15: Cho rằng có 200J công thực hiện trên một hệ và 70 cal nhiệt lƣợng
nhận vào hệ. Theo NLI, những giá trị sau đây là bao nhiêu?
a. A
b. Q
c. U

Bài 16: Chất khí trong một buồng chứa thực hiện chu trình nhƣ hình vẽ.
128

P (Pa)
B

A C

O V (cm3)

Xác định nhiệt lƣợng quá trình CA nếu biết nhiệt lƣợng quá trình AB là 20J và
không có nhiệt lƣợng nào trao đổi trong quá trình BC và công toàn phần thực
hiện trong chu trình là 15J.
Bài 17: Thể tích phân tử gam của khí lý tƣởng ở điều kiện tiêu chuẩn là bao
nhiêu?
Tính tỉ số tốc độ căn quân phƣơng của nguyên tử nitơ và tốc độ căn quân
phƣơng của nguyên tử ôxy trong cùng các điều kiện ấy.
Bài 18:
p

1 N-íc ®¸
vµ n-íc

2
§iÓm ®Çu

Hình a Hình b

Hình a trình bày một xilanh chứa khí đƣợc đậy bằng một píttông di chuyển
đƣợc. Xilanh đƣợc giữ trong một hỗn hợp Nƣớc – nƣớc đá. Píttông đƣợc đẩy
nhanh xuống phía dƣới từ vị trí 1 đến vị trí 2. Píttông đƣợc giữ ở vị trí 2 tới khi
khílaij có nhiệt độ của hỗn hợp nƣớc – nƣớc đá sau đó lại đƣợc nâng lên chậm
về vị trí 1. Hình b là giản đồ p – V của quá trình. Nếu 100g nƣớc đá tan trong
chu trình, thì công thực hiện trên hệ là bao nhiêu?
Bài 19: Mặt trời là một quả cầu khổng lồ bằng khí lý tƣởng nóng. Nhiệt độ và
áp suất của bầu khí quyển mặt trời là 2.106 K và 0,03Pa. Tính tốc độ căn quân
phƣơng của các điện tử tự do. Biết khối lƣợng là 9,11.10-31kg.
Bài 20: Một mẫu khí lý tƣởng thực hiện chu trình nhƣ hình vẽ.
129

b
7,5
p (kN/m2 )
5

2,5
a c

0 1 2 3 4
3
V (m )

Nhiệt độ khí ở điểm a là 200K. Hỏi:


a. Mẫu có bao nhiêu mol khí?
b. Nhiệt độ của khí ở điểm b là bao nhiêu?
c. Nhiệt độ của khí ở điểm c là bao nhiêu?
d. Nhiệt lƣợng toàn phần cung cấp cho khí là bao nhiêu trong cả chu trình?
Bài 21: Đầu một quá trình đa biến, áp suất và thể tích của một khối lƣợng khí
oxy là 1atm và 3,2l. Ở cuối quá trình áp suất và thể tích là 0,5atm và 4,1l. Tìm:
a. Chỉ số đa biến;
b. Nhiệt dung đa biến;
c. Công.
Bài 22:
Một ngƣời pha trà đá bằng cách trộn lẫn 500g trà nóng (chủ yếu là nƣớc) với
500g nƣớc đá đang tan. Nếu nhiệt độ ban đầu của trà là:
a. 900C.
b. 700C.
Hỏi nhiệt độ của đá là bao nhiêu khi trà và đá đạt tới cùng một nhiệt độ.
Biết nhiệt dung riêng của nƣớc là 4,186. 103 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của đá
là 333.103 J/kg.
Bài 23: Một bát bằng đồng nặng 150g đựng 220g nƣớc đều ở 20 0C. Một miếng
đồng hình trụ khối lƣợng 300g ở nhiệt độ cao rơi vào bát nƣớc làm nƣớc sôi và
biến 5g thành hơi. Nhiệt độ cuối của hệ là 1000C. Biết nhiệt hoá hơi của nƣớc
là 2,256.106 J/kg, nhiệt dung riêng cuả nƣớc là 4,186. 103 J/kg.K , nhiệt dung
riêng của đồng là 380J/kg.K. Hỏi:
a. Bao nhiêu nhiệt lƣợng đã truyền cho nƣớc?
130

b. Bao nhiêu nhiệt lƣợng đã truyền cho bát?


