Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 95

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

TS. NGUYỄN MINH HOẠT

GIÁO TRÌNH

TƯ DUY BIỆN LUẬN

TP HỒ CHÍ MINH – 2021

1
MỤC LỤC

Trang
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN 4
1.1. KHÁI LUẬN VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN 4
1.1.1. Khái niệm về tư duy biện luận 4
1.1.2. Tầm quan trọng tư duy biện luận 6
1.1.3. Những đặc điểm của người tư duy biện luận 9
1.2. RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN LUẬN 10
1.2.1. Xây dựng và nuôi dưỡng ý thức, kiên nhẫn thực hiện các thao tác TD 10
1.2.2. Một số hoạt động rèn luyện tư duy biện luận 12
1.3. CÁC YÊU CẦU RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN LUẬN 14
1.3.1. Xem xét lại những nhận định của bản thân 14
1.3.2. Đừng bao giờ chấp nhận thông tin từ truyền thông cho tới khi chúng
ta trực tiếp kiểm tra thông tin đó 15
1.3.3. Xem xét mọi thứ 15
1.3.4. Các bước thực hiện 16
1.3.5. Các phương thức hỗ trợ 16
1.4. PHẦN THỰC HÀNH VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN 17
Chương 2. TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG BIỆN LUẬN 22
2.1. KHÁI LUẬN VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO 22
2.1.1. Khái niệm về tư duy sáng tạo 22
2.1.2. Tầm quan trọng của kĩ năng tư duy sáng tạo 23
2.1.3. Tư duy sáng tạo – Thang tư duy Bloom 26
2.2. CÁC CẤP ĐỘ VÀ RÀO CẢN CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO 27
2.2.1. Các cấp độ của tư duy sáng tạo 27
2.2.2. Rào cản đối với tư duy sáng tạo 28
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO 30
2.3.1. Phương pháp đối tượng tiêu điểm 31
2.3.2. Phương pháp tư duy hệ thống 32
2.3.3. Phương pháp thử và sai (Trial & Error) 33
2.3.4. Phương pháp động não 35
2.3.5. Phương pháp DOIT 36
2.3.6. Phương pháp 5W1H 38
2.3.7. Phương pháp bản đồ tư duy 40
2.3.8. Sáu chiếc mũ tư duy 42
2.4. RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO 46
2.4.1. Một số thủ thuật kích thích tư duy sáng tạo 46
2
2.4.2. Trau dồi tư duy sáng tạo 48
2.5. PHẦN THỰC HÀNH VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO 49
Chương 3. MỘT SỐ THAO TÁC LOGIC TRONG TƯ DUY BL 54
3.1. KHÁI NIỆM 54
3.1.1. Thuật ngữ “khái niệm” trong logic học 54
3.1.2. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm 55
3.1.3. Phân loại khái niệm 58
3.1.4. Mở rộng và thu hẹp khái niệm 59
3.2. PHÁN ĐOÁN 61
3.2.1. Định nghĩa phán đoán 61
3.2.2. Phán đoán và câu 62
3.2.3. Các loại phán đoán 63
3.3. SUY LUẬN 64
3.3.1. Khái niệm về suy luận 64
3.3.2. Cấu trúc của suy luận 65
3.3.3. Phân loại suy luận 65
3.2. CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ 67
3.2.1. Kết cấu của một phép chứng minh 67
3.2.2. Chứng minh một luận đề khoa học xã hội 69
Chương 4. ỨNG DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN TRONG HỌC TẬP, NC 76
4.1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE 76
4.1.1. Hoạt động nghe trong đời sống con người 76
4.1.2. Một số dạng nghe 77
4.1.3. Cách nghe 79
4.1.4. Các kĩ năng nghe cần rèn luyện 80
4.2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI 81
4.2.1. Hoạt động nói trong đời sống con người 81
4.2.2. Một số dạng nói 82
4.2.3. Cách nói 85
4.2.4. Các kỹ năng nói cần rèn luyện 87
4.3. CÁCH TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 88
4.3.1. Nghị luận và nghị luận xã hội 88
4.3.2. Lập dàn ý cho bài văn NLXH 90
4.3.3. Kết luận 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN

1.1. KHÁI LUẬN VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN


1.1.1. Khái niệm về tư duy biện luận
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy biện luận (critical thinking). Dưới đây là
một số khái niệm tiêu biểu:
- “Tư duy biện luận là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những
dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận” (Michael
Scriven).
- “Tư duy biện luận là loại tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm
cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện của các bằng chứng và
các luận cứ” (Hatcher).
- “Tư duy biện luận là:
(1) Thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn đề và chủ đề xuất
hiện trong cuộc sống cá nhân;
(2) Sự hiểu biết về phương pháp điều tra và suy luận có lí;
(3) Một số kĩ năng trong việc áp dụng các phương pháp đó.
Tư duy biện luận đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết bất
kì có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và những kết luận xa hơn được nhắm
đến”. “Tư duy biện luận là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá
một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và
khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận biện luận phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ
bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm” (Tài liệu tập huấn về Kĩ năng sống của Tổ chức World
Vision Việt Nam)
Tư duy biện luận không đơn thuần chỉ là những ý kiến “biện luận” như tên gọi.
Những hoạt động trong quá trình tư duy biện luận thường bao gồm: Nêu quan điểm và
bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý, đánh
giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc phục.

4
Một quá trình của tư duy biện luận gồm những tiêu chí: rõ ràng, mạch lạc, chính
xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, có những giải thích và lí do phù hợp, khách quan,
toàn diện và có chiều sâu.
Tư duy biện luận liên quan đến nhiều kĩ năng như: khả năng lắng nghe và đọc một
cách cẩn thận; khả năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định
bên trong, và khả năng vạch ra các hệ quả của một phát biểu nào đó, khả năng thể hiện
quan điểm của mình một cách thuyết phục.
Từ xa xưa, nhà hiền triết cổ Hy Lạp Socrates đã yêu cầu người học phải suy nghĩ,
tự tìm kiếm thông tin cho mình, tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi
trường học tập. Ông dạy rằng cách nêu câu hỏi theo các tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự
đúng đắn, độ chính xác, hợp lí, không thiên vị.
Ở Việt Nam thuật ngữ “critical thinking” được dùng đề chỉ các khái niệm và tư
tưởng tương tự là “tư duy phản biện”, “tư duy phán xét”, “tư duy biện chứng” trong khoa
học. Một số trường đại học đã đưa vào giảng dạy môn “Tư duy phản biện” nhằm rèn
luyện cho sinh viên cách tư duy đối với một số vấn đề, một câu hỏi, hay một mối quan
ngại nào đó. Bởi vậy hai thuật ngữ “biện luận” và phản biện có nét tương đồng và khác
biệt như thế nào.
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), Hoàng Phê (chủ biên): “Biện luận là đưa ra lí lẽ
để tranh luận phải trái. Ví dụ: biện luận để phản bác” [16, tr.62]. “Phản biện là đánh giá
chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ trước hội đòng
thẩm thẩm định hoặc hội đồng chấm thi. Ví dụ: phản biện luận án tiến sĩ; phản biện đề
tài khoa học nhà nước.” [16, tr.738 ]
Tư duy biện luận nhấn mạnh đến khía cạnh logic, biện chứng, lập luận để tìm đến
một hay nhiều giải pháp tốt hơn hướng về chân lí của kiến thức, cái đúng của sự thật
nhằm giúp sinh viên thành công trong môi trường học tập và công tác. Vì vậy, có thể
xem thao tác phản biện là một phần của tư duy biện luận.
Nhìn từ một góc độ cụ thể và mang tính ứng dụng, tư duy biện luận là khả năng
suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lí, bao gồm các khả năng phản xạ và suy nghĩ độc lập.
Một người có kĩ năng tư duy biện luận thường có khả năng:
- Hiểu được và kết nối logic giữa những ý tưởng;
- Xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận;
5
- Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong lập luận;
- Giải quyết vấn đề một các hệ thống;
- Nhận ra sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng;
- Phản xạ biện minh về niềm tin và giá trị của con người.
Tùy theo mục tiêu, đặc điểm của ngành nghề, nhu cầu công việc hay trình độ của
đối tượng, để ứng dụng tư duy biện luận phù hợp, đạt hiệu quả.
Như vậy, tư duy biện luận là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn
về niềm tin mà chủ thể tin vào hay những gì chủ thể đang làm. Nó bao gồm khả năng
vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective
thinking), từ tiếp cận vấn đề (prpblem) đến suy nghĩ (thinking) và đưa ra giải pháp
(solution) phù hợp. Xem sơ đồ 1.

Hình 1.1. Tư duy biện luận


1.1.2. Tầm quan trọng tư duy biện luận
Tư duy biện luận giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau,
vừa sâu sắc, vừa toàn diện. Đây là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân

6
tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… Từ sự quan sát, kinh nghiệm,
chứng cứ, thông tin, và lí lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình
thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vì vậy, nó không đơn thuần là một phẩm chất của
con người, mà còn là một kĩ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển. Khả năng
tư duy biện luận có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Theo Olver & Utermohlen (1995), sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu
quả các kĩ năng tư duy biện luận vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề
phức tạp mà họ phải đối mặt, và vào các lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực
hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi công nghệ nhanh chóng khác”. Vì
vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy biện luận có tầm quan trọng đối với
chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại - dân chủ,
mọi người phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ
sở về các công việc của bản thân và xã hội.
Tư duy biện luận không phải chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và
biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư duy biện luận tốt. Người có tư duy
biện luận có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng
thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan
để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Không nên nhầm lẫn tư duy biện luận với việc thích tranh cãi hay chỉ trích
người khác. Mặc dù các kĩ năng tư duy biện luận có thể được sử dụng để vạch trần
những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng. Tư
duy biện luận giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lí thuyết đã
biết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lí công việc và giải quyết vấn đề.
Một quan điểm cho rằng tư duy biện luận cản trở khả năng sáng tạo bởi vì trong
khi tư duy biện luận đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc logic và lập luận nhất định
thì khả năng sáng tạo có lẽ cần đến nhiều hơn việc “phá luật” (breaking the rules).
Đây là quan điểm sai lầm. Tư duy biện luận khá hòa hợp với cách suy nghĩ “ngoài
chiếc hộp” (thinking out-of-the-box), thử thách các nhận thức chung và theo đuổi
những hướng đi ít người biết. Tư duy biện luận là một phần cơ bản của sáng tạo, bởi
vì chúng ta cần tư duy biện luận để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo.

7
Tư duy biện luận là kĩ năng tư duy cần thiết cho mọi lĩnh vực. Khả năng suy
nghĩ rõ ràng và có lí trí rất quan trọng bất kể chúng ta đang làm gì. Nếu là một người
làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lí, thì tư duy biện
luận càng có vai trò quan trọng để xử lí tốt các tình huống trong công việc. Tuy
nhiên, kĩ năng này không chỉ giới trong một lĩnh vực cụ thể nào. Khả năng tư duy
tốt và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống là “tài sản” quý giá trong mọi lĩnh vực,
nghề nghiệp.
Tư duy biện luận rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức khi nó được thúc đẩy
bởi thông tin và công nghệ. Nền kinh tế mới đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng
vào các kĩ năng vận dụng trí óc linh hoạt và khả năng phân tích thông tin, tích hợp
các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề. Tư duy biện luận tốt sẽ thúc đẩy
những kĩ năng tư duy trong môi trường làm việc không ngừng thay đổi.
Tư duy biện luận cải thiện các kĩ năng thuyết trình và ngôn ngữ. Suy nghĩ rõ
ràng và có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn đạt các ý tưởng. Đối với
phân tích cấu trúc logic của văn bản, tư duy biện luận cũng tăng khả năng hiểu rõ
những gì đã được viết. Nó còn thúc đẩy sáng tạo, tìm ra giải pháp sáng tạo cho một
vấn đề không chỉ cần đến các ý tưởng mới. Các ý tưởng mới này cũng bắt buộc phải
hữu ích và liên quan đến vấn đề đang cần được giải quyết. Tư duy biện luận đóng
vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất
và điều chỉnh chúng nếu cần thiết.
Tư duy biện luận rất quan trọng đối với quá trình phản chiếu bản thân
(self_reflection). Để kiểm soát cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần
nhận dạng rõ giá trị bản thân và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy biện luận chính
là thứ sẽ giúp chúng ta có các quyết định một cách hợp lí.
Tư duy biện luận tốt là nền tảng của khoa học và dân chủ. Khoa học đòi hỏi
việc sử dụng lập luận trong thử nghiệm và xác nhận các lí thuyết. Việc vận hành hiệu
quả hơn của nền dân chủ tự do cũng đòi hỏi các công dân có cách suy nghĩ lí trí về
các vấn đề xã hội để lan tỏa những giá trị đúng đắn và vượt qua những khuynh hướng
và định kiến sai lầm.
Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy biện luận thành thạo có nghĩa đã có một
hành trang thiết yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kĩ năng
tư duy biện luận không chỉ giúp sinh viên hiểu được những bài học sâu và rộng trong tài
8
liệu mà còn giúp sinh viên khi viết tiểu luận, nghe giảng và cả khi làm bài thi. Nếu sinh
viên học cách tư duy biện luận có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư duy tốt như cuốn sách
cẩm nang cho đời sống của mình.
1.1.3. Những đặc điểm của người tư duy biện luận
Các đặc điểm thiết yếu của người có tư duy biện luận, đó là:
- Không có thành kiến: người có tư duy biện luận là người ham tìm hiểu, biết lắng
nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng
bằng chứng và lí lẽ, thích sự rõ ràng, chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau,
và sẽ thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.
Người có tư duy biện luận là người có tính cởi mở, cầu tiến sẵn sàng đón nhận cái
mới: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính cởi mở và cầu tiến của mỗi cá nhân, như tính
thiên vị, thành kiến; tính cả tin và mức độ khiêm tốn; niềm tin tuyệt đối vào cái cũ đã lỗi
thời. Vì vậy người có tư duy biện luận cần tránh lối thiên kiến, như: biết thay đổi quan
điểm hợp lí, có cơ sở; Biết hạn chế các quan niệm cá nhân; Xem xét và thu nhận quan
điểm của người khác. Biết hợp tác hiệu quả với người khác để tìm ra giải pháp cho các
vấn đề phức tạp.
- Biết vận dụng các tiêu chuẩn: cần phải có các điều kiện được thoả mãn nhất định
để một phát biểu trở thành có thể tin cậy được. Mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có
các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung cho
nhiều vấn đề. Chẳng hạn: “…một khẳng định bất kì phải… được dựa trên những sự thật
chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không thiên lệch, thoát khỏi
logic ngụy biện, hợp logic, lí lẽ vững chắc”.
Người có tư duy biện luận có khả năng tranh luận: đưa ra các lí lẽ với các bằng
chứng hỗ trợ. Tư duy biện luận bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá, và xây dựng các
lí lẽ. Biết phân tích, đánh giá, cân nhắc các vấn đề liên quan: Biết thu thập thông tin mới
khách quan, chính xác, kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng; Biết xử lí thông tin mới, hiệu
quả để phân tích lí giải vấn đề, sử dung ngôn ngữ diễn đạt một cách tường minh, hợp lí.
muốn tìm tòi, khám phá nội dung công việc có liên quan, thông qua khả năng nhận định
vấn đề và hiểu rõ sự cần thiết của bằng chứng để chứng minh, làm rõ chân lí. Đồng thời
người có tư duy biện luận có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc

9
nhiều chi tiết. Để làm được việc này cần phải nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các
dữ liệu.
- Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy biện luận cần
phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau, nhìn nhận sự việc, vấn đề đa
chiều trong các trường hợp cụ thể, cần tự mình thoát ra khỏi cách suy nghĩa quen thuộc,
lối mòn của bản thân; Không nên đưa ra những quyết định vội vàng; Biết tiên đoán điều
gì sẽ xẩy ra, kết quả ra sao của một vẫn đề sáp thực hiện và luôn khởi xướng sự thay đổi;
Sẵn sàng và kịp thời thích nghi với môi trường mới, công việc mới.
- Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy biện luận sử dụng nhiều thủ thuật tư duy
khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định. Vận dụng
tư duy logic biện chứng đề giải quyết các vấn đề có liên quan: Để có kết quả tốt trong
qua trình tư duy biện luận, cần biết đưa ra những câu hỏi phù hợp, phải đạt các câu hỏi
nhằm giải thích, làm rõ vấn đề; Có khả năng phán đoán, trừu tượng hóa, khái quát hóa
vấn đề trên cơ sở các minh chứng để suy luận một cách logic; Sắp xếp dữ liệu khoa học,
hợp lí; đánh giá thông tin kịp thời, chọn lọc, chính xác, khách quan; Tránh việc hình
thành giả định mang tính định kiến, đồng thời cần nâng cao cảnh giác đối với các định
kiến; Áp dụng các phương pháp phân tích để làm rõ thực trạng: ưu điểm, nhược điểm,
cơ hội, thách thức, mối hiểm nguy, rủi ro,... từ đó có các giải pháp đề nghị cụ thể, có tính
khả thi và đưa ra kết luận vấn đề.
Người có tư duy biện luận thường có khả năng: Hiểu sự gắn kết logic giữa các
quan điểm. Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận. Tìm ra những sự không
nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. Giải quyết các vấn đề một cách hệ
thống. Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng. Xem xét cách lập
luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
1.2. RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN LUẬN
1.2.1. Xây dựng và nuôi dưỡng ý thức, kiên nhẫn thực hiện các thao tác tư duy
Rèn luyện tư duy biện luận đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và nuôi dưỡng ý thức
tự thay đổi mình, có sự kiên nhẫn khi thực hiện các thao tác tư duy. Ví dụ: Giả sử có một
niềm tin rằng: “Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Các
bước thao tác tư duy biện luận sẽ là:
Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn

10
“Có đúng vậy không?”. Vậy những người không học đại học đều thất bại sao? Có
ai học đại học mà vẫn không thành công? Có cách nào không học đại học mà vẫn thành
công không?
Bước 2: Quan sát.
Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có
ai học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:
- Anh T là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia
đình khó khăn, vợ con coi thường.
- Chị Y học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy là chủ tịch của một tập đoàn
kinh tế lớn.
- Bill Gate là tỉ phú nhưng không phải là tiến sĩ.
- Ông H chưa một ngày bước chân đến cổng trường đại học nhưng vẫn là người
chế tạo ra máy gieo hạt.
Bước 3: Tìm kiếm lí lẽ và lập luận.
- Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, không có khái
niệm thành công (hay hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng, giàu có…) chung cho tất cả mọi
người.
- Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”, nhưng không nhất thiết là điều kiện
quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành công nhờ vào sự nỗ lực tìm
đúng hướng đi của cá nhân.
- Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu,
nhưng không có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. (Bà nội tôi không
biết chữ, nhưng bà là một “chuyên gia” về văn hoá ứng xử…).
Bước 4: Nhận thức và lí giải vấn đề.
- Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
- Ai là người tin vấn đề này? Tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy?
- Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?
Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân.

11
Tôi cho rằng: “Thành công là khi…”, “Không phải nhiều tiền, có chức quyền là
thành công”, “Thành công là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở trường
của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn”.
Bước 6: Khẳng định lại.
Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn thành đạt!
1.2.2. Một số hoạt động rèn luyện tư duy biện luận
- Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân: Người có tư duy biện luận thường
có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy
nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm
vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang
làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tập thói quen
quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ
các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

Hình 1.2. Đọc sách để rèn luyện tư duy biện luận


- Có một tầm nhìn khách quan: Muốn có tư duy biện luận tốt, các bạn cần có
cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo
cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ
quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận
vấn đề một cách chính xác.
- Tập thói quen đặt câu hỏi: Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những
câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. Nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ
để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình.
Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.
12
Hình 1.3. Tạo lập thói quen đặt câu hỏi để rèn luyện khả năng tư duy
- Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến: Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng
ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh
vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để
làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả
thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết
luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

Hình 1.4. Sơ đồ hóa ý kiến


13
Ưu điểm:
- So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có
những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
- Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng
và linh hoạt cho việc ghi nhớ
Tóm lại: Tư duy biện luận thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề
nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình tư duy biện luận liên
quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt
đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.
Tư duy biện luận là một kĩ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta
phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận
dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với sinh viên, để học được
nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Sinh viên cần phải
rèn luyện cách tư duy độc lập, có quan điểm chính kiến của mình trước các vấn đề,
tự mình kiến bồi dưỡng tri thức để thành công.
1.3. CÁC YÊU CẦU RÈN LUYỆN TƯ DUY BIỆN LUẬN
1.3.1. Xem xét lại những nhận định của bản thân
Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả mọi thứ. Đó là cách thức não bộ xử lí từng
thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền
móng của nền tảng biện luận. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định của chúng

14
ta sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng sự thật? chúng ta sẽ cần xây dựng lại nền
móng này từ đầu.
- Xem xét lại nhận định là như thế nào? Einstein đã từng thắc mắc về một nhận
định: liệu các định luật của Newton về chuyển động có thể mô tả chuẩn xác thế giới
này hay không? [1] Einstein đã phát triển nền tảng biện luận hoàn toàn mới mẻ để nhìn
nhận thế giới, bằng cách mô tả lại suy nghĩ của bản thân về điều đã xảy ra, bắt đầu
từ con số không.
- Chúng ta có thể xem xét lại những nhận định theo cách tương tự. Vì sao chúng
ta cảm thấy cần phải ăn sáng ngay cả khi không đói? Vì sao chúng ta thừa nhận rằng
mình sẽ thất bại ngay cả khi chưa thử bắt tay vào làm?
- Liệu chúng ta còn mặc nhiên tin vào những nhận định nào mà chúng có thể bị
phá vỡ sau khi được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn?
1.3.2. Đừng bao giờ chấp nhận thông tin từ truyền thông cho tới khi chúng
ta trực tiếp kiểm tra thông tin đó
Tương tự như các nhận định, việc tiếp thu thông tin từ chính quyền cũng có thể
hữu dụng. Thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông
tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này
giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin
mình tiếp cận. Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng
những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó
chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến
không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật.
Tạo dựng thói quen sử dụng bản năng để tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. Hãy
yêu cầu làm rõ vấn đề khi lời giải thích của ai đó chưa khiến chúng ta hài lòng. Nếu
không đặt câu hỏi, chúng ta có thể đọc thêm hoặc tự mình kiểm tra tính chính xác
của thông tin. Từ đó chúng ta sẽ trở nên nhanh nhạy khi tự đánh giá thông tin nào
cần nghiên cứu kĩ lưỡng hơn và thông tin nào là chính xác.
1.3.3. Xem xét mọi thứ
Chúng ta đã đọc về việc cân nhắc các nhận định cũng như kiểm tra thông tin từ
cơ quan chính quyền, giờ là lúc chúng ta biết mình nên xem xét tất cả mọi thứ. Cách
đặt câu hỏi để đáp ứng nhu cầu thông tin có liên quan là một trong những yêu cầu
15
quan trọng của tư duy biện luận. Nếu không biết phải hỏi gì hoặc không đưa ra câu
hỏi từ đầu, chúng ta sẽ không thể có câu trả lời. Tìm kiếm câu trả lời một cách thông
minh chính là tư duy biện luận. Ví dụ một số câu hỏi đặt ra khi chúng ta cần làm rõ
các thông tin về một số sự kiện:
- Cơ chế của sét hòn là gì?
- Cá rơi từ trên trời xuống nước Úc như thế nào?
- Chúng ta có thể làm điều gì có ý nghĩa để chống lại tình trạng đói nghèo trên
toàn cầu?
- Chúng ta có thể chấm dứt hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân như thế nào?
1.3.4. Các bước thực hiện
Nhận dạng những ý kiến liên quan với vấn đề đưa ra, chúng ta cần có các bước
thực hiện:
- Phân tích: Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận điểm ủng hộ và luận cứ biện luận.
Với mỗi luận điểm đưa ra nhiều luận cứ khác nhau. Nhìn sự việc, vấn đề dưới nhiều
góc cạnh khác nhau, tìm ưu điểm và khuyết điểm.
Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề
A → lập luận B → lập luận C → nhận định D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ
D để đi tìm A, B và C.
- Đánh giá: Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến. Đong sức nặng (sức thuyết
phục) của những ý kiến. Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng). Trình
bày kết quả của quá trình tư duy logic. Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những
đặc điểm nổi trội của ý kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến
đó). Nêu ra các điểm không chuẩn xác trong lập luận của người/nhóm người mang ý
kiến đối lập
1.3.5. Các phương thức hỗ trợ
- Kĩ năng sơ đồ hóa ý kiến: Sơ đồ tư duy (mind_map) là một dụng cụ hữu hiệu
trong việc tổ chức và đánh giá thông tin bởi nó giúp định vị luận điểm/luận cứ một
cách rõ ràng. Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội
dung thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào.
Tiếp theo, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, đặt ra các câu hỏi như: Tại sao
16
lại khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A.
Nếu là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả
năng A không. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống
thì lí do là ở đâu…
- Kĩ năng tránh tính thiên vị: Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức
của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Thay vì hỏi: “Điều này mâu
thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào ?” hãy hỏi rằng: “Điều này có nghĩa là
gì ?” Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng đưa
ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi việc làm
này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation) thay vì định
hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc phát triển cảm
nhận thành sự phán xét.
Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng cách:
Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế
rất dễ tấn công những phán xét chống lại mình. Từ tốn lắng nghe ý kiến của người
khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Làm đúng quy trình tư duy biện luận.
Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở và sai lầm.
Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi thông
tin và lượng thông tin. Khi dùng từ _____, ý bạn là_____? Tại sao chúng ta lại đưa
ra được kết luận đó? Tại sao chúng ta cho rằng mình đúng? Chúng ta lấy thông tin
này ở đâu? Giả định gì khiến chúng ta đưa ra kết luận đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu
chúng ta sai? Tại sao điều này lại quan trọng thế? Điều gì nữa có thể giải thích cho
hiện tượng này? Phân tích của chúng ta có bị ảnh hưởng bởi dư luận, quy trình giáo
dục, môi trường sống, cảm tính, định kiến xã hội, tuyên truyền, thành kiến, tính địa
phương,… ?.
1.4. PHẦN THỰC HÀNH VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN
Tư duy biện luận hiện nay rất hữu ích nếu chúng ta muốn trở thành một nhà
lãnh đạo, chuyên gia nghiên cứu, nhà khoa học, quản lí, đầu tư chứng khoán, tài
chính. Tư duy biện luận có vai trò quan trọng giúp mỗi con người chủ động và kiểm
soát tốt hơn mọi mặt hoạt động trong cuộc sống

