Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 84

HẢI PHÒNG

Chương III

VÙNG ĐẤT HẢI PHÒNG


LỊCH SỬ

THỜI KỲ NGHÌN NĂM


ĐẤU TRANH GIÀNH
ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 267

N ăm 179 Tr.CN, sau khi thất bại của An Dương Vương


trước cuộc xâm lược của Triệu Đà, thời kỳ nghìn năm
Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ chính thức bắt đầu.
Các chính quyền đô hộ Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề,
Lương, Trần, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ với mưu
đồ quyết tâm đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt nhằm biến Việt
Nam thành châu, quận nội thuộc phong kiến phương Bắc.
Tình hình đó đã tạo nên một thời kỳ mới trong lịch sử Việt
Nam: Thời kỳ nhân dân Việt Nam bền bỉ duy trì và phát triển
nền văn hóa Việt, kiên cường đấu tranh chống đô hộ, chống
đồng hóa để giành lại nền độc lập, tự chủ. Đó là một thử thách
vô cùng ác liệt đối với sự tồn vong của dân tộc trước một kẻ thù
có tiềm lực kinh tế, quân sự, có nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi
và tàn bạo. Kẻ địch đã dùng nhiều chính sách khác nhau: một
mặt không ngừng bóc lột nhân dân ta bằng cống nạp, tô thuế;
mặt khác ra sức hủy hoại di sản văn hóa dân tộc (thu trống đồng
Đông Sơn để đúc cột đồng Mã Viện), bắt dân Việt theo lễ nghĩa
Hán và luật pháp Hán. Một khi các chính sách đó thất bại thì
chúng dùng vũ lực đàn áp. Nhưng mọi âm mưu của địch đều bị
thất bại trước sức đấu tranh kiên trì, mạnh mẽ của dân tộc Việt
Nam. Từ truyền thống quật khởi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
đến đại thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt vĩnh viễn giấc
mơ đồng hóa Việt Nam của ngoại bang phía Bắc. Trong suốt
quá trình đấu tranh oanh liệt của dân tộc, nhân dân Hải Phòng
đã đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió, vừa tiếp nhận các luồng
giao lưu kinh tế và văn hóa từ bên ngoài vào Việt Nam, vừa tích
cực lao động và chiến đấu góp phần giành lại độc lập dân tộc,
268 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

xứng đáng là vị trí tiền tiêu trong hệ thống phên giậu phía Đông
Bắc của Tổ quốc.
Trong thời gian nghìn năm chống Bắc thuộc, các nguồn
tư liệu về lịch sử Hải Phòng cực kỳ hiếm hoi. Thư tịch cổ hầu
như không có ghi chép gì cụ thể về Hải Phòng thời này. Do
vậy, cũng như việc nghiên cứu thời kỳ tiền sơ sử, nghiên cứu
lịch sử Hải Phòng thời chống Bắc thuộc vẫn chủ yếu dựa vào
tư liệu khảo cổ học và thần tích địa phương. Căn cứ vào tài
liệu khảo cổ học, các di tích lịch sử, thần tích ở Hải Phòng kết
hợp với thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, có thể phân
chia lịch sử Hải Phòng trong thời kỳ Bắc thuộc - chống Bắc
thuộc thành hai thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Hải Phòng từ buổi đầu thời kỳ Bắc thuộc
(năm 179 Tr.CN) đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
- Thời kỳ thứ hai: Hải Phòng từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
đến thời kỳ họ Khúc giành lại độc lập, tự chủ.

I- TỪ BUỔI ĐẦU THỜI KỲ BẮC THUỘC (NĂM 179 Tr.CN)


ĐẾN KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40

1. Các dấu tích địa hình cư trú

Trong khoảng thời gian này, các di tích khảo cổ thời này tuy
rất ít nhưng cũng đã phát hiện ở Hải Phòng có di tích mộ táng
và di chỉ cư trú.
a) Di tích mộ táng
Ở Hải Phòng, khảo cổ học đã phát hiện một số di tích mộ
thuyền và mộ huyệt đất có niên đại khoảng thế kỷ I Tr.CN -
khoảng thế kỷ I - II SCN.
Mộ thuyền: Mộ thuyền vẫn là một loại hình di tích quan trọng
của cư dân Văn Lang - Âu Lạc thời văn hóa Đông Sơn. Truyền
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 269

thống mộ thuyền Đông Sơn kéo dài đến khoảng thế kỷ I - II SCN
và nhiều thời kỳ sau đó. Tại Hải Phòng, đã tìm thấy khu mộ
thuyền Quyết Tiến (Tiên Lãng), mộ Núi Thành Dền (Thủy Nguyên)
thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn.
Mộ thuyền Quyết Tiến thuộc thôn La Cầu, xã Quyết Tiến,
huyện Tiên Lãng: Đã phát hiện được 5 mộ, trong đó có 1 mộ được
nghiên cứu kỹ có quan tài hình thuyền dài 1,8m, rộng 0,5m, sâu
0,35m; hai đầu quan tài được ghép thêm hai miếng ván hình bán
nguyệt, đầu quan tài hình lục giác.
Mộ Núi Thành Dền được phát hiện ngẫu nhiên. Quan tài
hình thuyền dài 2,95m, đường kính 0,6m. Di vật thu được
khá phong phú, gồm đồ gỗ (7 mâm bồng, 5 tượng nhỏ, mai,
đĩa, chén, lược), đồ gốm (bình, lọ, vò, chum, bát), dấu tích
thực vật có một số quả cau và lá trầu không. Đây là bằng
chứng quan trọng về văn hóa Đông Sơn muộn ở Hải Phòng
tiếp nối truyền thống mộ thuyền Việt Khê, Thủy Sơn, Phương
Chử Đông trước đó. Mặt khác, mộ thuyền Quyết Tiến đã tiếp
tục minh chứng sự lan tỏa mạnh mẽ của người Hải Phòng về
phía đồng bằng ven biển vào khoảng các thế kỷ trước và sau
Công nguyên1.
Mộ huyệt đất: Là loại mộ xuất hiện từ rất sớm, nhưng mỗi
nơi, mỗi thời kỳ đều có các loại hình khác nhau. Vào buổi đầu thời
kỳ Bắc thuộc, bên cạnh mộ huyệt đất Việt, có thêm các loại mộ
huyệt đất Nam Trung Quốc. Thời kỳ Tây Hán đô hộ Việt Nam,
mộ huyệt đất đã được tìm thấy ở Thiệu Dương (Thanh Hóa) và
Thủy Nguyên (Hải Phòng). Mộ huyệt đất Thiệu Dương có hình

1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.40, 91-92,
102. Ngôi mộ được Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ học nghiên cứu
năm 1997.
270 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

chữ nhật được khoét trên vùng đất bằng1. Trái lại, mộ huyệt đất
Thủy Nguyên (Hải Phòng) được khoét hình gần hình chữ nhật
rất sâu (3 - 4m) trên các sườn đồi núi, vách mộ gần phía đáy có
khoét ngách vòm. Đây là kiểu mộ đất khá đặc biệt, duy nhất ở
nước ta được thấy tại Thủy Nguyên.
Khảo cổ học đã khai quật một số mộ thuộc loại này như mộ
Điệu Tú, mộ Chà Vàng:
Mộ huyệt đất Điệu Tú thuộc thôn Điệu Tú, xã Liên Khê,
huyện Thủy Nguyên. Tại đây, đã khai quật 2 mộ, tiêu biểu là
mộ số 2. Mặt bằng mộ gần hình chữ nhật được đào thẳng trên
sườn đồi, sâu 3 - 3,50m. Hiện vật trong mộ khá phong phú gồm
các loại công cụ (rìu, cuốc), vũ khí (dao, kiếm, mũi nhọn), trống
đồng, bình vò, âu, liễm bằng đồng các loại chất liệu đồng, sắt, đất
nung... Mộ có niên đại khoảng thế kỷ I - II SCN2.

1. Xem Lê Trung: "Những ngôi mộ cổ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương",


in trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1966.
2. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật khu mộ
Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, tư liệu
lưu tại Viện Khảo cổ học, 2002.
Mộ đất Điệu Tú được Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hải Phòng phát
hiện và khai quật “chữa cháy” tháng 3/2001. Mộ nằm trên một sườn đồi
thấp thuộc nhà ông Ngô Bá Toán. Mộ được chủ vườn phát hiện ngẫu nhiên
khi san đất làm vườn. Huyệt mộ dài 4 - 4,25m, rộng 3 - 3,5m, sâu 3,5 -
4m (không tính phần mặt đồi đã được hạ thấp khoảng 1m. Biên mộ là đá
vỉa, đá gốc là loại đá vôi đã bị phong hóa). Đất lấp mộ có độ kết dính cao
trộn lẫn với đá dăm nhỏ. Nền mộ được nện bằng phẳng. Hiện vật được xếp
thành từng nhóm theo chất liệu: đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm. Đồ đồng có 2 rìu,
4 giáo, 4 dao, 1 nồi, 1 chõ (lư), 9 mảnh trống đồng, 3 liễm, 1 mũi nhọn. Đồ
sắt có 4 kiếm, 1 cuốc và nhiều mảnh chưa rõ hình dạng. Đồ đất nung có 5
bình, 8 âu, 2 nồi, 2 vò và nhiều mảnh vỡ khác. So sánh chung loại hình mộ
và di vật cho thấy niên đại vào khoảng thế kỷ I - II SCN.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 271

Mộ huyệt đất Chà Vàng nằm trên đồi Chà Vàng, thôn Pháp
Cổ, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên. Mộ huyệt đất Chà Vàng
cũng được đào sâu xuống sườn đồi, mặt bằng gần hình chữ nhật.
Mộ Chà Vàng có nét đặc biệt hơn mộ Điệu Tú ở phần ngách vòm.
Ở độ sâu 3m, mộ được khoét ngách hình vòm cuốn ở vách Đông
dài 1,2m, cao 1m1.
Điều tra ban đầu cho thấy tại di tích còn có hàng loạt ngôi
mộ huyệt đất khác cũng được khoét ngách vòm tương tự, cá biệt
có mộ có hai ngách vòm. Trong các ngách vòm này đều có để di
vật. Các mộ huyệt đất đồi Chà Vàng có niên đại tương tự như mộ
Điệu Tú khoảng thế kỷ I đến đầu thế kỷ II.

b) Dấu tích di chỉ cư trú


Ngoài các di tích mộ táng, dấu hiệu của di chỉ cư trú cực kỳ
hiếm của người Hải Phòng thời này cũng đã được phát hiện. Ở
Tiên Đôi Nội (Đoàn Lập, Tiên Lãng), trong quá trình canh tác đã
tìm thấy lao đồng và chì lưới bằng đất nung trong lớp đất màu
đen có nhiều vỏ nhuyễn thể ở độ sâu 2 - 2,5m2.
Cùng với nguồn tư liệu khảo cổ học, tại Hải Phòng các nhà khoa
học của Bảo tàng Hải Phòng còn điều tra, phát hiện và nghiên cứu
khá nhiều di tích thờ các tướng lĩnh Hải Phòng tham gia khởi nghĩa
Hai Bà Trưng. Hiện nay, đã thống kê sơ bộ được các di tích như sau:

1. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Phúc Thọ,
Nguyễn Văn Phương: “Khu mộ cổ xã Lại Xuân, Hải Phòng”, in trong sách
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002, tr.538-540.
2. Xem Trịnh Minh Hiên: “Phát hiện mũi lao đồng ở Tiên Đôi Nội, xã
Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)”, in trong sách Những phát hiện
mới về khảo cổ học năm1996, Sđd, tr.189-190.
272 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Khu vực nội thành Hải Phòng: 3 di tích1; huyện Vĩnh Bảo: 5 di tích2;
huyện Tiên Lãng: 5 di tích3; huyện Thủy Nguyên: 6 di tích4; huyện
An Lão: 1 di tích5; huyện An Dương: 1 di tích6. Tổng hợp, gạn lọc tất
cả các nguồn tài liệu này, có thể góp phần tìm hiểu phần nào lịch sử
Hải Phòng buổi đầu thời kỳ chống Bắc thuộc được rõ nét hơn.
Qua đây, có thể thấy, người Hải Phòng trong thời kỳ Bắc thuộc
đã nối tiếp thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc mở rộng và phát triển địa bàn
cư trú hầu khắp vùng đất Hải Phòng ngày nay. Trong đó, nối tiếp
truyền thống Việt Khê, khu vực phát triển thịnh đạt nhất vẫn là
vùng đất Thủy Nguyên, nơi đầu mối giao thông thuận lợi nhất của
vùng biển Đông Bắc. Đặc biệt, dấu tích cư trú Tiên Đôi Nội (Tiên
Lãng) đã phản ánh việc mở rộng khu cư trú của người Đông Sơn
muộn về phía đồng bằng ven biển.

1. Các số liệu các di tích, thần tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng dựa chủ yếu vào tài liệu của nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Xem
Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường của nhân
dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd) và Hồ sơ xếp hạng di tích của Bảo
tàng Hải Phòng. Theo đó, nội thành Hải Phòng có các di tích thờ Nữ tướng
Lê Chân (đền Nghè): Lệnh Bá - Chính Trọng trang Quỳnh Bảo (phường
Hùng Vương, quận Hồng Bàng) (đình Quỳnh Cư). Bảo tàng Hải Phòng còn
nghiên cứu các di tích như: Miếu An Đà (phường Đằng Giang, quận Ngô
Quyền) thờ Nữ Ninh hiển thánh, bộ tướng của bà Lê Chân. Đền Tiên La (số
14, ngõ 375, phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền) thờ Bát Nàn công chúa; đình An
Biên (ngõ 170, phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân) thờ Nữ tướng Lê Chân.
2. Huyện Vĩnh Bảo có các di tích thờ Phạm Đàm trang Lễ Hợp (xã Tam
Đa); Long Lang thôn Trung Am (xã Lý Học); bốn anh em Hùng Công, Uy Công,
Dũng Công, Lược Công trang Cao Hải (xã Tân Liên); Nữ tướng Lê Chân đình
An Biên (xã Hưng Nhân); Đào Công Tế, Miếu Dâu (xã Giang Biên).
3. Huyện Tiên Lãng có các di tích thờ ba chị em họ Tạ trang Trình Xuyên
(xã Tiên Minh); ba anh em Hùng Công, Dũng Công, Lược Công trang Tỉnh Lạc
(xã Đoàn Lập); Đào Quang trang Cựu Đôi (thị trấn Tiên Lãng); Nguyễn Minh
trang Tiên Đôi (xã Đoàn Lập); Đào Lang thôn Cương Nha (xã Khởi Nghĩa).
4. Huyện Thủy Nguyên có các di tích thờ ba anh em họ Trương động
Thiểm Khê (Liên Khê); Sĩ Quyền trang Đồng Lý (xã Mỹ Đồng).
5. Huyện An Lão có di tích thờ mẹ con Ngũ Đạo tướng quân trang
Thượng Câu (xã Tân Viên).
6. Huyện An Dương có di tích thờ Hoàng Độ trang Nại Xuyên - Ngọ
Dương (xã An Hòa).
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 273

Sơ đồ các di tích mộ Bắc thuộc ở Thủy Nguyên - Hải Phòng


Nguồn: Nguyễn Đăng Cường

Sơ đồ sự phân bố di tích mộ táng ở đồi Thông


thôn Điệu Tú - xã Liên Khê - huyện Thủy Nguyên
Nguồn: Nguyễn Đăng Cường
274 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mặt bằng mộ 1 Mặt bằng mộ 2

Giáo đồng Giáo đồng Dao

Bình đồng

Hiện vật đồ đồng Điệu Tú


Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 275

Lao đồng

Đỉnh (?) đồng

gương đồng sưu tầm


ở Liên Khê

Đỉnh (?) đồng

Khay đồng

Mảnh chân trống đồng


Đông Sơn
Mảnh chân trống đồng
Đông Sơn

Hiện vật đồ đồng Điệu Tú


276 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Hiện vật đồ đồng Điệu Tú

Hiện vật đồ sắt mộ Điệu Tú


Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 277

Các loại hình vò gốm Điệu Tú


278 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III

Vỏ gốm văn in, thế kỷ II - III

Chén gốm 2 tai

Vỏ gốm men, thế kỷ II - III

Nồi gốm men, thế kỷ II - III

Vỏ gốm men, thế kỷ II - III

Các loại hình gốm Liên Khê


Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 279

2. Hải Phòng trong đơn vị hành chính buổi đầu thời kỳ


Bắc thuộc

Trong thời kỳ Bắc thuộc, Việt Nam nhiều lần thay đổi tên
các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, các ghi chép về sự thay đổi đó
hết sức sơ sài, thậm chí còn có những sai lệch khác nhau giữa
các nguồn tư liệu, do đó rất khó xét đoán Hải Phòng thuộc vùng
đất nào, nhất là đối với các thời kỳ thuộc Triệu và thuộc Tây Hán
(179 Tr.CN - khoảng đầu Công nguyên).
Theo thư tịch cổ, sau khi chinh phục được Âu Lạc, Triệu Đà
đã sáp nhập Âu Lạc vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc thành
hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân1. Quận Giao Chỉ là vùng Bắc Bộ
ngày nay, quận Cửu Chân gồm vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An và
Hà Tĩnh. Như vậy, thời thuộc Triệu, vùng đất Hải Phòng thuộc
quận Giao Chỉ. Tuy nhiên, dấu tích quận trị Giao Chỉ thời này
hiện nay chưa rõ ở đâu. Chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu bắt đầu
thực thi chính sách cai trị nước ta. Nhà Triệu đặt mỗi quận một
viên Quan sứ (sứ giả đại diện cho triều đình nhà Triệu đang đóng
đô ở Phiên Ngung). Điều đó có nghĩa là Nam Việt tuy cai trị nước
ta nhưng sự cai trị đó là không trực tiếp. Dưới quận vẫn là chế
độ Lạc tướng cai trị Lạc dân. Các quan sứ của nhà Triệu chỉ tiến
hành kê khai hộ khẩu để thu thuế bằng hệ thống cống phẩm2.

1. Xem Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Thuận Hóa,
Huế, 1996, tr.28-37.
2. Xem Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.234. Các quan sứ nhà Triệu ở hai quận Giao
Chỉ và Cửu Chân đã thống kê được 40 vạn dân số.
Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Trung Quốc xã hội khoa
học Viện Khảo cổ học nghiên cứu sở, Quảng Đông tỉnh Bác vật quán: Tây
Hán Nam Việt Vương mộ, Tlđd. Đáng chú ý là trong mộ Nam Việt Vương
ở Quảng Châu đã tìm thấy nhiều thạp đồng Đông Sơn muộn được các nhà
khảo cổ học xem là đồ đựng những đồ cống phẩm thu được từ Âu Lạc.
280 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Có thể nói ảnh hưởng của Nam Việt đối với Âu Lạc là rất ít.
Trong phạm vi Âu Lạc nói chung, quận Giao Chỉ nói riêng, chưa
tìm thấy các di tích thời thuộc Triệu. Trái lại, các di tích Đông
Sơn muộn của người Việt cổ vẫn tìm thấy khắp nơi.
Năm 111 Tr.CN, nhà Hán huy động 10 vạn quân tấn công
tiêu diệt Nam Việt. Nhà nước Nam Việt bị chia rẽ cho nên sau
một thời gian chống cự đã bị quân Hán đánh bại. Quân Hán
chiếm đóng kinh đô Phiên Ngung (Quảng Châu). Quan lại của
Nam Việt lần lượt đầu hàng nhà Hán. Chớp cơ hội đó, một thủ
lĩnh Việt ở Âu Lạc là Tây Vu Vương đã nổi dậy chống lại bọn đô
hộ. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Hai quan sứ của Nam
Việt Vương ở Âu Lạc đã đem trâu bò, rượu cùng sổ hộ khẩu của
Âu Lạc đến Hợp Phố nộp cho viên tướng Hán là Lộ Bác Đức. Nước
Âu Lạc từ nhà Nam Việt chuyển sang tay nhà Tây Hán.
Chiếm được Nam Việt, nhà Hán lập ra bộ Giao Chỉ trông coi
9 quận, trong đó có 3 quận thuộc phạm vi nước Âu Lạc cũ của An
Dương Vương là: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ),
Nhật Nam (Trung Trung Bộ). Hải Phòng lúc này vẫn thuộc quận
Giao Chỉ như thời Nam Việt. Quận Giao Chỉ thời Hán được chia
thành 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc
Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên và Chu Diên1. Trong
10 huyện trên thì Hải Phòng thuộc huyện nào, hiện nay, chưa có
nhiều tư liệu để xác định chính xác điều này (?). Có một số nhà
địa lý học lịch sử đã nghiên cứu vấn đề này nhưng các ý kiến còn
rất khác nhau. Đặng Xuân Bảng xác định vùng đất Lý Nhân,
Nam Định, Hải Dương thuộc huyện Kê Từ; Hải Dương gồm cả
vùng đất Hải Phòng và Hải Dương ngày nay. Điều đó có nghĩa

1. Xem Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.38.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 281

là Đặng Xuân Bảng xác định Hải Phòng thuộc huyện Kê Từ1.
Đinh Văn Nhật cũng xác định một phần đất của Hải Phòng thuộc
huyện Kê Từ2. Madrolle căn cứ vào Thủy kinh chú xác định vùng
đất kẹp giữa sông Kinh Thầy và sông Thái Bình là huyện An
Định. Vùng đất này gồm Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Điều đó có nghĩa là theo Madrolle, Hải Phòng thời Tây Hán thuộc
huyện An Định3. Đào Duy Anh dường như nghiêng nhiều về ý
kiến này, tuy trong công trình của mình, ông không nhắc đến Hải
Phòng mà chỉ nhắc đến vùng Hưng Yên và Hải Dương4. Như vậy,
đối với các huyện của quận Giao Chỉ thời Tây Hán, giới nghiên
cứu chỉ đoán định tương đối chính xác vị trí một số huyện như
Liên Lâu, Vọng Hải, Mê Linh, v.v.. Còn các huyện khác và vị trí
của Hải Phòng đích xác là thuộc An Định hay Kê Từ vẫn cần đợi
các công trình nghiên cứu công phu hơn.
Bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ Tây Hán, đứng đầu bộ
Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu mỗi quận có một viên Thái
thú. Như vậy, chính quyền Tây Hán đã tăng cường áp đặt Âu Lạc
cũ bằng việc đặt hẳn một chức quan cai trị, khác với nhà Triệu
chỉ cử sứ giả đại diện cho nhà vua thu thuế. Tuy nhiên, hình thức
cai trị của nhà Tây Hán cũng mới chỉ dừng ở cấp quận. Còn dưới
huyện, nhà Tây Hán vẫn để nguyên như cũ. Đứng đầu vẫn là các
Lạc tướng của người Việt làm huyện lệnh mang ấn đồng có dây

1. Xem Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Nxb. Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 1997, tr.308; Đinh Văn Nhật: “Vị trí các huyện Khúc Dương,
An Định, Bắc Đái và Kê Từ”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo
cổ học năm 1981, Hà Nội, 1982, tr.175-178.
2. Xem Đinh Văn Nhật: “Vị trí các huyện Khúc Dương, An Định, Bắc
Đái và Kê Từ”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1981,
Sđd, tr.175-178.
3. Madrolle: Bắc Kỳ thời cổ, tư liệu Viện Khảo cổ học, 1937, tr.22.
4. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.47.
282 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

tua xanh. Điều đó có nghĩa là cũng như nhà Triệu, chính quyền
Tây Hán vẫn sử dụng nguyên tầng lớp quý tộc bản địa, duy trì
chế độ chính trị của người bản địa để cai trị Âu Lạc.
Về dân số, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) trong đó gồm cả khu vực
Hải Phòng dưới thời Tây Hán có 92.440 hộ với 746.237 nhân
khẩu1. Như vậy, có thể thấy dân số Âu Lạc dưới thời Tây Hán đã
tăng hơn nhiều so với trước đó chỉ có khoảng 400.000 người2.
Năm thứ 8 SCN, ở Trung Quốc, Vương Mãng cướp ngôi nhà
Tây Hán lập ra triều Tân. Triều đại này tồn tại không lâu, đến
năm 23 đã bị nhà Đông Hán thay thế. Từ đầu Đông Hán cho đến
khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, các đơn vị hành chính ở Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam và vùng Hải Phòng về cơ bản vẫn giữ
nguyên như trước đó.