c. Nhiệt độ ban đầu của hình trụ là bao nhiêu?
Bài 24: Một nhiệt kế khối lƣợng 0,055kg trỏ giá trị 15 0C. Sau đó đƣợc nhúng
vào 0,3kg nƣớc thì nhiệt kế chỉ cùng một nhiệt độ cuối của nƣớc là 44,40C. Hỏi
nhiệt độ của nƣớc trƣớc khi nhúng nhiệt kế là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng
của nhiệt kế là 0,837 kJ/kg.K, nhiệt dung riêng của nƣớc là 4186J/kg.K.
Bài 25: Không khí chiếm 0,14m3 ở áp suất 1,03.105Pa dãn đẳng nhiệt tới áp
suất khí quyển, sau đó đƣợc làm lạnh ở áp suất không đổi tới khi nó có thể tích
ban đầu. Tính công mà khí thực hiện.
131

BÀI TẬP CHƢƠNG III

Bài 1: Một động cơ nhiệt hấp thụ 52kcal nhiệt lƣợng và thải ra 36kcal nhiệt
lƣợng trong mỗi chu trình. Tìm:
a. Công thực hiện trong mỗi chu trình.
b. Hiệu suất.
Bài 2: Một máy lạnh nhận một công 150J để lấy đi 560J nhiệt lƣợng từ buồng
lạnh. Hỏi:
a. Bao nhiêu nhiệt lƣợng trong mỗi chu trình đƣợc thải ra cho bếp?
b. Hệ số làm lạnh của máy lạnh là bao nhiêu?
Bài 3: Một động cơ Carnot có hiệu suất 22%. Nó hoạt động giữa hai nguồn có
hiệu nhiệt độ 750C. Nhiệt độ của các nguồn nhiệt là bao nhiêu?
Bài 4:
a. Một động cơ Carnot chạy giữa một nguồn nóng có nhiệt độ 320K và một
nguồn lạnh có nhiệt độ 260K. Nếu nó hấp thụ 500J nhiệt lƣợng trong mỗi
chu trình từ nguồn nóng, thì nó cho công bằng bao nhiêu trong một chu
trình?
b. Nếu cũng động cơ đó, chạy theo chiều ngƣợc lại nhƣ một máy lạnh giữa
hai nguồn nhiệt trên, thì phải cung cấp một công là bao nhiêu trong mỗi
chu trình để có thể lấy đi 1000J nhiệt lƣợng từ nguồn lạnh?
Bài 5: Ở nhiệt độ rất thấp, nhiệt dung phân tử của nhiều loại chất rắn (gần
đúng) tỉ lệ với T3 là: CV  AT3 trong đó A tùy thuộc vào từng chất ta xét. Với
cal
nhôm A  7,53.106 . Tìm độ biến thiên entropy của 4mol nhôm khi nhiệt
mol.K 4
độ của nó tăng từ 5K tới 10K.
Bài 6: Một khối 8g nƣớc đá ở -100C đƣợc thả vào trong một phích nƣớc chứa
100cm3 nƣớc ở 200C. Độ biến thiên entropy của hệ là bao nhiêu khi sự cân
bằng cuối cùng đƣợc thiết lập. Nhiệt dung riêng của nƣớc đá là 0,5cal/g.K.
J
Nhiệt dung riêng của nƣớc 4186 , nhiệt nóng chảy của nƣớc đá
kg.K
J
L  3,33.105 .
kg

Bài 7: Một cơ Stirling chạy theo chu trình nhƣ hình vẽ:
132

Động cơ sử dụng 7.10-3 mol khí lý tƣởng đơn nguyên tử để hoạt động giữa hai
3
nguồn nhiệt có nhiệt độ t1 = 950 C và t 2 = 240 C . Biết V2 = V1 . Tính:
2

a. Công khi hệ thực hiện chu trình.