17
- Đừng độc đoán, cũng đừng rụt rè khi biện luận. Tránh sử dụng các từ mang
tính tuyệt đối từ “không bao giờ” và chỉ dùng chúng khi chúng ta hoàn toàn chắc
chắn. Tuy nhiên, hãy quả quyết khi biện luận. Ví dụ, câu nói “chậm mà chắc” sẽ
giảm bớt tính khích lệ nếu trở thành “chậm mà chắc trong một vài trường hợp”
- Hãy khôn ngoan, mục tiêu của chúng ta không phải là người nói mà là những
đề xuất họ đưa ra.
- Hỏi ý kiến người khác. Nhiều khả năng họ sẽ đưa ra góc nhìn mới mẽ và có
thể thay đổi được cách thức tiếp cận của chúng ta. Cân nhắc những người trong nhiều
nhóm tuổi và nhiều nghề nghiệp khác nhau.
- Luyện tập cách thức phê bình và bạn sẽ tiến bộ. Ghi nhận khi người khác phê
bình những nội dung mà chúng đưa ra.
- Đọc bài phê bình của mọi người trên báo chí và sách vở, học hỏi từ lỗi lầm và
thế mạnh ở họ để phát triển phong cách của chính mình.
- Phân biệt lập luận diễn dịch và quy nạp, cụ thể là biết được liệu một cuộc
tranh luận được thực hiện theo hướng từ chi tiết đến tổng quát hay ngược lại.
- Sử dụng thư viện và internet để tìm kiếm thông tin về chủ đề mà chúng ta
đang phê bình. Một bài phê bình thiếu hiểu biết đôi khi còn tệ hơn bài phê bình bị
triển khai tồi.
- Chúng ta có thể biện luận tốt hơn rất nhiều nếu chủ đề được biện luận thuộc
chuyên môn của mình. Ví dụ, ai có thể phê bình một bức tranh tốt hơn họa sĩ? Ai có
thể phân tích văn học tốt hơn một người viết văn?
Dưới đây là một số trang web để chúng ta rèn luyện khả năng tư duy biện luận
mỗi ngày.
(1). Lifehacker: Tìm hiểu mọi thứ dưới nhiều góc độ.
(2). Library of Congress: Thư viện kiến thức trực tuyến.
(3). Boundless: Thư viện sách trực tuyến, miễn phí.
(4). Inc.edu: Website hữu ích cho những người khởi nghiệp.
(5). Google World Wonders: Khám phá thế giới cổ đại và hiện đại với rất nhiều
tài nguyên hữu ích.

18
(6). TED Talks: Học hỏi kiến thức được chia sẻ từ các chuyên gia và xem cách
họ trình bày vấn đề để bảo vệ ý kiến của mình.
(7). Reddit Lectures: Bộ sưu tập những bài giảng hàng đầu đến từ các chuyên
gia, học viện, chính phủ và các nhà lãnh đạo.
(8). UReddit: Các khóa học về nghệ thuật, khoa học máy tính, ngôn ngữ, toán
học, thống kê và nhiều hơn nữa.
(9). Internet Sacred Text Archive: Hàng loạt đầu sách miễn phí về tôn giáo, tín
ngưỡng, văn học dân gian, thần thoại, thuật giả kim…
(10). MeetUp: Học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ những gì bạn biết và xem xét vấn
đề trên nhiều khía cạnh mới.
(11). Trivium Education: Nơi bạn học tập để vận dụng các phép tu từ, ngữ pháp
và phán đoán logic.
(12). HubSpot Academy: Cổng thông tin về marketing, SEO, bán hàng, quảng
cáo… cho bất cứ ai quan tâm.
(13). University of the People: Tổ chức phi lợi nhuận với các khóa học miễn
phí về quản trị kinh doanh, khoa học máy tính và y tế.
(14). PBS Video: Các bộ phim tài liệu chuyên sâu, miễn phí.
(15). Project Gutenberg: Hơn 50.00 tác phẩm văn học.
(16). Pocket: Lưu các bài báo, video và nhiều nội dung giáo dục hữu ích khác
để đọc ngoại tuyến.
(17). MIT Open Courseware: Các khóa học về chương trình máy tính lí tưởng
cho những người mới bắt đầu và người khởi nghiệp.
(18). FutureLearn: Các khóa học trực tuyến miễn phí đến từ hơn 40 trường đại
học.
Bài tập về tư duy biện luận
Hãy trình bày các bước thao tác tư duy biện luận:
(1) Cắt nghĩa lí giải từ ngữ, hình ảnh, chia vấn đề ra từng phương diện, diễn đạt rõ
vấn đề cần biện luận;

19
(2) Đặt câu hỏi nghi vấn: xem xét các mặt trái của vấn đề;
(3) Quan sát thực tiễn: sử dụng các dẫn chứng theo thời gian, không gian, từ hẹp
đến rộng để làm rõ những phương diện đúng, chưa đúng (nếu có) của vấn đề;
(4) Sử dụng cách thức lập luận: diễn dịch hay quy nạp hay kết hợp giữa diễn dịch
và quy nạp (tổng - phân - hợp);
(5) Nhận thức và lí giải vấn đề: trình bày ý nghĩa tác dụng và các thức thực hiện
mặt tích cực của vấn đề, cần phòng tránh những mặt tiêu cực của vấn đề;
(6) Khẳng định hay bác bỏ nội dung và giá trị của vấn đề trong lí luận và thực tiễn;
đối với các luận điểm sau:
1- Hạnh phúc là đấu tranh.
2- Học vấn là chùm rễ đắng cay để có hoa trái ngọt ngào.
3- Mỗi phút hờ hững của tuổi trẻ là những năm hối hận của tuổi về già.
4- Tình yêu là niềm đam mê làm cho người khác được hạnh phúc. (nhà văn Đức
F.Sile).
5- Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa (nhà văn
Pháp Mi-sen Ê-kem đơ mông - te - nhơ).
6- Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao;
nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp (Thân Nhân Trung).
7- Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng (Lỗ Tấn).
8- Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn
nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụy ngay khi còn sống (Norman Kusin).
9- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng
kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống (Lép Tôn-xtôi).
10- Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi
thi (Lin Con).
11- Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất
thêm nhiều thứ khác nữa.

20
12- Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể an mòn
cả một xã hội.
13- Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.
14- Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
15- "Ở đời này không có con đường đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt
yếu là có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy". (Nguyễn Khải)
16. Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.
17. Trên mãnh đất khô cằn vẫn có những bông hoa thật đẹp.
18. Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho
nhiều, họ càng có nhiều. (Rainer Maria Rilke)
19. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó
cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.(Albert Schweitzer)
20. Lòng nhân đức bắt đầu từ gia đình, nhưng không nên kết thúc luôn ở đó.
(Thomas Fuller)
21. Đừng bao giờ tìm niềm vui trong bất hạnh của người khác. (Publilius Syrus)
22. Sự tử tế, dù nhỏ tới thế nào, không bao giờ là lãng phí.(Aesop)
23. Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy,
lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự nghi ngờ và thù địch bốc hơi. (Albert Schweitzer)
24. Một người chỉ thực sự có đạo đức khi anh ta phục tùng sự thôi thúc muốn giúp
tất cả mọi sinh mệnh anh ta có thể giúp được và lùi lại không làm tổn thương tới bất cứ
sinh linh nào. (Albert Schweitzer)
25. Hãy giữ trái tim không bao giờ chai cứng, và tâm tính không bao giờ kiệt sức,
và bàn tay không bao giờ gây sự tổn thương. (Charles Dickens)
26. Lòng trắc ẩn, cội nguồn của mọi đạo đức, chỉ có thể đạt được toàn bộ chiều
rộng và chiều sâu nếu nó bao trùm tất cả sinh vật sống chứ không chỉ giới hạn ở loài
người. (Albert Schweitzer)
27. Khi bạn làm điều gì đó cao thượng và tốt đẹp và không ai để ý thấy, đừng buồn.
Bởi mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kỳ diễm và thế mà hầu hết khán giả vẫn
đều đang ngủ.(John Lennon)
21
Chương 2
TƯ DUY SÁNG TẠO TRONG BIỆN LUẬN

2.1. KHÁI LUẬN VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO


2.1.1. Khái niệm về tư duy sáng tạo
Theo Bộ Lao động Hoa Kì, người lao động thế kỉ 21 tại Hoa Kì cần có 13 kĩ
năng thiết yếu, trong đó kĩ năng tư duy sáng tạo được xếp hàng đầu. Trong cuộc sống
nói chung và trong công việc nói riêng, nếu thiếu tư duy sáng tạo thì con người có
thể sẽ gặp khó khăn khi giải quyết những vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có những giải
pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ.
Tư duy sáng tạo là sự khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với các sinh
vật khác. Nó đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiến hóa và phát triển của xã
hội loài người. Đặc biệt, trong thế kỉ 21, khi nền kinh tế tri thức (với hàm lượng sáng
tạo chiếm ưu thế tuyệt đối) lên ngôi. Chính nhờ có sáng tạo mà qua từng thời đại,
con người chế tạo ra vô số thiết bị để phát triển khả năng của con người. Chẳng hạn:
máy bay là sự phát triển khả năng tiếp cận không trung, điện thoại là sự phát triển
khả năng nói và nghe.
Vậy “Tư duy sáng tạo” là gì? Theo các nhà tâm lí học thì tư duy sáng tạo được
xem là dạng hoạt động trí não cao nhất của con người. Trong đó, năng lực sáng tạo
là cốt lõi của tư duy sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo. Năng
lực sáng tạo được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lí bao gồm
nhiều quá trình gắn kết như: quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm.
Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra
những phương án khả thi. Từ đó, chọn được phương án tối ưu dựa trên các phương
án đã nêu ra. Đây là một quá trình rất phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt
động trí óc.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tư duy sáng tạo. Theo Torrance (1962):
“Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng
này đi đến kết quả… Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít gì đó trước đây con
người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”. Nói ngắn gọn thì bản chất sáng

22
tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới
về chất.

Hình 2.1. Tư duy sáng tạo - dạng hoạt động trí não cao nhất
Như vậy tiêu chí sáng tạo ở đây là “tính mới lạ” và “tính có giá trị” (có ích lợi
hơn, tiến bộ hơn so với cái cũ).
2.1.2. Tầm quan trọng của kĩ năng tư duy sáng tạo
Những thay đổi nhanh chóng của thời đại ngày nay đặt chúng ta trước yêu cầu:
các vấn đề phải được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thật khó để nói
rằng những kiến thức chúng ta có sẽ giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo trong
tương lai. Tất cả chúng ta phải tiếp tục học trong suốt cuộc đời, nhưng những kiến
thức chúng ta thu nhận được cũng không đảm bảo rằng sẽ giải quyết tốt những vấn
đề gặp trong tương lai. Chỉ có khả năng tư duy sáng tạo mạnh mẽ mới cung cấp
những giải pháp đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại và tương lai. Sáng tạo là
một trong những con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
Tư duy sáng tạo không chỉ cần thiết với những người đang làm việc trong lĩnh
vực quảng cáo, marketing hay nghệ thuật, mà nó còn cần thiết cho việc phát triển
công việc và thành công dù chúng ta làm việc trong bất kì ngành nghề nào. Chẳng

23
hạn, với một nhà hóa học nếu có khả năng sáng tạo, anh ta có thể phát minh ra những
phương pháp ứng dụng các thiết bị như lò vi sóng vào lĩnh vực tổng hợp hợp chất
hữu cơ, hay chiết suất tinh dầu từ thực vật. Một giảng viên sáng tạo sẽ không bao
giờ thiếu những phương pháp hay để truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách
hiệu quả nhất: như lớp học đảo ngược (flipped classroom), thảo luận nhóm. Một
người bán hàng sáng tạo sẽ luôn tràn ngập ý tưởng để tiếp cận khách hàng. Họ có
thể biến một khách hàng chỉ có ý định mua chiếc cần câu thành khách hàng mua
chiếc cano để đi câu.
Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao dù ở bất cứ công
việc nào. Thậm chí công việc mang tính kĩ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ
thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải
quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Chúng ta có thể đang phải làm một công việc chán
ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề
khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo
hơn để tạo nên sự hứng thú và hiệu quả.
Ở tầm vĩ mô, theo các nghiên cứu về sự phát triển kinh tế trong giai đoạn trước
thế kỉ 21, các cá nhân, công ty hoặc quốc gia đã trở nên giàu, thường có một hoặc
một số trong bốn nguyên nhân sau:
(1). Có tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn;
(2). Sinh ra đã giàu (như do thừa kế tài sản), có nguồn vốn tính theo đầu người
cao;
(3). Có công nghệ tiên tiến hơn các đối tượng khác xung quanh;
(4). Có nguồn nhân lực tốt hơn những đối tượng xung quanh.
Khi bước vào thế kỉ 21, một câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân nào làm cho một
cá nhân, công ty hoặc quốc gia thành công về kinh tế? Câu trả lời cho vấn đề này là:
Ba nguyên nhân từ 1 đến 3 càng ngày càng giảm bớt vai trò của chúng, và nguyên
nhân 4: Nguồn nhân lực tốt (mà cốt lõi là nguồn nhân lực có tính sáng tạo cao) sẽ là
động lực dẫn đến thành công. Sự sáng tạo của nguồn nhân lực thật sự là nguyên nhân
chính cho sự thành công nếu không nói là duy nhất ở thế kỉ 21.
Có thể thấy rõ hơn điều này khi nhìn vào sự phát triển một số quốc gia như:
Cuối thế kỉ 19, Argentina là một trong những nước giàu nhất thế giới (đến thập niên
24
1920, họ vẫn còn giàu ngang với nước giàu có ở châu Âu). Ngày nay, Argentina chỉ
được xếp vào danh sách các nước đang phát triển, thậm chí suýt bị vỡ nợ. New
Zealand đã có lúc đứng thứ ba thế giới về thu nhập tính theo đầu người. Hiện nay,
New Zealand được xếp vào cuối danh sách của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD). Với Việt Nam, dù tài nguyên khá phong phú nhưng vẫn
ở top dưới của thế giới.
Ở thế kỉ 21, lực lượng lao động tốt cần đạt được những yêu cầu cao hơn: ngoài
việc được đào tạo bài bản để có các kĩ năng nghề nghiệp tiên tiến, lực lượng lao động
còn phải có thêm các kĩ năng mới, đặc biệt trong đó là các kĩ năng sáng tạo và đổi
mới. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc “Thế kỉ 21
là thời đại của tư duy sáng tạo (tương ứng với nền kinh tế tri thức)”, chúng bao gồm:
- Thế kỉ 21 là thời đại cạnh tranh tri thức. Trong các lĩnh vực cần tri thức, chính
tư duy sáng tạo làm tăng giá trị thặng dư của tri thức, làm cho tri thức đem lại nhiều
ích lợi hơn.
- Các quốc gia, tổ chức, công ty càng ngày càng thấy sự cần thiết phải nhanh
chóng tái tạo, tái sáng chế, đổi mới chính mình để phát triển. Sự cạnh tranh toàn cầu
đòi hỏi mỗi công ty, tổ chức, quốc gia phải huy động các ý tưởng, tài năng và các tổ
chức sáng tạo. Công ty, tổ chức, quốc gia nào không coi trọng đúng mức điều này sẽ
mất đi lợi thế về chiến lược.
- Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàm lượng chất xám cao phát triển, đòi
hỏi nhiều người làm việc công việc ngày càng sáng tạo và những người tài thường
thay đổi/có cơ hội thay đổi chỗ làm việc hơn bao giờ hết.
- Có sự thay đổi quan hệ trên thị trường: Khách hàng bây giờ có nhu cầu, yêu
cầu cao hơn; so sánh, đối chiếu nhiều sản phẩm có tính năng tương tự, chứ không
còn là khách hàng trung thành như trước đây. Chỉ có sáng tạo mới tạo ra được sự
khác biệt.
- Vì quản lí đang thay đổi vai trò từ kiểm soát sang giải phóng sức sáng tạo.
Đây chính là tư duy quản lí mới.
Tư duy sáng tạo sẽ mở rộng quá trình sáng tạo, đề xuất nhiều phương án độc
đáo, sáng tạo, và triển khai các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp. Tư

25
duy sáng tạo sẽ giúp cho mọi người có suy nghĩ thông minh hơn; giúp cho mọi người
làm việc hiệu quả hơn: Đạt kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
2.1.3. Tư duy sáng tạo – Thang tư duy Bloom
Thang cấp độ tư duy Bloom (hay thang tư duy Bloom, hoặc khung phân loại
nhận thức Bloom) được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và hệ thống
hóa các cấp độ tư duy. Thang cấp độ tư duy do Benjamin S. Bloom thiết lập (1956).
Sau đó được điều chỉnh, và gọi là thang Bloom chỉnh sửa (Bloom’s Revised
Taxonomy) bao gồm: (1). Nhớ (Remembering); (2). Hiểu (Understanding); (3). Vận
dụng (Applying); (4). Phân tích (Analyzing); (5). Đánh giá (Evaluating); (6). Sáng
tạo (Creating). Các cấp độ tư duy này được khái quát như sau:
(1). Nhớ: Có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một
phần các quá trình, các cấu trúc. Ở cấp độ này cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến.
Ví dụ: Cần lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định
luật ấy. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm:
thuyết trình, trình bày, mô tả, liệt kê.
(2). Hiểu: Ở cấp độ nhận thức này cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện
qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ. Ví dụ: giải thích một định luật; viết tóm tắt
một chương mục; thuyết trình một quan điểm. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh
giá cấp độ nhận thức này bao gồm: giải thích, phân biệt, khái quát hóa, cho ví dụ…

Hình 2.2. Thang tư duy Bloom

26
(3). Ứng dụng: Có thể áp dụng, vận dụng thông tin đã biết vào một tình huống,
một điều kiện mới. Ví dụ: vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp
dụng các công thức, các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa
trên một quy trình. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này
bao gồm: vận dụng, áp dụng, tính toán, chứng minh, giải thích, xây dựng…
(4). Phân tích: Có thể chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ
để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng. Ví
dụ: lí giải nguyên nhân thất bại của một loạt thực nghiệm; hệ thống hóa ưu và nhược
điểm của quá trình hoạt động; xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp.
Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: phân tích,
lí giải, so sánh, lập biểu đồ, phân biệt, hệ thống hóa…
(5). Đánh giá: Có thể đưa ra nhận định, phán quyết đối với một vấn đề dựa trên
các chuẩn mực, các tiêu chí đã có. Ví dụ: biện luận một nghiên cứu, một bài báo;
đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập
luận. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm: đánh
giá, cho ý kiến, bình luận, tổng hợp, so sánh…
(6) Sáng tạo: Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này có thể tạo ra cái mới, xác
lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ: thiết kế một
mẫu nhà mới; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ
thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lí luận cho một
quan điểm. Các từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này bao gồm:
thiết lập, xây dựng, thiết kế, đề xuất…
Qua đó, có thể thấy tư duy sáng tạo chính là cấp độ cao nhất của tư duy mà các
hoạt động học tập, nghiên cứu cần hướng tới.
2.2. CÁC CẤP ĐỘ VÀ RÀO CẢN CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO
2.2.1. Các cấp độ của tư duy sáng tạo
Bất kì nhóm làm việc, đơn vị nào cũng muốn đội ngũ của mình biết làm việc
sáng tạo. Bản thân các thành viên cũng hiểu là nếu phát huy được tính sáng tạo trong
công việc thì họ sẽ nhanh chóng thuận lợi; đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp. Nhưng
khi đề cập chi tiết hơn về khái niệm tư duy sáng tạo thì thường ta không nắm rõ các
cấp độ, mức độ khác nhau của quá trình này.