3. Tình hình kinh tế


Do chính sách dùng người Việt cai trị người Việt để thu thuế,
kinh tế Âu Lạc nói chung và kinh tế Hải Phòng nói riêng thời
này tiếp tục phát triển trên cơ sở của nền kinh tế Âu Lạc trước
đó. Đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế Hải Phòng thời này là:
- Duy trì và phát triển nền kinh tế thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Tiếp thu thêm một số thành tựu kỹ thuật sản xuất của
phương Bắc truyền xuống.
a) Nông nghiệp
Công việc khẩn hoang phát triển nông nghiệp được đẩy mạnh
hơn theo sự mở mang của đồng bằng. Dấu tích các khu cư trú thời
này đã toả rộng hơn xuống các vùng đồng bằng như Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo (di tích Quyết Tiến, Tiên Đôi Nội). Vùng Hải Phòng
tiếp tục là nơi thu hút cư dân nhiều miền đất nước đến sinh sống.

1, 2. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.241, 240.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 283

Đó là trường hợp bà Lê Chân từ Đông Triều (Quảng Ninh) về lập


làng Vẻn (An Biên xưa, nay thuộc địa bàn quận Lê Chân, thành
phố Hải Phòng). Hoặc trường hợp viên quan lang họ Lỗ ở Hoan
Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) do bị Tô Định o ép đã đến xin cư trú tại
trang Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên1, v.v..
Trên các địa bàn cũ như Thủy Nguyên, khu vực quanh Núi
Voi huyện An Lão, nghề trồng lúa nước phát triển mạnh hơn
trước. Lúc này, đồ sắt ở Bắc Bộ đã trở thành công cụ sản xuất phổ
biến hơn. Các di tích có di vật sắt được tìm thấy nhiều hơn. Trong
một số di tích, đồ sắt đã được tìm thấy nhiều và chiếm vị trí chủ
đạo. Ví dụ: Mộ Xuân La (Hà Nội) có 22 đồ sắt gồm: 19 cuốc, 3 rìu;
mộ Phương Tú (Hà Tây, nay là Hà Nội) có 14 đồ sắt gồm: 2 cuốc,
7 rìu, 2 kiếm, 1 giáo2.
Tại Hải Phòng, trong mộ Điệu Tú (Thủy Nguyên) đã tìm thấy
2 cuốc sắt. Cuốc sắt Điệu Tú có dáng hình chữ U, là loại cuốc phổ
biến tại Việt Nam thời đó. Do bị ngâm lâu ngày dưới đất, hai
chiếc cuốc bị dính liền không tách rời ra được. Cuốc cao 10,5cm,
lưỡi rộng 14,5cm. Cuốc có họng tra cán gần hình thang cân3. Gần
Thủy Nguyên, di chỉ Đầu Rằm (Yên Hưng, Quảng Ninh) cũng
tìm thấy cuốc sắt4. Điều đó chứng tỏ đồ sắt đã khá phổ biến ở hai
bên bờ sông Bạch Đằng. Các công cụ sắt với đặc tính cứng, sắc đã
xuất hiện ngày một nhiều và đang dần thay thế các công cụ bằng
đồng. Với sự phổ biến loại công cụ tiên tiến này, công việc làm
ruộng nương dễ dàng hơn rất nhiều.

1. Thần tích Sĩ Quyền, đình Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy


Nguyên, Tlđd.
2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd.
3. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật mộ
Điệu Tú (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), Sđd.
4. Xem Phạm Thị Ninh, Trịnh Sinh, Trịnh Hoàng Hiệp: Báo cáo khai
quật di chỉ Đầu Rằm (xã Hoàng Tân, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh),
tư liệu lưu tại Viện Khảo cổ học, tr.24.
284 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Vào khoảng thời gian này, biển tiếp tục lùi xa hơn, đồng bằng
tiếp tục lan rộng hơn. Theo bước lùi của biển cả, người Hải Phòng
tiếp tục mở rộng phạm vi sản xuất xuống vùng đồng bằng mới
hình thành. Chính vì vậy, các di tích Đông Sơn lúc này đã tìm
thấy ở các khu vực thấp hơn và xa hơn rất nhiều so với các địa
bàn cũ thời Văn Lang, Âu Lạc như di tích mộ thuyền Quyết Tiến,
di tích Tiên Đôi Nội (Tiên Lãng). Quyết Tiến, Tiên Đôi Nội là các
di tích có vị trí khá xa so với trung tâm Núi Voi thời Văn Lang -
Âu Lạc. Các di tích này cho thấy rõ địa bàn cư trú và sản xuất
nông nghiệp ở Hải Phòng đầu thời Bắc thuộc đã được mở rộng
hơn thời trước rất nhiều.
Các phương pháp trồng lúa “hỏa canh thủy nậu” và các biện
pháp cày cuốc thời trước vẫn tiếp tục được duy trì. Năng suất lúa
ở Giao Chỉ nói chung đã cao hơn1. Thư tịch cổ ghi rằng, khu vực
Giao Chỉ đã cung cấp lúa cho khu vực Cửu Chân (gồm Thanh
Hóa và một phần Nghệ An, Hà Tĩnh). Lúa Giao Chỉ còn cung cấp
cho khu vực Hợp Phố (Quảng Đông) vì ở đây chuyên mò ngọc trai.
Hẳn rằng, lúa khu vực Giao Chỉ cũng có sự đóng góp nhất định
của lúa vùng Hải Phòng. Thư tịch cổ còn ghi rằng, miền Giao Chỉ
gần bể có nhiều hoa quả như long nhãn, vải, chuối, cam, quýt2.
Như vậy, ngoài việc trồng lúa, người Hải Phòng tiếp tục phát
triển nghề làm vườn.
Vết tích một vài loại quả thời này cũng đã được tìm thấy trong
một số di tích khảo cổ học. Trong mộ thuyền Kiệt Thượng I (Văn An,
Chí Linh, Hải Dương) vốn cùng bộ Dương Tuyền với Hải Phòng
thời đó, đã tìm thấy vết tích quả vải, vỏ quả bầu. Mộ Đồng Quan

1. Quảng Tây Choang tộc tự trị khu Bác vật quán: Âu Lạc di tuý -
Quảng Tây Bách Việt văn hóa văn vật trần liệt, 2010.
2. Trần Quốc Vượng: “Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nông
nghiệp Việt Nam dưới thời kỳ Bắc thuộc (II Tr.CN - X sau CN)”, in trong
Thông báo khoa học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.100-101.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 285

(Hải Dương) có vỏ quả bầu, một chiếc âu đựng 12 hạt trám1.


Vết tích quả cau được tìm thấy trong mộ thuyền sông Tô (Hà
Nội)2. Trong di tích mộ Núi Thành Dền (Thủy Nguyên) có niên
đại khoảng đầu Đông Hán đã tìm thấy dấu tích quả cau và lá
trầu không3. Ngoài ra, thư tịch cổ Việt Nam và Trung Quốc còn
cho biết thời này còn có các loại cây khác như mía, dâu, đay, gai.
Điều đó chứng tỏ các loại cây trồng ở khu vực Hải Dương, Hải
Phòng lúc này khá phong phú.
Về gia súc, thời kỳ đầu Bắc thuộc, cư dân Đông Sơn tiếp tục
phát triển chăn nuôi các loài trâu, dê, lợn, gà, chó, là các loài vật
đã có từ thời Hùng Vương. Mộ Kiệt Thượng (Hải Dương) có niên
đại Đông Sơn muộn đã tìm thấy dấu tích xương chân giò lợn,
xương sườn chó4. Việc hai viên quan sứ Triệu ở Giao Chỉ, Cửu
Chân đem 100 con trâu bò nộp cho tướng nhà Hán Lộ Bác Đức
chứng tỏ việc chăn nuôi thời này ở Việt Nam đã phát triển hơn
trước rất nhiều. Hình ảnh gia súc đôi khi còn thấy trên một vài di
vật đồng ở Hải Phòng. Ví dụ, chiếc khay đồng trong mộ Điệu Tú
(Thủy Nguyên), một loại di vật được chế tạo ở bản địa theo phong
cách phương Bắc có hình sừng trâu cong dài. Hình ảnh con trâu
dường như đã trở nên khá quen thuộc và gần gũi trong đời sống
hàng ngày của người dân.
Nghề đánh cá tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đời sống
của cư dân vùng ven biển. Các chì lưới, lao đồng Tiên Đôi Nội,
Điệu Tú (Tiên Lãng) chứng tỏ các hoạt động đánh cá và săn bắn
là không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế ở Hải Phòng.

1. Xem Tăng Bá Hoành: “Mộ thuyền Đồng Quan”, in trong sách Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997, Hà Nội, 1998, tr.155-156.
2. Xem Nguyễn Lân Cường và Vũ Thế Long: “Về ngôi mộ thuyền dưới
lòng sông Tô (Hà Nội)”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học
năm 1978, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, tr.303.
3, 4. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.91, 92.
286 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

b) Thủ công nghiệp


Chưa tìm thấy các dấu tích chế tác đồ kim khí thời này ở Hải
Phòng, tuy nhiên, có thể đoán định trong các địa phương vẫn
có thể có các hoạt động chế tác tại chỗ một số đồ dùng nào đó.
Chẳng hạn, có thể có các xưởng rèn để rèn một số công cụ sắt và
một số đồ đồng. Một số đồ đồng mộ Điệu Tú mô phỏng hình dáng
đồ đồng phương Bắc như sanh, nồi, đỉnh có thể được làm tại địa
phương bởi chúng có hình dáng đơn giản hơn. Đặc biệt, khảo cổ
học đã xác định loại di vật này được làm bằng nguyên liệu trong
nước khiến cho giả thiết này là có cơ sở1.
Nghề dệt vải, nghề đan lát tiếp tục phát triển. Một số thần
tích nhắc tới vải và việc buôn bán vải. Thần tích đình Đông Minh
(Tiên Lãng) cho biết trước khi tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
ba chị em họ Tạ đã mở cửa hàng buôn bán tơ lụa tại chợ làng
Đông Minh2. Khắp vùng Hải Dương, Hải Phòng đều tìm thấy có
dấu tích vải trong các di tích mộ thuyền. Dấu vết nghề đan đã
tìm thấy hoàn hảo ở mộ Kiệt Thượng I (Hải Dương) với các kiểu đan
lóng ba, lóng đôi và lóng thuyền3. Dấu tích đồ đan cũng xuất hiện
hầu khắp các di tích mộ thuyền Đông Sơn muộn như mành tre,
mảnh nứa, phên tre, chiếu cói, là gồi,4... Nếu vào thời các vua Hùng,

1. Xem Diệp Đình Hoa: “Vài nhận xét về thành phần các hiện vật đồng
thau mới phát hiện qua khai quật ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng”, Tlđd.
2. Xem Thần tích Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng, Tạ Đoan Dung, đình Đồng
Minh xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Tlđd.
3. Xem Nguyễn Lân Cường, Tăng Bá Hoành: “Đôi điều về nghề thủ
công qua nghiên cứu hiện vật ở mộ cổ Kiệt Thượng (Hải Dương)”, in trong
sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2001, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2002, tr.233.
4. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.221.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 287

người Việt Khê (Thủy Nguyên) đã để lại các chứng tích khá hoàn
hảo về nghề đan thì có thể thấy nghề đan lát ở Hải Phòng thời kỳ
này chắc chắn được phát triển hơn rất nhiều.
Nghề mộc tiếp tục đạt được các tiến bộ mới. Các quan tài
thuyền thời kỳ này vừa được khoét rỗng lòng như thời trước, vừa
chú ý gia công hình dáng bên ngoài cho đẹp. Đặc biệt, quan tài
mộ thuyền Quyết Tiến (Vĩnh Bảo) bên ngoài được tạo dáng gần
giống hình “lục lăng”, khác với thời trước khi chế tác thường để
nguyên vỏ cây tự nhiên. Rõ ràng, đây là kết quả của việc cải tiến
các dụng cụ làm mộc với sự gia tăng của công cụ sắt cho phép con
người gia công đồ gỗ một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Nghề mộc
thời này đã chế tạo rất nhiều đồ gỗ để phục vụ sinh hoạt hằng
ngày của người dân. Trong mộ thuyền Núi Thành Dền (Thủy
Nguyên) đã tìm thấy mai gỗ, đĩa gỗ, chén gỗ, 7 mâm bồng gỗ và
4 - 5 tượng gỗ nhỏ, đơn giản như phong cách tạc tượng nhà mồ
Tây Nguyên hiện nay1.
c) Giao thông, buôn bán
Khoảng đầu thời kỳ Bắc thuộc (Triệu và Tây Hán), con đường
giao thương quốc tế Đông - Tây được hình thành. Đó là con đường
hàng hải dọc theo bờ biển Đông Nam Á nối liền Trung Hoa với
Ấn Độ, các nước Trung Á, Tây Á2 và xa hơn. Trên con đường hàng
hải quốc tế này, khu vực ven biển Đông Dương giữ vai trò hết sức
quan trọng. Hàng loạt cảng thị quốc tế được hình thành tại khu
vực này như Óc Eo (Nam Bộ), Cù Lao Chàm (Trung Bộ).
Trong thời Triệu và Tây Hán, khu vực Nam Việt (Quảng
Đông và Quảng Tây, Trung Quốc) do vị trí giao thông đường biển

1. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.91.
2. Shigheru Ikuta: “Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam
Á từ thế kỷ II Tr.CN đến đầu thế kỷ XIX”, in trong sách Đô thị cổ Hội An,
Hà Nội, 1999, tr.247-260.
288 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

thuận lợi, dần trở nên thịnh vượng và hình thành nên những
trung tâm buôn bán sầm uất như Hợp Phố, Phiên Ngung. Khu
vực Giao Chỉ (Âu Lạc cũ) cũng dần trở thành một trung tâm
buôn bán lớn. Tại các trung tâm này, di tích mộ Hán đều tìm
thấy rất nhiều. Khu vực Phiên Ngung (Quảng Châu, Trung
Quốc), trong 409 mộ đã nghiên cứu, có 29 mộ huyệt đất thời
Tây Hán1.
Ở Việt Nam, trong thời này đã tìm thấy hai khu vực có nhiều
mộ Tây Hán. Khu vực Thanh Hóa, địa điểm Thiệu Dương thuộc
quận Cửu Chân đã tìm thấy 18 mộ2. Khu vực Hải Phòng, tại
Thủy Nguyên đã tìm thấy hàng trăm ngôi mộ thuộc loại hình
mộ huyệt đất ở Chà Vàng và Điệu Tú. Về chủ nhân, xét về loại
hình di vật, các mộ huyệt đất Thiệu Dương được khảo cổ học xác
định có thể là người Hán thời Tây Hán hoặc người Nam Việt đã bị
Hán hóa3. Đó là loại di tích khác hẳn các loại hình mộ táng Đông
Sơn bản địa về phương diện cấu trúc, đặc biệt là loại di vật mang
phong cách Hán ở Nam Trung Quốc. Các mộ huyệt đất Thủy
Nguyên so với mộ Thiệu Dương tuy có sự khác nhau về cấu trúc
huyệt đất, nhưng tổ hợp di vật về cơ bản tương tự như ở mộ Thiệu
Dương. Trong mộ Điệu Tú, trừ một số di vật Đông Sơn (mảnh
chân trống đồng Đông Sơn loại I, nồi gốm thô), đa số các hiện vật
đồng, sắt còn lại như giáo, dao, liềm, nồi... và phần lớn đồ gốm

1. Xem Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Quảng Châu thị
Bác vật quán: Quảng Châu Hán mộ, Tlđd.
2. Xem Lê Trung: “Những ngôi mộ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương”, in
trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Sđd, tr.277-328.
3. Xem Lê Trung: “Những ngôi mộ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương”, in
trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Sđd, tr.277-328.
Marilynn Larew: “Trở lại với Janse: Đồ tùy táng ở Thanh Hóa”, in
trong sách Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2005, tr.23-46.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 289

đất nung màu xám, xám hồng, xám vàng và đỏ (có hoặc không có
văn in)... đều có điểm gần gũi với di vật Tây Hán ở Thiệu Dương
và Nam Trung Quốc.
Xét về cấu trúc, điểm khác biệt nhất của mộ huyệt đất Thủy
Nguyên là có khoét ngách hình vòm cuốn. Điều này làm liên
tưởng đến truyền thống mộ táng gạch Trung Hoa thường có làm
thêm các phòng khám xây hình vòm cuốn để quan tài hoặc đồ
tùy táng. Truyền thống này vốn xuất hiện ở Trung Quốc từ thế
kỷ XVII Tr.CN, lan dần xuống phía Nam và xuất hiện ở Việt
Nam vào khoảng thế kỷ II. Còn trong khoảng thế kỷ I Tr.CN
đến khoảng thế kỷ I SCN, mộ gạch Trung Hoa chưa xuất hiện ở
Việt Nam, nhưng dường như truyền thống cấu trúc ngách vòm
cuốn của nó tại phương Bắc đã ảnh hưởng đến cấu trúc các mộ
huyệt đất có khoét ngách vòm cuốn ở Thủy Nguyên. Cấu trúc
này khá hiếm mà dường như hiện nay chỉ thấy xuất hiện ở Thủy
Nguyên. Có lẽ đây là dấu tích của các nhóm người Nam Việt từ
Nam Trung Quốc tới Thủy Nguyên làm ăn sinh sống. Hoặc có thể
là những người Hán ở một số vùng xa hơn, trong quá trình di cư
hoặc giao thương, họ đã cư trú tại khu vực Thủy Nguyên và để lại
một số lượng lớn di tích ở đây.
Theo nghiên cứu bước đầu, mộ huyệt đất đầu Công nguyên ở
Thủy Nguyên không chỉ có một vài ngôi mộ đã được khai quật mà
còn tồn tại với số lượng rất lớn. Tại khu đồi Chà Vàng (Lại Xuân,
Thủy Nguyên) còn có khoảng 24 mộ đã bị phá hoại, trong đó có
gần 10 mộ huyệt đất cùng loại hình mộ Chà Vàng1. Tại khu vực
Đồi Thông (Liên Khê, Thủy Nguyên) đã phát hiện khu mộ táng
lớn hơn. Qua vết tích khoảng 400 mộ táng đã bị phá hoại, ước

1. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Khai quật chữa cháy ngôi
mộ cổ bị đào phá ở đồi Chà Vàng, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng, Tlđd, tr.6.
290 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

tính có tới hàng trăm ngôi mộ huyệt đất tương tự như mộ Điệu
Tú, mộ Chà Vàng1.
Mộ huyệt đất Thủy Nguyên cũng không chỉ có Đồi Thông,
đồi Chà Vàng, mà còn phân bố tại hàng loạt đồi núi khác trên
một phạm vi rộng lớn hơn như núi Ba Phủ, núi Chợ Giời (xã Kỳ
Sơn), núi Thành Dền (xã Liên Khê)... Có thể nói, Thủy Nguyên
là một khu di tích đồ sộ về mộ huyệt đất loại hình Chà Vàng -
Điệu Tú. Điều đó chứng tỏ khu vực Thủy Nguyên thời kỳ này
có số lượng người khu vực Nam Trung Quốc đến tụ cư khá lớn.
Những người phương Bắc này gồm nhiều tầng lớp dân cư khác
nhau, trong đó phần lớn là những thương nhân buôn bán. Thư
tịch cổ thời Tây Hán từng chép: “Đất Việt ở gần biển... người
Trung Quốc đi lại buôn bán, phần nhiều trở nên giầu có”2. Việc
tìm thấy nhiều di tích mộ táng Tây Hán ở Thủy Nguyên rõ ràng
là một bằng chứng thuyết phục về một trung tâm buôn bán sầm
uất đã xuất hiện ở đây.
Thư tịch cổ từng ghi chép khu vực ven biển phía Tây (khu
vực Hải Phòng, Quảng Ninh) có thành Nê Lê3. Căn cứ vào các
ghi chép của thư tịch cổ và cứ liệu khảo cổ học, từ năm 1937 học
giả Pháp Madrolle đã nghĩ tới trong thời Hán có hai hải cảng ở
Bắc Việt Nam thuộc về địa điểm Đồ Sơn (Hải Phòng), Quảng Yên
(Quảng Ninh)4. Tuy nhiên, hiện nay khu vực Đồ Sơn chưa tìm
thấy các chứng tích khảo cổ thời Hán, còn Quảng Yên, điều tra
nghiên cứu bước đầu mới chỉ tìm thấy các mộ gạch thời Đông Hán

1. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật mộ
Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Tlđd.
2. Xem Trần Quốc Vượng: Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nông
nghiệp thời kỳ Bắc thuộc (trước và sau Công nguyên), Tlđd, tr.96-135.
3. Xem Lịch Đạo Nguyên: Thủy kinh chú, Tlđd, tr.124.
Madrolle: Bắc Kỳ thời cổ, Tlđd, tr.13, 16.
4. Xem Madrolle: Bắc Kỳ thời cổ, Tlđd, tr.18.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 291

mà chưa tìm thấy các di tích mộ đất thời Tây Hán. Trong khi đó,
tư liệu về một khu vực có số lượng mộ huyệt đất rất lớn thời Tây
Hán chính là Thủy Nguyên (Hải Phòng). Điều đó rõ ràng là gợi ý
thuyết phục cho giả thuyết về một cảng biển mà nơi đó có thành
Nê Lê đã được thư tịch cổ ghi lại trong buổi đầu Công nguyên.
Hải cảng Quảng Yên theo dự đoán của Madrolle thời kỳ đầu hẳn
là nằm chung trong khu vực Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Theo con đường hàng hải Đông Nam Á, từ Thủy Nguyên (Giao
Chỉ), khách thương quốc tế sẽ lên phía Bắc tới các trung tâm phía
Bắc như Hợp Phố, Phiên Ngung (Quảng Châu) và một số cảng thị
khác của Trung Quốc. Về phía Nam, khách thương quốc tế sẽ tới
buôn bán ở Kancipura (Nam Ấn Độ), Đô Nguyên (Malaixia), Bì
Tông (Inđônêxia)1. Từ Trung Quốc, hàng hóa xuất đi chủ yếu là
vàng và tơ lụa. Từ Ấn Độ, Trung Á và Tây Á, hàng hóa trao đổi
chủ yếu là minh châu, bích lưu ly, đá kỳ, vật lạ2. Hàng hóa Âu
Lạc chủ yếu là các sản phẩm nhiệt đới như lúa gạo, các loại trầm
hương, hoa quả, chim thú. Sách Tiền Hán thư chép: “Đất Việt ở
gần biển, có nhiều tê, voi, đồi mồi, châu ngọc, bạc, hoa quả, vải”3.
Chứng cứ về con đường giao thương quốc tế thời này đã
được tìm thấy ngày một nhiều. Từ thời Triệu, trong mộ Nam
Việt Vương (Quảng Châu) đã tìm thấy bát vàng, hạt thủy tinh, ốc
tiền,... có nguồn gốc từ vùng Trung Á, Ấn Độ4. Trong thời Tây Hán,

1. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh: Lịch
sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.252.
2. Xem Quảng Châu thị văn vật quán ủy viên hội, Trung Quốc xã hội
khoa học Viện Khảo cổ nghiên cứu sở, Quảng Đông tỉnh Bác vật quán: Tây
Hán Nam Việt Vương mộ, Sđd.
3. Dẫn theo Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, Sđd, t.1, tr.30.
4. Xem Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Quảng Châu thị
Bác vật quán: Quảng Châu Hán mộ, Sđd.
292 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

đặc biệt là Hán Vũ Đế, càng tăng cường buôn bán về phía Nam.
Các hạt chuỗi và tượng người đội đèn tìm thấy ngày một nhiều
lên trong các di tích mộ Quảng Châu. Cuộc sống của quý tộc nơi
đây giàu có hơn lên rất nhiều1. Việc tham gia vào con đường giao
thương quốc tế làm cho hoạt động buôn bán, trao đổi giữa Giao
Chỉ với phương Bắc diễn ra mạnh mẽ hơn trước. Một số chợ bán
buôn bắt đầu hình thành ở Giao Chỉ2.
Thương nhân Trung Quốc đã tiến hành mua bán các sản
phẩm nhiệt đới của Âu Lạc cũ như “sừng tê, ngà voi, đồi mồi, ngọc
trai, hoa quả và phần nhiều trở nên giàu có”3. Thậm chí, có quan
lại Hán ở Giao Chỉ, bên cạnh việc bóc lột nhân dân bằng thu đồ
cống nạp, đôi khi cũng tham gia buôn bán với số lượng lớn. Ví dụ,
năm 54 Tr.CN, Thái thú Ích Xương “can tội khi làm thái thú Cửu
Chân, trộm sai người mua sừng tê và nô tỳ, tang vật có trăm vạn
trở lên...”4. Các sản vật của Giao Chỉ như thạp đồng Đông Sơn,
sừng tê, ngà voi,... đã được tìm thấy trong mộ Nam Việt Vương
ở Quảng Châu5. Hàng hóa nước ngoài qua thương cảng Thủy
Nguyên và một số cảng khác cũng được nhập vào Việt Nam. Từ
phương Bắc, tiền Đại tuyền ngũ thập, tiền Bán lạng, tiền Ngũ
thù, chén có hai tai (song nhĩ bôi) Trung Quốc đã tìm thấy trong
các mộ thuyền Đông Sơn ở Ân Thi, Đông Quan (Hưng Yên)...

1, 3, 4. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam, Sđd, t.1, tr.28.
2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Hà Nội, 2002, tr.208. Thư tịch cổ cho biết
thời Vương Mãng, Hồ Cương người Trung Quốc đã lánh nạn sang Giao Chỉ
ẩn mình làm hàng thịt. Điều đó cho thấy ở Giao Chỉ lúc này đã hình thành
các chợ bán buôn.
5. Xem Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Trung Quốc xã
hội khoa học Viện Khảo cổ nghiên cứu sở, Quảng Đông tỉnh Bác vật quán:
Tây Hán Nam Việt vương mộ, Sđd.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 293

Trong các mộ huyệt đất ở Thủy Nguyên, các di vật có nguồn gốc
phương Bắc như đồ sắt, đồ đồng, đồ gốm chiếm số lượng lớn.
Từ phía Nam, các hạt đá mã não đẹp, có các màu tím, đỏ,
trắng, nâu, xanh, xanh cẩm thạch... có nguồn gốc từ Ấn Độ, Ba
Tư xa xôi đã được tìm thấy ở mộ Thiệu Dương (Thanh Hóa)1.
Trong các mộ huyệt đất Thủy Nguyên, tuy chưa tìm thấy loại
đá quý này (bởi hầu hết mộ đã bị đào trộm), nhưng đã tìm thấy
vào thời kỳ tiếp theo trong các mộ gạch ở khu vực này2. Có thể
nói, tổng hợp nhiều nguồn tư liệu có thể tin rằng khu vực Thủy
Nguyên (Hải Phòng) do nhiều điều kiện thuận lợi đã dần trở
thành một thương cảng quốc tế lớn nhất Giao Chỉ vào khoảng
đầu Công nguyên.

4. Đời sống xã hội và văn hóa

Trong thời kỳ thuộc Triệu và Tây Hán, các trung tâm của
Giao Chỉ đã có sự xuất hiện của người nước ngoài. Đó là một
thay đổi đáng lưu ý trong đời sống xã hội Giao Chỉ. Tại làng
Ràng, di tích quận trị của quận Cửu Chân (Thanh Hóa) đã tìm
thấy 18 mộ huyệt đất phong cách Tây Hán. Tại trung tâm kinh
tế lớn Thủy Nguyên (Hải Phòng), phát hiện hàng trăm mộ huyệt
đất mang phong cách Tây Hán. Chủ nhân những mộ này phần
lớn có thể là những người Việt ở khu vực Đông Nam Trung Quốc;
cũng có thể có một số người là người Hán. Một bộ phận lớn trong
số họ là thương nhân. Một bộ phận khác có thể là quan lại, binh
lính làm nhiệm vụ cai trị. Cũng có cả dân nghèo Hán hoặc dân

1. Xem Lê Trung: “Những ngôi mộ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương”, in


trong sách Một số báo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Sđd, tr.299-300.
2. Xem Phan Tiến Ba, Phạm Quốc Quân và Nguyễn Đình Chiến: “Ngôi
mộ gạch cổ Núi Nàng - Hải Phòng”, in trong sách Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 1975, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.281-283.
294 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

nghèo Nam Việt sang sống làm ăn hoà bình ở Giao Chỉ. Thậm
chí, có thể có quan lại, sĩ phu người Hán bị chèn ép ở trong nước
chạy sang.
Ngoài người Hán, ở Thủy Nguyên thời này còn có thể có người
Ấn Độ đến buôn bán và truyền bá đạo Phật. Thư tịch cổ ghi thành
Nê Lê ở phía biển được tương truyền là do người Ấn Độ xây. Ở đó
còn có cả tháp Phật giáo do A Dục Vương (vua Ấn Độ) xây1. Việc
hình thành và phát triển giao thương quốc tế qua con đường biển
Đông Nam Á, trong đó có khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, cho
thấy những ghi chép đó là có cơ sở nhất định.
Nhưng, các đổi thay về xã hội Giao Chỉ chỉ diễn ra khá mạnh
tại các trung tâm chính trị và kinh tế. Ngoài ra, trên toàn cõi Âu
Lạc cũ, theo sử cũ, nhà Tây Hán chủ trương “lấy tục cũ của nó
mà trị”2. Quan lại nhà Tây Hán chưa thể nắm thực quyền tới cấp
huyện. Các lạc tướng người Việt vẫn chủ trì mọi công việc ở cấp
huyện và được hưởng quyền thế tập. Điều đó có nghĩa là đời sống
của nhân dân Âu Lạc cũ nói chung vẫn chưa bị xáo động quá
nhiều. Văn hóa Đông Sơn thời kỳ này vẫn tồn tại và phát triển.
Tuyến mộ thuyền Đông Sơn vẫn tiếp tục duy trì trên các địa bàn
cũ như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. Hải Phòng có khu mộ
thuyền Quyết Tiến, mộ Núi Thành Dền. Bên cạnh mộ quan tài
thuyền, có thêm loại mộ dát giường. Táng tục cho người đã khuất
giữ nguyên truyền thống và phát triển lên từ truyền thống. Gần
như đến thời Đông Sơn muộn đã ổn định tục khâm liệm tử thi
cho chủ nhân mộ thuyền. Bên ngoài cùng bọc chiếu cói, bên trong
cuốn một lớp vải thô, một lớp vải mịn (mộ Động Xá), có mộ được
khâm liệm cực kỳ phức tạp và kỹ lưỡng với sáu lớp khác nhau:

1. Xem Lịch Đạo Nguyên: Thủy kinh chú, Tlđd, tr.124.


2. Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam,
Sđd, t.1, tr.26-27.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 295

lớp phên nứa - lớp vòng tre - lớp tre dọc - lớp phên nứa - lớp lá
gồi - lớp vải,... Tất cả vật liệu khâm liệm thuần túy từ các sản
phẩm truyền thống của làng quê Việt Nam. Trong các mộ táng
Đông Sơn, các di vật Đông Sơn vẫn phổ biến. Văn hóa Đông Sơn
cơ bản vẫn được duy trì rất đậm1.
Dẫu sao, do sự có mặt mang tính áp đặt của phong kiến
phương Bắc, do việc giao lưu trao đổi, chung sống hoà bình với
những người Hán, người Nam Việt bình dân và có thể có một số
người nước khác trong khu vực..., các yếu tố văn hóa bên ngoài
đã dần ảnh hưởng đến xã hội Giao Chỉ, Cửu Chân. Văn hóa Việt
có sự xen kẽ, giao thoa từng bước với văn hóa bên ngoài, nhất là
văn hóa phương Bắc. Trong các mộ Đông Sơn bắt đầu xuất hiện
các di vật Hán. Tiền đồng Ngũ thù xuất hiện trong mộ thuyền Ân
Thi (Hưng Yên), mộ chợ Trầm (Hà Nội), chén có tai đã tìm thấy
trong mộ thuyền Đồng Quan (Hải Dương), mộ thuyền Xuân La
(Hà Nội)2. Ngược lại, trong mộ huyệt đất Tây Hán cũng tìm thấy
đồ đồng Đông Sơn. Mộ Điệu Tú (Hải Phòng) đã tìm thấy trống
đồng Đông Sơn, nồi gốm Đông Sơn...
Tình hình trên đây chỉ diễn ra vào thời thuộc Triệu và đầu
thời Tây Hán. Càng về cuối, nhà Tây Hán càng đẩy mạnh chính
sách “di dân khẩn thực’’, ngày càng đưa nhiều quan lại, quân sĩ,
dân nghèo, người có tội xuống Âu Lạc cũ. Biến loạn cuối Tây Hán
và thời kỳ Tân Mãng (8 - 23), người Hán di cư xuống phía Nam
ngày một nhiều hơn. Tổ tiên của Sĩ Nhiếp (thế kỷ II), Lý Bí (thế
kỷ VI), Hồ Quý Ly (thế kỷ XIV) đều được sử cũ ghi là xuống Việt
Nam tránh nạn vào khoảng thời gian này.
Tại Hải Phòng, thần tích đình Đồng Lý (Thủy Nguyên) cũng
cho biết có người Hán là Sĩ Quyền ở Vấn Dương (Sơn Đông) vì

1, 2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.90-91.
296 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

tránh nạn Vương Mãng đã đến trang Đồng Lý xin được cư trú1.
Việc người Hán đến định cư nhiều hơn làm cho áp lực dân số Giao
Chỉ tăng lên. Tình hình đó dẫn đến việc đất đai của người Việt bị
đe dọa. Những người di cư muốn lấy đất của người Việt. Chính
quyền đô hộ cũng o ép nhằm cướp đất của người Việt trao cho họ
để tạo thêm vây cánh. Chính quyền đô hộ đầu thời Đông Hán
tiêu biểu là Tích Quang, Nhâm Diên đều tích cực tuyên truyền
lối sống Hoa, cưỡng ép dân Việt theo phong hóa Trung Quốc. Đó
chính là âm mưu thâm độc nhằm tăng cường đồng hóa dân Việt,
tạo cơ sở xã hội để cưỡng chiếm đất đai của người Việt2. Đồng hóa
càng khốc liệt hơn với viên thái thú Tô Định. Đại Việt sử ký toàn
thư chép: “Thái thú Giao Chỉ là Tô Định làm chính sự, tham lam
tàn bạo”3.
Tô Định không chỉ đàn áp người Việt nói chung mà còn chèn
ép, đè nén quý tộc Việt. Một số thần tích Hải Phòng cũng đều tập
trung mô tả ách thống trị hà khắc của Tô Định. Thần tích đình
Đồng Lý (Thủy Nguyên) cho biết Tô Định tham lam, độc ác, hà
hiếp nhân dân thậm tệ, cả nước bị kiệt quệ, ai cũng có ý phản
đối sâu sắc. Tô Định còn có âm mưu chia rẽ người Việt, ai có
tài thì vỗ về dùng làm tay sai, nhân dân thì bắt sưu cao thuế
nặng4. Thần tích đình Lễ Hợp (Vĩnh Bảo) cho biết Tô Định biết
ông Phạm Hải là người tài đã vỗ về mời làm Trưởng hộ vùng

1, 4. Xem Thần tích Sĩ Quyền, đình Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy
Nguyên, Tlđd.
2. Xem Stephen O’Harrow: “Từ Cổ Loa đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng, Việt Nam dưới con mắt người Trung Hoa”, trong Những vấn đề lịch
sử Việt Nam, Nguyệt san Xưa & Nay, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2001, tr.7-39.
Nguyễn Duy Hinh: “Tính chất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”, Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 72/1965, tr.2-3.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.144.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 297

Sơn Nam. Khi biết con ông Phạm Hải là Phạm Đàm thông minh,
học giỏi, Định đã sai thuộc hạ vu ông Phạm Hải làm phản và giết
ông, lùng bắt Phạm Đàm1. Thần tích đình Cựu Đôi (Tiên Lãng)2,
thần tích đình Đồng Minh (Tiên Lãng)3... nhất loạt phản ánh
tình trạng Tô Định áp bức người Việt rất nặng nề. Bà Lê Chân
vốn sinh ở Đông Triều cũng là người bị Tô Định chèn ép, giết
cha, buộc phải chạy về trang An Biên và tham gia khởi nghĩa
Hai Bà Trưng4.
Chính sách đồng hóa, đàn áp khốc liệt của nhà Hán đã làm
cho xã hội Âu Lạc cũ ngày càng có sự phân cách lớn giữa hai lớp
người: một bên là tầng lớp thống trị gồm chủ yếu là quan lại Hán
tộc, một bên là đông đảo nhân dân lao động người Việt (trong đó
có cả người Việt quý tộc). Những ngôi mộ huyệt đất Thủy Nguyên
(mộ Điệu Tú) thể hiện chủ nhân mộ rất giàu và có thể là mộ
của những người Hán cai trị có quyền lực ở đây. Điều này khác
hẳn cuộc sống của những người dân Việt nơi các làng quê, nhất
là trong các xóm làng xa trung tâm. Ở đó, những người dân lao
động đời sống nghèo và đơn giản hơn rất nhiều. Mộ thuyền Quyết
Tiến (Tiên Lãng) là một ví dụ điển hình. Mộ hoàn toàn không có
đồ tùy táng5. Đồng hóa, bóc lột, trấn áp và cướp đất của phong
kiến phương Bắc đã dẫn đến tình thế xã hội lúc đó là toàn bộ các
tầng lớp nhân dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

1. Xem Thần tích Phạm Đàm, đình Lễ Hợp, xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo,
tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
2. Xem Thần tích Đào Quang, đình Cựu Đôi, thị trấn Tiên Lãng, tư
liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
3. Xem Thần tích Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng, Tạ Đoan Dung, đình Đông
Minh, huyện Tiên Lãng, Tlđd.
4. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd.
5. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd, tr.40.
298 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

đều oán hận chính quyền đô hộ. Điều đó tất yếu dẫn đến các
cuộc đấu tranh quyết liệt chống ách đô hộ ngoại bang của người
Việt mà đỉnh cao là khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa vĩ
đại đó lôi cuốn đông đảo nhân dân Hải Phòng tham gia.

5. Nhân dân Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng
và nữ tướng Lê Chân

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng


Mùa Xuân năm 40, mâu thuẫn giữa người Việt bản địa với
ách đô hộ nhà Tây Hán lên cao, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng
nổ. Sử cũ chép: “Mùa xuân, tháng 2, vua (Trưng Trắc) khổ vì thái
thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù địch giết chồng
mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu”1.
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nhất tề
hưởng ứng lấy được 65 thành Lĩnh Nam2. Trưng Trắc xưng vua,
đóng đô tại Mê Linh, ở ngôi được ba năm.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một sự kiện lịch sử vĩ đại. Lần
đầu tiên, người Việt thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ của một
nước nhỏ hiên ngang chống lại cường quyền Đại Hán, mở đầu cho
truyền thống quật khởi lâu dài chống Bắc thuộc, kiên quyết giành
và bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Tính chất nhân dân của
cuộc khởi nghĩa in đậm trong các truyền thuyết dân gian, thần
tích, các di tích lịch sử khắp nơi như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, v.v..
Theo điều tra sơ bộ, tướng lĩnh các địa phương tham gia
khởi nghĩa Hai Bà Trưng có rất nhiều: Hà Nội có hơn 60 tướng3,

1, 2. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.145.


3. Xem Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán: Hà Nội nghìn xưa, Hà Nội, 1975.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 299

Bắc Ninh có hơn 40 tướng1, khu vực Vĩnh Phúc và Phú Thọ
có 16 tướng2, khu vực Hà Nam Ninh có 20 tướng3, Thái Bình có
12 tướng4.
b) Nhân dân Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tại Hải Phòng đã thống
kê được 12 địa điểm có di tích và thần tích nói về các tướng lĩnh
và nhân dân địa phương tham gia khởi nghĩa tại các huyện An
Dương, Thủy Nguyên, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và nội thành
Hải Phòng. Theo các thần tích này, các tướng lĩnh Hải Phòng
đã đến với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng nhiều con đường
khác nhau, bằng các chiến công khác nhau góp phần vào thắng
lợi của khởi nghĩa.
- Hoàng Độ (huyện An Dương)5, quê ở Nại Xuyên, huyện Kim
Thành (Hải Dương). Theo thần tích đình Ngọ Dương (An Dương),
Hoàng Độ sinh trưởng trong một gia đình đông con, giàu lòng
yêu nước. Cả nhà đều theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Hoàng Độ
đã sang trang Ngọ Dương (xã An Hòa, huyện An Dương) tập hợp
nghĩa binh lập nên đội quân thủy. Đội quân thủy Nại Xuyên -
Ngọ Dương lập nhiều công lớn, được Trưng Vương khen thưởng.
Tục bơi trải cổ truyền ở Ngọ Dương đã phản ánh phong trào luyện
quân thủy của họ Hoàng, nay còn được lưu truyền.

1. Xem Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc: Lịch sử Hà Bắc, Hà Bắc, 1986.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: Lịch sử Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc, 1980.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh: Lịch sử Hà Nam Ninh,
Hà Nam Ninh, t.I; Một số truyền thuyết về tướng lĩnh Hai Bà Trưng, Hà
Tây, 1979.
4. Xem Phạm Thị Nết: “Những di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng ở tỉnh Thái Bình”, in trong sách Những phát hiện mới về
khảo cổ học năm 1986, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, tr.241-243.
5. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật khởi của
nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.7.
300 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

- Ba anh em họ Trương là Trương Tế, Trương Lại, Trương Độ,


người động Thiểm Khê (xã Liên Khê, Thủy Nguyên). Ba anh em
có sức khoẻ, mưu lược, đã tổ chức một đội quân theo giúp Hai Bà
Trưng, lập nhiều chiến công. Sau được Trưng Vương cho trở lại
quê sinh sống, bảo vệ quê hương1.
- Sĩ Quyền, người trang Đồng Lý (xã Mỹ Đồng, Thủy Nguyên).
Thần tích trang Đồng Lý cho biết Tô Định làm thái thú Giao Chỉ,
tham lam độc ác, cho nên nhiều quan lang dấy quân chống lại.
Khi quan lang họ Đỗ ở Châu Hoan vùng Nghệ Tĩnh dấy quân,
Tô Định đem quân tập kích. Quan lang rút về trang Đồng Lý,
dựng đồn, đắp lũy chống lại. Lúc này, ở đây có Sĩ Quyền, người
đất Vấn Dương, nước Lỗ (Sơn Đông), là một hào kiệt, tránh loạn
Vương Mãng sang ở trang Đồng Lý xin ghi tên vào sổ làng. Khi
quan lang họ Đỗ đến đóng quân ở đây, Sĩ Quyền được cử giữ chức
chánh tướng chỉ huy đạo quân đóng đồn ở trang Đồng Lý. Thần
tích ghi đội dân binh trang Đồng Lý kéo về tụ nghĩa: “Trên đường
đi, cờ bay, gió thổi vạn dặm, chiêng trống vang rền, như sấm động
ngàn thu”. Trong trận đánh ở hồ Lãng Bạc, Sĩ Quyền đã hy sinh,
xác trôi về bến sông cửa làng Đồng Lý thì dừng lại. Dân làng được
báo mộng, đưa về an táng tại cánh đồng Mả Bến2.
- Mẹ con Ngũ Đạo tướng quân3: Ngũ Đạo tướng quân và mẹ
là Trần Thị Trinh quê ở trang Thượng Câu (xã Tân Viên, huyện
An Lão). Cả hai mẹ con đều là tướng của Hai Bà Trưng. Khi khởi
nghĩa, Hai Bà Trưng cử hai mẹ con chỉ huy một cánh quân
lớn đi phủ dụ miền ven biển và đánh các đồn trại địch ở đây.

