Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

HẢI PHÒNG

Chương II

HẢI PHÒNG
LỊCH SỬ

TRONG BA THẬP KỶ
ĐẦU THẾ KỶ XX
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 57

L ịch sử Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, cụ thể


là từ năm 1902 khi cảng Hải Phòng được chính thức coi
là “Cảng lớn của Bắc Kỳ” đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế tư
bản chủ nghĩa (1929 - 1933), luôn chịu sự chi phối của các nhân
tố sau đây:
Về kinh tế, nằm trọn trong hai đợt khai thác thuộc địa trên quy
mô lớn của thực dân tư bản Pháp, với vị trí địa - kinh tế là đầu mối
giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và đối với toàn
bộ Bắc Kỳ, vùng Bắc Đông Dương và vùng Hoa Nam Trung Quốc.
Về xã hội, đây là thời kỳ đánh dấu sự phân hóa xã hội sâu
sắc, cùng với sự chuyển biến của các giai cấp cũ và những giai
cấp mới ra đời.
Về chính trị, đây là thời điểm diễn ra sự chuyển biến của
phong trào yêu nước Việt Nam từ các cuộc đấu tranh vũ trang
kháng thực dân Pháp sang các phong trào mang màu sắc dân
chủ tư sản, và từ giữa thập niên thứ hai chuyển dần sang cách
mạng vô sản trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Ngoài ra, không thể không kể đến tác động và ảnh hưởng của
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến tình hình kinh
tế - xã hội và đời sống chính trị của Hải Phòng. Sự tác động của
các nhân tố đó không chỉ tạo nên những biến cố trọng đại, những
diện mạo riêng, mà còn quy định những đặc điểm chủ yếu của
lịch sử Hải Phòng trong toàn bộ thời kỳ lịch sử này.

I- CHÍNH SÁCH CỦA THỰC DÂN PHÁP


Ở HẢI PHÒNG ĐẦU THẾ KỶ XX

1. Chính sách cai trị


So với những năm cuối thế kỷ thứ XIX, chính sách cai trị của
58 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

thực dân Pháp đối với thành phố “nhượng địa” Hải Phòng cơ bản
không có thay đổi lớn.
Từ năm 1896, đứng đầu cơ quan chính quyền thành phố là
Đốc lý được bổ nhiệm (trước đó là Công sứ tỉnh kiêm nhiệm).
Chính quyền thành phố chia thành phố ra các hộ và đặt chức
Hộ phố để cai trị. Để giúp chính quyền thành phố quản lý và cai
trị, có các cơ quan: Hội đồng thành phố, Phòng Thương mại, bưu
điện, kho bạc, hải quan, công chính, giáo dục, tòa án, lực lượng
cảnh sát và quân đội (cả lính Pháp và lính An Nam). Từ những
năm 1902 - 1905, Hội đồng thành phố được thay bằng một ủy ban
thành phố do Thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm. Năm 1902, số ủy viên
hội đồng người Pháp giảm từ 14 người xuống còn 12 người, số ủy
viên hội đồng người Việt tăng từ 2 người lên 4 người. Hoạt động
của Hội đồng thành phố thường xuyên được điều chỉnh bởi các
nghị định ngày 03/02/1903, ngày 21/3/1904, ngày 14/3 và ngày
04/4/1907. Ngày 11/7/1908, một nghị định được phê chuẩn gồm
119 điều, có sử dụng lại các văn bản luật trước đó và được bổ sung
một số quy định giảm bớt quyền hành của các ủy viên hội đồng
người Pháp. Có tình trạng này là do có cuộc tranh luận về vai trò
của các ủy viên hội đồng người Việt, thực chất không có quyền
bỏ phiếu tham gia quyết định các vấn đề của thành phố. Từ năm
1908 đến năm 1926, những quy định về hoạt động của Hội đồng
thành phố không hề thay đổi.
Để bảo vệ độc quyền về kinh tế và lợi ích cho giới tư bản Pháp,
Phòng Thương mại Hải Phòng hoạt động theo Nghị định ngày
14/11/1901. Theo tài liệu của Phòng Thương mại Hải Phòng năm
1922 thì tổ chức của Phòng Thương mại Hải Phòng gồm 12 nhân
viên người Pháp, 2 nhân viên người An Nam. Văn phòng có 1 chủ
tịch, 1 phó chủ tịch và 1 thư ký kiêm thủ quỹ. Việc bổ nhiệm diễn
ra 4 năm một lần và cứ 2 năm lại thay 6 nhân viên người Pháp
và 1 nhân viên An Nam. Thực chất, hoạt động của Phòng Thương
mại Hải Phòng chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của tư bản Pháp.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 59

Điều đáng nói nhất là không chỉ với những chính sách khai
thác thuộc địa để thu lợi nhuận, thu thuế xuất - nhập khẩu qua
cảng Hải Phòng do hải quan Hải Phòng thực hiện vào ngân khố
Đông Dương, chính quyền thực dân thi hành chính sách thuế
khóa rất nặng nề. Các khoản thuế gián thu và trực thu là nguồn
thu chính của ngân sách thành phố. Thuế trực thu bao gồm thuế
thân của người dân, thuế đất, chiếm tới hơn 37% khoản thu
thường kỳ của thành phố, trung bình mỗi năm là 134.000 đồng
Đông Dương. Thuế gián thu là số tiền thu được theo tỷ lệ % khác
nhau, từ vé đò, vé chợ, các lò giết mổ, bến bãi..., mỗi năm thu được
khoảng 168.000 đồng Đông Dương. Cả hai khoản thu trên hằng
năm đưa vào ngân sách thành phố là 302.000 đồng bạc, chiếm
hơn 83,5% các khoản thu thường kỳ. Điều đó nói lên là chính
người Việt Nam và một số ít người Hoa đã phải đóng thuế phần
lớn cho ngân sách thành phố. Ngoại lệ duy nhất là người Pháp
cũng phải đóng thuế bất động sản, nhưng số đó không đáng kể.
Việc sử dụng ngân sách thành phố cũng chủ yếu là phục vụ
các hoạt động cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Khoản
chi quan trọng nhất là cho giao thông công chính, thường phải
chi 171.000 đồng bạc, chiếm 41,5% các khoản chi. Tiếp đến là
khoản chi cho ngành cảnh sát với 72.000 đồng/năm, khoản chi
hành chính là 58.000 đồng/năm. Các khoản chi tiêu khác chỉ còn
khoảng 39.000 đồng, chiếm 10,5% các khoản chi. Điều đó nói lên
rằng chính người dân Việt Nam ở thành phố đã phải è cổ đóng các
sắc thuế để chi trả cho các hoạt động của bộ máy thống trị thuộc
địa, trong khi không được hưởng bất kỳ một quyền lợi kinh tế nào
bằng chính tiền đóng thuế của mình.
Về chính trị, chính quyền thực dân Pháp thực hiện chính
sách phân biệt đối xử. Tầng lớp chủ tư bản Pháp và tư sản mại
bản được hưởng mọi quyền lợi chính trị. Chính quyền thực dân
thành phố nắm và quản lý cộng đồng người Hoa qua các tổ chức
60 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

bang, hội. Hội quán người Hoa được quyền xử lý các quan hệ dân
sự trong cộng đồng người Hoa, cảnh sát Pháp chỉ xử những vụ
việc hình sự và liên quan đến những vấn đề an ninh, chính trị.
Riêng người Việt Nam không được hưởng bất cứ quyền lợi chính
trị gì. Ngay cả 4 ủy viên Hội đồng thành phố là người Việt cũng
chỉ đại diện cho tầng lớp trên, phải đóng một khoản thuế bầu cử
là 25 đồng bạc, trên thực tế không được tham dự vào bất kỳ quyết
định nào của chính quyền thành phố. Bằng hệ thống cảnh sát,
nhà tù và quân đội, chính quyền thực dân thành phố đàn áp mọi
cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt Nam.
Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành chính sách “ngu dân”
để dễ bề cai trị. Năm 1905, chức đốc học tỉnh Kiến An bị xóa bỏ,
mọi hoạt động của các trường sơ học và tiểu học toàn cấp ở tỉnh
lỵ Kiến An do đốc học thành phố Hải Phòng là người Pháp quản
lý. Các trường học chủ yếu dành cho con em người Pháp, con cái
các tầng lớp trên. Đa số con em và người dân lao động mù chữ.
Tình cảnh của công nhân, nông dân và ngay cả tầng lớp học sinh,
tiểu tư sản thành thị là hết sức cực nhục, tăm tối. Có thể nói
rằng, bức tranh kinh tế, xã hội và chính trị Hải Phòng trong 3
thập kỷ đầu thế kỷ XX chứa đựng một cách điển hình hai mâu
thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.
Đây là nguyên nhân sâu xa nhất của việc Hải Phòng chính là
nơi diễn ra các phong trào yêu nước không đứt đoạn của các hệ
tư tưởng, phong trào công nhân, là nơi tiếp thu và kết hợp điển
hình giữa phong trào yêu nước, phong trào công nhân với chủ
nghĩa Mác - Lênin để dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam, trực tiếp là sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
thành phố vào tháng 4/1930.

2. Chính sách đầu tư khai thác và bóc lột thuộc địa

Sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta
trong phong trào Cần Vương, năm 1897, thực dân Pháp vội bắt
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 61

tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914).
Trong Dự án chương trình hành động gửi Bộ Thuộc địa ngày
23/7/1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer)
trình bày những nguyên tắc, mục tiêu của cuộc khai thác thuộc
địa, trong đó có những điểm chính là: “Xây dựng cho Đông Dương
một thiết bị kinh tế to lớn, một hệ thống đường sắt, đường bộ,
sông đào, bến cảng, những cái cầu và thương mại bằng việc phát
triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người
bản xứ”, từ đó mà “khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở
rộng quyền lợi của nước Pháp ở Viễn Đông, nhất là ở các nước
lân cận”1.
Nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong chương trình khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của Toàn quyền Pôn Đume là thuộc
địa Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường
Pháp; nền sản xuất của thuộc địa này được thu gọn trong việc
cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu và sản phẩm mà
chính quốc không có, tức là góp phần làm phong phú, nhưng
không được phương hại đến nền kinh tế chính quốc.
Do thuộc địa Việt Nam ở xa nước Pháp, tình hình chính trị
chưa ổn định (vẫn còn tiếng súng chống Pháp của nghĩa quân
Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế) và tâm lý “không muốn đi xa” của
tư bản tư nhân, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương phải
chính thức đứng ra vay vốn của chính quốc để xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế như là “chất xúc tác” gọi vốn đầu tư của tư bản
tư nhân vào khu vực này. Do vậy, đến trước Chiến tranh thế giới
thứ nhất bùng nổ (năm 1914), tổng số vốn do chính quyền thuộc
địa đứng ra vay đã lên tới 514 triệu phrăng và đóng vai trò quan
trọng trong chương trình khai thác thuộc địa. Hải Phòng, trong

1. Paul Doumer: L’ Indochine Francaise (Souvenirs), Vuibert, Paris,


1930, p.312. Xem thêm bản tiếng Việt Paul Doumer: Xứ Đông Dương
(Hồi ký), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2018, tr.486-487.
62 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

không gian hẹp là thành phố Hải Phòng, trong không gian rộng
gồm cả vùng Quảng Yên, Kiến An, Hải Dương, do đặc điểm địa -
kinh tế của nó, được các giới thực dân xem như là vị trí chiến lược
quan trọng không chỉ của miền Bắc Việt Nam, mà còn của cả khu
vực rộng lớn, bao gồm Bắc Đông Dương và Hoa Nam của Trung
Quốc. Chính vì vậy, vấn đề chọn Hải Phòng là “cảng lớn của
Bắc Kỳ” đã được giải quyết.
Cũng do vậy mà đầu thế kỷ XX, Hải Phòng hiện diện trong
bản đồ Việt Nam với đặc trưng quan trọng - Thành phố Cảng.
Thành phố đó quay mặt ra Biển Đông, hướng tới các nước trong
khu vực, thế giới và sau lưng nó là miền Bắc Việt Nam, xa hơn nữa
là vùng Bắc Lào và vùng Hoa Nam Trung Quốc là những vùng
giàu khoáng sản. Hải Phòng trở thành tâm điểm thứ ba sau Sài
Gòn và Hà Nội thu hút vốn đầu tư của tư bản nhà nước và tư bản
tư nhân của nước Pháp; và cũng là nơi lui tới làm ăn của tư sản
người Hoa, người Ấn, người Nhật và những người Việt giàu có.
Nếu như từ năm 1887 đến năm 1896, gần 16 triệu phrăng vốn
tư bản nhà nước và tư bản tư nhân chảy vào Hải Phòng thì trong
đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), số vốn đó tăng
gấp nhiều lần. Số vốn đó được tư bản Pháp triển khai theo hai
hướng: Ở hướng thứ nhất, mở rộng và hoàn thiện các công trình
đã được khởi công xây dựng ở thời kỳ trước, điển hình là việc mở
rộng và từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa cảng Hải Phòng
cho xứng với vị trí “cảng lớn của Bắc Kỳ” vào thời kỳ này, mà vận
tải biển là phương tiện duy nhất nối Việt Nam với các nước trong
khu vực, với nước Pháp và thế giới. Ở hướng thứ hai, tư bản Pháp
tiến hành xây dựng những thiết bị kinh tế mới, nhưng dồn sức
vào hai khu vực: xây dựng tuyến đường sắt Việt - Điền (mà điểm
xuất phát của nó là ga Hải Phòng) và công nghiệp.
Công việc làm ăn trên đất Hải Phòng đang trên đà tiến triển
thì năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, nước Pháp
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 63

bị cuốn vào cơn lốc tàn khốc đó. Do Pháp là nước tham chiến và
sự cách trở giữa chính quốc và các thuộc địa bởi các đại dương,
vì thế thực dân Pháp buộc phải có một số điều chỉnh trong chính
sách kinh tế có lợi cho hoạt động kinh doanh, buôn bán, không
chỉ đối với các nhà doanh nghiệp Việt Nam, mà còn của các doanh
nhân nước ngoài, đặc biệt là của các nước lân bang và các nước
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chính sách thời chiến của Pháp áp dụng trên đất Việt Nam
thực chất là khai thác đến mức tối đa nguồn lực tại chỗ để duy trì
nền chính trị, kinh tế, xã hội Đông Dương ổn định và phục vụ có
hiệu quả cho cuộc chiến tranh, trong đó bao gồm cả việc nới lỏng
thị trường kinh doanh, lờ đi những khu vực cấm kỵ như khai mỏ,
ngân hàng... đã từng tồn tại. Do đó, có một hiện tượng “mới lạ”
trong kinh tế là việc Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô (Albert
Sarraut) đã đứng ra hô hào “gọi vốn các nhà tư bản bản xứ” đầu
tư vào các lĩnh vực sản xuất. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế
trong thời chiến đó đã tạo ra một cơ hội làm ăn tốt cho các nhà
doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nhân nước ngoài không
phải là Pháp trên đất Hải Phòng, mà tiêu biểu nhất là kỹ nghệ
đóng tàu và giao thông đường thủy. Như vậy, trong những năm
1914 - 1918, trên vùng đất Hải Phòng đã chứng kiến sự giảm sút
của độc quyền tư bản Pháp, sự vươn lên mạnh mẽ của tư sản Việt
Nam và đặc biệt là sự chuyển hướng của nền kinh tế Đông Dương
phục vụ chiến tranh của thực dân Pháp.
Tuy là nước thắng trận, nhưng Pháp ra khỏi Chiến tranh
thế giới thứ nhất với những tổn thất to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Những vùng giàu có nhất nước Pháp, đặc biệt các vùng công
nghiệp phát triển, bị tàn phá nặng nề; nhiều ngành công nghiệp
bị đình trệ, nông nghiệp sa sút, nền tài chính kiệt quệ. Nước
Pháp trở thành con nợ lớn, tổng số nợ của nước Pháp đến năm
1920 đã lên tới 300 tỷ phrăng.
64 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Tình hình trên đã hối thúc chính quyền Pháp tìm kiếm biện
pháp vừa thúc đẩy nhanh nền sản xuất trong nước, đồng thời đẩy
mạnh khai thác thuộc địa, nhất là Đông Dương, là xứ thuộc địa
được xem là “quan trọng nhất, phát triển và giàu có nhất”1, nhằm
nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh
tế và khôi phục vị thế chính trị của nước Pháp trên trường quốc tế.
Ngày 12/4/1921, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe Xarô - nguyên
Toàn quyền Đông Dương hai nhiệm kỳ - đã trình bày Dự luật khai
thác các thuộc địa Pháp sau chiến tranh trước Hạ nghị viện Pháp
và sau đó được Hội đồng Chính phủ Đông Dương tán thành.
Về nguyên tắc, giống như cuộc khai thác thuộc địa lần trước,
cuộc khai thác thuộc địa lần này vẫn theo đuổi ý đồ nham hiểm:
bòn rút thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, nhưng không cho
thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc.
Về cơ cấu vốn đầu tư, đã có sự thay đổi căn bản. Nếu như
trước năm 1914, chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước, thì trong
cuộc khai thác thuộc địa lần này, vốn đầu tư của tư bản tư nhân
đứng vị trí hàng đầu.
Về cường độ, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai diễn ra với
một cường độ mạnh. Chỉ tính riêng trong 6 năm 1924 - 1929,
tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp chảy vào Đông Dương đã
tăng gấp 4 lần so với 30 năm trước chiến tranh. Cụ thể: năm 1924
là 248,9 triệu phrăng, năm 1925 là 198,2 triệu phrăng, năm 1926
là 633,1 triệu phrăng, năm 1927 là 656 triệu phrăng, năm 1928
là 752,5 triệu phrăng, năm 1929 là 729,1 triệu phrăng2.
Về các lĩnh vực đầu tư, có sự thay đổi vị trí rất lớn. Nông
nghiệp nhảy lên vị trí hàng đầu thay cho khai khoáng.

1. A. Sarraut: La mise en valeur des colonies francaise, Paris, p.463.


2. Theo Tập san kinh tế Đông Dương, t.2, tr.259.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 65

Do việc triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
hai trên toàn Đông Dương của thực dân Pháp và cơ sở hạ tầng
đã được xây dựng và mở mang trước đó, Hải Phòng trở thành
một thương cảng với hoạt động thương mại sầm uất thứ nhì ở
Đông Dương. Sau chiến tranh, tư bản Pháp còn đang vướng mắc
ở chính quốc chưa thể đẩy mạnh đầu tư vốn vào thị trường Việt
Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, đã tạo điều kiện khách
quan có lợi cho sự phát triển kinh doanh của tư sản Việt Nam
trên đất Hải Phòng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp phải mất 6
năm mới hồi sức. Sau khi đã tạm thời ổn định chính trị, nền kinh
tế được khôi phục và bắt đầu có những dấu hiệu phát triển, tư
bản Pháp bắt đầu đổ xô đầu tư sang các thuộc địa, đặc biệt là
Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1924, vốn của tư bản Pháp chảy
sang Đông Dương, nhất là Việt Nam, tăng với một cường độ lớn,
bởi Việt Nam không chỉ giàu nguyên liệu cung cấp cho các ngành
công nghiệp chính quốc phát triển, mà còn là địa bàn hấp dẫn
trồng và khai thác cao su tự nhiên, giúp Pháp khắc phục được
cuộc khủng hoảng cao su đang diễn ra trên thế giới. Phản ánh
xu thế đầu tư sang các thuộc địa ngày càng một gia tăng, Báo Le
Temps (Thời đại), cơ quan của tư bản tài chính Pháp, trong số ra
ngày 19/3/1927, đã viết: “Sự thực ở nước ta, những tư bản đã từ
lâu vẫn tỏ ra e ngại đối với những doanh nghiệp khai thác lãnh
thổ hải ngoại của chúng ta, thì bây giờ lại sẵn sàng hướng về
những doanh nghiệp ấy, nhất là ở Đông Dương”1.
Tại Hải Phòng, vốn đầu tư của tư bản Pháp sau chiến
tranh được tập trung vào hai hướng: mở rộng những doanh
nghiệp được thành lập từ trước chiến tranh và xây dựng các

1. Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2004, t.2, tr.157.
66 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

doanh nghiệp mới. Trong thời kỳ tư bản Pháp tăng cường độ đầu
tư, trên đất Hải Phòng diễn ra một hiện tượng ngược với thời kỳ
trước đó. Cùng với mức độ gia tăng của tư bản Pháp, bộ phận
tư sản mại bản có cơ hội phát triển, trái lại bộ phận tư sản dân
tộc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trở ngại đã dẫn đến tình
trạng thua lỗ, rồi phá sản. Theo thống kê, từ năm 1925 đến năm
1928, những nhà doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có tư sản, tiểu
thương, tiểu chủ ở Hải Phòng, buôn bán thua lỗ, không trả được
nợ, bị Tòa án thương mại Đông Dương phát án: 129 án khánh tận
và 44 án phát mại, trong đó năm 1925 có 18 án khánh tận, 4 án
phát mại, năm 1928 có 14 án khánh tận, 2 án phát mại. Thời kỳ
này, hàng loạt công ty, chủ hiệu buôn của các doanh nhân Việt
Nam bị phá sản. Sự thất bại của Bạch Thái Bưởi trong ngành
vận tải thủy là một ví dụ điển hình về sự sa sút của tư sản người
Việt kinh doanh tại Hải Phòng.
Chính sách đầu tư khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã
dẫn đến những biến đổi quan trọng của kinh tế Hải Phòng trong
những năm này với các lĩnh vực đặc trưng nổi bật là: Hải Phòng -
đầu mối giao thông, một trong những trung tâm công nghiệp,
thương mại lớn ở Đông Dương.

II- NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ

1. Hải Phòng - đầu mối giao thông Bắc Kỳ

Cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -
1933), Hải Phòng với sự đầu tư cơ sở hạ tầng của tư bản Pháp đã
trở thành đầu mối giao thông vận tải không chỉ của Bắc Kỳ, mà
còn của cả Bắc Đông Dương và vùng Hoa Nam Trung Quốc.
Về giao thông đường thủy, tâm điểm là cảng Hải Phòng với
hai khu vực: cảng sông và cảng biển. Hải Phòng là một cảng sông
tốt. Vào mùa nước lên, hệ thống đường thủy ở Hải Phòng có thể
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 67

lên tới 700km, với sông Hồng lên đến Lào Cai, theo sông Lô lên
tận Hà Giang, theo sông Đáy lên tận Tuyên Quang, với sông Đà
lên tới Chợ Bờ. Với hệ thống đường sông nói trên, sà lan dễ dàng
qua lại, nhưng nếu tính tới khả năng qua lại của ghe thuyền thì
hệ thống này dài khoảng 1.200km. Như vậy, từ Hải Phòng bằng
phương tiện vận tải thủy truyền thống theo hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình, người ta có thể đến được các vùng khác nhau
trên toàn xứ Bắc Kỳ, rồi từ đó đến với các vùng Vân Nam, Lưỡng
Quảng của Trung Quốc.
Hải Phòng không chỉ hướng nội. Hải Phòng còn hướng ngoại,
hướng ra biển, ra thế giới. Tháng 02/1903, Ủy ban các công trình
xây dựng cảng nước sâu đã chính thức xem cảng Hải Phòng là
“cảng lớn của Bắc Kỳ” và đã dự kiến xây dựng thêm nhiều hạng
mục công trình phục vụ cảng. Từ năm 1903 đến năm 1907, cứ
đến tháng Giêng hằng năm, Toàn quyền Đông Dương ra một
nghị định bổ nhiệm một Ủy ban các công trình xây dựng cảng
Hải Phòng. Ủy ban này gồm 2 tiểu ban với những nhiệm vụ cụ
thể: Tiểu ban các công trình có nhiệm vụ lập danh sách các công
trình đang xây dựng, lập các dự án và hồ sơ kỹ thuật. Tiểu ban
tài chính có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn tài chính để thực thi
các công trình. Sau một thời gian dài vừa tìm kiếm nguồn vốn,
vừa chuẩn bị lập các hồ sơ kỹ thuật các công trình, việc mở rộng
và hiện đại hóa cảng Hải Phòng được tiến hành (cơ bản hoàn
thành vào năm 1937 khi xây dựng xong cầu cảng lớn). Tuy nhiên,
các công trình mở rộng và hiện đại hóa cảng được tập trung làm
từ năm 1912 đến năm 1921, được chia thành ba bước.
Bước thứ nhất: tập trung xây dựng những công trình cấp
thiết như kéo dài cầu cảng từ 260m lên 600m, đủ năng lực tiếp
nhận một lúc 4 tàu có độ dài trung bình 140m. Đây cũng là kích
thước mẫu để xây dựng xưởng sửa chữa tàu đang thi công. Năm
1913, hạng mục đầu tiên của kè cảng đã hoàn thành, các cầu
68 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

quay được thay thế bằng cầu cố định với thành cầu cao. Nhiều
kho cảng và một khu nhà làm việc mới cùng với một sảnh kiểm
định hàng hóa được xây dựng.
Bước thứ hai: bắt đầu từ năm 1913 và kết thúc vào năm 1917,
tập trung nối dài tường kè đã được xây dựng từ năm 1900 để làm
trụ đỡ cho các cầu nhỏ nối với cầu cảng, từ 500m lên 750m. Năm
1917, hoàn thành tuyến đường sắt khổ rộng 1,0m thay cho đường
ray Decauville khổ rộng 0,60m, chạy từ cảng vào bến bãi, giúp
đẩy nhanh tốc độ chuyển hàng và các thủ tục kiểm tra.
Bước thứ ba: mở rộng các kho cảng tiện cho việc phân loại
hàng quá cảnh của Vân Nam Trung Quốc, hàng hóa xuất - nhập
của Bắc Kỳ, giúp tránh lẫn lộn hàng hóa. Đến năm 1921, diện tích
được san lấp là 114.380m2 trên tổng diện tích cảng là 34.500m2.
Cùng với việc mở rộng và hiện đại hóa các công trình cảng,
từ năm 1902 việc quy hoạch lối vào cảng cũng được thảo luận.
Có ba giải pháp cùng tồn tại. Giải pháp cũ nhất là thường xuyên
nạo vét cửa Cấm; giải pháp thứ hai là mở kênh nối với Vịnh Hạ
Long qua Đình Vũ và Hà Nam; giải pháp thứ ba mang tính thỏa
hiệp là sử dụng cửa Nam Triệu. Cuối cùng, sau chuyến công cán
của phái bộ Guillemoto, dự án đào một “lạch cửa Nam Triệu” đã
ra đời.
Việc đào con lạch ở đây đã làm phát sinh một vấn đề là: “với
một con lạch ngầm dài dưới một đáy biển luôn chuyển động bị
sóng biển và phù sa tác động, nên khó có thể đảm bảo sự ổn định,
dù trong thời gian ngắn”. Trong trường hợp tương tự, giải pháp có
hiệu quả lâu dài là đắp đê chạy dọc hay tạo ra một móng đá ngầm
nhằm bảo vệ đáy lạch trước các vùng thủy triều, nhưng vì không
đủ kinh phí nên người ta tập trung vào việc mở rộng tối đa con
lạch được đào để hạn chế lượng bùn ở mức thấp nhất. Chiến dịch
nạo vét bùn được khởi đầu từ năm 1904 với dự định đào một con
lạch rộng 100m, dài 4.800m và sâu 5m, nhưng đến năm 1920, lối
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 69

