4 2022 On Thi Nghe Trong Trot (Lua Mia)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ÔN THI NGHỀ TRỒNG TRỌT (PHẦN LÝ THUYẾT)

* PHẦN CÂY LÚA

1. Nhu cầu hạt giống khi làm mạ mùa để đủ cấy cho 1 ha là:
A. 40 – 50Kg/1000m2 B. 30 – 40Kg/1000m2
2
C. 20 – 30Kg/1000m D. 10 – 20Kg/1000m2
2. Trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu, nhánh sẽ:
A. Hình thành thân mang nhiều nhánh nhất trong bụi lúa.
B. Hình thành các thân lúa to nhất trong bụi lúa.
C. Hình thành thân mang lá to nhất để tăng cường quá trình quang hợp, đảm bảo năng suất cao.
D. Cả 3 câu đều đúng.
3. Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình cây lúa;
A. Trổ bông, chín, phơi màu, vào chăc. B. Trổ bông, phơi màu, vào chắc, chín.
C. Trổ bông, vào chắc, phơi màu, chín. D. Chín, trổ bông, phơi màu, vào chắc.
4. Lúa mùa bắt đầu đẻ nhánh kể từ sau cấy là:
A. 2 – 8 ngày B. 4 – 8 ngày C. 8 – 12 ngày D. 15 – 25 ngày
5. Để sự đẻ nhánh đạt kết quả tốt nhất, phải giữ mực nước trên ruộng:
A. 3 – 5 cm B.5 – 7 cm C. 10 – 15 cm D.15 – 20 cm
6. Khi bón ruộng nuôi đòng phải bón phân trước lúc lúa trổ là:
A. 10 ngày B. 15 ngày C. 20 ngày D. 25 ngày
7. Hình dạng của sâu 2 chấm là:
A. Cánh màu xám, mới nở nhỏ, trứng bầu dục hơi cong, đẻ trong bẹ hay lá lúa.
B. Bướm màu vàng nhạt, giữa mỗi cánh trước có chấm đen rõ rệt. Sâu non màu trắng sữa, chân bụng
kém phát triển, ổ trứng hình bầu dục.
C. Bướm nâu vàng, cánh có 2 chấm đen, rìa cánh viền nâu, sâu thon dài, màu xanh có lông thưa.
D. Màu tro lợt, mép ngoài có 7 chấm đen, sâu non nâu nhợt, dọc thân có 5 vạch nâu sậm lớn, ổ trứng
xếp hình vẩy cá.
8. Điều nào sau đây là sai đối với lúa mùa:
A. Vụ mùa sớm: dùng giống lúa mùa sớm: gieo tháng 5, cấy tháng 6.
B. Vụ mùa lỡ: gieo tháng 6, cấy tháng 8 thu hoạch chủ yếu vào tháng 12.
C. Để làm ít tốn công, ít đòi hỏi phân bón, ít thuốc trừ sâu bệnh.
D. Lúa mùa trễ có thời gian sinh trưởng từ 135 đến 145 ngày
9. Các loại sâu bệnh sau đây: Ruồi đục lá, sâu cuốn lá, sâu dục thân… xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn:
A. Mạ B. Làm đòng C. Nảy mầm D. Đẻ nhánh
10. Điều nào sau đây sai dối với vụ lúa Đông Xuân:
A. Bón đón đòng: 1/3 số phân đạm và toàn bộ lượng Kali: 50 – 100Kg/ha, khoảng 40 – 45 ngày sau khi
sạ cấy.
B. Mật độ cấy dày: 15 x 15cm hoặc 20 x 15cm.
C. Gieo đầu tháng 5 cấy tháng 6, thu hoạch 8 – 9.
D. Bón lót: toàn bộ phân chuồng: 3 – 5 tấn/ ha, toàn bộ Lân 150 – 200kg hoặc 2/3 lượng p/lân.
11. Điều nào sau đây là sai:
A. Mùa sớm: tuổi mạ 35 – 40 ngày. B. Mùa lỡ: tuổi mạ 40 – 45 ngày.
C. Mùa trễ: tuổi mạ 25 – 30 ngày. D. Không có câu nào sai cả.
12. Từ lúc trổ đến chắc xanh cần giữ mực nước trên ruộng:
A. 10cm B. 15cm C. 20cm D. 25cm
13. Loại phân nào sau đây có thể dùng bón nhiều lần: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón đón đòng,
nuôi đòng:
A. Vôi B. Đạm C. Kali D. Lân
14. Để có nước nóng 540C ta pha theo tỷ lệ sau:
A. 2 sôi + 3 lạnh B. 3 sôi + 2 lạnh C. 3 sôi + 3 lạnh D. 2 sôi + 2 lạnh
15. Điều kiện ngoại cảnh cần thiết ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa:
A. Nước trong ruộng từ 3 – 5cm, nhiệt độ 20 – 300C, ánh sáng đủ, phân bón NPK.
B. Tháo nước trong ruộng cho cạn ở giai đoạn đầu, dẫn nước vào ngập đến 10cm ở giai đoạn sau, bón
lót nhiều phân hữu cơ.
C. Nước trong ruộng ngập trên 10cm nhiệt độ 18 – 190C ánh sáng đủ, nhiều phân đạm.
D. Nước trong ruộng ngập trên 10cm ở giai đoạn đầu sau đó tháo nước trong ruộng cho cạn, bón phân Urê.
2