1, 3. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật khởi
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.6.
2. Xem Thần tích Sĩ Quyền, đình Đồng Lý, xã Mỹ Đồng, huyện
Thủy Nguyên, Tlđd.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 301

Hai mẹ con đã đóng đồn ở khu Đại Điền, trang Thượng Câu,
tuyển mộ thêm lính, tổ chức dân binh. Ở An Lão, nhiều làng
bên sông Đa Độ, Ba La đều ghi dấu tích mẹ con tướng Ngũ Đạo.
Khi Mã Viện sang xâm lược, cả hai mẹ con đều chiến đấu anh
dũng và hy sinh vì nước.
- Ba chị em họ Tạ, Đào Quang, Đào Lang Công; ba anh em
Hùng Công, Dũng Công, Lược Công; Nguyễn Minh, Đào Lang,
Qủy Vương (huyện Tiên Lãng):
Ba chị em họ Tạ quê ở trang Trình Xuyên (xã Tiên Minh).
Theo thần tích Trình Xuyên, ở đây có ông Tạ Thùy, cha ông được
phong là quan lang, con cháu được thế tập, lấy bà Vũ Thị Lương,
người cùng trang... Ông dạy học, làm thuốc. Ông bà sinh được ba
cô con gái tên là Huy Thâu, Ả Ráng, Đoan Dung. Ba chị em đều
văn võ gồm tài. Khi bố mẹ mất, ba chị em làm trọn đạo hiếu rồi về
mở cửa hàng buôn bán tơ lụa ở chợ làng Đông Minh. Khi Hai Bà
Trưng khởi nghĩa, ba chị em bà Huy Thâu nghe hịch, tuyển mộ
quân trong làng và các trang lân cận được hơn 2.000 quân, tham
gia đánh bại Tô Định. Thắng trận, vua thưởng mở tiệc, phong
chức cho Đô Dương, Lê Chân, ba chị em Huy Thâu và cho trở
về trang Trình Xuyên lập đồn ở chợ Đồng Minh. Nhiều người xin
làm gia thần, ba bà tuyển được 10 người làm nội thị gia thần1.
Đào Quang, quê gốc ở trang Vĩnh Thế (Kinh Môn), mở trường
dạy học ở trang Cựu Đôi (nay là thị trấn Tiên Lãng). Theo thần
tích đình Cựu Đôi, ông thông minh xuất chúng, tài trí hơn người.
Từ Cựu Đôi, ông hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
chống lại Tô Định bạo ngược, tham tàn. Ông chọn ở trang Cựu
Đôi ba người tài trí là Hoàng Công Đường, Trần Công Cát,

1. Xem Thần tích Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng, Tạ Đoan Dung, đình Đông
Minh, huyện Tiên Lãng, Tlđd.
302 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Nguyễn Công Châu và 10 trai tráng ở trang Cựu Đôi ứng nghĩa.
Sau thắng lợi, các ông lại về trang Cựu Đôi chăm lo việc nông
trang, khuyến khích học hành. Khi mất, bốn vị được thờ ở trung
tâm trang ấp, nay là thị trấn Tiên Lãng1.
Đào Lang Công (xã An Chính, tổng Hà Đới): Theo thần
tích An Chính, cha ông là Đào Đạm, mẹ là Trần Thị Minh
(người châu Bố Chánh, Minh Linh). Đào Lang Công giỏi võ
nghệ, tài thao lược. Gặp khi Tô Định tham tàn, Hai Bà Trưng
dựng cờ khởi nghĩa, Lang Công chiêu tập được 15 trai đinh
trong trang ấp kéo về tụ nghĩa được phong làm Trung khu Đại
tướng quân, đánh thắng nhiều trận. Đào Lang Công hy sinh
trong một trận đánh2.
Ba anh em Hùng Công, Dũng Công, Lược Công, người trang
Tỉnh Lạc (xã Đoàn Lập) đã theo Hai Bà Trưng đánh Tô Định3.
Nguyễn Minh, quê ở vùng Kinh Bắc, đến định cư tại trang
Tiên Đôi (xã Đoàn Lập). Dân quanh vùng mến mộ tài đức cho
con em theo học rất đông. Nguyễn Minh đã lập được đội nghĩa
binh gồm học trò và dân địa phương theo giúp Hai Bà Trưng, lập
nhiều công lớn, được Trưng Vương ban cho thực ấp ở Hải Dương,
nhưng ông vẫn qua lại Tiên Đôi. Sau khi ông mất, dân Tiên Đôi
lập miếu thờ4.
Đào Lang, người thôn Cương Nha (xã Khởi Nghĩa), có sức vóc
dũng mãnh hơn người. Ông đã mộ dân binh tham gia khởi nghĩa
Hai Bà Trưng, được Trưng Vương khen thưởng, cho về quê làm

1. Xem Thần tích Đào Quang đình Cựu Đôi, thị trấn Tiên Lãng, Tlđd.
2. Xem Thần tích Đào Lang Công, xã An Chính, tổng Hà Đức, huyện
Tiên Lãng, tư liệu lưu tại Viện Hán Nôm, bản AEa 12/17.
3, 4. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.6.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 303

ăn, bảo vệ quê hương. Đào Lang về quê theo lời vua dạy, giúp dân
cày cấy, mở mang ruộng đồng1.
Quỷ Vương (?) người trang Yêu Tử Hạ (Hán Nam), có bố là
Nguyễn Công người Ái Châu, mẹ người Vũ Ninh. Qủy Vương có
tài văn võ, đã học ở trang Yên Tử Hạ và từ đây ứng nghĩa phò
giúp Trưng Vương2.
- Phạm Đàm, Long Lang, bốn anh em Hùng Công (huyện
Vĩnh Bảo):
Phạm Đàm, người trang Lễ Hợp (xã Tam Đa). Bố là ông Phạm
Hải, mẹ là Phùng Thị Uyên ở trang Kim Truyền, huyện Kinh
Môn. Gặp năm đói kém, ông bà đến trang Lễ Hợp (nay là xã Tam
Đa), ông mở trường dạy học, bà mở quán bán hàng. Tô Định mời
ông Phạm Hải làm trưởng hộ đạo Sơn Nam. Ông bà sinh được
một con trai là Phạm Đàm, thông minh, học giỏi. Tô Định nghe
tin sợ hãi cho thuộc hạ vu ông Phạm Hải làm phản, bắt giết ông
Hải và tìm bắt Phạm Đàm. Phạm Đàm đưa mẹ trốn từ Sơn Nam
về trang Lễ Hợp mai danh ẩn tích, bí mật chiêu binh mã và đem
quân hội với Hai Bà Trưng. Thắng trận, Trưng Vương cử nguyên
soái Phạm Đàm về xây dựng chiến lũy bảo vệ miền Đông Bắc.
Khi Mã Viện kéo sang, ông về Thanh Lâm, Nam Sách giả làm
nghề câu cá chờ thời. Khi bị lộ, ông chiến đấu anh dũng và hy
sinh ở đầm Lôi Trạch làng bên cạnh3.
Long Lang (Chàng Rồng), người thôn Trung Am (xã Lý Học).
Long Lang tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngay từ đầu,
lập được công lớn. Tại Cẩm Khê, trong trận chiến cuối cùng, ông
bị hãm trận và hy sinh cùng Hai Bà.

1. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.6.
2. Xem Thần tích Quỷ Vương, Yêu Tử Hạ, Hán Nam, Tiên Lãng, tư
liệu lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, bản AEa 12/8.
3. Xem Thần tích đình Phạm Đàm, đình Lễ Hợp, Tam Đa, Vĩnh Bảo, Tlđd.
304 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Bốn anh em Hùng Công, Uy Công, Dũng Công, Lược Công


trang Cao Hải (xã Tân Liên), khi Trưng Vương hành quân qua
trang đã ra đón xin theo nhà vua đánh giặc1.
Ngoài ra, có tài liệu còn nói ở Trung Am, có Trương Phán,
chồng của Bát Nàn công chúa (tỉnh Thái Bình), đã cùng vợ tham
gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lập được công lớn2.
- Lệnh Bá, Chính Trọng là hai anh em ruột ở trang Quỳnh
Bảo (Quỳnh Cư - phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng). Hai
anh em vốn tinh thông văn võ, có uy tín với dân làng. Hai anh em
đã tập hợp lực lượng chống bọn đô hộ, tự chủ một vùng. Khi Hai
Bà Trưng khởi nghĩa, hai anh em đem quân về theo, lập nhiều
chiến công được phong chức Chỉ huy sứ3.
Như vậy, các thần tích và các di tích lịch sử ở Hải Phòng đã
phản ánh phần nào tinh thần quật khởi của nhân dân Hải Phòng
trong việc tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô
hộ của nhà Hán. Theo đó, có thể thấy, cuộc chiến đấu chống lại
ách đô hộ phương Bắc thời này tại Hải Phòng có hai giai đoạn:
giai đoạn trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giai đoạn khởi nghĩa
Hai Bà Trưng. Việc có đông đảo các tướng lĩnh và nhân dân Hải
Phòng tham gia cho thấy rõ thêm tính nhân dân rộng lớn của
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, góp phần tăng thêm sức mạnh
chống xâm lăng. Chính vì vậy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã
nhanh chóng kết thúc thắng lợi, đuổi Tô Định về nước, thu lại 65
thành, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
c) Nữ tướng Lê Chân
Trong các tướng lĩnh trên vùng đất Hải Phòng tham gia khởi
nghĩa Hai Bà Trưng nổi bật nhất là nữ tướng Lê Chân, người đã
tham gia từ buổi đầu cho đến lúc hy sinh cùng Hai Bà Trưng.

1, 2, 3. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật
cường của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.5, 7.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 305

Theo thần tích đền Suối (Đông Triều, Quảng Ninh), đền An
Biên (Lê Chân, Hải Phòng), đền Lạt Sơn (Kim Bảng, Hà Nam),
bà Lê Chân là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu ở trang An
Biên (Đông Triều). Từ khi còn nhỏ tuổi, Lê Chân đã là một người
con gái xinh đẹp, thùy mị, thông minh, nết na. Khi lớn lên, “cầm,
thi, cung, kiếm” đều thạo. Đến tuổi 20, Lê Chân không lấy chồng,
chỉ ham thích rèn luyện võ nghệ và giúp đỡ cha mẹ. Thái thú đô
hộ phương Bắc là Tô Định cầu hôn không được, đã giết hại cha
của Lê Chân. Lê Chân phải lánh nạn về vùng đất ven sông Cấm
(Hải Phòng). Bà đã chiêu mộ nghĩa sĩ và họ hàng, cung cấp lương
thực, nông cụ để họ khai khẩn đất mới, tích tụ lương thực. Qua
ba năm dựng nên một ấp, đặt tên là trang An Biên và mở một chợ
ở bên sông để tiện việc mua bán.
Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ tàn
bạo của nhà Hán, Lê Chân đã tuyển mộ được hơn 100 thanh niên,
trai gái ở khu vực An Dương tham gia. Do tài năng khác thường,
Trưng Vương đã phong cho Lê Chân làm Thánh Chân công chúa
cùng Bình Khôi công chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định. Tô Định
bị đánh thua buộc phải chạy về nước. Đất nước bình yên, Trưng
Trắc lên ngôi ban thêm bổng lộc cho Thánh Chân công chúa, sai
đem binh mã về trang An Biên dựng đồn binh đề phòng giặc Bắc.
Công chúa lại xuất tiền chẩn cấp cho dân, “chỉ vài năm vùng này
trở nên giàu có, nhân khang vật thịnh, ai ai cũng đội ơn sâu, kính
yêu công chúa như cha mẹ”.
Ba năm sau, Hán Quang Vũ cử Mã Viện làm Phục Ba tướng
quân sang đánh báo thù và tiếp tục đô hộ nước ta một lần nữa.
Trưng Vương triệu tập các tướng, trong đó có Thánh Chân công
chúa, về bàn kế chống giặc. Quân Hán thường bị quân ta đánh
thua. Nhưng về sau, quân Hán dùng mưu kế hiểm độc đánh bại
quân Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng và Thánh Chân công chúa
306 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

cuối cùng đã nhảy xuống sông tự vẫn1. Nhân dân các nơi đã lập
đền thờ để ghi nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và Thánh Chân
công chúa. Đền thờ Thánh Chân công chúa được lập ở An Biên
(Đông Triều, Quảng Ninh), đền Nghè (nội thành Hải Phòng), Lạt
Sơn (Hà Nam)2.
Các thần tích đều thống nhất cho biết từ phía Hải Phòng, Lê
Chân đã chuẩn bị lực lượng khá sớm và tham gia cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng ngay từ ngày đầu. Ngay khi có lời kêu gọi của Hai
Bà Trưng, Lê Chân đã chiêu mộ được hàng trăm thanh niên, trai
gái địa phương tham gia. Do tài năng, chí khí hơn người, ngay
từ đầu Lê Chân đã được Trưng Vương tin tưởng phong là Thánh
Chân công chúa, sát cánh bên Bình Khôi công chúa Trưng Nhị
cùng đánh giặc. Khởi nghĩa thắng lợi, Lê Chân được phong là
Chưởng quản binh quyền nội bộ3, vừa lo tổ chức làm ăn, vừa lo
việc phòng thủ miền ven biển. Bà đã vâng mệnh vua Trưng, đem
binh mã về trang An Biên dựng đồn luỹ phòng giặc Bắc, tổ chức
cho nhân dân làm ăn, biến khu vực này trở thành nơi giàu có.
Điều đó đã cho thấy rõ tài đức và vai trò nổi bật của bà ở khu vực
cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc.
Khi Hán Quang Vũ cử tướng Mã Viện sang phục thù, nhà
Hán chuẩn bị lực lượng rất lớn: 20.000 quân chủ lực, 2.000
thuyền xe (chưa kể quân tải lương, phục dịch)4. Quân Hán từ
Hợp Phố (Quảng Đông) hành binh bằng cả hai đường thủy, bộ đến

1. Đây chỉ là truyền thuyết dân gian. Trong thực tế, Hai Bà Trưng đã
chiến đấu đến cùng và anh dũng hy sinh trên chiến lũy Cấm Khê (Hà Nội).
2. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật khởi của
nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Sđd, tr.8-10.
3. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1971, t.1, tr.82-84.
4. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.280.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 307

khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, tiến vào nước ta qua đường
Bạch Đằng.

Sơ đồ các di tích tướng lĩnh và nữ tướng Lê Chân tham gia


khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hải Phòng

Để chống lại, Trưng Vương đã đưa quân đến chặn địch ở vùng
Lãng Bạc (Bắc Ninh). Theo các thần tích Hải Phòng và Vĩnh
Phúc, Trưng Vương đã chủ động phòng thủ và đánh giặc ngay tại
khu vực cửa biển. Thần tích Hạ Lôi (Vĩnh Phúc) cho biết Trưng
Vương lập sẵn đồn lớn ở Hạ Hồng (tức là vùng Hải Phòng và Hải
Dương ngày nay)1. Đồn lớn ghi trong thần tích hẳn là các đồn
lớn của Lê Chân và các tướng lĩnh Hải Phòng, Hải Dương như

1. Xem Nguyễn Vinh Phúc: “Tái phát hiện thần tích hai làng Hát Môn
và Hạ Lôi”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1982,
Sđd, tr.202-206.
308 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Phạm Đàm (Vĩnh Bảo), ba chị em họ Tạ (Tiên Lãng), mẹ con


Ngũ Đạo tướng quân (An Lão) lập ra. Trong hệ thống đồn lũy
này, vị trí phòng thủ của bà Lê Chân là trọng yếu nhất vì ở sát
ngay khu vực cửa biển quan yếu Bạch Đằng và thương cảng quốc
tế ở Thủy Nguyên.
Các thần tích đều phản ánh có các trận đánh lớn diễn ra tại
Hải Phòng, Hải Dương trước khi địch tiến được vào vùng Lãng
Bạc (Bắc Ninh). Thần tích Hạ Lôi cho biết, Trưng Vương đã đưa
tới cửa biển (các đảo quan ải) 30 danh tướng chặn địch. Các trận
đánh diễn ra rất ác liệt. Trong các cuộc giao tranh đánh chặn
quân Hán chắc hẳn có sự tham gia của nữ tướng Lê Chân và
nhiều tướng lĩnh khác của Hải Phòng. Thần tích đền Nghè (Hải
Phòng) cho biết: Bà Lê Chân vâng mệnh vua đánh giặc, quân
giặc thường thua luôn1. Quân ta đánh thắng nhiều trận, tiêu hao
nhiều sinh lực địch. Nhưng do lực lượng địch quá mạnh, mưu
kế thâm độc, quân ta dần dần bị thiệt hại và buộc phải lui binh.
Trong các trận chiến này, mẹ con Ngũ Đạo tướng quân (An Lão),
Phạm Đàm (Vĩnh Bảo)... đã hy sinh. Sau trận chiến ở Lãng Bạc
(Bắc Ninh), Hai Bà Trưng tuẫn tiết, nữ tướng Lê Chân cho rút
quân về vùng núi Lạt Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) để
xây dựng căn cứ kháng chiến và hy sinh tại đây2. Truyền thuyết
Lạt Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) cho biết, sau khi Hai Bà Trưng đã
hy sinh, bà Lê Chân cùng nhiều tướng lĩnh khác tiếp tục lui về
đây lập căn cứ chống địch. Tại đây, Lê Chân tiếp tục ngoan cường
chiến đấu và anh dũng hy sinh. Đến nay, nơi này vẫn còn miếu
thờ bà Lê Chân và truyền tích về các cuộc chiến đấu dũng cảm

1. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng trong thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.9.
2. Bảo tàng Hải Phòng: Nữ tướng Lê Chân trong tâm thức người dân
Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 2018, tr.26.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 309

của nữ tướng Lê Chân chống lại đội quân xâm lược tàn bạo của
Mã Viện1.
Trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lê Chân là một vị tướng tiêu
biểu nhất của Hải Phòng và cũng là người có công tổ chức cho dân
làng khai hoang, lấn biển, mở chợ, tạo cơ sở cho hình thành làng
Vẻn - trung tâm của đô thị Hải Phòng ngày nay. Lê Chân sớm
tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nhanh chóng trở thành
vị tướng tin cẩn của Trưng Vương bên cạnh các tướng lĩnh lừng
danh khác như Bình Khôi công chúa Trưng Nhị, Thánh Thiên
công chúa, Đô Dương, lập nhiều chiến công, góp phần đánh đổ
ách đô hộ Hán tộc giành lại độc lập cho đất nước. Bà đã cùng với
các tướng lĩnh Hải Phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng
thủ Tổ quốc tại vùng cửa biển, đánh chặn và tiêu hao nhiều sinh
lực địch khi Mã Viện đem quân sang đàn áp. Lê Chân đã theo
giúp Hai Bà Trưng cho đến trận đánh cuối cùng, tiếp tục duy
trì cuộc chiến đấu cho đến lúc hy sinh oanh liệt tại khu vực Kim
Bảng (Hà Nam).
Cùng với các tướng lĩnh Hải Phòng, Lê Chân đã góp phần viết
lên trang sử chiến công chói lọi vào sự nghiệp dựng và giữ nước
vẻ vang của quân dân Hải Phòng trong buổi đầu thời kỳ chống
Bắc thuộc. Tại Hải Phòng, nữ tướng Lê Chân được thờ phụng tại
đền Nghè (phường An Biên, quận Lê Chân) và một số nơi khác
như đình An Biên (số 170 phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân),
đình An Biên (xã Hưng Nhân, huyện Vĩnh Bảo), đền ở Núi Voi
(xã An Tiến, huyện An Lão). Tại phường Đằng Giang (quận Ngô
Quyền) có miếu An Đà thờ Nữ Ninh hiển thánh là một bộ tướng
của Lê Chân.

1. Xem Nguyễn Văn Trò: “Di tích về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
ở Hà Nam Ninh”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ học
năm 1988, Sđd, tr.101.
310 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng tuy thất bại nhưng đã thể hiện
tinh thần bất khuất quyết không chịu để mất nước, không chấp
nhận đồng hóa trước đô hộ phương Bắc của người Việt. Sau đó,
đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phương Bắc khốc liệt hơn,
lâu dài hơn, nhưng tinh thần lẫm liệt hy sinh vì nước của Hai
Bà Trưng cùng các tướng lĩnh tiêu biểu, trong đó có nữ tướng Lê
Chân, vẫn được tiếp nối cho đến khi đất nước giành quyền tự chủ
vào đầu thế kỷ X.

II- TỪ SAU KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ĐẾN THỜI KỲ


HỌ KHÚC GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ NĂM 905

1. Các di tích lịch sử

Cũng như thời kỳ trước, các di tích Hải Phòng trong thời kỳ
này chủ yếu là di tích khảo cổ và một số di tích (đền, đình) thờ
cúng các nhân vật có liên quan. Về di tích khảo cổ, có hai loại di
tích chính là mộ thuyền và mộ gạch.
a) Mộ thuyền
Tại Hải Phòng, thời kỳ này đã phát hiện và nghiên cứu mộ
thuyền Tam Đa (xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo). Di tích nằm trên
ruộng lúa có độ sâu cách mặt ruộng 0,16m. Quan tài mộ là một
thân cây gỗ tròn khoét rỗng. Phần thân quan tài được đẽo kỹ và
phẳng, bốn góc phía ngoài có bốn chân đẽo hơi cong kiểu chân
quỳ. Di cốt đã bị mục nát chỉ còn một số mảnh. Mộ không có di
vật. Những người trực tiếp nghiên cứu xếp mộ Tam Đa có niên
đại vào khoảng thế kỷ III - VII1.