27
Theo các chuyên gia về tư duy của con người, năng lực tư duy sáng tạo được
thể hiện qua ít nhất năm cấp độ dưới đây.
Cấp độ 1: “Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới”, là cấp độ thấp nhất,
tương ứng với khi biết: Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp
có thể có; Sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới.
Cấp độ 2: “Thay đổi các cách tiếp cận hiện có”, là cấp độ cao hơn, xuất hiện
khi biết: Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có;
Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu.
Cấp độ 3: “Đưa ra cách tiếp cận mới”, tương ứng với khả năng biết: Tìm kiếm
các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi trường khác để áp dụng
chúng tại doanh nghiệp của mình; Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ
hơn nhằm giải quyết vấn đề với hiệu quả cao hơn.
Cấp độ 4: “Tạo ra khái niệm mới” là cấp độ cao hơn nữa là khi có được khả
năng: Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới; Tạo ra các
mô hình và phương pháp mới cho đơn vị.
Cấp độ 5: “Nuôi dưỡng sự sáng tạo” là cấp độ cao hơn cả. Năng lực này chỉ có
ở một số ít nhà quản lí, nghiên cứu, bao gồm: Khuyến khích mọi người thử nghiệm
ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền thống; Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng
mới nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.
2.2.2. Rào cản đối với tư duy sáng tạo
Sự sáng tạo của con người là vô hạn, nhưng không phải ai cũng dám áp dụng
những ý tưởng sáng tạo của mình vào thực tế vì nhiều lí do khác nhau. Lí do chính
là vì trong quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu theo định hướng sáng tạo, mỗi cá
nhân, tập thể có thể phải đối mặt với nhiều rào cản, đặc biệt là các rào cản về tâm lí,
tâm thức. Chính những điều đó vô tình trở thành rào cản tư duy sáng tạo. Vậy những
nguyên nhân cản trở tư suy sáng tạo là gì, làm thế nào để phát hiện ra và phá vỡ nó?
Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân như sau (theo www.careerlink.vn)
- Lối mòn tư duy: Càng trưởng thành, con người càng có nhiều định kiến về mọi
thứ. Các định kiến đó là do các lối mòn tư duy đã hình thành trong cuộc sống. Những
định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà
chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến
28
bộ. Đó là những lối nghĩ thông thường. Đó là sức ỳ của tư duy do đã quen suy nghĩ
theo lối mòn.
- Tin vào kinh nghiệm: Khi thực hiện một kế hoạch hay quyết định một vấn đề
gì đó, có thể người ta không cần suy nghĩ, tìm giải pháp tốt nhất, ý tưởng mới, mà
lại cho rằng những việc đó mình đã làm nhiều lần rồi, không có gì phải suy nghĩ, đắn
đo. Chính sự quá tin tưởng vào kinh nghiệm đó vô tình giết chết tư duy sáng tạo của
chính họ.
Do đó, nếu muốn làm một việc gì hay quyết định vấn đề gì đó, dù rất quen
thuộc, cũng đừng vội vàng tin tưởng vào những kinh nghiệm có sẵn mà hãy đặt ra
những câu hỏi; tìm ra góc độ khác cho vấn đề và thử tìm cách giải quyết theo hướng
khác và cách thức khác.
- Sợ thất bại: Sợ thất bại cũng là nguyên nhân chính gây cản trở tư duy sáng
tạo. Những cách nghĩ mới, cách làm mới thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và
nguy cơ thất bại cao. Người mang tâm lí này thường nghĩ: Tôi không phải là người
sáng tạo, tôi không thể giải quyết vấn đề đó, tôi sợ phải trả giá cho sự thất bại. Họ
thường cảm thấy không đủ khả năng để giải quyết vấn đề gặp phải: Không đủ năng
lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo… Họ gác súng ngay trước khi trận
chiến bắt đầu, từ chối vấn đề khi chưa hề giải quyết nó.
Do đó, nhiều người chọn cách an toàn là cứ làm theo cái sẵn có. Chính suy nghĩ
như vậy sẽ biến người ta trở thành kẻ nhát gan, không dám khám phá, thử những cái
mới, dần dần sẽ làm thui chột sự tư suy sáng tạo của chính mình. Bên cạnh đó, tính
lười biếng cũng khiến chúng ta không suy nghĩ, hệ quả tất yếu là ta không thể suy
nghĩ sáng tạo… Thực chất, ai cũng có năng lực sáng tạo, chỉ cần có đủ niềm tin và
sự dũng cảm, ai cũng có thể tìm ra lời giải cho những vấn đề mà mình gặp phải, ít
nhất là những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân.
- Sợ bị chê cười: Khi tạo ra một cái gì đó mới. Người có tâm lí ngại thay đổi
thường quan tâm đến việc người khác sẽ nghĩ gì và lo sợ các ý tưởng của mình bị
đánh giá như “trò trẻ con”. Thực tế của cuộc sống, những ý tưởng mới ra đời thường
có thể bị chế nhạo, chỉ trích. Những người có sáng tạo là những người hay có những
ý tưởng khác người và ít được sự chấp thuận của mọi người xung quanh.

29
Chính vì tâm lí sợ bị chê cười nên nhiều ý tưởng chỉ được dừng lại ở suy nghĩ
và không dám bộc lộ ra, lâu dần nó khiến người ta trở nên tự ti với chính những tư
tưởng, sáng tạo của mình, không muốn nghĩ đến những ý tưởng được cho là điên rồ
đó nữa. Do đó, cần lưu ý: Những tiến bộ được thực hiện chỉ bởi những người có đủ
sức mạnh để chịu đựng sự cười chê. Khi vượt qua tâm lí ngại thay đổi, mỗi cá nhân
tự cởi bỏ những ràng buộc cho tư duy sáng tạo của mình.
- Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường: Nhiều người ngại tư duy
sáng tạo, chỉ thích làm theo người khác, chỉ bám theo đuôi của những ý tưởng có
sẵn. Họ không muốn động não, tư duy để tìm ra những sáng kiến, ý tưởng mới cho
công việc cũng như trong cuộc sống. Những người có tư duy sáng tạo là dám vượt
qua những quy tắc, chuẩn mực có sẵn trước đó. Còn những người chỉ dám thu mình,
chỉ để đảm bảo an toàn cho mình sẽ không thể có những ý tưởng hay, khác lạ, không
dám đột phá vượt ra ngoài những quy tắc. Những người đó sẽ khó có được những ý
tưởng hay, hướng giải quyết công việc khác cho dù họ có thể đã nghĩ đến nó. Họ
luôn giải quyết mọi việc theo hướng mà người khác đã làm; thích làm theo kiểu
“nước tới đâu bắc cầu tới đó” để giải quyết công việc.
- Chấp nhận sự sẵn có: Đó là khi con người chỉ muốn đi theo một lối mòn đã
được nhiều người đi trước đó hoặc chính họ là người cũng đã nhiều lần đi trên con
đường đó. Họ không muốn sáng tạo ra một con đường mới vì nhiều lí do khác nhau.
Hơn nữa, sự có sẵn lúc nào cũng mang lại cảm giác an toàn, cho dù nó có cũ đến
mức nào. Nếu có tư tưởng chấp nhận sự có sẵn như vậy, khó có thể sáng tạo. Hãy
nhanh chóng thay đổi, nếu không đó sẽ là rào cản rất lớn đối với việc tư duy sáng
tạo. Đó là sức ỳ của tư duy do đã quen suy nghĩ theo cái có sẵn. Ngoài ra, tính lười
biếng cũng khiến con người không suy nghĩ, mà không suy nghĩ thì không thể suy
nghĩ sáng tạo. Cần xóa bỏ khỏi tâm trí cụm từ “Không thể có ý tưởng, cách, giải
pháp nào hay hơn nữa!”. Đừng luôn tuân theo những cách giải quyết vấn đề đã có,
đừng chấp nhận những ý tưởng mà ai cũng nghĩ ra được, đừng hài lòng với sản phẩm
hiện đang có. Luôn đặt ra cho mình một đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó mới hơn, lạ
hơn, “độc” hơn.
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO
Có khá nhiều phương pháp tư duy sáng tạo đã được các nhà khoa học cụ thể
hóa và đúc kết lại. Có thể liệt kê ra một số phương pháp được như sau:

30
2.3.1. Phương pháp đối tượng tiêu điểm
Phương pháp này được Giáo sư trường Đại học Berlin F. Kunze đưa ra những
năm 1926, với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà
khoa học Hoa Kì C. Whiting hoàn thiện.
Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư
duy trong khoa học sáng tạo. Ý tưởng của phương pháp là cải tiến đối tượng ta
nghiên cứu cải tiến (được gọi là đối tượng tiêu điểm), bằng cách “lai hóa”, chuyển
giao những tính chất, chức năng của những đối tượng ngẫu nhiên khác vào đối tượng
cần cải tiến.
Các bước tiến hành phương pháp này bao gồm:
– Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến;
– Bước 2: Chọn 3,4 đối tượng ngẫu nhiên;
– Bước 3: Liệt kê vài đặc điểm về đối tượng được chọn;
– Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu
điểm;
– Bước 5: Chọn lọc sự kết hợp khả thi từ các ý tưởng có ở bước 4.
Ví dụ: Một công ty sản xuất nông sản cần sáng tạo hình ảnh mới cho sản phẩm
trái cà tím (cà dê) để quảng cáo, làm quà tặng.
Áp dụng theo phương pháp “Lựa chọn đối tượng tiêu điểm” ta có:
– Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm: cà tím.
– Bước 2: Chọn 2 đến 3 đồ vật ngẫu nhiên để lấy đặc điểm của đồ vật này vào
đối tượng tiêu điểm.
Ví dụ: a. Ly uống rượu; USB
– Bước 3: Phân tích, liệt kê đặc điểm tất cả đối tượng, đồ vật:

Cà tím USB Ly uống rượu


Cuống xanh Có chốt cắm Chứa rượu
Thân tím Màu đa dạng Thủy tinh
Dài Dài Dễ vỡ
– Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đồ vật với đối tượng tiêu điểm.

31
– Bước 5: Lựa chọn một vài ý tưởng phù hợp nhất trong các ý tưởng ở bước 4
để phát triển sản phẩm.
Ví dụ như các hình ảnh về ý tưởng sản phẩm:
Ly uống
Cà tím USB Ví dụ Ví dụ
rượu
Cuống Có chốt
Chứa rượu
xanh cắm
Màu đa
Thân tím Thủy tinh
dạng

Dài Dài Dễ vỡ

2.3.2. Phương pháp tư duy hệ thống


Nhân loại đã thành công qua thời gian trong việc phát triển tri thức, giải quyết
vấn đề bằng phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này thường nghiên
cứu từng phần riêng lẻ rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Đó là cách tư duy tuyến
tính.
Cách tư duy tuyến tính này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi áp dụng
cho các vấn đề hiện đại. Điều này là vì hầu hết các vấn đề ngày nay đều có tương
quan với nhau theo cách không tuân theo quy luật tuyến tính. Phương thức để giải
quyết các vấn đề hiện đại phải là cách tư duy hữu cơ và phi tuyến, thường được đề
cập đến như là phương pháp tư duy hệ thống.

Hình 2.3. Tư duy hệ thống cho cái nhìn tổng thể


32
Cách tiếp cận tư duy hệ thống về cơ bản khác với cách tiếp cận phân tích truyền
thống. Đặc điểm chủ yếu của phương pháp tư duy hệ thống là ở cách nhìn toàn thể
và do cách nhìn toàn thể mà thấy được những thuộc tính tương tác của hệ thống. Các
thuộc tính tương tác là của toàn thể mà từng thành phần không thể có. Điều này đôi
khi làm nảy sinh những kết luận khác biệt đáng lưu ý so với kết luận do cách phân
tích truyền thống đem lại.
Đặc trưng của tư duy hệ thống làm cho nó rất có hiệu quả trong hầu hết các
kiểu vấn đề khó giải quyết nhất, nhất là những vấn đề bao gồm các yếu tố phức tạp,
những vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào quá khứ hay hành động của các yếu tố khác
và những hành động bắt nguồn từ sự phối hợp không hiệu quả giữa những yếu tố cấu
thành. (Theo: Phương pháp luận sáng tạo, đổi mới - Tài liệu nội bộ - Trung tâm TSK)
2.3.3. Phương pháp thử và sai (Trial & Error)
Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về tư duy sáng tạo, các nhà tâm lí nhận thấy,
phần lớn mọi người khi có vấn đề thường nghĩ ngay đến việc áp dụng các ý tưởng
sẵn có trong trí nhớ. Sau khi phát hiện ra những “phép thử” đó sai, người giải tiến
hành các phép thử khác.

Hình 2.4. Thử và sai: Phương pháp cổ điển


33
Nguyên tắc của phương pháp “Thử và Sai” là tuần tự thử triển khai các giả
thuyết, loại bỏ dần các giả thuyết không đúng cho đến khi xác định được giải pháp
tốt nhất. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống khi đối diện với
vấn đề mới phát sinh và cả trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được thực
hiện tuần tự qua một số bước và lặp lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
– Bước 1. Thử (Trial): Triển khai thử một giả thuyết được xem là có triển vọng.
– Bước 2. Sai (Error): Sau khi thử triển khai giả thuyết đã chọn mà kết quả thu
được không như ý, hay không đạt mục tiêu đề ra, chuyển qua bước tiếp theo.
– Bước 3. Phân tích: Phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái sai.
– Bước 4. Sửa sai: Xây dựng một giả thuyết mới có khả năng đạt được kết quả,
tránh những cái sai của giả thuyết trước.
– Bước 5. Lặp lại bước 1, và các bước tiếp theo với giả thuyết mới như một chu
kì mới cho đến khi đạt được mục tiêu.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là:
- Số phép thử và sai có thể nhiều, gây ra lãng phí trí lực, sức lực, phương tiện,
thời gian, tốn kém và không thúc đẩy phát huy tư duy đột phá.
- Các phép thử, cách đánh giá đúng – sai có thể mang tính chủ quan của con
người, nhận định “sai”có thể mang tính chủ quan (đôi lúc cái “sai” nếu phát triển
tiếp, có thể đi đến lời giải đúng).
- Sự tồn tại của tính ỳ tâm lý. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải
luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn đã hình thành trong
quá khứ.

Hình 2.5. Tình ý tâm lý trong phương pháp thử và sai

34
2.3.4. Phương pháp động não
Động não (brainstorming), còn gọi là não công hay tập kích não là một phương
pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này
hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải
pháp căn bản cho nó.
Từ động não được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn, năm 1939. Ông
đã miêu tả động não như là: “Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm
ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó
nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định”. Ngày nay, phương
pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến
hành.

Hình 2.6. Thu thập ý kiến với phương pháp động não
Tuy nhiên, số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời
giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn, nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các
trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người.

35
Với phương pháp này, các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực,
không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng. Các ý kiến về vấn đề
được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều
càng tốt, không giới hạn.
Các điểm chính cần lưu ý khi sử dụng phương pháp động não:
– Xác định vấn đề một cách thật rõ ràng, phải đưa ra được các chuẩn mực cần
đạt được. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hoá với môi trường và các yếu
tố khác.
– Tập trung vào vấn đề: Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể
làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý kiến
có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể tập hợp viết tất c ả
các ý kiến lên giấy hoặc bảng).
– Không đưa bất kì một bình luận hay phê phán đúng sai gì về các ý kiến trong
lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình
sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự huy động tổng lực của buổi động não.
– Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và
phát triển các ý kiến. Cố gắng đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề,
kể cả những ý kiến không thực tiễn hay ý kiến khác thường.
2.3.5. Phương pháp DOIT
DOIT – Một phương pháp đơn giản để sáng tạo. Phương pháp này được mô tả
trong quyển sách The Art of Creative Thinking (Nghệ thuật tư duy sáng tạo) của
Robert W. Olson năm 1980. DOIT là chữ viết tắt bao gồm: D – Define Problem (Xác
định vấn đề); O – Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi mở ý tưởng và
áp dụng các kĩ thuật sáng tạo); I – Identify the best Solution (Xác định giải pháp tối
ưu); T– Transform (Chuyển đổi). Cụ thể hóa các bước thực hiện phương pháp này
như sau:
a. Xác định vấn đề (D):
- Kiểm tra lại để đảm bảo ta nắm vững vấn đề. Hãy hỏi lặp đi lặp lại rằng tại
sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rễ của vấn đề.

36
- Hãy nắm rõ các giới hạn biên của vấn đề được rút ra từ các đối tượng những
điều mà ta muốn đạt tới, và những yếu tố ràng buộc những hoạt động của ta.
- Hãy chia nhỏ vấn đề lớn ra thành nhiều cho tới khi tất cả các phần nhỏ đều có
thể xác định, kiểm soát được.
b. Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kĩ thuật sáng tạo (O):
- Một khi đã nắm rõ vấn đề cần giải quyết, thì đó là lúc đã có đủ điều kiện để
bắt đầu đề xuất ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng mới lạ,
sáng tạo nảy sinh.
- Ở giai đoạn này, không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý
tưởng). Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến khả dụng (và cả
những ý có vẻ tồi, nhưng thật ra chúng có thể châm ngòi cho các ý tưởng tốt về sau).
Có thể dùng tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả
các ý tưởng có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những
điểm mạnh và những điều lợi ích.
Có thể tham vấn nhiều người có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ
thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có cách
tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, các ý kiến dị biệt,
khác thường sẽ góp phần vào quá trình chung.
c. Xác định giải pháp tối ưu (I):
- Trong bước này hãy lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý tưởng đã nêu ra.
Thông thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều
lúc, một ý kiến tiềm ẩn lại có giá trị khi được xem xét, phát triển chi tiết và có thể
có giá trị hơn những ý kiến đã đề ra, lựa chọn trước đó.
- Hãy xem xét các giới hạn biên tiềm tàng (trong trường hợp xấu nhất cũng như
tốt nhất) có thể xảy ra khi thực thi, áp dụng giải pháp được lựa chọn. Điều chỉnh lại
giải pháp nếu cần để giảm nhẹ tối đa hậu quả tiềm tàng và tăng cường tối đa những
ảnh hưởng tích cực tiềm năng.
d. Chuyển đổi (T):
- Sau khi xác định và đưa ra giải pháp cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực
hiện giải pháp. Biến nó thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển
37
sản phẩm bền vững, mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là triển khai và ứng dụng
nếu vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu ứng dụng). Điều này có thể cần nhiều
thì giờ và công sức.
- Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui
sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Nhưng họ lại thất bại trong
việc phát triển, áp dụng chúng.
2.3.6. Phương pháp 5W1H
5W1H viết tắt từ các từ sau: What? (Cái gì?), Where? (Ở đâu?), When? (Khi
nào?), Why? (Tại sao?), How? (Như thế nào?), Who? (Ai?)
Ví dụ: Khi nghiên cứu một cuốn sách chuyên ngành, đối diện với một công
việc, thực hiện một ý tưởng, cần đặt những câu hỏi sau:

Hình 2.7. Sơ đồ phương pháp 5W1H


– What? (Cái gì?):
+ Cái đó là gì?
+ Cuốn sách này viết về cái gì?

38
+ Công việc này là gì?
……
– Where? (Ở đâu?):
+ Cuốn sách nằm trong lĩnh vực nào, thuộc loại sách nào?
+ Công việc diễn ra ở đâu?
+ Ý tưởng này sẽ được thuyết trình ở đâu?
…….
– When? (Khi nào?):
+ Bối cảnh của cuốn sách viết khi nào?
+ Sự kiện này xảy ra khi nào?
+ Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
…….
– Why? (Tại sao?):
+ Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
+ Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
+ Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến?
……
– Who? (Ai?):
+ Ai là người viết cuốn sách này, viết cho ai?
+ Ai là người sẽ thực hiện công việc với tôi?
+ Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
……
– How (Như thế nào?):
+ Công việc này sẽ được bắt đầu như thế nào?
+ Chiếc máy này hoạt động như thế nào?

39
+ Như thế nào là một công việc thành công?
…….
Phương pháp tư duy 5W1H rất đơn giản nhưng lại hiệu quả nếu chúng ta biết
sử dụng và tận dùng tối đa hiệu quả của nó mang lại một cách khôn khéo.
Việc tiếp cận giải quyết công việc nếu sử dụng hợp lí 5W1H sẽ khiến công việc
đầy đủ, ít gặp thiếu sót. Sử dụng một cách sáng tạo có thể phát triển ý tưởng của bản
thân.
Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng
ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.
Hiện nay, phương pháp này còn được bổ sung thêm một số yếu tố để phát triển,
ví dụ: 5W2H, 5W1H2C5M… Nhưng phương pháp này vẫn là nền tảng cơ bản nhất.

Hình 2.8. Sơ đồ phương pháp 5W2H


2.3.7. Phương pháp bản đồ tư duy
Phương pháp bản đồ tư duy (mind map) được phát triển vào cuối thập niên 60
(của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan. Nó được xem như là một phương tiện mạnh để tận

40
dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi
nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược
đồ phân nhánh.
Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ
theo một trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự diễn ra của một câu truyện) thì nó
còn có khả năng liên lạc, liên hệ các tình tiết, dữ kiện với nhau. Nó sẽ tạo ra một cấu
trúc của đối tượng bằng hình ảnh hai chiều.
Để tạo ra một bản đồ tư duy, thường các bước được tiến hành như sau:
– Viết hay vẽ đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc. Nếu
dùng từ, hãy cô đọng trong 1 từ khóa.
– Vẽ các “đường” phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm cho các ý tưởng.
– Từ mỗi ý tưởng trên lại vẽ các phân nhánh mới cho các ý con.
– Từ các ý con này lại vẽ ra các phân nhánh chi tiết hơn. Tiếp tục phân nhánh
cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất.
– Lưu ý: Khi tiến hành lập một bản đồ tư duy nên:
+ Sử dụng nhiều màu sắc.
+ Sử dụng hình ảnh minh họa nếu có thể thay cho chữ viết.
+ Nếu không thể dùng hình ảnh, cần dùng một từ khóa.
+ Tâm trí nên để tự do tối đa để sáng tạo.
2.3.8. Sáu chiếc mũ tư duy (6 thinking hat)
2.3.8.1. Khái quát về phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”
“Sáu chiếc mũ tư duy” (Six thinking hats) là phương pháp do Edward de Bono
đề xuất trong những năm 1980. Năm 1985 phát kiến này đã được mô tả chi tiết trong
cuốn “Six thinking hats” của ông. Đây là một phương pháp có hiệu quả, giúp đánh giá
sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhờ vậy, có thể hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách
của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường ta có thể không
chú ý đến. Từ đó, giúp đưa ra quyết định tốt hơn.
Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều tổ chức lớn trên thế
giới như: IBM, Federal Express, British Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont…
41
Sáu chiếc mũ tư duy là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được
nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người
thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết
hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các
phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được
phép thống trị như thường thấy lối suy nghĩ thông thường.

Hình 2.9. Bản đồ tư duy cho phương pháp sáu chiếc mũ
Kĩ thuật này có nhiều ứng dụng to lớn:
- Kích thích suy nghĩ song song.
- Kích thích suy nghĩ toàn diện.
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến ...) và chất lượng.
- Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lí cuộc họp.
- Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
- Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lí dự án.

42
- Phát triển tư duy phân tích, và ra quyết định.
2.3.8.2. Màu của các chiếc mũ đại diện cho một dạng thức của suy nghĩ

Hình 2.10. Màu của các chiếc mũ đại diện cho một dạng thức của suy nghĩ
Mũ trắng. Trung lập, khách quan, xác định thông tin thiếu.
Mũ đỏ. Hợp thức hóa cảm xúc, trực giác, linh cảm. Không cần lí do cơ sở.
Mũ vàng. Tích cực lạc quan - giá trị và lợi ích. Khuyến khích đề xuất cụ thể.
Mũ đen. Phân tích khó khăn, sai lầm. Phân tích mạo hiểm - lí do logic
Mũ xanh lục (lá cây). Tư duy sáng tạo - Tìm kiếm nhiều lựa chọn. Hành động thay
vì phê phán. Tư tưởng và nhận thức mới.
Mũ xanh dương (nước biển). Điều khiển tổ chức - Định hướng vấn đề. Tóm tắt,
khái quát, kết luận vấn đề. Bảo đảm luật được tôn trọng.
Mọi người đều sẽ tham gia góp ý.