16. Triệu chứng sau đây: “ ….Do vi khuẩn gây nên, xuất hiện ở phiến lá bắt đầu từ 2 mép lá đi vào.
Ban đầu có vết bệnh xanh đậm 1 – 3 ngày, khô héo, vết bệnh có thể lan xuống bẹ lá. Khi bệnh lan
khắp cây, lúa chết..” là bệnh:
A. Cháy lá B. Khô vằn C. Bạc lá D. Vàng lùn
17. Đặc điểm nào sau đây là của vụ lúa hè thu:
A. Thu hoạch lúc khô ráo, dễ phơi, dễ bảo quản.
B. Ít bị sâu bệnh hơn các vụ khác.
C. Không bị rét, lúa trổ gặp nhiệt độ thích hợp 270C.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
18. Phương pháp nào sau đây không dùng khi xử lý thóc giống:
A. Dùng nước vôi 5% B. Formalin 1%
C. Trộn với Ba M 5Br D. Ngâm nước nóng 540C
19. Đặc điểm nào sau đây không phải của vụ Hè Thu áp dụng cho vùng phù sa nước ngọt:
A. Làm sớm vào tháng 3 – 4. B. Lúa trổ vào tháng 5
C. Thu hoạch vào hạn Bà chằn. D. Lúa có đủ nắng nên phơi và bảo quản dễ dàng.
20. Điều nào sau đây không phải là ưu điểm của vụ Đông Xuân:
A. Có biên độ nhiệt từ 10 – 110C. B. Có số giờ nắng thấp nhất.
C. Có ẩm độ không khí từ 70 – 80%. D. Ít sâu bệnh hơn các vụ khác.
21. Thời kì làm đòng từ lúc lúa bắt đầu có đòng đến trổ bông kéo dài:
A. 15 – 26 ngày B. 26 – 35 ngày C. 35 – 45 ngày D. 45 – 60 ngày
22. Đặc điểm nào sau đây không phải của lúa mùa địa phương:
A. Có phẩm chất tốt, ngon cơm. B. Có thời gian sinh trưởng dài từ 160 – 180 ngày.
C. Kháng rầy nâu. D. Cây cao, lá dài, dễ đổ ngã.
23. Trong vòng biến thái hoàn toàn, giai đoạn phá hại mạnh nhất là:
A. Nhộng B. Sâu non C. Trứng D. Sâu trưởng thành
24. Bệnh Đạo ôn của lúa gây nên do:
A. Nấm B. Vi rút C. Sâu D. Vi trùng
25. Điều kiện nào sau đây không đúng đối với bệnh cháy lá:
A. Do nhiệt độ cao 32 – 340C. B. Ruộng bón nhiều đạm, khô nước.
C. Do cỏ dại. D. Ngày mù, đêm sương.
26. Đối với sự nảy mầm của hạt, điều kiện ngoại cảnh nào sau đây không đúng:
A. t0 thích hợp 25 – 280C. B. Ngâm hạt vào nước trong 24 giờ.
C. Cần ít oxy. D. 3 câu trên đều không đúng.
27. Vụ Đông Xuân có nhược điểm:
A. Tiến hành mùa khô dễ bị phèn. B. Tốn kém xăng dầu thuốc trừ sâu.
C. Đòi hỏi đầu tư lớn về công trình thủy lợi. D. 3 câu trên đều đúng.
28. Điều kiện phát sinh nào không đúng đối với bệnh cháy bẹ lá?
A. Độ ẩm cao, lác đác mưa. B. Bón nhiều đạm.
C. Ruộng cấy sạ quá thưa. D. 3 câu trên đều không đúng.
29. Khi cấy lúa mùa địa phương, điều nào sau đây không đúng?
A. Vụ mùa sớm gieo tháng 2 – cấy tháng 3.
B. Vụ mùa lỡ gieo tháng 6 cấy tháng 8.
C. Vụ mùa trễ gieo tháng 6 cấy tháng 8, có thể gieo cấy trễ hơn.
D. 3 câu trên đều không đúng.
30. Hình dạng của sâu cuốn lá nhỏ:
A. Bướm nâu vàng.
B. Cánh có 2 màu nâu đen rõ, rìa cánh có viền nâu.
C. Sâu thon dài, màu xanh, có lông thưa.
D. 3 câu trên đều đúng.
31. Dùng Kitazin 10H 25Kg/ha 2 – 3 lần, 5 – 7 ngày tùy theo bệnh nặng nhẹ để trị sâu, bệnh:
A. Rầy nâu B. Đạo ôn C. Sâu cuốn lá nhỏ D. Sâu đục thân
32. Để hạt giống nảy mầm tốt:
A. Chọn giống tốt, tỉ lệ nảy mầm cao, ngâm 2 sôi + 3 lạnh trong 24 giờ, đem ủ.
B. Chọn giống tốt, tỉ lệ nảy mầm cao, ngâm 2 sôi + 3 lạnh trong 12 giờ, đem ủ.
3

