Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 110

HẢI PHÒNG

Chương I

VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG


LỊCH SỬ

THỜI NGUYÊN THỦY


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 73

I- NHỮNG CƯ DÂN NGUYÊN THỦY ĐẦU TIÊN


Những cư dân nguyên thủy đầu tiên sinh sống trên đất Hải
Phòng được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và mệnh
danh là cư dân Soi Nhụ, lấy tên địa danh những nhóm người
nguyên thủy đã sinh sống và tạo nên nền văn hóa Soi Nhụ thuộc
thời đại đồ đá tại Quảng Ninh.
Soi Nhụ là tên của một hang (còn gọi là hang Miếu) ở đảo đá
vôi Soi Nhụ thuộc xã Thạch Hà, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh, có niên đại khoảng từ 15.000 năm đến 7.000 năm cách
ngày nay. Di tích Soi Nhụ được phát hiện năm 1960, được khai
quật năm 1967 và năm 19841.
Sau phát hiện di tích hang Soi Nhụ, trong khu vực vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long (Quảng Ninh), giới nghiên cứu đã phát hiện
được 25 hang động tương tự2.
Liền sau đó, chỉ riêng khu vực Hải Phòng, các nhà khảo
cổ học đã phát hiện các di tích Soi Nhụ với số lượng khá lớn:
khoảng 50 địa điểm có dấu tích văn hóa cùng tính chất và niên
đại như di tích Soi Nhụ (Quảng Ninh). Khảo cổ học Việt Nam

1. Di tích Soi Nhụ do các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1960, được
khai quật nghiên cứu vào các năm 1967, 1984. Di tích này có tầng văn
hóa thuộc hai thời kỳ khác nhau, trong đó thời kỳ sớm thuộc sơ kỳ đá mới
(từ khoảng 15.000 đến 8.000 năm cách ngày nay). Xem Hà Hữu Nga,
Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1998,
tr.47-79.
2. Các di tích thuộc văn hóa Soi Nhụ ở Quảng Ninh: hang đảo Đá Sinh
Đôi, hang Yên Ngựa, hang Chữ Thập, hang Hàn, hang Ốc, hang Thiên
Tinh, hang Đục, hang Eo Bùa, hang Tùng Bồ, Khoanh Mui, Bờ Đá, Mái đá
Chuồng Dê - Chuồng Bò, Tiền Đức, Áng Giữa, hang Luồn, hang Ma, hang
Bồ Nâu, hang Bồ Quốc, hang Thiên Long, hang Mê Cung, hang Tiên Ông,
hang Đồng Đăng, hang Hà Lùng, hang Dơi. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn
Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd, tr.47-79.
74 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

gọi đây là văn hóa Soi Nhụ phân bố chủ yếu trên địa bàn Hải
Phòng và Quảng Ninh1.

Sơ đồ phân bố các di chỉ khảo cổ học tiền sử ở Hải Phòng


Vẽ: Bùi Thanh Hợi - Võ Thanh Hường

1. Thuật ngữ “văn hóa Soi Nhụ”, “nhóm di tích Soi Nhụ”, “người Soi
Nhụ”... vẫn có ý kiến khác nhau trong giới khảo cổ học. Chẳng hạn trong
sách Khảo cổ học Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội do GS. Hà Văn Tấn
chủ biên (1998), tr.219-227 dùng khái niệm “nhóm di tích Soi Nhụ”. Cũng
năm 1998, sách Hạ Long thời tiền sử (Sđd), Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo
và Hà Văn Tấn bắt đầu sử dụng khái niệm “văn hóa Soi Nhụ”. Nhưng đến
năm 2001, sách Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X do Đỗ Văn Ninh
(Viện Sử học) chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.48 vẫn sử dụng
thuật ngữ “nhóm di tích Soi Nhụ”. Năm 2008, Trịnh Minh Hiên sử dụng
khái niệm “văn hóa Soi Nhụ” trong sách Ngược dòng thời gian, Nxb. Hải Phòng.
Xét tổng thể trong các đặc trưng của trên 70 di tích, trong công trình này,
chúng tôi sử dụng thuật ngữ “văn hóa Soi Nhụ” và “người Soi Nhụ” để chỉ
những cư dân đầu tiên sống trên đất Hải Phòng, Quảng Ninh trong thời
đại đồ đá.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 75

Cùng khoảng thời gian với văn hóa Soi Nhụ của vùng biển
Đông Bắc, tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có hai nền văn
hóa lớn nổi tiếng là văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn1.
So sánh chung, văn hóa Soi Nhụ (Hải Phòng - Quảng Ninh)
có khá nhiều điểm gần gũi với các di tích thuộc văn hóa Hòa
Bình, văn hóa Bắc Sơn như: cùng loại hình văn hóa hang động,
cùng sử dụng các công cụ cuội, cùng tiến hành các hoạt động săn
bắt và hái lượm thức ăn, trong đó nguồn thức ăn chủ yếu là ốc núi
và ốc suối. Tuy nhiên, các di tích văn hóa Soi Nhụ ở Hải Phòng
và Quảng Ninh cũng có một số đặc điểm riêng như: hiếm các loại
cuội nguyên liệu, công cụ cuội và mảnh tước cuội; một số công cụ
đã tìm thấy có dáng hình không ổn định, kỹ thuật chế tác đơn
giản; do sống gần biển hơn người Hòa Bình - Bắc Sơn cho nên
dấu tích tiếp xúc với biển của cư dân Soi Nhụ sớm hơn cư dân
Hòa Bình - Bắc Sơn (trong các di tích Soi Nhụ đã tìm thấy tàn
tích nhuyễn thể biển...)2.
Người Soi Nhụ là những cư dân nguyên thủy sớm nhất của
Hải Phòng.

1. Địa hình cư trú


Các di tích của người nguyên thủy đầu tiên ở Hải Phòng được
tìm thấy tại hai khu vực Cát Bà và Thủy Nguyên. Ở những khu

1. Văn hóa Hòa Bình lấy tên gọi các di tích được phát hiện đầu tiên tại
tỉnh Hòa Bình, là một văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới cách ngày
nay từ khoảng 18.000 năm đến 7.000 năm. Văn hóa Hòa Bình phân bố ở
khắp vùng Đông Nam Á nhưng nhiều nhất là ở Việt Nam. Văn hóa Bắc
Sơn có thể nảy sinh từ văn hóa Hòa Bình ở khu vực các tỉnh miền núi Bắc
Việt Nam (Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên) có niên đại từ 11.000 năm
đến 7.000 năm cách ngày nay. Trong văn hóa Bắc Sơn bắt đầu xuất hiện
rìu mài lưỡi, gốm thô (Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.I, tr.179-180).
2. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.84-85.
76 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

vực này, cư dân nguyên thủy Hải Phòng cư trú chủ yếu trong các
hang động và mái đá.
Tại Cát Bà, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và nghiên cứu
khá kỹ hang Eo Bùa, hang Áng Giữa, hang Áng Mả.
Tại hang Eo Bùa (còn gọi là hang Bà Thơm), nằm ở bên trái
con đường từ thị trấn Cát Bà đi Vườn quốc gia, cách Vườn quốc
gia khoảng 1km. Hang này được các nhà khảo cổ học điều tra
khảo sát vào các năm 1973, 1974 và 1998. Cửa hang Eo Bùa quay
về hướng tây nhìn xuống một thung lũng rộng. Lòng hang rộng
16m, sâu 9m1.
Hang Áng Giữa (xã Việt Hải) nằm ở độ cao 10m so với mặt
ruộng, cửa hang rộng 10m quay về hướng tây, nền hang thoáng,
khô ráo. Năm 1981, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tầng văn hóa
dày khoảng 0,5 - 0,6m có chứa tro bếp, vỏ ốc núi, ốc suối, ngao
biển, trùng trục, mộ táng, công cụ ghè đập bằng cuội, 10 mảnh
gốm thô2.
Hang Áng Mả nằm trong thung lũng Áng Mả phía tây nam
xã Hiền Hào. Tại đây, có một hệ thống gồm 6 hang động và 3 mái
đá phân bố xung quanh thung lũng. Hang Áng Mả 1 hay Áng Mả 5,

1. Tầng văn hóa hang Eo Bùa dày khoảng 1 - 1,2m chứa đầy vỏ ốc suối,
ốc núi và nhuyễn thể biển. Hiện vật thu được gồm có 6 rìu cuội mài lưỡi
hình bầu dục hay gần bầu dục với các kích thước không đều nhau, chiều
dài khoảng 6 - 16cm, 3 bàn mài (2 bàn mài bằng, 1 bàn mài rãnh), 10 hòn
kê hay hòn đập có các vết lõm tròn (có chiếc kích thước dài 10cm, rộng
6cm), 2 chày nghiền một đầu có vết mòn, 10 mảnh gốm thô, các loại xương,
răng động vật như hàm gấu ngựa, sừng hươu, xương sống cá... Bên trái
hang Eo Bùa là mái đá Eo Bùa. Tại mái đá này, tầng văn hóa dày 1,3m có
chứa trầm tích vỏ ốc núi, trùng trục, trai, hến nước ngọt, chày nghiền, hòn
kê và xương cốt động vật bị đốt cháy (Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải
Phòng giai đoạn thời đại đá và sơ kỳ kim khí, tư liệu lưu tại Sở Khoa học
và Công nghệ thành phố Hải Phòng, 2002 - 2003, tr.48-50).
2. Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng giai đoạn thời đại đá và
sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.46.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 77

mái đá Áng Mả và mái đá Áng Mả 3 đã tìm thấy trầm tích vỏ ốc


suối, mảnh đá vôi có vết ghè đẽo1.
Cùng với ba hang nói trên, tại Cát Bà đã phát hiện có 49
hang động, mái đá2 khác có trầm tích chứa tàn tích các loài vỏ ốc,

1. Hang Áng Mả 3 đã được tiến hành khai quật. Hang quay về hướng
tây nam, tầng văn hóa dày 18 - 55cm. Trong diện tích khai quật 4,5m2 đã
thu được 74,5kg vỏ nhuyễn thể, 6,92kg xương các loại động vật, 2 công cụ
ghè đập, 4 mảnh tước và 9 mảnh phế liệu. Di tích Áng Mả có niên đại C14
(22510 - 220BP) và được đoán định niên đại khoảng hơn 10.000 năm cách
ngày nay (Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng giai đoạn thời đại
đá và sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.28-37).
2. TS. Nguyễn Kim Dung đã lập danh sách 49 hang động, mái đá khác
ở Cát Bà: 1. Hang Giếng Ngoé (thị trấn Cát Bà); 2. Mái đá Giếng Ngoé 1 (thị
trấn Cát Bà); 3. Mái đá Giếng Ngoé 3 (thị trấn Cát Bà); 4. Hang Chuồng Dê
(thị trấn Cát Bà); 5. Hang Quân Y (thị trấn Cát Bà); 6. Hang Hải Quân (thị
trấn Cát Bà); 7. Hang Ông Chừng (xã Trân Châu); 8. Hang Bà Đón (xã Trân
Châu); 9. Hang Bệnh Viện (xã Trân Châu); 10. Hang Áng Giữa (xã Xuân
Đám); 11. Hang Dơi (xã Xuân Đám); 12. Mái đá Miếu Gôi (xã Xuân Đám);
13. Mái đá Vạ Bạc (xã Xuân Đám); 14. Mái đá Tùng Gôi 1 (xã Xuân Đám);
15. Hang Đồng Gốc (xã Xuân Đám); 16. Hang Ông Bụt (xã Xuân Đám);
17. Mái đá Chuồng Bò (xã Xuân Đám); 18. Mái đá Phó Lai (xã Hiền Hào);
19. Hang Áng Mả 1 (xã Hiền Hào); 20. Hang Áng Mả 2 (xã Hiền Hào);
21. Hang Áng Mả 3 (xã Hiền Hào); 22. Hang Áng Mả 4 (xã Hiền Hào); 23. Hang
Áng Mả 5 (xã Hiền Hào); 24. Hang Áng Mả 6 (xã Hiền Hào); 25. Mái đá Áng
Mả 1 (xã Hiền Hào); 26. Mái đá Áng Mả 2 (xã Hiền Hào); 27. Áng Mả 3 (xã
Hiền Hào); 28. Mái đá Chuồng Dê (xã Hiền Hào); 29. Mái đá Chuồng Bò
(xã Hiền Hào); 30. Mái đá Ông Bảy (xã Hiền Hào); 31. Hang Ông Bảy (xã
Hiền Hào); 32. Hang Dơi (xã Hiền Hào); 33. Hang Đá Trắng (xã Gia Luận);
34. Hang Bờ Đa (xã Gia Luận); 35. Hang Áng Dí (xã Gia Luận); 36. Hang
Khoanh Mui (xã Gia Luận); 37. Hang Xé Bạc (xã Gia Luận); 38. Mái đá Xé
Bạc (xã Gia Luận); 39. Hang Áng Vụn (xã Gia Luận); 40. Hang Tiền Đức
(xã Việt Hải); 41. Hang Áng Giữa (xã Việt Hải); 42. Hang Áng Ná 1 (xã Việt
Hải); 43. Hang Áng Ná 2 (xã Việt Hải); 44. Hang Hẹn Kiều (xã Việt Hải);
45. Hang Eo Bùa (Vườn quốc gia); 46. Mái đá Eo Bùa (Vườn quốc gia); 47. Hang
Tùng Bồ (Vườn quốc gia); 48. Hang Khẩu Quy (xã Phù Long); 49. Hang
Báng (xã Xuân Đám) (Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng giai
đoạn thời đại đá và sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.28-37).
78 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

xương, răng động vật sống trong thời kỳ Cánh Tân muộn - Toàn
Tân sớm với niên đại từ khoảng 20.000 năm đến 7.000 năm cách
ngày nay. Trong các hang động này có 39 hang đã tìm thấy các
di vật khảo cổ như công cụ cuội ghè đẽo, rìu cuội mài lưỡi, chày
nghiền, bàn mài, hòn đập, hòn kê, gốm thô phản ánh lao động,
sinh hoạt của người Soi Nhụ trên đất Hải Phòng.
Các di tích Soi Nhụ không chỉ tìm thấy trên đảo Cát Bà mà
còn được tìm thấy ở khu vực mái đá vôi huyện Thủy Nguyên như
hang U Bò, hang Núi Lược, hang Ỏn, hang Lợn... Tại các hang
này đều đã tìm thấy các trầm tích ốc suối tương tự như hang Áng
Giữa, hang Eo Bùa (Cát Bà). Điều đó chứng tỏ từ hàng vạn năm
trước, khu vực bắc huyện Thủy Nguyên cũng là địa bàn sinh sống
của người Soi Nhụ1.

2. Thiên nhiên và con người

a) Thiên nhiên
Những cư dân Soi Nhụ ở Hải Phòng đã sinh sống trên một
địa bàn khá rộng, thoáng mát, giàu sản vật tự nhiên của đảo Cát
Bà và bắc huyện Thủy Nguyên.
Người Soi Nhụ tồn tại trong chuỗi thời gian dài từ thế Cánh
Tân muộn sang thế Toàn Tân sớm cách ngày nay từ khoảng

1. Xem Trình Năng Chung, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Mạnh Cường,
Nguyễn Thị Hương, Đỗ Xuân Trung, Nguyễn Phương: “Điều tra khảo cổ
học hang động ở Thủy Nguyên, Hải Phòng”, in trong sách Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 1997, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998,
tr.95-97; Nguyễn Kim Dung, Trình Năng Chung, Nguyễn Mạnh Cường,
Trần Phương: “Đào thám sát hang Ỏn, huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng”,
in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.185-191.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 79

20.000 năm đến 7.000 năm. Trong khoảng thời gian này, địa
hình Hải Phòng trải qua một quá trình biến đổi hết sức phức
tạp. Từ hàng triệu năm trước (khoảng thế Cánh Tân sớm đến
thế Cánh Tân giữa) là một quá trình chuyển động song song
với quá trình hạ chân tĩnh mực nước đại dương, băng hà đã
làm cho mực nước biển hạ thấp tới độ sâu 100 - 120m so với
mực nước biển ngày nay. Lúc đó, nước biển hạ thấp đã làm phơi
cạn các vùng thềm lục địa, ở phía Bắc Việt Nam đã hình thành
một đồng bằng châu thổ rộng lớn mà đỉnh là Việt Trì, đáy là
thềm lục địa cách xa đảo Cát Bà ngày nay khoảng 50km. Vùng
đất Hải Phòng khi đó thuộc rìa Đông Bắc của châu thổ và chia
thành hai khu vực: phía nam là vùng đồng bằng gốc tích tụ -
xâm thực1, phía bắc là vùng núi đá vôi. Đến thời kỳ Cánh Tân
muộn khoảng 17.000 - 18.000 năm trước, do băng tan ở lục địa
Âu - Mỹ đã xảy ra đợt biển tiến trên toàn bộ đại dương thế giới
gọi là biển tiến Flandrian.
Theo kết quả nghiên cứu cổ địa chất, đợt biển tiến này
không làm tràn ngập đồng bằng châu thổ sông Hồng vì khoảng
6.000 năm trước, biển chỉ tiến được đến độ sâu 15 - 20m so với
mực nước biển ngày nay. Điều đó có nghĩa là trong suốt thời kỳ
người Soi Nhụ cư chiếm Hải Phòng, Quảng Ninh, họ vẫn tiếp
tục sống ở trong môi trường lục địa. Bờ biển lúc đó chỉ tiến gần
tới khoảng đảo Bạch Long Vĩ2.

1. Tức là đồng bằng được hình thành do tích tụ các trầm tích sau đó
bị bóc mòn bởi các hoạt động của các dòng chảy sông, suối và dòng chảy
tạm thời.
2. Xem Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng: Địa chí Hải Phòng, Sđd,
t.I, tr.48-52.
80 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Bản đồ các địa điểm khảo cổ học thời tiền sử ở Cát Bà - Hải Phòng
Vẽ: Nguyễn Đăng Cường - Nguyễn Kim Dung
Scanner: Nguyễn Khắc Sử

1. Cái Bèo 8. Bãi Cát Đồn 15. Vạ Bạc 22. Ao Cối


2. Giếng Ngoé 9. Bãi Cát Cánh Phượng 16. Tùng Gôi 23. Khẩu Quy
3. Ông Chừng 10. Làng Cũ 17. Eo Bùa 24. Áng Dí
4. Bà Đón 11. Áng Giáng 18. Áng Mả 25. Bờ Đa
5. Áng Nhồn 12. Hang Dơi 19. Bãi Bến 26. Đá Hoa
6. Quân Y 13. Áng Báng 20. Giếng Tiên 27. Áng Giữa
7. Tùng Bồ 14. Miếu Gôi 21. Áng Lão 28. Tiền Đức
29. Hẹn Kiều
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 81

Mảnh tước
Công cụ ghè đẽo hai mặt

Công cụ dạng rìu ngắn


Hạch đá
Bản vẽ hiện vật đá ở mái đá Chuồng Dê

Rìu cuội mài lưỡi

Cuội có dấu vết


gia công

Mảnh tước có rìa


tu chỉnh thô
Bản vẽ hiện vật đá ở Hang Dơi
82 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mảnh tước
Mảnh tước

Công cụ cuội ghè đẽo

Công cụ cuội ghè đẽo

Công cụ cuội ghè đẽo


Công cụ cuội ghè đẽo xung quanh

Bản vẽ hiện vật đá ở hang Giếng Ngóe


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 83

Hạch đá
Cuội sa thạch có dấu lõm

Công cụ cuội có rìa lưỡi gia công


một mặt

Chày đá có dấu mòn và dấu mẻ

Công cụ đá vôi

Công cụ chặt bằng cuội

Công cụ đá vôi

Bản vẽ hiện vật đá ở di chỉ Ao Cối


84 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Công cụ cuội ghè đẽo Công cụ cuội ghè đẽo

Mảnh tước

Hiện vật đá hang Áng Mả

Chày đá

Hiện vật đá hang Áng Giữa


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 85

Mặc dù sống trong môi trường lục địa, nhưng dưới ảnh hưởng
của biển tiến, khí hậu khu vực cũng dần biến đổi từ khô lạnh
chuyển sang nóng ẩm. Ảnh hưởng của khí hậu đã tác động rõ rệt
lên hệ sinh thái Cát Bà - Thủy Nguyên. Trong thời kỳ đầu, khí
hậu khô lạnh, các hang động Soi Nhụ thời kỳ sớm đã phát hiện
các vỏ ốc núi, ốc suối có kích thước nhỏ (hang Áng Mả 4 - Cát Bà,
hang Thiên Long, hang Mê Cung - Quảng Ninh). Vào các thời kỳ
tiếp theo, khí hậu ấm dần lên, mưa nhiều hơn làm cho các loài
sinh vật khu vực Cát Bà - Thủy Nguyên phát triển mạnh, phong
phú. Hệ sinh thái Cát Bà - Thủy Nguyên lúc này khá giống với
hệ sinh thái Cát Bà - Thủy Nguyên ngày nay.
Các nhà nghiên cứu môi trường cổ của Viện Khảo cổ học đã
xác định được các tàn tích xương của một số loài động vật như
lợn, hươu, nai, nhím, hoẵng (hang Đá Trắng - Gia Luận), gấu
ngựa, hươu, nai (hang Eo Bùa)... là thức ăn của người Soi Nhụ.
Hiện nay, tại Cát Bà vẫn có các loài khỉ, voọc, sơn dương, nai,
hoẵng, báo, mèo, cầy, sóc, chuột, nhím... sinh sống1. Ở hang Đá
Trắng, còn tìm thấy hóa thạch răng nanh tê giác (Rhinoceros
Sinensis Owen). Đó là hai chiếc răng nanh lớn hàm dưới thứ hai
bên phải của tê giác, kích thước L: 44,5mm, B: 26,0mm2.
Cũng tại hang Đá Trắng, năm 1998, các nhà nghiên cứu còn
phát hiện hai răng nanh hóa thạch của loài đười ươi lùn (Pongo
Pygmaeus). Đó là một răng nanh hàm trên (C’) dài 27mm, chiều
gần xa 18,5mm, chiều trong ngoài 15,2mm; răng trước hàm dưới
(P2) dài 9mm, chiều gần xa 13,5mm, chiều trong ngoài 12,5mm3.

1. Xem Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng: Địa chí Hải Phòng, Sđd,
t.I, tr.203-204.
2. Xem Vũ Thế Long, Nguyễn Tiến Quang: “Hóa thạch tê giác trên đảo
Cát Bà (Hải Phòng)”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học
năm 1991, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.30.
3. Vũ Thế Long: “Tìm thấy hóa thạch đười ươi trên đảo Cát Bà (Hải
Phòng)”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999, tr.54-55.
86 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Hóa thạch đười ươi lùn Cát Bà cũng đã tìm thấy ở các hang động
đá vôi vùng Đông Bắc và Bắc Trường Sơn thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số loài ốc và nhuyễn thể nước ngọt trong các hang động
cổ sinh Cát Bà - Thủy Nguyên hiện nay vẫn còn sống trong suối
Thuồng Luồng, hồ Áng Vẹm (Cát Bà)1.
Có thể thấy, môi trường Cát Bà của người Soi Nhụ phong phú
hơn môi trường Cát Bà hiện nay rất nhiều. Thuở đó, thiên nhiên
còn hoang sơ, có các loài thú lớn như tê giác, đười ươi sinh sống,
nhưng hiện nay các loài này không còn nữa, ngay cả các loài ốc
cũng chỉ còn tồn tại ở một vài địa điểm nhỏ.
Như vậy, hàng vạn năm trước, khu vực đảo Cát Bà và Thủy
Nguyên là một địa bàn hết sức lý tưởng cho người tiền sử Soi
Nhụ sinh sống. Hơn nữa, biển lúc đó còn cách khá xa, các hang
động Cát Bà nối liền với các hang động Thủy Nguyên và toàn bộ
các hang động vùng Đông Bắc tạo nên một vùng đất đai rộng lớn,
thuận lợi để nhóm người Soi Nhụ trở thành chủ nhân đầu tiên
định cư làm chủ Hải Phòng và hầu khắp khu vực Đông Bắc của
Tổ quốc.
b) Con người
Di cốt người Soi Nhụ đã được tìm thấy ở hang Áng Giữa (Hải
Phòng), hang Giữa - Soi Nhụ (Quảng Ninh). Các cá thể người
Soi Nhụ được chôn theo tư thế nằm co2. Di cốt tìm thấy gồm có
các mảnh xương sọ, xương hàm dưới, răng và xương chi. Các nhà
nhân chủng học cho biết các di cốt đó là thuộc về 5 cá thể (3 nữ, 2
nam), tất cả đều khoảng trên dưới 30 tuổi, đó là các cơ thể khỏe
mạnh, chỉ số cốt lớn. Các đặc điểm người ở hang Giữa - Soi Nhụ

1. Vũ Thế Long: “Vài nét về hoàn cảnh địa lý của người tiền sử
Cát Bà”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998,
Sđd, tr.81-85.
2. Đỗ Văn Ninh: “Khai quật hang Soi Nhụ, Quảng Ninh”, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 117, 1968.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 87

gần với chủng tộc da vàng (Mongoloid)1 tương tự như di cốt người
ở Quỳnh Văn, Nghệ An.
Tại hang Áng Giữa (Cát Bà - Hải Phòng), các nhà khảo cổ
học cũng phát hiện được 2 mộ táng với 3 cá thể, trong đó có cá thể
được chôn theo tư thế nằm co tương tự như người hang Giữa (Soi
Nhụ - Quảng Ninh). Người Soi Nhụ ở hang Áng Giữa (Cát Bà -
Hải Phòng) gồm 2 cá thể nam khoảng trên dưới 30 tuổi, 1 cá thể
nữ khoảng 60 - 65 tuổi. Đặc điểm nhân chủng các cá thể này là
người Melanesien thuộc đại chủng da đen (Australo - Negroid)2.
Như vậy, trong nhóm di tích Soi Nhụ, dấu tích di cốt ít ỏi của
con người cho thấy có những cư dân của các chủng tộc khác nhau.
Di cốt hang Giữa (Soi Nhụ) là người mang yếu tố Mongoloid. Di
cốt hang Áng Giữa (Cát Bà) là người có yếu tố Melanesien. Trong
thời đại đồ đá mới, các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đã
chứng minh, cả hai giống cư dân này đều có mặt ở Việt Nam. Họ
sống cùng nhau và hỗn chủng lâu dài với quá trình ngày càng
tăng trưởng yếu tố Mongoloid để dần dần tạo nên người Việt hiện
đại sau này3. Về mặt thể chất, người Soi Nhụ lúc này đã vượt qua

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội, 1998,
t.I, tr.148-149. Theo nhân chủng học và khảo cổ học thế giới, vào thời
đại hậu kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 4 - 5 vạn năm, người hiện
đại (hay còn gọi là người có trí tuệ - Homosapiens) xuất hiện với ba đại
chủng: da vàng, da trắng và da đen. Đại chủng da vàng (Mongoloid) có
quê hương ở giữa châu Á. Trong văn hóa Hòa Bình xuất hiện yếu tố nhân
chủng Mongoloid. Xem Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Sơ yếu khảo cổ học
nguyên thủy Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1961, tr.155-168.
2. Xem Lê Trung Khá, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Kim Thủy: “Di cốt
người ở hang Áng Giữa (Cát Bà - Hải Phòng)”, in trong sách Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm 1983, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.81-84.
3. Khu vực Đông Dương trong đó có Việt Nam được các nhà nhân
chủng học coi là nơi cư trú của những giống người thuộc đại chủng Australo -
Negroid da đen trong hậu kỳ đồ đá cũ. Giống người Melanesien đã gặp
trong văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn chính là đại biểu của đại chủng này
(Xem Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy
Việt Nam, Sđd, tr.155-167).
88 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

quãng đường dài tiến hóa hàng triệu năm và đang ở vào thời
kỳ đầu của người hiện đại trong quá trình tiến hóa chung của
loài người1.