1. Xem Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Duyên Bằng: “Mộ quan tài
hình thuyền ở Tam Đa (Hải Phòng)”, in trong sách Những phát hiện mới
về khảo cổ học năm 1975, Sđd, tr.308-310.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 311

Thời kỳ này, di tích mộ thuyền chưa phát hiện được nhiều. Cả


khu vực Bắc Bộ hiện nay, khảo cổ học mới chỉ phát hiện được mộ
thuyền Tam Đa (Hải Phòng) và mộ thuyền An Khê (Thái Bình).
Do vậy, mộ thuyền Tam Đa (Hải Phòng) có ý nghĩa quan trọng
cho thấy truyền thống lâu dài của mộ thuyền Đông Sơn, góp
phần minh chứng sức sống lâu dài của văn hóa Đông Sơn trong
cuộc đấu tranh chống đồng hóa dân tộc tại giai đoạn lịch sử này.
b) Mộ gạch
Mộ gạch là loại hình mộ hoàn toàn mới xuất hiện ở Việt Nam
khoảng từ thế kỷ II đến thế kỷ IX. Mộ được xây công phu với vật
liệu chủ yếu là gạch. Tại Hải Phòng, các nhà khảo cổ đã phát
hiện và nghiên cứu một số mộ gạch, điển hình là mộ Đường Dù,
mộ Núi Đèo, mộ Mỹ Cụ (Thủy Nguyên).
Mộ Đường Dù ở thôn Thiên Đông, xã Đông Sơn, huyện Thủy
Nguyên. Cấu trúc mộ khá đặc biệt, có phần tường và vòm cuốn
xây bằng gạch, nền mộ được ghép bằng 18 phiến gỗ. Trong mộ
còn 2 quan tài thân cây khoét rỗng, 27 hiện vật bằng đồng, gỗ và
đất nung có giá trị cao, phản ánh nhiều mặt lịch sử Hải Phòng
thời đó. Mộ có niên đại khoảng thế kỷ II1. Kết cấu nền lát gỗ,

1. Xem Đinh Văn Kiền và Lê Xuân Diệm: “Ngôi mộ cổ có những di vật


khá đặc biệt ở Đường Dù”, in trong sách Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 1972, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973, tr.244-253.
Mộ được phát hiện và nghiên cứu năm 1972. Gò mộ cao hơn mặt
ruộng 2m, rộng 300m2. Mộ được xây ở giữa gò. Huyệt mộ hình chữ nhật
(8,2 x 2,85m), sâu hơn mặt ruộng 1,5m. Nền mộ có 18 tấm gỗ đặt nằm
ngang, vừa khít mặt đáy huyệt. Trên mặt nền gỗ có 2 thanh gỗ đặt dọc 2
bên thành huyệt được liên kết bằng mộng. Trên 2 thanh gỗ dùng gạch xây
vách và vòm cuốn. Gạch có kích thước 25 x 50cm màu đỏ xẫm, có viên men
xanh lục, rìa cạnh có văn chữ S, hình trâm, hình ô trám lồng. Có hai quan
tài làm bằng thân cây gỗ khoét rỗng. Có 27 hiện vật gồm có gương đồng, đồ
gỗ, đồ gốm, trong đó đồ gỗ là một bộ đồ mộc và đồ dùng binh khí đặc biệt
quý hiếm.
312 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

vòm cuốn gạch của mộ Đường Dù là rất hiếm thấy trong thời Bắc
thuộc ở Việt Nam.
Mộ Núi Đèo nằm dưới chân núi Núi Đèo, huyện Thủy
Nguyên. Mộ được khai quật “chữa cháy” năm 1973. Cấu trúc mộ
(vòm cuốn, nền mộ) đều được xây bằng gạch, hiện vật phong phú
(gương đồng, bình con tiện, bình đáy bằng, nắp bình, hũ nhỏ,
chén có tai, đĩa, đỉnh, khay, mô hình nhà có cổng ra vào, giếng
nước, kho thóc, bếp lò có chõ đồ xôi, bể nước, hai cây cau (?) bị gãy
ngọn). Xét cấu trúc mộ gạch và các di vật chôn cho thấy mộ có
niên đại khoảng thế kỷ II - III1.
Cấu trúc mộ gạch Núi Đèo là rất phổ biến ở Hải Phòng: Trước
mộ Núi Đèo, năm 1964, các nhà khảo cổ học đã khai quật 5 ngôi mộ
gạch thôn Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, trong đó đã
xác định được 2 ngôi có niên đại Đông Hán, 1 ngôi mộ có niên đại
Đông Hán muộn - Lục Triều sớm, 2 ngôi mộ có niên đại Lục Triều2.
Các mộ gạch Núi Nàng (xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên)3,

1. Xem Phan Tiến Ba: “Báo cáo khai quật địa điểm Núi Đèo (Hải
Phòng)”, Tlđd.
Mộ Núi Đèo, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên được phát hiện
và nghiên cứu năm 1973. Mộ dài 9,2m; rộng 2,56m, cao 2,65m, được xây
bằng gạch có nhiều kích cỡ khác nhau (55 x 24 x 9cm, 51 x 24 x 7cm).
Những người khai quật đoán niên đại của mộ khoảng thế kỷ I - III.
Nhưng xét bối cảnh chung của mộ gạch ở Việt Nam có thể xếp mộ vào
khoảng thế kỷ II - III.
2. Xem Viện Khảo cổ học: Hồ sơ đăng ký khai quật mộ cổ Mỹ Cụ (Hải
Phòng), HS.127.
3. Xem Phan Tiến Ba, Phạm Quốc Quân và Nguyễn Đình Chiến: “Ngôi
mộ gạch cổ Núi Nàng - Hải Phòng”, in trong sách Những phát hiện mới về
khảo cổ học năm1975, Sđd, tr.281-283.
Mộ Núi Nàng thuộc thôn Tràng Kênh, xã Minh Đức, huyện Thủy
Nguyên. Mộ hình chữ nhật, dài 4m, rộng 1,15m, cao 1,45m, vách hậu có
một khám nhỏ (0,22 x 0,115 x 0,18m); có 37 hiện vật, 8 hạt chuỗi bằng mã
não, ngọc bích... Niên đại của mộ khoảng thế kỷ II - III.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 313

mộ gạch Đông Sơn (núi Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên)1, mộ gạch
Tràng Kênh (Thủy Nguyên)2, về cơ bản đều có cùng loại hình với
mộ gạch Núi Đèo và mộ Mỹ Cụ. Đặc biệt, tại Thủy Nguyên, năm
2000 - 2001, Viện Khảo cổ học đã phát hiện chỉ riêng khu mộ cổ
Đồi Thông đã có tới hơn 300 mộ Đông Hán - Lục Triều. Đây là
địa điểm có số lượng mộ táng Đông Hán - Lục Triều nhiều nhất
Bắc Việt Nam. Ngoài Thủy Nguyên, dấu tích mộ gạch Đông Hán -
Lục Triều còn tìm thấy ở An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
Bên cạnh các di tích mộ táng, Hải Phòng còn có 9 di tích lịch
sử thờ các tướng lĩnh đã tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Bắc
thuộc thời kỳ này tại Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Dương, Kiến
Thụy. Tất cả cho phép tìm hiểu phần nào lịch sử Hải Phòng sau
khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

2. Hải Phòng trong đơn vị hành chính của Giao Châu sau
thời kỳ Hai Bà Trưng

Sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện khôi phục
và tăng cường ách thống trị của nhà Đông Hán. Một mặt, nhà

1. Xem Trịnh Cao Tưởng và Nguyễn Thành Trai: “Khai quật nhóm
mộ Hán ở núi Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng)”, in trong sách
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1976, Hà Nội, 1977, tr.319-321.
Quá trình san ủi xây dựng nhà hát huyện đã phá hủy nhiều mộ. Khảo
cổ học khai quật “chữa cháy” được hai mộ. Hai mộ có cấu trúc khá gần
nhau; nền hậu thất cao hơn chính thất. Mộ M1 thu được 37 hiện vật gốm
và 100 mảnh vỡ, mộ M2 thu được 87 hiện vật gốm, 50 mảnh vỡ, 2 mô hình
nhà, 20 đồng tiền v.v,.. Niên đại mộ khoảng thế kỷ II - III.
2. Xem Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Mạnh Cường, Bùi Thu Phương và
Trần Phương: “Khai quật mộ gạch ở Tràng Kênh (Hải Phòng)”, in trong
sách Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1998, Sđd, tr.535-537.
Mộ ở gò số 1 của khu nhà máy xi măng Tràng Kênh. Mặt bằng mộ hình
chữ nhật (5,2 x 2,05m). Hiện vật thu được 10 đồ gốm bán sứ và nhiều mảnh
vỡ. Những người nghiên cứu cho rằng, mộ có niên đại khoảng thế kỷ V. So
sánh tổng hợp có thể thấy mộ có niên đại khoảng thế kỷ III.
314 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Hán đặt lại chức thứ sử (cai quản Giao Châu), thái thú (cai quản
các quận). Mặt khác, Mã Viện tập trung tiêu diệt toàn bộ chính
quyền cấp huyện của người Việt, thiết lập chính quyền đô hộ đến
cấp huyện. Việc phân chia các đơn vị hành chính thời này về cơ
bản vẫn như cũ1, do vậy, Hải Phòng đầu thời Đông Hán vẫn thuộc
quận Giao Chỉ. Sau đó, chính quyền đô hộ liên tục thay đổi về
đơn vị hành chính:
Năm 210, phân chia từ Hợp Phố về Bắc làm Quảng Châu, từ
Giao Chỉ về Nam làm Giao Châu, Hải Phòng lúc này thuộc Giao
Châu. Năm 226, lại chia như cũ, Hải Phòng trở lại quận Giao
Chỉ. Năm 264, đơn vị hành chính trở lại như năm 210, Hải Phòng
thuộc Giao Châu. Đào Hoàng, thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu lúc đó
đã xin nhà Ngô chia lại các quận huyện, trong đó Giao Châu chia
nhỏ ra thành 3 quận: Giao Chỉ, Tân Xương và Vũ Bình. Riêng
quận Giao Chỉ có 14 huyện: Long Biên, Câu Lâu, Vọng Hải, Liên
Lâu, Tây Vu, Vũ Ninh, Chu Diên, Khúc Dương, Ngô Hưng (tức
Giao Hưng), Bắc Đái, Kê Từ, An Định, Vũ An, Quân Bình2. Thời
thuộc Tống, trong đơn vị quận Giao Chỉ không thấy Tống thư
nhắc đến huyện Bắc Đái và Kê Từ có lẽ do bỏ sót. Thời thuộc Tề,
nhà Nam Tề bỏ ba huyện Giao Hưng, Bắc Đái, Kê Từ của quận
Giao Chỉ. Thời thuộc Lương và Trần, việc phân chia đơn vị hành
chính không có tư liệu rõ ràng. Nhà Tùy (đầu thời Đại Nghiệp)
đặt lại quận Giao Chỉ gồm 9 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu
Diên, Long Bình, Bình Đạo, Giao Chỉ, Gia Ninh, Tân Xương, An
Nhân3. Như vậy, trong các thời thuộc Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy,
Hải Phòng luôn thuộc quận Giao Chỉ. Vấn đề đặt ra là trong 9
huyện của quận Giao Chỉ thời Tùy, Đường, vùng đất Hải Phòng
ngày nay thuộc về hay chủ yếu thuộc về huyện nào?

1, 2, 3. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.37-38,
73, 85.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 315

Từ thời Ngô, Tấn cho đến thời Tùy, Đường, châu, quận và số
lượng các huyện của quận Giao Chỉ (hay Giao Châu) có nhiều
thay đổi và theo nghiên cứu của Đào Duy Anh, có nhiều khả năng
Hải Phòng thuộc về huyện Chu Diên1.
Đào Duy Anh đã chứng minh huyện Chu Diên thời Ngô và
thời Tấn khác với huyện Chu Diên thời Hán là không thuộc lưu
vực sông Đáy nữa, mà thuộc về tả ngạn Sông Hồng. Khi tiến
công Lý Bí, sử chép Trần Bá Tiên từ Phiên Ngung (Quảng Châu)
đem lâu thuyền đi theo con đường Mã Viện xưa, tức là từ vịnh
Hạ Long vào sông Bạch Đằng, hoặc do Vân Đồn mà vào cửa An
Dương, hay cửa Văn Úc của hệ thống sông Thái Bình. Đương
nhiên, Lý Bí cũng tiến quân về đường ấy để bảo vệ Long Biên ở
đầu phía trên sông Đuống. Sau khi giao chiến ở Chu Diên, Lý Bí
phải lui quân về đóng tại sông Tô Lịch. Khi bị thua trận ở cửa
sông Tô Lịch thì Lý Bí có lẽ đã ngược dòng sông Hồng chạy lên

1. Tuy nhiên, gần đây lại có một số ý kiến không đồng thuận với nhận
định này. Năm 2017, Phạm Lê Huy trong luận án tiến sĩ sử học, khi phân
tích lai lịch họ Đỗ dọc lưu vực sông Đáy đã căn cứ vào một số tư liệu trên
gạch mộ Bắc thuộc Tân Hòa (Quốc Oai), mộ Đông Ngạc (Từ Liêm) có ghi
chữ “Chu Diên”, chữ “Đỗ” để xác định huyện Chu Diên thời Tùy Đường và
thời trước “chỉ có một”. Đất huyện Chu Diên không mở rộng đến vùng Hải
Dương, Hải Phòng ngày nay (Phạm Lê Huy: Tầng lớp thủ lĩnh tại Giao
Châu - An Nam thời đô hộ Tùy Đường, luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, tr.39).
GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc cũng đồng ý với Phạm Lê Huy, cho rằng huyện
Chu Diên thời thuộc Hán chỉ ở lưu vực sông Đáy và có xu hướng mở rộng
dần sang lưu vực sông Hồng. Đến thời thuộc Lương và thuộc Tùy, Đường,
đất huyện Chu Diên đã bao lấy cả khu vực phía đông của tỉnh Bắc Ninh,
thành phố Hà Nội và phần phía tây tỉnh Hưng Yên thuộc tả ngạn sông
Hồng. Không có tư liệu xác thực nào cho phép đoán định đất huyện Chu
Diên đã từng mở rộng đến vùng đất Hải Phòng hiện nay. Đây là những ý
kiến mới được nêu ra, mà chúng tôi chưa có điều kiện suy xét kỹ, nên chỉ
xin ghi chú thêm để rộng đường nghiên cứu và trao đổi.
316 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

thành Gia Ninh khoảng Bạch Hạc (Việt Trì). Do đó, Đào Duy
Anh đặt huyện Chu Diên thời Lương ở phía dưới sông Lục Đầu
vào khoảng lưu vực sông Thái Bình.
Sử cũ còn chép, Triệu Quang Phục quê ở Chu Diên. Đầm Dạ
Trạch nơi Quang Phục rút quân làm căn cứ chính là quê hương
của Quang Phục. Như vậy, huyện Chu Diên thời Lương còn gồm
cả một phần đất Hưng Yên.
Thời Đường, sách Tân Đường thư (q.31) chép rằng, cửa sông
A Lao ở châu Chu Diên (huyện Chu Diên). Thiên hạ quận quốc
lợi bệnh thư chép cửa sông A Lao thuộc huyện Đa Cẩm (nay là
Cẩm Giàng) châu Thượng Hồng, tức là đất tỉnh Hải Dương.
Trong đời Hội Trung nhà Đường (năm 767), người Chà Và
và Mã Lai (Côn Lôn) ở ngoài biển vào đánh chiếm An Nam đô
hộ phủ. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu Cao Chính Bình
là đô úy châu Vũ Định. Sách Đại Nam nhất thống chí chép đó
là huyện Định Hóa. Khi quân Chà Và bị đánh thua, rút chạy
về phía sông Thái Bình ra biển đã bị Trương Bá Nghi đuổi theo
đánh bại ở Chu Diên1.
Như vậy, theo phân tích của Đào Duy Anh thì huyện Chu
Diên thời Tùy, Đường là phía dưới sông Lục Đầu và khoảng lưu
vực sông Thái Bình, trong đó có xác định rõ phần đất Hưng Yên,
Hải Dương thuộc huyện này. Hải Dương theo các tư liệu mà Đào
Duy Anh dẫn là gồm phần lớn đất Hải Phòng ngày nay. Do vậy,
sách Lịch sử 6 - 7, tài liệu giáo dục địa phương Hải Phòng đã
tham khảo và viết phần chính đất Hải Phòng ngày nay thuộc
huyện Chu Diên ngày xưa2.

1. Xem Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời, Sđd, tr.86-87.
2. Lịch sử 6 - 7, tài liệu giáo dục địa phương Hải Phòng, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2011, tr.11.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 317

Vậy huyện trị Chu Diên ở đâu? Điều này hoàn toàn không
có tư liệu thư tịch nào chỉ rõ. Chú thích của Đại Việt sử ký toàn
thư ghi huyện trị Chu Diên có thể ở khu vực Phả Lại (Quảng
Ninh) nhưng không nêu rõ căn cứ1. Khu vực Phả Lại đã phát
hiện và khai quật một số gạch Hán2, nhưng đó không hẳn là cứ
liệu xác định chính xác được huyện trị vì các địa điểm mộ gạch
tương tự, đã được phát hiện và khai quật rải rác tại nhiều địa
điểm khác như: Uông Bí, Yên Hưng, Đông Triều, Mạo Khê, Chí
Linh, v.v.. Ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), các di tích mộ Đông
Hán - đầu Lục Triều còn dày đặc hơn gấp bội lần. Do vậy, nếu
chỉ căn cứ vào tư liệu mộ táng thời này thì rất khó xác định
được huyện trị Chu Diên.
Tại xã Liên Khê (Thủy Nguyên) có núi mang tên Thành Dền
đã phát hiện khá nhiều mộ Hán3. Thành Dền cũng là địa danh
xuất hiện tại địa điểm Ngọc Lặc (Hải Dương), là nơi có nhiều
di tích mộ Bắc thuộc4. Thư tịch cổ Trung Quốc ghi Mã Viện đi
đâu dựng thành đến đấy cho các huyện trị. Như vậy, phải chăng
các địa danh Thành Dền ở Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng),
Thành Dền ở Ngọc Lặc (Hải Dương) gợi ý rằng các địa điểm này
từng tồn tại tòa thành thời Mã Viện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa phát hiện được dấu tích thành quách cùng các ghi chép cụ
thể về các toà thành ở đây. Cho nên, huyện trị Chu Diên ở đâu
vẫn còn chưa có câu trả lời. Nhưng, có thể chắc chắn rằng cũng
như thời trước đó, khu vực Thủy Nguyên (Hải Phòng) tiếp tục

1. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.170.


2. Xem Bulletin de l’Ecole Fraincase d’Extrême Orient, No. 17, 1917.
3. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật khu mộ
Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Tlđd.
4. Xem Lê Trung: Những ngôi mộ thời thuộc Hán ở Thiệu Dương, Sđd.
318 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

nổi bật lên như là một trung tâm tụ cư lớn vào bậc nhất khu vực
Đông Bắc trong thời Đông Hán - Lục Triều (thế kỷ II - V). Chỉ
riêng di tích Đồi Thông, số lượng di tích mộ táng nhiều gấp 3 lần
số lượng mộ táng thời trước đó1.
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các quan lại Hán - Đường tiếp
tục đẩy mạnh chính sách cai trị, đồng hóa người Việt. Chính sách
đô hộ của nhà Đường là khốc liệt nhất. Năm 679, nhà Đường
đổi Giao Châu đô đốc phủ thành An Nam đô hộ phủ nhằm tăng
cường đồng hóa người Việt. Theo chế độ nhà Đường, đứng đầu
châu là thứ sử. Dưới châu là huyện, dưới huyện là các hương, xã.
Các hương, xã chia theo số hộ. Tiểu xã từ 10 đến 30 hộ, đại xã từ
40 đến 60 hộ, tiểu hương có từ 70 đến 150 hộ, đại hương có từ 160
đến 540 hộ2.
Nhà Đường muốn thiết lập chính quyền đô hộ đến tận hương,
xã nhằm khống chế người Việt đến tận cơ sở. Thủ đoạn bóc lột
truyền thống là chế độ cống nạp tăng thêm rất nhiều các loại
thuế mới rất nặng như thuế muối, thuế đay, gai, bông3. Nhưng
trên thực tế, nhà Đường vẫn chỉ nắm tới cấp châu, huyện là chủ
yếu. Về cơ bản, các xóm làng Việt vẫn dựa trên kết cấu bền vững
của công xã nông thôn, giữ được quyền tự trị và vẫn là “thế giới
riêng’’ của người Việt với lối sống Việt, văn hóa Việt là chủ yếu.
Tại đây, các quan hệ họ hàng, làng xóm vẫn là cơ sở để người Việt
gắn bó với nhau, đấu tranh bền bỉ chống lại âm mưu đồng hóa
của nhà Đường.

1. Xem Tống Trung Tín: “Di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc ở Hải
Phòng”, Thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn Hải Phòng, Kỷ yếu tháng
3/2002, tr.21-29.
2, 3. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr.438, 440-441.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 319

3. Tình hình kinh tế

a) Nông nghiệp
Thời kỳ này, công cụ nông nghiệp Giao Chỉ (hay Giao Châu)
đã phổ biến đồ sắt. Trong các di tích mộ táng thời này, không tìm
thấy các công cụ đồng. Đồ sắt do dễ bị gỉ và vẫn là loại nguyên
liệu quý hiếm nên cũng chưa tìm thấy nhiều. Nhưng, qua câu
chuyện Nhâm Diên dạy dân cày bừa ở Cửu Chân1, có thể nghĩ
rằng việc cày bừa bằng các nông cụ sắt hẳn đã phát triển trên
hầu khắp các miền đất nước.
Theo đó, Hải Phòng thời kỳ này nông nghiệp tiếp tục tiến
triển. Khoảng đầu thế kỷ II, người Thủy Nguyên vẫn dùng loại
công cụ nhíp truyền thống từ thời trước để gặt lúa mà bằng cứ
đã tìm thấy ở mộ Đường Dù (Thủy Nguyên). Mộ Đường Dù có
niên đại khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, đã tìm thấy một
cán nhíp bằng gỗ. Đó là một miếng gỗ hình chữ nhật dẹt. Ở giữa
của một rìa cạnh được gọt mỏng thành hình chữ nhật giống như
lưỡi nhíp để gắn vào cán. Thân cán nhíp có hai lỗ thủng tròn có
tác dụng buộc dây vào tay để cắt lúa2. Lúa ở Hải Phòng cũng
tương tự như lúa Giao Chỉ nói chung là chín hai mùa3. Lúa nếp
và lúa tẻ tiếp tục được gieo trồng nhưng hẳn lúa tẻ ngày càng
phổ biến hơn.
Nhiều loại cây khác được tiếp tục duy trì thành tựu của các
thời trước đó và phát triển. Hạt trám vốn đã tìm thấy nhiều ở

1. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.144.