C. Chọn giống tốt, tỉ lệ nảy mầm cao, ngâm nước lạnh trong 12 giờ, đem ủ.
D. Chọn giống tốt, tỉ lệ nảy mầm cao, ngâm 3 sôi + 2 lạnh trong 24 giờ, đem ủ.
33. Lúa mùa lỡ có thời gian sinh trưởng:
A. 120 – 160 ngày B. 160 – 170 ngày C. 180 – 190 ngày D. 3 câu trên đều sai
34. Giống lúa IR 22 có thể kháng được bệnh:
A. Khô vằn B. Bạc lá C. Đạo ôn D. 3 câu trên đều sai
35. Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ người ta dùng biện pháp:
A. Bẫy đèn bắt bướm. B. Diệt cỏ dại, mầm sâu.
C. Dùng thuốc Basudin, Toxapphere. D. 3 câu trên đều đúng.
36. Giống lúa NN 75 – 2 có thể kháng:
A. Bệnh cháy bìa lá B. Rầy nâu
C. Bệnh cháy bẹ lá D. Bệnh cháy lá
37. Phơi màu là quá trình:
A. Thụ phấn, thụ tinh của hoa lúa. B. Hấp thụ ngoài sáng của cây mạ.
C. Tích lũy tinh bột trong hạt. D. Quang hợp xảy ra cao nhất.
38. Trong giai đoạn đẻ nhánh, các sâu bệnh phổ biến là:
A. Ruồi đục lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân.
B. Bù lạch, sâu đục thân, bệnh cháy lá…
C. Sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, cháy lá, cháy bìa lá.
D. 3 câu trên đều sai.
39. Muốn sự đẻ nhánh đạt kết quả tốt phải giữ mực nước trên ruộng từ:
A. 1cm đến 2cm B. 2cm đến 3cm C. 3cm đến 5cm D. 3 câu trên đều sai
40. Tuổi mạ của lúa mùa sớm từ:
A. 15 – 20 ngày B. 20 – 30 ngày C. 30 – 35 ngày d D. 35 – 45 ngày
41. Lúa hè thu ở vùng phèn mặn cần bón nhiều loại phân nào?
A. Đạm và lân B. Hữu cơ và lân C. Đạm và kali D. Lân và kali
42. Vụ lúa nào chịu ảnh hưởng nghiêm ngặt của ánh sáng quang kì ?
A. Lúa mùa B. Lúa hè thu C. Lúa đông xuân D. Lúa thu đông
43. Điều nào sau đây không đúng trong việc bón phân cho lúa?
A. Bón nuôi đòng trước khi trổ 15 ngày B. Sau khi lúa trổ không cần bón phân
C. Bón đón đòng trước khi trổ 10 ngày D. Cần bón nhiều đạm và kali đểtăng tỷ lệ hạt chắc
44. Lượng hạt giống cần trên một ha lúa hè thu là?
A.150 kg B.160kg C.120 kg D. 100 kg
45. Tuổi mạ của lúa mùa trễ ?
A. 20 đến 30 ngày B. 50 đến 60 ngày C. 30 đến 35 ngày D. 40 đến 45 ngày
46. Nhược điểm của vụ lúa mùa ?
A. Tiến hành vào mùa khô nên tốn kém xăng dầu B. Khó làm, tốn kém
C. Thời gian sinh trưởng dài nên khó tăng vụ D. Mưa nhiều nên lúa dễ lép
47. Khoảng cách cấy lúa mùa?
A. 20 x 20 cm B. 20 x 15 cm C.15 x 15cm D. 25 x 25 cm
48. Thời gian lúa mùa lỡ trổ vào tháng mấy ?
A.12 B.10 C.11 D.9
49. Bù lạch, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đốm nâu, … thường xuất hiện trong giai đoạn?
A. Làm đòng B. Mạ C. Đẻ nhánh D. Trổ bông
50. Điều nào sau đây không phải đặc điểm của vụ lúa đông xuân ?
A. Không bị rét, lúa trổ gặp nhiệt độ thích hợp
B. Số giờ nắng nhiều, lúa quang hợp tốt, năng suất cao
C. Ít sâu bệnh hơn các vụ khác
D. Thu hoạch mưa nhiều, khó bảo quản
50. “vào chắc” là quá trình nào của cây lúa:
A. Thụ phấn. B. Thụ tinh. C. Tích lũy tinh bột trong hạt lúa. D. Lúa chín.
51. Hạt lúa hút lượng nước bằng bao nhiêu % trọng lượng chất khô nó sẽ nảy mầm:
A.12 – 15 %. B. 22 – 25 %. C. 32 – 35 %. D. Trên 35 %.
4

52. Giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cần nhiều loại phân bón nào:
A. Phân đạm. B. Phân lân. C. Phân đạm, lân. D. Phân đạm, kali.
53. Cây lúa có thể sống độc lập bằng rễ khi có bao nhiêu lá thật;
A. 2 lá thật. B. 3 lá thật. C. 4 lá thật. D. 5 lá thật
54. Triệu chứng nào sau đây đặc trưng cho bệnh bạc lá hại lúa:
A. Vết bệnh màu xanh đậm B. Vết bệnh hình thoi.
C. Vết bệnh dài dọc phiến lá. D. Vết bệnh hình thù không nhất định.
55. Nguyên nhân gây bệnh bạc lá ở cây lúa:
A. Nấm. B. Vi khuẩn. C. Vi rút D. Tuyến trùng
56. Muốn tăng năng suất lúa, sau khi lúa trổ bông phải:
A. Chú ý mực nước trong ruộng đầy đủ và phòng trừ sâu, bệnh
B. Dùng nhiều thuốc kích thích sinh học
C. Sử dụng thuốc trừ sâu liên tục.
D. Bón thêm N và P
57. Đối tượng trung gian nào gây bệnh lùn xoắn lá ở cây lúa:
A. Bọ rùa B. Bọ xít C. Rầy nâu D. Cào cào.
58. Triệu chứng nào sau đây đặc trưng cho bệnh khô vằn hại lúa:
A. Vết bệnh màu xanh đậm. C. Vết bệnh hình thoi.
B. Vết bệnh dài dọc phiến lá. D. Vết bệnh hình thù không nhất định.
59. Đặc điểm của cây lúa ở giai đoạn nảy mầm 3 lá:
A. Sống độc lập bằng rễ.
B. Sống chủ yếu nhờ chất dinh dưỡng trong phôi nhũ.
C. Bén rễ, hồi xanh.
D. Cần ít O2.
60. Đặc điểm “cánh màu xám, mới nở nhỏ, trứng bầu dục, hơi cong đẻ trong bẹ hay gân lá lúa” là:
A. Sâu 2 chấm. B. Sâu 5 vạch C. Rầy nâu. D. Sâu cuốn lá nhỏ.
61. Nguyên nhân gây bệnh khô vằn ở cây lúa:
A. Nấm. B.Vi khuẩn. C. Vi rút. D. Tuyến trùng
62. Nếu hệ thống tưới tiêu phát triển và sử dụng hiệu quả thì vụ lúa nào sau đây đạt năng suất
cao nhất trong các vụ lúa của năm?
A. Lúa mùa B. Lúa hè thu C. Lúa tăng vụ D. Lúa đông xuân
65.Vụ lúa Đông xuân khỏang cách cấy thích hợp là:
A. 25cm x 25cm B. 10 cm x10cm C. 15cm x15cm D. 20 cm x 20 cm
66. Giống lúa nào sau đây có thể kháng được rầy nâu :
A. NN 3A . B. NN 75 - 2. C. PR8 – 12.7. D. IR 22.
67. Để phòng trừ Bệnh bạc lá lúa người ta sử dụng :
A. Kitazin. B. Basudin . C. Bordeaux D. Toxaphere .
68. Để phòng trừ sâu đục thân hại lúa, người ta dùng thuốc Furadan 3H25kg/ ha vào các ngày?
A. 20-40-60 B.15-25-35 C. 25 -45-65 D. 30-60-90