b. Nhiệt lƣợng trong cả chu trình.
c. Hiệu suất của động cơ.
Bài 8: Một động cơ Carnot nhận nhiệt lƣợng 240J từ nguồn nóng cho mỗi chu
trình và nhả nhiệt lƣợng 100J cho nguồn lạnh có nhiệt độ 15 0C. Tính:
a. Công mà động cơ thực hiện trong một chu trình;
b. Hiệu suất của động cơ;
c. Nhiệt độ của nguồn nóng.
Bài 9: Một máy nhiệt làm việc bằng không khí đốt nóng theo chu trình Carnot.

p
1  p1 ,V1 ,T1 

2  p 2 ,V2 ,T2 

4  p4 ,V4 ,T4 

3  p 3 ,V3 ,T3 

O V

Tại trạng thái 1 không khí có thể tích 2 lít, áp suất 7atm, nhiệt độ 1270C. Sau
khi dãn nở đẳng nhiệt lần thứ nhất có thể tích là 5 lít và sau khi dãn đoạn nhiệt
có thể tích 8,1 lít. Tìm:
a. Các tọa độ (p, V, T) của giao điểm các đoạn đƣờng đẳng nhiệt và đoạn
nhiệt ở các trạng thái (1, 2, 3, 4) của chu trình;
133

b. Công trong mỗi quá trình;


c. Công trong cả chu trình;
d. Hiệu suất của chu trình;
e. Nhiệt lƣợng mà máy nhiệt lấy từ nguồn nóng và nhả cho nguồn lạnh sau
một chu trình.
Bài 10: Tính độ biến thiên entropy khi biến đổi 10 gam nƣớc đá từ -200C thành
hơi nƣớc ở 1000C. Biết: nhiệt dung riêng của nƣớc đá là c1 = 0,5kCal/kg.K . Nhiệt
nóng chảy của nƣớc đá ở 00C là  = 80kCal/kg . Nhiệt hóa hơi của nƣớc ở 1000C
là L = 539kCal/kg . Nhiệt dung riêng của nƣớc là c2 = 1kCal/kg.K .
Bài 11: Tính độ tăng entropy khi nung nóng 1 gam nƣớc ở 00C thành hơi nƣớc
ở 1000C. Biết nhiệt dung riêng của nƣớc là c = 1kCal/kg.K và nhiệt hóa hơi của
nƣớc L = 539kCal/kg .
Bài 12: Một động cơ hoạt động theo chu trình Carnot lấy một nhiệt lƣợng
2000J từ một nguồn nóng có nhiệt độ 500K và sinh ra một công nào đó sau khi
đã nhả một lƣợng nhiệt dƣ thừa cho một nguồn lạnh có nhiệt độ 350K. Hãy tính
hiệu suất của động cơ và sự thay đổi của entropy sau một chu trình.
Bài 13: Một chất khí lƣỡng nguyên tử có thể tích V1 = 0,5 l và áp suất
p1 = 0,5 atm . Nó bị nén đoạn nhiệt tới thể tích V2 và áp suất p 2 . Sau đó ngƣời ta
giữ nguyên thể tích V2 và làm lạnh nó đến nhiệt độ ban đầu. Khi đó áp suất của
khí là p0  1atm .
a. Vẽ đồ thị của quá trình.
b. Tính V2 và áp suất p 2 .
Bài 14: Một lƣợng khí SO2 chiếm một thể tích 5.10-3 m3 ở áp suất 1,10.105Pa.
Chất khí dãn nở đoạn nhiệt đến thể tích 1.10-2 m3. Giả sử có thể xem khí là khí
lý tƣởng. Cho biết   1,29 .
a. Tìm áp suất của khí sau khi dãn nở?
b. Tỉ số nhiệt độ cuối so với nhiệt độ ban đầu là bao nhiêu ?
Bài 15: Một động cơ nhiệt hoạt động theo một chu trình Stilin gồm hai quá
trình đẳng nhiệt và hai quá trình đẳng tích nhƣ ở hình vẽ.
134