43
Tùy theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội mũ màu gì.
Các mũ không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen của
cá nhân đó “dường như” hay “có vẻ” thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định
hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi.
2.3.8.3. Màu sắc của mũ biểu trưng cho đặc tính của sự vật và ứng dụng vào
hoạt động tư duy
Cách tiến hành phương pháp này là hãy lần lượt “đội” sáu chiếc mũ để đánh
giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ màu khác là mỗi lần chuyển sang một cách tư duy mới:
- Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng. Khi đội mũ trắng, ta sẽ đánh
giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện bằng chứng, thông tin có
sẵn. Đội mũ này có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi
dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”. Hãy nghiên cứu thông tin để tìm ra câu trả
lời cho những điều chưa rõ liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết. Một số câu hỏi
có thể sử dụng:
+ Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
+ Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
+ Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
- Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy, con tim, dòng máu ấm áp. Khi đội
mũ đỏ, chúng ta sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán
biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ. Khi tưởng tượng
đang đội chiếc mũ đỏ, chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến
không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ
đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải thích. Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
+ Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
+ Tôi thích hay không thích vấn đề này?
- Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các
lợi ích. Khi đội mũ vàng, hãy suy nghĩ một cách tích cực, lạc quan, có logic, các mặt

44
tích cực, các lợi ích của vấn đề. Nó sẽ giúp ta thấy hết được những lợi ích và cơ hội
mà công việc, dự án đó mang lại. Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Những lợi ích khi chúng ta tiến hành công việc này?
+ Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
- Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng
đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lí, sự thất bại, sự phản đối, thái đội bi quan.
Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chúng ta chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy
nghĩ. Mũ đen dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các
mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc mũ đen đóng vai trò
hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án tránh được các rủi ro, ngăn chúng ta làm
điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm. Một số câu hỏi có thể sử dụng:
+ Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
+ Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
+ Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

Hình 2.11. Màu sắc của mũ biểu trưng cho hoạt động tư duy
- Mũ xanh lục (lá cây): mang hình ảnh cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, đâm chồi,
phát triển; tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội

45
mũ xanh sẽ giúp tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Một số câu hỏi
có thể sử dụng:
+ Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
+ Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
+ Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
- Mũ xanh dương: mang hình ảnh của bầu trời xanh lồng lộng với con mắt bao
quát. Chiếc mũ xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng. Nó sẽ tổ chức
các chiếc mũ khác - tổ chức tư duy: Điều khiển, chi phối quá trình, các điều ước, tổ chức
lãnh đạo. Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc thảo luận.
Vai trò của người đội mũ xanh da trời là:
+ Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để
làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?).
+ Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã
đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta
có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?).
“Sáu chiếc mũ tư duy” là phương pháp lí tưởng để đánh giá tác động của một
quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp kết hợp những yếu tố thuộc về
cảm tính với những quyết định lí tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định.
Vì mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ
không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Nhờ vậy, kế hoạch đề ra sẽ
nhất quán, hợp lí và chặt chẽ hơn.
2.4. RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO
2.4.1. Một số thủ thuật kích thích tư duy sáng tạo
Có nhiều cách để kích thích sự sáng tạo, có thể liệt kê một số thủ thuật như sau:
- Tin tưởng mình có khả năng sáng tạo: Trở lực lớn nhất đối với việc kích thích
sức sáng tạo là tự cho mình không có sức sáng tạo. Họ cho rằng sức sáng tạo là cái
gì không thể với tới được. Kì thực, khả năng sáng tạo không có gì thần bí cả. Thật
ra, đó cũng chỉ là liên tưởng bình thường mà thôi. Hãy tập trung vào những gì mong
muốn, cần dẹp bỏ tất cả những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

46
- Nắm bắt kịp thời ý tưởng: Một quyển sổ bỏ túi với một cây bút sẽ rất có ích,
bởi vì ta có thể nắm bắt, ghi lại được mọi ý tưởng bất chợt đến với mình. Những gì
được viết lại sẽ là các giải pháp của ta sau này. Hãy nắm giữ, duy trì và áp dụng
chúng. Ngay cả khi đang đi, dạo chơi, hay thậm chí ở trạng thái đang ngủ thì tiềm
thức vẫn tiếp tục hoạt động. Chính trong lúc này linh cảm liên quan đến vấn đề có
thể xuất hiện, cho nên cần có giấy bút, máy ghi âm, để khi nào linh cảm chợt đến thì
ghi ngay lại.
- Đa dạng hóa phương án: Không thoả mãn với hiện trạng, cần phải thoát khỏi
nếp nghĩ cũ kĩ, lối mòn. Nếu cứ bằng lòng với hiện trạng thì không thể nào có sức
sáng tạo đột phá được. Luôn tự hỏi: “Phương pháp này hay nhưng liệu còn có phương
pháp nào tốt hơn nữa không?”.
Muốn tìm được nhiều cách giải quyết bên cạnh tự tư duy các cách giải quyết
mà mình nghĩ ra được, cần tham khảo thêm những người mà mình cho là có thể góp
những ý kiến thiết thực.
- Thay đổi môi trường mới: Việc thay đổi môi trường mới có quan hệ mật thiết
với sức sáng tạo. Do vậy, khi có thời gian nên đi dạo trong công viên hoặc trên bãi
biển để kích thích sức sáng tạo. Có thể về sống vài ngày ở nông thôn cũng có thể
làm nảy sinh những ý tưởng mới mẻ.

Hình 2.12. Thay đổi môi trường – khơi nguồn sáng tạo

47
- Tự tin vào bản thân: Sự tự tin có thể làm cho bản thân được giải thoát khỏi áp
lực, tạo ra sự xuất hiện tư duy mới, và có thể sẽ nảy sinh các giải pháp.
- Hình thành nhóm nghiên cứu: Nên tập hợp nhau lại thành nhóm cùng nghiên
cứu một vấn đề, mỗi người có thể tuỳ ý đưa ra những phương án giải quyết khác
nhau.
2.4.2. Trau dồi tư duy sáng tạo
Cần trau dồi, rèn luyện tư duy sáng tạo mỗi ngày thông qua các hoạt động tập
luyện não bộ. Chẳng hạn:
- Rèn sự tập trung: Khả năng tập trung là yếu tố rất cần thiết gần như trong mọi
hoạt động hàng ngày của con người. Biết tập trung tốt sẽ giúp chúng ta có thể duy
trì sự chú ý ngay cả khi xung quanh rất ồn ào và liên tục bị ngắt quãng để hoàn thành
nhiều hoạt động trong cùng một thời điểm.
Chúng ta có thể cải thiện năng lực tập trung bằng cách đơn giản là thay đổi
những thói quen hàng ngày. Chẳng hạn, chúng ta có thể thay đổi đường đi tới công
ty hay sắp xếp lại bàn làm việc, cả hai cách đó đều sẽ bắt trí óc bạn phải tỉnh táo hơn
để thoát khỏi những thói quen.
- Rèn ngôn ngữ: Các hoạt động ngôn ngữ sẽ buộc chúng ta phải nhận diện, ghi
nhớ và hiểu ý nghĩa các từ vựng. Chúng cũng sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng ngữ
pháp, diễn đạt trôi chảy trong khi nói, viết và tăng lượng từ vựng. Điều này có giá
trị xây dựng kĩ năng ngôn ngữ và dễ dàng vận dụng những từ ngữ mới trong cuộc
sống hàng ngày cũng như công việc.
- Nhận thức thị giác: Chúng ta đang sống trong một thế giới 3 chiều đầy màu
sắc. Việc phân tích các thông tin về mặt thị giác là điều cần thiết và có thể được thực
hiện ngay trong môi trường sống. Tập luyện trí nhớ và rèn luyện cho trí não khả năng
tập trung vào những điều xung quanh là rất cần thiết.
- Tư duy tích cực: Là điều giúp cho con người có sự tự tin, để từ đó có thể khám
phá ra những tiềm năng vô tận của bản thân. Nhờ các năng lượng (mà chúng ta gọi
là nội lực) này được tác động, khiến cho con người có thể phát triển, vượt qua mọi
thách thức. Ngược lại, tư duy tiêu cực làm con người trở nên sợ hãi, mất niềm tin
vào bản thân, dễ bị áp lực từ bên ngoài để trở nên lệ thuộc, tự đánh mất phẩm chất
của con người.
48
- Tăng cường sức khỏe: Sức khỏe rất cần cho sáng tạo. Sáng tạo tốt, trí tuệ
thông minh ở trong sức khỏe sáng tạo. Bộ não là cơ sở của trí tuệ, của sáng tạo. Sức
khỏe dồi dào mới có đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cung cấp cho hoạt động của
não bộ.
2.5. PHẦN THỰC HÀNH VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO
Bài tập thú vị này buộc chúng ta tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những điều
bất ngờ mà mình sẽ đối mặt trong cuộc sống, đặc biệt trong môi trường đòi hỏi sự
đổi mới không ngừng. Nó thích hợp cho những người có cuộc sống bận rộn với một
lịch trình dày đặc. Tuy nhiên, nó cũng rất tốt cho những người làm việc trong môi
trường có công việc được định hình sẵn. Ngay cả khi chúng ta không làm việc trong
lĩnh vực sáng tạo, luyện tập trí não với bài tập này sẽ giúp con người tiếp cận những
thách thức và vấn đề trong cuộc sống theo những mới lạ.
Bài tập giới thiệu dưới đây sẽ chỉ mất 10 phút mỗi ngày, tuy nhiên lợi ích mà
nó đem đến lại khá lớn. Đây là bài tập thể dục cho tinh thần: Hành trình của một
người đàn ông và một con chó.

Hình 2.13. Hành trình của một người đàn ông và một con chó.
Đầu tiên, hãy tưởng tượng có một người đàn ông và một con chó.
Hãy xem xét mối quan hệ giữa họ: Con chó đến từ đâu? Người đàn ông đã có
con chó được bao lâu rồi? Con chó này thuộc giống gì? Từ đó, có những mối liên hệ
gì xung quanh giống chó này? Liệu con chó có phải thú cưng của người đàn ông này
không? Người đàn ông này có đang dắt chó đi dạo trong công viên hay không?

49
Sau khi chúng ta dành thời gian xem xét điều này, hãy cố gắng suy nghĩ thêm
về các giả thiết khác. Chẳng hạn: có lẽ người đàn ông đã tìm thấy con chó bị bỏ rơi
ở đâu đó. Tại sao con chó bị bỏ rơi? Con chó có bị thương không?

Hình 2.14. Có lẽ người đàn ông đã tìm thấy con chó bị bỏ rơi ở đâu đó
Khi chúng ta thư giãn với những ý tưởng thú vị này, hãy suy nghĩ càng sâu xa
và mới lạ càng tốt. Có lẽ người đàn ông và con chó là những người sống sót trong
chuyến khám phá một vùng đất hoang của một đoàn thám hiểm? Liệu con chó mạnh
mẽ hơn và thông minh hơn người đàn ông bên cạnh chăng? Tất cả những gì chúng
ta cần làm là tiếp tục bổ sung những dữ kiện đang dần xuất hiện trong tâm trí.

Hình 2.15. Có lẽ người đàn ông là một nhà khoa học và anh ta định đưa con
chó đến sao Hỏa
Cố gắng sáng tạo hơn nữa với các yếu tố tưởng tượng. Ví dụ: có lẽ người đàn
ông là một nhà khoa học và anh ta định đưa con chó đến sao Hỏa để xem nó có thể
tồn tại ở đó không.

50
Bổ sung thêm mối quan hệ giữa họ để khuyến khích chúng ta suy nghĩ theo
những cách phi thông thường. Hãy phát triển sức mạnh tinh thần của con người để
suy nghĩ theo những cách mới lạ và sáng tạo.
Tuy nhiên, bài tập không nhất thiết phải là về một người đàn ông và một con
chó. Chúng ta có thể lấy ví dụ về một giáo viên và một học sinh; một nhân viên cảnh
sát và một tên tội phạm; một người đàn ông giàu có và một người đàn ông vô gia cư;
một con nhện và một ông già; một người đàn ông với một cây chổi; một cô gái với
một hình xăm… Bất kì mối quan hệ nào mà chúng ta quan tâm giữa hai hay nhiều
người đều là sự lựa chọn tốt. Sau một thời gian, thậm chí chúng ta có thể áp dụng
bài tập này với thế giới thực.
Nhìn ra ngoài cửa sổ và quan sát những người đi bộ ngang qua và cố gắng nghĩ
về cuộc sống họ. Hãy tìm ra những câu chuyện thú vị hoặc vui nhộn ở mỗi người mà
bạn quan sát. Đây chính là lúc chúng ta đang được kích thích một cách sáng tạo và
thư giãn một cách thú vị sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Dưới đây là một bài test để chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được khả năng tư
duy sáng tạo của mình. Không giống như các bài kiểm tra thông thường, bài kiểm
tra này không có câu trả lời chính xác hoặc không chính xác. Điều duy nhất cho thấy
sự sáng tạo của chúng ta là sự khác nhau giữa các câu trả lời: từ câu trả lời rõ ràng
nhất và số lượng các biến thể chúng ta có thể đưa ra cho mỗi bức vẽ.
Nhìn thấy 10 bức vẽ dưới đây. Hãy nhìn thật kĩ, tư duy và tưởng tượng thật sâu
để nghĩ xem chúng là gì?

Hình 16. Các hình gợi tư duy và tưởng tượng

51
Đây là những gợi ý về đáp án được lựa chọn.
Hình số 1: Đa số mọi người đều cho rằng đây là hình ảnh một ngọn nến trên giá
đỡ, nhưng đó cũng có thể là hình ảnh một cái kẹp nút chai bị mắc kẹt trong chính cái
nút chai đó.
Hình số 2: Chúng ta nghĩ đây đơn giản chỉ là hình ảnh đôi chân nhỏ bé trong
một vòng tròn? Nhiều người lại đưa ra đáp án là hình ảnh một phi công nhảy dù hạ
cánh xuống mặt đất được nhìn từ dưới lên.
Hình số 3: Đây là cái la bàn? Nhưng cũng có thể đó là miệng của con chim
đang kêu gào vì đói trong một cái tổ được nhìn từ trên xuống.
Hình số 4: Chúng ta đoán đó là một vũng nước trên đường? Nhưng trên thực
tế, nhiều người lại nghĩ đó là một đoạn cổ của chú hươu cao cổ được nhìn từ cửa sổ
trên tầng.
Hình số 5: Hình vẽ này tương đối khó và đa số mọi người đều nghĩ nó chẳng
có ý nghĩa gì. Nhưng nếu chúng ta tưởng tượng rằng đó là một con gấu đang đi leo
trèo trên một cái cây thì rất dễ hình dung kia là bàn chân của chúng.
Hình số 6: Rất nhiều người đã nghĩ đây là một chiếc xe hơi. Nhưng bạn đã từng
theo dõi một điệu nhảy Mexico, và đây chính là hình ảnh một chiếc mũ ngựa xoay
vòng khi nhìn từ trên xuống.
Hình số 7: Người bình thường sẽ nghĩ đây là một mẩu phô mai hay xúc xích
thừa. Tuy nhiên, nhiều người lại cho đó là một chiếc xe lửa đang ra khỏi đường hầm
khi nhìn từ phía trước.
Hình số 8: Liệu chúng ta có nhận ra đây là hình ảnh chiếc áo của người đàn ông
với một chiếc cà vạt được thắt nơ. Một số người lại nghĩ đây là hình ảnh của một
người phục vụ bàn bị kẹt lại ở cửa.
Hình số 9: Những người đam mê xe hơi nhìn thấy một đồng hồ tốc độ, các nhà
vật lí thấy một dụng cụ đo nhiệt kế. Thế nhưng nhiều người có trí tưởng tượng bay
xa lại nhìn thấy một người tuyết từ trên xuống.
Hình số 10: Nhiều người nói rằng đây là hình ảnh ai đó đang giấu giếm điều gì
phía sau. Thế nhưng, thật thú vị khi nhiều người nghĩ đến hình ảnh một con chó đang
trốn sau một hàng rào sắt.

52
Và kết quả về số câu trả lời của chúng ta sẽ cho thấy mức độ tư duy của chúng
ta như thế nào.
Nếu có thể đưa ra 1-2 đáp án: Chỉ số sáng tạo của chúng ta ở mức trung bình,
cũng giống như đa phần loài người trên Trái đất này vậy. Hoặc chúng ta đã không
thực hiện bài kiểm tra một cách nghiêm túc hoặc đã nhanh chóng bị phần đáp án thu
hút bởi trí tò mò.
Nếu có thể đưa ra 3-5 đáp án: chúng ta có khả năng tư duy “vượt chuẩn” và rất
sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể tìm ra nhiều đáp án khác nhau cho
cùng một vấn đề và không trùng lặp ý tưởng với người khác.
Nếu trả lời được nhiều hơn 6 đáp án: Xin chúc mừng, chúng ta là một người có
khả năng tư duy và sáng tạo vượt trội. chúng ta cũng là một người rất kiên trì trong
việc tìm ra đáp án cho những câu hỏi hóc búa.
Với bài test này, chúng ta có đưa ra được đáp án cho riêng mình? Hãy cùng
chia sẻ bài viết này để cùng bạn bè tự đánh giá khả năng sáng tạo và tư duy của mình.

53
Chương 3
MỘT SỐ THAO TÁC LOGIC TRONG TƯ DUY BIỆN LUẬN

3.1. KHÁI NIỆM


3.1.1. Thuật ngữ “khái niệm” trong logic học
Hoạt động nhận thức của con người bao gồm: Nhận thức cảm tính (cảm giác, tri
giác, biểu tượng) và nhận thức lý tính (khái niệm, phán đoán, suy lý).
- Nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Cảm giác là sự phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan vào ý thức con người,
qua những thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Ví dụ: vấp đá biết đá cứng; ăn bún
biết bún mềm; sờ vào lửa biết lửa nóng…
+ Tri giác là sự tổng hợp tất cả những cảm giác về những thuộc tính khác nhau của
sự vật hiện tượng nhằm đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật hiện tượng. Ví dụ:
đá: cứng, hình ảnh bất kỳ, nặng.
+ Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ, qua tiếp xúc nhiều
lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, hình ảnh về sự vật đó, dù sự vật
đó không còn trước mặt ta. Ví dụ: tuy không có quả cam trong tay nhưng ta vẫn hình
dung ra đặc điểm của quả cam về hình dáng, màu sắc, hương vị… Bởi vì, ta đã tiếp xúc
với quả cam.
Nhận thức cảm tính còn có ở một số loài thú. Chẳng hạn: cháy rừng thú biết chạy,
khi trời lạnh chúng biết tìm chổ ấm…
- Nhận thức lý tính: khái niệm, phán đoán, suy lý.
Hoạt động tư duy là sự tổng hợp, phân tích so sánh những nhận thức cảm tính, rồi
trừu tượng hóa, khái quát hóa để rút ra được một liên hệ có tính quy luật giữa các sự vật
hiện tượng. Cũng như tìm ra được những đặc điểm bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan dưới dạng khái niệm.
+ Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng là sản phẩm đầu tiên của tư
duy phản ánh những mối liên hệ về thuộc tính bản chất phổ biến của một tập hợp các sự
vật hiện tượng nào đó. Khái niệm là sự tổng hợp toàn bộ về hiểu biết của con người về

54
sự vật hiện tượng. Ví dụ: nước: chất lỏng, không màu,không mùi, không vị, sôi ở 100 độ
c, đóng băng ở 0 độ c, tỉ trọng 1. Qua khái niệm để so sánh các thuộc tính của sự vật
này với thuộc tính của sự vật khác.
+ Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng
định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Ví
dụ : trời sắp mưa (qua hình ảnh mây đen, sấm chớp).
+ Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Ví dụ: Mọi kim loại
đều dẫn điện (phán đoán 1); Sắt là một kim loại (phán đoán 2); Sắt dẫn điện (phán đoán
kết luận).
Hoạt động tư duy tạo ra các sản phẩm khái niệm, phán đoán. Các sản phẩm này
cần được truyền đạt tới những người khác trong cộng đồng. Loài người ngay từ đầu đã
chọn ngôn ngữ âm thanh làm phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy. Các khái niệm
trong tư duy được biểu đạt bằng các từ hoặc các cụm từ hay các câu trong ngôn ngữ. Các
phán đoán của tư duy được biểu đạt bằng các câu trong ngôn ngữ.
Khái niệm là hình thức cơ bản đầu tiên của tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức
lý tính). Nó là đơn vị tồn tại cơ bản của tư duy. Với tư cách là đơn vị tồn tại và hoạt động
cơ bản của tư duy, khái niệm là sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về đối
tượng; những hiểu biết về cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của đối tượng; những hiểu
biết chắc chắn đã được chứng minh và làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn của con người.
Quá trình hình thành khái niệm phải thông qua hoạt động sáng tạocủa lý trí chứ
không phải chuyển một cách trực tiếp từ giai đoạn trực quan sinh động (giai đoạn nhận
thức cảm tính). Sự sáng tạo biểu hiện: dựa trên những tài liệu của giai đoan nhận thức
cảm tính, chủ thể nhận thức phải trải qua các thao tác của tu duy như: so sánh, phân tích,
tổng hợp, trừu tượng há, khái quát hóa… do đó, nếu không có khái niệm thì không có tư
duy khoa học.
3.1.2. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm
3.1.2.1. Nội hàm của khái niệm
Nội hàm của khái niệm là nội dung hiểu biết về đối tượng hàm chứa trong khái
niệm, là tập hợp những dấu hiệu cơ bản khác biệt liên kết lại phản ánh bản chất của đối

55
tượng, nhờ đó ta xác định được đối tượng đó là gì, và phân biệt được đối tượng với các
sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ:
Nội hàm của khái niệm “phân tử” là những dấu hiệu: “Hạt nhỏ nhất của chất bảo
tồn các tính chất vật lý và hoá học của chất này”, “do các nguyên tử tạo thành…”
Nội hàm của khái niệm “nước”là tập hợp các dấu hiệu: “Sôi ở 100 0c ”; “chất đàn
hồi”; “không duy trì sự cháy”; “không hoà tan chất béo”; “phân tử gồm….”
Nội hàm của khái niệm cũng chính là khái niệm, nhưng là khái niệm được xét từ
góc độ phân xẻ nội tại của những tri thức tạo nên khái niệm, tức là ta muốn nói tới khái
niệm đó được tạo nên từ những tri thức gì? Đem lại cho ta những hiểu biết gì về đối
tượng?.
Quá trình hình thành khái niệm cũng chính là quá trình hình thành nên nội hàm
khái niệm. Không thể có khái niệm mà không có nội hàm. Nhưng về một đối tượng xác
định nào đó thì không nhất thiết chỉ có một khái niệm duy nhất hình thành trong tư duy
để phản ánh về nó. Tuỳ góc độ xuất phát của thực tiễn và nhận thức mà khía cạnh này
hay khía cạnh kia của đối tượng được nổi lên như là cái đặc trưng cho bản chất của đối
tượng và tạo nên những nội hàm khác nhau, phản ánh những khía cạnh khác nhau về
cùng một đối tượng – nghĩa là trong tư duy có thể hình thành nhiều khái niệm khác nhau
về cùng một đối tượng.
Các khái niệm khác nhau đó về cùng một đối tượng không loại trừ lẫn nhau, không
đứng cô lập nhau mà chúng gắn bó liên kết với nhau tạo nên một nội hàm duy nhất của
một khái niệm duy nhất. Sự phân tầng nội hàm khái niệm hay khái niệm là tuỳ thuộc ở
góc độ xem xét, và mức độ cần thiết nhận thức về đối tượng ở những hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Một con người cụ thể (X) nào đó, khi ta xem xét anh ta ở góc độ công việc,
ta có khái niệm “Anh (X) là một người lao động giỏi”; khi xem xét trong quan hệ với gia
đình, ta có khái niệm “Anh (X) là người cha, chồng tốt”; khi xem xét dưới góc độ thực
hiện pháp luật, ta có “Anh (X) là một công dân gương mẫu”… Tập hợp các khái niệm
trên ta có một khái niệm khái quát hơn (hiểu biết đầy đủ hơn) về anh (X): “Anh (X) là
một con người tốt trên mọi phương diện”
Nội hàm của khái niệm không có sẵn trong tư duy, tuỳ thuộc ở mức độ phát triển
của đối tượng, mức độ phát triển của thực tiễn, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào trình độ, năng
56
lực nhận thức của chủ thể mà nội hàm của khái niệm phong phú hay nghèo nàn, nông
cạn hay sâu sắc, xa hay gần với chân lý khách quan
3.1.2.2. Ngoại diên của khái niệm
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp của những đối tượng mà khái niệm phản ánh,
là lớp các đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm khái niệm. Ngoại
diên của khái niệm trả lời câu hỏi: Khái niệm phản ánh bao nhiêu đối tượng?
Chúng ta cần lưu ý phân biệt ngoại diên với đối tượng, đây là sự phân biệt giữa tập
hợp và phần tử. Mỗi đối tượng là một phần tử hợp thành ngoại diên, còn ngoại diên là
lớp, là tập hợp của các phần tử ấy.
Trong ngoại diên của khái niệm có tất cả những đối tượng riêng biệt mà đối với
chúng, ta có thể khẳng định được nội hàm của khái niệm này thuộc về chúng.
Ví dụ: Trong khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”,
ngoại diên của nó bao gồm tất cả các người đang học đại học và cao đẳng tại Học viện
Công nghệ Bưu chính. Ta có thể xác định “Anh Nguyễn Văn A” là sinh viên Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, sự xác định đó là chân thực nếu anh “Nguyễn Văn A”
cũng mang dấu hiệu “người đang học đại học và cao đẳng”; “là đối tượng quản lý đào
tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, vì nội hàm của khái niệm “sinh
viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” chính là những dấu hiệu đó.
3.1.2.3. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối tương quan xác định, đó là mối
tương quan giữa chất và lượng của khái niệm. Nghĩa là với một nội hàm xác định sẽ có
một ngoại diên tương ứng và ngược lại. Đó là mối tương quan tỷ lệ nghịch. Nếu nội hàm
càng sâu, càng phong phú (càng nhiều dấu hiệu) thì ngoại diên của khái niệm càng nhỏ,
càng hẹp (càng ít đối tượng). Hoặc ngược lại, ngoại diên của khái niệm càng lớn thì nội
hàm của nó lại càng ít dấu hiệu.
Ví dụ: Cơ quan thông báo “ngày mai, mọi người đi lao động công ích”. Xét trong
thông báo này, khái niệm “mọi người” có nội hàm cạn, chỉ nói chung là mọi người, nên
ngoại diên của nó rất rộng, bao trùm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