3. Trạng thái kinh tế

Trong thời kỳ văn hóa Soi Nhụ, tại khu vực rừng núi Bắc Việt
Nam, người Hòa Bình và người Bắc Sơn đều trải qua một quá
trình dài tiến hóa. Họ sống chủ yếu bằng kinh tế khai thác săn
bắt, hái lượm các thứ sẵn có trong tự nhiên với công cụ đá ghè đẽo
thô sơ. Bên cạnh săn bắt, hái lượm, người Hòa Bình - Bắc Sơn
cũng đã dần tiến tới cải tiến công cụ (mài lưỡi rìu đá) và bắt đầu
biết đến nền nông nghiệp sơ khai trồng rau củ2.
Cũng như cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn, người Soi Nhụ (Hải
Phòng - Quảng Ninh) chủ yếu sống bằng săn bắt và hái lượm.
Trong quá trình hái lượm, người Soi Nhụ đã hái các loại rau
quả, dùng gậy đào củ, ra sông suối, bờ vịnh bắt các loài nhuyễn
thể nước ngọt để ăn. Tuy dấu tích hái lượm thực vật không thể
thấy nữa, nhưng các tàn tích vỏ nhuyễn thể thì còn rất nhiều
trong các di tích hang động. Người Soi Nhụ đã bắt các loài nhuyễn
thể như: ốc núi (Cyclophorus), ốc suối (ốc vặn dài Antimelania, ốc
vặn Angulyagra), trai, hến, trùng trục. Các nhuyễn thể bắt được
người ta mang về hang ăn và vứt vỏ thành đống trong hang. Lâu
ngày, các vỏ ốc đó trở thành một thành phần quan trọng trong
các trầm tích văn hóa của con người thời đó.

1. Vào khoảng 20 vạn năm trước, dấu tích vượn người đã được tìm thấy
ở hang Thẩm Ồm (Nghệ An) cho thấy đây là giai đoạn tiến hóa cuối cùng
của vượn người chuyển biến thành dạng người hiện đại (Xem Phan Huy Lê,
Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, t.I).
2. Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I, tr.23-24.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 89

Lúc này, khí hậu đang từ khô lạnh chuyển sang mưa nhiều
tạo điều kiện cho các loài ốc, trai, hến phát triển mạnh. Trong
các hang động Soi Nhụ thời kỳ sớm, kích thước vỏ ốc núi còn
nhỏ (hang Áng Mả 4 - Cát Bà, hang Thiên Tinh - Mê Cung - Hạ
Long). Trong các hang động Soi Nhụ thời kỳ muộn, kích thước di
tích vỏ ốc lớn hơn. Như vậy, nguồn thức ăn từ trai, ốc nước ngọt
dồi dào hơn. Trong khi tích cực khai thác ốc nước ngọt, người Soi
Nhụ còn đi xa hơn bắt một số nhuyễn thể biển. Có lẽ đó là sản
phẩm từ các vịnh biển nông gần bờ như ốc biển, ngao biển. Dấu
tích loại thức ăn này được tìm thấy tại hang Giếng Ngoé, mái đá
Vạ Bạc, mái đá Chuồng Bò, hang Áng Vẹm, hang Áng Giữa, hang
Eo Bùa, v.v.. Tuy nhiên, tàn tích nhuyễn thể trong các hang động
Soi Nhụ vẫn chủ yếu là ốc suối và ốc núi, vỏ nhuyễn thể biển
chiếm tỷ lệ rất ít. Nghiên cứu di tích hang Áng Mả 3 chỉ thấy 38
vỏ trai trong số 30.000 vỏ ốc núi và ốc suối1.
Trong trầm tích hang Áng Mả 3, ngoài vỏ ốc, vỏ trai còn tìm
thấy càng cua2. Các hang động Cát Bà chưa tìm thấy cá, nhưng
ở hang Soi Nhụ (Quảng Ninh) đã tìm thấy 400 đốt xương cá. Có
thể khẳng định, cá đã là một nguồn thức ăn quan trọng của người
Soi Nhụ nói chung.
Không chỉ hái lượm, người Soi Nhụ ở Cát Bà còn biết săn bắt
các loài thú trong rừng, bởi đã tìm thấy di cốt của các loài thú tại
các di tích hang Giếng Ngóe, hang Ông Chừng, hang Dơi, hang
Tùng Bồ, v.v.. Riêng hang Áng Mả 3, đã tìm thấy 6,92kg xương
thú. Các xương thú đã giám định của di tích hang Eo Bùa, hang
Đá Trắng chủ yếu là các loài thú nhỏ như hươu, nai, hoẵng, lợn,
nhím. Cá biệt, hang Eo Bùa có xương gấu ngựa là loài thú lớn.

1, 2. Xem Nguyễn Kim Dung: “Tiền sử Hải Phòng giai đoạn thời đại đá
và sơ kỳ kim khí”, Tlđd, tr.31.
90 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

So với hái lượm, săn thú, bắt cá khó hơn. Để săn bắt được
những con thú nhỏ chạy nhảy rất nhanh trong rừng, con cá bơi
dưới nước, con người phải nghĩ tới cách đánh bắt, chế tạo các công
cụ hỗ trợ việc đánh bắt và chế biến thức ăn. Một số công cụ đá
có thể tham gia vào các công việc này. Trong các hang động của
người Soi Nhụ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các công cụ bằng
đá cuội và đá gốc như hòn đập, hòn kê, chày nghiền, bàn nghiền,
rìu mài lưỡi, v.v..
Tại hang Eo Bùa đã tìm thấy 6 rìu cuội mài lưỡi hình bầu dục
hay gần bầu dục với kích thước không đều nhau (dài 8 - 16cm), 3
bàn mài, 10 hòn kê có vết lõm, 2 chày nghiền. Hang Giếng Ngóe,
hang Quân Y, hang Bệnh Viện, mái đá Chuồng Bò, hang Áng
Giữa, hang Áng Mả 3 đều tìm thấy công cụ cuội. Hang Ông Bụt,
mái đá Ông Bảy, hang Hẹn Kiều đã tìm thấy công cụ chặt đá vôi
và mảnh tước đá vôi... Các hang Bờ Đa, Áng Giữa, Áng Mả 1,
Eo Bùa, Tùng Bồ cũng tìm thấy chày nghiền cuội, hòn kê, bàn
mài, v.v..
Như vậy, cũng như cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn, người Soi
Nhụ đã dùng cuội để chế tạo công cụ. Kỹ thuật chế tạo đơn giản,
hoặc bằng phương pháp ghè đẽo một mặt viên cuội tạo thành
công cụ có lưỡi, hoặc bằng phương pháp chặt bẻ. Khi ghè đẽo,
những mảnh đá từ viên cuội tách ra tạo nên các mảnh tước. Nhìn
chung, công cụ đá Soi Nhụ có hình dáng không ổn định, ít tu sửa
một cách hệ thống và quy chỉnh. Đặc biệt, cũng như người Bắc
Sơn, người Soi Nhụ đã tiến hành mài lưỡi rìu để tạo nên loại công
cụ sắc bén hơn (hang Eo Bùa - Hải Phòng, hang Giữa Soi Nhụ -
Quảng Ninh). Có thể nói, kỹ thuật mài là một phát minh tiên
tiến nhất của người tiền sử. Chứng cứ sớm nhất về kỹ thuật mài
đã được tìm thấy trong văn hóa Bắc Sơn từ hàng vạn năm cách
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 91

ngày nay và được coi là một dấu hiệu về sự xuất hiện nền nông
nghiệp sơ khai1. Rìu mài lưỡi trong văn hóa Soi Nhụ chưa hẳn là
chứng cứ phát triển nông nghiệp của người Soi Nhụ, nhưng nó
đã cho thấy một loại kỹ thuật tiên tiến nhất của người tiền sử
đã sớm có mặt trong đời sống kinh tế của cư dân Soi Nhụ ở Hải
Phòng và Quảng Ninh.
So với người Hòa Bình, Bắc Sơn, công cụ đá của người Soi
Nhụ được tìm thấy ít hơn. Nguồn cuội nguyên liệu của họ cũng
rất hạn chế2. Để bổ sung cho sự thiếu nguyên liệu cuội, đôi khi
người Soi Nhụ cũng dùng công cụ đá vôi. Công cụ đá vôi đã được
tìm thấy tại các hang Ông Bụt, Giếng Ngoé, Áng Mả... nhưng
công cụ bằng đá gốc của người Soi Nhụ cũng tìm thấy rất ít.
Nguyên nhân chủ yếu của việc tìm thấy ít công cụ đá của
người Soi Nhụ là do ảnh hưởng của môi trường sống. Khi việc
nghiên cứu tác động của hệ sinh thái đối với văn hóa tiền sử,
giới nghiên cứu thấy rằng, sống trong môi trường sinh thái đa
dạng (môi trường phổ tạp), các công cụ đá thường cùng một lúc
giữ rất nhiều chức năng (công cụ phổ dụng). Cùng một lúc, một
chiếc rìu, nhất là chiếc rìu mài lưỡi có thể chế tạo công cụ tre
gỗ, chặt cây, cắt vỏ, xẻ thịt, chế tạo công cụ mới, làm một loại vũ
khí3, v.v.. Cát Bà là một khu vực sinh thái đa dạng, do đó những
chiếc rìu đá ít ỏi trong văn hóa Soi Nhụ có lẽ đã đóng vai trò đa
chức năng như vậy.

1. Xem Hà Văn Tấn: “Văn hóa Bắc Sơn với một truyền thống, một bình
tuyến”, in trong sách Theo dấu văn hóa cổ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1997, tr.300-334.
2. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd, tr.84.
3. Xem Hà Văn Tấn: “Các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử Việt Nam
và Đông Nam Á”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1982.
92 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mặt khác, sống trong điều kiện sinh thái nhiệt đới phong
phú, hoạt động kinh tế chính của người Soi Nhụ là hái lượm và
săn bắt các loài thú nhỏ. Trong điều kiện đó, những công cụ tre,
gỗ có lẽ là công cụ khai thác chủ yếu. Người ta có thể dùng gậy
đào củ, dùng dao tre để cắt thịt, dùng các loại bẫy để bắt chim,
thú, cá1... Cho nên, những chiếc rìu cuội ghè đẽo, rìu mài lưỡi,
những chiếc nạo đá, các mảnh tước sắc bén sẽ đóng một vai trò
quan trọng trong việc chế tạo công cụ tre gỗ. Có thể công cụ tre
gỗ mới là các công cụ chủ yếu phục vụ việc săn bắt, hái lượm của
người Soi Nhụ, nhưng do vật chất hữu cơ dễ bị tiêu hủy theo thời
gian cho nên chúng không còn tồn tại trong các di chỉ khảo cổ. Số
lượng xương thú khá nhiều trong hang Áng Mả 3 chứng tỏ có thể
người Soi Nhụ đã sử dụng các loại bẫy tre gỗ để bắt thú.
Không chỉ chế tạo công cụ tre gỗ, người Soi Nhụ còn biết chế
tạo các công cụ xương. Tại mái đá Miếu Gôi (Cát Bà) đã tìm thấy
những công cụ bằng xương thú. Tất cả đã phần nào lý giải việc số
lượng công cụ bằng đá của văn hóa Soi Nhụ tìm thấy ít, các công
cụ tre gỗ nhiều hơn thì đã bị hủy hoại.
Nguồn thức ăn thu được bằng hái lượm hoặc săn bắt, người
Soi Nhụ mang về hang động để ăn. Khoảng thời gian này, người
nguyên thủy đã biết đến kỹ thuật lấy lửa. Người Soi Nhụ dùng
lửa để sưởi ấm và phục vụ việc chế biến thức ăn. Những vỏ ốc bị
đốt cháy, những đoạn xương thú trong các hang động Soi Nhụ
(Cát Bà) bị cháy đen hoặc ám khói đã chứng tỏ điều đó. Những
con ốc thì thường bị đập phần cuối của vỏ ốc để hút ruột ăn.
Trong các hang động Soi Nhụ (Cát Bà) còn tìm thấy chày
nghiền, bàn nghiền... Loại dụng cụ này có thể được dùng để chế

1. Xem Hà Văn Tấn: Các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử Việt Nam
và Đông Nam Á, Tlđd.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 93

biến thức ăn. Có thể dùng các loại dụng cụ này để đập, giã, nghiền
một loại hạt hay củ quả nào đó đã hái lượm được.
Trong đời sống thường ngày, người Soi Nhụ vừa tiến hành
hái lượm, vừa tiến hành săn bắt, nhưng có lẽ hái lượm trội hơn
bởi việc hái quả, đào củ, bắt ốc đã đem lại nguồn thức ăn chính,
trong khi săn bắt thú rừng đem lại thêm nguồn thực phẩm quan
trọng cho họ.
Qua dấu tích hải sản, có thể thấy người Soi Nhụ đã bước đầu
làm quen và biết đến nguồn lợi từ biển. Chưa tìm thấy bằng cứ
thuần dưỡng thực vật trong các di tích Soi Nhụ.
Vào giai đoạn cuối, người Soi Nhụ có thể đã biết đến đồ gốm.
Tại các di tích hang Giếng Ngoé, hang Quân Y, mái đá Vạ Bạc,
hang Áng Giữa... đã tìm thấy một số mảnh gốm thô. Tuy số lượng
ít, chất liệu đơn giản (xương gốm thường có sạn sỏi) nhưng cũng
chứng tỏ người Soi Nhụ đã biết nặn đồ gốm thô.

4. Trạng thái xã hội và văn hóa

Người Soi Nhụ là những người sống trong hang động. Thời
bấy giờ, nơi tránh mưa nắng, gió rét và thú dữ không đâu tốt hơn
các hang động, mái đá. Các hang động của người Soi Nhụ ở Cát
Bà thường có diện tích khoảng 50 - 100m2. Cửa hang của người
Soi Nhụ có nhiều hướng. Hướng nam và đông nam phổ biến hơn
hướng tây và hướng bắc vì các hướng này thoáng mát hơn. Các
hang thường có vị trí thấp, gần suối. Khi trú trong hang, người
Soi Nhụ thường ưa thích sống gần cửa hang, là nơi thoáng đãng,
có nhiều ánh sáng. Tại đó, họ có thể quây quần, đốt lửa sưởi ấm,
nướng thức ăn. Ăn xong, vỏ nhuyễn thể và xương động vật được
vứt ngay trong hang. Bởi vậy, trong các hang động Soi Nhụ
(Cát Bà) cũng như ở các nơi khác, những tích tụ văn hóa (khảo
cổ học gọi là tầng văn hóa) thường rất dày nơi cửa hang. Tầng
văn hóa trong các hang động thường có độ dày mỏng khác nhau.
94 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Tầng văn hóa dày chứng tỏ thời gian người nguyên thủy cư trú
lâu hơn, tầng văn hóa mỏng biểu hiện thời gian cư trú ít hơn. Tại
Cát Bà, có những hang động tầng văn hóa khá dày: mái đá Eo
Bùa tầng văn hóa dày 1,3m, hang Eo Bùa tầng văn hóa dày 1 -
1,2m, hang Bờ Đa tầng văn hóa dày 1m, hang Tùng Bồ tầng văn
hóa dày 1m, mái đá Ông Bảy tầng văn hóa dày 1,2m, hang Giếng
Ngoé tầng văn hóa dày 1 - 1,5m. Điều đó chứng tỏ thời gian người
Soi Nhụ sống ở các hang này khá lâu. Ngược lại cũng có hang
tầng văn hóa mỏng hơn như hang Áng Giữa, hang Dơi, hang Áng
Dí, hang Hẹn Kiều... Tầng văn hóa các hang này dày chỉ khoảng
20 - 40cm, chứng tỏ người Soi Nhụ sống ở đó ít hơn.
Người Soi Nhụ thường sống quây quần thành từng cụm từ
hai đến hàng chục hang động và mái đá. Chẳng hạn: cụm hang
Giếng Ngoé (thị trấn Cát Bà) có 3 đơn vị: hang Giếng Ngoé, mái
đá Giếng Ngoé 1, mái đá Giếng Ngoé 2 thuộc giai đoạn Soi Nhụ
sớm phân bố tại trung tâm Cát Bà. Cụm hang Áng Giữa gồm
hang Áng Giữa, mái đá Áng Ná 1, Áng Ná 2 (xã Việt Hải). Cụm di
tích Áng Mả (xã Hiền Hào) quây quần quanh thung lũng Áng Mả
có tới 11 hang và mái đá gồm các hang Áng Mả 1, 2, 3, 4, 5, 6, các
mái đá Áng Mả 1, 2, 3... đều thuộc giai đoạn Soi Nhụ sớm (hơn
10.000 năm cách ngày nay). Trong thời nguyên thủy, cứ khoảng
2 - 3 hang động là có thể hình thành một nhóm khoảng vài ba
chục người sinh sống. Các cụm hang Giếng Ngoé, hang Ông Bảy,
hang Áng Giữa có thể là nơi cư trú của những nhóm người Soi
Nhụ có khoảng vài chục người. Cụm di tích Áng Mả có hàng chục
hang1. Nhóm người sống ở đây có thể lên tới mấy chục người.

1. Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng giai đoạn thời đại đá và
sơ kỳ kim khí, Tlđd.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 95

Với các cụm hang động, mái đá như vậy, người Soi Nhụ sống
tập trung hơn, định cư lâu dài hơn. Như hang Áng Mả, con
người đã sống tại đây có thể kéo dài hàng nghìn năm. Các đơn
vị cư trú tập trung như vậy thường có vị trí rất đẹp, tiện lợi
đi lại, sinh sống. Trung tâm của cụm cư trú là thung lũng. Các
hang động quây quần xung quanh đều có cửa hang nhìn xuống
thung lũng. Trong không gian thung lũng - hang động đó, có suối
nước ngọt, có những con đường mòn đi lại. Đó là một ví dụ về môi
trường sống lý tưởng cho các hoạt động săn bắt, hái lượm của một
tập đoàn người Soi Nhụ. Trong không gian đó, để chống lại giá
rét, để tiến hành các hoạt động săn bắt, các nhóm người này có
thể dễ dàng phối hợp với nhau, liên kết cùng nhau. Mỗi khu vực
như vậy có thể xem như là một thị tộc1. Nhiều cụm hang động
nghĩa là đã có nhiều thị tộc nguyên thủy sống tại Cát Bà thời bấy
giờ và đó chắc chắn là các thị tộc mẫu hệ2. Bởi lẽ hoạt động kinh
tế chính của người Soi Nhụ là săn bắt và hái lượm, trong đó hái
lượm là hoạt động kinh tế trội liên quan đến công việc chủ yếu
thuộc về người phụ nữ, người mẹ. Do vậy, người phụ nữ, người mẹ
giữ vai trò chủ đạo trong gia đình thị tộc và xã hội thời Soi Nhụ
là xã hội thị tộc mẫu hệ, xã hội mà các cộng đồng người được tổ
chức theo dòng mẹ.
Cộng đồng người Soi Nhụ (Cát Bà) có thể đã có nhiều hoạt
động chung: cùng lao động, cùng chung bếp lửa, do đó có thể đã

1. Thị tộc là một hình thức cộng đồng người, một tổ chức xã hội cao hơn
tổ chức “bầy người” nguyên thủy được tổ chức theo quan hệ huyết thống.
2. Do chức năng sinh đẻ và làm chủ kinh tế của người phụ nữ, các
thành viên trong thị tộc chủ yếu chỉ biết đến người mẹ và gắn bó với nhau
bởi huyết thống theo dòng mẹ, do đó hình thức thị tộc đầu tiên của loài
người là thị tộc mẫu hệ.
96 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

nảy sinh các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhất định
nào đó.
Người Soi Nhụ đã có quan niệm về thế giới bên kia sau cái
chết. Trong thế giới đó, người chết vẫn tiếp tục sống. Do đó, họ
đã chôn công cụ lao động theo người chết. Mặc dù trong các mộ
táng của người Soi Nhụ chưa tìm thấy công cụ, nhưng trong
một vài mộ táng của người Hòa Bình đã tìm thấy công cụ.
Người Soi Nhụ còn chôn người chết ngay ở trong hang động
nơi mình cư trú. Di cốt người đã tìm thấy tại hang Áng Giữa,
hang Giếng Ngoé... Riêng hang Áng Giữa đã tìm thấy 2 mộ.
Mộ thứ nhất ở góc phía đông bắc hố khai quật gồm 2 cá thể.
Cá thể thứ nhất chôn nằm co, đầu quay về phía đông, xương
đầu gối chụm vào nhau, xương đùi hợp với xương ống một góc
khoảng 60o. Cá thể thứ hai được chôn ngay sau lưng cá thể thứ
nhất, bàn chân trái của cá thể thứ nhất nằm gọn giữa hai đùi
của cá thể thứ hai.
Mộ thứ hai chôn ở giáp vách bắc, nằm ngửa, đầu quay về phía
đông, đầu gối chống lên, chân co lại1. Tại hang Giữa - Soi Nhụ có
5 cá thể trong đó có 3 nữ, 2 nam đều trên dưới 30 tuổi, cơ thể rất
khỏe mạnh, cũng được chôn ở tư thế nằm co2. Chôn nằm co là tập
tục phổ biến của các tộc người ở Hòa Bình, Bắc Sơn3.
Như vậy, tập tục chôn người chết nằm co khá phổ biến trong
các tộc người nguyên thủy ở Việt Nam trong thời đại đồ đá. Tư
thế nằm co và nằm ngửa như đang ngủ thể hiện rõ quan niệm
chết là chưa hết, giữa người sống và người chết vẫn có mối liên hệ
ràng buộc với nhau. Vậy nên, người sống chôn người chết trong

1. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd, tr.64.
2, 3. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd,
t.I, tr.161.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 97

hang cũng là thể hiện mong muốn giữ người chết bên cạnh mình
để tiếp tục được gần gũi và săn sóc họ.
Những mộ táng ở hang Áng Giữa (Cát Bà) đều được chôn
quay đầu về hướng đông. Phía đông là biển lớn (mặc dù lúc này
biển hãy còn xa). Phía đông cũng là hướng mặt trời mọc. Chôn
người chết cùng hướng đông có thể thể hiện ý niệm văn hóa tâm
linh nào đó của người Soi Nhụ. Có thể là ý niệm hướng về biển,
hoặc là ý niệm sơ khai của tục thờ thần Mặt trời, vốn là một
tập tục sớm và phổ biến của nhiều tộc người nguyên thủy trên
thế giới.
Người Soi Nhụ cũng đã có mối liên hệ văn hóa với các vùng
xa hơn khu vực cư trú của mình. Nghiên cứu chi tiết các đặc
trưng văn hóa Soi Nhụ, có ý kiến suy nghĩ vùng biển Đông Bắc
khi đó là nơi “giao thoa” giữa văn hóa Hòa Bình và văn hóa
Bắc Sơn. Ví dụ, ở hang Eo Bùa (Cát Bà) đã tìm thấy rìu mài,
hang Soi Nhụ (Quảng Ninh) cũng tìm thấy rìu mài. Rìu mài
lưỡi sớm hơn ở Việt Nam đã phổ biến trong văn hóa Bắc Sơn có
niên đại hàng vạn năm trở về trước1. Tuy nhiên, rìu mài lưỡi
Soi Nhụ thì mang truyền thống văn hóa Bắc Sơn, còn rìu mài
lưỡi Eo Bùa 1 lại mang truyền thống văn hóa Hòa Bình2. Cư
dân Bắc Sơn cũng đã biết làm đồ gốm. Đó là loại gốm thô, kỹ
thuật nung chưa cao. Trong một số hang động Soi Nhụ (Hải
Phòng) cũng tìm thấy đồ gốm thô (hang Giếng Ngoé, hang
Bệnh Viện, mái đá Miếu Gôi, mái đá Chuồng Bò, hang Áng
Giữa...). Do vậy, rìu mài lưỡi và gốm thô trong các di tích Soi
Nhụ có lẽ là yếu tố ảnh hưởng văn hóa Bắc Sơn. Tuy nhiên,
qua nghiên cứu đặc trưng công cụ đá, bước đầu giới nghiên cứu

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I, tr.161.
2. Xem Nguyễn Tuấn Lâm: “Vết tích văn hóa Hòa Bình vùng ven biển
và hải đảo Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1992, tr.49-55.
98 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

cũng nhận ra đặc trưng văn hóa Hòa Bình đậm đặc hơn văn
hóa Bắc Sơn1.
Trong khi nhận ra các ảnh hưởng văn hóa Hòa Bình - Bắc
Sơn, khảo cổ học cũng phát hiện có vết tích biển, sản phẩm của
vùng cận biển đã có mặt trong văn hóa Bắc Sơn. Ở mái đá phố
Bình Gia, đã tìm thấy 28 vỏ ốc biển đẹp (Cypraea) được xuyên
lỗ để xâu dây làm đồ trang sức. Loại trang sức làm bằng vỏ ốc
này được phát hiện khá nhiều trong các di tích Soi Nhụ, ví dụ:
các sản phẩm biển (dù ít) cũng đã được cư dân Soi Nhụ ở Hải
Phòng và Quảng Ninh khai thác. Có thể đó là kết quả của mối
liên hệ hai chiều giữa cư dân Bắc Sơn và cư dân Soi Nhụ sống
gần kề nhau.
Mối liên hệ giữa người Soi Nhụ và người Bắc Sơn, người Hòa
Bình đã cho thấy phần nào tính năng động trong giao lưu, trao
đổi của cư dân hang động gần biển vùng Đông Bắc với cư dân
hang động xa biển hơn của vùng núi Bắc Việt Nam.
Với tất cả các thành tựu trên, người Soi Nhụ trở thành
những cư dân đầu tiên có công khai phá và làm chủ vùng biển
Đông Bắc Việt Nam, mở đầu cho sự phát triển của các văn hóa
sau đó trong khu vực mà tiếp liền sau đó, trên đất Hải Phòng,
chính người Soi Nhụ (đảo Cát Bà) đã làm nảy sinh văn hóa Cái
Bèo nổi tiếng.