A
T1
B
D

C
T2

O V1 V2 V

V2
Cho biết hệ số dãn nở a = , nhiệt độ ban đầu T1 và nhiệt độ cuối T2, nhiệt
V1
dung phân tử đẳng tích CV của tác nhân. Hãy tính hiệu suất của động cơ và so
sánh với hiệu suất của động cơ hoạt động theo chu trình Carnot.
Bài 16: Một mol khí lý tƣởng đơn nguyên tử thực hiện chu trình abca nhƣ hình
vẽ.

p
pb b

§o¹n nhiÖt

a c

O Va = Vb Vc = 8Va V

Với pb = 10 atm, Va = Vb = 10-3 m3 , Vc = 8Vb . Tính:

a. Nhiệt lƣợng Qa b mà khí nhận đƣợc;


b. Nhiệt lƣợng khí thải ra;
c. Công toàn phần mà khí thực hiện;
d. Hiệu suất của chu trình.
Bài 17: Ba mol khí lý tƣởng đơn nguyên tử lúc đầu có thể tích Va = 30l , nhiệt
độ Ta = 300K đƣợc đốt nóng đẳng tích tới Tb = 600K , sau đó dãn đẳng nhiệt tới
áp suất pc và cuối cùng lại đƣợc nén đẳng áp tới thể tích, áp suất và nhiệt độ
ban đầu. Tính:
a. Nhiệt hệ nhận đƣợc trong một chu trình;
b. Công mà chất khí thực hiện trong một chu trình;
c. Hiệu suất của chu trình.
135

Bài 18: Một động cơ nhiệt Carnot hai tầng: tầng 1 nhận nhiệt lƣợng Q1 ở
nguồn T1 , nhả nhiệt lƣợng Q 2 cho nguồn T2 , thực hiện công A1 ; tầng 2 nhận
nhiệt lƣợng tầng 1 nhả ra, thực hiện công A 2 và nhả nhiệt lƣợng Q3 cho nguồn
T1 - T3
T3  T3  T2  . Chứng minh hiệu suất động cơ  = .
T1

Bài 19: Một mol khí lý tƣởng đơn nguyên tử đƣợc đƣợc dùng làm tác nhân sinh
công của một động cơ nhiệt có chu trình nhƣ hình vẽ.

2p0 b c

p0
a d
V
O V0 2V0

Trong đó: p0 = 1,01.105 Pa và V0  0,0225m3 . Tính:


a. Công thực hiện trong mỗi chu trình;
b. Nhiệt lƣợng trong quá trình abc và cda;
c. Hiệu suất của động cơ;
d. Hiệu suất Carnot của một động cơ hoạt động giữa hai nhiệt độ cao nhất
và thấp nhất của chu trình là bao nhiêu? So sánh nó với hiệu suất tính
trong câu c.
Bài 20: Một động cơ đốt trong dùng xăng thực hiện một chu trình gần đúng
nhƣ hình vẽ.
p
2
3p1
§o¹n nhiÖt 3

§¸nh löa
Tho¸t khÝ
p1
1
§o¹n nhiÖt
4
O V
V1 4V1

Giả thiết hỗn hợp khí là khí lý tƣởng và tỷ số nén bằng 4 ( V4 = 4V1 ) và p2 = 3p1 .
a. Xác định thể tích, áp suất và nhiệt độ tại các đỉnh của giản đồ OpV theo
V1 , p1 , T1 .
136

b. Tính hiệu suất của chu trình


Bài 21: Một nhà phát minh tuyên bố đã chế tạo ra 4 động cơ. Chúng đều hoạt
động giữa hai nguồn T1 = 400 K và T2 = 300 K . Số liệu của mỗi động cơ cho một
chu trình hoạt động nhƣ sau:
Động cơ a: Q1 = 200J, Q2 = -175J, A = 40J

Động cơ b: Q1 = 500J, Q2 = -200J, A = 400J

Động cơ c: Q1 = 600J, Q2 = -200J, A = 400J

Động cơ d: Q1 = 100J, Q2 = -90J, A = 10J


Mỗi động cơ này vi phạm nguyên lý I hay nguyên lý II hay cả hai nguyên lý
của nhiệt động lực học.
Bài 22: Một khối khí lƣỡng nguyên tử ở trạng thái 1 có áp suất p1 , thể tích V1
và nhiệt độ T1 nhƣ hình vẽ.