57
Còn nếu như thông báo nói sâu “mọi người dưới 30 tuổi, mạnh khoẻ thì phải đi lao
động công ích” thì số lượng người phải đi lao động công ích sẽ teo lại, vì đã cho phép
người trên 30 tuổi và đau ốm được miễn…
3.1.3. Phân loại khái niệm
3.1.3.1. Phân loại theo nội hàm khái niệm
a. Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
Khái niệm cụ thể là những khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại với tính một chỉnh
thể. Ví dụ: Cái cây, mặt trăng, toà nhà… (cái riêng)
Khái niệm trừu tượng là những khái niệm phản ánh thuộc tính, quan hệ của các sự
vật hiện tượng. Ví dụ: Âm – Dương, xấu – tốt, dịu dàng, lịch thiệp…
b. Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
Khái niệm khẳng định là khái niệm mà nội hàm của nó được xác định một cách
tường minh.
Ví dụ: cao, thấp, tốt, xấu, đen, trắng…
Khái niệm phủ định là những khái niệm mà nội hàm của nó được xác định dưới
dạng không tường minh. Ví dụ: Không cao (có thể là thấp,có thể là trung bình), không
trắng ( có thể là đen, đỏ, xanh, vàng…nhưng không là trắng).
c. Khái niệm tương quan và khái niệm không tương quan
Khái niệm tương quan là khái niệm mà khi nói tới nó (xác định nội hàm) người ta
buộc phải hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào đó.
Ví dụ: Trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu
giữ nhà rồi mới sinh ông”.
Khái niệm không tương quan là khái niệm mà khi xác định nội hàm của nó ta không
cần hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào với các đối tượng khác.
Ví dụ: Nhà, tường, trời, tàu hoả…
3.1.3.2. Phân loại khái niệm theo ngoại diên
a. Khái niệm chung

58
Khái niệm chung là khái niệm để chỉ một lớp đối tượng. Nghĩa là khái niệm mà
ngoại diên của nó bao giờ cũng có số lượng phần tử lớn hơn một.
Ví dụ: Sinh viên, cây, con sông…
b. Khái niệm riêng
Khái niệm riêng là khái niệm để chỉ một đối tượng duy nhất. Nghĩa là ngoại diên
của khái niệm đó chỉ bao chứa một phần tử.
Ví dụ: Hà Nội, tác giả truyện Kiều, sự kiện Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân
1975…
Khái niệm tập hợp là khái niệm trong đó nhóm các sự vật đồng nhất được xem như
một chỉnh thể duy nhất. Ví dụ: Chòm sao đại hùng tinh (gồm 7 ngôi sao không thể thiếu
ngôi sao nào), khí Ôxy, khí Hyđrrô, đội bóng, bàn cờ…
Các khái niệm mà ngoại diên có số lượng phần tử >= 1 gọi là khái niệm thực. Khái
niệm mà trong thực tế ta không thấy có đối tượng nào mang đầy đủ dấu hiệu được xác
định trong nội hàm, hay ngoại diên của nó ═ 0, ta gọi là khái niệm hư (khái niệm trống,
khái niệm rỗng). Ví dụ: Thiên đường, địa ngục, nàng tiên cá, động cơ vĩnh cửu.
Tóm lại, vì là sự hiểu biết đúng đắn, tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất
của các hiện tượng, nên khái niệm chính là sản phẩm cao nhất của nhận thức,và trên nó
chỉ có thể là hoạt động thực tiễn hiện thực hóa khái niệm.
Một cách tổng quát, “Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người
bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác
quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những
thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. Nhà khoa
học hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các "khái niệm" với nhau,
để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật
hay hình thành "khái niệm" nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận
3.1.4. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
3.1.4.1. Mở rộng khái niệm
Mở rộng và thu hẹp khái niệm là các thao tác logic chỉ thực hiện được với nhứng
khái niệm nằm trong quan hệ giống – loài.

59
Mở rộng khái niệm là một thao tác logic nhờ đó ngoại diên của khái niệm từ chỗ
hẹp trở nên rộng hơn bằng cách bớt một số thuộc tính của nội hàm, làm cho nội hàm
nghèo nàn hơn. Kết quả của mở rộng khái niệm sẽ thu được một khái niệm mới bằng
cách mở rộng ngoại diên của khái niệm cho trước. Những khái niệm đứng sau bao giò
cũng phải bao hàm những khái niệm đứng trước đó. Giới hạn của mở rộng khái niệm là
phạm trù.
Ví dụ 1: mở rộng khái niệm “di truyền học” (D), sẽ có các khái niệm “sinh học” ©,
“khoa học tự nhiên” (B), “khoa học” (A).
Ví dụ 2: Mở rộng khái niệm : Giáo viên phổ thông trung học (C).
- Giáo viên phổ thông (B).
- Giáo viên (A).
Bằng cách bỏ bớt lần lượt một số thuộc tính của nội hàm làm cho ngoại diện của
khái niệm ngày càng rộng hơn.
Giới hạn cuối cùng của thao tác mở rộng khái niệm là phạm trù. Mỗi khoa học có
một hệ thống phạm trù riêng, xác định. Mở rộng khái niệm là tiến trình đi từ khái niệm
loài (hẹp) đến khái niệm giống (rộng).
3.1.4.2. Thu hẹp khái niệm
Thu hẹp khái niệm là thao tác logic ngược với mở rộng khái niệm, trong đó từ khái
niệm có ngoại diên lớn hơn ta chuyển đến khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn tương ứng.
Khái niệm được thu hẹp có nội hàm chứa nhiều dấu hiệu cơ bản so với khái niệm ban
đầu. Giới hạn của thu hẹp là ở khái niệm đơn nhất.
Ví dụ 3: thu hẹp khái niệm “nhà quân sự Việt Nam” (A), “nhà quân sự Việt Nam
thế kỉ XIII” (B), “Trần Quốc Tuấn” (C); “nhà tư tưởng Việt Nam” (A), “nhà tư tưởng
Việt Nam thế kỉ XVIII” (B), “Lê Hữu Trác”.
Ví dụ 4: Giáo viên (A)-Giáo viên phổ thông(B)-Giáo viên phổ thông trung học (C).
Như vậy, khi thu hẹp khái niệm, ngoại diên của khái niệm từ chỗ rộng trở nên hẹp
hơn bằng cách thêm vào nội hàm một số thuộc tính mới, làm cho nội hàm phong phú
hơn. Thu hẹp khái niệm là thao tác lôgíc ngược với mở rộng khái niệm. Đây là tiến trình
đi từ khái niệm giống (rộng) đến khái niệm loài (hẹp).

60
3.2. PHÁN ĐOÁN
3.2.1. Định nghĩa phán đoán
Khái niệm phản ánh đối tượng, nghĩa là phản ánh một sự vật, hiện tượng, hoặc một
lớp các sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng trong thế giới khách quan, các sự vật và hiện
tượng không bao giờ đứng riêng rẽ, chúng bao giờ cũng có những mối liên hệ với các sự
vật và hiện tượng khác. Hơn nữa các sự vật và hiện tượng khách quan còn có hoặc không
có một số tính chất xác định nào đó. Những mối liên hệ giữa các đối tượng và tính có
hay không có thuộc tính nhất định nào đó của chúng tạo nên những tình trạng nhất định
của các sự vật và hiện tượng. Muốn nhận thức thế giới, thì những tình trạng đó phải được
phản ánh. Hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh những tình trạng như vậy của các
sự vật và hiện tượng được gọi là phán đoán.
Như vậy, phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng khẳng định hay phủ định
một tình trạng xác định nào đó ở các sự vật và hiện tượng..
Trong nghiên cứu, nhà nghiên cứu thường vận dụng các khái niệm để phán đoán
hay tiên đoán. Phán đoán là vận dụng các khái niệm để phân biệt, so sánh những đặc
tính, bản chất của sự vật và tìm mối liên hệ giữa đặc tính chung và đặc tính riêng của các
sự vật đó. Nói cách khác, phán đoán là tư tưởng (ý nghĩ, quan điểm, quan niệm...) đã
định hình trong tư duy phản ánh các hiện tượng ở một phẩm chất xác định mà nhà nghiên
cứu có thể xác nhận là đúng hay sai. Như vậy, phán đoán cũng là sự hiểu biết về bản chất
của các hiện tượng như khái niệm, nhưng khác với khái niệm ờ chỗ, phán đoán nếu đúng
chỉ là sự hiểu biết từng mặt, từng phần của bản chất, chứ không phải là sự hiểu biết tương
đối toàn diện và có hệ thống về bản chất.
Trong logic hai giá trị thì một phán đoán có thể đúng hoặc sai. Giá trị đúng (chân
thực) và sai (giả dối) của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán đoán. Phán đoán
có giá trị chân lý là đúng (chân thực) nếu như điều khẳng định hay phủ định trong nó
hoàn toàn phù hợp với thực tại khách quan. Giá trị chân lý của phán đoán sẽ là sai (giả
dối) trong trường hợp ngược lại. Quan điểm về giá trị chân lý này của phán đoán là do
người sáng lập ra môn logic học – nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote – đưa ra. Aristote
viết: “Người nói thật là người nói về sự tách rời là tách rời, sự liên kết là liên kết, còn
người nói dối là người nói ngược lại với hiện trạng của sự vật”.
Ví dụ 1:

61
a. Mặt trăng là vệ tinh của quả đất.

b. Mặt trời không phải là ngôi sao.

c. Tổng của 3 và 5 là 8.

d. Với sự ban phúc của Thượng đế toàn năng, ngọn đuốc SEA GAMES 19 đã
được thắp sáng bằng ánh nắng mặt trời vào ngày 9/10/97, tại Jakarta.

e. Các hành tinh trong hệ Mặt trời quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo elíp và các
quỹ đạo của chúng nằm trong cùng một mặt phẳng.

Phán đoán (a) trong ví dụ 1 là phán đoán chân thực, khẳng định tính chất là vệ tinh
của quả đất của mặt trăng. Phán đoán (b) sai, nó phủ định tính chất là ngôi sao của mặt
trời. Phán đoán (c) đúng, nó khẳng định quan hệ bằng nhau giữa hai đối tượng là tổng 5
cộng 3 và số 8. Phán đoán (d) sai vì không phù hợp với thực tế (trời nhiều mây nên người
ta không thực hiện được ý đồ thắp sáng ngọn lửa bằng ánh nắng mặt trời). Phán
đoán (e) đúng, nó khẳng định một tình trạng của các hành tinh trong hệ Mặt trời, được
tạo thành từ hai sự kiện: thứ nhất, các hành tinh có quỹ đạo hình elíp và, thứ hai, các quỹ
đạo này nằm trong cùng một mặt phẳng.
3.2.2. Phán đoán và câu
Phán đoán thường được biểu thị, diễn đạt bằng một câu. Nhưng không thể đồng
nhất câu với phán đoán. Câu là cái vỏ ngôn ngữ của phán đoán. Phán đoán nhất thiết
phải có cái vỏ ngôn ngữ là câu, không có câu thì không thể có phán đoán; nhưng câu
không nhất thiết phải biểu đạt phán đoán. Quan hệ giữa phán đoán và câu cũng tương tự
như quan hệ giữa rượu với chiếc bình đựng rượu. Rượu nhất thiết phải được đựng vào
bình, không có bình thì không thể có rượu (bình hiểu theo nghĩa rộng, là bất cứ cái gì để
đựng), nhưng bình không đồng nhất với rượu. Ngoài ra, chất lượng của bình, cấu tạo của
nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Và câu cũng vậy, cấu trúc của nó, đặc
trưng của nó trong các ngôn ngữ khác nhau cũng ảnh hưởng đến phán đoán mà nó chứa.
Phán đoán được biểu thị bằng câu, nhưng không phải câu nào cũng biểu thị một phán
đoán. Thông thường, thì chỉ có câu kể, câu tường thuật mới biểu thị các phán đoán, còn
các loại câu khác như câu hỏi, câu ra lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán … không biểu
thị phán đoán.

62
Để phân biệt câu có chứa phán đoán và câu không chứa phán đoán ta có thể xét
xem câu đó có giá trị logic, nghĩa là có thể (về nguyên tắc) phân định đúng hay sai hay
không.
Ví dụ, câu Trái đất cần 250 triệu năm để đi hết một vòng xung quanh tâm của giải
Ngân Hà, chứa đựng một phán đoán, vì câu này hoặc phù hợp với thực tế, hoặc không.
Còn câu hỏi Có thật sự có các thế giới song song với thế giới của chúng ta không?,
không khẳng định hay phủ định bất cứ điều gì, việc xác định nó đúng hay sai là hoàn
toàn vô nghĩa, vậy nó không chứa, không biểu thị phán đoán. Câu “Tôi đang nói dối đây”
cũng không chứa phán đoán, vì về nguyên tắc ta không thể xác định nó đúng hay sai.
Để thuận tiện trong trình bày, từ đây về sau, trong những trường hợp không sợ gây
nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đồng nhất phán đoán với câu chứa phán đoán đó, và sẽ sử dụng
song song các từ “phán đoán” và “câu”.
3.2.3. Các loại phán đoán
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta có thể tiến hành các cách phân chia
phán đoán khác nhau. Sau đây ta xét một số cách phân chia phán đoán quan trọng nhất.
a. Phân chia theo độ phức hợp
Phán đoán có thể có cấu trúc đơn giản, cũng có thể có cấu trúc phức tạp. Nếu một
phán đoán có thể tách được ra làm nhiều phán đoán khác thì nó được gọi là phán đoán
phức, ngược lại thì được gọi là phán đoán đơn. Phán đoán đơn là phán đoán mà bất cứ
một thành phần con nào của nó cũng không phải là một phán đoán. Các phán đoán (a),
(b), (c), (d) đã nêu ở ví dụ 1 trên đây là các phán đoán đơn, vì ta không thể tách chúng
ra thành các phán đoán đơn giản hơn. Còn phán đoán (e) là phán đoán phức, vì nó bao
gồm hai phán đoán đơn:
Các hành tinh thuộc hệ mặt trời quay quanh Mặt trời, và Quỹ đạo quanh Mặt trời
của các hành tinh thuộc hệ Mặt trời nằm trong cùng một mặt phẳng.
Phán đoán: “chuột là một loài gặm nhấm và là một động vật có hại”, cũng là phán
đoán phức, vì có thể tách ra được thành hai phán đoán đơn giản hơn như sau:
Chuột là một loài gặm nhấm. Chuột là một động vật có hại.
b. Phân chia theo thông tin chứa trong phán đoán
Ví dụ 2:
63
a. Cá voi nuôi con bằng sữa.
b. Chắc chắn cá voi nuôi con bằng sữa.
c. Có lẽ cá voi nuôi con bằng sữa.
d. Đã chứng minh được rằng cá voi nuôi con bằng sữa.
e. Tôi biết rằng cá voi nuôi con bằng sữa.
f. Cá voi đã từng nuôi con bằng sữa.
Xét các phán đoán trong ví dụ 2, ta thấy chúng đều có phần “Cá voi nuôi con bằng
sữa”. Hơn nữa, dễ thấy rằng nếu không có phần đó thì các câu trên đã không còn là phán
đoán nữa. Vì vậy, người ta nói rằng lượng thông tin chứa trong phần đó ở các phán đoán
đang khảo sát là lượng thông tin cơ bản. Trừ phán đoán (a), các phán đoán khác trong ví
dụ 2 ta đang xét ngoài lượng thông tin cơ bản còn chứa thêm một lượng thông tin khác
nữa. Lượng thông tin đó được gọi là thông tin phụ. Các phán đoán chỉ chứa thông tin cơ
bản gọi là phán đoán thông thường. Các phán đoán ngoài thông tin cơ bản còn chứa một
lượng thông tin phụ gọi là phán đoán tình thái (hay hình thái, hay mô thái). Dễ thấy rằng
giá trị logic của các phán đoán trên không giống nhau. Trong chương trình này chúng ta
chỉ xét các phán đoán thông thường, các phán đoán tình thái, nếu cần thiết, ta quy về
phán đoán thông thường để xét.
Tóm lại, phán đoán bao giờ cũng được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ là câu trần
thuật có chủ ngữ và vị ngữ; trong khi đó, khái niệm được thể hiện dưới dạng một hệ
thống của nhiều câu, dĩ nhiên một hệ thống của nhiều câu có thể được rút gọn thành một
từ hay một cụm từ. Quan hệ giữa phán đoán và khái niệm có nét giống với quan hệ giữa
bản chất và quy luật, bởi vì nếu một bản chất gồm nhiều quy luật thì một khái niệm cũng
gồm nhiều phán đoán đúng, và nếu khái niệm là sự phản ánh của bản chất, thì phán đoán
đúng là sự phản ánh của quy luật.
3.3. SUY LUẬN
3.3.1. Khái niệm về suy luận
Suy luận là một hình thức của tư duy nhằm rút ra một phán đoán mới bằng cách
dựa vào một hoặc nhiều phán đoán đã biết.
Suy luận là hình thức tư duy phức tạp hơn so với khái niệm và phán đoán, suy luân
đồng thời cũng có những dạng biểu hiện phong phú hơn. Chúng khác nhau về số lượng

64
các tiền đề - môt, hai, hay nhiều hơn, về kiểu các phán đoán cấu thành - đơn hoặc phức;
mức độ chuẩn xác của kết luận - xác thực hay xác suất v.v.. Do vậy, để phân loại suy
luận cần phải xuất phát từ chính bản chất của nó.

3.3.2. Cấu trúc của suy luận


Mỗi suy luận gồm có ba thành phần:
Tiền đề: Các phán đoán làm cơ sở cho suy luận. Về nguyên tắc tiền đề phải chân
thực nhưng thực tế khó xác minh nên khi suy luận phải giả định là tiền đề chân thật.
Lập luận: Cách thức liên kết các tiền đề để rút ra kết luận.
Kết luận: Phán đoán mới thu đƣợc từ tiền đề thong qua lập luận của suy luận.
3.3.3. Phân loại suy luận

Vì mọi suy luận đều là sự kéo theo lôgíc từ môt số tri thức này ra những tri thức
khác, cho nên phụ thuộc vào tính chất của sự kéo theo ấy, vào xu hướng diễn biến tư
tưởng trong suy luận có thể chia ra ba nhóm suy luân cơ bản là diễn dịch, quy nạp và
loại suy (tổng - phân - hợp).

Phân loại như vây là xuất phát điểm để hiểu toàn bộ sự đa dạng của suy luân. Đến
lượt mình, mỗi nhóm lại có những dạng và biến thể riêng. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên
cứu chúng.

3.3.3.1. Suy luận diễn dịch


Kiến thức đạt được nhờ sự suy luận. Muốn suy luận phải có tiền đề và tiền đề đó đã
được chấp nhận. Vì vậy, một tiền đề có mối quan hệ với kết luận rất rõ ràng.
Diễn dịch (deductio) là suy luận từ tri thức chung hơn về cả lớp đối tượng ta suy
ra tri thức riêng về từng đối tượng hoặc một số đối tượng. Xem bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ví dụ về suy luận diễn dịch

Tiền đề chính: Tất cả sinh viên đi học đều đặn


Tiền đề phụ: Lan là sinh viên
Kết luận: Lan đi học đều đặn
3.3.3.2. Suy luận qui nạp
Để đạt được kiến thức mới phải đi từ thông tin riêng để đến kết luận chung, phương
pháp này gọi là phương pháp qui nạp. Phương pháp này cho phép con người dùng những

65
tiền đề riêng, là những kiến thức đã được chấp nhận, như là phương tiện để đạt được
kiến thức mới.
Quy nạp (inductio) là suy luân trong đó ta khái quát những tri thức về riêng từng
đối tượng thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng. Xem bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ví dụ về suy luận quy nạp

Tiền đề riêng: Lan, Hằng, Huệ và Vân tham dự lớp đều đặn
Tiền đề riêng: Lan, Hằng, Huệ và Vân đạt được điểm cao
Kết luận: Học viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao
3.3.3.3. Suy luận loại suy (tổng – phân – hợp)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp hai phương pháp trên, gọi là suy luận loại
suy hay còn gọi là “phương pháp tổng – phân – hợp”.
Loại suy (traductio) là suy luân mà trong đó tri thức ở kết luân có cùng cấp độ với
tri thức ở tiền đề.