II- CƯ DÂN CÁI BÈO: CƯ DÂN ĐÁNH CÁ


VEN BIỂN ĐẦU TIÊN Ở HẢI PHÒNG
Sau thời kỳ Soi Nhụ, người nguyên thủy trên đảo Cát Bà bắt
đầu có những bước chuyển biến mới. Công cụ ngày càng tiến bộ

1. Xem Nguyễn Tuấn Lâm: “Vết tích văn hóa Hòa Bình vùng ven biển
và hải đảo Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1992, tr.49-55.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 99

hơn, nghề làm gốm thuần thục hơn..., đời sống vật chất ổn định
hơn cho phép họ tiến từ trong các hang động ra sống hẳn ở ngoài
trời và định cư lâu dài trên các bờ vịnh, tạo nên một cuộc sống có
trình độ cao hơn so với cuộc sống của người Soi Nhụ. Đó chính là
thành tựu của cư dân văn hóa Cái Bèo.

1. Địa hình cư trú của cư dân Cái Bèo

Cái Bèo là tên một địa điểm khảo cổ học nằm trên bờ vịnh
biển nhỏ Cái Bèo - vịnh Lan Hạ, thị trấn Cát Bà, huyện Cát
Hải, Hải Phòng ngày nay1. Các đợt khai quật khảo cổ học ở
đây đã tìm thấy tầng văn hóa với nhiều di vật đá, gốm, di cốt
động vật và cho phép tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của di chỉ
Cái Bèo.
Di chỉ Cái Bèo có hai giai đoạn: Giai đoạn sớm thuộc văn
hóa Cái Bèo, phản ánh cuộc sống của người Cái Bèo ở Hải
Phòng, giai đoạn muộn thuộc văn hóa Hạ Long, phản ánh cuộc
sống của người Hạ Long ở Hải Phòng (giai đoạn muộn sẽ trình

1. Địa điểm này được phát hiện và công bố từ năm 1938, cho đến nay
đã có bốn đợt nghiên cứu địa điểm này: Năm 1973, Viện Khảo cổ học và
Bảo tàng Hải Phòng đã khai quật 221m2. Năm 1981, Bảo tàng lịch sử Việt
Nam và Bảo tàng Hải Phòng đã khai quật 78m2. Năm 1986, Viện Khảo cổ
học và Bảo tàng Hải Phòng khai quật 90m2.
Xem Colani M.: Recherches sur la Prehistorique Indochinois,
BEFEO, T.xxx, 1931; Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Khắc Sử: Báo cáo
khai quật địa điểm khảo cổ học Cái Bèo, đảo Cát Bà (Hải Phòng), tư liệu
lưu tại Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 1974; Lưu Trần Tiêu và Trịnh Căn: “Trở
lại di chỉ Cái Bèo”, in trong Thông báo Khoa học Viện Bảo tàng lịch sử Việt
Nam, số 1, 1983; Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Gia Đối, Nguyễn Tuấn Lâm:
Khai quật lần thứ 4 di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng), tư liệu lưu tại Viện Khảo
cổ học, Hà Nội, 1987.
100 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

bày ở phần văn hóa Hạ Long). Giai đoạn sớm của di chỉ Cái Bèo
diễn ra trong tầng văn hóa dày khoảng 1m, là giai đoạn đặc
trưng cho thời đại đồ đá mới sau Soi Nhụ (khu vực Hải Phòng -
Quảng Ninh). Trong tầng văn hóa đã phát hiện rất nhiều di vật
đá, gốm, di cốt động vật, di cốt cổ nhân... minh chứng cho lịch sử
thời kỳ văn hóa Cái Bèo ở Hải Phòng1.
Có thể nói, giai đoạn sớm của di chỉ Cái Bèo tiêu biểu cho một
thời kỳ phát triển mới của tiền sử Cát Bà sau thời kỳ văn hóa

1. Qua nghiên cứu các di tích và di vật ở đây, có thể thấy người Cái Bèo
sử dụng các loại đá cuội, sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch, sét silíc
làm công cụ, trong đó có 50% công cụ ghè đẽo là cuội cát kết và thạch anh.
Đồ gốm được đặc trưng bởi các loại gốm thô dày cứng, gốm thô dày
mềm và gốm mịn, trong đó gốm thô là chủ yếu.
Di cốt quần thể động vật trên cạn và dưới biển khá phong phú: cầy
hương (Viverricula Indica), hươu (Cervus sp), nai (Rusa unicolor), lợn
rừng (Sus scrofa), dê (Capricornis sumatraensis), voi châu Á (Elephas
maximus), khỉ vàng (Macaca mulatta), khỉ (Macaca sp), cá heo (Delphinus
sp), rùa biển (giống chưa xác định), cá sạo (Pomadasys hasta), cá úc (Arius
leiteo cephalos), cá hồng, cá nhám, cá mỏ xanh, cá đao, v.v..
Di cốt người cổ Cái Bèo đã được tìm thấy trong cuộc khai quật năm
1981. Tại độ sâu 2,6m của hố khai quật đã tìm thấy 42 mảnh xương sọ và
xương hàm.
Về niên đại, theo phân tích loại hình di vật và tư liệu địa chất, giai
đoạn Cái Bèo có niên đại khoảng 6.000 - 4.000 năm cách ngày nay.
Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I, tr.230;
Vũ Thế Long: “Những di tích động vật cổ trên đảo Cát Bà (Hải Phòng)”,
in trong Hội thảo khoa học môi trường về đảo Cát Bà lần 1, tháng 6/1983;
Nguyễn Lân Cường: “Về di cốt người cổ ở Cái Bèo (Hải Phòng)”, in trong
sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1983, tr.76-79; Vũ Thế Long: “Ao Cối, một địa điểm khảo
cổ học mới trên đảo Cát Bà (Hải Phòng)”, in trong sách Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 1997, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998,
tr.128-129.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 101

Soi Nhụ. Cùng tính chất với giai đoạn sớm của di chỉ Cái Bèo, còn
có các di chỉ tương tự khác phân bố trên một khu vực rộng lớn
hơn. Tại Quảng Ninh, có địa điểm Giáp Khẩu và Hà Giắt. Trên
đảo Cát Bà, có di chỉ Ao Cối và di chỉ mái đá Vạ Bạc.
Di chỉ Ao Cối thuộc xã Phù Long (Cát Bà) nằm cách bến
phà Cái Viềng đi Cát Hải chừng 2km về phía nam. Độ cao của
di chỉ khoảng 4,5 - 6m so với mặt biển. Di chỉ được phát hiện
năm 19971 và được điều tra vào các năm 1998, 1999, thám sát
năm 20002.
Di chỉ Vạ Bạc thuộc mái đá Vạ Bạc, xã Xuân Đám (phía tây
đảo Cát Bà)3.
Như vậy, riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) đã có 3 di chỉ có cùng
tính chất văn hóa tương ứng với giai đoạn sớm của di chỉ Cái Bèo.
Cùng với di chỉ Giáp Khẩu, Hà Giắt ở Quảng Ninh, các di chỉ này
đã cho phép nhìn nhận về một nền văn hóa Cái Bèo tiếp liền sau
văn hóa Soi Nhụ, trong đó có thể nói khu vực đảo Cát Bà là cái
nôi của nền văn hóa này4.

1. Khai quật di chỉ Ao Cối đã tìm thấy tầng văn hóa di chỉ Ao Cối khá
dày. Trong tầng văn hóa tìm thấy các công cụ cuội ghè đẽo, bàn mài, mảnh
tước, xương cá, đồ gốm thô..., với đặc trưng tương tự như giai đoạn sớm của
di chỉ Cái Bèo (Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời
đại đá mới và sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.66-67).
2. Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời đại đá
mới và sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.66-67.
3. Trong đợt thám sát năm 1998, đã phát hiện tầng văn hóa của di chỉ
Vạ Bạc dày 40cm, công cụ cuội, xương động vật có vết nướng cháy, mũi nhọn
xương, vỏ ốc núi và vỏ nhuyễn thể biển đặc trưng của văn hóa Cái Bèo,
(Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời đại đá mới và
sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.25).
4. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I, tr.11;
Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời đại đá mới và sơ kỳ
kim khí, Tlđd, tr.66-67.
102 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

2. Thiên nhiên và con người

a) Thiên nhiên
Nghiên cứu di tích quần thể động vật di chỉ Cái Bèo có thể
thấy được phần nào thiên nhiên và sự biến động môi trường sống
của người Cái Bèo (Hải Phòng). Trong các xương động vật thuộc
di chỉ Cái Bèo lớp dưới, đã xác định được các loài cầy hương, gấu,
ngựa, hươu, nai, lợn rừng, dê, khỉ vàng, khỉ, voi châu Á. Đa số các
loài động vật này đều đã được tìm thấy trong thời kỳ văn hóa Soi
Nhụ và chúng tiếp tục tồn tại, phát triển trong thời văn hóa Cái
Bèo. Sự tồn tại các loài thú lớn như voi châu Á đã cho thấy vào
buổi đầu của văn hóa Cái Bèo, môi trường Cát Bà về cơ bản vẫn
là môi trường lục địa.
Mặc dù các di tích động vật thu được ở Cái Bèo chưa phản
ánh đầy đủ tất cả các giống loài động vật thời đó, nhưng qua
đây cũng có thể thấy quần thể động vật này khá phong phú,
phản ánh sự đa dạng của thiên nhiên và địa hình Cát Bà. Voi
ưa sống trong rừng tương đối rậm, sơn dương và khỉ thường
sống trên vùng rừng cây mọc trên núi đá vôi. Hươu, nai, lợn
rừng thường sống nơi gần nguồn nước, đầm lầy và quanh các
thung lũng.
Theo thời gian, môi trường của người Cái Bèo - Cát Bà dần
có sự thay đổi: biển tiến Flandrian thời gian này tiếp tục dâng
cao, đường bờ biển liên tục di chuyển về phía lục địa và áp sát
các chân núi, các hòn đảo. Mực nước biển dần tiến đến độ sâu
10 - 15m dưới mực nước biển ngày nay. Đồng bằng châu thổ sông
Hồng cổ lúc này cũng bị thu hẹp hơn. Vùng cửa sông Bạch Đằng
trước đó là lục địa thì bây giờ là vịnh biển, vùng đồng bằng phía
tây nam Đồ Sơn là vùng biển nông.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 103

Sơ đồ địa tầng di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1973)


Nguồn: Nguyễn Khắc Sử

1, 2. Các mảnh gốm 3. Bàn mài


4. Hòn cuội 1a, b, c. Cụm đá tự nhiên 2a, b, c. Cụm đá tự nhiên
3a, b, c. Cụm đá tự nhiên 4. Tảng đá vôi lớn
5. Bàn mài lõm 6. Bàn mài rãnh

Bếp di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1973)


Nguồn: Nguyễn Khắc Sử
104 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đá có dấu mài và lỗ vũm


Hòn ghè đá có lỗ

Công cụ cuội chặt

Công cụ cuội chặt

Công cụ chặt, bổ

Bản vẽ công cụ đá di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1973)


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 105

Miệng loe Miệng loe

Miệng loe có gờ
Miệng loe

Miệng loe có gờ
Miệng loe

Miệng loe có gờ Miệng loe, mép nhọn

Miệng loe, mép nhọn Miệng loe có ấn lõm trên mép

Miệng loe

Miệng đồ gốm di chỉ cái Bèo (khai quật năm 1973)


106 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đáy lồi tròn Đáy bằng

Đồ gốm di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1973)

Văn thừng đập

Văn đan

Văn đan lóng đôi ở đáy đồ gốm

Bản dập hoa văn gốm di chỉ Cái Bèo


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 107

Đến trung kỳ Toàn tân giữa, khoảng 6.000 - 5.000 năm cách
ngày nay, biển tiến đạt mức độ cực đại, mực nước biển đạt độ
cao 4m so với mực nước biển ngày nay. Khi đó, Hải Phòng là
một vịnh biển nông nằm giữa các đảo. Rìa tây nam thuộc võng
Hà Nội là một vịnh biển lớn hơn. Các đồi núi ở Cát Bà, Thủy
Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An là các đảo ven bờ. Môi trường của
người Cái Bèo chuyển dần thành môi trường biển. Chính vì vậy,
các di cốt động vật trên cạn gần như Soi Nhụ trước đó chỉ như
là dư ảnh còn lại.
Sưu tập di cốt động vật biển Cái Bèo cho thấy sự thay đổi rất
lớn của thiên nhiên và môi trường biển Cát Bà thời văn hóa Cái
Bèo. Đó là sự hạn chế số lượng di cốt các loài thú lớn trên cạn so
với thời kỳ đầu, trong khi đó các tàn tích động vật biển lại tìm
thấy rất nhiều như cá heo, rùa biển, cá sạo, cá úc, cá hồng, cá
nhám, cá mỏ xanh, cá đao, v.v.. Đây là một bộ sưu tập dấu tích
sinh vật biển lớn chưa hề có trong các di tích Soi Nhụ trước đó ở
Cát Bà.
Các tích tụ trong tầng văn hóa Cái Bèo cũng chủ yếu có nguồn
gốc biển thuộc loại hình bờ biển. Nguồn đá cuội ở đây đều là cuội
biển chứ không phải là cuội sông. Hiện tượng này đã xuất hiện
ngay từ giai đoạn sớm nhất của người Cái Bèo1.
Có thể thấy, theo mức nước biển tiến, Cát Bà đã dần dần trở
thành hòn đảo tương đối độc lập với đất liền. Nhưng thiên nhiên
Cát Bà thời ấy vẫn khá dồi dào nguồn thức ăn trên rừng, dưới
biển. Trong điều kiện mới, người Cái Bèo (Hải Phòng) bằng kinh
nghiệm và bản lĩnh của mình đã dần dần chuyển hướng khai
thác nguồn thức ăn biển và làm chủ biển khơi.

1. Xem Nguyễn Gia Đối: “Về môi trường và ảnh hưởng của nó đến
phương thức sinh hoạt kinh tế của cư dân Cái Bèo”, in trong sách Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, Sđd, tr.25-26.
108 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

b) Con người
Di cốt người Cái Bèo rất ít. Trong đợt khai quật năm 1981, ở
độ sâu 2,6m đã tìm được 42 mảnh sọ và mảnh hàm người.
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia cổ nhân (Viện Khảo
cổ học) thì đó là di cốt của một cá thể nam khoảng 50 - 60 tuổi.
Về đặc điểm chủng tộc, yếu tố đen thể hiện rõ ràng nhất trên di
cốt này là bề rộng hốc mũi lớn (32mm) thuộc loại kích thước hốc
mũi lớn nhất trên những sọ cổ ở Việt Nam. Đó là yếu tố thuộc đại
chủng Australo - Negroid.
Xương hàm dưới sọ người Cái Bèo cũng có các đặc điểm gần
giống với sọ của người Đa Bút thuộc văn hóa Đa Bút (Thanh
Hóa), sọ người hang Xóm Trại của văn hóa Hòa Bình thuộc chủng
Australo - Melanesien.
Các đặc trưng trên cho thấy người cổ Cái Bèo có nhiều khả
năng thuộc nhóm Australo - Melanesien, một nhóm người trong
nhiều nhóm người ở nước ta trong thời đại đồ đá mới.
Có thể nhận thấy, tuy còn rất ít nhưng rõ ràng đặc điểm nhân
chủng của người Cái Bèo khá gần gũi với người trước đó. Như
vậy, cũng có thể xem như người Soi Nhụ đã phát triển trực tiếp
thành người Cái Bèo1.

3. Trạng thái kinh tế

Những thay đổi do biển tiến đã tạo nên những biến đổi mạnh
mẽ của môi trường và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người
Cái Bèo.
Biển tiến đã làm cho một diện tích khá lớn trong môi trường
sống của họ như đồng bằng cổ, các dòng sông và hệ thống đầm, hồ
cổ bị chìm sâu dưới đáy vịnh. Môi trường sống dần bị thu hẹp lại

1. Xem Nguyễn Lân Cường: “Về di cốt người cổ ở Cái Bèo (Hải Phòng)”,
in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982, Sđd, tr.76-79.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 109

quanh đảo Cát Bà và một vài đảo lân cận. Thức ăn chỉ còn kiếm
được quanh các thung lũng, quanh các đầm, hồ và các dòng suối
nhỏ chảy qua các núi đá và thung lũng.
Tuy nhiên, trên đảo Cát Bà vẫn còn nguồn thức ăn tại chỗ
như các loại rau, quả, củ, các loài nhuyễn thể nước ngọt. Vì vậy,
người Cái Bèo tiếp tục phương thức săn bắt và hái lượm. Trong
đó, hái lượm tiếp tục chiếm giữ vị trí quan trọng hơn. Tại mái
đá Vạ Bạc (Xuân Đám) tiếp tục tìm thấy nhiều vỏ ốc núi. Săn
bắt cũng tiếp tục được duy trì. Di tích các loài động vật phong
phú đã được tìm thấy ở Cái Bèo như cầy, hươu, nai, dê, lợn rừng,
voi châu Á, khỉ, v.v.. Như vậy cũng như người Soi Nhụ, người
Cái Bèo tiếp tục săn bắt thú, trong đó săn bắt các loài thú nhỏ
là chủ yếu.
Sự thay đổi đáng chú ý nhất về thức ăn của người Cái Bèo
là nguồn thức ăn động vật biển khá phong phú. Tại các di chỉ
Cái Bèo, Vạ Bạc, Ao Cối, tầng văn hóa ken dày các loại vỏ sò và
nhuyễn thể biển. Nếu như trong thời văn hóa Soi Nhụ, người Soi
Nhụ ở Cát Bà - Thủy Nguyên chỉ ăn sò, ốc, ngao với số lượng ít
thì nay loại thức ăn này trở nên phổ biến. Biển đã cung cấp các
loại thức ăn mới nhiều hơn và người Cái Bèo đã đánh bắt các loài
nhuyễn thể biển thay dần cho ốc suối và ốc núi. Đặc biệt, cuộc
khai quật di chỉ Cái Bèo năm 1973 còn thu được 105kg xương cá
biển. Nhiều đốt sống cá có đường kính trên 10cm, ước tính con
cá này phải nặng đến hàng tạ. Như vậy, người Cái Bèo không chỉ
đơn thuần mò bắt các loài nhuyễn thể biển, mà đã dần làm quen
và hoàn thiện kỹ thuật đánh cá biển.
Kỹ thuật đánh cá biển của người Cái Bèo đã khá thuần thục
với nhiều phương pháp khác nhau. Có thể với những loài cá sống
trong vịnh biển nông như vịnh biển Lan Hạ phía trước di chỉ Cái
Bèo, hoặc gần cửa sông cổ như cá sạo, cá úc, cá hồng, người ta
dùng bẫy bắt cá. Nhưng để bắt các loại cá lớn, sống ở biển sâu
110 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

như cá nhám, cá đao, người Cái Bèo phải có kỹ năng đánh bắt
phức tạp hơn. Họ phải có bè, mảng hoặc thuyền để ra khơi, vào
lộng. Với sự tiến bộ của kỹ thuật ghè đẽo, những chiếc rìu Cái
Bèo đã sắc bén hơn trong việc góp phần hữu hiệu chế tạo bè,
mảng. Lúc bấy giờ chưa có kim loại cho nên chưa thể có lưỡi câu.
Nhưng những chiếc lưới đơn sơ hẳn đã được người Cái Bèo biết
đến để đánh bắt các loại cá lớn dưới biển sâu. Tại di chỉ Cái Bèo
đã tìm thấy hơn 100 viên cuội có vết đập, vết mẻ hoặc vết lõm
thường được gọi là hòn đập, hòn ghè, trong đó có viên có vết rãnh.
Những viên có vết rãnh có thể là một dạng chì lưới. Những hòn
đập, hòn ghè có thể được dùng để đập vỏ cây, gia công sợi làm
lưới. Các vết văn thừng, vết đan trên đồ gốm Cái Bèo cũng phần
nào cho thấy khả năng đã biết đến nghề đan lưới bắt cá biển của
người Cái Bèo1.
Đánh bắt cá khá thành thục, số lượng cá bắt được nhiều,
nguồn thức ăn biển trở thành một phần quan trọng trong đời
sống hằng ngày, do đó có thể gọi cư dân Cái Bèo là cư dân đánh
cá. Như vậy, cư dân Cái Bèo thực sự là lớp người đầu tiên thích
nghi và khai thác vùng biển Hải Phòng cũng như các khu vực
vùng biển khác ở Đông Bắc Việt Nam.
Công cụ lao động của người Cái Bèo chủ yếu vẫn là đồ đá. Tất
cả các di chỉ thuộc văn hóa Cái Bèo ở Cát Bà (Hải Phòng) như Cái
Bèo (lớp dưới), Vạ Bạc, Ao Cối đều tìm thấy công cụ cuội. Các địa
điểm khác của văn hóa Cái Bèo như Hà Giắt, Giáp Khẩu (Quảng
Ninh) cũng có hiện tượng tương tự như vậy2. Nhưng người Cái
Bèo tiếp tục có những bước tiến mới trong kỹ thuật chế tạo đồ đá.

1. Xem Nguyễn Khắc Sử: “Di chỉ Cái Bèo với tiền sử vùng ven biển
Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1986, tr.23.
2. Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd, tr.116-119.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 111

Về nguyên liệu, người Cái Bèo ở di chỉ Cái Bèo có đầy đủ các
loại đá cuội, sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch, sét silíc.
Gần 50% công cụ ghè đẽo là cuội cát kết1 và thạch anh. Trong
cuộc khai quật năm 1973, nguyên liệu cuội của người Cái Bèo
chiếm 100%2. Cuộc khai quật năm 1986, nhóm công cụ ghè đẽo
chiếm 54,64% so với tổng số công cụ được tìm thấy3.
Về kỹ thuật, nhìn chung, người Cái Bèo sử dụng phương pháp
ghè đẽo trực tiếp là chủ yếu để chế tạo công cụ. Hầu hết kỹ thuật
ghè đẽo là ghè hai mặt, nhưng mức độ tập trung kém, hình dáng
và rìa tác dụng ít được tu chỉnh. Cũng có cách ghè hướng tâm,
ghè từ ngoài vào.
Đáng chú ý, kỹ thuật mài đã khá phát triển với người Cái
Bèo. Trong các sưu tập năm 1973 và năm 1981, tại di chỉ Cái Bèo
đều thấy có mặt rìu mài bộ phận, kiểu những chiếc rìu Bắc Sơn
phát triển. Những chiếc rìu này không còn kỹ thuật mài nguyên
sơ nữa mà đã đạt tới trình độ cao hơn. Vết mài đã lan lên thân
rìu, mép cạnh đã được sửa sang. Tuy vậy, kỹ thuật mài vẫn chưa
xóa hết toàn bộ dấu vết của kỹ thuật ghè đẽo.
Trên một gạc hươu thuộc địa điểm Cái Bèo đã tìm thấy dấu
vết cưa. Có lẽ người Cái Bèo đã bắt đầu biết đến kỹ thuật khoan
và cưa. Như vậy so với người Soi Nhụ, nghề chế tác đồ đá của
người Cái Bèo một mặt bảo lưu truyền thống, mặt khác đã có
những bước tiến bộ hơn rất nhiều.
Những công cụ đá mài sắc bén này tiếp tục tham gia vào việc
chế tạo công cụ tre gỗ và đặc biệt là chế tạo các bè, mảng, thuyền
phục vụ nghề đánh cá của cư dân Cái Bèo.