* PHẦN CÂY MÍA


1. Điều nào sau đây sai đối với rễ đối với rễ thứ sinh của mía:
A. Bám vào đất để giữ cho cây không bị đỗ, ngã.
B. Hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
C. Là rễ chính của cây.
D. Mọc ra từ đai rễ của hom.
2. Điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho sự nảy mầm của cây mía:
A. Đất tơi xốp - ẩm độ 65 – 85%.
B. Đất thịt nhẹ - cát pha – nhiệt độ 28- 320C.
C. a, b sai.
D. a, b đúng.
3. Lá mía mọc yếu, lá úa cong queo là do:
A. Sâu đục thân, tuyến trùng B. Rầy bông, rầy trắng, rầy cánh trắng
C. Sùng trắng, nấm, vi khuẩn D. Kiến, mối, tuyến trùng
5

4. Điều nào sau đây sai khi mía trổ cờ:


A. Mía gặp ngày ngắn B. Mía có 3 – 4 lóng
C. Lượng đường mía giảm D. Mía chín sinh vật
5. Bệnh thối đen ruột mía do:
A. Nấm B. Vi khuẩn C. Virus D.Tuyến trùng
6. Trổ cờ là quá trình:
A. Mía chín sinh vật.
B. Là sự ra hoa và tạo hạt của cây mía.
C. Làm giảm lượng đường kết tinh (Saccharoza).
D. a, b, c đều đúng.
7. Loại phân bón nào bón đủ làm tăng năng suất đường, độ Brix tăng:
A. N B. K C. P D. Vôi
8. Bón đạm nhiều và trễ giúp cây mía:
A. Nhiều đường. B. Ít đường.
C. Giảm đường saccharoza khó lọc. D. a, b,c, sai.
9. Các giống mía thích hợp cho đất phèn:
A. H 39- 36- 33 ( mía mít). B. P 07- 30- 16, Co 775, F 156.
C. N Co 310, F 154. D. a, b, c đúng.
10. Bón phân hữu cơ cho cây mía:
A. Giúp cải tạo đất, cung cấp khoáng vi lượng.
B. Giúp mía phát triển, cung cấp nhiều NPK.
C. Giúp cho hình thành đường nhiều, độ Brix tăng.
D. a, b, c sai.
11. Loại phân nào sau đây giúp cải tạo đất, giúp mía trong, lượng đường nhiều, dễ lọc:
A. Lân B. Đạm C. Kali D. Vôi
12. Loại phân nào giúp cho sự tổng hợp đường ở lá chuyển về tích luỹ ở thân làm tăng trọng lượng
thân cây mía, chín sớm, kháng sâu bệnh:
A. Lân B. Đạm C. Kali D. Vôi
13. Loại phân nào giúp cây mía hấp thu các chất dinh dưỡng, cải tạo đất, tăng cường hoạt động VSV:
A. Lân B. Đạm C. Kali D. Vôi
14. Loại phân nào giúp cây mía phát triển mạnh, lá xanh, nhánh nhiều lá và lóng tăng, năng suất
mía tăng. Nếu bón dư đường khó lọc, có độ Brix thấp:
A. Lân B. Đạm C. Kali D.Vôi
15. Để phòng trừ sùng trắng – tuyến trùng:
A. Ngâm hom trong dung dịch DDT 1% ( 30 phút), rải thuốc HCH 666 30 kg/ha.
B. Phun tưới Toxaphene 2 lít/ha, nồng độ 1/300- 1/500, tưới dưới gốc hoặc rải 40 kg/ha
Furadan 3HR.
C. Luân canh cây trồng: mía- lúa- vạn thọ- mía.
D. a, b, c đúng.
16. Hiện tượng đọt mía bi thối nhũn, mất đỉnh sinh trưởng, mía nhảy nhiều nhánh ở thân và ngọn:
A. Sâu đục thân. B. Sâu đục ngọn.
C. Sâu hại rễ. D.Sâu hại lá.
17. Đọt mía bị chết khô tạo thành đường ngấm qua lóng mía, đục ngay mắt mầm làm chết lóng và cả
cây, mở đường cho nấm bện xâm nhập:
A. Sâu đục thân B. Sâu đục ngọn.
C. Sâu hại rễ. D. Sâu hại lá.
18. Các bệnh hại mía như: bệnh rượu, bệnh cháy lá, bệnh thối đỏ bẹ, bệnh than đen là do:
A. Nấm B. Vi khuẩn C. Virus D. Tuyến trùng.
19. Khi chọn đất trồng mía:
A. Địa hình bằng phẳng, đất tơi xốp, thấm nước tốt.
B. Tầng trồng trọt dày 0,7m trở lên, độ PH: 6- 7,5.
C. a, b sai.
D. a, b đúng.
6