Phương pháp này cần phải xác định tiền đề chính (gọi là Tổng, có ý nghĩa giới
thiệu, khái quát). Tiếp theo là diễn giải, phân tích nội dung theo các luận điểm và luận
cứ (gọi là Phân, cụ thể chi tiết làm rõ các khía cạnh của vấn đề qua các luận điểm và luận
cứ). Cuối cùng là tổng hợp đánh giá rút ra kết luận (Gọi là Hợp, trình bày khái quát). Xem
bảng 3.3
Bảng 3.3. Ví dụ suy luận loại suy (tổng - phân - hợp)
* Tiền đề chính (giả Sinh viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao
thuyết) - Tổng
* Tham dự lớp(nguyên
nhân còn nghi ngờ) – Nhóm 1: Lan, Hằng, Huệ và Vân tham dự lớp đều đặn
Phân 1:
Nhóm 2: Linh,đều đặn
Khánh, Vinh và Bình không tham dự lớp

* Điểm(ảnh hưởng còn Nhóm 1: Lan, Hằng, Huệ và Vân đạt được điểm 9 và 10
nghi ngờ) – Phân 2
Nhóm 2: Linh,6
Khánh, Vinh và Bình đạt được điểm 5 và

Học viên tham dự lớp đều đặn thì đạt được điểm cao so
* Kết luận – Hợp với không tham dự lớp đều đặn (vì vậy, tiền đề chính hoặc
giả thiết được công nhận là đúng)

66
3.2. CHỨNG MINH VÀ BÁC BỎ
3.2.1. Kết cấu của một phép chứng minh
Phép chứng minh khoa học được sử dụng theo một tư duy logic để chứng tỏ rằng
một niềm tin khoa học hay một hoài nghi khoa học là đúng đắn. Trong thực tế, bất kỳ
một khoa học nào cũng phải sử dụng phép chứng minh. Logic học không chỉ sử dụng
chứng minh như là một công cụ, một phương tiện hiệu nghiệm mà còn lấy chính chứng
minh làm đối tượng nghiên cứu. Từ góc độ logic học: Chứng minh thực chất là một thao
tác tư duy chịu sự tác động của quy luật lý do đầy đủ. Đó là thao tác tư duy dựa vào luận
cứ để luận chứng về tính đúng đắn hay sai lầm hoặc thiếu thuyết phục của một luận đề.
3.2.1.1. Các khái niệm
a. Luận đề
Luận đề là điều cần phải chứng minh trong một nghiên cứu khoa học; Luận đề trả
lời câu hỏi: “cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề là phán đoán mà tính
chân xác của nó cần phải được chứng minh. Mỗi luận đề cần chứng minh , về khách
quan đều là một phán đoán có giá trị đúng hoặc sai. Trong thực tế, việc xác định giá trị
này đôi khi là cả một quá trình lao động gian khổ mà người làm nghiên cứu khoa học
phải thực hiện.
Luận đề có thể là các luận điểm lý luận khoa học; ví dụ, trong toán học là các định
lí. Trong nghiên cứu kinh nghiệm, luận đề có thể là các kết quả khái quát các dữ kiện cụ
thể. Nhiều trường hợp luận đề là các phán đoán về thuộc tính, về quan hệ hay về nguyên
nhân tồn tại của sự vật và hiện tượng nào đó. Ví dụ, trong y học trường hợp bác sĩ cần
xác định một căn bệnh cụ thể của bệnh nhân hoặc trường hợp nhà sử học cần nêu ra và
chứng minh một sự kiện lịch sử nào đó v.v..
b. Luận cứ
Luận cứ là bằng chứng (vật liệu) được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được
xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thử nghiệm. Luận
cứ trả lời câu hỏi: “ chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà
tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề.
Trong nghiên cứu khoa học có hai loại luận cứ:
- Luận cứ lý thuyết

67
Là các cơ sở lý thuyết khoa học, luận điểm khoa học, các tiên đề, định lý, định luật,
quy luật đã được khoa học xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết còn có một tên gọi khác
là luận cứ logic hoặc cơ sở lý luận.
- Luận cứ thực tiễn
Là các phán đoán đã được xác nhận, hình thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập
được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học.
Trong quá trình chứng minh một luận đề nào đó, đôi lúc không chỉ sử dụng một
loại mà phải sử dụng kết hợp một số loại luận cứ đã nêu ở trên. Một điểm quan trọng
trong chứng minh là phải thấy được thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Khi thực tiễn đã
xác định tính chân thực của một luận điểm thì không cần phải chứng minh tiếp nữa.
Ngoài ra, định nghĩa khái niệm khoa học cũng là cơ sở của chứng minh, bởi vì bất
kỳ khoa học nào cũng có một hệ thống khái niệm. Các khái niệm đều được định nghĩa;
định nghĩa khái niệm khoa học là sự phản ánh đúng đắn sự tồn tại khách quan của các
sự vật, hiện tượng, quy luật của hiện thực, cho nên định nghĩa khái niệm khoa học là tri
thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Chúng là luận cứ vững chắc trong chứng
minh.
c. Luận chứng (lập luận)
Luận chứng là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh,
nhằm vạch rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề.
Luận chứng trả lời câu hỏi: “chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học
tồn tại hai loại luận chứng:
- Luận chứng logic: bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận được liên kết
theo một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy). Suy luận diễn dịch là hình thức
suy luận đi từ cái chung đến cái riêng; Suy luận quy nạp là hình thức suy luận đi từ cái
riêng đến cái chung; Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng.
- Luận chứng ngoài logic: bao gồm phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập
thông tin. Phương pháp tiếp cận, là cách thức xem xét sự kiện, tùy thuộc phương pháp
tiếp cận được chọn mà sự kiện có thể được xem xét một cách toàn diện hơặc phiến diện;
Phương pháp thu thập thông tin, là cách thiết lập luận cứ khoa học, phương pháp thu
thập thông tin có vai trò quyết định đến độ tin cậy của luận cứ.

68
3.2.2. Chứng minh một luận đề khoa học xã hội
Quá trình nghiên cứu khoa học chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh
hoặc bác bỏ luận đề (luận điểm khoa học) nhằm đảm bảo tính chân lý của luận điểm
khoa học được đưa ra. Để làm việc này, người nghiên cứu phải sử dụng những lập luận
logic nhằm tìm ra những thiếu sót, những điều không đúng, không hợp lý trong luận cứ
hoặc luận chứng được sử dụng để chứng minh luận đề. Chỉ tới khi các lập luận cho
thấy luận đề không còn khả năng bị bác bỏ thì mới được phép công bố công trình nghiên
cứu khoa học.
3.2.2.1. Các phương pháp chứng minh
Có hai phương pháp chứng minh là chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
a. Chứng minh trực tiếp
Chứng minh trực tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được trực
tiếp rút ra từ các luận cứ.
Sơ đồ logic của chứng minh trực tiếp như sau:
Gọi p là luận đề, a, b, c … là các luận cứ; k, l, m …. là các phán đoán chân thực
được suy ra từ a, b, c.
(a, b, c…) → (k, l, m…) → p
Vì các luận cứ a, b, c… là chân thực và mối quan hệ logic từ a, b, c… qua k, l, m…
tới p là đúng đắn nên luận đề phải chứng minh p là chân thực.
b. Chứng minh gián tiếp
Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút
ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của phản luận đề.
Phản luận đề là phán đoán mâu thuẫn với luận đề, trong logic học nếu luận đề được
biểu thị bằng o thì phản luận đề được biểu thị bằng ō
Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có luận cứ để chứng minh trực tiếp.
căn cứ vào kết cấu của phàn luận đề, chứng minh gián tiếp lại được chia thành chứng
minh phản chứng và chứng minh phân liệt.
- Chứng minh phản chứng

69
Chứng minh phản chứng được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của phản
luận đề. Luận đề là o thì phản luận đề là ō. Giả định ō chân thực. Từ ō chân thực rút ra
các hệ quả, nếu một trong các hệ quả mâu thuẫn với hiện thực hoặc với luận điểm đã biết
là chân thực thì hệ quả ấy là giả dối. Từ đó có ō giả dối, suy ra o chân thực.
- Chứng minh phân liệt (phương pháp loại trừ)
Chứng minh phân liệt là chứng minh gián tiếp trong đó lập luận về tính chân thực
của luận đề được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của tất cả các thành phần của
phán đoán phân liệt trừ một thành phần là luận đề. Khi sử dụng phương pháp này, người
nghiên cứu phải nêu ra hết toàn bộ các giải pháp có thể có và chúng phải loại trừ nhau.
Phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp là những phương pháp
lập luận độc lập, nhưng có thể sử dụng chúng đồng thời với nhau. Trong quá trình lập
luận, việc sử dụng kết hợp chúng được thực hiện khi không chỉ lập luận một cách khẳng
định luận đề, mà còn chỉ ra tính không bền vững của phản luận đề. Sự kết hợp này làm
cho giá trị của chứng minh càng cao, tức là làm cho lập luận càng đáng tin cậy và có sức
thuyết phục hơn.
3.2.2.2. Bác bỏ và các phương pháp bác bỏ
Bác bỏ là thao tác logic nhằm xác lập tính giả dối hay tính không có căn cứ của
luận đề đã được nêu ra. Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề của bác bỏ. Các phán đoán
dùng để bác bỏ gọi các luận cứ.
Quá trình xây dựng luận đề (xây dựng giả thuyết) nghiên cứu, xác định luận chứng
nghiên cứu và xây dựng luận cứ (luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn) nghiên cứu còn
được gọi là một tam đoạn luận
Trong phép chứng minh một luận đề, người nghiên cứu phải đảm bảo rằng tất cả
quá trình từ phán đoán luận đề tới những luận cứ được đưa ra phải đầy đủ và chắc chắn,
luận chứng (lập luận) phải vững chắc, bởi vì trong cả quá trình (tam đoạn luận) của phép
chứng minh, chỉ cần tìm ra được một điểm vô lý thiếu tính logic là giả thuyết (luận đề)
đủ để bị bác bỏ.
Có ba cách bác bỏ: Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng (làm sáng
tỏ tính không vững chắc của luận chứng)
a. Bác bỏ luận đề

70
- Bác bỏ luận đề thông qua bác bỏ dữ kiện: Là cách bác bỏ đúng đắn và hiệu quả
nhất, Trong cách bác bỏ này, người nghiên cứu cần đưa ra các sự kiện, các hiện tượng
thực tế, các số liệu thống kê, các cứ liệu khoa học… mâu thuẫn với luận đề và dùng
chúng làm căn cứ khoa học vững chắc để bác bỏ luận đề.
- Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề:
Từ luận đề nêu ra có thể rút ra các hệ quả. Chỉ cần chứng minh một trong các hệ quả đó
mâu thuẫn với hiện thực hoặc với các luận điểm chân thực đã chứng minh là đủ để bác
bỏ luận đề. Phương pháp này gọi là “ quy về sự vô lí”,
- Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề: Nếu luận đề được biểu thị
là e thì phản luận đề là ē, nếu chứng minh e là chân thực thì ē là giả dối và ngược lại,
không thể tồn tại phán đoán thứ ba nào khác nữa (quy luật loại trừ cái thứ 3 trong logic
học). Ví dụ: khi cần bác bỏ luận đề “ Tất cả các học viên tốt nghiệp cao học đều phải
có luận văn tốt nghiệp, “đây là phán đoán khẳng định (o), phán đoán mâu thuẫn với nó
là phán đoán phủ định riêng (ō) “ Một số học viên tốt nghiệp cao học không có luận văn
tốt nghiệp”. Để khẳng định (ō) là chân thực chúng ta chỉ cần đưa ra bằng chứng có tồn
tại một số, thậm chí chỉ một học viên tốt nghiệp cao học không phải làm luận văn tốt
nghiệp.
Ví dụ: học viên B không làm luận văn tốt nghiệp nhưng vẫn được cấp bằng M.A.
Như vậy ta đã chứng minh (ō) là chân thực nên (o) là giả dối. Luận đề bị bác bỏ.
b. Bác bỏ luận cứ thông qua phê phán luận cứ
Khi khẳng định tính đúng đắn của một luận đề, bao giờ tác giả đưa ra luận đề cũng
phải sử dụng các luận cứ để chứng minh. Nếu người biện luận chỉ ra được tính giả dối
hay nghi ngờ luận cứ nào đó sẽ làm cho luận đề bị bác bỏ hoặc phải được chứng minh
bằng luận cứ khác có cơ sở khoa học hơn.
Nếu các luận cứ đều không chân thực, thì rõ ràng luận đề sẽ không chân thực, và
khi đó luận đề bị bác bỏ. Trong thực tế nhiều khi luận đề nêu ra là đúng đắn, nhưng
người nêu ra lại không biết lựa chọn bcác luận cứ chân thực đủ để chứng minh cho luận
đề của mình, hoặc các luận cứ đưa ra chưa đủ sức thuyết phục; những trường hợp như
vậy đòi hỏi người đưa ra luận đề hoặc phải lựa chọn các luận cứ, hoặc phải bổ sung thêm
luận cứ. Khi lựa luận cứ phải chú ý tới mọi khả năng có thể xảy ra trong hiện thực, phải

71
xem xét các luận cứ được chọn có hoàn toàn chân thực không, có đủ cơ sở để chứng
minh luận đề chưa?
c. Làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng
Phương pháp này được sử dụng khi phát hiện ra trong lập luận không có mối liên
hệ logic của các luận cứ và luận đề. Đây là phương pháp dùng để chỉ các sai lầm trong
trong hình thức chứng minh. Sai lầm phổ biến nhất là việc lựa chọn luận cứ chân thực,
nhưng không có mối liên hệ logic với luận đề để rút ra tính chân thực của luận đề .
3.2.2.3. Các quy tắc của chứng minh và một số vi phạm khi chứng minh
Khi sử dụng phép chứng minh để chứng minh một luận đề khoa học, người nghiên
cứu khoa học phải nắm vững các quy tắc của phép chứng minh, đó là quy tắc của luận
đề, quy tắc của luận cứ, quy tắc của luận chứng.
a. Quy tắc của luận đề
Luận đề phải xác định và phải đồng nhất với chính nó trong suốt quá trình chứng
minh.
- Luận đề phải xác định: Khi tiếp cận với một luận đề, việc đầu tiên của người luận
chứng là phải xác định, tức là phải làm rõ, định rõ luận đề. Để làm được điều này, trước
tiên về khách quan, bản thân luận đề đưa ra phải rõ ràng, tức là phải bảo đảm tính xác
định. Đối với luận đề là phán đoán phức, tính xác định của luận đề đồng nghĩa với tính
xác định về loại của phán đoán làm luận đề. Tuy nhiên, vì luận đề được thể hiện dưới
dạng phán đoán, mà phán đoán lại do các khái niệm liên kết với nhau tạo thành, nên nói
đ ến tính xác định của một luận đề chủ yếu là nói đến tính xác định về nội dung của các
khái niệm cấu thành nó. Một luận đề mà các khái niệm cấu thành nó được diễn đạt một
cách mơ hồ, hiểu thế nào cũng được thì cuộc tranh luận sẽ không đạt hiệu quả, và dĩ
nhiên là luận đề đó đã vi phạm quy tắc này.
Ví dụ: Hai quốc gia A và B sau quá trình đàm phán đã ký kết với nhau một giao
ước rằng từ nay về sau, nếu bên này muốn làm gì thì bên kia giúp. Đây là một giao ước
có phạm vi phản ánh rộng đến mức mơ hồ vì cụm từ “muốn làm gì” có thể được hiểu là
“muốn làm bất cứ việc gì, vô điều kiện”. Thế cho nên nếu như sau đó A muốn đem quân
xâm lấn lãnh thổ của B mà B không giúp thì B sẽ phạm ước.
- Luận đề phải đồng nhất với chính nó trong suốt quá trình chứng minh.

72
Quy tắc này yêu cầu luận đề đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ trước sau phải là
một. Nếu yêu cầu này không được tuân thủ thì sẽ phạm lỗi logic đánh tráo luận đề.
Trong một phép chứng minh, luận đề có thể bị đánh tráo dưới nhiều dạng khác
nhau. Ở đây xin trình bày ba dạng đánh tráo tiêu biểu.
+ Một là, đánh tráo điều kiện mà phán đoán làm luận đề được khái quát.
Ví dụ: Luận đề “Tổng ba góc trong của một tam giác bằng 180 độ” được người
chứng minh đưa ra trong hình học phẳng lại bị người khác bác bỏ vì đánh tráo vào trong
hình học không gian;
+ Hai là, đánh tráo luận đề với người có liên quan tới luận đề.
Ví dụ: Để chứng minh cho luận đề “Luận văn của học viên A rất tốt”, thay vì dựa
vào những đóng góp đích thực về mặt khoa học của bài tiểu luận, người chứng minh lại
dựa vào năng lực, phẩm chất của học viên A, đại loại như A là một học viên giỏi, có tư
cách đạo đức tốt…..Như vậy ở đây người chứng minh đã đánh tráo luận đề “Luận văn
của học viên A rất tốt” bằng việc chứng minh luận đề “ A là người rất tốt”;
+ Ba là, đánh tráo khái niệm cấu thành luận đề.
Ví dụ, để chứng minh cho luận đề “Giáo viên này dạy rất hay” người chứng minh
lại chứng minh rằng “ Giáo viên này nói chuyện rất hay”. Nói chuyên rất hay khác xa
với dạy rất hay. Hoặc lúc đầu đưa ra luận đề “Giáo viên này dạy rất hay”, sau đó lại
chứng minh “ Giáo viên này dạy không dở”; Thực tế dạy không dở chưa hẳn là đã hay
mà có khi chỉ ở mức bình thường)
So với hai dạng đầu, dạng thứ ba “đánh tráo khái niệm cấu thành luận đề” là dạng
hay bị mắc lỗi hơn. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do rất nhiều khi người làm
nghiên cứu thiếu một sự hiểu biết thống nhất chắc chắn về lĩnh vực mà khái niệm cấu
thành luận đề phản ánh.
Để hạn chế lỗi này, trong một luận đề, hoặc rộng ra là đầu đề của bài viết, bài
nghiên cứu, nếu có khái niệm nào cơ bản, đặc biệt là khái niệm cơ bản có nhiều cách
hiểu khác nhau, thì phải xác định rõ nội dung của nó theo nghĩa của bài viết và giữ
nguyên nội dung ấy trong suốt quá trình chứng minh.
b. Quy tắc của luận cứ
Luận cứ phải đủ để suy ra tính chất đúng đắn của luận đề.
73
Đối lập với luận cứ đủ là luận cứ thiếu. Nếu như luận cứ đủ liên quan đến luận cứ
đúng, luận cứ rõ ràng, không mâu thuẫn và luận cứ đã được chứng minh, thì luận cứ
thiếu lại liên quan đến luận cứ sai, luận cứ mơ hồ, mâu thuẫn và luận cứ chưa được chứng
minh. Theo quan điểm logic. Một luận cứ đúng có khi là chưa đủ, còn một luận cứ đủ có
nghĩa là nội dung của nó đã đảm bảo đúng.
Tóm lại, quy tắc “luận cứ phải đủ” có phạm vi bao quát rất rộng. Nó bao hàm cả
các quy tắc “Luận cứ không được mơ hồ”, “Luận cứ không được mâu thuẫn”, “Luận cứ
đã được chứng minh”.
Ví dụ 1: Sai do nội dung không phù hợp với thực tế.
- A: Này B cậu có vợ rồi hả?
- B: Thưa anh, đúng ạ!
- A: Nói bậy, tôi đã xem túi của cậu và thấy túi cậu có tiền.
Trong đối thoại trên, A đã quả quyết rằng B chưa có vợ. Để chứng minh điều đó A
đã dựa vào căn cứ chủ quan của A “ Nếu có vợ thì không có tiền trong túi vì vợ đã giữ
hết tiền” Nhưng B lại có tiền trong túi, chứng tỏ B chưa có vợ. Phép lập luận này đúng
logic nhưng luận đề lại thiếu sức thuyết phục vì sử dụng luận cứ ngầm ẩn (nếu có vợ thì
không có tiền trong túi) là một phán đoán sai do dựa vào tính chủ quan của A.
Ví dụ 2: Sai do quan hệ giữa luận cứ với luận cứ không phù hợp với quy luật của
tư duy.
C là người bị tình nghi là thủ phạm của một vụ trọng án xảy ra tại Vũng tàu. Qua
điều tra, công an thu thập được một số thông tin trái ngược nhau: Một thông tin khẳng
định trong thời điểm xảy ra vụ án, C có mặt ở Vũng Tàu; Một thông tin khác lại khẳng
định trong thời điểm ấy, C có mặt ở Phan Thiết, theo quy luật cấm mâu thuẫn, hai thông
tin này có ít nhất một cái sai.
Ví dụ 3. Luận cứ thiếu do mơ hồ.
Để chứng minh một hành vi phòng vệ nào đó là chính đáng, người chứng minh dựa
vào định nghĩa “Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả tương xứng với hành vi xâm
phạm quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể, hay của người khác bị xâm phạm”.
Thực sự thì định nghĩa trên rất mơ hồ trong phạm vi áp dụng vì rất khó xác định được
rằng chống trả ở mức độ nào thì được gọi là tương xứng,

74
Ví dụ 4. Luận cứ thiếu do chưa được chứng minh.
Để chứng minh cho luận đề “Vụ khủng bố tại đảo Bali Indonexia không liên quan
đến Biladen” người chứng minh dựa vào luận cứ “Vì Biladen đã chết” Nhưng ở thời
điểm xảy ra chứng minh việc xác định “ Binladen đã chết” lại là một điều đang cần phải
chứng minh do đó luận cứ dùng là sai.
c. Quy tắc của luận chứng
Luận chứng không được dài dòng, luẩn quẩn, luận chứng phải tuân theo các quy
luật, quy tắc của tư duy.
Sự dài dòng sinh ra có thể là do trong quá trình chứng minh người thực hiện đã sử
dụng những luận cứ sai, nhưng cũng có khi là do không biết tổ chức, sắp xếp luận cứ,
không nắm vững quy tắc của loại suy luận mà mình sử dụng
Tóm lại, nói đến luận chứng là nói đến nghệ thuật của lập luận. Nhiệm vụ của lập
luận là tổ chức, sắp xếp, liên kết luận cứ, sao cho từ đó, bằng con đường ngắn nhất xác
định được mối liên hệ logic giữa luận cứ và luận đề. Cơ sở để xác lập mối liên hệ này là
các quy tắc, quy luật của tư duy. Vì thế, trong một phép chứng minh, chỉ cần một mối
liên hệ nào đó giữa luận cứ và luận đề không phù hợp với những quy tắc, quy luật này
thì người chứng minh sẽ phạm sai lầm về luận chứng và luận đề cần chứng minh không
mang tính thuyết phục.