1. Cuội cát kết là loại đá trầm tích có cuội và cát được gắn kết lại với nhau.
2, 3. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd,
t.I, tr.230.
112 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Người Cái Bèo đã tiến bộ hơn trong kỹ thuật chế tạo đồ gốm.
Nguyên liệu gốm được làm từ đất sét và cát hạt thô có pha thêm
vỏ sò, bã thực vật, xương gốm dày, nặng. Nhiệt độ nung thấp,
xương gốm dày từ 0,5 đến 1,5cm. Cá biệt có mảnh dày 2cm, gốm
có màu xám đen, mặt trong và mặt ngoài sần sùi, phần đáy
thường có vết ám khói, một số mảnh phía trong có dấu vôi.
Về loại hình, gốm Cái Bèo có hai loại chính: Loại đồ gốm
miệng loe, cổ eo thắt, bụng phình, đáy tròn, không chân đế. Loại
hình gốm này chủ yếu không trang trí hoa văn (đợt khai quật
năm 1986 chiếm 97%), có một số ít in hoa văn vỏ sò (chiếm 1%)1.
Loại đồ gốm miệng đứng, thân thẳng, đáy bằng, có văn đập trơn,
văn dấu đan hoặc văn thừng.
Nghiên cứu nguyên liệu, cách tạo dáng, hoa văn và độ nung,
có thể thấy quy trình làm gốm của người Cái Bèo như sau: Người
ta đã khai thác và lựa chọn nguyên liệu tại chỗ rồi pha trộn thêm
sạn sỏi, vỏ sò, bã thực vật để đồ gốm cứng và không bị ướt. Họ tạo
dáng bằng tay với phương pháp nặn khối hoặc rải cuộn kết hợp
hòn kê. Do đó, trên một số mảnh gốm còn thấy rõ dấu “con trạch”,
dấu hòn kê lồi lõm, thậm chí có dấu vân tay người thợ gốm. Đáy
đồ gốm còn được đặt lên phên đan nên thường để lại dấu đan dưới
đáy gốm2.
Một số đồ gốm được trang trí hoa văn vỏ sò bằng cách dùng vỏ
sò gai ấn lên xương đồ gốm còn ướt3. Để tạo văn thừng, thợ gốm
Cái Bèo đã cuộn dây thừng vào ống tre, ống vầu sao cho vừa tay
rồi đập lên đồ gốm trong quá trình tạo dáng.
Sau khi đồ gốm đã hong phơi se, được đem nung trong các
lò ngoài trời. Kỹ thuật nung ngoài trời làm cho độ nung đồ gốm
chưa cao.

1, 3. Xem Nguyễn Tuấn Lâm: “Về lớp văn hóa của di chỉ Cái Bèo qua
tài liệu địa tầng và đồ gốm”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1989, tr.19.
2. Xem Bản dập hoa văn gốm di chỉ Cái Bèo (tr.104).
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 113

Ngoài nghề làm đồ đá, làm gốm, người Cái Bèo còn biết đan
lát, bện dây gai thành thừng mà dấu vết còn in trên đồ gốm.
Sự tiến bộ của nghề làm đồ đá, nhu cầu đánh cá biển và truyền
thống chế tạo đồ tre gỗ từ thời Soi Nhụ đã cho phép người Cái Bèo
có thể nhanh chóng hoàn thiện các kỹ thuật này. Qua dấu in trên
đồ gốm, còn có thể thấy kỹ thuật đan lóng mốt, lóng đôi thời văn
hóa Cái Bèo không khác gì ngày nay. Dấu dây thừng trên đồ gốm
và sự phát triển của nghề cá còn cho phép dự đoán có thể người
Cái Bèo đã biết nghề đan lưới.
Tầng văn hóa của các di chỉ Cái Bèo khá dày. Di chỉ Cái Bèo,
lớp dưới dày hơn 1m, di chỉ Ao Cối dày tới 3m. Tầng văn hóa dày
chứng tỏ các “làng xóm” Cái Bèo được định cư khá dài. Định cư là
một điều kiện quan trọng cho phép sự xuất hiện của nông nghiệp
sơ khai. Tuy nhiên dấu tích nền nông nghiệp thời văn hóa Cái
Bèo không rõ ràng. Có lẽ địa hình trước biển, sau núi, không có
đồng bằng châu thổ, thổ nhưỡng đất đá vôi không thích hợp cho
việc ra đời của nông nghiệp sơ khai trên đảo Cát Bà.
Tuy nhiên, trong điều kiện định cư ở môi trường bãi biển, ven
rừng, hẳn người Cái Bèo đã biết trồng một vài loại rau củ nào đó.
Đã tìm thấy rất nhiều bàn nghiền lớn trong các di chỉ Cái Bèo, Ao
Cối. Đó có thể là một loại “cối” đá để nghiền, xát các loại hạt, củ
và quả1. Để chế tạo dây thừng, sợi đan lưới, có thể người Cái Bèo
đã biết thuần hóa loại cây cho sợi2.

1. Xem Ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh: Lịch sử Nghệ Tĩnh,
Nghệ Tĩnh, 1984, t.I, tr.32. Người Quỳnh Văn ở Nghệ An đã sử dụng các
bàn nghiền lớn của các bộ lạc, có ý kiến cho rằng loại dụng cụ này có thể
dùng để xát các loại hạt cây.
2. Trương Quang Trực: “Khảo cổ học tiền sử Đài Loan”, in trong sách
Viễn cảnh châu Á, Hawaii, 1970, t.13, tr.63. Có ý kiến cho rằng những
người đánh cá ở Đông Nam Á, chủ nhân văn hóa gốm văn thừng là những
người biết trồng cây cho sợi sớm.
114 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

4. Trạng thái xã hội và văn hóa

Người Cái Bèo thường sống ở trên các bãi biển với diện tích
khá rộng. Địa điểm Cái Bèo có diện tích rộng trên một vạn mét
vuông, nằm sát bên bờ vịnh Lan Hạ có độ dốc thoai thoải từ tây
sang đông, bãi biển rộng, thoáng. Địa điểm Ao Cối là một cồn cát
pha sỏi có diện tích rộng hàng nghìn mét vuông. Địa điểm Vạ Bạc
là một đơn vị cư trú dưới một mái đá.
Các vị trí Cái Bèo, Ao Cối rất thuận lợi cho việc lên rừng,
xuống biển. Vì thế, người Cái Bèo sống ở đây khá lâu dài. Tại
Cái Bèo, con người cư trú qua hai nền văn hóa, từ văn hóa Cái
Bèo đến văn hóa Hạ Long, tạo nên một trầm tích văn hóa dày
hơn 2m, trong đó tầng văn hóa của người Cái Bèo dày xấp xỉ 1m.
Tầng văn hóa di chỉ Ao Cối cũng dày hơn 2m. Riêng người dưới
mái đá Vạ Bạc dường như không thuận lợi bằng di chỉ Cái Bèo và
Ao Cối nên thời gian cư trú ngắn hơn, tầng văn hóa chỉ dày 0,4m.
Sinh hoạt của người Cái Bèo vẫn còn khá đơn giản. Ngày
ngày, họ chia nhau lên rừng săn thú, xuống biển bắt cá, tối tối
quây quần bên bếp lửa hồng sưởi ấm, nướng thức ăn, cùng nhau
chia sẻ thức ăn. Đã tìm thấy hai bếp lửa giai đoạn văn hóa Cái
Bèo tại di chỉ Cái Bèo: Năm 1973, đã tìm thấy một chiếc bếp hình
dáng không xác định, dài 3m, rộng 2,1m, nằm ở độ sâu 1,5m.
Năm 1981, tìm thấy một bếp khác có hình bầu dục, dài 1m, rộng
0,6m nằm ở độ sâu 3m. Phạm vi bếp được xác định bởi các đám
đất cháy lẫn than tro, xương cốt động vật cháy và có khi có cả di
vật đá. Trong đồ gốm, ngoài đồ đựng còn có các nồi để đun nấu.
Đó là loại nồi miệng loe, cổ eo thắt, bụng phình, đáy tròn. Vết ám
khói ngoài các nồi đáy tròn chứng tỏ loại nồi này dùng cho hoạt
động nấu thức ăn. Loại đồ gốm có đáy bằng, miệng thẳng có lẽ là
loại đồ đựng.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 115

Trong điều kiện sinh sống ngoài trời lâu dài, người Cái Bèo
có thể đã biết dựng nhà tránh mưa, nắng và gió rét. Hẳn những
ngôi nhà đó là các lều lán có mái lợp bằng cây lá đơn giản. Những
chiếc rìu mài chắc chắn đã tham gia vào việc chặt cây làm nhà.
Người Cái Bèo tiếp tục sống tập trung trong những địa vực
nhất định. Một nhóm người có thể ở dưới một mái đá như Vạ Bạc
rộng chừng vài trăm mét vuông. Những khu cư trú lớn hơn như
Cái Bèo, Ao Cối, có thể có một vài nhóm người với số lượng đông
hơn. Trong diện tích đào hơn 400m2 mới chỉ tìm thấy 2 bếp lửa,
chứng tỏ cộng đồng người Cái Bèo vẫn còn mang nặng tính tập
thể, cùng lao động, cùng hưởng chung thành quả lao động. Tính
cộng đồng càng được coi trọng và cần thiết khi mà người Cái Bèo
hướng mạnh tới việc khai thác thức ăn từ biển khơi. Đương đầu
với biển khơi đòi hỏi phải có sức lực của nhiều người chung sức
mới có thể đóng được bè mảng, kéo được lưới dài và bắt được cá
lớn xa bờ.
Qua các tàn tích thức ăn còn lại trong các di chỉ, có thể thấy
thức ăn của người Cái Bèo phong phú, dư dật hơn so với người
Soi Nhụ rất nhiều: vừa có thịt thú rừng, vừa có nhiều loài cá, sò,
ngao, cua... do biển khơi cung cấp. Do vậy, có thể thấy đời sống
người Cái Bèo phát triển cao hơn thời trước. Họ cũng đã biết ăn
ngon hơn thể hiện qua các loại đồ đun nấu và các đồ đựng bằng
gốm. Họ cũng đã bắt đầu nghĩ tới làm đẹp. Trên một số đồ gốm
bắt đầu có hoa văn: văn thừng và văn vỏ sò. Nếu như văn thừng
nảy sinh do yếu tố kỹ thuật (cuốn thừng đập tạo dáng đồ gốm)
thì văn ấn mép sò thiên về tạo hoa văn trang trí làm đẹp đồ gốm.
Người Cái Bèo có thể đã dùng đá thổ hoàng (đá mềm có màu
son đỏ) để tô vẽ. Di chỉ mái đá Vạ Bạc đã tìm thấy chày nghiền
cuội có vết màu thổ hoàng bị nghiền. Từ thời văn hóa Hòa Bình,
việc tìm thấy cục thổ hoàng và màu thổ hoàng trên xương được
coi là có liên quan đến tục vẽ hoặc bôi lên thân mình của người
116 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

nguyên thủy. Những dấu vết màu thổ hoàng ở Vạ Bạc của người
Cái Bèo cũng có thể được dùng vào mục đích tô vẽ trang trí
thời đó.
Người Cái Bèo vẫn chôn người chết ở trong nơi cư trú. Bộ di
cốt cổ nhân duy nhất của văn hóa Cái Bèo đã được chôn theo tư
thế nằm co. Như vậy, người Cái Bèo vẫn tiếp tục truyền thống
chôn người chết nằm co ở nơi cư trú như người Soi Nhụ trên đảo
Cát Bà.

III- CƯ DÂN BÃI BẾN HẢI PHÒNG


THỜI KỲ VĂN HÓA HẠ LONG
Tại khu vực Đông Bắc Việt Nam, nối tiếp nền văn hóa Cái
Bèo là cư dân Bãi Bến, Cát Đồn, Cánh Phượng, hang Dơi...
trên đảo Cát Bà thuộc văn hóa Hạ Long được hình thành vào
khoảng 4.500 năm cách ngày nay. Văn hóa Hạ Long gồm có giai
đoạn sớm được khảo cổ học gọi là giai đoạn Thoi Giếng, có niên đại
khoảng 4.500 - 4.000 năm cách ngày nay1, giai đoạn muộn có niên
đại khoảng 4.000 - 3.500 năm cách ngày nay2. Văn hóa Hạ Long
phân bố trên khắp vùng bờ biển trong vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử
Long thuộc Hải Phòng - Quảng Ninh.

1. Địa hình cư trú của cư dân văn hóa Hạ Long ở


Hải Phòng

Tại Hải Phòng, các di tích văn hóa Hạ Long được phát hiện
trên đảo Cát Bà như: Bãi Bến, Cái Bèo (lớp trên), Bãi Cát Đồn,
Bãi Cát Cánh Phượng, hang Dơi...

1. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.125-159. Giai đoạn Thoi Giếng lấy tên di chỉ Thoi Giếng, xã Vạn Ninh
(thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
2. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I, tr.266.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 117

Di chỉ Bãi Bến nằm ở xóm Bến, xã Hiền Hào. Di chỉ được
phát hiện năm 19681, được phục tra thám sát trong các năm 1974,
năm 19992, được khai quật vào các năm 1999 và năm 2001. Di
vật tìm được gồm có đồ đá, đồ gốm với số lượng rất lớn. Niên đại
của di chỉ từ khoảng 4.000 năm đến 3.300 năm cách ngày nay,
thuộc giai đoạn văn hóa Hạ Long muộn3.
Di chỉ Cái Bèo (lớp trên), trong các đợt khai quật các năm
1973, 1982 và 1986 đều đã tìm thấy các di vật đá, gốm đặc trưng
cho văn hóa Hạ Long trong lớp văn hóa dày khoảng 1m4.
Di chỉ Bãi Cát Đồn ở một cồn cát ven biển thuộc xã Xuân
Đám, trong bờ vịnh Cát Đồn. Di chỉ được phát hiện và thám sát
năm 1998, khai quật năm 20035.
Di chỉ Bãi Cát Cánh Phượng nằm cách Bãi Cát Đồn khoảng
1km, thuộc xã Xuân Đám6.

1. Xem Nguyễn Kim Dung, Bùi Thu Phương, Nguyễn Trường Đông:
Báo cáo khai quật Bãi Bến, đảo Cát Bà - Hải Phòng (tháng 12/1999), tư
liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 1999, HS.438.
2. Xem Nguyễn Kim Dung: Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời đại
đá và sơ kỳ kim khí, Tlđd, tr.206; Nguyễn Khắc Sử: Điều tra, thám sát
Khảo cổ học Cát Bà (Hải Phòng), tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 1974,
HS.175, tr.6-7.
3. Xem Nguyễn Kim Dung và Phạm Lý Hương: Báo cáo khai quật
đợt II di chỉ Bãi Bến (xã Hiền Hào, đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng), tư
liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 2001.
4, 6. Xem Nguyễn Kim Dung: “Tiền sử Hải Phòng, giai đoạn thời đại
đá và sơ kỳ kim khí”, Tlđd.
5. Xem Nguyễn Kim Dung, Bùi Thu Phương, Bùi Văn Hiếu: Báo
cáo khai quật di chỉ Bãi Cát Đồn (xã Xuân Đám, huyện Cát Hải,
thành phố Hải Phòng) tháng 10 và 11/2003, tư liệu Viện Khảo cổ học,
Hà Nội, 2003.
118 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Di chỉ hang Dơi ở dưới chân núi xóm Giữa, xã Hiền Hào. Di
chỉ được thám sát năm 19991.
Ngoài ra trên đảo Cát Bà còn tìm thấy dấu tích văn hóa Hạ
Long ở lớp trên di chỉ Ao Cối, lớp trên một số hang động (hang
Giếng Ngoé, hang Áng Ná, hang Bồ Đa, v.v.).
Các di tích Hạ Long điển hình của Hải Phòng như Bãi Bến,
Cái Bèo được xếp niên đại vào khoảng giai đoạn muộn của văn hóa
Hạ Long2. Các di tích Hạ Long khác cũng thuộc giai đoạn này.
Như vậy, cư dân văn hóa Hạ Long trên đảo Cát Bà (Hải
Phòng) đã cư trú trên khá nhiều địa hình khác nhau như các
sườn đồi, bãi bồi, cồn cát, doi cát ven biển, thềm biển. Cư dân thời
này vẫn còn một vài nơi cư trú trong các hang động, nhưng nói
chung rất ít so với thời kỳ trước đó.

2. Thiên nhiên và con người

a) Thiên nhiên
Thời văn hóa Hạ Long ứng với thời kỳ biển tiến đến mức cực
đại +4m so với mực nước biển ngày nay và sau đó rút dần tới -3m
dưới mực nước biển ngày nay.
Hoạt động biển tiến, biển lùi đã làm cho khu vực Thủy Nguyên
và phía tây bắc đảo Cát Bà (Hải Phòng) tồn tại quá trình bồi
tụ phát triển các đầm lầy sú vẹt rậm rạp. Sự nâng cao địa hình
dẫn đến hiện tượng phong hóa Laterit3 các bề mặt vừa tích tụ.

1. Xem Trình Năng Chung, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Gia Đối,
Lê Minh Tâm: “Phát hiện một số di tích hang động trên đảo Cát Bà,
Hải Phòng”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999,
Sđd, tr.143-144.
2. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.205-206.
3. Laterit là quá trình tích lũy các thành phần sắt, mangan trong trầm
tích tạo nên màu đỏ, đỏ nâu kết vón (kết hạt sắt) hoặc tạo hẳn thành một
lớp Laterit đồng nhất màu nâu đỏ.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 119

Đồng bằng lục địa ven biển đã được thiết lập. Vùng cửa sông
Bạch Đằng là một vùng đầm lầy ven biển. Phía bắc Hải Phòng,
An Dương dần dần hình thành vùng đồng bằng châu thổ mới bồi.
Việc các di tích Hạ Long xuất hiện tại nhiều địa điểm và
nhiều môi trường khác nhau như sườn đồi, doi cát, các cồn cát
ven biển, các thềm biển, hang động... đã chứng minh quá trình
biển tiến đạt tới cực đại rồi bắt đầu lùi dần ở khu vực này. Khu
vực Cát Bà, hiện tượng này thấy rất rõ khi người Cái Bèo “sơ tán”
khỏi “làng” Cái Bèo trong giai đoạn văn hóa Hạ Long sớm để rồi
đến giai đoạn muộn cư dân Hạ Long đã quay lại “làng” Cái Bèo
cũ vốn sẵn có rất nhiều thuận lợi cho việc làm ăn cư trú. Bước vào
thời kỳ mới, người Hạ Long trên đảo Cát Bà mở rộng nơi cư trú
bằng cách tràn ra các cồn cát sát mép nước biển như di chỉ Bãi
Bến để sinh sống.
b) Người Hạ Long và hai giai đoạn phát triển ở Hải Phòng
Dấu tích di cốt người thuộc văn hóa Hạ Long được tìm thấy
rất ít. Hiện nay ở Hải Phòng chưa tìm thấy di cốt cổ nhân Hạ
Long nào. Tuy nhiên, có thể hiểu phần nào đặc điểm nhân chủng
người Hạ Long, Hải Phòng qua một số di cốt tìm thấy ở Quảng
Ninh. Tại Quảng Ninh đã tìm thấy hai di tích có di cốt là hang
Bái Tử Long và hang Hòn Hai - Cô Tiên.
Hang Bái Tử Long là di tích thuộc giai đoạn sớm của văn hóa
Hạ Long. Tại di tích này đã tìm thấy di cốt sát vách đá, được chôn
ở tư thế nằm thẳng có một hòn đá vôi kê mộ. Tình trạng xương
quá mủn nát nên rất khó xác định thành phần nhân chủng.
Nghiên cứu 70 chiếc răng cổ ở đây, các nhà nhân chủng học của
Viện Khảo cổ học cho biết, những chiếc răng này về cơ bản thuộc
đại chủng Mongoloid, có rất ít yếu tố Australoid1.

1. Xem Nguyễn Lân Cường: “Các nhóm loại hình nhân chủng ở Việt Nam
và vấn đề nguồn gốc người Việt”, Đề tài cấp bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, Hà Nội, 2006-2007, tr.191-192.
120 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Di tích có nhiều mộ táng nhất là Hòn Hai - Cô Tiên với 27 mộ.


Các mộ này tuy đã bị hủy hoại mạnh, nhưng các nhà nhân chủng
học vẫn nhận rõ được tư thế mai táng kiểu ngồi bó gối, vốn là một
táng thức cổ phổ biến trong các thời kỳ văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn -
Soi Nhụ.
Việc nghiên cứu đặc điểm nhân chủng ở đây cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Bước đầu, các nhà nhân chủng học của Viện
Khảo cổ học đoán định nhận thấy nhân chủng của di tích này là
khá phức tạp, “có nhiều khả năng không phải thuần chủng”1.
Xét về mặt chủng tộc, mặc dù các dấu tích cổ nhân Hạ Long
còn rất ít, dấu tích còn lại cũng rất khó đoán định, tuy nhiên
cũng đã nhận thấy người Hạ Long đã có các yếu tố Mongoloid,
có một ít yếu tố Australoid ở Bái Tử Long và Hòn Hai - Cô Tiên.
Những yếu tố nhân chủng này đều đã từng xuất hiện trên
người cổ Cái Bèo và người cổ Soi Nhụ trước đó ở Hải Phòng cũng
như toàn khu vực.
Do vậy, có thể đoán trong văn hóa Hạ Long, người cổ Hạ
Long ở Hải Phòng vẫn tiếp tục tồn tại nhiều chủng tộc khác
nhau sinh sống. Các đặc điểm mai táng chôn người nằm thẳng,
chôn người ở tư thế nằm co giai đoạn này đều đã gặp trong các
thời kỳ văn hóa trước đó. Các đặc trưng văn hóa khảo cổ cũng
thống nhất cho phép nhận thấy rõ sự tiến triển văn hóa tuần tự
từ Soi Nhụ, Cái Bèo đến Hạ Long (Bãi Bến). Bởi vậy, có thể tin
rằng người Soi Nhụ đã phát triển lên người Cái Bèo, người Cái
Bèo phát triển lên người Hạ Long và có thể có thêm các yếu tố
hỗn chủng rộng hơn với các chủng người khác cũng sống trong
khu vực.
Như vậy, trong thời kỳ văn hóa Hạ Long, người Mongoloid,
người Australoid với quá trình Mongoloid hóa đang dần tăng lên
khá mạnh ở khu vực Đông Bắc, trong đó có Hải Phòng.

1. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.170, 217.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 121

Do văn hóa Hạ Long phát triển qua hai giai đoạn sớm và
muộn với quá trình khá phức tạp bởi tác động của biển tiến, tư
liệu khoa học hiện nay có thể lý giải bước đầu về biến động của cư
dân Hải Phòng qua hai giai đoạn trong thời kỳ văn hóa Hạ Long.