vào cảng được hoàn tất với một con kênh sâu 5,5m, rộng 80m và
dài 8.000m.
Để các tàu có trọng tải lớn ra vào cảng, việc cần làm không
chỉ là quy hoạch kênh Đình Vũ và bãi cửa Nam Triệu, mà còn
phải đào một con lạch ở cửa Cấm, nằm giữa Đình Vũ và đầu cảng.
Công việc nạo vét ở cửa Cấm được bắt đầu từ năm 1905. Sau đó,
Ban Chỉ đạo công trình công cộng các cảng đã nhận thấy phù sa
bồi đắp làm cho việc đào kênh gặp nhiều khó khăn. Vì thế, người
ta liền cho xây dựng một móng đá ngầm ngang sông, bắt đầu từ
năm 1920 và kết thúc vào năm 1922 với 235.000m3 đá, xây thành
một con kênh sâu 6m, làm cho lòng sông khá ổn định. Lượng bùn
lắng đọng là nguy cơ thường trực đối với lối vào cảng, và như vậy
nạo vét là giải pháp duy nhất còn lại đối với cảng Hải Phòng.
Trong những năm 1904 - 1921, hơn 7,5 triệu m3 đất được lấy
ra khỏi địa giới hành chính cảng. Cho đến thời điểm này, cảng
Hải Phòng đã nạo vét hơn 18 triệu m3 với tổng chi phí hơn 3,3
triệu đồng bạc (kể cả tiền công lao động), chi phí cho việc xây
dựng móng đá ngầm mất 4,5 triệu đồng bạc. Chi phí lớn như
vậy, nhưng kết quả không được như mong muốn. Năm 1921, chỉ
những tàu có độ mớn nước dưới 5,5m mới có thể cập cảng bất
cứ lúc nào. Còn các tàu có độ mớn nước từ 5,5m đến 7,5m với số
lượng ngày càng nhiều, lại phải đợi khi nước triều lên mới có thể
cập cảng an toàn. Với những tàu lớn hơn, chỉ còn cách duy nhất là
bốc dỡ hàng xuống các sà lan trên Vịnh Hạ Long hay cảng Quảng
Yên, rồi từ đó tàu kéo đưa sà lan về cảng và ngược lại.
Đến năm 1923, 6 hệ thống cầu tàu biển và 1 cầu tàu sông đã
xây dựng xong. Ngoài ra còn một số cầu xi măng cho sà lan, cầu
gỗ nối liền các kho hàng, bến bãi, trên đó là hệ thống đường ray
phục vụ việc vận chuyển và những cần cẩu cỡ lớn phục vụ việc
bốc dỡ hàng hóa, nhanh chóng giải phóng tàu. Cùng với việc lắp
đặt các thiết bị và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng, tư bản Pháp còn
70 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

cho xây dựng các công trình hỗ trợ như công trình cung cấp nước
ngọt cho tàu biển, trụ sở hải quan, các trạm kiểm dịch, xây dựng
đèn biển trên đảo Long Châu, đảo Hòn Dấu, cắm phao tiêu chỉ
dẫn trên các luồng lạch ngoài cửa biển, tiến hành kè đá từ bến
Sáu Kho cho đến cầu Ngự.
Như vậy, đến những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, cảng
Hải Phòng đã hình thành, là cảng lớn thứ hai trên đất Đông
Dương sau cảng Sài Gòn, đủ sức tiếp nhận một lúc nhiều con tàu
có độ mớn nước dưới 5,5m trong bất kỳ thời điểm nào, còn những
con tàu có mớn nước từ 5,5m đến 7,5m phải đợi khi nước triều lên
mới có thể cập bến được. Để cảng Hải Phòng đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu hoạt động thương mại, đặc biệt cho những con tàu có độ
mớn nước lớn có thể cập bến được (loại này ngày càng nhiều) phải
giải quyết triệt để lối vào cảng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra,
có những giải pháp rất nghiêm chỉnh, nhưng cũng có những giải
pháp đầy hoang tưởng. Chỉ biết rằng, vì khó khăn về tài chính và
mâu thuẫn giữa các phe phái ở Hải Phòng1 ngày càng trở nên gay
gắt, cho đến năm 1921 cảng Hải Phòng vẫn không được trang bị
đầy đủ để theo kịp sự phát triển và những thay đổi của nền kinh
tế khu vực và thế giới. Vì thế, cảng Hải Phòng đến năm 1936 vẫn
bị báo chí gọi là “vũng tàu”!

1. Chủ yếu giữa hai phe: Phe gồm các chủ nhà máy, xí nghiệp lớn có
vốn đầu tư của tư bản chính quốc và Ngân hàng Đông Dương do Octave
Homberg là người có mối quan hệ rộng rãi với giới chính trị và tài chính
chính quốc và thuộc địa đại diện. Phe phái gây áp lực không chỉ để giữ
lấy cảng Hải Phòng, mà chủ yếu đưa được giải pháp cuối cùng cho lối vào
cảng. Đối lập với phe này là các thương gia, chủ tàu buôn và chủ nhà máy
địa phương do chủ tàu buôn P.A. Lapieque đứng đầu, ngay từ năm 1920 đã
phát động chiến dịch yêu cầu đầu tư cảng Hòn Gai. Phe phái này thất thế
và vì thế cảng Hải Phòng được cải thiện.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 71

Ngoài các phương tiện giao thông đường thủy, Hải Phòng còn
là ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Việt - Điền (Việt Nam - Vân
Nam, Trung Quốc) với độ dài 822km, đóng vai trò là phương tiện
vận tải quá cảnh. Ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt này được
hình thành dưới thời Toàn quyền Pôn Đume, bắt đầu từ phái
bộ thăm dò thương mại Lyông (Lyon) tại Trung Quốc. Sau hơn
một tháng rời cảng Mácxây (Marseille), phái bộ có mặt tại Hải
Phòng ngày 17/10/1895 và bắt tay vào công việc“tìm hiểu nguồn
tài nguyên kinh tế và thương mại của các tỉnh Trung Quốc giáp
với Bắc Kỳ và các tỉnh thuộc Tứ Xuyên phằm phát triển lợi ích
của họ cũng như của nước Pháp nói chung”1. Sau hai năm làm
việc nghiêm túc, năm 1898, phái bộ công bố một bản báo cáo tập
hợp những thông tin về đường giao thông, sản xuất, tiêu thụ,
thương mại ở mỗi tỉnh mà phái bộ đi qua. Cũng trong báo cáo
đó, phái bộ đã khuyến cáo xây dựng tuyến đường sắt quan trọng
Việt - Điền này.
Tuyến đường sắt này được hoàn thành từng chặng và ngay
lập tức đưa vào khai thác. Đầu tiên, năm 1902, sau khi khánh
thành cầu Long Biên, đoạn đường sắt Hà Nội - Hải Phòng được
đưa vào khai thác, nối cảng biển Hải Phòng với vùng châu thổ
sông Hồng, vùng núi phía Bắc và cả Bắc Trung Kỳ.
Năm 1903, hành khách có thể đi tàu hỏa từ Hải Phòng đến
Việt Trì. Năm 1906, hoàn thành đoạn cuối cùng của tuyến đường
sắt này trên đất Việt Nam (Việt Trì - Lào Cai). Như vậy, cho đến

1. Công ty đường sắt Đông Dương và Vân Nam thành lập ngày
10/8/1902, có số vốn ban đầu là 101 triệu phrăng. Công ty này ra đời thay
thế cho tập đoàn chính và công nghiệp lập ngày 15/6/1901, trong đó có
Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng chiết khấu quốc gia, Ngân hàng tín
dụng Lyông, Ngân hàng tín dụng công nghiệp và thương mại, Ngân hàng
Pari và Hulen, Công ty đường sắt Đông Dương và Vân Nam có nhiệm vụ
khai thác tuyến Hải Phòng - Vân Nam, trước mắt là xây dựng đoạn Lào
Cai - Côn Minh theo nội dung hợp đồng ký ngày 23/02/1901.
72 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

năm 1906, đoạn đường sắt Hải Phòng - Lào Cai đã được đưa
vào khai thác. Đoạn đường sắt trên đất Trung Quốc (từ Lào Cai
đi Côn Minh) được giao cho công ty Đường sắt Đông Dương -
Vân Nam xây dựng và được khởi công vào năm 1902. Đây là
đoạn đường sắt gặp rất nhiều khó khăn về kỹ thuật. Trên địa
phận Vân Nam, đoạn đường sắt này có chiều dài 465km, đi qua
155 đường hầm (khoảng 18km), 5.000 cầu và cầu cạn và độ dốc
25/1000m. Phải mất trên 8 năm với đội quân công nhân đông tới
60.000 người, cả người Việt Nam và người Hoa, làm việc cực nhọc
trên nhiều đoạn, phải mang vác thiết bị trên lưng hay dùng la
để thồ, trong số đó có 12.000 người Việt, người Hoa và 100 người
Âu bỏ mạng.
Ngày 01/4/1910, chuyến tàu đầu tiên đã tới nhà ga Côn
Minh, đó là ngày thông tàu kỹ thuật trên toàn tuyến đường sắt
Hải Phòng - Côn Minh. Năm 1911, toàn bộ công việc trên tuyến
đường sắt này mới thật sự kết thúc với sự góp vốn của tư bản nhà
nước và tư bản tư nhân tổng cộng là 165,5 triệu phrăng, ngốn
gần hết số tiền vay 200 triệu phrăng cho xây dựng cơ sở hạ tầng
ở Hải Phòng, mới tới được “miền đất hứa Vân Nam”. Trên thực
tế, công trình được đầu tư lớn như vậy nhưng kết quả không như
mong đợi.
Cùng với việc xây dựng tuyến đường sắt Việt - Điền, tư bản
Pháp tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối
với các tỉnh, các vùng trên cả nước. Đường thuộc địa số 5 dài trên
100km nối Hải Phòng với Hà Nội - thủ phủ của Liên bang Đông
Dương. Thứ hai là tuyến đường thuộc địa số 10 - “con đường gạo”,
xuất phát từ Ninh Bình qua Nam Định, Thái Bình rồi tới Hải
Phòng, rồi từ đây đi Quảng Yên, ra Móng Cái, sang Đông Hưng
(Trung Quốc). Đường số 18 chạy từ Bắc Ninh ra Tiên Yên rồi nối
với đường số 4 sau khi qua Phả Lại, Đông Triều, Mạo Khê, Bí
Chợ, Yên Lập, Hồng Gai, Mông Dương. Hệ thống đường bộ quan
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 73

trọng này đã nối Hải Phòng với các trung tâm của miền Bắc, tạo
điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán nội địa.
Năm 1893, con đường nối Hải Phòng với khu nghỉ mát Đồ
Sơn có độ dài 20km cũng được xây dựng. Đây là con đường đất rải
đá nên hàng năm lũ lụt tàn phá nặng nề, luôn ở trong tình trạng
xấu. Vì thế, trước năm 1911, người Âu thường sử dụng sà lan để
đến khu nghỉ mát Đồ Sơn. Đến năm 1911, với chương trình quy
hoạch của Toàn quyền Anbe Xarô, đường sá mới được ưu tiên
nâng cấp. Sau này, Phòng Thương mại Hải Phòng có dự án lắp
đặt tàu điện trên đoạn đường Hải Phòng - Đồ Sơn, nhưng dự án
này không được thực hiện.
Trên căn bản, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, mạng
lưới giao thông thủy - sắt - bộ ở Bắc Kỳ không chỉ lấy Hải
Phòng là tâm điểm, mà còn là điểm cuối của nhiều tuyến đường
đã hoàn chỉnh. Hải Phòng thật sự là đầu mối của các phương
tiện giao thông hiện đại thời đó, đảm bảo cho Hải Phòng thực
hiện tốt vai trò “cảng lớn của Bắc Kỳ” trong kinh tế đối nội và
kinh tế đối ngoại.

2. Hải Phòng - một trung tâm công nghiệp lớn

Với vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng được xây dựng,


Hải Phòng nhanh chóng trở thành điểm thu hút đầu tư của các
nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là tư bản Pháp.
Trong không gian kinh tế rộng mở với chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), Hải Phòng ngày càng trở
thành địa bàn thu hút vốn đầu tư. Trên vùng đất này, tư bản
Pháp ngoài việc mở rộng các cơ sở sản xuất đã có, đã xây dựng
một loạt nhà máy mới trong cả hai khu vực: công nghiệp nặng
và công nghiệp nhẹ.
Trong khu vực công nghiệp nặng, xuất hiện Công ty Ricardoni
chuyên sản xuất máy móc được mở rộng cùng với sự có mặt
74 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

của Linossier năm 1898 với vai trò đại diện cho một tổ hợp các
nhà công nghiệp gang thép (Công ty Thép Longwy) và các nhà
sản xuất cơ khí (Anh em Peugeot ở Valentigney), Công ty Sản
xuất vũ khí Saint-étienne). Cũng trong năm 1898, Hãng “Cesar
Dufournel và các con trai” đã hoàn toàn thuộc về Công ty kinh
doanh các sản phẩm gang thép của Lyông là “André Descours
Cabaud và Công ty”. Năm 1902, Công ty Kinh doanh nạo vét
đường sông và công chính Pháp chính thức được thành lập. Hải
Phòng còn là nơi đặt trụ sở chính của các công ty khai mỏ như
Công ty Than Bắc Kỳ (1909), Công ty Than Cái Bầu (1912), Công
ty Phốt phát Bắc Kỳ (1912)...
Đáng chú ý nhất trong các nhà máy thuộc khu vực công
nghiệp nặng là nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng mang tên
Công ty Xi măng Portland nhân tạo Đông Dương có vốn ban đầu
là 2 triệu phrăng, được khởi công xây dựng ngày 10/7/1899 và
đi vào hoạt động từ năm 1902. Từ năm 1903, sản phẩm của nhà
máy không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng ở Bắc Kỳ, mà còn
được xuất khẩu. Số lượng xi măng bán ra ngày một tăng: năm
1903 là 96 tấn, năm 1904 là 84 tấn, năm 1905 là 470 tấn, năm
1906 là 15.431 tấn, năm 1907 là 29.983 tấn, năm 1908 là 27.108
tấn, năm 1909 là 33.116 tấn, năm 1910 là 44.357 tấn, năm 1911
là 50.283 tấn. Năm 1913, năm trước thềm Chiến tranh thế giới
thứ nhất, riêng về số xi măng xuất cảng đã lên tới 29.613 tấn,
trong đó xuất sang Hồng Kông chiếm một nửa (19.275 tấn). Tính
đến năm 1923, sản lượng nhà máy xi măng đã tăng gấp 6 lần.
Thương hiệu xi măng Hải Phòng nổi tiếng khắp Đông Dương và
cả vùng Đông Á.
Trong khu vực công nghiệp nhẹ, ngoài cơ sở xay xát của
Speidel và Công ty, Công ty Schneider lập Nhà in Viễn Đông
nổi tiếng (với tên viết tắt IDEO) năm 1902. Hãng “Anh em nhà
Denis” mà đại diện tại Hải Phòng là ông Leon Gay kinh doanh
về vận tải biển. Đáng chú ý nhất là nhà máy của Công ty Bông sợi
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 75

Đông Dương có 20.000 trục suốt, xây dựng từ năm 1898 và đi vào
sản xuất từ năm 1901.
Những năm đầu thế kỷ XX, có một sự chuyển biến mới trong
nhận thức các lớp nho sĩ yêu nước, thức thời đang trăn trở với vận
nước bởi việc tiếp nhận tư tưởng mới qua Tân văn, Tân thư từ
Trung Quốc, Nhật Bản tới và thực tế làm ăn sôi động của tư bản
nước ngoài trên đất nước ta. Người ta bắt đầu có sự so sánh cái
nghèo khó của dân ta trên sự giàu có tài nguyên thiên nhiên với
lợi quyền của tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư sản Pháp và Hoa
kiều, nắm giữ và lũng đoạn. Người ta bắt đầu xác định lại các giá
trị truyền thống bấy lâu nay vẫn bám giữ họ. Thế là văn minh
tân học sách ra đời như là sự tuyên bố về đổi mới tư duy - hành
động, “vòng kim cô” tư tưởng được cởi bỏ. Nghề buôn bán lâu nay
họ khinh thị thì bây giờ đã hóa thành “phi thương bất hoạt”.
Trong phong trào Duy tân của các nhà nho cấp tiến hồi đầu
thế kỷ XX có những biểu hiện sinh động thành những đợt sóng
nhỏ, như phong trào lập nghiệp, cáo quan về lập các hãng buôn -
sản xuất, đã manh nha một lớp nhà doanh nghiệp nước ta hăm
hở bước vào con đường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống kinh tế đất nước. Hải Phòng trong bối cảnh lịch sử đó
đã chứng kiến những bước đi ban đầu, dù còn rụt rè, nhưng chắc
chắn của một lớp nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực công thương
nghiệp đầu tiên. Họ có thể là những người đã từng chung vốn với
người Pháp, người Hoa, sau một thời kỳ cùng làm ăn với nhau đã
tích luỹ được một ít vốn liếng, một ít kinh nghiệm, bây giờ tách
ra kinh doanh độc lập. Họ có thể là những địa chủ, quan lại nay
bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp. Mong muốn của họ là
phát triển nền công thương dân tộc nhằm hạn chế độc quyền thu
lợi của tư bản nước ngoài. Họ có chung một tâm trạng “Của báu
núi rừng ta không được hưởng quyền lợi, trăm thứ hàng hóa ta
không nắm được lợi quyền. Cho đến các hàng vóc, nhiễu, nhung,
76 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

len, vải lụa, giầy, dép, khăn tay, mục kỉnh, dù che, dầu hỏa, đồ
sứ, đồ pha lê, đồng hồ, phong vũ biểu, hàn thử biểu, ống nói, kính
hiển vi, kính ảnh, bút tàu, giấy hoa tiên, son tàu, mực tàu, kim
chỉ, khuy cúc, phẩm nhuộm, xà phòng, nước hoa, diêm, bánh sữa,
kẹo mứt, thuốc bắc, thuốc lá, rượu chè... không mua của Tàu thì
cũng mua của Tây cả”.
Tiêu biểu cho lớp doanh nhân đầu tiên trên đất Hải Phòng là
Nguyễn Hữu Thu, Phạm Văn Mai, Phạm Kim Bảng. Năm 1900,
Nguyễn Hữu Thu đã lập công ty vận tải, bao gồm hãng xe kéo
và hãng tàu sông biển. Còn Phạm Văn Mai và Phạm Kim Bảng
là những người đã sử dụng mây song sản xuất trang thiết bị cứu
hộ trên biển, sau đó được cấp bằng sáng chế cho vật liệu hàng
không, đặc biệt là phao nổi thủy phi cơ.
Như vậy, trước năm 1914, Hải Phòng với lợi thế địa lý đã thu
hút không chỉ các nhà doanh nghiệp nước ngoài, như Pháp, Đức,
Hoa, Ấn, mà cả các nhà doanh nghiệp trong nước đến lập nghiệp.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, một số xí nghiệp,
xưởng máy trên đất Hải Phòng buộc phải đóng cửa bởi việc vận
chuyển nguyên liệu về Pháp và trang thiết bị từ Pháp qua bị
ngưng trệ, nhân viên kỹ thuật Pháp bị động viên vào quân ngũ,
đồng phrăng mất giá làm cho tư bản Pháp ngưng đầu tư.
Đó là một sự thật, nhưng còn một sự thật khác nữa là Đông
Dương phải tồn tại, nền kinh tế Đông Dương phải chạy đều để
cung cấp sức người, sức của cho chính quốc đánh nhau với nước
Đức. Vì thế, nền kinh tế Đông Dương những năm 1914 - 1918
chuyển hướng phục vụ chiến tranh. Các trường kỹ nghệ Hà Nội,
Sài Gòn, Hải Phòng... ngoài việc đào tạo thợ chuyên môn cho các
công xưởng của Pháp, còn phải trực tiếp sản xuất vỏ đạn trái phá.
Nhà máy Xi măng Hải Phòng vẫn giữ mức sản lượng 18 vạn tấn/
năm. Nhà máy Khuy đóng cửa năm 1914, nay mở cửa lại để đáp
ứng nhu cầu quân nhu. Trong những năm này, Hải Phòng chứng
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 77

kiến hai công ty mới ra đời: Công ty Thủy tinh và hóa chất Đông
Dương (năm 1916), Công ty Hóa chất công nghiệp Viễn Đông
(năm 1917) với số vốn ban đầu là 11.280.000 phrăng, của một ông
chủ cỡ bự là Octave Homberg1, người có nhiều mối quan hệ với
giới tài chính và công nghiệp ở Pháp và ở Đông Dương.
Có lẽ, ngành công nghiệp ăn nên làm ra nhất trong những
năm chiến tranh là ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.
Trong thời chiến, tàu Pháp và nước ngoài ít sang vì tàu ngầm Đức
tăng cường hoạt động. Đông Dương cần phải có tàu tại chỗ, vì thế
kỹ nghệ đóng tàu và vận tải thủy phát triển. Tại Hải Phòng, Xí
nghiệp Porchet phát triển có 2 hầm đóng tàu và sửa tàu, đã đóng
được tàu có trọng tải 1.500 tấn. Ngoài những chủ tàu người Pháp,
người Đức, người Hoa, trên đất Hải Phòng còn có đại bản doanh
của hai nhà doanh nghiệp đường thủy nổi tiếng của tư bản Việt
Nam là Nguyễn Hữu Thu và Bạch Thái Bưởi.
Nguyễn Hữu Thu đầu tiên kinh doanh trong nghề xe kéo,
tiếp đó bỏ vốn kinh doanh hàng hải và ông đã phất lên trong
những năm chiến tranh. Chủ tàu Nguyễn Hữu Thu đã sở hữu
hàng chục tàu chạy sông và đã bắt đầu vươn tới Hương Cảng,
Xingapo. Còn Bạch Thái Bưởi, khởi nghiệp trên đất Nam Định,
đến năm 1915, mua lại xưởng đóng tàu của Marty ở cửa Cấm,
năm sau ông chuyển trụ sở của mình xuống Hải Phòng và tại
đây đã chứng kiến sự ra đời của một công ty hàng hải lừng danh:
“Giang Hải Luân Thuyền Bạch Thái Công ty” với lá cờ hiệu
màu trắng có hình mỏ neo và 3 ngôi sao màu đỏ. Công ty Bạch
Thái Bưởi là một công ty khép kín, từ sửa chữa tàu, đóng tàu,
chạy tàu và hệ thống các đại lý tại các bến cảng sông - biển như

1. Công ty Hóa chất công nghiệp Viễn Đông thành lập tháng 12/1917
do một tập đoàn tài chính và công nghiệp, đứng đầu là “Công ty Hóa lỏng”
phụ trách kỹ thuật và công nghiệp; còn Ngân hàng Đông Dương chịu trách
nhiệm về tài chính.
78 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bến Thủy, Việt Trì... Thời
gian này, xưởng tàu của ông đã chỉnh trang những con tàu mua
lại như tàu Việt Trì, tàu Phố Lu, tàu Vinh. Đội tàu của Công ty
Bạch Thái Bưởi đã có mặt trên khắp hệ thống sông Bắc Kỳ, nên
ông được mệnh danh là“Chúa sông Bắc Kỳ”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp còn đang
vướng ở chính quốc chưa thể đẩy mạnh đầu tư vốn sang thị
trường Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Điều đó tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam làm ăn
trên đất Hải Phòng. Ở thời kỳ này, đã hình thành rõ nét một
bộ phận các doanh nhân kinh doanh trong địa hạt công nghiệp.
Các xưởng làm nước mắm, các lò bát, lò gạch, xưởng thêu sản
xuất theo lối mới, được mở rộng quy mô và trang bị thêm nhiều
thiết bị mới. Trong ngành sản xuất gạch ngói, đã thuê tới hàng
trăm công nhân. Riêng ở Kiến An năm 1923, đã có 7 chủ khá lớn
sản xuất gạch ngói. Ngành sản xuất đồ gốm cũng tương tự, điển
hình nhất là nhà máy sản xuất gốm sứ của Nguyễn Văn Tân.
Ông xây dựng nhà máy năm 1923, đến năm 1925 thành lập
công ty với sự chung vốn của 3 người (Nguyễn Văn Tân, Nguyễn
Văn Phúc, Nguyễn Văn Ry) với số vốn ban đầu là 200.000 đồng,
chia làm 200 cổ phần, mỗi cổ phần 1.000 đồng. Trong nghề sản
xuất nước mắm, tiêu biểu nhất là Hãng nước mắm Vạn Vân ở
Cát Hải, có các đại lý ở Hải Dương, Quảng Yên, Hà Nội và Đáp
Cầu (Bắc Ninh).
Xưởng sơn của Nguyễn Sơn Hà ra đời trong thời chiến, nay
được đầu tư mở rộng thêm để trở thành Hãng sơn Resistanco nổi
tiếng, cạnh tranh thắng lợi với các hãng sơn lâu đời của Pháp.
Hãng sơn Resistanco của Nguyễn Sơn Hà đã sản xuất được một
loại sơn rất tốt, sơn mau khô lại bền và rẻ. Tiếp đó, ông nghiên cứu
và sản xuất một loại sơn mới gọi là Resistanco B và sơn Dorolac.
Sản phẩm của Hãng Resistanco phong phú về chủng loại và được
khách hàng ưa chuộng, tín nhiệm. Nhờ vậy, sơn của ông đã cạnh
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 79