75
Chương 4
ỨNG DỤNG TƯ DUY BIỆN LUẬN TRONG HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

4.1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE


4.1.1. Hoạt động nghe trong đời sống con người
Trong xã hội loài người, sự giao tiếp bằng ngôn ngữ là một nhu cầu không thể thiếu
được. Trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người thì các hoạt động nghe, nói,
đọc, viết là hết sức quan trọng. Bốn hoạt động trên giúp con người hiểu biết lẫn nhau để
cùng hòa nhập và chung sống trong một cộng đồng. Để đạt được hiệu quả cao trong việc
giao tiếp, người nói hoặc viết cần diễn đạt đúng, chính xác ý của mình và người nghe
hoặc đọc cần hiểu chính xác, đầy đủ nội dung thông báo của người nói hoặc viết. Tất
nhiên, người nói hoặc viết và người đọc hoặc nghe phải có được mức độ thành thạo nhất
định về bốn hoạt động đã nêu mới có thể tạo nên hiệu quả cao cho việc giao tiếp. Nếu
người ta chỉ biết nói, biết viết mà không biết nghe, biết đọc thì việc giao tiếp sẽ rất hạn
chế, khó đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau. Do đó, đồng thời với việc luyện nói, đọc, viết,
chúng ta cần phải rèn luyện cả nghe – một loại hoạt động giao tiếp của con người.
Xét từ góc độ thông tin, thì nghe và đọc tạo thành cơ chế của việc nhận tin, nói và
viết tạo thành cơ chế của việc phát tin. Tuy cùng cơ chế nhận tin, nghe và đọc vẫn có
những nét khác biệt đáng kể. Trong quá trình nghe, tín hiệu vật chất tác động tới người
nghe không phải là những đường nét của văn tự, mà là những sóng âm thanh. Muốn phát
tin, người nói phải chuyển nội dung thông báo vốn trừu tượng, tồn tại trong não của mình
thành những tín hiệu âm thanh ngôn ngữ để truyền đến người nghe. Thực chất đó là quá
trình mã hóa văn bản hoặc là quá trình xây dựng văn bản. Muốn nhận tin, người nghe
phải tìm cách luận giải tín hiệu ngôn ngữ dưới dạng các chuỗi âm thanh nhằm khôi phục
bằng được nội dung thông báo do người nói phát đi. Đó chính là quá trình giải mã văn
bản hoặc là quá trình phân tích văn bản. Sự “giải mã” hoặc “phân tích” văn bản càng sát
với nội dung thông tin do người truyền đi bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Khi tiếp nhận văn bản, người nghe không tuân theo trình tự cấp bậc của các đơn vị
ngôn ngữ, tức là không phải đi từ đơn vị cấp bậc thấp đến đơn vị cấp bậc cao (âm vị,
hình vị, từ ngữ, đoạn văn, văn bản), hoặc ngược lại từ đơn vị bậc cao xuống đơn vị bậc
thấp, trái lại khi tiếp nhận văn bản, người nghe thường cố gắng tiếp cận với các đơn vị

76
ngôn ngữ càng lớn càng tốt. Trong văn bản, đó thường là những đơn vị chứa đựng những
thông tin quan trọng nhất, ở những vị trí quan trọng nhất như: Đầu đề văn bản, câu chủ
đề đoạn mở, đoạn kết… Trên cơ sở những thông tin rút ra từ các đơn vị trên, người nghe
có thể đã dự đoán sơ bộ nội dung văn bản và định hướng tiếp nhận.
Cần lưu ý rằng, nội dung thông tin trong văn bản không bao giờ có sự trùng khít
với nội dung thông tin mà người nhận lĩnh hội được. Sở dĩ như vậy là vì vốn sống, vốn
hiểu biết, năng lực ngôn ngữ, thói quen của người phát và người nhận bao giờ cũng có
sự chênh lệch nhất định. Điều này cho ta thấy rằng từ một nội dung thông tin đã được
mã hóa trong văn bản của người phát tin có thể tạo ra rất nhiều nội dung biến thể ở người
nhận tin. Đây chính là cơ sở tạo nên tính đa nghĩa của văn bản. Vì vậy, khi nhận tin đòi
hỏi người nghe phải luận giải sao cho sát hợp với các mặt ngữ âm, ngữ pháp… của văn
bản đã được phát đi. Không luận giải được đầy đủ, chính xác và nhanh chóng các tín
hiệu đã nhận được, người nghe sẽ bị hạn chế rất lớn trong việc tiếp nhận thông báo. Do
đó, rèn luyện kĩ năng nghe chính là rèn luyện kĩ năng luận giải, phân tích văn bản ở
dạng nói. Kĩ năng này có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con
người.
Con số thống kê của các nhà tâm lý học cho thấy rằng, trong khi con người thực
hiện việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thì có tới hai phần ba là giao tiếp miệng. Tỷ lệ này đối
với sinh viên, ngành khoa học xã hội còn cao hơn nữa. Tiếc rằng việc luyện nghe ở các
sinh viên chưa có tính tự giác cao, bên cạnh một số sinh viên biết nghe và nghe tốt để
hiểu và nắm tri thức còn nhiều sinh viên chưa biết cách nghe, và nghe chưa có kết quả
nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Vì thế sinh viên trong các
ngành này không chỉ biết nói tốt để tham gia thảo luận, diễn đạt và trình bày kiến thức
của mình trong phát biểu thảo luận, hội thảo, mà còn phải biết nghe tốt, để tiếp nhận tri
thức của giảng viên truyền đạt, tiếp nhận tri thức trong cuộc sống qua các đối tượng giao
tiếp và qua các phương tiện truyền tin để làm giàu vốn tri thức cho mình.
4.1.2. Một số dạng nghe
Trong thực tế đời sống, có lúc chúng ta vừa được nghe, vừa được nói, song cũng
có lúc chúng ta chỉ đóng vai người nghe từ đầu chí cuối của cả một quá trình giao tiếp.
Chúng ta có thể chia việc nghe thành hai dạng cơ bản là: Nghe đối thoại (tức là vừa được
nói, vừa được nghe trong quá trình giao tiếp, mang tính chủ động) và nghe độc thoại (tức
là chỉ đóng vai trò nghe, mang tính bị động). Sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối,

77
vì trên thực tế, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, người ta vẫn có thể biến
việc nghe thụ động thành chủ động, và ngược lại, biến việc nghe chủ động thành thụ
động. Hai dạng nghe này có những điểm khác biệt đáng lưu ý như sau:
4.1.2.1. Nghe đối thoại
- Đây là hoạt động nghe diễn ra trong sự hiện diện trực tiếp của những người cùng
tham gia đối thoại trong một phạm vi thời gian, không gian xác định. Cũng có khi đối
thoại mà đôi bên không nhìn thấy nhau (như lúc nói chuyện qua điện thoại). Trường hợp
này, người nghe phải căn cứ vào giọng điệu của người đối thoại để điều chỉnh cách nói
của mình cho thích hợp. Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem đến cho con
người những máy điện thoại có ghi cả hình người đối thoại, giúp con người thuận lợi
hơn trong quá trình giao tiếp.
- Khi đối thoại, việc chuyển đổi vai từ nghe sang nói, từ nói sang nghe luôn luôn
diễn ra, nó có tính luân phiên khá rõ rệt. Quãng thời gian dành cho người nói (hoặc người
nghe) không thể kéo dài. Mỗi cuộc đối thoại đều có thể xác định mục đích và nội dung
từ trước, nhưng cũng có khi được xác lập trong quá trình nghe – nói. Người nghe, người
nói cùng trực tiếp tham gia điều chỉnh và xác lập nội dung cho cuộc đối thoại.
- Việc nghe trong quá trình đối thoại thường không cần ghi chép, vì chính người
nghe cũng là người xây dựng nên nội dung đối thoại. Nội dung này đôi khi cũng tản mạn,
đa dạng nên cũng khó có thể ghi chép được. Tuy nhiên, tùy theo mục đích đặt ra, người
nghe có thể ghi tóm tắt những ý chính ngay trong khi đối thoại hoặc khi kết thúc cuộc
đối thoại.
- Cũng cần nói thêm rằng, người nghe trong cuộc đối thoại có khi không phải là
người trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại đó, mà chỉ là người đóng vai nghe. Điều này
có thể thấy trong các hội thảo về một vấn đề nào đó có nhiều người tham gia. Việc nghe
ở đây có thuận lợi là dễ ghi chép, và một khi thấy thực sự cần thiết, người nghe có thể
tham gia vào cuộc đối thoại chung.
4.1.2.2. Nghe độc thoại
- Đây là hoạt động nghe thường gặp trên lớp học, ở hội trường, qua đài phát thanh
hoặc máy thu hình… Nghe độc thoại thường mang tính chất một chiều. Thời gian để
nghe độc thoại thường phải dành nhiều hơn vì ở đây không có sự chuyển đổi vai như
trong đối thoại.

78
- Trong đối thoại, người nói thường căn cứ vào đối tượng nghe cụ thể để xác định
nội dung cần nói, người nghe không có sự tham gia vào việc xác lập nội dung nói. Do
vậy mà người nghe thường khó theo dõi nội dung nghe, mặc dù đề tài cần nói đã được
người ta thông báo trước. Tuy nhiên, nếu là nghe độc thoại trực tiếp, người nghe vẫn có
thể tham gia điều chỉnh nội dung nói thông qua thái độ, cử chỉ, lời đề nghị… của mình
để yêu cầu người nói điều chỉnh nội dung và cách nói cho phù hợp; nếu là nghe độc thoại
gián tiếp (nghe qua đài phát thanh hoặc máy thu hình) thì người nghe không thể tham
gia được gì vào việc điều chỉnh nội dung hoặc cách trình bày của nguời nói.
- Khi nghe độc thoại, người nghe có thể ghi chép tương đối dễ dàng những nội dung
do người nói trình bày. Việc ghi lại cái gì và ghi như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào
mức độ quan tâm của người nghe đối với từng nội dung nói. Dù sao thì việc ghi chép khi
nghe độc thoại cũng thuận lợi hơn khi nghe đối thoại vì nội dung nói thường chỉ thu gọn
trong một chủ đề xác định.
4.1.3. Cách nghe
4.1.3.1. Một vài điều kiện để nghe có kết quả
- Phải xác định rõ mục đích nghe. Không xác định rõ mục đích nghe thì người nghe
sẽ thiếu tập trung chú ý, hoặc không duy trì được chú ý trong toàn bộ quá trình nghe.
- Phải có hứng thú đối với nội dung nói. Hứng thú sẽ giúp người nghe theo dõi nội
dung nói một cách đầy đủ, chính xác và có thể ghi chép được tất cả những gì mình quan
tâm.
- Phải có hiểu biết ít nhiều về vấn đề người nói trình bày. Dĩ nhiên, người nghe có
những hiểu biết về vấn đề người nói trình bày càng nhiều càng tốt. Nếu không có chút
hiểu biết nào về vấn đề trình bày thì không sao hiểu được người ta nói gì. Vốn hiểu biết
của người nghe càng sâu càng rộng thì chất lượng nghe càng cao, càng toàn diện.
- Phải có trí nhớ tốt. Trí nhớ tốt sẽ giúp người nghe nhanh chóng tiếp cận với các
sự kiện, hiện tượng, sự việc do người nói đề cập đến. Trí nhớ tốt cũng giúp người nghe
tạo lập kịp thời mối liên hệ với những điều đã biết, những kinh nghiệm đã tích lũy được,
từ đó sẽ có được những kiến giải sâu sắc, chính xác và phù hợp với mục đích nghe đã
đặt ra.
- Phải có sức khỏe tốt. Cần rèn luyện cơ thể, rèn luyện trí óc thường xuyên, liên tục.
Sức khỏe tốt sẽ giúp người nghe nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh nghe (như: thời
79
gian, không gian, thời tiết, tiếng ồn…). Nếu sức khỏe kém, người nghe không thể chịu
đựng được những âm thanh quá ngưỡng thính giác, không thể ngồi nghe trong một không
gian chật chội, oi bức, thiếu ánh sáng. Và từ đó, hiệu quả của việc nghe sẽ không cao.
4.1.3.2. Nghe thế nào để có kết quả?
- Muốn nghe có kết quả cần xác định cách nghe riêng cho từng đề tài, từng loại bài.
Ví dụ: đối với những bài giảng hoặc nói chuyện về khoa học, cái chính là phải thu được
trong quá trình nghe, và hệ thống các luận điểm và mối liên hệ giữa các luận điểm đó. Ở
những câu chuyện, cái cần nắm phải là những tình tiết, những diễn biến, những xung đột
theo các tuyến nhân vật. Nhưng với những bản tin thời sự thì cái cần nắm lại là những
biến cố, những sự kiện xảy ra trong không gian và thời gian xác định. Có tìm ra được
những nét riêng những đặc điểm của một loại đề tài, một loại bài chúng ta mới có thể
vận dụng cách nghe tương ứng cho phù hợp, nắm bắt được cái cốt lõi của vấn đề, bỏ qua
cái thứ yếu.
- Nắm được các luận điểm, sự kiện, tình tiết… chưa nên coi là đã nghe được đầy
đủ. Người nghe còn phải theo dõi người nói dẫn dắt, trình bày, lập luận như thế nào để
gắn kết các luận điểm, sự kiện, tình tiết… đó. Việc theo dõi này là cần thiết vì nó giúp
người nghe hiểu chính xác lôgic của các sự kiện, mối liên hệ chặt chẽ giữa các luận điểm,
và từ đó người nghe có thể khái quát toàn bộ vấn đề rút ra những điều bổ ích cho bản
thân.
- Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả những điều bổ ích đã nghe được, người nghe
cần phải ghi chép thật cẩn thận. Ghi chép là để bổ trợ cho trí nhớ. Sau này, khi muốn sử
dụng những điều đã nghe, ta chỉ cần giở lại những trang ghi chép là có thể nhanh chóng
tái hiện được một cách chính xác. Có thể vừa nghe vừa ghi, nhưng cũng có thể nghe
xong một phần hoặc toàn bài người nghe mới ghi lại một cách tóm tắt theo cách hiểu của
riêng mình. Tùy theo mục đích đặt ra đối với từng bài nói, khi nghe cần sử dụng phối
hợp cả hai cách ghi cho thật linh hoạt, miễn sao việc nghe – ghi thực sự có hiệu quả.
4.1.4. Các kĩ năng nghe cần rèn luyện
- Định hướng để phát hiện vấn đề chính trong từng bài nói. Mỗi bài nói thường có
một chủ đề quán xuyến. Nếu người nghe không nắm được chủ đề thì cũng khó phát hiện
đúng cái cốt lõi của vấn đề người nói trình bày. Người nghe không phát hiện đúng bản
chất của vấn đề, dễ sa vào những chi tiết vụn vặt, bề ngoài và rất dễ dẫn đến những nhận

80
thức sai lạc. Để có kĩ năng này, sinh viên phải không ngừng nâng cao vốn sống, vốn hiểu
biết bằng cách thường xuyên đọc sách, báo và đặc biệt là tập trung nghe đài phát thanh,
nghe tin qua vô tuyến truyền hình, nghe ở các hội thảo… rồi tóm tắt hoặc ghi theo các
vấn đề đã nghe.
- Ghi nhanh, ghi chính xác và đầy đủ những vấn đề được nghe. Để đạt được kĩ năng
này sinh viên cần phải luyện tập thường xuyên. Ghi nhanh cốt để ghi được nhiều, ghi
được hết những điều đã nghe; ghi chính xác cốt để phản ánh trung thực nội dung được
nghe; ghi đầy đủ là để khỏi bỏ sót những ý, những sự việc hoặc chi tiết quan trọng. Cần
tránh tình trạng nghe - ghi nhanh mà không chính xác, không đầy đủ và thêm bớt tùy
tiện theo ý chủ quan của mình vào bản nghe - ghi.
- Duy trì mức độ chú ý trong suốt quá trình nghe. Đây là một thói quen cần phải
rèn luyện mới hình thành được. Nhiều người rất hào hứng khi bắt đầu nghe, nhưng mức
độ hào hứng và chú ý cứ giảm dần về giai đoạn cuối. Nghe như vậy, vừa tốn thời gian
vừa không đem lại điều gì bổ ích. Chính vì vậy, việc rèn luyện để duy trì mức độ chú ý,
không bị phân tán hoặc giảm sút trong suốt quá trình nghe là rất cần thiết. Sinh viên cần
phải rèn luyện để có được thói quen này - một thói quen rất thiết thực phục vụ cho việc
học tập.
4.2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI
4.2.1. Hoạt động nói trong đời sống con người
Trong sinh hoạt xã hội, con người thường phải sử dụng hai dạng giao tiếp nói và
viết. Song dạng viết không thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi được, nên đa số các trường
hợp giao tiếp người ta đều dùng dạng nói. Trong nghề dạy học, người giáo viên, nhất là
giáo viên các ngành Mầm non, Tiểu học, Ngữ văn… phải sử dụng dạng nói ở mức độ
khá lớn. Họ phải nói hàng ngày để truyền đạt tri thức khoa học xã hội chuyên ngành,
quản lí giáo dục rèn luyện học sinh. Đồng thời các giáo viên trẻ thuộc các ngành khoa
học xã hội phải là những người nòng cốt tham gia các hoạt phong trào, tham gia công
tác đoàn thể… Các thầy, cô cũng phải phát biểu khi họp chuyên môn, khi họp Hội đồng
trường và khi trao đổi thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh với cha mẹ
của các em… Việc nói ở nhiều nơi, nhiều lúc với nhiều đối tượng khác nhau như vậy,
đòi hỏi người giáo viên phải luôn biết điều chỉnh để điều nói ra phù hợp với đối tượng,
người nghe dễ dàng tiếp thu. Để làm được việc đó, trong thời gian đang học ở trường đại
học, sinh viên sư phạm các ngành khoa học xã hội cần phải rèn luyện kĩ năng nói không
81
chỉ để trình bày, diễn đạt tri thức mạch lạc, lôgic cho người khác hiểu mà còn rèn luyện
kĩ năng giao tiếp trong từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể.
Trong hoạt động giao tiếp không nên nghĩ rằng muốn nói gì cũng được. Ý nghĩ chủ
quan ấy sẽ dẫn đến sự thất bại trong giao tiếp. Bởi vì trong hoạt động giao tiếp luôn luôn
phải tồn tại hai đối tượng: Người nói và người nghe (hoặc người phát tin và người nhận
tin). Do đó, hiệu quả giao tiếp có được hay không là phụ thuộc vào cả đôi bên. Nếu nói
những vấn đề mà người nghe không hiểu, không có nhu cầu cần biết hoặc không phù
hợp với sở thích, thị hiếu của người nghe, thì người nói sẽ tiêu phí thì giờ và sức lực một
cách vô ích, người nghe sẽ mất đi lòng tin với người nói. Cũng từ đó, uy tín của người
nói sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, người nói bao giờ cũng phải cân nhắc những nội dung giao
tiếp với từng đối tượng cụ thể.
Khi đã xác định được đối tượng tiếp nhận thì cần tổ chức nội dung lời nói một cách
khoa học. Ở đây đòi hỏi người nói phải biết cách lựa chọn ngôn ngữ, cách tổ chức lời
nói của mình cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Chỉ khi nào việc sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ đạt đến mức tự động hóa cao, thì mới có thể diễn đạt được chính xác nội
dung, thể hiện được một cách nhuần nhị tư tưởng và tình cảm của người nói, đồng thời
cũng hấp dẫn, lôi cuốn được người nghe. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng nói là một hoạt
động không thể thiếu đối với từng sinh viên.
4.2.2. Một số dạng nói
4.2.2.1. Đối thoại
Trong đời sống hàng ngày con người thường xuyên phải sử dụng dạng đối thoại.
Đây là dạng nói có sự luân chuyển các vai nói – nghe và nghe – nói, tức là kết thúc vai
nói thì đóng vai nghe, kiết thúc vai nghe lại đóng vai nói. Sự luân chuyển các vai như
vậy tạo nên tính sinh động cho hoạt động đối thoại.
Vào cuộc đối thoại, những ý kiến của người mở đầu thường xuyên mang tính định
hướng khá rõ rệt. Nó thường nêu ra vấn đề chung, đặt cơ sở cho hàng loạt những lời đối
thoại tiếp theo. Nội dung của những lời đối thoại tiếp theo là sự triển khai, mở rộng lời
đối thoại ban đầu. Sự tiếp nối, xâu chuỗi các ý trong suốt quá trình đối thoại sẽ tạo nên
nội dung cho cuộc đối thoại. Nội dung đó có mạch lạc, có lôgic chặt chẽ hay không là
tùy thuộc vào sự liên tục về ý của cuộc đối thoại. Nếu lời thoại trước không phải là tiền

82
đề, là mối kích thích cho lời đối thoại sau thì nội dung cuộc đối thoại sẽ tản mạn, kém
hiệu quả. Đối thoại có những điểm lưu ý sau:
- Cuộc đối thoại có thể diễn ra trực tiếp, đôi bên có thể bắt tay nhau khi gặp gỡ và
chia tay nhau khi kết thúc cuộc đối thoại; hoặc diễn ra bán trực tiếp khi thực hiện cuộc
đối thoại bằng các phương tiện kỹ thuật (máy truyền hình, máy điện thoại).
- Trong đối thoại có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho lời nói như:
Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, giọng nói… Cần chú ý rằng những yếu tố phi ngôn
ngữ này chỉ có giá trị hỗ trợ chứ không thể thay thế cho lời nói. Nếu biết sử dụng có mức
độ thì có thể tăng thêm hiệu quả giao tiếp; nếu lạm dụng sẽ gây khó chịu cho người nghe,
làm giảm đi hiệu quả của cuộc đối thoại.
- Khi đối thoại luôn có sự chuyển đổi vai từ nghe sang nói, và ngược lại. Sự di
chuyển từ vai này sang vai kia đòi hỏi người đối thoại phải thích ứng mau lẹ, kịp thời để
tiếp nối những nội dung cho đúng hướng và dẫn dắt cuộc đối thoại đến phút chót.
- Trong đối thoại không nên nói dài dòng, mà nói thẳng vào điều cần nói một cách
gọn gàng, khúc chiết, cốt sao cho người nghe hiểu ý mình nhanh và đúng nhất. Có thể
sử dụng các từ chêm xen, đưa đẩy vừa để cho cuộc đối thoại thêm sinh động, vừa để có
điều kiện chuẩn bị, suy nghĩ cho những lời, những ý tiếp theo.
- Cần giữ một thái độ lịch thiệp, văn hóa khi đối thoại, đặc biệt khi đối thoại với
những người chưa từng quen biết. Phải biết căn cứ vào từng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…
của người đối thoại để điều chỉnh lời nói hoặc thái độ cho phù hợp với diễn biến của
cuộc đối thoại.
4.2.2.2. Độc thoại
Nói “độc thoại” tức là nói tới một cuộc giao tiếp mà trong đó chỉ có một người nói,
những người khác chỉ đóng vai nghe. Sự phân biệt đối thoại và độc thoại chỉ có tính chất
tương đối, bởi vì ngay trong đối thoại đã bao hàm độc thoại. Đó chính là lúc đổi vai nghe
thành vai nói. Mỗi lần nói ấy là một lần độc thoại. Vì vậy khi độc thoại cần lưu ý:
- Đó có thể là lần thoại duy nhất trong một cuộc giao tiếp, không có lời đối thoại
nào của một người nào nữa hoặc đó có thể là một lần thoại trong một cuộc đối thoại đã
được tách riêng ra.