Địa tầng di chỉ Bãi Cát Đồn, đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Vẽ: Nguyễn Kim Dung, Scanner: Nguyễn Khắc Sử

Sơ đồ vị trí hố khai quật di chỉ Bãi Bến - Cát Bà, Hải Phòng
122 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đục vũm đá Nephrite

Rìu có vai

Hạch đá Silic
Hạch đá Silic

Công cụ đá di chỉ Bãi Bến

Bi gốm Mũi khoan Mũi khoan Cưa đá

Mũi nhọn
Lao đá

Hiện vật đá di chỉ Bãi Bến


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 123

Công cụ mũi nhọn bằng xương


Đá thổ hoàng có dấu mài mòn và vết
khoan lỗ

Hiện vật di chỉ Bãi Bến

Công cụ mũi nhọn di chỉ Bãi Cát Đồn


124 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Cưa đá Đục
Rìu tứ giác
Rìu vai

Bàn mài rãnh

Công cụ đá di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1981)

Bôn có vai có nấc

Rìu vai kép


Rìu vai Công cụ đá
di chỉ Bãi
Công cụ đá di chỉ Cái Bèo (khai quật Cát Đồn
năm 1986)
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 125

Bôn tứ giác
Rìu tứ giác Rìu vai
Rìu dài

Công cụ đá Hạ Long ở di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1973)

Đá có lỗ vũm (hòn kê) Cuội ghè

Công cụ chặt

Công cụ hình đĩa

Công cụ hình đĩa

Công cụ đá Hạ Long ở di chỉ Cái Bèo (khai quật năm 1986)


126 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mảnh tước

Bàn mài

Chày đá có vết lõm và rìa Bàn mài bằng


sử dụng ghè đẽo

Hạch đá Hạch đá

Đồ đá di chỉ Bãi Cát Đồn - đảo Cát Bà (Hải Phòng)


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 127

Bàn mài bằng

Bàn mài trong, hố H2

Vòng đá
Vòng đá, hố H1

Hiện vật đá di chỉ Bãi Bến

Hạt chuỗi di chỉ Bãi Bến


128 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đồ gốm di chỉ Bãi Cát Đồn (gồm xốp - miệng gốm)


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 129

Miệng hát

Miệng có mái

Miệng hát

Miệng hát

Miệng lõm

Miệng nồi

Đồ gốm di chỉ Bãi Bến


130 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đồ gốm di chỉ Bãi Cát Đồn (loại hình chân đế)


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 131

Các loại hình tai gốm di chỉ Bãi Bến


132 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Giai đoạn sớm, nước biển tiến Holocen đã làm mất dần toàn
bộ môi trường sống thuận lợi của người Cái Bèo. Diện tích cư trú
và kiếm sống của người tiền Hạ Long (người Cái Bèo) ở Hạ Long
cũng dần dần bị thu hẹp lại. Điều này đã buộc một bộ phận chủ
yếu của người Cái Bèo trong khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái
Tử Long phải di chuyển dần lên phía đông bắc theo các hệ thống
đảo Trà Bản, Cái Bèo, Cái Chiên, Vĩnh Thực để rồi định cư ở
vùng ven biển Hải Ninh ngày nay. Cuộc chuyển cư này tạo nên
loại hình sớm của văn hóa Hạ Long: Loại hình Thoi Giếng1.
Tại địa bàn mới này, với địa hình khoảng +6m so với mực
nước biển hiện nay, người Thoi Giếng tránh được mực nước biển
dâng, tiếp tục phát triển các phương thức làm ăn sinh sống thời
văn hóa Cái Bèo. Vị trí mới cũng giúp người Thoi Giếng có điều
kiện trao đổi, giao lưu sớm với cư dân ngoài Hạ Long để văn hóa
Hạ Long phát triển rực rỡ trong giai đoạn tiếp theo. Kịp khi biển
rút, người Hạ Long giai đoạn sớm tràn ra chiếm lĩnh hầu hết
toàn bộ khu vực vịnh Hạ Long tạo nên sự phát triển rực rỡ của
văn hóa Hạ Long giai đoạn muộn. Đây cũng chính là thời kỳ Hải
Phòng có các di tích tiêu biểu vào bậc nhất của văn hóa Hạ Long
như Cái Bèo (lớp trên) và Bãi Bến trên đảo Cát Bà.

3. Trạng thái kinh tế

a) Nghề làm đá
Phát triển từ văn hóa Cái Bèo, nhưng so với cư dân Cái Bèo,
con cháu họ thời văn hóa Hạ Long có trình độ kinh tế phát triển
vượt bậc.
Nghề làm đá của người Hạ Long (Cát Bà) đạt trình độ hoàn
thiện và có sự chuyên môn hóa cao.

1. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.159-161.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 133

Tại các di chỉ lớn như Bãi Bến, Cái Bèo (lớp trên) đều đã tìm
thấy nhiều công cụ đá. Có những công cụ bằng đá cuội được ghè
đẽo thành mũi nhọn để sử dụng. Loại công cụ mũi nhọn có phần
rìa mũi mòn tù hay ghè tạo mũi với các đường ghè chuẩn xác,
phần tay cầm bóng và tròn. Loại công cụ này có thể được dùng
để khai thác đồ nhuyễn thể. Về mặt loại hình, các công cụ cuội
mũi nhọn của người Hạ Long (Cát Bà) mang truyền thống văn
hóa Cái Bèo.
Rìu đá Hạ Long ở Cát Bà khá đa dạng. Chỉ trong di chỉ Cái
Bèo đã tìm thấy các loại rìu có vai, rìu một vai, rìu vai xuôi, rìu
có vai có nấc, rìu tứ giác gần hình thang, hình chữ nhật, hình
vuông, bôn tứ giác, bôn có nấc, đục, bàn mài. Các loại công cụ này
đều được làm bằng đá ngọc xanh, đá ngọc nephrite. Riêng bàn
mài đều được làm bằng đá sa thạch.
Tại di chỉ Bãi Bến, đã tìm thấy rìu bôn có vai, rìu bôn có nấc,
rìu bôn có vai có nấc, rìu tứ giác, rìu có vai, rìu có vai có nấc, v.v..
được làm bằng đá bazan. Cưa được làm bằng sa thạch hạt mịn.
Đục, hạt chuỗi, vòng được làm bằng đá ngọc nephrite.
Để làm được các loại công cụ này, người Hạ Long ở Cát Bà
phải có một quy trình công nghệ hoàn thiện: chọn nguyên liệu,
ghè đẽo, cưa, mài... Về nguyên liệu, nguồn đá quý như đá ngọc
nephrite không có ở Cát Bà. Loại đá này có thể do trao đổi với các
vùng xa hơn mà có. Đá bazan, đá silíc, sa thạch được khai thác
tại chỗ. Mỗi loại nguyên liệu được dùng cho việc chế tạo một loại
công cụ phù hợp với chức năng của chúng: các loại đá cứng, thậm
chí đá ngọc quý đều được dùng cho việc chế tạo rìu, bôn, đá; sa
thạch được dùng cho các loại cưa và bàn mài.
Để tạo ra được những chiếc rìu, bôn xinh xắn, sắc bén bằng
chất liệu đá cứng, trước hết thợ đá Hạ Long phải ghè đẽo thành
thục để tạo dáng, nhất là ghè đẽo các loại đá quý hiếm cần phải
134 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

chú ý kỹ thuật để tiết kiệm nguyên liệu. Yêu cầu này kết hợp với
việc tạo ra nhiều kiểu rìu, đặc biệt là các loại rìu bôn có vai, rìu
bôn có vai có nấc đòi hỏi phải sử dụng tốt kỹ thuật cưa. Kỹ thuật
cưa vốn đã xuất hiện từ thời Cái Bèo đến thời Hạ Long càng phát
triển hơn. Các rìu bôn đa dạng và đẹp ở Cái Bèo, Bãi Bến được
tạo dáng quy chỉnh, cạnh góc chuẩn xác chứng tỏ sự thành thục
của kỹ thuật cưa ở đây. Kỹ thuật cưa cho phép tiết kiệm tối đa
nguyên liệu, tạo được những dáng rìu phức tạp, giúp giảm bớt rất
nhiều công sức mài.
Để mài hoàn thiện một công cụ, thợ đá Hạ Long (Cát Bà) đã
sử dụng nhiều kỹ thuật mài và mài công cụ trên nhiều loại bàn
mài khác nhau. Các bàn mài sa thạch thô thường được dùng để
mài ban đầu gọi là mài phá. Do được dùng nhiều, các bàn mài
này thường bị lõm sâu hình lòng chảo. Sau khi mài phá, các công
cụ đã thành hình được đem mài trau cho nhẵn bóng và làm sắc
lưỡi rìu. Trong công đoạn này, thợ Cát Bà dùng các bàn mài bằng
sa thạch mịn. Ở di chỉ Cái Bèo, đã thấy loại bàn mài này có dấu
lõm hình lưỡi rìu. Bàn mài lõm dấu rìu ở Cái Bèo có kích thước
dấu lõm tương ứng với độ dài và rộng của một số lưỡi rìu bôn là
loại bàn mài duy nhất được thấy trong các di chỉ thời tiền sử ở
nước ta. Nó được dùng để mài trau lưỡi rìu ở giai đoạn cuối cùng
của việc chế tác. Cũng phát hiện nhiều bàn mài rãnh có lẽ được
dùng để mài cạnh rìu, bôn, đục, v.v.. Các khu cư trú Hạ Long lớn
như Cái Bèo, Bãi Bến đều tự chế tác các công cụ đá tại chỗ để
phục vụ sản xuất. Các di chỉ tương tự khác của văn hóa Hạ Long
nói chung đều làm như vậy.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này, do đặc điểm vị trí địa lý, địa
hình, nguyên liệu và nhu cầu xã hội, đã xuất hiện những khu vực
chỉ chuyên chế tác một loại đồ đá nào đó. Các di chỉ loại này gọi
là di chỉ xưởng. Ở Hà Tĩnh có di chỉ xưởng Rú Dầu của văn hóa
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 135

Bàu Tró chuyên chế tác rìu đá, đồng bằng Bắc Bộ có các di chỉ
xưởng Bãi Tự (Bắc Ninh), Hồng Đà, Đồng Ba Trăm (Phú Thọ)
chuyên chế tác đồ trang sức. Ở Hải Phòng, di chỉ Bãi Bến thuộc
văn hóa Hạ Long là một di chỉ xưởng lớn chuyên chế tạo mũi
khoan. Ở đây, đã tìm thấy cả một hệ thống di vật đầy đủ cho một
quy trình sản xuất mũi khoan đá với số lượng lớn. Trong 150m2
ở di chỉ Bãi Bến đã tìm thấy: 30 đe đá, 82 hòn ghè, 532 hạch đá,
434.025 mảnh tước, 22.034 vảy tước dạng phiến, 11.026 phác vật
mũi khoan, 26.271 mũi khoan. Đặc biệt, 532 hạch đá được làm
từ nguyên liệu chủ yếu là đá silíc và một tỷ lệ nhỏ thạch anh
(3,2%). Các hạch đá được ghè đẽo trực tiếp để tách mảnh. Để
ghè các hạch đá, cần có đe và hòn ghè. Đe đá là các hòn đá gốc
cứng, màu đen, kích thước lớn hơn hạch đá. Các hòn ghè cũng
được tìm thấy rất nhiều và có vết dăm ở đầu. Hạch đá được kê
trên đe và người thợ dùng hòn ghè để ghè trực tiếp tách mảnh.
Quá trình ghè như vậy đã làm tách ra các mảnh tước và các vảy
tước dạng phiến.
Các lõi hạch có chất lượng tốt được dùng làm mũi khoan. Di
chỉ Bãi Bến đã tìm thấy loại phác vật đá gần thành hình mũi
khoan gọi là phác vật mũi khoan và loại di vật đã thành hình
mũi khoan. Các phác vật mũi khoan đều mới chỉ có vết ép tu
chỉnh ở thân. Còn mũi khoan thì có dấu vết ép tu chỉnh trên cả
phần thân và phần mũi khoan tạo nên dáng mũi khoan phình
thuôn về một đầu gần giống hình hạt thóc hoặc có mũi khoan
dáng dài và hẹp ngang.
Hiện tại, chức năng của những mũi khoan ở Bãi Bến đang
tiếp tục được các chuyên gia khảo cổ tiến hành nghiên cứu.
Việc chuyên môn hóa sản xuất một loại mũi khoan là một
hiện tượng đáng chú ý chưa từng thấy trong các di chỉ khác thuộc
136 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

văn hóa Hạ Long, đánh dấu một bước tiến mới của nghề làm đá
thời Hạ Long trên đảo Cát Bà1.
b) Nghề làm gốm
Trong thời kỳ văn hóa Hạ Long, nghề làm gốm phát triển
mạnh mẽ hơn hẳn thời kỳ văn hóa Cái Bèo. Tất cả các di chỉ văn
hóa Hạ Long đều tìm thấy nhiều mảnh gốm.
Tại các di chỉ Bãi Bến và Cái Bèo (Cát Bà), số lượng các mảnh
gốm tìm thấy rất lớn. Trong 154m2 của di chỉ Bãi Bến đã tìm thấy
78.405 mảnh gốm các loại. Gốm tại các di chỉ này đều có hai loại
chất liệu: gốm xốp và gốm chắc.
Gốm xốp là loại gốm được chế tạo tại chỗ. Xương gốm xốp
được nhào luyện đất sét với vỏ nhuyễn thể giã vụn rồi đem nung.
Xương gốm xốp, mặt ngoài lỗ rỗ và còn những đốm trắng là do
vỏ nhuyễn thể có chỗ chưa bị tan biến, có chỗ thì bị mất đi do vỏ
nhuyễn thể bị vôi hóa và nằm lâu trong môi trường ẩm. Màu sắc
xương gốm đỏ hồng, nâu nhạt ánh hồng, xám và xám nhạt. Gốm
xốp (có người còn gọi là gốm “bích quy”) rất nhẹ, mềm, dễ vỡ. Nó
là loại sản phẩm đặc biệt của cư dân biển Hạ Long nói chung và
cư dân Hạ Long ở Cát Bà nói riêng bởi việc pha trộn vỏ nhuyễn
thể biển.
Gốm chắc được phân thành ba loại theo màu sắc mặt ngoài
của gốm là gốm đen, gốm trắng hồng ráp, gốm nâu đỏ.

1. Xem Chen Wei Chun: “Khai quật di chỉ Ba Vũng - Quảng Ninh
thuộc văn hóa Hạ Long”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 2002, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.122-126. Trong
văn hóa Hạ Long, di chỉ Ba Vũng nằm ở đảo Cái Bàu, vịnh Bái Tử Long
(Quảng Ninh), đã tìm được nhiều di vật đá và đặc biệt là các bàn mài trong
đợt đào năm 2001, chỉ với 101m2 đã tìm thấy trên 2.200 bàn mài. Nhưng
di chỉ này khác Bãi Bến là chưa tìm thấy nhiều mũi khoan.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 137

Về kỹ thuật, có thể người thợ gốm Hạ Long đã dùng bàn xoay


đạp bằng chân để tạo hình đồ gốm, nhưng vẫn kết hợp phương
pháp hòn đập bàn kê.
Loại hình đồ gốm ngày càng phong phú, gồm các loại bình, vò
có miệng khum, miệng thẳng, miệng loe, miệng có mái. Loại gốm
có miệng hình đa giác là rất độc đáo ở đây. Mỗi loại đồ gốm còn có
nhiều kiểu khác nhau (gốm Bãi Bến có đến 14 kiểu miệng). Một
số loại gốm xốp Hạ Long ở Cát Bà còn có chân đế. Có loại chân đế
thấp như kiểu chân đế bát, có loại chân đế choãi cao là chân của
các loại đồ đựng. Các chân đế thường được làm rời, sau đó gắn
thêm vào đồ gốm.
Một số đồ gốm được gắn “tai gốm” có dáng gần hình bầu
dục hoặc hình chữ nhật. “Tai gốm” được gắn vào miệng các loại
đồ đựng, đồ đun nấu (như kiểu nồi hoặc xanh) để dễ di chuyển.
Có loại tai gốm trang trí 8 lỗ tròn phân bố thành hai hàng trên
bề mặt.
Trên gốm xốp Hạ Long, hoa văn trang trí có nhiều kiểu loại
khá phong phú như văn thừng, văn khắc vạch, văn đắp nổi, văn
trổ lỗ. Trong văn thừng có các loại thừng thô, thừng thô vừa và
thừng mịn. Văn khắc vạch có các kiểu vạch chìm thẳng ngang,
vạch xiên song song, vạch cắt chéo nhau, khắc vạch kết hợp ấn
răng sò, khắc vạch kết hợp chải mịn giữa hai đường vạch, ấn
cuống rạ, vạch xiên trái chiều tạo hình tam giác với một hoặc hai
dải đai đắp nổi. Văn đắp nổi có đắp các loại gờ thẳng, gờ hình
sóng, gờ hình chữ S. Hình chữ S khá đa dạng với các kiểu chữ S
đứng gãy góc gần vuông, chữ S nằm góc cong mềm mại, chữ S rời
xa nhau, chữ S nằm nối liền nhau. Đây là loại hoa văn đặc trưng
của gốm Hạ Long ở Bãi Bến. Ngoài ra, loại hoa văn trổ lỗ thủng
hình tam giác, hình ô trám trên các chân đế cũng là một nét độc
đáo của gốm xốp Bãi Bến.
138 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Có thể thấy, tỷ lệ gốm có trang trí hoa văn ở gốm xốp không
nhiều lắm nhưng các đồ án và các cách trang trí như vậy là khá
phong phú.
Trong đợt khai quật lần thứ nhất di chỉ Bãi Bến, các nhà
khảo cổ học còn thấy một số mảnh gốm tô màu đỏ. Đồng thời,
trong di chỉ cũng tìm thấy rất nhiều cục thổ hoàng đã dùng mòn
vẹt. Việc tô màu đỏ lên miệng và cổ đồ gốm cũng là một cách làm
đẹp đồ gốm và đã từng thấy trước đó trong văn hóa Cái Bèo.
c) Săn bắt, hái lượm và đánh cá
Để kiếm sống, người Hạ Long trên đảo Cát Bà tiếp tục săn
bắt, hái lượm. Các vỏ nhuyễn thể biển ở các di chỉ Bãi Bến, Hang
Dơi cho thấy nguồn thức ăn mà người nguyên thủy đánh bắt
được nơi ven biển. Trong các di tích hang động như Hang Dơi
còn tìm thấy xương thú bị cháy. Ở Bãi Bến đã tìm thấy xương
thú được mài làm công cụ. Thú hoang trên đảo Cát Bà lúc này
dù không nhiều như thời trước, nhưng vẫn còn là nguồn thức ăn
quan trọng của người Hạ Long trên đảo.
Chắc chắn người Hạ Long đã phát triển nghề đánh cá hơn
trước. Đã tìm thấy chì lưới bằng đá cuội dẹt hình bầu dục có lỗ
xuyên qua để buộc vào lưới ở di chỉ Ngọc Vừng thuộc văn hóa Hạ
Long (Quảng Ninh). Đó là bằng chứng của nghề đánh cá biển.
Các loại rìu bôn phong phú và nhiều trong các di tích hẳn tiếp tục
tham gia vào việc đóng thuyền mảng cho những người đi biển.
Thực chất, tại Cát Bà, nghề đánh cá trên biển vốn đã thành
thục và phát triển từ thời văn hóa Cái Bèo. Đến thời kỳ này, với
sự tiến bộ của các nghề làm đá, nghề đan lưới, nghề đóng thuyền
thì chắc chắn nghề đánh cá phát triển mạnh hơn thời kỳ Cái Bèo,
nhất là ở những “xóm chài” truyền thống như Cái Bèo. Chỉ có
điều là tàn tích xương cá trong các di chỉ hầu như chưa được tìm
thấy. Điều đó có thể được nhìn nhận bằng sự thay đổi của môi
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 139

trường di chỉ tại các lớp trên của tầng văn hóa khiến cho xương
cá không bảo tồn được đến ngày nay.

d) Nghề trồng trọt


Từ thời kỳ văn hóa Cái Bèo, người Cái Bèo trên đảo Cát Bà
được dự đoán có thể đã biết trồng một số loại rau củ, trồng cây lấy
sợi đan lưới. Bởi vậy, người Hạ Long trên đảo tiếp tục phát triển
nghề trồng trọt. Cách Cát Bà không xa là khu vực Thủy Nguyên,
người Tràng Kênh đã biết đến nghề trồng lúa (xem phần sau).
Nhưng dấu vết nghề trồng lúa ở trên đảo Cát Bà thời này vẫn
chưa được phát hiện. Có lẽ địa hình núi đồi với các thung lũng
nhỏ hẹp được biển bao bọc xung quanh không phải là điều kiện
thuận lợi để phát triển nghề trồng lúa trên đảo. Hơn nữa, người
Hạ Long trên đảo vẫn tiếp tục hoạt động khai thác nguồn lợi biển
theo truyền thống từ thời Cái Bèo. Ở Eo Bùa đã tìm thấy chiếc
xẻng đá lớn. Loại di vật này thường được dùng để xắn đất, xúc
đất làm nông nghiệp hoặc dùng trong lễ nghi nông nghiệp1. Tuy
nhiên, việc xẻng đá lớn xuất hiện ở đảo Cát Bà có thể liên quan
nhiều tới nghề làm đất trồng rau củ hơn là nghề trồng lúa. Việc
trồng rau củ đã góp thêm nguồn lương thực cho cư dân đánh cá
trên đảo.

đ) Trao đổi, buôn bán


Do vị trí thuận lợi, biết đóng thuyền, giỏi đi biển, phát triển
nghề đá và đặc biệt là hình thành việc chuyên môn hóa nghề sản
xuất mũi khoan, cư dân Hạ Long trên đảo Cát Bà có thể tiến
hành một số hoạt động trao đổi, buôn bán.

1. Xem Trình Năng Chung: “Văn hóa xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung
Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1997,
tr.89-91.
140 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Phân tích chi tiết các tư liệu khảo cổ học, có thể thấy cư dân
Hạ Long (Cát Bà) có quan hệ giao lưu trao đổi khá rộng rãi với
cư dân trong khu vực sống ở hai bên cửa sông Bạch Đằng: cư dân
Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Đầu Rằm (Yên Hưng) và các khu
vực rộng hơn. Có thể do việc khuyết thiếu nguyên liệu chế tác đồ
đá, họ đã mua loại đá quý như đá ngọc nephrite là loại nguyên
liệu không có sẵn trên đảo để chế tạo các loại vòng, hạt chuỗi
hay rìu bôn. Ngược lại, cũng có khá nhiều rìu tứ giác bằng đá
nephrite trên đảo là loại rìu đặc trưng của cư dân Phùng Nguyên,
của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Tương tự, những bàn mài có rãnh đặc trưng của văn hóa Hạ
Long (thường gọi là “dấu Hạ Long”) đã được tìm thấy rất nhiều
trong di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa), rìu có vai có nấc của văn hóa
Hạ Long cũng xuất hiện trong một số địa điểm Phùng Nguyên
(Phú Thọ, Vĩnh Phúc).
Các sản phẩm gốm chắc màu đen Bãi Tự (Bắc Ninh), gốm áo
đỏ hồng với văn hoa ấn lõm hình giọt nước Hoa Lộc (Thanh Hóa),
gốm màu nâu đỏ miết bóng hoa văn đối xứng chữ S kết hợp chân
dải mịn của các di chỉ Phùng Nguyên, gốm miệng mái Tràng
Kênh, Đầu Rằm đều cùng tồn tại ở Bãi Bến.
Các sản phẩm này có mặt tại Bãi Bến có thể là do người Hạ
Long trên đảo trao đổi buôn bán với các địa phương trên đem
về, hoặc do người các địa phương đó mang đến Bãi Bến trao đổi,
buôn bán.
Rõ ràng đó là các bằng cứ giao lưu trao đổi của người Hạ Long,
trong đó Cát Bà hẳn phải là một điểm giao lưu trao đổi khá nhộn
nhịp trong thời kỳ văn hóa Hạ Long với các khu vực trong nước.
Người Hạ Long trên đảo còn có các mối quan hệ xa hơn tới
các vùng văn hóa khác trong khu vực. Trên đảo Cát Bà, thời kỳ
Hạ Long đã tìm thấy các xẻng đá lớn vốn phát hiện rất nhiều
ở vùng Quảng Tây (Trung Quốc). Đó hiển nhiên là sản phẩm
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 141

trao đổi của cư dân Cát Bà thời đó với cư dân vùng Quế Lâm
(Trung Quốc)1.
Ở di chỉ Cái Bèo, trong lớp văn hóa Hạ Long còn tìm thấy
loại rìu một vai. Loại rìu này vốn phổ biến ở khu vực Nam Ninh
(Quảng Tây, Trung Quốc). Rõ ràng đảo Cát Bà thời ấy là một tâm
điểm có quan hệ trao đổi khá mật thiết với khu vực Quảng Tây2.
Rìu, bôn có vai, có nấc vốn là một loại công cụ đặc trưng của
văn hóa Hạ Long. Quê hương của loại rìu, bôn này được xem là
ở vùng ven biển Phúc Kiến và Quảng Đông3. Đó cũng chính là
kết quả của quá trình trao đổi rộng rãi giữa cư dân của khu vực
ven biển ở vùng Đông Bắc Việt Nam với cư dân ven biển khu vực
Đông Nam Trung Quốc.
Trong tổng thể, văn hóa Hạ Long còn trao đổi với cư dân khu
vực Đông Nam Á qua những rìu đá lưỡi xoè cân có vai, có nấc Hạ
Long đã tìm thấy ở Thái Lan, Philíppin. Trong mối giao lưu đó, văn
hóa Hạ Long nằm trên con đường biển thuận lợi đến Đông Nam Á
hải đảo. Cát Bà lại là một hòn đảo lớn nhất nằm ở cực nam của văn
hóa Hạ Long. Với vị trí đó, có thể xem khu vực Cát Bà là một trung
tâm đón nhận và xuất phát các luồng vận chuyển, trao đổi trên biển
của Việt Nam thời kỳ văn hóa Hạ Long với các khu vực xung quanh.