2. Xem Đinh Văn Kiền và Lê Xuân Diệm: Những ngôi mộ cổ có những
di vật khá đặc biệt ở Đường Dù, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972,
tr.244-253.
3. Xem Trần Quốc Vượng: Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nông
nghiệp dưới thời kỳ Bắc thuộc (trước và sau Công nguyên), Sđd, tr.106.
Việc trồng lúa nếp, lúa tẻ qua phân tích công cụ thu hoạch lúa là cái nhíp
ở thời các vua Hùng, vua Thục (xem Chương II).
320 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, bây giờ tiếp tục tìm thấy ở trong mộ
Đường Dù (Thủy Nguyên)1. Các loại cây khác như rau muống,
mía, cam, chuối, vải, nhãn, khoai sọ, củ từ, củ mài, củ đậu tiếp
tục được trồng cấy. Trong mộ cổ Núi Đèo thời Đông Hán đã tìm
thấy hình ảnh hai cây cau được trồng trước sân của mô hình nhà
đất2. Các loại cây dâu, đay, gai phục vụ một số nghề thủ công
cũng là loại cây trồng phổ biến thời này.
Chăn nuôi trâu bò, chó, lợn, gà vịt vẫn phát triển bình thường
trong các gia đình. Nghề đánh cá tiếp tục duy trì nơi các xóm làng
ven sông, ven biển. Thần tích Hu Trì (Vĩnh Bảo) cho biết Cao Đức
Làng, vị tướng tham gia khởi nghĩa Lý Bí làm nghề cá. Bố mẹ và
tổ tiên của Cao Đức Làng đều làm nghề cá3.
Như vậy, nông nghiệp Hải Phòng khoảng thế kỷ II trở đi tiếp
tục ngành chính như: sản xuất ngũ cốc, làm vườn, trồng dâu nuôi
tằm, chăn nuôi gia súc và đánh cá. Tuy nhiên, có thể thấy trong
nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi là thứ yếu.
b) Thủ công nghiệp
Từ thời Đông Hán trở đi, về mặt khảo cổ là giai đoạn đầu của
thời đại sắt phát triển. Nghề chế tác đồ sắt ở nước ta lúc này phát
triển hơn trước. Người ta đã rèn rìu sắt mô phỏng dáng một số rìu
đồng Đông Sơn (điển hình là rìu lưỡi xéo Đông Sơn).
Tuy nhiên, trong các di tích khảo cổ nói chung và các di tích
khảo cổ Hải Phòng nói riêng, chưa tìm thấy nhiều đồ sắt, mới chỉ
tìm thấy kiếm sắt ở Thủy Nguyên trong các mộ Đông Hán. Việc

1. Xem Đinh Văn Kiền và Lê Xuân Diệm: Những ngôi mộ cổ có những


di vật khá đặc biệt ở Đường Dù, Sđd, tr.244-253.
2. Xem Phan Tiến Ba: Báo cáo khai quật mộ cổ Núi Đèo, tư liệu Viện
Khảo cổ học, 1973, HS.112, tr.92.
3. Xem Thần tích Cao Đức Làng, nghè Hu Trì, xã Vinh Quang, huyện
Vĩnh Bảo, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 321

mộ Đường Dù chôn theo nhiều đồ minh khí bằng gỗ, đã cho thấy
đồ kim loại sắt vẫn còn rất hiếm, bởi vì kim loại sắt phải dùng
vào các mục đích thiết thực hơn của đời sống. Trong hệ thống mộ
gạch, mộ quách gỗ, loại di vật chôn theo phổ biến là các loại đồ
gốm. Thời kỳ này gần như vắng hẳn công cụ và vũ khí đồng thau.
Di vật đồng tìm thấy chủ yếu là đồ dùng hằng ngày. Đó là tình
trạng chung của di tích nhiều nơi khác cùng thời ở nước ta.
Nghề dệt: Nghề dệt vải ở Giao Châu thời kỳ này phát triển
mạnh hơn. Dọi se chỉ có mặt cắt hình thoi tìm thấy ở nhiều nơi.
Đặc biệt, ở mộ Mỹ Cụ đã tìm thấy suốt chỉ là loại di vật quan
trọng của nghề dệt1. Truyện Sĩ Nhiếp từng nhắc vào cuối thế kỷ
II, Sĩ Nhiếp cống Ngô Tôn Quyền hàng ngàn tấm vải cát bá loại
mịn2. Sử sách cũng ghi chép việc trồng cây bông để lấy quả có tơ
dệt vải ở An Định, quận Giao Chỉ3.
Sử sách còn chép người Châu Giao dệt vải tơ chuối tiêu và
ghi rõ là sản xuất ở Giao Chỉ, Kiến An4. Việc chính quyền đô hộ
Đường tăng cường đánh thuế đay, gai, bông cũng phần nào gián
tiếp phản ánh sự phát triển của nghề dệt Giao Chỉ, trong đó có
Hải Phòng.
Nghề mộc: Tiếp tục truyền thống Đông Sơn và có phần hoàn
thiện hơn. Trong mộ Đường Dù (Thủy Nguyên) đã tìm thấy bộ
dụng cụ nghề mộc mô hình bằng gỗ khá đầy đủ, phong phú gồm
cưa, khoan, dùi, đục một, đục vũm. Những dụng cụ nghề mộc

1. Xem Viện Khảo cổ học: Hồ sơ đăng ký khai quật mộ cổ Mĩ Cụ (Hải


Phòng), Tlđd.
2. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.154.
3. Xem Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, Sđd, t.I, tr.64.
4. Xem Trần Quốc Vượng: Mấy nét sơ lược về tình hình sản xuất nông
nghiệp Việt Nam dưới thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ II Tr.CN - thế kỷ X SCN),
Sđd, tr.116.
322 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đường Dù không khác gì lắm so với các dụng cụ nghề mộc hiện
đại. Đó cũng là chứng cứ về bộ đồ mộc đầy đủ nhất, duy nhất
nước ta trong thời cổ đại.
Cưa Đường Dù thuộc loại cưa ngang có tay cầm. Dùi nhọn
hình trụ dài, phần mũi nhọn, phần cuối đẽo thành mộng hình
khối chữ nhật làm thành chuôi để tra vào vật khác. Đột có đầu
mũi nhọn, thân hình trụ tròn. Đục đinh có phần lưỡi đục hẹp,
bằng, dẹt, thân hình ống, dưới nhỏ, phần trên to dần, có họng tra
cán, cán hình trụ trên to dưới nhỏ. Đục bằng tương tự như đục
đinh nhưng phần lưỡi rộng hơn. Đục vũm có phần lưỡi hình vòng
cung, trên có họng tra cán. Vời giống như chiếc rìu đẽo guốc ngày
nay. Khoan tay thuộc loại khoan có quả đấm, có phần mũi nhọn,
cần lái và tay khoan1.
Trình độ nghề mộc cũng được thể hiện ngay trên các sản
phẩm đồ gỗ tìm thấy trong mộ Đường Dù. Các dầm sàn gỗ đáy
mộ được cưa, cắt và ghép mộng rất sít sao. Quan tài gỗ vẫn là
loại hình thân cây khoét rỗng truyền thống. Ngay chính các
bộ đồ minh khí nghề mộc bằng gỗ trong mộ cũng đều được chế
tạo một cách khéo léo và khá hiện thực. Như vậy, tiếp nối nghề
mộc Đông Sơn (mộ Việt Khê), nghề mộc buổi đầu chống Bắc
thuộc (mộ Núi Thành Dền), với di tích mộ Đường Dù có thể nói
vùng đất Hải Phòng đã luôn cung cấp nhiều chứng cứ phong
phú và độc đáo về sự phát triển của nghề mộc Việt Nam. Cho
đến các thế kỷ III - VII, cách chế tác quan tài gỗ mộ Tam Đa
(Vĩnh Bảo) phản ánh bước tiến mới của nghề mộc: thay đổi hẳn
hình thái truyền thống về dáng của quan tài mộ thuyền bằng
việc tạo dáng gần vuông, 4 góc tạo dáng chân quỳ.
Nghề mộc phát triển tiếp tục góp phần tạo nên nhiều loại nhà
ở Hải Phòng. Tại Thủy Nguyên đã tìm thấy nhiều mô hình nhà

1. Xem Đinh Văn Kiền, Lê Xuân Diệm: Ngôi mộ cổ có những di vật khá
đặc biệt ở Đường Dù, Sđd, tr.244-253.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 323

đất nung. Mô hình nhà mộ Núi Đèo (54 x 52cm) có 2 tầng, kho
thóc, bể nước, giếng nước, cầu thang, bếp lò có tường vuông vây
quanh một cổng chính có 2 lớp cửa và một cổng phụ1.
Nghề sơn vốn khá phát triển từ thời kỳ trước đến bây giờ tiếp
tục hoàn thiện hơn. Cũng tại mộ Đường Dù, cùng với bộ đồ nghề
mộc còn có bộ đồ nghề làm sơn như bát đựng sơn, chổi quét sơn,
vầy, thép, chày.
Bát đựng sơn Đường Dù có dáng giống bát thường, chân đế
thấp, tay cầm hình đầu vịt. Bát còn có dấu sơn lắng đọng. Chổi quét
và vét sơn có 2 phần: phần đốc cầm hình cung tròn và dày, phần
quét sơn mỏng hơn và khía thành nhiều răng nhỏ (40 răng) khá
cứng như răng lược, trên răng còn dấu đọng sơn. Vầy được dùng để
miết và quấy sơn có phần bàn giống như bàn mài, một mặt lồi giữa
có sống nổi, một mặt phẳng, chuôi cầm ngắn. Thép là một thanh gỗ
dài nhỏ, một đầu có lỗ xâu dây, một đầu có gờ khía thành răng cưa.
Chày nghiền sơn tương tự như chày nghiền sơn hiện nay2.
Ngoài các dụng cụ làm nghề sơn trên, trong mộ Đường Dù
còn có 14 bộ phận rời có thể là những bộ phận của hộp ép sơn,
hộp đựng sơn, cốc và bàn vặn lọc sơn. Cũng như bộ đồ nghề mộc,
đây là bộ đồ nghề làm sơn phong phú và duy nhất hiện biết ở Việt
Nam thời xưa. Có thể nói Thủy Nguyên (Hải Phòng) là vùng có
nhiều chứng tích về nghề sơn rất phát triển từ khoảng trên 2.000
năm trước Công nguyên đến thế kỷ II - III sau Công nguyên.
c) Giao thương và thương cảng quốc tế Thủy Nguyên qua cửa
Bạch Đằng
Sau cuộc hành binh của Mã Viện, từ thời Đông Hán đến
thời Tùy Đường, giao thông quốc tế qua Việt Nam bắt đầu có sự

1. Xem Phan Tiến Ba: Báo cáo khai quật địa điểm Núi Đèo (Hải
Phòng), Tlđd, tr.12.
2. Xem Đinh Văn Kiền, Lê Xuân Diệm: Ngôi mộ cổ có những di vật
khá đặc biệt ở Đường Dù, Sđd, tr.244-253.
324 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

thay đổi. Bên cạnh đường thủy vẫn dùng như trước, đường bộ
dần được hình thành. Sử cũ chép năm 43, Mã Viện vào Giao Chỉ
theo ven biển mà tiến, san núi làm đường hơn 1.000 dặm đến hồ
Lãng Bạc1. Đến thời Ngô, con đường bộ này đã hình thành rõ hơn.
Thư tịch cổ Trung Quốc mô tả hành trình đường bộ của Lữ
Đại (tướng thời Ngô) đi xuống Giao Chỉ như sau: “Từ Quảng
Châu đi xuống cùng với quân lính của mình, ông cưỡi ngựa cả
đêm lẫn ngày. Ông đi qua Hợp Phố và sau đó tiếp tục tiến tới...”.
Con đường bộ này đi qua Hợp Phố hẳn là con đường men theo
ven biển. Sau này, nhà sử học Đặng Xuân Bảng, khi nghiên cứu
đường bộ và đường thủy Việt Nam thời này đã cho rằng có hai
con đường bộ đi theo ven biển do Mã Viện mở, trong đó con đường
từ huyện Đãng Xương (Quảng Tây - Trung Quốc) đến Lãng Bạc,
gọi là đường Quảng Yên. Đó là con đường hình thành từ thời Đinh -
Lê trở về trước. Do men theo địa hình tự nhiên, con đường này
có phần xa và khó đi. Chính vì vậy, đến thời Lý, Đại Việt có thêm
đường Lạng Sơn từ năm Thuận Thiên thứ 9 (1018)2.
So sánh con đường bộ trước thời Lý với con đường bộ sau thời
Lý, Đặng Xuân Bảng nhận định “đường đời xưa đi theo núi...
Đường đời xưa đi quanh mà xa, đường đời nay đi thẳng mà gần”3.
Như vậy, giao thông thời này qua khu vực Hải Phòng và
Quảng Ninh có thêm đường bộ chạy song song với đường thủy
men theo ven biển kết hợp với đường sông nối liền Trung Quốc
với các vùng nội địa Việt Nam. Con đường bộ thời đó gọi là

1. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.145.


2. Xem Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Sđd, tr.246. Con đường này
cũng được xác nhận là con đường Mã Viện mở như Minh nhất thống chí đã
chép; “Từ Châu Khâm đi đường bộ về phía Tây Nam, theo con đường của
Mã Viện mở... đến Giao Châu”.
3. Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Sđd, tr.57.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 325

“con đường Quảng Yên’’, tức là con đường đi từ Quảng Yên và


Thủy Nguyên qua Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều, Tràng Bạch,
Phả Lại, Chí Linh rồi theo con đường 18 tới Liên Lâu là quận
trị của Giao Châu. Ở mỗi khu vực trên, khảo cổ học đều đã tìm
thấy rất nhiều mộ Đông Hán - Lục Triều. Có thể hình dung mỗi
khu vực đó là một “trạm” dừng chân buôn bán, trao đổi. Tại đó,
hẳn cũng có các quan binh thu thuế, bảo vệ con đường. Có người
gọi đó là “con đường xâm lược”1, nhưng đầy đủ hơn đó còn là
“con đường thương mại” thông thương từ Liên Lâu đến Hợp Phố
(Quảng Đông) bằng cả hai đường thủy, bộ2.
Lúc này, giao thương Đông - Tây giữa Trung Quốc và các nước
Nam Hải tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trước. Giao thương
quốc tế làm cho kinh tế ở khu vực Quảng Châu phát triển mạnh
hơn. Dấu tích của sự phát triển đó là loại mộ gạch ở Quảng Châu
trở nên phổ biến với số lượng lớn gấp bội so với các di tích mộ táng
thời trước. Địa điểm Quảng Châu đã khai quật được 380 mộ gạch
thời Đông Hán3.
Việc phát hiện xưởng đóng tàu thuyền từ thời trước ở đây
chứng tỏ nhu cầu vận chuyển trên biển thời Đông Hán - Lục
Triều là rất lớn. Số lượng tượng người đội đèn mang phong cách
lạ (có người xem là phong cách khu vực Trung Á) trong các mộ
gạch cũng được phát hiện nhiều hơn chứng minh rõ nhu cầu giao
thương Đông - Tây phát triển vượt trội4.
Đáng chú ý là cùng với số lượng mộ gạch tăng lên ở Quảng
Châu thì trên “con đường thương mại” Quảng Yên từ vịnh Hạ Long

1, 2. Xem Madrolle: Bắc Kỳ thời cổ, Tlđd, tr.7, 18.


3, 4. Xem Quảng Châu thị văn vật quản lý ủy viên hội, Quảng châu thị
Bác vật quán: Quảng Châu Hán mộ (chữ Trung Quốc), Sđd.
326 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

qua cửa Bạch Đằng vào trung tâm Liên Lâu (quận trị Giao Châu),
các di tích mộ gạch Đông Hán cũng tăng lên và phân bố dày đặc
hơn bao giờ hết.
Trên phạm vi Bắc Bộ, mộ Đông Hán - Lục Triều không chỉ
xuất hiện trên tuyến đường này mà còn xuất hiện tại nhiều trung
tâm khác như khu vực Đông Sơn - Vũng Đông và Lạch Trường
(Thanh Hóa), Từ Liêm (Hà Nội), Tiêu Động (Hà Nam), Vĩnh
Phúc, v.v.. Nhưng nếu thống kê chi tiết có thể nói chưa ở đâu mộ
gạch Đông Hán nhiều và tập trung như ở khu vực Thủy Nguyên.
Chỉ một quả đồi nhỏ (Đồi Thông) đã thống kê sơ bộ có khoảng
hơn 300 ngôi mộ gạch (cao hơn gấp nhiều lần so với thống kê số
lượng mộ gạch ở Mạo Khê (Quảng Ninh) và gần tương đương với
các mộ Hán đã khai quật ở Quảng Châu1. Đó là chưa nghiên cứu
và thống kê các mộ gạch Đông Hán còn phân bố rải khắp Thủy
Nguyên dọc theo bờ sông Bạch Đằng từ Minh Đức qua Lại Xuân,
Liên Khê, Kỳ Sơn... tràn sâu vào nội địa Thủy Nguyên đến trung
tâm thị trấn Núi Đèo.
Một lần nữa, Thủy Nguyên nổi lên như là một trung tâm
có di tích mộ gạch lớn nhất đất nước. Cần lưu ý thêm, vào thời
kỳ này, khu vực Yên Hưng (Quảng Ninh) tuy chưa có điều tra
khảo cổ học chi tiết, nhưng diễn biến di tích mộ Đông Hán - Lục
Triều chắc chắn xuất hiện nhiều hơn2. Như vậy, cũng như thời

1. Xem Bùi Văn Liêm, Nguyễn Đăng Cường: Báo cáo khai quật khu mộ
Điệu Tú, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Tlđd;
Phạm Như Hồ, Đỗ Đình Truật: “Khu mộ cổ Mạo Khê”, in trong sách Những
phát hiện mới về khảo cổ học năm 1972, Sđd, tr.254-261.
2. Xem Nguyễn Việt, Ngô Đình Dũng: “Văn hóa Bạch Đằng: một tiếp
cận rộng hơn trong nghiên cứu chiến thắng Bạch Đằng 1288”, in trong
Hội thảo khoa học 725 năm (1288 - 2013) chiến thắng Bạch Đằng, Quảng
Ninh, 2013, tr.133-134.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 327

trước, có thể nói trung tâm giao thương buôn bán chính trên
con đường thương mại quốc tế Đông - Tây qua Bắc Bộ Việt Nam
chính là “thương cảng” Thủy Nguyên và một phần Yên Hưng
(Quảng Ninh)1.
Tại Hải Phòng, thời kỳ này còn phát hiện thêm mộ gạch khu
vực Núi Voi (An Lão). Đường biển vào Núi Voi là qua cửa Lạch
Tray. Đây cũng là một cửa biển thuận lợi để đi vào nội địa. Việc
phát hiện mộ Hán ở Núi Voi cho thấy cửa biển này cũng đã được
sử dụng trong giao thương thời đó. Nó chứng tỏ tình hình giao
thương quốc tế ở khu vực Hải Phòng nhộn nhịp hơn thời trước
rất nhiều.
Thương nhân Trung Quốc tiếp tục sang Giao Chỉ mua ngọc
châu, hương liệu, sừng tê, ngà voi, san hô. Hàng Trung Quốc
được trao đổi ở Việt Nam gồm có đồ đồng, đồ sắt. Tiền Hóa tuyền,
Ngũ thù đã tìm thấy nhiều hơn trong các mộ táng. Vào thời Sĩ
Nhiếp, anh em Sĩ Nhiếp chia nhau làm thái thú các quận thuộc
Giao Châu: Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao Chỉ, Sĩ Nhất làm Thái
thú Hợp Phố, Sĩ Vĩ làm thái thú Cửu Chân, Sĩ Vũ làm thái thú
Nam Hải. Điều đó càng tạo nên mối giao lưu và thế ổn định phát
triển mạnh mẽ trong toàn khu vực.
Giao thương từ các nước phía Nam qua Giao Châu cũng phát
triển mạnh mẽ hơn. Thư tịch cổ đã bắt đầu mô tả trực tiếp việc
buôn bán từ phía Nam lên phía Bắc thời này qua Giao Chỉ. Theo
Lương thư và Cựu Đường thư thì từ đời Hán, các nước ở phương
Nam và phương Tây muốn đến Trung Quốc “đều phải đi theo con
đường Giao Chỉ”2.

1. Xem Tống Trung Tín: “Di tích khảo cổ học thời Bắc thuộc ở Hải
Phòng”, Thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn Hải Phòng, Tlđd, tr.21-29.
2. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam,
Sđd, t.1, tr.69.
328 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Thư tịch cổ Trung Quốc đã ghi được một số lần các nước
phương Nam và phương Tây qua Giao Chỉ bằng đường biển như:
Năm 132 nước Diệp Điều (tức Inđônêxia) sai sứ thần qua
Giao Châu để tới kinh đô Lạc Dương nhà Hán.
Năm 159 và 161, nước Thiên Trúc (tức Ấn Độ) đến cống nhà
Hán qua Giao Châu1.
Đại Tần (Đông La Mã), An Tức (Ba Tư) cũng qua đường bể
Giao Châu buôn bán ở Giao Châu và thông với Trung Quốc2.
Năm 266, thương nhân Đông La Mã là Tần Luận đến Giao
Chỉ. Thái thú Giao Chỉ là Ngô Diểu đã sai người đưa sang yết
kiến Ngô Tôn Quyền3.
Sử cũ còn ghi chép việc những người Tây Vực, người Trung
Á sống ở Giao Châu, trong đó có nhiều người làm thương nhân.
Sử ghi: Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Chỉ ở Liên Lâu khi đi ra
đường có vài chục người Hồ thắp hương đi sát bên xe4.
Người Hồ gồm cả người Ấn Độ và người Trung Á, có người đến
để truyền đạo Phật, cũng có người đến để buôn bán. Ví dụ như
cha của nhà sư Khương Tăng Hội, Lương Cao Tăng truyện cho
biết: Khương Tăng Hội là người Sogdiane - Tây Vực - Tây Bắc
Ấn Độ, là nhà sư theo cha sang buôn bán ở Giao Châu. Rõ ràng,
các ghi chép của thư tịch cổ và các di tích mộ táng đều tập trung

1, 2. Xem Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, Sđd, t.1, tr.69-70; Quảng Châu Tần Hán khảo cổ: Tam đại phát
hiện, Quảng Tây xuất bản xã, 1999.
3. Xem Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam, Sđd, t.1, tr.69-70.
Xem thêm: Quảng Tây Choang tộc tự trị khu Bác vật quán: Quảng Tây
Bác vật quán kiến quán 60 chu niên luận văn tuyển tập, Quảng Tây dân tộc
xuất bản xã.
4. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.153.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 329

phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của giao thương Đông - Tây
qua Giao Châu. Thương lái quốc tế lên Bắc xuống Nam qua Giao
Chỉ hẳn có một bộ phận khá lớn đã dừng chân tại thương cảng
Thủy Nguyên và Liên Lâu.
Giao thương quốc tế qua Hải Phòng và các nơi khác đã góp
phần đẩy mạnh giao thương giữa các miền nội địa. Những trung
tâm chính trị lớn ở Giao Châu chắc chắn cũng là những trung
tâm kinh tế sầm uất như Luy Lâu, Long Biên (Bắc Ninh), Tư Phố
(Thanh Hóa). Ở đó, các phường chợ buôn bán đã hình thành như
chợ cam, chợ hương liệu, chợ ngọc, chợ san hô,...1. Việc buôn bán,
trao đổi nhìn chung góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
Giao Châu.
Tuy nhiên, giao thương của Giao Châu phần lớn vẫn do chính
quyền đô hộ lũng đoạn. Chúng mua bán báu vật, nô tì kiếm lời và
bóc lột tầng lớp thương nhân khá nặng. Tấn thư chép: “Xưa các
nước ngoài cõi thường đem các báu vật đi đường biển đến Nhật
Nam buôn bán. Nhưng thứ sử Châu Giao và thái thú Nhật Nam
phần nhiều tham lợi, không nể gì, mười phần chia lấy thuế tới
hai ba phần. Đến đời thứ sử Khương Tráng, sai Hàn Chấp làm
thái thú Nhật Nam. Chấp lấy thuế đến quá nửa... vì thế các nước
oán giận”2. Các mộ gạch giàu có chủ yếu là của đô hộ phương Bắc.
Sĩ Nhiếp, Thái thú Giao Châu đóng ở Liên Lâu (Thuận Thành,
Bắc Ninh) hết sức giàu có: “... Khi ra vào thì đánh chuông khánh,
uy nghi đã hết, kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường,... dẫu
Úy Đà cũng không hơn được”3.