p
1
p1

p2 = p3 2
3
O V
V1 V3 4V1

a. Xác định các tham số trạng thái tại các trạng thái 2 và 3, biết quá trình 1
– 2 là đẳng nhiệt, 3 – 1 là đoạn nhiệt.
b. Tính công, nhiệt lƣợng, độ biến thiên nội năng và entropy cho mỗi quá
trình và cho cả chu trình.
137

BÀI TẬP CHƢƠNG IV

Bài 1: 3kmol khí CO2 cở nhiệt độ 1000C, th ể t ích 3m3. Tìm áp suất của khí
khi coi khí là:
a. Khí lý tƣởng.
b. Khí thực.
Với khí CO2: TK = 304K, pK = 7, 4.106 N/m2

Bài 2: Trong một bình kín thể tích 0,5m3 chứa 0, 6kmol khí CO2 ở áp suất
3.106 Pa . Hỏi nhiệt độ tăng bao nhiêu lần để áp suất tăng gấp đôi. Biết
Nm4
a  3, 64.10 5

kmol2

Bài 3: Tính đƣờng kính hiệu dụng của một phân tử Oxy. Biết:
TK = 154K, pK = 5,07.106 N/m2

Bài 4: 0,5kmol của một khí nào đó chiếm thể tích 1m3. Khi dãn khí đến thể tích
1,2m3 thì công đƣợc thực hiện để chống lại các lực tƣơng tác phân tử là 5690J.
Tìm a.
Bài 5: 20kg khí nitơ dãn đoạn nhiệt trong chân không từ thế tích 1m3 đến 2m3.
Nm4
Tìm độ dãn nhiệt độ trong sự giảm này. Biết a  1,36.105 .
kmol2

Bài 6: Có 10g khí hêli chiếm thể tích 100cm3 ở áp suất 108 Pa. Tìm nhiệt độ
của khối khí trong 2 trƣờng hợp:
a. Khí hêli là khí lý tƣởng.
b. Khí hêli là khí thực.
Biết TK = 5, 2K; pK = 0, 23.106 N/m2

Bài 7: Tìm áp suất của CO2 ở nhiệt độ 30C nếu biết khối lƣợng riêng của CO2 ở
Nm4 2 m
3
nhiệt độ này là 550kg/m3. Biết a  3, 64.105 , b  4,3.10 .
kmol2 kmol

Bài 8: Thể tích của 4g khí ôxy tăng từ 1 đến 5dm3. Xem khí ôxy là khí thực.
Nm4
Tìm công của nội lực trong qúa trình giãn nở đó. Biết a  1,37.105
kmol2
138

Bài 9: Tìm nội áp của khí CO2 lúc khối lƣợng riêng của khí đó là 550kg/m3.
Biết: TK = 304K, pK = 7, 4.106 N/m2
Bài 10: Tính lƣợng nƣớc cần cho vào bình thể tích 30 cm3 để khi đun nóng tới
trạng thái tới hạn, nó chiếm toàn bộ thể tích bình. Biết
TK  647 K , pK  22.106 N / m2 .

Bài 11: Xác định khối lƣợng riêng của hơi nƣớc ở điểm tới hạn theo giá trị của
m3
cộng tích b  0, 03 .
kmol

Jm3 m3
Bài 12: Đối với khí CO2: a  3, 64.10 5
; b  0, 043
kmol 2 kmol

a. 1g CO2 lỏng có thể tích bao nhiêu?


b. Áp suất hơi bão hoà lớn nhất là bao nhiêu?
c. CO2 lỏng có thể có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu?
d. Cần phải nén khí CO2 với áp suất bằng bao nhiêu để thành CO2 lỏng ở
nhiệt độ 290 và 500C.
139