83
- Người độc thoại thường chủ động hơn người đối thoại. Người độc thoại được làm
theo ý mình trong việc lựa chọn nội dung, định hướng nói và cách thức triển khai lời nói.
Do không có sự chuyển đổi vai nên người nói hoàn toàn có thể tiến hành cuộc đối thoại
theo sự sắp xếp của mình.
- Trong độc thoại, các phát ngôn cần phải liên tục, giữa phát ngôn trước với phát
ngôn tiếp theo không được ngừng lâu, do đó đòi hỏi người nói phải ứng biến mau lẹ, linh
hoạt. Để khắc phục tình trạng bài nói nhiều lần bị ngắt quãng (do không kịp nghĩ, do
chuẩn bị không kỹ, ý tứ lộn xộn…) cần phải xác định nội dung và cách thức nói thật cẩn
thận, chu đáo.
- Độc thoại có thể tiến hành trực tiếp (có sự hiện diện của người nghe), hoặc gián
tiếp (trên đài truyền thanh, trên máy truyền hình). Khi tiến hành trực tiếp, người độc
thoại có thuận lợi là có thể điều chỉnh giọng nói, cử chỉ, thái độ… của mình cho phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của cuộc đối thoại. Còn khi tiến hành gián tiếp, người độc thoại
không hề thấy người nghe, không biết thái độ của họ ra sao để kịp thời điều chỉnh cách
nói. Vì vậy, trong trường hợp này, người độc thoại phải chuẩn bị nội dung bài nói chu
đáo mới có kết quả.
4.2.2.3. Kể chuyện
Kể chuyện được coi là một kiểu đặc biệt của dạng độc thoại. Nếu độc thoại thông
thường là một bài phát biểu do một cá nhân chuẩn bị và tự trình bày, thì kể chuyện là
một dạng độc thoại cũng do một cá nhân chuẩn bị nhưng lại dựa vào một chuyện đã có
sẵn trong cuộc sống hoặc trong sách vở. Đây là việc thể hiện văn bản viết dưới dạng nói
và được coi là một nghệ thuật – nghệ thuật kể chuyện. Để việc kể chuyện thành công cần
chú ý các yếu tố sau đây:
- Câu chuyện cần có nội dung hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lý, hứng thú của
từng lứa tuổi. Nội dung của câu chuyện sâu sắc, ý nghĩa nhân văn của truyện to lớn cộng
với lời kể hấp dẫn sẽ tác động tốt tới người nghe, tạo nên những giá trị thẩm mĩ mới mẻ
cho truyện.
Kể chuyện là một hoạt động có nhiều khả năng sáng tạo, nhưng phải dày công rèn
luyện mới có thể đạt được. Câu chuyện đã hay lại thêm lời kể điêu luyện thì rất dễ thành
công. Tuy nhiên, sự thành công của việc kể cũng còn phụ thuộc một phần không nhỏ

84
vào việc người kể đã thâm nhập và cảm nhận được những vấn đề gì đặt ra trong truyện,
cái yêu cái ghét của người kể dành cho nhân vật nào, tình tiết nào…
- Ở các trường THPT, đối với môn Ngữ văn các thể loại truyện dân gian, truyện
ngắn… thường được in trong sách giáo khoa. Giáo viên cần có nghệ thuật kể chuyện dựa
vào nội dung chính của tác phẩm để học sinh nắm vấn đề sâu sắc hơn. Giáo viên không
nhất thiết phải theo từng câu, từng chữ trong truyện mà có thể thâm nhập vào truyện,
cảm nhận theo cách riêng của mình và dùng lời kể của mình để kể cho học sinh nghe.
Trong khi kể, người kể cần phân biệt lời dẫn truyện với lời độc thoại hoặc đối thoại của
các nhân vật trong truyện. Cần căn cứ vào nội dung câu chuyện, vào tính cách của từng
nhân vật để sử dụng các ngữ điệu, cử chỉ… cho phù hợp, góp phần tạo nên sự hấp dẫn
cho câu chuyện, cuốn hút người nghe.
4.2.3. Cách nói
4.2.3.1. Một vài điều kiện để nói có kết quả
- Điều kiện quan trọng nhất để bài nói có kết quả là nội dung của bài. Mọi cách nói
văn hoa lòe loẹt đều không thay thế được nội dung. Điều cần nhất ở đây phải là sự chuẩn
bị nội dung nói cho thật chu đáo. Nội dung phù hợp với người nghe, gắn kết được với
cách cảm, cách nghĩ của người nghe thì sẽ lôi cuốn được họ, đảm bảo cho bài nói có kết
quả.
- Người nói phải có những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề trình bày. Để tạo ra
sức thuyết phục cho bài nói, người nói phải có vốn hiểu biết đầy đủ, sâu sắc xung quanh
vấn đề dự định nói, đồng thời cũng phải có vốn kinh nghiệm, sự từng trải trong cuộc
sống để hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải cứ biết nhiều thì nói nhiều, mà phải chọn lọc
những cái có giá trị nhất để phục vụ cho một cuộc giao tiếp cụ thể mới có kết quả cao.
- Một điều kiện phải tính đến cho kết quả của bài nói là uy tín của người nói (uy tín
về tài năng, về học thuật, về phẩm hạnh, về cương vị xã hội khoa học…). Người nào
chưa có một chút uy tín thì rất khó thuyết phục người nghe. Song uy tín không phải là
tất cả, nó chỉ là một điều kiện thuận lợi cho người nói đi đến thành công mà thôi.
- Nói là một hoạt động giao tiếp bằng âm thanh. Vì vậy, người nào có giọng nói tốt
là sẽ có thêm một phần đóng góp cho sự thành công của một cuộc giao tiếp. Tuy nhiên,
người nói có giọng nói tốt vẫn phải biết lựa chọn giọng điệu phù hợp cho từng hoàn cảnh

85
giao tiếp. Nếu cứ ỷ vào giọng nói tốt mà nói ở mọi nơi, mọi lúc đều như nhau thì kết quả
giao tiếp cũng không cao.
4.2.3.2. Chuẩn bị cho bài nói
Để nói có kết quả cần phải chuẩn bị chu đáo. Việc này gồm các nội dung sau:
- Xác định rõ mục đích nói: Khi giao tiếp cần xác định rõ phải nói với ai, nhằm mục
đích gì? Câu hỏi trên được trả lời thỏa đáng, người nói sẽ xác định cho mình một mục
đích giao tiếp, người nói sẽ có định hướng cho việc lựa chọn nội dung và cách thức trình
bày.
- Lựa chọn nội dung trình bày: Khi lựa chọn nội dung là nhằm trả lời câu hỏi “nói
cái gì” để đạt được mục đích đặt ra. Các ý lớn, ý nhỏ trong nội dung cần nói phải được
sắp xếp trong một đề cương cụ thể. Đề cương được chuẩn bị càng chu đáo thì người nói
càng chủ động và tự tin khi phát ngôn.
- Dự kiến cách thức trình bày: Công việc này yêu cầu phải trả lời câu hỏi “Nói như
thế nào?” Bởi vì, có cùng một nội dung, nhưng nói với những đối tượng khác nhau thì
phải dự kiến những cách thức trình bày khác nhau, chứ không thể nhất loạt sử dụng một
cách nói, một cách trình bày.
Trong bước chuẩn bị này, việc lựa chọn nội dung trình bày là quan trọng hơn cả.
3.3. Bước thực hiện giao tiếp
Đây là bước biến bài nói đã chuẩn bị thành hiện thực. Bước này cần lưu ý:
- Phải rất chú ý đến lời mở đầu cho bài nói. Phần đông người nghe chưa biết người
nói, nên thường có sự tò mò dò xét người nói trong những phút đầu tiên. Người nói phải
làm cho họ có thiện cảm ngay mới tốt. Nếu đã hết lời mở đầu rồi mà giữa người nói và
người nghe vẫn chưa tạo ra được sự liên lạc tinh thần, thì phần sau sẽ rất khó hấp dẫn
họ. Vì vậy, phải hết sức chú ý cho lời mở đầu bài nói.
Nên tránh cách mở đầu gián tiếp, vì cách này có vẻ tài hoa, nhưng không khéo thì
rất dễ tẻ nhạt hoặc dẫn người nói đi quá xa đầu đề bài nói. Nên sử dụng cách vào đề
ngay, nó mang được vẻ thẳng thắn, mạnh mẽ. Người nói phải tạo ra sự hấp dẫn của lời
nói để chiếm được tình cảm của người nghe và buộc họ phải chú ý để nghe tiếp.
- Khi trình bày từng mục, từng ý trong đề cương thành lời nói thì đồng thời người
nói phải theo dõi diễn biến (hứng thú, mức độ chú ý… của người nghe) để rồi tùy theo
86
đó mà lựa chọn cách thay đổi bài nói: rút ngắn lại, hoặc kéo dài thêm, thêm bớt lí luận,
thêm ví dụ, có khi phải đổi cả phương pháp lí luận, giọng điệu nói cho phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp.
- Phần triển khai các ý của bài nói là phần dài nhất, nó dẫn người nói đến mục đích:
Hoặc thuyết phục người nghe, hoặc gây trong đầu óc, tâm hồn họ một ấn tượng, một cảm
tưởng nhất định về vấn đề đã nghe. Vì vậy, cách trình bày có thể thay đổi, biến hóa. Khi
thì trình bày vấn đề theo thứ tự thời gian, không gian; khi thì trình bày theo thứ tự các ý
lớn nhỏ, theo mức độ quan trọng của từng ý… Đến khi hứng thú ở người nghe đã lên tới
cực điểm rồi thì nên kết thúc ngay, đừng bắt người nghe phải đợi quá lâu.
- Trong bài nói, có khi phải dùng đủ các loại văn: tả cảnh, tả người, tả hành động,
kể chuyện, bình luận. Người nói cần khéo léo sử dụng phối hợp để tăng thêm hiệu quả
giao tiếp.
- Phần kết thúc, cần hết sức lưu ý mới có kết quả cao. Kết, tức là thâu tóm, gói ghém
lại. Đoạn kết của bài nói là bước nhảy cuối cùng để vươn tới đích. Bài nói có làm cảm
động, để lại ấn tượng cho người nghe hay không là nhờ đoạn kết, vì vậy sau khi ngồi
nghe hàng giờ, hầu hết người nghe chỉ nhớ những lời sau cùng của người nói, và chỉ
những cảm giác và ấn tượng cuối cùng mới dễ khắc sâu vào tâm trí họ.
Nên tránh lời kết thúc quá ngắn, quá đột ngột, và ngược lại, cũng không nên để lời
kết thúc kéo dài. Có thể tùy theo từng trường hợp cụ thể để áp dụng một vài lời kết như
sau: Kết theo lối tóm tắt ý trong bài; kết bằng lời khuyên về tâm lí; kết bằng cách khuyến
khích sự hoạt động; kết bằng cách đưa ra những câu hỏi để người nghe tự giải đáp; kết
bằng cách phác ra một tương lai tươi sáng, rực rỡ…
Nhìn chung, trong quá trình giao tiếp, người nói cần hết sức thận trọng, khiêm tốn,
tôn trọng người nghe và phải có trách nhiệm cao đối với những phát ngôn của mình.
4.2.4. Các kỹ năng nói cần rèn luyện
Để nói tốt, có hiệu quả cần rèn luyện các kỹ năng cơ bản sau đây:
- Cần biết xác định đúng nội dung trình bày và phù hợp với đối tượng trong từng
tình huống giao tiếp cụ thể.
- Biết xử lí nguồn tài liệu mình có, đồng thời cũng biết khai thác thêm những tài
liệu mình còn thiếu (qua thư viện hoặc bạn bè) để bổ sung cho bài nói thêm phong phú.

87
- Biết xây dựng đề cương cho bài nói. Sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ thật rõ ràng, mạch
lạc để nhìn vào là có thể thấy được ngay.
- Biết giao tiếp với người nghe, biết tuân theo những nguyên tắc hoạt động trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ, vì giao tiếp miệng là giao tiếp trực tiếp giữa người với người,
mỗi cử chỉ hoặc thái độ đều có ảnh hưởng ngay lập tức tới kết quả giao tiếp.
- Phải biết làm chủ lời nói của mình. Giọng nói, cử chỉ, vẻ mặt phải luôn luôn bình
tĩnh, tự tin. Ngay cả khi người nghe có những biểu hiện đồng tình hoặc không đồng tình
cũng phải hết sức bình tĩnh để điều chỉnh cách nói. Nếu tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin sẽ
rất dễ làm cho bài nói kém hiệu quả.
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói một cách tinh tế, uyển chuyển. Nói quá khô khan, tiếng
nói lí nhí hoặc ề à… dễ làm cho người nghe mệt mỏi, phân tán chú ý. Cần biết điều khiển
giọng nói cho phù hợp với nội dung nói: Khi dí dỏm hài hước, khi thâm trầm, khi tươi
vui… Sự chuyển đổi không khí trong buổi nói chuyện linh hoạt như vậy sẽ góp phần tạo
nên kết quả mĩ mãn cho toàn bộ cuộc giao tiếp.
4.3. CÁCH TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

4.3.1. Nghị luận và nghị luận xã hội

Nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể
văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề [16, tr.656]. Nghị luận thường bàn về đúng,
sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng
tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận
là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình
bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác nghị luận, như: giải thích,
phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh… Nếu nhìn từ đề tài, có thể chia văn nghị
luận hành hai loại lớn: đó là nghị luận văn học (NLVH) và NLXH. NLVH là những
bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của
tác phẩm văn học; trao đổi về một vấn đề lí luận văn học hoặc làm sáng tỏ một nhận
định văn học sử. NLXH là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - chính trị: một tư
tưởng đạo lí; một lối sống cao đẹp; một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời
sống; một vấn đề về thiên nhiên môi trường… [3, tr.22]. Nó hướng tới phân tích, bàn
bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội
[20, tr.5].
88
Mục đích của NLXH là nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm
của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống… từ đó
tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với
người trong xã hội. Trong chương trình THPT, có các dạng đề về NLXH, như:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Từ một câu danh ngôn, một nhận định, đánh
giá về một tư tưởng đạo lí, yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan
điểm, thái độ của mình. Ví dụ:
Đề 1: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê-
kem đơ Mông-te-nhơ (1533-1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về
tâm hồn rất khó chữa”. [3, tr.22]
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu
trong bài kí đề danh tiến sĩ năm 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí
thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Đề 3: Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về ý kiến sau “Trên đường
thành công không có vết chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn) ?
Đề 4: Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman
Kusin). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Thường nêu lên một hiện tượng, một vấn
đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đang
quan tâm, yêu cầu người viết bàn bạc, đánh giá, bình luận. Ví dụ:
Đề 5: Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối của xã hội. Anh (chị) hãy viết một
bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về thực trạng tai nạn giao thông và giải pháp giảm thiểu
tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.
Đề 6: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về Tình trạng ô
nhiễm môi trường hiện nay và các giải pháp khắc phục.
Đề 7: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về hành vi “hôi của” đối với một bộ phận người Việt trong thời gian qua.

89
Đề 8: Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ
của mình về những thông tin gần đây nói về người việt Nam và những thói xấu ở
nước ngoài bị lên án.
Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Kết hợp kiểm tra được
cả về năng lực đọc - hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và khả năng nghị
luận. Ví dụ:
Đề 9: Nhân được học một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh,
anh (chị) hãy viết bài văn bàn về ý chí và nghị lực của con người [3, tr.23]. Dạng đề
này thường ít sử dụng trong các đề thi trong những năm gần đây.
4.3.2. Lập dàn ý cho bài văn NLXH
4.3.2.1. Mở bài
Mục đích của mở bài là giới thiệu vấn đề sẽ viết, sẽ trao đổi bàn bạc trong bài.
Vì thế mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề
gì? Mở bài được triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) với dung
lượng khoảng 7-10 dòng trong tờ giấy thi là hợp lí. Trong đoạn văn này, có ba phần
tương ứng với ba nội dung cần đạt được: Giới thiệu vấn đề nghị luận (mở đoạn); Nêu
vấn đề nghị luận - đây là luận đề hay trọng tâm của bài viết (thân đoạn); Giới hạn
phạm vi vấn đề (kết đoạn).
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Viết những câu dẫn dắt liên quan với vấn đề chính
sẽ nêu. Nếu giới thiệu theo kiểu trực tiếp (trực khởi), đi thẳng vào vấn đề thông qua
xuất xứ, nguồn gốc của vấn đề nghị luận (ý kiến đó của ai, trong tài liệu nào và bàn
về vấn đề gì, vị trí tầm quan trọng của vấn đề). Kiểu mở bài này thường ngắn gọn,
yêu cầu nêu rõ về xuất xứ và nguồn gốc của vấn đề, nhưng hành văn dễ khô khan, cụt
ý. Nếu giới thiệu theo kiểu gián tiếp (lung khởi), thông qua việc dẫn dắt giới thiệu
một vấn đề khác có liên quan gần gũi với vấn đề nghị luận. Kiểu mở bài này, tuy tạo
được tính tự nhiên và chất văn cho bài viết nhưng dễ dài dòng, xa trọng tâm. Để giới
thiệu vấn đề nghị luận theo kiểu gián tiếp, có thể sử dụng các cách như: diễn dịch
(chọn vấn đề giới thiệu rộng hơn trọng tâm, coi trọng tâm là một yếu tố nổi bật trong
nội dung giới thiệu); qui nạp (chọn vấn đề giới thiệu hẹp hơn trọng tâm, coi trọng
tâm là một yếu tố nổi bật bao hàm nội dung giới thiệu); tương liên (chọn vấn đề giới

90
thiệu tương đồng với trọng tâm, coi trọng tâm và nội dung giới thiệu là những yếu tố
nổi bật song hành trong đời sống xã hội); tương phản (chọn vấn đề giới thiệu đối lập
với trọng tâm, coi trọng tâm và nội dung giới thiệu là những yếu tố tương phản đối
lập nổi bật trong đời sống xã hội). Ngoài ra, khi làm bài thi, thí sinh có thể giới thiệu
vấn đề nghị luận theo kiểu: kết hợp giữa gián tiếp và trực tiếp.
- Nêu vấn đề nghị luận (luận đề hay trọng tâm). Đây là vấn đề chính sẽ bàn trong
thân bài. Nó được khái quát từ nội dung định hướng trong đề ra. Nội dung định hướng
ở đề ra có thể là vấn đề trực tiếp được hiểu trên câu chữ hoặc vấn đề được diễn đạt
gián tiếp thông qua những từ ngữ, hình ảnh biểu trưng hoặc nó được chỉ ra trong yêu
cầu của đề bài. Trên cơ sở đó người viết khái quát, xác định rõ nội dung cốt lõi của
vấn đề nghị luận và nêu ra ở mở bài sau khi đã giới thiệu dẫn dắt nó. Chẳng hạn:

TT Nội dung định hướng ở đề ra Trọng tâm

1 “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp Đức tính trung thực trong khi thi và
nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong cuộc sống
khi thi”

2 Một người đã đánh mất niềm tin vào Niềm tin vào bản thân mình trong
bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất cuộc sống
thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.

3 Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách Tinh thần trách nhiệm và thói vô
nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả trách nhiệm của con người trong
một xã hội. cuộc sống hiện nay.

4 Đạo đức giả là một căn bệnh chết Sự nguy hại của đạo đức giả đối
người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. với con người và cuộc sống.

5 Biết tự hào về bản thân là cần thiết Bàn về đức tính biết tự hào về bản
nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. thân và biết xấu hổ về bản thân.

Bảng 1: Xác định vấn đề nghị luận (trọng tâm)

91
- Giới hạn phạm vi vấn đề: Nêu lại đoạn trích, câu trích ở đề bài; Khẳng định
mức độ cần bàn luận của vấn đề (ý kiến đúng hoàn toàn hoặc ý kiến có phần đúng có
phần chưa đúng cần phải suy nghĩ bàn luận); Xác định vị trí, tầm quan trọng của vấn
đề trong cuộc sống; Trình bày phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ sử dụng
(Phần này đề bài thường đã xác định sẵn, người viết chỉ việc giới thiệu). Ví dụ: phần
giới hạn vấn đề đối với đề thi Đại học khối C/2011: (sau khi trích dẫn nội dung ý
kiến), Đây là vấn đề được biểu hiện nhiều mặt tích cực, tiêu cực trong cuộc sống. Nó
có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện nhân cách của con người. Qua thực tiễn
và kinh nghiệm của mỗi cá nhân chúng ta mới hiểu rõ vấn đề trên.
4.3.2.2. Thân bài
Thân bài là nội dung chính của bài làm, lần lượt triển khai các luận điểm, luận
cứ và sử dụng cách lập luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Nó bao gồm nhiều đoạn văn,
mỗi đoạn văn chứa một luận điểm chính, các luận điểm này là các ý được tách ra từ
trọng tâm, có luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và các luận điểm nhỏ hơn, tùy theo dung
lượng của bài viết có thể mở rộng hoặc thu hẹp các luận điểm. Các luận điểm được
phân tích, lí giải chứng minh qua hệ thống dẫn chứng và sử dụng cách thức lập luận
phù hợp để tập trung làm nổi bật luận đề (trọng tâm) ở phần Mở bài. Trong các bài
văn NLXH, phần Thân bài cần tập trung làm rõ các nội dung sau:
- Giải thích ý kiến: Cắt nghĩa, lí giải từ ngữ, hình ảnh làm rõ nội dung trực tiếp
từ đó tìm ra nghĩa trực tiếp (nghĩa đen), về thực chất (nghĩa bóng). Ví dụ: Trong đề
thi đại học khối D năm 2009, cần giải thích nội dung định hướng (như bảng 1) ở đề
ra là: Về nội dung trực tiếp: Câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin
vào bản thân. Về thực chất: Ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
- Bàn luận về ý kiến: Chia nội dung ý kiến thành các luận điểm, kèm theo dẫn
chứng để phân tích làm rõ những mặt tích cực, tiêu cực; thấy được tác dụng, ảnh
hưởng của các mặt này; chỉ ra những nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp phát
huy mặt tốt; hạn chế, loại trừ mặt xấu.
- Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức rõ vấn đề; có thái độ, hành động
đúng, trau dồi nhân cách, rèn luyện đạo đức, không ngừng nuôi dưỡng khát vọng

92
vươn lên trong cuộc sống, đóng góp tích cực cho xã hội, đấu tranh với những biểu
hiện sai trái.
4.3.2.3. Kết bài
Nguyên tắc của kết bài là thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài,
chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết đánh giá. Kết bài cũng được triển khai
thành một đoạn văn (đoạn kết bài) với dung lượng tương đương với phần mở bài.
Đoạn văn kết bài có thể được thể hiện ba ý chính:
- Nhắc lại trọng tâm, khái quát, tổng hợp các ý chính đã trình bày ở thân bài;
- Khẳng định, đánh giá tác dụng, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề nghị luận;
- Liên hệ, vận dụng giá trị của nội dung nghị luận trong đời sống cá nhân và
cộng đồng, tiếp tục gợi mở suy nghĩ cho người đọc.
4.3.3. Kết luận
NLXH là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - chính trị. Nó thường có phạm
vi rộng, có yêu cầu lí luận nhận thức gắn với thực tiễn, kết cấu hình thức và nội dung
chặt chẽ. Thực trạng trong thời gian qua, có nhiều HS chưa biết cách làm bài văn
NLXH, còn có nhiều hạn chế về nội dung và hình thức. Vì vậy, để làm tốt bài văn
NLXH trong chương trình THPT, HS không chỉ trau dồi vốn sống, đúc rút kinh
nghiệm, nắm bắt thông tin, biết cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề phù hợp từ đó tỏ
thái độ và hành động đúng mà còn nắm chắc kết cấu bài làm văn NLXH một cách
hợp lí.
Khảo sát 10 câu hỏi NLXH trong đề thi đại học khối C, D từ năm 2009 đến
2013, chúng tôi thấy, các câu hỏi thường yêu cầu bàn về các vấn đề xã hội nổi bật
trong đời sống. Ba nội dung chính của đáp án: Giải thích ý kiến; Bàn luận về ý kiến;
Bài học nhận thức và hành động, tương ứng với phần thân bài. Còn phần mở bài và
kết bài thì chưa được đề cập. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thi và hứng thú
học văn của HS, cũng như gắn lí luận với thực tiễn. Vì vậy cần phải bổ sung phần
phần mở bài và kết bài trong đáp án đề thi đại học trong những năm tới.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), SGK Ngữ văn 11,T1, Nxb Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), SGK Ngữ văn 12, T1, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), SGK Ngữ văn 12, NC, T1, Nxb Giáo dục.
4. Phan Dũng (1998), Phương pháp luận tư duy sáng tạo, Nxb TP HCM.

5. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội

6. Vương Tất Đạt (2001), Logic học đại cương, Nxb ĐHQG Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Viện Khoa học Giáo dục, Hà
Nội.

8. Phan Trọng Hoà (2003), Logic học, Nxb Thuận Hóa.

9. Lê Văn Hồng (1977), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Xuân Khoa (1981), “Phát triển năng lực hoạt động lời nói trong việc
dạy tiếng Việt ở nhà trường” Tạp chí Ngôn ngữ (3-4).
11. Jack Foster (2005), Bí quyết sáng tạo, Nguyễn Minh Hoàng dịch, Nxb Trẻ.
12. Michael Michalko (2006), Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài
sáng tạo, Nxb Tri thức.
13. Phạm Đình Nghiệm (2011), Nhập môn logic học, Nxb ĐHQG TP HCM.
14. Nhóm Eureka (2007), Bốn mươi thủ thuật sáng tạo, Nxb Trẻ, 2007.
15. Dương Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Xuân Đạt (2016), Tư duy biện luận ứng
dụng. Nxb ĐHQG TP HCM.

16. Hoàng Phê - chủ biên (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - TT Từ
điển học Hà Nội – Đà Nẵng.
17. Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2004), Phương pháp tổ chức giáo dục - Tư duy
sáng tạo, Trường Đoàn Lí Tự Trọng.
94
18. Huỳnh Văn Sơn - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2010), Hành trình đi tìm ý tưởng
sáng tạo, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.
19. Lê Tử Thành (1996), Logic học & phương pháp luận nghiên cứu KH, Nxb Trẻ
20. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2010), Dạy và học NLXH, Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Quang Uẩn (1996), Tâm lí học đại cương, Nxb ĐHQG Hà Nội.
Tiếng Anh
22. Roy Van Den Brink-Budgen (2017), Tư duy biện luận dành cho sinh viên. Đinh
Hồng Phúc dịch. Nxb ĐHQG TP HCM.
23. Debra Jackson & Paul Newberry (2012), Critical Thinking: A User’ Manual.
Wadsworth, Cengage Learning.
24. George W. Rainbolt & Sandra L. Dwyer (2012). Critical Thinking: The Art of
Argument. Wadsworth, Cengage Learning.

95

You might also like