tranh thắng lợi với các loại sơn của Hãng Ripholin nhập từ Pháp
và sơn Testudo của Hãng Savage Cottu trước đây ông đã từng
làm công. Khi đã nổi tiếng vì chất lượng sản phẩm, hãng sơn của
Nguyễn Sơn Hà đã nắm độc quyền đại lý ở Tuaran (Đà Nẵng),
Phnôm Pênh, Băng Cốc và Pháp. Từ đó, ông chủ động tìm nguồn
nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại. Ông đã
mua một đồn điền 300 mẫu ở Đò Lèn (Thanh Hóa) để trồng chẩu
lấy dầu, hợp đồng mua dầu thông lâu dài ở Quảng Yên, xin khai
thác các mỏ đá màu ở Đông Triều (Quảng Ninh) và Thanh Hóa.
Ông cũng đã tìm thấy mỏ đất sét xanh ở Sơn Tây, đất sét trắng,
đỏ, vàng ở Hải Dương để chủ động nguồn nguyên liệu.
Về sau, hãng sơn của Nguyễn Sơn Hà còn sản xuất cả nhựa
đường. Có thể nói, Nguyễn Sơn Hà từ tay trắng đã thành công
trong nghề sản xuất sơn dầu. Vì thế mà người ta gọi ông là ông
tổ của sơn dầu. Đúng như câu đối mà nhà chí sĩ Phan Bội Châu
viết tặng ông:
“Hóa học bác Âu trường, tô điểm sơn hà tâm hữu tất;
Công khai tồn Việt chủng, chuyển di thời thế thủ vi cơ”.
(Lấy hóa học người Âu, tô điểm cho sơn hà bởi tấm lòng son
sẵn có;
Dùng công nghệ của đất Việt, đổi thay thời thế do bàn tay
trắng làm nên).
Hoặc như nghề in, cả nước lúc đó có 17 nhà máy in thì trên
đất Hải Phòng đã có các xí nghiệp in của Nguyễn Kính, Nguyễn
Chất, Nguyễn Lộc và Thiệu Loan.
Sau chiến tranh, các công ty hàng hải của Nguyễn Hữu Thu,
Bạch Thái Bưởi phát triển mạnh. Năm 1921, Nguyễn Hữu Thu đã
có trong tay hàng chục tàu chở khách (2 chiếc trọng tải 615 tấn,
1 chiếc trọng tải 250 tấn, 2 chiếc trọng tải 240 tấn), 6 xà lúp và 2
tàu kéo. Hãng tàu của Nguyễn Hữu Thu đã có tàu chạy Nam Hải,
Bắc Hải (Trung Quốc), Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Bến Thủy.
80 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Còn Bạch Thái Bưởi, sau chiến tranh đã trở thành “Chúa
sông Bắc Kỳ” và nuôi chí vượt đại dương. Năm 1919, Bạch Thái
Bưởi đã đóng mới tàu “Bình Chuẩn” với tải trọng 600 tấn, dài
46m, rộng 7,2m, cao 3,6m, lắp động cơ 400 mã lực. Sự kiện này có
tiếng vang rất lớn thời đó, được coi là biểu tượng của phong trào
“Chấn hưng thương trường” của tư sản Việt Nam. Đến những
năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, Công ty Bạch Thái Bưởi đã
có trên 40 tàu chạy sông, biển, chạy hầu hết các tuyến sông Bắc
Kỳ, Bắc Trung Kỳ, chạy ven biển cả nước và đã vươn ra các nước
lân bang như Trung Quốc, Nhật Bản, Philíppin, Xingapo... Mỗi
năm, đội tàu của Công ty Bạch Thái Bưởi đã chạy 5.000 chuyến
với hơn 1,5 triệu lượt hành khách và hơn 15 vạn tấn hàng hóa.
Thành công của Bạch Thái Bưởi trong hoạt động kinh doanh ở
Hải Phòng, ngoài tài năng lãnh đạo của ông, còn nhờ công lao của
đội ngũ công nhân toàn Công ty, bao gồm cả các chi nhánh, đại
lý ở các nơi. Riêng ở Hải Phòng, số công nhân làm việc cho Bạch
Thái Bưởi đông tới 1.000 người.
Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu và đã
có tác động tới Việt Nam. Nhiều nhà doanh nghiệp nhỏ, vừa và
lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp người Việt Nam đã lâm vào tình
trạng khó khăn và phá sản. Mặc dù đã trở thành “Chúa sông”
Bạch Thái Bưởi, công ty mang tên ông cũng không tránh khỏi
phá sản. Ngày 05/4/1929, ông đã phải bán đi xưởng sửa chữa và
đóng tàu bao gồm cả đất đai, công cụ, xưởng máy, cửa hàng, thư
viện cho Hãng Vận tải đường sông và đường biển Đông Dương.
Sau đó, Bạch Thái Bưởi tập trung vào kinh doanh bất động sản ở
Hải Phòng và đặc biệt là khai thác mỏ than Bí Chợ (Quảng Yên).
Ông thành lập công ty than mang tên ông đặt tại số nhà 61 - 63
phố Amiral des Beaumont (nay là phố Đinh Tiên Hoàng).
Trong lĩnh vực cơ khí, có Nhà máy Cảnh Hưng của Công ty
Ung Chu Miện, năm 1920, Nhà máy này đã sản xuất được máy
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 81

in, máy đúc, máy bào, máy tiện, máy khoan. Lò nấu gang của
nhà máy mỗi ngày nấu được 4.000kg. Ngoài ra, còn có Nhà máy
Chấn Hưng cũng đã sản xuất được máy tiện, máy khoan, máy
bào, máy cắt.
Trong khu vực công nghiệp nhẹ, tại Hải Phòng đã xuất hiện
xưởng đóng xe tay, xe ngựa, lắp ráp xe đạp của Đào Đình Tuyên.
Hãng chè Vạn Xuân Đường ở Bắc Ninh có chi nhánh kinh doanh
tại Hải Phòng, rồi xưởng dệt của Vũ Chí Lý và Vũ Chí Sàm ở
Hàng Kênh...
Việc bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp
đã không ngừng tăng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Hải
Phòng thì trong vòng 22 năm từ năm 1902 đến năm 1923, tổng
số vốn của 9 hãng công nghiệp hàng đầu ở Hải Phòng đã tăng từ
3,250 triệu phrăng vàng lên 82,347 triệu phrăng vàng (222,340
triệu phrăng vàng năm 1914). Việc bỏ vốn kinh doanh đã mang
lại nguồn lợi nhuận khá lớn.
Rõ ràng, cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933, Hải Phòng không chỉ là đầu mối giao thông mà còn
là một trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, chỉ đứng sau
Hà Nội.

3. Hải Phòng - một trung tâm thương mại và tài chính

Trong ba thập niên đầu thế kỷ XX, với sự đầu tư tập trung
của tư bản nhà nước và tư bản tư nhân nước ngoài, cùng sự trỗi
dậy của tư sản Việt Nam, Hải Phòng là một trong những trung
tâm thương mại lớn ở Đông Dương. Mặc dù thời gian bốn năm
của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có ảnh hưởng
nhất định và hoạt động thương mại trên tuyến đường sắt Việt -
Điền không mang lại kết quả như mong muốn, nhưng nhìn
chung từ năm 1900 đến năm 1928, thương mại Hải Phòng có
những bước phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận kếch xù cho
82 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

tư bản Pháp. Điều đó là nhờ vào sự độc quyền về thuế quan, khai
thác các kho cảng và các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa
qua cảng Hải Phòng, khai thác thương mại trên tuyến đường sắt
Việt - Điền và sự câu kết của tư bản Pháp - Hoa trong các hoạt
động dịch vụ và thương mại.
Về hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu hàng hóa qua
cảng Hải Phòng: Trong những năm 1900 - 1913, số tàu cập Cảng
Hải Phòng tăng từ 314 chiếc (năm 1900) lên 377 chiếc (năm
1913). Số lượng trọng tải tịnh tăng gần gấp đôi từ 263.311 tấn
năm 1900 lên 487.139 tấn năm 1913. Thị trường vận tải được
xếp theo thứ tự là tàu của Pháp, đến là tàu của Đức, của Anh,
tàu của các nước khác số lượng không đáng kể. Suốt từ năm 1900
đến năm 1906, Nhật Bản không có chiếc tàu nào cập cảng Hải
Phòng, năm 1907 có 2 chiếc và năm 1909 có 2 chiếc, sau đó mãi
đến năm 1913 mới có 27 chiếc. Điều này cho thấy, cho đến trước
Chiến tranh thế giới thứ nhất, quan hệ ngoại thương giữa Hải
Phòng và Nhật Bản không được chú ý.
Nhưng điều đáng nói nhất là vai trò chủ yếu của Pháp trong
vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Năm 1900, số tàu của
Pháp cập cảng là 168 chiếc, trọng tải 134.248 tấn và năm 1913
các con số này là 184 chiếc và 262.767 tấn. Về lượng hàng hóa
qua cảng, năm 1900 nhập khẩu đạt 87.620 tấn, xuất khẩu đạt
122.150 tấn; năm 1913 nhập khẩu đạt 98.565 tấn và xuất khẩu
đạt 408.399 tấn. Giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng Hải
Phòng cũng tăng khá nhanh. Năm 1900, giá trị hàng nhập khẩu
là 82,738 triệu phrăng thì năm 1913 đã tăng lên 108,567 triệu
phrăng, trong đó giá trị thương mại đặc biệt do tư bản Pháp độc
quyền chiếm quá nửa với giá trị hàng nhập khẩu năm 1900 là
68,888 triệu phrăng và năm 1913 đạt 61,446 triệu phrăng. Thực
tế này cho thấy rõ việc nhập khẩu hàng hóa thương mại, đặc biệt
từ Pháp qua cảng Hải Phòng, có xu hướng giảm, tuy tổng giá trị
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 83

hàng nhập khẩu vẫn tăng một cách tương đối. Về giá trị hàng
xuất khẩu qua cảng Hải Phòng năm 1900 là 47,225 triệu phrăng,
năm 1913 tăng đạt 88,701 triệu phrăng. Trong đó, giá trị hàng
thương mại đặc biệt trong xuất khẩu (mặt hàng gạo, thứ đến là
than...) do tư bản Pháp độc quyền chiếm phần lớn, năm 1900 là
38,674 triệu phrăng. Như vậy, cho đến trước Chiến tranh thế giới
thứ nhất, cán cân thương mại xuất - nhập khẩu hàng hóa qua
cảng Hải Phòng ở trong tình trạng xuất siêu về tổng khối lượng
hàng hóa và nhập siêu tính theo giá trị hàng hóa. Điều này phản
ánh thực chất chính sách đầu tư của tư bản nhà nước và tư bản
tư nhân Pháp đã đề cập ở phần trên.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động
thương mại chung qua cảng Hải Phòng có xu hướng chững lại.
Tuy vẫn giữ vị trí số 1, nhưng số tàu Pháp cập cảng Hải Phòng
không ổn định, có sự phục hồi dần, năm 1914 là 163 chiếc, năm
1915 là 194 chiếc, năm 1916 là 166 chiếc, năm 1917 là 202 chiếc
và năm 1918 là 246 chiếc. Lợi dụng khó khăn của nước Pháp, tư
bản Anh và tư bản Nhật len chân, tăng thị phần tham gia vận
tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Đáng kể nhất là tư bản Anh,
với số tàu Anh cập cảng Hải Phòng những năm này tăng một
cách tương đối, năm 1914 là 109 chiếc, năm 1915 là 135 chiếc,
năm 1916 là 96 chiếc, năm 1917 là 84 chiếc và năm 1918 là 100
chiếc. Thứ đến là tư bản Nhật, năm 1914 là 15 chiếc, năm 1915 là
75 chiếc và suốt những năm 1916 - 1918 trung bình là 20 chiếc.
Tình hình trên đã dẫn đến thực tế là tổng trọng tải tịnh của các
tàu cập cảng Hải Phòng cũng không ổn định và giảm một cách
tương đối, năm 1914 là 477.073 tấn (giảm so với năm 1913), năm
1915 là 501.067 tấn (tăng so với năm 1913 do tư bản Anh, Nhật
len được chân vào thị trường vận tải), các năm còn lại đều giảm
và năm 1918 chỉ còn là 333.636 tấn. Khó khăn của tư bản Pháp
84 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

biểu hiện ở lượng trọng tải tịnh tàu của Pháp giảm đến phân nửa
so với trước chiến tranh, chỉ còn là 154.735 tấn so với 262.767 tấn
năm 1913.
Lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng giảm một cách
tương đối, hàng nhập năm 1914 là 93.751 tấn, năm 1918 là 78.634
tấn; hàng xuất năm 1914 là 412.067 tấn và năm 1918 là 300.697
tấn. Về giá trị thương mại hàng hóa xuất - nhập khẩu so với trước
chiến tranh vẫn tăng tương đối. Trong hai năm 1914 và 1915, giá
trị hàng nhập khẩu giảm, năm 1914 là 79,106 triệu phrăng, năm
1915 còn 74,416 triệu phrăng. Từ năm 1916 đến năm 1918 tăng
trở lại, năm 1916 là 111,547 triệu phrăng và năm 1918 là 128
triệu phrăng. Đáng lưu ý là giá trị hàng xuất khẩu tăng nhanh,
năm 1914 đạt 80,471 triệu phrăng, năm 1917 tăng đạt cao nhất
trong những năm 1914 - 1918 là 143,394 triệu phrăng. Cũng
trong những năm 1914 - 1917, cảng Hải Phòng liên tục xuất siêu,
chỉ có đến năm 1918 mới trở về tình trạng nhập siêu, tuy nhiên
cán cân thương mại xuất - nhập khẩu hàng hóa chênh lệch nhau
không đáng kể (125,367/128,382 triệu phrăng)1.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, cùng
với sự gia tăng đầu tư vào Hải Phòng, tư bản Pháp nhanh chóng
chi phối trở lại thị trường vận tải hàng hóa qua cảng Hải Phòng.
Suốt những năm 1918 - 1927, trung bình hằng năm, số tàu của
Pháp cập cảng Hải Phòng là 247 chiếc, trọng tải trung bình là
363.238 tấn/năm. Thứ đến là tàu của Anh là 125 chiếc, trọng
tải 141.800 tấn/năm, thứ ba là tàu của Nhật là 44 chiếc, trọng
tải 60.966 tấn/năm, Trung Quốc là 50 chiếc, trọng tải 34.711
tấn/năm. Năm 1928, đánh dấu tư bản Pháp vươn lên chiếm giữ
vị trí độc quyền trong thị trường vận tải hàng hóa qua cảng

1. Theo G. Raffi: Hải Phòng: Nguồn gốc, điều kiện và thể thức phát
triển đến năm 1921, Sđd, tr.66, 67, 68, 69 (phần Phụ lục).
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 85

Hải Phòng với số tàu là 313 chiếc, trọng tải 518.934 tấn, tăng so
với mức trung bình 10 năm 1918 - 1927 là 66 chiếc và 115.696
tấn. Trong khi đó, cũng trong năm này, lượng tàu của Anh giảm
33 chiếc, trọng tải giảm 17.746 tấn so với mức bình quân của 10
năm trước đó. Cạnh tranh thị phần vận tải của tư bản Trung
Quốc giảm mạnh.
Số lượng hàng hóa qua cảng những năm này tăng nhanh,
trung bình trong 10 năm 1918 - 1927, lượng hàng nhập qua cảng
là 165.572 tấn/năm và lượng hàng xuất là 504.603 tấn/năm, tổng
khối lượng hàng qua cảng đạt trung bình 670.175 tấn/năm. Năm
1928, lượng hàng nhập qua cảng đạt 267.957 tấn và lượng hàng
xuất là 723.711 tấn, tổng số lượng hàng hóa qua cảng đạt 991.668
tấn. Cảng Hải Phòng liên tục xuất siêu về khối lượng hàng hóa.
Về giá trị hàng hóa, trong 10 năm 1918 - 1927, giá trị hàng
nhập khẩu đạt 689,533 triệu phrăng/năm và năm 1928 đạt 1
tỉ 457,016 triệu phrăng; giá trị hàng xuất khẩu trong 10 năm
1918 - 1927 đạt 493,410 triệu phrăng và năm 1928 đạt 918,892
triệu phrăng. Như vậy, cảng Hải Phòng liên tục nhập siêu về giá
trị hàng hóa. Điều này có thể giải thích được là do các mặt hàng
xuất khẩu trong những năm này chủ yếu là gạo, thứ đến là ngô,
than đá, các nguyên liệu khoáng sản thô, các mặt hàng thủ công
có giá trị hàng hóa thấp; còn hàng nhập lại là các mặt hàng xa xỉ
phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng có chiều hướng tăng và phần
lớn là các thiết bị phục vụ cho đầu tư khai thác thuộc địa của tư
bản Pháp, kể cả thiết bị vũ khí, đạn dược có giá trị hàng hóa lớn1.
Về tình hình thương mại qua cảng Hải Phòng những năm này
không thể không đề cập quan hệ giữa Hải Phòng và các thị trường
khác trong và ngoài nước. Theo ghi chép của Phòng Thương mại

1. Ghi chép của Phòng Thương mại Hải Phòng năm 1928. Bản dịch
tiếng Việt, lưu tại Bảo tàng Hải Phòng.
86 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Hải Phòng năm 1928 thì lượng hàng hóa từ Hải Phòng xuất
đi chủ yếu tới Hương Cảng. Trong 10 năm 1918 - 1927, lượng
hàng xuất sang Hương Cảng (Hồng Kông) đạt trung bình 383.106
tấn/năm, năm 1928 đạt 515.241 tấn. Thứ đến là thị trường các
tỉnh Trung Kỳ và Nam Kỳ với lượng hàng xuất đạt bình quân
65.503 tấn/năm của 10 năm 1918 - 1927 và năm 1928 đạt 125.486
tấn. Đối với thị trường châu Âu, các con số trên là 55.994 tấn và
82.984 tấn.
Một trong những hoạt động quan trọng của thương mại Hải
Phòng những năm này là vận chuyển và kinh doanh hàng quá
cảnh. Với cảng Hải Phòng là tâm điểm, hoạt động quá cảnh hàng
hóa được triển khai như sau: Hồng Kông đến Vân Nam; Hoa Kỳ
và Inđônêxia (trước đây gọi là Ấn Độ thuộc Hà Lan) đến Vân
Nam; Nhật Bản đến Vân Nam; châu Âu đến Vân Nam; Pháp
đến Vân Nam; Trung Quốc đến Vân Nam và từ những nơi khác
đến. Có thể thấy trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, thương mại
quá cảnh Hải Phòng có bước hội nhập nhanh chóng vào khu vực
và thế giới. Những năm 1903 - 1911, hoạt động thương mại Hải
Phòng và Vân Nam (Trung Quốc) tương đối ổn định, lượng hàng
hóa tăng từ 6.798 tấn (năm 1903) lên 8.777 tấn (năm 1911, tăng
gần 30%). Đến năm 1917, lượng hàng hóa đã tăng lên 16.444 tấn.
Trong 10 năm 1918 - 1927, lượng hàng hóa bình quân hằng năm
đạt 33.597 tấn, trị giá 311,998 triệu phrăng và năm 1928 đạt
40.022 tấn, trị giá 505,998 triệu phrăng.
Cuối cùng, tham gia các hoạt động thương mại ở Hải Phòng
những năm này cũng phải tính đến các thương nhân người Pháp,
người Hoa và các doanh nhân người Việt. Số lượng thuế môn bài
mà lực lượng này đóng đã chứng minh vai trò trong các hoạt động
thương mại nội địa. Thứ nhất, phải kể đến thương nhân người
Hoa; năm 1905, thương nhân người Hoa đóng 270 suất thuế môn
bài, đến năm 1921, con số này đã lên tới 526 suất. Số thuế môn
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 87

bài của tiểu thương người Việt nhiều hơn cả, 1.657 suất năm
1905 và 2.323 suất năm 1921...
Về tài chính, cùng với sự gia tăng đầu tư của các nhà tư bản,
hoạt động của giới tư bản tài chính cũng diễn ra mạnh mẽ. Trên
địa bàn thành phố, đã có 5 chi nhánh ngân hàng là: Ngân hàng
Đông Dương, Ngân hàng Pháp - Hoa, Ngân hàng Trung Hoa,
Ngân hàng Anh quốc và Ngân hàng Địa ốc...

4. Những biến đổi kinh tế của vùng nông thôn (tỉnh


Kiến An)

Cùng với sự ra đời và phát triển của thành phố Hải Phòng,
ngày 31/01/1898, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành
lập tỉnh Phù Liễn (do lỵ sở của tỉnh được đặt tại làng Phù Liễn,
nay thuộc quận Kiến An). Năm 1906, tỉnh Phù Liễn được đổi
tên thành tỉnh Kiến An. Tỉnh Kiến An bao gồm phủ Kiến Thụy
và các huyện An Dương, An Lạc (An Lão), Hải An, Tiên Lãng và
Thủy Nguyên. Diện tích tự nhiên khoảng 80.000ha, dân số là
354.000 người1. Trước tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa
Hải Phòng, tỉnh Kiến An có những biến đổi quan trọng, trước hết
là về kinh tế.
Theo báo cáo của Tuần phủ Phúc, tỉnh Kiến An có diện tích
canh tác là trên 60.000ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng
50.000ha. Theo quy chế nhượng địa chung, đây là những năm
mà thực dân tư bản Pháp đã trắng trợn cướp một diện tích khá lớn
ở Kiến An để kinh doanh đồn điền trồng lúa. Cho đến năm 1930,
tỉnh Kiến An đã có 17 đồn điền nông nghiệp, trong đó 5 đồn điền là

1. Theo giải thích của chính quyền bảo hộ tỉnh lúc bấy giờ thì Kiến An
có nghĩa là “Thiết lập sự bình yên”, lý do là cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, thực dân Pháp cơ bản đã dập tắt các cuộc khởi nghĩa của Mạc
Đĩnh Phúc và một số cuộc khởi nghĩa nổ ra trên địa bàn tỉnh. Nhưng sự
thật thì không phải như vậy.
88 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

của tư bản Pháp và 12 đồn điền của quan lại, địa chủ phong kiến.
Quan trọng nhất là các đồn điền sau: Đồn điền của Bona nằm ở
Tiên Lãng (xã Vinh Quang hiện nay), với diện tích là 960ha; đồn
điền của De Monpezat ở Võng Hải (Kiến Thụy), có diện tích là
489ha; đồn điền của Hoàng Gia Luận (con của Hoàng Trọng Phu)
ở huyện Tiên Lãng, có diện tích 700ha; đồn điền của Nguyễn
Thừa Đạt ở Thủy Nguyên, có diện tích 500ha, do mua lại của
Barbotin. Các đồn điền này chủ yếu là trồng lúa, có quan hệ đến
việc cung cấp mặt hàng gạo xuất khẩu qua cảng Hải Phòng.
Có một sự thật là do nhiều nguyên nhân, các diện tích canh
tác của các đồn điền này chưa bao giờ được khai thác hết, có một
phần diện tích thường xuyên bị bỏ hoang. Ngoài cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền, về cơ bản chính quyền thực dân duy trì quan
hệ sản xuất phong kiến, tạo điều kiện cho giai cấp địa chủ, tầng
lớp quan lại, cường hào cướp đoạt ruộng đất về tay mình. Cho đến
năm 1930, Kiến An có tới 36.970 nông dân, chiếm 64,8% nông hộ,
không có ruộng hoặc có rất ít; trong khi đó đã có tới 11 đại địa chủ
sở hữu hơn 100 mẫu ruộng, 41 địa chủ có từ 50 mẫu đến 100 mẫu
ruộng và 779 địa chủ có từ 10 mẫu đến 50 mẫu ruộng. Đó là chưa
kể số địa chủ có diện tích từ 10 mẫu trở xuống. Tình hình chung
là đại đa số nông dân phải cấy ruộng lĩnh canh và nộp tô cho địa
chủ với mức tô từ 1/2 đến 3/4 số hoa lợi thu được trong năm.
Sự duy trì quan hệ sản xuất phong kiến là nhân tố chính kìm
hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở các làng xã. Tuy
chất đất phù sa khá màu mỡ, nhưng do là vùng hạ lưu sông Thái
Bình, hệ thống thủy lợi không được đầu tư xây dựng nên ruộng
đất thường bị xâm mặn mỗi khi nước triều lên, nhất là trong 5
tháng đầu năm, trên thực tế lúa thường chỉ được cấy vào vụ mùa,
còn vụ chiêm là rất ít vì khô hạn, hoặc là ruộng bị xâm mặn không
thể canh tác mà bị bỏ hoang. Năng suất lúa vụ chiêm thường chỉ
bằng 1/3 vụ mùa. Sản lượng thu hoạch lên xuống thất thường.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 89

Trong vòng 10 năm từ năm 1918 đến năm 1928, sản lượng lúa thu
hoạch của toàn tỉnh trung bình hằng năm đạt 85.822 tấn, năm
1929 đạt 115.032 tấn, nhưng năm 1930 lại giảm chỉ còn 101.131
tấn. Ngoài lúa, còn một số cây khác được trồng như ngô, khoai
lang, mía, chè, dâu nhưng diện tích và sản lượng không đáng kể.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, trong những năm này, trên
địa bàn tỉnh Kiến An đã xuất hiện một số xưởng sản xuất công
nghiệp với quy mô nhỏ bé, trong khi đó tiểu thủ công nghiệp chưa
tách rời sản xuất nông nghiệp. Trao đổi thương mại cơ bản vẫn
diễn ra ở các chợ làng. Kinh tế của tỉnh Kiến An nhìn chung vẫn
ở trình độ tự cấp, tự túc, kém phát triển.
Biến đổi đáng ghi nhận nhất là do tỉnh bao quanh thành phố
Hải Phòng và để phục vụ cho các hoạt động khai thác cảng, hệ
thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh Kiến An được đầu tư
xây dựng đáng kể, bao gồm 252km, trong đó có 195km đường
được xếp hạng, 67km đường không được xếp hạng. Các tuyến
đường được xếp hạng gồm: đường thuộc địa số 5 trên địa phận
huyện An Dương; đường liên tỉnh số 10, trên địa phận huyện
Tiên Lãng, An Lão, thị xã Kiến An dài 44km; đường liên tỉnh số
14 đi từ Hải Phòng đi Đồ Sơn, không rải đá, dài 27,3km; đường
hàng tỉnh số 208 từ Kiến An đi Vật Cách Thượng, rải đá, dài
17,1km; đường hàng tỉnh số 210, Phúc Hải - Kiến Thụy, trải đá,
dài 8,3km; đường hàng tỉnh số 211, Kiến An - Tiên Lãng qua đò
Khuể, không trải đá, dài 12,9km; đường số 212, Tiên Lãng - Đại
Công, trải đá một phần, dài 8,17km; đường số 213 qua núi Voi,
không trải đá, dài 18,5km; các đường số 225, 226, có trải đá, dài
16,5km; đường số 227 ở huyện Hải An, không trải đá, dài 9km.
Tất cả các tuyến đường này ôtô đều có thể đi được, trừ các tuyến
đường 211, 213 và 227.
Do phải đi qua các con sông nên việc vượt sông đã được thực
hiện bằng phà, trừ ở Lạch Tray trên đường ra Đồ Sơn đã xây
dựng một cầu thép dài 156m là chiếc cầu lớn nhất của tỉnh.
90 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Các phà quan trọng nhất của tỉnh là: phà Tiên Cựu, trên tuyến
đường liên tỉnh số 10 qua sông Văn Úc; các phà kéo tay ở Lãm
Hà (trên sông Lạch Tray - nay là cầu Niệm), Bình Đông (trên
sông Cấm)...
Do chính sách kinh tế của thực dân Pháp, các tuyến đường
giao thông này chủ yếu chỉ phục vụ việc vận chuyển hàng hóa
tới cảng Hải Phòng, nó không tác động nhiều tới đời sống kinh tế
các làng xã. Thậm chí, do phải đi phu đắp đường, tu sửa thường
xuyên mà người dân Kiến An thờ ơ, thậm chí phản ứng trước việc
mở mang các tuyến đường này, như đã từng xảy ra ở Kiến Thụy
vì hằng năm phải tu sửa đường 14 đi Đồ Sơn do lũ lụt tàn phá.

III- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ HẢI PHÒNG

Tư bản Pháp đầu tư tập trung vào Hải Phòng đã dẫn đến sức
ép về nhà ở, về sự gia tăng dân số, dẫn đến hệ quả là nhu cầu
mở rộng thành phố. Trong những năm 1902 - 1923, dân số Hải
Phòng đã tăng từ 18.000 người lên 78.500 người, và năm 1926
tăng lên 100.473 người. Do đó, vào năm 1902, trong khuôn khổ
dự án mở rộng thành phố, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume
đã phê chuẩn một nghị định quy định việc cắt một vùng ngoại
ô để nhập về thành phố. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX,
khu dân cư của Hải Phòng đã vượt ra ngoài ranh giới hành chính
thành phố. Một số khu phố thậm chí còn nằm ở bờ bên kia của
sông Cấm (Tân Dương - Thủy Nguyên hiện nay) do các khu phố
công nghiệp và kho bãi cần lưu giữ các sản phẩm độc hại nguy
hiểm (bãi than, trạm xăng dầu...).
Ở phía tây bắc thành phố, một khu công nghiệp mọc lên mà
tâm điểm là Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Xa hơn nữa, có Nhà
máy Kính của Công ty Hóa chất công nghiệp Viễn Đông ở khu
vực làng Cống Mỹ (Nam Sơn hiện nay). Trong khi đó ở phía đông
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 91

nam thành phố, cuối các bến cảng, Công ty Hóa chất công nghiệp
Viễn Đông đã cho xây dựng một nhà máy hóa chất sử dụng các
nguyên liệu sẵn có của địa phương vào năm 1917. Sau đó, một
phần đất của các làng Gia Viên, Lạc Viên cũng đã bị biến thành
nơi đặt một số nhà máy, xí nghiệp và các khu dân cư.
Từ năm 1902 đến năm 1918, do khó khăn về tài chính của
ngân sách thành phố, tốc độ xây dựng các công trình công cộng
diễn ra rất chậm chạp, diện tích đô thị mở rộng chủ yếu là trường
hợp hình thành các khu dân cư bao gồm khu phố của người Âu
(người Hải Phòng quen gọi là khu phố Tây), khu phố người Trung
Quốc (khu bờ sông Tam Bạc), khu phố người Nam (trên phần lớn
khu Hạ Lý, đất các làng An Biên, Gia Viên và Lạc Viên). Năm
1914, Henri Brénier đã giới thiệu, so sánh diện tích của 3 thành
phố chính ở Đông Dương là Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng, cụ thể
là: Sài Gòn: 1.944ha, Hà Nội: 945ha, Hải Phòng: 768ha. Về chiều
dài các phố năm 1914: Sài Gòn: 79km, Hà Nội: 81km, Hải Phòng:
35km. Các đường phố chủ yếu nằm trên khu vực người Âu, ngoại
trừ các đường Paul Doumer (Cầu Đất) chạy xuống phía nam, cắt
đường Belgique (Lê Lợi) chạy về phía đông đến đầu làng Lạc Viên
và nối vào đường Lạch Tray đến khu Quần Ngựa và vườn thú.
Những số liệu sau đây cho thấy nhịp độ xây dựng nhà ở đô
thị có mức tăng đáng kể. Năm 1902, báo cáo của Công sứ - Đốc lý
thống kê chính quyền thành phố đã cấp 158 giấy phép xây dựng,
54 của người Âu, 105 của người Á. Năm 1906, con số này tăng
lên 261. Tuy nhiên, số nhà xây mới chủ yếu là nhà tranh, đến nỗi
năm 1921, chính quyền thành phố phải ra một nghị định yêu cầu
dỡ bỏ tất cả nhà tranh tại các huyện, bao gồm cả vùng phụ cận,
trong đó có khu của người Âu. Thực hiện nghị định này, việc xây
dựng nhà gạch mới được chú ý. Tính từ năm 1920 đến năm 1929,
tổng số nhà gạch mới xây dựng ở Hải Phòng là 3.785 chiếc.
92 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Từ năm 1918, chính quyền Đông Dương đồng ý cấp một khoản
trợ cấp mỗi năm 100.000 đồng bạc cho ngân sách Hải Phòng thì
một số công trình công cộng mới được xúc tiến trở lại. Danh mục
các công trình vào năm 1923 gồm: Xây dựng các cống thu góp
tại đại lộ Bonnal (phố Trần Phú hiện nay) và Chavassieux (phố
Quang Trung hiện nay), công việc đã hoàn thành, ngoại trừ các
đầu cống phía đầu nguồn. Lấp kênh đào Bonnal, phần lớn công
việc đã xong (công việc này được hoàn tất vào năm 1925, đoạn
lấp tính từ cổng cảng đến Nhà triển lãm thành phố hiện nay, do
đó người Hải Phòng quen gọi đoạn còn lại là sông Lấp - nay là hồ
Tam Bạc). Xây dựng đại lộ trung tâm Hạ Lý, việc lấp đất và rải
đá đã xong (nay là đường Bạch Đằng, chạy từ chân cầu Lạc Long
đến cầu Xi Măng). Đắp đê cho đến đồn luỹ của người An Nam
đã hoàn thành. Nhà ga Tự Do, công việc đã hoàn tất phần lớn. Kè
Quảng Châu đã hoàn tất. Xây dựng xong trường Bách Nghệ (khu
vực Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng hiện nay). Các công trình có
trong chương trình nhưng chưa được triển khai gồm: Cầu sang
Hạ Lý (cho đến những năm 1928 - 1929 mới làm xong và cầu được
đặt tên là cầu Gioóp (Thống chế Joffre); Kè cắt Hạ Lý, các khu học
đường cho học sinh nam và nữ (những năm sau, các công trình
trường học được tiến hành gồm các trường Jean Dupuis (Phòng
Cảnh sát Giao thông hiện nay), trường Henri Rivierè (Trường
Tiểu học Nguyễn Tri Phương hiện nay), Trường Cao đẳng tiểu
học Bonnal (Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền hiện nay).
Bệnh viện dành cho người châu Âu không được tiến hành, do đó
người Việt không có bệnh viện riêng cho mình...
Trong bài đăng trên Tạp chí Đô thị hóa ở Đông Dương, số
104 - 165, ngày 28/10/1945, Đốc lý Merlo đã nói về tình hình quy
hoạch thành phố Hải Phòng trong những thập niên đầu thế kỷ XX:
“Hải Phòng là một thành phố pha chút tỉnh lỵ, tính chất buôn
bán nhiều hơn là duyên dáng, diễm lệ. Trung tâm thành phố là
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 93

một bức tranh cân xứng nhưng hơi hẹp. Khu phố có các biệt thự
thì hơi cổ, nhà cửa thấp, ít thẩm mỹ, tường trơn và không có hàng
rào cây xanh. Các công sở nhà nước, nhà bưu điện, kho bạc xây
dựng xấu, thiếu trật tự. Sự lớn mạnh quá nhanh và những sự
bận rộn phần lớn dành cho thương mại không cho phép làm đẹp
thành phố được nhiều. Riêng phố Bonnal trên sông đào cũ cũng
tạo nên một khoảng trống nửa vành tròn trong tổng thể nhỏ hẹp
này. Dọc sông Cửa Cấm trải dài khu vực kỹ nghệ cảng với 902m
cầu tàu và 11 trạm đỗ tàu. Cầu, kho và hệ thống đường sắt rộng
25ha. Nếu các công trình kỹ nghệ thu hút cao độ sự hoạt động
thì lại cung cấp một cảnh quan thường không vui mắt cho người
kiến thiết đô thị. Ở thượng lưu, Sở Xi măng có một sân vận động,
khu công nhân, văn phòng và nhà máy kết cấu bằng bê tông
màu xám. Sông đào Lạch Tray thẳng tắp và ngổn ngang sà lan
đậu làm người ta liên tưởng đến các sông đào đầy tàu nhỏ chạy
sông, sà lan ở miền Bắc nước Pháp. Rồi tiếp đến một góc của
thành phố với một rừng thuyền buồm khó lọt qua để cập bến sông
Tam Bạc. Tiếng còi tàu thủy chạy hơi nước, hàng ngàn thuyền
mành và thuyền gỗ nhỏ tạo nên ở góc này một cuộc sống hơi hỗn
độn nhưng náo nhiệt. Khu phố Trung Quốc này, đường phố chật
hẹp, bẩn thỉu. Khu người bản xứ thì buồn tẻ, cũng có vài con
đường huyết mạch xuyên qua. Nhà tranh vách đất chật hẹp, bẩn
thỉu kéo dài trên những cánh đồng lúa rộng. Sau khi để thành
phố phát triển tự do, ngẫu hứng một thời gian, năm 1923, chính
quyền thành phố đặt kiến trúc sư đô thị M. Hebrard hoàn thiện
một chương trình đô thị hóa, nhưng sau khi hoàn thành vào năm
1928 chương trình lập tức bị bỏ rơi và không được thực hiện”.
Về quy chế, khu nghỉ mát Đồ Sơn thuộc thành phố Hải
Phòng. Theo mô tả của Phòng Thương mại Hải Phòng năm 1902:
“Đồ Sơn là một bãi biển tự nhiên dành cho những ai (số người
này rất đông) đi tìm chút gió mát lành trên bờ biển vào những
94 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

ngày hè nóng nực của vùng Bắc Bộ”. Thoạt đầu, một cơ sở điều trị
bệnh lao được xây dựng ở đây, nên đã có nhiều người không ngần
ngại bỏ ra những khoản chi lớn để xây dựng trên bãi biển những
ngôi nhà tuy nhỏ song cũng đủ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi chốc
lát. Người dân Hải Phòng không phải là chủ nhân duy nhất của
những kiến trúc này. Nhiều người Hà Nội đã xây dựng ở Đồ Sơn
những biệt thự đủ kiểu cách. Cho đến năm 1911, phương tiện
chính mà người Âu sử dụng để đến khu nhà nghỉ chỉ là sà lan,
vì con đường xây dựng từ năm 1893 thường xuyên bị lũ lụt tàn
phá nên luôn ở trong tình trạng đang được tu sửa. Sau đó, với dự
án quy hoạch của Toàn quyền Anbe Xarô, việc nâng cấp đường
sá mới được ưu tiên. Sau đó, theo đề nghị của Phòng Thương mại
Hải Phòng, đã có dự án lắp xe điện Hải Phòng - Đồ Sơn nhưng
rồi không được thực hiện. Năm 1928, khi miêu tả khu nghỉ mát
Đồ Sơn, bà Vaxa (G.M. Vassal) đã đếm được ở đây 2 khách sạn,
nhiều biệt thự và những điểm phong cảnh hữu tình.
Ngoài khu nghỉ mát Đồ Sơn, nhiều điểm giải trí khác ở ngoại
thành cũng nằm trong dự án quy hoạch đường sá như: điểm
picnic Đài Thiên văn Phù Liễn; quy hoạch đại lộ vành đai phía
nam thành phố dành làm nơi dạo chơi hàng ngày của người Âu
ở Hải Phòng... Giới thượng lưu thường đến những tụ điểm này
trên những chiếc xe song mã kiểu “Victoria” với người đánh xe
ngựa và người phục vụ trong trang phục xanh - vàng. Trong nội
đô, thành phố có nhiều trung tâm giải trí khác như sàn nhảy, rạp
chiếu bóng. Khu phố Paul Bert (đường Điện Biên Phủ ngày nay)
là nơi dạo chơi chủ yếu. Người Âu thường đến đây vào một giờ
để nghe quân nhạc. Từ năm 1900, Nhà hát thành phố cũng trở
thành nơi được nhiều người lui tới. Hằng năm có một đoàn kịch
từ Hà Nội đến diễn các vở kịch vui, opera và hài kịch cổ điển, các
vở kịch của người Việt.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 95

Để phục vụ đời sống người Âu và giới thượng lưu, ngay từ


năm 1897, Công ty Âm nhạc Hải Phòng đã được thành lập và
ngay từ năm 1902 đã trở thành một địa chỉ nổi tiếng. Theo mô tả
của Phòng Thương mại Hải Phòng: “Ngày nay, Công ty đã có một
thư viện âm nhạc khá đồ sộ và nhiều nhạc cụ trong dàn nhạc.
Chính quyền bảo hộ đã hào phóng nhường lại cho Công ty một
ngôi chùa cũ, nhờ sự giúp đỡ của các thành viên danh dự, Công
ty đã tu sửa lại và xây thêm một phòng lễ hội là nơi tổ chức nhiều
buổi hòa nhạc được đông đảo công chúng hưởng ứng”. Hoạt động
của Công ty đã làm nảy sinh một nếp sinh hoạt văn hóa mới ở đô
thị - văn hóa phương Tây, khác xa với sinh hoạt văn hóa truyền
thống ở thôn quê. Năm 1928, quan sát những người đến xem,
G.M. Vassal đã đưa ra nhận xét ngắn gọn, súc tích: “Mọi người
chạy theo mốt như ở Pari, chậm hơn một chút, với kiểu cách lố
lăng, không hợp với môi trường truyền thống”.
Thể thao cũng được phần đông người Âu yêu thích tham
gia. Thành phố đã cho xây nhiều sân tập: bóng đá, quần vợt hay
trường đua ngựa, đặc biệt là sân quần ngựa (khu vực Nhà văn
hóa Thanh niên hiện nay) được xây dựng từ năm 1888. Đến năm
1902, trường đua đã được trang bị một loạt thiết bị nhờ nguồn
đầu tư lấy từ ngân sách thành phố. Phòng Thương mại Hải Phòng
đã mô tả: “Mọi kiến trúc xây dựng vào thời kỳ này đều được
thay thế bằng các công trình đồ sộ bằng gạch và sắt có thể sánh
ngang, thậm chí còn vượt xa nhiều trường đua ở Pháp”. Năm
1905, trường đua được nâng cấp theo miêu tả của Phòng Thương
mại Hải Phòng: “Khán đài 300 chỗ ngồi với hai cầu thang rộng,
phòng cân, phòng hội đồng, phòng gửi đồ của người đua ngựa,
phòng cá cược ở tầng trệt. Trong phòng cân còn có ki ốt nhạc,
đài theo dõi cho trọng tài. Khán đài cho chủ ngựa và nhiều tàu
ngựa có sức chứa đến 20 con. Đường đua dài 1.100m tính theo
96 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

con đường biên trong, đường đua chướng ngại vật có độ dài tương
đương gồm nhiều vật cản khó như hào nước, sườn dốc, sông...”.
Nói tóm lại, tuy quy mô không thể bằng Sài Gòn và Hà Nội,
sự phát triển lại không tuân thủ quy hoạch, nhưng trong ba thập
kỷ đầu thế kỷ XX, Hải Phòng vẫn là thành phố lớn thứ ba ở Đông
Dương. Thị dân như là nền tảng xã hội để tiếp nhận văn minh
phương Tây tràn tới. Một lối sống mới - lối sống thành thị - đã
hình thành. Hải Phòng với dáng vẻ mới mẻ đó đang hăm hở bước
tới và hòa cùng nhịp thở của thời đại.

IV- NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA


Tỉnh Kiến An là tỉnh nông nghiệp, những biến đổi về xã hội
trong 30 năm đầu thế kỷ XX chủ yếu là do sự tập trung ruộng
đất vào tay tư sản nông nghiệp và địa chủ phong kiến đã dồn
ngày càng đông nông dân vào cảnh phá sản, bần cùng hóa không
lối thoát. Kiến An trở thành tỉnh cung cấp nhiều lao động và thợ
kỹ thuật nhất cho thành phố Hải Phòng và khu mỏ Hồng Gai.
Những biến đổi về xã hội và văn hóa đáng được lưu ý nhất là ở
thành phố Hải Phòng.

1. Tình hình và đặc điểm dân cư đô thị


Như đã đề cập ở phần trên, là thành phố lớn thứ ba ở Đông
Dương, dân số Hải Phòng tăng khá nhanh, năm 1902 là 18.325
người, năm 1913 là 55.811 người, năm 1923 là 79.090 người và
năm 1929 là 97.620 người. Tốc độ tăng dân số chủ yếu là tăng cơ
học với tỷ lệ tăng trong những năm 1902 - 1913 là 17,05%/năm;
những năm 1913 - 1923 là 3,79%/năm; những năm 1923 - 1929 là
3,35%/năm. Cơ cấu dân số gồm ba cộng đồng chính là người Việt,
người Hoa, người châu Âu, các thành phần khác không đáng kể.
Về độ tuổi, 2/3 dân số thành phố ở độ tuổi lao động, tỷ lệ giới tính
là 112 nam/100 nữ vào năm 1923.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 97

Năm 1902, cộng đồng người Việt là 12.000 người, năm 1929
đã tăng lên 74.599 người, chiếm 76% tổng dân số thành phố. Số
người Việt tăng chủ yếu vào giai đoạn những năm 1902 - 1913
với tỷ lệ tăng đạt 23,8%/năm, tương ứng với thời kỳ quan trọng
nhất của quá trình xây dựng nền công nghiệp và đô thị; các năm
1913 - 1923 đạt 3,64%/năm; các năm 1923 - 1924 đạt 2,48%/năm.
Tuy chiếm 76% tổng dân số thành phố, nhưng diện tích người
Việt sinh sống lại rất nhỏ. Năm 1928, tác giả G.M. Vassal khi viết
về Hải Phòng đã không tìm thấy một đặc trưng nào giúp nhận
biết đây là một thành phố châu Á. Theo bà, cuộc sống bản địa
đã bị quá trình đô thị hóa đẩy ra khỏi các khu trung tâm thành
phố. Nguyên nhân là đại đa số người Việt là những người nông
dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng trên bước đường bị bần cùng
hóa đã tìm đến Hải Phòng để kiếm công ăn, việc làm, đa số họ
không có đủ tiền trả tiền thuê nhà, chứ chưa nói gì đến việc có
tiền xây nhà ở cho mình. Còn với những người gốc thị thành (tức
dân các làng An Biên, Gia Viên...), các dự án phá dỡ nhà tranh
đã đẩy họ ra khỏi nơi sinh sống của mình. Vì không có khả năng
tự xây nhà, họ phải nhượng lại đất đai của mình cho người châu
Âu và người Hoa. Trên thực tế, cộng đồng người Việt sống chủ
yếu ở các làng xung quanh Đông Khê và Hàng Kênh, hay trong
các khu phố công nghiệp An Dương, Hạ Lý, Lỗi Dương và Bính
Động (Thủy Nguyên).
Mô tả dưới đây của G.M. Vassal đã cho thấy cuộc sống cực
nhọc của cộng đồng người Việt đến Hải Phòng để tìm kiếm việc
làm và tìm mọi phương cách để sinh sống, mà phương cách chủ
yếu là buôn bán mọi thứ ở chợ, nơi mang lại nguồn sống cho họ
hàng ngày với cảnh tượng không khác chợ quê là mấy: “Ở chợ,
mọi thứ đều mang nét đặc trưng của người An Nam. Náo nhiệt
và lôi cuốn, chợ khắc họa cuộc sống của xứ sở và đặc trưng của
từng vùng: trang phục lễ hội, đồ trang sức; dải thắt lưng nhiều
98 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

màu, quán ăn, hiệu cắt tóc ngoài trời... và rất dễ bắt gặp hình
ảnh ông đồ ngồi viết bên trang giấy lụa”.
Cộng đồng người Hoa đông thứ hai trong thành phần dân cư
Hải Phòng thời gian này. Bên cạnh một bộ phận tư sản Hoa kiều
giàu có thì số đông lại là những người dân lao động. Họ đến đây
mang theo những nghề mới, làm phong phú thêm cho đời sống
kinh tế của Hải Phòng như người Tân Hội (Quảng Đông) buôn
gạo, người Nam Hải (Phiên Ngung) mở hiệu ăn, người Phật Sơn
(Quảng Đông) mở hiệu thuốc bắc, người Phúc Kiến làm bánh
kẹo… ngoài ra còn kéo xe, bốc vác, thợ rèn, làm công nhân, buôn
bán nhỏ, làm bánh, làm đồ chơi trẻ em…
Sau một thời gian dài sút giảm do sống phân tán ở các tỉnh
Bắc Kỳ; từ năm 1902, số người Hoa tiếp tục tăng. Đây là kết
quả tất yếu của việc xây dựng các nhà máy công nghiệp và đặc
biệt là của sự tăng trưởng thương mại. Năm 1913, số người Hoa
là 8.532 người, năm 1923 là 13.538 người và năm 1929 là hơn
20.000 người. Người Hoa sinh sống chủ yếu quanh cảng sông, ở
hữu ngạn sông Tam Bạc, đầu kênh Bonnal cũ. G.M. Vassal mô
tả cuộc sống của người Hoa ở đây: “Người Trung Quốc xây dựng
các cửa hàng, chi điếm, trường học và chùa chiền”. Trong khu vực
sinh sống của người Hoa, có trường học riêng, có đền Nhà Bà -
vừa là nơi thực hành tín ngưỡng của cộng đồng (thờ Tống Hậu và
Quan Công), vừa là Hội quán (Hoa thương hội quán).
Cộng đồng người Âu không lớn, năm 1902 có 950 người,
năm 1913 là 1.822 người, năm 1923 là 1.766 người, năm 1929
là 2.130 người, bao gồm cả binh lính đang tại ngũ. Họ sống tập
trung ở những khu phố sang trọng nhất của thành phố, giữa sông
Cửa Cấm và kênh Bonnal cũ. Người Pháp chiếm tỷ lệ gần như
tuyệt đối trong cộng đồng người Âu. Năm 1913, trong số 1.822
người Âu ở Hải Phòng đã có tới 1.687 người Pháp. Năm 1923,
L. Laveran mô tả khá chi tiết về cộng đồng người Pháp ở Hải Phòng:
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 99

“Có 1.549 người Pháp, trong đó có 592 đàn ông, 464 phụ nữ, 227
bé trai và 266 bé gái”. Mô tả trên cho thấy mặc dù tỷ lệ nam giới
luôn chiếm đa số, nhưng tỷ lệ nữ giới có tăng và đặc biệt là tỷ lệ
trẻ em tăng cao, cho thấy ngày càng có nhiều cặp người Pháp kết
hôn và sinh con tại Hải Phòng, có nghĩa là có nhiều người Pháp
xác định làm ăn lâu dài tại Hải Phòng.
Một nhà báo trẻ Hoa Kỳ, Gertrude Emerson, viếng thăm Hải
Phòng năm 1923 tìm thấy tất cả chỉ có 6 người Mỹ trong thành
phố lớn thứ ba này của Việt Nam. Trong một bài viết cho Asia 23
(September 1923), nhà báo này đã miêu tả Hải Phòng thời đó
như sau: “Không có lãnh sự quán Mỹ, thậm chí không có văn
phòng du lịch để đăng ký các tour du lịch đắt tiền... Ba tuần
trước, chính tôi đây cũng chưa từng nghe tới Hải Phòng”. Những
người Mỹ hiện diện tại Hải Phòng năm 1923 là những đại diện
của các hãng xăng dầu của Hoa Kỳ. Sự độc chiếm thị trường
Việt Nam của người Pháp có ảnh hưởng to lớn đến nhường nào.

2. Sự ra đời của các giai tầng xã hội mới

Hệ quả của những biến đổi kinh tế không chỉ làm cho dân số
Hải Phòng tăng nhanh, mà còn làm xuất hiện những giai tầng
xã hội mới: giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp tiểu
tư sản.
Giai cấp công nhân: Những thập niên đầu của thế kỷ XX đã
đánh dấu sự hình thành ổn định giai cấp công nhân ở Hải Phòng.
Năm 1923, Laveran đã cung cấp một vài số liệu về công nhân
Hải Phòng: Công ty Đóng tàu biển (trước là các phân xưởng của
Porchet và Công ty) có 1.200 công nhân; xưởng sợi của Công ty
Bông sợi Bắc Kỳ có 900 công nhân; Công ty Xây dựng cơ khí có 400
công nhân; Công ty Lúa gạo Đông Dương có 300 công nhân; Công
ty Thủy tinh và hóa chất Đông Dương có 250 công nhân. Số liệu
thống kê năm 1924 cho thấy: Công ty Xi măng Portland nhân tạo
100 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Đông Dương có 1.500 công nhân; 1.000 công nhân của nhà máy
sàng lọc thuộc Công ty Than Đông Dương; 400 công nhân của
Công ty Hóa chất công nghiệp Viễn Đông; 300 công nhân phân
xưởng chế biến của Công ty Phốt phát Bắc Kỳ và 150 lao động ở
Công ty Dầu và xà phòng Viễn Đông; 200 công nhân của Nhà máy
Thuộc da Đông Dương. Như vậy, vào những năm 1923 - 1924,
trong các xí nghiệp do người Âu quản lý tại Hải Phòng đã có tổng
cộng ít nhất là 6.700 công nhân. Ấy là chưa kể số lượng công nhân
làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của các doanh nhân người
Hoa và người Việt mà thống kê Pháp đã bỏ qua. Như số lượng
công nhân làm việc cho Hãng tàu Bạch Thái Bưởi tại Hải Phòng
đã là 750 người, thêm vào đó là công nhân cảng và các đơn vị sản
xuất khác, đặc biệt là trong ngành xây dựng.
Theo tài liệu thống kê thì vào những năm 20 của thế kỷ XX,
Hải Phòng đã hình thành một đội ngũ công nhân đông đảo, đa
dạng về nghề nghiệp và tập trung chủ yếu vào ba khối là: khối
công nhân các nhà máy, xí nghiệp, ước tính khoảng 3 vạn người;
khối công nhân bến cảng khoảng trên 1.000 người và khối công
nhân làm việc trong 80 ngành nghề kinh doanh khác nhau thời
gian này.
Về nguồn gốc, họ vốn là nông dân, thợ thủ công các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, tỉnh phụ cận Kiến An bị bần cùng hóa, phá sản,
đến Hải Phòng tìm kiếm việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp
và trở thành công nhân. Do nhu cầu về chuyên môn, kỹ thuật
của sản xuất công nghiệp, nhìn chung họ được đào tạo nghề, một
số được chọn và đưa đi đào tạo tại Trường Kỹ nghệ thực hành
Hải Phòng được thành lập năm 1904 và trở thành công nhân kỹ
thuật. Do đó, công nhân Hải Phòng là lực lượng xã hội mang tính
chất toàn quốc, sống tập trung, tỷ lệ công nhân kỹ thuật đáng kể
và rất năng động, nhạy bén và cương quyết. Trong quan hệ chủ
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 101

thợ, đã ghi nhận những cuộc đấu tranh tự phát của công nhân
Hải Phòng từ rất sớm vào các năm 1902, 1905, 1912...
Giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản bao gồm hai bộ phận: tư sản
mại bản và tư sản dân tộc. Trong sự ra đời và phát triển của tầng
lớp tư sản mại bản, ngoài các nhà tư sản Pháp, thì đáng lưu ý
nhất là tư sản mại bản người Hoa và sự câu kết về kinh tế giữa
tư sản mại bản Pháp - Hoa ở Hải Phòng những năm này. Chính
sách của thực dân tư bản Pháp là nới tay và bắt tay với tư sản
Hoa trong công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa. Chính vì vậy,
tư sản Hoa được tham gia ngày càng sâu vào các lĩnh vực của
công cuộc khai thác thuộc địa ở Hải Phòng. Họ bỏ vốn vào kỹ
nghệ, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, giao thông vận
tải, thương mại và dịch vụ.
Năm 1899, một người Hoa là Hợp Tài Long đã được phép
thành lập xưởng chế tạo cơ khí mang tên mình với số vốn ban đầu
là 61.000 quan, có 190 công nhân. Năm 1917, thành lập xưởng cơ
khí sửa chữa của Quảng Long Xương, vốn có 4.000 quan và 190
công nhân. Năm 1920, thành lập xưởng cơ khí sửa chữa và xay
xát của Quảng Tài Long... Đặc biệt, tư sản người Hoa tham gia
khá đông vào các dịch vụ thương mại, kinh doanh các mặt hàng
thực phẩm, hàng xa xỉ phẩm, đại lý, thầu khoán cho quân đội;
kinh doanh khách sạn, tiệm hút và rạp chiếu bóng. Những năm
này, tư sản Hoa ở Hải Phòng có tới 7 khách sạn lớn như: Lục Hải
Thông, Thiên Nhiên Trang, Tân Á, Tài Á, Hoàng Hậu; 2 tiệm
nhảy là Black Cat (Mèo đen) và Chic Bar (Câu lạc bộ sang trọng);
2 rạp chiếu bóng và 4 tiệm hút. Trong bộ phận tư sản mại bản
còn có một số tư sản người Việt. Họ là những doanh nhân làm đại
lý cho tư bản nước ngoài, làm thầu khoán và những người cùng
hùn vốn kinh doanh với tư sản nước ngoài…
Quan trọng hơn là sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản dân tộc:
Như phần trên đã đề cập, những năm 1914 - 1918, đánh dấu sự
102 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

ra đời và trỗi dậy của tầng lớp tư sản dân tộc ở Hải Phòng với
các đại diện tiêu biểu là Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà... Tuy
nhiên, tư sản Việt Nam nhỏ bé về kinh tế, yếu đuối và bạc nhược
về chính trị, lại bị tư sản Pháp - Hoa chèn ép nên dần đi vào con
đường phá sản vào những năm sau đó.
Tầng lớp tiểu tư sản: Dân số thành phố tăng nhanh, đại bộ
phận trong số đó là người lao động, nhưng cũng dẫn tới sự ra đời
của tầng lớp tiểu tư sản thành thị khá đông đảo với nhiều lớp
người khác nhau: giáo viên, viên chức, tư chức, học sinh và dân
nghèo thành thị, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công và
những người làm nghề tự do. Đời sống của tầng lớp tiểu tư sản
thành thị nhìn chung không khá hơn là bao so với đời sống của
đội ngũ công nhân và ngày càng khó khăn do các sắc thuế phải
nộp nặng hơn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ và tăng nhanh. Chỉ tính
riêng năm 1925, giá sinh hoạt ở Hải Phòng đã tăng 70% so với
những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