4. Trạng thái xã hội và văn hóa


Người Hạ Long đã quần cư theo các đơn vị lớn hơn, quy tụ ở
các khu vực rộng lớn hơn thời kỳ trước. Trong giai đoạn sớm của

1. Xem Trình Năng Chung: “Văn hóa xẻng đá lớn ở Quảng Tây, Trung
Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam”, Tlđd, tr.89-91.
2. Xem Trình Năng Chung: “Rìu một vai ở di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng)
và ở khu vực Nam Ninh (Trung Quốc)”, in trong sách Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 1994, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr.58-59.
3. Xem Hoàng Xuân Chinh: “Vài ý kiến về các giai đoạn phát triển của
thời đại đồ đá mới ở Việt Nam”, in trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học
Việt Nam, Hà Nội, 1966, tr.174-176.
142 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

văn hóa Hạ Long, khảo cổ học đã thấy hình ảnh quần tụ khá
đông đúc đó ở xã Vạn Ninh (Quảng Ninh). Tất nhiên, hiện tượng
này còn tùy vào địa hình cư trú. Đến giai đoạn muộn, ngoài các
“làng” định cư ngoài trời, người Hạ Long vẫn còn có nhiều nhóm
sống ở trong các hang động đơn lẻ như hang Thoi Giếng (Quảng
Ninh). Ở Cát Bà cũng vậy, vẫn có các nhóm cư trú trong các hang
động đơn lẻ như hang Giếng Ngoé, hang Tiền Đức, Hang Dơi...
Nhưng trên đảo Cát Bà cũng có các nhóm cư dân quần cư trên
các bãi biển tạo thành các “làng” khá lớn. “Làng” thủ công sản
xuất Bãi Bến rộng lớn 5.000m2. “Làng” Cái Bèo, “làng” Bãi Cát
Đồn thời Hạ Long đều rộng hàng nghìn mét vuông.
Khái niệm “làng” của cư dân trên đảo Cát Bà thời ấy chỉ là
tương đối, không hẳn giống như xóm làng của người Việt hiện
đại. “Làng” thời ấy có thể là vài ba gia đình cho đến hàng chục
gia đình. Ở di chỉ Cái Bèo, trong khoảng 300m2 của lớp văn hóa
Hạ Long đã tìm thấy hai bếp lửa. Nếu giả sử mỗi bếp lửa tương
đương với một gia đình thì có thể ước tính “làng” Cái Bèo thời Hạ
Long có hàng chục gia đình. “Làng” cổ Bãi Bến lớn hơn có thể có
vài ba chục gia đình.
Trên các “làng” cổ đó, các cư dân này định cư khá lâu dài.
Tầng văn hóa Bãi Bến dày 1,4m, tầng văn hóa Cái Bèo (lớp trên)
dày hơn 1m, cho thấy con người đã sinh sống qua nhiều đời ở đó.
Gia đình của người Hạ Long ở Cát Bà lúc này có lẽ chỉ là dạng
sơ khai, được tổ chức theo hình thức mẫu hệ, trong đó, đời sống
cộng đồng vẫn ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ. Lúc này, các cộng
đồng làng của cư dân tiền sử Việt Nam nói chung vẫn đang ở giai
đoạn công xã thị tộc mẫu hệ. Bởi vậy, việc phân công lao động
vẫn chủ yếu là mang tính chất tập thể với cung cách vừa theo
giới tính vừa theo lứa tuổi. Có thể hình dung trong các “làng” Cái
Bèo thời Hạ Long, những người đàn ông trai tráng và khoẻ mạnh
thì đánh bắt cá xa bờ, phụ nữ và trẻ em vẫn hái lượm rau củ trên
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 143

rừng hoặc bắt hải sản ven bờ. Trong “làng” có một nhóm người
khéo léo hơn tiến hành ghè đẽo và mài công cụ đá, đóng thuyền
mảng, đan lưới, làm gốm... Do sự phát triển của sản xuất, vai trò
của người đàn ông lúc này có thể bắt đầu trở nên quan trọng hơn
bởi sự phát triển của nghề đánh cá biển và nghề sản xuất đồ đá.
Điều này sẽ thấy rõ hơn trong các bộ lạc Phùng Nguyên vùng
trung châu và người Tràng Kênh ở Thủy Nguyên.
Đặc biệt, nghiên cứu chi tiết làng thủ công Bãi Bến có thể
nhận ra bước đầu đã có sự phân công lao động đạt trình độ tinh
vi hơn. Trong làng vẫn có những người săn bắt, hái lượm. Nhưng
chủ yếu họ đã hình thành hẳn một lớp người chuyên chế tạo mũi
khoan đá Chert (loại đá trầm tích hạt mịn, độ cứng cao). Trong
những người thợ này, có thể mỗi nhóm người được phân công
chuyên làm một công đoạn nào đó tương ứng với các công việc:
khai thác nguyên liệu, ghè tách mảnh, tu chỉnh ép phác vật mũi
khoan, tu chỉnh ép mũi khoan. “Công xưởng” Bãi Bến có thể còn
được sắp xếp thành các khu vực sản xuất khác nhau.
Trong đợt khai quật di chỉ Bãi Bến năm 2001, hai hố đào cách
nhau khoảng hơn 100m nhưng số lượng bàn mài ở hai nơi rất
khác nhau. Hố 1 tìm thấy 312 bàn mài, trong khi đó hố 2 chỉ có
85 bàn mài. Rõ ràng tại vị trí hố 1, có thể các hoạt động chế tác
liên quan đến việc sử dụng bàn mài nhiều hơn. Dường như đã có
sự sắp xếp nhất định theo từng khu vực trong công xưởng.
Chuyên môn hóa sản xuất thúc đẩy trao đổi sản phẩm. Do đó,
trong các “làng” Hạ Long còn có những người chuyên tiến hành
công việc trao đổi sản phẩm. Chính vì vậy, giao lưu, trao đổi thời
văn hóa Hạ Long phát triển mạnh hơn trước.
Do tính chất cộng đồng chi phối, việc phân phối sản phẩm lao
động chủ yếu vẫn theo phương thức bình quân, bình đẳng giữa
các thành viên trong “làng”.
144 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Sản xuất phát triển, đời sống vật chất cải thiện, đời sống
văn hóa tinh thần của người Hạ Long cũng được nâng cao hơn.
Người Hạ Long ở Cát Bà hẳn đã biết chế biến thêm các món ăn
ngon hơn. Hàng chục kiểu đồ đựng, đồ đun nấu được tìm thấy trong
các di chỉ chứng tỏ họ đã chế biến được các món ăn khác nhau.
Thẩm mỹ người Hạ Long ở Cát Bà tiếp tục được thể hiện qua
một số đồ gốm có trang trí hoa văn. Trên đồ gốm xốp đặc trưng
của họ có nhiều loại hoa văn hơn so với người Cái Bèo: hoa văn
thừng, văn khắc vạch, văn trổ lỗ... Mỗi loại hoa văn lại có nhiều
biến thể khác nhau.
Trong trang trí, thợ gốm vừa có thể vẽ các loại hoa văn đơn
giản, vừa có thể phối hợp nhiều đồ án khác nhau tạo nên các đồ
án hoa văn phức tạp. Ví dụ, các loại hoa văn hình chữ S với các
kiểu thức khác nhau, kết hợp với hoa văn trổ lỗ thủng. Dường
như trong tư duy của thợ gốm Hạ Long đã có những ý niệm mỹ
thuật tinh thần nào đó về hình chữ S, hình tròn, hình tam giác,
tứ giác, đa giác. Các hình đó có thể được nảy sinh từ thực tiễn lao
động sản xuất sôi động nơi đây (bàn xoay tròn sản xuất đồ gốm,
những chiếc rìu bôn tứ giác có vai hay vừa có vai, vừa có nấc, việc
sản xuất mũi khoan, những lỗ trổ thủng hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật trên chân đế đồ gốm...) đã góp phần tạo nên
các ý niệm đó. Rất có thể những đồ gốm đẹp hơn là để dùng cho
hoạt động nghi lễ nào đó của người Hạ Long ở Cát Bà.
Cư dân ở Cát Bà cũng đã biết dùng vải vỏ cây để che thân,
tránh rét. Các di chỉ Bãi Bến, Bãi Cát Đồn đều đã phát hiện được
bàn đập vải vỏ cây bằng đá, họ còn biết trang sức cho mình bằng
việc đeo khuyên tai, vòng tay, vòng cổ. Ở Cái Bèo đã tìm thấy hai
chiếc vòng mặt cắt chữ D và tam giác bằng đất sét mềm, hạt thô
màu xám vàng. Ở Bãi Bến đã tìm thấy vòng tay và hạt chuỗi, tuy
nhiên số lượng chưa nhiều lắm. Bên cạnh các hạt chuỗi nhỏ dẹt
bằng đá thường tìm thấy tại Bãi Bến do người Bãi Bến tự làm
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 145

ra, còn có mảnh vòng, hạt chuỗi, lõi vòng giống hệt ở công xưởng
Tràng Kênh (Thủy Nguyên). Tuy nhiên, người Hạ Long (Cát Bà)
ít dùng đồ trang sức hơn cư dân Phùng Nguyên ở đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ cùng thời.
Người Hạ Long tiếp tục mai táng người chết trong nơi cư
trú. Di cốt hang Bái Tử Long, 27 di cốt trong hang Hòn Hai - Cô
Tiên (Quảng Ninh) đã cho thấy rõ điều đó. Họ có cách chôn người
nằm co ở hang Hòn Hai - Cô Tiên giống như người Cái Bèo trước
đó. Đáng chú ý đã xuất hiện cách chôn người nằm thẳng kê đá
ở hang Bái Tử Long, xương và đá kê ở hang này đều được tô son
như người Cái Bèo, 24 con ốc Cypraea mài thủng xâu dây, hạt
chuỗi xương.1
Tóm lại, thời kỳ văn hóa Hạ Long, cư dân sinh sống trên vùng
đất thuộc Hải Phòng - Quảng Ninh ngày nay tiếp tục đạt được
nhiều thành tựu mới trong lao động, sản xuất, trong đời sống văn
hóa hằng ngày.
Trong tổng thể, văn hóa Hạ Long nảy sinh trực tiếp tại khu
vực vịnh Hạ Long (bao gồm đảo Cát Bà - Hải Phòng) từ nền văn
hóa Cái Bèo, trong luồng giao lưu sôi động của khu vực Đông
Nam Trung Quốc và Đông Nam Á hải đảo. Có thể xem khu vực
vịnh Hạ Long với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã trở
thành trung tâm tiếp nhận và phát triển những tinh hoa văn hóa
của cả khu vực rộng lớn từ Bắc xuống Nam và ngược lại từ Nam
lên Bắc. Đây cũng là nơi cửa ngõ giao lưu và tiếp nhận tinh hoa
văn hóa khu vực với các vùng lãnh thổ Việt Nam2.
Phát triển từ văn hóa Cái Bèo, sự hình thành văn hóa Hạ
Long có nguồn gốc nội sinh rất rõ ràng với đặc trưng văn hóa
diễn tiến liên tục từ Cái Bèo. Các đặc trưng giao lưu cũng bùng

1, 2. Xem Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo: Hạ Long thời tiền sử, Sđd,
tr.170, 236-237.
146 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

phát với các loại rìu có vai, có nấc, rìu một vai, gốm văn thừng kết
hợp khắc vạch đơn giản ở chân đế và hoa văn đắp thêm ở gần vai
thuộc Nam Trung Quốc. Đó là các yếu tố văn hóa mới tạo thêm
năng lượng mới cho người Hạ Long ở Hải Phòng để từ đó họ có
thêm nhiều sáng tạo với tư cách là chủ nhân của nền “văn hóa
rìu có vai”, của loại bôn có vai, có nấc, công cụ lưỡi xòe cân, xòe
lệch. Loại công cụ xòe cân, xòe lệch còn có nhà nghiên cứu xem là
một đặc trưng nổi bật và là nguồn gốc bản địa của một số đồ đồng
Việt Nam phát triển sau đó1. Trong vị trí giao thương thuận lợi
đó, do nằm ở vị trí cực nam của con đường biển vào Nam ra Bắc,
lại nằm gần ngay cửa ngõ của con đường thủy (cửa Bạch Đằng)
đi sâu vào các miền nội địa, cư dân thuộc văn hóa Hạ Long trên
đảo Cát Bà đã đón nhận và phát tán các luồng văn hóa và giao
thương trên sông, trên biển hết sức thuận lợi.
Trong bối cảnh đó, có thể xem khu vực Cát Bà là một trong
những vị trí quan trọng vào bậc nhất khu vực Đông Bắc khi hội
tụ được sự phong phú và phát triển liên tục của người tiền sử
khu vực vịnh Hạ Long, trở thành bàn đạp chủ yếu để tiến vào
chiếm lĩnh các vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Các di tích
trên đảo Cát Bà đã hiện diện khá đủ các dòng gốm của các khu
vực: Hoa Lộc, Phùng Nguyên và Tràng Kênh. Ngược lại, một số
yếu tố văn hóa Hạ Long cũng được tìm thấy tại chính các khu
vực đó.
Người Hạ Long đã hội nhập với người Hoa Lộc (Thanh Hóa)
tạo nên các cộng đồng sống bên cạnh người Phùng Nguyên qua
nhóm di tích Mả Đống - Gò Con Lợn2 ở vùng trung châu (Phú
Thọ, Vĩnh Phúc). Các cộng đồng người vùng biển năng động này

1. Xem Nguyễn Văn Hảo: “Rìu và bôn có vai trong văn hóa Hạ Long”,
Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1978.
2. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.I.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 147

không chỉ sống đan xen, hòa hợp mà còn tiến hành giao lưu, trao
đổi với người Phùng Nguyên, tham góp tích cực vào việc xây dựng
các văn hóa cổ khu vực châu thổ Bắc Bộ, tạo nên những nguồn
năng lượng mới, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

IV- HẢI PHÒNG BUỔI ĐẦU THỜI ĐẠI KIM KHÍ:


CƯ DÂN TRÀNG KÊNH
Vào buổi đầu thời đại kim khí cách nay khoảng 4.000 - 3.500
năm, trong khi có những nhóm người Hạ Long từ ven biển và hải
đảo di chuyển vào vùng trung châu Bắc Bộ thì ngược lại, cũng có
những nhóm người thuộc văn hóa Phùng Nguyên từ vùng trung
châu Bắc Bộ di chuyển ra phía biển, kết hợp với người Hạ Long
chung tay khai phá các thế mạnh của biển và các vùng ven biển.
Các bộ lạc Phùng Nguyên vốn là những người đưa kỹ nghệ
chế tác đồ đá lên tới đỉnh cao, bắt đầu biết và khai thác chất liệu
đồng. Văn hóa Phùng Nguyên cho đến nay về cơ bản được giới
khảo cổ học Việt Nam xếp vào sơ kỳ thời đại đồ đồng (hoặc sơ kỳ
thời đại kim khí) của khu vực Bắc Việt Nam1. Các bộ lạc Phùng
Nguyên đã trở thành các bộ lạc tiên tiến nhất ở khu vực Bắc Bộ
Việt Nam, vừa có sức hấp thu, vừa có sự lan tỏa mạnh mẽ, góp
phần tạo nên những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành nước Văn
Lang của các vua Hùng trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn2.
Khi di chuyển đến Hải Phòng, người Phùng Nguyên đã cùng
người Hạ Long khai phá vùng đất Tràng Kênh và để lại khu
di tích Tràng Kênh nổi tiếng. Không chỉ có Tràng Kênh, người
Phùng Nguyên còn để lại dấu ấn ở Đầu Rằm, Bồ Chuyến (Quảng
Ninh). Ba di tích này tạo thành nhóm di tích Tràng Kênh đặc sắc

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1999, t.II, tr.11-96.
2. Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh: Lịch sử
Việt Nam, Sđd, t.1, tr.61-62.
148 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

ở khu vực Đông Bắc, phản ánh lịch sử sôi động của khu vực Đông
Bắc trong buổi đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam.

1. Địa hình cư trú của cư dân Tràng Kênh

Di chỉ Tràng Kênh ở vùng dãy núi đá vôi Tràng Kênh, thị trấn
Minh Đức, huyện Thủy Nguyên. Di chỉ rộng khoảng 10.000m2,
nằm dọc theo sườn đông của núi Hoàng Tôn, núi Áng Rong, núi
Nỉ, núi Ao Non. Di chỉ được phát hiện năm 1968 và được thám
sát, khai quật trong các năm 1969 - 1970, 1986, 1993, 19961.
Di chỉ Tràng Kênh có tầng văn hóa dày trên dưới 2m, hàng
nghìn hiện vật đá vô cùng phong phú với các chứng tích của một
công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá rất lớn (cưa đá, các loại
bàn mài, phác vật và sản phẩm...). Đó là loại di chỉ xưởng.
Di chỉ Tràng Kênh được giới nghiên cứu xem là một địa
điểm đánh dấu sự lan rộng của văn hóa Phùng Nguyên từ nội
địa ra ven biển2. Niên đại của di chỉ được xếp vào khoảng giai
đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 3.500 - 3.000
năm cách ngày nay3. Niên đại cuối của di chỉ Tràng Kênh có
một phần đã bước sang giai đoạn Đồng Đậu sớm, là giai đoạn
tiếp theo giai đoạn Phùng Nguyên trong thời đại kim khí ở

1. Xem Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Thành Trai, Phạm Lý Hương, Võ


Quý: Báo cáo khai quật di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng), tư liệu lưu tại Viện
Khảo cổ học, 1969-1970; Nguyễn Kim Dung: Khai quật di chỉ Tràng Kênh,
Thủy Nguyên, Hải Phòng (lần thứ hai), tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học,
1986; Nguyễn Kim Dung, Bùi Thu Phương, Tang Chung: “Khai quật mới
di chỉ Tràng Kênh (tháng 12/1996)”, in trong sách Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 1996, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.243-247.
2. Xem Hà Văn Tấn: “Văn hóa Phùng Nguyên - Nhận thức mới và vấn
đề”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1978, tr.5-22.
3. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.II, tr.54.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 149

châu thổ Bắc Bộ, có niên đại từ khoảng 3.400 năm đến 2.900
năm cách ngày nay1.
Cùng tính chất với di chỉ Tràng Kênh, bên kia sông Bạch
Đằng đã phát hiện hai di chỉ khác: di chỉ Đầu Rằm (Yên Hưng)2
và di chỉ Bồ Chuyến (Hoành Bồ)3, tỉnh Quảng Ninh. Tính chất
văn hóa chung của các di tích này tạo thành nhóm di tích Tràng
Kênh được xem là một “loại hình của văn hóa Phùng Nguyên”
hoặc “tách khỏi văn hóa Phùng Nguyên”4, thậm chí có ý kiến đã
gọi đây là văn hóa Tràng Kênh5.
Nhóm di tích này vừa có các đặc trưng quan hệ chặt chẽ với
các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên trong các vùng nội địa

1. Xem Hà Văn Tấn (Chủ biên): Khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.II, tr.54.
2. Xem Phạm Thị Ninh, Trịnh Sinh, Trịnh Hoàng Hiệp: Báo cáo khai
quật di chỉ Đầu Rằm, xã Hoàng Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh,
tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học.
3. Xem Bùi Vinh: “Nhân phát hiện hang Bồ Chuyến, Quảng Ninh -
Nhìn lại nhóm di tích Phùng Nguyên ở ven biển Đông Bắc”, in trong Viện
Khảo cổ học - Sở Văn hóa - Thông tin Phú Thọ: Tìm hiểu văn hóa Phùng
Nguyên, Phú Thọ, 2001, tr.242-247.
4. Xem Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn hóa cổ, Sđd, tr.467-510; Chử
Văn Tần: “Các loại hình địa phương của văn hóa Phùng Nguyên”, in trong
sách Tìm hiểu văn hóa Phùng Nguyên, Sđd, tr.145-160; Bùi Vinh: Nhân
phát hiện hang Bồ Chuyến, Quảng Ninh - Nhìn lại nhóm di tích Phùng
Nguyên ở ven biển Đông Bắc, Sđd, tr.242-247; Nguyễn Kim Dung: “Một số
vấn đề về loại hình di chỉ xưởng ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí
Khảo cổ học, số 3, 2005, tr.61; Hà Văn Tấn: “Văn hóa Phùng Nguyên: 4000
năm và 40 năm”, in trong Viện Khảo cổ học - Sở Văn hóa - Thông tin Phú
Thọ: Tìm hiểu văn hóa Phùng Nguyên, Sđd, tr.16; Phạm Minh Huyền: “Đồ
gốm thời đại kim khí ở Quảng Ninh”, in trong Hội thảo khoa học Khảo cổ
học Quảng Ninh: Nhận thức lịch sử bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
tại Quảng Ninh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh - Viện Khảo cổ học -
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 2002.
5. Xem Trịnh Minh Hiên: Ngược dòng thời gian, Sđd, tr.54.
150 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

(đồ đá, một số đồ gốm), vừa có những đặc trưng rất riêng của địa
phương (gốm xốp). Bởi vậy, nhóm di tích Tràng Kênh có vị trí đặc
biệt trong việc phản ánh lịch sử Hải Phòng - Quảng Ninh nói
riêng cũng như lịch sử dân tộc nói chung.

2. Thiên nhiên và con người

a) Thiên nhiên
Khoảng đầu thiên niên kỷ II Tr.CN, cách ngày nay khoảng
gần 4.000 năm, nơi cực đông của vùng rừng núi chạy từ Đông
Triều, khu vực Tràng Kênh nổi lên giữa vùng đất thấp lầy lội,
nhiều đầm lầy và các bãi sú vẹt. Đây là một vùng địa hình vừa
sẵn hải sản của biển, vừa sẵn muông thú trên rừng núi.
Quan trọng hơn, Tràng Kênh có vị trí giao thông thủy, bộ hết
sức thuận lợi bên cửa sông Bạch Đằng. Khu vực Hải Phòng lúc
này đã hình thành hàng loạt cửa sông của hệ thống sông Thái
Bình đổ ra biển. Trong hệ thống cửa sông đó, quan trọng nhất
là cửa Bạch Đằng bởi cửa sông này nằm sát rìa cạnh của châu
thổ. Từ đây, thuyền bè có thể theo sông Bạch Đằng qua hệ thống
sông Thái Bình để vào sâu đến mọi miền châu thổ. Ngược lại,
từ nội địa, thuyền bè cũng có thể từ cửa sông này đi tới toàn bộ
vùng Đông Bắc Việt Nam, từ đó theo đường biển có thể đến vùng
Đông Nam Trung Quốc và nhiều nơi trong khu vực Đông Nam
Á. Song song với con đường thủy là con đường bộ men theo vòng
cung Đông Triều qua Phả Lại, Chí Linh cũng theo hai chiều xuôi
ngược tương tự.
Tràng Kênh nằm trong khu vực núi đá vôi, có các vỉa đá silíc
và được dự đoán có thể có mỏ đá nephrite nằm sâu trong lòng núi
đá vôi là nguồn nguyên liệu tốt để khai thác và chế tạo đồ đá thời
tiền sử.
Đó chính là các điều kiện tự nhiên thuận lợi để con người đến
cư trú, làm ăn tại khu vực Tràng Kênh.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 151

b) Con người
Tại di tích Tràng Kênh đã phát hiện được dấu tích 3 bộ di
cốt người. Tình trạng di cốt như sau: Mộ TK.69.M1 chôn nằm
ngửa, hai tay duỗi thẳng, đáy lót đá cuội, đầu quay hướng
bắc; mộ TK.69.M2 chôn nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng, đáy
mộ lót đá cuội; mộ TK.69.M3 có tư thế và hướng gần như
các mộ trên. Tình trạng của cả ba bộ xương đều bị mủn nát
và thiếu, không cho phép các nhà cổ nhân học đọc được đặc
trưng nhân chủng1.
Qua di tích mộ táng của một số di chỉ Phùng Nguyên khác,
chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm nhân chủng chung
của văn hóa Phùng Nguyên. Hiện nay, khảo cổ học đã phát hiện
ở di chỉ Xóm Rền có 4 mộ, còn dấu tích xương 2 mộ; di chỉ Đồng
Đậu có 2 mộ, nghiên cứu được xương 1 mộ; di tích Lũng Hòa có 12
mộ, nhưng tình trạng xương đều bị mủn nát chỉ còn nghiên cứu
được xương răng, xương đùi và xương sên; di chỉ Nghĩa Lập có 1
mộ, chưa đọc được đặc điểm nhân chủng; di chỉ Mán Bạc, khai
quật 4 đợt phát hiện 64 mộ với 98 cá thể. Tuy việc nghiên cứu rất
phức tạp vì tình trạng bảo quản xương không tốt, nhưng bước
đầu các nhà cổ nhân Việt Nam, Nhật Bản, Ôxtrâylia đã nhận
ra người Phùng Nguyên có nhiều nhóm chủng tộc khác nhau
như Indonesien (Đồng Đậu), Australo - Negroid (Xóm Rền, Lũng
Hòa), Australo - Melanesien (Mán Bạc). Do việc nghiên cứu còn
khó khăn như vậy, cho nên việc nhận diện các đặc trưng chủng
tộc giữa các nhà nghiên cứu đôi khi còn khác nhau. Ví dụ, di
cốt Lũng Hòa, Nguyễn Lân Cường và Nguyễn Quang Quyền cho

1. Xem Nguyễn Lân Cường: Báo cáo di cốt người tại di chỉ Tràng Kênh
(Hải Phòng), tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, 1969 - 1970, HS.56.
152 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

rằng di cốt có đặc trưng của đại chủng Australo - Negroid1. Tuy
nhiên, Hà Văn Tấn thì lại thấy nhận định này cần phải nghiên
cứu thêm và cho rằng các dấu tích xương người cổ Xóm Rền qua
răng cửa hình xẻng có đặc điểm tần số trội ở người Mongoloid.
Ông cũng tin rằng, vào thời văn hóa Phùng Nguyên và cũng
là thời kỳ người Tràng Kênh xuất hiện ở Hải Phòng, chủ nhân
văn hóa Phùng Nguyên đã thuộc đại chủng Mongoloid. Do trước
văn hóa Phùng Nguyên, người Indonesien đã đóng vai trò quan
trọng trong các thời kỳ văn hóa nguyên thủy ở Việt Nam, vẫn
còn chiếm tỷ lệ rất lớn trong văn hóa Đông Sơn và họ chính là
một loại hình của người Mongoloid phương Nam. Cho nên, ông
suy đoán chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên cũng thuộc loại hình
Indonesien2.
Như vậy, mặc dù còn những ý kiến khác nhau, nhưng các
tư liệu hiện biết đều thống nhất, trong thời kỳ văn hóa Phùng
Nguyên bên cạnh người Mongoloid - Indonesien như Hà Văn Tấn
suy đoán về sọ cổ Đồng Đậu, vẫn còn có di cốt có yếu tố Australo -
Melanesien rất rõ (Mán Bạc) và có thể đã xuất hiện người cổ
Nam Á (có người gọi là Đông Nam Á) như Hà Văn Tấn, Nguyễn
Đình Khoa suy đoán. Tất cả đều đang trong quá trình chuyển
biến với sự tăng trưởng ngày càng mạnh yếu tố Mongoloid để
tiến dần tới hình thành người Việt cổ trong thời kỳ văn hóa Đông
Sơn tiếp theo3. Từ đặc điểm nhân chủng của người Hạ Long và
người Phùng Nguyên cũng có thể suy ra, người Tràng Kênh (Hải
Phòng) về cơ bản cũng có một số đặc trưng nhân chủng chung của
người Phùng Nguyên.