20. Khử độc hom giống bằng nước nóng 540C hoặc Bordeaux, mục đích để trừ:
A. Côn trùng- Nấm- Sâu bệnh. B. Kích thích mầm mía phát triển tốt nhất.
C. a, b sai. D. a, b đúng.
21. Xác dịnh độ chín của mía:
A. Xác định độ Brix từ 18 – 24%.
B. Lá khô, có vài lá xanh ở ngọn.
C. Thân mía đổi màu, ít sáp, cứng gõ nhẹ dòn.
D. a, b, c đúng.
22. Điều kiện ngoại cảnh cần thiết ở thời kỳ vươn lóng của cây mía:
A. Cường độ ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài, to: 30 – 33oC, chênh lệch ngày đêm ít.
B. Ẩm độ từ 60 – 80% cần thiết nhất là NPK ( N – 50%, P – 74%, K – 78%).
C. Bón các loại phân NPK ở giai đoạn mía đâm nhánh mới có hiệu quả cao.
D. a, b, c đúng.
23. Giai đoạn mía chín kéo dài 2 – 5 tháng tốt nhất khi:
A. to thấp 14 – 24oC, chêng lệch ngày và đêm nhiều.
B. Ánh sáng đủ, thời gian chiếu sáng dài, thời tiết khô ráo, dứt mưa khoảng 1 tháng là tốt nhất.
C. a, b đúng
D. a, b sai
24. Khi bón phân cho mía cần theo nguyên tắc:
A. Bón lót phân hữu cơ phối hợp cân đối NPK. Ca, Mg.
B. Bón thúc phân hoá học NPK đúng liều lượng và đúng thời kỳ.
C. Bón đạm đúng và sớm để cho đường kết tinh nhiều, dễ lọc, độ Brix tăng.
D.a, b, c đúng.
25. Chất dinh dưỡng nào sau đây khi dư sẽ làm mía phát triển mạnh, lá xanh, lâu chín, giảm lượng đường:
A. Đạm B. Vôi
C. Lân D. Kali.
26. Khi nào đường kết tinh trong mía bị phân hủy thành đường đơn:
A. Mía còn đâm nhánh
B. Khi mía chín
C. Mía trong giai đoạn vươn long
D. Mía chín mà không đốn hay mía đốn rồi mà không ép đường
27. Trong suốt thời gian sinh trưởng của mía, giai đoạn nào mía cần nhiều nước và chất dinh dưỡng ?
A. Vươn lóng B. Đâm nhánh
C. Nảy mầm D. Cây con
28. Điều nào sau đây sai đối với rể hom mía:
A. Hút nước và chất dinh dưỡng bổ sung nuôi chồi mía.
B. Nuôi cây mía trong 1 – 2 tháng.
C.Nhỏ, mọc cạn thành chum.
D. Nuôi cây mía suốt thời gian sinh trưởng.
29. Bộ phận nào của cây mía giúp lóng vươn dài và to ra:
A. Tầng sáp B. Tầng tăng trưởng C. Tầng rễ D. Mầm
30. Loại sâu, động vật nào sau đây phá hại rễ mía:
A. Rầy bông, rầy cánh trắng. B. Rầy bông, rầy trắng.
C. Sùng trắng, giun đất. D. Tuyến trùng, sùng trắng.
31. Hạn chế nhánh mía vô hiệu ( nhánh cấp 3, 4) bằng cách:
A. Làm đất tơi xốp, tránh ngập úng. B. Bón phân nhiều suốt thời gian đâm nhánh.
C.Trồng mía thưa. D.Vun gốc mía cao.
32. Cây mía thích hợp với đất tơi xốp và có độ pH vào khoảng:
A. 3.5 –> 5.5 B. 5.5 –> 7.5
C. 7.5 –> 9.5 D. > 9.5
33. Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì hàm lượng
saccarozơ thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất tinh chế đạt 80%
A.105kg B. 114kg C. 110kg D. 104kg
7

34. Sùng trắng là:


A. Ấu trùng của bọ hung cánh cứng B. Côn trùng
C. Vi khuẩn D. Nấm
35. Loại rễ cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trong suốt thời gian trưởng thành là:
A. Rễ cây B. Rễ chùm
C. Rễ khí sinh D. Rễ hom
36. Trong cây mía có chứa đường gì?
A. Mantozơ B. Glucozơ C. Lactozơ D. Saccarozơ
37. Ở các vùng hay nhiễm một số bệnh như :phấn đen , phấn trắng , thối nõn nên xữ lý hom mía bằng :
A. Dung dịch Benomyl 0,1% . B. Dung dịch Benomyl 0,2 % .
C. Dung dịch Benomyl 0,3 % . D. Dung dịch Benomyl 0,4 %.
38. Lượng phân Kali đỏ ( KCl ) cần cho 1 ha mía là:
A.100 -> 150kg . B. 150 -> 200kg . C. 200 -> 250kg . D. 250 -> 300kg .
39. Đặc điểm “Nhỏ, cánh rộng 16 -> 20mm, cánh trước màu xám vàng, giữa cánh có 2 chấm đen nhỏ …”
đó là :
A. Rệp bông. B. Sâu 5 vạch hại mía C. Rầy trắng D. Bọ hung
40. Rễ sơ sinh của cây mía có đặc diểm:
A. Hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt thời gian sinh trưởng
B. Bám vào đất cho cây không ngã
C. Mọc ra từ đai rễ của hom
D. Là rễ chính của cây mía
41. Phát biểu nào sau đây sai đối với tác dụng của việc bón vôi:
A. Tạo đk cho VSV họat động B. Cải tạo độ chua của dất
C. Tạo chất keo giúp dất có kết cấu tốt D. Tăng nồng độ muối cho cây phát triển./.

You might also like