3. Những biến đổi về văn hóa, giáo dục

Sự hình thành ba cộng đồng cư dân với những địa vị kinh


tế, chính trị khác nhau đã dẫn đến những biến đổi về giáo dục,
văn hóa và đời sống văn hóa, là kết quả của sự hiện diện, giao
thoa giữa văn hóa Pháp, văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa
ở Hải Phòng.
Về giáo dục: Trước khi thực dân Pháp đến Hải Phòng, hệ
thống giáo dục Nho học đã tồn tại và phát triển ở các làng xã
Hải Phòng song chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại thành. Số
liệu thống kê những người đỗ đạt trong các kỳ khoa cử Nho học ở
Hải Phòng cho biết ở Thủy Nguyên có 18 người, An Dương có 17
người, Vĩnh Bảo có 25 người, Kiến Thụy có 14 người, Tiên Lãng
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 103

có 12 người1. Trong nội đô thành phố với các làng Gia Viên, An
Biên, Lạc Viên, Hàng Kênh, Thượng Lý, Hạ Lý thuộc huyện An
Dương rất thiếu vắng hoạt động giáo dục Nho học. Có thể thấy rõ
đời sống của những làng nông nghiệp kết hợp làng chài, quanh
năm lao động vất vả, ít chuộng Nho học, điển lễ.
Hệ thống giáo dục của thành phố Hải Phòng chính thức đánh
dấu bằng việc chính quyền thực dân mở trường dạy học cho con
em người Âu - chủ yếu là người Pháp. Theo chương trình cải cách
giáo dục Pháp - Việt do Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume ban
hành năm 1907, ở Hải Phòng đã sớm hình thành các trường Jean
Dupuis, Henri Rivière dành cho con em người Pháp theo học.
Trường Jean Dupuis ra đời sớm nhất, ban đầu là trường tiểu học,
sau mở thêm bậc thành chung (tương đương trung học cơ sở hiện
nay). Trường Henri Rivière thời Pháp thuộc chỉ dành cho con trai
học, từ năm 1917 có bậc cao đẳng tiểu học thì dành cho cả con
trai và con gái. Trường tiểu học Pháp - Việt Hạ Lý là một trong
những trường công được thành lập khá sớm ở Hải Phòng, lúc mới
mở có 3 lớp Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng.
Tuy nhiên, ra đời sớm và có danh tiếng nhất trong hệ thống
trường học Pháp - Việt là trường Bonnal. Lúc mới mở, trường
chỉ dành cho con trai. Thời Pháp thuộc trường chỉ mở bậc thành
chung, bậc tiểu học có lúc học chung nên lấy tên là trường Hưng
Đạo. Ở bậc thành chung thì lớp đệ nhất học ở trường Bonnal, lớp
đệ nhị, đệ tam vẫn phải học ở trường Jean Dupuis, đến đệ tứ phải
lên học tận trường Bưởi, Hà Nội.
Bên cạnh hệ thống trường công, ở Hải Phòng những năm
1928 - 1929 đã xuất hiện trường tư, như trường Michelet, trường
Nam Hải, trường Trí Tri, trường Văn Minh... Hải Phòng cũng

1. Xem Ban Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng: Quá trình hình thành,
phát triển thành phố và đặc tính của người Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng,
1987, tr.30.
104 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

sớm có trường đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực cho các
nhà máy, xí nghiệp, tiêu biểu là Trường Kỹ nghệ thực hành (EPI)
được thành lập năm 1904, đặt trên nền của Nha Thương chính
cũ, bên cạnh là Nhà máy Chỉ. Trường Trí Tri của Hội quán Trí
Tri Hải Phòng vừa dạy học, vừa dạy nghề, tổ chức thi tay nghề
nên dù là hoạt động của Hội song vẫn được gọi là trường.
Cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng cũng xây dựng hệ thống
giáo dục riêng, cũng chia theo các cấp bậc. Trường Kiều Tiểu đối
diện với tường bên của đền Nhà Bà, ban đầu tên là Trường Kiều
Anh, sau năm 1935 đổi tên thành Trường Trung tiểu học công
lập Hoa Kiều. Chương trình học theo chương trình của Trung
Hoa dân quốc của chính quyền Tưởng Giới Thạch do giáo viên
từ Trung Quốc sang dạy.
Ngoài các trường học theo hệ thống giáo dục thuộc địa, Hải
Phòng còn là nơi đặt Nhà thờ chính và Tòa giám mục địa phận
Hải Phòng1 nên ở đây còn có các trường đạo như Trường Saint
Dominique2 đào tạo nữ tu sĩ, trường Saint Joseph3 đào tạo cha cố.
Nhìn chung, nền giáo dục ở Hải Phòng dưới thời thực dân đã
trở thành công cụ đắc lực đào tạo phục vụ cho công cuộc nô dịch
và bóc lột của chính quyền Pháp. Tuy vậy, nền giáo dục thời thuộc
địa đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành tầng lớp học
sinh, sinh viên, trí thức ở thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, ở
một đô thị cảng sớm có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng tiến
bộ từ bên ngoài nên tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức ở Hải
Phòng sớm trở thành một lực lượng đông đảo tham gia vào các
phong trào đấu tranh cách mạng.

1. Tòa giám mục địa phận Hải Phòng gồm: thành phố Hải Phòng và
các tỉnh Kiến An, Hải Dương, Quảng Yên, Bắc Ninh.
2. Nay là Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
3. Nay là Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 105

Về y tế: Chính quyền thực dân từ sớm đã đầu tư xây dựng các
cơ sở y tế nhằm chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho sĩ quan, binh
lính Pháp ở thuộc địa. Những căn bệnh như đậu mùa, kiết lỵ,
tả, đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, không chỉ gây hoang
mang cho những người đang sống ở thuộc địa mà còn dấy lên mối
quan ngại sâu sắc ở chính quốc về những hiểm nguy đang rình
rập nếu họ có ý định hay buộc phải đến xứ sở này. Chỉ tính riêng
ở Huế, trong tháng 8/1885, dịch tả đã giết chết 700 lính Pháp.
Tháng 11/1886, Tổng trú sứ Pôn Be qua đời ở Hà Nội vì bệnh
lỵ. Trong năm 1887, bệnh tả cũng giết chết 3 bác sĩ người Pháp
(trong đó có bác sĩ Sabastier ở Hải Phòng), 1 vị linh mục, khoảng
20 y tá, không kể những người bệnh nhẹ đã khỏi.
Tháng 02/1888, Hải Phòng bùng phát dịch chó dại, đã làm
cho rất nhiều người Nam và 4 người Pháp chết trong vòng có
vài tuần lễ một cách thảm khốc1. Để đối phó với dịch bệnh, ngày
20/02/1888, Phòng tư vấn Thương mại Hải Phòng họp, trong biên
bản họp ghi rõ: trước ngày 10/4, các ngôi nhà phải được quét vôi
trắng, các con vật nuôi phải nhốt trong nhà, các con chó hoang vô
chủ sẽ bị bắt2. Sau các biện pháp sát trùng (dùng vôi) và kiểm soát
các con vật nuôi, dịch bệnh đã được đẩy lùi, chính quyền thành
phố nhanh chóng trấn an người dân. Tờ Le courrier d’Haiphong,
số ra ngày 20/5/1888 đăng tin: “Nhiều người cho rằng dân số tỉnh
Hải Phòng chết do dịch tả. Lời đồn đó không chính xác. Tình
trạng vệ sinh ở đây khá tốt. Những tổ chức y tế đã có mặt và làm
cho căn bệnh này biến mất. Để phòng ngừa dịch tả chúng ta phải

1. Xem thêm Claude Bourrin: Bắc Kỳ xưa: Sân khấu - thể thao - đời
sống đô thị từ 1884 đến 1889, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005;
P.A. Lapicque: Cảng của vịnh Bắc Bộ, Về Đông Dương, Paris, 1922.
2. Xem Le courrier d’Haiphong, ngày 29/3/1888.
106 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

san lấp ao hồ bị ô nhiễm”. Ngoài ra, những dịch bệnh đối với gia
súc, gia cầm cũng để lại những nỗi khiếp sợ to lớn. Claude Borrin
mô tả một dịch sốt chấy rận ở bò đã tàn phá Bắc Kỳ, xác những
con vật chết vì dịch bệnh bị thả trôi trên sông Hồng với lũ quạ và
kền kền bu vào1.
Vì vậy, chính quyền thực dân đã cho xây dựng ở Hải Phòng
các bệnh viện, nhà thương, tiêu biểu có nhà thương bản xứ, được
thành lập năm 1905, chính thức đưa vào hoạt động năm 1906,
ban đầu chỉ có một nhà khám bệnh và hai nhà cho người bệnh
nằm, sau đó xây thêm hai nhà nữa cho người bị thương, nhà
bếp và nhà tắm. Khi mới đưa vào hoạt động, nhà thương bản xứ
rất vắng vẻ dù chính quyền thực dân thông báo nhân dân được
khám chữa bệnh miễn phí, nhưng dân ta không quen chữa bằng
Tây y mà chỉ chữa bằng Đông y, vì thế ở phố Bắc Ninh (nay là
phố Lãn Ông) luôn có cảnh người vào ra tấp nập, những ông lang
ngồi sau quầy thuốc bắt mạch, kê đơn còn nhà thương bản xứ thì
“mỗi tháng chỉ chữa được độ 25 người và hàng ngày có khoảng 40
người được khám bệnh”2.
Ngoài nhà thương này, ở Hải Phòng còn có cơ sở y tế của
quân đội, lúc bấy giờ đã được trang bị nhiều thiết bị y tế mới,
hiện đại nhằm chữa bệnh cho sĩ quan và binh lính Pháp (nay
trở thành Bệnh viện Quân y). Các cơ sở y tế khác còn có một số
nhà hộ sinh tư nhân ở đường Strabourg (nay là đường Cát Cụt),
nhà thương chữa mắt ở đại lộ Bonnal (nay là khu vực nhà triển
lãm của thành phố, đường Nguyễn Đức Cảnh), một số phòng
thuốc đặt trong khuôn khổ của các nhà máy, xí nghiệp. Từ những

1. Xem Claude Bourrin: Bắc Kỳ xưa: Sân khấu - thể thao - đời sống
đô thị từ 1884 đến 1889, Sđd, tr.125.
2. Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Ngô Đăng Lợi (Chủ biên): Lược khảo
đường phố Hải Phòng, Sđd, tr.206.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 107

năm 1930 ở Hải Phòng đã có Bệnh viện Lao đặt ở đường Thiên
Lôi, sau này mới chuyển về Kiến An. Cộng đồng người Hoa cũng
có bệnh viện riêng ở khu Tam Bạc (nay là công viên Tam Bạc).
Ngoài ra, Hải Phòng còn là một hải cảng nên việc kiểm định
hàng hóa và cách ly những cá nhân, nguồn hàng bị nghi nhiễm
bệnh là một việc làm rất cần thiết. Trong quá trình xây dựng
cảng, chính quyền thực dân đã sớm cho xây dựng trại cách ly ở
làng Cấm (Gia Viên).
Đặc biệt, tư liệu khảo sát cho biết ở phố Abbadie (nay là phố
Kỳ Đồng) có cơ sở khá khang trang của một bác sĩ thú y, dân gian
gọi là “đốc tờ chó”, một lĩnh vực hiếm có trong xã hội người Việt
truyền thống.
Về thể thao: Nhằm phục vụ cho đời sống của các sĩ quan, binh
lính, chính quyền thực dân cho xây dựng ở Hải Phòng nhiều sân
tập bóng đá, tennis, trường đua ngựa. Sân vận động thì có sân
Jeuneot, sân Bonnal, sân Máy Đèn… trong đó, sân Jeuneot có từ
sớm, là nơi diễn ra các trận thi đấu và người xem phải mua vé
vào cửa, còn sân Bonnal và sân Máy Đèn chủ yếu là bãi đá tập.
Khi sân vận động này được cải tạo thành bến xe ôtô, sân Bonnal,
sân Máy Đèn mới trở thành nơi thi đấu. Ở Hải Phòng còn có sân
thể thao Radium để chơi tennis và thỉnh thoảng tổ chức đấm bốc,
có khi lại là nơi tập trung cua rơ dự đua xe đạp. Hoạt động thể
dục thể thao được cho là phổ biến nhất, thu hút những người đàn
ông tham gia là chơi tennis, đua xe đạp và săn bắn.
Một thú tiêu khiển khác cũng rất được người Âu yêu thích,
vừa được tham gia, vừa được xem, vừa có thể kiếm tiền bằng cách
cá cược, đó là đua ngựa. Từ năm 1887, một công ty quần ngựa đã
được thành lập ở Hải Phòng. Sang năm 1888, chính quyền thực
dân đầu tư xây dựng một công trình thể thao tổ hợp, gọi là khu
đua ngựa. Công trình này hoàn thành vào năm 1902, được nâng
cấp năm 1905. Theo mô tả của Phòng Thương mại Hải Phòng,
108 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

sân quần ngựa được trang bị rất hoàn thiện với khán đài có 300
chỗ ngồi, 2 cầu thang rộng, phòng cân, phòng hội đồng, phòng gửi
đồ của người đua ngựa, phòng cá cược ở tầng trệt, đặc biệt phòng
cân còn có khí nhạc, đài theo dõi cho trọng tài… Khán đài cho chủ
ngựa và nhiều tàu ngựa có sức chứa lên tới 20 con. Đường đua
dài 1.100m tính theo đường biên trong. Đường đua chướng ngại
vật có độ dài tương đương và có nhiều vật cản khó như hào nước,
sườn dốc, sông… Tổng thể trang thiết bị của trường đua ngựa ở
Hải Phòng được đánh giá là vượt xa nhiều trường đua ở Pháp.
Nói tóm lại, những cơ sở thể dục - thể thao ở Hải Phòng thời
Pháp thuộc tuy chủ yếu phục vụ cộng đồng người Âu song đã góp
phần không nhỏ làm thay đổi cảnh quan thành phố, thay đổi thói
quen của một bộ phận người dân, thay đổi quan niệm của người
dân về hoạt động thể dục - thể thao tăng cường sức khỏe.
Về đời sống văn hóa: Ba cộng đồng dân cư chính thành phố
vẫn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Văn hóa Pháp in đậm trong các kiến trúc dinh thự, biệt thự,
nhà ở của giới tư sản nước ngoài, tập trung ở khu phố Tây, kèm
theo đó là những sinh hoạt văn hóa giống như sinh hoạt của giới
thượng lưu bên chính quốc. Từ cuối thế kỷ XIX, chính quyền
thực dân đã cho xây dựng ở Hải Phòng nhiều nhà thờ Công giáo.
Quan trọng nhất là nhà thờ chính tòa, ở phố Nhà Thờ, với diện
tích khoảng 400m2 gồm nhà thờ chính và các công trình phụ trợ.
Trong thời thuộc địa, nhà thờ chính tòa là một địa điểm sinh
hoạt văn hóa quan trọng của cộng đồng người Âu. Ngoài ra, ở
Hải Phòng còn có nhà thờ An Tân (đường Trần Nguyên Hãn,
quận Lê Chân), nhà thờ An Hải (ngõ Cấm, quận Ngô Quyền),
nhà thờ Nam Pháp (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) xây
dựng giữa thế kỷ XX.
Cộng đồng người Hoa có nét sinh hoạt văn hóa riêng, hình
thành 5 bang, có tổ chức Hội quán, xây dựng đền Nhà Bà (còn gọi
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 109

là Tam Bà cổ miếu) vừa để thờ Tống Hậu, Quan Công, vừa là hội
quán sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng. Trong sinh
hoạt hằng ngày vẫn giữ các phong tục, tập quán truyền thống:
từ cách ăn mặc, phong tục, tập quán đến ngôn ngữ, chữ viết,
tôn giáo, tín ngưỡng riêng. Đặc biệt, tính cố kết trong cộng đồng
người Hoa rất mạnh mẽ; các bang, hội có tổ chức chặt chẽ, có vị
thế trong đời sống xã hội.
Cộng đồng người Việt vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc với các
đời sống tôn giáo, tín ngưỡng và sinh hoạt lễ hội truyền thống.
Trong đời sống tôn giáo, ở Hải Phòng, Phật giáo chiếm ưu thế
hơn cả. Trong bản đồ Hải Phòng năm 1874 đã thấy ghi chú 2 ngôi
chùa nằm gần sông Cấm về phía hữu ngạn. Theo vị trí địa lý, có
thể xác định đó là chùa Đỏ và chùa Vẽ. Ngoài ra, trong không
gian thành phố, cả ở nội đô và ngoại thành đều có rất nhiều chùa
chiền phục vụ cho nhu cầu tôn giáo của nhân dân.
Trong đời sống tín ngưỡng ở Hải Phòng, nổi bật nhất là tín
ngưỡng thờ Ngô Quyền và Lê Chân. Đây đều là những vị tướng
có công với đất nước, gắn bó với vùng đất nơi cửa sông ven biển
này, nên từ sớm đã được nhân dân nhiều làng phụng thờ. Dân
làng Gia Viên (tên nôm là làng Cấm) thờ Ngô Quyền còn được gọi
là dân “hộ nhi tạo lệ”. Dân làng An Biên (tên nôm là làng Vẻn)
thờ nữ tướng Lê Chân. Bên cạnh đó, còn có những nhân vật lịch
sử khác cũng được nhân dân các làng xã Hải Phòng tôn thờ như
Phạm Tử Nghi, là vị thần quai đê lấn biển, được xem là hóa thân
của Nam Hải Đại Vương, cũng là một biểu hiện của nhóm cư dân
ở vùng ven biển thờ những vị thần liên quan đến sông nước.
Trong sinh hoạt lễ hội, ngoài các lễ hội truyền thống của các
làng xã được duy trì, ở Hải Phòng nổi bật có lễ hội chọi trâu ở Đồ
Sơn, đây là một lễ hội phản ánh tục thờ thủy thần (trâu nước) của
cư dân ven biển.
110 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Tuy vậy, đáng lưu ý nhất trong đời sống văn hóa của nhóm
cư dân người Việt chính là sự hình thành nếp sống và ý thức về
giai cấp của đội ngũ công nhân ở Hải Phòng (sự chuyển hóa ý
thức giai cấp sẽ được đề cập kỹ ở phần sau). Lối sống và diễn biến
tư tưởng của tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, trí thức ở Hải Phòng
thời kỳ này thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa Pháp với văn hóa
Việt và văn hóa Trung Hoa. Một lối sống mới - lối sống thành thị,
đã bắt đầu hình thành rõ nét được biểu hiện qua việc ăn, mặc, ở,
phương tiện đi lại và ứng xử.
Nét đáng chú ý nhất là ngoài một số ít người chạy theo lối
sống thượng lưu thì không ít người trong tầng lớp này chịu ảnh
hưởng khá sớm của các biến động chính trị, của phong trào Tân
văn, Tân thư, các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Trung Quốc
dẫn đến sự thức tỉnh tinh thần dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế,
dần chuyển sang lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Đây là yếu tố tác
động dẫn đến những đặc điểm quan trọng của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc diễn ra ở Hải Phòng trong ba thập kỷ
đầu của thế kỷ XX.

V- PHONG TRÀO YÊU NƯỚC, PHONG TRÀO CÔNG NHÂN


VÀ SỰ RA ĐỜI ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Các cuộc kháng chiến vũ trang chống thực dân Pháp của
nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX đã bị thực dân Pháp
dìm trong bể máu. Vai trò của các sĩ phu, văn thân yêu nước và ý
thức hệ phong kiến không còn phù hợp trước sự thâm nhập ngày
càng mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ở Hải Phòng, công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã
biến vùng đất Ninh Hải bên sông Cấm trở nên sôi động. Quá
trình đô thị hóa với sự hội tụ dân cư diễn ra khá nhanh chóng.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 111

Công nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản bắt đầu được hình
thành, nhưng chưa trở thành một giai cấp, một lực lượng xã hội
để giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến. Do vậy, suốt
hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của các giai
tầng xã hội ở Hải Phòng nổ ra ít và lẻ tẻ, tự phát. Từ năm 1926
trở đi, các cuộc đấu tranh của thợ thuyền, của nhân dân Hải
Phòng mới thực sự trở thành phong trào rầm rộ, liên tục và
mang một chất mới. Kết quả là Đảng bộ Cộng sản Việt Nam
thành phố Hải Phòng ra đời - một trong những đảng bộ được
thành lập sớm nhất ở nước ta.

1. Phong trào Đông Du

Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Cường Để (Kỳ Ngoại
hầu Nguyễn Phúc Dân, Hoàng thân triều Nguyễn) và hơn 20 chí
sĩ yêu nước cùng nhau thành lập một tổ chức bí mật có tên là Duy
Tân hội nhằm mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc
lập cho Tổ quốc. Với sự hiện diện của Cường Để trong tổ chức,
Duy Tân hội vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn với chủ nghĩa quân chủ.
Một trong ba nhiệm vụ cơ bản trước mắt của Hội, việc tích cực
chuẩn bị xuất dương cầu viện được coi là trọng yếu nhất.
Thực hiện chủ trương cầu viện, ngày 23/02/1905, Phan Bội Châu,
cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ đi sang Nhật Bản. Tại đây,
sau khi gặp gỡ và đàm đạo với Lương Khải Siêu, một nhà cách
mạng Trung Quốc đang lưu vong tại Nhật Bản, một người mà
Phan Bội Châu đã rất cảm phục khi đọc các trước tác của ông,
trong tư tưởng của Phan Bội Châu có nhận thức mới là cái mà
dân tộc ta cần lúc này chưa phải là súng đạn mà là nhân tài.
Phan Bội Châu trở về nước để trình bày những tư tưởng mới cho
các hội viên rõ và quán triệt, rồi đến tháng 10/1905 lại cùng với
một số thanh niên Việt Nam trở lại Nhật Bản, mở đầu cho phong
trào thanh niên yêu nước Việt Nam xuất dương sang Nhật du
112 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

học được gọi là phong trào Đông Du. Quan điểm của ông không
chỉ bó hẹp trong hoạt động chuẩn bị bạo động đơn thuần, mà còn
phải chấn hưng kinh tế, lập các đoàn thể để nâng lòng yêu nước,
căm thù giặc, trình độ chính trị và văn hóa của nhân dân. Từ đó,
phong trào Đông Du diễn ra khá sôi nổi, đến năm 1908, số học
sinh du học đã lên tới 200 người. Cuộc vận động cứu nước của
Duy Tân hội đã tạo khí thế cách mạng sôi nổi, phong trào Đông
Du lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam.
Hải Phòng lúc đó đang trong quá trình đô thị hóa, hội cư và
công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
mới diễn ra được vài năm. Do vậy ảnh hưởng của Duy Tân hội
không mạnh và sự hưởng ứng phong trào Đông Du không sôi nổi
như những địa phương khác. Qua khảo sát, số ít thanh niên ở các
huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng tham gia phát tán tài liệu, sách báo
của Hội Duy Tân và tuyên truyền, cổ động cho phong trào Đông
Du. Tiêu biểu là cụ Cử Trần Văn Mai, ở làng Đại Lộc, huyện Kiến
Thụy (dân gọi là cụ Cử Đại Lộc). Ông là cử nhân nho học, hăng
hái cổ xúy cho phong trào Đông Du. Khi phong trào Đông Du thất
bại, ông về quê ở ẩn, nhưng lòng vẫn khắc khoải nỗi đau thương
nước, thương dân. Dân Đại Lộc hiện nay vẫn truyền tụng bài thơ
nôm của ông năm 1930:
“Sáu chục năm nay luống thẹn đời
Cái nhãn khoa cử ngỏ cùng ai
Ruộng nương yên thú vui ngày tháng
Chữ nghĩa khi già đáng mấy mươi
Chữ mới viết ra lòng những thẹn
Thơ nôm đọc đến lệ tuôn rơi”1.
Chỉ có sự đóng góp của các thủy thủ trên tàu viễn dương đối
với phong trào Đông Du là đáng kể. Từ cuối thế kỷ XIX, hoạt động

1. Theo Lịch sử Đảng bộ xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy.


CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 113

giao thông trên biển, từ cảng Hải Phòng, khá náo nhiệt. Tàu
biển chạy tuyến Hải Phòng - Quảng Châu - Hương Cảng -
Thượng Hải (Trung Quốc), Côbê (Nhật Bản) và tàu thủy Hải
Phòng - Hòn Gai - Móng Cái (Quảng Ninh) là phương tiện giao
thông hữu hiệu nhất. Nhiều thủy thủ trên các tàu biển Liêm
Châu, Trường Giang, Sông Bờ... nhiệt tình ủng hộ phong trào
Đông Du. Số thanh niên, học sinh phía Bắc thường xuất dương
qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh) và cảng
Hải Phòng. Trong số thủy thủ này, tiêu biểu nhất là Nguyễn Hữu
Tuệ, người làng Da Viên (Vườn Dừa - sau này viết chệch thành
Gia Viên). Ông sinh năm 1870, trong một gia đình nhà nho có
cảm tình với Duy Tân Hội và hưởng ứng nhiệt tình phong trào
Đông Du. Ông đã từng nuôi giấu Phan Bội Châu ở đền Tiên Nga
(phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền). Năm 1905, Nguyễn Hữu Tuệ
theo tàu biển sang Trung Quốc, sau đó liên lạc được với Phan
Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, rồi được giao nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ
cho số thanh niên xuất dương theo đường tàu biển. Năm 1908,
công việc bị bại lộ, ông bị thực dân Pháp bắt. Chúng tra tấn rất
dã man, nhưng ông không hề cung khai, nên đã bị kết án 12
năm tù. Hết hạn tù, Nguyễn Hữu Tuệ bị quản thúc ở quê; năm
1937, ông mất lúc 67 tuổi. Đám tang ông được nhân dân Hải
Phòng và đồng chí của ông tổ chức trọng thể. Từ Kinh thành
Huế, cụ Phan Bội Châu đã gửi ra đôi câu đối và tiền mua áo
quan, viết những dòng tâm huyết vào ảnh của Nguyễn Hữu
Tuệ, để viếng ông:
Dịch âm:
(Nguyễn Hữu Tuệ quân chi chiếu tướng)
Quân xu nghĩa nhược khát, cấp nạn vong tử. Dẫu thân quốc
sự phàm thập niên. Phan Chu Trinh, Tăng Bạt Hổ, Phan Bội
Châu, Cường Để, Nguyễn Thượng Hiền dĩ cập Đông lộ, chữ thiếu
niên, giai quân mật tống. Sự tiết, bị tù, cơ tử nhưng bất biến.
114 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Dịch nghĩa:
Ông tham việc nghĩa như khát mong uống, nóng lòng vì nạn
nước quên thân mình. Dấn thân cho việc nước có mười năm. Các
ông Phan Chu Trinh, Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Cường Để,
Nguyễn Thượng Hiền và các thiếu niên qua Nhật Bản đều do ông
bí mật đưa đi. Việc bại lộ, bị tù, gần nguy đến tính mạng nhưng
khí tiết không thay đổi1.
Cuối năm 1908, phong trào Đông Du tan rã. Ảnh hưởng của
Duy Tân Hội và phong trào Đông Du ở Hải Phòng còn hạn hẹp
do hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Song, những đóng góp khiêm tốn của
một số thanh niên, thủy thủ là rất đáng trân trọng, ghi nhớ.