1. Xem Hoàng Xuân Chinh: Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Lũng Hòa,
Hà Nội, 1969, tr.154-163.
2, 3. Xem Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn hóa cổ, Sđd, tr.480-486.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 153

Phân tích các đặc trưng văn hóa của di chỉ Tràng Kênh,
có thể thấy chủ nhân của nhóm di tích Tràng Kênh là kết quả
của sự di chuyển và chung sống hòa hợp với nhau của người
Phùng Nguyên vùng nội địa và người Hạ Long vùng ven biển
Đông Bắc.
Các bộ lạc thuộc văn hóa Phùng Nguyên vốn phát triển từ
vùng trung châu Bắc Bộ có nguồn cội từ Phú Thọ được bắt đầu
từ khoảng 4.000 năm cách ngày nay. Vào khoảng giữa thiên niên
kỷ II trước Công nguyên (3.500 năm cách ngày nay), văn hóa
Phùng Nguyên ở vào giai đoạn phát triển. Khoảng thời gian này,
người Phùng Nguyên đang tiếp tục phát triển mạnh và ngày
càng lan tỏa tới nhiều vùng đất mới của châu thổ.

Địa tầng hố hai di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1986)
Nguồn: Nguyễn Kim Dung
154 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Rìu tứ giác Rìu tứ giác Rìu (mặt cắt nửa bầu dục)

Rìu Đục Đục Đục


(mặt cắt nửa bầu dục)

Đục Đục Bàn mài trong


Đột

Hiện vật đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970, 1986)
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 155

Bàn mài trong Bàn mài trong

Cưa đá

Mũi tên

Mũi khoan Mũi khoan Mũi khoan

Hiện vật đá chi chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970, 1986)
156 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Các loại hình vòng đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970)
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 157

Phác vật Lõi vòng có lỗ khoan Lõi vòng Hạt chuỗi hình trụ
đang khoan dở

Hạt chuỗi dẹt Hạt chuỗi Vật đeo hình đuôi cá Vật đeo hình người

Đồ trang sức bằng đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970, 1986)

Bàn mài trong

Bàn mài rãnh

Bàn mài rãnh

Hiện vật đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1986)


158 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mũi khoan và phác vật mũi khoan di chỉ Tràng Kênh


(khai quật năm 1986)

Cưa và dao đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1986)


Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 159

Rìu đá
Rìu tứ giác

Rìu đá

Đục đá

Đục đá

Mũi nhọn đá

Đục đá

Đục đá

Mảnh võng gãy, mài thành đục Đục đá

Hiện vật đá di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1995)


160 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Các loại miệng gốm di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970)
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 161

Các loại miệng và đế gốm di chỉ Tràng Kênh (khai quật năm 1970)
162 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Trình độ cao của kỹ thuật sản xuất đá và nhu cầu phát triển
đã khiến họ luôn tìm tới các vùng đất mới có không gian rộng,
nguyên liệu sẵn có, giao thông thuận lợi để khai thác. Khu vực
rìa Đông Bắc Bắc Bộ chính là một nơi đáp ứng được yêu cầu
đó. Vì vậy, người Phùng Nguyên đã xuống Tiên Hội, Xuân Kiều
(Hà Nội), Bãi Tự, Từ Sơn (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng),
Đầu Rằm, Bồ Chuyến (Quảng Ninh). Trong quá trình di chuyển,
người Phùng Nguyên đã hình thành các công xưởng chế tác đồ
trang sức tại Bãi Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng). Đến
lượt mình, trong quá trình phát triển, người Bãi Tự (Bắc Ninh)
và người Tràng Kênh (Hải Phòng) lại có quan hệ giao lưu, học
hỏi lẫn nhau. Điều đó lý giải vì sao những mảnh gốm đen của
Bãi Tự có mặt ở Tràng Kênh và ngược lại những mảnh gốm xốp
Tràng Kênh có mặt ở Bãi Tự. Không chỉ có người Phùng Nguyên
đến sống ở Tràng Kênh, ngay tại đây, cõ lẽ còn có cư dân Hạ Long
(giai đoạn cuối) cùng đến sinh sống. Người Tràng Kênh đã trao
đổi, giao lưu với người Hạ Long, được thể hiện qua đồ đá (vòng hạt
chuỗi Tràng Kênh được tìm thấy ở di chỉ Bãi Bến và lớp trên di chỉ
Cái Bèo thuộc văn hóa Hạ Long). Sản phẩm gốm xốp cũng có thể
là kết quả của sự giao lưu, kế thừa và phát triển kinh nghiệm của
cả người Phùng Nguyên và người Hạ Long ở Tràng Kênh. Như
vậy, cùng với sự di chuyển của người Hạ Long vào nội địa, sự di
chuyển của người Phùng Nguyên ra ven biển Hải Phòng đan xen,
hòa hợp cùng người Hạ Long tại Tràng Kênh đã tô đậm thêm nét
đặc sắc của lịch sử Hải Phòng và lịch sử dân tộc thời kỳ này.

3. Trạng thái kinh tế

a) Nghề chế tác đồ đá và đồ trang sức bằng đá


Cũng như cư dân cùng thời trên các miền đất nước, cư dân
Tràng Kênh đã đạt tới đỉnh cao trong nghề chế tác đồ đá và đồ
trang sức bằng đá.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 163

Công cụ đá phổ biến ở di chỉ Tràng Kênh là rìu và bôn có tiết


diện hình tứ giác bằng đá ngọc nephrite. Rìu, bôn đều được chế
tạo qua các khâu ghè, đẽo, cưa, cắt và mài đánh bóng. Kỹ thuật
cưa được phát huy thuần thục để cưa cắt tạo nên các hình dáng
công cụ cần thiết, chính xác, tiết kiệm được nguyên liệu đối với
các loại đá quý. Các công cụ khác như đục, đột, dao đá, mũi nhọn
đá đều phổ biến các loại có kích thước nhỏ, xinh xắn. Tất cả đều
được mài nhẵn, bóng đẹp. Loại công cụ nhỏ này có thể dùng để
nạo, vót, khắc như những con dao nhỏ nhằm chế tạo đồ xương,
đồ gỗ và có thể được dùng để nạo mặt gốm, khắc rãnh đồ gốm...
Trong cuộc khai quật năm 1986, tại di chỉ Tràng Kênh đã tìm
thấy 219 chiếc rìu và bôn đều có kích thước nhỏ, dài 3 - 5cm, rộng
1 - 3cm, mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt là chủ yếu, toàn thân
được mài nhẵn, trau chuốt, đều làm bằng đá ngọc nephrite; 276
chiếc đục có mặt cắt hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình
thấu kính dẹt, hình nửa thấu kính; 15 lưỡi rìu có đốc tù tròn và
to dày hơn rìa lưỡi, phần đốc có dấu hiệu sử dụng đến mòn tù,
thân có nhiều vết ghè, lưỡi mài sơ sài... Ngoài ra, còn có lưỡi qua
đá, mũi tên đá, lao đá, các mũi nhọn có dấu sử dụng không định
hình cũng đều được làm bằng đá nephrite.
Những dấu vết kỹ thuật trên các loại di vật trên cho thấy sự
hoàn hảo của việc chế tác đá ở Tràng Kênh. Đặc biệt, nhiều loại
hình di vật khác còn cho biết Tràng Kênh là một công xưởng chế
tạo đồ trang sức có quy mô rất lớn. Đó là các phác vật, các sản
phẩm đá bị hỏng hoặc đang chế tạo dang dở và các công cụ chế
tác liên quan.
Đợt khai quật năm 1986 đã tìm thấy 60 phác vật vòng tay,
68 phác vật khuyên tai, 39 hạt chuỗi có lỗ khoan dở dang, chưa
thủng, 3 phác vật đeo dáng hình đầu thú hay đuôi cá, 6.000 mảnh
tước, mảnh đá có dấu cưa, 885 lõi vòng, 108 mảnh đá hình tam giác,
164 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

hình thang, được cắt ra trong quá trình chế tạo vòng đá cho ta
biết đây là các phế vật loại bỏ do quá trình chế tạo các loại đồ
trang sức.
Đi kèm theo phác vật, phế vật là các công cụ chuyên biệt
dùng trong chế tạo đồ trang sức như mũi khoan, lưỡi cưa, bàn
mài, đột đá...
Mũi khoan tìm thấy được 358 chiếc bằng đá ngọc bích silic
(jaspe), một số bằng các loại đá ngọc khác, trong đó đã phân được
188 chiếc có dấu mài ở thân, 77 chiếc có dấu tu chỉnh ép. Đã tìm
thấy 45 phác vật mũi khoan. Trong quá trình chế tạo mũi khoan
đã tạo ra 60.760 mảnh tước và 5.600 mảnh vảy tước.
Lưỡi cưa tìm thấy được 303 chiếc, dày 1cm, lưỡi vát mỏng dần
đến phần lưỡi chỉ có độ dày 0,1 - 0,2cm. Phác vật lưỡi cưa tìm
thấy được 1.800 mảnh.
Bàn mài tìm thấy được 2.668 chiếc, gồm 1.272 bàn mài bằng,
681 bàn mài rãnh, 794 bàn mài trong, 21 bàn mài chuốt.
Đột đá tìm thấy được 38 chiếc, dài 5 - 6cm, hình dáng giống
như đục nhưng không có rìa lưỡi sắc mà có dấu vết mòn tù ở cả
hai đầu là dấu vết đập.
Nghiên cứu các di vật đá, có thể thấy người Tràng Kênh đã
biết khai thác các loại nguyên liệu quý phục vụ việc chế tạo đồ
trang sức. Loại đá ngọc bích silic (jaspe) được dùng để chế tạo mũi
khoan. Loại đá ngọc bích nephrite được dùng để chế tạo đồ trang
sức và công cụ đá. Họ đã thực hiện hoàn chỉnh nhiều loại kỹ thuật
để chế tạo đồ trang sức. Do các nguyên liệu ở đây rất quý hiếm,
việc ghè đẽo đòi hỏi phải rất cẩn thận và chính xác, cho nên tại
đây đã tìm thấy hơn 50% mảnh tước có kích thước từ 1,1 - 1,5cm.
Đó là bằng chứng của kỹ thuật ghè gián tiếp qua vật trung gian
để tăng độ chính xác của nhát ghè.
Kỹ thuật tu chỉnh ép là đỉnh cao của kỹ nghệ ghè được
thực hiện bằng một lực ép mạnh và chọn chính xác điểm ép trên
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 165

phác vật. Kỹ thuật này làm tách ra các vảy tước và các dấu vết
đều đặn bằng một lực nhất định, cùng một hướng nhất định bằng
lực ấn của cánh tay (thậm chí là lực của cả thân thể) thông qua
một loại công cụ tu chỉnh bằng xương hay bằng đá. Ở Tràng Kênh
có một số mũi nhọn dạng thanh nhỏ, có dấu cưa, đầu được tu sửa
thon nhỏ có thể là công cụ ép mũi nhọn. Công cụ này có thể được
gắn với tay cầm. Kỹ thuật tu chỉnh ép chủ yếu dùng để chế tạo
mũi khoan.
Kỹ thuật cưa sử dụng các lưỡi cưa đá, rảy nước hoặc thêm
một thứ bột đá để cưa. Với vật mỏng, người thợ cưa trên một mặt
đến một độ sâu nhất định thì đập cho gẫy rời; với vật dày thì
cưa trên cả hai mặt, và cũng kết thúc bằng việc đập gãy rời. Kỹ
thuật cưa được dùng chế tạo các công cụ và đồ trang sức bằng đá
nephrite.
Kỹ thuật khoan đi liền với việc chế tạo vòng, hạt chuỗi, vật
đeo. Trong đợt khai quật năm 1986, tại di chỉ Tràng Kênh đã tìm
thấy 192 mũi khoan trên tổng số 265 mũi khoan có dấu vết sử
dụng. Đó là các vết mòn bóng và sáng, vết mòn tù, hơi ráp, vết
mòn xước, hơi xiên ở đầu mũi khoan. Đầu đốc mũi khoan có dạng
tù tròn, ráp. Các dấu tích của kỹ thuật khoan đã để lại các lỗ
thủng trên hạt chuỗi và dấu khoan tách lõi dở dang tạo vòng đeo.
Để khoan lỗ, người ta có thể khoan 1 tay (dùi), 2 tay, khoan cung,
khoan đĩa. Để khoan tách lõi, có thể dùng phương pháp khoan
kiểu compa, khoan cung hay khoan đĩa với mũi khoan hình ống
bằng xương hoặc bằng tre nứa. Đây là kỹ thuật khoan rất phức
tạp, tạo độ chính xác cao.
Kỹ thuật mài cũng được đặc biệt chú trọng. Có bàn mài thô
để mài phá, có bàn mài mịn để mài bóng. Bàn mài trong để mài
nhẵn mặt trong của đồ trang sức (có người còn gọi là “dũa đá” hay
“bàn mài tròn”). Di chỉ Tràng Kênh tìm thấy nhiều loại bàn mài
này. Bàn mài rãnh để mài mặt ngoài của vòng, hạt chuỗi, mũi
khoan, các cạnh nhỏ của công cụ sản xuất.
166 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Kỹ thuật chuốt bóng nhằm làm tăng độ bóng trên bề mặt


di vật đá. Ở Tràng Kênh đã tìm thấy một số mảnh đá sa thạch
mỏng, rất mịn, màu xám trắng mềm được coi là những bàn mài
chuốt bóng bề mặt đồ trang sức. Các loại lá cây cũng có thể được
dùng để chuốt bóng hiện vật.
Có thể khôi phục đầy đủ quy trình chế tạo đồ trang sức Tràng
Kênh của các loại vòng, hạt chuỗi và các vật đeo.
Để tạo vòng đá, quy trình gồm có ba bước:
Bước 1: Tạo phác vật hình đĩa bằng kỹ thuật ghè đẽo, cưa,
mài hai mặt phẳng.
Bước 2: Tạo dáng vòng bằng kỹ thuật khoan tách lõi trên hai
mặt phác vật.
Bước 3: Chỉnh hình dáng vòng bằng kỹ thuật mài.
Để tạo hạt chuỗi, người thợ tạo phác vật bằng ghè đẽo, cưa
cắt tạo dáng như ý muốn, sau đó khoan lỗ, cuối cùng mài hoàn
chỉnh.
Để tạo các vật đeo, chủ yếu là sử dụng kỹ thuật cưa và mài1.
Với các kỹ thuật và quy trình chế tác như vậy, thợ đá Tràng
Kênh đã tạo ra các sản phẩm đẹp và tinh xảo. Các loại vòng đeo
tay có dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, đẹp không khác gì các vòng
ngọc đeo tay hiện nay. Các kiểu vòng rất đa dạng. Theo mặt cắt
ngang, vòng đeo tay Tràng Kênh có 10 kiểu: hình chữ nhật đứng,
hình chữ nhật dẹt, hình vuông, hình tròn, hình chữ D, hình tam
giác, hình thang, hình chữ T, hình chữ nhật đứng, mặt ngoài có
nhiều đường chỉ nổi. Hàng trăm mảnh vòng tai, mặt cắt ngang
có 7 kiểu khác nhau (hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật dẹt,

1. Xem Nguyễn Kim Dung: “Phân loại dấu vết sử dụng trên mũi
khoan đá Tràng Kênh”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 1988, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr.85-87.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 167

hình vuông, hình chữ D mỏng, hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật có bốn mấu ở ngoài). Hạt chuỗi có mặt cắt dọc hình ống,
hình thang cân, hình tròn, hình gần thoi, cườm. Vật đeo dáng
đầu thú (có lỗ xuyên dáng mỏng dẹt, một đầu to, một đầu nhỏ,
vật đeo hình người, vật đeo hình chữ thập và hình chữ X).
Có thể nói, Tràng Kênh là một công xưởng sản xuất đồ trang
sức lớn và đẹp nhất Việt Nam trong buổi đầu thời đại đồng thau.

b) Nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bắt và đánh cá


Người Tràng Kênh đã biết đến nông nghiệp trồng lúa nước.
Trong các lớp đất từ độ sâu 0,4m đến độ sâu 1,3m, việc phân tích
bào tử phấn hoa đều tìm thấy phấn hoa của loại lúa nước Oryza1.
Lúa nước lúc này đã phát triển ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Ở lớp
dưới di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) thuộc văn hóa Phùng Nguyên
có niên đại tương đương với di chỉ Tràng Kênh cũng đã tìm thấy
hạt gạo cháy. Bởi vậy, nhận định về việc trồng lúa ở Tràng Kênh
là rất phù hợp. Khoảng 3.500 năm cách ngày nay, những bãi bồi
phù sa màu mỡ hai bên cửa sông Bạch Đằng là những vùng đất
tốt, thuận lợi cho lúa nước phát triển2.
Cũng tại Tràng Kênh còn tìm thấy các hạt phấn của các cây
bầu, bí và cúc3. Một số loại cây này từ thời kỳ văn hóa Hòa Bình
hàng vạn năm trước đã được thuần dưỡng4. Bởi vậy, khoảng cuối

1, 3. Xem Nguyễn Đức Tùng: “Thiên nhiên và con người thời Hùng
Vương qua phân tích bào tử phấn hoa ở Tràng Kênh”, Tạp chí Khảo cổ học,
số 7-8, 1970, tr.143-144.
2. Xem Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Nguyễn Cẩn, Đặng Đức Nga:
“Đặc điểm phát triển bờ và dao động mực nước biển Halocene ở khu vực
Hải Phòng”, in trong sách Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Sđd, t.1, tr.291.
4. Xem Hà Văn Tấn: Theo dấu các văn hóa cổ, Sđd, tr.324.
168 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

thời đá mới - sơ kỳ kim khí, các loại cây trồng này chắc chắn là
phát triển hơn.
Người Tràng Kênh cũng đã biết chăn nuôi một số gia súc.
Trong di chỉ đã tìm thấy xương chó nhà và răng lợn nhà từ độ sâu
1,2m trở xuống. Như vậy, nghề chăn nuôi gia súc ở Tràng Kênh
đã khá thuần thục.
Trong khi đạt tới một số tiến bộ to lớn trong nền kinh tế sản
xuất, người Tràng Kênh cũng không bỏ qua việc khai thác tích
cực nguồn lợi thiên nhiên trong khu vực. Quanh khu vực “làng”
Tràng Kênh là các vùng ven sông, ven biển, các đồi núi cao, rừng
rậm, thú rừng, hải sản phong phú. Bởi vậy, người Tràng Kênh
vẫn tích cực săn bắt. Họ đã bắt được khá nhiều các loại muông
thú để ăn. Xương thú rừng còn sót lại khá nhiều trong di chỉ và
trong các bếp lửa Tràng Kênh. Trong di chỉ Tràng Kênh đã tìm
thấy mũi lao bằng xương thú.
Tàn tích xương cá biển, ngao, sò cũng nhiều. Năm 1986, phát
hiện ba bếp lửa đều có số lượng lớn vỏ ốc biển, ngao, sò kích thước
lớn và xương cá biển lớn. Rõ ràng nguồn thức ăn của người Tràng
Kênh khá dồi dào, khác hẳn với cư dân châu thổ cùng thời, ít tìm
thấy xương thú và xương cá hơn.
c) Nghề làm gốm
Người Tràng Kênh làm đồ gốm ngay tại nơi ở của mình để sử
dụng. Chất liệu gốm của người Tràng Kênh thuộc loại gốm xốp
như gốm của người Hạ Long. Đặc điểm chung của các loại gốm
xốp là pha trộn vỏ nhuyễn thể (vỏ ốc hến) vào đất sét, do đó xương
gốm xốp bở, dễ thấm nước. Xương gốm Tràng Kênh có màu trắng
và xám. Ở lớp dưới của di chỉ, gốm xốp Tràng Kênh có màu trắng
đục hay màu hồng mốc.
Người Hạ Long ở Bãi Bến, Cái Bèo đã sáng tạo ra loại gốm
xốp. Tuy nhiên, gốm xốp Tràng Kênh không hoàn toàn giống gốm
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 169

xốp Hạ Long bởi độ xốp ít hơn, xương gốm dày hơn. Hoa văn gốm
xốp Tràng Kênh gần với gốm Phùng Nguyên hơn gốm Hạ Long,
nhưng lại khác hoàn toàn gốm Phùng Nguyên về mặt chất liệu
(chất liệu gốm Phùng Nguyên là sét dẻo pha với một số chất
không dẻo như cát, đá sạn sỏi tán vụn). Về loại hình, gốm xốp
Tràng Kênh giai đoạn sớm có miệng mái, trên mái có trang trí
hoa văn, giai đoạn muộn có loại miệng loe, thành bên ngoài trang
trí những dải đai rộng thấp kết hợp đường khắc vạch hình sóng
kẹp giữa các dải đai.
Về dáng hình, có thể thấy rõ được một vài kiểu gốm. Có loại
nồi nhỏ, miệng hơi khum vào, đáy tròn, độ nung tương đối cao,
trang trí văn vạch đập. Có loại nồi kích thước lớn, miệng thẳng.
Các loại miệng gốm khác gồm loại miệng khum (khum cong,
khum gãy, khum có một hay nhiều đường gờ); miệng loe (hơi
loe, loe ít, thành miệng khum lòng máng, loe gãy); miệng đứng;
miệng có mái với tổng cộng 18 kiểu khác nhau. Như vậy, loại
hình gốm Tràng Kênh khá phong phú.
Người Tràng Kênh tạo hình đồ gốm bằng bàn xoay kết hợp
với kỹ thuật gắn chắp (gắn dải đai, gắn chân đế).
Hoa văn trên gốm có văn khắc vạch các hình chữ S nằm ngang
đối đầu nhau, các hình sóng nổi cao bên trong có trổ lỗ, các hình chữ
S nằm ngang nối đuôi nhau, các dải chữ S rời nhau, các hình bầu
dục tịnh tiến, v.v..
Văn khắc vạch hình học có các đường thẳng xiên cắt nhau tạo
thành hình ô trám, đường dích dắc gần như sóng đơn hay kép,
các đoạn thẳng sắp xếp đơn giản.
Văn in có loại in to, loại in nhỏ gần hình ô trám.
Văn dải đai đắp nổi ở cổ và chân đế gồm một hay nhiều đường
gờ. Giữa các đường gờ có vẽ hình sóng, hình chữ S, hình dích dắc
đơn hay dích dắc kép.
170 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Chân đế gốm Tràng Kênh bao gồm: loại chân đế cao (3 - 11cm),
loại choãi thấp (3 - 1cm), với 5 kiểu (hơi choãi, choãi có gờ nổi,
choãi khum, trên hơi choãi, dưới choãi nhiều) và loại chân đế quỳ
là loại đặc trưng.
Những đặc điểm trên làm cho gốm xốp Tràng Kênh khác với
tất cả các khu vực khác, tạo nên một địa điểm sản xuất gốm khá
độc đáo ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
d) Nghề dệt vải, đan lát
Cư dân Tràng Kênh đã biết se sợi dệt vải. Dấu tích nghề
dệt là các loại dọi se sợi đã tìm thấy khá nhiều trong văn hóa
Phùng Nguyên.
Họ cũng biết đan lưới để bắt cá. Năm 1995, các nhà khảo cổ
đã tìm thấy ở Tràng Kênh hai hiện vật là công cụ được dùng để
đan lưới.
Hai hiện vật giống như mũi lao hay mũi giáo, có sống nổi ở
giữa và mỏng dần về hai cạnh bên, phần đối xứng với mũi nhọn
có vết lõm ở giữa, mòn vẹt về hai bên. Đối xứng với hai phần lõm
có hai lỗ thủng cả hai mặt (chiếc lớn dài 4cm, chuôi rộng 2cm,
phần mũi rộng 0,4cm; chiếc nhỏ dài 2,8cm, chuôi rộng 1,7cm,
phần mũi rộng 1,4cm). Tất cả được làm bằng đá ngọc nephrite mài
nhẵn, đẹp1.
Những dụng cụ đan lưới ở Tràng Kênh có dấu vết sử dụng
khá nhiều. Điều đó góp phần giải thích sự phát triển lâu đời của
nghề cá, nghề đan lưới tại Tràng Kênh.
đ) Nghề trao đổi, buôn bán
Cũng như người Hạ Long ở Bãi Bến, người Tràng Kênh giao
lưu, trao đổi với nhiều vùng rộng lớn trong khu vực.