1, 2. Xem Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam, Sđd, t.1, tr.68, 70.
3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.153.
330 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Tuy nhiên, sự phồn thịnh của thương cảng quốc tế Thủy


Nguyên chỉ tồn tại đến khoảng thời Lục Triều và sau đó suy giảm
dần. Bằng chứng là số lượng mộ táng Tùy Đường dường như chưa
phát hiện nhiều tại khu vực này. Điều đó chứng tỏ con đường giao
thương qua Giao Châu đã có sự thay đổi1. Do vậy, việc buôn bán ở
Hải Phòng thời sau Đông Hán - Lục Triều chỉ là giao thương bình
thường giữa Giao Châu với Trung Quốc, chứ không còn nhộn
nhịp thương khách quốc tế Đông - Tây như thời kỳ trước.

4. Đời sống xã hội và văn hóa

a) Đời sống xã hội


Với cuộc viễn chinh của mình, viên tướng Hán Mã Viện đã
đẩy cuộc đồng hóa nên mức độ khốc liệt chưa từng có: dìm cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong các trận chiến đẫm máu, đày 300
cừ súy người Việt sang Trung Quốc nhằm triệt phá tận gốc cơ sở
chính quyền Việt, thu trống đồng Đông Sơn đúc ngựa, dựng cột
đồng. Xã hội Việt cổ bị thay đổi đáng kể.
Những người Hán tiếp tục di chuyển đến Giao Châu nhiều
hơn thời trước. Thời Sĩ Nhiếp, năm 187, Giao Châu thịnh đạt,
nhưng ở Trung Quốc lại có biến loạn, vì vậy “danh sĩ nhà Hán
tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người”2.
Theo đó, số lượng người Hán đến sinh sống tại Hải Phòng
cũng đông hơn trước bởi khu vực này rất thuận lợi cho công việc
buôn bán. Số lượng mộ gạch Đông Hán khổng lồ ở Thủy Nguyên
đã phần nào nói lên điều đó. Ngoài ra, có thể còn có nhiều người

1. Xem Nishimura Masanari: “Đánh giá lại về khảo cổ thời kỳ hậu


Đông Sơn: một giả thuyết về lịch sử kinh tế và cư trú thời tiền sử ở châu
thổ sông Hồng”, tham luận tại Hội nghị quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất,
Hà Nội, 1998.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.151.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 331

Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Á qua đây để buôn bán hoặc truyền
đạo mà thư tịch đã ghi lại sự có mặt của họ ở quận trị Luy Lâu
(Bắc Ninh).
Ở Hải Phòng, người nước ngoài không chỉ ở Thủy Nguyên
mà còn có mặt ở khu vực Núi Voi và một vài vùng khác như Tiên
Lãng, Vĩnh Bảo (các dấu vết mộ gạch Hán đều phát hiện tại các
vùng này). Phần đông chủ nhân các mộ gạch đó có thể là người
khu vực Nam Trung Quốc1. Cũng như thời trước, khi di cư họ
thường sống những trung tâm, những nơi giao thông thuận lợi
như Thủy Nguyên, Núi Voi để buôn bán, làm thủ công... Ngoài
ra, còn có một số là quan binh trong bộ máy cai trị. Những người
di cư từ phương Bắc xuống Giao Châu, có người trở về Trung
Quốc, nhưng cũng có một số định cư lâu dài. Những khu mộ gạch
Hán ở Thủy Nguyên hay Núi Voi có thể là chứng cứ của những di
dân phương Bắc định cư lâu dài.
Nhìn chung, tầng lớp quan lại đô hộ phương Bắc rất giàu có,
cuộc sống xa hoa, vương giả. Những khu mộ gạch to lớn với nhiều
đồ tùy táng phong phú và đẹp có lẽ phần lớn là của quan lại, địa
chủ người Hán. Các mô hình nhà ở Thủy Nguyên và Núi Đèo
bằng đất nung đã mô tả những toà ngang, dãy dọc, tường vây,
nhà hai tầng, nhà bếp, v.v.. Do sống lâu dài giữa các cộng đồng
Việt, nhiều người trong số họ dần dần Việt hóa.
Còn trong các cộng đồng người Việt, sau cuộc đàn áp của Mã
Viện, tầng lớp cừ súy Việt ở các huyện về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Người Việt, về danh nghĩa bị coi là “thần dân” của vua Hán. Họ
phải nộp tô theo ruộng, nộp thuế (điệu) theo hộ (nộp vải lụa),
chịu lao dịch cho chính quyền thống trị. Do quá trình chiếm đất
của bọn địa chủ, quan lại đô hộ và có thể một phần là của các hào
trưởng lớn địa phương, người dân lao động nhiều khi bị phá sản

1. Marilynn Larew: Trở lại với Janse: Đồ tùy táng ở Thanh Hóa, Sđd.
332 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

phải trở thành nông dân lệ thuộc và nô tỳ cho họ (bộ khúc, điền
khách, gia binh...).
Nhưng, mặc dù Mã Viện đã xóa bỏ chế độ Lạc tướng, chính
quyền đô hộ vẫn không thể áp đặt hẳn sự cai trị của chúng lên tổ
chức cơ sở hạ tầng của xã hội Việt cổ là các xóm, các làng. Có thể
nói, lúc này người Việt mất nước chứ không mất làng. Quan lại
Hán và người Hán di cư ở Hải Phòng vẫn chủ yếu sống tập trung
tại các khu vực trung tâm như Thủy Nguyên, Núi Voi. Còn cả
vùng đất nông thôn rộng lớn bao quanh vẫn là các xóm làng Việt,
những người đã để lại vết tích mộ thuyền truyền thống Đông Sơn
(Tam Đa, An Khê). Những người nông dân Việt về căn bản vẫn
cần cù làm ăn trên đồng ruộng của mình. Cuộc sống của họ nghèo
hơn rất nhiều so với tầng lớp thống trị. Mộ thuyền Tam Đa (Hải
Phòng), mộ thuyền An Khê (Thái Bình) hầu như không có hiện
vật chôn theo1.
Trong những cộng đồng người Việt, vẫn có các “cừ súy” của
họ tiếp tục làm chủ các xóm làng. Dần dần chính họ hóa thân
thành các hào trưởng địa phương. Theo một số thần tích Hải
Phòng, bố Vương Công Hiển (Trường Sơn, An Lão) thời Lý Nam
Đế từng là hào trưởng Châu Ái, bố vợ Trương Nữu (Kiến Quốc,
Kiến Thụy) là vọng tộc ở địa phương... Chính quyền đô hộ vẫn
phải tìm cách ràng buộc, lợi dụng họ để cai trị và bóc lột nhân
dân. Những người này có thể có người bị ảnh hưởng phần nào
của văn hóa Hán. Những ngôi mộ gạch và mộ quách gỗ to lớn ở
khu vực Hải Dương, Hải Phòng có hiện vật Việt chôn theo rất có
thể là của người Việt chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. Nhưng nhìn
chung, tầng lớp hào trưởng Việt trong thời Bắc thuộc chính là lớp
người làm chủ và “hùng cứ hương thôn”, có ảnh hưởng kinh tế,

1. Xem Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Duyên Bằng: Mộ quan tài hình
thuyền ở Tam Đa (Hải Phòng), Sđd, tr.308-310.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 333

chính trị, xã hội lớn trong các xóm làng Việt và xã hội Việt mà
bọn đô hộ cũng phải kiêng dè. Chính họ cũng bị lấn át, chèn ép
về chính trị, bị phân biệt đối xử và mâu thuẫn với chính quyền đô
hộ. Họ chịu ảnh hưởng của phong trào nhân dân, dần dần trưởng
thành, ý thức dân tộc ngày càng cao để tiến tới tập hợp các lực lượng
yêu nước chống lại ách đô hộ và đồng hóa phương Bắc.
b) Đời sống văn hóa
Những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội dần dần đưa đến
những chuyển biến mới về văn hóa Giao Châu nói chung và Hải
Phòng nói riêng.
Sự gia tăng của người nước ngoài ở Giao Châu cũng dẫn đến
sự gia tăng mạnh của các yếu tố văn hóa bên ngoài. Ở các khu
vực trung tâm chính trị và kinh tế, yếu tố văn hóa Hán khá đậm.
Tại Hải Phòng, các mộ Hán, các đồ dùng Hán xuất hiện ngày
càng nhiều ở Thủy Nguyên và Núi Voi. Người Trung Quốc cũng
đã chuyển đến đất Việt nhiều kỹ thuật sản xuất tiên tiến như cày
bừa, kỹ thuật bón phân làm ruộng, kỹ thuật làm tương, thuộc da,
làm gốm men...1.
Một số con em người Việt có học chữ Hán và học Nho giáo đỗ
đạt cao. Các thần tích Hải Phòng cho biết, Nguyễn Đình Thản (Lê
Lợi, An Dương), Cao Đức Làng (Vinh Quang, Vĩnh Bảo), Nguyễn
Cư, Nguyễn Thiện (Kỳ Sơn, Thủy Nguyên), Nguyễn Hồng (Bắc
Sơn, An Dương)... đều là những người học giỏi, tinh thông Nho
học. Đạo Phật từ Ấn Độ theo đường biển truyền vào Giao Châu

1. Janse. O.: Archaeological Research in Indochina, Vol. I - II, Harvard


Yenching Institute Cambridge, 1951. Đồ gốm có xương sét trắng, tráng
men được phát minh ở Trung Quốc. Đến khoảng thế kỷ II - III, đồ gốm
men như vậy bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Cũng khoảng thời gian này
ở Việt Nam bắt đầu phát hiện các lò gốm sản xuất đồ gốm men như lò
Tam Thọ (Thanh Hóa).
334 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

từ khoảng đầu thế kỷ II với các đại biểu ưu tú như Ma Ha Kỳ


Vực, Khâu Đà La, Khương Tăng Hội1. Tại quận trị Liên Lâu (Bắc
Ninh), Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa tạo nên trung
tâm Phật giáo Dâu và hệ thống chùa Tứ pháp ở đây. Hải Phòng
thời này có truyền thuyết xã Quốc Tuấn, huyện An Lão cho biết,
bà Mai Thị Cầu đã cho dựng tại đây hai ngôi chùa “Phúc Đô tự”
và “Phúc Khảo tự” để thờ Phật.
Văn hóa Việt truyền thống vẫn được bảo lưu mạnh mẽ trên
hầu khắp các làng xóm Việt.
Truyền thống mộ thuyền bản địa tiếp tục tồn tại và phát
triển2. Trong các mộ thuyền có niên đại khoảng thế kỷ I - II vẫn
phổ biến đồ gốm Việt, đồ đồng Việt. Các lò nấu đồng Việt vẫn
đỏ lửa đúc đồ đồng Việt hoặc các đồ phỏng chế theo đồ Hán như
lò Luy Lâu (Bắc Ninh)3. Tại Hải Phòng, dấu tích công cụ nông
nghiệp, nghề sơn, nghề mộc mang đậm truyền thống Đông Sơn
đã tìm thấy trong mộ Đường Dù, mộ Tam Đa. Mộ thuyền Tam
Đa có niên đại khoảng thế kỷ III - VII là di tích duy nhất cùng
mộ thuyền An Khê (Thái Bình) nối dài tuyến mộ thuyền Đông
Sơn đến thời kỳ Đại Việt.
Trên phạm vi toàn Giao Châu, thời kỳ này văn hóa Việt vẫn
tồn tại mạnh mẽ, song song bên cạnh văn hóa Hán và là cơ sở để
tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài. Những tư liệu quý hiếm ở
Hải Phòng thu được ở mộ thuyền Tam Đa, mộ Đường Dù... góp
phần chứng minh trong các xóm làng Việt, người Việt vẫn kiên
trì bám đất, bám làng, bảo tồn và phát huy văn hóa Việt, bảo tồn
nòi giống và tiếng nói. Chính điều đó đã góp phần lý giải các cuộc

1. Xem Viện Triết học: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Hà Nội, 1988.
2. Xem Bùi Văn Liêm: Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam, Sđd.
3. Xem Nishimura Masanari: “Khuôn đúc trống đồng tìm thấy trong
thành cổ Luy Lâu”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4-1998, tr.99-100.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 335

đấu tranh không ngớt của nhân dân khắp nơi chống lại ách đô hộ
Hán - Đường.

5. Nhân dân Hải Phòng tham gia các cuộc khởi nghĩa
chống Bắc thuộc góp phần giành quyền tự chủ dân tộc

Theo sự ghi chép của sử cũ, từ sau cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng, tại khu vực Giao Châu (phạm vi nước Âu Lạc cũ),
luôn có các cuộc khởi nghĩa của người Việt chống đô hộ, chống
đồng hóa.
Năm 178, Lương Long nổi dậy đánh phá quận huyện1.
Năm 184, bị bọn đô hộ vơ vét của cải, thuế má nặng nề, “dân
không sống nổi, nên tụ họp nhau để chống...”2.
Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu3.
Năm 263, Thái thú Giao Châu Đặng Tuân bắt dân đưa chim
công về Kiến Nghiệp, “dân sợ phải đi phục dịch đường xa mới
mưu làm loạn”4.
Năm 468, khởi nghĩa Lý Trường Nhân5.
Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí6.
Năm 687, khởi nghĩa Lý Tự Tiên - Đinh Kiến7.
Năm 722, khởi nghĩa Mai Hắc Đế8.
Năm 791, khởi nghĩa Phùng Hưng9.
Năm 803, khởi nghĩa Vương Quý Nguyên10.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ chiếm phủ thành Tống Bình, giành
quyền tự chủ.
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc, có những cuộc khởi
nghĩa rất lớn, đánh dấu các chặng đường đấu tranh oanh liệt của

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.149,


150, 158-159, 159, 167, 170, 180, 181, 182-183, 183.
336 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

nhân dân ta như khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi
nghĩa Phùng Hưng. Một số di tích lịch sử Hải Phòng đã phản ánh
việc nhân dân Hải Phòng tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống
đô hộ này.
a) Nhân dân Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Lý Bí, góp phần
xây dựng Nhà nước Vạn Xuân (542 - 602)
Năm 542, trước sự tham lam, tàn bạo của nhà Lương, Lý Bí1,
vùng lên khởi nghĩa.
Nghĩa quân Lý Bí tiến đánh thành Long Biên, đuổi Tiêu
Tư, buộc quan lại nhà Lương phải về Trung Quốc, dẹp tan quân
Chămpa ở phía Nam. Năm 544, Lý Bí lên làm vua, xưng là Nam
Việt Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức,
phong Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều là Tướng văn, Phạm
Tu là Tướng võ, đóng đô nơi cửa sông Tô Lịch (tức là vùng nội
thành Hà Nội ngày nay).
Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên sang đánh lại Lý Bí.
Sau một thời gian anh dũng chống giặc, Lý Bí mất năm 548 và
giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục
tiếp tục duy trì cuộc kháng chiến cho đến năm 571 thì bị một
phái khác của khởi nghĩa là Lý Phật Tử đánh úp giành quyền,
xưng là Hậu Lý Nam Đế. Hậu Lý Nam Đế đã hiên ngang kháng
mệnh nhà Tùy, không chầu thiên tử. Do vậy, năm 602, nhà Tùy

1. Về quê hương của Lý Bí, có ý kiến cho rằng ông quê ở Thái Thụy
(Thái Bình), có ý kiến cho rằng quê ông ở vùng Giang Xá, Hoài Đức (Hà
Nội) và cũng có ý kiến cho rằng, quê ông ở Phổ Yên, Thái Nguyên. Tại
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê gốc của
vua Lý Nam Đế” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Huyện
ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên tổ chức ngày
06/10/2012 đã thống nhất nhận định Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ
Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay, vùng
Giang Xá, huyện Hoài Đức (Hà Nội) là nơi ông lớn lên và có những đóng
góp lớn cho lịch sử dân tộc. Phan Huy Lê: “Tổng kết hội thảo”, trong
Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr.244.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 337

đã cử Lưu Phương đem quân hùng tướng mạnh sang tấn công.
Nước Vạn Xuân từ đây rơi vào ách thống trị của nhà Tùy, sau đó
là nhà Đường1.
Thần tích cho biết trên vùng đất Hải Phòng có một số tướng
lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí khởi xướng:
- Hoàng Thanh ở trang Lương Quy (xã Lê Lợi, huyện An
Dương)2, cha là Phạm Phúc, một hào trưởng ở Trà Lân, thuộc
Châu Hoan. Vì chống bọn đô hộ nên đã đem gia đình trốn ra
Lương Quy đổi tên là Hoàng Hựu.

Sơ đồ vị trí tướng lĩnh ở Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Lý Bí,
khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Mai Hắc Đế

1. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng và Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.1, tr 404-424.
2. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.15-16.
338 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Khi Lý Bí khởi nghĩa, Hoàng Thanh theo giúp từ đầu, cùng


cha con Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu... lập nhiều công. Khi
Lý Nam Đế lên làm vua, phong ông chức Hoài đạo tướng quân,
giữ thành Ô Diên. Khoảng tháng 5/545, quân Lương lại sang
đánh, Hoàng Thanh tham gia cự địch, lập nhiều công. Ông còn
tham gia bình Lâm Ấp nên sau đó được phong chức Thiên quan
tư mã, cùng em vua là Lý Xuân được phong Đại quan tư mã. Khi
Lý Nam Đế bị Trần Bá Tiên vây chặt ở hồ Điển Triệt, ông đã
dâng kế phá vây đem quân về vùng người Lạo hợp binh với Lý
Thiên Bảo để tính mưu khôi phục. Nhưng sau, vua bị bệnh mất
tại động Khuất Lão của người Lạo, Trần Bá Tiên đem đại binh
tấn công, Hoàng Thanh hết sức chống trả, nhưng thế cô, hy sinh
tại trận. Chị gái ông là Hoàng Thị Lãng cũng đã giúp vua Lý
Nam Đế một vạn quan tiền chi việc quân nhu nên được phong là
Tư Thuận phu nhân.
- Vũ Công An ở trang Quỳnh Lâu (xã Bắc Sơn, huyện An
Dương)1, làm quan dưới triều Lý Nam Đế, tham gia đánh Trần
Bá Tiên trên sông Hán Thủy bị trúng tên độc hy sinh tại trận.
- Nguyễn Đình Thản ở trang Tràng Duệ (xã Lê Lợi, huyện An
Dương)2. Thời Lý Nam Đế có ông Nguyễn Khuông, người Nam
Đường, Châu Ái, đến sinh sống tại trang Tràng Duệ (xã Lê Lợi),
kết hôn với bà Vũ Thị Nhã sinh được con trai đặt tên là Thản.
Khi giặc Lương cướp phá, Nguyễn Thản được vợ là bà Hoàng
Thị Đào người cùng trang khuyến khích đem hết gia sản kéo đến
giúp Lý Phật Tử đang đóng tại thành Ô Diên, đánh được quân
Lương. Lý Phật Tử phong ông làm Dũng Liệt tướng quân. Sau
đó, ông theo Hậu Lý Nam Đế đánh bại quân Tùy. Khi Hậu Lý

1. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Tlđd, tr.15-16.
2. Xem Thần tích Nguyễn Đình Thản, đình Tràng Duệ, xã Lê Lợi,
huyện An Hải, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 339

Nam Đế thất bại, ông Thản thu thập tàn quân mưu phục nước,
phò giúp Thái tử làm vua. Khi Thái tử bị bắt, ông đau buồn mà
mất. Dân Tràng Duệ lập miếu thờ làm phúc thần.
- Nguyễn Hồng ở trang Hà Liên (xã Bắc Sơn, huyện An
Dương)1. Trang Hà Liên có ông bà Nguyễn Thành và Đào Thị
Ngọc sinh được một con trai, đặt tên là Hồng, khôi ngô, đẹp đẽ,
ham học và thi đỗ khôi nguyên cập đệ, được vua cho giữ chức
quan lớn ở triều đình. Khi quân Lương kéo sang, ông đã tham gia
chỉ huy đánh trận, lập công.
Bấy giờ, giặc Ma Na biết tin nhà Lý Nam Đế đã suy, chuẩn bị
vào xâm chiếm. Hậu Lý Nam Đế triệu ông coi chầu, phong ông là
Đô ngự sử đem binh đánh giặc Ma Na. Ông đem 3 vạn tinh binh,
1.000 ngựa chiến, chia làm 2 đạo thủy bộ đánh bại giặc ở sông
Bạch Đằng, được vua ban thưởng rất hậu. Khi ông mất, được lập
miếu thờ.
- Cao Đức Làng ở trang Hu Trì (xã Vinh Quang, huyện Vĩnh
Bảo)2. Trang Hu Trì (xã Vinh Quang) có ông Cao Vĩ, tổ tiên người
phủ Hải Đông, châu Vạn Trạch, làm nghề đánh cá, đến ở Hu Trì
2 đời. Đời ông Cao Vĩ cũng đánh cá lập nghiệp, lấy vợ người Cúc
Bồ là Trương Thị Hoàn.
Ông bà sinh được một con trai là Cao Đức Làng, học giỏi,
luyện tập cung tên, binh pháp và tiếp tục làm nghề cá nuôi cha
mẹ. Khi đánh nhà Lương, ông về theo Lý Bí. Lý Bí phong ông làm
Tiên phong tướng quân cùng đại tướng Triệu Quang Phục đánh
thắng Tiêu Tư. Lý Bí lên ngôi xưng đế. Sau đó, ông còn cùng Lý
Bí đánh lại Lâm Ấp. Lý Bí phong ông là Hồng Châu trưởng doãn

1. Xem Thần tích Nguyễn Hồng, miếu Nam, xã Bắc Sơn, huyện An
Hải, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
2. Xem Thần tích Cao Đức Làng, nghè Hu Trì, xã Vinh Quang, huyện
Vĩnh Bảo, Tlđd.
340 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

chủ quản. Ông nhậm chức và về Hu Trì. Dân Hu Trì - Cúc Phố
được ông khao đãi, miễn tô thuế và sau này lập đền thờ ông.
- Vương Công Hiển ở ấp An Tràng (thị trấn Trường Sơn,
huyện An Lão)1. Tại Châu Ái có gia đình họ Vương nối đời làm
hùng trưởng đến định cư ở ấp An Tràng (thị trấn Trường Sơn).
Ông có một con trai đặt tên Công Hiển chăm ngoan, tài giỏi. Khi
khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Vương Công Hiển đem đội quân bản bộ
tham gia khởi nghĩa và được Lý Bí tin dùng. Khi bị quân nhà
Lương phản kích, Vương Công Hiển được phong làm Chiêu thảo
úy giữ thành Bô Cô. Ông bày mưu cho vua Lý thoát vây, đánh
thắng giặc Lương. Năm 543, Vương Công Hiển cùng Phạm Tu hợp
sức với Lý Phục Man đánh thắng Lâm Ấp tại châu Đức (Hà Tĩnh).
Lý Bí xưng đế, phong Công Hiển làm thiếu úy, ông xin về cai quản
vùng An Tràng. Khi quân Lương sang đánh, ông được vua cho bố
phòng chặn đánh địch ở Điều Bát2. Do thế địch mạnh, quân ta rút
lui, Công Hiển anh dũng hy sinh. Mẹ và em gái Công Hiển cũng
tự vẫn để khỏi rơi vào tay giặc. Công Hiển và em gái được thờ tại
đền An Tràng, bà mẹ được thờ tại đền Cựu (An Tràng).
- Anh em Nguyễn Cư, Nguyễn Thiện ở trang Niêm Sơn (xã
Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên)3. Trang Niêm Sơn (xã Kỳ Sơn) có
hai anh em trai Nguyễn Cư, Nguyễn Thiện. Năm 572, giặc Ma
Na nghe tin tình hình Hậu Lý Nam Đế chưa ổn định, bèn đem
binh thuyền xâm lược. Vua ban chiếu chiêu tài, hai ông xin ứng
thế, hiển lộ tài văn võ, được phong là Tả, Hữu Chinh khấu đại
tướng quân, đốc xuất binh lính, chia làm hai đạo thủy, bộ tiến