2. Phong trào đấu tranh của nông dân, dân nghèo thành
thị và thanh niên, học sinh
Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống
thực dân, phong kiến của nông dân, dân nghèo thành thị và
thanh niên, học sinh ở Hải Phòng diễn ra ít, không đều.
Ở vùng nông thôn Kiến An và ngoại thành Hải Phòng, nông
dân bị lâm vào cảnh bần cùng, đói nghèo, lạc hậu. Họ luôn có ý
thức đấu tranh phá bỏ sự bất công, tù túng, nhưng chưa có tư
tưởng mới, lực lượng lãnh đạo mới. Song, với tinh thần yêu nước
và mong muốn thoát cảnh tối tăm, lạc hậu, nông dân Hải Phòng -
Kiến An vẫn vùng lên.
Từ năm 1904 ở Nam Kỳ rồi từ năm 1921 ở Bắc Kỳ, chính
quyền thực dân ra nhiều nghị định về cải lương hương chính,
mưu toan thực hiện đưa những người trong giai cấp địa chủ đã
được “tân học hóa” ra nắm quyền ở nông thôn, thay thế tầng
lớp nho sĩ địa chủ hóa. Lợi dụng chính sách này, từ giữa những
năm 1920, ở nhiều làng xã diễn ra phong trào xây dựng hương

1. Theo Tài liệu Bảo tàng Hải Phòng (Hoài Việt dịch âm theo ghi chú
trong ảnh cụ Nguyễn Hữu Tuệ).
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 115

ước mới, mở trường dạy học, mở mang dân trí, tuyên truyền tinh
thần yêu nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phong
trào này được hưởng ứng lan rộng khắp các vùng nông thôn.
Những làng xã nào có số nho học đông, có uy tín, chức sắc có tư
tưởng tiến bộ thì ở đó diễn ra cuộc vận động sôi nổi hơn, thu hút
đông đảo dân chúng hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả: Cổ Am
(Vĩnh Bảo), Dưỡng Động, Thủy Đường (Thủy Nguyên), Cương
Nha, Ngọc Động (Tiên Lãng)... Cuộc vận động thực hiện cải cách
hương thôn ở làng Kim Sơn, phủ Kiến Thụy là thành công hơn cả.
Tục lệ ma chay, cưới xin, đình đám, khao vọng của làng Kim
Sơn tuy nặng nề nhưng so với các làng xã xung quanh cũng chưa
phải thái quá. Nhưng vì dân Kim Sơn giao du rộng, tiếp thu cái
mới tương đối nhanh nhạy nên khi chính quyền đô hộ đề ra chính
sách cải lương hương chính thì chức sắc trong làng ủng hộ đề
xuất của Đồ Hồng Khanh, tộc biểu họ Đoàn, xuất thân trong một
gia đình nho học. Trước cảnh thời thế nhiễu nhương, ông không
đi thi, ở làng mở trường dạy học nên thường được gọi là cụ Đồ
Khanh. Mến mộ tài đức, học trò theo học cụ khá đông. Năm 1927,
cuộc bầu cử Hội đồng tộc biểu thay cho Hội đồng kỳ mục, cụ Đồ
Khanh được bầu vào cương vị đứng đầu. Làng Kim Sơn tiến hành
lập hương ước mới, tiến bộ hơn, loại bỏ nhiều hủ tục, lập ngân
sách làng xã để dùng vào việc xây trường học, nhà hộ sinh và các
công trình thủy lợi...
Thành công ở Kim Sơn đã có tiếng vang cổ vũ các làng trong
phủ Kiến Thụy, đẩy mạnh việc cải cách hương thôn trong tỉnh1.
Hương ước làng Kim Sơn phản ánh rõ nét tư tưởng tiến bộ của cụ
Đồ Khanh. Tư tưởng yêu nước, tiến bộ của cụ được truyền cho con
cháu và các môn sinh. Sau này con trai cụ và nhiều học trò của
cụ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thành quần

1. Theo Văn bia ghi lại việc cải cách hương ước của làng Kim Sơn.
116 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

chúng cách mạng trung kiên của phong trào giải phóng dân tộc.
Cuộc vận động cải cách hương thôn vượt qua ý định của chính
quyền thực dân, tuy kết quả chưa được nhiều nhưng đã khơi dậy
được tinh thần yêu nước, chống cường hào ở nông thôn.
Trong bối cảnh đó, từ năm 1927, một phần do ảnh hưởng
của phong trào đấu tranh của công nhân và hoạt động bước đầu
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hải Phòng, nông dân
khắp tỉnh Kiến An và ngoại thành Hải Phòng tiếp tục đứng dậy
chống địa chủ, tư sản cướp đoạt ruộng đất, chống tệ tham nhũng,
bóc lột. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân ở Cổ Am, Từ
Lâm, Lý Nhân, Ngãi Am, Quán Khái (Vĩnh Bảo); Đoan Xá, Tĩnh
Hải, Tú Đôi (Kiến Thụy); Dưỡng Động (Thủy Nguyên); Ninh Duy
(Tiên Lãng), Cam Lộ, An Lạc (An Dương)... Các cuộc đấu tranh
của nông dân chủ yếu là tự phát, nhưng thể hiện tinh thần yêu
nước, chống áp bức, bóc lột, cường quyền, sẽ là cơ sở xã hội quan
trọng cho việc tiếp thu đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam sau đó.
Trong khi ở nông thôn nổ ra phong trào nông dân, các cuộc
đấu tranh của dân nghèo, tiểu thương, thanh niên, học sinh
trong thành phố Hải Phòng cũng diễn ra sôi nổi, mang màu sắc
mới. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, dân số thành phố (nội đô)
Hải Phòng mới có hơn 18 nghìn người, trong đó có 11 nghìn người
Việt. Số dân này rất khiêm tốn, còn nằm trong quá trình hội cư,
chưa ổn định. Tuy vậy, năm 1902, quần chúng nhân dân đã tập
hợp đấu tranh chống hãng Denis Frères chuyển số phu đã mộ
xuống tàu đi Tân Đảo1 và tìm cách giúp họ bỏ trốn. Đường phố,
chợ búa, xóm thợ, bến cảng vắng tanh. Đốc lý thành phố phải đề
nghị Thống sứ Bắc Kỳ mộ phu ở các nơi khác về để đi thay.

1. Tên thường gọi của Tân Thế giới (Nouvelle Calédonie), còn Tân Đảo
là Vanuatu. Đây là các hòn đảo thuộc địa của Pháp ở châu Đại Dương, gần
Ôxtrâylia.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 117

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào
đấu tranh của công nhân toàn quốc và thành phố đã có ảnh hưởng
đến tầng lớp thanh niên, học sinh Hải Phòng. Những hoạt động
của nhóm Tâm Tâm xã ở Quảng Châu và việc Phạm Hồng Thái
giết hụt Toàn quyền Đông Dương Méclanh (Merlin) đã tác động
mạnh đến phong trào yêu nước Hải Phòng. Học sinh các trường
Bonnal, Kỹ nghệ thực hành... họp lại và truyền cho nhau nghe
về hành động anh hùng của Phạm Hồng Thái, về các nhà chí sĩ
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Thanh niên, học sinh tìm
đọc sách báo tiến bộ, tổ chức các hoạt động truyền bá văn hóa,
lịch sử, khuyến khích việc cải cách dân chủ, nâng cao dân trí...
Tháng 6/1925, thực dân Pháp tổ chức bắt cóc Phan Bội Châu
tại Thượng Hải (Trung Quốc) rồi bí mật đưa về cảng Hải Phòng
trên tàu Ăngco (Angkor) và giam tại Hỏa Lò (Hà Nội). Chính
quyền thực dân tìm mọi cách bưng bít việc ông bị bắt và định bí
mật hãm hại ông theo bản án tử hình vắng mặt đã xử trước đó.
Nhưng báo chí Trung Quốc đã đăng tin Phan Bội Châu bị bắt
và kịch liệt lên án hành động bắt người trắng trợn của thực dân
Pháp. Ở Việt Nam, một số tờ báo tiếng Pháp như tờ Le courrier
d’Haiphong (Tin tức Hải Phòng) cũng đăng tin. Âm mưu thâm
độc này đã bị phanh phui, buộc chúng phải đưa ông ra xử công
khai (ngày 23/11/1925) rồi kết án khổ sai chung thân.
Vụ án làm sôi động dư luận trong và ngoài nước, nhất là
ở Pháp. Các tổ chức cách mạng như Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, Hội Phục Việt... rải truyền đơn lên án. Nhân dân
cả nước, nhất là giới thanh niên, học sinh, trí thức... liên tục đấu
tranh lên án thực dân Pháp, phản đối bản án và đòi thả Phan
Bội Châu. Giới học sinh, thanh niên Hải Phòng liên tục bãi khóa,
tụ họp diễn thuyết, gửi đơn lên Đốc lý thành phố và Toàn quyền
Đông Dương. Tiêu biểu nhất là học sinh trường Bonnal1, trường

1. Trường Bonnal nay là Trường trung học phổ thông Ngô Quyền.
118 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Kỹ nghệ thực hành, các hãng buôn, bà con tiểu thương chợ Sắt,
công chức... Nhân Toàn quyền Đông Dương Varen (Varenne) ra
nghỉ ở Đồ Sơn, hàng trăm thầy giáo, học sinh, công nhân, dân
nghèo thành thị tiến hành cuộc biểu tình đi dọc các phố lớn,
giương cao biểu ngữ, khẩu hiệu đòi “Ân xá Phan Bội Châu”, “Đả
đảo chế độ thực dân tàn bạo”. Đoàn học sinh trường Kỹ nghệ
thực hành, trường Bonnal, đi đầu là Lương Khánh Thiện, Nguyễn
Khắc Khang, Vũ Thiện Tấn, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Vũ
Thiện Chân... đã kéo đến cầu Rào chặn xe của Varen từ Đồ Sơn về,
đưa đơn đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu. Sau vụ này, Đốc học
trường Kỹ nghệ thực hành phạt nặng một số học sinh “đầu trò”.
Sau này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết trên tạp chí Inprekorr,
bản tiếng Pháp, số 91, ngày 14/8/1926: “Bọn mật thám Pháp bắt
cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải. Cụ là một nhà lão thành yêu
nước xuất dương từ 20 năm nay. Người ta đưa cụ về Bắc Kỳ để
xử án. Mặt dầu Chính phủ Pháp giữ bí mật vụ bắt bớ này, nhưng
người An Nam ai cũng biết tin, một phong trào phản đối sôi nổi
khắp nơi.
Khi Varen ra Bắc Kỳ, sinh viên biểu tình đòi thả nhà lão
thành cách mạng bị bắt giữ. Họ mang cờ và biểu ngữ kêu gọi: “Ân
xá cho cụ Phan Bội Châu!”,“Đả đảo chế độ thực dân tàn bạo!”1.
Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp
buộc phải “ân xá” và đưa cụ về “an trí” tại Huế dưới sự kiểm
soát chặt chẽ của mật thám. Từ đó, cụ Phan Bội Châu sống
những năm tháng bị cách biệt với thực tiễn cách mạng. Ngày
29/10/1940, cụ trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương của
đồng bào cả nước.
Tháng 01/1926, học sinh trường Kỹ nghệ thực hành tiến hành
bãi khóa phản đối sự trừng phạt của đốc học đối với số học sinh
tham gia đưa đơn kiến nghị cho Toàn quyền Varen đòi thả cụ

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.245.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 119

Phan Bội Châu. Sau cuộc bãi khóa này, nhiều học sinh bị bắt và
bị đuổi học như Nguyễn Khắc Khang, Hạ Bá Cang, Vũ Thiện Chân,
Lương Khánh Thiện...
Ngày 24/3/1926, cụ Phan Châu Trinh mất tại Sài Gòn. Cũng
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là nhà yêu nước nhiệt
thành, là nhà dân chủ lớn và tiêu biểu ở nước ta đầu thế kỷ XX.
Tang lễ của ông được tổ chức trọng thể ở Sài Gòn. Trên khắp
mọi miền đất nước từ trong Nam ra ngoài Bắc, từ trường học
đến xưởng thợ, đâu đâu cũng tổ chức lễ truy điệu và để tang cụ
Phan Châu Trinh. Thực dân Pháp ra lệnh cấm tổ chức lễ truy
điệu trong nhà trường. Nhiều cuộc bãi khóa, bãi công, bãi thị nổ
ra. Đám tang cụ Phan Châu Trinh đã trở thành dịp để toàn thể
nhân dân Việt Nam thể hiện tinh thần yêu nước và biểu dương
lực lượng đòi quyền tự do, dân chủ.
Ở Hải Phòng, hầu hết thầy giáo, học sinh của các trường Kỹ
nghệ thực hành, Bonnal, Jean Dupuis, Trí Tri, ở các trường làng,
các nhà nho, trí thức, công nhân, tiểu thương, tiểu chủ... đều
có những hoạt động sôi nổi: tổ chức lễ truy điệu và để tang, bãi
khóa, bãi công, bãi thị... phản đối chính quyền Pháp ngăn cản,
đòi quyền dân sinh, dân chủ. Hàng nghìn thầy giáo, học sinh,
thanh niên, dân nghèo thành thị, thợ thuyền toàn thành phố tổ
chức lễ truy điệu lớn ở chùa Dư Hàng. Sau đó, ở nhiều nơi còn
diễn ra những cuộc nói chuyện về thân thế và sự nghiệp của cụ
Phan Châu Trinh.
Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nông
dân, học sinh, dân nghèo thành thị, thanh niên Hải Phòng - Kiến
An diễn ra khá sôi nổi tuy không được liên tục. Từ năm 1928 trở
đi, phong trào này đã gắn bó, kết hợp chặt chẽ và chịu sự tác động
sâu sắc của phong trào công nhân. Tinh thần yêu nước và ý chí
đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của lực lượng xã hội này
là cơ sở rất quan trọng cho việc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên tuyên truyền xây dựng tổ chức cách mạng.
120 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

3. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc nổi dậy


cuối cùng
Việt Nam Quốc dân Đảng là một chính đảng cách mạng của
tiểu tư sản, trí thức, theo ý thức hệ tư sản, ra đời muộn so với Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Phục Việt... Việt Nam Quốc
dân Đảng có tổ chức tiền thân là Nam Đồng thư xã được thành
lập ở Hà Nội vào cuối năm 1926. Đảng này là sự kết hợp giữa các
nhóm, các cá nhân yêu nước, gắn bó với nhau trong một chương
trình, điều lệ thống nhất, mang nặng tính tổ chức hơn là về tư
tưởng. Đảng viên và quần chúng cách mạng của Đảng chủ yếu là
thanh niên, học sinh, trí thức, tiểu tư sản, địa chủ, binh lính, quan
lại, chức dịch làng xã, những người buôn bán, cai ký, công chức...
Trong quá trình vận động thành lập, các lãnh tụ của Việt
Nam Quốc dân Đảng1 rất chú trọng tới việc tuyên truyền phát
triển tổ chức ở Hải Phòng - Kiến An, nơi tập trung đông đảo
binh lính, học sinh, trí thức, người Hoa... Tháng 8/1927, nhóm
Nam Đồng thư xã ở Hà Nội đã cử Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn
Tài trực tiếp xuống Hải Phòng, Hải Dương khảo sát và tuyên
truyền. Hội nghị thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng vào đêm
25/12/1927 tại Hà Nội, có đại biểu Hải Phòng tham dự. Tổng bộ
lâm thời của Việt Nam Quốc dân Đảng có 15 ủy viên, trong đó có
1 ủy viên đại diện cho khu vực Hải Phòng. Điều đó thể hiện vai
trò, vị trí quan trọng của Hải Phòng đối với hoạt động của Việt
Nam Quốc dân Đảng.
Sau khi thành lập, Đảng tăng cường mạnh việc tuyên truyền,
phát triển đảng viên, xây dựng cơ sở đảng và hướng tập trung

1. Đảng trưởng là Nguyễn Thái Học, sinh năm Nhâm Dần (1902), có
ý kiến nói ông sinh năm Tân Sửu (1901), có ý kiến lại cho rằng ông sinh
năm Quý Mão (1903). Quê ông ở làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Xem thêm Hoàng Văn Đào: Việt Nam Quốc dân đảng, Nhà sách Khai Trí,
Sài Gòn, 1970.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 121

chủ yếu vào địa bàn nội thành Hải Phòng. Cơ sở được xây dựng ở
một số cửa hiệu ở phố Cầu Đất, trong hiệu thuốc Bắc, tiệm vàng
(Hoa kiều), trong trại lính khố đỏ ở Hải Phòng và tỉnh lỵ Kiến
An, trong một số nhà trường, khu dân nghèo, buôn bán nhỏ ở
Hạ Lý, Thượng Lý, An Dương, Hàng Kênh, Lạc Viên. Đảng này
cũng đã có hướng phát triển cơ sở trong nhà máy, công sở như xưởng
cơ khí tàu thuyền Carông (Caron), Tapis Hàng Kênh (thảm len),
xi măng, cơ khí sửa chữa tàu thủy của Hoa kiều (tên là Thông -
biệt danh Thông Vôi), bưu điện... Tám chi bộ được thành lập ở
khu phố Hạ Lý, Hàng Kênh, Lạc Viên, Nhà máy Xi măng, Trại
lính khố đỏ, Nhà máy Thủy tinh tại thôn Cống Mỹ (Nam Sơn ở
cây số 8, đường 5 đi Hà Nội). Tỉnh bộ Việt Nam Quốc dân Đảng
Hải Phòng được thành lập, do Nguyễn Chí Chử làm Bí thư,
cơ quan đóng tại số nhà 96 Cầu Đất. Tham gia Tỉnh bộ còn có
Lê Hữu Cảnh, Nguyễn Xuân Huân, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn
Đoàn Lâm...
Sau vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) ở Hà Nội
(đêm 09/02/1929), thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố, bắt bớ.
Nhiều cơ sở của Đảng bị phá vỡ. Việt Nam Quốc dân Đảng chuyển
trọng tâm sang phát triển cơ sở ở vùng nông thôn tỉnh Kiến An.
Các chi bộ được thành lập ở Kha Lâm, Đồng Tử (Đồng Tải), cơ
lính pháo thủ ở tỉnh lỵ, Vân Đẩu (nay thuộc quận Kiến An), Mỹ
Đức (An Lão), Phong Cầu, Đại Trà, Tiểu Trà, Phấn Dũng (Kiến
Thụy), Dưỡng Động, Câu Tử, Thủy Tú (Thủy Nguyên) - có tài
liệu ghi là 10 chi bộ... Tỉnh bộ Việt Nam Quốc dân Đảng tỉnh
Kiến An được thành lập do Vũ Văn Giản (Vũ Hồng Khanh) làm
Bí thư. Khi Vũ Văn Giản là giáo thụ phủ Kiến Thụy bị đổi đi làm
việc nơi khác, Bí thư Chi bộ Kha Lâm là Nguyễn Phúc Hội được
cử làm Bí thư Tỉnh bộ. Số đảng viên toàn tỉnh có tới hơn 100
người, chủ yếu là các chức dịch làng xã, địa chủ, phú nông, trung
nông, binh lính và một số giáo học.
122 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Đầu năm 1929, Đào Văn Thê, Đào Văn Lĩnh là hai đảng
viên dạy học ở Hải Phòng, về quê Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (lúc
đó trực thuộc tỉnh Hải Dương) tuyên truyền. Trên cơ sở nhóm
thanh niên đọc sách báo tiến bộ, chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng
đầu tiên được thành lập ở Cổ Am. Việc tuyên truyền lan khá
nhanh, thu hút được nhiều người tham gia. Các chi bộ lần lượt
được hình thành ở Tiên Am, Kim Ngân, Ngãi Am, Nam Tạ,
Điềm Niêm... Vĩnh Bảo đã trở thành một trong những địa bàn
có phong trào Việt Nam Quốc dân Đảng mạnh của tỉnh Hải
Dương và trong vùng.
Hoạt động tuyên truyền gây ảnh hưởng của Việt Nam Quốc
dân Đảng gắn liền với quá trình xây dựng tổ chức của Đảng này.
Việc tuyên truyền cũng đã gây được những ảnh hưởng nhất định
ở nội thành, vùng ven tỉnh lỵ Kiến An, Kiến Thụy và khá mạnh
ở Vĩnh Bảo, tổ chức được “Đoàn học sinh cảm tử” để tập hợp
học sinh nhỏ tuổi... Trên lĩnh vực tư tưởng, Tỉnh bộ Hải Phòng
ra được một số báo Hồn Nước, rải truyền đơn để tuyên truyền
Cương lĩnh của Đảng. Ở Vĩnh Bảo, Chi bộ Cổ Am lập hội “Tứ dân
liên hiệp đoàn” (sĩ, nông, công, thương liên hiệp lại), để tập hợp
quần chúng, vận động nhân dân bài trừ hủ tục, chấn hưng hàng
nội, bài trừ hàng ngoại, giáo dục lòng yêu nước, chống thực dân,
quan lại, cường hào ức hiếp nhân dân. Hội còn vận động những
người có tiền góp mua sách báo tiến bộ, sách viết về những anh
hùng dân tộc, lập hội tư văn, tư vũ, hiếu hỷ, đồng sự... Đông đảo
tầng lớp trung nông, các vị chức sắc lý trưởng, trưởng bạ, quản
xã, học sinh cũng tham gia, lên tới trên trăm người.
Sau một số vụ mang tính bạo động của Việt Nam Quốc dân
Đảng, thực dân Pháp đã mở những cuộc truy lùng, khủng bố gắt
gao. Do tình trạng lỏng lẻo về tổ chức, lại hoạt động lộ liễu nên
hệ thống cơ sở của Đảng này bị phá vỡ ở khắp nơi. Ở Hải Phòng,
đợt vây ráp ngày 18/5/1929 và sau vụ phản bội của một tỉnh
ủy viên (17/9/1929), hầu hết cơ sở ở thành phố bị phá và nhiều
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 123

lãnh đạo chủ chốt, trong đó có Bí thư Tỉnh bộ bị thực dân Pháp
bắt. Tờ Tin tức Hải Phòng (Le Courier d’Hai Phong) số 104098,
ngày 19/5/1929 đưa tin: “Cảnh sát thành phố khám xét nhiều nhà
của những người bị tình nghi có liên quan đến Đảng bí mật này.
Trong số những người bị bắt, có một số người làm công chức: giáo
sư, thư ký, Sở Bưu Điện và viên chức, các nhà buôn...”1.
Đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt, các lãnh tụ của Đảng mở Hội
nghị tại Lạc Đạo (Hưng Yên) ngày 17/9/1929, quyết định tiến
hành khởi nghĩa vũ trang. Chủ trương này nhanh chóng được
truyền xuống cơ sở. Các nơi tích cực rèn dao, búa, kiếm, mua
súng đạn, chế tạo bom... Ở khu vực nông thôn Kha Lâm, Đồng
Tử, Phong Cầu, Phấn Dũng, Mỹ Đức, Dưỡng Động, Câu Tử, Tiên
Am, Ngãi Am, Kim Ngân, Nam Tạ, Điềm Niêm và ở Nhà máy Xi
măng, Carông, xóm thợ Hạ Lý, Lạc Viên... cùng với việc rèn sắm
vũ khí, lực lượng trai tráng được huy động tập luyện để sẵn sàng
nổi dậy. Hoạt động chuẩn bị diễn ra khá lộ liễu nên thực dân
Pháp đã tiến hành khám phá và thu được nhiều vũ khí tự tạo ở
Kha Lâm, Lạc Viên.
Đứng trước nguy cơ bị kẻ thù khủng bố và Đảng tan vỡ, lãnh
tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng mở các hội nghị bàn kế hoạch
khởi nghĩa vũ trang. Bốn tháng sau, tại hội nghị ở Mỹ Xá (Nam
Sách, Hải Dương), Đảng này buộc phải quyết định khởi nghĩa với
phương châm“không thành công cũng thành nhân”. Địa bàn khởi
nghĩa được chia làm hai vùng: Vùng thượng du do Nguyễn Khắc
Nhu phụ trách, vùng đồng bằng do Nguyễn Thái Học phụ trách.
Vũ Văn Giản (Vũ Hồng Khanh) được phân công phụ trách khởi
nghĩa ở Hải Phòng - Kiến An. Nguyễn Thái Học sau khi bàn bạc
với Trần Quang Diệu (phụ trách khu vực Vĩnh Bảo, Hải Dương),
Nguyễn Văn Tuyên, nhận thấy khởi nghĩa ở đồng bằng vào ngày
09/02/1930 chưa chuẩn bị kịp nên ngày khởi nghĩa liên tiếp bị lùi

1. Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.
124 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

tới ngày 13/2, rồi đến ngày 15/02/1930. Liên lạc do Nguyễn Thái
Học cử lên miền trung du bị địch bắt nên cuộc khởi nghĩa không
nổ ra đồng loạt. Cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái nổ ra vào rạng sáng
ngày 10/02/1930 và đến ngày 15/02/1930 mới nổ ra ở Phả Lại,
Phủ Dực, Vĩnh Bảo, Kiến An...
Sau hội nghị ở Mỹ Xá, Vũ Hồng Khanh về tỉnh Kiến An triệu
tập cuộc họp đại biểu của các cơ sở đảng tại Phong Cầu (xã Đông
Phương, huyện Kiến Thụy) bàn kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị
xem xét, đánh giá tình hình, nhất trí chủ trương không thể tiến
hành khởi nghĩa ở thành phố Hải Phòng vì nơi đây lực lượng địch
mạnh. Hội nghị đã quyết định tập trung lực lượng của Đảng ở
Hải Phòng - Kiến An tiến hành khởi nghĩa đánh chiếm tỉnh lỵ
Kiến An vào ngày 15/02/1930. Vũ Hồng Khanh còn cho liên lạc
vào tập hợp lực lượng ở mỏ than Mạo Khê để tăng cường cho khởi
nghĩa. Sát ngày khởi nghĩa, cuộc họp ở Hạ Lý đã tiếp tục kiểm
điểm công tác chuẩn bị. Kế hoạch nổi dậy là lực lượng các nơi kéo
về phối hợp với binh lính khố đỏ đánh chiếm trại và phát triển
chiếm tỉnh lỵ.
Đêm 15/02/1930, lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hải
Phòng và Mạo Khê gồm 80 người, do Nguyễn Văn Đài chỉ huy,
được trang bị chủ yếu là dao, kiếm, bom xi măng (bom tự chế vỏ
bằng xi măng) bí mật xuất phát từ khu Hạ Lý tiến về tỉnh lỵ Kiến
An. Họ vượt sông Lạch Tray bằng phao bơi tự tạo và chờ liên lạc,
không biết rằng kế hoạch đã bị bại lộ do có kẻ trong Đảng đầu
thú. Viên Công sứ Kiến An ra lệnh bí mật bắt hết đảng viên Việt
Nam Quốc dân Đảng ở trại khố đỏ và tăng cường lực lượng bố
phòng ở tỉnh lỵ, cho quân phục kích ở Quán Trữ để đón chặn lực
lượng từ Hải Phòng sang. Không bắt được liên lạc, do giao thông
viên đi đón bị bắt, nhóm Hải Phòng gần sáng đã tự giải tán. Tại
thị xã Kiến An, lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng chủ yếu của
các chi bộ Phong Cầu, Kha Lâm, Đồng Tử, Mỹ Đức... do Nguyễn
Phúc Hội chỉ huy, phục sẵn bên ngoài trại lính, nhưng không
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 125

thấy bên trong khởi sự nên cũng không dám hành động, đến trời
sáng đành rút quân. Như vậy, kế hoạch nổi dậy đánh chiếm thị
xã tỉnh lỵ Kiến An của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tan vỡ, không
thực hiện được.
Trong khi đó ở Vĩnh Bảo (thời kỳ này thuộc tỉnh Hải Dương),
một cánh quân xuất phát từ Cổ Am vượt sông sang tham gia
đánh chiếm huyện lỵ Phủ Dực (Thái Bình). Họ tước được vũ khí,
chiếm giữ huyện đường, nhưng không nhận được lệnh phải làm
gì tiếp theo nên đành giải tán. Cùng ngày, khoảng 19 giờ, một
cánh quân khởi nghĩa từ Cổ Am có đông đảo lực lượng đảng viên,
dân chúng các nơi tham gia, do Trần Quang Diệu chỉ huy, kéo
về đánh chiếm huyện lỵ. Tri huyện Hoàng Gia Mô tối hôm đó đi
vắng, khi biết tin đã không trở về và trốn vào làng Điềm Niêm,
sau đó bị quân khởi nghĩa bắt và xử tử hình, ném xuống sông
Mục. Quân khởi nghĩa làm chủ huyện lỵ, nhưng không biết tiếp
theo phải làm gì nên khoảng 8 giờ 30 phút sáng ngày 16/02, đành
phải rút về những nơi xuất phát.
Chiều hôm đó, thực dân Pháp cho lính từ Ninh Giang kéo
sang và 4 máy bay ném bom triệt phá làng Cổ Am, truy bắt
nghĩa quân. Làng Cổ Am bị ném bom 4 điểm, làm chết 16 người,
làm bị thương 4 người, nhiều nhà ở bị thiêu trụi. Ngày 17/02,
quân Pháp kéo về đàn áp, mở đợt lùng bắt các đảng viên Việt
Nam Quốc dân Đảng và những người tham gia khởi nghĩa. Quân
Pháp chặt phá cây cối, tịch thu tài sản và bắt 48 người, trong
đó Cổ Am 15 người, Tiên Am 12 người, Kim Ngân 5 người... Ở
Kiến An, quân Pháp kéo về phá nhà Nguyễn Phúc Hội, triệt hạ
các làng Đồng Tử, Kha Lâm. Chúng còn về các làng Dưỡng Động
(Minh Tân, Thủy Nguyên), Câu Tử (Hợp Thành, Thủy Nguyên),
Phấn Dũng (Anh Dũng, Kiến Thụy) bắt nhiều đảng viên Việt
Nam Quốc dân Đảng.
Tháng 01/1931, thực dân Pháp mở phiên tòa Đề hình ở Hải
Dương xét xử các đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị bắt
126 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

trên địa bàn tỉnh. Số người bị bắt ở Vĩnh Bảo bị xử 4 án tử hình


(Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Giáo, Trần Nhất Đồng, Nguyễn
Văn Phúc), 41 án chung thân. Ngày 26/01/1931, Tòa án bất
thường Kiến An cũng xử 99 đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng
và 72 đảng viên cộng sản. Tất cả bị khép án tù chung thân và
đày đi Côn Đảo. Trong bài Khủng bố trắng ở Đông Dương, lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc cho biết, các bản án gồm:
“- 144 án biệt xứ (có 8 nữ thanh niên cộng sản).
- 4 án 10 năm khổ sai.
- 19 án 5 năm tù (có 1 nữ thanh niên).
- 2 án 3 năm tù (có 1 nữ thanh niên).
- 2 án 1 năm tù khổ sai”1.
Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng, trong đó Hải
Phòng - Kiến An là một trong những địa bàn có đông đảo lực
lượng, đã bị thất bại. Phong trào yêu nước này đã bị thực dân
Pháp dìm trong biển máu. Giai cấp tư sản Việt Nam rời khỏi vũ
đài chính trị.

4. Phong trào công nhân và lao động thành phố


Trong quá trình hình thành, công nhân và lao động Hải Phòng
đã liên tiếp vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi quyền
sống. Phong trào công nhân được chia làm hai thời kỳ: đấu
tranh “tự phát” và “tự giác”, gắn liền với sự tiếp nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin với sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên.
Thời kỳ đầu đô thị hóa, Hải Phòng là một địa bàn tụ cư lớn.
Lao động từ khắp miền đồng bằng Bắc Bộ hội tụ về kiếm việc
làm. Một bộ phận trở thành công nhân trong bến cảng, nhà máy,
hãng vận tải, trong công trường xây dựng... Tuy chưa trở thành

1. “Khủng bố trắng ở Đông Dương”, in trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,
t.3, tr.76.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 127

giai cấp, đội ngũ thợ thuyền, lao động Hải Phòng - một lực lượng
tiên tiến của xã hội, đã phát huy truyền thống đấu tranh chống
cường quyền ở quê hương, thường xuyên đấu tranh chống lại bất
công theo nhận thức của họ. Cho đến trước năm 1925, các cuộc
đấu tranh của công nhân, lao động Hải Phòng nổ ra rất ít, chỉ
có 3 cuộc.
Nguyên nhân chính do thời kỳ này Hải Phòng đang trong quá
trình đô thị hóa, trong giai đoạn đầu của cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất, công nhân, lao động đang dần hình thành giai cấp
nên những cuộc đấu tranh, phản kháng có tính tập thể khó có
thể nổ ra. Ngày 13/5/1895, thủy thủ Pháp và Việt Nam trên tàu
Xanh Lui (Saint Louis) đang đậu ở cảng Hải Phòng ngừng việc,
đưa yêu sách cho thuyền trưởng, đòi tăng lương. Công nhân cảng
cũng tụ tập, ủng hộ họ. 5 thủy thủ Việt Nam bỏ tàu ra đi và 7
thủy thủ Pháp bị đưa ra xử tại Tòa án Thương mại hàng hải Hải
Phòng, với tội danh “nổi loạn chống lại thuyền trưởng”. Tiếp đó,
bùng nổ nhiều cuộc phá hoại máy móc, thiết bị ở cảng, ở một số
hãng vận tải đường thủy, xí nghiệp nạo vét đường sông... Điển
hình là vụ đốt sà lan Phêních (Phénix) vào tối 03/11/1897, chiếc
sà lan chở đầy phuy ét xăng đã bị đốt cháy khi đang chạy trên
sông Lạch Tray, thuộc địa phận núi Voi huyện An Lão (Kiến An),
gây tổn thất khoảng 90 ngàn đồng. Báo cáo của nhà chức trách
Pháp có đoạn: “Người ta giả thiết có một tên bản xứ nào đó mà
người ta không tìm ra, đã ném diêm vào các thùng chứa ét xăng
do đó gây ra hỏa hoạn”1.
Tháng 02/1902, Hải Phòng nổ ra cuộc đấu tranh của dân
nghèo, thợ thuyền chống mộ phu, chuyển phu xuống tàu biển đi
Nam Kỳ, Tân Đảo. Công nhân cảng, đường sắt cũng nghỉ việc

1. Theo Dương Kinh Quốc: “Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế
kỷ thứ XIX đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”, trong Một số vấn đề
lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974, tr.161.
128 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

không chịu phục vụ cuộc diễn tập của hải quân Pháp trên vịnh
Bắc Bộ. Thời kỳ này, công nhân chủ yếu dùng vũ lực chống lại
những hành động đánh đập dã man và thái độ hống hách của
bọn cai ký, đốc công. Công nhân cảng phản ứng bằng cách ném
hàng hóa xuống sông hoặc cố tình làm rơi vỡ hàng khi bốc vác,
phá máy móc, dùng bột xi măng rắc vào dây cuaroa... để được
nghỉ trong thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa. Công nhân các
cơ sở lò đứng, máy nghiền, máy gạch, nhà đóng thùng, Nhà máy
Xi măng... thường đánh bọn cai ký.
Phong trào đấu tranh của thợ thuyền ngày càng phát triển.
Năm 1912, hơn 500 công nhân lò nung Nhà máy Xi măng tụ họp
tại bãi Phong Lợi Thành đấu tranh đòi tăng lương 5% và chống
lại bọn cai đánh đập (thời kỳ này Nhà máy có 1.500 công nhân).
Đây là cuộc đấu tranh của thợ ở bốn lò đứng do bị cai thầu và 3
tên cai thường đánh đập công nhân tàn tệ. Anh em tự vận động
nhau mang dụng cụ đến tập trung từ 17 giờ 30 phút và cuộc đấu
tranh kéo dài quá tầm ca chiều, cai thầu phải chấp nhận tăng
2 xu một ngày công và sau đó đã đuổi một số cai ác. Đây là cuộc
đấu tranh công khai, mang tính tập thể đầu tiên của công nhân
Hải Phòng trong thời kỳ “tự phát”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), đầu tư
của tư bản Pháp vào Hải Phòng ngày càng lớn. Lực lượng công
nhân và lao động tăng nhanh. Các cuộc đấu tranh của công nhân
Hải Phòng cũng gia tăng theo sự phát triển của đội ngũ, mức độ
tiếp thu tư tưởng cách mạng và chịu ảnh hưởng của phong trào
công nhân thế giới. Công nhân kiên trì đấu tranh, không phá
máy móc, bỏ về quê như trước mà kiên quyết đòi tăng lương kỳ
được, cuối cùng chủ phải đáp ứng yêu sách. Những yêu sách về
chính trị và tình đoàn kết trong đấu tranh cũng bắt đầu xuất
hiện. Ý thức về sức mạnh của đội ngũ và sự đoàn kết, phối hợp
hành động được nâng cao lên.
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 129

Ngày 15/8/1919, thủy thủ Pháp và Việt trên tàu Sácnhô


(Sharnhort) đậu ở cảng Hải Phòng đã nhất loạt bãi công đòi trợ
cấp đắt đỏ và phản đối việc đưa lính Việt Nam sang đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân Xiri (Syrie). Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã viết trên báo L’Humanité (Nhân đạo) ngày 04/11/1920: “Ở đây
(Hải Phòng) cũng có những cuộc bãi công của thủy thủ. Chẳng
hạn như ngày thứ 5 (15/8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở
một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xiri. Nhưng thủy thủ không
chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông
Dương... Thế là người ta liền xua tất cả mọi người ở dưới tàu lên,
rồi lập tức bắt hết các thủy thủ”1.
Tháng 6/1922, công nhân và lao động thành phố đã nhất loạt
bãi công đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, tuần làm 6 ngày như
công nhân Nam Kỳ. Ngày 22/6/1922, chính quyền thực dân phải
nhượng bộ “cốt để ngăn ngừa một hành động rộng lớn hơn đòi áp
dụng luật lao động ở nước Pháp”.
Năm 1923, Hải Phòng nổ ra hai cuộc đấu tranh lớn của công nhân.
Cuộc thứ nhất, hơn 100 công nhân lò đứng của Nhà máy Xi măng
đình công. Khoảng 2 giờ chiều, trong giờ làm việc, họ kéo nhau
tới nhà giấy (Văn phòng nhà máy) đưa đơn đòi tăng lương. Chủ
nhà máy phá cuộc đấu tranh bằng cách bác bỏ yêu sách và cho
người ra cổng nhà máy gọi số thợ thất nghiệp vào thay anh em,
với mức lương công nhật 0,5 - 0,6 đồng, cao hơn mức lương của
công nhân đấu tranh. Cuộc đấu tranh thất bại, hơn 100 công
nhân mất việc làm. Cuộc thứ hai, trên bến cảng xảy ra vụ thực
dân Pháp vô cớ bắt giữ một số thủy thủ tàu Két sanh (Kessing).
Một số công nhân bốc vác trông thấy cảnh trái ngược đó liền kéo
đến bốt cảnh sát cảng để chất vấn. Bị đuối lý, cảnh sát phải trả
tự do cho các thủy thủ. Khi biết rõ việc này, bạn bè số thủy thủ đó

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.27.


130 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

trên tàu Kétsanh cám ơn tấm lòng vì “lẽ phải mà đấu tranh” của
công nhân cảng Hải Phòng.
Năm 1925, hơn 80 công nhân Sở Cưa, đóng thùng của Nhà
máy Xi măng đình việc, cử đại biểu tới văn phòng chủ đấu tranh
chống hạ 2 xu lương công nhật. Cũng như năm 1923, chủ lại áp
dụng thủ đoạn lấy người đang thất nghiệp vào làm thay. Một số
thợ kịp thời đối phó, bằng cách đưa con em mình vào thay, còn
phần lớn công nhân tham gia cuộc đấu tranh đều bị đuổi khỏi
nhà máy.
Qua các cuộc đấu tranh của công nhân Hải Phòng từ cuối thế
kỷ XIX đến năm 1925, nổi lên một số vấn đề cơ bản trong thời kỳ
“tự phát”:
- Công nhân Hải Phòng sớm xác định được mục tiêu đấu
tranh thiết thực nhất là vấn đề tiền lương, “đồng tiền xương máu,
mồ hôi”. Họ không chỉ đấu tranh chống hạ lương mà ngay từ
đầu đã đòi tăng lương. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đấu tranh
“tự phát”, chưa thể có ý thức đấu tranh đòi chủ phải trả đúng
giá trị sức lao động mà họ bỏ ra. Ngoài vấn đề lương, họ còn đấu
tranh đòi bảo vệ nhân phẩm của người lao động, chống lại thái độ
hống hách và đánh đập của bọn chủ và cai ký.
- Hình thức đấu tranh trực tiếp, mang đậm tính công khai,
sớm có quan hệ quốc tế và ngày càng có chiều hướng phát triển
cao hơn.
Những điểm nổi bật trên của phong trào công nhân Hải Phòng
đã góp phần rất quan trọng vào quá trình hình thành và sự vùng
lên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Từ sau năm 1925, phong trào công nhân Hải Phòng ngày
càng phát triển theo quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin,
chuyển dần sang “tự giác”. Hải Phòng đã trở thành một trung
tâm của phong trào công nhân Việt Nam.
Cho đến giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Hải Phòng đã
trở nên thành phố cảng biển quan trọng, một trung tâm kỹ nghệ,
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 131

thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông thiết yếu với nước ngoài
và các vùng trong nước. Do vậy, thực dân Pháp không thể bưng
bít được những biến động chính trị trong nước và quốc tế. Tin tức
về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc bạo động Quảng Châu
công xã, cuộc tổng đình công của công nhân Hương Cảng, công
nhân Pháp, tiếng bom Sa Diện của liệt sĩ Phạm Hồng Thái... đã
mở rộng tầm nhìn và ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng chính trị
của công nhân, người lao động Hải Phòng. Nhờ đó mà công nhân
ý thức được vai trò lịch sử của mình đối với dân tộc. Thời kỳ này,
công nhân Hải Phòng, công nhân Việt Nam phát triển mau chóng
về số lượng và ý thức chính trị. Phong trào công nhân tiếp thu
được ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
truyền bá và đang chuyển dần sang “tự giác”.
Khi ở Pháp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến việc
vận động, tuyên truyền giác ngộ thủy thủ Việt Nam làm trên
tàu biển chạy tuyến Pháp - Sài Gòn - Hải Phòng. Thông qua
lực lượng này, Người lập đường dây bí mật chuyển tài liệu, sách
báo tiến bộ về nước và cung cấp tin tức cho Người. Năm 1922,
Bùi Lâm, người làng Gia Viên (Lạc Viên), phụ trách đường dây
này cùng Hoàng Văn Đọc (người làng Cao Bộ, huyện Kiến Thụy)
đã đưa nhiều báo Le Paria (Người cùng khổ), Việt Nam hồn,
L’Humanite’ (Nhân đạo), La vie ouvrière (Đời sống thợ thuyền)
và nhiều tài liệu cách mạng khác về Hải Phòng.
Cuối năm 1924, ngay khi về Quảng Châu (Trung Quốc), lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng thiết lập đường giao thông liên
lạc trên biển và trên bộ để tiếp tục truyền bá tư tưởng và chuẩn
bị xây dựng tổ chức cách mạng ở trong nước. Hải Phòng vẫn
là đầu cầu quan trọng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về
Việt Nam. Năm 1926, thủy thủ Nguyễn Lương Bằng đã lập đường
giao thông trên các tàu biển chạy tuyến Thượng Hải - Quảng
Châu - Hương Cảng - Hải Phòng. Hai tuyến trên biển từ Pháp
và Trung Quốc về cảng Hải Phòng hoạt động khá hiệu quả. Trên
132 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

các tàu Liêm Châu, Sông Bờ, Trường Giang, Clốtđờ Sáp (Claude
Chappe), Xanh Đơni (Sanint Denis), Săngtily (Chantilly)... đều có
các giao thông viên bí mật đưa tài liệu về nước và đưa đón thanh
niên xuất dương sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện do lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc mở. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ cảng
Hải Phòng, các giao thông viên bí mật đã đưa đón tới 200 thanh
niên và chuyển 250 tờ báo Thanh niên. 5 cuốn sách Đường kách
mệnh đầu tiên được Nguyễn Lương Bằng đưa về cơ sở tại số nhà
14 ngõ Gạo, phố Bátti (nay là phố Lý Thường Kiệt) vào giữa năm
1927 và được sao chép thêm để lưu hành tại Hải Phòng, chuyển
đi Hà Nội, Hòn Gai, Thái Bình, Nam Định... Đây là những cuốn
sách Đường kách mệnh được đưa vào Việt Nam sớm nhất. Cùng
lúc, hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ngày càng mạnh. Cuối năm 1927, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên Hải Phòng được thành lập và chú trọng hơn
tới việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động công nhân
đấu tranh. Phong trào công nhân Hải Phòng phát triển mạnh và
ngày càng đậm tính “tự giác”.
Đang trong quá trình tiếp thu tư tưởng cách mạng nên trong
những năm 1926 - 1927, các cuộc đấu tranh của công nhân với tư
cách là một lực lượng chính trị độc lập chưa nổ ra. Phải từ năm
1928 trở đi và nhất là khi có phong trào “vô sản hóa” của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, phong trào công nhân mới phát
triển rầm rộ. Mục tiêu đấu tranh rõ ràng, kết hợp đòi quyền lợi
kinh tế với mục tiêu chính trị. Hình thức đấu tranh chủ yếu là
bãi công có tổ chức, được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
lãnh đạo.
Ngày 13/3/1928, 422 thợ trong tổng số 500 công nhân thuộc
Hãng dầu Pháp Á (Compagnie Franco - Asiatique des pétroles)
bãi công phản đối chủ cúp phạt lương vô lý. Tiếp đến là công
nhân Nhà máy Tơ, Xưởng cơ khí Carông (Caron) bãi công đòi
tăng lương, đòi đuổi cai ác. Công nhân Nhà máy Xi măng bãi
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 133

công 2 lần. Cuộc thứ nhất vào ngày 16/4/1928, 70 công nhân đình
công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc thứ hai vào cuối năm
1928, hơn 2.000 công nhân bãi công đòi tăng lương, giảm giờ
làm, đòi đuổi cai ác, do Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư Tỉnh bộ Thanh
niên trực tiếp lãnh đạo. Năm 1929, phong trào công nhân và lao
động nổ ra quyết liệt hơn. Ngày 06/01/1929, 500 phu kéo xe tay
đình công đấu tranh vì chủ xe tăng tiền cho thuê xe từ 50 xu lên
80 xu một ngày. Tháng 02/1929, công nhân Xưởng cơ khí Carông
bãi công 4 ngày liền chống giãn thợ và đòi được đối xử công bằng.
Tháng 3/1929, những thành viên tích cực của Kỳ bộ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D Hàm
Long (Hà Nội), lập chi bộ cộng sản để tích cực chuẩn bị cho việc
thành lập Đảng. Sau đó, Đại hội Kỳ bộ cũng nhất trí chủ trương
này. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư Tỉnh bộ Thanh niên
Hải Phòng, là một trong những người sáng lập chi bộ cộng sản tại
số nhà 5D Hàm Long, về Hải Phòng thành lập chi bộ cộng sản.
Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp ngay đến các cuộc đấu tranh của
công nhân. Khẩu hiệu chính trị được đề cao trong các cuộc bãi
công. Chi bộ cộng sản tập trung vào phát động một phong trào
đấu tranh rộng lớn của công nhân toàn Bắc Kỳ để gây tiếng vang,
hỗ trợ cho chủ trương thành lập Đảng Cộng sản mà đoàn đại biểu
thanh niên Bắc Kỳ sẽ đặt ra tại Đại hội toàn quốc ở Hương Cảng
vào đầu tháng 5/1929. Các trung tâm công nhân Hải Phòng,
Hà Nội, vùng mỏ, Nam Định được tăng cường cán bộ. Đồng chí
Ngô Gia Tự được phân công phụ trách phong trào cách mạng ở
Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh phụ trách Hải Phòng và vùng mỏ.
Nhà máy Avia (Aviat) Hà Nội, Nhà máy Chai Hải Phòng được
chọn làm “điểm nổ”.
Tháng 4/1929, hàng trăm thợ xẻ, thợ mộc ở xưởng gỗ Testudo
đấu tranh mấy ngày liền đòi chủ không được đuổi hai thợ bạn và
quỵt lương thợ. Lúc đầu cuộc đấu tranh này hoàn toàn tự phát,
nhưng Tỉnh bộ Thanh niên đã kịp cử người chỉ đạo nên thắng lợi
134 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

và qua đó cơ sở của Thanh niên ở xưởng được thành lập. Nhân


ngày Quốc tế Lao động 1/5, ở các nhà máy xi măng, máy chai,
cảng, máy tơ, carông đều xuất hiện truyền đơn kêu gọi công nhân
đấu tranh chống tư sản bóc lột, chống đế quốc Pháp. Cuộc đấu
tranh của công nhân Nhà máy Chai nổ ra làm 3 đợt trong vòng
một tháng rưỡi. Ngày 23/4/1929, nhân 2 thợ bị đuổi việc, bãi công
nổ ra. Đại diện công nhân đưa yêu sách đòi chủ nhận lại 2 thợ đó
và tăng lương, giảm giờ làm. Chủ giải quyết ôn hòa, chấp nhận
một phần yêu sách. Cuộc đấu tranh không gây được tiếng vang,
đã thế nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động tất cả công nhân
nghỉ việc nên kết quả cuộc đấu tranh đòi tăng lương, phản đối
đuổi thợ vì thế rất hạn chế.
Không chịu thất bại, Chi bộ chủ trương tiếp tục nâng cao
tính chất và quy mô của cuộc đấu tranh. Ngày 01/6/1929, truyền
đơn được rải khắp nhà máy kêu gọi công nhân đình công, kiên
quyết đòi chủ phải chấp nhận yêu sách đã nêu lần trước và ủng
hộ cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy Aviat Hà Nội. Dưới
mỗi truyền đơn đều ghi “Nam nữ công nhân hội”. Tất cả công
nhân tắt máy điện, bỏ lò. Một số công nhân được phân công đến
trước cổng nhà máy để khuyên những người đi làm bỏ về. Nhà
máy không một bóng người. Những lần trước, công nhân bãi công
ít ngày, lò vẫn cháy; lần này kéo dài hơn, lò tắt, phải đốt lại tốn
kém và phải từ 15 đến 20 ngày mới bắt tay vào sản xuất được. Tuy
vậy, bọn chủ vẫn ngoan cố, không chịu tăng lương. Tối 07/6/1929,
chính quyền thực dân cho lính lùng bắt các đại diện công nhân,
trong đó có đồng chí Lương Khánh Thiện, đảng viên phụ trách
nhà máy. Công văn mật thám Pháp số 6327, ngày 10/6/1929
ghi: “Thợ thuyền Nhà máy Chai đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Sáng ngày 7/6/1929, có khoảng 15 người đứng ở gần Sở để ngăn
chặn những người đến Sở làm việc. Mật thám đã bắt người tên là
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 135