BÀI TẬP CHƯƠNG V

Bài 1: Một cái khung làm bằng những đoạn dây kim loại cứng. Đoạn dây linh
động, dài 15cm. Khung đƣợc phủ một màng xà phòng có sức căng mặt ngoài
0,045N/m. Tính công cần thực hiện để kéo đoạn dây ra một đoạn 4cm.
Bài 2: Rƣợu đựng trong một bình có đƣờng kính 2mm chảy nhỏ giọt ra khỏi
ống. Giọt nọ sau giọt kia mất 1 giây. Tìm xem sau thời gian bao lâu thì rƣợu
chảy đƣợc 10 gam. Hệ số sức căng của rƣợu là 20.10-3 N/m. Xem đƣờng kính
chỗ thắt của giọt rƣợu bằng đƣờng kính của ống.
Bài 3: Hai giọt thủy ngân, bán kính mỗi giọt là 1mm, nhập lại thành một giọt
lớn thì nhiệt độ thủy ngân tăng lên đƣợc bao nhiêu? Biết hệ số sức căng mặt
ngoài của thủy ngân là 0,5N/m, nhiệt dung riêng của thủy ngân là
0,138kJ/kg.K, khối lƣợng riêng của thủy ngân là 13,6.103kg/m3
Bài 4: Hai bản gỗ kích thƣớc 9x12cm đặt song song đối diện nhau cách nhau
0,05mm. Giữa chúng là nƣớc coi nhƣ thấm ƣớt hoàn toàn gỗ, hệ số sức căng
mặt ngoài là 0,073N/m. Lực tối thiểu để tách rời hai bản đó.
Bài 5: Tính độ thay đổi năng lƣợng mặt ngoài khi hai giọt chất lỏng giống nhau
hợp thành một (cho rằng quá trình là đẳng nhiệt). Bán kính giọt chất lỏng trƣớc
khi hợp nhất là 2,5mm. Biết   490 N / m
Bài 6: Để xác định lực căng mặt ngoài của rƣợu, ngƣời ta làm nhƣ sau: cho
rƣợu trong một cái bình chảy nhỏ giọt ra ngoài theo một ống nhỏ thẳng đứng có
đƣờng kính 2mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia là 2 giây. Ngƣời ta thấy
rằng sau thời gian 780 giây thì có 10g rƣợu chảy ra. Tính sức căng mặt ngoài
của rƣợu. Coi chỗ thắt của giọt rƣợu khi nó bắt đầu rơi có đƣờng kính bằng
đƣờng kính của ống nhỏ giọt.
Bài 7: Có hai tấm thuỷ tinh phẳng đặt song song cách nhau một khoảng
d=0,2mm, nhúng thẳng đứng vào trong một chất lỏng. Xác định khối lƣợng
riêng của chất lỏng đó nếu biết rằng chiều cao của khối chất lỏng giữa hai tấm
thủy tinh dâng lên một đoạn h=3,2cm. Xem chất lỏng làm ƣớt hoàn toàn thủy
tinh.   0,027 N / m .
Bài 8: Cắm thẳng đứng một ống mao dẫn vào một cốc thuỷ ngân thì thấy mức
thuỷ ngân trong cốc và trong ống là 3,7mm. Đƣờng kính trong của ống là 3mm.
140

Hãy tính bán kính cong của mặt khum của thuỷ ngân trong ống. Hệ số lực căng
mặt ngoài của thuỷ ngân là   0,5N / m , khối lƣợng riêng của thuỷ ngân là
  13600kg / m3 .
141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Ánh – Hoàng Văn Việt, Giáo trình Vật lý đại cƣơng, Nhà xuất
bản Đại học Sƣ phạm.
2. Lƣơng Duyên Bình, Vật lý đại cƣơng (tập 1), Nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Lƣơng Duyên Bình – Nguyễn Hữu Hồ – Lê Văn Nghĩa – Nguyễn Tụng, Bài
tập vật lý đại cƣơng (tập 1), Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Lƣơng Duyên Bình – Nguyễn Quang Hậu, Giải bài tập và bài toán Cơ sở
Vật lý (Tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục.
5. D. Hallliday - R. Resnick - J. Walker, Cơ sở vật lý (tập 3), NXB Giáo dục
– 1999.
6. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, Nhà xuất bản Giáo Dục.

You might also like