1. Xem Thần tích Vương Công Hiển đền An Tràng, xã Trường Sơn,
huyện An Lão, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
2. Điều Bát chưa rõ ở đâu.
3. Xem Thần tích Nguyễn Cư, Nguyễn Thiện đình Niêm Sơn, xã Kỳ
Sơn, huyện Thủy Nguyên, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 341

thẳng đến trại thủy quân Ma Na trên sông Bạch Đằng, đánh
ập vào, chém tướng, bắt tù binh, dẹp được xâm lăng, được vua
thăng thưởng. Hai ông xin về quê sinh sống, khi mất được dân
lập đền thờ.
Như vậy khởi nghĩa Lý Bí có thể chia làm nhiều giai đoạn: Lý
Bí chống nhà Lương lập nước Vạn Xuân; Lý Bí chống lại tướng
Lương Trần Bá Tiên; Triệu Việt Vương và Hậu Lý Nam Đế tiến
hành kháng chiến chống quân Lương.
Trong thời kỳ Lý Bí xưng đế, lập nước Vạn Xuân, tại Hải
Phòng theo thần tích có ít nhất tám vị tướng cùng dân binh các
địa phương tham gia khởi nghĩa. Đa số các tướng lĩnh ở Hải
Phòng đều tham gia cuộc khởi nghĩa lúc mới bùng nổ như Hoàng
Thanh (xã Lê Lợi, An Dương), Cao Đức Làng (xã Vinh Quang,
Vĩnh Bảo), Vương Công Hiển (thị trấn Trường Sơn, An Lão)... Ba
vị tướng này đã tham gia cuộc khởi nghĩa từ đầu, có công lớn giúp
Lý Bí đánh bại bọn đô hộ nhà Lương, lập nước Vạn Xuân. Cao
Đức Làng đã cùng Triệu Quang Phục đuổi tướng Lương là Tiêu
Tư, theo Lý Nam Đế đánh bại Lâm Ấp.
Khi tướng Lương là Trần Bá Tiên sang đánh, các vị tướng ở
Hải Phòng đều tham gia đánh chặn. Hoàng Thanh đã bày mưu
cho Lý Nam Đế thoát khỏi vòng vây của Trần Bá Tiên. Hoàng
Thanh, Vương Công Hiển đều hy sinh anh dũng trong khi chống
lại Trần Bá Tiên. Ở An Dương, chị gái ông Hoàng Thanh là người
góp hàng vạn quan tiền cho việc quân nhu. Trong trận chiến
chống Trần Bá Tiên, tại Hải Phòng còn có ông Vũ Công An (xã
Bắc Sơn, An Dương) mang quân chặn đánh Trần Bá Tiên trên
sông Hán Thủy và anh dũng hy sinh. Sau khi Lý Nam Đế trao
lại binh quyền cho Triệu Quang Phục và mất, Lý Phật Tử nổi lên
chống lại Triệu Quang Phục. Nội bộ nước Vạn Xuân bị chia rẽ.
342 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Một vài tướng lĩnh ở Hải Phòng tiếp tục tham gia vào cuộc kháng
chiến chống quân Lương của Hậu Lý Nam Đế như Nguyễn Đình
Thản (xã Lê Lợi, An Dương). Cũng trong thời gian này, một số
tướng lĩnh còn tham gia chặn đánh giặc Ma Na. Giặc Ma Na
(chưa xác định là giặc từ đâu) nhân lúc nước Vạn Xuân có biến
đã vào xâm lược theo đường sông Bạch Đằng. Căn cứ theo các
thần tích thì các tướng Hải Phòng là Nguyễn Hồng (An Dương),
Nguyễn Cư và Nguyễn Thiện (Thủy Nguyên) đã chặn đánh giặc
Ma Na trên sông Bạch Đằng. Các cuộc chiến đấu chống giặc Ma
Na của quân Việt đều giành thắng lợi.
Trong khởi nghĩa Lý Bí lập nước Vạn Xuân, các vua Tiền
Lý đều xưng Đế, là một mốc son sáng chói trong lịch sử chống
Bắc thuộc của Việt Nam. Cuối cùng, khởi nghĩa đã bị thất bại
vì thế giặc lúc đó rất mạnh, lực lượng dân tộc chưa thật trưởng
thành. Nhưng, tinh thần của cuộc khởi nghĩa cùng với các
cuộc chiến đấu của nhân dân Hải Phòng đã góp phần khẳng
định truyền thống bất khuất của người Việt trước ách đô hộ
phương Bắc.

b) Nhân dân Hải Phòng tham gia khởi nghĩa Mai Hắc Đế
(713 - 722)
Năm 713, trước sự đàn áp khốc liệt của bọn đô hộ, hào trưởng
Châu Hoan (vùng Nghệ An, Hà Tĩnh) là Mai Thúc Loan quê ở
Nam Đàn (Nghệ An) đã nổi lên chống lại. Ông đã liên kết với
các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân (có thể là ở khu vực bán
đảo Mã Lai) cùng đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường, chiếm phủ
thành Tống Bình. Sau khi đánh bại nhà Đường, Mai Thúc Loan
lên ngôi xưng là Mai Hắc Đế, đóng đô ở Vạn An. Nhà Đường
sai Dương Tư Húc và Quang Sở Khách mang quân sang đánh.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 343

Thế địch quá mạnh, Mai Hắc Đế bị bệnh và mất. An Nam tiếp
tục bị nhà Đường đô hộ1.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào khoảng đầu thời Đường đã lôi cuốn
nhân dân nhiều vùng đất nước tham gia. Tại Hải Phòng, có chị
em Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn (xã Quốc Tuấn, huyện An Dương).
Theo thần tích đình làng, thì Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn là hai
chị em ruột, con của Mai Hắc Đế. Mai Thị Cầu lấy Phạm Quỳnh,
con ông Phạm Ngọc Giao, người làng Điều Yêu. Ông Phạm Ngọc
Giao là bạn kết nghĩa với Mai Thúc Loan. Khi làm dâu ở Điều
Yêu, bà hết lòng giúp đỡ họ hàng, làng mạc, nên được nhân dân
yêu mến, kính phục. Năm bà 24 tuổi, chồng bị bệnh qua đời. Bà
ở góa giúp em trai nối chí cha, dựng căn cứ tại vùng Điều Yêu,
Nhu Điều... chống lại đô hộ nhà Đường. Khi căn cứ tại Điều Yêu
bị vỡ, địch bao vây ngặt, biết thế không thể thoát, bà tự vẫn để
bảo toàn danh tiết. Hiện vẫn còn dấu tích đền thờ và lăng mộ ở
địa phương. Mai Kỳ Sơn năm 18 tuổi lấy Hoàng Thị Đang người
Nhu Điều. Khi nghĩa quân của cha tiến ra Bắc, Kỳ Sơn lập công
tại vùng sông Đà. Khi vua cha bị bệnh qua đời, Mai Kỳ Sơn đem
quân bản bộ lui về vùng Điều Yêu, Nhu Điều lập căn cứ. Được
nhân dân trong vùng theo giúp, căn cứ có địa thế hiểm trở, bốn
mặt có sông sâu, đầm rộng bao la, hình thế khuất khúc, quân

1. Về thời gian của khởi nghĩa Mai Hắc Đế, sử sách hầu như chỉ chép
năm 722 là năm kết thúc cuộc khởi nghĩa (Ví dụ: Đại Việt sử ký toàn thư,
Sđd, t.I, tr.181). Các văn liệu sử hiện đại chủ yếu đều theo sử cũ. Đến năm
2009, GS. Phan Huy Lê khảo cứu nhiều nguồn tư liệu xác minh khởi nghĩa
Mai Thúc Loan nổ ra năm 713 (Phan Huy Lê: “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan -
Những vấn đề cần xác minh”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (394-2009,
tr.3-20). Năm 2012, sách Lịch sử Việt Nam, tập I của Nxb. Giáo dục Việt
Nam chính thức cho biết: “Năm 713, Mai Thúc Loan hiệu triệu dân chúng
nổi dậy khởi nghĩa” (Phan Huy Lê (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, t.1, tr.442).
344 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Đường nhiều lần tấn công không hạ được. Dân miền Đông, miền
Nam đều theo về. Nối nghiệp cha, Mai Kỳ Sơn lên ngôi Hoàng
đế, hiệu là Bạch Đầu Đế (vì tóc ông từ trẻ đã bạc hết). Sau bọn đô
hộ dùng gian kế để đánh úp, nên nghĩa quân bị thua. Trong một
trận giao chiến ác liệt, Mai Kỳ Sơn bị trúng tên độc, hy sinh gần
khu căn cứ. Hiện nay, tại đây có đình, miếu thờ hai chị em, đã
được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia1.
Thần tích trên đã cung cấp một số chi tiết đáng chú ý liên
quan đến khởi nghĩa Mai Hắc Đế. Đó là việc Mai Hắc Đế đã kết
bạn với người ở làng Điều Yêu - Nhu Điều (ông Phạm Ngọc Giao).
Điều đó, chứng tỏ khu vực Hải Phòng đã được Mai Hắc Đế quan
tâm từ trước khi khởi nghĩa nổ ra. Hẳn việc Mai Thị Cầu và Mai
Kỳ Sơn cùng nhân dân trong vùng xây dựng căn cứ phòng thủ
khu vực vùng biển đã được Mai Hắc Đế chú ý từ rất sớm.
Khi vua cha tiến quân ra Bắc, Mai Kỳ Sơn đã đem quân bản
bộ phối hợp, lập được công lớn. Khi vua cha mất, ông là người nối
nghiệp, lên ngôi Hoàng đế (xưng là Bạch Đầu Đế) và tiếp tục lập
căn cứ tại Điều Yêu, Nhu Điều với địa hình hiểm trở (sông sâu,
đầm rộng), lôi cuốn đông đảo nhân dân khắp các miền tham gia.
Trong quá trình xây dựng căn cứ ở quê hương, chị của Bạch Đầu
Đế là Mai Thị Cầu, người trợ thủ đắc lực. Bà đã giúp Mai Kỳ Sơn
xây dựng căn cứ ở Điều Yêu, Nhu Điều. Cuộc kháng chiến của chị

1. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, tư liệu lưu tại Sở Khoa học và
Công nghệ thành phố Hải Phòng, Tlđd. Đây chỉ là tư liệu thần tích. Chi
tiết về các con của Mai Hắc Đế không có tài liệu nào nhắc đến. Cho nên
cũng như nhiều tư liệu thần tích khác rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên,
trong tình hình tư liệu về một cuộc khởi nghĩa lớn, sử sách chép rất ít
(thậm chí Việt sử lược thời Trần không chép dòng nào) thì với Hải Phòng,
đây vẫn là loại tư liệu tham khảo đáng chú ý, góp phần tìm hiểu thêm về
cuộc khởi nghĩa Mai Hắc Đế.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 345

em họ Mai và nhân dân Hải Phòng chống lại nhà Đường đã duy
trì cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc Đế kéo dài thêm một thời gian
nữa. Cuộc khởi nghĩa chỉ bị thất bại sau khi chị em Mai Kỳ Sơn
và Mai Thị Cầu hy sinh.
c) Nhân dân Hải Phòng tham gia cuộc khởi nghĩa Phùng
Hưng (766 - 779)
Sau khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khoảng năm Đại Lịch (766 - 779),
nhân lúc quân lính Tống Bình nổi loạn, người hào trưởng đất
Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là Phùng Hưng, cùng em là Phùng
Hải, đã vùng lên khởi nghĩa.
Khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Phùng Hưng
đặt hiệu là Đô Quân, Phùng Hải đặt hiệu là Đô Bảo, cùng tướng
giỏi là Đỗ Anh Hàn, đem nghĩa quân đánh Cao Chính Bình quyết
liệt. Cao Chính Bình lo sợ mà chết. Phùng Hưng vào phủ trị, xây
dựng quyền tự chủ được bảy năm thì qua đời. Phùng An nối ngôi,
tôn bố là Bố Cái đại vương, duy trì nền tự chủ được hai năm nữa1.
Khởi nghĩa Phùng Hưng, tuy cuối cùng cũng bị thất bại, nhưng
đã góp phần tôi luyện thêm ý chí đấu tranh chống ngoại xâm,
chuẩn bị tiến đến thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống Bắc
thuộc sau này. Tham gia khởi nghĩa của Phùng Hưng, vùng đất
Hải Phòng có Trương Nữu (Kiến Thụy) và ba anh em họ Trương
(Kiến An).
- Trương Nữu, người trang Du Lễ2, theo thần tích, ông sinh
ra và lớn lên tại trang Du Lễ, huyện Nghi Dương (nay thuộc xã
Du Lễ, huyện Kiến Thụy). Cha là Trương Liễu, giám quan của

1. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng và Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I, tr.441.
2. Xem Thần tích Trương Nữu, miếu Đoài, thôn Du Lễ, xã Kiến Quốc,
huyện Kiến Thụy, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
346 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

Mai Hắc Đế. Trương Nữu kết hôn với con gái ông Nguyễn Bình,
người cùng trang, gia đình chăm chỉ làm ăn, trở nên giàu có, nổi
tiếng khắp vùng. Vợ chồng Trương Nữu ra sức giúp đỡ người gặp
khó khăn. Ông bà kết giao với Đỗ Anh Hàn là một tướng giỏi của
Phùng Hưng.
Khi Phùng Hưng, Phùng Hải và Phùng Dĩnh khởi nghĩa đã
liên hệ với Trương Nữu. Trương Nữu đem quân bản bộ về tập
trung dưới quyền của Bố Cái đại vương, được phong làm Đại tướng
quân, chặn giữ nơi hiểm yếu, chuẩn bị quân lương đánh phủ thành
Đại La. Phùng Hưng chia quân bốn mặt vây thành. Trương Nữu
cắp đao xông pha đánh giặc. Cao Chính Bình sợ mà chết. Phùng
Hưng phủ dụ dân chúng, phong Trương Nữu chức Đại tư mã. Khi
Phùng Hưng mất, Phùng An còn nhỏ được Trương Nữu phò tá.
Nhà Đường lại đem quân, do Triệu Xương cầm đầu, đến đánh và
chiêu dụ Phùng An, khởi nghĩa thất bại. Trương Nữu rút quân
về trang Du Lễ đắp lũy chống giặc. Thế địch quá mạnh, Trương
tướng quân phá vây và mất tại Vũ Linh Sơn, được dân làng lập
miếu Đoài thờ cúng.
- Ba anh em họ Trương, người trang Đồng Tử1 là Trương Phán,
Trương Dị, Trương Thanh, con ông Trương Đồng Tử và bà Phùng
Thị Trinh (bà Phùng Thị Trinh là chị ruột của Phùng Hưng, Phùng
Hải). Trương Đồng Tử (còn gọi là Đồng Tải), người huyện An Lão
(nay thuộc phường Bắc Hà, quận Kiến An). Ông là người có học,
tính nết cương trực, có công xây dựng mở mang làng xóm. Ông
quan tâm dạy dỗ ba con thành tài, lại được các em vợ (Phùng Hưng,
Phùng Hải) giúp đỡ, nên Trương Phán, Trương Dị, Trương Thanh
đều trở thành các dũng tướng tuổi trẻ chí cao. Ba ông theo hai
người cậu khởi nghĩa chống Cao Chính Bình. Bà Phùng Thị Trinh,

1. Xem Ngô Đăng Lợi: Tinh thần yêu nước, truyền thống quật cường
của nhân dân Hải Phòng thời Bắc thuộc, Sđd, tr.20-21.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 347

theo lời em dặn, đã ngầm chiêu mộ dân binh vùng ven biển An
Lão, Kiến Thụy, An Dương tham gia nổi dậy. Khởi nghĩa thành
công, bà được phong là công chúa, cả ba con đều được ban chức
tước. Khi Phùng Hưng mất, các ông giúp Phùng An. Khi quân
Đường sang đánh, cả ba anh em đều hy sinh vì nước1.
Trong cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng, Hải Phòng có hai địa
phương tham gia khởi nghĩa. Các thần tích đều cho biết trước khi
khởi nghĩa, Phùng Hưng và Phùng Hải ở Đường Lâm đã có các
mối quan hệ mật thiết tới vùng đất này. Chính tại đây, họ đã có
mối quan hệ với Trương Nữu. Người chị ruột của Phùng Hưng,
là Phùng Thị Trinh, lấy chồng là Trương Đồng Tử và sinh ra ba
anh em họ Trương. Việc chị gái Phùng Hưng lấy chồng và sinh
sống ở đây đã tạo thêm cơ sở tốt cho cuộc khởi nghĩa do Phùng
Hưng lãnh đạo. Các sự kiện trên đã phần nào phản ánh tầm
nhìn xa trông rộng của hào trưởng Phùng Hưng đối với một vị
trí cửa ngõ hiểm yếu của đất nước và tích cực chuẩn bị cho khởi
nghĩa ngay trên vùng đất này. Họ đã chú ý rèn dạy ba anh em
họ Trương trở thành người tài. Bà Phùng Thị Trinh ngầm chiêu
mộ quân sĩ các vùng An Lão, An Dương và Kiến Thụy... Do vậy
khi khởi nghĩa nổ ra, Phùng Hưng đã nhanh chóng tập hợp được
lực lượng đông và mạnh từ nhiều vùng của đất nước. Từ Hải
Phòng, các đội quân của Trương Nữu và ba anh em Trương Phán,
Trương Dị và Trương Thanh nhanh chóng tham gia khởi nghĩa.
Trong quá trình tham gia khởi nghĩa, Trương Nữu đã thể hiện là
một tướng tài, là người bày mưu tính kế trong trận chiến chiếm
thành Đại La và đích thân xông pha đánh giặc. Khởi nghĩa toàn
thắng, các tướng lĩnh Hải Phòng đều được phong thưởng. Sau khi
Phùng Hưng mất, các tướng họ Trương ở Hải Phòng đều phò giúp

1. Xem Thần tích Vương Công Hiển, đền An Tràng, xã Trường Sơn,
huyện An Lão, tư liệu lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
348 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập I (Từ thời nguyên thủy đến năm 938)

con Phùng Hưng là Phùng An. Khi nhà Đường đem quân trở lại,
Trương Nữu và ba anh em họ Trương đã chiến đấu chống giặc
đến cùng và đều anh dũng hy sinh.
Sau khởi nghĩa Phùng Hưng, các cuộc đấu tranh chống đô hộ
nhà Đường của người Việt tiếp tục phát triển. Năm 819 - 820 có
khởi nghĩa Dương Thanh. Các binh sĩ yêu nước cũng nhiều lần
khởi nghĩa trong các năm 828, 843, 858, 860, 8801... Khoảng cuối
thế kỷ IX, chính quyền nhà Đường ở Trung Quốc càng ngày càng
suy yếu. Nạn cát cứ trong nước nổi lên, khởi nghĩa Hoàng Sào
(874 - 884) uy hiếp mạnh mẽ nền thống trị nhà Đường. Tình hình
trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến An Nam. Các cuộc nổi dậy và khởi
nghĩa liên tiếp của người Việt đã góp phần làm cho chính quyền
đô hộ nhà Đường ở Giao Châu cũng suy yếu lung lay, nghiêng
ngả. Cũng thời gian này, ý thức chống đối Bắc thuộc của người
Việt ngày càng tăng mạnh hơn trước. Tầng lớp hào trưởng người
Việt có ý thức dân tộc ngày càng cao và họ đã dần xây dựng được
lực lượng riêng, sẵn sàng đứng đầu phong trào yêu nước chống
lại bọn đô hộ.
Năm 905, nhà Đường đang trong cơn hấp hối, viên Tiết độ sứ
cuối cùng ở An Nam là Độc Cô Tổn bất tài, tàn ác (do vậy, người
đương thời gọi y là Ngục Thượng Thư - Thượng Thư Ác) phải rời
khỏi An Nam2. Chính quyền đô hộ nhà Đường ở An Nam không
có người đứng đầu. Nhân cơ hội đó, một hào trưởng lớn ở Hồng
Châu (Hải Dương và Hải Phòng) là Khúc Thừa Dụ, được nhân
dân ủng hộ, đã đánh chiếm phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ
sứ, tự nắm lấy quyền điều hành đất nước, mở đầu cho thời kỳ xây

1. Xem Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng và Lương Ninh:
Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.I.
2. Xem Việt sử lược, Sđd, tr.38.
Chương III Vùng đất Hải Phòng thời kỳ nghìn năm đấu tranh... 349

dựng nền độc lập, tự chủ và đấu tranh chấm dứt ách đô hộ 1.000
năm của phong kiến phương Bắc1.

*
* *
Trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vùng đất Hải
Phòng tiếp tục là vị trí cửa ngõ quan trọng bậc nhất trong giao
lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngoài, đồng
thời, cũng là nơi đương đầu trực tiếp chống lại sự xâm lăng và âm
mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc. Trong một vài thế kỷ
trước và sau Công nguyên, khu vực Thủy Nguyên (Hải Phòng),
Yên Hưng (Quảng Ninh) được khảo cổ học nghiên cứu và xem
đây là một trong những thương cảng quốc tế phồn thịnh lớn nhất
Việt Nam. Qua mỗi trang lịch sử lớn chống Bắc thuộc của dân
tộc, nhân dân Hải Phòng đều có đóng góp to lớn vào các cuộc khởi
nghĩa chống ách đô hộ. Tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống
Hán, Hải Phòng có khoảng 30 danh tướng, trong đó nổi bật nhất
là nữ tướng Lê Chân. Tham gia khởi nghĩa Lý Bí chống ách đô hộ
của nhà Lương, Hải Phòng có 8 danh tướng. Tham gia khởi nghĩa
Mai Hắc Đế chống ách đô hộ của nhà Đường, Hải Phòng có 2 chị
em Mai Thị Cầu, Mai Kỳ Sơn. Tham gia khởi nghĩa Phùng Hưng
chống ách đô hộ nhà Đường, Hải Phòng có 4 tướng họ Trương.
Tất cả đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh bền bỉ chống
Bắc thuộc, để cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.

1. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I; Việt sử lược, Sđd.

You might also like