Nam Văn Sơ, tiếp đó lại khám nhà và bắt Thiêm, Cam, Nguyễn
Văn Khiêm”. Lập tức, cuộc bãi công đã biến thành cuộc biểu
tình kéo lên Sở mật thám đòi thả những người bị bắt. Công
nhân các nhà máy tơ, máy bát, điện Cửa Cấm đồng loạt bãi
công ủng hộ và đòi tăng lương, chống đánh đập, đòi thả những
đại biểu công nhân Nhà máy Chai. Cuộc đấu tranh gây được
tiếng vang trong nước và ngoài nước. Có thể coi hai cuộc đấu
tranh của công nhân Nhà máy Aviat Hà Nội và Nhà máy Chai
Hải Phòng là bước ngoặt cơ bản, là mốc đánh dấu chuyển sang
giai đoạn “tự giác” của giai cấp công nhân hai thành phố này.
Từ đó phong trào công nhân Hải Phòng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình vận động thành lập tổ chức Công hội Đỏ
và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cùng với những cuộc đấu tranh, tổ chức Công hội Đỏ được
thành lập ở cảng và các nhà máy xi măng, phốt phát, máy chai,
máy tơ, điện Cửa Cấm, carông, bưu điện, cơ khí Sacric, hàng
dầu Pháp - Á, trong lực lượng bồi bếp, thợ đánh giày... Đây là
tổ chức Công hội Đỏ đầu tiên của đội ngũ công nhân Hải Phòng.
Ngày 28/7/1929, Hội nghị đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ
họp lần thứ nhất tại Hà Nội do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí
thư Chi bộ Cộng sản Hải Phòng chủ trì. Đoàn đại biểu Hải Phòng
có Hoàng Văn Đoài, Đặng Xuân Thiều, Bùi Bá Đằng. Đồng chí
Nguyễn Đức Cảnh được bầu là Tổng Thư ký, Hoàng Văn Đoài,
công nhân Nhà máy Điện Cửa Cấm, được bầu vào Ban Chấp hành
lâm thời. Tháng 8/1929, Hội nghị Công hội Đỏ Hải Phòng họp,
bầu Ban chấp hành, gồm Hoàng Văn Đoài - công nhân Điện Cửa
Cấm; Bùi Bá Đằng - công nhân Nhà máy Tơ; Phạm Văn Đông -
công nhân Nhà máy Xi măng. Dưới sự lãnh đạo của Đông
Dương Cộng sản Đảng, thông qua tổ chức Công hội Đỏ, những
tháng cuối năm 1929, đầu năm 1930, phong trào công nhân
136 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Hải Phòng nổ ra rầm rộ hơn trước, đều có sự lãnh đạo thống nhất
của tổ chức Đảng, Công hội Đỏ với mục đích rõ ràng, biện pháp
linh hoạt. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân xưởng cơ
khí Carông, hãng dầu Pháp - Á ngày 23/9/1929; công nhân Nhà
máy Xi măng ngày 22/10/1929; đợt kỷ niệm Cách mạng Tháng
Mười Nga ngày 07/11/1929; công nhân cảng ngày 24/11/1929;
công nhân Nhà máy Xi măng ngày 08/01/1930... Trong số các
cuộc đấu tranh đó, đáng chú ý là cuộc kỷ niệm Cách mạng Tháng
Mười Nga và hai cuộc bãi công, mà sau này được chọn làm ngày
truyền thống của công nhân Cảng và Nhà máy Xi măng.
Cuộc kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1929) lần
đầu tiên được tổ chức tại Hải Phòng, diễn ra rầm rộ, có sự chỉ đạo
và được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đội
ngũ công nhân. Công hội Đỏ trong các nhà máy, xí nghiệp, bến
cảng... phân công hội viên bí mật in truyền đơn, khẩu hiệu, áp
phích, may cờ đỏ búa liềm. Biết trước được tình hình, mật thám
và cảnh binh Pháp lùng sục, khám xét, tuần tiễu liên tục ngày
đêm, nhưng lễ kỷ niệm vẫn diễn ra đúng kế hoạch. Sáng ngày
07/11/1929, 11 lá cờ đỏ búa liềm được treo ở Ngã Sáu, trên ống
khói Nhà máy Xi măng, cầu Carông, cầu Hạ Lý (cầu Lạc Long
hiện nay), trên dây điện qua sông Thượng Lý, bên cạnh tòa Đốc
Lý... Truyền đơn, băng đỏ, áp phích: “Cách mạng Tháng Mười
Nga muôn năm”,“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” được rải, dán trên
các đường phố, xóm thợ, công xưởng, nơi họp chợ... Ngày hôm đó
cả thành phố náo động, dân chúng hồ hởi, còn bọn mật thám thì
điên cuồng khủng bố, bắt bớ. Sau vụ này có 6 công nhân, những
người tham dự, bị bắt và xử tù chung thân.
Trước khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế và phong
trào đấu tranh của công nhân lên cao, chính quyền thực dân và
các chủ tư bản đẩy mạnh áp bức, bóc lột người lao động. Do vậy,
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 137

Tỉnh ủy Đông Dương Cộng sản Đảng và những đảng viên ở cảng
chuẩn bị kỹ mọi mặt cho cuộc bãi công. 500 công nhân làm ca
sáng ngày 24/11/1929 tập trung ở cổng đưa yêu sách cho chủ đòi
tăng lương, đòi có nước uống, phản đối đánh đập. Chủ cảng từ
chối, gọi binh lính và cảnh sát đến đàn áp, bắt đi một số người.
Công nhân khuân vác thùng hàng làm chướng ngại vật chống lại.
Tàu đỗ trong bến nhất loạt rúc còi, hàng trăm công nhân các bộ
phận kéo đến hỗ trợ. Khí thế cuộc đấu tranh dâng cao, giới chủ
phải chấp nhận: tăng lương nửa xu một ngày, bố trí nước uống
trong giờ làm việc, hủy bỏ cúp phạt. Công nhân các nhà máy chai,
carông liền gửi thư và cử đại biểu đến chúc mừng.
Nối tiếp cuộc đấu tranh ngày 22/10/1929, Tỉnh ủy Đông
Dương Cộng sản Đảng và chi bộ đã phát động một cuộc đình công
lớn trên phạm vi toàn Nhà máy Xi măng ngày 08/01/1930 đòi
tăng lương và trả lương đúng kỳ, giảm giờ làm, chống đánh đập
và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Nhà máy Dệt Nam Định,
công nhân Hãng Aviat Hà Nội. Cuộc bãi công kéo dài 24 giờ,
thu hút gần 2.000 công nhân tham gia. Sáng sớm, công nhân ca
ngày kéo vào sở, công nhân ca đêm về, tất cả đều tập trung trên
đường Căngđơlô (nay là đường Vạn Kiếp) trước cửa nhà giấy (văn
phòng) và khu nhà của giới chủ Tây. Công nhân bình tĩnh, trật tự
chờ chủ sang để đưa yêu sách. Mọi hoạt động của nhà máy đều bị
ngừng trệ. Chủ nhà máy một mặt nhận yêu sách, mặt khác gọi
điện báo cho Sở mật thám đem lính đến đàn áp. Các đảng viên
cộng sản, hội viên Công hội Đỏ bám sát các bộ phận động viên,
khích lệ mọi người giữ vững tinh thần, sẵn sàng đối phó. Thấy
công nhân có thái độ bình tĩnh nên lính không dám hành động.
Chủ nhà máy lo sợ ảnh hưởng đến sản xuất, buộc hứa giải quyết
các yêu sách.
Như vậy, chỉ trong vài tháng trước khi thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, phong trào công nhân Hải Phòng đã có những
138 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

chuyển biến căn bản. Những năm trước, các cuộc đấu tranh của
công nhân chỉ bó hẹp trong phạm vi vì quyền lợi kinh tế, cục bộ
thì nay đã có ý thức giai cấp rõ rệt, đề cao quyền lợi chính trị.
Điều đó đánh dấu sự giác ngộ về vai trò lịch sử của giai cấp công
nhân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; chứng minh
sự trưởng thành, tinh thần đoàn kết trong lực lượng công nhân,
lao động toàn thành phố, có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức
Công hội Đỏ, với Đông Dương Cộng sản Đảng. Đội ngũ công nhân
Hải Phòng đã hoàn toàn chuyển sang giai đoạn “tự giác”. Phong
trào công nhân đã trở thành một trong những yếu tố quyết định
tới việc thành lập tổ chức Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
thành phố vào đầu năm 1930.

5. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và quá trình ra đời
của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng

Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc


từ Pháp đã chọn Hải Phòng, Sài Gòn là “đầu cầu” để truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam. Đó là quá trình chuẩn bị về tư
tưởng, để năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành xây dựng
tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Tại Quảng Châu (Trung Quốc),
tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc cải tổ Tâm Tâm xã thành Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên. Hội xuất bản tờ báo Thanh niên, tổ
chức lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng
dạy. Hải Phòng có vị trí thuận lợi để liên hệ với Quảng Châu nên
ngay sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã cử Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng. Trước đó,
Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu đã từng về Hải Phòng khảo sát nhằm
tổ chức đường xuất dương từ hải cảng này thay thế cho con đường
qua Xiêm mà không thành. Do vậy, lần này Hồ Tùng Mậu về Hải
Phòng lập Huệ Quần thư điếm, xây dựng đường giao thông trên
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 139

các tàu biển Hải Phòng - Hương Cảng - Quảng Châu; Hải Phòng -
Móng Cái - Đông Hưng - Quảng Châu. Huệ Quần thư điếm trở
thành trạm liên lạc đưa đón thanh niên yêu nước sang Quảng
Châu dự lớp huấn luyện, chuyển tài liệu, sách báo. Trong thời gian
ngắn Hải Phòng đã đưa đón 200 thanh niên, chuyển 250 tờ báo
Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh... tạo cơ sở ban đầu
cho việc hình thành tổ chức cách mạng ở Hải Phòng sau đó.
Đầu năm 1926, Đỗ Ngọc Du (Phiếm Chu), Nguyễn Văn Ngọ
(Giáo Quảng) về Hải Phòng tuyên truyền cách mạng. Hai ông đã
tập hợp một số thanh niên yêu nước, giác ngộ, rồi thành lập cơ sở
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng hoạt động của nhóm
này còn hạn hẹp. Cuối năm 1926, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Văn Ngọ đi
Quảng Châu dự lớp huấn luyện, Nguyễn Tường Loan về thay đã
tập trung mở rộng tổ chức, phát triển hội viên. Thời kỳ đầu, Hội chỉ
chú trọng tới tầng lớp thanh niên, học sinh, tiêu biểu là Lê Ngọc Dư,
Lê Mạnh Hiến, Nguyễn Lãm, Nguyễn Hới... Sau đó từng bước
Hội thâm nhập vào một số cơ sở lớn như Sáu Kho (Cảng), Nhà
máy Xi măng, Carông, Nhà máy Tơ, Nhà máy Chai, Nhà máy
Điện Cửa Cấm... Nhiều thanh niên, học sinh, công chức, thủy
thủ, bồi bếp, thợ thuyền... được giác ngộ và xin gia nhập tổ chức.
Năm 1927, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hải
Phòng được thành lập, do Nguyễn Tường Loan làm Bí thư. Các
ủy viên là Lê Ngọc Dư, Lê Mạnh Hiến. Trụ sở Tỉnh bộ đặt tại số 7
ngõ Quảng Lạc, phố Cầu Đất.
Các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tích cực
tuyên truyền, phát triển lực lượng. Lê Ngọc Dư, Lê Mạnh Hiến
lập nhóm ở Hàng Kênh. Nguyễn Hới, Vũ Thiện Tấn lập cơ sở ở
Vĩnh Khê, Đôn Niệm. Phạm Bá Tuy lập nhóm gồm 4 hội viên ở
Cam Lộ, An Lạc... Đây đều là các xã ven đô. Từ cuối năm 1928,
hoạt động của Hội mới chuyển trọng tâm vào lực lượng công nhân
trong các nhà máy, bến cảng, dựa vào các tổ chức ái hữu, tương
140 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

tế, đồng hương, kiếm việc làm do công nhân tự tổ chức để tuyên
truyền, giác ngộ thợ thuyền.
Đầu năm 1928, Đỗ Huy Liêm (Phương Sĩ Hùng) được cử làm
Bí thư Tỉnh bộ, cơ quan đóng tại số 75 phố Strabourg (nay là phố
Cát Cụt). Cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã được
thành lập ở các Nhà máy Xi măng, cảng, Nhà máy Tơ, Nhà máy
Chai, Nhà máy Điện Cửa Cấm, Carông, trường Bonnal, trường
Kỹ nghệ thực hành... Khi về làm Bí thư Tỉnh bộ thay Đỗ Huy
Liêm, Nguyễn Đức Cảnh rất chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển lực lượng, xây dựng tổ chức với tuyên truyền, huấn
luyện chính trị cho hội viên. Gác 2, nhà số 1, ngõ 42 phố Metz
(nay là phố Mê Linh) là nơi Nguyễn Đức Cảnh mở lớp huấn luyện
cho hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Gác 2 căn
nhà của nữ hộ sinh nhà Thương Chính (sát Đề lao Hải Phòng), là
nơi Nguyễn Đức Cảnh ở và làm việc, soạn thảo tài liệu. Nội dung
học là chủ nghĩa cộng sản sơ giải, sơ lược tình hình tiến hóa nhân
loại, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tam dân;
tư cách người cách mạng, phương pháp vận động quần chúng...
Nhiều cán bộ, hội viên đã qua lớp huấn luyện, hiểu biết cơ bản
của họ về cách mạng, về chủ nghĩa cộng sản, về lý tưởng, mục
đích mà họ đang tranh đấu được nâng lên.
Ngày 28/8/1928, Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh
niên Bắc Kỳ đề ra chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà
máy, hầm mỏ, bến cảng, đồn điền để vừa lao động, rèn luyện vừa
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, xây dựng cơ sở cách mạng. Các
hội viên xuất thân từ trí thức, tiểu tư sản và kể cả những người đã
từng làm thợ, cũng đều tham gia “vô sản hóa”. Hải Phòng là một
trong những địa bàn chủ yếu để “vô sản hóa” của những chiến
sĩ cách mạng. Hàng loạt cán bộ chủ chốt ở Hải Phòng vào cảng,
nhà máy, ra vùng mỏ làm thợ. Các đồng chí Nguyễn Đức Cảnh,
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 141

Hạ Bá Cang vào xưởng cơ khí Carông; Lương Khánh Thiện vào


Nhà máy Chai; Bùi Bá Đằng vào Nhà máy Tơ; Hoàng Văn Đoài
vào Nhà máy Điện Cửa Cấm; Nguyễn Như Đoan vào Sáu Kho
(Cảng); Phạm Đường vào Nhà máy Đèn; Nguyễn Lương Bằng,
Nguyễn Bá Biên (Tư Già) làm phu kéo xe tay; Nguyễn Thị Mai ra
vùng mỏ... Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng
với mo cơm nắm, manh áo rách, nón tơi, đi chân đất đã sống,
lao động thực sự, nếm trải tình cảnh người thợ bị áp bức, bóc
lột. Họ hòa nhập với quần chúng thợ thuyền, ăn đói, nhịn khát,
làm việc cực nhọc và được công nhân tin yêu. Họ tuyên truyền,
giác ngộ, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức giai cấp trong người lao
động, vạch rõ nguồn gốc của sự bất công, áp bức xã hội, trên cơ
sở đó thấy rằng muốn giải phóng bản thân, giành độc lập dân
tộc thì tất cả phải đứng dậy làm cách mạng. Tư tưởng của chủ
nghĩa Mác - Lênin được truyền bá trực tiếp qua những chiến sĩ
cách mạng bằng xương, bằng thịt. “Vô sản hóa” còn là biện pháp
sàng lọc, thử thách có hiệu quả đối với các hội viên Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên. Một số hội viên không chịu gian khổ,
hiểm nguy đã bỏ hoạt động. Phần đông hội viên vượt qua gian
khổ, trưởng thành, trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu
tranh. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước của các tầng
lớp nhân dân phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản. Điều
đó cũng mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên. Đến năm 1929, trong thành phố đã
có 29 cơ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên1.

1. Xi măng Cảng, Bưu điện, Khối công nhân, Carông Sociétéanongme


des chalands et remorque de l’Indochine, Robert Stai, Nhà máy Tơ, Nhà
máy Chai, Nhà Điện Cửa Cấm, trường Kỹ nghệ thực hành, Hãng dầu Pháp - Á,
Hãng tàu thủy Sauvage, Cơ khí Quảng Thái Long, Nhà máy Xay, Nhà máy
Phốt phát, Hãng dầu Standard, Nhà in Viễn Đông, Tàu Liêm Châu, Tàu
Trường Giang, Tàu Saint Luis, Nhà thương bản xứ, Nhà máy nước, Nhà
máy hàn xì, Máy đèn, các hãng buôn...
142 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

Ở nông thôn, ngoài các cơ sở ven đô như Dư Hàng, Hàng


Kênh, Vĩnh Khê, Đôn Nghĩa, Cam Lộ, An Lạc (Hải An), Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên cũng đã bước đầu tuyên truyền, xây
dựng cơ sở ở Trực Đào, Kha Lâm, Câu Hạ, Bát Trang (An Lão),
Ninh Duy (Tiên Lãng), Liên Am, Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Dương)...
Từ thực tiễn của phong trào cách mạng, những hội viên
tiên tiến trong Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ nhận
thức được yêu cầu cấp thiết phải thành lập một chính đảng
cộng sản thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã
hết vai trò lịch sử. Do vậy, họ rất tích cực chuẩn bị mọi mặt về
tư tưởng và tổ chức, phát động một phong trào đấu tranh rộng
lớn tại Bắc Kỳ để chứng minh cho ý kiến của mình trong Đại
hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sẽ họp
vào đầu tháng 5/1929 ở Hương Cảng. Tháng 3/1929, tại số nhà
5D Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập,
trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư Tỉnh bộ Hải
Phòng tham gia. Tiếp đó, ngày 28/3/1929, Đại hội kỳ bộ Thanh
niên nhất trí tán thành chủ trương thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam và cử 4 đại biểu mang nguyện vọng của toàn xứ Bắc
Kỳ tới Đại hội toàn quốc.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hải Phòng tích cực
ủng hộ và vận động cho chủ trương này. Đầu tháng 4/1929, Chi bộ
cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng được thành lập, gồm Nguyễn Đức
Cảnh (Bí thư); Hoàng Văn Đoài và Nguyễn Hữu Căn (Phi Vân).
Sau đó kết nạp thêm Lương Khánh Thiện và một người nữa (sau
phản bội). Chi bộ Cộng sản Hải Phòng là một trong số ít chi bộ
ra đời sớm ở nước ta (sau chi bộ 5D Hàm Long), đánh dấu bước
ngoặt mới của phong trào cách mạng ở một thành phố cửa khẩu
lớn ở Việt Nam. Điều này cũng khẳng định sự thành công của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người khi chọn cửa
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 143

khẩu giao lưu quốc tế, tập trung đông đảo công nhân này làm
địa bàn thử nghiệm trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin vào Việt Nam.
Sau khi thành lập, Chi bộ đã thông qua Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, Công hội Đỏ, Nông hội Đỏ, Phụ nữ giải
phóng... phát động một phong trào đấu tranh sôi nổi, liên tục
trong toàn thành phố, đi đầu là những cuộc đấu tranh của đội
ngũ công nhân.
Ngày 01/5/1929, Đại hội toàn quốc lần thứ I của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên diễn ra tại Hương Cảng (Trung
Quốc). Đề nghị thành lập Đảng Cộng sản của đại biểu thanh
niên Bắc Kỳ bị bác bỏ. Ba trong số bốn đại biểu là Trần Cung,
Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân (Kim Tôn) bỏ về. Họ được cơ sở trên
tàu biển bí mật đưa xuống tàu, chi bộ cộng sản ở Hải Phòng phải
quyên tiền để trả cho chủ tàu, họ mới được lên bờ. Để bảo vệ
quan điểm của mình, ngày 17/6/1929, tại số nhà 312 Khâm Thiên
(Hà Nội), những chiến sĩ cộng sản Bắc Kỳ quyết định thành lập
Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối tháng 6/1929, Chi bộ Cộng
sản ở Hải Phòng do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lãnh đạo tiến
hành lựa chọn những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên để chuyển sang Đông Dương Cộng sản Đảng
và thành lập Tỉnh ủy Hải Phòng. Đợt đầu khoảng 50 người, sau
đó thêm 45 người được lựa chọn. Những người chưa được chọn thì
được tập hợp trong “Xích tổ”. Số đảng viên trên được bố trí vào các
chi bộ: Nhà máy Xi măng, Cảng, Bồi bếp, Bưu điện, Nhà máy Tơ,
Nhà máy Chai, Nhà máy Bát, Nhà máy Điện Cửa Cấm, Sauvage,
Quảng Thái Long, Bách nghệ, Nhà máy Gạch, Nhà máy Gạo,
Phốt phát, Hãng Dầu Pháp - Á (Standard’ Franco - Asiatique),
nhà trường, hãng buôn, Nhà in Viễn Đông. Ban Tỉnh ủy lâm thời
gồm các đồng chí Hoàng Văn Đoài, Nguyễn Hữu Căn (Phi Vân),
do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư. Tỉnh ủy phân công:
144 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

- Nguyễn Đức Cảnh phụ trách chung.


- Hoàng Văn Đoài phụ trách Chi bộ Điện Cửa Cấm.
- Lương Khánh Thiện phụ trách Chi bộ Máy chai.
- Nguyễn Giong phụ trách Chi bộ Máy tơ.
- Đồng chí Sinh phụ trách Chi bộ Sở dây thép (Bưu điện).
- Tâm Trành (Gian) phụ trách Chi bộ Bồi bếp.
Tỉnh ủy tập trung củng cố tổ chức, phát động phong trào
đấu tranh, cử cán bộ ra vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông,
Vàng Danh, Uông Bí, Mạo Khê để thành lập chi bộ đảng. Tỉnh
ủy tiến hành thành lập 2 chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản đầu
tiên ở trong nước gồm: 1 chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản trong
công nhân Nhà máy Xi măng Hải Phòng, 1 chi bộ Đoàn Thanh
niên Cộng sản trong học sinh Trường Cao đẳng tiểu học Bonnal
(nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền). Tỉnh ủy xuất
bản báo Sao Đỏ, số đầu ra ngày 15/10/1929, gồm 4 trang, khổ
22 x 31,5cm, in thạch để tuyên truyền chủ trương và cổ vũ
phong trào. Tổ chức Đoàn Thanh niên cũng ra tờ Tia Lửa. Đây
là những tờ báo đầu tiên mang tiếng nói chính thức của Đảng
bộ Hải Phòng. Thông qua báo chí, tư tưởng Mác - Lênin tiếp
tục được truyền bá, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân và
quần chúng.
Việc chuyển sang Đông Dương Cộng sản Đảng là cuộc đấu
tranh gay gắt trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
để xác định lập trường giai cấp, chống lại quan điểm muốn giữ
nguyên tổ chức cũ và tư tưởng quốc gia hẹp hòi, cải lương, với
khuynh hướng tư sản của Việt Nam Quốc dân Đảng. Tư tưởng
vô sản thắng thế và sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản đã đáp
ứng được yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng. Vì vậy,
phần đông hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ủng
hộ và phấn khởi khi trở thành đảng viên Cộng sản. Từ đó phong
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 145

trào cách mạng càng có điều kiện phát triển mạnh, lôi cuốn đông
đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo cơ sở cho việc hình thành
Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng vào
tháng 4/1930.
Trước yêu cầu của phong trào và tình hình thực tiễn, lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Trước
đó, từ cuối tháng 12/1929, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu,
đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, được các thủy thủ tàu
Liêm Châu bố trí vượt biển sang Hương Cảng (Trung Quốc) dự
hội nghị thành lập Đảng. Sau khi chính thức được thành lập,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi: “Đảng Cộng sản Việt
Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ
dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh
nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng
ta”1. Sau Hội nghị Hương Cảng trở về, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
tiến hành chuyển tổ chức sang Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 4/1930), do đồng chí làm Bí thư, số đảng viên và chi bộ
vẫn giữ nguyên như cũ trên 100 đảng viên, 14 chi bộ.
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự
ra đời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng
là kết quả tất yếu của quá trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin
và phát triển của phong trào cách mạng thành phố. Sự lớn mạnh
của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, của tổ chức
Đảng Cộng sản đánh dấu kết thúc cuộc đấu tranh giữa hai đường
lối cách mạng tư sản và vô sản diễn ra ở Hải Phòng - một địa
bàn sôi động trong phong trào giải phóng dân tộc. Khuynh hướng
cách mạng tư sản bế tắc và suy yếu, trái lại khuynh hướng vô

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.22.


146 LỊCH SỬ HẢI PHÒNG Tập III (Từ năm 1888 đến năm 1955)

sản, được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đảng Cộng
sản đại diện ngày càng bám rễ sâu vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Hải Phòng. Vì vậy, trước sự khủng bố ác
liệt của kẻ thù, phong trào tư sản không có cơ hội phát triển thì
phong trào vô sản lại phát triển nhảy vọt, thể hiện sự chuyển
biến từ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên sang Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Sự ra đời của các tổ chức cách mạng, của Đảng bộ Hải Phòng
góp phần rất quan trọng trong quá trình thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, đồng thời cũng khởi đầu cho một thời kỳ mới của
phong trào vô sản ở một cửa khẩu giao lưu quốc tế, trung tâm
công nghiệp - thương mại, trung tâm cách mạng của Việt Nam.
*
* *
Nhìn lại chặng đường lịch sử, thấy rõ trong ba thập kỷ đầu
thế kỷ XX, Hải Phòng với tư cách là “cảng lớn của Bắc Kỳ” đã
thật sự trở thành trọng điểm đầu tư khai thác và bóc lột thuộc
địa của thực dân tư bản Pháp trong cả hai đợt khai thác và bóc
lột thuộc địa lớn ở Đông Dương. Hải Phòng là thành phố lớn
thứ ba Đông Dương sau Sài Gòn và Hà Nội, là đầu mối giao
thông quan trọng, là trung tâm thương mại, kỹ nghệ lớn. Thông
qua đầu tư khai thác kinh tế, thực dân tư bản Pháp đã thu
được những món lợi nhuận kếch xù tại đây. Về mặt xã hội, Hải
Phòng là một trong những cái nôi ra đời của giai cấp công nhân
Việt Nam; là nơi diễn ra sự trỗi dậy tinh thần dân tộc của một
bộ phận trong tầng lớp tư sản dân tộc, có lòng yêu nước; là nơi
phong trào công nhân và phong trào yêu nước từng bước chuyển
mình theo con đường cách mạng vô sản với sự tiếp nhận và kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam một cách điển hình. Đảng bộ Đảng Cộng sản
CHƯƠNG II Hải Phòng trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX 147

Việt Nam thành phố Hải Phòng ra đời vào tháng 4/1930, là một
trong những đảng bộ ra đời sớm nhất cả nước, là kết quả tất yếu
của quy luật phát triển lịch sử Hải Phòng nói riêng, Việt Nam
nói chung từ giữa thập kỷ thứ hai đến năm 1930 của thế kỷ XX.
Đây là những nét đặc trưng chủ yếu nhất của lịch sử Hải Phòng
trong những năm này.

You might also like