1. Xem Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Ninh: “Dụng cụ đan lưới bằng đá
mới phát hiện ở địa điểm Tràng Kênh (Hải Phòng)”, in trong sách Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996, tr.117-118.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 171

Trước hết là giao lưu trao đổi kỹ thuật. Vào sâu trong nội địa
có công xưởng chế tạo đồ trang sức Bãi Tự (Bắc Ninh). Hai công
xưởng này cách xa nhau nhưng có sự tương đồng lạ lùng giữa các
di vật như mũi khoan, rìu, đục, đột, các mảnh vảy tước. Cả Tràng
Kênh và Bãi Tự đều có đồ gốm đặc trưng Phùng Nguyên.
Cả hai công xưởng cùng chung kỹ thuật, nguyên liệu và sản
phẩm. Hai di chỉ này chỉ khác nhau về đồ gốm và tỷ lệ đồ gốm
của nơi này so với đồ gốm của nơi kia. Gốm Tràng Kênh có ở Bãi
Tự, gốm Bãi Tự có ở Tràng Kênh với tỷ lệ ít (10%). Đó là biểu hiện
sự giao lưu chặt chẽ giữa hai nhóm người. Có thể hiểu là có một
bộ phận người Tràng Kênh đến giao lưu học hỏi ngay tại Bãi Tự
và ngược lại. Do đó, cả hai địa điểm này đều trở thành các công
xưởng lớn chuyên sản xuất đồ trang sức cho xã hội.
Người Tràng Kênh cũng có quan hệ với người Hạ Long ở đảo
Cát Bà. Họ đã phối hợp với người Bãi Bến chế tạo mũi khoan.
Cũng có thể họ đã phối hợp với người Hạ Long ở Cái Bèo trong
việc chế tạo các rìu, bôn tứ giác ở đây. Vì vậy, họ đã để lại các sản
phẩm đặc trưng Tràng Kênh (vòng, hạt chuỗi...) tại hai di chỉ Hạ
Long trên đảo Cát Bà.
Đặc biệt, sản phẩm của người Tràng Kênh đã được trao đổi với
hầu khắp các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Những mảnh
vòng giống vòng Tràng Kênh cả về loại hình và chất liệu được
tìm thấy ở nhiều địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên: Phùng
Nguyên (Phú Thọ) (390 mảnh), Lũng Hòa (Phú Thọ) (117 mảnh),
lớp Phùng Nguyên ở Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) (300 mảnh), Văn Điển
(Hà Nội) (567 mảnh). Địa điểm Gò Bông (Phú Thọ) có hàng trăm
mảnh vòng, đặc biệt là loại vòng có mặt cắt hình chữ T, hạt chuỗi
hình ống, vật đeo hình đuôi cá tương tự như tại di chỉ Tràng Kênh1.

1. Xem Nguyễn Thị Kim Dung: Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ
trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1996, tr.167-168.
172 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Một số đồ gốm Tràng Kênh đã tìm thấy trong một số địa điểm
Phùng Nguyên. Gốm Phùng Nguyên cũng có mặt ở di chỉ Tràng Kênh.
Xa hơn, sản phẩm Tràng Kênh còn có thể trao đổi tới vùng
đồng bằng sông Mã. Tại các di chỉ cùng thời với Tràng Kênh ở
Thanh Hóa như Đồng Ngầm, Đông Khối, Bái Man đều tìm thấy
vòng trang sức giống như ở Tràng Kênh, Bãi Tự.
Xa hơn nữa, sản phẩm Tràng Kênh còn xuất hiện cả ở một
số địa điểm Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa.
Khuyên tai 4 mấu là một sản phẩm đặc sắc của Tràng Kênh
nói riêng, văn hóa Phùng Nguyên nói chung đã được gặp ở Nam
Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin, Inđônêxia1.
Về phương diện cùng là các công xưởng chế tác đồ trang sức
đá, đối với công xưởng Tràng Kênh, Bãi Tự..., giới nghiên cứu
đã nhận ra có sự giống nhau về mặt nguyên liệu, kỹ thuật và
thành phẩm với các công xưởng Man Kok Tsui, Hei Dei Wan,
Pak Mong Shan Wah ở Hồng Kông. Nhưng giữa chúng cũng có
sự khác nhau cơ bản về cách sử dụng nguyên liệu về sản xuất đồ
gốm và sự xuất hiện mũi khoan phổ biến ở Tràng Kênh, Bãi Tự
mà các di tích ở Hồng Kông không có. Đó là các mối quan hệ văn
hóa phức tạp và rất hấp dẫn cần được tiếp tục nghiên cứu lâu dài
trong khu vực2.
Tại Tràng Kênh, số lượng qua đá tìm thấy nhiều nhất (6
chiếc). Qua Tràng Kênh có loại được sản xuất ở bản địa, có loại
được nhập từ Nam Trung Quốc3. Những qua đá Nam Trung Quốc
đã ảnh hưởng đến cách chế tạo mũi qua đá Tràng Kênh.

1. Xem Hà Văn Tấn: “Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai”, in
trong sách Theo dấu các văn hóa cổ, Sđd, tr.599-630.
2. Xem Phạm Lý Hương: “Vài nhận xét về những công xưởng chế tác
đồ trang sức cổ ở Hồng Kông và Bắc Việt Nam”, in trong sách Những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 1994, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
3. Xem Phạm Minh Huyền: ““Qua” và “Chương” bằng đá trong các di
tích thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam”, in trong Thông báo khoa học
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 1995, tr.22-38.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 173

Rõ ràng do cùng vị trí ở môi trường biển, cùng sống và hoà


hợp với người Hạ Long, việc giao lưu trao đổi, tiếp xúc và tiếp
biến văn hóa của người Tràng Kênh với các khu vực xung quanh
là khá mạnh.

4. Trạng thái xã hội và văn hóa

“Làng cổ” Tràng Kênh có diện tích khá lớn. Theo điều tra thực
địa, di chỉ này rộng khoảng 10.000m2, chia thành ba khu A, B, C.
Khu A là phần phía nam của di chỉ, phân bố trên sườn đông
của núi Hoàng Tôn và toàn bộ phần thung lũng của dãy núi hình
cánh cung ước khoảng 2.500m2.
Khu B là trung tâm của di chỉ, nằm ở phía bắc của khu A
rộng khoảng 4.000m2.
Khu C cách khu B bởi làng Tràng Kênh hiện đại ở sát bờ tả
của sông Thải rộng ước khoảng 500m2.
Tầng văn hóa di chỉ dày trung bình từ 1,7 - 2,1m chứng tỏ
thời gian cư trú rất lâu dài.
Người Tràng Kênh đã làm các ngôi nhà để cư trú ngoài trời.
Chắc chắn đó là những ngôi nhà đơn giản được làm bằng tre, gỗ,
lá. Dấu vết các ngôi nhà không còn nữa, nhưng trong tầng văn
hóa Tràng Kênh đã tìm thấy các nền đất nện chặt màu vàng có
lẽ là nền nhà.
Trong đợt khai quật lần thứ nhất năm 1969 đã tìm thấy hai
nền đất. Nền đất to nằm sát bờ phía đông nam hố khai quật, màu
vàng, dày 0,15m lèn chặt, mặt nền phẳng. Cạnh nền 1 là một nền
đất khác dày 0,14m hình tròn có đường kính 1,6 - 1,7m. Có lẽ đây
là một công trình kiến trúc ở lớp trên của khu B (dấu tích nền 2
chưa rõ).
Ngoài dấu tích của nền nhà, trong di chỉ còn tìm thấy dấu tích
của 8 bếp lửa. Các bếp lửa này có dấu tích khá rõ như “ông đầu rau”,
174 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

dấu than tro và nhiều tàn tích thức ăn động vật... Số lượng các
bếp lửa phát hiện ở Tràng Kênh khá lớn. Đợt khai quật năm
1969 - 1970 đã tìm thấy 5 bếp ăn, khu B tìm thấy 3 bếp1.
Các bếp đều được thống nhất về cấu trúc, được đắp bằng đất
sét, chứng tỏ việc chọn vị trí bếp không tùy tiện và tạm bợ. Đợt
khai quật năm 1986 tìm thấy 3 bếp2.

1. Trong hố 1A tìm thấy 2 bếp có hình dáng và cấu tạo gần giống nhau.
Nền bếp là loại đất sét mịn màu hung đỏ như màu gạch non, dày 5 - 7cm,
hình gần tròn, có đường kính từ 0,8 - 1,1m. Mặt nền lõm ở giữa, có nhiều
vết than tro và 1 mảnh xương thú cháy xám. Bếp số 4 nhỏ nhất nằm ở độ
sâu 1,7m.
Bếp số 3 ô 17, chiều rộng 1,4 - 1,6m. Giữa nền còn dấu vết ba tảng đá
“ông đầu rau” cao 20 - 25cm, rộng 15 - 20cm, xung quanh có nhiều vết khá
đen, dấu vết than tro tương đối dày. Trong nền đất có một ít gốm vỡ vụn và 1
chạc gốm có quai.
Bếp số 5 chiều rộng hơn 2m có tảng đá lớn và nhiều hòn đá nhỏ có khói
ám. Đã nhặt được một xương hàm trên của lợn (lợn rừng) còn tương đối
nguyên vẹn, các mảnh xương vụn, một đoạn xương ống thú rừng và gốm
vụn, một chân đế đồ đựng gốm có trang trí hình lá quanh thân. Đó là dấu
tích của các loại thức ăn và các đồ đựng hoặc đồ đun nấu thức ăn.
(Xem Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Thành Trai, Phạm Lý Hương, Võ
Quý: Báo cáo khai quật di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng), tư liệu lưu tại Viện
Khảo cổ học, 1969 - 1970).
2. Bếp 1 (H1), diện tích gần 1m2, một mặt là góc đá hộc lớn. Trên
sườn đá hộc này có nhiều vết ám khói. Đất bếp tơi xốp có nhiều than tro
làm đất bếp màu xám đen. Lẫn trong than có nhiều vỏ sò, vỏ ốc biển, xương
cá, lõi vòng.
Bếp 2 (H1), diện tích 0,7m2, gặp nhiều vỏ ốc, ngao, xương cá, xương thú
nhỏ, tro, vỏ sò lớn.
Bếp 3 (H2), diện tích 2m2, dài 1,8m, tập trung nhiều vỏ ốc biển to,
xương cá biển lớn, răng cá. Trong bếp có hòn đá nằm ở hai góc có thể là
hòn kê bếp. Nền đất cháy ở bếp này rất cứng, dày 15cm, có màu gạch non.
(Xem Nguyễn Kim Dung: Khai quật di chỉ Tràng Kênh, Thủy Nguyên,
Hải Phòng (lần thứ hai), tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, 1986).
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 175

Như vậy, trong tổng diện tích khoảng 240m2 đã tìm thấy 8
bếp lửa. Theo tỷ lệ này có thể ước tính làng cổ Tràng Kênh có tới
khoảng 40 - 50 bếp lửa. Điều đó chứng tỏ cư dân làng cổ Tràng
Kênh khá đông đúc.
Trong nơi cư trú, cư dân Tràng Kênh đã thực hiện nếp sống
khá gọn gàng, văn hóa. Các bếp ăn cho thấy họ đã chế biến thức
ăn ngon trên cơ sở nguồn thức ăn dồi dào và phong phú. Rác thải
được thu gom vào một chỗ. Năm 1969 đã tìm thấy hai hố rác.
Hố rác 1 ở sát bờ bắc hố 2A, hình tròn, đường kính 0,8m, đất
trong hố là loại đất mùn màu đen, một số lớn vỏ sò màu trắng.
Hố rác 2 nằm ở bắc khu B, hố nông, rộng hơn 3m. Trong hố có
gốm, xương vỏ các loài nhuyễn thể, xương thú, xương cá, xương
hàm và răng các loài thú ăn cỏ.
Cũng như người thời đại đồ đá, người Tràng Kênh tiếp tục
mai táng người chết ngay tại nơi cư trú. Đợt khai quật năm 1969
đã phát hiện được 3 mộ táng. Cả 3 mộ táng phát hiện được ở
Tràng Kênh đều xuất hiện trong hố 1A. Mộ M1, ở độ sâu 1,4m là
mộ táng của người tuổi vị thành niên. Mộ M2, ở độ sâu 1,6m là
mộ táng của người đàn bà lớn tuổi. Mộ M3, ở độ sâu 1,9m là mộ
táng của một người đàn ông lớn tuổi.
Các mộ táng Tràng Kênh đều chung táng tục. Các mộ đều có
sự gia cố của vật liệu đá (M1 và M2 đáy huyệt đều lát đá cuội).
Cả 3 mộ đều có đá chèn ở một số vị trí như đỉnh đầu, vai, hông,
gối và cổ chân... Các mộ đều được đặt đầu quay hướng bắc1. Các
bộ xương đặt nằm ngửa. Đặc biệt, mộ M3 còn được chôn theo một

1. Xem Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Thành Trai, Phạm Lý Hương, Võ


Quý: Báo cáo khai quật di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng), Tlđd. Trong quá
trình khai thác đá ở đây, công nhân cũng phát hiện ra 2 mộ khác có cùng
phong cách mai táng và cùng chôn hướng bắc. Có 1 mộ có chôn theo 7 vòng
tay, 9 hạt chuỗi, 2 hạt cườm.
176 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

chiếc rìu đá xanh hình thang cân ở trên bụng phía bên phải mộ,
rộng 5cm, dài 6,5cm, dày 1,2cm.
Ở Tràng Kênh còn tìm thấy những vật đeo có hình dáng mang
tính ước lệ cao như vật đeo hình người, vật đeo dáng đầu thú, vật
đeo hình chữ thập, vật đeo hình chữ X. Những vật đeo này vừa
phản ánh nhu cầu làm đẹp, vừa có thể phản ánh quan niệm tín
ngưỡng nào đó.
Tràng Kênh là một công xưởng chế tác đồ đá quy mô lớn đạt
trình độ cao. Điều đó không chỉ thể hiện ở sự hoàn thiện của kỹ
thuật chế tác, các sản phẩm tinh xảo mà còn thể hiện sự phân
công lao động trong xã hội. Công xưởng Tràng Kênh cùng một số
công xưởng cùng thời khác chuyên sản xuất đồ trang sức đá phục
vụ nhu cầu toàn xã hội, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ
của xã hội.
Có thể nói, người Tràng Kênh có đời sống vật chất và tinh
thần khá phong phú. Tuy nhiên, sự phổ biến của công cụ đá
khiến cho nhóm cư dân Tràng Kênh chưa thể vượt khỏi phạm trù
hình thái công xã nguyên thủy. Dẫu sao, trên bình diện chung
của xã hội Việt Nam thời nguyên thủy, với việc bắt đầu xuất hiện
kỹ thuật luyện kim, có thể thấy vai trò của người đàn ông dần trở
nên quan trọng hơn. Trong văn hóa Phùng Nguyên, việc tìm thấy
tượng người đàn ông bằng đá ở di chỉ Văn Điển (Hà Nội) dường
như đã góp phần minh chứng cho điều này. Trong công xưởng chế
tác đá như Tràng Kênh, chắc chắn đòi hỏi nhiều sức khỏe cơ bắp,
sự tài khéo của các thợ nam giới. Trong mộ M3 của Tràng Kênh,
người nam giới được chôn theo một chiếc rìu phần nào cho thấy
thêm tính chất nam quyền ở đây. Trình độ sản xuất cao chính là
cơ sở cho sự ra đời của chế độ thị tộc phụ hệ. Tất cả cho phép nghĩ
rằng, có lẽ công xã nguyên thủy Tràng Kênh đã bắt đầu chuyển
dần từ công xã thị tộc mẫu quyền sang công xã thị tộc phụ quyền.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 177

Ít nhất thì mầm mống của chế độ phụ quyền cũng đã xuất hiện
trong xã hội Tràng Kênh cũng như trong xã hội của các bộ lạc
Phùng Nguyên khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, công xã nguyên thủy Tràng
Kênh nói riêng, Việt Nam nói chung đang bắt đầu tan rã và còn
tiếp tục tan rã trong một thời gian dài sau đó, để rồi cuối cùng
nhường chỗ cho các tổ chức xã hội tiến bộ hơn. Bởi vậy, trong
cộng đồng Tràng Kênh chưa thể có sự phân hóa xã hội sâu sắc.
Các mộ táng Tràng Kênh chưa có biểu hiện khác nhau nhiều
trong đồ tùy táng. Chỉ có một mộ M3 có chôn theo một chiếc rìu
đá hình thang cân. Tuy nhiên, hiện vật đó có khả năng biểu hiện
giới tính vì đó là mộ của người đàn ông.
Dù sao, tính chất chuyên môn hóa của nghề làm đá lúc này
cũng đòi hỏi phải có các nhóm thợ chuyên làm đồ đá, những nhóm
người chuyên làm sản xuất nông nghiệp. Phân công theo giới
tính có thể đã rõ ràng hơn. Người đàn ông đảm đương các công
việc nặng nhọc, cần sức khỏe và sự khéo léo như chế tác đồ đá
hoặc đánh cá biển sâu. Người phụ nữ có thể đảm đương các việc
làm gốm, hái lượm... Tất cả những điều này đều thấy rõ trong di
chỉ Tràng Kênh.

5. Vị trí của cư dân Tràng Kênh trong tiến trình lịch sử


dân tộc

Người Tràng Kênh là những người lao động giỏi, đồng thời
họ cũng là những người có cảm xúc tinh tế về cái đẹp. Mỹ cảm tốt
đã đưa họ tiến tới đỉnh cao của kỹ thuật sản xuất đồ trang sức.
Ngắm nhìn những vòng tay, hạt chuỗi và vật đeo bằng đá ngọc
với các màu xanh như ngọc, trắng như ngà được trau chuốt nhỏ
nhắn, tinh xảo, người xem ngày nay không thể không khâm phục.
Có những công cụ như rìu đá còn được vạch thêm các đường khắc
178 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

chìm để trang trí. Sản phẩm đẹp của họ đã được trao đổi rộng rãi
khắp nơi. Như vậy, những người thợ giỏi Tràng Kênh đã cùng các
công xưởng khác góp phần làm đẹp con người cùng thời ở khu vực
Bắc Việt Nam và các vùng rộng hơn. Điều đó cũng phần nào phản
ánh đời sống tinh thần phát triển cao của xã hội đương thời.
So với các cư dân Phùng Nguyên ở châu thổ Bắc Bộ, gốm
của người Tràng Kênh không tốt và không đẹp bằng. Tuy nhiên,
người Tràng Kênh vẫn thể hiện tài năng thẩm mỹ riêng của họ
trên đồ gốm. Họ đã tạo ra rất nhiều đồ án riêng: văn vạch đập với
vết đập rộng và nông; văn vạch đập có vạch ngang; văn in vuông
thô (các nơi khác cũng có nhưng không giống về cách thể hiện);
văn gờ nổi mờ, thấp, dưới rãnh có vẽ đường sóng, chữ S đơn hay
kép (các nơi khác nổi rõ); văn khắc vạch hình chữ nhật đầu cong
tròn có hai hàng xếp so le; văn chấm dải Tràng Kênh không có
chấm liên tục mà chấm rời và chấm dích dắc song song.
Trong buổi đầu của thời đại kim khí, thời đại có sự tiến bộ
được đánh dấu bởi sự tham gia của kim loại đồng, cư dân trên
hầu khắp mọi miền đất nước đều đạt những thành tựu nhất
định, tạo những tiền đề cho quá trình dựng nước đầu tiên sau
đó. Trong tiến trình đó, các bộ lạc Phùng Nguyên ở lưu vực sông
Hồng là các bộ lạc tiên tiến, là cội nguồn, là trung tâm có sức thu
phát mạnh mẽ đối với các trung tâm khác ở Bắc Việt Nam và Bắc
Trung Bộ như Hoa Lộc (Thanh Hóa), Bàu Tró (Quảng Bình) và
khu vực Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh).
Khu vực Đông Bắc lúc này đang là thời kỳ thịnh đạt của văn
hóa Hạ Long. Giữa hai khu vực này có hệ thống giao thông thủy,
bộ rất thuận lợi. Qua cửa sông Bạch Đằng và theo con đường
thủy, người Hạ Long đã được hút vào chung sức xây vùng châu
thổ. Theo chiều di chuyển này, người Hạ Long đã để lại dấu ấn
hòa hợp vùng trung châu như di tích Mả Đống - Gò Con Lợn.
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 179

Người Hạ Long còn có chiều di chuyển dọc theo ven biển về phía
nam trong quan hệ với văn hóa Hoa Lộc (Thanh Hóa). Cũng theo
con đường này, người Phùng Nguyên ở trung tâm đất Tổ tỏa
xuống qua Bãi Tự (Bắc Ninh), đến Tràng Kênh (Hải Phòng) và
cùng một bộ phận người Hạ Long (Hải Phòng) hòa hợp tạo nên
một trung tâm sản xuất và trao đổi sầm uất nhất khu vực Đông
Bắc: trung tâm Tràng Kênh (bao gồm các di tích Tràng Kênh,
Đầu Rằm, Bồ Chuyến). Trung tâm này là kết quả hòa hợp giữa
hai nhóm người Hạ Long - Phùng Nguyên và thực sự tiến hành
sự phân công lao động của xã hội lúc đó là chuyên sản xuất đồ
trang sức phục vụ nhu cầu làm đẹp của xã hội Phùng Nguyên ở
vùng đồng bằng châu thổ và xa hơn, tiến hành trao đổi, giao lưu
với các khu vực khác của đất nước (Thanh Hóa), khu vực Nam
Trung Quốc và Đông Nam Á.
Phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất, chuyên sản
xuất đồ trang sức, phát triển trao đổi, buôn bán là những nét
đặc sắc của người Tràng Kênh. Cùng với các bộ lạc Hạ Long,
đặc điểm này vừa phản ánh trình độ cao của xã hội, vừa tạo
nên sự gắn kết giữa các khu vực cách xa nhau trên các miền đất
nước, thúc đẩy sự phát triển của cư dân các vùng lãnh thổ khác
nhau. Vai trò này đã thấy rõ trong văn hóa Hạ Long, nhưng đặc
biệt mạnh hơn với cư dân Tràng Kênh. Với văn hóa Hạ Long là
giao lưu, chuyển cư và sống đan xen trong khu vực châu thổ. Với
người Tràng Kênh là sự giao lưu, di chuyển, hòa hợp tạo nên sự
tiến bộ, phát triển và thống nhất trên một địa vực rộng lớn hơn.
Đó là vị trí lịch sử đặc biệt của cư dân Tràng Kênh và cư dân
Hạ Long trong tiến trình lịch sử đất nước thời nguyên thủy. Tiến
trình giao thoa này, sau đó kết hợp với huyền sử, dường như đó
là “cốt lõi” sự thực của lịch sử Việt Nam với truyền thuyết Mẹ Âu
Cơ - Cha Lạc Long Quân sinh ra 100 con từ một bọc để rồi 50 con
theo mẹ về núi, 50 con theo cha xuống biển, tạo nên thế lưỡng
180 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

phân, lưỡng hợp trong diễn trình lịch sử xây dựng đất nước của
các cộng đồng người nguyên thủy khu vực Bắc Bộ trước khi tiến
vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước trong bối cảnh lịch sử Đông
Nam Á thời cổ xưa.
Tiến trình phân đôi hòa hợp này vẫn còn gặp sau đó trong
quá trình tham gia vào các trang sử dựng nước tiếp theo của lịch
sử Hải Phòng.
*
* *
Tóm lại, lịch sử nguyên thủy Hải Phòng được bắt đầu từ
khoảng 2 vạn năm trước với cư dân Soi Nhụ và văn hóa Soi
Nhụ. Bấy giờ biển còn ở rất xa, đất liền còn lan rộng qua quần
đảo Cát Bà. Người Soi Nhụ chủ yếu sống trong các hang động
trên đảo lớn Cát Bà và một phần Thủy Nguyên. Họ săn bắt,
hái lượm các sản vật tự nhiên trên rừng và sông suối, nhưng
họ cũng bắt đầu thấy được những lợi ích to lớn của biển khơi vì
so với các cư dân cùng thời ở Việt Nam sống các nơi khác thì họ
sống gần biển hơn cả.
Khoảng 6.000 - 4.000 năm cách ngày nay, cư dân Soi Nhụ dần
dần phát triển lên người Cái Bèo. Cư dân Cái Bèo là những người
khai thác kinh tế biển đầu tiên ở Hải Phòng. Qua thời kỳ xáo
động không nhỏ của đợt biển tiến toàn cầu (biển tiến Flandrian),
khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh dần dần nảy sinh nền văn hóa
Hạ Long. Khoảng 4.000 - 3.500 cách ngày nay, văn hóa Hạ Long
đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ trên đảo Cát Bà.
Khoảng cuối thời kỳ văn hóa Hạ Long, do vị trí giao thông
trọng yếu của khu vực Đông Bắc Việt Nam và quốc tế, các nhóm
người nhiều vùng khác nhau ở khu vực Bắc Việt Nam và lân
cận đã tụ hội, hòa hợp với người Hạ Long làm ăn, buôn bán tạo
nên trung tâm Tràng Kênh với nhóm di tích Tràng Kênh phân
Chương I Vùng đất Hải Phòng thời nguyên thủy 181

bố ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), Yên Hưng và Hoành Bồ (Quảng


Ninh). Người Tràng Kênh sống cùng thời với người Phùng Nguyên
(giai đoạn cuối) và người Đồng Đậu (giai đoạn sớm) khu vực châu
thổ sông Hồng và là giai đoạn văn hóa rực rỡ nhất của lịch sử Hải
Phòng thời nguyên thủy.

You might also like